You are on page 1of 52

Chương 2 : CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

Mục tiêu của chương 2

• Nắm được khái niệm cầu, cung và hiểu được quy luật vận động và phát
triển của nó; từ đó biết sự ảnh hưởng của chúng tới giá thị trường;

• Biết cách xác định và vận dụng hệ số co giãn của cung và cầu vào thực tiễn

• Hiểu được các chính sách của chính phủ can thiệp vào thị trường; từ đó có
cái nhìn đúng đắn, khách quan đối với cuộc sống.

1
Chương 2 : CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

Nội dung chương 2

• CẦU
1

• CUNG
2

• CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG


3

• HỆ SỐ CO GIÃN CỦA CẦU & CUNG


4

• CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ


5

2
Chương 2 : CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn toàn

Sản phẩm đồng nhất, có thể thay thế hoàn hảo cho
Người mua và
nhau. Ví dụ: cá, thịt heo, xoài, …
người bán là

Có nhiều người mua và nhiều người bán đến mức “người nhận

không ai có thể gây ảnh hưởng đến giá thị trường giá”

Không có rào cản gia nhập hoặc rời bỏ thị trường

Thông tin đầy đủ

3
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

1. Cầu
1.1. Khái niệm

Cầu của một hàng hoá mô tả số lượng hàng hoá đó mà người tiêu dùng
muốn mua và có khả năng thanh toán ở các mức giá khác nhau trong một
thời gian nhất định (giả định các yếu tố khác không đổi).

Lượng cầu của một hàng hoá là số lượng hàng hóa đó mà người tiêu
dùng muốn mua và có khả năng thanh toán ở một mức giá cụ thể trong
một thời gian nhất định.

4
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

1.2. Luật cầu

P (X) ! " QD (X) (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi)

Ví dụ: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá xoài tăng thì
lượng cầu xoài giảm.

5
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

1.3. Ba cách mô tả cầu


1.3.1. Hàm cầu

Hàm cầu tổng quát:


QD (X) = f (Giá (X), Thu nhập của người mua, Giá của mặt hàng liên quan,
Số lượng người mua, Kỳ vọng của người mua…)

Hàm cầu theo giá được viết dưới dạng hàm tuyến tính:
QD = a.P + b (a là hệ số góc của hàm cầu, a < 0)

Ví dụ: Hàm cầu thị trường của lúa: QD = - 3 P + 20

6
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

1.3.2. Biểu cầu 1.3.3. Đường cầu


P (xoài)
P qA qB QD = qA + qB

1 8 42 50 (D)
5
2 6 34 40
4

3 4 26 30 3

2
4 2 18 20
1
5 0 10 10 0
10 20 30 40 50 QD (xoài)

Lượng cầu thị trường bằng tổng lượng cầu của tất cả người mua tại mỗi mức giá.

7
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu

Hàng
Giá của chính hàng hoá đó
cao cấp
Hàng thông
thường Hàng
Thu nhập của người mua thiết yếu
Hàng thứ cấp

Hàng hoá
Cầu thay thế
Giá các hàng hoá liên quan
Hàng hoá
bổ sung

Số lượng người mua

Kỳ vọng của người mua


8
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

1.5. Sự di chuyển dọc đường cầu và sự dịch chuyển đường cầu

1.5.1. Sự di chuyển dọc đường cầu P (xoài)


(xảy ra với đường cầu theo giá):

Khi giá của chính mặt hàng đó


P2 B
thay đổi, các yếu tố khác không
A
đổi thì sẽ có hiện tượng di P1

chuyển dọc đường cầu. (D)

Q2 Q1
Q (xoài)

9
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

1.5.2. Sự dịch chuyển đường cầu


Khi một trong các yếu tố khác
thay đổi, giá của mặt hàng đó P
$6.00
không đổi, dẫn đến sự thay đổi
$5.00
của cầu, làm đường cầu dịch
chuyển. $4.00

$3.00
- Đường cầu dịch chuyển sang
$2.00
phải nếu cầu tăng.
$1.00
- Đường cầu dịch chuyển sang $0.00 Q
trái nếu cầu giảm. 0 5 10 15 20 25 30

10
Bài tập vận dụng: Cho hàm cầu thị trường của quýt: QD = -20P + 500

a. Vẽ đường cầu quýt

b. Viết lại hàm cầu và vẽ lại đường cầu quýt trong các trường hợp sau:

b1. Có thêm đơn đặt hàng mua 100 đơn vị quýt

b2. Thu nhập của người tiêu dùng giảm làm cho cầu quýt giảm 20%

b3. Có thông tin quýt rất tốt cho sức khỏe làm cho cầu quýt tăng gấp đôi.

b4. Giả sử thị trường này có 100 người tiêu dùng có sở thích giống hệt nhau.
Viết hàm cầu của mỗi người.

b5. Nếu thị trường này có thêm 50 người tiêu dùng có sở thích giống hệt
những người trước. Viết hàm cầu thị trường trong trường hợp này.

11
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

2. Cung
2.1 Khái niệm

Cung một mặt hàng mô tả số lượng hàng hóa đó mà nhà sản xuất muốn
bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất
định (giả định các yếu tố khác không đổi).

Lượng cung của một mặt hàng là số lượng hàng hóa đó mà nhà sản xuất
muốn bán và có khả năng bán ở một mức giá cụ thể trong một thời gian
nhất định.

12
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

2.2. Luật cung

P (X) ! ! QS (X) (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi)

Ví dụ: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá cafe tăng thì
lượng cung café tăng.

13
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

2.3. Ba cách mô tả cung


2.3.1. Hàm cung

Hàm cung tổng quát:


QS (X)= f (Giá (X), Khoa học công nghệ, Giá của các yếu tố đầu vào,
Chính sách của nhà nước, Số lượng người sản xuất)

Hàm cung theo giá được viết dưới dạng tuyến tính:
QS = c.P + d (c là hệ số góc của hàm cung, c > 0)

Ví dụ: Hàm cung thị trường của xoài: QS = 10 P - 20

14
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

2.3.2. Biểu cung 2.3.3. Đường cung


P (xoài)
P qH qK QS = qH + qK (S)
5
1 0 0 0
4
2 0 0 0

3 6 4 10 3

4 12 8 20 2

5 18 12 30

0
10 20 30 QS (xoài)

Lượng cung thị trường bằng tổng lượng cung của tất cả người bán tại mỗi mức giá

15
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung

Giá của chính hàng hoá đó

Khoa học,công nghệ

Cung
Giá của các yếu tố đầu vào

Chính sách của nhà nước

Số lượng người sản xuất

16
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

2.5. Sự di chuyển dọc đường cung và sự dịch chuyển đường cung

2.5.1. Sự di chuyển dọc đường cung: P (xoài)

(S)
Khi các yếu tố khác không đổi,
chỉ có giá của chính mặt hàng đó B
P2
thay đổi, thì sẽ có hiện tượng di
chuyển dọc đường cung. A
P1

Q1 Q2 Q (xoài)

17
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

2.5.2. Sự dịch chuyển đường cung P


S1
Khi một trong các yếu tố khác S2
$6.00
thay đổi, giá của mặt hàng đó
$5.00
không đổi, dẫn đến sự thay đổi
của cung, làm đường cung dịch $4.00
chuyển. $3.00
- Đường cung dịch chuyển sang $2.00
phải nếu cung tăng.
$1.00
- Đường cung dịch chuyển sang $0.00
trái nếu cung giảm. 0 5 10 15 20 25 30 35
Q

18
Bài tập vận dụng:
Cho hàm cung thị trường của quả nhãn: QS = 20P - 100

a. Vẽ đường cung của nhãn

b. Viết lại hàm cung và vẽ lại đường cung nhãn trong các trường hợp sau:

b1. Chi phí trồng nhãn tăng làm cho cung nhãn giảm 20%

b2. Công nghệ trồng và thu hoạch nhãn hiện đại làm cho cung nhãn tăng gấp
3 lần.

b3. Diện tích đất trồng nhãn giảm làm cho cung nhãn giảm còn một nửa so
với trước.

19
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

3. Cân bằng thị trường và giá thị trường


3.1. Thị trường cân bằng: Trong thị trường tự do, tương tác cung cầu xác định
giá cả hàng hoá.
P (xoài)

P QS QD
(S)
1 0 50

2 2 40
E
4
3 10 30

4 20 20

5 30 10 (D)
0
20 Q (xoài)

Thị trường cân bằng tại mức giá cân bằng và lượng cân bằng.
20
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

3.2. Dư thừa và thiếu hụt


P (xoài)

P QS QD
(S)
5 30 10
Dư thừa
5
4 20 20
E
4
P > PE ! Lượng cung > lượng cầu
! dư cung (dư thừa) ! Giá giảm
(D)
! QD tăng, QS giảm, cho đến khi
đạt trạng thái cân bằng.
10 20 30 Q (xoài)

21
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

P (xoài)
P QS QD

4 20 20 (S)

3 10 30

2 2 40 4 E

1 0 50
3
Thiếu hụt
P < PE ! Lượng cung < lượng cầu (D)

!Dư cầu (thiếu hụt) ! Giá tăng


! QD giảm, QS tăng, cho đến khi 10 20 30 Q (xoài)

đạt tới mức cân bằng.

22
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

Bài tập tại lớp


2. Cho hàm cung và hàm cầu thị trường của
1. Cho biểu cung cầu
táo: (giá: ngàn đồng, lượng: kg)
Giá Lượng Lượng QD = - 2P + 18
cung cầu
20 10 100 QS = P – 3

30 20 70 a. Tìm giá và lượng cân bằng


40 30 40 b. Khi giá bằng 5, thị trường dư thừa hay
50 40 10 thiếu hụt bao nhiêu kg táo ?
c. Khi giá bằng 8, thị trường dư thừa hay
Tìm giá và lượng cân bằng
thiếu hụt bao nhiêu kg táo ?

23
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

3.3. Các trường hợp thay đổi giá cân bằng

3 bước phân tích sự thay đổi trạng thái cân bằng

Bước 1: Xác định biến cố tác động đến cung / cầu / cả hai

Bước 2: Đường cầu và/hoặc đường cung dịch chuyển theo hướng nào

Bước 3: Sử dụng đồ thị cung cầu để xem xét sự thay đổi giá và lượng cân
bằng

24
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG
Trường hợp 1: Cung không đổi, Cầu thay đổi

Vd: Hãy phân tích điều gì xảy ra đối với thị trường nước giải khát vào mùa hè ??

P (nước giải khát)


S1

F
P2

E
P1

D2

D1

Q1 Q2 Q (nước giải khát)

25
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG
Trường hợp 2: Cầu không đổi, Cung thay đổi
Vd: Hãy phân tích điều gì xảy ra đối với thị trường nước giải khát
khi có thêm nhiều nhà máy sản xuất nước giải khát

P S1

E S2
P1

F
P2

D1

Q1 Q2 Q

26
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG
Trường hợp 3: Cung và Cầu thay đổi
Vd: Hãy phân tích điều gì xảy ra đối với thị trường nước giải khát
khi thời tiết đang vào hè và có thêm nhiều nhà máy sản xuất nước giải khát

P
S1

S2
E F
P2 = P1

D2

D1

Q1 Q2 Q

27
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG
Trường hợp 3: Cung và Cầu thay đổi

P
S1

S2

E
P1
P2
F

D2

D1

Q1 Q2 Q

28
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG
Trường hợp 3: Cung và Cầu thay đổi

P
S1
S2

F
P2
E
P1

D2

D1

Q1 Q2 Q

29
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

Các trường hợp thay đổi trạng thái cân bằng

Trạng thái Cung


cân bằng
Không đổi Tăng Giảm

Không đổi Không đổi P ! , Q " P " , Q !

Cầu Tăng P ", Q " P …, Q " P " , Q …

Giảm P ! , Q ! P ! , Q … P …, Q !

30
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

4. Hệ số co giãn của cầu và cung


4.1 Hệ số co giãn của cầu

Khái niệm: Hệ số co giãn của cầu đo lường sự nhạy cảm của người tiêu
dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi có sự thay đổi của các yếu
tố như giá hàng hóa / thu nhập của người mua / giá hàng hóa liên
quan,…

31
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

4.1.1 Hệ số co giãn của cầu theo giá (ED)

Khái niệm: Hệ số co giãn của cầu theo giá đo lường sự nhạy cảm của người tiêu
dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi giá của chính hàng hóa đó thay
đổi.
Ý nghĩa: ED cho biết tỉ lệ phần trăm thay đổi trong lượng cầu khi giá hàng hóa
thay đổi 1% (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).

% ∆QD ∆QD P P
ED = % ∆P = ∆P " Q = a. Q
D D

a là hệ số góc trong hàm cầu QD = a.P + b

32
Bài tập

Cho hàm cung và hàm cầu thị trường của táo:

QS = P - 3, QD = - 2P + 18

a. Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường.

b. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng.

33
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

Đặc tính của ED

ED luôn có giá trị âm nên chúng ta sẽ sử dụng giá trị tuyệt đối của ED để phân tích

│ ED │> 1: cầu co giãn nhiều. Đường cầu thoải, ít dốc

│ ED │< 1: cầu ít co giãn. Đường cầu rất dốc

│ ED │= 1: cầu co giãn đơn vị. Đường cầu có độ dốc vừa phải

│ ED │ = 0: cầu hoàn toàn không co giãn. Đường cầu thẳng đứng song song trục
tung
│ ED │ = ∞: cầu hoàn toàn co giãn. Đường cầu nằm ngang song song trục hoành

34
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

Hệ số co giãn của cầu và tổng doanh thu/ chi tiêu

Doanh thu là số tiền doanh nghiệp thu được khi bán được một lượng sản phẩm
nhất định. Công thức: TR = P x q
Hệ số co giãn của cầu theo giá tác động đến tổng doanh thu của doanh nghiệp:
- Nếu ED > 1 thì P " ! TR

- Nếu ED < 1 thì P ! ! TR

- Nếu ED = 1 thì TR max. Không cần thay đổi giá.


Câu hỏi:
1. Giá gạo tăng lên 20%, doanh thu của doanh nghiệp sản xuất gạo tăng
hay giảm ?
2. Chuyến du lịch châu Âu 5 ngày 4 đêm giảm giá 20%, doanh thu của
công ty du lịch tăng hay giảm ?
35
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

Các yếu tố tác động đến hệ số co giãn của cầu theo giá

Tính thay thế


của sản phẩm

Vị trí của mức giá Thời gian


trên đường cầu

ED

Tỷ phần chi tiêu


Hàng thiết yếu
của sản phẩm
hay xa xỉ trong thu nhập

36
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

Hệ số co giãn trên đường cầu tuyến tính

30 ED Độ dốc của đường cầu tuyến tính


là cố định, nhưng hệ số co giãn thì
>1

thay đổi
ED = 1
15
ED
<1

60 Q
30

37
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

4.1.2. Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập

Khái niệm: Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập (EI ) đo lường sự nhạy cảm của
người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi thu nhập thay đổi.

Ý nghĩa: EI cho biết tỉ lệ phần trăm thay đổi trong lượng cầu khi thu nhập thay đổi
1% (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).

% ∆ QD ∆QD I
EI = =
% ∆I ∆I " QD

! Đối với hàng bình thường, EI > 0.


! Đối với hàng thứ cấp, EI < 0.
! Đối với hàng thiết yếu, 0 < EI < 1.
! Đối với hàng xa xỉ, EI > 1.
38
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG
4.1.3. Hệ số co giãn của cầu theo giá chéo
Khái niệm: Hệ số co giãn của cầu theo giá chéo (EXY ) đo lường sự nhạy cảm của
người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá
của mặt hàng liên quan thay đổi.

% ∆ Q$ ∆Q$ P&
EXY = % ∆ P& =
∆P& ' Q$

! Đối với 2 hàng hóa thay thế, EXY > 0


Ví dụ: giá Cocacola tăng làm tăng cầu Pepsi.

! Đối với 2 hàng hóa bổ sung, EXY < 0


Ví dụ: giá xăng tăng làm giảm cầu xe gắn máy.

39
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

4.2. Hệ số co giãn của cung theo giá (ES)

Khái niệm: Hệ số co giãn của cung theo giá đo lường phản ứng của người sản
xuất, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cung khi giá hàng hóa thay đổi.

Ý nghĩa: ES là tỉ lệ phần trăm thay đổi trong lượng cung khi giá hàng hóa thay
đổi 1% (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).

% ∆Q" ∆Q" P P
ES = % ∆P = ∆P # Q" = c. Q"

c là hệ số góc trong hàm cung Q = c.P + d

40
Bài tập

Cho hàm cung và hàm cầu thị trường của bưởi: QS = P - 3, QD = - 2P + 18

a. Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường.

b. Tính hệ số co giãn của cung theo giá tại điểm cân bằng.

41
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

Đặc tính của ES

ES luôn có giá trị dương

ES > 1: cung co giãn nhiều. Đường cung thoải, ít dốc

ES < 1: cung co giãn ít. Đường cung rất dốc

ES = 1: cung co giãn đơn vị. Đường cung dốc vừa phải

ES = 0: cung hoàn toàn không co giãn. Đường cung thẳng đừn song
song trục tung
ES = ∞: cung hoàn toàn co giãn. Đường cung nằm ngang song song
trục hoành

42
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

5. Can thiệp của chính phủ vào thị trường


5.1. Can thiệp trực tiếp: giá trần và giá sàn
P
S
5.1.1. Giá trần (giá tối đa): là mức
giá cao nhất mà chính phủ quy định
E
cho một hàng hoá, người bán không $800

được bán cao hơn giá trần.


$500 Giá trần
Vd: Giá vé xe khách dịp Tết
Thiếu hụt
D
Q

43
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

Tiền lương
5.1.2. Giá sàn (giá tối thiểu): là mức Dư thừa S
giá thấp nhất mà chính phủ quy định
$5 Giá sàn
cho một hàng hoá, người mua không
được mua thấp hơn giá sàn. $4
E

Vd: tiền lương tối thiểu

400 550
Số lượng lao động

44
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

5.2. Can thiệp gián tiếp: thuế và trợ cấp


5.2.1. Đánh thuế

• Chính phủ đánh thuế vào hàng hóa / dịch vụ nhằm tăng nguồn thu ngân
sách để chi cho các hoạt động công như quốc phòng, xây dựng đường sá,
các trường học công lập, an sinh xã hội… .

• Phân tích thuế đánh theo sản lượng: Chính phủ đánh một mức thuế trên
mỗi đơn vị sản phẩm bán được, khiến cho người mua và/hoặc người bán
phải chịu thuế.

45
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG
Đánh thuế người bán: 1,5 $/sản phẩm

Đánh thuế người bán làm


đường cung dịch chuyển P S2
song song lên trên một đoạn Thuế
S1
11
bằng khoản thuế.
10
Giá người mua phải trả tăng 9.5

Giá người bán nhận được


D1
giảm

Q
Lượng cân bằng giảm. 430 500

46
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

Đánh thuế người mua: 1,5 $/ sản phẩm


Đánh thuế người mua làm
đường cầu dịch chuyển
P
song song xuống dưới một
11
S1
đoạn bằng khoản thuế.
10 Thuế
Giá người mua phải trả tăng
9.5

Giá người bán nhận được


giảm D1
D2
Lượng cân bằng giảm.
Q
430 500

47
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

Kết luận chính sách đánh thuế


Khi đánh thuế lên người mua hay người bán thì ảnh hưởng đến giá, lượng cân bằng
và phạm vi ảnh hưởng của thuế là như nhau.

Hệ số co giãn theo giá của bên nào yếu hơn, bên đó chịu thuế nhiều hơn.
P
Vấn đề này là gì:
11
S1
Thuế
Thuế tạo ra khoảng
10
cách giữa giá người
9.5
mua phải trả và giá
người bán nhận được.
D1

Q
430 500 48
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

5.2.2. Trợ cấp

Trợ cấp làm đường cung S1


P
dịch chuyển song song 10,5

xuống dưới một đoạn 10 Trợ cấp S


2

bằng khoản trợ cấp. 9

Giá người mua phải trả giảm


D
Giá người bán nhận được
tăng Q
500 600
Lượng cân bằng tăng.

49
Bài tập

Cho hàm cung và hàm cầu thị trường của sản phẩm X như sau:

QS = P - 3, QD = - 2P + 18

Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường.

Nếu chính phủ đánh thuế 3 đồng / sản phẩm,

- Tính giá và lượng cân bằng

- Tính số tiền thuế mà người tiêu dùng phải chịu trên 1 sản phẩm

- Tính số tiền thuế mà nhà sản xuất phải chịu trên 1 sản phẩm

- Tính tổng số thuế chính phủ thu được

50
Chương 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG

6. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất

6.1. Thặng dư tiêu dùng (CS): là P (S)

phần chênh lệch giữa mức giá mà người


tiêu dùng sẵn lòng trả so với mức giá
CS
thực tế họ phải trả. E
P0
6.2. Thặng dư sản xuất (PS): là phần PS

chênh lệch giữa mức giá mà nhà sản


(D)
xuất bán được so với mức giá họ sẵn
lòng bán. Q0 Q

6.3. Lợi ích ròng của xã hội: là tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.
Thị trường cạnh tranh hoàn toàn luôn tạo ra lợi ích ròng lớn nhất cho xã hội.
51
Bài tập

Cho hàm cung và hàm cầu thị trường của sản phẩm X như sau: Q = P - 3, Q =
- 2P + 18

• Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường.

• Tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, thặng dư xã hội tại điểm cân
bằng.

52

You might also like