You are on page 1of 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Đường giới hạn khả năng sản xuất:


- Một trong những công cụ kinh tế đơn giản nhất có thể minh họa rõ ràng tính
khan hiếm nguồn lực và sự lựa chọn kinh tế là đường giới hạn khả năng sản
xuất.
- Đường giới hạn khả năng sản xuất của một nền kinh tế là đường mô tả các tổ
hợp sản lượng hàng hóa tối đa mà nó có thể sản xuất ra được khi sử dụng toàn
bộ các nguồn lực sẵn có.

300
B

…………………
200 ……………… A
D
E

C
100

- Giới hạn khả năng sản xuất của xã hội bị quy định bởi tính khan hiếm của các
nguồn lực. Trong trường hợp này, xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi và lựa
chọn. Khi đã đạt đến trạng thái hiệu quả như các điểm nằm trên đường giới hạn
khả năng sản xuất chỉ ra, nếu muốn có nhiều hàng hóa X hơn, người ta buộc phải
chấp nhận sẽ có ít hàng hóa Y hơn và ngược lại. Sự đánh đổi mà chúng ta mô tả
thông qua đường giới hạn khả năng sản xuất cũng cho ta thấy thực chất khoản
chi phí mà chúng ta phải gánh chịu để đạt được một cái gì đó. Đó chính là chi
phí cơ hội.
- Ví dụ: chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm 10000 sản phẩm ghế nhựa là mất đi
2000 tủ nhựa.
2. Kinh tế học
- Là môn khoa học xã hội nghiên cứu về cách thức lựa chọn của các cá nhân và xã
hội trong việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm để sản xuất các sản phẩm đầu ra
(hữu hình và vô hình) và phân phối chúng cho các thành viên khác nhau của xã
hội.
VD: Ngành nhựa Việt Nam là một trong các ngành công nghiệp có tốc độ tăng
trưởng tương đối nhanh so với nền kinh tế nói chung.
Nhu cầu tiêu dùng hàng nhựa gia dụng ngày càng tăng của người dân đã khiến thị
trường nhựa gia dụng ngày càng sôi động.
- Thị trường là tập hợp các điều kiện và thỏa thuận mà thông qua đó người mua và
người bán tiến hành sự trao đổi hàng hóa với nhau
VD: Thành lập từ năm 1983 dưới hình thức tổ hợp sản xuất nhỏ với những sản
phẩm gia dụng thiết yếu trong gia đình. Đến năm 2014, Đại Đồng Tiến nhận được
chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và nhanh chóng trở thành công ty nhựa hàng
đầu tại Việt Nam với quy mô công ty hơn 2.000 nhân viên và 2 nhà máy lớn hàng
chục hecta tại quận Bình Tân và Đồng Nai. Đến nay, hơn 200 triệu sản phẩm của
Đại Đồng Tiến đã được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thông qua hệ thống bán
hàng rộng khắp với hơn 60 nhà phân phối, 8000 cửa hàng và các chuỗi siêu thị trên
toàn quốc như: Big C, Coopmart, Metro, Lotte... Bên cạnh phát triển thị trường nội
địa, công ty cũng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài và hiện nay các
dòng sản phẩm của Đại Đồng Tiến đã có mặt tại hơn 60 quốc gia như: Mỹ, châu Âu
(Hà Lan, Anh, Pháp, Đức,…), Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Đông Nam
Á.
3. Cầu, cung
Xuất phát từ một thị trường riêng biệt nào đó ví dụ thị trường đồ nhựa. Trên
thị trường này, có hai nhóm người ra quyết định chính là người mua hàng hay
người tiêu dùng và người bán hàng hay người sản xuất. Quyết định của người mua
hàng hay tiêu dùng là quyết định từ phía cầu về hàng hóa, còn quyết định của
người bán hàng hay sản xuất là quyết định từ phía cung cấp hàng hóa. Nói đến thị
trường là nói đến sự tương tác cầu, cung về hàng hóa. Kết quả của sự tương tác này
xác định giá cả cũng như lượng hàng hóa được giao dịch.
3.1 Cầu
- Khái niệm: Cầu về một loại hàng hoá biểu thị những khối lượng hàng hoá mà
người tiêu dùng mong muốn và sẵn sàng mua tương ứng với các mức giá xác
định.
- Quy luật cầu: Giá và lượng cầu tỷ lệ nghịch (trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi).
- Hàm số cầu: QD = aP + b (a < 0)
- P (Price): Giá
- QD (Quantity of Demand): Lượng cầu
VD: Nhu cầu của người tiêu dùng về đồ nhựa gia dụng tăng(giảm) khi giá
giảm(tăng)
Mức giá (nghìn đồng/sp) Lượng cầu (sp)
700 3000
800 2500
900 2000
1000 1500
Bảng . Cầu về tủ nhựa của người tiêu dùng
vẽ biểu đồ theo bảng trên XXXX

- VD: phân tích biểu đồ như số liệu ở bảng cho thấy, khi giá tủ nhựa là 1 triệu
đồng/sp, lượng cầu tủ nhựa mà những người tiêu dùng muốn mua là 3000 sp.
Khi tủ nhựa trở nên rẻ đi, giá của nó hạ xuống còn 900 nghìn đồng/sp, lượng cầu
sẽ tăng lên thành 2000 sp. Nếu giá tủ nhựa tiếp tục hạ, ví dụ như còn là 800, 700
nghìn đồng/sp, thì mức cầu về tủ nhựa cũng sẽ gia tăng tương ứng thành 2500,
3000 sp.
- Sự thay đổi của giá cả hàng hoá làm cho lượng cầu về hàng hoá thay đổi theo
hướng ngược lại. Sự vận động ngược chiều nhau của hai biến số này khiến hàm
số cầu được coi là một hàm nghịch biến. Vì thế, nếu biểu diễn dưới dạng một
hàm số tuyến tính, QD = aP + b, thì tham số a phải là một số âm. Về mặt đồ thị,
quy luật cầu cho thấy đường cầu điển hình là một đường dốc xuống. Đây là đặc
tính chung của đại đa số đường cầu.
3.2 Các yếu tố thay đổi đường cầu
1. Giá của X↑↓ => (DX)↓↑
2. Thu nhập (Income, I)
- Hàng hóa thông thường: I↑↓ => (DX)↑↓
- Hàng hóa thứ cấp: I↑↓ => (DX)↓↑
3. Giá hàng hóa Y liên quan với X (PY)
- Y là hàng hóa thay thế cho X: PY ↑↓ => (DX) ↑↓
- Y là hàng hóa bổ sung cho X: PY ↑↓ => (DX) ↓↑
4. Thị hiếu ↑↓ => (DX) ↑↓
5. Số lượng người mua ↑↓ => (DX) ↑↓
6. Kỳ vọng về giá của X (EPX ): EPX ↑↓ => (DX) ↑↓
(X: Đồ nhựa gia dụng, Ytt: Đồ nhôm, Ybs: Chất dẻo)

3.3 Cung
- Khái niệm: Cung về một loại hàng hoá cho ta biết số lượng hàng hoá mà người
sản xuất sẵn sàng cung ứng và bán ra tương ứng với các mức giá khác nhau.
- Quy luật cung: Giá và lượng cung tỷ lệ thuận (trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi)
- Hàm số cung: QS = cP + d (c > 0)
- P (Price): Giá
- QS (Quantity of Supply): Lượng cung
VD: Khi người bán tăng(giảm) lượng cung thì giá sẽ tăng(giảm)
Mức giá (nghìn đồng/sp) Lượng cung (sp)
500 0
600 500
700 1000
800 1500
900 2000
1000 3000
Bảng . Cung về tủ nhựa của người tiêu dùng
vẽ biểu đồ theo bảng trên XXX
- VD: phân tích biểu đồ khi giá tủ nhựa còn thấp, ví dụ giá tủ là 600 nghìn
đồng/sp, những nhà sản xuất chỉ sẵn lòng cung ứng ra thị trường một số lượng là
500sp. Khi giá tủ nhựa tăng lên thành 700 nghìn đồng/sp, những nhà sản xuất
cảm thấy có lãi hơn và họ sẵn sàng tăng lướngp cung ứng ra thị trường là 1000sp
- Thể hiện dưới dạng đồ thị, đường cung là một đường dốc lên. Đây là đặc tính
chung của một đường cung điển hình.
3.4 Các yếu tố tác động đến đường cung
1. Giá của X (PX) ↑↓ => (S) ↑↓
2. Giá YTSX (PYTSX ) ↑↓ => (S) ↓↑
3. Công nghệ ↑↓ => (S) ↑↓
4. Số lượng người bán ↑↓ => (S) ↑↓
5. Can thiệp của chính phủ
- Thuế (tax) : thuế ↑↓ => (S) ↓↑
- Trợ cấp (subsidy) : trợ cấp ↑↓ => (S) ↑↓
6. Giá hàng Y hóa liên quan với X (PY)
- Hàng hoá cạnh tranh YTSX : PY ↑↓ => (SX) ↓↑
7. Kỳ vọng về giá của X (EPX) : EPX↑↓ => (SX) ↓↑
8. Yếu tố khác: Chậm trễ do vận chuyển nguyên vật liệu => (S) ↓
(X: Đồ nhựa gia dụng, Y: ??

4. Cân bằng cung cầu


- Cân bằng thị trường là một trạng thái trong đó giá cả và sản lượng giao dịch trên
thị trường có khả năng tự ổn định, không chịu những áp lực buộc phải thay đổi.
Đó cũng là trạng thái tạo ra được sự hài lòng chung của cả người mua lẫn người
bán. Tại mức giá cân bằng, sản lượng hàng hoá mà những người bán sẵn lòng
cung cấp ăn khớp hay bằng với sản lượng mà những người mua sẵn lòng mua (vì
thế, sản lượng này cũng được gọi là sản lượng cân bằng). Trên đồ thị, điểm cân
bằng được xác định bằng chỗ cắt nhau của đường cầu và đường cung
- Trên một thị trường có tính chất cạnh tranh, có nhiều người mua, nhiều người
bán, đồng thời không có sự can thiệp của nhà nước, giá cả thị trường sẽ có xu
hướng hội tụ về mức giá cân bằng - mức giá mà tại đó, lượng cầu bằng chính
lượng cung.

Tại mức giá P này, lượng cung bằng lượng cầu. Điểm cắt nhau E của đường cầu D và
đường cung S.
Khi lượng cung lớn hơn lượng cầu => Thặng dư
Khi lượng cầu lớn hơn lượng cung => Thiếu hụt
VD: Khi lượng cầu hàng nhựa gia dụng tăng cao hơn lượng cung gây thiếu hụt, người
bán tăng giá sản phẩm để giảm thiếu hụt => cân bằng lượng cung và cầu.
5. Thay đổi trạng thái cân bằng
VD1: cho ví dụ giống dưới
XXXX
VD2: Công nghệ mới trong sản xuất đồ nhựa
- Cung thay đổi, cầu không thay đổi
- Cung về đồ nhựa tăng => Đường S dịch sang phải

S1

---------------

P1 ------------------- ----------

P2 ---------------------------

D1

Q1 Q2 Q
VD3: Vào mùa lũ, các hộ gia đình miền Trung phải gánh chịu hậu quả nặng nề do các
cơn bão để lại, nhà cửa và các vật dụng bị cuốn trôi. Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất
đồ nhựa có sự phát triển.
- Lũ lụt => (D)↑ (P) ↑, (Q)↑
- CN tốt => (S)↑ (P) ↓, (Q) ↑

P S1
S2

--------------- -------------

P1 -------------------
P2 -----------------------------------
D2
D1

Q1 Q2 Q

You might also like