You are on page 1of 2

2.

1 Tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa
Cơ Khí Chế Tạo Máy trường ĐHBK TPHCM hiện nay
2.1.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa … trường
ĐHBK TPHCM hiện nay
Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM luôn đi tiên phong trong hoạt động
nghiên cứu khoa học với nhiều đề tài nghiên cứu được đánh giá cao, nghiên cứu thành
công và triển khai áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao và được xã hội công nhận.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề trong hoạt động nghiên cứu khoa học của một số
sinh viên:
Một trong những lý do chính dẫn đến những khó khăn của sinh viên khi tham
gia nghiên cứu khoa học là tính chủ động của bản thân mỗi bạn trẻ trong học tập chưa
cao, vẫn còn tư tưởng thụ động. Sinh viên chỉ học bài và ôn bài khi chuẩn bị bước vào
các kỳ thi, chỉ "xoay quanh" giảng đường với những bài học trên lớp, chưa chủ động
nghiên cứu, tìm tòi cơ hội được học tập, nâng cao kiến thức thực tiễn. Một bộ phận
không nhỏ sinh viên hiện nay thiếu sự đam mê học tập, chưa có mục tiêu phấn đấu rõ
ràng và không có kế hoạch cụ thể.
Bên cạnh đó, với hình thức học tín chỉ như hiện nay, một bộ phận sinh viên tỏ
ra bị động và không hiểu rõ định hướng học tập và rèn luyện trong những năm học đại
học. Có người không tìm hiểu kỹ việc học những khối kiến thức, những môn học
trong khung chương trình đào tạo để làm gì và có ý nghĩa như thế nào trong việc xây
dựng một hệ thống khối kiến thức tổng quan hoàn chỉnh cho sinh viên. Từ đó, nhiều
bạn không thể xây dựng được kế hoạch học tập một cách cụ thể và có tính khoa học
cao. Thực tế cho thấy, cứ đến giai đoạn đăng ký môn học, nhiều sinh viên chỉ biết
đăng ký theo kiểu "bạn bè rủ nhau", dẫn đến trường hợp hệ thống các môn học chưa
hoàn toàn phù hợp bản thân, khó có thể học tập đạt kết quả tốt.
Sự hiểu biết của sinh viên về phong trào nghiên cứu khoa học trong trường
chưa đủ cả về chất và lượng. Chưa có một kênh thông tin nào thường xuyên và mạnh
mẽ đưa những nội dung về vấn đề này đến sinh viên, vì thế các bạn sinh viên hầu hết
hoặc là coi nghiên cứu khoa học là khá xa vời, chỉ dành cho những sinh viên xuất sắc,
không phải là mình. Bên cạnh đó, cũng chưa có những cơ chế thu hút sinh viên tham
gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Có không ít bạn trẻ chưa hiểu rõ nghiên cứu
khoa học là như thế nào, không biết bắt đầu từ đâu hay nghiên cứu những gì.
 nhiều sinh viên cảm thấy nghiên cứu khoa học là quá khó khăn, không thể
thực hiện được  bỏ dở giữa chừng hoặc làm đối phó, làm theo phong trào.
2.1.2. Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong phát huy tính sáng tạo của ý thức trong
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy trường
ĐHBK TPHCM hiện nay
Tích cực:
Giải quyết vấn đề phát sinh một cách hiệu quả hơn: Sự sáng tạo giúp ta
linh hoạt, tháo vát trong việc giải quyết các vấn đề, đặt biệt là các tình
huống lạ, đột xuất mà kinh nghiệm không thể giải quyết
Tiết kiệm tiền bạc: Tìm ra những giải pháp mới mang lại tính hiệu quả,
lợi nhuận cao hơn
Hạn chế:
Không đủ thời gian thực hiện các ý tưởng: khi có quá nhiều ý tưởng, ta
không đủ thời gian để thử nghiệm và chọn ra ý tưởng tốt nhất
Xao nhãng sự tập trung: Khi có nhiều ý tưởng tốt và không thể chọn lọc,
ta thường có xu hướng tập hợp các ý tưởng để đưa ra giải pháp cuối
cùng. Việc này có thể dẫn đến sự thiếu tập trung.
Lựa chọn giải pháp không hiệu quả: Khi có quá nhiều ý tưởng, việc
chọn ra giải pháp tốt nhất sẽ gặp nhiều khó khăn
2.1.3. Nguyên nhân của những tích cực và hạn chế
Tích cực:
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các sản phẩm công nghệ hiện đại đã mang
lại cho sinh viên tiềm năng sáng tạo vô hạn trong phương pháp nghiên cứu
khoa học. Với mạng lưới internet, sinh viên có thể thể hiện sáng tạo trong
phương pháp tìm kiếm, tra cứu thông tin để tìm ra phương pháp hiệu quả, dễ
dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, các thiết bị, máy móc hiện đại cũng góp
phần giúp sinh viên triển khai các ý tưởng khi nghiên cứu cơ khí một cách dễ
dàng, giúp sinh viên thỏa thích sáng tạo.
Hạn chế: Tuy nhiên, khi hoàn cảnh làm việc quá thuận lợi cho việc sáng tạo,
sinh viên có thể gặp khó khăn khi lựa chọn giữa các phương pháp hay không
thể thử nghiệm để tìm ra phương pháp tốt nhất. Bên cạnh đó, việc để não bộ
duy trì và quen với việc sáng tạo dễ dẫn đến tình trạng xao nhãng, mất tập
trung vào công việc

Nguồn:
https://nhandan.vn/tin-tuc-giao-duc/nhung-kho-khan-cua-sinh-vien-khi-tham-gia-
nghien-cuu-khoa-hoc-196415/

You might also like