You are on page 1of 35

Mục Lục

Lời mở đầu.......................................................................................9

Nội dung bài tiểu luận......................................................................10

Phần A :Cơ sở lý luận......................................................................10

I Phân tích cung ,cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng trong một khoảng
thời gian nào đó................................................................................10

1. Thị trường......................................................................10
2. Cầu về hàng hóa ...........................................................18
3. Cung về hàng hóa.........................................................23
4. Cơ chế hoạt động thị trường.........................................29

Phần B:Cơ sở thực tiễn…................................................................30

II Phân tích cung,cầu và giá cả thị trường của MILO trong tháng 4,5 của sinh viên
trường ĐH Thương Mại....................................................................30

1. Giới thiệu về sản phẩm sữa MILO..........................................32


2. Cung của sản phẩm sữa MILO.................................................34
3. Cầu của sản phẩm sữa MILO.....................................................38
4. Cơ chế hoạt động của sản phẩm sữa MILO...............................39

Kết luận ........................................................................................40

Tài liệu tham khảo.........................................................................40

1
MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới có nhiều vấn đề đang cần đặt ra cho nền
kinh tế nước ta, trong đó thuận lợi có, khó khăn có.Nhất là trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta đã gặt hái được nhiều thành quả to lớn trên tất cả
các lĩnh vực.Nhưng ngược lại, bên cạnh những thành quả đã đạt được chúng ta còn gặp
không ít những khó khăn, thử thách.Nhất là các mặt hàng trên thị trường hiện nay có
nhiều biến động về giá cả và lượng tiêu dùng. Điều đó, đòi hỏi Chính phủ phải có những
biện pháp cụ thể để can thiệp vào thị trường tiêu thụ của các mặt hàng nhất là các mặt
hàng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày trong đó có cà phê, nhằm tạo ra thế cân bằng
giữa lượng hàng hóa cung và lượng hàng hóa cầu. Đây chính là lí do nhóm 7 chọn đề tài
1: Hãy phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng trong
thực tế trong một khoảng thời gian nào đó.

2
A, CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng trong một
khoảng thời gian nào đó

1.1,Thị trường

1.1.1 Khái niệm

- Theo nghĩa hẹp: thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi và mua bán hàng hóa

- Theo nghĩa rộng: thị trường là tổng thể các mối quan hệ giữa cung và cầu trong đó
người bán và người mua tác động lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa tiêu
dùng. Hay thị trường là sự tác động qua lại giữa cung và cầu và cuối cùng nó quy định giá
cân bằng và cầu cân bằng.

Ví dụ : Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, thị trường lao động – việc làm, thị
trường chứng khoán, …

1.1.2 . Phân loại trường :

* Các căn cứ và tiêu thức phân loại thị trường:

- Số lượng người mua và người bán.

- Loại hình sản phẩm đang sản xuất và bán.

- Sức mạnh thị trường của người mua và người bán.

- Các trở ngại của việc gia nhập thị trường.

- Hình thức cạnh tranh giá cả và phi giá cả.

* Phân loại dựa theo mức độ cạnh tranh:

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (thuần túy) có rất nhiều người mua và người bán.

- Thị trường độc quyền thuần túy (độc quyền mua hoặc độc quyền bán): chỉ có một
người mua và nhiều người bán hoặc chỉ có một người bán và nhiều người mua.

- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: bao gồm cạnh tranh độc quyền và độc
quyền tập đoàn.

3
2 Cầu về hàng hóa(DEMAND)
2.1Khái niệm Cầu, Lượng cầu

Cầu (D)biểu thị những lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và
sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định ( với các yếu
tố khác không đổi ).

Lượng cầu(QD) là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn
sàng mua ở một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.

+) Ví Dụ: Với mức giá 15.000 VNĐ/kg cam, người tiêu dùng A sẵn sàng mua 2kg
cam cho gia đình ăn một ngày trong các tháng hè nóng nực ở Hà Nội. Tuy nhiên khi giá
lên tới 30.000 VNĐ/kg, người tiêu dùng mong muốn mua và chỉ có khả năng mua 1kg
cam mà thôi.Như vậy với một mức giá khác nhau, người tiêu dùng sẽ có mong muốn và
có khả năng mua được một lượng hàng hóa khác nhau.

2.2 Quy Luật Cầu

Luật Cầu:

Nội Dung: “số lượng hàng hóa được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng
lên khi giá của hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại”

Nguyên Nhân:

 Ảnh hưởng thu nhập

 Ảnh hưởng thay thế

Biểu Cầu:

- Là bảng số liệu mô tả mối quan hệ giữa giá và lượng cầu

Ví dụ: Biều cầu về trứng của xã X

Mức Giá( VNĐ/quả) Lượng cầu (quả/năm)

A 3.000 9.000

B 4.500 7.500

C 5.000 5000
4
2.3Phương trình và đồ thị đường Cầu

 Giả định các yếu tố khác không đổi, chỉ có mối quan hệ giữa giá và lượng cầu, khi
đó chúng ta có thể xây dựng được hàm cầu có dạng đơn giản: Q x = f(P x)

 Hàm cầu thuận: Q D = a - bP (d >0)

 Hàm cầu ngược: P= -(a/b) +(1/b) Q D

 Ví dụ: từ biểu cầu về trứng ở xã X, xác định hàm cầu về trứng ở xã X như sau:

Khi giá trứng là 3.000 VNĐ/quả, lượng cầu là 9.000 quả /ngày

 9.000 = a - b×3.000 (1)

Khi giá trứng là 4.500 VNĐ/quả, lượng cầu là 7.500 quả/ ngày

 7.500= a – bx4.500 (2)

Từ (1) và (2) ta có:


Phương trình hàm cầu thuận là: QD = 12000 – PD
phương trình hàm cầu ngược là: PD = 12000 - QD

 Đồ thị đường cầu : Biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu

 Đường cầu là đường xuống dốc (xem hình)

 Độ dốc của đường cầu = tan α= 𝜟P/𝜟Q= P’(Q)=-1/b

P
D

Q
Phương trình5đường cầu
2.4 Các yếu tố tác động đến cầu

Đường cầu về một loại hàng hoá dịch chuyển khi ở từng mức giá, lượng cầu tương
ứng về hàng hoá thay đổi.Trong trường hợp này, người ta nói cầu về hàng hoá thay đổi.
Cầu về hàng hoá tăng lên phản ánh lượng hàng hoá mà những người tiêu dùng sẵn lòng
mua ở mỗi mức giá tăng lên. Ngược lại, cầu về hàng hoá được coi là giảm xuống khi
lượng cầu ở từng mức giá giảm.

Gắn với mỗi đường cầu, trước đây chúng ta giả định rằng tất cả các yếu tố khác
đều giữ nguyên.Khi thể hiện đường cầu, chúng ta mới chỉ quan tâm đến sự thay đổi của
mức giá hàng hoá hiện hành ảnh hưởng như thế nào đến lượng cầu. Thật ra, lượng hàng
hoá mà người tiêu dùng muốn và sẵn sàng mua còn bị chi phối bởi những yếu tố khác.
Khi những yếu tố này thay đổi, lượng cầu về hàng hoá ở mỗi mức giá cũng sẽ thay
đổi.Đây là nguyên nhân làm đường cầu thị trường dịch chuyển. Những yếu tố chính đó là:
thu nhập, sở thích, dự kiến về mức giá tương lai của người tiêu dùng, giá cả của các hàng
hoá khác có liên quan, số lượng người tiêu dùng tham gia vào thị trường.

* Thu nhập

Thu nhập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định của những người tiêu
dùng. Sự thay đổi về thu nhập thường dẫn đến sự thay đổi trong nhu cầu của họ. Tuy
nhiên, ảnh hưởng của thu nhập đến cầu về các hàng hoá có thể là khác nhau, tuỳ theo tính
chất của chính hàng hoá mà ta xem xét.

Đối với những hàng hoá thông thường (thịt bò ngon, ô tô, xe máy, giáo dục...), cầu
về một loại hàng hoá sẽ tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên. Đường cầu tương
ứng sẽ dịch sang bên phải. Trong trường hợp ngược lại, khi thu nhập giảm, cầu của người
tiêu dùng về hàng hoá sẽ giảm. Đường cầu tương ứng sẽ dịch chuyển sang trái.

6
Đối với một số loại hàng hoá khác mà người ta gọi là hàng hoá thứ cấp, tình hình
lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Chẳng hạn, khi còn nghèo, thu nhập thấp, các hàng
hoá như sắn, khoai được xem như những loại lương thực chính của các gia đình Việt
Nam. Tuy nhiên, hiện nay, với mức sống và thu nhập cao hơn, cầu về các hàng hoá này
của họ giảm hẳn. Người ta không còn sử dụng sắn, khoai như một loại lương thực. Thỉnh
thoảng, người ta vẫn mua đôi củ sắn, dăm cân khoai song đó không còn là nhu cầu tiêu
dùng hàng ngày của đại đa số dân chúng. Những hàng hoá như khoai, sắn được coi là
những hàng hoá thứ cấp. Khi thu nhập thấp, cầu của người tiêu dùng về những hàng hoá
hoá này tương đối cao. Khi thu nhập tăng lên, cầu của người tiêu dùng về chúng sẽ giảm
xuống, và trên đồ thị ta biểu thị bằng cách dịch chuyển đường cầu sang trái (hình 2 )

Không dễ dàng phân biệt hàng hoá thông thường và hàng hoá thứ cấp theo những
tính chất tự nhiên hay vật lý của chúng. Vấn đề là có hai loại hàng hoá: một loại thì khi

7
thu nhập tăng, cầu của người tiêu dùng về nó cũng tăng theo (và ngược lại, khi thu nhập
giảm, cầu về nó cũng giảm), còn một loại thì ngược lại: cầu của những người tiêu dùng về
nó tăng khi thu nhập của họ giảm, và cầu của họ giảm khi thu nhập tăng lên. Loại hàng
hoá thứ nhất được gọi là hàng hoá thông thường, loại hàng hoá còn lại được gọi là hàng
hoá thứ cấp.

* Sở thích

Sở thích của người tiêu dùng phản ánh thái độ của anh ta (hay chị ta) đối với hàng
hoá, với tư cách là đối tượng của sự tiêu dùng.Mức độ yêu, thích của người ta về một loại
hàng hoá là rất khác nhau. Đứng trước cùng một loại hàng hoá, người này có thể thích,
người kia có thể không thích với những mức độ đánh giá khác nhau. Khi xem xét một
đường cầu về một loại hàng hoá chúng ta giả định sở thích của người tiêu dùng (dù xét cá
nhân một người tiêu dùng hay tổng thể khối người tiêu dùng) là đã xác định.Khi sở thích
của người tiêu dùng thay đổi, lượng cầu của người tiêu dùng ở từng mức giá cũng thay
đổi.Đường cầu trong trường hợp này sẽ dịch chuyển. Khi một hàng hoá được người tiêu
dùng ưa chuộng hơn trước, cầu về nó trên thị trường sẽ tăng lên và đường cầu lúc này sẽ
dịch chuyển sang phải. Ngược lại, vì một lý do nào đó mà sự ưa thích của người tiêu dùng
về một loại hàng hoá giảm xuống, cầu về hàng hoá này sẽ giảm. Tương ứng, đường cầu
về hàng hoá này sẽ dịch chuyển sang trái (hình 3)

Kinh tế học chỉ tập trung quan tâm giải thích hậu quả của sự thay đổi sở thích ở
những người tiêu dùng chứ nó không đi sâu giải thích sở thích của người tiêu dùng hình
thành như thế nào, hay tại sao nó lại thay đổi.Những khía cạnh đó là đối tượng nghiên cứu
của các khoa học khác.Tuy thế, trên thực tế, việc tác động đến sở thích của người tiêu
dùng lại là một nghệ thuật mà các nhà kinh doanh luôn muốn nắm bắt. Việc dùng hình

8
ảnh của những người nổi tiếng như các ca sỹ, các cầu thủ bóng đá tài năng, được công
chúng hâm mộ để quảng cáo cho các sản phẩm chính là cách mà các nhà kinh doanh tác
động vào sở thích theo hướng có lợi cho mình.

* Giá cả của các hàng hoá khác có liên quan

Đường cầu mô tả quan hệ giữa lượng cầu về một loại hàng hoá và mức giá của
chính nó.Giá cả của các loại hàng hoá khác được coi là một yếu tố nằm trong cụm từ "các
yếu tố khác không đổi".Khi loại giá cả này thay đổi, đường cầu về hàng hoá mà ta đang
phân tích sẽ thay đổi và dịch chuyển.Tác động như vậy diễn ra như thế nào tuỳ thuộc vào
quan hệ của những hàng hoá trên với hàng hoá đang được thể hiện trên đường cầu.Để tiện
cho việc xem xét, ta gọi A là hàng hoá mà cầu về nó đang được khảo cứu, B là hàng hoá
khác có liên quan đến A về phương diện tiêu dùng. Có hai trường hợp: thứ nhất, B là
hàng hoá thay thế của A, thứ hai, B là hàng hoá bổ sung cho A.

- Hàng thay thế: B được coi là hàng hoá thay thế của A, và ngược lại nếu như
người ta có thể sử dụng hàng hoá này thay cho hàng hoá kia trong việc thoả mãn nhu cầu
của mình. Công dụng của B càng gần với công dụng của A, việc thay thế B cho A, hoặc
ngược lại, trong tiêu dùng càng dễ thực hiện. Hay nói cách khác, B và A là những hàng
hoá thay thế tốt cho nhau. Ví dụ, thịt gà và thịt bò, nói chung, là những loại hàng hoá thay
thế khá tốt cho nhau đối với nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào
đó, rau quả cũng là một loại hàng hoá thay thế của thịt bò.

Nếu B là hàng hoá thay thế của A thì khi giá hàng hoá B thay đổi, điều đó ảnh
hưởng như thế nào đến cầu về hàng hoá A?

Khi giá của hàng hoá B tăng lên, sự kiện này sẽ làm cho người tiêu dùng nhận thấy
rằng, B đang trở nên đắt đỏ lên một cách tương đối so với A. Ở một mức giá nhất định
của hàng hoá A, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang việc sử dụng A nhiều hơn để
thay thế cho B. Lượng cầu về hàng hoá A tăng lên ở mỗi mức giá của A. Nói cách khác,
khi giá của hàng hoá thay thế tăng lên, cầu về hàng hoá mà ta đang xem xét cũng tăng lên
(đường cầu dịch chuyển sang phải). Cũng theo cách lập luận tương tự thì trái lại, khi giá
của hàng hoá thay thế hạ xuống, cầu về hàng hoá ta đang phân tích sẽ giảm và đường cầu
của nó sẽ dịch chuyển sang trái. (hình 4 )

9
- Hàng bổ sung: B được gọi là hàng hoá bổ sung cho A nếu như việc tiêu dùng A
luôn kéo theo việc tiêu dùng B. Những cặp hàng hoá như: chè Lipton và đường; xe máy
và xăng; ô tô và xăng hay phụ tùng ô tô...

Khi giá của hàng hoá bổ sung B tăng lên (hay giảm xuống) thì cầu về hàng hoá A
sẽ thay đổi như thế nào? Giá của xăng tăng lên khiến cho lượng cầu về xăng giảm xuống,
nếu như các yếu tố khác được giữ nguyên. Điều này cũng có nghĩa là xăng với tư cách là
nhiên liệu cần thiết cho việc sử dụng xe máy trở nên đắt hơn trước. Lượng xăng người ta
dùng ít đi đồng thời cũng làm mức sử dụng xe máy (số giờ sử dụng xe máy hay số người
sử dụng xe máy...) giảm đi so với trước. Rốt cục, lượng cầu về xe máy sẽ giảm ở từng
mức giá. Nói cách khác, cầu về xe máy sẽ giảm. Như vậy, nếu giá của hàng hoá bổ sung
tăng lên, cầu về hàng hoá mà ta đang phân tích sẽ giảm, đường cầu của nó sẽ dịch chuyển
sang bên trái. Lập luận một cách tương tự, khi giá cả của hàng hoá bổ sung giảm xuống,
cầu về hàng hoá mà ta đang phân tích sẽ tăng lên và đường cầu của nó sẽ dịch chuyển
sang bên phải.

* Giá kỳ vọng

Khi nói đến đường cầu về một loại hàng hoá, người ta muốn nói đến mối quan hệ
giữa lượng cầu về hàng hoá này với mức giá hiện hành của chính nó. Ở đây, ta giả định
người tiêu dùng có một dự kiến hay kỳ vọng nhất định về giá cả hàng hoá trong tương lai.
Khi mức giá kỳ vọng này thay đổi, cầu về hàng hoá hay lượng cầu của người tiêu dùng ở
mỗi mức giá hiện hành sẽ thay đổi. Chẳng hạn, trong những "cơn sốt' vàng hay "cơn sốt"
đất, như đã từng xảy ra ở Việt Nam trong hơn chục năm qua, người ta quan sát thấy một
hiện tượng tồn tại như là nghịch lý: khi giá vàng hay giá đất đang tăng nhanh, người ta lại

10
đổ xô đi mua vàng hay mua đất. Phải chăng trong trường hợp này, quy luật cầu không còn
phát huy tác dụng?Sự thật thì không phải giá các hàng hoá này tăng lên là nguyên nhân
làm cho mức cầu về chúng gia tăng. Khi các cơn sốt giá bùng phát, cái kích thích người
tiêu dùng đổ xô đi mua hàng chính là giá cả kỳ vọng. Khi những người tiêu dùng kỳ vọng
rằng giá hàng hoá sẽ còn gia tăng mạnh trong tương lai, họ sẽ cố gắng đi mua hàng ngay
từ hôm nay nhằm có thể mua được nhiều hàng hoá hơn trong lúc giá của nó còn thấp.
Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết cầu vì ở đây, người tiêu dùng vẫn cố gắng mua
khối lượng hàng hoá nhiều hơn khi giá của nó thấp và ngược lại. Ở đây, không phải xảy
ra một sự trượt dọc theo đường cầu mà là một sự dịch chuyển của cả đường cầu. Khi giá
kỳ vọng tăng, cầu về hàng hoá sẽ tăng và đường cầu sẽ dịch chuyển về bên phải. Trái lại,
khi giá kỳ vọng giảm, cầu về hàng hoá sẽ giảm và đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái.

* Số lượng người mua

Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu về một loại hàng hoá nói trên có thể sử dụng
phân tích đường cầu của một cá nhân cũng như của cả thị trường. Tuy nhiên, đường cầu
thị trường được hình thành trên cơ sở tổng hợp các đường cầu cá nhân, nên càng có nhiều
người tiêu dùng cá nhân tham gia vào thị trường, khi các yếu tố khác là không thay đổi thì
cầu thị trường về một loại hàng hoá càng cao. Nói cách khác, khi số lượng người mua hay
người tiêu dùng trên một thị trường hàng hoá tăng lên thì cầu thị trường về hàng hoá này
cũng tăng lên và ngược lại.

Trong dài hạn, số lượng người mua trên nhiều thị trường bị tác động chủ yếu bởi
những biến động về dân số. Về ngắn hạn, những di chuyển của những dòng dân cư gắn
với nhu cầu tham quan, du lịch v.v... cũng có thể tạo ra những sự thay đổi về số lượng
người tiêu dùng trên các thị trường. Chẳng hạn, vào những dịp lễ, tết, số người đến các
thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thường tăng lên. Lúc này, cầu về
nhiều loại hàng hoá (hàng ăn uống, nhà trọ, nhà nghỉ v.v...) ở các địa phương này thường
tăng lên.

3.CUNG VỀ HÀNG HÓA (SUPPLY-S)

3.1 Khái niệm cung, luật cung

 Cung (S) là số lượng hàng hóa và dịch vụ bán mà người bán có khả năng bán và
sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, các yếu tố
khác không đổi.

11
 Lượng cung(Q s) là số lượng hàng hóa hay dịch vụ cụ thể mà người bán có khả
năng bán và sẵn sàng bán ở một mức giá nhất định.

3.2 Quy luật cung

 Luật cung:

 Nội dung: số lượng hàng hóa hay dịch vụ được cung trong khoảng thời gian đã
cho tăng lên khi giá của nó tăng lên và ngược lại.

 Cung của hàng hóa , dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với giá cả. Nếu giá
cả tăng và các yếu tố khác không đổi nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn và
ngược lại.

 Biểu cung:

 Là bảng biểu mô tả mối quan hệ giữa giá và lượng cung.

 Ví dụ: Biểu cung về trứng cho xã X

Mức Giá(VNĐ/ Lượng cung(quả/ngày)


quả)

A 3.000 3.000

B 4.500 4.500

C 5.000 7.000
3.3 Phương trình và đồ thị đường
cung

 Phương trình đường cung

 Giả định các yếu tố khác không đổi, chỉ có mối quan hệ giữa giá và lượng cung,
khi đoa chúng ta có thể xây dựng được hàm cung có dạng đơn giản:Q x = f(P x)

 Hàm cung thuận: Q s = c + d.P (d >0)

 Hàm cung ngược: P= -(c/d) +(1/d) Q s

Ví dụ: từ biểu cung về trứng ở xã X, xác định hàm cung về trứng ở xã X như sau:

Khi giá trứng là 3.000 VNĐ/quả, lượng cung là 3.000 quả /ngày

12
 3.000 = c + d×3.000 (1)

Khi giá trứng là 5.000 VNĐ/quả, lượng cung là 7.000 quả/ ngày

 7000 = c + d×5.000 (2)

Từ (1) và (2) ta có :

Phương trình hàm cung thuận: Q s = -3.000 + 2P

Phương trình hàm cung ngược: P = (Q s/2) + 1.500

 Đồ thị đường cung : là đường gồm tập hợp tất cả các điểm phản ánh mối quan hệ
giữa giá cả và khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cung ứng trong khi các yếu tố
khác giữ nguyên.

 Đường cung là đường dốc lên về phía phải , có độc dốc dương (xem hình)

 Độ dốc của đường cung = 1/d = 1/Q’ (P)> 0

Hình 1: ĐƯỜNG CUNG

3.4 Các yếu tố tác động đến cung


Cung của một loại hàng hóa , dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá cả của chính
hàng hóa, dịch vụ đó. Ngoài ra ,cung còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Sự
thay đổi của các yếu tố này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của đường cung.

13
 Tiến bộ công nghệ ( ứng dụng công nghệ mới làm tăng năng suất) : Công nghệ có
ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa được sản xuất ra. Công nghệ tiên tiến
sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hóa hơn được sản xuất ra.

Ví dụ: Sự cái tiến trong công nghệ dệt vải, gặt lúa , lắp ráp ô tô,... đã làm cho năng suất
sản xuất vải, lúa gạo, ô tô,... tăng lên.

 Giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (chi phí sản xuất): Nếu giá của
các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận sẽ lớn và do đó doanh
nghiệp sẽ muốn cung nhiều hàng hóa hơn. Khi giá đầu vào tăng lên , chi phí sản
xuất tăng khả năng lợi nhuận giảm, do đó doanh nghiệp cung ít sản phẩm hơn và
khi đó câc nhà sản xuất sẽ cảm thấy kém.hấp dẫn hơn khi sản xuất vì có thể lợi
nhuận sẽ thấp hơn và do vậy sẽ cắt giảm sản lượng.

Ví dụ: khi giá bột mì tăng lên, các nhà sản xuất bánh mì sẽ cung ít bánh mì hơn ở mỗi
mức giá.

 Giá của các hàng háo liên quan trong sản xuất:

 Hàng hóa thay thế trong sản xuất: loại hàng hóa khi tăng giá hàng hóa này
lương cung của hàng hóa này tăng lên , nhưng cung của hàng hóa thay thế
sẽ giảm.

Ví dụ: trồng trọt xen canh.

 Hàng hóa bổ sung: loại hàng hóa khi tăng giá hàng hóa này , lượng cung
vủa hàng hóa này tăng lên và cung của hàng háo bổ sung cũng tăng lên

14
 Các chính sách kinh tế của chính phủ như chính sách thuế, chính sách trợ cấp,...
Đối với các doanh nghiệp , thuế là chi phí nên khi chính phủ giảm thuế , miễn thuế
hoặc trợ cấp có thể khuyến khích sản xuất làm tăng cung. Ngược lại nếu chính phủ
đánh thuế sẽ hạn chế sản xuất và làm giảm cung.

Ví dụ: Chính phủ đánh thuế rất nặng vào các mặt hàng có hại như rượu , bia , thuốc lá
nhằm giảm cung về các mặt hàng đó.

 Lãi suất: lãi suất tăng đầu tư có xu hướng giảm xuống , cung sẽ giảm

 Kỳ vọng giá cả: nhà sản xuất đưa ra quyết định cung cấp của mình dựa vào các kì
vọng

Ví dụ: Các nhà sản xuất kì vọng thời gian tới chính phủ sẽ mở của thị trường đối với các
nhà sản xuất nước ngoài- cac nhà sản xuất có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, họ phải cố
gắng nâng cao chất lượng và số lượng sản xuất để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp
nước ngoài

 Điều kiện thời tiết khí hậu

Ví dụ: khí hậu thuận lợi sẽ làm tăng năng suất cao nên cung tăng và ngược lại sẽ làm
giảm năng suất dẫn đến giảm cung

 Môi trường kinh doanh thuận lợi: khả năng sản xuất tăng lên , cung tăng

3.5Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung

 Sự trượt dọc trên đương cung

 Nguyên nhân: do giá của chính hàng hóa đang xét thay đổi

15
 Sự dịch chuyển đường cung

 Nguyên nhân: do có sự thay đổi trong yếu tố khác ngoài giá của hàng hóa đang xét

 Cung của hãng và cung thị trường

 Cung thụ trường bằng tổng các mức cung của các hãng.

 Trên đồ thị đường cung của thị trường được xác định bằng cách cộng theo chiều
ngang các lượng cung của từng hãng tương ứng tại mỗi mức giá.

 Độ dốc của đường cung thị trường thường thoải hiwn đường cung của từng hãng.

16
 Đường cung của thị trường là các đường đứt đoạn và nó đứt đoạn tại chính thời
điểm có hãng mới xuất hiện

4.CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG

Cơ chế hoạt động của thị trường là hình thức tổ chức và quản lú nền kinh tế,
trong đó có cá nhân tiêu dùng và nhà kinh doanh tâc động lẫn nhau trên thị trường
để xác định giá cả và sản lượng. Đây là cơ chế tự điều khiển hoạt động kinh tế
thông qua cung cầu và giá cả thị trường. Các hoạt động của nền kinh tế thị trường
không phải hỗn độn mà có trật tự, nó hữu hiệu. Trong đó người tiêu dùng và kĩ
thuật sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định câc vấn đề của nền
kinh tế. Mọi quyết định kinh tế đều xuất phát từ lợi nhuận và nó cps vai trò quan
trọng trong việc vận hành cơ chế thị trường.

4.1 Trạng thái cân bằng cung cầu

 Cân bằng thị trường là một trạng thái mà tại đó không có sức ép làm
thay đổi giá và sản lượng
 Được hình thành bởi toàn bộ người mua và người bán trên thị trường
(quy tắc bàn tay vô hình)
 Tại điểm cân bằng người bán có thể bán hết sản phẩm muốn bán,
người mua mua được hết sản phẩm muốn mua.
 Khi giá trên thị trường khác với giá cân bằng sẽ xuất hiện trạng thái
dư thừa hoặc thiếu hụt.
 Giá cân bằng là mức giá mà tại đó lượng cầu bằng lượng cung

Ví dụ: Cung cầu về nước khoáng lavie trên thị trường Y trong 1 tuần

P (USD/chai) 5 4 3 2 1
Q(D) 2000 4000 7000 11000 16000
Q(S) 12000 10000 7000 4000 1000
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy rằng tại mức giá 3 USD thì Q D = Q S =7000 chai/
tuần. Tại mức giá này , cầu và cung bằng nhau hay còn gọi là giá cân bằng

4.2 Trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa trên thị trường

 Nguyên nhân: do giá trên thị trường khác với giá cân bằng
 Lượng giao dịch trên thị trường đều nhỏ hơn lượng cân bằng trong cả
hai trường hợp trên.
 Khi P>P 0

17
Hình 2.10 : Xét tại mức giá P1 có :

Q s= Q 2>Q 0

QD =Q 1< Q0

 QS> Q D xảy ra dư thừa

Lượng dư thừa tại P 1

Q dư thừa = Q s– Q D = Q 2 – Q 1 = AB

 Có sức ép làm giảm giá xuống để quay về trạng thái cân bằng

 Khi P < P 0

18
Hình 2.11 : Xét tại mức giá P có :

Q s = Q 3< Q 0

Q D= Q 4> Q 0

 Q s< Q D xảy ra thiếu hụt

Lượng thiếu hụt tại P 2

Q thiếu hụt = Q s– Q D = MN

 Do thiếu hụt hàng hóa nên áp lực của cầu làm cho giá tăng lên bởi vì người
tiêu dùng có thể sẵn sàng trả giá cao hơn để mua hàng hóa. Khi giá cả hàng
hóa tăng lên thì số cầu sẽ giảm và số cung sẽ tăng lên. Như thế giá cả sẽ
tăng dần đến giá cân bằng P0 và lượng hàng hóa bán ra trên thị trường sẽ
dịch chuyển về Q0 , trạng thái cân bằng lại được thiết lập.

4.3 Sự thay đổi trạng thái cân bằng do tác động của các yếu tố khác

 Nguyên tắc : giá và lượng cân bằng thay đổi là do sự dịch chuyển của
ít nhất đường cung hay đường cầu.
 Khi các nhân tố tác động làm cầu , cung thay đổi sẽ làm trạng thái cân
bằng trên thị trường thay đổi
 Đường cung dịch chuyển

19
 Đường cung cố định , đường cầu dịch chuyển.

 Đường cầu và đường cung cùng dịch chuyển

20
4.4Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất

4.4.1 Thặng dư tiêu dùng (CS) là phần chênh lệch giữa giá mà một người tiêu dùng
sẵn sàng trả để mua được một hàng hóa và giá mà người tiêu dùng đó thực sự phải trả khi
mua hàng hóa đó

Ví dụ: bình thường một chiếc áo mưa mỏng trên thị trường có giá là 10.000
đồng/ cái tuy nhiên một sinh viên A phải chấp nhận trả giá 15.000 đồng/ cái khi
trời sắp mưa to và chỉ có một hàng bán áo mưa duy nhất gần chỗ anh ta đang đứng.
Như vậy anh ta bị mất đi một phần thặng dư 5.000 đồng so với mức giá cân bằng

4.4.2 Thặng dư sản xuất( PS) là phần chênh lệch giữa mức giá thấp nhất mà
người bán chấp nhận bán với mức giá trên thị trường

21
Ví dụ: Trên thị trường rau muống có giá bán là 6.000 đồng/bó nhưng mặt
hàng này khó cất giữ nên cuối ngày người bán rau sẵn sàng bán với mức giá 4.000
đồng/ bó sao cho hết hàng

4.5Độ co dãn cung cầu

4.5.1 Độ co dãn của cầu theo giá

 Độ co dãn của cầu theo giá là phần trăm biến đổi của lượng cầu khi
giá của mặt hàng đó biến đổi 1%.

3 trường hợp co dãn của cầu theo giá:

 TH1: Cầu co dãn nhiều: khi giá biến đổi một tỉ lệ phần trăm nào đó,
dẫn đến lượng cầu biến đổi với một tỉ lệ phần trăm lớn hơn.
 TH2: Cầu co dãn ít: khi giá biến đổi một tỉ lệ phần trăm nào đó, dẫn
đến lượng cầu biến đổi với một tỉ lệ phần trăm nhỏ hơn.
 TH3: Cầu co dãn một đơn vị: khi giá biến đổi một tỉ lệ phàn trăm nào
đó, dẫn đến lượng cầu biêna đổi với một tỉ lệ phầm trăm tương tự.
 Ý nghĩa:

Độ co dãn của cầu theo giá cho thấy mức độ phản ứng của khách hàng
mạnh hay yếu trước sự thay đổi về giá của công ty.

 Công thức tính:

EI = % ∆QD = ∆ QD/ QD = ∆ QD * I

% ∆ I ∆ I/ I ∆ I QD

Nếu EI < 0 : mặt hàng cấp thấp (hàng chất lượng kém).

Nếu EI > 0 : mặt hàng thông thường

Nếu EI < 1 : hàng thiết yếu.

Nếu EI > 1 : hàng cao cấp.

4.5.2 Độ co giãn chéo của cầu.

 Khái niệm.

Độ co giãn chéo giữa hai mặt hàng là phần trăm biến đổi của

22
lượng cầu mặt hàng này khi giá của mặt hàng kia biến đổi 1%.

 Công thức tính.

EXY = % ∆ QDX = ∆ QDX / QDX = ∆ QDX * PY

% ∆ PY ∆PY / PY ∆PY QDX

Nếu EXY =0 : X và Y là hai mặt hàng không liên quan.

Nếu EXY < 0 : X và Y là hai mặt hàng bổ sung.

Nếu EXY > 0 : X và Y là hai mặt hàng thay thế.

4.5.3 Độ co giãn của cung.

 Khái niệm.

Độ co giãn của cung là phần trăm biến đổi của lượng cung khi

giá của mặt hàng đó biến đổi 1%.

 Công thức tính.

ES = % ∆QS = ∆QS/ QS = ∆QS * P

% ∆P ∆P/ P ∆P QS

Nhận xét: * ES không có đơn vị tính.

* ES thông thường có dấu dương (ES >0).

Nếu ES > 1 : cung co giãn nhiều.

Nếu ES < 1 : cung co giãn ít.

Nếu ES = 1 : cung co giãn một đơn vị.

Nếu ES = 0 : cung hoàn toàn không co giãn.

Nếu ES = vô cùng : cung co giãn hoàn toàn.

23
B, Cơ sở thực tiễn

II Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của sữa Nestlé MILO trong tháng 2,3
của sinh viên trường ĐH Thương Mại

1.Giới thiệu về sữa Milo

Nestle SA (hay Société des Produits Nestlé S.A) – Đây là tập đoàn sản xuất thực
phẩm và dinh dưỡng hàng đầu thế giới, đặc biệt dẫn đầu hai ngành hàng cà phê và nước
khoáng, ngoài ra còn sản xuất một số lượng phong phú các loại sản phẩm khác như: đồ ăn
sẵn, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, cà phê hòa tan, dược phẩm và thức ăn cho trẻ nhỏ.
Được bắt nguồn từ Malaysia vào năm 1912 với tên Công ty sữa đặc Anglo – Swiss nằm ở
Penang và sau đó phát triển và mở rộng đến Kuala Lumpur vào năm 1939. Kể từ năm
1962, từ nhà máy đầu tiên được đặt ở Petaling Jaya, đến nay Nestle đã và đang sản xuất
sản phẩm tại 8 nhà máy lớn và sở hữu 6 đại lý phân phối trên thế giới. Hiện tại, Nestle SA
với vị thế là công ty đại chúng sở hữu nhiều công ty con trên toàn thế giới, với số lượng
websites tại các nước là 104 nước, mức doanh thu lên tới 71 tỉ dollar mỗi năm.Milo là
một sản phẩm đồ uống có nguồn gốc từ Australia do Nestle sản xuất và được Thomas
Mayne phát triển, có thành phần từ sữa, kết hợp với chocolate, mạch nha. Loại đồ uống
này được sản xuất tại nhiều nước như Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn
Độ, Việt Nam … Tên sản phẩm Milo được xuất phát từ tên một vận động viên người Hy
Lạp, nổi tiếng với sức mạnh huyền thoại.Cách dùng phổ biến loại đồ uống này thường là
thêm sữa nóng hoặc lạnh, nhưng khi phát triển sang thị trường một số nước như Vietnam,
Phillipines, Singapore, Ghana,.. thì lại được biến tấu theo phong cách địa phương là pha
với nước nóng hoặc nước lạnh với chú thích “Thêm sữa hoặc đường nếu muốn”. Milo là
sản phẩm được yêu thích tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Malaysia nơi cái tên
Milo được sử dụng như từ chuyên chỉ các loại đồ uống hương vị chocolate. Tại thị trường
này, sữa Milo chiếm tới 90% trên tổng thị phần sữa bột, biến Malaysia trở thành đất nước
sử dụng Milo nhiều nhất thế giới. Tương tự, tại Singapore, Milo đứng số 1 trong danh
sách 10 thương hiệu được yêu thích năm 2017. Cùng với rất nhiều các nước khác như Ấn
Độ, Australia, Việt Nam,..Milo đã và đang trở thành loại đồ uống không thể thiếu trong
mỗi gia đình, trở thành thương hiệu sữa thống lĩnh của nhiều thị trường.

Trong nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam hiện nay, đi với nó là đời sống của
người dân được cải thiện, nâng cao.Con người ngày càng quan tâm về vấn đề dinh dưỡng,
và sản phẩm bổ sung chất dinh dưỡng tốt nhất phải kể đến đó là sữa. Ta có thể thấy, trên
thị trường hiện nay, số lượng các nhà cung ứng sữa ngày một gia tăng với chất lượng và
mẫu mã đa dạng. trong số đó phải kể đến Nestlé MILO (công ty TNHH Nestlé Việt
Nam).

24
Với mong muốn hiểu rõ hơn về thị trường sữa MILO nhóm 7 chúng tôi sẽ đi sâu
về đề tài: “ phân tích cung,cầu và giá cả thị trường của sữa Nestlé MILO trong tháng
2,3 sinh viên trường ĐH Thương Mại”.

2Cung của sản phẩm sữa MILO


2.1 Khái quát về cung của sản phẩm sữa MILO

Biểu cung về sữa MILO tháng 2,3 của SV trường ĐH Thương Mại

P(nghìn
đồng) 5,5 6 6,5 7
Qs (hộp)
600 655 710 765

Ta có thể thấy lượng cung trong vòng 2 tháng tăng khi giá của sữa tăng lên.
Giả định các yếu tố khác không đổi chỉ có giá và lượng cung, ta xây dựng hàm
cung theo dạng :
QS = a +bP
Với P= 5,5 Qs= 600  600 = a + 5,5b
Với P= 6 Qs= 655  655 = a+ 6b

Ta có hệ phương trình {600=a+5 , 5b


655=a+ 6 b
{
a=−5
b=110
Vậy phương trình đường cung là : QS = -5 + 110P
Đồ thị đường cung
P
7
S
6,5

6
5,5

0
600 655 710 765 Q

Đường cung của sữa MILO là đường dốc lên về phía bên phải có độ dốc dương
2.2 Các yếu tố tác động đến cung của sản phẩm sữa MILO
25
a. Giá cả hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng tới cung của sữa MILO

Khi giá của sản phẩm hàng hóa tăng thì lượng cung cũng tăng và ngược lại. Khi
giá của dịch vụ ( VD như dịch vụ bán hàng hay dịch vụ vận chuyện ship hàng ) cũng ảnh
hưởng đến giá cả của hàng hóa , từ đó dẫn đến lượng cung thay đổi.

b. Gíá cả của các yếu tố sản xuất hàng hóa

Gía của các yếu tố sản xuất tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh
hưởng đến lượng hàng hóa sản phẩm sữa mà nhà sản xuất muốn bán- cung của sản phẩm
sữa Milo.

c. Chính sách đầu vào của sữa MILO

Nestle khẳng định luôn không ngừng cố gắng tìm ra những giải pháp bao bì tốt
nhất cho sản phẩm của mình, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của chúng đến môitrường.
Một hành động đáng chú ý năm 2008 của Milo khi quyết định hợp tác với PIQET,
tạo ra một mẫu mã bao bì mới đảm bảo hạn chế nhất các tác động tiêu cực tới môi trường.
Tại Malaysia, Nestle đã xây dựng một kế hoạch thu hồi, tái chế và tái sử dụng các chai,
hộp sản phẩm đã qua sử dụng, góp phần giảm thiểu số lượng rác thải thải ra môi trưởng.
Sự quan tâm của Milo đối với việc bảo vệ môi trường đã gây được thiện cảm vô cùng lớn
trong lòng những người tiêu dùng, khiến họ thêm tin tưởng và yêu thích nhãn hiệu này.
Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu thân thiện với môi trường thông qua việc tái chế và
tối ưu hóa bao bì, chiến lược Marketing của Milo còn tập trung vào đổi mới, cải thiện
hình ảnh bao bì sản phẩm. Bằng cách in thêm các hình ảnh vận động viên nổi tiếng lên
bao bì sản phẩm bên cạnh tên thương hiệu, Milo đã thu hút được đông đảo sự quan tâm và
chú ý của người tiêu dùng. Hơn nữa, Milo còn thêm các màu sắc nổi bật lên bao bì thay vì
chỉ sử dụng một màu xanh lá cây quen thuộc, điều này giúp khuyến khích trẻ em sử dụng
sản phẩm của Milo thường xuyên hơn. Những thay đổi này cho thấy Milo là một thương
hiệu thức thời, không chỉ thu hút thêm khách hàng mới mà còn tạo sự gắn kết với các
khách hàng trung thành.

h, Công nghệ

Nhiều thiết bị máy móc được sử dụng trong quá trình sản xuất sữa Milo.Đặc biệt
công nghệ bảo quản đã được ứng dụng phổ biến trong các nhà máy sản xuất sữa Milo.
Bởi vậy thương hiệu Nestle với mặt hang sữa Milo luôn chiếm phần lớn nhu cầu trên thị
trường.Đặc biệt là phần bao bì để có thể bảo quản được sữa trong tình trạng tốt nhất, chất
lượng cao nhất. Vậy nên chiến lược Marketing của Milo tập trung vào tối ưu hóa chất liệu
để phát triển loại bao bì thân thiện môi trường, đồng thời cung cấp những thông tin, cách

26
thức tái chế hữu ích đến với khách hàng.Nestle khẳng định luôn không ngừng cố gắng tìm
ra những giải pháp bao bì tốt nhất cho sản phẩm của mình, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng
của chúng đến môi trường. Một hành động đáng chú ý năm 2008 của Milo khi quyết định
hợp tác với PIQET, tạo ra một mẫu mã bao bì mới đảm bảo hạn chế nhất các tác động tiêu
cực tới môi trường. Tại Malaysia, Nestle đã xây dựng một kế hoạch thu hồi, tái chế và tái
sử dụng các chai, hộp sản phẩm đã qua sử dụng, góp phần giảm thiểu số lượng rác thải
thải ra môi trưởng. Sự quan tâm của Milo đối với việc bảo vệ môi trường đã gây được
thiện cảm vô cùng lớn trong lòng những người tiêu dùng, khiến họ thêm tin tưởng và yêu
thích nhãn hiệu này.

i, Chính sách của Chính phủ

Thương hiệu Nestle đã phổ biến trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là với sản phẩm
sữa Milo. Bởi vậy, chính phủ cũng đã tạo điều kiện để mặt hang này phát triển trên thị
trường Việt Nam.

k, Kỳ vọng vủa người bán đối với sản phẩm sữa MILO

Đó là kỳ vọng không chỉ đối với mặt hàng sữa Milo và còn đối với cả thương hiệu
Nestle. Với lợi thế của mình và thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam thì kỳ vọng của
người bán luôn là nhịp độ luôn ổn định, nhu cầu của người tiêu dùng không giảm, đồng
thời luôn mong muốn nguồn cung – mặt hàng sản phẩm của mình luôn đảm bảo chất
lượng để tạo uy tín với người tiêu dùng

3.Cầu của sản phẩm sữa MILO.

3.1. Khái quát về cầu của sản phẩm MILO

Hơn 17 năm có mặt và liên tục phát triển trên thị trường Việt Nam, Nestlé Milo đã
dẫn đầu về chất lượng và thị phần trong ngành hàng thức uống cacao dinh dưỡng dành
cho trẻ em từ 6-12 tuổi. Chính vì vậy hầu hết các bà mẹ đều tin tưởng và lựa chọn MILO
để cung cấp dinh dưỡng cho con của mình. Tuy thị phần của Milo chưa quá cao trên thị
trường sữa tại Việt Nam nhưng lượng cầu của Milo vẫn khá cao.

Biểu cầu về sữa Milo trong tháng 2,3 của sinh viên trường ĐH Thương Mại

P(nghìn đồng) 5.5 6 6.5 7

QD( hộp) 650 600 550 500

27
Ta có thể thấy số lựợng sữa được cầu trong 2 tháng giảm đi khi giá thành của sữa
tăng lên.

Giả định các yếu tố khác không đổi chỉ có mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu,ta
xậy dựng hàm cầu theo dạng: QD = a – b.P

Với p= 5.5  QD = 650  650 = a- 5.5b

P= 6  QD = 600  600 = a-6b

Ta có hệ phương trình {650=a−5.5


600=a−6 b
b
{
a=1200
b=100

Vậy phương trình đường cầu là : QD = 1200 – 100P

Đồ thị đường cầu

6,5
6
5,5

0
500 550 600 650 QD

Đồ thị đường cầu là đường dốc xuống, có độ dốc âm.Các điểm nằm trên đường cầu
cho ta biết lượng cầu về sữa Milo của người mua ở các mức giá nhất định.

3.2. Các yếu tố tác động đến cầu của sản phẩm

a,Giá cả của hàng hoá liên quan

Giá cả của các loại hàng hoá khác có liên quan là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến cầu của hàng hoá trên thị trường. Có 2 loại hàng hoá liên quan đó là hàng hoá thay
thế và hàng hoá bổ sung. Ở đây, sản phẩm sữa Milo thuộc loại hàng hoá thay thế. Khách
hàng mục tiêu của Nestlé Milo là trẻ em trong giai đoạn phát triển và một phần ít là người
28
lớn tuổi,với các dòng sản phẩm đã có uy tín trên thị trường như: sữa tươi, sữa bột, …
Trong môi trường cạnh tranh tự do hiện nay, Nestlé Milo co rất nhiều các đối thue cạnh
tranh chọn cùng khách hàng mục tiêu như Ovaltine, Vinamilk,…Dòng sản phẩm này
khách hàng mục tiêu là trẻ em- thành phần chưa làm chủ được tài chính, người tiêu dung
là trẻ e nhưng người quyết định tiêu dùng lại là cha mẹ. Trong khi đó dòng sản phẩm như
Vinamilk lại ra đời, phát triển và có uy tín trên thị trường sữa Việt Nam một phần cũng
đánh vào tâm lí của các bậc phụ huynh.Điều đó nói lên rằng các bậc phụ huynh sẵn sàng
chuyển quyết định mua sang loại sữa khác khi không có sự giảm giá ở sản phẩm sữa
này.Như vậy sẽ tác động trực tiếp đến cầu của sảm phảm sữa Milo, làm cho cầu của sản
phẩm giảm đi.

b,Thu nhập người tiêu dùng

Thu nhập là yếu tố quyết định khả năng mua của người tiêu dùng. Vì vậy, khi thu
nhập thay đổi, khả năng mua thay đổi, khiến cho cầu về hàng hoá thay đổi. Ở thời điểm
hiện tại Nestlé Milo thuộc loại hàng hoá thông thường vì vậy khi thu nhập tăng, cầu về
sữa Milo sẽ tăng.

c,Thị hiếu của người tiêu dùng

Thị hiếu là nhân tố thể hiện mong muốn mua của người tiêu dùng.Giúp xác định
loại hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua.Vì vậy, khi thị hiếu thay đổi, cầu của người
tiêu dùng cũng thay đổi. Đón đầu hay tạo ra thị hiếu cho người tiêu dùng, làm tăng cầu
hay tăng lượng cầu tại mọi mức giá sẽ khiến doanh nghiệp thu được lợi nhuận lớn hơn
bình thường rất nhiều. Hiểu được tầm quan trọng của thị hiếu của người tiêu dùng, Nestlé
Milo đã và đang phát triển những dòng sản phẩm sữa của mình ngày càng đa dạng để thoả
mãn tối đa nhu cầu, đáp ứng thị hiêu của người tiêu dùng đồng thời làm tăng cầu của
hãng.

d,Kỳ vọng của người tiêu dùng

Đối với người tiêu dùng với mức thu nhập trung bình hàng tháng có thể khẳng định
họ luôn kỳ vọng giá của hàng hoá sẽ giảm trong tương lai, mua được lượng sữa lớn hơn
với cùng một mức tiền. Ngoài ra, kỳ vọng của người tiêu dùng về thu nhập trong tương lai
cũng ảnh hưởng tới cầu ở hiện tại. Việc sinh viên có kỳ vọng thu nhập tăng trong tương
lai có thể thu nhập từ việc bán thời gian hay trợ cấp từ cha mẹ,..cùng với nhu cầu sử dụng
sữa cũng sẽ khiến cho tiêu dùng tăng trong hiện tại. Lượng cầu về sữa Milo tăng tại mọi
mức giá.

e,Số lượng người tiêu dùng

29
Càng có nhiều người tiêu dùng sản phẩm Nestlé Milo thì lượng cầu về hàng hoá sẽ
tăng tại mỗi mức giá, đem nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, hãng sản
phẩm này đã mở rộng thị trường nhiều nước trên thế giới, tiếp cận nhanh tới người tiêu
dùng và làm gia tăng số lượng người tiêu dùng.

4 Cơ chế hoạt động của thị trường của sản phẩm sữa MILO

s
{
4.1 Trạng thái cân bằng thị trường Q =Q =Q
D 0
P0

P(nghìn đồng) 5.5 6 6.5 7

QD( hộp) 650 600 550 500

QS (hộp) 600 655 710 765

QD = 1200 - 100P
QS = -5 + 110 P

Thị trường cân bằng của sữa milo:

 QD = Q s
 1200-100P = -5+ 110P
 210P = 1205
P ≈ 5,74
=> Q = 626

Điểm cân bằng E0(5,74;626)


P S

E
5,74

0 Q
626
30
4.2 Trạng thái dư thừa ,thiếu hụt cung ,cầu của sữa MILO

 Tại P=5,5  QD = 650, QS = 600

 Lượng thiếu hụt trên thị trường là :QD - QS = 650 – 600 =50 (sp)

|EDP| =-100 * 5,5/650=-11/13

 Tại P=6  QD =600, QS = 655

 Lượng dư thừa trên thị trường là : QS – QD =655 – 600 = 55(sp)


|EDP| =-100* 6/600=-1

 Tại P=6.5  QD = 550, QS = 710

 Lượng dư thừa trên thị trường là : QS – QD = 710-550 = 160 (sp)


|EDP| =-100*6,5/550=26/55

 Tại P = 7  QD = 500, QS = 765

 Lượng dư thừa trên thị trường là: Qs– QD =765– 500 = 265 (sp)

|ESP|=40*7/500=14/15

4.3 Thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất

4.3.1. Thặng dư tiêu dùng

31
P

12
S

E
5,75

D
0,04
0
626 Q
Thặng dư tiêu dùng là phần diện tích dưới đường cầu và trên đường giá , được xác
định bởi tam giác vuông có cạnh tạo bởi: đường cầu, đường giá, trục tung. Dựa vào
phương trình đường cầu ta có thể xác định được đường cầu cắt trục tung tại mức giá P=
12

 Vậy thặng dư tiêu dùng là: S = (12- 5,75)*626*1/2 = 1956,25 ( nghìn


đồng)

VD:Khi vào siêu thị Big C có nhu cầu mua 1 vỉ sữa MILO 4 hộp (100ml) bạn sẽ
phải trả 26000 đồng nhưng giá siêu thị bán ra là 23000 đồng /vỉ. Vậy thặng dư tiêu
dùnglà 3000 đồng

4.3.2.Thặng dư sản xuất


P

12

E
5,75

D
0,04
0
626 Q

32
Thặng dư sản xuất là phần diện tích trên đường cung và dưới đường giá , đuwọc xác định
bởi tam giác vuông có cạnh tạo bởi: đường cung, đường giá, trục tung. Dựa vào phương
trình đường cung ta có thể xác định được đường cung cắt trục tung tại mức giá P = 0,04

 Vậy thặng dư sản xuất là: S = (5,75 – 0,04)* 626* 1/2= 1787.23 ( nghìn
đồng)

Ví dụ :Giá của một lốc sữa MILO 4 hộp loại 180ml tại siêu thị Vinmart có giá là 27300
đồng .Do sản phẩm cận date nên Vinmart hạ giá còn 23300 đồng.Như vậy,siêu thị có thể
thu lãi hoặc hòa vốn với sản phẩm sữa MILO đã hạ giá,thặng dư là 4000 đồng

Kết luận
Qua phân tích cụ thể mặt hàng sữa milo trên thị trường, chúng ta đã hiểu rõ hơn
phần nào mối quan hệ giữa cung – cầu và giá cả thị trường.Đó là mối quan hệ thuận đối
với lượng cung và mối quan hệ nghịch đối với lượng cầu. Qua đó, giúp chúng ta có thể
đánh giá hành vi của người tiêu dùng để cung ứng lượng sản phẩm trên thị trường để thu
lại lợi nhuận lớn nhất

Tài liệu tham khảo

33
1. Đại học Thương mại,giáo trình kinh tế vi mô I,NXB thống kê-2017,chủ biên :TS
Phan Thế Công
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Kinh tế học vi mô, Giáo trình dùng cho các trường đại học,
cao đẳng khối kinh tế, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 1997 - 2009.
3. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học vi mô, Nxb. Thống
kê, Hà Nội, 2009.
4. Các website:
http://suabim.vn/san-pham/san-pham-sua-bot/sua-milo-uc--284.html
https://dongtrunghathaoaloha.org/p/sua-milo-co-tac-dung-gi-gia-bao-nhieu-1-
thung.html
https://www.lotte.vn/search?q=s%E1%BB%AFa
%20milo&utm_source=coccoc&utm_medium=cpc&utm_campaign=CCS_VMFH
_BachHoa_Sua&utm_term=s%E1%BB%AFa%20milo&utm_content=19502977
5. Youtube:
https://www.youtube.com/watch?v=E2Yff7I1FTE
https://www.youtube.com/watch?
v=VVAX0Rfbuqk&list=PLbtgtqf2rxs9vsToZqSJ89ptjPkauvZ5S&index=11

34
35

You might also like