You are on page 1of 110

1

KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG


CHƯƠNG 2:
LÝ THUYẾT CUNG CẦU
2

Ví dụ:
Thử nghiệm xã hội về
Cho và Nhận
3

Ví dụ: Cho và Nhận


CHỢ LÁ

Ai muốn mua món ăn nào chỉ việc đưa một


chiếc lá cây cho người bán rồi nhận món ăn
nho nhỏ như xôi, kẹo, bánh, chè, trái cây, nước
giải khát.... kèm theo đó là lời cảm ơn nhau,
chúc nhau những lời tốt lành đầu năm mới.

(Nguồn:
https://baotayninh.vn/cho-la-phien-cho-doc-da
o-chi-co-o-tay-ninh-a142023.html
)
4

2. Thị trường
2.1 Định nghĩa:
Thị trường (market) là nơi gặp gỡ
giữa người mua (buyer) và người
bán (seller) để thực hiện các giao
dịch kinh tế.

Đặc điểm:
- Trao đổi tự nguyện
- Trao đổi ngang giá: giá được xác
định thông qua thương lượng giá
và chịu tác động bởi cạnh tranh.
5

Ví dụ: Các chính sách tạo lập thị trường, kết nối cung cầu

• Chính sách Tam Nông: nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà kinh doanh,
nhà quản lý.
• Cuộc vận động “Hàng Việt Nam chất lượng cao”
6

2.2 Phân loại thị trường


• Thị trường hàng hóa, dịch vụ (good market): thị trường
nhà đất….
• Thị trường yếu tố sản xuất (factor market): thị trường lao
động, thị trường công nghệ…
• Thị trường tài chính (financial market): thị trường vốn, thị
trường chứng khoán…
• Thị trường quốc tế (international market): thị trường ngoại
hối….
7

2.3 Đặc điểm của thị trường


• Giả định:
- Người mua và người bán là con người kinh tế, tư lợi:
+ Người bán theo đuổi lợi nhuận bằng cách “mua rẻ, bán
đắt”.
+ Người mua tìm kiếm lợi ích bằng cách mua sản phẩm có
giá rẻ hơn lợi ích, giá trị mà họ nhận được từ sản phẩm.
- Người mua và người bán tư duy hợp lý (có thể xếp hạng các
lựa chọn một cách logic khi ra quyết định: ví dụ: sở thích có
tính bắc cầu)
8

2.3 Đặc điểm của thị trường


- Cơ chế giá cả: Giá là thông tin dẫn dắt và tạo động lực
thúc đẩy hành vi mua và bán trên thị trường.
+ Giá cao sẽ thúc đẩy người bán bán nhiều hơn và
người mua mua ít đi.
+ Dư thừa sản phẩm trên thị trường sẽ thúc đẩy người
bán giảm giá bán để thu hút người mua. Khan hiếm sản
phẩm sẽ thúc đẩy người mua chấp nhận tăng giá mua để
thu hút người bán.
9

2.4 Cạnh tranh


• Giá thị trường được xác định thông qua quá trình thương
lượng giá (price negotiation).
• Người bán muốn đẩy giá lên, nhưng do cạnh tranh thu hút
người mua nên người bán hạ giá xuống.
• Người mua muốn hạ giá xuống, nhưng do cạnh tranh thu hút
người bán nên người mua đẩy giá lên.
 Giá thị trường sẽ vừa đủ cao để làm hài lòng người bán và
vừa đủ thấp để làm hài lòng người mua.
 Cạnh tranh khiến cho thị trường hiệu quả hơn. Cạnh tranh
thúc đẩy người bán cải tiến công nghệ và quy trình vận hành
để giảm chi phí, hạ giá bán sản phẩm. Cạnh tranh thúc đẩy
người mua tích lũy tài sản, nâng cao thu nhập để sẵn sàng
mua với mức giá cao trên thị trường.
10

Ví dụ về thương lượng giá:


Đấu giá (auction)

Đối với thị trường: 1 người bán, nhiều người mua

• Đấu giá lên (đấu giá kiểu Anh): Người bán ra giá khởi điểm là mức giá thấp nhất (giá sẵn
sàng bán). Sau đó, người mua ra giá với mức giá cao dần: cạnh tranh nâng giá lên. Người
mua ra giá cao nhất là người trúng đấu giá.

• Đấu giá xuống (đấu giá kiểu Hà Lan):


- Người bán ra giá khởi điểm là mức giá cao nhất. Sau đó, người bán lần lượt hạ giá
xuống. Người mua nào chốt giá đầu tiên sẽ trúng đấu giá.
11

Đọc thêm: Bán phá giá


•Bán phá giá (dumping) là hành vi bán ở mức dưới giá thành sản xuất và có thể
phải chịu các cuộc điều tra và bị trừng phạt theo luật chống bán phá giá.

• Ví dụ: Vụ kiện cá tra, basa xảy ra vào cuối năm 2000, kết thúc vào ngày 24-7-
2003, khi Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đưa ra phán quyết cuối
cùng, khẳng định các doanh nghiệp chế biến cá tra, basa Việt Nam xuất hàng
sang Hoa Kỳ bán phá giá, làm cho ngành công nghiệp cá nheo Hoa Kỳ bị ảnh hưởng
nặng nề. Cụ thể, tổng giá trị bán ra của cá nheo Hoa Kỳ bị sụt giảm từ 446 tri ệu
USD (năm 2000) còn 385 triệu USD (năm 2001). S ản ph ẩm c ủa các doanh nghi ệp
Việt Nam thường có giá rẻ hơn từ 0,8-1 USD/pound (1 pound tương đ ương kho ảng
0,454kg), từ đó đã nảy sinh vụ kiện.
(nguồn: https://baoangiang.com.vn/nhin-lai-vu-kien-ca-tra-basa-a247752.html)
12

2.5 Quyền lực thị trường


• Thị trường nợ: “Nếu bạn
nợ ngân hàng 100 USD thì
đó là vấn đề của bạn. Còn
nếu bạn nợ ngân hàng 100
triệu USD thì đó lại là vấn
đề của họ.”, tỷ phú dầu mỏ
J. Paul Getty.
13

3. Cầu (demand – D)
3.1 Định nghĩa:
• Cầu là số lượng hàng hóa mà
người tiêu dùng sẵn sàng mua
và có khả năng mua (quantity
demanded - QD) tại những mức
giá khác nhau (demand price -
PD), trong một khoảng thời gian
nhất định, các yếu tố khác
không đổi (ceteris paribus).
14

Lưu ý
• Sự thay đổi trong giá hàng hóa
của chính nó sẽ dẫn tới sự di
chuyển (movement) của điểm
dọc theo đường cung cầu.
• Sự thay đổi trong bất cứ một
yếu tố tác động khác nào sẽ
dẫn tới sự dịch chuyển của
đường cung cầu sang trái hoặc
phải.
15

3.2 Quy luật cầu P

• Giá và lượng cầu thay đổi ngược


chiều nhau. A
• Đường cầu hướng xuống.

Di chuyển điểm cầu: Từ điểm A xuống B


điểm B: Giá Pd giảm, lượng cầu Qd tăng

Qd
16

3.3 Dịch chuyển đường cầu


• Tăng cầu: Đường cầu dịch chuyển sang


phải ( lượng cầu) và lên trên ( ↑ giá
sẵn sàng trả)

• Với cùng mức giá 60, lượng cầu trước


đây là 500 sản phẩm: điểm A trên đường
cầu D, lượng cầu sau đó ↑ lên 600 sản
phẩm: điểm B trên đường cầu D1.
17

3.3 Dịch chuyển đường cầu


• Giảm cầu: Đường cầu dịch chuyển
sang trái ( ↓ lượng cầu) và xuống
dưới ( ↓ giá sẵn sàng trả)
• Với cùng mức giá 60, lượng cầu
trước đây là 500 sản phẩm: điểm A
trên đường cầu D, lượng cầu sau đó

↓ xuống 400 sản phẩm: điểm B trên


18

3.3 Dịch chuyển đường cầu


• Nguyên nhân làm đường cầu dịch chuyển:
- Không phải do giá
- Do các yếu tố tác động: thu nhập, dân số (tổng số dân,
cơ cấu dân số), giá của hàng hóa liên quan, sở thích, kỳ
vọng của người mua (dự đoán về tình hình kinh tế trong
tương lai), mùa hay xu hướng, chính sách của chính
phủ…
19

Yếu tố tác động: thu nhập


• Hàng hóa thông thường (normal good): thu nhập ↑
 Qd ↑
• Hàng hóa thứ cấp (hàng hóa chất lượng thấp, không
được ưa thích, inferior good): thu nhập ↑  Qd ↓
20

Yếu tố tác động: hàng hóa liên quan


• Hàng hóa thay thế (cạnh tranh nhu cầu với nhau, substitute
good):
Ví dụ: P Pepsi ↑  Qd Pepsi ↓  Qd Coca ↑
• Hàng hóa bổ sung (bổ sung nhu cầu cho nhau,
complementary good):
Ví dụ: P mì Ý ↓  Qd mì Ý ↑  Qd sốt cà chua ↑
21

Ví dụ: Khan hiếm giấy vệ sinh khi


đại dịch Covid-19 bắt đầu
Nhật Bản xích giấy vệ sinh để
chống mất trộm.

Lý do: người tiêu dùng kỳ


vọng giấy vệ sinh sẽ khan
hiếm đẩy giá lên cao và sản
phẩm này ít có sản phẩm thay
thế.
22

3.4 Phương trình đường cầu


Câu hỏi: giá (price – P) tác động lên nhu cầu (demand –
D) như thế nào? Nhu
Giá
cầu

- Nguyên nhân: giá thay đổi x ngàn đồng


- Kết quả: nhu cầu thay đổi bao nhiêu?
- Mô hình: Qd = - 5P + 10 : phương trình bậc nhất
23

3.4 Phương trình đường cầu


Qd = aP + b (a < 0: Qd và P nghịch biến)

a = tan α = : hệ số góc hay độ dốc

b: hoành độ gốc: Khi b = Qd thì P = 0


24

3.4 Phương trình đường cầu


Viết phương trình đường cầu khi biết tọa độ 2 điểm trên đường cầu
QdA = aPdA + b: điểm A
QdB = aPdB + b: điểm B
0 = a20 + b: điểm A
5 = a10 + b: điểm B
a= Phương trình đường cầu là:
b = 10 Qd = Pd + 10
25
P
3.5 Di chuyển của điểm cầu

Giá P thay Lượng cầu


đổ i Qd thay đổi

Qd = P + 10 20

15
Khi giá giảm từ 15 xuống 5, số
lượng bánh mì mà bạn sinh viên 10
sẵn sàng mua thay đổi như thế
nào? 5
Khi P = 15 thì Qd = + 10 =
5 10 Qd
26

3.6 Biến đổi phương trình đường cầu P


40
Dịch chuyển đường cầu
Tăng số lượng người mua
Dân số trong độ tuổi trung niên từ 30 – 40
30
tuổi quan tâm nhiều hơn đến điện thoại di
động. Mỗi mức giá thu hút nhu cầu mua
thêm 10 (đơn vị: ngàn chiếc).
20
Tăng số
Tăng lượng
lượng người
cầu Qd
mua
10
Đường cầu D1: Qd1 = - P + 30
∆Q = 10 D2
Đường cầu D2: Qd2 = Qd1 + ∆Q D1 Qd
= (-P+ 30) + 10 = -P + 40 10 20 30 40
27
3.6 Biến đổi phương trình đường cầu P
Dịch chuyển đường cầu 40

Tăng thu nhập của người tiêu dùng


Thu nhập của dân số trẻ tăng lên 20% làm
mỗi người trong số họ sẵn sàng trả thêm 10 30
(ngàn đồng) cho một ly cà phê cao cấp.

Tăng thu nhập Tăng giá cầu


của người mua Pd 20

Đường cầu D1: Qd1 = - Pd1 + 30


∆Pd = 10 10
Pd1 = - Qd1 + 30
Đường cầu D2: Pd2 = Pd1 + ∆P D2
D1 Qd
= (- Qd + 30) + 10 = - Qd + 40
 Qd2 = - Pd + 40 10 20 30 40
28
3.6 Biến đổi phương trình đường cầu P
Dịch chuyển đường cầu 40

Thay đổi giá của hàng hóa liên quan


Lãi suất trái phiếu chính phủ tăng 10% làm cho
nhu cầu mua vàng của người dân giảm 20% 30

Giá của hàng


Lượng cầu Qd
hóa cạnh tranh P

Đường cầu D1: Qd1 = - P + 30


Đường cầu D2:
Qd2 = Qd1 x (100% – 20%) = 0,8Qd1 10
Qd2 = 0,8 (-P + 30) = -0,8P + 24

D2 D1 Qd
Hệ số góc thay đổi, đường cầu dịch chuyển
KHÔNG song song 10 16 24 30 40
29

4. Cung (supply – S)
4.1 Định nghĩa
• Cung là số lượng hàng hóa mà
người sản xuất sẵn sàng bán
và có khả năng bán (quantity
supplied - Qs) tại những mức
giá khác nhau (supply price -
Ps), trong một khoảng thời
gian nhất định, các yếu tố
khác không đổi (ceteris
30

4.2 Quy luật cung P

• Giá và lượng cầu thay đổi cùng


chiều nhau.
• Đường cung hướng lên. B

Di chuyển điểm cung: từ điểm A lên A


điểm B: Giá Ps tăng, lượng cung Qs
tăng

Qs
31

4.3 Dịch chuyển của đường cung:


• Giảm cung: Đường cung dịch chuyển


sang trái ( lượng cung) và lên trên ( ↑
giá chấp nhận bán)

•Với cùng mức giá P, lượng cung trước


đây là Q sản phẩm trên đường S, lượng

cung sau đó ↓ trên đường S .


1
32

4.3 Dịch chuyển của đường cung:


• Tăng cung: Đường cung dịch chuyển

sang phải ( ↑ lượng cung) và xuống

dưới ( ↓ giá chấp nhận bán)


•Với cùng mức giá P, lượng cung trước
đây là Q sản phẩm trên đường S, lượng

cung sau đó ↑ trên đường S . 1


33

4.3 Dịch chuyển của đường cung


• Nguyên nhân làm đường cung dịch chuyển:
- Không phải do giá
- Do các yếu tố tác động: Số lượng người bán, chi phí
nguyên vật liệu, thay đổi giá của hàng hóa có đầu vào
liên quan (dùng chung đầu vào, có và không có cạnh
tranh đầu vào), thay đổi công nghệ, kỳ vọng của người
bán, chính sách của chính phủ…
34

4.3 Dịch chuyển của đường cung P


Thay đổi giá của hàng hóa có đầu vào liên
quan (hàng hóa KHÔNG cạnh tranh đầu
vào)
Giá của dầu dừa P tăng 10% làm người dân đổ
xô vào trồng dừa. Nguồn cung dừa dồi dào (Qs
đầu vào của nước dừa) khiến cho giá nước dừa S1
(P đầu vào của kẹo dừa) giảm. Do đó, trên thị
trường kẹo dừa, thị trường chứng kiến một đợt
hàng hóa dồi dào (Qs tăng) với mức giá bán ra S2
giảm hơn trước (Ps giảm)
Giá của hàng hóa 10
có đầu vào hàng Lượng cung Qs
hóa liên quan 5

10 Qs
35

Yếu tố tác động:


Chính sách của chính phủ tác động lên người bán

• Thuế (tax) làm ↓


lượng cung Qs và ↑ giá cung Ps,
làm đường cung dịch chuyển lên trên.

• Trợ cấp (subsidy) làm ↑lượng cung Qs và ↓


giá
cung Ps, làm đường cung dịch chuyển xuống dưới.
36

4.4 Phương trình đường cung


Câu hỏi: giá (price – P) tác động lên lượng cung cấp
(quantity supplied – Qs) như thế nào?
Lượng
Giá cung
cấp
- Nguyên nhân: giá thay đổi x đồng
- Kết quả: lượng cung thay đổi bao nhiêu?

- Mô hình: Qs = 5P + 10
37

4.4 Phương trình đường cung


Qs = aP + b (a > 0: Qs và P đồng biến)

a = tan α = : hệ số góc hay độ dốc

b: hoành độ gốc: Khi b = 0 thì Qs = P


38

4. 4 Phương trình đường cung


Viết phương trình đường cung khi biết tọa độ 2 điểm
trên đường cung

Qs1 = aPs1 + b
{ Qs2 = aPs2 + b
4 = a12 + b: điểm A
{ 0 = a8 + b: điểm B
a=1 Phương trình đường cung là:

{ b = -8 Qd = Pd - 8
39

5. Cân bằng thị trường


• Thị trường cân bằng khi:
Pd = Ps = Pe = 30: giá cân bằng
Qd = Qs = Qe = 1000: lượng cân bằng
Không dư mua
Không dư bán
Toàn bộ hàng hóa bán ra được mua hết

Điểm cân bằng E (equilibrium) là giao


điểm của đường cung và đường cầu.
40

5. Cân bằng thị trường


Tính tọa độ giao điểm: tọa độ điểm cân bằng
Qd = aPd + b: đường cầu
Qs = aPs + b: đường cung
Qd = Pd + 10
Qs = Ps - 8
Qd = Qs = Pe + 10 = Pe - 8
Pe = 12, Qe = 12 – 8 = + 10 = 4
41

5. Cân bằng thị trường


Ví dụ: giá dầu âm
• Ngày 21/ 04/ 2020, giá dầu thô WTI (dầu ngọt nhẹ Tây
Texas, Mỹ) giao tháng 5 rơi xuống mức -37,63
USD/thùng. Giá dầu WTI ban đầu rơi xuống tận -40,32
USD/thùng rồi quay đầu tăng lên -37,63 USD/thùng khi
chốt phiên giao dịch.
42

5. Cân bằng thị trường


Ví dụ: giá dầu âm

• Dịch bệnh COVID-19 khiến cho các hoạt động vận tải trên toàn thế giới đình trệ, kéo nhu cầu đối với
dầu mỏ xuống thấp: Qd giảm mạnh

• Đối với một số nhà sản xuất, nếu phải ngưng khai thác dầu thì có thể gây ra hư hại cho máy móc, thiết
bị, gây thiệt hại kinh tế trong tương lai. : Qs tăng mạnh

• Không ít thương nhân hiện không có ý định nhận dầu vì đã chọn mua theo hợp đồng tương lai, nhằm
tránh ảnh hưởng của biến động giá trong bối cảnh kho chứa ngày càng hiếm hoi vì sản lượng dầu mỏ
tăng mạnh.

(nguồn:
https://tuoitre.vn/vi-sao-gia-dau-lai-roi-ve-muc-am-nguoi-ban-phai-tra-tien-cho-nguoi-mua-202004210
94006887.htm
)
43

6. Tình trạng mất cân bằng thị trường


• Dư thừa sản phẩm (surplus)
hay dư cung (excess supply)
Qs > Qd, P > Pe

• Thiếu hụt sản phẩm


(shortage) hay dư cầu (excess
demand): Qd > Qs, P < Pe
44

6. Tình trạng mất cân bằng thị trường


• Nguyên nhân:
- Chính phủ kiểm soát giá: quy định
+ giá trần (ceiling price): giá cao
nhất được phép mua bán (P = 4)
Lưu ý: giá trần < giá cân bằng
Tại P = 4, thị trường thiếu hụt:
∆Q = Qd – Qs = 35 – 15 = 20 (sản
phẩm) – thiếu cung, dư cầu
45

6. Tình trạng mất cân bằng thị trường


• Nguyên nhân:
- Chính phủ kiểm soát giá: quy định
+ giá sàn (floor price): giá thấp nhất
được phép mua bán (P = 8)
Lưu ý: giá sàn > giá cân bằng
Tại P = 8, thị trường dư thừa:
∆Q = Qs – Qd = 35 – 15 = 20 (sản
phẩm)
46

7. Xu hướng trở về điểm cân bằng cung cầu


• Khi dư thừa sản phẩm, người sản xuất có xu hướng
giảm giá để giải quyết hàng tồn kho làm Ps ↓ và

giảm lượng hàng bán ra làm Qs . Với mức giá bán
giảm đi, những người mua trước đây không đủ tiền
mua hàng sẽ tham gia mua, làm Qd ↑.
47

7. Xu hướng trở về điểm cân bằng cung cầu


• Khi thiếu hụt sản phẩm, người tiêu dùng có xu hướng
chấp nhận mua với mức giá cao hơn làm Pd ↑ và
giảm nhu cầu xuống làm Qd ↓
. Với mức giá mua
tăng lên, những người bán trước đây không chấp
nhận giá bán thấp sẽ tham gia bán, làm Qs ↑.
48

8. Dịch chuyển của đường cung cầu làm thay đổi điểm cân
bằng
49

8. Dịch chuyển của


đường cung cầu làm thay đổi điểm
cân bằng
50

8. Dịch chuyển của đường cung cầu làm thay đổi điểm cân
bằng
51

8. Dịch chuyển của đường cung cầu làm thay đổi điểm cân
bằng
52
8. Dịch chuyển của đường cung P
cầu làm thay đổi điểm cân bằng
Được mùa, giảm giá trong
thời kỳ dịch bệnh
S1
Tin ngày 04/08/2021: Hầu hết các diện
tích tôm vụ 1 năm 2021 ở Kim Sơn đã
vào vụ thu hoạch. Được biết, vụ này thời
S2
tiết thuận lợi, tôm ít dịch bệnh, được
mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch
COVID-19, giá giảm mạnh nên bà con
thu lãi ít.

(nguồn: D2 D1
https://vca.org.vn/tom-nuoc-lo-vu-1-duoc-mua-nhun
g-gia-giam-manh-video23112.html Qs
53
8. Dịch chuyển của đường cung P
cầu làm thay đổi điểm cân bằng
Được mùa, giảm giá trong
thời kỳ dịch bệnh
S1
- Lượng cung tăng do được mùa
(mũi tên xanh)
- Vì dịch bệnh nên người tiêu S2
dùng mua ít hơn (mũi tên tím)
và sẵn sàng chi trả ít hơn (mũi
tên đỏ).
- Kết quả: giá cân bằng giảm D2 D1
(mũi tên nâu) Qs
54

9. Độ co giãn của cầu theo giá


• Thể hiện mức độ biến động của lượng cầu khi giá thay
đổi.
• Thể hiện mức độ nhạy cảm với giá, thay đổi linh hoạt
nhu cầu của người tiêu dùng khi giá thay đổi.
• Công thức: PED = %∆Qd : %∆P
• Lưu ý: đối với cầu, vì Qd và P thay đổi ngược chiều
nên PED < 0.
55

Lưu ý: Phân biệt độ dốc và độ co giãn

• Độ dốc a = ∆Q / ∆P
• Độ co giãn = %∆Q / %∆P
Độ co giãn
= ((∆Q /Q1) x 100) : ((∆P /P1) x 100)
= (∆Q / ∆P) x (P1 / Q1)
= a x (P1 / Q1)
56

Ví dụ: biến động của nhu cầu theo giá


• Khách hàng xếp hàng mua trà sữa khi có khuyến mãi,
lượng cầu tăng vọt khi có khuyến mãi
57

10. Giá trị của PED


PED < 0 PED = %∆Qd / %∆P
-1 0
-∞

PED = 0: cầu hoàn toàn không co giãn (Qd không thay đổi)
PED  -∞: cầu hoàn toàn co giãn (Qd thay đổi rất nhiều, P
không đổi)
│PED│= 1: cầu co giãn đơn vị: │%∆Qd│= │%∆P│
58

10. Giá trị của PED


PED < 0 PED = %∆Qd / %∆P
-1 0
-∞

│PED│< 1: cầu ít co giãn: │%∆Qd│< │%∆P│ : biến động Qd


nhỏ hơn biến động của P: ví dụ: xăng: hàng hóa thiết yếu

│PED│> 1: cầu co giãn nhiều: │%∆Qd│>│%∆P│ : biến động


Qd lớn hơn biến động của P: ví dụ: mỹ phẩm: hàng hóa cao cấp
59

10. Giá trị của PED


Cầu ít co giãn

Cầu ít co giãn khi:


│PED│ < 1
%∆Pd = (2,4-0,8) : 0,8 = 200% (giá
tăng 200%, gấp 3 lần so với trước)
%∆Q = (4-5) : 5 = -20%

PED = %∆Qd / %∆P = -0,1


│PED│=│-0,1│= 0,1 < 1
60

10. Giá trị của PED


Cầu ít co giãn

Cầu ít co giãn khi:


│PED│ < 1
%∆Pd = -33%
%∆Q = +66%

PED = %∆Qd / %∆P = -0,5


│PED│=│-0,1│= 0,5 < 1
61

10. Giá trị của PED


Cầu co giãn nhiều

Cầu co giãn nhiều khi:


│PED│ > 1
%∆Pd = 33%
%∆Q = (4-5) : 5 = -50%

PED = %∆Qd / %∆P = -1,5


│PED│=│-0,1│= 1,5 > 1
62

10. Giá trị của PED P


Cầu co giãn hoàn toàn
Độ co giãn của cầu theo giá:
PED = %∆Qd / %∆P
= a % / 0%  ∞: cầu hoàn toàn
co giãn theo giá (cầu thay đổi dù 50

giá hoàn toàn không đổi: đường


cầu nằm ngang
Tình hình Trung thu năm nay:
- Tại tiệm bánh truyền thống ở Hà Nội,
nhiều khách hàng xếp hàng mất tiếng rưỡi
trong trời nắng gắt, vẫn phải về tay
không. Giá bánh gần như không đổi so
với năm trước (50 000 đồng/ bánh). Qd
63

10. Giá trị của PED P


Cầu hoàn toàn không co giãn

Độ co giãn của cầu theo giá:


PED = %∆Qd / %∆P
Trường hợp: cầu hoàn toàn không co giãn
(cầu hoàn toàn không đổi): đường cầu
thẳng đứng

PED = 0 / a = 0
%∆Qd = 0
%∆P = a

50 Qd
64

10. Giá trị của PED


Giá trị của PED dọc theo đường cầu

Tại trung điểm: cầu co giãn đơn


vị.

│PED│ = 2 > 1: co giãn nhiều:


đoạn đường cầu có giá cao

│PED│ = 1/2 < 1: co giãn ít:


đoạn đường cầu có giá thấp

 Khi đi dọc theo đường cầu


xuống dưới, │PED│ giảm dần
65

11. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu theo giá

• Định nghĩa về hàng hóa


• Loại hàng hóa: hàng hóa thiết yếu (│PED│ < 1) và
hàng hóa cao cấp (│PED│ > 1)
• Tỷ lệ % trong tổng ngân sách tiêu dùng
• Sự sẵn có của các hàng hóa có thể mua thay thế
• Thời gian: càng dài thì càng có biến động lớn về Qd.
66

11. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu theo giá
Bài tập

1. Khách hàng có PED của bất động sản hay USD cao hơn?
2. Khách hàng có PED của ti vi hay thịt cao hơn?
3. Khách hàng có PED của máy vi tính hay khăn giấy cao hơn?
4. Khách hàng có PED của thịt gà hay thịt đà điểu cao hơn?
5. Công ty có PED đối với lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên
hay đối với công nhân cao hơn?
6. Khách hàng có PED đối với vé máy bay mua ở thời điểm 6
tháng hay 3 ngày trước ngày khởi hành?
67

12. Tổng doanh thu


và độ co giãn của cầu theo giá
Khi P tăng, thì TR giảm: hàng hóa co giãn nhiều: cao
cấp
TR = P x Q
Co giãn nhiều:
P giá tăng từ 60 lên 80
Tăng 33%
Qd giảm từ 20 xuống 10
50%
TR ban đầu = 60x20= 1200
68

12. Tổng doanh thu


và độ co giãn của cầu theo giá

P tăng, TR tăng: hàng hóa ít co giãn: hàng hóa thiết yếu


TR = P x Q
P tăng từ 20 lên 40
Tăng 100%

Qd giảm 40 xuống 30
Giảm 25%

TR ban đầu = 20x40 = 800


TR sau = 40 x 30 = 1200
 TR tăng
69

12. Tổng doanh thu


và độ co giãn của cầu theo giá

TR đạt cực đại (TR không đổi): hàng hóa co giãn đơn vị.
Không nên tăng
hoặc giảm giá
70

12. Tổng doanh thu


và độ co giãn của cầu theo giá Năm trước Năm nay
Tính chung 8 tháng đầu năm, lượng gạo P 534 USD/
tấn
xuất khẩu đạt gần 4 triệu tấn, trị giá
gần 2,1 tỷ USD, giảm 13,4% về lượng và Q 4 triệu
giảm 5,5% trị giá so với cùng kỳ 2020. Giá ∆P
xuất khẩu trung bình đạt 534 USD/tấn, ∆Qd
tăng 9,2%. %∆P + 9,2%
(nguồn:

Độ co giãn của cầu theo giá:


https://cafef.vn/xuat-khau-gao-sang-philippines-trung-quoc-tang-manh-202109
18170919846rf20210917072326501.chn %∆Qd - 13,4%
)
PED = %∆Qd / %∆P TR = P x Q 2,1 tỷ USD
= -13,4% / 9,2% = -1,45  co giãn ∆TR
nhiều %∆TR -5,5%
TR giảm khi P tăng
71

13. Độ co giãn của cầu theo thu nhập


• YED = %∆Qd / %∆I
I: income: thu nhập

Hàng hóa thông thường: YED > 0 : thu nhập tăng (%∆I > 0) 
Qd tăng, (%∆Qd < 0)

Hàng hóa thứ cấp: YED < 0 : thu nhập tăng (%∆I > 0)  Qd
giảm (%∆Qd < 0)
72

13. Độ co giãn của cầu theo thu nhập


• YED = %∆Qd / %∆I
I: income: thu nhập

Hàng hóa thiết yếu: 0 > YED < 1 : %∆Qd < %∆I

Hàng hóa cao cấp: YED > 1 : %∆Qd > %∆I


73

14. Độ co giãn chéo của cầu (độ co giãn của cầu theo giá hàng
hóa khác)

• XED = %∆Qd / %∆P hàng hóa khác


• Hàng hóa thay thế: XED > 0
P Coca tăng (%∆P Coca > 0)  Qd Coca giảm  Qd Pepsi
tăng (%∆Qd Pepsi > 0)
Độ co giãn của cầu Pepsi theo giá Coca > 0: Pepsi và Coca là
2 hàng hóa thay thế

• Hàng hóa bổ sung: XED < 0


74

15. Độ co giãn của cung theo giá


• Thể hiện mức độ biến động của lượng cung khi giá
thay đổi.
• Thể hiện mức độ nhạy cảm với giá, thay đổi linh hoạt
lượng cung ứng của người sản xuất khi giá thay đổi.
• Công thức: PES = %∆Qs : %∆P
• Lưu ý: đối với cung, vì Qd và P thay đổi cùng chiều
nên PES > 0.
75
P
15. Độ co giãn của cung theo
giá:

Độ co giãn của cung theo giá:


PES = %∆Qs / %∆P
= -100% / - 50% = +2 (dương)
20
 Co giãn nhiều
15
Khi giá giảm từ 20 xuống 10, thì 10
lượng cung giảm bao nhiêu %?
5
∆P ∆Qs %∆P %∆Qs
-10 -10 -50% -100%
5 Qd
76
P

16. Giá trị PES


Độ co giãn của cung theo giá:
PES = %∆Qs / %∆P

Trường hợp: cung hoàn toàn không


co giãn: PES = 0
%∆Qs = 0

40 Qs
77
P

16. Giá trị PES


Độ co giãn của cung theo giá:
PES = %∆Qs / %∆P 50

Trường hợp: cung hoàn toàn co


giãn: PES  + ∞

Qd
78

Ví dụ về cung gần như không co giãn


• Quán trà sữa trân châu nằm ở góc đường Hòa Hảo – Nguyễn Tri
Phương (Q.10, TP. HCM). 10h sáng quán mới mở cửa và đến 10h tối là
đóng ngay, dù còn nhiều khách đứng chờ. Vì bán ở góc đường nên vào
những thời điểm đông khách, chủ quán yêu cầu từng người đến mua
xong phải đi liền, không được đứng lâu, đặc biệt anh chủ quán chỉ bán
mỗi người 2 ly. Giá một ly trà sữa chỉ với 10.000 đồng, vừa hợp túi tiền
của sinh viên, vừa giải tỏa cơn khát trong những ngày nắng nóng.

(nguồn:
Quán trà sữa lạ đời ở Sài Gòn - Mỗi khách chỉ được mua không quá 2 ly (kenh14.vn) )
79

16. Giá trị PES


Giá trị PES khi đi dọc đường cung
P tăng từ 2 lên 3  tăng 50%
Qs tăng 200 lên 400  tăng 100%

PES = %∆Qs / %∆P= 100/50 = 2

P tăng từ 4 lên 5  tăng 25%


Qs tăng 600 lên 800  tăng 33%
PES = 1,32

Khi P tăng, đi dọc đường cung lên trên


thì PES giảm
80

17. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cung theo giá

• Định nghĩa về hàng hóa


• Loại hàng hóa
• Nhận thức và mức độ chấp nhận rủi ro
• % tỷ lệ trong ngân sách đầu tư
• Sự sẵn có nguồn lực để sản xuất hàng hóa thay thế
• Thời gian
81

17. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cung theo giá
Bài tập

• Công ty có độ co giãn của cung theo giá cao hơn đối với rau xanh
hay cao su?
• Công ty có PES của sản xuất phần mềm hay sản xuất chip cao hơn?
• Công ty có PES của vận chuyển bằng tàu thủy và vận chuyển bằng
đường sắt cao hơn?
• Công ty có PES của xăng dầu và nước cam cao hơn?
• Ngân hàng có PES của tiền cho vay bằng USD trong 1 ngày và 3
ngày cao hơn?
82

18. Kiểm soát giá

• Mức giá tham chiếu mà Chính phủ quy định, làm cơ


sở cho các mức giá trên thị trường:
▫ Giá sàn (price floor): mức giá thấp nhất mà người
mua và người bán được phép giao dịch
▫ Giá trần (price ceiling): mức giá cao nhất mà người
mua và người bán được phép giao dịch
83

18. Kiểm soát giá


1.1 Giá sàn

• P sàn = 13, Pe = 10, P sàn > Pe


• Mục đích của giá sàn: có lợi cho người
bán
• Ví dụ: giá sàn cho mặt hàng nông sản
được đặt ra có lợi cho nông dân.
• Ví dụ: lương cơ bản được đặt ra để hỗ trợ
người lao động.
• Ở mức giá cao, người bán tăng lượng
cung và người mua giảm lượng cầu:
Qs = 400, Qd = 200
 ∆Q = Qs – Qd = 200: dư cung, dư thừa
84

18. Kiểm soát giá


1.1 Giá sàn

• Hậu quả của giá sàn:


• Giá sàn làm giảm số lượng
giao dịch xuống 200 sản
phẩm.
• Những người mua chấp nhận
mức Pd ≥ P sàn mới mua được
hàng (đoạn màu tím).
• Những người mua chấp nhận
mức giá Pd thấp hơn không
mua được hàng.
85

18. Kiểm soát giá


1.1 Giá sàn

• Hậu quả của giá sàn:


• Để giải quyết tình trạng thừa hàng,
người bán có xu hướng đưa hàng hóa ra
thị trường chợ đen bán với giá thấp hơn
giá sàn để thu hút lượng người mua còn
lại.
• Người bán phải nâng chất lượng hàng D’
hóa phù hợp với mức giá cao hơn, nhưng
có những người mua không trả nổi tiền
được thụ hưởng chất lượng cao này. Do
đó, người bán lãng phí tài nguyên để
nâng chất lượng hàng hóa không cần
thiết.
86

18. Kiểm soát giá


1.1 Giá sàn

• Giải pháp của Chính phủ để giải


quyết hậu quả không mong muốn
của giá sàn:
• Tổ chức thu mua lượng hàng thừa
• Khuyến khích xuất khẩu lượng
D’
hàng thừa
• Kích cầu để tăng cầu lên đường
cầu D’  lượng cân bằng mới
tăng lên Qe’ = 400, đúng bằng
lượng cung tăng lên sau khi thiết
87

18. Kiểm soát giá


1.2 Giá trần

• P trần = 400, Pe = 600, P trần < Pe


• Mục đích của giá trần: có lợi cho người mua
• Ví dụ: giá trần cho nhà ở xã hội, được đặt ra
để có lợi cho người mua nhà có thu nhập thấp
• Ví dụ: giá trần cho sữa dành cho trẻ em, được
đặt ra để có lợi cho phụ huynh và trẻ em.
• Ở mức giá thấp, người bán giảm lượng cung
và người mua tăng lượng cầu:
Qs = 200, Qd = 400
 ∆Q = Qd – Qs = 200: dư cầu, thiếu hụt sản
phẩm.
88

18. Kiểm soát giá


1.2 Giá trần

• Hậu quả của giá trần:


• Giá trần làm giảm số lượng
giao dịch xuống 200 sản
phẩm.
• Những người bán chấp nhận
mức Ps ≤ P trần mới sẵn sàng
bán (đoạn màu tím).
• Những người bán chấp nhận
mức giá Ps cao hơn không sẵn
sàng bán.
89

18. Kiểm soát giá


1.2 Giá trần

• Hậu quả của giá trần:


• Để giải quyết tình trạng thiếu
S’
hàng, người mua có xu hướng
tìm kiếm hàng hóa ở thị trường
chợ đen với mức giá cao hơn
giá trần.
• Người bán có khuynh hướng
bán hàng với chất lượng thấp
hơn, phù hợp với mức giá trần
thấp hơn.
90

18. Kiểm soát giá


1.2 Giá trần

• Giải pháp của Chính phủ để giải quyết


hậu quả không mong muốn của giá
trần: S’
• Tổ chức thu cung ứng để bổ sung vào
lượng hàng thiếu
• Khuyến khích nhập khẩu để bổ sung
vào lượng hàng thiếu
• Kích thích sản xuất để tăng cung lên
đường cung S’  lượng cân bằng mới
tăng lên Qe’ = 400, đúng bằng lượng
cầu tăng lên sau khi thiết lập giá trần.
91

19. Thuế và các loại thuế


• Thuế (T - tax) là một khoản đóng góp bắt buộc của công
dân nộp cho Nhà nước nhằm sử dụng cho các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước.
• Ví dụ các loại thuế: thuế tiêu dùng, thuế thu nhập, thuế tài
sản, thuế chuyển nhượng tài sản, …
• Thuế là nguồn thu ngân sách của Chính phủ. Chính phủ
dùng thuế để chi ngân sách (chi tiêu dùng của Chính phủ,
chi trợ cấp…)
92

19. Thuế và các loại thuế


• Phân loại thuế:

- Thuế trực thu (direct tax): đánh trực tiếp vào thu nhập và
tài sản. Chủ thể nộp thuế đồng thời là chủ thể chịu thuế.

- Thuế gián thu (indirect tax): không đánh trực tiếp vào thu
nhập và tài sản. Chủ thể nộp thuế là các tổ chức cung cấp
hàng hóa, dịch vụ. Chủ thể chịu thuế là người tiêu dùng
cuối cùng.
93

19. Thuế và các loại thuế


• Phương pháp tính thuế:
- Mức thuế tuyệt đối: thuế là một mức đóng góp cụ thể:
thuế bảo vệ môi trường….
- Thuế suất theo tỷ lệ phần trăm: thuế VAT, thuế xuất
nhập khẩu…
94

19. Thuế và các loại thuế

Các mức thuế suất của một số loại thuế ở Việt Nam
95

19. Thuế và các loại thuế

Thuế thu nhập cá nhân – thuế suất


96

19. Thuế và các loại thuế

Thuế thu nhập cá nhân – cách tính thuế


97

Thuế giá trị gia tăng (VAT – value added tax)

• VAT là một loại thuế tiêu dùng đánh lên mỗi bước làm gia tăng
giá trị của chuỗi cung ứng, từ lúc bắt đầu sản xuất đến nơi bán
cho người tiêu dùng cuối cùng.
• VA (giá trị gia tăng) = giá trị
xuất lượng (đầu ra) – giá trị hàng
hóa trung gian (đầu vào)
• VAT (thuế giá trị gia tăng) =
thuế suất x VA
98

Tổng thu thuế của


Việt Nam
99

Nguồn thu thuế ở Việt Nam


100

Mức hỗ trợ, giảm thuế của Việt Nam năm 2021


• Dự thảo: Nghị định về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

- Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp có tổng doanh
thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và tổng doanh thu năm 2021 giảm so với tổng doanh thu năm
2019.
- Giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức
hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh tế, bao gồm: vận tải; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn
uống; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch; các xuất bản, điện ảnh…
- Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm các đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh)
phát sinh lỗ trong năm 2020.

 giảm thu ngân sách nhà nước năm 2021 khoảng 21,3 nghìn tỷ đồng

(nguồn:
https://tapchitaichinh.vn/Chuyen-dong-tai-chinh/hoan-thien-du-thao-nghi-dinh-ve-mien-giam-thue-ho-t
101

20. Ảnh hưởng của thuế


lên tình hình cung cầu
thị trường
Chính phủ đánh thuế doanh thu (thuế
tuyệt đối) = $3/ thùng
Người bán tăng giá Ps lên $3
Dịch chuyển đường cung lên trên
Đường cầu giữ nguyên
Pe mới = 5
 So với trước thuế, Pe tăng 1 USD,
người mua trả 5 USD, người bán nhận
5 USD
Lượng cân bằng thấp hơn: Qe = 2
102

20. Ảnh hưởng của thuế


lên tình hình cung cầu
thị trường
• Người mua trả thêm 1 USD trên 1
sản phẩm so với trước thuế: thuế
làm tăng mức chi trả của người
mua: đây là gánh chịu thuế của
người mua trên một sản phẩm
(đoạn thẳng màu xanh lá)

• Tổng gánh chịu thuế của người


mua = gánh chịu thuế trên một sản
phẩm x Qe = 1 x 2 = 2 USD (diện
tích hình chữ nhật màu hồng)
103

20. Ảnh hưởng của


thuế lên tình hình
cung cầu thị trường
• Người bán dùng phần người mua trả
thêm $1, bổ sung vào $2 để trả đủ
$3 tiền thuế. $2 là gánh chịu thuế
của người bán trên một sản phẩm
(đoạn thẳng màu xanh lá)

• Tổng gánh chịu thuế của người


bán = gánh chịu thuế trên một sản
phẩm x Qe = 2 x 2 = 4 USD (diện
tích hình vuông màu xanh dương)
104

20. Ảnh hưởng của thuế


lên tình hình cung cầu
thị trường

Thuế: 3 USD/ sản phẩm


Tổng doanh thu thuế = 3 x Qe mới =
3 x 2 = 6: hình chữ nhật viền màu tím

Tổng doanh thu thuế = tổng gánh chịu


thuế của người mua + tổng gánh chịu
thuế của người bán
105

20. Ảnh hưởng của


thuế lên tình hình
cung cầu thị trường
Chính phủ đánh thuế tiêu dùng
người mua: $3 / thùng

 Giảm giá mua Pd $3 USD


 Đường cầu dịch chuyển
xuống đường cầu D2 màu
xanh lá

D2
106

21. Ảnh hưởng của trợ


cấp lên tình hình cung
cầu thị trường

Chính phủ trợ cấp cho chủ nhà: $400


S2
Người bán giảm giá bán Ps $400
Đường cung dịch chuyển xuống
đường cung S2 màu xanh lá
107

21. Ảnh hưởng của trợ


cấp lên tình hình cung
cầu thị trường

Trợ cấp cho người thuê nhà $400


D2
 Người mua sẵn sàng trả thêm
$400 (Pd)
 Đường cầu dịch chuyển lên trên
đến đường cầu D2 màu xanh lá
108

Tổng kết
1. Thị trường, đặc điểm.
2. Cầu: định nghĩa, quy luật cầu, đồ thị, di chuyển điểm cầu, thay
đổi của các yếu tố tác động làm dịch chuyển đường cầu
3. Cung: định nghĩa, quy luật cầu, đồ thị, di chuyển điểm cung,
thay đổi của các yếu tố tác động làm dịch chuyển đường cung
4. Phân loại hàng hóa: hàng hóa thông thường và hàng hóa thứ
cấp, hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung
5. Thương lượng giá để quyết định giá cân bằng cung cầu
6. Mất cân bằng cung cầu: dư thừa và thiếu hụt
7. Dịch chuyển cung cầu làm thay đổi điểm cân bằng
109

Tổng kết
8. Công thức độ co giãn của cầu theo giá PED, độ co giãn
của cầu theo thu nhập YED, độ co giãn của cầu theo giá
chéo XED, độ co giãn của cung theo giá PES
9. Giá trị của độ co giãn: co giãn ít, co giãn nhiều, co giãn
đơn vị, hoàn toàn co giãn, hoàn toàn không co giãn
10. Yếu tố tác động vào độ co giãn
11. Độ co giãn của cầu theo giá và doanh thu
110

Tổng kết
12. Kiểm soát giá: giá trần, giá sàn: hậu quả và cách giải
quyết của Chính phủ.
13. Thuế: định nghĩa, phân loại
14. Thuế doanh thu đánh lên người bán và thuế tiêu dùng
đánh lên người mua: gánh chịu thuế của người bán và
người mua, doanh thu thuế: tính toán, thể hiện trên đồ thị
15. Trợ cấp cho người mua và trợ cấp cho người bán: mức
nhận trợ cấp của người bán và người mua, tổng mức trợ
cấp: tính toán, thể hiện trên đồ thị

You might also like