You are on page 1of 83

Chương 2

CUNG CẦU HÀNG HÓA


VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG

GVCC, TS Lê Thị Kim Hoa


Khoa Quản trị kinh doanh, ĐHCN TP.HCM
Tell: 0936.669.966

1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
• 1. Hiểu rõ khái niệm, các thành phần cung và cầu của các loại
hàng hóa và dịch vụ;
• 2. Giải thích được giá cả các HH và DV được hình thành bằng
quy luật cung cầu;
• 3. Giải thích được sự thay đổi giá cả và sản lượng của HHDV
bằng sự thay đổi trạng thái cân bằng cung cầu;
• 4. Tính toán được các loại hệ số co giãn của cung và cầu;
• 5. Nắm được sự tác động của chính sách thuế và trợ cấp đối với
giả cả HHDV trên thị trường;
• 6. Hiểu rõ sự tác động của chính sách giá trần và chính sách giá
sàn đối với HHDV trên thị trường.
2
2.1. SỰ VẬN HÀNH CỦA THỊ TRƯỜNG
• 2.1.1. Cầu hàng hóa (Demand - D)
• 2.1.1.1. Khái niệm
• * Cầu là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng
có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau
trong một thời gian nhất định (các yếu tố khác không đổi).
• Cầu khác nhu cầu. Nhu cầu là những mong muốn và
nguyện vọng vô hạn của con người;
• * Lượng cầu là tổng số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà
người tiêu dùng sẵn sàng và có khả năng mua tại một mức
giá đã cho trong một thời gian nhất định.
3
2.1.1.2. Biểu cầu, đường cầu và hàm số cầu

• 2.1.1.2.1. Biểu cầu và đường cầu


• * Biểu cầu: là 1 bảng tổng hợp tất cả các lượng cầu của HH hoặc
DV mà người mua sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau.
• VD1: Có số liệu về lượng cầu của 1 loại sách ở TP HCM trong 1
năm được biểu hiện qua bảng sau:

4
• VD1: Có số liệu về lượng cầu của 1 loại sách ở TP HCM
trong 1 năm được biểu hiện qua bảng sau:
Giá (P) Lượng cầu về sách (QD)
(1.000 đồng) (1.000 cuốn)

50 7
40 14
30 21
20 28
10 35
5
* Đường cầu
• Đường cầu biểu diễn mối
quan hệ giữa lượng cầu và giá Giá (P)

của 1 HH hoặc DV (các yếu tố D1

khác như: thu nhập, thị hiếu 40 A


của người tiêu dùng, giá cả
các HH có liên quan,... ko thay B
30
đổi).
• Giá giảm thì lượng cầu tăng,
và ngược lại => giá và lượng
14 21 Sản lượng (Q)
cầu có mối quan hệ tỷ lệ
nghịch => đường cầu luôn dốc Hình 2.1:
xuống dưới từ trái sang phải. Đồ thị đường cầu
6
* Hàm số cầu
• Hàm số cầu là hàm nghịch biến. Hàm cầu tuyến tính có
dạng:
QD = a.P + b (với a < 0)
• VD: Viết phương trình đường cầu về sách của TP HCM
trong VD1.

7
2.1.1.3. Sự dịch chuyển của đường cầu
• Cầu tăng -> đường cầu dịch Giá (P)
chuyển sang phải, và ngược lại.
• Những nhân tố tác động lên D1 D2
cầu làm đường cầu dịch
chuyển bao gồm:
• - Thu nhập; P1
A B

• - Giá cả các HH có liên quan;


• - Thị hiếu của người TD;
• - Số lượng người mua trên thị Q1 Q2 Sản lượng (Q)
trường (dân số);
• - Dự đoán của người TD về các Hình 2.2:
sự kiện trong tương lai. Sự dịch chuyển của đường cầu
8
a. Thu nhập
• Đối với đa số hàng hóa và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên thì cầu
đối chúng tăng lên và ngược lại. Các hàng hóa đó được gọi là
các hàng hoá thông thường. HH thông thường gồm HH thiết
yếu và HH xa xỉ:
• - Hàng hóa thiết yếu là các HH được cầu nhiều hơn khi thu
nhập tăng lên, nhưng sự tăng cầu tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ sự
tăng lên của thu nhập. Ví dụ: lương thực, thực phẩm,...
• - Hàng hóa xa xỉ là các HH được cầu tương đối nhiều khi thu
nhập tăng lên. Ví dụ: đi du lịch, mua bảo hiểm, chi tiêu cho giáo
dục tư nhân,...
• Đối với một số HH và DV, khi thu nhập tăng lên thì người tiêu
dùng mua ít đi và ngược lại. Các HH đó được gọi là các HH
thứ cấp (cấp thấp). Ví dụ: ngô, khoai, sắn,...

9
b. Giá của các hàng hoá liên quan
• Các hàng hoá có liên quan gồm HH thay thế và HH bổ sung:
• - Hàng hoá thay thế là những hàng hóa tương tự hàng hóa
đang xem xét và có thể thay thế cho nhau (có cùng giá trị sử
dụng hay thỏa mãn cùng 1 nhu cầu).
• Khi giá của 1 mặt hàng tăng thì cầu đối với HH thay thế kia sẽ
tăng, và ngược lại. VD: Bếp dầu và bếp gar;
• - Hàng hoá bổ sung là các hàng hoá được sử dụng đồng thời
cùng với nhau.
• Khi giá của 1 mặt hàng tăng thì cầu đối với HH bổ sung kia sẽ
giảm, và ngược lại. VD: Bếp gar và gar.

10
c. Thị hiếu của người tiêu dùng
• Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu
dùng đối với hàng hoá hoặc dịch vụ.
• Khi người TD thay đổi thị hiếu đối với HH nào đó thì
cầu về HH đó sẽ thay đổi, đường cầu về mặt hàng đó
sẽ dịch chuyển:
• Nếu thị hiếu đối với 1 mặt hàng nào đó tăng thì đường
cầu của HH đó sẽ dịch chuyển sang phải, và ngược lại.

11
d. Số lượng người mua trên thị trường (dân số)
• Số lượng người mua trên thị trường (dân số) tăng => cầu về
mặt hàng tăng => đường cầu dịch chuyển sang phải, và
ngược lại.

e. Dự đoán của người TD về các sự kiện trong tương lai


• Nếu người TD dự đoán giá của 1 mặt hàng nào đó sẽ tăng
trong tương lai, thì người tiêu dùng sẽ tiêu thụ mặt hàng đó
nhiều hơn trong hiện tại;
• Hoặc khi người TD có những dự đoán về sự thay đổi thu
nhập hay những chính sách nào đó của Chính phủ thì người
TD sẽ thay đổi cầu đối với 1 số mặt hàng cụ thể.

12
2.1.1.4. Quy luật cầu
• Lượng cầu về HH và DV có mối quan hệ ngược chiều
với giá cả. Nếu giá HHDV giảm, các yếu tố khác không
đổi, thì người tiêu dùng sẽ mua nhiều HHDV hơn và
ngược lại:
P↑ => QD ↓
P↓ => QD ↑

13
2.1.1.5. Đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường
• - Cầu cá nhân là lượng cầu về HH và DV mà cá nhân
người tiêu dùng hay 1 hộ GĐ mua trong mỗi thời kỳ;
• - Cầu thị trường là tổng hợp toàn bộ lượng cầu về HH và
DV mà tất cả người tiêu dùng có trong thị trường hay tất cả
các hộ GĐ mua trong mỗi thời kỳ;
• - Đường cầu thị trường là tổng hợp các đường cầu cá nhân
trên thị trường (ở các mức giá khác nhau).

14
2.1.2. Cung hàng hóa (Supply - S)
• 2.1.2.1. Khái niệm
• Cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán có
khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong
một khoảng thời gian nhất định (các yếu tố khác không đổi).
• 2.1.2.2. Lượng cung
• Lượng cung là tổng số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà
người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở mức giá đã cho
trong một thời gian nhất định (các yếu tố khác không đổi).

15
2.1.2.3. Biểu cung, đường cung và hàm số cung

• 2.1.2.3.1. Biểu cung và đường cung

• * Biểu cung: là 1 bảng tổng hợp tất cả các lượng cung của
HH hoặc DV mà người bán sẵn sàng bán ở các mức giá
khác nhau.

• VD2: Có số liệu về lượng cung của 1 loại sách ở TP HCM


trong 1 năm được biểu hiện qua bảng sau:

16
• VD2: Có số liệu về lượng cung của 1 loại sách ở TP HCM
trong 1 năm được biểu hiện qua bảng sau:

Giá (P) Lượng cung về sách (QS)


(1.000 đồng) (1.000 cuốn)
50 39
40 30
30 21
20 12
10 3
17
* Đường cung
• Đường cung (S) có dạng thẳng
Giá (P)
đứng hay dạng đường cong
S
dốc lên từ trái sang phải, vì giá B
40
và lượng cung có quan hệ
thuận chiều; A
20
• Tức là: Khi giá tăng thì người
SX sẽ cung ứng lượng hàng
nhiều hơn, và ngược lại khi giá 12 30 Sản lượng (Q)
giảm họ sẽ giảm lượng hàng Hình 2.3: Đường cung (S)
cung ứng.

18
2.1.2.3.2. Hàm số cung
• Hàm số cung là hàm đồng biến. Hàm cung tuyến tính có
dạng:
QS = c.P + d (c > 0)
• VD: Viết phương trình đường cung về sách của TP HCM
trong VD2.

19
2.1.2.4. Sự dịch chuyển của đường cung
Giá (P)
S1 S2

• Khi cung tăng, đường


A
P1 B
cung sẽ dịch chuyển sang
phải và ngược lại.

Q1 Q2 Sản lượng (Q)

Hình 2.4:
Sự dịch chuyển của đường cung
20
Những nhân tố tác động lên cung làm đường cung dịch
chuyển gồm:
Giá (P)
• * Chi phí SX: bao gồm các chi phí S2 S1

đầu vào như: Chi phí thuê lao


động, chi phí mua nguyên vật liệu, B
P1 A
nhiên liệu; thuê máy móc thiết bị,...
üKhi giá mua các yếu tố đầu vào
tăng lên thì chi phí SX cũng sẽ
tăng lên => lượng cung của thị Q2 Q1 Sản lượng (Q)
trường giảm => đường cung dịch
chuyển sang trái, và ngược lại. Hình 2.5:
Cung giảm khi CPSX tăng
21
* Công nghệ (Kỹ thuật SX)
• Công nghệ là yếu tố góp phần Giá (P)
S1 S2
nâng cao năng suất, giảm chi
phí lao động trong quá trình chế
tạo sản phẩm; P1
A
B

• Sự cải tiến công nghệ sẽ làm


sản phẩm SX ra được nhiều hơn,
chất lượng cao hơn, giảm thiểu
đáng kể chi phí SX => Lượng Q1 Q2 Sản lượng (Q)

cung trên thị trường tăng, đường


Hình 2.6: Cung tăng khi công nghệ
cung sẽ dịch chuyển sang phải.
được cải tiến
22
* Số lượng nhà SX
• Nếu số lượng nhà SX càng nhiều thì lượng cung về mặt hàng đó càng
lớn => đường cung sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại.

* Các chính sách, quy định của Chính phủ


• Sự thay đổi về chính sách thuế, chính sách trợ cấp,... sẽ tác động đến
nhà SX, do đó ảnh hưởng đến chi phí SX của sản phẩm, ảnh hưởng
đến lượng cung thị trường;
• Mức thuế cao sẽ làm cho phần thu nhập còn lại của người SX ít đi và
họ ít có ý muốn cung HH -> đường cung dịch chuyển sang trái.
• Ngược lại, mức thuế thấp (hoặc miễn thuế, hoặc trợ cấp) sẽ khuyến
khích các DN mở rộng SX của mình -> đường cung dịch chuyển sang
phải.
23
* Những mong đợi hay dự đoán của người bán trong
tương lai (Kỳ vọng)
• Mọi mong đợi về sự thay đổi giá của HH, giá của các yếu tố
SX, chính sách thuế... đều ảnh hưởng đến cung HH&DV. Nếu
sự mong đợi dự đoán thuận lợi cho SX thì cung sẽ được mở
rộng và ngược lại.

* Điều kiện thời tiết


• Thời tiết xấu (lũ lụt, hạn hán, nhiệt độ quá cao hay quá
thấp,...) sẽ làm giảm lượng cung về mặt hàng nông sản =>
đường cung dịch chuyển sang trái, và ngược lại.

24
2.1.2.5. Quy luật cung

• Lượng cung về HH và DV có mối quan hệ cùng chiều với


giá cả: Nếu giá HHDV tăng, các yếu tố khác không đổi, thì
nhà SX sẽ cung ứng nhiều HHDV hơn và ngược lại:
P↑ => QS ↑
P↓ => QS ↓

25
2.1.2.6. Cung cá nhân và cung thị trường

• Cung cá nhân là lượng cung về HH và DV mà cá nhân 1


nhà cung ứng bán ra trong mỗi thời kỳ.
• Cung thị trường là tổng hợp toàn bộ lượng cung về HH
và DV của tất cả các cá nhân (người SX) có mặt trên thị
trường cung ứng trong mỗi thời kỳ.

26
Ví dụ
• Giả sử trên thị trường có 3 nhà cung ứng đậu nành là: A, B,
C. Sản lượng cung ứng của họ hàng năm ở các mức giá
khác nhau như sau:
Giá Lượng cung cá nhân (kg) Lượng cung
(1000đ/kg) thị trường (kg)
A B C
30 30.000 20.000 25.000
35 37.000 27.000 37.000

a, Tính lượng cung thị trường?


b, Vẽ đồ thị thể hiện đường cung cá nhân và đường cung thị trường?
27
2.1.3. Cân bằng thị trường
• VD3: Có số liệu về lượng cung cầu của 1 loại sách ở TP HCM
trong 1 năm được biểu hiện qua bảng sau:
P QD QS QD - QS
(1.000 đồng) (1.000 cuốn) (1.000 cuốn) (1.000 cuốn)
50 7 39 - 32
40 14 30 -16
30 21 21 0
20 28 12 16
10 35 3 32
28
2.1.3.1. Lượng cầu vượt quá lượng cung (vượt cầu)
• Vượt cầu tồn tại khi lượng cầu
Giá (P)
vượt quá lượng cung ở 1 mức giá
xác định (thiếu hụt hàng hóa); S1
• Tại mức giá gây vượt cầu có thể
xảy ra 2 tình huống: PE = 30 E
- Lượng cầu giảm vì người mua có
thể chọn SP thay thế; vượt cầu D1

- Lượng cung tăng do người cung QE = 21 Sản lượng (Q)


ứng bán được giá cao hơn và tăng
sản lượng SX khi giá tăng (P tăng Hình 2.7:
từ 10 - 30 ngđ, QS tăng từ 3-21 ngc).
Vượt cầu về sách ở TPHCM
29
2.1.3.2. Lượng cung vượt quá lượng cầu (vượt cung)
• Vượt cung tồn tại khi lượng cung Giá (P)
vượt quá lượng cầu ở 1 mức giá
xác định (dư thừa hàng hóa); vượt cung S1

• Tình trạng vượt cung sẽ gây ra ứ


PE = 30 E
đọng HH, do đó người bán buộc
phải giảm giá hoặc giảm lượng
D1
cung hoặc cả hai;
• Khi giá giảm, lượng cung sẽ giảm, QE = 21 Sản lượng (Q)
lượng cầu sẽ tăng cho đến khi
lượng cung bằng lượng cầu, thị Hình 2.8:
trường đạt trạng thái cân bằng. Vượt cung về sách ở TPHCM

30
2.1.3.3. Trạng thái cân bằng trên thị trường
Giá (P)
• Trạng thái cân bằng cung
cầu đối với một hàng hoá S1
nào đó là trạng thái khi việc
cung hàng hoá đó đủ thoả PE = 30 E
mãn cầu đối với nó trong
một thời kỳ nhất định; D1

• Tại trạng thái cân bằng cung QE = 21 Sản lượng


cầu ta có giá cân bằng (PE) (Q)
Hình 2.9:
và sản lượng cân bằng (QE)
Cân bằng cung cầu

31
Bài tập
• Có lượng cung và cầu về mặt hàng A như sau:
Giá (P) Lượng cầu (QD) Lượng cung (QS)
(1.000 đồng/kg) (tấn) (tấn)

10 0 50
8 10 40
6 20 30
4 30 20
2 40 10
32
Yêu cầu

• a. Viết phương trình hàm số cung và hàm số cầu?

• b. Tính giá và sản lượng cân bằng?

33
2.1.3.4. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường
• Các điểm cân bằng trên đồ thị sẽ
thay đổi khi có sự dịch chuyển của Giá (P)
S1
đường cung hoặc đường cầu,
hoặc cả hai đường PE2 E2
• a. Tác động của sự dịch chuyển PE1 E1
của đường cầu D2

• Giả sử giá thịt bò tăng lên, lúc đó D1


người tiêu dùng sẽ tiêu dùng nhiều QE1 QE2 Sản lượng (Q)
thịt lợn hơn (vì thịt lợn là hàng hóa
thay thế cho thịt bò). Kết quả là
Hình 2.10: Tác động đến sự
đường cầu đối với thịt lợn dịch
dịch chuyển của đường cầu
chuyển từ D1 đến D2
34
b. Tác động của sự dịch chuyển của đường cung

• Giả sử giá của thức ăn cho Giá (P) S2


lợn tăng lên. Việc chăn S1

nuôi lợn trở nên khó khăn P*2


E2
hơn vì giá của thức ăn
P*1 E1
(đầu vào) đã tăng lên. Kết
D1
quả là đường cung thịt lợn
dịch chuyển lên trên (sang Q*2 Q*1 Sản lượng (Q)
trái) từ S1 đến S2. Hình 2.11:
Tác động đến sự dịch chuyển của đường cung
35
c. Sự thay đổi của cả cung và cầu
• Giả sử thu nhập của người tiêu dùng Giá (P) S1
tăng lên, nhu cầu sử dụng máy tính
S2
tăng lên => đường cầu dịch chuyển từ
D1 đến D2;
P*1 E1
• Tuy nhiên, do công nghệ SX máy tính P*2 E2
được hoàn thiện và ngày càng nhiều
D2
hãng SX máy tính ra đời nên cung
D1
máy tính tăng từ S1 đến S2.
O Q*1 Q*2 Sản lượng (Q)
• Kết quả là giá cân bằng của máy tính
trên thị trường giảm xuống (từ P*1 -> Hình 2.12:
P*2) và lượng cân bằng tăng lên (từ Tác động đến sự dịch chuyển
Q*1 -> Q*2). của cả đường cung và đường cầu
36
2.2. HỆ SỐ CO GIÃN CỦA CUNG VÀ CẦU
• 2.2.1. Hệ số co giãn của cầu
• Hệ số co giãn của cầu là sự thay đổi phần trăm của
lượng cầu chia cho sự thay đổi phần trăm của các nhân
tố ảnh hưởng đến lượng cầu (giá cả hàng hoá đó, giá
cả hàng hoá khác, thu nhập) với điều kiện các nhân tố
khác không đổi.

37
2.2.1.1. Hệ số co giãn của cầu theo giá
• 2.2.1.1.1. Khái niệm:
• Hệ số co giãn của cầu theo giá cả hàng hoá đó là thước đo sự
nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi giá của bản thân HH
đó (với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi).

Độ co giãn của Thay đổi phần trăm của lượng cầu


=
cầu theo giá Thay đổi phần trăm của giá

2.2.1.1.2. Ý nghĩa: Hệ số co giãn của cầu theo giá thể hiện mức
% thay đổi của lượng cầu tương ứng với % thay đổi của giá.
38
2.2.1.1.3. Phân loại
a. Co giãn khoảng
•* Khái niệm:
Co giãn khoảng là độ co giãn trên một khoảng hữu hạn nào đó của
đường cầu.
•* Công thức:
%∆QDX ∆QDX / QDX
EDX = =
%∆PX ∆PX / PX
∆QDX Q2 - Q1 Q2 - Q1
QDX (Q2 + Q1)/2 Q2 + Q1
EDX = = =
∆PX P2 - P1 P2 - P1
PX (P2 + P1)/2 P2 + P1
39
* Ví dụ
• Có cầu về dưa hấu trên thị trường A như sau:
Giá (P)
(1.000đ/kg)
20 A

15 B

10 C
D
20 30 40 Lượng cầu
(1.000 tấn/năm)
Yêu cầu: Tính độ co giãn của cầu trong khoảng: AB, BC, CD?
40
Số âm của hệ số co giãn phản ánh sự nghiêng xuống của
đường cầu (phản ánh quan hệ vận động ngược chiều của cầu và
giá cả: giá cả giảm, lượng cầu tăng và ngược lại) nên khi tính
toán người ta thường lấy giá trị tuyệt đối của hệ số co giãn.
|EDX| = |- 1| = 1; Hệ số co giãn này nói lên khi giá thay đổi 1%
sẽ làm cho lượng cầu thay đổi 1%.

41
b. Co giãn điểm
• * Khái niệm:
Co giãn điểm là độ co giãn trên một điểm của đường cầu.
• * Công thức
∆QD P P 1 P
EDP = x = Q'P x = x
∆P QD QD P’Q QD

Trong đó:
P’Q : Đạo hàm của hàm giá theo lượng.
P, Q: Giá và sản lượng của HHDV tại điểm cần tính độ co giãn.

42
* Ví dụ

• Sau khi nghiên cứu thị trường, một Công ty xác định được
phương trình cầu về Bánh trung thu Kinh Đô trên thị trường
Hà Nội là: PD = 100 - 0,4Q.
• Yêu cầu: Tính hệ số co giãn của cầu khi giá (P) = 40?

43
2.2.1.1.4. Tính chất
• Kết quả ED luôn có giá trị âm. Do đó, ta sử dụng giá trị tuyệt đối
để tính toán. Kết quả tính toán sẽ xảy ra các trường hợp sau:
• +, E > 1: Cầu co giãn mạnh, nếu giá tăng 1% thì lượng cầu
giảm lớn hơn 1%.
Doanh thu và giá nghịch biến: Giá cả HH tăng nhưng doanh thu
của người bán sẽ giảm xuống => Người bán muốn tăng doanh
thu thì phải giảm giá. Và ngược lại.
• +, E < 1: Cầu co giãn yếu (ít), nếu giá tăng 1% thì lượng cầu
giảm nhỏ hơn 1% (người tiêu dùng hầu như không phản ứng gì
với sự thay đổi của giá cả).
Doanh thu và giá đồng biến: Nghĩa là doanh thu của người bán
sẽ tăng khi giá bán HH tăng; và ngược lại.
44
•+, E = 1: Cầu co giãn đơn vị, nếu giá tăng 1% thì lượng cầu
giảm đúng bằng 1%.
Doanh thu và giá không đổi, nghĩa là: doanh thu của người
bán không tăng cũng ko giảm khi giá bán HH thay đổi.
•+, E = ∞: Cầu hoàn toàn co giãn, trong trường hợp này khi
tăng giá lượng cầu sẽ giảm tới không, nghĩa là không bán được
một sản phẩm nào. Đường cầu nằm ngang.
•+, E = 0: Cầu hoàn toàn không co giãn, dù giá tăng lượng
cầu vẫn không thay đổi. Đường cầu thẳng đứng.

45
P P
E >1 E <1

D D

Q Q
Cầu co dãn mạnh Cầu co dãn yếu

P P P
E =1 E=∞ E=0
D
D D

Q Q Q
Cầu co dãn đơn vị Cầu co giãn hoàn toàn Cầu hoàn toàn không co giãn

Hình 2.13: Mức độ co giãn của cầu theo giá


46
2.2.1.2. Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập
• * Khái niệm
• Hệ số co giãn của cầu đối với thu nhập là thước đo sự nhạy
cảm của lượng cầu hàng hoá trước sự thay đổi của thu
nhập, với điều kiện các nhân tố khác không đổi.
• * Ý nghĩa
• Hệ số co giãn của cầu đối với thu nhập thể hiện mức %
thay đổi của cầu tương ứng với mức % thay đổi của thu
nhập.

47
* Công thức

Độ co giãn của cầu Thay đổi phần trăm của lượng cầu
=
theo thu nhập
Thay đổi phần trăm của thu nhập

Q2 - Q1 Q2 - Q1
%∆QDX ∆QDX /QDX
(Q2 + Q1)/2 Q2 + Q1
EDI = = = =
I2 - I1 I2 - I1
%∆I ∆I / I
(I2 + I1)/2 I2 + I1

Trong đó: QDX là lượng cầu hàng hóa X


I là thu nhập của người tiêu dùng
48
* Tính chất
• +, EDI < 0: Hàng hoá thứ cấp (cấp thấp).

• +, EDI > 0: Hàng hoá thông thường, gồm:


• 0 < EDI < 1: Hàng hoá thiết yếu
• EDI ≥ 1: Hàng hoá cao cấp, xa xỉ

• +, EDI = 0: Thu nhập và lượng cầu của hàng hoá không liên
quan đến nhau.

49
* Ví dụ
• Có số liệu điều tra về thu nhập bình quân của các hộ gia đình trong
một tháng và lượng cầu về tủ lạnh ở tỉnh X trong năm 2016 như sau:

Thu nhập bình quân / tháng / hộ Lượng cầu tủ lạnh


Nhóm thu nhập
(1.000 đ) (1.000 cái)

Thứ nhất 5.000 20

Thứ hai 6.000 22

Yêu cầu: Xác định độ co giãn của cầu về tủ lạnh đối với thu nhập?

50
2.2.1.3. Co giãn của cầu đối với giá cả hàng hoá
khác (co giãn chéo - EDX,Y)
• * Khái niệm
• Co giãn của cầu đối với giá cả hàng hoá khác là thước đo sự
nhạy cảm của lượng cầu hàng hoá này trước sự thay đổi của
giá cả hàng hoá khác (hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung)
với điều kiện các nhân tố khác không đổi.
• * Ý nghĩa
• Hệ số co giãn chéo của cầu theo giá thể hiện mức thay đổi %
của cầu của mặt hàng X tương ứng với giá thay đổi 1% của
mặt hàng Y.

51
* Công thức
Độ co giãn của cầu Thay đổi phần trăm của lượng cầu HH này
=
đối với giá HH khác Thay đổi phần trăm của giá HH kia

Q2 - Q1 Q2 - Q1
%∆QX ∆QX / QX
(Q2 + Q1)/2 Q2 + Q1
EDX,Y = = = =
P2 - P1 P2 - P1
%∆PY ∆PY / PY
(P2 + P1)/2 P2 + P1
• Trong đó: X, Y là hàng hóa
• QX là lượng cầu hàng hóa X
• PY là giá hàng hóa Y
52
* Tính chất

• +, EDX,Y > 0: Đây là 2 hàng hoá thay thế, khi giá hàng hoá Y
tăng thì lượng mua hàng hoá X tăng.
• +, EDX,Y < 0: Đây là 2 hàng hoá bổ sung, khi giá hàng hoá Y
tăng thì lượng mua hàng hoá X giảm.
• +, EDX,Y = 0: Đây là 2 hàng hoá độc lập, khi giá hàng hoá Y tăng
thì lượng mua hàng hoá X không đổi.

53
* Ví dụ
• Có biểu cầu về giá thịt heo (PY) và lượng cầu về cá (QX) ở một
thị trường như sau:
Giá thịt heo Lượng cầu về cá
PY (đồng/kg) QX (tấn/ngày)
80.000 24

90.000 26

Yêu cầu: Xác định độ co giãn của cầu về cá đối với giá thịt heo?

54
2.2.2. Hệ số co giãn của cung
• Khái niệm
• Hệ số co giãn của cung theo giá là thước đo mức độ phản ứng
của lượng cung hàng hóa được cung ứng đối với sự thay đổi
của giá cả HH và DV.
• Công thức
Thay đổi phần trăm của lượng cung
Độ co giãn của cung
=
theo giá
Thay đổi phần trăm của giá

55
- Co giãn khoảng

Q2 - Q1 Q2 - Q1
%∆QS ∆QS / QS
(Q2 + Q1)/2 Q2 + Q1
E SX = = = =
P2 - P1 P2 - P1
%∆P ∆P/ P
(P2 + P1)/2 P2 + P1

56
- Co giãn điểm

∆QS P P 1 P
E SP = x = (QS)'P x = x
∆P QS QS P’Q QS

57
* Ý nghĩa

• Hệ số co giãn của cung theo giá thể hiện mức thay đổi %
của cung tương ứng với mức thay đổi 1% của giá (Độ co
giãn của cung theo giá nói lên khi giá thay đổi 1% thì lượng
cung thay đổi bao nhiêu phần trăm).

58
* Các nhân tố tác động đến hệ số co giãn của cung
theo giá:

• Thời gian: Thông thường cung dài hạn co giãn nhiều hơn
cung ngắn hạn;

• Khả năng dự trữ HH của DN có thể thay đổi theo thời gian.

59
2.3. VẬN DỤNG CUNG VÀ CẦU
• 2.3.1. Biện pháp can thiệp gián tiếp Giá (P) S2

• 2.3.1.1. Chính sách thuế S1

• Khi đánh thuế là t đồng/1 đơn vị HH, P*2


t
E2
đường cung dịch chuyển sang trái 1
đoạn bằng t đồng (từ S1 -> S2),Cầu P*1 E1
ko đổi nên đường cầu vẫn giữ nguyên. A

Giá cân bằng tăng, lượng cân bằng D1


B
giảm:
ü- Người TD chịu thuế: E2A Q*2 Q*1
Sản lượng (Q)

ü- Người SX chịu thuế: AB = t - E2A Hình 2.14:


Tác động của chính sách thuế
60
Xét 2 trường hợp đặc biệt: Giá (P) S2

S1
t
• * Đối với đường cầu co giãn
hoàn toàn theo giá: IEDXI = ∞ P
E2 E1
D

thì người SX phải gánh chịu


toàn bộ khoản thuế.
Q*2 Q*1 Sản lượng (Q)

Hình 2.15:
Cầu co giãn hoàn toàn theo giá

61
Giá (P) S2
D
• Đối với đường cầu ko co S1
t
giãn theo giá IE D X I = 0, PE2 E2

người tiêu dùng gánh chịu


PE1
hoàn toàn khoản thuế. E1

QE1 Sản lượng (Q)

Hình 2.16:
Cầu hoàn toàn không co giãn theo giá

62
2.3.1.2. Chính sách trợ cấp
• Giả sử nhà nước trợ cấp s đồng/ đơn Giá (P)
S1
vị HH, đường cung (S1) dịch chuyển
S2
sang phải 1 đoạn bằng s đồng (S2), s
đường cầu ko đổi => điểm cân bằng P*1 E1
mới (E2):
P*2 E2
• Giá cân bằng giảm (P*1 -> P*2); C

lượng cân bằng tăng (Q*1 -> Q*2): D


D1

ü- Người TD hưởng lợi từ chính sách Q*1 Q*2 Sản lượng (Q)
trợ cấp: E1C. Hình 2.17:
ü- Người SX hưởng lợi: CD = s - E1C Tác động của chính sách trợ cấp
63
Xét 2 trường hợp đặc biệt: Giá (P) S1

S2
s
• * Đối với đường cầu co giãn
E1 E2
hoàn toàn theo giá: IEDXI = ∞ P D

thì người SX được hưởng toàn


bộ khoản trợ cấp. Q*1 Q*2 Sản lượng (Q)

Hình 2.18:
Cầu co giãn hoàn toàn theo giá

64
Giá (P) S1
D
• Đối với đường cầu ko co s S2

giãn theo giá IEDXI = 0, PE1 E1

người tiêu dùng được


PE2
hưởng hoàn toàn khoản trợ E2

cấp.
QE1 Sản lượng (Q)

Hình 2.19:
Cầu hoàn toàn không co giãn theo giá

65
2.3.2. Biện pháp can thiệp trực tiếp
•2.3.2.1. Giá trần (Giá tối đa - Pmax) Giá (P)

• Giá trần là mức giá cao nhất đối S


với một mặt hàng nào đó do chính
phủ ấn định. Các DN SX không
được đặt giá cao hơn mức giá trần PE = 30 E
Pmax = 20
đó (để hỗ trợ người TD). thiếu hụt
D
• CP quy định giá trần là Pmax thấp
hơn mức giá cân bằng (PE) trên thị QS QE QD Sản lượng (Q)
trường -> thị trường thiếu hụt hàng
hóa: Hình 2.20:
Qthiếu hụt = QD - QS Chính phủ ấn định giá trần

66
2.3.2.2. Giá sàn (giá tối thiểu - Pmin)

• Giá sàn là mức giá thấp nhất đối Giá (P)


với một HH hoặc DV cụ thể nào
Dư thừa S
đó. Đây cũng là một hình thức Pmin = 45
can thiệp trực tiếp vào giá mà các
chính phủ thường áp dụng (để hỗ PE = 30 E

trợ người SX).


D
• Khi CP quy định giá sàn cao hơn
mức giá cân bằng trên thị trường QD QE QS Sản lượng (Q)
(PE) -> thị trường dư thừa hàng
hóa: Hình 2.21:
QDư thừa = Qs - QD Chính phủ ấn định giá sàn

67
BÀI TẬP

68
Bài 1
• Có lượng cung và cầu về mặt hàng A như sau:
Giá (P) Lượng cầu (QD) Lượng cung (QS)
(1.000 đồng/kg) (tấn) (tấn)

10 0 50
8 10 40
6 20 30
4 30 20
2 40 10
69
Yêu cầu
• a. Viết phương trình hàm số cung và hàm số cầu?
• b. Tính giá và sản lượng cân bằng?
• c. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá khi giá thay đổi từ
8.000 xuống 6.500 đồng?
• d. Giả sử thu nhập của người dân tăng lên làm mức cầu
của mặt hàng A tăng lên 20%. Tính sự tác động của việc
tăng thu nhập này (PCB, QCB mới)?
• e. Vẽ đồ thị minh họa các kết quả tính toán được

70
Bài 2
• Cho lượng cung và cầu về mặt hàng bột mì như sau:
Giá (P) Lượng cầu (QD) Lượng cung (QS)
(1.000 đồng/kg) (tấn) (tấn)

8 4 8
7 8 7
6 12 6
5 16 5
4 20 4
71
Yêu cầu
• a. Viết phương trình hàm cung, hàm cầu? Tính PCB và QCB?
• b. Tính hệ số co giãn của cung và cầu theo giá khi giá thay đổi từ
5.000 xuống 4.000 đồng/kg?
• c. Tính hệ số co giãn của cung và cầu tại mức giá 6.000 và 7.000
đồng/kg?
• d. Do thiên tai làm mất mùa nên lượng cung bột mì năm nay giảm đi
50%. Tính giá và sản lượng cân bằng mới?
• e. Giả sử Chính phủ đánh thuế đối với mặt hàng này là 500đ/kg thì
giá và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
• f. Vẽ đồ thị minh họa
72
Bài 3
• Cho lượng cung và cầu về mặt hàng X như sau:
Giá (P) Lượng cầu (QD) Lượng cung (QS)
(USD/SP) (triệu SP) (triệu SP)

60 22 14
80 20 16
100 18 18
120 16 20
140 14 22
73
Yêu cầu
• a. Viết phương trình hàm cung, cầu? Tính giá và sản lượng cân bằng?
• b. Tính hệ số co giãn của cung và cầu tại mức giá 110 và 130 USD
• c. Doanh thu của người bán sẽ thay đổi như thế nào khi giá cân bằng
giảm xuống còn 85 USD?
• d. Nếu Nhà nước ấn định mức giá tối đa là 80 $/SP thì có hiện tượng
gì xảy ra trên thị trường?
• e. Giả sử Chính phủ trợ cấp cho nhà SX là 2USD/SP. Tính giá và sản
lượng cân bằng mới?
• f. Giả sử thu nhập của người dân giảm làm giảm lượng cầu đi 10%.
Tính giá và sản lượng cân bằng mới?
74
Bài 4
• Cho lượng cung và cầu của mặt hàng A như sau:
Giá Lượng cầu Lượng cung
(ngàn đồng/kg) (tấn) (tấn)

10 0 50
8 10 40
6 20 30
4 30 20
2 40 10
0 50 0
75
Yêu cầu
üa. Viết hàm số cung và hàm số cầu của mặt hàng A?
üb. Hãy tính giá và sản lượng cân bằng của mặt hàng A trên thị
trường
üc. Hãy tính hệ số co giãn của cầu theo giá khi giá thay đổi từ 8
ngàn đồng/kg xuống 6,5 ngàn đồng/kg?
üd. Giả sử thu nhập người dân tăng lên làm mức cầu của mặt
hàng A tăng lên 20%. Tính giá và sản lượng cân bằng mới trong
sự tác động của việc tăng thu nhập này?

76
Bài 5
• Giả sử hàm số cung và cầu về lúa gạo năm 1996 của 1 nền kinh tế:
• QD1 = 355 - 26P; QS = 180 + 24P
• a. Tính giá và sản lượng cân bằng trên thị trường gạo năm 1996? Tính
hệ số co giãn của cầu và cung tại điểm cân bằng?
• b. Giả sử năm 1997, hàm cầu có sự thay đổi thành:
• QD2 = 258 - 19P
• trong khi hàm cung vẫn giữ nguyên. Tính giá và sản lượng cân bằng
mới? Tính hệ số co giãn của cầu và cung tại điểm cân bằng?
• c. Giả sử năm 1997 thời tiết thuận lợi nên được mùa làm lượng cung
lúa gạo tăng 15%. Tính giá và sản lượng cân bằng mới? Tính hệ số co
giãn của cầu và cung tại điểm cân bằng?
• d. Vẽ đồ thị các đường cung, cầu
77
Bài 6
• Qua nghiên cứu thống kê người ta biết rằng đường cung và
đường cầu lúa mì năm 1985 ở Mỹ phỏng chừng như sau:
• QS = 1800 + 240 P; QD = 2580 - 194 P
• Trong đó: Giá được tính bằng $/giạ, lượng tính bằng triệu giạ
• a. Tính giá và sản lượng cân bằng trên thị trường? Tính hệ số co
giãn của cầu và cung tại điểm cân bằng?
• b. Giả sử Liên xô (cũ) đã mua thêm 200 triệu giạ lúa mì của Mỹ.
Giá và sản lượng (cân bằng) trên thị trường tự do của Mỹ sẽ thay
đổi như thế nào?
• d. Vẽ đồ thị các đường cung, cầu.
78
Bài 7
• Cho hàm số cung và cầu của mặt hàng cam trên thị trường X là:
• QD = - 2P + 60; QS = P - 15
• a. Tính giá và sản lượng cân bằng?
• b. Tính hệ số co giãn của cung và cầu tại điểm cân bằng?
• c. Giả sử hạn hán làm cho cung về Cam giảm đi 15%. Tính tác
động của việc giảm cung này (Tính PCB và QCB mới)?
• d. Giả sử hệ số co giãn của cầu theo giá là -1,5. Viết phương
trình đường cầu mới (với giá và sản lượng cân bằng ở câu a).
• e. Vẽ đồ thị các đường cung cầu.
79
Bài 8
• Cho hàm số cung và cầu của 1 mặt hàng như sau:
• QD = -1/3P + 6; QS = P - 6
• a. Tính giá và sản lượng cân bằng?
• b. Tính hệ số co giãn của cung và cầu tại điểm cân bằng?
• c. Thu nhập của người tiêu dùng giảm, làm giảm cầu về mặt
hàng này đi 10%. Tính tác động của việc giảm cầu này (Tính
PCB và QCB mới)?
• d. Giả sử hệ số co giãn của cung theo giá là 1,5. Viết phương
trình đường cung mới (với giá và sản lượng cân bằng ở câu a)
• e. Vẽ đồ thị các đường cung cầu
80
Bài 9
• Cho hàm số cầu của mặt hàng tivi và cassette như sau:
• QTV = - P + 10; QCS = - 0,5 P + 7,5
• a. Biểu diễn bằng đồ thị 2 hàm số cầu này?
• b. Gọi G1 là giao điểm của 2 hàm số cầu này. Tính giá, sản lượng và hệ
số co giãn của cầu tại G1?
• c. Tính hệ số co giãn của cầu tại mức Q = 3 cho cả 2 mặt hàng?
• d. Giả sử thu nhập của người dân tăng lên làm mức cầu về tivi tăng lên
20%, mức cầu về cassette giảm đi 10%.
- Viết phương trình đường cầu mới cho 2 mặt hàng này. Vẽ đồ thị
- Tính giá, sản lượng và hệ số co giãn của cầu tại giao điểm của 2
đường cầu này (G2)?
81
Bài 10
• Có nhiều nhu cầu về sản phẩm gạo VN từ các nước khác. Tổng
cầu là: QD = 3550 - 266P
• Trong đó: Cầu nội địa: QDNĐ = 1000 - 46 P
• Cung nội địa: QS = 1800 + 240 P
• P là giá, đvt là 1.000 đồng/kg; Q là lượng, đvt là 100 tấn
• a. Tính giá và sản lượng cân bằng? Tính mức thu nhập của nông
dân?
• b. Giả sử cầu xuất khẩu giảm đi 40% và Chính phủ mua lượng
gạo thừa với mức giá 3.000đ/kg thì hàng năm Chính phủ mua
bao nhiêu gạo? Chi ra bao nhiêu tiền?
• c. Giả sử Chính phủ đánh thuế đối với lúa gạo là 500 đ/kg thì giá
và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào? Ai chịu thuế?
82
Bài 11
• Hàm cầu và hàm cung của Đồng trước những năm 1980 là:
• QD = 13,5 - 8P; QS = - 4,5 + 16P
• a. Tính giá và sản lượng cân bằng?
• b. Do có sự xuất hiện nhiều kim loại mới thay thế Đồng làm giảm
lượng cầu về Đồng đi 20%. Hãy tính tác động của việc giảm lượng
Đồng (PCB và QCB mới)?
• c. Giả sử độ co giãn của cầu theo giá trong dài hạn đối với Đồng
là -0,4. Thiết lập phương trình hàm cầu mới (với mức giá và sản
lượng cân bằng ở câu a)? Tính PCB và QCB mới?
• d. Sử dụng hàm cầu mới ở câu c để tính tác động của việc giảm
lượng cầu về Đồng xuống 20% (PCB và QCB mới)

83

You might also like