You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

------o0o------

BÀI THẢO LUẬN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham
gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Thương
Mại.

Giáo viên giảng dạy:

Mã lớp học phần: 24107SCRE0111

Nhóm thực hiện: Nhóm 10

HÀ NỘI – 2023

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Nhận xét Điểm Ghi chú


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

2
MỤC LỤC
I. Phần mở đầu...........................................................................................................................4
1. Ý tưởng nghiên cứu:...........................................................................................................4
2. Vấn đề nghiên cứu:.............................................................................................................4
3. Mục đích, mục tiêu.............................................................................................................5
4. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................................5
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.......................................................................6
6. Ý nghĩa của nghiên cứu......................................................................................................6
II. Tổng quan nghiên cứu và mô hình nghiên cứu................................................................7
1. Tổng quan nghiên cứu đã thực hiện..................................................................................7
2. Cơ sở lý thuyết..................................................................................................................11
III. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu...................................................................................12
1. Mô hình nghiên cứu..........................................................................................................13
2. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................................13

3
I. Phần mở đầu
1. Ý tưởng nghiên cứu:
“Quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá”

Giải thích:

Dựa trên cơ chế tiếp cận thực tiễn: nghiên cứu sẽ xem xét và phân tích dữ liệu thực
tế để hiểu rõ các yếu tố và quá trình thực sự đằng sau quyết định này. Dựa trên
việc thu thập thông tin thực tế từ sinh viên, nghiên cứu sẽ thúc đẩy sự hiểu biết về
tại sao một số sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa trong khi các sinh viên
khác không tham gia hoặc tham gia ít.

2. Vấn đề nghiên cứu:


“Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá”

Lý thuyết: Những năm gần đây các các hoạt động ngoại khóa của trường đang
phát triển với quy mô lớn với sự tham gia với rất nhiều loại hình tổ chức khác
nhau như: kế hoạch tổ chức chương trình “Hiến máu nhân đạo"; chương trình tình
nguyện “màu nắng tình yêu"; tổ chức hoạt động các câu lạc bộ… Mỗi hoạt động
đều đem lại những lợi ích khác nhau song đều có điểm chung là rèn luyện một số
kĩ năng như: năng động, nhanh nhẹn, sáng tạo, giảm áp lực, tạo niềm hứng thú, có
các mối quan hệ giữa các khóa học...và đặc biệt có sự sát thực tế. Sự tham gia đầy
đủ của tất cả các sinh viên trong trường Đại học Thương Mại là mục tiêu mà
trường đang hướng tới. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ
ra được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia các hoạt động ngoại khóa
của sinh viên trường Đại học Thương Mại. Vì vậy chúng tôi đã chọn vấn đề này
để nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tại sao sinh viên quyết định tham gia hoạt động
ngoại khoá.

Thực tế: Sinh viên thường đối mặt với nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống đại học.
Quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa thường đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng,
bởi vì có nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến quyết định của họ. Điều

4
này có thể bao gồm sự ảnh hưởng từ bạn bè, sự kiện đang diễn ra, và những lợi ích
cá nhân mà họ hy vọng thu được.

3. Mục đích, mục tiêu


Mục đích: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động
ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Thương Mại.

Mục tiêu:

- Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định tham gia ngoại khóa
của sinh viên trường Đại học Thương Mại.
- Nghiên cứu những tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
tham gia hoạt động ngoại khóa.
- Nghiên cứu sự khác biệt trong quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa
theo các đặc điểm cá nhân.
- Đề xuất hàm ý giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ngoại khóa trong
nhà trường.
4. Câu hỏi nghiên cứu

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh
viên trường Đại học Thương Mại?

Các nhân tố đó tác động như thế nào đến quyết định tham gia hoạt động ngoại
khóa của sinh viên trường Đại học Thương Mại?

Các hoạt động ngoại khóa đó ảnh hưởng như thế nào đến sinh viên trường Đại học
Thương Mại?

Các yếu tố khách quan ( tương tác với giảng viên, tổ chức hoạt động thể thao, ảnh
hưởng từ bạn bè, và các vận động viên nổi tiếng,...) có ảnh hưởng đến quyết định
tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên?

Các yếu tố chủ quan (như nhu cầu, thái độ, và động cơ cá nhân,...) có ảnh hưởng
đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên?

5
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: “Các nhân tố ảnh hưởng”; “Quyết định tham gia hoạt động ngoại
khoá”

Khách thể: “Sinh viên trường Đại học Thương Mại”

Phạm vi:

- Phạm vi không gian: trường Đại học Thương Mại


- Phạm vi thời gian: số liệu nghiên cứu được khảo sát từ 9/2023
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Về mặt lí luận:
- Hệ thống hóa và đề cập đến các cơ sở lí thuyết liên quan đến hành vi và
hành vi quyết định của sinh viên.
- Mở rộng và hoàn thiện khung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá của sinh viên tại Đại học Thương
mại.
Về mặt thực tiễn:
- Xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt
động ngoại khoá của sinh viên Đại học Thương mại.
- Cung cấp các căn cứ khoa học để ban lãnh đạo của trường Đại học Thương
mại nhận diện các vấn đề và hạn chế trong công tác hoạt động ngoại khoá
và đề xuất giải pháp khắc phục.
- Hỗ trợ trong việc tuyên truyền và thu hút sự tham gia của sinh viên Đại học
Thương mại vào các hoạt động ngoại khoá.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao sự tham gia của sinh viên vào các hoạt
động ngoại khoá.
- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp câu lạc bộ sinh viên, các tổ chức truyền thông
của hội sinh viên và đoàn thanh niên hiểu rõ hơn vai trò của các yếu tố tác

6
động, từ đó phát triển các hoạt động ngoại khoá phù hợp với sinh viên và
tạo điều kiện để họ tham gia tích cực.
- Nghiên cứu này cũng cung cấp kiến thức cơ bản cho nhóm nghiên cứu về
các cơ sở lý luận liên quan đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá
của sinh viên, bao gồm các yếu tố xã hội, tâm lý và cá nhân. Nó sẽ giúp
nhóm nghiên cứu tích luỹ kiến thức và áp dụng khi cần thiết.
- Đồng thời, nghiên cứu cũng có giá trị làm tài liệu tham khảo cho sinh viên
và các nghiên cứu sau này.
II. Tổng quan nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
1. Tổng quan nghiên cứu đã thực hiện
1.1. Nghiên cứu trong nước

Trong nước có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như:

(1) Nghiên cứu của Trần Thị Lan Anh (2017) thực hiện khảo sát thực trạng và giải
pháp nâng cao các hoạt động ngoại khoá của sinh viên tại trường Đại học Tài
chính-Quản trị kinh doanh [8]. Dựa trên kết quả khảo sát bảng câu hỏi và phỏng
vấn khoảng 200 sinh viên của các khoá đại học K1,K2,K3 và K4 trường Đại học,
tác giả đã nhận thấy được thực trạng phần lớn sinh viên ra trường thiếu kĩ năng
mềm nên cần tham gia hoạt động ngoại khoá để bù đắp lỗ hổng kỹ năng đó.
Nghiên cứu sử dụng bảng khảo sát cho thấy mức độ sinh viên tham gia hoạt động
ngoại khoá là chưa cao, trong đó những sinh viên chưa bao giờ tham gia hoạt động
ngoại khoá chiếm 15,5%. Bên cạnh đó, cho thấy các hoạt động ngoại khoá như
câu lạc bộ và nghiên cứu khoa học (1,7%) chưa thu hút được nhiều sinh viên.
Nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân là do sự đặc thù của từng hoạt động và khi tham
gia các cuộc thi phong trào hay các hoạt động văn hoá thể thao cần phải đầu tư về
thời gian. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hường đồng thời đưa ra giải
pháp, Yếu tố chính quyết định việc sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa một
cách tích cực xuất phát từ bản thân họ. Để tham gia một cách tích cực, sinh viên
cần nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động này, đồng thời cần sắp xếp thời

7
gian hợp lý. Đối với việc tham gia hiệu quả, các hoạt động ngoại khóa cần phải
phong phú, đa dạng và hấp dẫn, khuyến khích sự tham gia của sinh viên và giúp
họ vượt qua các khó khăn.
(2) Bài nghiên cứu của PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao và Đào Thị Kim Phượng
(2021) thực hiện nhằm xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
tham gia các hoạt động tình nguyện (HĐTN) của sinh viên Trường Đại học Hùng
Vương Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) [3]. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
lấy mẫu thuận tiện và thu thập 327 bảng trả lời để tiến hành phân tích và xử lý dữ
liệu. Sau khi đánh giá độ tin cậy bằng chỉ số Cronbach's alpha và thực hiện phân
tích nhân tố khám phá (EFA), nghiên cứu đã xác định được 08 nhân tố. Kết quả
cho thấy rằng tất cả các biến độc lập đều có tác động cùng chiều đến biến phụ
thuộc, và độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với ý định tham gia hoạt động tự
nguyện của sinh viên có sự giảm dần theo thứ tự là: liên hệ giữa các cá nhân, cải
tiến, nghề nghiệp, giá trị, xã hội, hiệu quả truyền thông, hiểu biết, và bảo vệ.
(3) Năm 2021, PGS.TS Trần Hiếu và ThS. Lê Việt Dũng đã giới thiệu nghiên cứu
“Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến thể thao ngoại khóa của sinh viên
trường đại học Tây Bắc” [9]. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học thường quy, nhà nghiên cứu chỉ ra thực trạng về tính chuyên cần tập
luyện thể thao ngoại khoá của sinh viên là rất thấp, thực trạng về hình thức tập
luyện thể dục thể thao thì mức độ tập luyện thường xuyên chiếm rất ít. Bên cạnh
đó, tác giả đã chỉ ra 14 yếu tố nằm trong 03 nhóm nhân tố chính tác động đến động
cơ tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên, bao gồm: “Vì sức khỏe”;
“Hình thành lối sống lành mạnh” và “Hợp tác cộng đồng”. Kết quả cho thấy nhìn
chung các sinh viên đều có xu hướng tham gia các hoạt động thể thao khá tích cực,
dù xét ở bất cứ góc độ nào về tổng thể hay giới tính, thì đều có đại đa số sinh viên
nhận thức đúng đắn về vai trò tích cực các nhân tố ảnh hưởng đến phong trào thể
dục thể thao ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Tây Bắc. Ngoài ra, tác giả
còn chỉ ra những nhân tố khó khăn trở ngại khi tham gia hoạt động thể thao ngoại

8
khoá của sinh viên trường Đại học Tây Bắc gồm có 15 biến số nằm trong 03 nhóm
nhân tố “Chủ quan” , “Khách quan” và “ Điều kiện xã hội” .
(4) ThS. Hoàng Đức Giang (2016) tìm hiểu các thực trạng hoạt động ngoại khoá để
đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngoại khoá cho sinh viên
tại Trung tâm giáo dục Quốc phòng - An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội [4]. Tác
giả chỉ ra thực trạng hoạt động ngoại khóa tại Trung tâm chưa đánh giá đúng về
vai trò, chưa có kế hoạch cụ thể, rõ ràng đối với từng đối tượng, và mới chỉ thực
hiện hẹp trong phạm vi Trung tâm mà chưa có kế hoạch phối hợp mở rộng trong
phạm vi địa bàn, chưa có các hoạt động giao lưu, kết nghĩa với các đơn vị địa
phương trong khu vực, chưa có kế hoạch tổ chức những chuyến tham quan, học
tập cho sinh viên. Những thực trạng đó do một số nguyên nhân Ban Giám đốc, các
Phòng, Khoa và cán bộ giảng viên còn chưa chú trọng đến việc tổ chức hoạt động
ngoại khóam, và trang thiết bị kỹ thuật còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Từ
thưch trạng đó tác gỉa đã đưa ra các giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho
cán bộ, giảng viên, sinh viên hiểu được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt
động ngoại khóa, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và kinh
phí tổ chức cho hoạt động ngoại khóa, … và một số giải pháp khác.
1.2. Nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới có một số tài liệu có liên quan tới đề tài:

(5) Jennifer C Anderson, Jeanne B Funk, Robert Elliott, Peg Hull Smith (2003)
nghiên cứu khảo sát nhận thức của trẻ em về sự tham gia của cha mẹ trong các
hoạt động ngoại khóa và sử dụng Thang đo sự tham gia của cha mẹ vào các hoạt
động (PIAS) để đo lường [5]. PIAS bao gồm 16 mục và 2 yếu tố chính là "hỗ trợ"
và "áp lực". Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hỗ trợ và áp lực từ cha mẹ ảnh hưởng
đến mức độ tham gia tích cực của trẻ trong các hoạt động ngoại khóa. Điều này
làm nổi bật vai trò quan trọng của cha mẹ trong việc tạo điều kiện tối ưu cho trẻ
tham gia hoạt động ngoại khóa và đề xuất cách phụ huynh có thể điều chỉnh hành

9
vi tham gia của họ để mang lại trải nghiệm tích cực cho con cái và tránh các trải
nghiệm tiêu cực.
(6) Luận án của Maha M. El Tantawi, Asim Al-Ansari, Fahad Al-Harbi, và Wafaa
AbdelAziz (2016) nhằm đánh giá mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa (ECA)
của sinh viên nha khoa tại Đại học Alexandria, Ai Cập và Trường Cao đẳng Nha
khoa, Đại học Dammam, Ả Rập Saudi, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự
tham gia của họ [1]. Nghiên cứu bao gồm việc thu thập thông tin từ 199 sinh viên
ở Alexandria và 146 sinh viên ở Dammam. Kết quả cho thấy tỷ lệ sinh viên tham
gia ECA ở cả hai trường là thấp, với tỷ lệ phần trăm tham gia lần lượt là 27,1% và
43,8%, chủ yếu trong các hoạt động cộng đồng, thể thao và xã hội. Nguyên nhân
chủ yếu khiến sinh viên tham gia ECA là để giao lưu và kết bạn, tuy nhiên, đa số
không hài lòng với cách tổ chức ECA tại trường. Kết quả cũng cho thấy sự ảnh
hưởng của giới tính và nhận thức về mối quan hệ giữa ECA và nghiên cứu học
thuật đến mức độ tham gia vào ECA. Nghiên cứu đề xuất rằng cần phát triển kế
hoạch và quản lý ECA một cách tốt hơn, cân nhắc sở thích và lý do tham gia của
sinh viên, và giải quyết các vấn đề liên quan đến giới và mối quan hệ giữa ECA và
kết quả học tập, đặc biệt là dưới sự tác động của đặc điểm của từng trường học và
xã hội.
(7) Bài nghiên cứu của Matthew Palm, Steven Farber (2020) tìm hiểu tác động của
nguồn lực giao thông gia đình đối với việc tham gia hoạt động sau giờ học và việc
học tại các trường trung học ngoài địa phương [6]. Nghiên cứu sử dụng phân tích
hồi quy probit và biprobit để đánh giá mối quan hệ giữa giao thông công cộng và
các kết quả giáo dục của học sinh. Kết quả cho thấy sự quan trọng của giao thông
vận tải trong việc tiếp cận các hoạt động sau giờ học và sự lựa chọn trường học.
Mặc dù không phải là yếu tố duy nhất, nguồn lực giao thông đóng một vai trò
quan trọng đối với sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách giáo dục.
(8) Trong nghiên cứu của M.Goshin, Dmitrii Dubrov, Sergey Kosaretsky, Dmitry
Grigoryev (2021) đã xem xét tác động của các chiến lược giáo dục của cha mẹ đối
với sự tham gia của thanh thiếu niên vào các hoạt động ngoại khóa [7]. Việc phụ

10
huynh tham gia giáo dục đến nay chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, và
nghiên cứu này nhằm mục đích lấp đầy khoảng trống này. nghiên cứu này được
thu thập từ các bậc cha mẹ có con theo học tại các cơ sở giáo dục phổ thông. Kết
quả nghiên cứu đã xác định ba loại sự tham gia của phụ huynh vào giáo dục, bao
gồm "Xâm nhập," "Giám sát," và "Tách rời." Mỗi loại sự tham gia này đã thể hiện
mô hình khác nhau từ tiểu học đến trung học, được phân biệt bằng loại hình tham
gia ngoại khóa mà cha mẹ khuyến khích. Ở trường tiểu học, con cái của các bậc
cha mẹ "xâm phạm" tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa nhất. Tuy nhiên, ở
trường cấp hai, các em tham gia ít hoạt động hơn so với con của cha mẹ "giám
sát." Các con của cha mẹ "giám sát" thường tự lựa chọn và tiếp tục tham gia các
hoạt động đã chọn hoặc tự mình thay đổi hoạt động. Trong khi đó, con cái của cha
mẹ "tách rời" ít tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học, nhưng có thể
tự lựa chọn các hoạt động khi trưởng thành. Các kết quả này cho thấy rằng chiến
lược của cha mẹ nên được xem xét là một công cụ linh hoạt, có thể điều chỉnh tùy
thuộc vào tình huống cụ thể và độ tuổi của con em, để hỗ trợ phát triển năng lực,
tư vấn và giáo dục gia đình của phụ huynh.
(9) Bài viết của Duong Thach Quyen, Truong Minh Đuc và Pham Thi Tuan Linh
(2021) tìm hiểu việc tham gia các hoạt động ngoại khóa có thể thỏa mãn một số
nhu cầu của sinh viên và đem lại những tác động tích cực đối với cuộc sống sinh
viên, bao gồm việc tăng cường sự gắn kết với trường học [2]. Sinh viên quốc tế là
một phần quan trọng của Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên, tuy nhiên, các
hoạt động ngoại khóa dành cho sinh viên quốc tế vẫn còn hạn chế. Dựa theo lý
thuyết Tự quyết, nghiên cứu này áp dụng phương pháp tiếp cận khám phá nhằm
tìm hiểu mối quan hệ của hoạt động ngoại khóa, nhu cầu của sinh viên quốc tế và
sự gắn kết của sinh viên quốc tế với nhà trường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
sinh viên quốc tế nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khóa
trong việc đáp ứng nhu cầu của họ và khiến họ gắn kết hơn.
2. Cơ sở lý thuyết
Khái niệm của “Hoạt động ngoại khóa”

11
- Theo Mary Elizabeth, “Hoạt động ngoại khóa là cơ hội để tham gia mở
rộng các hoạt động học thuật và/hoặc hoạt động phi học thuật dưới sự bảo
trợ của nhà trường.”
- Theo Wikipedia, “Hoạt động ngoại khóa (ECA) hoặc hoạt động học thuật
ngoại khóa ( EAA ) hoặc hoạt động ngoại khoá là một hoạt động do học
sinh thực hiện nằm ngoài phạm vi chương trình giảng dạy thông thường của
giáo dục phổ thông, cao đẳng hoặc đại học.”
- Từ các quan điểm trên, có thể rút ra hoạt động ngoại khóa là các hoạt động,
sự kiện hoặc chương trình diễn ra bên ngoài khung giờ học chính thức hoặc
nơi làm việc, nhằm mục đích giáo dục, giải trí, phát triển kỹ năng, xã hội
hóa, hoặc tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Hoạt động ngoại khóa
thường cung cấp cơ hội cho cá nhân tham gia vào các trải nghiệm thực tế,
khám phá, và phát triển kiến thức và kỹ năng ngoài lớp học. Chúng có thể
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cá nhân, xây dựng mối quan
hệ, và thúc đẩy sự phát triển xã hội và văn hóa.
Hình thức thực hiện hoạt động ngoại khóa
- Tham quan, dã ngoại, trải nghiệm thực tế: Đây là hình thức thông dụng,
giúp mở rộng kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế.
- Thành lập câu lạc bộ và tổ chức gameshow: Dễ thực hiện, giúp rèn luyện
teamwork, lãnh đạo và kỹ năng quản lý tổ chức.
- Hoạt động công tác xã hội: Được ủng hộ, giúp rèn luyện kỹ năng và đóng
góp vào xã hội.
- Đa dạng dạng và tổ chức: Hoạt động ngoại khóa có thể tổ chức theo nhiều
dạng như tập thể, nhóm, định kỳ hoặc đột xuất nhân các dịp đặc biệt.
- Phạm vi tổ chức: Có thể do tổ bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc học sinh tự thực hiện.

Nguyên tắc hoạt động ngoại khóa

12
- Không trùng lịch học chính khóa: Hoạt động ngoại khóa diễn ra ngoài giờ
học chính khóa, không ảnh hưởng đến chương trình học chính thức.
- Tự nguyện và không bắt buộc: Tham gia hoạt động ngoại khóa dựa trên sự
tự nguyện của mỗi người, không mang tính chất bắt buộc.
- Liên quan đến bài học chính khóa: Nội dung của hoạt động ngoại khóa cần
liên quan và bổ sung cho bài học chính khóa, giúp mở rộng hiểu biết và kỹ
năng của học sinh.
- Không đánh giá bằng điểm số: Giáo viên không nên sử dụng hình thức
kiểm tra, đánh giá bằng điểm số trong hoạt động ngoại khóa. Đánh giá nên
dựa trên sản phẩm, tinh thần tích cực và sáng tạo của học sinh.

13
III. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
1. Mô hình nghiên cứu

Nhu cầu của sinh viên [2], [6]

Yếu tố chủ
Thái độ của sinh viên [9]
quan
Các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết
định tham gia Mục đích của sinh viên [3], [8]
hoạt động ngoại
khóa của sinh
viên trường Đại Ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè,...
học Thương Mại [5], [7]
Yếu tố khách
quan
Ảnh hưởng từ phía nhà trường [1],
[4]

2. Giả thuyết nghiên cứu

H1: Thời gian tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá của sinh viên
trường Đại học Thương Mại.

H2: Phương tiện di chuyển ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên trường Đại học
Thương Mại về việc tham gia các hoạt động ngoại khoá.

H3: Sự cảm thấy bất an và ngại về môi trường mới tác động đến quyết định tham gia các
hoạt động ngoại khoá của sinh viên trường Đại học Thương Mại.

H4: Thiếu thông tin hoặc suy nghĩ rằng hoạt động ngoại khoá là nhàm chán gây ảnh
hưởng đến sự tham gia của sinh viên trường Đại học Thương Mại.

H5: Các yếu tố bên ngoài như bạn bè, gia đình và mối quan hệ có vai trò trong quyết định
tham gia hoạt động ngoại khoá của sinh viên trường Đại học Thương Mại.

H6: Nhà trường ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá của sinh viên
trường Đại học Thương Mại.

14
Danh mục tài liệu tham khảo

[1] Asim Al-Ansari, Fahad Al-Harbi, Wafaa AbdelAziz, Maha AbdelSalam, Maha M. El
Tantawi. (2016). Factors affecting student participation in extra-curricular activities: A
comparison between two Middle Eastern dental schools. The Saudi Dental Journal, 28(1),
36-43. doi.org/10.1016/j.sdentj.2015.05.004.

[2] Dương Thạch Quyên, Trương Minh Đức, Phạm Thị Tuấn Linh. (2021).
Extracurricular activities and international student engagement: an exploratory
perspective of self-determination theory. TNU Journal of Science and Technology,
226(09), 38 – 45. doi.org/10.34238/tnu-jst.4368.

[3] Hà Nam Khánh Giao, Đào Thị Kim Phượng. (2021). Về ý định tham gia các hoạt
động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh.
Tạp chí Công Thương. Số 25. Tháng 11/2021.

[4] Hoàng Đức Giang. (2016). Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngoại khóa cho
sinh viên đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện tại Trung tâm giáo dục Quốc phòng - An
ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa Chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[5] Jennifer C Anderson, Jeanne B Funk, Robert Elliott, Peg Hull Smith. (2003). Parental
support and pressure and children's extracurricular activities: relationships with amount
of involvement and affective experience of participation. Journal of Applied
Developmental Psychology, 24(2), 241-257. doi.org/10.1016/S0193-3973(03)00046-7.

[6] Matthew Palm, Steven Farber. (2020). The role of public transit in school choice and
after-school activity participation among Toronto high school students. Travel Behaviour
and Society, 19, 219-230. doi.org/10.1016/j.tbs.2020.01.007.

[7] Mikhail Goshin, Dmitrii Dubrov, Sergey Kosaretsky, Dmitry Grigoryev. (2021). The
Strategies of Parental Involvement in Adolescents’ Education and Extracurricular
Activities. Journal of Youth and Adolescence (2021) 50:906–920.

15
[8] Trần Thị Lan Anh. (2017). Thực trạng và giải pháp nâng cao các hoạt động ngoại
khoá cho sinh viên trường đại học tài chính - quản trị kinh doanh. Trường đại học tài
chính.

[9] Trần Hiếu, Lê Việt Dũng. (2021). Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến thể thao
ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Tây Bắc. Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục. Tạp
chí Khoa học Thể Thao - Số 4/2021.

Danh mục tham khảo website

[1] http://en.wikipedia.org/wiki/Extracurricular.

[2] http://www.wisegeek.com/what-are-extracurricular-activities.htm.

1.

16
PHIẾU KHẢO SÁT

Chào các bạn

Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Đại học Thương Mại” phục vụ cho bộ
môn Phương pháp Nghiên cứu khoa học. Xin bạn đánh dấu vào những phương án trả lời
phù hợp nhất với bạn tại các câu hỏi sau đây.

Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật và không sử dụng vào bất cứ mục đích nào khác
ngoài mục đích nghiên cứu khoa học.

Xin trân trọng cảm ơn!

Phần A. Vui lòng cho biết một số thông tin của bạn:

- Sinh viên năm mấy? (Năm nhất, năm hai, năm ba, năm bốn)
- Giới tính của bạn là? (Nam, nữ, khác)
- Bạn sống ở đâu? (Tại nhà, trọ, ký túc xá, khác)
- Bạn dành bao nhiêu thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa một tuần? (0h, 1-3h,
5h, khác).

Phần B. Nội dung câu hỏi khảo sát:

Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của bạn với các phát biểu sau đây về ảnh hưởng của
các nhân tố đến quyết định tham gia các hoạt động ngoại khóa của bạn, theo thứ tự từ 1
đến 5 với mức hài lòng tăng dần. Vui lòng tích vào ô mà bạn chọn.

1. Thời gian

Hoàn toàn Không đồng Bình thường Đồng ý Hoàn toàn


không đồng ý đồng ý
ý
Tham gia
hoạt động
ngoại khoá
17
không tốn
thời gian.
Thời gian
tham gia phù
hợp với lịch
học và công
việc.
Tham gia do
có nhiều thời
gian rảnh
rỗi.

2. Phương tiện đi lại

Hoàn toàn Không đồng Bình thường Đồng ý Hoàn toàn


không đồng ý đồng ý
ý
Có phương
tiện cá nhân
hoặc giao
thông công
cộng dễ
dàng sử
dụng để
tham gia
hoạt động.
Khả năng
tiện lợi trong
việc đi lại

18
đến nơi tổ
chức hoạt
động ngoại
khoá.

3. Tâm lí

Hoàn toàn Không đồng Bình thường Đồng ý Hoàn toàn


không đồng ý đồng ý
ý
Bạn tự tin
tham gia
hoạt động
ngoại khoá.
Tham gia do
bạn có kỹ
năng thích
nghi tốt.
Bạn cảm
thấy thoải
mái khi đối
mặt với môi
trường mới.

19
4. Thông tin, suy nghĩ

Hoàn toàn Không đồng Bình thường Đồng ý Hoàn toàn


không đồng ý đồng ý
ý
Tham gia do
sự hấp dẫn
của thông tin
hoạt động
ngoại khoá.
Hoạt động
ngoại khóa
thú vị và có
ý nghĩa.

5. Ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè

Hoàn toàn Không đồng Bình thường Đồng ý Hoàn toàn


không đồng ý đồng ý
ý
Gia đình
khuyến
khích tham
gia.
Tham gia
cùng bạn bè.

20
6. Ảnh hưởng từ nhà trường

Hoàn toàn Không đồng Bình thường Đồng ý Hoàn toàn


không đồng ý đồng ý
ý
Nhà trường
có chính
sách cộng
điểm thi cho
các cá nhân
tham gia tích
cực hoạt
động ngoại
khóa.
Nhà trường
khuyến
khích sinh
viên tham
gia hoạt
động ngoại
khóa.
Các hoạt
động Đoàn,
Hội trong
nhà trường
giúp nâng
cao thành
tích,tạo ra
nhiều cơ hội.

21
CHỦ ĐỀ

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Lớp HC:.....................................................................................

Số lượng người (<100):...................................................................

Tên người phỏng vấn:.....................................................................

Chức vụ:.....................................................................................

Số ĐT liên hệ:..............................................................................

CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU:

Chào bạn, chúng mình đến từ nhóm nghiên cứu số 10 của bộ môn Phương pháp Nghiên
cứu khoa học. Ngày hôm nay thay mặt cả nhóm mình rất cảm ơn bạn đã dành chút thời
gian để thực hiện bài phỏng vấn của chúng tớ.

Câu 1: Trong khoảng thời gian đã gắn bó với trường Đại học Thương Mại, bạn đã từng
tham gia chương trình ngoại khóa bao giờ chưa ạ?

Câu 2:

1. Nếu có, thì sau khi được trải nghiệm bạn có đánh giá như thế nào về các hoạt động
ngoại khóa đó ạ? (Về phần ban tổ chức là nhà trường hay sinh viên, chất lượng nội dung,
quy mô tổ chức, thời gian, địa điểm, sự ủng hộ, thái độ từ phía sinh viên..)

2. Nếu chưa thì với góc nhìn của một người quan sát (Ngoài đời hoặc theo dõi các hình
ảnh, clip ghi hình trên mạng, qua những lời nhận xét của thầy cô bạn bè...) thì bạn đánh
giá về các hoạt động ngoại khóa đó? (Cụ thể như là Quy mô tổ chức, sự tham gia, ủng hộ,
thái độ của sinh viên tham gia..)

Câu 3: Bạn quản lý thời gian như thế nào để có thể tham gia vào hoạt động ngoại khóa và
các cam kết khác như học tập?

22
Câu 4: Bạn cho rằng phương tiện di chuyển có vai trò quan trọng trong việc sinh viên
trường Đại học Thương Mại lựa chọn tham gia hoạt động ngoại khóa như thế nào?

Câu 5: Bạn nhận thấy như thế nào về sự khác biệt trong quyết định tham gia hoạt động
ngoại khóa giữa sinh viên tự tin và sinh viên cảm thấy bất an về môi trường mới?

Câu 6: Tại sao sự thiếu thông tin hoặc suy nghĩ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến quyết định
của bạn tham gia hoạt động ngoại khóa?

Câu 7: Việc bạn tham gia các hoạt động ngoại khóa có phải do bạn bè khuyến khích hay
do bạn là một người thích sự sôi động và muốn được tự trải nghiệm những động đặc sắc
ở trường mình?

Câu 8: Theo bạn, gia đình có là một nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động
ngoại khóa của bạn không? Tại sao?

Câu 9: Khi tham gia một hoạt động ngoại khóa bạn thường chia sẻ cho gia đình mình
những điều gì?

Câu 10: Theo bạn, làm thế nào để trường Đại học Thương Mại có thể tạo động lực và hỗ
trợ cho sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa?

Vừa rồi là bài phỏng vấn nho nhỏ của nhóm nghiên cứu. Một lần nữa rất cảm ơn bạn đã
tham gia trả lời, nhóm xin ghi nhận những câu trả lời của bạn là một đóng gưóp quan
trọng cho bài nghiên cứu đang được thực hiện của chúng tớ. Cảm ơn bạn rất nhiều!

23
24

You might also like