You are on page 1of 76

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


Khoa: Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
BÁO CÁO TỔNG KỂT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ ODA


VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ. Nguyễn Thị Thanh

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Thao – K56E1


Đinh Phương Hoa – K56E2
Phùng Thị Hải – K56E2
Trương Hồng Nhung – K56E2
Nguyễn Thu Nga – K56E1

Hà Nội, tháng 2 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ ODA VÀO VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế quốc tế

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài: Nguyễn Thị Thao
Lớp: K56E1
Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Kinh doanh quốc tế

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài: Đinh Phương Hoa
Lớp: K56E2
Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Kinh doanh quốc tế

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài: Phùng Thị Hải
Lớp: K56E2
Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Kinh doanh quốc tế
Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài: Trương Hồng Nhung
Lớp: K56E2
Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Kinh doanh quốc tế

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài: Nguyễn Thu Nga
Lớp: K56E1
Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Kinh doanh quốc tế

Giảng viên hướng dẫn

ThS. Nguyễn Thị Thanh


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH

THỨC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN

Họ và tên: Nguyễn Thị Thao


Sinh ngày: 04/05/2002
Nơi sinh: Tân Hoà, Quốc Oai, Hà Nội
Lớp hành chính: K56E1
Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Địa chỉ liên hệ: Tân Hoà, Quốc Oai, Hà Nội
Số điện thoại: 0982767750
Email: ntt.040502@gmail.com
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Năm thứ nhất
Ngành học: Kinh doanh quốc tế
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc
Sơ lược thành tích: Sinh viên giỏi
2. Năm thứ hai
Ngành học: Kinh doanh quốc tế
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc
Sơ lược thành tích: Sinh viên giỏi

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2023

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Thao


LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học: “Mối quan hệ của FDI
và ODA vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020”, nhóm nghiên cứu đã nhận được sự hỗ
trợ, giúp đỡ cũng như sự quan tâm, động viên nhiều cơ quan, tổ chức và các cá nhân.
Bài nghiên cứu được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các
kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các
trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chính trị…

Trước hết, nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh,
người trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu khoa học và luôn dành nhiều thời gian, công sức
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên chúng em trong suốt quá trình thực
hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.

Nhóm chúng em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thương
mại, Ban chủ nhiệm và toàn thể giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận
tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ nhóm trong quá trình học tập và
nghiên cứu để từ đó chúng em có những tri thức để thực hiện đề tài này.

Mặc dù nhóm đã cố gắng rất nhiều trong đề tài nghiên cứu khoa học này nhưng
không thể tránh khỏi những sai sót. Nhóm nghiên cứu kính mong thầy cô, các chuyên
gia, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, những người quan tâm đến đề tài thông cảm
và tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2023

Nhóm tác giả

i
LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng nhóm chúng em. Các số liệu sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu khoa học có
nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong
nghiên cứu khoa học do chúng em tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách
quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố
trong bất kì nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2023

Nhóm tác giả

ii
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu thực hiện nhằm làm rõ mối quan hệ giữa ODA và FDI vào Việt
Nam giai đoạn 2010 – 2020. Từ kết quả phân tích hồi quy, nghiên cứu đưa ra kết luận
và một số hàm ý chính sách.

Dựa trên tổng quan các nghiên cứu về mối liên hệ tác động của ODA và FDI,
nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm: Biến phụ thuộc là Vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) và 5 biến độc lập: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP); Độ mở thương mại (TOP); Dân số (POP); Lạm phát (INF).

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích mối quan hệ
của 8 quốc gia vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 với bộ dữ liệu được thu thập từ
thống kê 6 nhân tố nêu trên của 8 nước với tổng cộng là 88 biến quan sát.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: có mối quan hệ tích cực giữa ODA đối với FDI
vào Việt Nam. Điều đó có ý nghĩa rằng ODA là một trong những yếu tố quan trọng
thu hút FDI tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi phát hiện tương quan nghịch giữa
GDP và FDI và tác động thuận của lạm phát tới FDI, điều này đối lập hoàn toàn đối
với những dự đoán ban đầu. Các yếu tố khác như độ mở thương mại, dân số có ảnh
hưởng tích cực đối với FDI vào Việt Nam.

Thông qua kết quả thu được, một số hàm ý chính sách đã được nhóm nghiên
cứu đề xuất nhằm tăng cường tính hiệu quả và minh bạch trong việc sử dụng các dòng
vốn đầu tư nước ngoài.

iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................i

LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................ii

TÓM TẮT.....................................................................................................................iii

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIÊU ĐỒ...........................................................................vii

DANH MỤC BẢNG...................................................................................................viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................ix

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.......................................................................3


1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trong nước...................3
1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố quốc tế.........................6

1.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu.................................................................10

1.4. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................11


1.4.1. Mục tiêu chung............................................................................................11
1.4.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................11

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................11

1.5.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................11

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................11

1.6. Mô hình nghiên cứu..........................................................................................12


1.6.1. Mô hình nghiên cứu....................................................................................12
1.6.2. Giải thích các biến.......................................................................................14

1.7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................17


1.7.1. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu................................................17
1.7.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................17

1.8. Ý nghĩa đề tài........................................................................................................18

1.8.1. Về lý luận.........................................................................................................18


iv
1.8.2. Về thực tiễn.....................................................................................................18

1.9. Kết cấu bài nghiên cứu........................................................................................19

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ODA VÀ FDI VÀO


VIỆT NAM...................................................................................................................20

2.1. Hỗ trợ phát triển chính thức............................................................................20


2.1.1. Khái niệm.....................................................................................................20
2.1.2. Đặc điểm......................................................................................................21
2.1.3. Phân loại......................................................................................................22
2.1.4. Vai trò...........................................................................................................24

2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài.............................................................................26


2.2.1. Khái niệm.....................................................................................................26
2.2.2. Đặc điểm......................................................................................................27
2.2.3. Phân loại......................................................................................................28
2.2.4. Vai trò...........................................................................................................29

2.3. Mối quan hệ giữa ODA và FDI........................................................................31

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ODA VÀ FDI VÀO


VIỆT NAM...................................................................................................................35

3.1. Dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020......................................35

3.2. Dòng vốn ODA vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020....................................38

3.3. Kết quả phân tích kiểm định mối quan hệ giữa ODA và FDI vào Việt Nam
....................................................................................................................................43
3.3.1. Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu.................43
3.3.2. Kết quả phân tích thực nghiệm...................................................................43

3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu.........................................................................49


3.4.1. Tác động của ODA tới FDI.........................................................................49
3.4.2. Tác động của tổng sản phẩm quốc nội tới FDI.........................................49
3.4.3. Tác động của độ mở thương mại tới FDI...................................................50
3.4.4. Tác động của lạm phát tới FDI...................................................................50
3.4.5. Tác động của dân số tới FDI......................................................................50

v
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH...............................51

4.1. Kết luận..............................................................................................................51

4.2. Hàm ý chính sách..............................................................................................51


4.2.1. Chính sách tăng cường sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA.....................51
4.2.2. Chính sách thu hút dòng vốn ODA............................................................52

4.3. Hạn chế của nghiên cứu...................................................................................52

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................54

PHỤ LỤC.....................................................................................................................55

vi
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1-1: Mô hình nghiên cứu...................................................................................14


Biểu đồ 3-1: Dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020...........................36
Biểu đồ 3-2: Dòng vốn ODA vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.........................40

vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1: Tên biến, mô tả biển và nguồn dữ liệu.....................................................16


Bảng 3-1: Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu..........................43
Bảng 3-2: Kết quả kiểm tra gốc đơn vị bảng bậc gốc..............................................44
Bảng 3-3: Kết quả ước lượng bằng OLS...................................................................44
Bảng 3-4: Kết quả ước lượng bằng FEM..................................................................45
Bảng 3-5: Kết quả ước lượng bằng REM..................................................................46
Bảng 3-6: Kết quả ước lượng bằng GLS...................................................................48

viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Kí hiệu Nguyên nghĩa


Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
1 CPTPP
Thái Bình Dương
2 CPS Chiến lược đối tác phát triển
3 DAC Uỷ ban hỗ trợ phát triển
4 EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu
5 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
6 FEM Mô hình hiệu ứng cố định
7 FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài
8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
9 GLS Bình phương tối thiểu tổng quát
10 INF Chỉ số lạm phát của quốc gia
11 MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư
12 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
13 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
14 OLS Bình phương nhỏ nhất thông thường
15 POP Dân số của quốc gia
16 REM Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
17 TOP Độ mở thương mại
18 VKFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc
19 WB Ngân hàng thế giới

ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Theo OECD (2002), FDI đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở
các nước đang phát triển, các nền kinh tế mới nổi. FDI tạo nên hiệu ứng lan tỏa về
công nghệ, hỗ trợ hình thành vốn nhân lực, góp phần hội nhập thương mại quốc tế,
giúp tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
Tất cả những điều này góp phần vào tăng trưởng kinh tế cao hơn, đây là công cụ hiệu
quả nhất để xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Hiểu được vai trò của
FDI, các quốc gia đã tự do hóa chế độ FDI và theo đuổi các chính sách để thu hút đầu
tư nhằm tối đa hóa lợi ích của sự hiện diện của nước ngoài trong nền kinh tế nội địa và
Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) được xem là một trong những
điểm sáng hay thành tựu nổi bật nhất của Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay. FDI đã
góp phần làm gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, tạo thêm nhiều
việc làm cho người dân và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, theo Kiều Oanh
(2022). Năm 2006, Việt Nam được xếp hạng 48 trên thế giới, trở thành một trong
những các nhà xuất khẩu hàng hóa đa dạng lớn, theo Mc Kinsey&Company (2014).
Sau năm 2018, Việt Nam lần đầu tiên vào nhóm 20 nước thu hút FDI hàng đầu thế
giới; năm 2019, lượng vốn FDI giải ngân của Việt Nam cũng lần đầu tiên vượt mốc 20
tỷ USD, trong khi FDI toàn cầu có xu hướng giảm tốc độ tăng, theo Nguyễn Mại
(2019). Mặc dù tác động của dịch Covid –19 song thu hút vốn FDI năm 2020 đã đạt
28,5 tỷ USD và có gần 300 doanh nghiệp từ các nước trên thế giới có kế hoạch mở
rộng đầu tư/đầu tư mới hoặc đang nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư tại Việt Nam. Điều này
chứng tỏ Việt Nam là điểm đến đầu tư an toàn của các nhà đầu tư theo Thu Phương
(2020). Do những lợi ích tiềm năng của FDI, thu hút thêm vốn FDI hiện nay là mục
tiêu cấp thiết đối với Việt Nam và các nước đang phát triển khác.

FDI là một trong những nguồn vốn bên ngoài chính cho công nghệ mới và phát
triển cho các ngành công nghiệp bản địa ở các nước đang phát triển do đó, các nước sở
tại cần phải cung cấp cơ sở hạ tầng vững chắc, lực lượng lao động có tay nghề cao và
dân số có trình độ học vấn để thu hút thêm vốn FDI, theo Tu Anh và Vu Mai (2012).
Mặt khác, ở Việt Nam, ODA tác động âm lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn,

1
nhưng tác động dương lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, theo Nguyễn Hoàng Thuỵ
Trâm và Quách Doanh Nghiệp (2016). Một số nhà kinh tế khác cũng đã cho rằng Hỗ
trợ Phát triển Chính thức (ODA) như một kênh để thúc đẩy, thu hút FDI và là “cú
hích” tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

FDI thông qua ODA đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn kinh
doanh cho các nền kinh tế khác và thúc đẩy sự tăng trưởng chung của chúng. Viện trợ
nước ngoài có tác động thuận lợi đến tăng trưởng kinh tế ở bốn nước ở Campuchia,
Lào, Myanmar, và Việt Nam, theo Pahlaj Moolio và Somphtvatanak Kong (2016). Đặc
biệt, ODA ở Việt Nam đã khởi động lại nền kinh tế và giúp nền kinh tế vượt qua nhiều
khó khăn tài chính những thách thức trong nước, điều này đã dẫn đến sự tăng trưởng
đáng kể. Vào năm 2015, Việt Nam đứng thứ 3 trong số các quốc gia nhận viện trợ trên
toàn thế giới về thu hút vốn ODA, chỉ sau Afghanistan và Ấn Độ (bank).

Mối quan hệ giữa ODA và FDI vẫn chưa có một kết luận cụ thể, thực tế cho
thấy vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, được thể hiện qua những sự bất đồng giữa
kết luận các nhà kinh tế học Pham Hang (2015), Pablo Selaya và Eva R. Sunesen
(2012), Séverine Blaise (2007), và Chengang Wang với V.N. Balasubramanyam
(2011). Tất cả đều đồng ý về sự hiện diện của một liên hệ giữa hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, Martha Carro và Jose Maria Larru
(2010), Stephen Kosack và Jennifer Tobin (2006) hay Petr Jansky (2012) lập luận rằng
viện trợ có tác động tiêu cực đến tác động trực tiếp đến FDI. Đâu đó giữa 2 luồng quan
điểm, Mashoko Chakanyuka (2015) tìm thấy tác động không đáng kể của viện trợ đối
với FDI. Hầu hết các bài nghiên cứu nói trên đề cập đến với bộ dữ liệu quốc tế nhưng
mục đích của nghiên cứu này là cung cấp một cơ sở ngữ cảnh đối với mối liên hệ giữa
ODA và FDI của nó ở Việt Nam - một trong những nước nhận viện trợ lớn nhất trên
thế giới. Chính vì vậy, nhóm đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích mối
quan hệ của ODA và FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020” đi sâu vào phân tích
mối tương quan của ODA và FDI của các quốc gia vào Việt Nam. Từ đó, đưa ra các
hàm ý chính sách cho Chính phủ để tăng cường sử hiệu quả nguồn vốn, thu hút ODA
để đưa Việt Nam phát triển bền vững.

2
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trong nước

Nghiên cứu “Mối quan hệ giữa hỗ trợ phát triển chính thức và đầu tư trực
tiếp nước ngoài: Bằng chứng thực nghiệm từ các nước Châu Á” của Trương Đông
Lộc và Đinh Thị Ngọc Hương (2019) đăng trên Nghiên cứu kinh tế số 3 (490).

Nghiên cứu này đo lường ảnh hưởng của hỗ trợ phát triển chính thức đến đầu tư
trực tiếp nước ngoài của các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á. Số liệu sử dụng
trong nghiên cứu là các số liệu có liên quan của 8 quốc gia có sự tương đồng về thể
chế và chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia trong giai đoạn 1990 – 2016 gồm Trung
Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, và Sri Lanka. Kết
quả ước lượng bằng mô hình hiệu ứng cố định (fixed effects model – FEM) cho thấy
tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa ODA và FDI (theo hình chữ U thuận). Điều
này có nghĩa là với một lượng vốn ODA chưa đủ lớn, ODA có mối tương quan nghịch
với FDI. Tuy nhiên khi đạt đến một ngưỡng nhất định, ODA lại có mối tương quan
thuận với FDI. Ngoài ra, nghiên cứu này còn tìm thấy mối quan thuận giữa độ mở
thương mại và tỷ lệ tiết kiệm quốc gia với FDI, trong khi đó tỷ lệ tăng dân số lại có
mối tương quan nghịch với FDI của mỗi quốc gia.

Nghiên cứu “Ảnh hưởng của dòng vốn nước ngoài, độ mở thương mại và
nguồn vốn con người đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của Nguyễn Hải Yến và
các cộng sự (2021) đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát
triển, 131(5A), 39 – 56.

Nghiên cứu phân tích tác động của dòng vốn nước ngoài, độ mở thương mại và
nguồn vốn con người đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1989 –
2019 bằng phương pháp phân phối trễ tự hồi quy ARDL. Kết quả nghiên cứu cho thấy
tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa dòng vốn nước ngoài, độ mở thương mại,
nguồn vốn con người và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, độ mở thương mại, nguồn
vốn con người và vốn ODA tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Mặc dù dòng
vốn FDI chưa thể hiện đúng vai trò của nó đến tăng trưởng kinh tế khi có ý nghĩa
thống kê và mang dấu âm, tuy nhiên một trong những phát hiện đáng chú ý của nghiên
cứu đó là tác động nhân quả Granger của vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế và nguồn
vốn con người. Điều này cho thấy vốn FDI cũng là một nhân tố đóng góp vào thúc đẩy

3
tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua những tác động ngoại vi
tích cực đến nguồn lao động chất lượng cho Việt Nam.

Nghiên cứu “Ảnh hưởng của dòng vốn nước ngoài và độ mở thương mại đến
tăng trưởng kinh tế” của ThS. Nguyễn Phúc Cảnh và Phạm Gia Quyền (2017)
đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 6.

Bài nghiên cứu xem xét sự tác động của các dòng vốn nước ngoài bao gồm đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hỗ trợ phát biểu chính thức (ODA) và độ mở thương
mại đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2014. Trong bài
nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số vector (VECM) nhằm để
xem xét mối quan hệ dài hạn của các biến số (Hooi và ctg, 2011; Awolusi và ctg,
2012; Hsia, 2014…) đồng thời, phân tích hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai của
các biến trong bài nghiên cứu; xem xét sự ảnh hưởng của FDI, ODA, FPI và xuất nhập
khẩu (đại diện độ mở thương mại) đến sản lượng. Phương trình nghiên cứu được thể
hiện như sau: GDPt = f (FDIt, ODAt, TRADEt).

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong dài hạn, quốc gia thực hiện các chính sách
thu hút dòng chảy FDI sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự tác động này
không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do tác
động của FDI đến tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khi Việt Nam sử
dụng chính sách thu hút nhiều nguồn vốn ODA thì sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam trong dài hạn. Nguyên nhân có thể do nguồn vốn ODA sẽ thay thế tiết kiệm
trong nước, đồng thời, các nguồn vốn ODA hỗ trợ nhập khẩu các công nghệ không
phù hợp, bóp méo hiệu quả của sự phân phối thu nhập nội địa, việc nhận được nhiều
viện trợ có ảnh hưởng đến quá trình vận hành và cải cách thể chế. Do đó, nguồn vốn
viện trợ dồi dào dễ làm tha hóa bộ máy chính trị và gây ảnh hưởng đến tăng trưởng dài
hạn. Hơn thế nữa, dòng vốn ODA có thể gây ra lạm phát, giảm xuất khẩu và hạn chế
trong hấp thụ các dòng vốn... Trong dài hạn, quốc gia càng mở cửa (gia tăng xuất khẩu
và nhập khẩu) sẽ thúc đẩy tăng trưởng của quốc gia.

Nghiên cứu “Tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam” của Nguyễn Hữu Công và Trần Thị Hoa (2022) đăng trên Tạp chí Công
Thương – Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 21.

4
Bài nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu chuỗi thời gian thứ cấp trong giai đoạn 1995
– 2019 để xác định tác động của nợ nước ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và
viện trợ ODA đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam bằng việc sử dụng một cách tiếp
cận tuyến tính. Bộ dữ liệu được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (the World Bank) và
các cơ quan có liên quan. Kết quả thực nghiệm cho thấy, ảnh hưởng của nợ nước
ngoài, FDI, ODA đối tăng trưởng kinh tế là có một dấu hiệu dương và có ý nghĩa.
Điều này khẳng định rằng, các chính sách và những nỗ lực của Việt Nam trong việc
vay nợ nước ngoài, thu hút FDI và nhận viện trợ chính thức đã, đang có tác động tích
cực đối với nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua. Và theo nhận định của tác giả, với
những gì Việt Nam đang thực hiện, nguồn vốn nước ngoài vẫn được thu hút hiệu quả
cho giai đoạn áp dụng mô hình tăng trưởng mới.

Nghiên cứu “Mối quan hệ giữa lạm phát và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam” của Lê Thanh Tùng (2014) đăng trên Tạp chí Kinh tế & Phát triển
số 201.

Bài nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn kiểm định đồng tích hợp Johansen và
phương pháp hồi quy với ước lượng bình phương nhỏ nhất thông thường OLS. Mô
hình nghiên cứu nhằm kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và FDI tại Việt Nam
được xây dựng: FDI= f(GDF, INF, OPEN). Kết quả nghiên cứu phát hiện lạm phát có
quan hệ âm với FDI thực hiện, tuy nhiên độ mở và GDP đều có quan hệ dương với
FDI. Kết quả cũng cho thấy để đẩy mạnh thu hút FDI trong thời gian tới thì Việt Nam
cần kiên định thực hiện ổn định lạm phát vừa phải, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn
nữa để tăng độ hấp dẫn của nền kinh tế và tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, quan hệ thương
mại với thế giới.

Nghiên cứu “Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở
thương mại tại Việt Nam” của TS Lê Thanh Tùng (2014) đăng trên Tạp chí Phát
triển & Hội nhập, 18(28).

Bài viết sử dụng phương pháp kiểm định đồng tích hợp Johansen – Juselius,
kiểm định nhân quả Granger, mô hình ECM nhằm kiểm định mối quan hệ giữa FDI và
độ mở thương mại tại Việt Nam trong khoảng thời gian 1989 – 2013. Kết quả nghiên
cứu đã khẳng định sự tồn tại quan hệ đồng tích hợp trong dài hạn giữa FDI thực hiện
(giải ngân) và độ mở thương mại tại Việt Nam trong thời gian nghiên cứu. Trong đó,

5
FDI tác động nhân quả đến độ mở thương mại, tuy nhiên không tồn tại tác động nhân
quả theo chiều ngược lại. Mối quan hệ giữa FDI và độ mở thương mại tại Việt Nam là
quan hệ dương (tỷ lệ thuận) trong cả ngắn hạn và dài hạn. Bên cạnh đó, độ mở thương
mại còn chịu tác động tỷ lệ thuận (quan hệ dương) của biến động độ mở thương mại
thời kỳ trước.

Nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các yếu tố vĩ mô” của
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và các cộng sự (2022).

Nhóm nghiên cứu tiếp cận chuỗi thời gian trong giai đoạn 1996 – 2021 nhằm
tìm ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các yếu tố vĩ mô tại Việt Nam. Cụ thể,
mô hình nghiên cứu bao gồm các biến độc lập: tỷ lệ lạm phát (CPI), tốc độ tăng trưởng
dân số (POP) và tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và biến phụ thuộc là tăng trưởng
kinh tế (GDP). Bằng phương pháp ước lượng VECM, kết quả nghiên cứu cho thấy
tăng trưởng kinh tế là một biến phụ thuộc có mối quan hệ với các biến độc lập, tức các
yếu tố vĩ mô: CPI, POP, FDI có ảnh hưởng tới GDP với tỉ lệ lần lượt là 0.050831%,
0.78245% và 1.691380%. Có thể khẳng định các yếu tố vĩ mô có vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy, tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Từ đó GDP
cũng có tác động ngược lại làm gia tăng dân số, ảnh hưởng tới lạm phát cũng như thu
hút nguồn vốn từ bên ngoài (FDI).

Ngoài ra còn các bài báo đăng trên các tạp chí học thuật, các bài báo điện tử
mang tính cập nhật tin tức, số liệu mới về mối quan hệ giữa ODA, FDI và các yếu tố vĩ
mô khác song chỉ dừng lại ở mức cung cấp thông tin, nội dung chưa được xuyên suốt
và phân tích số liệu cụ thể, sâu sắc về vấn đề cần nghiên cứu.

1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố quốc tế

Nghiên cứu “Foreign aid and Foreign direct investment in Sub-Saharan


Africa: A panel data analysis” của Nara Monkam và Nicola Viegi Kafayat Amusa
(2020), đăng trên ERSA.

Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa viện trợ nước ngoài và đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) trong một nhóm gồm 31 quốc gia SSA từ năm 1995 – 2012. Sử dụng
các kỹ thuật ước tính dữ liệu bảng và phân tách viện trợ nước ngoài thành viện trợ cơ
sở hạ tầng kinh tế xã hội và sản xuất, nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về tác động
ngày càng tăng của viện trợ cơ sở hạ tầng sản xuất đối với dòng vốn FDI vào 31 quốc

6
gia. Kết quả cho thấy viện trợ cơ sở hạ tầng sản xuất bổ sung cho dòng vốn FDI và
viện trợ cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội không có ý nghĩa tác động đến dòng vốn FDI.
Ngoài ra, khi xem xét động cơ tài nguyên (dầu mỏ) của FDI, kết quả chỉ ra rằng viện
trợ cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và sản xuất cho các quốc gia SSA sản xuất dầu dẫn đến
dòng vốn FDI ít hơn so với các quốc gia SSA không sản xuất dầu. Cuối cùng, tầm
quan trọng của phân tích viện trợ theo ngành được nhấn mạnh bằng việc phát hiện ra
vai trò bổ sung của viện trợ cơ sở hạ tầng năng lượng đối với dòng vốn FDI và tác
động không đáng kể của viện trợ cơ sở hạ tầng giao thông.

Nghiên cứu “Aid and Foreign Direct Investment in Vietnam” của Chengang
Wang và V.N. Balasubramanyam (2011), đăng trên Tạp chí Kinh tế hội nhập.

Bài nghiên cứu này khám phá sự bổ sung giữa viện trợ nước ngoài và đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng viện trợ bổ sung cho
FDI và nâng cao hiệu quả của FDI trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển ở các
nước đang phát triển. Sử dụng dữ liệu từ các tỉnh ở Việt Nam và phân tích thống kê,
nhóm tác giả đã kết luận rằng viện trợ có tác động tích cực đến dòng vốn FDI và viện
trợ có thể bổ sung cho FDI trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu “The Relationship between Foreign Aid and FDI in South Asian
Economies” của Changsheng Xu và Chunping Zhong T. Bhavan (2011), đăng
trên Tạp chí Kinh tế và Tài chính Quốc tế Vol. 3, số 2.

Nghiên cứu này điều tra liệu viện trợ nước ngoài có thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào các nền kinh tế Nam Á hay không. Sử dụng sự đồng liên kết,
quan hệ nhân quả Granger, hiệu ứng cố định và phân tích biến công cụ, cuộc điều tra
được thực hiện dựa trên khái niệm về mối quan hệ có thể thay thế và bổ sung giữa FDI
và viện trợ nước ngoài được phân loại. Viện trợ nước ngoài được phân loại thành viện
trợ dưới hình thức vốn vật chất và viện trợ cho vốn con người và phát triển cơ sở hạ
tầng. Kết quả cho thấy rằng cả viện trợ dưới hình thức vốn vật chất và viện trợ cho vốn
con người và phát triển cơ sở hạ tầng đều đóng vai trò là yếu tố bổ sung cho đầu tư
trực tiếp nước ngoài chứ không phải là yếu tố thay thế trong các nền kinh tế Nam Á.
Vì vậy, tác giả kết luận rằng viện trợ dòng chảy ở các nước Nam Á thu hút FDI vào
khu vực.

7
Nghiên cứu “Does Foreign Aid Increase Foreign Direct Investment?” của
Pablo Selaya và Eva R. Sunesen (2008), đăng trên Khoa Kinh tế Đại học
Copenhagen số 08 – 04.

Quan điểm cho rằng viện trợ nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là
nguồn vốn bổ sung cho nhau là quan niệm phổ biến giữa các chính phủ và các cơ quan
hợp tác quốc tế. Bài nghiên cứu này lập luận rằng khái niệm này là không đầy đủ.
Trong khuôn khổ của mô hình Solow về một nền kinh tế mở, với kết quả từ các kiểm
định phương sai thay đổi, kiểm định sự phụ thuộc chéo (CSD), OLS, mô hình FE/RE,
2SLS và GMM tác giả chỉ ra rằng mối quan hệ lý thuyết giữa viện trợ nước ngoài và
FDI là không xác định. Viện trợ có thể nâng cao năng suất biên của vốn bằng cách tài
trợ các đầu vào bổ sung, chẳng hạn như các dự án cơ sở hạ tầng công cộng và đầu tư
vốn nhân lực. Tuy nhiên, viện trợ cũng có thể lấn át các khoản đầu tư tư nhân hiệu quả
nếu nó xuất hiện dưới hình thức chuyển giao vốn vật chất. Do đó, tác giả chuyển sang
phân tích thực nghiệm về mối quan hệ giữa FDI và các khoản viện trợ phân tách. Kết
quả của nghiên cứu ủng hộ mạnh mẽ các giả thuyết rằng viện trợ đầu tư vào đầu vào
bổ sung thu hút vốn nước ngoài trong khi viện trợ đầu tư vào vốn vật chất lấn át FDI.
Hiệu quả kết hợp của hai loại viện trợ này là nhỏ nhưng nhìn chung là tích cực.

Nghiên cứu “Aid, Governance, and Private Foreign Investment: Some


Puzzling Findings and a Possible Explanation” của Philipp Harms và Matthias
Lutz (2003).

Bài nghiên cứu xem xét liệu viện trợ chính thức mở đường cho đầu tư nước
ngoài tư nhân hay nó bóp nghẹt sáng kiến tư nhân bằng cách chuyển hướng nguồn lực
sang các hoạt động không hiệu quả? Sử dụng dữ liệu cho một số lượng lớn các nền
kinh tế đang phát triển và mới nổi, kết quả chỉ ra rằng, tác động cận biên của viện trợ
đối với đầu tư tư nhân nước ngoài gần bằng không ở mức trung bình. Tuy nhiên, đáng
ngạc nhiên là tác động này hoàn toàn tích cực đối với các quốc gia mà các đại lý tư
nhân phải đối mặt với gánh nặng pháp lý đáng kể.

Nghiên cứu “On the link between Japanese ODA and FDI in China: a
microeconomic evaluation using conditional logit analysis” của Séverine Blaise
(2007), đăng trên trang Kinh tế học ứng dụng, trang 51 – 55.

8
Nghiên cứu này điều tra hiệu quả của hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản
trong việc thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong trường hợp của
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sử dụng phân tích logit có điều kiện và sử dụng số
liệu thống kê cấp tỉnh từ năm 1980 – 1999 cho thấy dòng viện trợ của Nhật Bản có tác
động tích cực đáng kể đến việc lựa chọn địa điểm của các nhà đầu tư tư nhân mặc dù
các yếu tố tối đa hóa lợi nhuận khác như mức độ hoạt động kinh tế có tác động lan tỏa
hàng đầu. Trong bối cảnh viện trợ ngày càng khan hiếm, tác giả kết luận bằng cách
khẳng định tầm quan trọng của một quá trình bổ sung, trong đó viện trợ nước ngoài
nhằm tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, đóng vai trò là điều kiện tiên quyết cho các
khoản đầu tư trực tiếp trong tương lai. Cuối cùng, Nhật Bản cung cấp một trường hợp
nghiên cứu thú vị, chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác tốt hơn giữa khu vực
công và khu vực tư nhân trong các chương trình hỗ trợ phát triển.

Nghiên cứu “The Relationship between FDI and ODA: The Case of
Zimbabwe (1980 – 2012)” của Mashoko Chakanyuka (2015), đăng trên Khoa
Kinh tế Đại học Zimbabwe.

Zimbabwe, giống như hầu hết các nước đang phát triển, là nước nhận viện trợ
nước ngoài nhưng tác động của khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) này đối với
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chưa được nghiên cứu. Nghiên cứu điều tra sự tồn
tại mối quan hệ giữa ODA và FDI trong giai đoạn 1980 – 2012. Sử dụng hồi quy tự
động vector (VAR) sử dụng OLS, Granger Causality, các hàm phản ứng xung và phân
tích phương sai với giả thuyết rằng ODA có mối quan hệ tích cực với FDI, tác giả
không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa ODA và FDI ở Zimbabwe và không
có mối tương quan cũng như quan hệ nhân quả giữa các nhân tố này.

Nghiên cứu “A Study on the Determinants of FDI from Korea: Does ODA
Attract FDI?” của Park Geon Woo (2014), đăng trên Tạp chí Thương mại, Kinh
tế và Tài chính Quốc tế, Vol. 5, số 6 .

Mục đích của nghiên cứu này là phân tích các yếu tố quyết định đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào các quốc gia. Việc thu hút FDI tạo ra việc làm, phục hồi nền kinh tế và
chuyển giao công nghệ tiên tiến cho đất nước. Nó sẽ là cơ sở phát triển ảnh hưởng đến
kinh tế vĩ mô. Nói cách khác, đó có thể được coi là động lực tăng trưởng kinh tế trực
tiếp. Để thu hút đầu tư, các quốc gia cạnh tranh với nhau về mặt chiến lược. Nghiên

9
cứu này được thực hiện do thiếu các nghiên cứu về ODA và các yếu tố quản trị liên
quan đến mối quan hệ của FDI. Đối với nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng mô hình
tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên dựa trên dữ liệu bảng cho các quốc
gia. Các biến đa dạng như biến kinh tế, biến chính sách và biến quản trị cũng được sử
dụng. Kết quả cho thấy hầu hết các biến như quản trị, nhân tố chính trị và nhân tố kinh
tế đều có dấu phù hợp với mức ý nghĩa. Biến ODA có tác động đến FDI.

Nghiên cứu “Aid and foreign direct investment: substitutes, complements or


neither?” của Petr Jansky (2012), đăng trên Tạp chí Thương mại và Thị trường
toàn cầu, Vol.5, số 2.

Bài viết này xem xét liệu Viện trợ chính thức và Đầu tư trực tiếp nước ngoài có
thay thế hay bổ sung cho nhau hay không. Tác giả đưa ra giả thuyết rằng không có mối
quan hệ trực tiếp giữa hai nhân tố này thông qua một số phương pháp kinh tế lượng.
Áp dụng các công cụ ước tính bảng tiêu chuẩn trên dữ liệu của khoảng 180 quốc gia từ
năm 1971 – 2007, viện trợ và FDI dường như thay thế nhau ngay cả sau khi kiểm soát
Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDPc). Tuy nhiên, mối tương quan này
không đáng kể khi cho phép tính không đồng nhất của tham số và các hiệu ứng tương
quan phổ biến. Và khi tính đến tính nội sinh, tác giả thấy rằng không có mối quan hệ
nhân quả nào giữa Viện trợ và FDI, đồng thời GDPc tác động đến Viện trợ, nhưng
không tác động đến FDI. Tác giả kết luận rằng không có bằng chứng về mối quan hệ
nhân quả giữa Viện trợ và FDI.

1.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu

Thứ nhất, các nghiên cứu trước hầu hết thực hiện với quy mô lớn, đa phần là
các nhóm quốc gia và các nước phát triển, rất ít các nghiên cứu về mối quan hệ của
ODA và FDI của các quốc gia vào Việt Nam một cách tổng thể. Bài nghiên cứu này có
thể khắc phục thiếu hụt này.

Thứ hai, các nghiên cứu trước về mối quan hệ của ODA và FDI hầu hết nằm
trong các giai đoạn trước, có rất ít các bài cập nhật đến những năm gần đây. Theo đó,
các giải pháp và hàm ý chính sách ở các bài nghiên cứu trước có thể không còn phù
hợp với tình hình thế giới xuất hiện nhiều biến động như hiện nay.

Thứ ba, các nghiên cứu định lượng về mối quan hệ của ODA và FDI tại Việt
Nam vẫn còn khá ít, cũng chưa đa dạng về nguồn vốn từ nhiều quốc gia. Để bổ sung

10
cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề này, bên cạnh các nghiên cứu định tính thì việc
phân tích định lượng là cần thiết.

Thứ tư, các bài nghiên cứu trước phần lớn sử dụng ODA cam kết hoặc ODA
nói chung, điều này chưa phản ánh được thực tiễn việc sử dụng hiệu quả dòng vốn
ODA có tác động như nào đến việc thu hút FDI của Việt Nam. Do đó, nhóm sử dụng
dữ liệu ODA giải ngân phần nào khắc phục được hạn chế trên.

1.4. Mục tiêu nghiên cứu

1.4.1. Mục tiêu chung

Xác định mức độ và chiều tác động của mối quan hệ của ODA và FDI vào Việt
Nam giai đoạn từ năm 2010 – 2020; từ đó đưa ra kết luận và một số hàm ý chính sách.

1.4.2. Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) và mối quan hệ của ODA và FDI.

Phân tích thực trạng mối quan hệ của ODA và FDI của 8 quốc gia đến Việt
Nam giai đoạn từ năm 2010 – 2020, để làm rõ việc sử dụng hiệu quả dòng vốn ODA
có tác động như thế nào đến việc thu hút FDI tại Việt Nam. Nhóm sử dụng mô hình
hồi quy để đánh giá tác động qua lại của mối quan hệ giữa ODA và FDI.

Kết luận, đề xuất một số hàm ý chính sách để tăng cường tính hiệu quả và minh
bạch trong việc sử dụng các dòng vốn đầu tư nước ngoài.

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1. Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ giữa ODA và FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu

– Về thời gian: Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu giai đoạn từ 2010 – 2020.
Đây là giai đoạn có nhiều chuyển biến trong nền kinh tế thị trường và đầu tư quốc tế ở
Việt Nam.

– Về không gian: Bài nghiên cứu được giới hạn tại Việt Nam và 8 các quốc gia
phát triển ở các châu lục khác nhau trên thế giới: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp,
New Zealand, Australia, Hoa Kỳ và Canada.
11
Hàn Quốc và Nhật Bản đại diện cho các quốc gia Châu Á vì theo số liệu thống
kê, Hàn Quốc, Nhật Bản lần lượt đứng đầu và thứ hai về tỉ lệ (chiếm 18%, 16%) trong
số các quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, xếp sau đó là các nước Singapore, Đài
Loan, Hong Kong. Trong đó, Hàn Quốc được coi là một trong những đối tác quan
trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư FDI với gần 70 tỷ USD (2020);
đứng thứ 2 trong số các quốc gia cung cấp viện trợ ODA với tổng số vốn là 3,75 tỷ
USD (2020). Nếu nhìn vào các dự án quy mô lớn gần đây mà Samsung, LG, Posco,
Hyundai, Lotte… đã đầu tư vào Việt Nam có thể thấy các dự án này đã tác động lớn
tới kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào thúc đẩy sự phát triển của ngành công
nghiệp điện tử của Việt Nam. Hàng chục nhà đầu tư vệ tinh, với vốn đầu tư hàng tỷ
USD đã theo chân Samsung, LG để đặt đại bản doanh tại Việt Nam. Cùng với đó dòng
vốn FDI của Nhật Bản cũng được đánh giá là có chất lượng và hiệu quả thực hiện cao
với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu hàng đầu nước này như: Honda, Toyota,
Canon… đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam. Đặc biệt Nhật
Bản còn là đối tác lớn nhất về hợp tác viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam.

Đại diện cho Châu Âu là hai quốc gia Đức và Pháp. New Zealand và Australia
đại diện cho Châu Úc. Hoa Kỳ và Canada đại diện cho Châu Mỹ. Đây là những điểm
sáng tại các khu vực khác nhau trên thế giới, có thể thấy Việt Nam là một quốc gia
nhận được nguồn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hỗ trợ hợp tác phát triển chính
thức vô cùng đa dạng từ các quốc gia của các châu lục khác nhau. Nhóm không lựa
chọn đại diện từ Châu Phi vì dòng vốn ODA và FDI từ châu lục này vào Việt Nam là
tương đối nhỏ. Số liệu liên quan đến mỗi quốc gia được thu thập trong giai đoạn từ
năm 2010 – 2020.

1.6. Mô hình nghiên cứu

1.6.1. Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu về các ảnh hưởng của ODA đến FDI có xem xét đến các thành
phần của FDI (Anh & Mai, 2012) kết hợp sử dụng các mô hình OLS, FEM, REM,
2SLS và GMM:

fdik = f(fdia, aidk, aida, X)

Để tránh bỏ sót các biến có liên quan, các biến hồi quy có thêm một biến phụ
thuộc bị trễ, về cơ bản phản ánh bản chất liên tục của fdik. Độ chệch của các biến bị

12
bỏ qua sẽ có thể giảm đáng kể bằng cách bao gồm một tập hợp đầy đủ các biến giả
thời gian, tác động của từng quốc gia, mức GDP ban đầu và mức độ trễ của biến phụ
thuộc.

fdikit = β0+ β1fdiait+ β2aidait+ β3aidkit+ β4gdpit+ β5bopit+ β6sit+ β7hdiit+ β8popit+
β9inflait+ β10country+ β11year+ β12lagfdik+ uit

Các mô hình như pooled-OLS, FEM, mô hình tác động xác suất được sử dụng
để phân tích dữ liệu bảng trong nghiên cứu các yếu tố quyết định tới FDI (Park, 2014):

ln(FDI)i,t = α + β1ln(ODA)i,t + β2(GOV)i,t + β3(AGR)i,t + β4ln(LAGF)i,t + β5(ALLF)i,t +


β6(INF)i,t + β7ln(POP)i,t + β8ln(GDP)i,t + ε

Nghiên cứu trên cũng chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa FDI và ODA tại Hàn
Quốc, một nước thành viên của OECD. Hơn nữa, FDI cũng được xem xét thông qua
các công ty FDI theo từng vùng miền. Do đó, chúng tôi cần một mô hình khác phù hợp
hơn với trường hợp của Việt Nam.

Chúng tôi xem xét tới nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và ODA tại Zimbawue
akanyuka, 2015). Tương tự như Việt Nam, Zimbabwe cũng là một nước nhận ODA và
FDI trong nhiều năm qua. Vì vậy chúng tôi đã tham khảo phương trình đầu tiên trong
mô hình của nghiên cứu này.

logFDI=β0+β1logFDIt-1+β2logODA+β3logODAt-1+β4logTOP+β5logTOPt-
1 +β6logGDP+β7logGDPt-1+ β8logPOP+β9logPOPt-1+ εt

Chúng tôi đã học hỏi các nghiên cứu trên và thay thế một số biến độc lập cho
phù hợp với thực tiễn nghiên cứu của mình. Theo đó sử dụng mô hình OLS, FEM,
REM và GLS để thực hiện phân tích dữ liệu bảng.

Thông qua lược khảo các tài liệu nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đề xuất nghiên
cứu như sau:

13
Hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA)

Tổng sản Đầu tư trực tiếp nước Độ mở


phẩm quốc nội ngoài (FDI) thương mại

Lạm phát Dân số

Hình 1-1: Mô hình nghiên cứu


Mô hình thực nghiệm cuối cùng của chúng tôi được cụ thể hóa bằng phương trình:

logFDI=β0+β1logODA+β2logGDP+β3logTOP+β4logINF+ β5logPOP+ εt (1)

trong đó FDI là đầu tư trực tiếp nước ngoài, ODA là hỗ trợ phát triển chính thức, POP
là dân số của quốc gia, TOP là độ mở thương mại, INF là chỉ số lạm phát của quốc gia.
GDP là tổng sản phẩm quốc nội, log là logarit tự nhiên, t là khoảng thời gian và ε là số
hạng sai số. β0….βi là hệ số co giãn riêng của các biến giải thích.

1.6.2. Giải thích các biến

1.6.2.1. Biến phụ thuộc: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Biến phụ thuộc trong nghiên cứu là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng năm
của 8 quốc gia đầu tư vào Việt Nam, được phân tích dựa trên dữ liệu thu thập từ dữ
liệu công khai của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI). Dữ liệu cho thấy quy mô đầu tư trực
tiếp bởi 8 quốc gia tại Việt Nam, giai đoạn từ 2010 – 2020.

1.6.2.2. Biến độc lập


 Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được định nghĩa là viện trợ của chính phủ
nhằm thúc đẩy và nhắm mục tiêu cụ thể vào sự phát triển kinh tế và phúc lợi của các
nước đang phát triển (theo OECD). DAC đã coi ODA là “tiêu chuẩn vàng” của viện
trợ nước ngoài và nó vẫn là nguồn tài chính chính cho viện trợ phát triển. Dữ liệu về
ODA do OECD thu thập, xác minh và công khai.

14
Các nghiên cứu khác đã sử dụng các cam kết ODA nhưng chúng tôi đã quan sát
thấy sự khác biệt đáng kể giữa cam kết và giải ngân. Để phản ánh đúng tính chất trong
việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA và từ đó xem xét sự ảnh hưởng của nó tới thu
hút FDI, chúng tôi quyết định lựa chọn dữ liệu cho biến quan sát này là ODA giải
ngân. Dựa trên cả tác động xúc tác trực tiếp và gián tiếp của ODA đối với FDI, chúng
tôi mong đợi đây là một mối quan hệ cùng chiều.

 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Tăng trưởng kinh tế đo lượng bởi GDP được đưa vào vì đây là một trong những
tiêu chí mà các nhà đầu tư nước ngoài xem xét trước khi quyết định đầu tư vào nước
sở tại. Một thị trường mạnh hơn sẽ tác động tích cực đến quy mô sản xuất của các
doanh nghiệp và là tín hiệu để các doanh nghiệp gia nhập. Chúng tôi mong đợi một
mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa GDP và FDI (Pham Hang, 2015).

 Độ mở thương mại (TOP)

Có nhiều chỉ tiêu đo lường sự phát triển thương mại quốc tế của một quốc gia.
Tuy nhiên, chỉ tiêu quan trọng và thường được sử dụng nhất là độ mở thương mại của
nền kinh tế (Trade Openness). Độ mở thương mại đề cập đến mức độ mà các quốc gia
hoặc nền kinh tế cho phép hoặc có thương mại với các nền kinh tế khác. Chỉ tiêu độ
mở thương mại được tính bằng cách lấy giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (Export
and Import) của một thời kỳ chia cho giá trị của tổng sản phẩm trong nước cũng trong
thời kỳ đó:

Xuất khẩu thực + Nhập khẩu thực


TOP= ×100
GDP thực

FDI tác động nhân quả đến độ mở thương mại, tuy nhiên không tồn tại tác động
nhân quả theo chiều ngược lại. Mối quan hệ giữa FDI và độ mở thương mại tại Việt
Nam là quan hệ dương (tỷ lệ thuận) trong cả ngắn hạn và dài hạn (Tùng, 2014). Do đó,
độ mở thương mại được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến FDI và hệ số của TOP dự
kiến sẽ dương.

15
 Dân số (POP)

Về biến số dân số, chúng tôi cân nhắc giữa việc lựa chọn tỷ lệ tăng dân số và
quy mô dân số. Theo đó, tỷ lệ tăng dân số của mỗi quốc quốc gia có tương quan
nghịch với FDI (Trương Đông Lộc, 2019). Các tài liệu bổ sung khác ủng hộ giả thuyết
về mối liên hệ tích cực giữa quy mô dân số và FDI vào các nước đang phát triển. Dân
số đại diện cho quy mô của thị trường tiềm năng và một quốc gia sở tại có dân số đông
sẽ cung cấp một thị trường lớn hơn cho sản xuất và dịch vụ, cùng với lực lượng lao
động có tay nghề cao hơn mà các nhà đầu tư nước ngoài cần (Abdul Aziz, 2012). Vì
vậy, chúng tôi giả định rằng lợi thế về dân số đông hơn sẽ dẫn đến mức tăng cao hơn
về FDI.

 Lạm phát (INF)

Chúng tôi xem xét lạm phát như một thước đo cho sự ổn định kinh tế, một yếu
tố quan trọng quyết định đầu tư và ổn định nền kinh tế vĩ mô (Asiedu (2002) và
Kamara (2013) (2019)). Để đảm bảo tính đầy đủ, chúng tôi sử dụng lạm phát được đo
bằng chỉ số lạm phát GDP mà dữ liệu cho giai đoạn nghiên cứu có sẵn trên cơ sở dữ
liệu của Ngân hàng Thế giới. Chúng tôi mong đợi một mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa
lạm phát và FDI.

Bảng 1-1: Tên biến, mô tả biển và nguồn dữ liệu

Mô tả Đơn vị Nguồn Kỳ vọng

FDI Đầu tư trực tiếp nước Triệu USD MPI


ngoài

ODA Hỗ trợ phát triển chính Triệu USD WB +


thức

GDP Tổng sản phẩm quốc nội Triệu USD WB +

TOP Độ mở thương mại % +

16
INF Lạm phát % WB –

POP Dân số Triệu WB +


người

1.7. Phương pháp nghiên cứu

1.7.1. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu lựa chọn kết hợp nhiều phương pháp thu thập dữ liệu như
thông qua các báo cáo của các tổ chức, sử dụng Internet, sách, báo và tạp chí khoa học.
Từ đó thu về nguồn dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu.

Nguồn dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đa nguồn. Các tài liệu được thu thập là các bài
nghiên cứu có liên quan tới việc nghiên cứu mối quan hệ giữa ODA và FDI trước đó.
Bên cạnh đó, số liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng được thu thập từ các thống kê
của World Bank, OECD, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI).

1.7.2. Phương pháp nghiên cứu

Nhóm lựa chọn phương pháp tiếp cận quy nạp cùng với phương pháp nghiên
cứu hỗn hợp (kết hợp cả định tính và định lượng). Nghiên cứu định tính và định lượng
được tiến hành đồng thời nhưng độc lập với nhau trong thu thập và phân tích dữ liệu.
Dựa vào kết quả định tính và định lượng, nhóm nghiên cứu có thể so sánh và phân tích
nhằm hiểu rõ ràng hơn các vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu định tính:

Mục đích nhằm thăm dò, tìm hiểu sâu mối quan hệ giữa ODA và FDI từ các
nghiên cứu trước từ đó kế thừa, tiếp nối các mô hình hợp lý để tiến hành thiết lập mô
hình phù hợp với đề tài phục vụ nghiên cứu định lượng. Đồng thời, phương pháp
nghiên cứu định tính còn giúp kiểm tra các kết quả nghiên cứu định lượng.

Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Từ cơ sở dữ liệu thu thập được, tiến hành phân tích thống kê mô tả; phân tích
hồi quy OLS, FEM/REM và GLS; kiểm định phương sai thay đổi; kiểm định F-test,
Hausman; kiểm định tự tương quan bằng phần mềm StataMP 17.

17
1.8. Ý nghĩa đề tài

1.8.1. Về lý luận

Với kết quả nghiên cứu của đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa ODA và FDI
vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020” sẽ là cơ sở để các nhà nghiên cứu và hoạch định
nền kinh tế có góc nhìn chi tiết hơn về những tác động qua lại lẫn nhau theo tuyến tính
thuận chiều hay ngược chiều của đầu tư trực tiếp nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính
thức cũng như hiệu ứng tiêu cực, tích cực của hai dòng vốn vào Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng được sử dụng làm tài liệu cho các bên khi
nghiên cứu về các lĩnh vực có liên quan.

1.8.2. Về thực tiễn

Nghiên cứu là cơ sở đánh giá được tương quan của mối quan hệ giữa ODA và
FDI của 8 quốc gia phát triển ở các châu lục trên thế giới cụ thể: Hàn Quốc, Nhật Bản,
Đức, Pháp, New Zealand, Australia, Hoa Kỳ và Canada vào Việt Nam dựa trên các
nhân tố tăng trưởng kinh tế. Từ các dữ liệu của các quốc gia vào Việt Nam, nhóm tìm
hiểu về mối quan hệ tồn tại của ODA và FDI, việc sử dụng vốn ODA và thu hút FDI
có tạo nên hiệu ứng tích cực hay tiêu cực đến phát triển cơ sở hạ tầng, tăng trưởng
kinh tế, thu hút đầu tư về Việt Nam hay không.

Mối quan hệ tuyến tính giữa ODA và FDI luôn thu hút sự quan tâm của nhiều
học giả và các nhà làm chính sách của các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, các nhà
nghiên cứu và hoạch định nền kinh tế của Việt Nam cần có cái nhìn toàn diện về vấn
đề này để đưa ra những chính sách hỗ trợ kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế để tận
dụng thế mạnh sẵn có để nâng cao năng lực xã hội và trình độ kinh tế giúp Việt Nam
có thể tạo ra môi trường đầu tư lý tưởng thu hút đầu tư phát triển theo đúng chiến lược
hướng ngoại có nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và biến đổi cơ cấu kinh tế từ nước
Nông – Công nghiệp thành những nước Công – Nông nghiệp hiện đại.

1.9. Kết cấu bài nghiên cứu

Bên cạnh phần mục lục, tóm tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung nghiên cứu được chia thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

18
Chương 1 trình bày lý do chọn đề tài, các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, mô tả tổng quát các phương pháp áp dụng, ý nghĩa và
điểm mới của đề tài cũng như bố cục nghiên cứu.

Trình bày về xây dựng bảng dữ liệu, cách thức, phương pháp thu thập dữ liệu
phục vụ quá trình nghiên cứu và trình bày phương pháp nghiên cứu.

Chương 2: Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa ODA và FDI

Chương này trình bày nền tảng lý thuyết căn bản về ODA và FDI và đưa ra lý
thuyết khung về mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa hai dòng vốn này.

Chương 3: Thực trạng về mối quan hệ giữa ODA & FDI vào Việt Nam và kết quả
nghiên cứu & thảo luận

Phần đầu của chương 3 đã lược lại những tác động của ODI và FDA của 8 nước
(Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp, New Zealand, Australia, Hoa Kỳ và Canada) vào
Việt Nam bằng số liệu trực quan cụ thể từ giai đoạn 2010 – 2020.

Cuối cùng, chương 3 trình bày kết quả phân tích định lượng từ kết quả kiểm
định mối quan hệ giữa ODA và FDI vào Việt Nam, thống kê mô tả các biến chính
trong mô hình, từ đó đưa ra kết quả phân tích thực nghiệm chạy. Cuối cùng thảo luận
để đưa ra kết quả nghiên cứu, liệu mối hệ giữa ODA và FDI là mối quan hệ nghịch
chiều hay thuận chiều.

Chương 4: Kết luận và một số hàm ý chính sách

Trên cơ sở phân tích từ chương 3, nhóm đưa ra những kết luận từ sử dụng phân
tích trực quan mối quan hệ FDI và ODA của 8 nước vào Việt Nam giai đoạn 2010 –
2020, đồng thời sử dụng phân tích định lượng từ mô hình hồi quy OLS, FEM/REM và
GLS để phân tích dữ liệu bảng. Cuối cùng, nhóm đề xuất một số hàm ý chính sách rút
ra từ kết quả, mà Chính phủ cần làm để tăng cường tính hiệu quả và minh bạch trong
việc sử dụng các dòng vốn đầu tư nước ngoài.

19
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ

GIỮA ODA VÀ FDI VÀO VIỆT NAM

2.1. Hỗ trợ phát triển chính thức

2.1.1. Khái niệm

Hỗ trợ phát triển chính thức (Official development assistance – ODA) bao gồm
các khoản viện trợ không hoàn lại, hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi (về lãi suất, thời
gian ân hạn và trả nợ) của các chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc,
các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát
triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội. Trong đó: Official: Chính thức – hàm ý ODA
được cung cấp bởi các cơ quan chính thức của chính phủ các nước và các tổ chức quốc
tế. Development: phát triển nghĩa là mục đích đi vay là để phục vụ phát triển kinh tế
xã hội, nâng cao phúc lợi ở các nước đang và kém phát triển. Assistance: hỗ trợ/viện
trợ hiểu là sự cho không hoặc cho vay với lãi suất thấp và trong khoảng thời gian dài.

Theo World Bank, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA bao gồm các khoản
viện trợ không hoàn lại cộng với các khoản vay ưu đãi có thời gian dài và lãi suất thấp
hơn so với mức lãi suất thị trường tài chính quốc tế. Mức độ ưu đãi của một khoản vay
được đo lường bằng yếu tố cho không. Một khoản tài trợ không phải hoàn trả sẽ có
yếu tố cho không là 100% (gọi là khoản viện trợ không hoàn lại). Một khoản vay ưu
đãi được coi là ODA phải có yếu tố cho không thấp nhất là 25% khoản vay.

Theo Đỗ Phượng (2021), Nghị định số 56/2020/NĐ - CP về quản lý và sử dụng


vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Điều 3, khoản 19: Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài
cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ
trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm:

– Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà
tài trợ nước ngoài.

– Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối
với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo
quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có
điều kiện ràng buộc…
20
– Vốn vay ưu đãi là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay
thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA…

2.1.2. Đặc điểm

2.1.2.1. ODA mang tính ưu đãi

Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn dài (chỉ
trả lãi, chưa trả nợ gốc). Đây cũng chính là một sự ưu đãi dành cho nước nhận tài trợ.
Vốn ODA của WB, ADB, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan Bank for
International Cooperation – JBIC) có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn
là 10 năm.

Thông thường, trong ODA, có thành tố viện trợ không hoàn lại (tức là cho
không). Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. Thành tố
cho không được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh mức
lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại. Sự ưu đãi ở đây là so sánh với
tín dụng thương mại trong tập quán quốc tế. Cho vay ưu đãi hay còn gọi là cho vay
“mềm”. Các nhà tài trợ thường áp dụng nhiều hình thức khác nhau để làm “mềm”
khoản vay, chẳng hạn kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng
gần với điều kiện thương mại tạo thành tín dụng hỗn hợp.

2.1.2.2. ODA có tính ràng buộc

ODA có thể ràng buộc (hoặc ràng buộc một phần, hoặc không ràng buộc) nước
nhận. Mỗi nước cung cấp viện trợ có thể đưa ra những ràng buộc khác nhau và nhiều
khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận.

Ràng buộc bởi nguồn sử dụng: sử dụng vốn ODA để mua sắm hàng hoá, trang
thiết bị, dịch vụ của một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện
trợ song phương) hoặc từ các công ty của các nước thành viên (đối với viện trợ đa
phương).

Ràng buộc bởi mục đích sử dụng: chỉ được sử dụng nguồn vốn ODA cho một
số mục đích nhất định hoặc một số dự án cụ thể.

2.1.2.3. ODA có lợi cho đôi bên

21
ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích cho nước
viện trợ. Kể từ khi ra đời cho đến nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn
tại song song đó là:

Thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở những nước đang phát triển.
Viện trợ thường gắn với các điều kiện kinh tế. Xét về lâu dài, các nhà tài trợ sẽ có lợi
về mặt an ninh, kinh tế, chính trị khi kinh tế các nước nghèo tăng trưởng. Mối quan
tâm mang tính cá nhân này được kết hợp với tinh thần nhân đạo, tính cộng đồng. Vì
một số vấn đề mang tính toàn cầu như sự bùng nổ dân số thế giới, bảo vệ môi trường
sống, bình đẳng giới, phòng chống dịch bệnh, giải quyết các cuộc xung đột sắc tộc, tôn
giáo... đòi hỏi sự hợp tác, nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế, không phân biệt nước giàu,
nước nghèo.

Lợi ích của nước tài trợ: tăng cường vị thế chính trị và lợi ích kinh tế (mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tư vấn và thị
trường đầu tư...) cho các nước tài trợ. Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi ích
của mình trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển để mở mang thị trường
tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư. Các nước phát triển sử dụng ODA như một
công cụ chính trị, xác định vị trí và ảnh hưởng của mình tại các nước và khu vực tiếp
nhận ODA.

2.1.2.4. ODA có khả năng gây nợ

Với mỗi khoản viện trợ, nhà tài trợ thì “cho và được” còn nước nhận tài trợ thì
“được và nợ”, do vậy mà các nước được nhận cần thận trọng mỗi khi nhận một khoản
ODA. Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần
thường không thấy ngay. Một số nước vì mải ham tính ưu đãi của vốn ODA, nhận
ODA không tính toán lại sử dụng kém hiệu quả nên có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất
thời, nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ.

2.1.3. Phân loại

2.1.3.1. Theo hình thức

ODA giải ngân (ODA disbursement): là một loại hình nguồn vốn hỗ trợ từ nước
ngoài với lãi suất rất thấp hoặc không lãi suất hay có khi là được tài trợ mà không phải
hoàn tiền tùy theo khả năng kinh thế của quốc gia được giải ngân nhận vốn. Sau khi

22
tiến hành xong các thủ tục xin vay vốn viện trợ thì nguồn tiền từ ODA sẽ được rót vào
theo từng giai đoạn cũng như được quản lý và theo dõi vô cùng chặt chẽ. Nếu như
nguồn vốn đó không được thực hiện đúng mục đích hay có gian lận thì nguồn ODA sẽ
bị dừng lại ngay lập tức.

ODA cam kết (ODA commitment): là nghĩa vụ của công ty, được thể hiện bằng
văn bản và được hỗ trợ bởi các quỹ cần thiết, được thực hiện bởi các nhà tài trợ song
phương chính thức để cung cấp sự hỗ trợ cụ thể cho một quốc gia nhận hoặc một tổ
chức đa phương. Các cam kết song phương được ghi lại trong toàn bộ số lượng chuyển
nhượng dự kiến, không phân biệt thời gian cần thiết để hoàn thành các khoản giải
ngân. (The world bank)

2.1.3.2. Theo phương thức hoàn trả

ODA không hoàn lại: là các khoản cho không, nước nhận viện trợ không có
nghĩa vụ hoàn trả.

ODA có hoàn lại: là các khoản vay ưu đãi (tín dụng ưu đãi).

ODA hỗn hợp: gồm một phần cho không, phần còn lại theo hình thức tín dụng
(có thể là tín dụng ưu đãi hoặc tín dụng thương mại).

2.1.3.3. Theo nguồn cung cấp

ODA song phương: là ODA của một quốc gia (chính phủ) tài trợ trực tiếp cho
một quốc gia (chính phủ) khác.

ODA đa phương: là ODA của nhiều quốc gia (chính phủ) tài trợ cho một quốc
gia (chính phủ), thường được thực hiện thông qua các tổ chức quốc tế và liên chính
phủ (WB, IMF, ADB, Uỷ ban Châu âu EU, các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, quỹ
OPEC...).

2.1.3.4. Theo mục tiêu sử dụng

ODA viện trợ dự án: giúp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và môi
trường (Hỗ trợ cơ bản) và hỗ trợ việc chuyển giao tri thức, công nghệ, xây dựng năng
lực… (Hỗ trợ kỹ thuật).

ODA viện trợ phi dự án: hỗ trợ tài chính trực tiếp, hoặc hỗ trợ hàng hoá, hỗ trợ
qua nhập khẩu (Hỗ trợ cán cân thanh toán). Đồng thời cũng giúp thanh toán các khoản

23
nợ quốc tế đến hạn (Hỗ trợ trả nợ). Ngoài ra còn gồm viện trợ chương trình. Đây là
khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát với thời gian ấn định mà không yêu cầu
phải xác định ngay một cách cụ thể, chi tiết nó sẽ được sử dụng như thế nào. Thường
gồm nhiều dự án.

2.1.3.5. Theo điều kiện ràng buộc

ODA không ràng buộc nước nhận (untied aid): việc sử dụng nguồn tài trợ
không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng nào.

ODA có ràng buộc nước nhận (tied aid): việc sử dụng nguồn tài trợ bị ràng
buộc bởi nguồn sử dụng và/hoặc mục đích sử dụng.

ODA có ràng buộc một phần (partial tied aid): một phần chịu ràng buộc, phần
còn lại không phải chịu bất kỳ ràng buộc nào.

2.1.4. Vai trò

2.1.4.1. ODA là một nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với các nước đang
và chậm phát triển

Đối với các nước đang phát triển khoản viện trợ và cho vay theo điều kiện ODA
là nguồn vốn quan trọng trong tổng thể các nguồn vốn bên ngoài chuyển vào các nước
này. Nhiều nước đã tiếp thu một lượng vốn ODA khá lớn như một bổ sung quan trọng
cho phát triển.

Do tính chất ưu đãi, vốn ODA thường dành cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh
tế xã hội như đầu tư vào đường xá, cầu cảng, công trình điện, công trình cấp thoát
nước và các lĩnh vực giáo dục, y tế văn hóa và phát triển nguồn nhân lực...

2.1.4.2. ODA giúp các nước nghèo tiếp thu những thành tựu khoa học, công
nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực

Những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước nhận tài trợ là công
nghệ, kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Các nhà tài
trợ còn ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì họ tin tưởng rằng việc phát
triển của một quốc gia quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực. Đây mới
chính là những lợi ích căn bản, lâu dài đối với nước nhận tài trợ.

2.1.4.3. ODA giúp các nước đang phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế

24
Do dân số tăng nhanh, sản xuất tăng chậm và cung cách quản lý kinh tế, tài
chính kém hiệu quả, các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước chậm phát triển
đang vấp phải nhiều khó khăn kinh tế như nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh
toán quốc tế ngày càng tăng. Để giải quyết các vấn đề này, các quốc gia đang cố gắng
hoàn thiện cơ cấu kinh tế bằng cách phối hợp với Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ
quốc tế và các tổ chức quốc tế khác tiến hành chính sách điều chỉnh cơ cấu. Chính
sách này dự định chuyển chính sách kinh tế Nhà nước đóng vai trò trung tâm sang
chính sách khuyến khích nền kinh tế phát triển theo định hướng phát triển khu vực
kinh tế tư nhân.

2.1.4.4. ODA góp phần tăng khả năng thu hút vốn FDI và tạo điều kiện để mở
rộng đầu tư phát triển trong nước ở các nước đang và chậm phát triển

Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một
nước, trước hết họ quan tâm tới khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tại nước đó. Họ cảnh
giác với những nguy cơ làm tăng các phí tổn của đầu tư.

Một cơ sở hạ tầng yếu kém như hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh, phương
tiện thông tin liên lạc thiếu thốn và lạc hậu, hệ thống cung cấp năng lượng (điện, nhiên
liệu) không đủ cho nhu cầu sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư vì rằng những phí tổn mà
họ phải trả cho việc sử dụng những tiện nghi hạ tầng sẽ lên cao, chưa kể đến thiệt hại
như hoạt động của nhà máy, xí nghiệp phải dừng vì mất điện, công trình xây dựng bỏ
dở vì không có nước.

Một hệ thống ngân hàng lạc hậu cũng là lý do làm cho các nhà đầu tư e ngại, vì
những chậm trễ, ách tắc trong hệ thống thanh toán và sự thiếu thốn các dịch vụ ngân
hàng hỗ trợ cho đầu tư sẽ làm phí tổn đầu tư gia tăng, dẫn tới hiệu quả đầu tư giảm sút.

Như vậy, đầu tư của Chính phủ vào việc nâng cấp, cải thiện và xây dựng mới
các cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng đều hết sức cần thiết, nhằm làm cho
môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ
tầng rất lớn, trong nhiều trường hợp, các nước đang phát triển cần phải dựa vào nguồn
vốn ODA để bổ sung cho vốn đầu tư hạn hẹp từ ngân sách Nhà nước. Một khi môi
trường đầu tư được cải thiện sẽ làm tăng sức hút dòng vốn FDI. Mặt khác, việc sử
dụng vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư

25
trong nước tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang
lại lợi nhuận.

Tóm lại, ODA không chỉ là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các nước
đang và chậm phát triển mà còn có tác dụng làm tăng khả năng thu hút vốn từ nguồn
FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước, góp phần thực hiện
thành công chiến lược hướng ngoại. Tất cả các nước theo đuổi chiến lược hướng ngoại
đều có nhịp độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh và biến đổi cơ cấu kinh tế trong nước
mạnh mẽ trong một thời gian ngắn để chuyển từ nước Nông – Công nghiệp thành
những nước Công – Nông nghiệp hiện đại, có mức thu nhập bình quân đầu người cao.

2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.2.1. Khái niệm

Trên thế giới có 4 tổ chức quốc tế (WTO, IMF, OECD, UNCTAD) đưa ra khái
niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng phổ biến.

Theo WTO (1996), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ
một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước nhận đầu tư)
cùng với quyền quản lý tài sản đó”.

Theo IMF (1948/2009, Benchmark Definition of FDI, trang 100), “FDI Là hình
thức đầu tư qua biên giới, trong đó một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế có quyền kiểm
soát hoặc có được một mức độ ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý một doanh nghiệp
cư trú tại một nền kinh tế khác với mục tiêu là thiết lập lợi ích lâu dài và nắm quyền
quản lý thực sự doanh nghiệp”.

Theo OECD, Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư qua biên giới,
được thực hiện bởi một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) với mục
đích thiết lập lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp (doanh nghiệp nhận đầu tư trực
tiếp) cư trú tại một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư.

Theo UNCTAD (2007, World Investment Report, trang 245), Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là “Một khoản đầu tư liên quan đến mối quan hệ dài hạn và phản ánh lợi
ích lâu dài và sự kiểm soát của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư trực
tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế

26
khác nền kinh tế của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI, công ty con
hoặc chi nhánh nước ngoài)”.

Mặc dù có các sự khác biệt những các khái niệm đều có chung các nội dung: Là
một khoản đầu tư xuyên biên giới; Trực tiếp điều hành và quản lý doanh nghiệp; Sở
hữu từ 10% cổ phần (có những quốc gia quy định tỷ lệ cao hơn như Anh 20%); Gắn bó
lợi ích lâu dài.

Do vậy, với bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm về FDI như sau:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình của đầu tư quốc tế, phản ánh sự di
chuyển các loại tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý từ nước này sang nước
khác trong một thời gian dài để kinh doanh với mục tiêu là lợi nhuận, trong đó người
sở hữu vốn (cổ phần tại doanh nghiệp nhận đầu tư) trực tiếp điều hành các hoạt động
tại doanh nghiệp nhận đầu tư”.

2.2.2. Đặc điểm

(1) Các chủ đầu tư phải đóng góp một khối lượng vốn tối thiểu theo quy định
của từng quốc gia. Theo Điều 8 Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam thì Phần góp
vốn của Bên nước ngoài vào vốn pháp định của xí nghiệp liên doanh không bị hạn chế
về mức cao nhất, theo sự thỏa thuận của hai bên nhưng không dưới 30% tổng số vốn
pháp định của dự án (trừ những trường hợp do Chính phủ quy định).

(2) FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận.
FDI là đầu tư tư nhân nhưng ở một số nước quy định trong trường hợp đặc biệt thì FDI
có sự tham gia góp vốn của Nhà nước. Các nước nhận đầu tư phải xây dựng các chính
sách phát triển, xây dựng hành lang pháp lý mạnh nhằm phục vụ cho mục đích kiếm
lợi nhuận của nhà đầu tư.

(3) FDI thường đi kèm với việc chuyển giao công nghệ cho quốc gia tiếp nhận
đầu tư. Khi thực hiện hoạt động đầu tư nước ngoài, bên cạnh vốn bằng tiền và các tài
sản hữu hình như máy móc, thiết bị, bất động sản,… nhà đầu tư còn mang theo công
nghệ, kỹ thuật, các phát minh sáng chế, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý đến nước tiếp
nhận đầu tư và tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư.

(4) Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm về lỗ lãi. Lợi nhuận của các chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động

27
kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn sau khi nộp thuế và trả lợi tức cổ
phần. Các nhà đầu tư FDI chủ yếu đầu tư vào các ngành có hàm lượng khoa học cao,
chu chuyển vốn nhanh và có hiệu quả cao.

(5) Các dự án FDI thường có thời gian dài và có tính ổn định và hầu hết là do
MNCs thực hiện

2.2.3. Phân loại

2.2.3.1. Theo liên kết đầu tư

FDI theo chiều ngang – Horizontal FDI: đầu tư nhằm sản xuất cùng loại sản
phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất ở nước mình; đầu tư vào
các công ty trong cùng ngành công nghiệp (các đối thủ cạnh tranh).

FDI theo chiều dọc – Vertical FDI: đầu tư được thực hiện trong chuỗi cung ứng
(hay các khâu khác nhau trong cùng một ngành CN). Đầu tư lùi về phía cung cấp đầu
vào cho sx (backward vertical FDI) hoặc tiến về phía thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu
ra (forward vertical FDI).

FDI hỗn hợp (conglomerate FDI): đầu tư vào một ngành hoàn toàn khác.

2.2.3.2. Theo cách thức thực hiện đầu tư

Đầu tư mới (Greenfield Investment): là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở
sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất
kinh doanh đã tồn tại.

Mua lại và sáp nhập (Merger and Acquisition), còn có thể gọi là mua lại và sáp
nhập qua biên giới (Cross – border Merger and Acquisition), nhằm phân biệt với hình
thức M&A được thực hiện giữa các doanh nghiệp nội địa.

2.2.3.3. Theo tính pháp lý của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là loại hình doanh nghiệp do nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam, thuộc sở hữu hoàn toàn của nhà đầu tư
nước ngoài.

Liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trên cơ sở hợp đồng
liên doanh (JVC): hợp đồng liên doanh có sự ký kết của một hoặc nhiều nhà đầu tư

28
trong nước với một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài, hệ quả là một doanh nghiệp liên
doanh ra đời.

Hợp tác kinh doanh trên cơ sở đồng hợp tác kinh doanh (BCC): hợp đồng hợp
tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động
đầu tư mà không thành lập pháp nhân.

Mua cổ phần hoặc phần vốn góp nhằm tham gia quản lý công ty.

2.2.3.4. Theo lĩnh vực đầu tư

FDI hướng vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên như dầu lửa,
khoáng sản, sản xuất nông nghiệp.

FDI hướng vào các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hướng tới thị trường
nội địa của nước tiếp nhận đầu tư, bao gồm hàng hóa tiêu dùng (như chế biến thực
phẩm và may mặc); các sản phẩm sử dụng nhiều vốn như thép và hóa chất; các dịch vụ
như vận tải, viễn thông, tài chính, điện lực, dịch vụ kinh doanh và thương mại bán lẻ.

FDI hướng vào sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều lao động hướng về xuất
khẩu ra thị trường thế giới, như sản xuất hàng may mặc, điện tử, chế biến thực phẩm....

2.2.3.5. Theo mục tiêu của chủ đầu tư

FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực (Resource – seeking): Đầu tư nhằm đạt được dây
chuyền sản xuất và các nguồn lực khác như lao động rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên –
thường không có hoặc đắt đỏ ở nước chủ đầu tư.

FDI tìm kiếm thị trường (Market – seeking): Đầu tư nhằm thâm nhập thị trường
mới hoặc duy trì thị trường hiện có.

FDI tìm kiếm hiệu quả (Efficiency – seeking): Đầu tư nhằm tăng cường hiệu
quả bằng việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mô hay phạm vi, hoặc cả hai;
xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu.

FDI tìm kiếm tài sản chiến lược (Strategic – Asset – Seeking): Đầu tư nhằm bảo
vệ hoặc tăng lợi thế cạnh tranh của hãng hoặc giảm lợi thế đó của các đối thủ; ngăn
chặn việc mất các tài sản chiến lược (hữu hình hay vô hình) vào tay đối thủ cạnh tranh.

2.2.4. Vai trò

2.2.4.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

29
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những động lực quan thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của nước nhận đầu tư. Thông qua FDI, nước nhận đầu tư sẽ có cơ hội
tiếp xúc với công nghệ sản xuất mới, hiện đại hơn; tăng vốn và tích lũy cho đầu tư
phát triển; hấp thụ nguồn lực dư thừa, chưa hiệu quả hoặc từ các lĩnh vực kém sang
các lĩnh vực khác năng suất hơn, từ đó tăng sản lượng nền kinh tế và góp phần vào
tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó, FDI cũng tạo ra nhiều việc làm hơn với mức lương
cao hơn, từ đó, thu nhập quốc dân thường tăng lên, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2.2.4.2. Tạo việc làm và nâng cao kỹ năng lao động

Nguồn vốn FDI, bằng cách thiết lập các cơ sở kinh doanh mới tại nước nhận
đầu tư, sẽ có tác động trực tiếp, làm tăng việc làm cho người lao động. Đồng thời, sự
hiện diện của các doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế cũng góp phần kích thích việc
làm tại các doanh nghiệp địa phương. FDI cũng góp phần duy trì việc làm thông qua
mua lại và tái cơ cấu các doanh nghiệp ốm yếu.

Về nâng cao kỹ năng lao động, nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn
nhân lực, các doanh nghiệp FDI sẽ tổ chức đào tạo, nâng cao kỹ năng, tay nghề của
người lao động, gửi các chuyên gia để huấn luyện lao động,... từ đó góp phần nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất làm việc trong chính doanh nghiệp của
nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, FDI cũng góp phần kích thích các doanh nghiệp trong
nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,... để thu hút ngày càng
nhiều dòng vốn này.

2.2.4.3. Chuyển giao và lan tỏa công nghệ

Việc chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao
quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao sang bên nhận công nghệ.
Chuyển giao công nghệ không chỉ là chuyển giao kỹ thuật, nó còn bao hàm việc
chuyển giao các năng lực cốt lõi, kiến thức ngầm và kỹ năng tổ chức. Dòng vốn FDI từ
các MNC được coi là kênh chính để các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên
tiến.

Hiệu ứng lan tỏa công nghệ bao gồm lan tỏa theo chiều ngang và lan tỏa theo
chiều dọc. Lan tỏa theo chiều ngang cho phép các doanh nghiệp địa phương cùng
ngành có thể học hỏi các công nghệ tiên tiến, kỹ thuật marketing và quản lý của các
chi nhánh hoặc doanh nghiệp FDI. Từ đó, tăng năng suất và khả năng cạnh tranh. Tuy

30
nhiên, lan tỏa theo chiều ngang thường được các MNC ngăn cản. Lan tỏa theo chiều
dọc bao gồm liên kết ngược (Các doanh nghiệp FDI hỗ trợ, đào tạo các nhà cung cấp
địa phương trong việc nâng cao chất lượng đầu vào, tối ưu hóa chi phí và cải thiện chất
lượng dịch vụ) và liên kết xuôi (Các MNC cung cấp đầu vào chất lượng tốt hơn với
mức chi phí thấp hơn cho các nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng trong nước). Đồng thời,
cũng có sự lan tỏa của lao động. Lao động được đào tạo và có kinh nghiệm làm việc
tại MNC chuyển sang làm cho các doanh nghiệp địa phương hoặc thành lập doanh
nghiệp mới. Họ sử dụng các kiến thức đã được học để xây dựng và phát triển doanh
nghiệp mới của mình.

2.2.4.4. Các vai trò khác

FDI giúp thúc đẩy doanh nghiệp địa phương phát triển (công nghiệp phụ trợ),
thông qua thiết lập mối liên kết với doanh nghiệp địa phương cung cấp nguyên vật liệu
đầu vào, linh phụ kiện sản xuất… từ đó gián tiếp tạo thêm việc làm và tăng thu nhập.
Không những vậy, FDI còn tác động lên cấu trúc thị trường làm tăng sự cạnh tranh, từ
đó cải thiện việc phân bổ nguồn lực ở nước nhận đầu tư.

FDI có ảnh hưởng tích cực trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao
năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới. Các quốc gia thường có thuế nhập khẩu
riêng, điều này làm cho giao dịch trở nên khá khó khăn. Rất nhiều lĩnh vực kinh tế
thường yêu cầu phải có mặt trong các nhà sản xuất quốc tế để đảm bảo đạt được doanh
số và mục tiêu đề ra. FDI làm cho tất cả các khía cạnh thương mại quốc tế này dễ dàng
hơn rất nhiều, từ đó giúp các quốc gia nhận đầu tư dễ dàng xâm nhập các thị trường
mới, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, FDI giúp nâng cao chất lượng của
người lao động, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, giúp nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thế giới.

FDI giúp kết nối với nền kinh tế thế giới, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn
cầu. Đồng thời cũng giúp củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến
trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

2.3. Mối quan hệ giữa ODA và FDI

Các nguồn vốn từ bên ngoài có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của các nước đang phát triển. Các nguồn vốn nước ngoài chảy vào một
quốc gia chủ yếu từ 3 kênh: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp nước

31
ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI). Một trong những yếu tố ảnh hưởng
rất lớn đến việc thu hút FDI của một quốc gia là hạ tầng xã hội và hạ tầng kinh tế. Ở
các nước đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, do ngân sách hạn
chế nên việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Vì vậy ODA được xem
là nguồn vốn bổ sung rất hiệu quả cho đầu tư phát triển và là nền tảng cho việc thu hút
FDI theo United Nations (2002) cho sự phát triển khẳng định rằng “ODA đóng vai trò
bổ sung cho các nguồn tài trợ khác cho phát triển, đặc biệt là ở những nước ít có khả
thu hút trực tiếp từ cá nhân”. Kể từ khi ra đời đến nay, ODA ngày càng khẳng định
được vai trò của mình đối với một nền kinh tế, nhất là các nước đang phát triển.

ODA và FDI là hai nguồn ngoại lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế – xã hội của các quốc gia, đặc biệt đối với các nước chậm và đang phát triển.
Nguồn vốn ODA và nguồn vốn FDI có mối liên hệ nhân quả và phụ thuộc lẫn nhau.
Nếu một nước kém phát triển không nhận được đầy đủ vốn ODA để cải thiện các cơ
sở hạ tầng kinh tế – xã hội thì cũng khó có thể thu hút được nguồn vốn FDI để mở
rộng kinh doanh. Tuy nhiên, nếu chỉ tìm cách thu hút vốn ODA mà không tìm cách thu
hút vốn FDI thì không có điều kiện để tăng trưởng nhanh sản xuất, dịch vụ và sẽ
không có khả năng trả nợ vốn ODA. Vốn ODA khi được đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn
FDI. Các dự án FDI chỉ có thể được triển khai hiệu quả trên cơ sở có mới trường cần
thiết cho việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, như cơ sở pháp lý, mặt bằng sản
xuất, mạng lưới giao thông... Bên cạnh đó, các dự án FDI cũng cần phải có những yếu
tố làm “đầu vào” và các yếu tố đảm bảo “đầu ra” cho quá trình sản xuất, như năng
lượng, nước, dịch vụ về tín dụng, thanh toán. Nhà đầu tư nước ngoài hầu như không tự
mang đến hoặc nhập khẩu được mà chủ yếu nhờ vào sự cung ứng của nước nhận vốn.
Tuy nhiên, các nước đang phát triển với đặc trưng là điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ
thuật còn yếu kém nên việc nhận hỗ trợ vốn ODA sẽ cải thiện được vấn đề này và thu
hút được nhiều các dự án FDI.

Vốn ODA đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo ra đội ngũ lao động có
trình độ cao cho khu vực kinh tế FDI. Ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, vốn ODA
cũng được ưu tiên sử dụng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế... Các dự án sử dụng
vốn ODA trong lĩnh vực này góp phần đào tạo đội ngũ lao động trong tương lai có
năng lực, trình độ và sức khỏe tốt phục vụ cho phát triển kinh tế một cách bền vững và

32
là một yếu tố vô cùng quan trọng cho khu vực kinh tế FDI với các dự án đòi hỏi lao
động có trình độ cao. Đây cũng là kinh nghiệm sử dụng hiệu quả vốn ODA mà một số
nước trên thế giới đã làm.

Nguồn vốn ODA đóng vai trò định hướng cho nguồn vốn FDI đầu tư vào
những ngành, những vùng cần thiết. Mỗi một nền kinh tế có những giai đoạn phát triển
khác nhau. Với mỗi giai đoạn phát triển sẽ đặt ra những mục tiêu trọng tâm, ưu tiên
phát triển. những ngành kinh tế phù hợp. Muốn xây dựng một đất nước phát triển về
mọi mặt thì các ngành, các vùng của chúng ta đều phải phát triển với một cơ cấu hợp
lý. Ví dụ như mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam là hạn chế sự
phát triển mất cân đối giữa các vùng, miền. Chính vì thế, trong công tác thu hút vốn
FDI, Chính phủ đã có chủ trương hướng các nhà đầu tư quốc tế đầu tư vào lĩnh vực
nông nghiệp, vào các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa... Tuy nhiên, các lĩnh vực,
các vùng này thu hút được rất ít vốn FDI do điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn
nhiều khó khăn dẫn đến chi phí lớn, không đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Do
đó, nguồn vốn ODA cần được ưu tiên đầu tư vào những vùng, miền này để cải thiện
môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho việc thu hút vốn FDI, giảm chênh lệch về sự phát
triển giữa các vùng, miền trong cả nước.

Vốn ODA, với đặc tính là khoản tài trợ có thời gian vay dài, lãi suất thấp hơn
nhiều so với vốn vay thương mại, sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn để tạo dựng
môi trường đầu tư hấp dẫn của các nước đang phát triển. Ngược lại, các dự án FDI
hoạt động có hiệu quả, hoạt động xuất khẩu được thúc đẩy, sẽ là nguồn cung ngoại tệ
chủ yếu trang trải những khoản ODA đến hạn. Các doanh nghiệp FDI góp phần tích
cực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cho một nền kinh tế – khi dòng vốn FDI này mang
lại tín hiệu tích cực nó sẽ là nguồn đảm bảo cho việc thanh toán và trả các khoản ng
nước ngoài của quốc gia khi đáo hạn, trong đó có vốn ODA. Chính vì thế, việc kết hợp
sử dụng hai nguồn tài lực này cần thiết được đặt ra, và là yêu cầu đối với các nước
đang phát triển.

ODA sẽ là nguồn vốn bổ sung hết sức quan trọng cho ngân sách nhà nước. Một
khi môi trường đầu tư được cải thiện sẽ làm tăng sức hút dòng vốn FDI. Mặt khác,việc
sử dụng vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư
trong nước tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang
lại lợi nhuận. Rõ ràng là ODA ngoài việc bản thân nó là một nguồn vốn bổ sung quan
33
trọng cho phát triển, nó còn có tác dụng nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, điều
chỉnh cơ cấu kinh tế và làm tăng khả năng thu hút vốn từ nguồn FDI góp phần quan
trọng vào việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc quản lý và sử dụng vốn ODA có hiệu quả sẽ tạo dựng được lòng tin của các nhà
đầu tư quốc tế về khả năng phát triển của một kinh tế. Ngược lại, nền kinh tế phát triển
ổn định sẽ làm tăng thêm lòng tin của các nhà tài trợ khi cho vay.

Như vậy có thể thấy cả ODA lẫn FDI đều có vai trò hết sức quan trọng đối với
sự phát triển của một quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Có sự so sánh để thấy rõ những ưu nhược điểm của từng loại nguồn vốn nhưng không
phải là để nghiêng về nên thu hút, sử dụng nguồn vốn nào mà là để thấy rằng nên sử
dụng, đầu tư mỗi loại nguồn vốn trên ở từng lĩnh vực nào dễ đạt hiệu quả sử dụng vốn
cao nhất. Trong thực tế, nguồn vốn ODA nhờ những đặc điểm vốn có thường được sử
dụng trong đầu tư vào các dự án về cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội... còn FDI thưởng
xuất hiện trong các dự án sản xuất kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp trực
tiếp làm ra các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế. Chính việc
khác biệt trong mục đích sử dụng, lĩnh vực đầu tư này cho thấy mối quan hệ qua lại
giữa hai loại nguồn vốn, có tác dụng bổ trợ nhau thúc đẩy hiệu quả đầu tư, sự phát
triển của nền kinh tế. Do vậy, việc sử dụng vốn ODA và thu hút FDI cũng như tầm
quan trọng và hiệu ứng tích hay tiêu cực của những nguồn vốn này từ lâu đã thu hút sự
quan tâm của nhiều học giả và các nhà làm chính sách của các quốc gia trên thế giới.
Vì vậy, với bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ làm rõ hơn về mối quan hệ giữa hai nhân
tố FDI và ODA, với dữ liệu từ các quốc gia vào Việt Nam.

34
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ODA
VÀ FDI VÀO VIỆT NAM

3.1. Dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

Sau 30 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam trở thành một trong
những quốc gia thu hút vốn FDI thành công nhất trong khu vực, dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã không ngừng tăng trong các năm qua. Năm 2010,
vốn đầu tư thực hiện đạt 11 tỷ USD, tới năm 2015 đạt 14.5 tỷ USD, và năm 2019 đạt
38.95 tỷ USD Vũ Thị Yến (2021). Với bài nghiên cứu, nhóm lựa chọn 8 quốc gia đại
diện cho các châu lục để phân tích. Trong đó, dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2010 –
2012 của 6 quốc gia: Đức, Pháp, New Zealand, Australia, Mỹ và Canada bị khuyết do
bộ dữ liệu có sẵn chưa được cập nhật chi tiết. Với các dữ liệu còn lại, nhóm sẽ cố gắng
đưa đến cái nhìn khách quan nhất về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của các
quốc gia vào Việt Nam.

Có thể thấy trong 8 quốc gia đã chọn, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có
dòng vốn FDI vào Việt Nam nhiều nhất và ổn định nhất. Tính riêng với Hàn Quốc, chỉ
trong vòng 10 năm từ 2010 – 2020 đã có 56,89 tỷ USD dòng vốn FDI đổ vào Việt
Nam và 9,149 dự án đầu tư (chiếm 18.3% tổng vốn đầu tư). Tính từ năm 2015 (kể từ
khi Hiệp định VKFTA có hiệu lực) đến 6 tháng đầu năm 2019, mỗi năm, Hàn Quốc
đăng ký đầu tư vào thị trường Việt Nam trên 6 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2020, khi
tác động tiêu cực của đại dịch Covid – 19 đối với kinh tế toàn cầu trở nên rõ rệt ở hầu
hết các nước, vốn FDI đăng ký của Hàn Quốc cũng giảm hơn 1/2 so với năm 2019,
giảm từ 7,92 tỷ USD đăng ký năm 2019 xuống 3.90 tỷ USD đăng ký năm 2020. Tuy
vậy, điều đáng chú ý là tỷ lệ vốn đầu tư thực tế trong năm 2020 lại đạt được giá trị cao
nhất so với các thời kỳ trước đó, đạt gần 70% ThS Bùi Thị Hồng Ngọc - ThS Đoàn
Thị Thu Hương (2021). Hiện nay, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam đóng
góp khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu quốc gia, trong đó hơn 50% là các mặt hàng
điện tử và khoảng 25% là của doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc – Samsung Việt Nam.

Tương tự với Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là một trong số các đối tác với dòng
vốn FDI vào nước ta nhiều nhất. Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới sau
khủng hoảng kết hợp với sự mâu thuẫn chính trị giữa Nhật Bản – Trung Quốc đạt đỉnh
điểm (2012), các nhà đầu tư Nhật Bản đã đồng loạt rút khỏi Trung Quốc xoay trục đầu
35
tư sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, năm 2012, vốn FDI
đăng ký của Nhật Bản chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với
4,38 tỷ USD. Từ năm 2014 với sự mất giá của đồng Yên cùng với sự suy thoái kinh tế
toàn cầu khiến Chính phủ Nhật Bản tăng chi tiêu công và mở ra nhiều cơ hội cho nhà
đầu tư ngay ở thị trường nội địa đã tác động làm suy giảm hoạt động đầu tư của Nhật
Bản tại Việt Nam, vốn FDI của Nhật giảm hơn 65% so với năm trước đó. Năm 2018,
ngoại trừ những dự án lớn vượt quá 1 tỷ USD thì số vốn FDI cấp phép mới từ Nhật
Bản vào Việt Nam đạt khoảng 2,45 tỷ USD, cao gấp hơn 2 lần năm 2017 (tăng 112%).

Năm 2019 và 2020, FDI của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam sụt giảm mạnh còn
lần lượt 4,13 tỷ USD và 2,67 tỷ USD, nguyên nhân là do kinh tế thế giới năm 2019
chững lại kết hợp với sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 vào cuối năm và bùng phát
mạnh vào năm 2020 TS. Nguyễn Văn Hưởng (2022).

Các quốc gia còn lại, mặc dù không có sự đồng đều giữa các năm nhưng lại có
một đến hai năm ghi nhận những con số ấn tượng. New Zealand trong năm 2019 ghi
nhận con số kỷ lục 135,09 triệu USD. Bên cạnh là Australia và Canada với số tiền đầu
tư cho FDI vào Việt Nam ghi nhận trong các năm 2018 và 2019 lần lượt là 609,07
triệu USD và 178,5 triệu USD. Có được những thành tựu này phải kể đến sự tác động
tích cực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Từ sau
khi chính thức có hiệu lực 14/01/2019, dòng vốn FDI của nước ta ở những quốc gia
thành viên đã được cải thiện đáng kể trước khi tuột dốc do đại dịch COVID-19.

Nguồn vốn FDI từ Mỹ, Đức và Pháp vào nước ta tuy không lớn nhưng lại rất
chất lượng, tập trung vào các lĩnh vực có hàm lượng trí thức và công nghệ cao. Giai
đoạn từ 2010 – 2020, dòng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam giảm mạnh kể từ 2017
do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và COVID – 19. Dòng vốn FDI
từ Đức ghi nhận sự biến động mạnh qua các năm. Năm 2017, vốn FDI từ Đức vào Việt
Nam tăng đột biến, mức tăng trưởng dương 822% với tổng vốn đạt 414.01 triệu USD.
Xong đến năm 2019 tăng trưởng âm –65% với tổng số vốn là 137.68 triệu USD do tác
động xấu của đại dịch. Dòng vốn FDI từ Pháp vào Việt Nam cũng không ổn định, dao
động lớn từ âm 71% (năm 2021) đến 453% (năm 2018). Tổng số vốn FDI từ Pháp vào
Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2019 đạt 12,69 tỷ USD. Với Hiệp định EVFTA
chính thức có hiệu lực từ 01/08/2020 đã giúp cho dòng vốn FDI từ Đức và Pháp không
phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID – 19.
36
HÀN QUỐC NHẬT BẢN
9000 10000
8000 9000
7000 8000
6000 7000
6000
5000
5000
4000
4000
3000
3000
2000 2000
1000 1000
0 0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

ĐỨC
PHÁP
450
700
400
600
350
500
300
400
250
200
300
150
200
100
10050

0 0
2010 2011
2010 2011 2012
2012 2013
2013 2014
2014 2015
2015 2016
2016 2017
2017 2018
2018 2019
2019 2020
2020

Biểu đồ 3.1: Dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

(Đơn vị tính: Triệu USD)

37
AUSTRALIA NEW ZEALAND
700 160

600 140
120
500
100
400
80
300
60
200
40
100 20
0 0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

MỸ CANADA
2500 350

300
2000
250
1500 200

1000 150

100
500
50

0 0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 3-2: Dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020
(Đơn vị tính: Triệu USD)

38
3.2. Dòng vốn ODA vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

Nhật Bản là nước có dòng vốn ODA vào Việt Nam nhiều nhất trong 8 nước mà
nghiên cứu đề cập đến. Nhật Bản có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh
tế của Việt Nam với vai trò là quốc gia dẫn đầu về nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA.
Nguồn vốn ODA của Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế
Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kể từ khi nối lại viện trợ ODA
cho Việt Nam (1992), Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam. Tính từ
năm 1992 đến nay, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt gần 17 tỷ USD chiếm
khoảng 30% tổng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết với Việt Nam THS Nguyễn
Thị Thanh Lam (2021). Các chương trình viện trợ của Nhật Bản nhằm vào 5 lĩnh vực
chính: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công
trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường. Trong một vài năm gần
đây, dòng vốn ODA mà Nhật Bản hỗ trợ cho Việt Nam đang có chiều hướng giảm. Do
Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình nên nguồn vốn hỗ trợ phát triển hiện
đã dần dần giảm xuống, điều kiện vay ưu đãi ngày càng trở nên khắt khe hơn. Cụ thể,
từ sau năm 2012, nguồn vốn ODA từ Nhật Bản đã giảm mạnh từ 1646.71 triệu USD
xuống còn 1074.92 triệu USD năm 2015 và xuống mức 75.18 triệu USD năm 2020.

Năm 2020 đánh dấu 28 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc
và 30 năm Hàn Quốc cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam Ha.
NV (2020) Việt Nam tiếp tục là đối tác ưu tiên hàng đầu mà Hàn Quốc cung cấp hỗ trợ
phát triển (nhận khoảng 20% tổng viện trợ của Hàn Quốc). Gần đây, tổng viện trợ của
Hàn Quốc dành cho Việt Nam hàng năm đạt hơn 300 triệu USD, trong đó 90% là vốn
vay ODA và 10% là viện trợ không hoàn lại. Hợp tác phát triển Việt Nam – Hàn Quốc
được ưu tiên cho những lĩnh vực: hạ tầng giao thông, đô thị; y tế; giáo dục, đào tạo;
môi trường; năng lượng sạch, công nghệ thông tin… Trong giai đoạn 2010 – 2020,
những nguyên tắc, định hướng chung trong hợp tác phát triển của Hàn Quốc đối với
Việt Nam được thể hiện trong Chiến lược đối tác phát triển (CPS) với Việt Nam với
ưu tiên được dành cho quản lý nhà nước, giáo dục, nước và y tế, giao thông.

Đức và Pháp là một trong những nước viện trợ nhiều và thường xuyên ODA
cho Việt Nam. Tuy dòng vốn ODA từ hai quốc gia này vào Việt Nam không thể so

39
sánh với Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng Đức và Pháp là nhà tài trợ ODA lớn và ổn
định cho Việt Nam đến từ Châu Âu. Năm 2011, dù kinh tế châu Âu nói chung và Đức,
Pháp nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn, nhưng lượng vốn ODA mà Đức và Pháp
cam kết hỗ trợ Việt Nam vẫn tiếp tục tăng lên mức cao. Điều này cũng minh chứng
rằng Việt Nam là đối tác số một trong ưu tiên hợp tác phát triển của Đức, Pháp tại
Đông Nam Á. Từ năm 2010 – 2020, Đức đã cung cấp 1411 triệu USD và Pháp cung
cấp 2174 triệu USD cho các dự án ODA tại Việt Nam.

Australia là một trong những đối tác song phương cung cấp ODA không hoàn
lại lớn cho Việt Nam (đạt trung bình 64 triệu USD/năm kể từ 2010 – 2020). Một đại
diện nữa đến từ châu Úc – New Zealand là nước có dòng vốn đổ vào Việt Nam ít nhất
trong 8 nước bài nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên dòng vốn ODA từ quốc gia này
được khẳng định là chất lượng, sử dụng hiệu quả, góp phần tích cực vào công cuộc
phát triển kinh tế – xã hội và nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam TTXVN
(2017).

Hoa Kỳ và Canada thuộc nhóm nước đi đầu viện trợ phát triển (ODA) cho Việt
Nam. ODA của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam liên tục tăng qua các năm, trong những
năm gần đây đều đạt trên 100 triệu USD/năm. Đặc biệt năm 2010, trong bối cảnh khó
khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ 2009, ODA của Hoa Kỳ vẫn đạt 1922,41
triệu USD. Nguồn vốn ODA của Canada tập trung vào cải cách kinh tế, xóa đói giảm
nghèo, nông nghiệp, môi trường với tổng giá trị hơn 800 triệu USD. Tháng 11/2015
Canada đã công bố khoản ODA trị giá 12,9 triệu đô la Canada cho dự án phát triển
hợp tác xã Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020; khoản viện trợ 15 triệu USD Canada hỗ
trợ Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu; viện trợ 15,2 triệu USD Canada cho 2 dự án
an toàn thực phẩm – Safegrow dành cho Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Mạnh Hùng (2017).

Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã góp phần quan trọng, tích cực trong việc
thúc đẩy kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội,
đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa. Nhiều công trình, dự án sau khi hoàn thành đưa
vào sử dụng phát huy tốt hiệu quả đầu tư. Các nguồn vốn vay còn hỗ trợ đẩy mạnh quá
trình chuyển giao công nghệ và tiếp thu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên
tiến của các nước phát triển trên thế giới, tạo ra việc làm. Tuy nhiên từ năm 2010, Việt
Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của
40
các đối tác phát triển dành cho Việt Nam cũng đang giảm rõ rệt. Nhiều nhà tài trợ đã
chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp. Từ năm 2016 – 2020 vốn
ODA có xu hướng giảm dần, đến năm 2019 giải ngân 1.654 tỷ USD và đến 2020 giải
ngân 424 tỷ USD, mức rất thấp so với những năm trước đó. Lý do là vì trong cả quá
trình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA còn tồn tại một số bất cập hạn chế
cần khắc phục trong thời gian tới như tiến độ thực hiện, giải ngân các chương trình dự
án chưa đáp ứng được yêu cầu và cam kết trong hiệp định ký kết với các nhà tài trợ
các quy định, thủ tục phức tạp. Ngoài ra, năng lực quản lý nguồn vốn còn hạn chế, tình
trạng thất thoát diễn ra mạnh. Cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ trong công tác quản
lý và thực hiện ODA còn yếu và chưa đáp ứng những yêu cầu của việc nâng cao hiệu
quả ODA. Đều biết rằng ODA và FDI là hai nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với
nền kinh tế của Việt Nam, nhưng từ những điểm hạn chế của ODA và thực tế minh
chứng Việt Nam đang có xu hướng giảm dần vào sự phụ thuộc của vào ODA thay vào
đó là đẩy mạnh thu hút FDI.

41
HÀN QUỐC NHẬT BẢN
250 1800
1600
200 1400
1200
150
1000
800
100
600

50 400
200
0 0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

ĐỨC PHÁP
200 350
180
300
160
140 250
120 200
100
80 150

60 100
40
50
20
0 0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 3.2: Dòng vốn ODA vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

(Đơn vị tính: Triệu USD)

42
MỸ CANADA
NEW ZEALAND AUSTRALIA
160 35
12 160
140 30
140
10
120
25
120
100
8
20
100
80
6 80
15
60
60
10
440
40
5
220
20
0 0
0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Biểu đồ 3-3: Dòng vốn ODA vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

(Đơn vị tính: Triệu USD)

43
3.3. Kết quả phân tích kiểm định mối quan hệ giữa ODA và FDI vào Việt Nam

3.3.1. Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Bảng 3-2: Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu

Biến quan sát Số biến Giá trị Độ lệch Giá trị Giá trị
quan sát trung bình chuẩn nhỏ nhất lớn nhất

FDI 88 1371.057 2396.217 1.12 9111.92

ODA 88 200.7253 331.3227 4.03 1646.71

GDP 88 246052.3 62373.58 147200 346600

TOP 88 6.796821 6.739265 .3150525 23.8806

INF 88 5.822727 4.834756 .63 18.67

POP 88 92.1 2.952809 87.4 96.6

3.3.2. Kết quả phân tích thực nghiệm

3.3.2.1. Hồi quy OLS

Để tránh chạy mô hình hồi quy giả, tất cả các biến được kiểm tra tính dừng
bằng cách sử dụng phép thử Levin – lin – Chu cho dữ liệu bảng, với giả thuyết H0: Dữ
liệu bảng bao gồm đơn vị gốc.

Bảng 3-3: Kết quả kiểm tra gốc đơn vị bảng bậc gốc

Levin – Lin – Chu Levin – Lin – Chu

(dừng) (không dừng)


Biến

Thống kê Giá trị P Thống kê Giá trị P

FDI 5.4455 0.0000* – 4.8285 0.0000*

ODA – 0.6323 0.2636 – 4.7933 0.0000*

44
Levin – Lin – Chu Levin – Lin – Chu

(dừng) (không dừng)


Biến

Thống kê Giá trị P Thống kê Giá trị P

GDP – 8.4208 0.0000* – 7.5141 0.0000*

TOP – 2.3068 0.0105** – 4.9508 0.0000*

INF – 3.474 0.0003* – 3,2043 0.0007*

POP – 13.3271 0.0000* 3.7448 0.9999

Chú thích: ** và * chứng tỏ bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa tương ứng ở mức là
5% và 1%

Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATAMP 17

Các kết quả kiểm tra gốc đơn vị bảng khẳng định chuỗi dữ liệu có tính dừng ở
tất cả các biến. Do vậy, các biến sẽ được giữ ở bậc gốc.

Sau khi xây dựng lại công thức, chúng tôi tiến hành ước lượng tác động của các
biến độc lập lên FDI bằng cách sử dụng OLS.

Bảng 3-4: Kết quả ước lượng bằng OLS

Biến phụ thuộc = FDI

Hệ số hồi quy (OLS)


Biến
Hệ số hồi quy Giá trị P

Hệ số chặn – 189.8967 0.011**

ODA .2766776 0.034**

GDP – 6.961966 0.018**

45
TOP 1.084208 0.0000*

INF .2978566 0.088***

POP 61.60957 0.012**

R2 0.7498

Số quan sát 88

Chú thích: ***, ** và * có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 10%, 5% và 1%.

Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATAMP 17

Chúng tôi thấy rằng tất cả các ước lượng đều có ý nghĩa thống kê ở mức 10%,
5% hoặc 1%. Trong đó, ước lượng ODA đúng như mức kỳ vọng: có hệ số ở mức
dương với mức ý nghĩa tại 5%. Theo kết quả này, ODA có tác động cùng chiều tới
FDI.

3.3.2.2. Hồi quy FEM/REM

Sau khi chạy hồi quy FEM, kết quả cho thấy kiểm định F có giá trị P = 0.0000
< Mức ý nghĩa 5% (α = 0.05), do vậy bác bỏ giả thuyết H0 (với H0: Mô hình phù hợp
là OLS). Như vậy, mô hình phù hợp là FEM.

Bảng 3-5: Kết quả ước lượng bằng FEM

Biến phụ thuộc = FDI

Hệ số hồi quy (FEM)


Biến
Hệ số hồi quy Giá trị P

Hệ số chặn – 77.18229 0.301

ODA – .1454895 0.533

GDP – 2.896324 0.305

TOP .4988864 0.397

46
INF .2427132 0.080***

POP 26.15085 0.276

R2 0.6219

Số quan sát 88

Chú thích: *** có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.

Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATAMP 17

Vì tập dữ liệu được sử dụng là dữ liệu bảng, nên chúng tôi cần quyết định xem
mô hình hiệu ứng cố định (FEM) hay mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) có phù hợp
với dữ liệu hay không. Vì mục đích đó, chúng tôi chạy kiểm định Hausman, trong đó
giả thuyết (H0): Mô hình phù hợp là mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM).

Bảng 3-6: Kết quả ước lượng bằng REM

Biến phụ thuộc = FDI

Hệ số hồi quy (REM)


Biến
Hệ số hồi quy Giá trị P

Hệ số chặn – 100.1973 0.158

ODA .0269974 0.892

GDP – 3.767677 0.167

TOP 1.174131 0.000*

INF .2659645 0.053***

POP 33.2596 0.147

R2 0.7325

47
Số quan sát 88

Chú thích: *** và * có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 10% và 1%.

Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATAMP 17

Kiểm định Hausman cho kết quả giá trị P = 0.445 > Mức ý nghĩa 5% (α =
0.05), do vậy chấp nhận H0 nên mô hình phù hợp là Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
(REM). Tuy nhiên, kết quả trên lại cho thấy biến quan trọng ODA không đạt mức ý
nghĩa tại 1% hay thậm chí tại 5% hay 10%.

* Kiểm định phương sai sai số thay đổi:

Từ kết quả phân tích hồi quy, chúng tôi tiến hành kiểm tra phương sai sai số
thay đổi bằng kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian Multiplier, với giả thuyết H0:
Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và H1: Có hiện tượng phương sai sai
số thay đổi.

Vì giá trị P = 0.0000 nên chúng tôi bác bỏ giả thuyết H0. Do đó, mô hình trên
tồn tại phương sai sai số thay đổi.

*Kiểm định hiện tượng tự tương quan:

Để thực hiện kiểm định hiện tượng tự tương quan cho dữ liệu bảng, chúng tôi
sử dụng kiểm định Wooldridge, với H0: không xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc
nhất. Kiểm định Wooldridge cho kết quả có giá trị P = 0.8413 > Mức ý nghĩa 5% ( α =
0.05), do vậy chấp nhận H0 và kết luận mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương
quan.

3.3.2.3. Hiệu chỉnh mô hình (GLS)

Nhằm khắc phục hiện tượng phương sai sai số trong mô hình REM, chúng tôi
tiến hành hiệu chỉnh mô hình bằng GLS.

Bảng 3-7: Kết quả ước lượng bằng GLS

Biến phụ thuộc = FDI

Biến Hệ số hồi quy (GLS)

48
Hệ số hồi quy Giá trị P

Hệ số chặn – 216.7677 0.000*

ODA .2394511 0.026**

GDP – 7.589023 0.001*

TOP 1.138664 0.000*

INF .3129915 0.029**

POP 69.28949 0.000*

Số quan sát 88

Chú thích: ** và * có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 5% và 1%

Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATAMP 17

Kết quả phân tích hồi quy GLS cho thấy tất cả các ước lượng đều có ý nghĩa
thống kê ở mức cao. Cụ thể, chúng tôi nhận thấy rằng giá trị P của ODA trong trường
hợp này tốt hơn so với kết quả hồi quy REM trước đó.

Khi ODA tăng 1% thì FDI tăng 0,24%. POP có sự ảnh hưởng lớn nhất với 1%
tăng lên sẽ làm FDI tăng khoảng 69,3%. Theo sau đó, TOP tăng 1% thì FDI tăng
1,14%. Ngược lại với kỳ vọng ở giả thuyết ban đầu, GDP có mối tương quan âm với
FDI, kết quả cho thấy GDP giảm 1% sẽ làm FDI tăng 7,59%, INF tăng 1% sẽ kéo theo
FDI tăng 0,31%.

3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

3.4.1. Tác động của ODA tới FDI

Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ tích cực giữa ODA và FDI với
mức ý nghĩa thống kê 1%. Cụ thể, với 1% ODA tăng lên sẽ làm FDI tăng khoảng
0,24%. Kết quả nghiên cứu này có thể giải thích rằng vốn ODA thường được sử dụng
để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, từ đó tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập
49
trung đầu tưu vào các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận.
Hơn nữa, ODA còn giúp nâng cao hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế…) và hạ tầng kinh tế
(hệ thống giao thông, năng lượng, truyền thông…) để tạo nền tảng cho tăng trưởng
kinh tế, đây cũng là động lực để thu hút FDI vào Việt Nam.

3.4.2. Tác động của tổng sản phẩm quốc nội tới FDI

Ngoài ODA, nghiên cứu này còn ghi nhận một số yếu tố khác có ảnh hưởng
đến FDI của Việt Nam. Trái với mức kỳ vọng của chúng tôi ban đầu, kết quả phân tích
hồi quy cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có tác động ngược chiều tới thu hút
đầu tư nước ngoài (FDI. Cụ thể, khi GDP giảm 1% sẽ làm FDI tăng 7,59%. Điều này
có thể giải thích rằng tổng sản phẩm quốc nội giảm cho thấy nền kinh tế bị thu hẹp, từ
đó có thể dẫn đến suy thoái. Do vậy, để nền kinh tế được phục hồi và tăng trưởng trở
lại, chính phủ cần huy động nguồn vốn cả trong và ngoài nước, trong đó có dòng vốn
FDI. Vì vậy, khi tổng sản phẩm quốc nội trong nước giảm, chính phủ sẽ đưa ra các
chính sách phù hợp nhằm tìm kiếm và thu hút thêm các dòng vốn FDI từ nước ngoài
vào Việt Nam.

3.4.3. Tác động của độ mở thương mại tới FDI

Phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này cũng tìm
thấy bằng chứng về mối tương quan thuận giữa độ mở thương mại (TOP) và FDI của
Việt Nam. Cụ thể là, khi tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP của một quốc gia
tăng 1% thì FDI chảy vào quốc gia tăng 1,14%. Về mặt thống kê, mối quan hệ này có
ý nghĩa ở mức 1%. Kết quả này được giải thích là do khi độ mở thương mại của một
quốc gia càng lớn sẽ càng thuận lợi cho các công ty trong việc chuyển dịch cũng như
tiếp cận các thị trường mới nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Hơn nữa, khi độ mở thương
mại càng cao thì môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý càng trở nên thông
thoáng hơn và đây được xem là lợi thế của quốc gia trong thu hút FDI.

3.4.4. Tác động của lạm phát tới FDI

Trái ngược với mức kỳ vọng ban đầu, lạm phát có tác động tích cực tới FDI ở
mức ý nghĩa 5%. Kết quả nghiên cứu cho thấy 1% tăng lên của lạm phát (INF), FDI
tăng lên 0,31%, Mối tương quan này có thể được giải thích rằng, với một mức thu
nhập tương tự nhưng nếu lạm phát xảy ra, đồng tiền trong nước sẽ bị mất giá, từ đó
dẫn đến giá đồng tiền ngoại tệ tăng. Do vậy, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tận dụng cơ

50
hội để tìm kiếm lợi nhuận khi đầu tư vào Việt Nam. Lạm phát cao sẽ đi cùng với tăng
trưởng kinh tế cao và tỷ suất sinh lợi cao.

3.4.5. Tác động của dân số tới FDI

Ngoài các nhân tố kể trên, kết quả phân tích hồi quy cho thấy dân số (POP) có
ảnh hưởng tích cực tới việc thu hút FDI vào Việt Nam. Cụ thể, khi dân số quốc gia
(POP) tăng thêm 1% thì FDI chảy vào quốc gia sẽ tăng thêm khoảng 69,3%. Về mặt
thống kê, mối quan hệ này có ý nghĩa ở mức 1%. Kết quả này được giải thích là do khi
một quốc gia có quy mô dân số lớn, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đẩy mạnh đầu tư
nhằm tận dụng nguồn lao động quốc gia và tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường. Một
thị trường lớn với sức mua lớn sẽ là một điểm đến hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư
FDI vào Việt Nam.

51
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.1. Kết luận

Nghiên cứu tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa ODA và FDI của 8 quốc
gia vào Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020. Chúng tôi sử dụng đồng thời các mô
hình hồi quy OLS, FEM, REM và GLS để phân tích dữ liệu bảng.

Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa ODA đối với FDI của 8
nước vào Việt Nam. Điều đó có ý nghĩa rằng ODA là một trong những yếu tố quan
trọng thu hút FDI tại Việt Nam. Về cơ bản, mối quan hệ giữa ODA và FDI dường như
bổ sung cho nhau, có thể liên quan đến lý thuyết “thời gian để xây dựng” (Kydland &
Prescott, 2006), FDI tăng có liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng và sự sẵn sàng đầu
tư của doanh nghiệp khi cơ sở hạ tầng đáp ứng tiêu chuẩn của họ, mà điều này được hỗ
trợ bởi dòng vốn ODA Pham Hang (2015). ODA trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng đã góp
phần thu hút FDI vào các tỉnh của Việt Nam, không chỉ bằng các kênh trực tiếp thông
qua việc giải ngân vốn ODA hiện tại, mà còn bằng các kênh gián tiếp thông qua cải
thiện cơ sở nguồn nhân lực của các tỉnh tương ứng Pham Thu Hien (2008). Hơn nữa,
dữ liệu ODA mà chúng tôi sử dụng là ODA giải ngân, dữ liệu này có thể phản ánh một
cách thực tiễn việc thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn ODA sẽ có tác động tích cực
tới việc thu hút FDI tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, chúng tôi phát hiện tương quan nghịch giữa GDP và FDI và tác
động thuận của lạm phát tới FDI, điều này đối lập hoàn toàn đối với những dự đoán
ban đầu của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng điều này có thể giải thích là do sự biến
động của thời gian và một số biến cố tác động tới kinh tế như dịch bệnh COVID –
19,... Các yếu tố khác như độ mở thương mại, dân số có ảnh hưởng tích cực đối với
FDI của 8 nước vào Việt Nam.

4.2. Hàm ý chính sách

4.2.1. Chính sách tăng cường sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA

Một hàm ý chính sách quan trọng rút ra từ những kết quả này đối với Việt Nam
là Chính phủ cần phải tăng cường tính hiệu quả và minh bạch trong việc sử dụng các
dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhằm tạo ra và tiếp tục có đủ dòng vốn ODA trong tương
lai. Lý do là quy trình và thủ tục quản lý chương trình và dự án sử dụng nguồn vốn

52
ODA của Việt Nam còn phức tạp và không đồng bộ, có những sự khác biệt so với các
nhà tài trợ. Quá trình triển khai các dự án ODA còn phát sinh, nhiều vấn đề cùng với
đó là sự thất thoát, lãng phí, tắc trách và thiếu khoa học trong thiết kế chương trình,
quản lý và sử dụng ODA… do đó làm chậm tiến độ giải ngân vốn ODA và làm giảm
sự tin cậy của các nhà đầu tư.

Trong bối cảnh là nước có mức thu nhập trung bình, Việt Nam cần xác định rõ
định hướng tổng thể về sử dụng nguồn vốn ODA để làm căn cứ cụ thể hoá các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc huy động nguồn lực này; xác
định được những lĩnh vực ưu tiên cần sử dụng vốn ODA tránh tình trạng phân bổ dàn
trải, tạo tâm lý ỷ lại, không nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn khác.

4.2.2. Chính sách thu hút dòng vốn ODA

Bên cạnh đó, ODA là nguồn vốn cần thiết để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng quy
mô lớn. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chưa đáp ứng được
thì việc tiếp tục huy động nguồn vốn này về dài hạn sẽ giúp huy động được sự tham
gia của tư nhân thông quan nguồn vốn FDI.

Hướng đi mới để thu hút đầu tư ODA một cách hữu hiệu. Theo đó, Nhà nước
nên khuyến khích tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dự án dịch vụ hoặc công trình
công cộng của Nhà nước có sử dụng vốn ODA làm hạt nhân thực hiện.

Tuy nhiên, việc thu hút dòng vốn ODA cần có sự ưu tiên và chọn lọc, đặc biệt
là vốn ODA đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục. Đề xuất đưa ra là tăng
cường hơn nữa công tác giám sát của các cấp, chỉ ra những khiếm khuyết trong sử
dụng viện trợ của những nhóm lợi ích cả trong và nước ngoài, nhà tài trợ; phân tích
những mặt lợi, bất lợi của vốn ODA từ đó đề xuất kiến nghị bảo đảm việc sử dụng có
chọn lọc, có hiệu quả.

4.3. Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng các dòng vốn ODA và FDI hàng năm vào toàn bộ
quốc gia nói chung mà không phân bổ theo bất kỳ ngành nào. Trong nghiên cứu tương
lai, việc điều tra mối quan hệ giữa ODA và FDI trong từng lĩnh vực cụ thể có thể có
giá trị, trọng tâm này có thể tạo ra thông tin bổ sung về các lĩnh vực có thể mà FDI đáp
ứng với ODA. Việc tổng hợp ODA và FDI theo lĩnh vực sẽ cho chúng ta một bức

53
tranh toàn cảnh hơn về tác động của ODA cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên,
đóng góp của chúng tôi có thể là một nguồn tài liệu đáng tin cậy vì nó cung cấp thông
tin có giá trị cho cả Chính phủ Việt Nam và các công ty đang cân nhắc đầu tư trong
tương lai gần, vì họ có thể dự đoán tốt hơn khi các công ty cạnh tranh khác có khả
năng đầu tư.

Chúng tôi cũng gặp phải những hạn chế trong việc thu thập dữ liệu, đặc biệt là
FDI của 8 quốc gia vào Việt Nam. Do đó, số lượng quan sát trong mô hình tương đối
hạn chế. Từ năm 2010 đến năm 2020, thực hiện các quan sát hàng năm cho các biến
trong mô hình, chúng tôi có 88 biến quan sát và điều đó sẽ phần nào làm hạn chế các
mức độ tự do trong ước lượng các biến. Nếu chúng tôi có thể tìm thấy dữ liệu để tăng
số lượng quan sát, chất lượng các ước lượng sẽ được cải thiện hơn.

54
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Danh mục tài liệu Tiếng Việt


1. Ha. NV (2020), "Việt Nam và Hàn Quốc đánh dấu quan hệ đối tác chiến lược", Báo
điện tủ Đảng Cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/kinh-te/viet-nam-va-han-
quoc-danh-dau-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-568091.html.
2. Nguyễn Hữu Công và Trần Thị Hoa (2022), "Tác động của nợ nước ngoài đối với
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam", Tạp chí công thương.
3. ThS Bùi Thị Hồng Ngọc - ThS Đoàn Thị Thu Hương (2021), "Thực trạng và tác
động của FDI Hàn Quốc vào Việt Nam trong bối cảnh mới", tạp chí công thương.
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-tac-dong-cua-fdi-han-quoc-vao-
viet-nam-trong-boi-canh-moi-85702.htm.
4. TS. Nguyễn Văn Hưởng (2022), "Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản
vào Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay", Tài chính quốc tế,
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/337956/CVv266S062022
085.pdf.
5. THS Nguyễn Thị Thanh Lam (2021), "Nguồn vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam
giai đoạn 2010 - 2020 triển vọng", tạp chí công thương,
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nguon-von-oda-nhat-ban-vao-viet-nam-giai-doan-
2010-2020-va-trien-vong-82705.htm.
6. Nguyễn Mại (2019), "Việt Nam thu hút FDI: Cột mốc mới 2019 và dự báo 2020",
Báo điện tử chính phủ, https://baochinhphu.vn/viet-nam-thu-hut-fdi-cot-moc-moi-
2019-va-du-bao-2020-102266161.htm.
7. Mạnh Hùng (2017), "Dấu mốc quan trọng nâng tầm quan hệ Việt Nam - Canada",
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/thoi-su/dau-moc-quan-
trong-nang-tam-quan-he-viet-nam--canada-460853.html.
8. Nguyễn Hoàng Thuỵ Trâm và Quách Doanh Nghiệp (2016), "Phân tích tác động
cua ODA và FDI lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và phát triên,
https://ktpt.neu.edu.vn/tap-chi/so-232/muc-luc-720/phan-tich-tac-dong-cua-oda-va-fdi-
len-tang-truong-kinh-te-viet-nam.375412.aspx.
9. Kiều Oanh (2022), "Vai trò của dòng vốn FDI trong phát triển kinh tế Việt Nam",
Tạp chí công thương, https://amp.tapchicongthuong.vn/bai-viet/vai-tro-cua-dong-von-
fdi-trong-phat-trien-kinh-te-viet-nam-101700.htm.
55
10. Đỗ Phượng (2021), Nghị định 56/2020/NĐ - CP ban hành ngày 25/5/2020, chủ
biên.
11. Thu Phương (2020), "Năm 2020 Việt Nam thu hút gần 29 tỷ USD vốn FDI", báo
công thương, https://congthuong.vn/nam-2020-viet-nam-hut-gan-29-ty-usd-von-fdi-
150172.html.
12. ThS. Nguyễn Phúc Cảnh và Phạm Gia Quyền (2017), "Ảnh hưởng của dòng vốn
nước ngoài và độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế", Tạp chí Ngân hàng số 6.
13. Nguyễn Hải Yến và các cộng sự (2021), Ảnh hưởng của dòng vốn nước ngoài , độ
mở thương mại và nguồn vốn con người đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí
Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và phát triển.
14. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và các cộng sự (2022), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và các yếu tố vĩ mô.
15. TTXVN (2017), "Việt Nam khảng định ODA của New Zealand được sư dụng
hiệu quả", https://tuyengiao.vn/thoi-su/viet-nam-khang-dinh-oda-cua-new-zealand-
duoc-su-dung-hieu-qua-99341.
16. Lê Thanh Tùng (2014), "Mối quan hệ giữa lạm phát và vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam", Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 201
https://vjol.info.vn/index.php/JED/article/view/32215/27402?
fbclid=IwAR3ojepiOEdMUxGqGQcw4S0MlLOAFDoML5j9EAlO-
1GK2ywDC5du5PP0sUw, tr. 7.
17. TS Lê Thanh Tùng (2014), "Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và
độ mở thương mại tại Việt Nam", Tạp chí phát triển và hội nhập, https://user-
cdn.uef.edu.vn/newsimg/tap-chi-uef/2014-09-10-18/6.pdf.
18. Vũ Thị Yến (2021), "Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam giai đoạn 2010 - 2020", tạp chí công thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-
viet/thuc-trang-thu-hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-giai-doan-2010-
2020-80266.htm#:~:text=Trong%20giai%20%C4%91o%E1%BA%A1n
%202010%20%2D%202020%20v%E1%BB%ABa%20qua%2C%20c%C3%A1c
%20nh%C3%A0%20%C4%91%E1%BA%A7u,USD%2C%20chi%E1%BA%BFm
%20t%E1%BB%B7%20l%E1%BB%87%20ph%E1%BA%A7n.

56
II. Danh mục tài liệu Tiếng Anh
1. Asiedu (2002) và Kamara (2013) (2019), Foreign Direct Investment in Oil
Producing SSA countries: Does Trade Openness Matter?
2. Chengang Wang và V.N. Balasubramanyam (2011), "Aid and Foreign Direct
Investment in Vietnam", Tạp chí Kinh tế hội nhập. 26, tr. 721 - 739.
3. Chengang Wang với V.N. Balasubramanyam (2011), Aid and foreign direct
investment in Vietnam.
4. The world bank, "Bilateral ODA commitments that is united".
5. Séverine Blaise (2007), "On the link between Japanese ODA and FDI in China: A
microeconomic evaluation using conditional logit analysis", Kinh tế học ứng dụng.
37(1), tr. 51-55.
6. Mashoko Chakanyuka (2015), "The relationship between FDI and ODA: The case
of Zimbabwe (1980-2012)", Khoa Kinh tế Đại học Zimbabwe
http://researchdatabase.ac.zw/4483/.
7. Pham Hang (2015), "The Impact of Offcial Development Assistance on Foreign
Direct Investment: Evidence from Vietnam", https://repository.usfca.edu/thes/135/.
8. Pham Thu Hien (2008), The Effects of ODA in Infrastructure in FDI Inflows in
Provinces of Vietnam, 2002 - 2004, International Development Studies (IDS), chủ
biên.
9. Trương Đông Lộc và Đinh Thị Ngọc Hương (2019), Mối quan hệ giữa hỗ trợ phát
triển chính thức và đầu tư trực tiếp nước ngoài: bằng thực nghiệm từ các nước châu
Á.
10. Petr Jansky (2012), "Aid and foreign direct investment: substitutes, complements
or neither?", Tạp chí Thương mại và Thị trường toàn cầu. 5(2), tr. 119-132.
11. Nara Monkam và Nicola Viegi Kafayat Amusa (2020), "Foreign aid and Foreign
direct investment in Sub-Saharan Africa: A panel data analysis", ERSA,
https://econrsa.org/wp-content/uploads/2022/06/working_paper_612.pdf.
12. Martha Carro và Jose Maria Larru (2010), Flowing together or flowing apart: An
analysis of the relation between FDI and ODA flows to Argentina and Brazil.
13. Philipp Harms và Matthias Lutz (2003), Aid, Governance, and Private Foreign
Investment: Some Puzzling Findings and a Possible Explanation.

57
14. Tu Anh và Vu Mai (2012), "On the impacts of oda on fdi: Does composition of fdi
matter? evidence from asean countries". 9, tr. 45.
15. Mc Kinsey&Company (2014), Southeast Asia at the crossroads: Three paths to
prospeity.
16. United Nations (2002), "Monterrey Consensus of the international Conference on
financing for development", Financing for Development.
17. OECD (2002), Foreign Direct Investment for Development, OECD, France.
18. Pahlaj Moolio và Somphtvatanak Kong (2016), Foreign aid and Economic
Growth: Panel Cointegration Analysis for Cambodia Lao PDR, Myanmarr, Vietnam,
Athens Journal of Bussiness & Economics.
19. Pablo Selaya và Eva R. Sunesen (2008), "Does Foreign Aid Increase Foreign
Direct Investment?". 40(11).
20. Changsheng Xu và Chunping Zhong T. Bhavan (2011), "The Relationship
between Foreign Aid and FDI in South Asian Economies", Tạp chí Kinh tế và Tài
chính Quốc tế 3.
21. Stephen Kosack và Jennifer Tobin (2006), Funding self-sustaining development:
The role of aid, FDI and government in economic success.
22. Park Geon Woo (2014), "A study on the Determinants of FDI from Korea: Does
ODA Attract FDI?", Tạp chí Thương mại, Kinh tế và Tài chính Quốc tế.

58
PHỤ LỤC

1. Phân tích thống kê mô tả các biến


. sum FDI ODA GDP TOP INF POP

Variable | Obs Mean Std. dev. Min Max

-------------+---------------------------------------------------------

FDI | 88 1371.057 2396.217 1.12 9111.92

ODA | 88 200.7253 331.3227 4.03 1646.71

GDP | 88 246052.3 62373.58 147200 346600

TOP | 88 6.796821 6.739265 .3150525 23.8806

INF | 88 5.822727 4.834756 .63 18.67

-------------+---------------------------------------------------------

POP | 88 92.1 2.952809 87.4 96.6

2. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi


. xtreg logFDI logODA logGDP logTOP logINF logPOP, re

Random-effects GLS regression Number of obs = 88


Group variable: COUNTRY Number of groups = 8

R-squared: Obs per group:


Within = 0.0505 min = 11
Between = 0.8588 avg = 11.0
Overall = 0.7325 max = 11

Wald chi2(5) = 33.86


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

------------------------------------------------------------------------------
logFDI | Coefficient Std. err. z P>|z| [95% conf. interval]
-------------+----------------------------------------------------------------
logODA | .0269974 .1980223 0.14 0.892 -.3611193 .415114
logGDP | -3.767677 2.729115 -1.38 0.167 -9.116644 1.58129
logTOP | 1.174131 .2796133 4.20 0.000 .6260993 1.722163
logINF | .2659645 .1373157 1.94 0.053 -.0031694 .5350984
logPOP | 33.2596 22.9515 1.45 0.147 -11.72451 78.24371
_cons | -100.1973 70.96272 -1.41 0.158 -239.2817 38.8871
-------------+----------------------------------------------------------------
sigma_u | .84294344
sigma_e | .83849854
rho | .50264349 (fraction of variance due to u_i)
------------------------------------------------------------------------------

. xttest0

Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects

logFDI[COUNTRY,t] = Xb + u[COUNTRY] + e[COUNTRY,t]

Estimated results:
| Var SD = sqrt(Var)
---------+-----------------------------
logFDI | 4.308331 2.075652
e | .7030798 .8384985
u | .7105536 .8429434

Test: Var(u) = 0
chibar2(01) = 45.51
Prob > chibar2 = 0.0000

3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan


. xtreg logFDI logODA logGDP logTOP logINF logPOP, re

Random-effects GLS regression Number of obs = 88


Group variable: COUNTRY Number of groups = 8

R-squared: Obs per group:


Within = 0.0505 min = 11
Between = 0.8588 avg = 11.0
Overall = 0.7325 max = 11

Wald chi2(5) = 33.86


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

------------------------------------------------------------------------------
logFDI | Coefficient Std. err. z P>|z| [95% conf. interval]
-------------+----------------------------------------------------------------
logODA | .0269974 .1980223 0.14 0.892 -.3611193 .415114
logGDP | -3.767677 2.729115 -1.38 0.167 -9.116644 1.58129
logTOP | 1.174131 .2796133 4.20 0.000 .6260993 1.722163
logINF | .2659645 .1373157 1.94 0.053 -.0031694 .5350984
logPOP | 33.2596 22.9515 1.45 0.147 -11.72451 78.24371
_cons | -100.1973 70.96272 -1.41 0.158 -239.2817 38.8871
-------------+----------------------------------------------------------------
sigma_u | .84294344
sigma_e | .83849854
rho | .50264349 (fraction of variance due to u_i)
------------------------------------------------------------------------------

. xtserial logFDI logODA logGDP logTOP logINF logPOP

Wooldridge test for autocorrelation in panel data


H0: no first-order autocorrelation
F( 1, 7) = 0.043
Prob > F = 0.8413

4. Hồi quy OLS


. reg logFDI logODA logGDP logTOP logINF logPOP

Source | SS df MS Number of obs = 88


-------------+---------------------------------- F(5, 82) = 49.15
Model | 281.048605 5 56.2097211 Prob > F = 0.0000
Residual | 93.7762135 82 1.14361236 R-squared = 0.7498
-------------+---------------------------------- Adj R-squared = 0.7346
Total | 374.824819 87 4.30833125 Root MSE = 1.0694

------------------------------------------------------------------------------
logFDI | Coefficient Std. err. t P>|t| [95% conf. interval]
-------------+----------------------------------------------------------------
logODA | .2766776 .1286154 2.15 0.034 .0208206 .5325347
logGDP | -6.961966 2.891684 -2.41 0.018 -12.71445 -1.209485
logTOP | 1.084208 .1369545 7.92 0.000 .8117616 1.356654
logINF | .2978566 .1726824 1.72 0.088 -.0456636 .6413768
logPOP | 61.60957 23.92068 2.58 0.012 14.02373 109.1954
_cons | -189.8967 73.38417 -2.59 0.011 -335.8812 -43.91223
------------------------------------------------------------------------------

5. Hồi quy REM/FEM


. xtreg logFDI logODA logGDP logTOP logINF logPOP, fe

Fixed-effects (within) regression Number of obs = 88


Group variable: COUNTRY Number of groups = 8

R-squared: Obs per group:


Within = 0.0676 min = 11
Between = 0.7730 avg = 11.0
Overall = 0.6219 max = 11

F(5,75) = 1.09
corr(u_i, Xb) = 0.7299 Prob > F = 0.3745

------------------------------------------------------------------------------
logFDI | Coefficient Std. err. t P>|t| [95% conf. interval]
-------------+----------------------------------------------------------------
logODA | -.1454895 .2323978 -0.63 0.533 -.6084497 .3174707
logGDP | -2.896324 2.802031 -1.03 0.305 -8.478256 2.685609
logTOP | .4988864 .5857208 0.85 0.397 -.6679293 1.665702
logINF | .2427132 .1367037 1.78 0.080 -.0296146 .5150409
logPOP | 26.15085 23.81755 1.10 0.276 -21.29615 73.59785
_cons | -77.18229 74.07232 -1.04 0.301 -224.7419 70.37735
-------------+----------------------------------------------------------------
sigma_u | 1.572603
sigma_e | .83849854
rho | .77863842 (fraction of variance due to u_i)
------------------------------------------------------------------------------
F test that all u_i=0: F(7, 75) = 8.34 Prob > F = 0.0000

. est sto fe

. . xtreg logFDI logODA logGDP logTOP logINF logPOP, re

Random-effects GLS regression Number of obs = 88


Group variable: COUNTRY Number of groups = 8

R-squared: Obs per group:


Within = 0.0505 min = 11
Between = 0.8588 avg = 11.0
Overall = 0.7325 max = 11

Wald chi2(5) = 33.86


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

------------------------------------------------------------------------------
logFDI | Coefficient Std. err. z P>|z| [95% conf. interval]
-------------+----------------------------------------------------------------
logODA | .0269974 .1980223 0.14 0.892 -.3611193 .415114
logGDP | -3.767677 2.729115 -1.38 0.167 -9.116644 1.58129
logTOP | 1.174131 .2796133 4.20 0.000 .6260993 1.722163
logINF | .2659645 .1373157 1.94 0.053 -.0031694 .5350984
logPOP | 33.2596 22.9515 1.45 0.147 -11.72451 78.24371
_cons | -100.1973 70.96272 -1.41 0.158 -239.2817 38.8871
-------------+----------------------------------------------------------------
sigma_u | .84294344
sigma_e | .83849854
rho | .50264349 (fraction of variance due to u_i)
------------------------------------------------------------------------------

. est sto re

. hausman fe re

---- Coefficients ----


| (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
| fe re Difference Std. err.
-------------+----------------------------------------------------------------
logODA | -.1454895 .0269974 -.1724868 .1216384
logGDP | -2.896324 -3.767677 .8713532 .6350677
logTOP | .4988864 1.174131 -.6752449 .5146701
logINF | .2427132 .2659645 -.0232513 .
logPOP | 26.15085 33.2596 -7.108748 6.364326
------------------------------------------------------------------------------
b = Consistent under H0 and Ha; obtained from xtreg.
B = Inconsistent under Ha, efficient under H0; obtained from xtreg.

Test of H0: Difference in coefficients not systematic

chi2(5) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 4.80
Prob > chi2 = 0.4405
(V_b-V_B is not positive definite)

6. GLS
. xtgls logFDI logODA logGDP logTOP logINF logPOP, panels(heteroskedastic)
Cross-sectional time-series FGLS regression

Coefficients: generalized least squares


Panels: heteroskedastic
Correlation: no autocorrelation

Estimated covariances = 8 Number of obs = 88


Estimated autocorrelations = 0 Number of groups = 8
Estimated coefficients = 6 Time periods = 11
Wald chi2(5) = 271.44
Prob > chi2 = 0.0000

------------------------------------------------------------------------------
logFDI | Coefficient Std. err. z P>|z| [95% conf. interval]
-------------+----------------------------------------------------------------
logODA | .2394511 .1074383 2.23 0.026 .028876 .4500262
logGDP | -7.589023 2.350326 -3.23 0.001 -12.19558 -2.982468
logTOP | 1.138664 .1325997 8.59 0.000 .8787736 1.398555
logINF | .3129915 .1431124 2.19 0.029 .0324964 .5934866
logPOP | 69.28949 19.37781 3.58 0.000 31.30967 107.2693
_cons | -216.7677 59.41246 -3.65 0.000 -333.214 -100.3214
------------------------------------------------------------------------------

You might also like