You are on page 1of 3

Cu1.

Cung (Supply)
a)Khái niệm: (phần này chia thành các mũi tên,có 4 ý )
-Số lượng hàng hóa , Người bán mong muốn và có khả năng bán, Mức giá khác nhau,Giai
đoạn nhất định.
b)Phân biệt cung và lượng cung -Lượng cung (QS): Lượng cụ thể tại một mức giá xác định
-Cung: tập hợp các lượng cung tại các mức giá khác nhau
c)Luật cung
-Có nhiều yếu tố chi phối cung nhưng hiện thực phổ biến chi phối cung là giá cả.
-Giữa giá và lượng cung: mối quan hệ tỉ lệ thuận gọi là quy luật cung: P ⭧ => QS ⭧
P ⭨ => QS ⭨
-Khi mô tả cung ở những mức giá khác nhau tương ứng với lượng cung ta đc biểu cung
d)Hàm cung -Dạng hàm cung tuyến tính: QS = c + dP (d ≥ 0)
Hoặc P = (-c/d) + (1/d)QS (n ≥ 0) <Hàm giá cung>
Dạng hàm cung phi tuyến tính: QS = fx(1, x2, …, xn)
e) đồ thị đường cung(như hình bên )
-Hàm cung có dạng: Qs = a + bP =>P = -a/b + 1/bQS=>1/b = độ
dốc đường cung.
f)Cung của hang và cung thị trường
-Cung thị trường bằng tổng cung của các hãng tại từng mức giá
nhất định
g)Các yếu tố tác động đến cung
-Số lượng người bán
-Tiến bộ về công nghệ
-Giá của các yếu tố đầu vào
-Chính sách của Chính phủ
-Giá của hàng hóa liên quan trong sản xuất
-Kỳ vọng về giá cả trong tương lai
-Lãi suất
-Yếu tố khác: thiên tai, dịch bệnh, chính trị,…
-Môi trường kinh doanh: luật pháp, thủ tục hành chính, văn hóa,..
h)Hai nguyên lý của đường cung
-Sự thay đổi giá cả của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi chỉ có hiện tượng di chuyển trượt
dọc trên đường cung.
-Dịch chuyển đường cung:Các yêu tố ảnh hưởng đến cung(khác giá) thay đổi:
+ Đường cung dịch chuyển// sang phải=> P không đổi,Qs tăng
+ Đường cung dịch chuyển// sang trái=> P không đổi,Qs giảm

3. Cầu (Demand)
a) Khái niệm
4 yếu tố
-Số lượng hàng hóa
-Người mua có khả năng và sẵn sàng mua
-Mức giá khác nhau
-Thời gian nhất định
b) Phân biệt cầu và lượng cầu
+Lượng cầu (QD): lượng cầu cụ thể tại một mức giá nhất định
+Cầu được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cầu ở các mức giá khác nhau
c) Luật cầu
-Có nhiều yếu tố quyết định tới khả năng và sẵn sàng của người mua nhưng có một yếu tố
mang tính phổ biến đó là giá cả: giá tăng -> cầu giảm, giá thấp -> cầu tăng
-Vì vậy giữa giá và lượng cầu luôn là mối quan hệ tỉ lệ nghịch: P ⭧ => QD ⭨
P ⭨ => QD ⭧
-Quan hệ tỷ lệ nghịch được khái quát thành quy luật của cầu cho mọi hàng hóa.
-Một cái biểu mô tả mối quan hệ giữa P và QD được gọi là biểu cầu.
d) Hàm cầu
 Dạng hàm cầu tuyến tính:
- QD = a – bP (a ≥ 0; b ≥ 0)
 Phương trình tuyến tính bậc nhất gọi là hàm cầu tuyến tính cơ bản/ phương trình
cầu cơ bản
P = a/b – (1/b)QD (a ≥ 0; b ≥ 0)
e) Cầu cá nhân và cầu thị trường
Cầu thị trường về một hàng hóa là tổng cầu của các cá nhân tại từng mức giá
f)Các nhân tố tác động đến cầu
Ngoài giá cả còn có các yếu tố tác động đến lượng cầu nhưng ko làm thay đổi quy luật
cầu
 Lượng cầu thay đổi
 Thu nhập
 Giá cả của hàng hóa liên quan
 Các chính sách của chính phủ
 Kỳ vọng về thu nhập
 Thị hiếu, sở thích, phong tục, tập quán,…
 Kỳ vọng về giá cả
 Các yếu tố khác: thời tiết thuận lợi , quảng cáo trung thực
→ Kết Luận: Cầu có hai hiện tượng
- Giá cả hình thành lên quy luật cầu và lượng cầu
- Các yếu tố tác động lên cầu:
- Hình thành lên 2 nguyên lý
+ Nếu giá thay đổi chỉ trượt dọc trên đường
cầu
+ Tất cả những nhân tố tác động lên cầu
thay đổi sẽ làm dịch chuyển song song
đường cầu. Sang phải nếu yếu tố tác động
làm cầu tăng và ngược lại.

4.Cơ chế hoạt động của thị trường


a)Trạng thái cân bằng cung cầu :Điều kiện cân bằng: Qs=Qo
Qd=Qo
b)Trạng thái dư thừa (dư cung)
-trạng thái dư thừa chỉ xuất hiện khi áp đặt mức giá khác mức giá cân bằng,nếu áp đặt giá cao
hơn giá cân bằng thì có dư cung : Q dư cung= Qs-Qd
c)Trạng thái thiếu hụt (dư cầu)
-Nếu giá áp đặt thấp hơn giá cân bằng -> dư cầu: Q dư cầu= Qd-Qs
d)Sự thay đổi trạng thía cân bằng cung cầu trên thị trường: Khi các yếu tố ngoài giá cả
ảnh hưởng đến cung hoặc cầu đều làm dịch chuyển song song đường cung hoặc đường cầu
đẫn dến thay đổi trạng thái cân bằng. Khi đó giá cả luôn tăng giảm xoay quanh giá trị thực của
nó.
e)Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất:
-Thặng dư là giá trị thu lợi khi tham gia trao đổi hàng hóa trên thị trường.
-Tại điểm cân bằng cả người tiêu dùng và người sản xuất đều có thặng dư (2 bên đều có lợi)
-Đo giá trị thặng dư
+ Tam giác trên đường giá cân bằng và dưới đường cầu = thặng dư tiêu dùng
+ Tam giác dưới đường giá cân bằng trên đường cung = thặng dư sản xuất

*Ý NGHĨA VÀ VẬN DỤNG THỰC TIỄN


-Ý NGHĨA:Như vậy qua cung và cầu ta thấy qui luật cung cầu là qui luật của nền kinh tế thị
trường, qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch hàng
cân bằng sẽ được xác định. Qui luật cung cầu chính là lí do giúp cho các nhà quản trị cần
nghiên cứu nhu cầu thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, dự đoán sự thay đổi của cầu, phát
hiện nhu cầu mới để cải tiến chất lượng, hình thức, mẫu mã cho phù hợp, đồng thời phải
quảng cáo để kích cầu.
Vai trò của quan hệ cung - cầu • Là cơ sở để nhận thức vì sao giá cả thị trường và giá trị
hàng hoá chênh lệch nhau . • Là căn cứ để người sản xuất , kinh doanh mở rộng hay thu hẹp
sản xuất , kinh doanh . • Là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn khi mua hàng hoá .
-VẬN DỤNG QUAN HỆ CUNG CẦU: • Nhà nước : điều tiết các trường hợp cung - cầu
trên thị trường thông qua các giải pháp vĩ mô thích hợp . ● Người sản xuất , kinh doanh : ra
các quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất , kinh doanh , thích ứng với các trường hợp cung
- cầu . • Người tiêu dùng ra các quyết định mua hàng thích ứng với các trường hợp cung câu
để có lợi .

You might also like