You are on page 1of 3

*Chức năng của tiền tệ

Chức năng của tiền tệ là phương tiện thanh toán, phương tiện lưu thông, phương
tiện cất trữ, thước đo giá trị, tiền tệ thế giới. Mỗi một chức năng của tiền tệ đều có
vai trò đối với sự vận hành của thị trường.

1. Là thước đo giá trị


Tiền tệ được dùng để biểu hiện cũng như đo lường giá trị của các hàng hoá. Để có
thể đo lường giá trị của các hàng hoá thì bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Vì
vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Đo lường giá trị hàng
hoá không nhất thiết phải là tiền mặt. Chỉ cần so sánh với lượng vàng đó trong trí
tưởng tưởng của mình. Thực tế giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá đã có
một tỷ lệ nhất định. Cơ sở để xác định tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá đưọc biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả
hàng hoá. Hay nói cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị
hàng hoá.
Giá cả hàng hoá chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây:
- Giá trị của tiền.
- Giá trị hàng hoá.
- Quan hệ cung – cầu về hàng hoá.
Nhưng vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả, nên trong ba nhân tố nêu trên thì
giá trị vẫn là nhân tố quyết định giá cả.
Để chức năng của tiền tệ là thước đo giá trị thì tiền tệ cũng phải được quy định một
đơn vị. Tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn đo lường giá cả của hàng hoá. Đơn vị đó
là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. Ở mỗi nước, đơn vị
tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu
chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác
dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá
trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại
dùng làm tiền tệ.
2. Là phương tiện lưu thông
Tiền được dùng làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng
lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải có tiền mặt. Quá trình trao đổi hàng hoá lấy tiền
làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá. Công thức lưu thông hàng hoá là: H – T –
H. Trong đó H là hàng hóa, T là tiền mặt. Khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng
hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và
không gian. Với việc không nhất trí giữa mua và bán vô tình gây ta những nguy cơ
của khủng hoảng kinh tế.
Ở mỗi thời kỳ nhất định, lưu thông hàng hoá bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền
cần thiết cho sự lưu thông. Số lượng tiền này được xác định bởi quy luật chung của
lưu thông tiền tệ. Theo C. Mác, nếu xem xét trong cùng một thời gian và trên cùng
một không gian thì khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông được xác định qua
công thức:
Trong đó: T là số lượng tiền tệ cần cho lưu thông, H là số lượng hàng hóa lưu
thông trên thị trường, Gh là giá cả trung bình của 1 hàng hóa, G là tổng số giá cả
của hàng hóa, N là số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại. Quá trình hình
thành tiền giấy: lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần
dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn
dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền
đúc đủ giá trị.
3. Là phương tiện cất trữ
Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Tại sao
tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái
giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải.
Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc.
Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu
cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền
cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm lượng hàng hoá lại ít
thì một phần tiền rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

4. Là phương tiện thanh toán


Tiền tệ được dùng làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế,
trả tiền mua chịu hàng… Chức năng của tiền tệ có thể làm phương tiện thanh toán,
bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản, thẻ tín dụng… Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá
phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong việc
mua bán chịu người mua trở thành con nợ, ngươi bán trở thành chủ nợ. Khi hệ
thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi. Và đến kỳ thanh toán, nếu một khâu
nào đó không thanh toán. Điều này sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ
thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.
5. Tiền tệ thế giới
Khi quan hệ buôn bán giữa các quốc gia với nhau xuất hiện, thì tiền tệ làm chức
năng tiền tệ thế giới. Điều đó có nghĩa là thanh toán quốc tế giữa các nước với
nhau. Làm chức năng tiền tệ thế giới phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được thừa
nhận thanh toán quốc tế. Việc đổi tiền của một quốc gia này thành tiền của một
quốc gia khác được tiến hành theo tỷ giá hối đoái. Đó là giá cả đồng tiền của một
quốc gia này so với đồng tiền của quốc gia khác.

Tài liệu tham khảo: https://luathoangphi.vn/chuc-nang-cua-tien-te-la-gi/amp/

You might also like