You are on page 1of 3

Quy luật giá trị

Quy luật giá trị


- Nội dung của qui luật: sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên
cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết (giá trị xã hội).
- Yêu cầu của qui luật giá trị:
+ Đối với sản xuất: phải sản xuất ra hàng hóa với giá trị cá biệt bằng hoặc thấp
hơn giá trị xã hội.
+ Đối với lưu thông: phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội
làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt.
-Tác động của qui luật giá trị
+ Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ Thứ hai, kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất
lao động.
+ Thứ ba, phân hóa những người sản xuất thành người giàu, người nghèo một
cách tư nhiên.
Quy luật cung cầu
- Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung và cầu
hàng hoá trên thị trường.
- Trên thị trường, cung – cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường
xuyên tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả
Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị, ngược lại, nếu cung nhỏ hơn
cầu thì giá cả cao hơn giá trị; nếu cung bằng cầu thì giá cả bằng với giá trị
- Quy luật cung cầu có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu
thông hàng hoá, làm biến đổi cơ cấu và dung lượng thị trường, quyết định
giá cả thị trường.
- Căn cứ quan hệ cung- cầu, có thể dự đoán xu thế biến động của giá cả;
khi giá cả thay đổi, cần đưa ra chính sách điều tiết giá cho phù hợp nhu
cầu thị trường.
Sự biến động giá vàng theo tháng

- Ở đâu có thị trường thì ở đó có quy luật cung – cầu tồn tại và hoạt động
một cách khách quan. Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung – cầu
thông qua các chính sách, các biện pháp kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tín
dụng, hợp đồng kinh tế, thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng…
Quy luật lưu thông tiền tệ
- Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật qui định số lượng tiền cần thiết cho
lưu thông hàng hoá ở mỗi thời kì nhất định
PXQ
Quy luật này được thể hiện như sau: M = V
Trong đó:

M: Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông


P: mức giá của đơn vị hàng hóa
Q: số lượng hàng hóa đem ra lưu thông
V: số vòng luận chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.
Như vậy, số lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với tổng số giá
cả của hàng hóa được đưa ra thị trườngvà tỉ lệ nghịch với tốc độ lư
thông của tiền tệ. Đây là quy luật chung của lưu thông tiền tệ.
Khi lưu thông hàng hoá phát triển, việc thanh toán không dùng tiền
mặt trở nên phổ biến thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác
định:
P . Q− (G 1+G 2 )+G 3
M= V
+ P.Q là tổng giá cả hàng hoá
G1 là tổng giá cả hàng hoá bán chịu
G2 là tổng giá cả hàng hoá khấu trừ cho nhau
G3 là tổng giá cả hàng hoá đến kỳ thanh toán
V là số vòng quay trung bình của tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ tuân theo các nguyên lý sau
- Lưu thông tiền tệ và cơ chế lưu thông tiền tệ do cơ chế lưu thông hàng
hoá quyết định. Số lượng tiền được phát hành và đưa vào lưu thông phụ
thuộc vào khối lượng hàng hoá được đưa ra thị trường
- Nếu tiền giấy được phát hành quá nhiều, vượt quá lượng vàng cần thiết
cho lưu thông mà tiền giấy là đại diện
→Làm cho tiền giấy mất giá trị, giá cả tăng lên dẫn đến lạm phát.

You might also like