You are on page 1of 8

1.

Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ:


a) Nguồn gốc của tiền tệ:
- Tiền ra đời là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa, là
sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao.
- Trong lịch sử, việc trao đổi hàng hóa lúc đầu chỉ mang tính đơn lẻ, ngẫu nhiên,
người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa có giá trị sử dụng này để đổi lấy một hàng
hóa có giá trị sử dụng khác. Đây là hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá
trị ⇒ hình thành phôi thai của tiền tệ
VD: 1m vải = 10kg thóc
=> giá trị vải được biểu hiện qua thóc, thóc trở thành giá trị hiện thân của
vải vì thóc và vải đều là vật có giá trị
- Khi quan hệ trao đổi trở thành quá trình đều đặn, thường xuyên, thúc đẩy sản
xuất hàng hóa ra đời và phát triển thì hình thái thứ hai là hình thái mở rộng của
hàng hóa ra đời. Hình thái này xuất hiện trong thực tế khi một hàng hóa nào đó
được trao đổi với nhiều hàng hóa khác một cách thông thường phổ biến. Ở đây,
giá trị của hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau đóng vai trò
làm vật ngang giá. Đồng thời tỷ lệ trao đổi không còn mang tính chất ngẫu
nhiên nữa mà dần dần do lao động quy định. Tuy nhiên, ở hình thái này, giá trị
của hàng hóa được biểu hiện còn chưa hoàn tất, thống nhất và vẫn trao đổi trực
tiếp hàng – hàng, do vậy đôi khi phải trao đổi với nhiều loại hàng hóa mới có
được hàng hóa mà mình cần.
VD: 1m vải = 10 kg thóc hoặc = 2 con gà hoặc = 0.1 chỉ vàng
=>1m vải được biểu hiện qua nhiều vật giá trị khác nhau
- Do đó, khi sản xuất và trao đổi phát triển hơn, đòi hỏi phải có vật ngang giá
chung, hình thái thứ ba xuất hiện: Hình thái chung của giá trị đã khắc phục hạn
chế này. Ở hình thái này, giá trị của mọi hàng hóa được biểu hiện ở một hàng
hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung – “vật ngang giá phổ biến”. Các hàng
hóa đều đổi thành vật ngang giá chung, sau đó mới mang đổi lấy hàng hóa cần
dùng. Vật ngang giá chung trở thành môi giới. Tuy nhiên, ở hình thái này, bất
kỳ hàng hóa nào cũng có thể trở thành vật ngang giá chung, miễn là nó được
tách ra làm vật ngang giá chung.
hình thái chung là vật được nhiều người ưa chuộng
VD: 10kg thóc hoặc 2 con gà hoặc 0,1 chỉ vàng hoặc v.v…=1m vải
-Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn nữa, đặc biệt là khi mở rộng
giữa các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất thì hình thái
thứ tư ra đời: hình thái tiền. Giá trị của tất cả các hàng hóa ở đây đều được biểu
hiện ở một hàng hóa đóng vai trò tiền tệ. Lúc đầu có nhiều hàng hóa đóng vai
trò tiền tệ nhưng dần dần được chuyển sang các kim loại quý như đồng, bạc và
cuối cùng là vàng. Lúc này tiền trở thành yếu tố ngang giá chung cho toàn bộ
thế giới hàng hóa
VD: 0.1 chỉ vàng = vật ngang giá chung (vàng trở thành tiền tệ) = 10kg thóc =
1m vải = 2 con gà
b) Bản chất của tiền tệ:
- Bản chất của tiền là một một loại hàng hóa đặc biệt, là yếu tố ngang giá chung
cho thế giới hàng hóa.
- Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa.
- Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và
trao đổi hàng hóa.

THÔNG TIN BỔ SUNG:


- Về bản chất, tiền tệ là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá, dịch
vụ, là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn.
- Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ hơn thông qua 2 thuộc tính của nó:
+ Tiền tệ thỏa mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật
trung gian trong trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ là do xã hội qui
định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ (tức là vai
trò vật trung gian môi giới trong trao đổi) thì chừng đó giá trị sử dụng của nó
với tư cách là tiền tệ còn tồn tại.
+ Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là
khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi (được xét trên
phương diện toàn thể các hàng hóa trên thị trường).
2. Chức năng của tiền tệ:
1) Là thước đo giá trị
- Chức năng đầu tiên thường thấy nhất của tiền tệ là được dùng để biểu thị và
làm thước đo giá trị của hàng hóa. Hàng hóa sẽ được đo lường giá trị bằng tiền
tệ giống như cách chúng được cân đo bằng các đơn bị đo lường khối lượng. Giá
trị hàng hóa được đo lường bằng tiền tệ được gọi là giá cả.
- Giá cả của hàng hóa chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị
tiền tệ và quan hệ cung – cầu hàng.
VD: Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được so sánh bằng giá trị của
tiền tệ. Một đôi giày bảo hộ có giá trị bằng 5 xu ( tiền xu ngày xưa được làm từ
nhôm). Một cuốn sách có giá trị bằng 1 đồng (tiền đồng được đúc từ đồng). Mà
1 đồng cũng có giá trị bằng 10 xu.Vì thế có thể nói Giá trị hàng hoá tiền tệ
(vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó.
2) Là phương tiện lưu thông
- Trong quá trình trao đổi hàng hóa, tiền tệ đóng vai trò như phương tiện giúp
lưu thông hàng hóa. Chức năng lưu thông của tiền tệ được diễn ra theo cấu trúc
hàng – tiền – hàng (Tức là hàng hóa sẽ được chuyển hóa thành tiền tệ, và tiền tệ
lại được lưu thông thành hàng hóa).
- Ở mỗi thời kỳ nhất định, lượng tiền cần thiết để đảm bảo lưu thông hàng hóa
sẽ thay đổi theo quy luật lưu thông tiền tệ của thị trường.
- Theo Các Mác, trong cùng thời gian và không gian, lượng tiền cần thiết cho
lưu thông được tính bằng thương của tổng giá cả hàng hóa chia số vòng lưu
thông của tiền tệ. Tổng giá cả hàng hóa được tính theo công thức giá trung bình
của hàng hóa nhân với tổng số lượng hàng hóa được lưu thông. Mức độ tiền tệ
hóa trên thị trường càng cao thì chức năng và quy luật lưu thông tiền tệ càng
được thể hiện rõ.
VD: Một người bán cửa hàng tạp hóa dùng tiền kiếm được đi mua những vật
phẩm thiết yếu (gạo, thịt, rau củ quả…)
3) Là phương tiện cất giữ
- Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
- Để là phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị. Chức năng cất trữ làm cho
tiền trong lưu thông luôn thích ứng một cách tự phát với nhu cầu cần thiết cho
lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa
vào lưu thông và ngược lại.
VD: Cất trữ vàng
4) Là phương tiện thanh toán
- Khi thực hiện chức năng thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, trả tiền mua
chịu hàng hóa…Chức năng phương tiện thanh toán của tiền gắn liền với chế độ
tín dụng thương mại, tức mua bán thông qua chế độ tín dụng, thanh toán không
dùng tiền mặt mà chỉ dùng tiền trên sổ sách kế toán, hoặc tiền trong tài khoản,
tiền ngân hàng, tiền điện tử…
VD: Hiện nay ngân hàng đều cho vay tín dụng, chuyển khoản, ngân phiếu
5) Tiền tệ thế giới
- Khi quan hệ buôn bán giữa các quốc gia với nhau xuất hiện, thì tiền tệ làm
chức năng tiền tệ thế giới. Điều đó có nghĩa là thanh toán quốc tế giữa các nước
với nhau. Làm chức năng tiền tệ thế giới phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng
được thừa nhận thanh toán quốc tế. Việc đổi tiền của một quốc gia này thành
tiền của một quốc gia khác được tiến hành theo tỷ giá hối đoái. Đó là giá cả
đồng tiền của một quốc gia này so với đồng tiền của quốc gia khác.
VD: Hiện nay ngành du lịch phát triển, mọi người dễ dàng du lịch nước ngoài.
Khi đi du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước bạn. Tỷ giá hối
đoái dự vào nền kinh tế của các nước nên có giá trị khác nhau. Hiện tại 1 USD
~ 23.000 VNĐ
⟹ Năm chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hóa quan hệ mật thiết
với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của
sản xuất và lưu thông hàng hóa.

3.Quy luật lưu thông tiền tệ:


- K/n: là quy luật được xây dựng và thực hiện trong quá trình tiền tệ được lưu
thông trên thị trường. Phản ánh định lượng tiền cần thiết cho việc lưu thông sản
phẩm trong một thời kì nhất định. Tính chất cân đối hay điều tiết này được thực
hiện trong hoạt động quản lý của nhà nước.
- Nội dung quy luật: Số lượng tiền cần thiết thực hiện chức năng phương tiện
lưu thông tỷ lệ thuận với tổng giá cả trong lưu thông và tỷ lệ nghịch với tốc độ
lưu thông bình quân của tiền tệ trong thời kỳ đó.
Công thức của quy luật lưu thông tiền tệ:
M= (P × Q)/V
•Trong đó:
M: số tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian nhất định
P: mức giá cả
Q: sản lượng hàng hóa và dịch vụ đưa ra lưu thông
V: số vòng lưu thông trung bình của đồng tiền (tốc độ lưu thông đồng
tiền)
* Lưu ý: Để phản ánh đúng tính chất của hàng hóa lưu thông và nghĩa vụ thực
hiện khi tham gia giao dịch, cho nên khi ứng dụng công thức này cần lưu ý một
số điểm sau:
+ Khi tính tổng giá cả (P x Q) cần phải bỏ những hàng hóa không được đưa ra
lưu thông trong thời kỳ đó như:
•Hàng hóa dự trữ hay tồn kho không được đem ra bán hoặc để bán trong
kỳ sau
•Hàng hóa bán (mua) chịu đến thời kỳ sau mới cần thanh toán
•Hàng hóa dùng để trao đổi trực tiếp với hàng hóa khác
•Hàng hóa được mua (bán) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền
mặt (chuyển khoản, ký sổ, ...)
+ Phải cộng thêm vào lượng tiền cần thiết cho lưu thông
•Lượng tiền dùng để ứng trước, để đặt hàng trong thời kỳ này nhưng lại
chỉ nhận hàng trong kỳ sau
•Lượng tiền mua (bán) hàng hóa chịu đã đến kỳ thanh toán
- Khi lưu thông hàng hóa phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt trở
nên phổ biến thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định lại như
sau: M= (P x Q-(G1+ G2)+ G3)/V

Trong đó:
P x Q: tổng giá cả hàng hóa
G1: tổng giá cả hàng hóa bán chịu
G2: tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau
G3: tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán
V: số vòng quay trung bình của tiền tệ

VÍ DỤ:
Ví dụ 1: Gia đình anh D làm kinh doanh và sản xuất nông sản. Trong mùa vụ
này gia đình anh đã trồng và sản xuất cây rau mùa vụ đông với diện tích là 0,2
ha, gia đình anh phải đầu tư với số tiền khoảng 1,5 tỷ đồng. Với số tiền này anh
phải chi trả cho lao động, giống cây, phân bón, dụng cụ chăm sóc trong vòng 5
tháng. Và đến thời kỳ thu hoạch thì gia đình anh D đã bán và thu về số tiền là
2,4 tỷ đồng.
Như vậy có thể thấy được quy luật lưu thông tiền tệ trong quá trình sản xuất
kinh doanh của gia đình anh D. Do buôn bán kinh doanh nên anh D đã bỏ tiền
vào đầu tư sản xuất (lúc này tiền được lưu thông) sau đó thu lại được tiền khi
bán hàng hoá, lúc này hàng hoá đã được lưu thông. Và số tiền mà anh D thu
được sẽ để thực hiện các chức năng của tiền tệ trong đó một phần sẽ thực hiện
cho việc sản xuất và lưu thông hàng hoá cho lần tiếp theo.

Ví dụ 2: Bố của An là người kinh doanh gạo, nên để có gạo buôn bán thì bố An
phải nhập khoảng 1 tấn gạo với trị giá là 15 triệu đồng. Và số lượng gạo lại
được đem bán cho người cần thiết.
Ví dụ này thể hiện được việc hàng hoá được lưu thông đến tay người tiêu dùng
thì người kinh doanh phải bỏ một giá trị tiền tệ nhất định nhằm đưa hàng hoá ra
lưu thông. Giá trị tiền tệ tỉ lệ thuận với tổng giá cả của hàng hoá được đem ra
lưu thông.

Ví dụ 3: Ngày xưa Nước ta lưu hành những đồng xu tiền làm bằng nhôm. Để
thuận tiện người ta đã đục lỗ ở giữa đồng xu tiền để tiện tàng trữ và đếm.
Những đồng xu tiền bị đục lỗ đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày
đó .Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có
thực trạng này vì tiền làm phương tiện đi lại lưu thông chỉ đóng vai trò trong
chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần.
Làm phương tiện đi lại lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi
dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng sắt kẽm
kim loại của đơn vị chức năng tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp
so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự sinh ra của tiền giấy.
Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của giá trị, chính vì thế
việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy .

4. Sự vận dụng tiền tệ trong vận hành và quản lý kinh tế:


- Việc áp dụng quy luật vận động chính là việc đưa ra các chính sách tiền tệ hợp
lý cho kinh tế vĩ mô một nước.
- Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng
và ngoại hối để ổn định tiền tệ. Từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển.
1) Khống chế tỷ lệ thất nghiệp – Tạo ra công ăn việc làm
Chính sách tiền tệ dù mở rộng hay thu hẹp cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tỷ lệ
thất nghiệp. Đặt ra cho ngân hàng Trung ương trách nhiệm: tăng cường, mở
rộng đầu tư sản xuất kinh doanh để khống chế tỷ lệ thất nghiệp, tạo ra việc làm.
2) Tăng trưởng kinh tế
Đối với chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế chính là mục tiêu hàng đầu và
quan trọng nhất. Sự tăng trưởng kinh tế thể hiện qua hai yếu tố: Lãi suất và số
cầu tổng quát. Chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế
thông qua tăng hay giảm khối tiền tệ thích hợp trong nền kinh tế.
3) Ổn định giá cả trên thị trường
Ổn định giá cả có ý nghĩa quan trọng giúp cho Nhà nước hoạch định phương
hướng phát triển kinh tế hiệu quả. Việc ổn định giá cả sẽ giúp cho môi trường
đầu tư ổn định,góp phần thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy các doanh nghiệp,..
4) Ổn định lãi suất
Việc ổn định lãi suất chính là thực hiện lãi suất tín dụng cung ứng phương tiện
thanh toán, cho nền kinh tế quốc dân thông qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng.
5) Ổn định thị trường tài chính và ngoại hối
Làm ổn định thị trường tài chính để điều hành nền kinh tế của mỗi chính phủ.
Ổn định thị trường tài chính cũng được thúc đẩy bởi sự ổn định lãi suất. Đối với
thị trường ngoại hối, việc tỷ giá ổn định có ý nghĩa rất lớn đối với việc củng cố
niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài.
6) Giải quyết tình trạng lạm phát
Chính sách tiền tệ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết khối lượng
tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế, kiểm soát được hệ thống tiền tệ từ đó
kiềm chế và đẩy lùi lạm phát.

• Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay


1. Điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối
hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô
khác
2. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh.
3. Triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với
xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”; đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ
đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát
sinh. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các TCTD.
4. Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh chuyển đổi số trong
hoạt động ngân hàng gắn với đảm bảo an ninh, an toàn; tiếp tục hoàn thiện
khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc cung ứng
các mô hình kinh doanh mới.
5. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu
quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật.
6. Cải cách mạnh mẽ quy định, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
7. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển ngành ngân hàng,
Kế hoạch hành động và các Đề án của Ngành đã ban hành.

• Đối với thế giới


HOA KỲ
- Đối mặt với cuộc khủng hoảng, từ tháng 9/2007, mức lãi suất liên ngân hàng
mục tiêu của Fed đã giảm từ 5,25% xuống còn khoảng 0 - 0,25% vào tháng
12/2008 - mức mà các nhà kinh tế học gọi là “Ngưỡng giới hạn zero” (zero
lower bound). Theo xu hướng lịch sử, mức lãi suất thấp “bất thường” này đã
được duy trì trong một khoảng thời gian dài cũng “bất thường” (khoảng 7 năm).
Từ tháng 12/2015, Fed đã bắt đầu tăng mức lãi suất chính sách trở lại. Sau chín
lần tăng - mỗi lần là 25 điểm cơ bản (hay 0,25 điểm phần trăm), đã đưa mức lãi
suất liên ngân hàng mục tiêu lên 2,25 – 2,5%. Fed đã từng dự kiến mức lãi suất
này sẽ còn tiếp tục gia tăng ba lần trong năm 2019 và ít nhất một lần trong năm
2020.
- Tuy nhiên, trước sự bấp bênh của nền kinh tế Hoa Kỳ, cuộc chiến thương mại
Mỹ-Trung chưa hồi kết đi cùng với tình hình kinh tế toàn cầu nhiều bất ổn, năm
2019 – đến thời điểm này (31/10/2019), chúng ta đã được chứng kiến ba lần
giảm lãi suất của Fed (xuống còn 1,5 – 1,75%) và nhiều khả năng Fed sẽ giữ
mức lãi suất này ổn định, ít nhất là đến hết đầu năm 2020.
TRUNG QUỐC
- Trung Quốc từ 22/8 đã cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn và hạ mức tham chiếu
thế chấp với biên độ lớn hơn. Đây được xem là các biện pháp bổ sung vào các
biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ đã triển khai từ tuần trước, khi Bắc Kinh
đẩy mạnh nỗ lực phục hồi một nền kinh tế đang gặp khó khăn bởi cuộc khủng
hoảng bất động sản và gia tăng của các ca nhiễm covid mới.

TRÍCH NGUỒN:
Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ:
https://thukyphaply.com/nguon-goc-ban-chat-va-chuc-nang-cua-tien-
te/
Nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền tệ:
file:///C:/Users/Admin/Downloads/tieu-luan-tien-te-lich-su-nguon-
goc-ban-chat-qua-trinh-phat-trien-tri15.pdf
Quy luật lưu thông tiền tệ:
https://hoatieu.vn/phap-luat/cac-chuc-nang-cua-tien-te-va-quy-luat-
luu-thong-tien-te-122561
Sự áp dụng chính sách tiền tệ vào vận hành và quản lý kinh tế:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/
asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/dieu-hanh-chinh-sach-tien-
te-va-hoat-dong-ngan-hang-giup-kiem-soat-lam-phat-on-dinh-kinh-te-
vi-mo-gop-phan-dua-dat-nuoc-vuot-qua-kho-khan-cua-dai-dich

You might also like