You are on page 1of 38

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Trong cuộc sống hiện đại, khi thế giới ngày càng kết nối và biên giới trở nên mờ nhạt,
ngành kế toán không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và phân tích tài
chính của các doanh nghiệp mà còn trở thành một ngành nghề đa văn hóa và quốc tế.
Lựa chọn đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định sở hữu các
chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế của người học trong lĩnh vực kế toán" đã được thực
hiện với mục đích sâu xa và ý nghĩa vượt xa việc đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên
cứu.

Một trong những lý do quan trọng là nhận thức về tầm quan trọng của việc sở hữu các
chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán. Trong môi trường kinh doanh
cạnh tranh và phát triển nhanh chóng, việc nắm bắt các tiêu chuẩn và quy định kế toán
quốc tế không chỉ đảm bảo chất lượng công việc mà còn là yếu tố quan trọng để tạo
dựng uy tín và sự tin tưởng từ phía khách hàng và nhà đầu tư. Nhận thức về tầm quan
trọng này đã thúc đẩy sự quan tâm và nhu cầu của người học trong việc sở hữu các
chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế để nâng cao năng lực và tăng cường cạnh tranh trên thị
trường lao động.

Hơn nữa, trong lĩnh vực kế toán, quy định và tiêu chuẩn kế toán quốc tế đang ngày
càng được ưu tiên và áp dụng rộng rãi. Sự phổ biến của các hệ thống giao dịch quốc tế
và nhu cầu của doanh nghiệp hoạt động trên toàn cầu đã tạo ra áp lực và cần thiết cho
các chuyên gia kế toán hiểu và áp dụng những quy định này. Tuy nhiên, hiện tại chưa
có nhiều nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định
sở hữu chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán.

Qua việc tiến hành nghiên cứu này, chúng ta sẽ có cơ hội tìm hiểu và phân tích sâu
hơn các yếu tố như giá trị và tầm quan trọng của các chứng chỉ quốc tế, những khó
khăn và cơ hội mà người học gặp phải trong quá trình đạt được chứng chỉ, cũng như
những yếu tố kinh tế, xã hội và cá nhân có thể ảnh hưởng đến quyết định sở hữu chứng
chỉ. Các kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp sự hiểu biết sâu sắc và thông tin quan
trọng để cải thiện chương trình đào tạo, hướng dẫn phát triển nghề nghiệp và đưa ra
các chính sách hỗ trợ cho người học và các chuyên gia kế toán trong việc nắm bắt và
áp dụng quy định kế toán quốc tế.

Đóng góp - kí kết - acca - ueh

Vấn đề nghiên cứu:

Nghiên cứu này xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định sở hữu các
chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế của người học trong lĩnh vực kế toán tại Việt Nam
3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm kiểm định mô hình với yếu tố là (1) Chế độ lương
thưởng (2) Cơ hội việc làm (3) Đánh giá tác động xu hướng (4) Năng lực cá nhân (5)
Yếu tố tài chính (6) Uy tín, địa vị cá nhân (7) Quyết định sở hữu các chứng chỉ nghề
nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán
Câu hỏi nghiên cứu
1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc quyết định học các chứng chỉ nghề
nghiệp quốc tế của người học trong lĩnh vực kế toán ?
2. Chiều hướng tác động của những yếu tố này ảnh hưởng đến việc quyết định học
các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế của người học trong lĩnh vực kế toán ?
3. Mức độ tác động của những yếu tố này đến việc quyết định học các chứng chỉ
nghề nghiệp quốc tế của người học trong lĩnh vực kế toán ?
4. Đề xuất hàm ý có liên quan đến chính sách nhằm tăng cường sự thu hút và ra
quyết định học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế ?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các yếu tố: (1) chế độ lương thưởng, (2) cơ hội
việc làm, (3) đánh giá tác động xu hướng, (4) năng lực cá nhân, (5) yếu tố tài chính,
(6) uy tín, địa vị cá nhân

Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam

Đối tượng khảo sát: Sinh viên thuộc các ngành có liên quan tại các trường Đại học trên
lãnh thổ Việt Nam.

5. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu:

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đánh giá. Nhằm kiểm
định thang đo và sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chọn phương
pháp nghiên cứu định lượng.

Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm tác giả sẽ sử dụng phần mềm SPSS để
phân tích số liệu kết hợp với việc sử dụng các công cụ để phân tích, kiểm định.

6. Đóng góp của đề tài


Trong những năm gần đây, lĩnh vực dịch vụ tài chính kế toán - kiểm toán của Việt
Nam đã hội nhập sâu rộng với quốc tế và chịu nhiều tác động từ việc cam kết mở cửa,
đặc biệt là thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán, kiểm toán. Các quy định
và kế toán quốc tế ngày càng được ưu tiên và áp dụng rộng rãi. Chính điều này đã mở
ra cơ hội phát triển nghề nghiệp quốc tế và tạo động lực cho nhiều sinh viên theo học
các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế. Và đồng thời với đó, trước nhu cầu về nguồn nhân
lực chất lượng cao từ các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh cạnh tranh, nhóm
nghiên cứu cũng xác định rằng vai trò của chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh
vực kế toán càng có tầm quan trọng. Việc sở hữu chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong
lĩnh vực kế toán không chỉ đáp ứng điều kiện quốc tế, mở rộng phạm vi hành nghề mà
còn nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường lao động.
Bài nghiên cứu này chắc chắn là một tài liệu rất có tiềm năng vì nó cố gắng xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế của
người học trong lĩnh vực kế toán. Song song với đó, nhóm tác giả sẽ đưa ra những kết
quả, cung cấp thông tin, cơ sở cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các tổ chức giáo
dục, từ đó giúp họ thấu hiểu hơn về tâm lý sinh viên nhằm làm tăng sự quan tâm và
hứng thú cho người học và làm cơ sở cho việc chuẩn bị các chương trình dạy học đáp
ứng yêu cầu hội nhập, tiến gần hơn với những chứng chỉ, cách thức đào tạo theo chuẩn
quốc tế.
7. Kết cấu của đề tài
Nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan: giới thiệu về đề tài nghiên cứu, tổng quan các nghiên cứu
trước, xác định khoảng trống nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: trình bày cơ sở lý thuyết, đồng thời
xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: trình bày phương pháp nghiên cứu trong xây
dựng và kiểm định thang đo.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: phân tích kết quả nghiên cứu để kết luận các giả thuyết
nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: tóm tắt nội dung nghiên cứu, tóm tắt những kết quả
chính của nghiên cứu, một số kiến nghị, ý nghĩa của nghiên cứu, những hạn chế của
nghiên cứu và định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định sở
hữu các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế của người học trong lĩnh vực kế toán

Đã có khá nhiều nghiên cứu chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc ra
quyết định sở hữu các chứng chỉ chuyên nghiệp quốc tế. Sau khi tìm hiểu và
đọc kĩ về các nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả đã lựa chọn 3 nghiên cứu sau
để tham khảo thực hiện bài nghiên cứu này: Determinants of accounting
students’ decision to pursue career as ACCA-certified accountants:a case
study of Omani students (Mohd Abass Bhat, Shagufta Tariq Khan, 2022),
Analysis of Accounting Student Perceptions towards the Desire for a Career
as Qualified Accountants: Case Study on Higher Education in Medan
(Asriyati, Amran Harun, 2020), Accounting Students’ Desire to Work as
Certified Public Accountants (CPA): Empirical Evidence from Saudi Arabia
(Ibrahim El-Sayed Ebaid, 2020).
1.2. Nhận xét và xác định khoảng trống nghiên cứu

Dựa vào 3 nghiên cứu trên nhóm tác giả đã hình thành nên 6 nhân tố ảnh
hưởng quyết định học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế của người học
trong lĩnh vực kế toán: (1) chế độ lương thưởng (2) cơ hội việc làm (3) uy
tín, địa vị cá nhân (4) năng lực cá nhân (5) yếu tố tài chính (6) đánh giá tác
động xu hướng. Nhưng ở bài nghiên cứu này, nhóm tác giả muốn hướng tới
sự khác biệt hơn so với những bài nghiên cứu trên đó là yếu tố tác động của
xu hướng và yếu tố tài chính.

Hiện Bộ tài chính đã ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC về việc phê
duyệt "Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam ". Đối với
sự thay đổi Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) sang Chuẩn mực Báo cáo
tài chính Quốc tế (IFRS) này thì các bạn sinh viên đang học trong lĩnh vực
Kế toán hiện tại là người đón đầu sự xu hướng đó, chính vì vậy một sự chuẩn
bị là hoàn toàn hợp lý cho con đường phát triển nghề nghiệp nghề nghiệp sau
này.

Bên cạnh đó, yếu tố tài chính cũng quan trọng không kém. Bởi vì chặng
đường học các chứng chỉ chuyên nghiệp không phải dễ dàng khi người học
phải đầu tư một khoản chi phí khá lớn không chỉ cho các môn thi mà còn các
chi phí liên quan khác trong một thời gian không hề ngắn. Vì thế, đối với các
bạn sinh viên những người chưa có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm trong
công việc Kế toán thì đây chính là một nỗi đắn đo lớn đối với họ.

Chốt lại, bài nghiên cứu này đang chỉ ra sự khác biệt rằng yếu tố tác động
của xu hướng và các yếu tố tài chính cũng có tác động quan trọng, ảnh
hưởng đến quyết định theo học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế của người
học trong lĩnh vực Kế toán tại Đại học UEH nói riêng và Việt Nam nói
chung song song với 4 yếu tố đã được chỉ ra trước đó.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1:

Trong chương này, chúng tôi đã giới thiệu cho người đọc lý do chọn đề tài nhấn mạnh
vấn đề cần giải quyết cùng với tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu. Tiếp đó, chúng
tôi trình bày mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu để chỉ rõ cho người đọc thấy được hướng
đi của bài nghiên cứu. Tiếp đến là các yếu tố đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên
cứu và đóng góp cũng như kết cấu được trình bày trong chương này. Cuối cùng, là
phần tổng quan các nghiên cứu giúp ta thấy rõ được sự đóng góp của bài nghiên cứu
so với các bài nghiên cứu trước đây. Những phần được trình bày trong chương này sẽ
giúp người đọc khái quát được kết cấu và nội dung cơ bản của vấn đề nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước

Thế kỉ XXI là khoảng thời gian mà con người chứng kiến Thế giới trải qua nhiều sự
thay đổi hơn bao giờ hết. Trong nền kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp phải đối mặt
với vô số thách thức cả từ bên trong (kinh doanh thua lỗ, thiếu hụt nguồn vốn, chất
lượng nhân sự kém,...) lẫn bên ngoài doanh nghiệp (đại dịch COVID 19, cạnh tranh
khốc liệt, vi phạm dữ liệu,...). Điều này đồng nghĩa với việc đòi hỏi về kiến thức về
mặt chuyên môn và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp đối với người lao động
sẽ ngày càng cao và khắt khe hơn Trong đó, trách nhiệm và vai trò của bộ phận kế
toán ảnh hưởng đến các bên có kinh nghiệm trong các lĩnh vực kế toán khác nhau, đặc
biệt nếu nhìn từ nhu cầu quốc tế (Mongilala, 2021). Kế toán viên không chỉ đơn thuần
là người ghi nhận số liệu và lập báo cáo tài chính, mà họ đóng vai trò quan trọng trong
việc kiểm soát và giám sát hoạt động tài chính, giúp các doanh nghiệp điều hành hiệu
quả hơn. Sự tỉ mỉ và cẩn thận của kế toán viên giúp xác định rõ ràng số liệu tài chính,
từ đó mang lại thông tin chính xác cho quản lý để ra quyết định vận hành doanh
nghiệp.

Đặc biệt, với xu hướng phát triển không ngừng của Thế giới, cuộc cách mạng công
nghệ 4.0 và gần đây nhất là sự ra đời của trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligience - AI)
mở ra vô số cơ hội cũng như là những thách thức chưa từng có, đòi hỏi nguồn lao động
trí óc phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn vững chắc để bắt kịp xu
hướng và thích nghi với sự thay đổi không ngừng. Các kế toán viên có trình độ hiển
nhiên biết về kiến thức kế toán cùng với các kỹ năng kỹ thuật và phi kỹ thuật phù hợp
để thích ứng trong môi trường làm việc vô cùng cạnh tranh và phức tạp ngày nay
(Wen, Yang, Bu, Diers, & Wang, 2018). Đối với người học chuyên ngành Kế toán
hiện nay (đa phần là thế hệ trẻ - Generation Z) - không ngoại lệ, phải trang bị cho mình
nhiều hiểu biết hơn nữa cả về công nghệ, chuyên môn để có thể có cơ hội cạnh tranh
trong thị trường lao động. Theo đó, người học trong lĩnh vực kế toán hiện nay tin rằng
việc sở hữu Chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế sẽ giúp họ có triển vọng nghề nghiệp đa
dạng trong tương lai, không chỉ ở lĩnh vực Kế - Kiểm mà còn có thể tham gia vào phát
triển kinh doanh, tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư, hoạch định thuế,... (Kiky, Saras &
Agus, 2019).

Từ thực tiễn đòi hỏi chuyên môn và kiến thức từ sinh viên ngành Kế toán ngày càng
cao thì giáo dục bậc đại học đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp
những kĩ năng và hơn nữa là ngày một mở ra nhiều hơn cơ hội để sinh viên có thể tiếp
cận dễ dàng với các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế. Các trường Đại học ở Việt Nam
hiện nay ngày một chú trọng hơn trong việc tạo ra môi trường hội nhập và cơ hội theo
đuổi các chứng chỉ quốc tế cho sinh viên. Gần đây nhất, một trong những trường đào
tạo về kinh tế Top đầu ở Việt Nam - Đại học Kinh tế T.P Hồ Chí Minh (UEH) đã có lễ
ký kết về Thoả thuận hoạt động phối hợp đào tạo nhằm triển khai chương trình đào tạo
kế toán tích hợp văn bằng quốc tế ACCA - Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc
(ACCA).

Theo (Chi et al, 2022) chỉ ra rằng năng lực, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi và
cơ hội nghề nghiệp có ảnh hưởng đến ý định theo học chứng chỉ kế toán chuyên
nghiệp của sinh viên. Trong khi đó, thái độ không tham gia ảnh hưởng đến ý định theo
đuổi chứng chỉ nghiệp vụ kế toán của học viên. Tuy nhiên, (Affifah et al, 2021) lại kết
luận rằng thái độ ảnh hưởng đến ý định theo học chứng chỉ kế toán viên chuyên nghiệp
của sinh viên. Xem xét về vấn đề này, nghiên cứu của (Owusu et al, 2018) tin rằng
những trở ngại có tác động đáng kể đến sự quan tâm của sinh viên trong quá trình theo
đuổi chứng chỉ chuyên môn. Cho đến nay, bằng chứng được cung cấp bởi các nghiên
cứu trước đây chỉ ra rằng thực tế là sự phức tạp của các yếu tố ảnh hưởng chịu phần
lớn trách nhiệm cho việc đưa ra quyết định của sinh viên ở nhiều nơi trên Thế Giới.
Theo đó, (Ibrahim El-Sayed Ebaid, 2020) cho thấy sự thiếu kiến thức về các yếu tố sẽ
làm ảnh hưởng đến sự lựa chọn theo đuổi chứng chỉ kế toán viên chuyên nghiệp ở
sinh viên. Để đưa ra nghiên cứu về việc quyết định sở hữu chứng chỉ nghề nghiệp
quốc tế của người học trong lĩnh vực kế toán hiện nay, nhóm tác giả đã đặt ra một vài
nhân tố có trực tiếp và gián tiếp đến ý định của sinh viên về vấn đề trên từ tham khảo
của các bài nghiên cứu trước. Nhóm nghiên cứu tin rằng đề tài này sẽ mang lại cái
nhìn tổng quan hơn về các yếu tố ảnh hưởng từ đó góp phần điều chỉnh phương pháp
giảng dạy và tạo điều kiện phát triển tốt hơn đối với sinh viên Khoa Kế toán.

2.2. Các khái niệm và giả thuyết nghiên cứu


Kế toán là một ngành nghề đã có từ lâu nhưng trong quá khứ, nó cơ bản chỉ là ghi
chép và tính toán các phép tính trên sổ sách. Theo thời gian, sự phát triển của thương
mại, của doanh nghiệp khiến việc tính toán ban đầu đã không đủ đáp ứng được việc
kiểm soát và ghi nhận các giao dịch. Trong kế toán, những sai sót dù chỉ là nhỏ nhất
cũng có thể dẫn đến tổn thất vô cùng to lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó,
những chuẩn mực, quy định dần ra đời, giúp mọi người thống nhất và thuận tiện trong
công việc ghi chép và quản lý số liệu. Đến thế kỷ XX, nhu cầu về ngành kế toán cũng
như các kiến thức về kế toán ngày càng tăng cao, nó không chỉ áp dụng riêng đối với
ngành kế toán mà còn các ngành khác như quản trị, kiểm toán,.. Nhu cầu tăng cao
nhưng kèm theo đó là việc đảm bảo chất lượng khiến các tổ chức chuyên nghiệp trong
lĩnh vực kế toán như Hiệp hội Kế toán Công chứng Mỹ (AICPA) hoặc Hiệp hội Kế
toán Công chứng Anh (ICAEW) đã phát triển và xây dựng nên các chứng chỉ kế toán.
Tóm lại, chứng chỉ kế toán là một yếu tố không thể thiếu đối với các kế toán viên
muốn nâng cao địa vị và phát triển chuyên môn. Thế nên, việc nghiên cứu quyết định
sở hữu chứng chỉ của sinh viên kế toán là một đề tài vô cùng thiết thực và hữu ích.

2.2.1. Khái niệm về chứng chỉ kế toán


Trong lĩnh vực kế toán, sinh viên thường phải học từ 4 - 5 năm ở trong trường học để
học tập và trang bị cho bản thân những kiến thức căn bản. Sau khi tốt nghiệp và sở hữu
được bằng đại học, chúng ta có thể đi xin việc nhưng chỉ có mỗi bằng đại học là chưa
đủ để đáp ứng được mục tiêu cao hơn do bản thân đặt ra. Trong khi đó, muốn đạt được
những công việc, vị trí, mức lương mong muốn, chúng ta cần phải sở hữu thêm chứng
chỉ kế toán. Chứng chỉ kế toán (hay còn gọi là chứng chỉ hành nghề kế toán) là chứng
chỉ công nhận trình độ, năng lực của một kế toán viên do Bộ Tài chính cấp sau khi
người dự thi hoàn thành đạt yêu cầu kỳ thi cấp chứng chỉ được tổ chức hàng năm.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngày càng nhiều các chứng chỉ được ra đời để
đáp ứng nhu cầu và mục đích sử dụng của người học. Trong số đó, không thể không kể
đến các chứng chỉ quốc tế thông dụng như:
- CPA (Certified Public Accountant): Được trao tặng bởi hội đồng kế toán công của
mỗi bang, đây là chứng chỉ kế toán hàng đầu dành cho kế toán viên ở Hoa Kỳ. Nói
chung, danh hiệu này được cấp dựa trên các yêu cầu về giáo dục, một kỳ thi tiêu chuẩn
hóa do AICPA tạo ra để đánh giá năng lực, đánh giá về đạo đức, và kinh nghiệm làm
việc thực tế về kế toán
- CMA (Certified Management Accountant): Một chứng chỉ IMA khác, sự chỉ định
được công nhận rộng rãi dành cho kế toán quản trị nhằm mục đích thừa nhận những kỹ
năng và kiến thức chuyên môn độc đáo của các chuyên gia tham gia kế toán quản trị.
phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán quản trị.
- CIA (Certified Internal Auditor): Trong hơn 25 năm, IIA đã cấp chứng chỉ này để
công nhận các kế toán viên có năng lực về các nguyên tắc và thực tiễn kiểm toán nội
bộ. CIA được công nhận trên toàn thế giới và được nắm giữ bởi gần 30.000 kiểm toán
viên nội bộ
- CFA (Certified Financial Analyst): là chứng chỉ tiêu chuẩn, uy tín và danh giá nhất
trong lĩnh vực phân tích tài chính, đầu tư. Chứng chỉ này do Hiệp hội CFA Hoa Kỳ -
Hiệp hội quốc tế dành cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp trên thế giới biên
soạn và cấp văn bằng.
- ACCA (Chartered Certified Accountants): ACCA (Hiệp hội Kế toán Công chứng) là
tổ chức toàn cầu dành cho kế toán viên chuyên nghiệp, cung cấp các bằng cấp được
lựa chọn hàng đầu, liên quan đến kinh doanh cho những người có ứng dụng, khả năng
và tham vọng trên khắp thế giới đang tìm kiếm một nghề nghiệp xứng đáng trong lĩnh
vực kế toán, tài chính và quản lý.

Theo Điều 4, Điều 9 trong Thông tư 91/2017/TT-BTC có quy định người dự thi chứng
chỉ kế toán cần đáp ứng các điều kiện như sau:
“1. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành
pháp luật; 2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân
hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với
tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán,
Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học)
cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng,
chứng chỉ hoàn thành các khóa học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm
toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này; 3. Có thời gian công tác thực
tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian
từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm
đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý
kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm
toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước; 4.
Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định; 5. Không thuộc
các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật kế toán.”

Vì vậy, có thể nói rằng chứng chỉ kế toán không chỉ là một tiêu chuẩn chung về kiến
thức và kỹ năng trong lĩnh vực tài chính và kế toán, mà còn là một công cụ hữu ích để
các kế toán có thể nâng cao năng lực và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Các
chứng chỉ kế toán cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các cơ hội nghề
nghiệp cho các chuyên gia tài chính và kế toán, giúp họ có thể phát triển sự nghiệp của
mình và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế.

2.2.2. Quyết định học các chứng chỉ


Việc sở hữu cho bản thân một trong các chứng chỉ kế toán là một bước tiến quan trọng
trong sự nghiệp. Chứng chỉ kế toán giúp người học cập nhật được kiến thức chuyên
môn, giúp bản thân thăng tiến trong công việc mà còn giúp khẳng định năng lực và giá
trị của người kế toán viên. Nó giúp kế toán viên tạo nên sự khác biệt, trở nên nổi bật
hơn so với các kế toán viên không có chứng chỉ kế toán và tạo nên lợi thế cạnh tranh.

Chứng chỉ kế toán là một công cụ chất lượng và đáng tin cậy cho các nhà tuyển dụng.
Nó đảm bảo rằng người sở hữu chứng chỉ đã đủ điều kiện để đáp ứng các tiêu chuẩn
và yêu cầu chuyên môn trong ngành kế toán. Bời vì để sở hữu được chứng chỉ, kế toán
viên phải trải qua một quá trình học tập và đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực này. Nó
buộc họ phải nắm vững được những nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp để tính toán
và từ đó lập ra được báo cáo tài chính một cách chính xác và minh bạch. Việc học và
sở hữu chứng chỉ không chỉ cho thấy sự chăm chỉ mà còn là sự nỗ lực, quyết tâm và
đam mê với công việc của mình. Sở hữu chứng chỉ kế toán vừa làm tăng lợi ích của
bản thân cũng vừa làm tăng lợi ích của các tổ chức, giúp nâng cao chất lượng hoạt
động kế toán.

Trong tổ chức, sở hữu chứng chỉ kế toán cũng có thể mang lại lợi ích về mặt tài chính.
Các hoạt động kế toán hiệu quả giúp tổ chức tiết kiệm chi phí và tăng cường phản hồi
với bên ngoài. Việc sở hữu chứng chỉ kế toán là một minh chứng rõ ràng cho việc tổ
chức đó đã hấp thụ kiến thức chuyên môn và có khả năng thực hiện các nhiệm vụ kế
toán một cách chính xác và hiệu quả.

2.2.3. Chế độ lương thưởng


Lương thưởng là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sở hữu chứng chỉ kế
toán của kế toán viên. Trong cuộc sống, người ta thường nói: Vật chất quyết định ý
thức hay là Có thực mới vực được đạo, từ đó có thể thấy được ông cha ta đã hiểu rất rõ
được rằng vật chất chi phối đến quyết định, lựa chọn của con người và cụ thể hơn là
trong bài đang nói về chế độ lương thưởng. Không chỉ trong quá khứ mà đến ngày
nay, nhiều bài nghiên cứu cũng chứng minh được rằng việc chế độ lương thưởng tốt sẽ
ảnh hưởng đến quyết định sở hữu chứng chỉ kế toán của kế toán viên (Said và cộng sự,
2004; Trump và Hendrickson, 1970). Ở trong thực tế, chúng ta có thể thấy rõ điều này
qua việc một doanh nghiệp có chế độ lương thưởng tốt sẽ thu hút được các nhân tài
đầu nhập vào công ty mình hơn các công ty chế độ lương thưởng không tốt. Điều này
cũng có nghĩa là người sở hữu chứng chỉ kế toán có cơ hội nhận được việc làm có chế
độ lương thưởng tốt hơn người không sở hữu chứng chỉ.

Một chế độ lương thưởng tốt là một động lực khiến các kế toán viên muốn sở hữu
chứng chỉ kế toán. Khi có một hệ thống lương thưởng rõ ràng minh bạch, khiến kế
toán viên yên tâm, phấn đấu để nâng cao thành tích và chất lượng công việc. Và đạt
được điều họ mong muốn thì chính bản thân họ cần đến những khóa học giúp họ bổ
sung, cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực làm việc. , cải thiện kỹ năng
chuyên môn và kỹ năng làm việc. Từ đó, dẫn đến việc nhiều người muốn sở hữu cho
bản thân thêm chứng chỉ kế toán.

Chế độ lương thưởng dựa trên chứng chỉ kế toán có thể được coi một công cụ để công
nhận các nỗ lực và đóng góp của người sở hữu chứng chỉ. Nó tạo ra một hình thức
công bằng để đánh giá và đề cao những người đã đạt được chứng chỉ. Điều này, khiến
cho uy tín và địa vị của người đó đạt được một ngưỡng cao hơn.
H1: Chế độ lương thưởng có ảnh hưởng đến quyết định học tập

2.2.4 Uy tín, địa vị cá nhân


Vị trí của Uy tín trong nghề kế toán đóng một vai trò quan trọng trong quyết định sở
hữu các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế. Những sinh viên coi nghề kế toán là uy tín
thường có động lực lớn hơn để theo đuổi nghề kế toán. (Albu et al, 2014) cung cấp
một cái nhìn tổng quan về nhận thức của sinh viên đối với hình ảnh của nghề kế toán ở
Romania. Vị trí quan trọng trong xã hội là yếu tố quan trọng nhất được các sinh viên
phỏng vấn lựa chọn khi quyết định chọn ngành kế toán. (Ramadhan và Hudiwinarsih,
2015) chỉ ra rằng các yếu tố chính được sinh viên xem xét khi lựa chọn nghề kế toán
bao gồm sự công nhận nghề nghiệp, các giá trị xã hội và cơ hội tương tác với những
người khác. (Laksmi và Al Hafis, 2019) đã chứng minh rằng sự công nhận nghề
nghiệp ảnh hưởng tích cực đến sở thích trở thành kế toán viên công của sinh viên kế
toán ở Indonesia.

Dựa trên các cuộc thảo luận ở trên, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng:
H3: Uy tín, địa vị cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định học các chứng chỉ.
2.2.5 Yếu tố tài chính
H4: Yếu tố tài chính có ảnh hưởng đến quyết định học các chứng chỉ.
2.2.6 Đánh giá tác động xu hướng
H5: Đánh giá tác động xu hướng có ảnh hưởng đến quyết định học các chứng chỉ.
2.2.7 Năng lực cá nhân
Theo (Dias, 2013), một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn con đường
sự nghiệp của sinh viên là sở thích cá nhân của họ. So với những sinh viên chọn
chuyên ngành không phải kế toán, những sinh viên chọn chuyên ngành kế toán có nền
tảng vững chắc về toán học và khả năng viết kém phát triển hơn. Điều này cho thấy
rằng, trái ngược với những sinh viên chọn chuyên ngành không phải kế toán, những
sinh viên thuộc nhóm này dường như hiểu rằng họ có những gì cần thiết để theo đuổi
nghề kế toán. Ngoài ra, (Ali và Tinggi, 2013) phát hiện ra rằng sự lựa chọn chuyên
ngành của sinh viên bị ảnh hưởng đáng kể bởi kết quả học tập trước đây của họ. (Cox,
2016) cho rằng phần lớn sinh viên quyết định học chuyên ngành kế toán sau khi tốt
nghiệp trung học và trước khi đăng ký vào đại học. Mặt khác, (Bouilheras và cộng sự,
2021) cũng phát hiện ra rằng sinh viên năm cuối đại học hiểu rõ hơn về kế toán đòi hỏi
những gì và hiếm khi có hình ảnh tiêu cực về một kế toán viên. Động lực bản thân có
thể nói là ảnh hưởng đến sự nghiệp của kế toán viên (Ud Din và cộng sự, 2018). Năng
lực bản thân của sinh viên kế toán có tác động đến con đường sự nghiệp của họ vì nó
cải thiện chất lượng nghề nghiệp cũng như các lựa chọn việc làm dành cho họ, cũng
như nhận thức của họ về những gì cần có để trở thành một kế toán viên công
(Alawattage, 2021). Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để xác định mối quan hệ giữa lựa
chọn chuyên ngành của sinh viên với sở thích và năng khiếu cá nhân của họ dưới ánh
sáng của dữ liệu mơ hồ được trình bày ở trên. Do đó, có ý kiến cho rằng sở thích và
năng khiếu cá nhân của sinh viên có thể đóng vai trò là kim chỉ nam cho chuyên ngành
mà họ đã chọn. Chính vì những lí do
trên, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
Quyết định làm việc với tư cách là kế toán viên công chứng (CPA) có thể bị ảnh
hưởng bởi sở thích nội tại của sinh viên được mô tả bởi một số yếu tố, bao gồm sự
quan tâm thực sự trong lĩnh vực này, cơ hội sáng tạo, thử thách trí tuệ trong công việc,
thử thách làm việc và sự năng động của môi trường làm việc. Ahmed et al. (1997) đã
xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên kế toán ở New Zealand trong việc lựa
chọn nghề nghiệp của họ, hoặc là kế toán công chứng hoặc nghề nghiệp không phải là
kế toán. Họ báo cáo rằng những sinh viên có ý định chọn nghề kế toán công chứng rất
coi trọng các yếu tố nội tại, chẳng hạn như công việc trí óc. Hunt và cộng sự. (2004)
phát hiện ra rằng sinh viên kinh doanh có cái nhìn tích cực hơn về tính chuyên nghiệp
của kế toán viên hơn là tính cách của họ, vốn được coi là không linh hoạt, không hào
hứng và hướng đến chi tiết. Ramadhan và Hudiwinarsih (2015) cho thấy các yếu tố
chính được sinh viên cân nhắc trong việc lựa chọn nghề kế toán bao gồm đào tạo
chuyên môn, sự công nhận nghề nghiệp. Bekoe et al. (2018) đã chứng minh rằng sự
quan tâm nội tại đối với ngành kế toán, tiếp xúc với kế toán ở trình độ cao cấp trước
đó và mong muốn theo đuổi bằng cấp kế toán chuyên nghiệp trong tương lai là những
yếu tố dự báo tốt về ý định học chuyên ngành kế toán của sinh viên ở Ghana. Laksmi
và Al Hafis ( 2019) đã chứng minh rằng đào tạo chuyên nghiệp ảnh hưởng tích cực
đến
lợi ích của sinh viên kế toán để trở thành một kế toán công ở Indonesia. Ngoài ra,
Asriyati và Harun (2020) xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên kế toán
Indonesia có được sự nghiệp kế toán viên có trình độ.
Dựa trên các cuộc thảo luận ở trên, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng

H6: Năng lực cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định học các chứng chỉ.

nhóm tác giả tập trung vào yếu tố tài chính cá nhân). Almed et al (1997) đã chỉ ra rằng,
sinh viên có ý định theo đuổi chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng đáng
kể từ các yếu tố tài chính và thị trường. Tình hình tài chính sẽ phụ thuộc và đa dạng
tùy vào mỗi cá nhân, nhưng nhìn chung đây là một trong những vấn đề đáng cân nhắc
hàng đầu mỗi khi đưa ra quyết định. Đặc biệt đối với sinh viên, điều kiện tài chính phụ
thuộc nhiều vào gia đình hơn là bản thân, vì vậy việc đưa ra quyết định theo học chứng
chỉ sẽ bị chi phối rất nhiều bởi người thân và tài chính gia đình. (Febriyanti, 2019;
Jaya et al., 2018; Samiun, 2017; Sartika, 2014; Wicaksono, 2017) cho thấy sinh viên
có dự định tìm hiểu về các chứng chỉ Kế toán quốc tế sẽ có dự định tìm kiếm về các cơ
hội học bổng liên quan.
Chi phí theo đuổi chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực Kế Toán là đa dạng, nên khó có thể
ước tính con số chính xác là bao nhiêu vì khả năng còn rất nhiều yếu tố liên quan mà
chưa thể đo lường được (Wangarry et al., 2018). Do đó việc xác định lệ phí và các chi
phí liên quan khác của một chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế chỉ là một ước tính tương
đối. Vậy nên các yếu tố tài chính cá nhân được xác định sẽ có ảnh hưởng lớn đối với
sinh viên trong việc đưa ra quyết định theo đuổi các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế
trong lĩnh vực Kế toán.
H4: Yếu tố tài chính có ảnh hưởng đến quyết định học các chứng chỉ.
2.3 Mô hình nghiên cứu
Tổng hợp tất cả các phân tích và giả thuyết nêu trên, nhóm tác giả đưa ra mô hình
nghiên cứu đề xuất:
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

TÓM TẮT CHƯƠNG 2:

Trong chương 2, nhóm tác giả trình bày và phân tích tổng quan về các cơ sở lý thuyết
được sử dụng trong bài nghiên cứu, trong đó bao gồm: tổng kết các nghiên cứu trong
và ngoài nước có liên quan đến đề tài cũng như các lý thuyết nền phù hợp. Trên cơ sở
chọn lọc, tổng hợp và kế thừa, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình đề xuất và giả thuyết
nghiên cứu liên quan đến các khái niệm nghiên cứu. Trong mô hình nghiên cứu được
xây dựng có tổng cộng 7 giả thuyết nghiên cứu liên quan đến các khái niệm nghiên
cứu: Chế độ lương thưởng, Cơ hội việc làm, Đánh giá tác động xu hướng, Năng lực
cá nhân, Yếu tố tài chính, Uy tín địa vị cá nhân, Quyết định học các chứng chỉ.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu là một chuỗi các hành động diễn ra theo trình tự và gắn liền với
nền tảng kiến thức cũng như các bước tư duy logic (Kumar, 2014). Một quy trình
nghiên cứu gồm rất nhiều bước khác nhau, từ việc thu thập dữ liệu đến việc xử lý,
phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu. Để đạt được kết quả đúng đắn, chính xác thì
chúng tôi sẽ phải tuân theo quy trình hình 3.1 để có hướng đi chính xác cho bài nghiên
cứu. Quy trình nghiên cứu của chúng tôi cơ bản gồm: Xác định vấn đề nghiên cứu
(Chương 1), Tìm hiểu cơ sở lý thuyết và đưa ra các giả thuyết (Chương 2), Xác định
mô hình nghiên cứu, Thu thập dữ liệu (Chương 3), Phân tích dữ liệu và kiểm tra giả
thuyết (Chương 4), Viết báo cáo và giải thích kết quả (Chương 5).
Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để bắt đầu nghiên cứu đó chính là xác
định vấn đề nghiên cứu. Nó quan trọng là bởi vì nếu không xác định được chính xác
vấn đề cần nghiên cứu thì chúng ta sẽ dễ mất phương hướng khi tiến hành bài nghiên
cứu. Muốn xác định được vấn đề nghiên cứu, trước hết chúng tôi cần xác định lĩnh vực
làm nghiên cứu. Sau đó, chúng tôi tìm kiếm các tài liệu liên quan như các bài báo, bài
nghiên cứu khoa học trước đó. Lần lượt như thế, chúng tôi đã xây dựng nên đề tài
nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định sở hữu các
chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế của người học kế toán.

Tiếp đến, chúng tôi tiến hành tìm hiểu cơ sở lý thuyết và đưa ra các giả thuyết. Một bài
nghiên cứu hoàn chỉnh thì cần có những cơ sở lý thuyết để làm nền tảng, từ đó mới
triển khai và phát triển được những vấn đề trong bài nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết bao
gồm những khái niệm, định nghĩa và các lý thuyết trong các bài nghiên cứu trong và
ngoài nước. Bài nghiên cứu của chúng tôi được dựa trên Thuyết hành vi dự định
(Theory of Planned Behavior – TPB) hay còn gọi là lý thuyết hành vi có kế hoạch
(Ajzen, 1991). Theo bài nghiên cứu, hành vi của con người sẽ chịu ảnh hưởng của ba
yếu tố: thái độ của họ đối với hành vi đó, sức ép của xã hội khi họ thực hiện hoặc
không thực hiện hành vi đó và khả năng kiểm soát của họ đối với việc thực hiện hành
vi. Sau khi đưa ra được cơ sở lý thuyết, chúng tôi tiến vào quá trình thành lập các giả
thuyết của bài nghiên cứu. Các giả thuyết được xây dựng dựa trên sự dự đoán về mối
quan hệ giữa các biến nên cần phải suy xét đến các đặc tính sau để đưa ra giả thuyết
một cách chuẩn xác nhất: (1) Giả thuyết phải theo một nguyên lý chung và không
thay trong suốt quá trình nghiên cứu; (2) Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện thực
tế và cơ sở lý thuyết; (3) Giả thuyết nêu ra phải càng đơn giản càng tốt và (4) Giả
thuyết có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi (Thiétart, 2003).

Mục đích của việc xây dựng mô hình nghiên cứu là để nhìn nhận các vấn đề một cách
rõ ràng, tổng quát hơn và đưa ra hướng đi để bài nghiên cứu hiệu quả nhất. Mô hình
nghiên cứu là sự thể hiện các mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) như biến phụ
thuộc, biến độc lập, biến trung gian,... với nhau. Các thành phần trong mô hình thường
được biểu diễn dưới dạng hình vẽ hoặc các phương trình toán học (Thiétart, 2003). Mô
hình cụ thể đã được chúng tôi đề cập trước đó trong mục 2.3. Có mô hình nghiên cứu
thì không thể thiếu được thang đo của bài nghiên cứu. Phần này sẽ được trình bày chi
tiết ở mực 3.2.

Thu thập dữ liệu là một bước trung gian để tiến tới bước sau nữa là phân tích và đưa ra
kết quả. Trong nghiên cứu khoa học thì các nhà nghiên cứu cần thu thập dữ liệu để
kiểm chứng các lý thuyết và có thể nói là dữ liệu gắn liền với nghiên cứu khoa học và
ngược lại (Zaltman & ctg 1982, Ehrenberg 1994). Có rất nhiều cách để thu thập dữ
liệu như phỏng vấn, khảo sát hoặc tìm kiếm dữ liệu có sẵn. Bước này, chúng tôi sẽ đưa
ra lựa chọn và giải thích lý do chọn nó trong phần tiếp theo. Kế đó, để tiến hành kiểm
tra thang đo, chúng tôi có thể sử dụng như: kiểm định độ tin cậy bằng hệ số tin cậy CA
(Cronbach's Alpha) hoặc Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis). Quá trình kiểm định này sẽ được thể hiện cụ thể hơn trong Bảng câu hỏi.

Tiếp là quá trình phân tích dữ liệu và kiểm định giả thuyết, nó có thể xem là bước
trọng yếu của bài nghiên cứu. Nó trọng yếu là vì nếu kết quả bị sai thì sẽ ảnh hưởng
đến việc kiểm định các giả thuyết đã đưa ra ở Chương 2 và điều đó cũng ảnh hưởng
không kém đến phần kết luận ở Chương 5. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được tổng
hợp, sắp xếp và nhóm chúng thành nhiều nhóm để thuận tiện trong việc nghiên cứu.
Quá trình này giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn được vấn đề mình đang nghiên cứu
và hiểu hơn về hành vi của người tham gia trong hoàn cảnh thực tế. Để dữ liệu được
xử lý một cách chính xác và dễ hiểu thì chúng tôi đã quyết định sử dụng phần mềm Pls
sem để tính toán dữ liệu của bài nghiên cứu và kết quả sẽ được trình bày rõ ràng hơn ở
Chương 4.

Sau khi hoàn tất các bước tìm kiếm, thu thập, phân tích và đánh giá dữ liệu, chúng tôi
sẽ đến bước cuối cùng là viết báo cáo và giải thích kết quả. Dựa vào kết quả nghiên
cứu, chúng tôi sẽ trình bày thêm về những gì đã và chưa làm được trong bài nghiên
cứu. Và nó sẽ được trình bày cụ thể ở Chương 5.

3.2. Thang đo các khái niệm nghiên cứu


3.2.1 Giới thiệu
“Phát triển thang đo là một quá trình phát triển về một thước đo hợp lệ và đáng tin cậy
của một cấu trúc để đánh giá một thuộc tính mà chúng ta quan tâm” (Louis Tay,
Andrew T.Jebb, 2016). Theo (Kavita Hamza, 2021) “Sự đa dạng của các biến chi phối
đòi hỏi thang đo tiêu chuẩn để đo lường một cách toàn diện biến bị chi phối.”
Theo (On the theory of scale of measurement, Stevens, 1946), “Hệ thống các cấp
thang đo có thể chia thành bốn cấp độ, bao gồm thang đo cấp Danh nghĩa (nominal
scale), thang đo cấp thứ tự (ordinal scale), thang đo cấp quãng (interval scale) và thang
đo cấp tỷ lệ (ratio scale)”. Trong thuyết phân loại, Stevens đã thống nhất cả 2 loại định
tính, được miêu tả bởi chính ông như là thang đo Danh nghĩa (nominal scale) và thang
đo Cấp thứ tự (ordinal scale) - không thể áp dụng các phép tính đại số nên được sử
dụng như là biến giả (dummy variable) trong thống kê và phân tích hồi quy. Mục tiêu
chính của nhóm tác giả ở nghiên cứu này đo lường và phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến việc ra quyết định sở hữu các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế của người học trong
lĩnh vực kế toán, vì vậy các thang đo định tính là không thích hợp. Trong quá trình lựa
chọn thang đo cấp định lượng (thang đo quãng và thang đo tỉ lệ), nhóm tác giả nghiên
cứu và nhận thấy đối với các khái niệm nghiên cứu trong nghiên cứu này (bao gồm:
chế độ lương thưởng, cơ hội việc làm, đánh giá tác động xu hướng, năng lực cá nhân,
yếu tố tài chính, uy tín địa vị cá nhân và quyết định học các chứng chỉ của người học
trong lĩnh vực Kế toán) không phù hợp để đo lường bằng thang đo tỷ lệ nên thang đo
quãng sẽ được sử dụng. Trong thang đo quãng có một loại thang đo được gọi là
“Thang đo Likert (Likert, 1932) - Likert là thang một loại thang đo đánh giá được sử
dụng để đánh giá ý kiến, thái độ hoặc hành vi (Bhandari, 2022). Thang đo Likert bao
gồm ba câu trả lời trở lên đánh giá một cấu trúc đơn lẻ, thường là thái độ hoặc đặc
điểm, khi tổng điểm phản hồi (Boone & Boone, 2012). (Frank Frimpong Opuni, 2023)
khẳng định: “Thang đo Likert là một công cụ thu thập dữ liệu phổ biến và được đánh
giá cao, đã được công nhận rộng rãi, đặc biệt là trong hai thập kỷ vừa qua. Vì vậy,
nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng thang đo Likert 7 điểm để đo lường mức độ đồng
ý của từng khái niệm trong bài nghiên cứu.
Nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng và cách kế thừa thang đo các khái niệm nghiên
cứu từ các nghiên cứu đi trước và điều chỉnh cho phù hợp, trong đó mô tả mối quan hệ
trực tiếp giữa các biến độc lập (Chế độ lương thưởng, Cơ hội việc làm, Đánh giá tác
động xu hướng, Năng lực cá nhân, Yếu tố tài chính, Uy tín địa vị cá nhân) và biến phụ
thuộc (Quyết định học các chứng chỉ) bên cạnh việc đo lường độ liên quan của mối
quan hệ. Nguyên tắc cơ bản của việc chọn mẫu là sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận
tiện trong đó một nhóm cá nhân, yếu tố hoặc hiện tượng đã tồn tại và có thể được sử
dụng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu (Morissan, 2015). Các thử nghiệm được áp
dụng là thống kê mô tả, kiểm tra chất lượng dữ liệu, kiểm tra giả định tiêu chuẩn và
kiểm tra giả thuyết.
Hai mô hình đo lường chính dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu gồm
mô hình thang đo kết quả (reflective measures) và mô hình thang đo nguyên nhân
(formative measures). Mô hình kết quả là mô hình đo lường mà trong đó biến quan sát
được giả định là biến kết quả của biến tiềm ẩn. Ngược lại, mô hình nguyên nhân là mô
hình đo lường trong đó biến quan sát được giả định là biến nguyên nhân tạo nên biến
tiềm ẩn. Trong đó khái niệm về mô hình loại đa nguyên nhân (MIMIC) được sử dụng
để xây dựng các biến thái độ tiềm ẩn, sau đó được sử dụng làm biến độc lập trong các
mô hình lựa chọn rời rạc tiêu chuẩn. Những mô hình như vậy, được gọi chung là mô
hình lựa chọn kết hợp (HCM) giả định mối quan hệ nhân quả cụ thể giữa các biến chỉ
báo, cấu trúc tiềm ẩn và sự lựa chọn. Trên thực tế, giả định cơ bản của hệ thống mô
hình như vậy là các biến quan tâm tiềm ẩn tồn tại độc lập với các biến chỉ báo được sử
dụng để đo lường chúng và các hạng mục khảo sát được sử dụng có bản chất phản ánh
trong chừng mực các câu trả lời cho các câu hỏi đó phản ánh các cấu trúc cơ bản (J.M.
Rose, Antonio Borriello, Pellegrini, 2023) mô hình thang đo kết quả được nhóm tác
giả sử dụng cho bao gồm tất cả các khái niệm: Chế độ lương thưởng, Cơ hội việc làm,
Đánh giá tác động xu hướng, Năng lực cá nhân, Yếu tố tài chính, Uy tín địa vị cá nhân
và Quyết định học các chứng chỉ.
Từ tổng quan lý thuyết, thang đo cụ thể của từng khái niệm trong mô hình nghiên
cứu được đề xuất trong mục 3.2.2.

3.2.2. Thang đo các khái niệm:


 Quyết định học các chứng chỉ (QĐ) có thang đo đơn hướng dạng kết quả gồm
4 biến quan sát (chấp nhận theo thang đo Coe, 2013)
QĐ1: Tôi sẽ tham dự kỳ thi lấy chứng chỉ ngay khi có đủ điều kiện
QĐ2: Tôi đã có kế hoạch chi tiết để học lấy chứng chỉ
QĐ3: Tôi cảm thấy việc sở hữu các chứng chỉ nghề nghiệp chuyên nghiệp là vô
cùng cần thiết cho bản thân
QĐ4: Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè, những người mà tôi quen biết
 Chế độ lương thưởng (CĐ) có thang đo đơn hướng dạng kết quả gồm 5 biến
quan sát (chấp nhận theo thang đo Laksmi & Al Hafiz, 2019)
CĐ1: Tôi tin rằng chế độ lương thưởng hấp dẫn là động lực để tôi học các
chứng chỉ nghề nghiệp
CĐ2: Tôi mong muốn được làm việc ở công ty/ tổ chức có chế độ lương thưởng
hấp dẫn
CĐ3: Tôi luôn mong muốn có mức lương cao hơn ở công việc của mình trong
tương lai
CĐ4: Tôi thấy rằng mức lương trong lĩnh vực kế, kiểm tương đối cao và xứng
đáng
CĐ5: Tôi nghĩ việc sở hữu chứng chỉ sẽ giúp tôi có lợi thế về mức lương thỏa
thuận khi đi xin việc
 Cơ hội việc làm (VL) có thang đo đơn hướng dạng kết quả gồm 4 biến quan sát
(chấp nhận theo thang đo Nguyễn Thúy An và cộng sự, 2021)
VL1: Tôi nghĩ rằng việc sở hữu các chứng chỉ nghề nghiệp sẽ giúp cho tôi kiếm
được việc làm mong muốn
VL2: Tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong và ngoài nước khi tôi sở
hữu chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế
VL3: Tôi nghĩ rằng việc sở hữu các chứng chỉ nghề nghiệp sẽ giúp tôi trở thành
ứng cử viên sáng giá trong mắt các nhà tuyển dụng
VL4: Tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều cơ hội được làm việc tại các công ty lớn như
Big4 khi tôi sở hữu chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế
 Đánh giá tác động xu hướng (XH) có thang đo đơn hướng dạng kết quả gồm
4 biến quan sát
XH1: Tôi nghĩ rằng sở chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán là
xu hướng toàn cầu
XH2: Tôi nghĩ rằng thị trường lao động ngày càng nâng cao điều kiện tuyển
dụng, ngoài việc có bằng đại học thì còn cần có chứng chỉ nghề nghiệp
XH3: Tôi nghĩ rằng việc sở hữu chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực
kế toán giúp gia tăng khả năng hội nhập trong bối cảnh kinh tế quốc tế
XH4: Tôi nhận thấy đa số những người mà tôi quen biết trong lĩnh vực kế toán
đều lên kế hoạch để sở hữu một trong những chứng chỉ nghề nghiệp
 Năng lực cá nhân (NL) có thang đo đơn hướng dạng kết quả gồm 4 biến quan
sát (chấp nhận theo thang đo Omar et al.,2019), (Lindawati and Sahara, 2020)
NL1: Tôi nghĩ rằng những kiến thức mà tôi đã được học là chưa đủ để đi làm
NL2: Tôi nghĩ có các chứng chỉ nghề nghiệp sẽ giúp tôi nâng cao khả năng
chuyên môn của bản thân
NL3: Tôi cảm thấy bản thân có đủ kỹ năng và kiến thức để theo đuổi chứng chỉ
nghề nghiệp quốc tế ( kĩ năng tính toán, giám sát, xây dựng đội nhóm…)
NL4: Tôi đánh giá khả năng của bản thân dựa trên điểm GPA để theo đuổi các
chứng chỉ nghề nghiệp
 Yếu tố tài chính (TC) có thang đo đơn hướng dạng kết quả gồm 4 biến quan
sát (chấp nhận theo thang đo Dr.L.Vijayakumar, N.vincilin, 2020 )
TC1: Tôi nghĩ việc theo đuổi chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế
toán sẽ cần 1 nguồn lực tài chính vững vàng
TC2: Sau khi tìm hiểu, tôi nhận thấy tiềm lực kinh tế của bản thân đủ khả năng
chi trả các chi phí để sở hữu chứng chỉ nghề nghiệp
TC3: Nếu nhận được học bổng hoặc được tài trợ học phí tôi sẽ cân nhắc việc
học chứng chỉ nghề nghiệp lĩnh vực kế toán
TC4: Tôi sẽ tìm kiếm các học bổng hoặc các khoản vay cho sinh viên để chi trả
phần nào việc theo đuổi các chứng chỉ
 Uy tín, địa vị cá nhân (CN) có thang đo đơn hướng dạng kết quả gồm biến
quan sát (chấp nhận theo thang đo Laksmi & Al Hafiz, 2019),
(Dr.L.Vijayakumar, N.vincilin, 2020 )
CN1: Tôi luôn mong muốn nâng cao uy tín và vị trí của bản thân trong công
việc
CN2: Tôi cảm thấy việc đạt được sự công nhận và đánh giá cao trong công việc
là rất quan trọng trong lĩnh vực kế toán
CN3: Tôi nghĩ rằng việc sở hữu các chứng chỉ nghề nghiệp sẽ giúp tôi trở thành
người được xã hội đánh giá cao về kiến thức chuyên môn cũng như năng lực
làm việc
3.2.3. Mô hình đo lường
Từ mô hình được giới thiệu ở chương 2 và thang đo cụ thể của các khái niệm Quyết
định học các chứng chỉ, Chế độ lương thưởng, Cơ hội việc làm, Đánh giá tác động xu
hướng, Năng lực cá nhân, Yếu tố tài chính, Uy tín, địa vị cá nhân, hình 3.2 dưới đây
thể hiện mô hình đo lường.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm tác giá sử dụng phương pháp khảo sát trong nghiên cứu định lượng (survey
method) cho bài nghiên cứu. Trong nghiên cứu định lượng, phương pháp khảo sát cho
phép người sử dụng thu thập nhiều dạng dữ liệu sơ cấp khác nhau và phù hợp cho từng
công trình nghiên cứu cụ thể. Thế nên đây được coi là dạng thiết kế để thu thập dữ liệu
phổ biến. Mục tiêu của bài nghiên cứu là kiểm định các giả thuyết biểu diễn mối quan
hệ nhân quả giữa các khái niệm, vì vậy việc sử dụng phương pháp khảo sát là hoàn
toàn phù hợp.

Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng:


 Đối tượng khảo sát: Các cá nhân là đối tượng học sinh, sinh viên đang học tập
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán
 Phạm vi khảo sát: Nghiên cứu được thực hiện tại các trường Đại học trên lãnh
thổ Việt Nam
 Thời gian triển khai khảo sát: từ ngày 15.7.2023 đến 1.8.2023
 Phương pháp chọn mẫu: Nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện,
phi xác suất.
 Kích thước mẫu: Tùy vào từng phương pháp phân tích thống kê cụ thể mà kích
thước mẫu sẽ khác nhau Theo Hoang và Chu (2008) để cỡ mẫu đảm bảo phù
hợp với phương pháp phân tích EFA thì số quan sát ít nhất phải bằng 04 - 05
lần số biến, trong mô hình nghiên cứu này có 28 biến, tức có nghĩa là cần ít
nhất là 140 quan sát. Vì vậy, nhằm hạn chế các vấn đề xảy ra khi khảo sát, tác
giả tiến hành điều tra nhiều hơn số quan sát tối thiểu.
 Công cụ thu thập dữ liệu: Nhóm tác giả thu thập dữ liệu bằng cách phân phát
bảng câu hỏi khảo sát chi tiết (chi tiết ở phụ lục 1) cho các đối tượng khảo sát.
Các cá nhân này được yêu cầu phải trung thực trong quá trình trả lời các câu hỏi
khảo sát nhằm đảm bảo sự tin cậy cho dữ liệu.
 Công cụ xử lý dữ liệu: SmartPLS 4

3.5 Mẫu nghiên cứu


Để tiến hành thu thập dữ liệu cho nghiên cứu, nhóm tác giả trực tiếp gửi 200 bảng câu
hỏi khảo sát (xem phụ lục 1) bằng bảng khảo sát đến các cá nhân thuộc các ngành có
liên quan tại các trường Đại học trên lãnh thổ Việt Nam. Các câu hỏi khảo sát được
thiết kế dưới dạng thang đo Likert từ 1 đến 5 (với 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là
hoàn toàn đồng ý). Trong số này, nhóm nghiên cứu thu thập được 175 bảng trả lời
chiếm tỷ lệ phản hồi 87,5%. Vì chứng chỉ nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán mang
tính chuyên ngành và chưa thực sự phổ biến rộng rãi trong chương trình đào tạo ở các
trường Đại học tại Việt Nam. Các chương trình đào tạo tích hợp chứng chỉ nghề
nghiệp quốc tế hay chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp ACCA, CPA,…còn
ít. Vì vậy, chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của
người học nên việc gửi và thu thập số liệu khảo sát khá hạn hẹp. Sau khi kiểm tra và
loại bỏ một số bảng trả lời khảo sát không phù hợp, tổng cộng có 168 bảng trả lời hợp
lệ và đầy đủ đã được lấy ra và sử dụng để phân tích.
Các số liệu thống kê mô tả chi tiết về các biến quan sát trong mô hình đo lường được
trình bày trong trong phụ lục 2.
3.6 Kiểm tra mô hình đo lường
Nghiên cứu của (Bollen & Diamantopoulos, 2017) khẳng định “Việc xem xét sử dụng
mô hình kết quả (Reflective) hay mô hình nguyên nhân (Formative) là một vấn đề
quan trọng trong việc áp dụng SEM. (Hair Jr et al., 2021) cũng đã khẳng định lần nữa
“Mô hình đo lường cần được kiểm tra phụ thuộc vào loại mô hình đo lường là mô hình
nguyên nhân (Formative) hay mô hình kết quả (Reflective)”. Mục 3.2 trong nghiên
cứu này đã xác định mô hình đo lường là mô hình kết quả. Chính vì vậy, để đánh giá
mô hình đo lường, nhóm tác giả đã áp dụng các kỹ thuật đánh giá của mô hình đo
lường dạng kết quả. Sau đây là quy trình để đánh giá mô hình đo lường dạng kết quả
(Sơ đồ 3.3):

Sơ đồ 3.3 . Quy trình đánh giá mô hình đo lường dạng kết quả
“Khi đánh giá một mô hình đo lường dạng kết quả, cần đánh giá (i) độ tin cậy tổng
hợp (composite reliability) để đánh giá tính ổn định nội bộ (internal consistency), (ii)
độ tin cậy của từng biến quan sát (individual indicator reliability) và phương sai trích
trung bình (average variance extracted - AVE) nhằm đánh giá giá trị hội tụ
(convergent validity) và (iii) tiêu chí Fornell-Larcker và hệ số tải nhân tố chéo để đánh
giá phân biệt (discriminant validity)” trích theo (Hair Jr et al., 2021). Các mục tiếp
theo là các kết quả cụ thể trong đánh giá mô hình đo lường của nghiên cứu.
3.6.1. Đánh giá tính ổn định nội bộ
Tính ổn định nội bộ là mức độ mà các chỉ số đo lường cùng một cấu trúc được liên kết
với nhau, được đo lường bằng chỉ số Cronbach’s Alpha. Tuy nhiên, hạn chế chính của
Cronbach’s Alpha là có xu hướng đánh giá thấp độ tin cậy của thang đo, đánh giá
không đúng độ tin cậy nhất quán nội tại, nhạy cảm với số lượng biến quan sát. Theo
(Hair Jr et al., 2021), “độ tin cậy tổng hợp phù hợp với mô hình PLS hơn Cronbach’s
Alpha”, vì thế, nhóm nghiên cứu sử dụng chỉ số đo lường tính ổn định nội bộ của
thang đo thông qua chỉ số độ tin cậy tổng hợp (Composite reliability). Giá trị càng cao,
mức độ tin cậy càng cao. Các giá trị độ tin cậy từ 0.60 đến 0.70 được coi là “có thể
chấp nhận được trong nghiên cứu khám phá”, trong khi các giá trị từ 0.70 đến 0.90
nằm trong khoảng từ “đạt yêu cầu đến tốt”. Các giá trị trên 0.90 (và chắc chắn trên
0.95) là những giá trị có vấn đề, vì chúng chỉ ra rằng các chỉ số đo lường là dư thừa, do
đó làm giảm tính hợp lệ của cấu trúc (Diamantopoulos, Sarstedt, Fuchs, Wilczynski, &
Kaiser, 2012). Các giá trị độ tin cậy từ 0.95 trở lên cũng cho thấy khả năng xảy ra các
dạng phản hồi không mong muốn, do đó kích hoạt các mối tương quan giả định giữa
các thuật ngữ sai số của các chỉ số.
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng độ tin cậy tổng hợp để
thay thế hệ số Cronbach’s Alpha khi phân tích độ tin cậy nhất quán bên trong. Kết quả
phân tích cho thấy độ tin cậy tổng hợp của Cơ hội việc làm (CH) = 0,908; Đánh giá tác
động xu hướng (DG) = 0,868; Chế độ lương thưởng (LT)= 0,877; Năng lực cá nhân
(NL) = 0,816; Yếu tố tài chính (TC) = 0,830; Uy tín, địa vị cá nhân (UT) = 0,890;
Quyết định học các chứng chỉ (QD)=0,890. Nhìn chung, điểm tin cậy tổng hợp cho
mỗi cấu trúc cao (nhỏ nhất là 0,816). Vì thế, nó đã chứng minh rằng thang đo độ tin
cậy nhất quán bên trong (độ tin cậy ổn định nội bộ) tốt.
Composite reliability Composite reliability Average variance extracted
(rho_a) (rho_c) (AVE)
CH 0,874 0,908 0,712
D
G 0,810 0,868 0,624
LT 0,844 0,877 0,591
NL 0,703 0,816 0,526
Q
D 0,842 0,890 0,669
TC 0,745 0,830 0,552
UT 0,814 0,890 0,729
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mô hình đo lường
3.6.2. Đánh giá giá trị hội tụ.
(Fornell & Larcker, 1981) cho rằng giá trị của phương sai trích trung bình (AVE) nên
được sử dụng để đánh giá tính hợp lệ hội tụ của các biến tiềm ẩn. Để một thang đo đạt
giá trị hội tụ, thì giá trị AVE phải lớn hơn 0.5 (Chin, 1998; Hock & Ringle, 2010).
Như đã hiển thị trong bảng 3.1, giá trị AVE đã được báo cáo cho từng biến: Cơ hội
việc làm (CH)= 0,712; Đánh giá tác động xu hướng (DG) = 0,624; Chế độ lương
thưởng (LT) = 0,591; Năng lực cá nhân (NL) = 0,526; Yếu tố tài chính (TC) = 0,552;
Uy tín, địa vị cá nhân (UT) = 0,729; Quyết định học các chứng chỉ (QD)=0,669. Tất cả
các biến đều có AVE > 0.5. Chính vì lý do đó, mỗi cấu trúc đều thể hiện giá trị hội tụ
tốt.
3.6.3 Đánh giá giá trị phân biệt
Theo (Giao, H. N. K., & Vuong, B. N. (2020). Giáo trình Cao học Phương pháp
Nghiên cứu Khoa học trong Kinh doanh-Cập nhật SmartPLS.), “Giá trị phân biệt cho
thấy tính duy nhất hoặc tính khác biệt của một cấu trúc khi so sánh với các cấu trúc
khác trong mô hình. (Fornell và Lacker, 1981) khuyến nghị rằng tính giá trị phân biệt
được tìm thấy khi căn bậc hai của AVE cho mỗi biến tiềm ẩn cao hơn các giá trị tương
quan khác trong số các cấu trúc khác. Để đánh giá tính phân biệt của thang đo, nghiên
cứu sử dụng tiêu chí của Fornell-Lacker (Hair & cộng sự, 2017) và hệ số Cross-
loading.

CH DG LT NL QD TC UT
CH 0,844
DG 0,720 0,790
LT 0,717 0,611 0,769
NL 0,588 0,614 0,597 0,725
QD 0,506 0,605 0,536 0,722 0,818
TC 0,568 0,628 0,580 0,697 0,681 0,743
Bảng 3.2. Giá trị phân biệt (tiêu chí Fornell - Lacker)
Phần màu vàng chính là căn bậc hai chỉ số AVE của các nhân tố. Phần không bôi vàng
là tương quan giữa các nhân tố với nhau. Kết quả cho thấy toàn bộ giá trị căn bậc hai
AVE đều lớn hơn toàn bộ giá trị tương quan giữa các nhân tố, như vậy tính phân biệt
được đảm bảo.
Ngoài ra, nhóm tác giả còn sử dụng tiêu chí đánh giá thông qua hệ số Cross-loading.
Phương pháp này cho rằng tính phân biệt sẽ đảm bảo khi hệ số tải ngoài outer loading
của một biến quan sát thuộc nhân tố này cần lớn hơn bất kỳ hệ số tải chéo cross-
loading với những biến quan sát thuộc các nhân tố khác trong mô hình. Kết quả nghiên
cứu tại Bảng 3.3 cho thấy gần như toàn bộ hệ số tải ngoài của các biến quan sát đều
lớn hơn hệ số tải chéo.

CH DG LT NL QD TC UT
CH1 0,869 0,626 0,647 0,593 0,478 0,544 0,590
CH2 0,811 0,560 0,616 0,440 0,373 0,418 0,566
CH3 0,824 0,601 0,600 0,471 0,396 0,484 0,610
CH4 0,870 0,639 0,563 0,467 0,449 0,463 0,577
DG1 0,452 0,685 0,441 0,455 0,380 0,491 0,393
DG2 0,539 0,801 0,500 0,485 0,501 0,440 0,469
DG3 0,585 0,850 0,434 0,516 0,487 0,517 0,518
DG4 0,677 0,814 0,550 0,489 0,525 0,543 0,621
LT1 0,609 0,513 0,833 0,535 0,510 0,459 0,615
LT2 0,562 0,419 0,815 0,398 0,343 0,442 0,602
LT3 0,522 0,419 0,750 0,467 0,341 0,448 0,570
LT4 0,403 0,345 0,614 0,369 0,360 0,395 0,293
LT5 0,630 0,606 0,812 0,494 0,456 0,482 0,510
NL1 0,332 0,436 0,363 0,678 0,474 0,386 0,308
NL2 0,490 0,527 0,572 0,727 0,529 0,538 0,577
NL3 0,460 0,416 0,436 0,785 0,568 0,520 0,432
NL4 0,414 0,407 0,357 0,706 0,519 0,570 0,336
QD1 0,445 0,517 0,515 0,578 0,851 0,560 0,599
QD2 0,345 0,374 0,313 0,586 0,766 0,570 0,379
QD3 0,491 0,624 0,523 0,646 0,869 0,581 0,574
QD4 0,360 0,440 0,383 0,550 0,782 0,517 0,439
TC1 0,552 0,519 0,514 0,507 0,401 0,638 0,535
TC2 0,278 0,418 0,335 0,547 0,471 0,706 0,320
TC3 0,518 0,538 0,526 0,538 0,554 0,829 0,618
TC4 0,369 0,415 0,372 0,497 0,574 0,784 0,386
UT1 0,548 0,540 0,622 0,506 0,520 0,546 0,860
UT2 0,560 0,538 0,538 0,440 0,528 0,494 0,842
UT3 0,666 0,563 0,578 0,523 0,527 0,549 0,859
Bảng 3.3. Hệ số tải chéo (cross loading)

TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Chương 3 đã cung cấp thông tin chi tiết về phương pháp nghiên cứu đã được nhóm tác
giả sử dụng để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trong đề tài. Quy trình nghiên cứu
gồm sáu bước chính được nhóm tác giả trình bày trong mục 3.1. Tiếp theo, thang đo
khái niệm nghiên cứu đã được giới thiệu cụ thể cho bảy khái niệm nghiên cứu sử dụng
trong nghiên cứu này gồm chế độ lương thưởng, cơ hội việc làm, đánh giá tác động xu
hướng, năng lực cá nhân, yếu tố tài chính, uy tín, địa vị cá nhân, quyết định sở hữu các
chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán. Nhóm tác giả xác định rằng bảy
khái niệm của bài nghiên cứu này đều là khái niệm đơn hướng dạng kết quả. Nhóm tác
giả đã tổng hợp mô hình đo lường được sử dụng trong nghiên cứu dựa vào các giả
thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu được đề xuất trong chương 2 cùng với thang
đo các khái niệm nghiên cứu được giới thiệu. Nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu,
nghiên cứu này áp dụng phương pháp khảo sát trong nghiên cứu định lượng cùng với
kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng là PLS SEM. PLS SEM được sử dụng với mô
hình đo lường trong nghiên cứu này chứa các khái niệm nghiên cứu dạng kết quả. Mẫu
nghiên cứu và các thống kê mô tả về mẫu cũng đã được giới thiệu chi tiết trong
chương này. Phần cuối cùng trong chương 3, nhóm nghiên cứu tập trung đánh giá mô
hình đo lường thông tin việc đánh giá tính ổn định nội bộ, giá trị hội tụ, giá trị phân
biệt và cuối cùng mô hình đo lường chính thức đã được xác định làm cơ sở để đánh giá
mô hình lý thuyết.
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu đã được trình bày chi tiết ở chương 3, ở chương 4 này,
nhóm nghiên cứu sẽ đi vào đánh giá mô hình cấu trúc (lý thuyết) và sẽ kết thúc với
phần thảo luận kết quả cuối cùng.
4.1. Giới thiệu
SEM cho phép ước lượng đồng thời các phần tử trong tổng thể mô hình, ước lượng
mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm tiềm ẩn (Latent Constructs) qua các chỉ số
kết hợp cả đo lường và cấu trúc của mô hình lý thuyết, đo các mối quan hệ ổn định
(recursive) và không ổn định (non-recursive). Mô hình phương trình cấu trúc bình
phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) đã trở thành một phương pháp tiêu chuẩn để
phân tích mối quan hệ phức tạp giữa các biến được quan sát và các biến tiềm ẩn.
(Joseph F.Hair et al, 2022). đo các ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, kể cả sai số
đo và tương quan phần dư.Trong chương này, nhóm tác giả tiến hành phân tích mô
hình cấu trúc trên phần mềm SmartPLS 4.0 để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Quy trình phân tích mô hình cấu trúc trong nghiên cứu này được thực hiện theo quy
trình đề xuất của (Sơ đồ 4.1).
Sơ đồ 4.1. Quy trình phân tích mô hình cấu trúc

Các phần tiếp theo trong chương 4 lần lượt trình bày theo bốn bước chính trong quy
trình phân tích mô hình cấu trúc. Mục 4.2 tiến hành đánh giá hiện tượng đa cộng
tuyến. Mục 4.3 sẽ đánh giá về tính phù hợp của các mối quan hệ trong mô hình cấu
trúc cũng như giải thích về ý nghĩa thống kê của các mối quan hệ này, đồng thời đưa ra
kết luận về các giả thuyết nghiên cứu và tiến hành kiểm định biến trung gian trong mô
hình có thức sự đóng vai trò là biến trung gian hay không. Mục 4.4 sẽ trình bày kết quả
liên quan đến đánh giá mức độ của R2 và f2.
Ở mục 4.5, nhóm tác giả sẽ tiến hành thống kê mô tả để nhận xét sơ bộ về mối tương
quan giữa cơ hội việc làm và năng lực cá nhân ; cũng như giữa đánh giá tác động xu
hướng với chế độ lương thưởng.
4.2. Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình cấu trúc
Việc kiểm tra đa cộng tuyến đã được nghiên cứu từ các phương pháp tiếp cận tham số
và đề xuất quy tắc ngón tay cái (Farrar, Glauber 1967) là một tác phẩm tiêu biểu trong
trường hợp đầu tiên. Đề xuất thứ nhất và thứ hai chia sẻ thực tế rằng các phân phối cơ
bản là chuẩn hoặc đa biến-chuẩn tắc. Trong thống kê , hệ số lạm phát phương sai
(Variance inflation factor – VIF ) là thương số của phương sai trong một mô hình có
nhiều số hạng bằng phương sai của một mô hình chỉ có một thuật ngữ. Theo (Belsely,
Kuh và Welsh, 1980) “Đa cộng tuyến thường được công nhận là tồn tại nếu có một
mối quan hệ tuyến tính gần đúng (tức là phương sai chung) giữa một số biến dự báo
trong dữ liệu” Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng mô hình đề xuất để nghiên
cứu tác động giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, được trình bày như sau:
- Mô hình đề xuất: Gồm sáu biến độc lập là “đánh giá tác động xu hướng” (DG),“cơ
hội việc làm” (CH), “chế độ lương thưởng” (LT), “uy tín, địa vị cá nhân” (UT), “năng
lực cá nhân” (NL), “yếu tố tài chính” (TC) và một biến phụ thuộc là “quyết định học
các chứng chỉ” (QD)
Sơ đồ 4.1 Mô hình đề xuất trong kiểm tra đa cộng tuyến
Bên dưới đây là bảng 4.1, dựa vào giá trị VIF hồi quy của từng mô hình khi
được sử dụng để đánh giá mức độ đa cộng tuyến. Kết quả cho thấy được, ở cả
mô hình 1 và 2 đều có chỉ số VIF của các biến độc lập nhỏ hơn 5 và lớn hơn 0.2, điều
này được chứng minh là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó mô hình, biến
độc lập và cỡ mẫu trong bài nghiên cứu này không có tương quan lớn với nhau và có
thể được nhận định là không bị đa cộng tuyến.

Mô hình 1
Mô hình 2

Cấu trúc VIF Cấu trúc VIF


DG 1,605 UT 2,129
CH 1,605 NL 2,340
LT 1,083 TC 1,322

Bảng 4.1. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến


4.3. Đánh giá tính phù hợp của mối quan hệ trong mô hình cấu trúc
4.3.1. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Sơ đồ 4.5 dưới đây thể hiện kết quả kiểm định mô hình cấu trúc trên phần mềm
SMART PLS 4.0.
Sơ đồ 4.5. Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc

Ở cuối nội dung này, bảng 4.3 đã giới thiệu các kết quả kiểm định giả thuyết
nghiên cứu. Theo kết quả kiểm định, giả thuyết về “Năng lực cá nhân” có tác động trực
tiếp và mạnh nhất đến quyết định học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế. Tiếp theo,
theo thứ tự ảnh hưởng từ mạnh tới yếu dần đó lần lượt là các giả thuyết về “Uy tín, địa
vị cá nhân; Yếu tố tài chính; Đánh giá tác động xu hướng và Cơ hội làm việc”. Trong
đó, yếu tố “Cơ hội việc làm” lại có giá trị âm thể hiện đây là một chiều quan hệ tác
động nghịch đến quyết định theo học các chứng chỉ. Và cuối cùng là yếu tố “Chế độ
lương thưởng” cũng cho thấy sự tác động tích cực đến quyết định theo học các chứng
chỉ nghề nghiệp quốc tế nhưng lại với mức độ chưa cao.

Giả thuyết nghiên cứu Hệ số đường Kết quả


dẫn kiểm định
H1: Chế độ lương thưởng có ảnh hưởng đến quyết 0,08 Chấp nhận
định học các chứng chỉ.
H2: Cơ hội việc làm có ảnh hưởng đến quyết định 0,148 Chấp nhận
học các chứng chỉ
H3: Uy tín, địa vị cá nhân có ảnh hưởng đến quyết 0,230 Chấp nhận
định học các chứng chỉ.
H4: Yếu tố tài chính có ảnh hưởng đến quyết định 0,226 Chấp nhận
học các chứng chỉ.
H5: Đánh giá tác động xu hướng có ảnh hưởng đến 0,162 Chấp nhận
quyết định học các chứng chỉ.
H6: Năng lực cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định 0,416 Chấp nhận
học các chứng chỉ.
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

4.5. Thống kê mô tả
4.5.1 Thống kê mô tả về mức độ tự đánh giá của người học đối với năng lực cá
nhân

Nhóm người học NL1 NL2 NL3 NL4

Năm 1 4 4 4 3

Năm 2 4 4 4 4

Năm 3 4 4 4 4

Năm 4 4 4 4 4

Thạc sĩ 4 5 4 4

Liên thông 1 4 2 2

Bảng 4.5. Giá trị trung bình về mức độ tự đánh giá của người học đối với năng
lực cá nhân

Để ra quyết định học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, năng lực cá nhân có thể nói
là một trong các yếu tố quan trọng để người học cân nhắc. Vì thời gian và độ khó của
việc học các chứng chỉ nên người học cần có nền tảng và một động lực học tập tích
cực và vững vàng.

Nhìn chung, các nhóm người học có mức độ tự đánh giá tương đối cao. Đặc biệt,
nhóm người học thạc sĩ có mức độ tự đánh giá về năng lực cá nhân là cao nhất. Bên
cạnh đó, nhóm người học liên thông có mức độ tự đánh giá tương đối thấp. Đây có thể
được xem là một yếu tố chủ quan quan trọng, điều kiện căn bản để ra quyết định theo
học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế.
4.5.2 Thống kê mô tả về mức độ tự đánh giá của người học đối với uy tín, địa vị cá
nhân

Chuyên ngành UT1 UT2 UT3

Kế toán 4 4 4

Kiểm toán 5 4 4

Hệ thống thông tin 5 4 4

Tài chính 4 4 4

Marketing 4 4 4

Kinh doanh quốc 4 4 4


tế

Khác 4 4 4

Bảng 4.6. Giá trị trung bình về mức độ tự đánh giá của người học đối với uy tín,

địa vị cá nhân

Từ kết quả trên, có thể thấy được, mức độ tự đánh giá về yếu tố uy tín, địa vị cá nhân
của người học thuộc các chuyên ngành khá cao. Không có sự chênh lệch đáng kể giữa
các nhóm người học thuộc các chuyên ngành.

Điều đó cho thấy, hầu hết các bạn sinh viên thuộc khối ngành kinh tế trong thời gian
còn đi học đã tìm hiểu về con đường sự nghiệp và chuẩn bị về mặt tinh thần cũng như
kiến thức cho việc đi làm sau này. Đây là cơ sở góp phần ra quyết định theo học các
chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 là tập hợp các bản tổng kết từ kết quả nghiên cứu và đánh giá mô hình lý
thuyết đã trình bày ở chương 2 thông qua phần mềm xử lý dữ liệu SmartPLS 4.0, Quy
trình đánh giá mô hình lý thuyết được nhóm nghiên cứu thực hiện thông qua 4 bước.
Đầu tiên là tiếp cận và đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình cấu trúc. Kết
quả được đánh giá là đa cộng tuyến không xảy ra trong mô hình nghiên cứu này. Tiếp
theo, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra vai trò của 6 biến độc lập trong mô hình là Cơ hội
việc làm (CH), Chế độ lương thưởng (LT), Đánh giá tác động xu hướng DG, Uy tín,
địa vị cá nhân (UT) và Năng lực cá nhân (NL), Yếu tố tài chính (TC). Theo kết quả
của mô hình hồi quy, các biến được xác định là có tác động điến Biến phụ thuộc là
Quyết định học các chứng chỉ (QD). Ở mục trình bày kế tiếp, nhóm tác giả đi vào giới
thiệu kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Theo kết quả kiểm định, có thể
nhận thấy yếu tố “Năng lực cá nhân” chiếm phần lớn (0,416) ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc - quyết định học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế. Tiếp theo, theo thứ tự ảnh
hưởng từ mạnh tới yếu dần lần lượt là các giả thuyết về Uy tín, địa vị cá nhân (0,230);
Yếu tố tài chính (0,266); Đánh giá tác động xu hướng (0,162) và Cơ hội làm việc
(0,148). Trong đó, “Cơ hội việc làm” mang giá trị âm biểu thị chiều quan hệ tác động
nghịch đến biến phục thuộc. Còn lại yếu tố “Chế độ lương thưởng” cũng có tác động
đến quyết định theo học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế nhưngvới mức độ thấp
(0,08). Từ đó đưa ra nhận định

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN


5.3 Hạn chế và hướng phát triển tiếp theo của bài nghiên cứu
Trong quá trình làm bài nghiên cứu khoa học, chúng tôi dựa trên quy trình của các bài
nghiên cứu trước để tiến hành thu thập, nghiên cứu và trình bày các kết quả mà chúng
tôi nghiên cứu được trong phần 4 của bài báo cáo. Bài nghiên cứu này về cơ bản đã đạt
được những yêu cầu ngày từ ban đầu chúng tôi đưa ra, hiểu được sự tác động, ảnh
hưởng của các yếu lên vấn đề nghiên cứu là sở hữu chứng chỉ kế toán. Bên cạnh
những mặt tích cực thì bài nghiên cứu của chúng tôi còn một số hạn chế như sau:
 Thứ nhất: Số liệu bài nghiên cứu được thu thập dựa trên các bài khảo sát qua gg
form. Ưu điểm của phương pháp này chính là thuận tiện và dễ dàng tiếp cận
được đến nhiều người làm khảo sát hơn so với phương pháp khác. Thế nhưng
đây vừa là ưu vừa là nhược điểm của phương pháp này. Nó rất dễ dàng tiếp cận
người khảo sát và người khảo sát cũng sẽ không quá để ý đến nó khiến cho các
câu trả lời của bài khảo sát không đủ sự tin cậy, trung thực. Ngoài ra, phương
pháp này chỉ mang tính chất mô tả, chủ yếu dựa trên những quan điểm của
người đi khảo sát chứ không đi sâu vào những quan điểm cá nhân của người
làm khảo sát.
 Thứ hai: Chứng chỉ nghề nghiệp tuy đã xuất hiện từ rất lâu nhưng mọi người
vẫn chưa quá quan tâm đến yếu tố này. Đa số, người tham gia khảo sát kựa
chọn đáp án có từng nghe qua từ bạn bè, thầy cô và người thân chứ rất ít người
tự tìm hiểu và hiểu rõ về nó. Thế nên, dẫn đến một số hạn chế trong kết quả bì
nghiên cứu của chúng tôi.
 Thứ ba: Quy mô bài nghiên cứu của chúng tôi tuy rộng nhưng số lượng bài
khảo sát lại không quá nhiều. Các bài khảo sát được làm chủ yếu bởi các bạn
sinh viên và người đi làm ở phía Nam, chưa nhiều các bài khảo sát ở các tỉnh
miền Bắc và miền Trung. Và để đạt được quy mô mà chúng tôi đã đề ra ở mục
4 phần mở đầu, chúng tôi sẽ cần thêm thời gian để tiếp cận với những người
làm khảo sát ở các miền khác.
Với những hạn chế nói trên, ở bài nghiên cứu tiếp theo chúng tôi sẽ cố gắng tiến tới
việc giải quyết những thiếu sót và hạn chế đó.
 Thứ nhất: Chúng tôi sẽ không chỉ lựa chọn việc khảo sát bằng gg form mà bên
cạnh đó, chúng tôi sẽ kết hợp thêm phương pháp phỏng vấn để hiểu rõ ý kiến cả
từng cá nhân. Phương pháp này sẽ giúp chúng tội thu thập dữ liệu một cách
trung thực và đáng tin cậy hơn
 Thứ hai: Tham khảo các bài nghiên cứu trước đó, tìm ra ưu và khuyết điểm của
chúng và từ đó tìm ra các giải pháp làm cho bài nghiên cứu được hoàn thiện
một cách chỉnh chu nhất. Ngoài ra, chúng tôi mở rộng tầm nhìn ở các góc độ
khác nhau để xem xét các yếu tố liên quan mà chúng tôi đã bỏ xót hoặc chưa
hoàn thiện được trong bài nghiên cứu.
 Thứ ba: Chúng tôi sẽ tăng thêm số lượng bài khảo sát từ 300 đến 500 bài, để kết
quả nghiên cứu được thể hiện một cách trung thực và đáng tin cậy nhất. Dành
nhiều thời gian không gian hơn cho bài nghiên cứu và kèm theo đó cải thiện
quy trình làm việc để đạt được kết quả nghiên cứu tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Kumar, R. (2014). Research Methodology. A Step-by-Step Guide for Beginners.
Fourth edition. SAGE Publications
[2] Thiétart et al. (2003), Méthodologie de recherche en management, Paris, Dunod,
2ème édition.
[3] Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Thế
giới, Hà Nội.
[4] Zaltman G, Lemasters K & Heffring M (1982), Theory Construction in
Marketing: Some thoughts on thingking, New York: Wiley.
[5] Ehrenberg ASC (1994), Theory or well-based results: Wich comes first, Research
Tradictions in Marketing, Boston: Kluwer Acadamic, 79-108
[6] Nguyễn Đình Thọ (2013), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh, NXB Tài chính, TP. HCM. (tái bản lần 2)
[7] Flesher, Dale L; Miranti, Paul J; Previts, Gary John. Journal of Accountancy; New
York Vol. 182, Iss. 4, (Oct 1996): 51
[8] Trump, G.W. & Hendrickson, H.S. 1970. Job selection preferences of accounting
students. The Journal of Accountancy pp. 84-86.
[9] Said, J., Ghani, E.K., Hashim, A., & Mohd Nasir, N. 2004. Perceptions towards
accounting career among Malaysian undergraduates. Journal of Financial Reporting
and Accounting vol.2 pp. 17-30.
[10] Paul D. Hutchison and Gary M. Fleischman. (2003). Professional Certification
Opportunities for Accountants

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát
Bảng câu hỏi khảo sát
Phần 1:
Câu 1: Họ và tên
Câu 2: Giới tính
o Nam
o Nữ
o Khác
Câu 3: Bạn học trường nào?
o UEH
o FTU2
o UEL
o UÈ
o BUH
o Khác
Câu 4: Bạn là sinh viên năm mấy?
o Năm 1
o Năm 2
o Năm 3
o Năm 4
o Khác
Câu 5: Chuyên ngành của bạn là gì?
o Kế toán
o Kiểm toán
o Tài chính
o Ngân hàng
o Ngoại thương
o Marketing
o Khác
Phần 2:
Câu 1: Bạn có biết những chứng chỉ nghề nghiệp chuyên nghiệp trong lĩnh vực kế
toán, chẳng hạn ACCA, CPA, CFA, VACPA,… hay không?
o Chưa từng nghe qua
o Có từng nghe qua
o Biết rất rõ
Câu 2: Bạn biết về các chứng chỉ trên qua đâu?
o Gia đình
o Bạn bè
o Thầy cô, nhà trường
o Tự tìm hiểu
o Khác
Dưới đây là mô tả về mức độ đồng ý của bạn đối với các phát biểu dưới đây.
Mức độ đồng ý được xếp theo thang đo từ 1 tới 5
1 - Hoàn toàn không đồng ý
2 - Không đồng ý
3 - Bình thường
4 - Đồng ý
5 - Hoàn toàn đồng ý
Câu 3: Bạn hãy vui lòng đánh giá mức độ đồng ý của mình đối với mỗi ý kiến về "Chế
độ lương thưởng" dưới đây:
Hoàn toàn Không đồng Bình thường Đồng ý Hoàn toàn
không đồng ý đồng ý
ý
Tôi tin rằng 1 2 3 4 5
chế độ lương
thưởng hấp
dẫn là động
lực để tôi học
các chứng chỉ
nghề nghiệp
Tôi mong 1 2 3 4 5
muốn được
làm việc ở
công ty/ tổ
chức có chế độ
lương thưởng
hấp dẫn
Tôi luôn mong 1 2 3 4 5
muốn có mức
lương cao hơn
ở công việc
của mình trong
tương lai
Tôi thấy rằng 1 2 3 4 5
mức lương
trong lĩnh vực
kế, kiểm tương
đối cao và
xứng đáng
Tôi nghĩ việc 1 2 3 4 5
sở hữu chứng
chỉ sẽ giúp tôi
có lợi thế về
mức lương
thỏa thuận khi
đi xin việc

Câu 4: Bạn hãy vui lòng đánh giá mức độ đồng ý của mình đối với mỗi ý kiến về “Cơ
hội việc làm” dưới đây:
Hoàn toàn Không đồng Bình thường Đồng ý Hoàn toàn
không đồng ý đồng ý
ý
Tôi nghĩ rằng 1 2 3 4 5
việc sở hữu
các chứng chỉ
nghề nghiệp sẽ
giúp cho tôi
kiếm được
việc làm mong
muốn
Tôi nghĩ rằng 1 2 3 4 5
sẽ có nhiều cơ
hội việc làm
trong và ngoài
nước khi tôi sở
hữu chứng chỉ
nghề nghiệp
quốc tế
Tôi nghĩ rằng 1 2 3 4 5
việc sở hữu
các chứng chỉ
nghề nghiệp sẽ
giúp tôi trở
thành ứng cử
viên sáng giá
trong mắt các
nhà tuyển
dụng
Tôi nghĩ rằng 1 2 3 4 5
sẽ có nhiều cơ
hội được làm
việc tại các
công ty lớn
như Big4 khi
tôi sở hữu
chứng chỉ
nghề nghiệp
quốc tế

Câu 5: Bạn hãy vui lòng đánh giá mức độ đồng ý của mình đối với mỗi ý kiến về
"Đánh giá tác động xu hướng" dưới đây:

Hoàn toàn Không đồng Bình thường Đồng ý Hoàn toàn


không đồng ý đồng ý
ý
Tôi nghĩ rằng 1 2 3 4 5
sở chứng chỉ
nghề nghiệp
quốc tế trong
lĩnh vực kế
toán là xu
hướng toàn
cầu
Tôi nghĩ rằng 1 2 3 4 5
thị trường lao
động ngày
càng nâng cao
điều kiện
tuyển dụng,
ngoài việc có
bằng đại học
thì còn cần có
chứng chỉ
nghề nghiệp
Tôi nghĩ rằng 1 2 3 4 5
việc sở hữu
chứng chỉ
nghề nghiệp
quốc tế trong
lĩnh vực kế
toán giúp gia
tăng khả năng
hội nhập trong
bối cảnh kinh
tế quốc tế
Tôi nhận thấy 1 2 3 4 5
đa số những
người mà tôi
quen
biết trong lĩnh
vực kế toán
đều lên kế
hoạch
để sở hữu một
trong những
chứng chỉ
nghề
nghiệp

Câu 6: Bạn hãy vui lòng đánh giá mức độ đồng ý của mình đối với mỗi ý kiến về
"Năng lực cá nhân" dưới đây:

Hoàn toàn Không đồng Bình thường Đồng ý Hoàn toàn


không đồng ý đồng ý
ý
Tôi nghĩ rằng 1 2 3 4 5
những kiến
thức mà tôi đã
được học là
chưa đủ để đi
làm
Tôi nghĩ có 1 2 3 4 5
các chứng chỉ
nghề nghiệp sẽ
giúp tôi nâng
cao khả năng
chuyên môn
của bản thân
Tôi cảm thấy 1 2 3 4 5
bản thân có đủ
kĩ năng và
kiến thức để
theo đuổi
chứng chỉ
nghề nghiệp
quốc tế ( kĩ
năng tính toán,
giám sát, xây
dựng đội
nhóm…)
Tôi đánh giá 1 2 3 4 5
khả năng của
bản thân dựa
trên điểm GPA
để theo đuổi
các chứng chỉ
nghề nghiệp

Câu 7: Bạn hãy vui lòng đánh giá mức độ đồng ý của mình đối với mỗi ý kiến về "Yếu
tố tài chính" dưới đây:

Hoàn toàn Không đồng Bình thường Đồng ý Hoàn toàn


không đồng ý đồng ý
ý
Tôi nghĩ việc 1 2 3 4 5
theo đuổi
chứng chỉ
nghề nghiệp
quốc tế trong
lĩnh vực kế
toán sẽ cần 1
nguồn lực tài
chính vững
vàng
Sau khi tìm 1 2 3 4 5
hiểu, tôi nhận
thấy tiềm lực
kinh tế của
bản thân đủ
khả năng chi
trả các chi phí
để sở hữu
chứng chỉ
nghề nghiệp
Nếu nhận 1 2 3 4 5
được học bổng
hoặc được tài
trợ học phí tôi
sẽ cân nhắc
việc học
chứng chỉ
nghề nghiệp
lĩnh vực kế
toán
Tôi sẽ tìm 1 2 3 4 5
kiếm các học
bổng hoặc các
khoản vay cho
sinh viên để
chi trả phần
nào việc theo
đuổi các
chứng chỉ

Câu 8: Bạn hãy vui lòng đánh giá mức độ đồng ý của mình đối với mỗi ý kiến về " Uy
tín, địa vị cá nhân" dưới đây:

Hoàn toàn Không đồng Bình thường Đồng ý Hoàn toàn


không đồng ý đồng ý
ý
Tôi luôn mong 1 2 3 4 5
muốn nâng
cao uy tín và
vị trí của bản
thân trong
công việc
Tôi cảm thấy 1 2 3 4 5
việc đạt được
sự công nhận
và đánh giá
cao trong công
việc là rất
quan trọng
trong lĩnh vực
kế toán
Tôi nghĩ rằng 1 2 3 4 5
việc sở hữu
các chứng chỉ
nghề nghiệp sẽ
giúp tôi trở
thành người
được xã hội
đánh giá cao
về kiến thức
chuyên môn
cũng như năng
lực làm việc

Câu 9: Bạn hãy vui lòng đánh giá mức độ đồng ý của mình đối với mỗi ý kiến về
"Quyết định học các chứng chỉ" dưới đây:

Hoàn toàn Không đồng Bình thường Đồng ý Hoàn toàn


không đồng ý đồng ý
ý
Tôi sẽ tham dự 1 2 3 4 5
kì thi lấy
chứng chỉ
ngay khi có đủ
điều kiện
Tôi đã có kế 1 2 3 4 5
hoạch chi tiết
để học lấy
chứng chỉ
Tôi cảm thấy 1 2 3 4 5
việc sở hữu
các chứng chỉ
nghề nghiệp
chuyên nghiệp
là vô cùng cần
thiết cho bản
thân
Tôi sẽ giới 1 2 3 4 5
thiệu cho bạn
bè, những
người mà tôi
quen biết

Phụ lục 2: Thống kê mô tả các biến quan sát trong mô hình đo lường

Standard
Mean Median Observed min Observed max deviation
CH1 0,000 0,008 -1,011 1,452 0,495
CH2 0,000 0,034 -2,090 1,519 0,585
CH3 0,000 0,011 -1,922 1,527 0,566
CH4 0,000 0,040 -1,759 1,944 0,493
DG1 0,000 0,253 -3,148 1,855 0,729
DG2 0,000 -0,079 -1,900 1,877 0,599
DG3 0,000 -0,030 -1,763 1,827 0,527
DG4 0,000 -0,045 -1,630 1,751 0,581
LT1 0,000 -0,005 -2,650 1,896 0,553
LT2 0,000 -0,015 -1,658 2,287 0,580
LT3 0,000 -0,130 -2,092 2,158 0,662
LT4 0,000 0,140 -2,589 2,151 0,789
LT5 0,000 -0,013 -1,579 1,585 0,583
NL1 0,000 0,065 -2,355 1,924 0,735
NL2 0,000 -0,051 -2,566 2,340 0,686
NL3 0,000 0,028 -1,654 1,385 0,620
NL4 0,000 0,183 -2,398 1,914 0,709
QD1 0,000 -0,031 -1,209 2,466 0,526
QD2 0,000 0,150 -1,873 1,408 0,643
QD3 0,000 -0,062 -1,619 1,707 0,495
QD4 0,000 0,045 -3,225 1,681 0,624
TC1 0,000 0,059 -2,762 1,689 0,770
TC2 0,000 0,224 -2,392 2,349 0,709
TC3 0,000 -0,159 -1,579 2,047 0,559
TC4 0,000 0,171 -2,183 1,355 0,620
UT1 0,000 -0,128 -1,888 1,582 0,511
UT2 0,000 0,050 -1,687 1,328 0,539
UT3 0,000 0,044 -2,415 0,976 0,511

You might also like