You are on page 1of 92

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Câu 1: So sánh tiền mặt và tiền chuyển khoản


KN:-Tiền: +Theo CM: tiền là 1 loại hh đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung để đo
giá trị của các hh khác
+Theo các nhà KT hiện đại: tiền là bất cứ phương tiện nào đc Xh chấp nhận
làm phương tiện trao đổi vs mọi hh, dv và các khoản thanh toán trong nền kt
-Tiền mặt là loại tiền có hình dáng cụ thể, đang có giá trị lưu hành, có tiêu chuẩn giá cả
nhất định, đc pháp luật nhà nc thừa nhận
-Tiền ck là hình thức tiền tệ đc sd = cách ghi chép trong sổ sách kế toán của NH và
khách hàng
- Giống nhau:
+ đều là tiền phục vụ cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ
+ đều mang đầy đủ 3 chức năng của tiền: chức năng đơn vị định giá, chức năng phương
tiện trao đổi và chức năng dự trữ giá trị.
- Khác nhau:
Chỉ tiêu Tiền mặt Tiền chuyển khoản
Khái niệm tiền giấy hoặc tiền kim loại Là hình thức được ghi chép
có hình dáng, kích thước bằng các con số trong sổ
nhất định trên mặt nó đều sách kế toán của ngân hàng.
thể hiện mệnh giá của
đồng tiền.
Cách sử dụng trực tiếp làm phương tiện gián tiếp thông qua các
mua bán, trao đổi, chi trả phương tiện công cụ thanh
trong lưu thông cũng như toán.
nhiều chức năng khác.
Hình thức tồn tại Vật chất cụ thể giấy bạc phi vật chất là những con
ngân hàng, tiền vàng, đúc được phản ánh, ghi chép trên
bằng kim loại kém giá. tài khoản của những NH
Phạm vi lưu thông rộng rãi hơn trong toàn hẹp hơn, chỉ có các chủ thể
XH, ở tất cả mọi nơi, mọi mở tài khoản tiền gửi thanh
đối tượng. toán tại NH mới có thể sd
Sự vận động của vận động gắn liền với sự thường vận động tương đối
tiền vận động của hàng hóa với sự vận động của hàng
hóa
Chi phí tạo tiền lớn hơn do phải in ấn, bảo ít hơn do tiền chuyển khoản
quản, vận chuyển là những con số nên dễ dàng
thay đổi.
Chi phí sử dụng nhỏ, người sử dụng không mất 1 khoản phí nhỏ hơn phí
mất phí giao dịch cho NH
Thời gian thanh Nếu thanh toán 1 khối nhanh hơn, an toàn hơn
toán lượng lớn và xa thì tiền
mặt thanh toán chậm hơn
và nhiều rủi ro
Sử dụng tính thanh cao hơn thấp hơn
khoản
Chủ thể phát hành do NHTW tạo ra do NHTM tạo ra
Yêu cầu người sử không đòi hỏi trình độ dân đòi hỏi trình độ dân trí cao,
dụng trí cao trình độ KHKT
Kiểm soát của NN khó kiểm soát, dễ bị làm tất cả các hoạt động đều
đối với các hoạt giả được phản ánh thông qua
động ktxh các con số ở NH-> có thể
kiểm soát ngầm
Độ rủi ro cao hơn thấp hơn

Câu 2: Tại sao hiện nay có xu hướng gia tăng sử dụng tiền chuyển khoản, giảm sử
dụng tiền mặt.
Do tiền chuyển khoản có những ưu điểm mà tiền mặt không có:
- không bị làm giả
- tiết kiệm chi phí lưu thông, chi phí tạo tiền, chi phí bảo quản bởi vì chỉ cần 1 vài thao
tác được thực hiện thông qua hệ thống máy vi tính là ta đã có thể chuyển tiền từ tài khoản
này sang tài khoản khác 1 cách nhanh chóng, gọn nhẹ, an toàn và chính xác.
- Rủi ro thấp
- lưu thông tiền mặt dễ dẫn đến lạm phát vì khối lượng tiền ngoài lưu thông vượt mức cần
thiết nên tăng sử dụng tiền chuyển khoản sẽ làm giảm bớt rủi ro lạm phát.
- dễ dàng giao dịch, thanh toán
- Nhà nước dễ dàng quản lý được khối lượng tiền lưu thông trong nền ktế thông qua việc
NHTW tham gia và kiểm soát chặt chẽ việc tạo tiền chuyển khoản của các NHTM và các
tổ chức tín dụng. Tiền chuyển khoản được tạo ra thông qua nghĩa vụ tín dụng và thanh
toán không dùng tiền mặt thông qua hệ thống NHTM. NHTW kiểm soát việc định ra tỉ lệ
dữ trữ bắt buộc, cơ cấu hợp lý giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản , lãi suất tái chiết khấu
=> tạo sự lành mạnh, ổn định
Tóm lại, việc sử dụng tiền chuyển khoản là 1 tất yếu buộc 1 nền kinh tế phát triển lành
mạnh phải đi theo.
Câu 3: Các chức năng của tiền:
* Khái niệm: tiền là bất cứ 1 phương tiện nào được XH chấp nhận làm phương tiện trao
đổi với hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác trong nền ktế.
* Chức năng:
*Chức năng đơn vị định giá:
+ Tiền để đo giá trị trong nền ktế
+ khi thực hiện chức năng đơn vị định giá, tiền đã chuyển giá trị thành giá cả, Giá cả là
biểu hiện bằng tiền của giá trị. Giá trị hàng hóa, dịch vụ, sức lđ  giá cả
+ điều kiện để tiền trở thành đơn vị định giá
 Giá trị danh nghĩa pháp định: đc pháp luật quy định trong lưu thông
 Quy định bằng đơn vị (tiền đơn vị) là đơn vị chuẩn mực của thước đo, biểu hiện
bằng 1 đơn vị(VD: 1 USD,1 VNĐ)

 Khi thực hiện chức năng đơn vị định giá chỉ cần tiền tưởng tượng, không cần tiền
thật
+ Ý nghĩa:

 Xác định được giá cả hàng hóa để thực hiện trao đổi
 Giảm được số giá cần phải xem xét, giảm chi phí và thời gian trao đổi
 Xác định các chi tiêu giá trị trong công tác quản lý nền ktế quốc dân, doanh
nghiệp, đơn vị và thu chi bằng tiền cá nhân
* Chức năng phương tiện trao đổi:
+ tiền làm môi giới trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa.
+ Đặc điểm:
 Có thể sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán không dùng tiền mặt(tiền CK)
(tiền mặt: giấy bạc NH, tiền đúc bằng kloại kém giá, tiền vàng ; tiền CK: sử
dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán của NH và khách hàng)
 Có thể sử dụng tiền vàng hoặc tiền dấu hiệu: vàng là hàng hóa dễ ưa thích nên để
chấp nhận trên phạm vi rộng.
 Số tiền phát hành vào lưu thông phụ thuộc vào tổng giá cả hàng hóa và tốc độ
quay vòng của tiền tệ. Hàng hóa kết thúc giai đoạn lưu thông thì đi vào tiêu dùng,
tiền tệ hết giai đoạn lưu thông này sang giai đoạn lưu thông khác k nhất thiết
phải có bnhiêu hàng hóa đưa vào lưu thông thì phải có bấy nhiêu đvị tiền tệ

 Chuẩn mực tiền:


1. Phải được tạo ra hàng loạt: đủ để phục vụ cho quá trình trao đổi hàng hóa,
dịch vụ ; đủ để cho nhiều chủ thể sử dụng với giá trị hàng hóa lớn
2. Phải được chấp nhận 1 cách rộng rãi: các chủ thể có hàng hóa chỉ trao đổi
hàng hóa của mình để nhận lấy đồng tiền khi đồng tiền đó được chấp nhận,
nếu không được chấp nhận thì họ sẽ không trao đổi hàng hóa lấy tiền
3. có thể chia nhỏ được: có nhiều mệnh giá khác nhau, phù hợp với nhiều giá
trị giao dịch lớn, nhỏ tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi
4. dễ chuyên chở: việc trao đổi hàng hóa không chỉ ở phạm vi hẹp mà còn trên
phạm vi rộng, khoảng cách rất xa  tiền phải dễ chuyên chở để tạo đk
thuận lợi cho qtrình trao đổi, giảm chi phí lưu thông
5. khó bị hư hỏng: khi thực hiện chức năng phương tiện trao đổi, tiền không
chỉ thực hiện 1 lần mà còn thực hiện nhiều lần trao đổi
=>phải khó bị hư hỏng để tránh gây mất mát, tổn thất, đồng thời giảm chi phí
phát hành
Trong lưu thông chỉ chấp nhận 1 lượng tiền nhất định, đó là số lượng tiền cần
thiết cho lưu thông.
+ Ý nghĩa:
 mở rộng lưu thông hàng hóa(mở rộng mua bán khắp toàn cầu. mua bán chịu-> đẩy
mạnh lưu thông)

 kiểm soát tình hình lưu thông hàng hóa: thông qua giá cả để kiểm soát cung, cầu
 trao đổi thuận tiện, nhanh chóng ->giảm thời gian,chi phí trao đổi
*Cn dự trữ giá trị:
Tiền đc sd làm ptiện dự trữ gtrị nghĩa làm ptiện chứa sức mua hàng theo tgian,c/n này
tính từ lúc ngta nhận đc thu nhập đến khi tiêu dùng nó
-Điều kiện:
+Phải dự trữ gt bằng tiền vàng/ tiền đủ giá
+Có thể dự trữ bằng tiền DHGT hoặc gửi NH trong tg ngắn vs đk tiền ổn định về sức
mua
-Ý nghĩa là:điều tiết sl lưu thông và tập trung tích lũy đc n vốn cho cá nhân,DN,TCTD

Câu 4:Giấy bạc NHVN là gì? Nó có thể thực hiện các chức năng nào theo quan điểm
tiền tệ có 3 chức năng?
* Khái niệm: Giấy bạc NHVN là tiền giấy do NHTW độc quyền phát hành và được đảm
bảo bằng vàng hoặc hàng hóa. Giấy bạc NHVN thực chất là 1 giấy ghi nợ mệnh giá thấp
do NHTW phát hành và đảm bảo đối với người sở hữu chúng và lời hứa trả cho người
nắm giữ chỉ bằng các tờ tiền giấy khác, tức là NHTW thành toán các giấy nợ này bằng
các giấy nợ khác.
* Giấy bạc NHTW có thể thực hiện cả 3 chức năng:
- chức năng đơn vị định giá: vì nó có giá trị pháp định, được quy định bằng đơn vị là
VNĐ.
- chức năng phương tiện trao đổi: do có tất cả những đặc điểm của tiền làm pt trao đổi
+ là tiền mặt
+ là tiền dấu hiệu
+ có đáp ứng những chuẩn mực của tiền ( tạo ra hàng loạt, được chấp nhận rộng rãi, có
thể chia nhỏ để đổi chác, dễ chuyên chở và ít hư hỏng).
+ trong lưu thông, chỉ chấp nhận 1 lượng tiền giấy nhất định.
- chức năng phương tiện dự trữ giá trị: vì tiền giấy là 1 loại tiền dấu hiệu mà trong chức
năng này thì tiền có thể là tiền dấu hiệu gửi vào NH với điều kiện đồng tiền ổn định.
* Giấy bạc NHTW đưa vào lưu thông qua 4 con đường:
- cho vay các NHTM-TCTD: NHTM phát hành giấy bạc NHTW qua hoạt động tái chiết
khấu các chứng từ có giá, tái cầm cố của các NHTM và NHTW
=> 1 lượng tiền có giá trị tương đương giá trị chứng từ có giá được đưa vào lưu thông.
- Phát hành qua thị trường vàng và ngoại tệ
NHTM thực hiện mua vàng và ngoại tệ => 1 lượng tiền tương đương giá trị số vàng,
ngoại tệ mua vào được đưa vào lưu thông
- Phát hành cho NSNN vay: NSNN bị thiếu hụt tạm thời hoặc bội chi -> NHTW phát
hành tiền cho NSNN vay.
- Phát hành qua thị trường mở: NHTW mua các chứng từ có giá ngắn hạn trên thị trường
mở.
Câu 5: Dấu hiệu giá trị, các loại dấu hiệu giá trị và ý nghĩa của việc lưu thông dấu
hiệu giá trị?
*Khái niệm: dấu hiệu giá trị là những phương tiện có giá trị bản thân rất nhỏ so với sức
mua của nó. Dấu hiệu giá trị có giá trị danh nghĩa pháp định để thay thế cho tiền vàng đi
vào lưu thông.
*Phân loại:
- giấy bạc NH: là 1 loại tiền tín dụng do NH phát hành thay thế cho tiền kim loại để làm
phương tiện lưu thông và thanh toán.
- Tiền KL kém giá: tiền đúc bằng các kloại thường: đồng, chì, kẽm, nhôm,...
- tiền chuyển khoản: hình thức thanh toán được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách
kế toán của NH và khách hàng.
*Ý nghĩa của việc lưu thông dấu hiệu giá trị:
+khắc phục tình trạng thiếu phương tiện lưu thông trong điều chỉnh nền kinh tế thị trường
phát triển. Vì khi kinh tế thị trường phát triển, khối lượng hàng hóa, dịch vụ trong lưu
thông tăng lên, đòi hỏi khối lượng tiền trong lưu thông tăng. Khi đó, vàng, kloại quý sẽ
không đủ cho lưu thông =>lưu thông DHGT đã giải quyết các vấn đề này.
+Lưu thông DHGT đáp ứng tính đa dạng về nhu cầu trao đổi và thanh toán hàng hóa,
dịch vụ trên thị trường. Vì
1. tiền DHGT có mệnh giá không đại diện cho giá trị nội tại của nó, nó lưu thông
theo luật định.
2. Trong lưu thông, có bao nhiêu loại sản phẩm hàng hóa, dvụ với mức giá cả tương
ứng thì có bấy nhiêu loại tiền dấu hiệu được phát hành để đáp ứng nhu cầu trao
đổi.
3. Tiền dấu hiệu có nhiều mệnh giá khác nhau -> phù hợp với mọi giao dịch lớn, nhỏ
khác nhau, đáp ứng tính đa dạng về nhu cầu trao đổi.
+tiết kiệm chi phí lưu thông, chi phí phát hành: Do DHGT có giá trị nội tại nhỏ, không
cần thiết phải sử dụng vàng và DHGT thường có mệnh giá lớn. số lượng giấy bạc phát
hành vào lưu thông giảm đi nên chi phí tạo tiền và chi phí lưu thông thấp hơn nhiều so
với tiền vàng.
+Với hình thức tiền chuyển khoản của DHGT giúp cho việc thanh toán linh hoạt, thuận
tiện với mọi giao dịch, khắc phục trở ngại về khoảng cách, khối lượng giao dịch lớn và
độ rủi ro với các loại phương tiện khác, tránh hao mòn về mặt giá trị và dễ kiểm soát.
Lưu thông DHGT có xu hướng tăng.Vì:
-Do đ2 của c/n trao đổi k nhất thiết phair là tiền vàng
-Trên cơ sở thực tiễn vàng bị hao mòn vẫn đc chấp nhận
-K đủ vàng để tạo ra các ptiện lt tiền tệ
-Do thuận lợi tr trao đổi,an toàn tr thanh toán
-Ít tốn kém hơn,ktra giám sát đơn giản hơn
*Nhược điểm,hạn chế của DHGT:Dễ bị làm giả;dễ xảy ra lphát;phụ thuộc vào trình độ
dân trí,CN-KT

Câu 6: Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát cao thì dự trữ bằng hình thức tiền tệ
nào là phù hợp? Tại sao?
Người ta sẽ sử dụng tiền vàng để dự trữ vì lạm phát làm cho tiền giấy bị mất giá, kéo theo
giá cả tăng với tốc độ cao và trong thời gian dài. Ngoài ra, tiền vàng là loại tiền có giá trị
ổn định theo thời gian và là tiền có đầy đủ giá trị nhất.
Câu 7: Tại sao hiện nay các nước không lưu thông tiền vàng? Vai trò của tiền vàng
trong nền kinh tế thị trường?
*Hiện nay, các nước không lưu thông tiền vàng do:
- Vàng là kết tinh của hao phí lao động, để có vàng phục vụ cho hoạt động kt thì con
người cần bỏ sức lao động rất lớn, sản xuất ngày càng phát triển, hàng hóa được trao đổi
nhiều hơn thì lượng vàng có thể không đáp ứng đủ nhu cầu dẫn tới sự sản xuất không kịp
-> thiếu phương tiện lưu thông.
- Giá trị tương đối của vàng lớn hơn so với các hàng hóa khác nên có thể làm vật ngang
giá chung đối với những hàng hóa giá trị nhỏ, còn với những giao dịch lớn thì vàng trở
nên quá cồng kềnh, khó khăn cho vận chuyển xa.
- Lưu thông tiền vàng gặp nhiều khó khăn, yêu cầu bảo quản cao, chi phí lưu thông lớn,
dễ hao mòn do va chạm ->lãng phí.
- Vàng là thứ kim loại quý hiếm, tài nguyên quý giá của mọi quốc gia, sản xuất tiền vàng
không chỉ hao phí sức lao động mà còn dẫn tới lãng phí tài nguyên.
*Vai trò của tiền vàng
- Vàng là thứ kim loại quý hiếm được nhiều người ưa thích, giá trị của nó luôn ổn định
theo thời gian tương đối dài
- Vàng là phương tiện dự trữ tốt nhất được nhiều người dân sử dụng và để trả nợ khi xảy
ra khủng hoảng tiền tệ, được đưa vào dự trữ quốc gia, sử dụng trong thanh toán quốc tế.
-
Câu 8:Vấn đề cơ bản của các khối tiền tệ
* Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông:
_ Là khối lượng tiền do tổng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân trong mọi thời kỳ quyết
định.
_ Tỷ lệ thuận với tổng giá trị hàng hóa, tỉ lệ nghịch với tốc độ lưu thông bình quân của
tiền tệ
Mn= P.Q/V
+ P: giá cả hàng hóa
+ Q: tổng khối lượng hàng hóa đưa vào lưu thông
+ V: tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ
* Khối lượng tiền trong lưu thông:
_ Là khối lượng tiền có thực trong lưu thông, chỉ tất cả các phương tiện được chấp nhận
làm trung gian trao đổivới mọi hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác nhau tại
một thị trường và trong 1 thời gian nhất định.
_ 4 bộ phận của khối lượng tiền trong lưu thông bao gồm:
+ M1: khối tiền tệ giao dịch, gồm những phương tiện có tính lỏng cao, bao gồm:

 Tiền mặt (tiền vàng, GBNH, tiền đúc lẻ)


 Tiền gửi không kỳ hạn ở các NHTM, tổ chức tín dụng(tiền gửi mà chủ sở hữu có
thể phát séc để thanh toán tiền hàng hóa hay dịch vụ)
+ M2: Khối tiền tệ giao dịch mở rộng, bao gồm:

 M1
 Tiền gửi có kỳ hạn (gửi tiết kiệm, chứng từ nợ ngắn hạn, tiền gửi thị trường ngắn
hạn)
+ M3: Khối tiền tệ tài sản, có tính lỏng thấp nhất, bao gồm:
 M2
 Tiền trên các chứng từ có giá( thương phiếu, tín phiếu, hối phiếu)
+ Ms: Khối lượng tiền trong lưu thông, bao gồm:
 M3
 Các phương tiện thanh toán khác( giấy chấp nhận NH)
Câu 9: Khối lượng tiền giao dịch là gì? Cần phải tăng cái nào, giảm cái nào?
_ Khối lượng tiền trong lưu thông là chỉ tất cả các phương tiện được chấp nhận làm
tủng gian trao đổi với mọi hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác tại 1 thị
trường và trong 1 thời gian nhất định.
_ Khối lượng tiền giao dịch gồm những phương tiện có tính lỏng cao nhất . Tính lỏng
là khả năng chuyển đổi phương tiện đó ra hàng hóa, dịch vụ. Bao gồm tiền mặt và tiền
gửi không kỳ hạn(tiền chuyển khoản)
* Nên tăng tiền gửi không kỳ hạn và giảm tiền mặt bởi tính năng ưu việt của tiền
chuyển khoản:
_Chi phí ít do tiền chuyển khoản chỉ là những con số, dễ dàng thay đổi
_Có khả năng thanh toán lớn, tiết kiệm chi phí vận chuyển và an toàn
_Không bị làm giả
_Tiết kiệm chi phí lưu thông, phát hành và bảo quản
_Khi thanh toán chuyển nhượng đảm bảo an toàn, chính xác cao
_Nhà nước dễ dàng quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc tạo tiền chuyển khoản của
NHTM
_Tạo điều kiện tập trung nguồn vốn lớn một cách nhanh chóng
_Các ngân hàng huy động vốn dễ dàng
_Nhà nước kiểm soát, điều chỉnh tỉ lệ lạm phát thông qua tiền chuyển khoản
*Giảm sử dụng tiền mặt bởi các hạn chế của nó:
_Tiền giấy thường không bền nên tốn chi phí bảo quản, chi phí phát hành lớn
_Dễ bị làm giả
_Chi phí lưu thông lớn, phiền phức trong kiểm đếm và vận chuyển, bảo quản với khối
lượng lớn.
_Dễ rơi vào trạng thái bất ổn vì khi xảy ra lạm phát khó thu hồi.
* Tính lỏng:là khả năng chuyển đổi từ phương tiện thanh toán đó sang hh,dv(mà k
phải mất phí trung gian)
-Khối ttệ giao dịch(M1) có tính lỏng cao nhất.Vì:Khối tiền tệ M1 có khả năg chuyển
đổi từ ptiện thanh toán sang hh,dvụ nhanh nhất,thuận tiện nhất,k phải quy đổi
nhiều.Tr khi đó M2,M3,Ms để có thể chuyển đổi từ ptiện tiền tệ sang hh ,dvụ phải qua
các bước trung gian.

Câu 10: Cầu tiền tệ và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ
* Khái niệm: Cầu tiền tệ là số lượng tiền mà các pháp nhân và thể nhân cần để thỏa
mãn nhu cầu chi dùng (Mn=P.Q/V)
* Phân loại:
_-Cầu tiền tệ cho giao dịch: Mọi giao dịch cần phải sử dụng tiền trả lương, mua
nguyên vật liệu, thanh toán nợ, mua nguyên vật phẩm tiêu dùng
_-Nhu cầu tiền cho tích lũy: tích lũy khoản nhất định cho các nhu cầu đã định trước:
mua sắm tài sản, đầu tư,...
_-Nhu cầu tiền cho dự phòng: dự phòng số tiền để chờ cơ hội mua mà không có dự
báo trước, chi cho thường xuyên, cho nhu cầu cá nhân, buộc dự phòng khoản tiền tối
thiểu, chi cho rủi ro
-Nhu cầu tiền để cất trữ: là số tiền nhàn rỗi, chưa có mục đích tiêu dùng.
* Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu tiền tệ:
_Giá trị các khoản giao dịch:
+ Các giao dịch diễn ra thường xuyên và luôn cần sử dụng tiền như trả lương, mua
nguyên vật liệu, mua vật phẩm tiêu dùng...Vậy nên khi giá trị các khoản giao dịch
tăng lên thì cầu tiền tệ tăng.
+ Số lượng, số lần và giá trị các khoản giao dịch quyết định đến mức cầu tiền, tức là
lượng tiền cần giữ lại của các tác nhân. Nếu giá cả trong kỳ tăng thì nhu cầu tiền cho
giao dịch cũng tăng, nếu giá cả hàng hóa giảm thì cầu tiền cũng giảm
_Sự không đồng bộ về thời gian giữa thu và chi: Nếu thu nhập và chi tiêu của các tác
nhân phát sinh đều đặn thì số tiền giữ lại cho giao dịch là ít nhất. Còn khoảng cách
thời gian giữa thu và chi càng lớn thì nhu cầu tiền giữ lại càng nhiều.
_Lãi suất tín dụng nó tác động trực tiếp đến tổng cầu tiền. Lãi suất thay đổi sẽ tác
động đến tư duy kinh tế của các tác nhân gửi tiền.Họ sẽ so sánh lợi ích khi gửi tiền và
các rủi ro của nó. Lãi suất tín dụng cao thì cá nhân gửi tiết kiệm tăng (khi lãi suất đem
lại cao hơn các món đầu tư khác và cao hơn tỉ lệ lạm phát) ->Cầu tiền giảm, lãi suất
tín dụng làm thay đổi tỉ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng của từng Dn, cá nhân.
_Tập quán chi tiêu của từng dân tộc, địa phương. Nó được phản ảnh khá đậm nét
trong cầu tiền tệ. Những nơi kinh tế thuận lợi, thu nhập nhiều ->chi tiêu nhiều, cầu
tiền tăng lên và ngược lại. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào phong tục của từng vùng
miền khác nhau.
_Thu nhập của dân cư:
+Thu nhập cao -> khả năng thanh toán lớn, chi tiêu nhiều -> cầu tiền tăng và ngược
lại.
+ Mức độ mất giá của đồng tiền : lạm phát cao -> tiền ngày càng mất giá -> cầu tiền
tăng.
+Lãi suất huy động vốn tăng -> cầu tiền giảm
+Lãi suất cho vay tăng -> cầu tiền giảm.
+ Tốc độ lưu thông tiền tệ: tốc độ này tăng thì cầu tiền tệ giảm

Câu 11: Các yếu tố ảnh hưởng đến cung tiền cho lưu thông
_Khái niệm: Cung tiền cho lưu thông là chỉ việc phát hành vào lưu thông 1 khối
lượng tiền tệ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền.
_Các kênh cung tiền:

 Tái chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá của NHTM và các tổ chức
tín dụng: phát hành ra lượng tiền tương đương giá trị các giấy tờ có giá

 Phát hành tiền qua thị trường vàng và ngoại tệ: phát hành tiền để mua vàng và
ngoại tệ -> tăng dự trữ ngoại hối nhà nước và điều tiết tỉ giá hối đoái.

 NHTW phát hành tiền cho NSNN vay: Chính phủ vay trong trường hợp NSNN
thiếu hụt tạm thời hoặc bội chi
 Phát hành qua các nghiệp vụ thị trường mở: phát hành tiền mua các chứng từ
có giá ngắn hạn trên thị trường mở ->tăng khối lượng tiền cung ứng
_Các nhân tố ảnh hưởng tới cung ứng tiền tệ:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế
 Khi nền kinh tế phát triển -> khối lượng hàng hóa nhiều -> cần nhiều tiền trong
lưu thông
 Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng -> cần rút bớt tiền trong lưu thông (giảm
cung ứng tiền tệ)

 Khi lạm phát còn trong dự tính của NHTW ->vẫn phát hành tiền vào lưu thông
 Khi nền kt suy thoái ->tăng lượng tiền cung ứng vào lưu thông
+ Mức độ mất giá của đồng tiền: Giá cả hàng hóa tỉ lệ thuận với giá trị hàng hóa, tỉ lệ
nghịch với giá trị đồng tiền.
Tiền mất giá -> giá cả hàng hóa tăng -> cần nhiều tiền trong lưu thông.
+ Mức độ thâm hụt của NSNN: một trong những cách làm giảm thâm hụt NSNN là
phát hành tiền -> tăng khối lượng tiền trong lưu thông.
+ Nhu cầu cần tiền mặt: trong nền kt khi có nhu cầu tiền mặt tăng -> phát hành thêm
tiền vào lưu thông.

Câu 12: Lạm phát? Các tác động của lạm phát? Các giải pháp của NHTW cân
đối cung cầu tiền tệ?
1. Lạm phát
* Khái niệm: Lạm phát là hiện tượng kinh tế trong đó giấy bạc lưu thông vượt quá
nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá dẫn đến giá cả của hàng hóa và dịch vụ
không ngừng tăng lên. Lạm phát là 1 hiện tượng kinh tế gắn liền với sự biến đổi số
lượng tiền và chỉ số giá cả. Lạm phát tăng thì chỉ số giá cả tăng.
* Nguyên nhân gây ra lạm phát: do tiền tệ
_do cầu về tiền tệ tăng
_do chi phí tăng
_do hệ thống chính trị không ổn định
* Phân loại
_Lạm phát vừa phải: xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức dưới 10%/ năm
_Lạm phát phi mã: giá cả hàng hóa tăng nhanh với tỉ lệ 2-3 con số/năm
_Siêu lạm phát: giá cả hàng hóa tăng từ 1000% trở lên
* Tác động tiêu cực của lạm phát tới kinh tế-xã hội
_Do giá cả hàng hóa đều tăng cao với tốc độ nhanh và liên tục ->làm lợi nhuận DN bị
giảm thấp -> thu hệp sản xuất, tín dụng bị giảm
_Do thu hẹp sx ->DN không sản xuất kinh doanh ->tỉ lệ thất nghiệp cao, gây ảnh
hưởng đến đời sống nhân dân, tăng bất ổn trong trật tự an toàn XH.
->Lợi nhuận DN giảm (mà lợi nhuận DN là yếu tố ảnh hưởng đến thuế thu nhập DN)
-> nguồn thu của NDNN giảm -> thu NSNN giảm sút nghiêm trọng -> phát hành tiền
-> lạm phát ngày càng cao
* Tác động tích cực của lạm phát
Lạm phát vừa phải
_Tạo nền cho sự chênh lệch giá cả hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng -> thương mại
năng động hơn, các DN gia tăng sản xuấy , đẩy mạnh cạnh tranh, đưa ra nhiều sản
phẩm mới với chất lượng cao hơn
_Nội tệ mất giá nhẹ so với ngoại tệ -> DN đẩy mạnh xuất khẩu -> tăng thu ngoại hối,
khuyến kích sx trong nước phát triển.
_Gắn với tỉ lệ thất nghiệp nhất định: buộc người lao động phải nâng cao trình độ
chuyên môn, cạnh tranh chỗ làm việc -> người tuyển dụng có cơ hội tuyển dụng
những lao động có chất lượng.
_Đòi hỏi chính phủ tổ chức và quản lý kinh tế vĩ mô năng động và hiệu quả.
*Các giải pháp của NHTW sử dụng để cân đối cung cầu tiền tệ khi xảy ra lạm phát
_k/n: Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng lên 1 cách nhanh chóng và liên tục trong thời
gian dài
NHTW là 1 định chế quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng phát hành
tiền tệ, là NH của các NH, thực hiện chức năng tổ chức, điều hòa lưu thông tiền tệ
trong phạm vi cả nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền.
_Các giải pháp: Để ổn định cung cầu tiền tệ (Cung>cầu) NHTW sử dụng các công cụ
trực tiếp, gián tiếp và chính sách thắt chặt tiền tệ.
+ Công cụ trực tiếp: là công cụ mà NHTW tác động trực tiếp vào mục tiêu trung gian.
 Ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay cao: thu hút được nhiều tiền gửi -
>cung tiền trong lưu thông

 Ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay: nâng trần lãi suất huy động và lãi
suất cho vay ->NHTM tăng lãi suất huy động lên -> thu hút được nhiều tiền
gửi trong lưu thông -> giảm cung tiền
 NHTW phát hành tín phiếu: bán cho NHTM và tổ chức tín dụng ->thu hồi tiền
thừa từ lưu thông về.
+Công cụ gián tiếp:
 Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất cho vay ngắn hạn của NHTW đối với các
NHTM và các tổ chức tín dụng dưới hình thức tái chiết khấu các chứng từ có
giá chưa đến thời hạn thanh toán.Tăng lãi suất tái chiết khấu, các NHTM sẽ bất
lợi trong việc vay vốn của NHTW(chi phí NHTM trả cho NHTW tăng) ->
NHTM giảm hoạt động tái chiết khấu từ NHTW ->lượng tiền cung ứng ra của
NHTW giảm.
Nếu NHTM vẫn thực hiện tái chiết khấu thì số tiền NHTM nhận được từ NHTW
giảm đi vì số tiền nhận được= giá trị chứng từ có giá - lãi tái chiết khấu đem chiết
khấu.
Khi lãi suất tái chiết khấu tăng -> lãi tái chiết khấu tăng -> số tiền nhận được giảm
-> giảm số tiền cung ứng ra thị trường.
Lãi suất tái chiết khấu tăng -> NHTM giảm huy động vốn từ NHTW, tăng cường
huy động vốn từ nền ktế bằng cách tăng lãi suất tiền gửi hoặc cho vay -> hút bớt
số tiền trong lưu thông vào NHTM -> giảm khối lượng tiền trong lưu thông.

 Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc


Rd tăng -> giảm khả năng cho vay của NHTM đối với nền ktế -> giảm cung tiền
Tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 1 thành phần của công thức tạo tiền
Rd tăng -> hệ số mở rộng tiền gửi giảm (1/Rd) -> số tiền gửi được tạo ra giảm ->
số tiền chuyển khoản giảm -> giảm mức cung ứng tiền

 Nghiệp vụ thị trường mở: NHTW bán các chứng từ có giá đang nắm giữ ->hút
tiền trong lưu thông -> tiền trong lưu thông giảm -> giảm mức cung tiền
Câu 13: Các kênh cung tiền của NHTW. Kênh nào là quan trọng nhất?
_ Khái niệm: NHTW là 1 định chế quản lý nhànước về tiền tệ, tín dụng và NH phát
hành tiền tệ, là NH của các NH, thực hiện chức năng tổ chức điều hòa lưu thông tiền
tệ trong phạm vi cả nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền. NHTW đóng vai trò rất quan
trọng trong việc cung tiền cho lưu thông nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền
_ Các kênh cung tiền: 4 kênh
+ Cho vay các NHTM và tổ chức tín dụng
+ Phát hành qua thị trường vàng và ngoại tệ
+ Cho NSNN vay
+ Qua hoạt động thị trường mở
_ Với 1 nền ktế phát triển, NHTW phát hành tiền qua kênh thị trường mở là quan
trọng nhất và tối ưu nhất. Tức là NHTW mua các chứng từ có giá ngắn hạn của các
NH và tổ chức tín dụng thông qua thị trưởng mở ( thị trường mở là 1 bộ phận của thị
trường tiền tệ) -> tăng lượng tiền cung ứng ra để lưu thông. Phát hành tiền theo kênh
này sẽ điều tiết được lượng tiền trong lưu thông cho phù hợp với sự chuyển biến của
nền ktế, thúc đẩy ktế phát triển, kiềm chế lạm phát.
_ Ưu điểm của công cụ thị trưởng mở là:
+ đây là công cụ có tính linh hoạt cao nhất
+ thể hiện NHTW có thể điều chỉnh khối lượng tiền với quy mô lớn, nhỏ bất kỳ
+ tác động rất nhanh tới khối lượng tiền cung ứng, không có độ trễ như Rd
+ dễ đảo ngược tình thế hoạt động, NHTW có thể sửa sai 1 cách nhanh chóng
+ tạo tính chủ động trong kinh doanh của các NHTM

Câu 14: a) Định nghĩa tài chính? Chức năng


* Khái niệm: Tài chính là phương thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực khan
hiếm(nguồn lực tài chính) nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của các chủ thể trong phát
triển kinh tế-xã hội.
* Chức năng của tài chính:
_ Phân bổ nguồn lực tài chính: đây là chức năng cơ bản nhất của tài chính.
+ đối tượng của phân bổ tài chính: tổng thể các nguồn lực tài chính có trong XH.
Nguồn lực tài chính ở đây chỉ vốn huy động từ các chủ thể như chính phủ, doanh
nghiệp.
+ Các chủ thể tham gia vào phân bổ nguồn lực
 Người có khả năng cung ứng vốn có quyền sở hữu nguồn tài chính
 Người có nhu cầu về vốn: người có quyền sử dụng nguồn tài chính
 Chủ thể quản lý Nhà nước: có quyền lực chính trị trong qlý kt-xh
 Các cơ quan, tổ chức chuyên môn, các tổ chức XH
+ Quan hệ phân bổ: có thể là qhệ nội tại trong các chủ thể hoặc giữa các chủ thể
thông qua các trung gian tài chính hoặc thị trường tài chính.
+ Kết quả phân bổ nguồn lực tài chính: giúp cho các chủ thể huy động nguồn lực tài
chính, phân bổ và sử dụng chúng cho các hoạt động của mình.
_ Chức năng kiểm tra:
+ là kiểm tra quá trình phân bổ các nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo cho các quá
trình phân bổ nguồn lực tài chính diễn ra đúng với các yêu cầu của các quy luật ktế
khách quan.
+ đối tượng: quá trình vận động của các nguồn lực tài chính, quá trình khai thác, huy
động và phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính.
+ mục tiêu: đảm bảo cho việc phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn lực 1 cách hợp
lý, tiết kiệm và hiệu quả.
+ chủ thể:
 Các tác nhân cung cầu vốn
 Chủ thể có chức năng quản lý kt-xh

 Tổ chức tài chính trung gian


Hoạt động có thể diễn ra trên phạm vi rộng, cũng có thể diễn ra trong nội bộ các cơ
quan, đơn vị.
b) Hệ thống tài chính, yếu tố cấu thành:
_ Khái niệm: hệ thống tài chính là 1 tổng thể bao gồm các thị trường tài chính, các
định chế tổ chức trung gian, cơ sở hạ tầng pháp lý- kỹ thuật và các tổ chức quản lý
giám sát, tiến hành hệ thống để tổ chức phân bổ nguồn lực tài chính theo thời gian và
không gian 1 cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.
_Cấu trúc của hệ thống tài chính:
+ thị trường tài chính là các thị trường mua, bán các công cụ tài chính nhằm chuyển
dịch nguồn tài chính từ người có khả năng cung ứng sang những người có nhu cầu.
+ các trung gian tài chính:

 Hoạt động chủ yếu: cung cấp các dịch vụ, sản phẩm tài chính cho khách hàng,
đảm bảo cho hoạt động giao dịch thuận lợi, hiệu quả
 Các trung gian tài chính chủ yếu:NH,cty tài chính,cty bảo hiểm,NH đầu tư
 Sản phẩm của tổ chức tài chính trung gian: các tài khoản thanh toán, tài khoản
tiền gửi, hợp đồng tín dụng
+ cơ sở hạ tầng pháp lý và kỹ thuật của hệ thống tài chính: nhằm điều chỉnh hành vi
của các chủ thể tham gia hệ thống tài chính, gồm
 Các quy định về giao dịch
 Hệ thống kế toán
 Hệ thống văn bản pháp luật để điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia.
+ các chủ thể quản lý và điều hành hệ thống tài chính. Gồm bộ tài chính, NHTW,
UBCK Nhà nước và các tổ chức khác.
c) Hệ thống tài chính giúp luân chuyển các dòng vốn trong nền ktế 1 cách hiệu quả
(Cung cầu vốn gặp nhau 1 cách hiệu quả, tránh rủi ro và tiết kiệm chi phí giao dịch)
_ Hệ thống tài chính là 1 tổng thể bao gồm thị trường tài chính, các định chế tài chính
trung gian, cơ sở hạ tầng pháp lý, kỹ thuật và các tổ chức quản lý, giám sát và điều
hành hệ thống, tổ chức, phân bổ nguồn lực tài chính theo thời gian và không gian 1
cách hiệu quả và tiết kiệm nhất
_ Hệ thống tài chính giúp luân chuyển dòng vốn trong nền ktế 1 cách hiệu quả thể
hiện ở các khía cạnh. Vì thị trường tài chính, trung gian tài chính trong hệ thống tài
chính tận dụng, tập trung tất cả các nguồn vốn nhàn rỗi, nhỏ lẻ, phân tán để thực hiện
cung cấp vốn cho các chủ thể thiếu nguồn tài chính, ổn định sản xuất kinh doanh ->
mở rộng quy mô sxuất.
Như vậy, hệ thống tài chính giúp cho dòng vốn vận động từ chủ thể thừa vốn sang chủ
thể thiếu vốn, từ vùng thừa vốn sang vùng thiếu vốn, thậm chí từ nước ngoài vào
trong nước và ngược lại(dịch chuyển vốn giữa các nước với nhau) nhằm đáp ứng nhu
cầu sử dụng vốn của các chủ thể, thực hiện các mục đích kinh tế- xã hội khác
Hệ thống tài chính giúp cho các chủ thể có nguồn vốn thực hiện đầu tư và thu lợi
nhuận trong tương lai
Hệ thống tài chính còn cho phép luân chuyển vốn từ nơi có khả năng sinh lời thấp đến
nơi có khả năng sinh lời cao -> nguồn tài chính luân chuyển đạt hiệu quả hơn
d) Hệ thống tài chính cung cấp các phương tiện để quản lý rủi ro
_ Sự vận động của dòng vốn cũng là sự vận động của rủi ro. Hệ thống tài chính thực
hiện chức năng phân bổ, chuyển giao vốn, đồng thời cung cấp các phương tiện để
chuyển giao, phân tán rủi ro.
_ Với mô hình và phương pháp tính toán KH, cho phép hộ gia đình,DN, các nhà đầu
tư lựa chọn giữa chấp nhận rủi ro hay chuyển giao phân tán rủi ro.
_Với lý thuyết giá trị của tiền theo thời gian, cho phép nhà đầu tư lựa chọn nên chấp
nhận rủi ro hay sử dụng công cụ chuyển giao rủi ro, chọn phương án đầu tư nào để
phân tán rủi ro.
_ Các công ty bảo hiểm, các nhà quản lý rủi ro chuyển nghiệp cũng cho phép các gia
đình, nhà đầu tư lựa chọn các phương án khác để quản lý và chuyển giao rủi ro trong
cuộc sống và hoạt động đầu tư.
-> sự phát triển của hệ thống tài chính và các công cụ tài chính càng đa dạng, phong
phú, đặc biệt là các công cụ phái sinh càng tạo nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư trong
hoạt động đầu tư, quản lý vốn, tài sản và quản lý rủi ro
=> hệ thống tài chính cung cấp các phương tiện để quản lý rủi ro.
CHƯƠNG 2: TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG
Câu 1: Chức năng tập trung và phân phối lại vốn của tín dụng?
* Khái niệm: Tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi
vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
* Đặc điểm: của tuần hoàn vốn là luôn dẫn đến tình trạng thừa và thiếu vốn tạm thời. Đây
là mâu thuẫn vốn có và nảy sinh thường xuyên trong nền kinh tế.
=> Được giải quyết thông qua hoạt động của các loại hình tín dụng.
* Chức năng tập trung vốn:
- Tín dụng thông qua các cơ quan chức năng của mình: NHTM, ngân hàng chuyên doanh,
tổ chức tín dụng phi NH, tiến hành huy động, tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội
để hình thành quỹ cho vay.
- Tín dụng tăng cường thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi này bằng các chính sách và các
giải pháp thích hợp cho từng thời kì (do thời gian nhàn rỗi của các nguồn vốn là khác
nhau)
VD: NHTM huy động vốn chủ sở hữu ngân hàng, nguồn vốn tiền gửi( qua tăng lãi suất
tiền gửi để thu hút người gửi) và nguồn vốn đi vay (vay NHTW, phát hành kì phiếu, trái
phiếu trên thị trường tài chính)
* Chức năng phân phối lại vốn:
Trên cơ sở quĩ cho vay, tiến hành phân phối cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu
bổ sung vốn và đủ điều kiện vay vốn tuân theo nguyên tắc tín dụng và quy định của pháp
luật hiện hành về tín dụng, cụ thể:
Cả 2 nội dung phải thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả vốn gốc và lãi sau một thời gian
nhất định do:
+ Vốn đó vẫn thuộc quyền sở hữu của người cho vay
+ Nguồn vốn cho vay chỉ là tạm thời nhàn rỗi, người đi vay chỉ tạm thời thiếu.
=>Đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả.
* Ý nghĩa: 2 chức năng:
- Góp phần điều hòa lượng vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu giảm tới mức thấp nhất vốn
nhàn rỗi, không có ích để đầu tư cho sản xuất- kinh doan, thỏa mãn nhu cầu vốn của cá
nhân, doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp chuyển hướng sxkd phù hợp với điều kiện mới trong môi trường
cạnh tranh, góp phần vào việc bình quân hóa tỉ suất lợi nhuận nền kinh tế.
* Chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế bằng tiền (tham khảo)
* TD ngày càng pt tr nền kt TT,Vì: KN TD…
-Do mâu thuẫn của qt tuần hoàn vốn tr XH:
+Cùng 1 lúc có chủ thể kt tạm thời thừa vốn tr khi đó các chủ thể các kt # lại tamk thời
thiếu vốn có nhu cầu cần bổ sung
+Tình trạng thừa,thiếu vốn xảy ra thường xuyên tr qtrình hđ của DN,hộ gđ,NSNN xuất
phát từ sự k ăn khớp giữa thu nhập và chi tiêu về tgiancũng như klg
mâu thuẫn đc giải quyết thông qua TD là hợp lí nhất
-TD t/đ đến việc pt,tăng cường chế độ hạch toán kt
+Hạch toán kt là y/c khách quan đvs các DN,chủ thể kt # tr nền kt TT.Ngtắc của chế độ
này là lấy tr thu nhập tr qt sx kd bù đắp chi phí và có lợi nhuận
+Thông qua cho vay,đáp ứng nhu cầu vốn,tạo đkiện thuận lợi cho chủ thể kt tiến hành sx-
kd
+Ngtắc of TD là phải hoàn trả sau tgian nhất định cả vốn gốc và tiền lãi.Điều đó là cho
các chủ thể sd vốn tkiệm hạ giá thành sp,nâng cao mức lợi nhuận
+Kiểm soát hđ kt = đồng tiền của TD ràng buộc cao chủ thể kt vay vốn qtâm đến việc sd
vốn đúng mđích và có hq’
-Do cơ chế tự chủ về TC:Theo cơ chế này các DN phải lo đủ nguồn vốn kd tr khi đó
nguồn vốn chủ sở hữu chỉ là 1 con số có hạn
Với các lí do trên sự pt của các hthức TD để thoả mãn nhu cầu vốn cho mn là rất cần
thiết
Câu 2: Ưu, nhược điểm của các hình thức tín dụng, so sánh những ưu nhược điểm
đó?
-Tín dụng thương mại:
Là quan hệ tín dụng sử dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp thông qua mua bán chịu
hàng hóa.
*Ưu điểm:
- Góp phần đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh được diễn ra liên tục, rút ngắn chu kì kinh doanh, tăng tốc độ quay vòng vốn, giải
quyết khó khăn tạm thời cho người bán và người mua.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động điều tiết vốn, khai thác vốn để đầu tư cho
sxkd, thúc đẩy sản xuất tăng.
- Đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn kịp thời, giảm nhẹ sự lệ thuộc vốn của các doanh nghiệp
vào các tổ chức tín dụng.
- Giảm lượng tiền mặt cần thiết cho lưu thông dẫn đến giảm chi phí lưu thông
- Tạo điều kiện mở rộng hoạt động của tín dụng ngân hàng thông qua hoạt động chiết
khấu, cầm cố hoặc mua bán thương phiếu trên thị trường mở.
* Nhược điểm:
- Qui mô nhỏ, giới hạn trong khả năng vốn hàng hóa của người sản xuất kinh doanh, chỉ
được thực hiện dưới hình thức hàng hóa (hiện vật, cung cầu hàng hóa giữa các doanh
nghiệp phải phù hợp nhau, đầu vào sx của doanh nghiệp này là đầu ra của doanh nghiệp
kia)
- Thời hạn cho vay chỉ là ngắn hạn.
- Phạm vi giới hạn hẹp, chỉ trong các doanh nghiệp có cung cầu hàng hóa phù hợp nhau,
đầu tư theo 1 chiều.
* Giải thích:
- Thời hạn cho vay của tín dụng thương mại chỉ là ngắn hạn bởi vì vốn cho vay là giát trị
hàng hóa bán chịu đang chờ tiêu thụ, chưa rút ra khỏi chi kì sản xuất để chuyển hóa thành
tiền => số vốn này chưa phải là tiền nhàn rỗi => doanh nghiệp bán chịu cũng chỉ là có thể
bán chịu trong thời hạn ngắn, sau đó phải thu hồi vốn để tiến hành quá trình sản xuất tiếp
theo.
- TDTM có phạm vi hẹp vì đối tượng của TDTM là hàng hóa. Mỗi hàng hóa có 1 hoặc 1
vào giá trị sử dụng nhất định => TDTM chỉ xảy ra giữa 2 doanh nghiệp có cung cầu hàng
hóa phù hợp nhau (đầu vào của doanh nghiệp này phù hợp với đầu ra của doanh nghiệp
kia). Các chủ thể tham gia vào quan hệ TDTM chỉ là doanh nghiệp thực hiện hoạt động
sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- TDTM có quy mô nhỏ: do khối lượng vay mượn chỉ giới hạn trong tổng giá trị hàng hóa
sản xuất được và chờ tiêu thụ của doanh nghiệp bán chịu và nhu cầu sử dụng yếu tố đầu
vào của doanh nghiệp mua chịu.
=> Khối lượng hàng hóa doanh nghiệp bán chịu có thể :
+ Thừa so với nhu cầu mua
+ Thiếu so với nhu cầu mua
Chỉ khả năng cho vay trong ngắn hạn.
+Tín dụng NH:
Là quan hệ tín dụng giữa 1 bên là NH và bên kia là các tác nhân (doanh nghiệp, cá nhân,
tổ chức xh…) trong nền kinh tế quốc dân.
*Ưu điểm:
Khối lượng cho vay lớn
Cả 2 mặt: huy động vốn và cho vay đều có thể đạt với 1 khối lượng lớn => TDNH có thể
thỏa mãn tối đa nhu cầu vốn của các tác nhân trong nền kinh tế.
Thời hạn TD đa dạng đáp ứng được mọi yêu cầu đặt ra của nền kinh tế.
TDNH ưa thực hiện huy động vốn và cho vay các khoản tiền có thời hạn phong phú, đa
dạng, có thể huy động vốn và cho vay cả trong ngắn, trung, dài hạn.
Thời hạn này thuộc: +Thời hạn nhàn rỗi của các khoản vay.
+ Nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Phạm vi hoạt động rộng:
Huy động vốn và cho vay với mọi tác nhân và thể nhân
Không chỉ giao dịch với các DN mà còn giao dịch với các tác nhân khác thuộc mọi thành
phần kinh tế.
=>Góp phần vào việc ổn định lưu thông tiền tệ, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sự tăng
trưởng của nền kinh tế.
Độ rủi ro cao: khi rủi ro xảy ra, làm mất tiền trực tiếp của NH
*Nhược điểm:
- Tỉ lệ nợ xấu cao : hoạt động của NH trở nên khó khăn => tạo ra nhiều tiêu cực như:
lạm phát, khủng hoảng khi cơ sở đảm bảo bằng hàng hóa không được nghiêm ngặt
=> Thủ tục rườm rà, khó khăn.
- TDNH có phạm vi rộng, qui mô lớn và cứng nhắc chịu nhiều chi phí gồm: vay tiền
ngân hàng phức tạp, tốn kém thời gian cũng như tiền bạc.
+ Phạm vi rộng:
TDNH huy động vốn và cho vay vốn với mọi tác nhân và thể nhân trong nền kinh tế, giao
dịch với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội…
- Đối tượng của TDNH ở đây là tiền dưới nhiều hình thức khác nhai => đảm bảo
phủ hợp với mọi tác nhân và thể nhân (thừa vốn hoặc thiếu vốn)
- Hệ thống NH có mạng lưới rộng khắp lãnh thổ, thậm chí ngoài lưu thông.
+Qui mô lớn:
- TDNH có chức năng “tạo tiền” để bổ sung nguồn vốn vay: Nó sử dụng các công cụ
hoạt động vốn => huy động được nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong nền kinh tế => tạo
ra được nguồn vốn lớn => đáp ứng nhu cầu vay vốn lớn nhỏ khác nhau của mọi chủ
thể.
- Huy động các nguồn vốn có thời hạn đa dạng, ngắn hạn khác nhau => đáp ứng nhu
cầu vay vốn với các thời hạn khác nhau, kịp thời.
- Sử dụng công cụ lãi suất điều chỉnh cung cầu tín dụng => đảm bảo kịp thời nhu cầu
vốn

Câu 3:
So sánh TDTM và TDNH? Mối quan hệ giữa chúng?
So sánh TDTM và TDNH:
-Tín dụng: là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay dựa trên
nguyên tắc có hoàn trả.
-Tín dụng thương mại: là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các DN do mua bán chịu
hàng hóa.
Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa 1 bên là NH và 1 bên là các tác nhân trong
nền kinh tế: cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội.
* Giống nhau:
- Đều là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay.
- Đều mang những đặc điểm và vai trò của tín dụng.

 Đặc điểm:
+ Có sự chuyển giao quyền sử dụng vốn từ người này sang người khác
+ Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời
+ Người đi vay phải hoàn trả đúng thời hạn cả gốc lẫn lãi
 Vai trò:
+ Góp phần thúc đẩy sx và lưu thông hàng hóa tăng
Công cụ để thực hiện chính sách vĩ mô của nhà nước
+ Góp phần vào việc làm giảm thấp chi phí sản xuất và lưu thông
+ Công cụ để thực hiện chính sách xã hội, nâng cao đời sống dân cư.
* Khác nhau:
Nội dung so sánh TDTM TDNH
Chủ thể Ng đi vay và ng cho vay NH và các tác nhân
đều kà các DN trực tiếp #(DN,cá nhân,..)tr đó NH
tgia vào qt sx và lt hh đóng vtrò là trung gian TD
vừa là ng đi vay vừa là ng
cho vay.
Quá trình vận động và phát Gắn với quá trình vận Vận động độc lập với sự
triển động và phát triển của quá vận động và phát triển của
trình tái sản xuất xã hội quá trình tái sản xuất xã
hội
Đối tượng Hàng hóa: nguyên vật liệu, Tiền tệ (tạm thời nhàn rỗi
máy móc, thiết bị. trong xã hội)
Chủ thể tham gia Người sxkd (thực tế DN NHTM và các chủ thể kinh
mua chịu và bán chịu hàng tế khác trong đó NHTM là
hóa tiếp xúc với nhau TGTC, vừa là đi vay, vừa
là người cho vay
Công cụ Thương phiếu (hối phiếu Tiền là công cụ thực hiện
và lệnh phiếu) TD (tiền TD) còn có trái
phiếu, tín phiếu NH
Qui mô vốn Nhỏ, giới hạn trong phạm Rộng, có khả năng cung
vi giá trị hàng hóa mua bán ứng những khoản vốn lớn,
chịu, trong năng lực sxkd đáp ứng nhu cầu vay vốn
chỉ được thể hiện dưới với những thời hạn khác
hình thức hàng hóa (hiện nhau
vật)
Phạm vi hoạt động Hẹp, giới hạn trong các Rộng, liên quan=> nhiều
DN có cung- cầu hàng hóa chủ thể, nhiều lĩnh vực
phù hợp với nhau, mang khác nhau
tính chất 1 chiều
=>Thích hợp với nhiều
đối tượng cho vay và đi
vay
Thời hạn Thường là ngắn hạn Đa dạng: ngắn, trung và
dài hạn
Lãi Tính trong giá cả hàng hóa Được trả ở giai đoạn hoàn
được xác định ngay ở thời trả vốn vay
điểm bán hàng
Mức độ rủi ro Thấp vì TDTM do các DN Cao. Khi có rủi ro xảy ra,
cung cấp và chỉ cung ứng làm mất tiền trực tiếp của
trong khả năng vống hàng NH.
hóa của mình
Tỉ lệ nợ xấu cao => hoạt
động NH trở nên khó khăn
Thủ tục rườm rà, khó khăn,
chịu nhiều chi phí ngầm
Vay tiền ngân hàng phức
tạp, tốn kém tg và tiền bạc
Mục đích Góp phần đẩy nhanh tốc Gắn với quá trình tạo lập
độ lưu thông hàng hóa, và sử dụng quĩ tiền tệ từ
nâng cao hiệu quả kinh tế nguồn TC nhàn rỗi.
=>Đáp ứng nhu cầu
TC tạm thời thiếu
*Mối quan hệ giữa TDTM và TDNH
- TDTM là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các DN cho mua bán chịu hàng hóa.
- TDNH là quan hệ tín dụng giữa một bên là NH và một bên là các tác nhân trong
nền kinh tế: cá nhân, DN, tổ chức KT-XH
Giữa TDTM và TDNH có mqh 2 chiều, tác động qua lại lẫn nhau
- Khi TDTM phát triển, cho ra đời ngày càng nhiều thương phiếu.
Chủ sở hữu thương phiếu sẽ sử dụng thương phiếu để vay vốn ở các NH thông qua
hoạt động chiết khấu => lượng tiền cho vay ra của NH tăng lên => thúc đẩy TDNH
phát triển
- TDNH phát triển thúc đẩy TDTM phát triển
TDNH phát triển tạo điều kiện cho thương phiếu được chiết khấu, trao đổi dễ dàng
hơn, tạo điều kiện cho TDTM phát triển vì nó thúc đẩy hoạt động mua bán chịu tăng
lên
Muốn có tiền, bán thì không thu được tiền ngay => phải bán chịu nhận được thương
phiếu. Đến thương phiếu đi chiết khấu ở NH
=>Có tiền để thực hiện hđsx, kd của mình => dễ dàng bán chịu
Nếu không chiết khấu được ở NH thì có thể rất lâu họ mới thu hồi được tiền từ bên
mua chịu => họ có thể không bán chịu nữa.
- TDNH tăng=> các DN huy động được nhiều vốn hơn => mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh => nhu cầu hoạt động mua bán chịu tăng => thúc đẩy TDTM tăng
Câu 4: Tại sao TDTM gắn liền với quá trình tái sx xh với TDNH đối lập tương
đối với tái sx xh?
- TDTM là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các DN cho mua bán chịu hàng hóa.
- TDNH là quan hệ tín dụng giữa một bên là NH và một bên là các tác nhân trong
nền kinh tế: cá nhân, DN, tổ chức KT-XH
- Quá trình vận động và phát triển của TDTM gắn liền với sự vận động của tái sx và
trong thời kì hưng thịnh của chu kì sx, khối lượng TDTM tăng, còn thời kỳ khủng
hoảng, khối lượng TDTM giảm
- Quá trình vận động và phát triển của TDNH có sự đôc lập tương đối với sự vận
động của tái sx xh do:
Vốn TDNH là một bộ phận không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất xh khối
lượng hàng hóa sx và lưu thông tăng => nhu cầu vốn TDNH tăng => trong trường hợp
vốn TDNH vận động phù hợp với sự vận động, phát triển của quá trình tái sx xh.
Nhưng trong nhiều trường hợp, vốn TDNH không tham gia vào quá trình sản xuất, lưu
thông hàng hóa, mà được sử dụng cho mục đích phí sản xuất như: chiết khấu hoặc cầm
cố thương phiếu khống, trái phiếu chính phủ hay sử dụng vào nhiệm vụ áp phe chứng
khoán hay trái mục đích, thiếu đảm bảo, không có hiệu quả kinh tế.
Trong các trường hợp trên, mặc dù nhu cầu TDNH có gia tăng, nhưng sản xuất và lưu
thông hàng hóa không tăng. Trong trường hợp khác, hiện tượng ngược lại có thể xảy
ra, đó là trong thời kì hưng thịnh, các DN mở mang sxkd, khối lượng hàng hóa sản
xuất và luân chuyển lớn, nhưng tín dụng NH lại không đáp ứng kịp.
Câu 5: Cấu trúc của lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suấy cho vay trong
một khoảng thời gian nhất định?
Lợi tức TD:Là khoản tiền mà ng đi vay phải trả cho ng cho vay ngoài phần vốn gốc ban
đầu sau 1 khoảng tgian sd vốn vay
Lãi suất TD:là tỷ lệ % giữa lợi tức thu đc và tổng số tiền cho vay tr 1 khoảng tgian nhất
định
Lãi suất tín dụng = Tổng lợi tức thu được/ tổng số tiền cho vay . 100%
* Cấu trúc lãi suất TD:
Chia làm 2 loại: cấu trúc rủi ro và cấu trúc kì hạn.
- Cấu trúc rủi ro: Là những khoản cho vay có cùng kì hạn nhưng có những mức lãi
suất khác nhau.
Các nhân tố xác định cấu trúc rủi ro:
+ Rủi ro vỡ nợ: là khả năng mà người đi vay không thể thanh toán được nợ gốc và tiền
lãi khi đến kì hạn.
Với những khoản vay ít vỡ nợ hay không vỡ nợ thì lãi suất thấp. Những khoản vay có
rủi ro thường có mức lãi suất cao. Mức chênh lệch giữa lãi suất của 2 khoản vay này
để bù đắp rủi ro.
+ Tính lỏng của giấy nhận nợ: là sự chuyển đổi ra tiền mặt hoặc các tài sản khác một
cách nhanh chóng và ít tốn kém chi phí.
Đối với giấy nhận nợ có tính lỏng cao thường là lãi suất thấp và ngược lại
+ Chính sách thuế thu nhập đối với người cho vay.
Nếu tiền lãi của người cho vay được miễn thuế thu nhập thì khoản vay đó có lãi suất
thấp và ngược lại, khi tiền lãi của người cho vay phải chịu thuế thì khoản vay có lãi
suất cao do sẽ có ít người cung ứng vốn hơn
- Cấu trúc kì hạn: kì hạn của một khoản vay có ảnh hưởng tới lãi suất của nó
Cấu trúc kì hạn là mối tương quan giữa những lãi suất của những khoản cho vay có kì
hạn thanh toán khác nhau. Khoản vay có kì hạn ngắn thì lãi suất thấp và ngược lại
*Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất:
- Cung – cầu tín dụng: là nhân tố quan trọng quyết định mức lãi suất tín dụng:
Trong 1 thời kì nhất định, nếu:
+ cung TD > cầu TD: thì lãi suất TD hạ xuống (do vốn TD nhiều dẫn đến sự cạnh
tranh để cho vay)
+ Cung TD < Cầu TD thì lãi suất TD tăng lên
Quan hệ cung cầu TD tác động và làm thay đổi lãi suất trên từng loại thị trường: ngắn
hạn, trung hạn, dài hạn, loại tiền cho vay.
Để ổn định lãi suất và lãi suất giảm theo xu hướng tích cực, cần có các giải pháp thích
hợp điều chỉnh tương quan cung cầu tín dụng như tăng lượng tiền cung ứng, mở rộng
thanh toán không dùng tiền mặt.
- Tỉ lệ lạm phát ảnh hưởng rất lớn tới lãi suất tín dụng
Sự biến động của tỉ lệ lạm phát kéo theo sự biến động giá trị tiền tệ => ảnh hưởng lợi
ích kinh tế của người cho vay
Nếu tỉ lệ lạm phát tăng => lãi suất tín dụng tăng theo mới thu hút được vốn tiền gửi
(NHTW tăng lãi suất TCK => NHTM tăng lãi suất cho vay và ngược lại)
- Tỉ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế
Tác động sxkd của DN hiệu quả, cần vốn để mở rộng sx
=>Tăng lãi suất TD và ngược lại
Thông thường mức lãi suất TD nhỏ hơn tỉ suất lợi nhuận bình quân để hài hòa lợi ích
của người đi vay và người cho vay.
- Chính sách kinh tế của nhà nước
CSTK mở rộng: G tăng => cung tín dụng tăng => lãi suất giảm và ngược lại
T giảm
CSTT mở rộng: giảm lãi suất hoặc tăng cung tiền => giảm lãi suất. Các chính sách
tác động trực tiếp => lãi suất TD là chính sách thuế, ưu đảm đầu tư, cho vay trọng
điểm.
Câu 6: Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát?
+ Lạm phát là hiện tượng phát hành thừa tiền vào lưu thông, làm cho giá cả hàng hóa
tăng liên tục
*Tác động của lạm phát tới lãi suất
- Nếu lạm phát tăng, kéo theo sự giảm sút của giá trị tiền tệ, lợi ích cảu người cho
vay không đảm bảo người cho vay sẽ ít hơn, dẫn đến cung vốn vay giảm => lãi suất
tăng
- Nếu lạm phát giảm, lợi ích của người cho vay bảo đảm nhiều người cho vay hơn
dẫn đến cung vốn vay tăng=> lãi suất giảm
*Tác động của lãi suất tới lạm phát:
- Lãi suất tăng, thu hút nhiều người gửi hơn, rút bớt tiền trong lưu thông về => lạm
phát giảm.
- Lãi suất giảm, nhiều người vay hơn để đầu tư, đầu tư tăng => giảm lạm phát
Câu 7:Khi chính phủ phát hành trái phiếu chính phủ có làm thay đổi lãi suất TD
không?
* Khái niệm: Lãi suất tín dụng là tỉ lệ phần trăm giữa lợi tức thu được và tổng số tiền cho
vay trong một khoảng thời gian nhất định
* Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất:
- Cung cầu TD
- Tỉ lệ lạm phát
- Tỉ suất lợi nhuận bình quân
- c/s kinh tế của nhà nước
Khi chính phủ phát hành trái phiều chính phủ hoặc tín phiếu có thể làm thay đổi lãi suất
TD. Vì khi phát hành trái phiếu hay tín phiếu, Nhà nước đang đứng ra thực hiện việc đi
vay của mình => làm cho cầu vốn vay tăng lên
Câu 8: Giải thích hiện tượng chèn vốn đầu tư của TDNN?
Bổ sung: Ưu nhược điểm của TDNN
Ưu điểm:
- Nhà nước đi vay: có nguồn lực khi bội chi NS
- Cho vay: đạt được mục tiêu quản lí của NN
- Rủi ro thấp, có khả năng trả lãi và gốc cao
- Khi phát hành các công cụ: trái phiếu chính phủ để tái chiết khấu, chứng từ có giá.
Hạn chế:
- Phạm vi cho vay hẹp
- NN đi vay trả nợ gốc và lãi trong 1 khoảng thời gian => tạo gánh nặng nợ cho
quốc gia
- Lãi suất trái phiếu chính phủ là chỉ tiêu định hướng hoạt động thị trường: nếu hđ
NN điều hành không được tốt => hđ kinh tế cả nước sẽ bị rối loạn
Câu 9: Tại sao lợi tức tín dụng là 1 giá cả không hợp lí?
Lợi tức là khoản tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay ngoài phần vốn gốc vay
ban đầu, sau 1 thời gian sử dụng tiền vay.
Nếu vốn được coi là một hàng hóa mua bán trên thị trường vốn thì
Giá cả này cũng lên xuống theo quan hệ cung cầu của vốn. Nhưng khác với giá cả của
các hàng hóa thông thường là phản ánh và xoay quanh giá trị của chúng còn giá cả của
vốn, hoàn toàn không phản ánh được giá trị của vốn. Nó chỉ bằng 1 phần rất nhỏ so với
giá trị của vốn. Chính vì thế, giá cả của vốn được coi là một loại giá cả đặc biệt, “giá cả
không hợp lí”.

CHƯƠNG 3: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH


Câu 1: Chức năng và vai trò của TTTC trong việc huy động và sử dụng các nguồn
lực tài chính
- Định nghĩa: thị trường tài chính là thị trường mua bán các tài sản tài chính nhằm
chuyển dịch các khoản vốn từ người có khả năng cung ứng sang người cần vốn
- TTTC thu hút huy động vốn thể hiện ở chỗ
+ Sự đa dạng của mệnh giá CK, có nhiều loại CK với các mệnh giá khác nhau đã
giúp tận dụng được nguồn TC có quy mô lớn nhỏ khác nhau để cung ứng cho các
chủ thể thiếu vốn
+ Sự đa dạng về thời hạn CK là có nhiều loại CK với thời hạn ngắn dài khác
nhau, giúp tận dụng các nguồn TC nhàn rỗi bé nhỏ phân tán trong XH thành
nguồn TC to lớn tài trợ kịp thời cho đến đầu tư phát triển KT-XH
- TTTC với cơ sở pháp lí hoàn chỉnh bộ máy quản lí hữu hiệu -> người dân sử dụng
nguồn TC tiết kiệm được của mình để mua CK -> sinh lợi cho bản than người tiết
kiệm
- CK không có tính lỏng như tiền mặt -> khi mua CK nguồn TC đã vận động vào
đầu tư -> tiền mặt trong tay người tiêu dung giảm xuống. Tính thanh khoản cao
thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư
- TTTC là kênh huy động vốn rất lớn, ko chỉ động nguồn TC trong nước mà còn thu
hút huy động nguồn TC nước ngoài
- Vai trò thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn TC
+ Huy động và sử dụng nguồn TC diễn ra theo quan hệ cung cầu khi sử dụng nguồn
TC thì các chủ thể sử dụng cũng phải trả giá -> bắt buộc chủ thể lựa chọn phương án
kinh doanh tối ưu để sử dụng hiệu quả TC
+ Mặt khác, TTTC bắt buộc các DN phải công bố các vấn đề TC thông tin DN 1 cách
chính xác. Điều kiện: kinh doanh hợp pháp, tài chính lành mạnh, có doanh lợi nhiều.
Dân chúng chỉ mua CK của những DN thành đạt, tương lai sáng sủa -> buộc các nhà
quản lí DN phải tính toán làm ăn đàng hoàng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
- Thúc đẩy sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong nền kinh tế, đa dạng hóa tg sử
dụng các nguồn TC -> tận dụng được nguồn TC trong nền kinh tế tạo điều kiện
cho nguồn TC vận động từ nơi kém hiệu quả -> nơi hiệu quả hơn
Câu 2: Sự đa dạng của các mệnh giá CK có tác dụng gì trong việc huy động vốn?
CK là các chứng từ dưới dạng giấy tờ hoặc ghi trên hệ thống điện tử xác nhận quyền
hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó đối với người phát hành
- Mệnh giá CK là giá trị danh nghĩa ban đầu của CK.
+ Sự đa dạng của mệnh giá CK. Có nhiều loại CK với mệnh giá khác nhau như 10k,
50k, 100k, 1 triệu, 100 triệu
 Tận dụng được nguồn TC nhàn rỗi với quy mô lớn nhỏ khác nhau để cung cấp cho
các chủ thể thiếu vốn
- Thời hạn CK
+ Sự đa dạng thời hạn CK có n~ CK với thời hạn ngắn dài khác nhau như tín phiếu (2
tháng, 3 tháng, …), trái phiếu ( 2 năm, 3 năm, 5 năm…)
 Tận dụng được các nguồn TC nhàn rỗi có thời hạn khác nhau
Câu 3: Sự linh hoạt của TTTC tác động như thế nào tới hoạt động kinh tế?
- Sự linh hoạt của TTTC là hoạt động mua bán, trao đổi, lưu kí hoặc thanh toán các
CK tiến hành thuận lợi
 Sự linh hoạt giúp thu hút được các nguồn TC nhàn rỗi, nhỏ bé, phân tán trong XH
thành nguồn TC to lớn tài trợ kịp thời cho nhu cầu đầu tư phát triển KT-XH, tận
dụng được nguồn TC có thời hạn nhàn rỗi ngắn dài khác nhau. Các chủ thể có thể
mua CK dài hạn nhanh chóng chuyển CK thành tiền
+ giảm nhu cầu tiêu dùng cao, dành tiền vào đầu tư phát triển KT-XH. Các chủ thể
khi đã dùng tiền mua CK -> các nhu cầu tiêu dùng cao không được thỏa mãn
+ Các nhà đầu tư dễ dàng rút vốn từ nơi có hiệu quả đầu tư thấp đến nói có hiệu quả
đầu tư cao
Câu 4: So sánh tín phiếu NH và kì phiếu NH
- Tín phiếu NH là chứng chỉ vay nợ do NHTW phát hành bán cho NHTM và các
TCTD nhằm huy động vốn trong n~ trường hợp đặc biệt để đảm bảo mục tiêu của
CSTT quốc gia
- Kì phiếu NH là công cụ nợ ngắn hạn do NHTM phát hành trong thời gian ngắn từ
vài tháng đến 1 năm
 Giống nhau
- Đều là các công cụ vay nợ của NH đối với các chủ thể khác
- Huy động vốn với thời hạn ngắn (dưới 1 năm)
 Khác nhau
Tiêu chí Tín phiếu NH Kì phiếu NH
Chủ thể phát NHTW NHTM
hành
Chủ thể mua NHTM và các tổ chức tín dụng Cá nhân, DN, tổ chức KT-XH
Mục đích Thực hiện CSTT quốc gia, rút Huy động vốn vay ngắn hạn
bớt tiền trong lưu thông của các chủ thể -> mở rộng vốn
-> mở rộng kd
Mệnh giá Lớn, tối thiểu 100 triệu, mệnh Đa dạng, nhiều mệnh giá lớn
giá lớn hơn là bội số của nó nhỏ khác nhau 6tr, 10tr, 12tr…
Phạm vi Lưu thông trong hệ thống NH, Lưu thông trong nền kinh tế,
giữa NHTW, NHTM và các NHTM với các DN, cá nhân,
TCTD NH với nhau

Câu 5: Các TSTC được mua bán trên TTTC


1. Ngoại tệ: được mua bán trên TT hối đoái, 1 bộ phận của TT tiền tệ. Ngoại tệ
mạnh được coi là TSTC tạo ra tiềm lực vững chắc, ổn định, có khả năng mang
lại thu nhập đáng kể cho người đầu tư
2. Tín phiếu kho bạc: loại chứng nhận nợ ngắn hạn, do kho bạc NN phát hành,
nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN, thời hạn ngắn (3th, 6th, 1 năm) ->
là loại TS ưa chuộng trên TT tiền tệ, là công cụ quan trọng để thực hiện CSTT
+ Ưu điểm: độ an toàn cao, khối lượng phát hành lớn, tính thanh khoản cao, chi
phí chuyển nhượng thấp
3. Thương phiếu: do người mua hàng hóa lập ra gọi là kì phiếu thương mại, do
người bán chịu hang hóa lập ra gọi là hối phiếu. Thương phiếu có thể được
chiết khấu ở NHTM -> thu hút vốn cho chủ sở hữu thương phiếu trước kì hạn
 Công cụ người bán chịu vay được vốn NHTM. Ngoài ra, còn là công cụ NHTM
vay ngắn hạn NHTW thông qua tái chiết khấu
4. Chứng chỉ tiền gửi NH
+ Phát hành: NHTM xác định 1 khoản tiền gửi
+ Kì hạn: có kì hạn hoặc ko có kì hạn của người được cấp chứng chỉ lãi suất
quy định cho từng kì hạn nhất định
5. Giấy chấp nhận thanh toán của NH
+ Khởi đầu lệnh thanh toán 1 số tiền mà khách hàng gửi cho NH, NH nhận
trách nhiệm thanh toán cho người cầm giấy đó
+ Giấy này có thể mua bán ở các TT thứ cấp
+ Là loại TSTC rất an toàn do được NH bảo lãnh
6. Hợp đồng mua lại: người kinh doanh cam kết mua lại với giá cao hơn vào thời
gian sau. Thời hạn ngắn từ 1-2 ngày đến vài tháng
7. Vốn dự trữ bắt buộc: NHTM bắt buộc phải dự trữ dưới dạng tiền gửi ở NHTW
=> Công cụ NHTM này vay NHTM khác qua hệ thống chuyển tiền ở NHTW
8. Tín phiếu NH
+ Phát hành: NHTW bán cho NHTM và các TCTD
+ thời hạn ngắn, dưới 1 năm
9. Kì phiếu NH: công cụ nợ ngắn hạn do NHTM phát hành. Thời hạn 3th, 6th, 9th,
1 năm
10. Trái phiếu: CK nợ
+ Phát hành: người đi vay cam kết trả lợi tức và vốn vay trong thời hạn nhất
định
11. Chứng quyền
+ Phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi
+ Quyền hạn: cho phép mua 1 số cổ phiếu phổ thông nhất định
+ C.ty cổ phần, NH cổ phần phát hành
12. Cổ phiếu: CK chứng nhận vốn đã góp
13. Quyền mua cổ phiếu
Câu hỏi:Phân biệt CP và TP?Tại sao nói CP ưu đãi có t/chất lai ghép giữa CP và
TP?
KN:CP là CK chứng nhận số vốn đã góp vào cty cổ phần và q`lợi của ng sở hữu CK
đó với cty cổ phần
TP là loại CK nợ chứng nhận khoản vay do ng đi vay phát hành cam kết trả lại
lợi tức và hoàn trả vốn vay theo 1 thời hạn nhất định cho ng sở hữu CK
*giống:-Đều là tài sản TC,là ptiện huy động vốn để tiến hành sx-kd
-Đều là công cụ kiếm lời đvs ng có tiền khi mua CP,TP
-Đều là công cụ điều hoà vốn giữa các khu vực các ngành kt
-Đều có thể là tài sản thế chấp
-Mang những đặc trưng của CK:luôn gắn vs khả năng thu lợi,gắn với rủi ro,có
khả năng thanh khoản cao
*khác nhau:
Tiêu chí Cổ phiếu Trái phiếu
Bản chất Là CK vốn xác nhận số vốn góp Là CK nợ chứng nhận khoản vay
vào cty cổ phần
Chủ thể Do các cty cổ phần,các NH cổ CP,Kho bac NN, cq`địa phương,cty cổ
phát hành phần,các cty BH cổ phần phần,cty TNHH
Tư cách sở Chủ sở hữu CP là các cổ đông,ng Chủ sở hữu TP là các chủ nợ đvs chủ thể
hữu CK đồng sở hữu tr cty cổ phần phát hành TP
Thời hạn K xđ,chủ thể phát hành có thể sd Thời hạn xđ trên TP,ghi rõ tgian chủ thể
vốn huy động tr suốt tgian tồn tại phát hành phải thanh toán cả gốc lẫn lãi
của cty.Trên cơ sở k ghi thời hạn nên k đc rut vốn tự do mà chỉ đc rút khi
hoàn trả vốn lãi cho chủ sở hữu đến kì hạn ghi trên TP
CP nên ng sở hữu CP có thể rut
vốn khi cần(trừ ng sáng lập cty)
Mức lợi CP thường:k xđ,phụ thuộc vào Có lợi tức rõ ràng,cụ thể,xđ
tức kq kd của cty
CP ưu đãi :có mức lợi tức xđ,cổ
tức đc hưởng k fụ thuộc vào kq
hđ kd của cty
Quyền lợi Cổ đông thường có q` kiểm soát Ng sở hữu TP k có q` kiểm soát cty
cty(bầu ra HĐQT,..)
Mđích Hthành và tăng thêm nguồn vốn Bổ sung nguồn vốn tạm thời thiếu hụt
phát hành cho chủ sở hữu mở rộng sxkd cho chủ thể phát hành
Mức độ rủi Cao hơn,do k xđ đc thời hạn,chịu Thấp hơn,do k phải chịu sự ả/h’ của các
ro sự ả/h’ của biến động giá cả đến ntố #
hđ của cty cổ phần
Q`lợi khi Ng sở hữu CP đc thanh toán các Ng sở hữu TP đc chi tài sản của dn trc
DN phá nghĩa vụ TC các cổ đông
sản

*CP ưu đãi là sự lai ghép giữa CP và TP là vì:nó vừa mang đ2 .t/chất của cả 2:
-Mang đ2 ,tính chất của CP
+Nó là CK vốn,xác nhận số vốn đã góp vào cty cổ phần,ng sở hữu CP ưu đãi đc
hưởng lợi ích từ hđ kd của cty cổ phần.Khi cty bị giải thể thì cổ đông đc chia số tiền
giải thể sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và các khoản ưu đãi #.
+Thời hạn k xđ,do đó chủ thể phát hành đc sd vốn tr tgian tồn tại của cty
-Mang đ2 ,tính chất của TP:
+Ng sở hữu CP ưu đãi đc nhận khoản lợi tức xđ mà nó k phụ thuộc váo kq hđ kd của
cty cổ phần
+Ng sở hữu k đc q` tham gia vào các hđ sxd,k đc ktra sổ sách ,k đc tham gia bỏ phiếu
bầu HĐQT
Câu 6: So sánh cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường?
KN:
- Cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu mang lại cho người sở hữu nó được hưởng những
khoản ưu đãi nhất định so với cổ phiếu thường
- Cổ phiếu thường là cổ phiếu mang lại cho người sở hữu nó những quyền lợi thông
thường
 Giống nhau:
- Đều là công cụ của thị trường vốn, thời hạn trung và dài hạn
- Chủ thể phát hành là công ty cổ phần
- Đều được chia tài sản khi công ty giải thể
- Đều không được hoàn lại vốn
 Khác nhau:
Tiêu chí Cổ phiếu thường Cổ phiếu ưu đãi
Quyền nhận Nhận cổ tức theo kết quả hoạt Cổ tức được xác định trước, ko
cổ tức động của công ty và chia theo phụ thuộc vào kết quả hoạt động
tỉ lệ góp vốn của công ty
Quyền lợi Được tham gia quản lí công ty Ko có quyền tham gia quản lí
và kiểm tra sổ sách (bầu ra hội công ty
đồng quản trị, dự hội nghị công Ko có quyền kiểm tra sổ sách,
ty) Ko được quyền bỏ phiếu bầu
HĐQT
Quyền được Được chia tài sản sau các cổ Được chia tài sản trước các cổ
chia tài sản đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi và đông thường
khi giải thể các khoản ưu đãi khác
Mức độ rủi ro Rủi ro cao hơn Rủi ro thấp hơn
Số lượng phát Nhiều hơn Ít hơn
hành
Chuyển Ko thể chuyển đổi thành cổ Có thể chuyển thành cổ phiếu
nhượng và phiếu ưu đãi thường
chuyển đổi Được chuyển nhượng tự do Sau 3 năm mới được chuyển
giữa các chủ sở hữu nhượng, sang tên

Câu hỏi:Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá CK?
KN:Thị giá CP là gtrị của CP đc giao dịch mua bán trên TT giao dịch CP
Thị giá TP -------------TP--------------------------------------------------TP
*TP:-Sự biến động của lsTT:Khi Ls tiền gủi dài hạn tăngng dân có xu hướng gửi tiền
tkiệm vào các NH,cầu TP giảm,cung TP tănggiá TP giảm
-Tỷ lệ lạm phát:Khi tỷ lệ lp tăngcầu TP giảm,cung TP tănggiá TP giảm và ngc lại
-Tình hình TC và tương lai của DN:Nếu tình hình TC của DN tốt,hệ số nợ thấpgiá
TP tăng và ngc lại.(hệ số nợ=tổng nợ/tổng vốn)
*CP:-Nhân tố nội tại của cty,là ntố bên tr cty,là ntố qđ đến giá CP
+Tình hình TC và tương lai của DN:Khi tình hình TC củ DN tốt,kd hq’,hệ số nợ thấp,DN
có dự án tốt tr tương laigiá CP tăng và ngc lại
+lợi tức cổ phần của DN: Một DN mức doanh lợi hiện tại chưa cao nhưng có nhiều triển
vọng và hứa hẹn nhiều lãi thì có nhiều ng mua làm cầu CP tănggiá CP tăng.
+CNKT:thể hiện ở trình độ trang thiết bị máy móc và CN,tiềm năng ngcứu và pt
+TT tiêu thụ và khả năng cạnh tranh:thị phần của cty,khả năng cânhj tranh,mở rộng TT
+TC:cơ cấu nguồn vốn,khả năng thanh toán,khả năng sinh lời
+con ng:ả/h’ đến toàn bộ hđ của DN,trình độ tay nghề của cnhân,trình độ qlí,..
-Nhân tố bên ngoài:
+Các ntố về kt-TC:
Sự pt của nền kt qdân cũng như tình hình kt khu vực,TG.Nếu nền kt có xu hg tăng
trưởng,khả năng về kd có triển vọng tốtnhiều ng đtư vào CP giá CP tăng và ngc lại
Lạm phát:khi lp ở mức độ cao làm lsTT tăngkhả năg thu lợi của cty giảmgiá CP hạ
Tình hình biến động ls:giá CP trên TT cũng nhạy bến vs lsuất và có xu hg biến động ngc
chiều vs biến động của lsuât
C/s thuế của NN đvs thu nhập từ CK:Nếu khoản thuế đánh vào khoản thu nhập từ CP
tăng lêngiảm số ng đtư vào CPgiá CP giảm và ngc lại
+Các ytố về ctrị-xh-quân sự:nếu nh ytố này bđộng có xu hg tđ tốt đến tình hình làm ăn
của ctygiá CP tăng và ngc lại
+Các ytố về tâm lí của nhà đtư:ả/h’đặc biệt vs nh TT mới nổi và các tchức đtư chưa lớn
mạnh.1 thông tink cxác, hoặc chưa đầy đủ,k kịp thờirối loạn ,dao động tâm lí của các nhà
đtưgây ra p/ứng dây chuyền đổ xô mua vào hoặc bán tống bán tháo CP
-Nhân tố kỹ thuật của TT:Khi giá CP bđộng qua mức do cung-cầu về CP mất cân đối
tương đối lớn,dựa vào kỹ thuật of TT và các hđ của nó,ngta tđ vào cung-cầu TT năng
động hơn,giảm bớt bđộng của giá CP,.. thông qua việc cho phép tổ chức đầu tư chuyên
nghiệp đứng ra mua bán CK, từ đó điều chỉnh cung cầu, điều hòa giá cả trên TT, tránh sự
tăng hoặc giảm giá quá mức các CK.
Câu hỏi: so sánh thị trường CK sơ cấp và Thị trường CK thứ cấp
-K/n:TTCK là 1 bộ phận của TTTC được chuyên môn hóa trong việc mua và bán các
loại CK cả ngắn hạn, dài hạn và trung hạn.
-TTCKSC là TTTC trong đó những phát hành mới của 1 chứng khoán được người huy
động nguồn TC bán cho người đầu tiên mua nó.
-TTCKTC là TTTC trong đó thực hiện giao dịch các CK đã được phát hành trên TTSC.
Trên TT này diễn ra việc mua bán lại CK giữz các nhà đầu tư.
*Giống:-Đều là 1 bộ phận của TTTC được chuyên môn hóa về mua bán các loại CK
ngắn, trung và dài hạn.
-Đối tượng mua bán trên TT đều là CK bao gồm CK ngắn,trung và dài hạn
-Thông qua công cụ CK tạo đk cho cung, cầu nguồn TC gặp nhau dễ dàng
*Khác :
Tiêu chí TTCKSC TTCKTC
Bản chất Xuất hiện trc,là TT phát hành Xuất hiện sau,là TT lưu thông
Hàng hoá Các CK mới phát hành Các CK đã phát hành trên TTCKSC
Mục đích Trực tiếp làm tăng vốn đầu tư cho Làm thay đổi cung ứng nguồn TC mà k
nền kt thông qua việc phát hành CK thay đổi chủ thể phát hành CK,do đó k
trực tiếp làm tăng vốn
Chủ thể Nh môi giới đóng vtrò ng bảo lãnh Ng môi giới có thể là pháp nhân h thể
môi giới trên TTCKSC phải là pháp nhân nhân
Chủ thể Các chủ thể cần nguồn TC,chủ thể Ng đtư,ng môi giới;các tchức qlí giám
tgia cung ứng nguồn TC,chủ thể là môi sát;sở giao dịch CK hoặc trung gian
giới đóng vtrò là ng bảo lãnh giao dịch;các tchức # có liên quan đến
nghiệp vụ CK
Đặc điểm -Thể hiện mqh:nhà p.hành-nhà đtư -thể hiện mqh giữa nhà đtư vs nhau
-làm tăng vốn cho nền kt và nhà -k làm tăng vốn cho nền kt và nhà phát
p.hành hành
-phạm vi hẹp -phạm vi rộng
-chủ yếu tchức dưới hthức bán buôn -chủ yếu tchức dưới hthức bán lẻ
Cơ chế hđ -uỷ thác phát hành:chủ thể phát hành -cung cấp lệnh mua,bán CK:hđ mua
uỷ thác cho ng bảo lãnh 1 lg CK nhất ,bán CK diễn ra trên TT giũa các nhà
định để bán cho nhà đtư theo giá đã đtư.Các y/c của các nhà đtư muốn bán
công bố CK thể hiện = các lênh mua,bán CK
-kiểu đấu giá:các chủ thể phát hành -Giao dịch CK:là hđ trả tiền mua và
công bố tgian,địa điểm đấu giá để giao dịch CK bán.Có 3 pthức gdịch:
trình báo tới uỷ ban xét duyệt lịch +giao dịch trả tièn ngay
trình phát hành.Căn cứ vào bảng +------------theo kì hạn
tổng hợp xin mua của các tổ chức +------------theo hthức TD
tgia đấu giá xếp theo giá chào từ cao
đến thấp,chủ thể phát hành đáp ứng
mọi lệnh bắt đầu từ giá cao nhất cho
tới khi đạt đc tổng số tiền mà họ
muốn

*Mối qh giữa TTCKSC và TTCKTC:có mqh mật thiết vs nhau


-TTCKSC là cơ sở,là tiền đề tạo đkiện,động lực cho TTCKTC hđ và pt:có TTCKSC mới
có TTCKTC.TTCKSC tạo ra công cụ cho CK thứ cấp,là nơi cung cấp hh cho
TTCKTCTTCKSC hđ kém hq’ kéo theo sự khan hiếm hh trên TTCKTC
-TTCKTC tạo ra 1 nơi để các CK p.hành trên TTCKSC đc lưu chuyển,tạo ra khả năng
thanh khoản caotạo đk cho các nhà đtư chuyển hướng sd nguồn TC từ lĩnh vực này sang
lĩnh vực khác
+Hq’ hđ của TTCKSC phụ thuộc rất lớn vào tchức hđ của TTCKTC,Khả năng thanh
khoản trên TTCKTC càng cao thì việc phát hành CK trên TTCKSC càng thuận lợido vậy
TTCKTC hđ kém hq’ sẽ kéo theo khó khăn tr việc phát hành CK mới
+Thị giá CK đc xđ trên TCKTC là ytố đc ng phát hành tham khảo cho việc phát hành
CK mới trên TTCKSC
Vì vậy,pt TTCK với đầy đủ 2 bộ phận TTCKSC và TTCKTC là cần thiết đvs nền kt

Câu 7: Hoạt động của TTCK thứ cấp?


KN: TTCK thứ cấp là thị trường lưu thông, thị trường mua đi bán lại các CK đã
được phát hành trên TTCK sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu CK
Hoạt động chủ yếu của thị trường này là cung cấp các lệnh mua bán CK, định giá
CK và giao dịch CK
 Cung cấp lệnh mua bán:
- Hoạt động mua bán CK trên TTCK thứ cấp diễn ra giữa các nhà đầu tư
- Yêu cầu các nhà đầu tư muốn mua, muốn bán CK được thể hiện bằng các lệnh
mua bán CK
- Các lệnh giao dịch được nhà đầu tư thường xuyên cung cấp cho người môi giới
- Nội dung của 1 lệnh giao dịch
+ Tên CK
+ Lệnh mua hoặc bán
+ Số lượng CK
+ Giá cả loại lệnh
+ Phương thức thanh toán
+ Thời hạn có hiệu lực của lệnh
 Định giá CK (TT tập trung)
- Được thực hiện trên TTCK thứ cấp tại sở giao dịch (1 tổ chức có tư cách pháp
nhân, có trụ sở, con dấu tài khoản riêng)
- KN: định giá CK là xác định giá giao dịch của 1 loại CK tại 1 thời điểm nhất định
- Được hình thành từ sự cân bằng tại 1 thời điểm giữa cung và cầu về loại CK đó,
xuất phát từ các lệnh giao dịch đưa ra trên TT. Tại giá xác định, lệnh mua và lệnh
bán được thực hiện nhiều nhất -> mọi lệnh mua cao hơn giá chuẩn và mọi lệnh bán
thấp hơn giá chuẩn đều được thực hiện
- Định giá CK có thể thực hiện theo 2 hướng
+ Đấu giá định kì – xác định giá mở cửa
+ Đấu giá liên tục
- 1 số nước kết hợp đấu giá định kì với đấu giá liên tục: đấu giá định kì để xác định
giá mở cửa, đấu giá liên tục để xác định giá CK trong suốt thời gian là việc của sở
giao dịch
- Thị giá CK được quyết định bởi quan hệ cung cầu, quyết định của các nhà đầu tư
còn nhân tố ảnh hưởng thị giá CK là thị giá trái phiếu và thị giá cổ phiếu
 Giao dịch CK:
- Là hoạt động trả tiền mua và giao dịch CK
- Có 3 phương thức giao dịch
+ Giao dịch trả tiền ngay: việc trả tiền mua và giao CK đã chấp bán được thực
hiện ngay
+ Giao dịch theo kì hạn: việc trả tiền mua và giao CK bán được thực hiện sau 1
thời gian nhất định kể từ khi hợp đồng mua bán được đăng kí
+ Giao dịch theo hình thức tín dụng: người mua CK chỉ phải trả ngay 1 phần tiền
cho người bán CK, phần còn lại người môi giới ứng ra trả cho người bán và được
nhận lợi tức từ người mua CK trả. Sau 1 thời gian nhất định, nếu người mua ko đủ
tiền trả cho người môi giới thì người môi giới có quyền bán CK đó
 Ý nghĩa:
- Cơ chế hoạt động của TTCK thứ cấp tạo ra tính thanh khoản cao của các CK, tạo
điều kiện cho nhà đầu tư di chuyển hướng đầu tư từ lĩnh vực này sang lĩnh vực
khác, từ khu vực này sang khu vực khác
- Thị giá CK là cơ sở để người phát hành tham khảo cho việc phát hành CK mới
trên TTCK thứ cấp
Câu 8: Sở giao dịch CK và vai trò của nó?
- Sở giao dịch CK là 1 tổ chức có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản
riêng
- Sở giao dịch CK có thể tổ chức theo kiểu công lập, tức nhà nước tổ chức và chủ sở
hữu (VD như Việt Nam) hoặc tổ chức theo kiểu công ty do 1 số người cùng tự
nguyện hùn vốn thành lập (Anh, Mỹ)
- Thành viên: người môi giới như công ty CK, các NH môi giới và các môi giới tư
nhân
- Chức năng chủ yêu: tổ chức tạo điều kiện cho việc giao dịch mua bán CK thuận
lợi công khai đúng luật. Cung cấp cho người đầu tư thông tin liên quan đến CK
được giao dịch trên thị trường
Câu 9: Người môi giới trên TTCK là gì? Vài trò?
- Trên TTCK thứ cấp, người môi giới là người đóng vai trò trung gian giữa người
mua và người bán CK, làm cho cung cầu CK gặp nhau dễ dàng
- Trên TTCK sơ cấp, người môi giới phải là người có tư cách
- Trên TTCK thứ cấp, người môi giới có thể là pháp nhân, có thể là thể nhân
- Người môi giới là người thông thạo, am hiểu tình hình TT nên người mua bán CK
cần tới họ để đảm bảo hoạt động ma bán diễn ra nhanh chóng và giảm bớt rủi ro
- Đảm nhiệm vai trò môi giới trên TTCK thứ cấp chủ yếu là các công ty CK chúng
có thể thực hiện hay 1 phần trong các hoạt động chính là bảo lãnh phát hành CK,
môi giới CK, tư vấn đầu tư CK, quản lí danh mục đầu tư CK…
Câu 10: CK phái sinh?
- Là CK có nguồn gốc từ 1 hoặc nhiều loại CK khác (CK gốc)
- CK phái sinh là 1 trong những công cụ nhằm giảm thiêu rủi ro hoặc tăng khả năng
lợi nhuận cho CK gốc
- Các CK phái sinh gồm 1 số loại chủ yếu như: chứng quyền, quyền mua cổ phần,
hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn
- E ngại rủi ro về biến động giá
- Quyền được lựa chọn, mua bán trở thành đối tượng được mua bán trên TT
 Công cụ giúp nhà đầu tư quản lí rất tốt rủi ro
Câu hỏi:phân biệt TT tiền tệ và TT vốn?chỉ ra mqh giữa 2 TT này?
KN: Thị trường tài chính là nơi cung cầu nguồn tài chính gặp nhau mà tại đó các
sản phẩm tài chính được mua bán.
TT tiền tệ:là 1 bộ phận của TTTC,đc chuyên môn hoá tr việc mua bán các tài
sản TC có tính lỏng cao và chuyển giao q` sd nguồn TC ngắn hạn
TT vốn là 1 bộ phận của TTTC,đc chuyên môn hoá tr việc mua bán các tài sản
TC có tính lỏng thấp nhằm chuyển dịch các nguồn TC dài hạn
*giống:-đều là 1 bphận của TTTC và đc chuyên môn hoá tr việc mua bán các tài sản
-Đối tượng đều là q` sd nguồn TC
-Công cụ chuyển giao là các CK
-Đều có cnăng của TTTC:
+Dẫn nguồn TC từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn TCChủ thể cần nguồn
TC
+Cung cấp khả năng thanh toán cho các CK
+Cung cấp thông tin kt,đánh giá gtrị DN
-Đều có vtrò của TTTC:
+Vai trò trong việc thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước góp
phần quan trọng tài trợ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khuyến khích tiết kiệm
và đầu tư.
+Vai trò trong việc thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của Nhà nước.
+Vai trò thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính.
*Khác:
Tiêu chí TT tiền tệ TT vốn
Đối tượng q` sd nguồn TC ngắn hạn q` sd nguồn TC dài hạn
Công cụ Các loại CK ngắn hạn:tín fiếu Các loại CK dài hạn:cổ fiếu,trái fiếu
KB,Thương fiếu,chứng chỉ tiền
gửi,kỳ fiếu NH,vốn dtrữ bb,ngoại
tệ,..
Cấu trúc -TT cho vay ngắn hạn trực tiếp -TT cho vay dài hạn trực tiếp
-TT hối đoái gdịch các ngoại tệ -TT TD thuê mua hay cho thuê TC
-TT liên NH,TTCK ngắn hạn -TTCK trung và dài hạn
Chủ thể NHTW,NHTM,Kho bạc NN,ng Các chủ thể cung ứng nguồn TC dài
tham gia đtư,ng kd,ng môi giới và các DN hạn(ng đtư)
phát hành CK ngắn hạn các chủ thể cần nguồn TC dài
hạn(CP,..)
Mđích hđ Cung ứng nguồn TC có khả năng Cung cấp nguồn TC chủ yếu để đtư dài
thanh toán cao vf cần thiết để đáp hạn vào hđ sx-kd,các cơ sở hạ tầng,..
ứng nhu cầu cho nền kt và mtiêu của
CSTT
Thời hạn Dưới 1 năm Trên 1 năm
Mức độ rủi Rủi ro thấp hơn vì tchất ngắn hạn Rủi ro cao hơn,vì tchất dài hạn và tính
ro nên ít biến động và có tính lỏng cao lỏng thấp
Lợi nhuận Thấp hơn Cao hơn

*Mối qhệ giữa TT tiền tệ và TT vốn:có mqh khăng khít vs nhau.Sự pt mạnh của
TT tiền tệ sẽ thúc đẩy sự pt của TT vốn
-TT tiền tệ và TT vốn là 2 bphận cấu thành nên TTTC,cùng t.hiện c/năng cung cấp
vốn cho nền ktcác nghiệp vụ trên 2 TT này có mqh bổ sung và tđ tương hỗ.
-Thực tế,các hđ của TT tiền tệ và TT vốn đc thực hiện đồng bộ đan xen lẫn
nhau,tđ qua lại lẫn nhautạo thành 1 vòng cơ cấu hoàn chỉnh của TTTC
-2 TT này có mqh hữu cơ vs nhau:
+các bđổi về giá cả,ls trên TT tiền tệ kéo theo các biến đổi trực tiếp trên TT vốn
+các bđổi về chỉ số CK hoặc gtrị CP của TT vốn cũng phản ánh các hiện tượng
tốt,xấu đã,đang và sẽ xảy ra trên TT tiền tệ
+Các c/s NN như:cs lsuất,c/s tiền tệ với mục đích pt TT tiền tệ,đồng thời cũng
ngăn cản phạm vi hđ của TT vốn
-Xét tr tương lai,xuất phát từ những đòi hỏi thực tế,k thể tồn tại 1 TT tiền tệ thuần
tuý cũng như TT vốn thuần tuý mà phải tồn tại 1 TTTC bao gồm cả TT tiền tệ và
TT vốn hỗn hợp

CHƯƠNG 4: CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN


-KN:TCTGTC là các t/c hđộng tr lĩnh vực TC tiền tệ,tr đó chủ yếu và thường xuyên
cung cấp các sp,dv TC cho khách hàng
-Đ2:+Là cầu nối giữa ng cần vốn và ng có vốn tr XH
+Là những t/chức chuyên doanh và tiền tệ,tdụng nhằm tiêu doanh lợi và mtiêu XH
+Phát hành các công cụ TC để thu hút vốn sau đó sd số vốn này cho vay đtư
-Phân loại:
Căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ:
+Các t/chức trung gian tín dụng,trung gian thanh toán,thanh toán các NHTM,quỹ TD,quỹ
tiết kiệm,ngân hàng đặc biệt
+Các TGTC tiết kiệm theo hợp đồng cty bảo hiểm,quỹ trợ cấp lương hưuquỹ đtư tư nhân
+Các t/chức trung gian đtư:các quỹ đtư,cty TC,quỹ đtư tương trợ,quỹ đtư TT tiền tệ
+Các t/chức hỗ trợ khác:NH đtư,cty đtư mạo hiểm,cty qlí tài sản
Căn cứ vào mtiêu hđ:
+Các TCTGTC hđ vì mtiêu lợi nhuận:NHTM,cty bảo hiểm,quỹ đtư
+Các TCTGTC thực hiện các c/s XH:cty bảo hiểm XH,NH chính sách
-Chức năng:
+Tạo vốn:các TCTG huy động các nguồn TC tạm thời nhàn rỗi tr nền kt,hình thành các
quỹ tiền tệ tập trung lớn để cho vay,đtư.Khi đó tiền đc chuyển hoá thành vốn cho nền kt
+Cung ứng vốn:khi thực hiện c/năng này thông qua hđ cho vay,hđ đtư trên TTCK các
t/chức TCTG đã trở thành 1 kênh phân bổ vốn cho nền kt
+Kiểm soát:các TGTC có thể kiểm soát dưới hthức tiền tệ,đvs hđ kt của các chủ thể đi
vay
*phân tich vai trò của các TGTC tr việc giảm bớt các chi phí giao dịch
-Chi phí giao dịch bao gồm tgian,tiền bạc chi vào các hđ giao dịch TC,là 1 tr những cản
trở chính tr qtrình lưu thông vốn trên TTTC bvì phần lớn nó tồn tại dưới dạng phân
tán,nhỏ lẻ
(+Nếu ng tiết kiệm trực tiếp đtư vào TTTC = cách mua các chứng khoán thì họ phải trả
chi phí hoa hồng cho môi giới,khoản chi phí này có thể tăng lên nếu các nhà đtư cá nhân
muốn phân tán rủi ro;do quy mô nhỏgiảm lợi ích đtư của họ và ngoài ra họ còn mất chi
phí về tgian,công sức để qlí danh mục đtư of m
+Đối với ng phát hành:việc huy động vốn thường tốn kém và k hiệu quả vì chi phí phát
hành thường rất lớn nên k phải lúc nào cũng sd các kênh tài trợ trực tiếp để tài trợ cho hđ
kd of m)
=>các TCTGTC có khả năng giảm đc chi phí do quy mô hđ lớn và tính chuyên nghiệp
cao
+Với lợi thế nguồn vốn huy động lớn nên các TGTC có thể đtư vs klg lớn nên chi phí
môi giới trên mỗi đồng vốn đtư sẽ thấp hơn nhiều
+Nhờ quy mô vốn lớn,các TCTCTG có thể đa dạng hoá danh mục đtư để giảm thiểu rủi
ro mà k làm tăng chi phí nhiều;có khả năng đtư vào các CN qlí hiện đạichi phí giao dịch
ở mức thấp
+Tính chuyên môn ca thể hiện ưu thế của các tchức này về kinh nghiệm qlí vốn hq’,lựa
chọn các giải pháp giảm chi phí giao dịchnâng cao mức lợi nhuận
*Tại sao TCTG có thể giúp làm giảm các chi phí thông tin
-Chi phí thông tin trên TTTC phát sinh từ vấn đề bất cân xứng thông tin
-Các TCTCTG hđ tr lĩnh vực TC tiền tệ nhờ vào t/chất chuyên môn ,kinh nghiệm,..nên
các t/chức này có thể thu thập đầy đủ thông tin và xử lí hq’ hơn các nhà đtư tư nhân,giúp
giảm thiêu rủi ro do nhữg thông tin bất cân xứng gây nên và họ cũng có khả năng kiểm
soát tốt hơn quá trình sd vốn của ng đi vaygiảm bớt đc thiệt hại do rủi ro đạo đức gây ra

Câu 1: Phân tích vai trò của các TGTC trong việc hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của DN
- TCTCTG là các tổ chức hoạt động trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, trong đo
schur yếu và thường xuyên là cung capas các sản phẩm, dịch vụ, tài chính cho
khách hàng
- Doanh nghiệp ;à 1 chủ thể kinh tế độc lập, có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ
sở giao dịch ổn định và được đăng kí kinh doanh theo pháp luật và thực hiện
ổn định SXKD
 Vai trò TGTC trong hạn chế rủi ro
- Với khả năng chuyen môn và kinh nghiệm về thị trương và quản kí vốn, các
TGTC có thể đánh giá chính xác hơn các dự án xin vay hay công ty TC xem
xét dự án thuê TSTC của các doanh nghiệp xem có hiệu quả và rủi ro gì không.
=> các DN loại bỏ được các phương án kinh doanh rủi ro
- Phải chịu áp lực từ chi phí sử dụng vốn và TSTC nên các Doanh nghiệp phải tự
hạn chế các rủi ro trong hoạt động SXKD của mình để thu lợi nhuận , kịp hoàn
trả ca gốc và lãi
- Các công ty bảo hiểm thanh toán 1 phần thiệt hại khi DN kí hợp đồng DH mà
xáy ra rủi ro, giúp các DN hạn chế thiệt hại và sớm ổn định sản xuất. Ngoài ra,
công ty BH chi trả 1 phân thiệt hại cho DN nếu huộc DN phải ý thức hơn và
chấp hành nội qui, quy chế bảo hiểm, đồng thời để riir chức cá biện pháp đề
phòng , ngăn ngừa tổn thất.
 Nâng cao hiệu quả SXKD
 Các quĩ BHXH, BHYT chi ra các khoản để tổ chức tốt công tác an toàn lao động,
chăm sóc sức khỏe cho người lao đông => giúp người lao đọng ngăn chặn tai nạn
lao động, bệnh tật nhanh chóng có sức khỏe phục vụ hoạt động SXKD
 Với mỗi hoanh nghiệp thì nguồn vốn là 1 yếu tố cực kì quan trọng trong hoạt động
SXKD, TCTCTG có vai trò chủ yếu là tập hợp các nguồn vốn nhàn rỗi nhỏ lẻ
trong xã hội, cung ứng cho các chủ thể cần vốn, việc các TCTCTG cho vay kịp
thời giúp DN ổn định SX, đảm bảo tính liên tục trong SX, đồng thời tại điều kiện
mở rộng SX đầu tư KH-CN để nâng cao hiệu quả DX của DN ( điển hình là cac
NH, TCTD, công ty TC, Cty BH)
Tuy nhiên TCTCTG chỉ cho vay vốn hoặc cho thuê TS khi dự án KD của DN
khả thi, vì vậy trước khi cho vay các TGTC cân kiểm tra, đánh giá hiệu quả
của Dự án, giúp DN lựa chọn phương án kinh doanh hiệu quả nhất
 DN cần phải trả chi phí sử dụng vốn hoặc thuê tài sản, các DN cần tìm cách để
hoạt động thật hiệu quả, đẩu nhanh tốc độ quay vòng vốn để nhanh chi trả lại vốn
và lãi
 Các TGTC còn tổ chức kiểm tra , giám sát hoạt động sử dụng vốn của các chủ thể
đi vay, đồng thời các DN với áp lực hoàn trả vốn đã kích thích DN lựa chọn giải
pháp KD tối ưu, nâng cao hiệu quả SXKD
Câu 2: SO sách TGTC và các DN SXKD
Định nghĩa:
 TCTCTG là các tổ chức hoạt động trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, trong đo schur
yếu và thường xuyên là cung capas các sản phẩm, dịch vụ, tài chính cho khách
hàng
 Doanh nghiệp ;à 1 chủ thể kinh tế độc lập, có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở
giao dịch ổn định và được đăng kí kinh doanh theo pháp luật và thực hiện hoạt
động trong lĩnh vực SXKD, cung cấp dịch vụ, hàng hóa.
 Giống nhau:
Đều là tổ chức đăng kí hoạt động theo quy định của pháp luật, đều phải thực hiện
nghĩa vụ với NSNN ( đóng thuế)
Đều hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận ( trừ các tổ chức thực hiện các chính sách, xã
hội)
 Khách nhau
Tiêu chí TGTC DNSXKD
Sản phẩm Các sản phẩm tài chính và dịch vụ Các hàng hóa dịch vụ phục vụ cho
TC ( chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, nhu cầu khác nhau của chác chủ
thương phiếu, hợp đồng bảo thể trong nền kinh tế, hàng hóa
hiểm,…..) đầy đủ giá trị và giá trị sử dụng (
quần áo, sách vở,…..)
Phương Tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi, Đi vạy NH, phát hành cổ phiếu,
pháp huy nhỏ lẻ, tạo lập tài khoản vốn, nhân thuê tài sản , nhận tiền trước của
động vốn tiền gửi từ các chủ thể, phát hành khách hàng
chứng khoán,…..
Sử dụng Cấp vốn tín dụng cho các chủ thể Sử dụng đê mua sắm TSCĐ,
vốn thiếu vốn, cho thuê tài sản,…. TSLĐ, để đầu tư sản xuất, phục vụ
hoạt động SXKD
Sự kiểm Đòi vỏi phải có vốn điều kệ, vốn Doanh nghiệp không cần phải có
soát của pháp định vốn pháp định, trừ các DN hoạt
nhà nước Nhà nước kiểm soát chặt chẽ các động trong lĩnh vực NH
hoạt động TCTG
Vị trí CUng ứng vốn cho các chủ thể Cung cấp hàng hóa, của cải và
trong nền kình tế dịch vụ cho xã hội
Cấp thông tin cho các chủ thể đó Thức đẩy hoạt động của các
Giảm chi phí, giảm rủi ro cho hoạt TGTC
động SXKD của DN
Câu 3: So sánh Cty Bảo hiểm và NHTM
Khái niệm
 Công ty bảo hiểm: là các TGTC có nhiệm vụ cung cấp các hợp đông bảo hiểm
choc ac DN vầ hộ gia đình, nhằm giảm bợt rủi ro ảnh hưởng đến quá trình SX và
đời sống của họ
 NHTM là 1 doanh nghiệp KD trong lĩnh vực tài chính- tiền tệ với hoạt động
thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịnh vụ ngân hàng cho
nền kinh tế quốc dân
 Giống nhau:
 Đều là TCTCTG
 Đều mang hình thức KD vì lợi nhuận
 Đều đóng vai trò cấp vốn cho nền Kinh tế
 Khác nhau:
Tiêu chí NHTM Bảo hiểm
Lĩnh vực hoạt Hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thông Hoạt đọng trong lĩnh vực Bảo hiểm,
động qua hoạt động cho vay và nhận tiền nhằm xử lí các rủi ro, biến cố, cung cấp
gửi nguồn tài chính cho người tham gia Bảo
hiểm khi gặp khó khăn
Sản phẩm Các khoản tiền gửi, tài khoản thanh Hợp đồng bảo hiểm, các dịch vụ giám
toán, các nghiệp vụ bảo lãnh, tư vấn, sát, ổn định và séc bồi thường
ủy thác
Nguồn hình Lượng tiền nhàn rỗi, nhỏ lẻ trong dân Chi phí mua hợp đông bảo hiểm, lợi
thành quỹ cư và các tổ chức xã hội nhuận từ hoạt động đầu tư
Mục đích sử Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài Bồi thường tổn thất, chi trả tiền BH, chi
dụng hạn quản lí, chi đầu tư ngăn ngừa, hạn chế tổn
thất, chi cho tạo lập các loại quỹ
Nguyên tắc huy Dựa trên nhu cầu tiền gửi của các chủ Theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít,
động vốn thể có vốn nhàn dỗi. càng huy động được nhiều càng tốt
Đặc điểm Cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, Hình thức bồi hoàn có điều kiện, không
nguồn vốn biết trước mức độ, thời gian hoàn trả biết trước được thời gian và khối lượng
tiền bồi hoàn
Doanh thu và Chi phí có trước, lợi nhuận có sau Doanh thu cá trước, chi phí phát sinh sau
lợi nhuận
Câu 4: so sánh Cty Tài chính và NHTM
Định nghĩa:
 NHTM là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, hoạt động chủ
yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịnh vụ ngân hàng
cho nền kinh tế
 Cty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng với chức năng sử dụng
vốn tự có, huy động vốn và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư và cung cấp
các dịch vụ tư vấn tài chính, thực hiện một số dịch vụ khác theo quy đinh của pháp
luật
 Giống nhau:
 Đều hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, lấy thu bù chi
 Đều là các TGTC hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ – tín dụng với các nghiệp vụ
nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư sinh lời
 Đều tạp thuận lợi cho các hoạt động SXKD, giảm thiểu rủi ro cho DN, giảm chi
phí gd, cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế, các DN
 Đều đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế.
 Khác nhau
Tiêu chí NHTM Cty TC
Loại hình Đây là tổ chức tín dụng NH thực hiện Tổ chức phi ngân hàng, chỉ thực hiền 1 số
đầy đủ nghiệp vụ NH nhiệm vụ của ngân hàng theo quy định
của pháp luật
Huy động Vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, tiều Chủ yêu huy động vốn có kì hạn trên 1
vốn gửi có kí hoạn hoặt không kì hạn, phát năm, phát hành chứng khoán nợ, phát
hành chứng khoán hành trái phiếu vay với NHTM, Cty BH
Thời hạn Chay vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn Cho vay chủ yếu là trung hạn và dài hạn
cho vay
Chức năng Trung gian thanh toán, tạo ra tiền Không thực hiện chức năng trung gian
chuyển khoản, nhận tiền gửi và cấp thanh toán, không tại ra tiền cho nền kinh
tín dụng tế
Hình thức Chủ yếu là cho vay trực tiếp Hình thức tín dụng thuê mua( thuê TS để
sử dụng vốn SXKD)
Nghĩa vụ Phải có quỹ dự trữ bắt buộc, gửi tiền Không phải lập quỹ dự phòng do không
với NHTW tại ngân hàng TW có huy động vốn không kì hạn

Câu 5: Tại sao trung gian tài chính lại đảm bảo phân phối nguồn lực tài chính có
hiệu quả
 Khái niệm: Tổ chức trung gian tài chính là các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực
tài chính, tiền tê với hoạt động chủ yếu là cung caaso các sản phẩm tài chính dịch
vụ tài chính cho khách hàng và thực hiện các nghĩa vụ nhà nước trog từng thời kì
nhất định
 Các trung gian tài chính có các đặc điểm sau
 NHTM phát hành : kì phiếu, trái phiếu, nếu NHTM cổ phẩn thì cả cổ
phiếu
 Cty BH thông qua cung ứng các dịch vụ BH
 Cầu nối giữa người cần vốn và nguwofi cung vốn, xuất phát từ vụ trí
chuyên đi huy đọng để cung ứng vốn
 Phân loại các tổ chức trung gian tài chính
 Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ:
 TGTC nhận tiền gửi: huy động vốn – tiền gửi của khách hàng, sử dụng
vốn để cấp tín dụng và thực hiện chức năng trung gian thanh toán
 TGTC tiết kiệm theo hợp đồng: huy động vốn bằng việc bạn hợp đồng
bảo hiểm dựa theo nguyên tắc tự nguyện hoặc bắt buộc, sử dụng vốn
thực hiện trách nhiệm tài chính với khách hàng ( Cty BH, quỹ tương hỗ,
quỹ trợ cấp)
 Trung gian đầu tư: huy động vốn bằng phát hành chứng từ cso giá, sử
dụng đầu tư vào các lĩnh vực chuyên môn mà họ có lợi thế.
 Căn cứ vào mực tiêu:
 Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận:
Nguyên tắc: hoạt động vì lợi kích kinh tế
Yếu tố ảnh hưởng: sự cạnh tranh của thị trường
Cần chú ý chất lượng, thị hiếu, giá cả các dịch vụ, sản phẩm tài chính
 Hoạt động vì mục tiêu chính sách xã hội:
Nguyên tắc: vì các mục tiêu xã hội, theo chủ trương của nhà nước
Yếu tố ảnh hưởng: chính sách nhà nước
Chú ý: vấn đề cân đối thu chi, phát triển vốn góp, đảm bảo công bằng và
hiệu quả
 Chức năng:
 Chức năng tạo vốn
 NHTM cổ phần phát hành cổ phiếu, huy động vốn dưới dạng gửi tiết
kiệm, vay NHTW
 Cty BH cung ứng hợp đồng bảo hiểm để thu bảo hiểm phí
 Tty TC: đi vay ngắn hạn thông qua các công cụ vay nợ, phát hành
chứng khoán
 Quỹ đầu tư: nhận vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đầu tư hộ,….
 Chức năng cung ứng vốn
 NHTM: đi vay để cho vay
 Cty BH: từ phí bảo hiểm đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề nhất định
 Quỹ đầu tư: đầu tư chứng khoán
 Chức năng giám sát
Ngân hàng TM: kiểm soát đối với khách hàng đi vay, năng lực quản kí, hoạt
động Kinh Doanh, tuân thủ quy chế tín dịch, kế hoạch sử dụng nguồn vốn (
phương án, dự án kinh doanh) trước, trong và sau khi cho vay
Cty bảo hiểm: kiểm tra các điều kiện trước khi thực hiện kí kết hợp đồng bảo
hiểm
 Vai trò của các TGTC
 Giảm chi phí giao dịch
Giảm chi phí Tìm kiếm thông tin, tìm kiếm khách hàng
Các hoạt động giao dịch diễn gia nhanh chóng, chi phí thấp,
Các chủ thể kinh tế ( người đi vay và người cho vay) có thể tìm thấy đối tác dễ
dàng
 Giảm các chi phí lưu thông
Tính chuyên môn hóa trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, có khối lượng thông tin
lớn, chính xác giúp giảm chi phí về thông tin
Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, giúp nền kinh tế hoạt động chơn
tru, lượng tiền lưu thông dễ dàng, chi phí thấp
 Kích thích, tập trung những nguồn vốn nhỏ lẻ, và cho vay với quy mô lớn
 Mở rọng quan hệ hợp tác quốc tế
 Trung gian tài chính giúp phân bổ nguồn tài chính một cách hiệu quả
 Nếu người cần nguồn tài chính phải đi tìm người cung nguồi tiền và ngược lại thì
chi phí cho việc tìm kiếm, nghiên cứu sẽ vô cùng lớn, rủi ro bất trắc. Tình trạng
đang tin về TC, về những yếu tố thanh khoản của chứng khoán tăng cao, làm giảm
khả năng cung ứng nguồn vốn tài chính. Khi đó các TCTCTG sẽ làm cầu nối giữa
những người thiếu vốn đến với những nguồn tài chính tạm thời nhàn dỗi trong nền
kinh tế một cách tiết kiệm và hiệu quả
 Với TGTC trong lĩnh vực tín dụng thì chuyên môn hóa trong lĩnh vực điều khiển
dòng tiền , huy động vốn cũng như cung ứng vốn cho vay, trong lĩnh vực đầu tư
thì có 1 đội ngũ chuyên gia hoạt động, được đào tạo bài bản, có 1 hệ thống thu
thập, phân tích thông tin và khi đó, tìm kiếm được những nơi đầu tư hiệu quả,
giảm thiểu rủi roc ho các nguồn vốn, tại sự tín nhiệm, tin cậy đối với công chúng
 Hệ thống trung gian tài hcinsh: NHTM, cty BH, Công ty tài chính, quỹ đầu tư,….
Nhờ có hệ thống trung gian mà người có nguồn tài chinh sẽ tin tưởng và an tâm để
cho vay mà vẫn có lời, các doanh nghiệp không còn trong tình trạng thiếu vốn đê
SXKD
Câu 6: chức năng của NHTM, và các nghiệp vụ cơ bản của NHTM.
Tại sao lại có xu hướng cổ phần hóa NHTM nhà nước
 Khái niệm: NHTM là một doanh nghiệp KD trong lĩnh vực Tiền tệ –tín dụng, với
hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân
hàng cho nền kinh tế
 Chức năng của NHTM
 Chức năng trung gian tín dụng:
Là chức năng mà NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa những người có nguồn tài
chính dư thừa và người có nhu cầu vay tài chính, NHTM huy động nguồn vốn nhỏ
lẻ, nhàn rỗi, tạo ra các quỹ tiền tệ cho nhân hàng, sau đó cho vay đối với các chủ
thể có nhu cầu vốn và thỏa mãn nhu cầu đặt ra
Ý nghĩa: với chức năng này, NH vừa là người vây, vừa là người đi vay, vừa là
người cho vay tạo lợi ích cho:
Người gửi tiền được thu lãi tiền gửi, đảm bảo an toàn cho khoản tiền gửi và
NH cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lời
Người đi vay thỏa mãn nhu cầu vốn cho SX và tiêu dùng
NHTM thu được lợi nhuận từ chênh lệch giữa tiền gửi và tiền cho vay
 Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
 Đó là chức năng là cơ sở NHTM thực hiện chức năng khác.
 Chức năng trung gian thanh toán:
Là chức năng theo yêu cầu cửa khách hàng để quản lí tiền thu từ bán hàng hóa
dịch vụ hoặc các khoản thu khác. Thực hiện thanh toán tiền mua hàng hóa,
dịch vụ theo lệnh của họ
Nội dung:
 Các chức năng nghiệp vụ:
Mở tài khoản tiền gửi
Nhân vốn tiền gửi và thanh khoản theo yêu cầu của khách hàng
Thanh toán theo yêu cầu của khách hàng( ngân hàng tích tiền từ tài khoản tiền
gửi của khách hàng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ)
 Ý nghĩa:
 Mang lại lợi ích XH to lớn, hạn chế rủi ro do không phải vận chuyển số lượng
tiền lớn, chi phí thanh toán lớn, đặc biệt là khách hàng ở quá xa nhau
 Cung cấp nhiều phương tiện thanh toán: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu. Thẻ
rút tiền… => khách hàng có thể lựa chọn các phương thức thanh toán phù
hợp, tiết kiệm chi phí, thời gian, đảm bảo an toàn trong thanh toán
 Thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu thông
thanh toán, tốc độ lưu thông chuyển vốn, làm phát triển kinh tế.
 Việc thanh toán không dùng tiền mặt qua NH giảm được lượng tiền trong lưu
thông, tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như vận chuyển, đếm nhận , bảo
quản tiền
 Đối với bản thân NH: góp phần làm tăng thêm lợi nhuận từ quản lí dịch vụ,
tăng khả năng cung ứng nguồn vốn vay của ngân hàng thể hiện trong số dư tài
khoản tiền gửi của ngân hàng
 Đây là cơ sở cho việc thực hiện chức năng tạo tiền của NHTM.
 Chức năng tạo tiền chuyển khoản
 Thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của Khách hàng tại NHTM, là nộ
phân cấu thành hượng tiền được sử dụng trong hoạt động giao dịch
 Từ tiền gửi ban đầu, thông qua hoạt động cho vay bằng chuyển khoản => tạo
ra số tiền gửi gấp nhiều lần số dự trữ ban đầu
 Số tiền tạo ra phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ dư thừa, tỷ lệ
tiền mặt so với tiền chuyển khoản, lãi suất tài chiết khấu
 Khi ngân hàng cho vay = chuyển khoản, tăng lượng tiền cung ứng, khi thu nợ:
giảm lượng tiền cung ứng
 Ý nghĩa: làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu
thanh toán, chi trả của Xa hội
 Xu hướng cổ phần hóa Ngân hàng nhà nước
Mô hình thương mại cổ phần có nhiều lợi thế
 Ngoài vay nợ dưới dạng tiền gửi tiết kiệm, phát hành các chứng chỉ công cụ vay
nợ, phát hành trái phiếu, ngoài ra ngân hàng cổ phần còn có thể phát hành cổ
phiều, phát triển nguồn vốn chủ sử hữu, qui mô lớn, kết nạp thêm cổ đông mới
 Tính chủ động: số lượng huy động vốn phù hợp với số cổ phiếu phát hành, chi phí
phát hành được chủ động thông qua quá trình trả cổ tức ( nghị quyết đại hội cổ
đông quyết định tới trả cổ tức)
 Cơ cấu tổ chức: đại hội đồng cổ đông tiền hành……………
Câu hỏi:so sánh chức năng tạo tiền của NHTM và chức năng phát hành tiền
của NHTW?NHTW có thể kiểm soát đc tạo tiền chuyển khoản của NHTM k?
TL:
KN:NHTW là 1 định chế quản lí NN về tiền ,tín dụng và ngân hàng,phát hành
tiền tệ,là ngân hàng của các ngân hàng,thực hiện chức năng tổ chức điều hòa lưu
thông tiền tệ trong phạm vi cả nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền.
-Chức năng của NHTW là:c/n phát hành tiền,c/n là NH của các NH,c/n NH nhà nc
NHTM là 1 DN kd trong lĩnh vực tiền tệ-tín dụng,với hđ thường xuyên là
nhận tiền gửi,cho vay và cung cấp các dvụ NH cho nền kt
-Chức năng của NHTM là:c/n TGTD,c/n TGTT,c/n tạo tiền
*Giống:
-Đều cùng mđích là cung ứng tiền cho nền kt
-Đều thoả mãn nhu cầu sd tiền cho toàn XH,giúp cho qtrình hđ sx-kd diễn ra 1
cách thuận lợi,đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nề kt
*khác nhau:
Đặc điểm c/n phát hành tiền của NHTW c/n tạo tiền của NHTM

Chủ thể NHTW độc quyền phát hành NHTM tạo tiền thông qua hthống NH
thực hiện
Cơ sở Dựa trên cơ sở đảm bảo = gtrị Các NHTM phải hđ tr cùng 1 hthống và
thực hiện hh,dvụ thể hiện trên giấy nhận nợ do thực hiện nghiệp vụ thanh toán TD,k
DN phát hành hoặc trái phiếu CP dùng tiền mặt giữa các NH
Kênh Thông qua cơ chế TD của Thông qua hđ huy động vốn cho vay và
phát hành NH.NHTW sẽ TCK hoặctái cầm cố thanh toán chuyển khoản tr hthống
các chứng từ có giá,dự trữ
vàng,ngoại tệ,nghiệp vụ TT NHTM,thanh toán k dùng tiền mặt
mở,NSNN vay
Hình thức Tiền mặt:giấy bạc NH,tiền đúc lẻ Tiền chuyển khoản
tiền
Ndung -NHTW độc quyền phát hành giấy Từ lg tiền gửi ban đầu ở NH thứ 1,thông
c/n bạc NH,tiền đúc kim loại qua nghiệp vụ thanh toán TD k dùng tiền
-NHTW tham gia và kiểm soát chặt mặt giữa các NH tạo ra lg tiền chuyển
chẽ việc tạo tiền của NHTM và khoản lớn gấp nhiều lần
TCTD
Nhântố Tốc đọ tăng trưởng kt và nhu cầu Tỷ lệ dự trữ bắt buộc,tỷ lệ dự trữ dư
ả/h tiền tr từng thời kì thừa,tỷ lệ giữa tiền mặt so vs tiền gửi
thanh toán
Chi phí Tốn kém :chi phí về in ấn,bảo Ít tốn kém,dễ dàng,tiện lợi do giao dịch
quản,vận chuyển chuyển khoản
Ý nghĩa -Cung ứng kịp thời nhu cầu tiền tr -Đáp ứng nhu cầu sd tiền của XH tạo
lưu thông và thặc hiện các mtiêu kt đkiện thuận lợi cho hđ sx-kd
của NN -Tạo ra tiền chuyển khoản tiết kiệm chi
-Kiểm soát lượng tiền phát hành phí lưu thông
-Điều tiết klg tiền tr lưu thông,thúc -Thúc đảy lưu thông hh,tiền tệ
đẩy tăng trưởng kt,bù đắp thiếu hụt -NHtrở thành trung tâm của đ/s XH
NSNN khi thu<chi

*NHTW tham gia kiểm soát chặt chẽ việc tạo tiền chuyển khoản của NHTM và
TCTD:Tiền chuyển khoản đc tạo ra thông qua nghiệp vụ TD và thanh toán,k dùng
tiền mặt của hthống NH.Cơ chế tạo tiền này k thể thiếu sự tham gia,kiểm soát chặt
chẽ của NHTW.Nghiệp vụ kiểm soát này đc thực hiện bằng việc định ra tỷlệ dự
trữ bắt buộc,cơ cấu hợp lí giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản,ls TCK,..

Chương 5: NHTW VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


Câu 1: Chức năng của NHTW
 K/n: NHTW là 1 định chế quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, độc
quyền phát hành tiền tệ, là NH của các NH, thực hiện chức năng tổ chức điều hòa
lưu thông tiền tệ trpng phạm vi cả nước nhằm ổn điịnh giá trị đồng tiền.
 Chức năng phát hành tiền:
Tiền trong lưu thông bao gồm các loại: giấy bạc ngân hàng, tiền kim loại, tiền
chuyển khoản.
-NHTW giữ độc quyền phát hành giấy bạc NH và tiền kim loại
+Nguyên tắc phát hành: Đảm bảo bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ thể hiện trên các
giấy nhận nợ do các DN phát hành hoặc trái phiếu chính phủ.
+Hoạt động: thực hiện tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá để đưa tiền
vào lưu thông.
+Số lượng tiền phát hành phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ mất
giá của đồng tiền, thâm hụt ngân sách NN, nhu cầu tiền mặt trên thị trường.
 Tốc độ tăng trưởng => tốc độ lưu thông tiền tệ và khối lượng hàng hóa , tiền tệ
=> ả/h tới tổng giá trị hh, dịch vụ cần cho lưu thông=> ả/h tới lượng tiền cần
thiết cho lưu thông.
 Mức độ mất giá của đồng tiền:
Giá cả= giá trị hh/ giá trị tiền tệ
Khi giá trị tiền tệ giảm (mất giá) -> giá cả tăng -> cung tiền tăng
 Thâm hụt NSNN: NSNN thâm hụt =>phát hàng tiền tệ để bù đắp
 Nhu cầu tiền mặt trong lưu thông càng lớn thì mức cầu tiền càng tăng, ả/h đến
phát hành tiền mặt của NHTW
- NHTW tham gia và kiểm soát chặt chẽ việc tạo tiền chuyển khoản của các
NHTM và các tổ chức tín dụng
Trong điều kiện nghiệp vụ tín dụng và thanh toán ko dùng tiền mặt qua hệ thống
NH=> NHTW tham gia và kiểm soát.
+ Tham gia tạo tiền chuyển khoản: tăng khả năng dự trữ, làm tăng khả năng tạo
tiền chuyển khoản.
+Kiểm soát tạo tiền chuyển khoản thông qua quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc,cơ
cấu hợp lý giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản, lãi suất tái chiết khấu.
 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ả/h tới số nhân tiền kép:
1+𝐶/𝐷
𝑚𝑚 = 𝐶 =>ả/h số tiền NHTW tạo ra từ tiền cơ sở
+𝑅𝑑+𝐸𝑅/𝐷
𝐷
 Rd còn là 1 thành phần của hệ số mở rộng tiền gửi (1/Rd) => ả/h tới số tiền
tạo ra từ số tiền gửi ban đầu.
 Lãi suất tái chiết khấu ả/h tới số tiền NHTW nhận đc từ NHTM thông qua
TCK, tái cầm cố các chứng từ có giá.
 Chức năng NH của các NH
Thể hiện ở các nghiệp vụ:
- Quản lý tài khoản và nhận tiền gửi của NHTM và các tổ chức tín dụng
+Tài khoản tiền gửi thanh toán: các NHTM bắt buộc phải mở tài khoản
tiền gửi thanh toán và duy trì thường xuyên 1 lượng tiền tài khoản này để
thực hiện nghĩa vụ chi trả với các NH trong toàn bộ hệ thống NH khác.
+tài khoản tiền gửi bắt buộc: NHTW nhận tiền gửi dự trữ bắt buộc của các
NHTM theo quy định, đảm bảo khả năng thanh toán, sd làm công cụ để
điều tiết lượng tiền cung ứng.
- Cho vay đối với các NHTM và tổ chức tín dụng
Vay dưới hình thức TCK, tái cầm cố các chứng từ có giá=> NHTW là chủ
nợ và là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM
- Tổ chức thanh toán ko dùng tiền mặt
Các NHTM đều mở tiền gửi thanh toán và gửi tiền vào tài khoản này=> có
thể tổ chức thanh toán ko dùng tiền mặt, thông qua hình thức bù trừ trong
toàn bộ hệ thống NH.
- Thực hiện quản lý nhà nước và kiểm soát đối với các NHTM và tổ chức tín
dụng, bao gồm:
+Cấp giấy phép hoạt động
+Quy định nội dung, phạm vi hoạt động kinh doanh và các quy chế nghiệp
vụ đòi hỏi NHTM phải tuân thủ.
+Kiểm tra , giám sát hoạt động của các NHTM.
+ Đình chỉ hoạt động or giả thể NHTM trong trường hợp mất khả năng
thanh toán.
 Chức năng NHNN
Thể hiện ở:
- NHTW xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, quản lý nhà nước
về các hđ tiền tệ, tín dụng và NH đối nội cũng như đối ngoại.
- Nhận tiền gửi của kho bạc nhà nước, cho NSNN vay khi thiếu hụt tạm thời
or bội chi, quản lý dự tữ ngoại hối quốc gia.
- Thay mặt chính phủ kí kết hiệp định tiền tệ, tín dụng,thanh toán với nước
ngoài và tổ chức tài chính-tín dụng quốc tế.
- Đại diện cho CP tham gia vào 1 tổ chức TC-TD quốc tế với cương vị là
thành viên của tổ chức này.
Câu 2: Các mô hình của NHTW
- NHTW là định chế quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và NH, phát hành
tiền, là NH của các NH, thực g-hiện chức năng tổ chức, điều hòa lưu thông
tiền tệ trong phạm vi cả nước nhằm ổn điịnh giá trị đồng tiền.
- Mô hình NHTW:
NHTW thuộc Chính phủ NHTW thuộc Quốc hội
(CP cơ quan hành pháp) ( QH cơ quan lập pháp)
Ưu: CP dễ phôí hợp CSTT và chính sách Ưu: tạo ra sự chủ động của NHTW trong
kinh tế vĩ mô khác, khai thác tiềm năng xây việc thực hiện CSTT, giảm độ trễ của chính
dựng kinh tế ( bù đắp bội chi NSNN) sách( giảm sự cho phép của CP=> giảm độ
trễ, tăng hiệu quả của mục tiêu kiềm chế
lạm phát)
Hạn chế: giảm sự chủ động của NHTW ( vì Hạn chế: CP khó kết hợp hài hòa CSTT với
phải tuân theo c/s của chính phủ) các c/s kinh tế vĩ mô khác.
Khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu ổn Khó đạt đc sự thống nhất trong việc đạt đc
định tiền tệ) các mục tiêu kinh tế.

Câu 3: NHTW và các kênh phát hành tiền của NHTW (giấy bạc NHTW đưa vào
lưu thông bằng con đường nào)
 Định nghĩa:
- NHTW là định chế quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và NH, phát hành tiền, là
NH của các NH, thự hiện chức năng tổ chức,điều hòa lưu thông tiền tệ trong phạm
vi cả nước nhằm ổ định giá trị đồng tiền.
- Giấy bạc NHTW là tiền tín dụng do NHTW độc quyền phát hành và đc đảm bảo
bằng hàng hóa hoặc vàng.
 Giấy bạc NHTW đi vào lưu thông qua các kênh cung ứng tiền của NHTW:
- Cho vay các NH và tổ chức tín dụng:
NHTW phát hành tiền qua hoạt động tín dụng dưới hình thức TCK, tái cầm cố các
chứng từ có giá cuả NHTM và tổ chức tín dụng để đưa vào lưu thông.
Số tiền NHTM, TCTD nhận đc =giá trị của các chứng từ có giá đc TCK – lãi tái
chiếu khấu.
Số tiền được chuyển qua cho các NHTM, TCTD.
=>Đây là cơ chế phát hành tiền quan trọng nhất, phù hợp với cơ chế phát hành tiền
hiện nay.
- Phát hành tiền qua thị trường vàng và ngoại tệ
NHTW phát hành tiền để mua vàng hoặc ngoại tệ nhằm làm tăng lượng dự trữ
ngoại hối và điều tiết tỉ giá hối đoái khi cần.
- Phát hành tiền qua nghiệp vụ thị trường mở
NHTW thông qua việc mua bán các chứng từ có giá ngắn hạn trên thị trường mở
nhằm tăng khối lượng tiền cung ứng khi có sự tăng lên của nhu cầu tiền =>1 khối
lượng tiền đi vào lưu thông.
- Cho NSNN vay
Khi NSNN bị thiếu hụt tạm thời hoặc bội chi thì CP sẽ vay NHTW.
NHTW có thể ứng trc cho CP khi NSNN chi trc, thu sau. Các hoạt động này diễn
ra thông qua TCK, tái cầm cố các loại trái phiếu CP thông qua NHTM.
=>Các kênh cung tiền trên giúp NHTW đảm bảo nhu cầu tiền cho lưu thông mà
còn kiểm soát đc khối lượng tiền trong lưu thông.
Câu 4: So sánh chức năng phát hành tiền của NHTƯ và chức năng tạo tiền của
NHTM. NHTW có kiểm soát được việc tạo tiền của NHTM hay ko?
 Định nghĩa
- NHTW là 1 định chế nhà nước về tiền tệ, tín dụng và NH, phát hàng tiền tệ, là NH
của các NH, thực hiện chức năng tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ trong phạm vi
cả nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền.
-NHTM là 1 DNKD trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng với hoạt động thường xuyên
là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ NH cho toàn bộ nền kinh tế.
 Giống nhau: đều nhằm mục đích cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế.
 Khác nhau:
Tiêu thức C/n phát hành tiền của NHTW C/n tạo tiền của NHTM
Chủ thể thực NHTW độc quyền phát hành tiền ( NHTM tạo tiền thông qua hệ thống
hiện giấy và kim loại) NH
Cơ sở thực Đảm bảo bằng giá trị hàng Các NHTM phải hoạt động trong
hiện hóa,dịch vụ thể hiện trên giấy cùng 1hệ thống và thực hiện nghĩa
nhận nợ do doanh nghiệp phát vụ thanh toán tín dụng, ko dùng
hành hoặc trái phiếu CP tiền mặt giữa các NH
Loại tiền phát Tiền mặt: giấy bạc NH, tiền đúc lẻ Tiền chuyển khoản
hành
Nội dung chức -NHTW độc quyền phát hành giấy Từ lượng tiền gửi ban đầu NHTM
năng bạc NH và tiền kim loại thứ nhất qua nghiệp vụ tín dụng
thanh toán ko dùng tiền mặt giữa
-Tham gia kiểm soát chặt chẽ vào các NH tạo ra lượng tiền chuyển
việc tạo tiền của NHTM, TCTD khoản gấp nhiều lần
Nhân tố ả/h Tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhu Tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ
cầu tiền trong lưu thông thừa, tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi
thanh toán
Kênh phát -Cho vay các NHTM và TCTD Thông qua huy động vốn cho vay
hành và thanh toán chuyển khoản
-Hoạt động thị trường mở
-Qua dự trữ vàng và ngoại tệ
-Cho NSNN vay
Ý nghĩa -Cung ứng kịp thời lượng tiền cần -Đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho xã
thiết cho lưu thông hội,thuận lợi cho SXKD
-Kiểm soát lượng tiền phát hành -Tiết kiệm chi phí lưu thông
-Điều tiết lượng tiền trong lưu -Thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tiền
thông, thúc đẩy tăng trưởng kinh tệ
tế, bù đắp thiếu hụt NSNN
-NH trở thành trung tâm của đòi
sống xã hội
 NHTW tham gia và kiểm soát chặt chẽ việc tạo chuyển khoản của NHTM và
TCTD
Tiền chuyển khoản đc tạo ra thông qua nghiệp vụ tín dụng và thanh toán không
dùng tiền mặt qua hệ thống NH
Cơ chế tạo tiền này ko thể thiếu sự tham gia,tác động trực tiếp và kiểm soát chặt
chẽ của NHTW. Nghiệp vụ kiểm soát này đc thực hiện bằng việc định ra tỷ lệ dự
trữ bắt buộc,cơ cấu hợp lý giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản, lãi suất TCK.
NHTW phát hành tiền thông qua giao dịch tín dụng, thanh toán với các NHTM và
TCTD.
Câu 5: Hoạt động NHTW trên thị trường mở tác động như thế nào tới thực hiện
mục tiêu của chính sách tiền tệ
 Định nghĩa
- NHTW là định chế quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và NH, độc quyền phát
hành tiền, là NH của các NH, thực hiện chức năng tổ chức điều hòa lưu thông tiền
tệ trong phạm vi cả nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền.
- CSTT là 1 trong các chính sách kinh tế vĩ mô mà NHTW thông qua các công cụ
của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng, nhằm đạt
đc các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong 1 thời kỳ nhất định.
 Mục tiêu của c/s tiền tệ
- Mục tiêu cao nhất:
+Ổn định tiền tệ: ổn định sức mua đối nội, đối ngoại của đồng tiền quốc gia.
+Tăng trưởng kinh tế:1 nền kinh tế phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng ổn
định.
+Công ăn việc làm: 1 nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp thấp.
- Mục tiêu trung gian đc NHTW lựa chọn đạt tới mục tiêu cao nhất.
Dựa vào tiêu chuẩn: +Phải đo lường được ; Phải kiểm soát đc; Có khả năng tác
động trực tiếp với mục đích cao nhất
Chỉ tiêu thường đc chọn : khối lượng tiền cung ứng hoặc lãi suất thị trường liên
NH.
- Mục tiêu hoạt động: là chỉ tiêu phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của công cụ
CSTT.Chỉ tiêu đc chọn:dự trữ của NHTM và lãi suất thị trường liên NH.
 Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán các chứng từ có giá của NHTW
trên thị trường tiền tệ.
- Khi NHTW mua chứng khoán => tăng lượng tiền cung ứng lưu thông =>ả/h tới
mục tiêu tăng trưởng, giải quyết việc làm, ổn định tiền tệ,
- Khi NHTW cung ứng thêm tiền vào lưu thông, trong khi nhu cầu tiền chưa có gì
biến động làm cho lãi suất thị trường giảm, thêm vào đó chi phí giảm,cơ hội của
việc giữ tiền mặt giảm =>khuyến khích dân chúng tiêu dùng => tổng cầu tăng
=>sản lượng nền kinh tế tăng => kinh tế tăng trưởng.
Nhưng trong dài hạn tổng cầu sẽ thay đổi =>đưa sản lượng về sản lượng tiềm
năng.
- Công ăn việc làm: mức cung tiền tăng => đầu tư tăng => các ngành kinh tế phát
triển và mở rộng sản xuất => cần bổ sung thêm lao động => công ăn việc làm
tăng.
Khi cung tiền tăng => tiêu dùng nhiều hơn => sức mua đối nội tăng có thể dẫn tới
lạm phát do cung tiền lớn.
Câu 6: Các công cụ gián tiếp của CSTT. Công cụ nào linh hoạt nhất.
TL:CSTT là trong các c/s KT vĩ mô,mà NHTW thông qua các công cụ của m thực hiện
việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm đạt đc các mục tiêuKT-XH
của đát nước tr 1 thời kì nhất định
Công cụ gián tiếp để thực hiện CSTT là những công cụ NHTW có thể sd để t/đ trước hết
vào mục tiêu hoạt động ,nhờ sự lan truyền của cơ chế thị trường ảnh hưởng tới mtiêu
trung gian,từ đó đạt đc mục tiêu cao nhất của CSTT

Tiêu chí Lãi suất tái chiết khấu Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Nghiệp vụ TT mở
Khái Là lãi suất cho vay ngắn Là tỷ lệ % giữa số tiền dự Là nghiệp vụ mua bán các
niệm hạn của NHTW đối với các trữ bắt buộc và tổng số dư chứng từ có giá của NHTW
NHTM và TCTD dưới hình tiền gửi phải tính dự trữ bắt trên TT tiền tệ
thức tái ck các chứng từ có buộc các NHTM thu hút tr 1
giá chưa dến thời hạn thanh khoảng tgian nhất định
toán
Cơ chế *khi ls TCK tănglượng tiền *NHTW tăng tỷ lệ dự trữ *NHTW t.hiện mua các
t/đ cung ứng giảm: bắt buộcmức cung ứng tiền chứng từ có giátăng klg tiền
-khi ls TCK tăng thì NHTM tệ giảm cung ứng
phải trả nhiều chi phí hơn -NHTTW tăng tldtbbsố tiền -Khi NHTW mua các chtừ
cho NHTW mới huy động dtrữ of NHTM k đc phép có giá1 lg tiền có giá tương
đc vốn lợi ích của NHTM cho vaylg tiền còn lại của đương đc đưa vào tr lưu
giảmNHTM giảm hoặc k NHTM giảmsố tiền chovay thôngklg tiền cung ứng
thực hiện hoạt động TCK ra of NHTM giảmlg tiền tăng
tại NHTWlượng tiền cung ứng ra lưu thông giảm - Khi NHTW mua các chtừ
NHTW cung ứng cho có giá 1 lg tiền cơ sở đc
NHTM giảm. -khi tldtbb tăng giảm khả NHTW chuyển cho
-giả sử ls TCK tăng,NHTM năng tạo tiền chuyển khoản NHTMTạo đk cho NHTM
vẫn thực hiện hoạt động của các NHTM(số tiền t.hiện các c/năng TD,...
TCK với tổng gtrị như cũsố chuyển khoản đc tạo ra=số NHTM có nh tiền cho
tiền NHTM nhận đc từ tiền gửi ban đầu.(1/tldtbb) vaytăng khả năng tạo tiền
NHTW ít hơn(vì Số tiền để đáp ứng đc nhu cầu vay chuyển khoản thông qua
mà NHTM và TCTD nhận vốn của khách hàngNHTM MB khuếch đại số nhân tiền
tăng cường huy động vốn
đc=giá trị chứng từ có giá – cho nền ktls tiền gửi M=MB.(1+C/D)/(C/D+RR/
lãi tái chiết khấu) tănglượng tiền gửi vào NH D+ER/D)
-Nếu NHTM giảm hoạt tăngrút bớt tiền tr lưu thông -Khi các NHTM có nh
động TCK tăng cường huy -do tiền dtrữ bb k đc hưởng nguồn TC hơn tăng cường
động vốn từ nền KT bằng lãi hoặc đc hưởng ls thấp hđ cho vay ra bằng cách hạ
việc tăng ls tiền gửisố liền nên để đạt đc mtiêu kd(lợi ls tiền gửisố tiền gửi vào
gửi vào NH tăngsố tiền tr nhuận)thì NHTM phải tăng NH ítsố tiền tr lưu thông
lưu thông giảm ls cho vaygiảm nhu cầu vay tăng
-do các chi phí huy động vốn giảm khối lg tiền -Khi ls huy động vốn
vốn đều tăng nên để đạt đc *NHTW giảm tldtbbtăng giảmNHTM Có đk hạ ls
mtiêu lợi nhuận NHTM mức cung tiền(phân tích ngc cho vaynhu cầu vay vốn
phải tăng ls cho vaykhối lại) của các chủ thể tăngklg tiền
lượng tiền cho vay ra cho vay ra tăngtăng klg tiền
giảmkhối lượng tiền cung cung ứng
ứng giảm *Khi NHTW t.hiện bán các
*khi ls TCK giảmkhối chứng từ có giáklg tiền
lượng tiền cung ứng tăng cung ứng giảm
(phân tích ngc lại)
Ưu Việc vay mượn dựa trên -Chỉ cần thay đổi 1 tỷ lệ dtrữ -NHTW hoàn toàn có thể
điểm các chứng từ có giá nên bb rất nhỏ đã tạo ra sự bđổi kiểm soát mức độ thay đổi
thời hạn cho vay hoàn trả lớn cuả mức cung ttệ thông klg tiền cung ứng
tương đối chắc chắn qua hệ số mở rộng tiền gửi -Đây là công cụ linh
-Kiểm soát đc khả năng hoạt,Có thể sd ở bất cứ mức
thanh toán của NHTM độ nào
-thực hiện nhanh chóng,ít
tốn kém thời gian,chi phí
-NHTW có thể đảo ngc tình
thế và sửa chữa sai lầm của
m
-Tạo tính chủ động tr kd
của các NHTM(so với công
cụ tldtbb)
Nhược -khó ước lượng,dự báo -Khó sd thường xuyên vì Phải có TTTC phát triển
điểm chính xác khối lượng tiền gây bất ổn cho kd của toàn diện,hoàn chỉnh
cung ứng thay đổi bao NHTM
nhiêu(tùy thuộc vào qđ của -k linh hoạt,kém kịp
NHTM) thời,chậm phát huy t/d đối
-K linh hoạt,kém kịp với việc điều tiết klg tiền
thời,kém chủ động đối với cung ứng
NHTM(vì nó phụ thuộc vào -k tạo tính chủ động cho
hành vi của NHTM) NHTM cho kd
-K thể đảo ngc tình thế
-Chỉ có hquả khi ld TCK
phù hợp với mức ls TT
VD:ls TT là 7%/năm và ls
TCK là 6%/năm
+nếu tăng ls TCK lên
6,5%/nămk có gtrị(vì vẫn
nhỏ hơn ls TT)
+nếu tăng ls TCK lên
7,5%/năm ls TT tăng lên
7,2%/nămhuy động thêm đc
nhiều vốn hơn cho nền
KTLs cao nên k thực hiện
TCK với NHTW nữa

*Công cụ ưu việt nhất là công cụ nghiệp vụ TT mở,vì:


-NHTW chủ động kiểm soát toàn bộ nghiệp vụ vì NHTW hđ k vì mtiêu lợi nhuận
-Công cụ này linh hoạt và chính xác ở bất cứ mức độ nào
-Dễ dàng đảo ngc tình thế đang mua có thể t/hiện bán
-Có hiệu lực tức thì,có tđộng ngay đến klg tiền cug ứng
-C/s TCK có hạn chế
+Chi phát huy tdụng khi có NHTM có nhu cầu chiết khấu
+Khó kiểm soát đc lg tiền cung ứng
+C/s TCK k thể đảo ngc,k thể thay đổi ltục
-tỷ lệ dự trữ bắt buộc có hạn chế
+Khó có thể thay đổi ltục
+ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các NHTM và hđ kd của NH
+Thiếu linh hoạt khi muốn có nh thay đổi nhỏ
Câu 7: Trong trường hợp nào NHTW bán tín phiếu kho bạc trên thị trường tiền tệ?
- NHTW là định chế quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và NH, phát hành tiền, NH của
các NH, thực hiện chức năng tổ chức, điềuhòa lưu thông tiền tệ trong phạm vi cả nước
nhằm ổn định giá trị đồng tiền.
- Thị trường tiền tệ là 1 bộ phận của thị trường tài chính, đc chuyên môn hóa trong việc
mua bán các tài sản có tính lỏng cao và chuyển giao quyền sử dụng nguồn tài chính ngắn
hạn.
- Tín phiếu kho bạc là loại chứng nhận nợ ngắn hạn của chính phủ do kho bạc nhà nước
phát hành, nhằm bù đắp thiếu hụt tàm thời NSNN
- NHTW bán tín phiếu kho bạc trong trường hợp lạm phát và tằn trưởng nóng. Khi lạm
phát xảy ra: cung tiền tệ >cầu tiền tệ
NHTW bán tín phiếu kho bạc => hút tiền từ NHTM, TCTD => NHTM ,TCTD phải hút
tiền trong lưu thông,huy động vốn từ nền kinh tế => tăng lãi suất tiền gửi, tăng lãi suất
cho vay =>lượng tiền trong lưu thông giảm, nhà đầu tư giảm vay vốn => cung tiền giảm.
Ở đây NHTW đã thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, qua đó NHTW rút ra 1 lượng tiền từ
lưu thông về tay mình => giảm cung tiền tệ => ổn định, cân bằng cung –cầu tiền tệ.
Nghiệp vụ thị trường mở là việc mua – bán các chứng từ có giá của NHTW trên thị
trường tiền tệ. Đây là công cụ quan trọng nhất của CSTT
Câu 8: Mối quan hệ giữa bội chi NSNN và tang cung tiền cơ sở.
C1: Bội chi NSNN => phát hành trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc => NHTW mua
các loại chứng khoán này thì cung tiền tăng.
C2: Nếu dân chúng mua trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, cho NSNN vay trực tiếp
=>ko làm tăng cung tiền.
Nhưng nếu dân chúng mua trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc => mang đến thực
hiện hoạt động tái chiết khấu tại NHTM => NHTM tái chiết khấu tại NHTW => cung
tiền tăng.
Câu 9: Tại sao phải quy định vai trò độc quyền phát hành tiền cuả NHTW
Quy định vai trò độc quyền phát hành tiền => kiểm soát và điều chỉnh lượng tiền cung
ứng ra ngoài thị trưởng tránh gây lạm phát

Chương 6: TÀI CHÍNH CÔNG


CÂU 1: Đặc điểm vai trò của tài chính công
-K/n: TCC là phương thức huy động phân bố và sdung nguồn lực tài chính do Nhà nước
tiến hành trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm thực hiện các chức năng
của Nhà nước trog việc cung cấp các hàng hóa công cho xã hội
* Sự khác biệt giữa TCC và TCNN
TCC : không vì mục tiêu lợi nhuận
TCNN: ngoài mục tiêu này thì còn bao gồm mục tiêu lợi nhuận
TCC: đơn thuần chỉ cung cấp hàng hóa công
TCNN : ngoài cung cấp hàng hóa công còn cung cấp hàng hóa tư
- Đặc điểm của TCC :
Về sở hữu : TCC thuộc sở hữu của Nhà nước -> lợi ích quốc gia đặt lên hàng đầu
Về chủ thể : Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định toàn bộ cơ cấu thu chi tài chính
công => đảm bảo quyền lãnh đạo tập trung thống nhất của nhà nước , loại trừ sự chia sẻ,
phân tán quyền lực trong quản lí , điều hành TCC đặc biệt là NSNN
Mục đích : TCC cung cấp hàng hóa không vì mục tiêu lợi nhuận, phục vụ lợi ích cho cả
cộng đồng => giải quyết về vấn đề hiệu quả, công bằng ,ổn định trong PT KT-XH
Phạm vi hoạt động :TCC gắn với mọi chủ thể bao trùm của toàn bộ lãnh thổ quốc gia
Pháp luật : TCC chịu sự điều chỉnh của luật công , áp đặt lên mọi chủ thê. Tuy nhiên ,
quản lí TCC phải tôn trọng nguyên tắc công khai minh bạch
Vai trò của TCC :
+ Về mặt kinh tế :
-TCC là công cụ để phân bố trực tiếp hoặc gián tiếp nguồn TC quốc gia định hướng phát
triển sản xuất , ổn định, và hình thành cơ cấu KT mở , thúc đẩy tăng trưởng KT bền vững
-Thu TCC : NN sử dụng công cụ thuế trong đó thực hiện chính sách thuế ưu đãi cho các
ngành nghề còn gặp nhiều khó khăn , ngành nghề mới , ngành nghề mũi nhọn, thực hiện
chính sách thuế khắt khe để bảo hộ sản xuất trong nước , hạn chế sự phát triển quá nóng
của 1 số ngành , từ đó , định hướng nguồn vốn đầu tư , ổn định, hoặc chuyển dịch cơ cấu
KT theo hướng phù hợp
*Tại sao NN sử dụng chính sách miễn hoàn toàn thuế Nhà nước mà không bỏ đi
Vì : người dân sẽ thấy dc những ưu đãi mà NN đã dành cho người dân khi nền KT ổn
định, nông nghiệp phát triển thì sẽ tiếp tục thu thuế không bỏ thuế đi do : thuế có tính ổn
định, kinh phí và thời gian ban hành thuế rất phức tạp
-Chi của TCC : NN thực hiện chi cho cơ sở hạ tầng , chi hỗ trợ cho các ngành nghề KK,
chi trợ giá cho các yếu tố đầu vào của sản xuất , chi cho vay ưu đãi để tạo ra 1 môi trường
kinh tế thuận lợi , đảm bảo tăng trưởng ổn định và bền vững
+ Về XH :
- TCC là công cụ để phân phối lại thu nhập , góp phần đảm bảo công bằng XH thực
hiện các chính sách XH của NN
- Thu TCC : Nhà nước sử dụng thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt đánh
vào các mặt hàng xa xỉ để điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao , giảm thuế
cho các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để nâng đỡ thu nhập thấp
- Chi của TCC : NN trợ cấp, trợ giá đối với các đối tượng chính sách, thực hiện các
chính sách XH như : xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, từ đó góp phần
nâng đỡ thu nhập cho người có thu nhập thấp
+ Về mặt thị trường :
TCC là công cụ điều tiết thị trường , bình ổn giá, và kiềm chế lạm phát
- Điều tiết thị trường, bình ổn giá cả
. Thị trường hàng hóa :
Cung = cầu thì giá cả =giá trị
Cung> cầu => giá cả < giá trị
Giải pháp :
+ tăng thuế sản xuất, giảm thuể tiêu dùng
+sử dụng quỹ dự trữ quốc gia mua hàng hóa đưa vào tạm trữ
+thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng ( tăng chi cho tiêu dùng )
Cung< cầu => giá cả > giá trị( tăng cung, giảm cầu)
Giải pháp :
+ giảm thuế sản xuất , tăng thuế tiêu dùng
+ đưa hàng hóa tạm trữ ra bán trên thị trường
+tăng chi đầu tư, giảm chi tiêu dùng
+sử dụng quỹ bình ổn giá cho các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu
 Thị trường tiền tệ :
Cung tiền tệ ngắn hạn = cầu tiền tệ
+ Cung tiền tệ > cầu tiền tệ : dư thừa tiền gây ra lạm phát
 Thực hiện giải pháp để giảm cung hoặc tăng cầu
Giải pháp :
-Đưa ra công cụ vay nợ ngắn hạn (VD : tín phiếu kho bạc)
-Thúc đẩy gia tăng cug cấp hàng hóa, dịch vụ ( Mn =PQ/V)
+ Cung tiền tệ < cầu tiền tệ : thiểu phát
Giải pháp :
-Thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng
-khống chế sự tăng trưởng quá nóng của 1 số ngành
* Thị trường sức lao động : Cung > cầu ( luôn luôn xảy ra )
Giải pháp :
-Tăng cường đầu tư cho SX, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động ra nước ngoài
-Đầu tư cho các cơ sở đào tạo nghề
-Kiềm chế lạm phát :
Nguyên nhân lạm phát :
+ Cầu kéo : cung hàng hóa < cầu hàng hóa
+ Chi phí đẩy : cung thị trường > cầu tiền tệ
+Phát hành tiền
Giải pháp :
+ Trợ giá cho các yếu tố đầu vào của sản xuất
+ Tăng cường đầu tư cho các ngành , cung cấp yếu tố đầu vào của sản xuất
+ Miễn giảm thuế cho sản xuất
Câu 2 : Trình bày nội dung thu NSNN :
- Thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung 1 phần nguồn
tài chính quốc gia, hình thành quỹ NSNN nhằm đáp ứng yêu cầu chi tiêu của NN
- Nội dung tu của NSNN :
1. Thu thuế :
- Thuế là khoản đóng góp bắt buộc từ các pháp nhân và thế nhân cho NN theo quy
định nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NN
- Đặc điểm của thuế :
+ Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN , nguồn thu ổn định và thường xuyên
+ Là khoản đóng góp bắt buộc đc thực hiện =quản lí NN
+ Là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp ( để phân bố thuế với
tất cả các khoản thu #
+ Thuế là khoản đóng góp do NN quy định trước và có tính phí cao
 Dùng các đặc điểm này để phân biệt thuế với các các khoản thu # của NSNN
2. Thu phí và lệ phí :
-Phí : là khoản tiền mà dân chúng phải nộp cho NN khi thụ hưởng 1 công trình
hoặc dịch vụ công cộng nào đó, do NN đầu tư, xây dựng
-Lệ phí : là khoản tiền mà dân chúng phải nộp cho NN khi yêu cầu NN cung cấp 1
số dịch vụ hành chính, pháp lí nào đó
Phí gồm nhiều loại : phí giao thông, phí thủy lợi, phí trường công lập hoặc bệnh
viện nhà nước
Đặc điểm :là các khoản thu nhỏ , không có ý nghĩa kinh tế nhiều , mang tính chất
quản lí
3. Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước :
-Lợi tức cổ phần của NN tại các cơ sở kinh tế mà NN góp vốn ( nhận lợi tức cổ
phần mà NN tham gia góp vốn kinh doanh)
-Thu hồi vốn của NN tại các cơ sở kinh tế (thực hiện cổ phần hóa toàn bộ -> thu
hồi được vốn NN đầu tư vào các DN )
-Vốn và lãi từ các khoản cho vay của NN
NN cho vay 1 số hoạt động kinh tế cần ưu đãi-> thu được vốn và lãi -> đưa vào
NSNN
Cho vay ưu đãi (lãi suất thấp ) nhưng khả năng thu hồi vốn rất thấp , hiệu quả của
các khoản thu rất kém
-Thu từ các hoạt động đơn vị sự nghiệp NN
-Thu từ tiền bán,cho thuê tài sản,tài nguyên thuộc sở hữu NN
NN sở hữu hợp pháp tài sản,tài nguyên quốc gia=> nguồn thu từ việc cho thuê
quyền sử dụng đất, sử dụng nước, và mặt trời
-Thu từ hợp tác lao động với nước ngoài
Hoạt động xuất khẩu lao động -> tạo nguồn thu ngân sách
-Thu từ vay nợ, viện trợ
Thu k đủ bù đắp chi->phải đi vay (trong nước và nước ngoài )-> đưa vao NSNN
cũng gọi là thu
Viện trợ quốc tế không hoàn lại (cho trực người dân)-> không phải thu NSNN
Viện trợ quốc tế hoàn lại-> thu NSNN
4. Một số khoản thu #
VD : thu do vi phạm pháp luật
Câu 3: Phân loại thu NSNN
-Thu NSNN là việc dùng quyền lực của mình để tập trung 1 phần nguồn tài chính quốc
gia, hình thành quỹ NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của NN
*Phân loại :
-Dựa vào nội dung kinh tế :
+Thu thường xuyên : gồm thuế, phí, lệ phí( đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên , có tính
chất pháp lí cao-> có tính ổn định và chúng ta có thể ước lượng được )
Là nhóm thu quan trọng -> đòi hỏi quản lí chặt chẽ để đảm bảo chi cho từng thời kì
+Thu không thường xuyên : bao gồm các khoản thu còn lại ( từ các hoạt động kinh tế ,
đơn vị sự nghiệp, cho thuê tài nguyên)
Tính chất pháp lí thấp hơn, không ổn định,khó ước lượng
VD: Lợi tức cổ phần do NN góp phần phụ thuộc kết quả KD
Nếu làm ăn tốt -> lợi tức lớn, làm ăn thua lỗ-> không có thu
-Căn cứ vào yêu cầu cân đối NSNN:
+Thu trong cân đói NSNN : bao gồm các khoản thu thường xuyên và thu không thường
xuyên, loại trừ các khoản vay nợ
+Thu bù đắp, thiếu hụt NSNN
Bao gồm các khoản vay nợ trong và ngoài nước
Câu 4: Giải thích tính không hoàn hảo trực tiếp của thuế và khoản đóng góp đc quy
định trước
 Tính hoàn trả :
-Tín dụng : đặc điểm đặc trưng của tín dụng là tính hoàn trả
Người cho vay chỉ chuyển giao quyền sử dụng chứ không chuyển giao quyền sở hữu
-Hoạt động bảo hiểm : Nếu xảy ra rủi ro -> bồi hoàn
Không xảy ra rủi ro -> không bồi hoàn
-Thuế : Khi người dân nộp thuế , người dân chuyển giao cho NN cả quyền sử dụng
lẫn quyền sở hữu, dùng để chi trả cho các hoạt động
Hoàn thế khi người dân nộp thừa thuế hoặc thực hiện chính sách ưu đãi thì hoàn lại
1 phần nào đó để khuyến khích hoạt động , bản chất thì vẫn phải nộp thuế nhưng đó là 1
khoản thưởng vì đạt được 1 mục tiêu kinh tế nào đó
Thuế không hoàn trả trực tiếp mà còn hoàn trả gián tiếp = cách cung cấp hàng hóa
coog , sự hoàn trả này không tương ứng với phần thuế mà họ nộp cho NN
 Thuế là khoản đóng góp được quy định trước
Việc đưa ra các loại thuế đều minh bạch, công khai
Trước khi ban hành đều lấy ý kiến của dân. Khi ban hành thì không thực hiện ngay ,
mà để người dân có điều kiện tìm hiểu cặn kẽ -> cách thu thuế đổi mới , giảm thời
gian, tiền bạc và nhân sự
Câu 5 : Các nhân tố ảnh hưởng tới thu NSNN
-Thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một nguồn tài
chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu của NN
* Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN ( mức động viên và tỉ suất thu NSNN)
1. GDP bình quân đầu người :
Là nhân tố phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia , do đó sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới mức động viên vào NSNN, là yếu tố quan trọng nhất
GDP ảnh hưởng tỉ lệ thuận với mức động viên ( GDP tăng-> số thu NS tăng và ngược lại
)-> đưa ra các giải pháp tăng thu rất hợp lí. GDP/người tăng phụ thuộc vào thu nhập của
nền KT
=>Tăng thu NSNN thì phải khuyến khích phát triển SX , KT
2. Tỉ suất danh lợi trong nền kinh tế :
-Là nhân tố phản ánh hiệu quả của đầu tư-> ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ suất thu
NSNN
-Tỉ suất doanh lợi tăng-> thu NS tăng
-Nhân tố này cũng có thể ảnh hưởng theo đa chiều :thuận,nghich, hoặc không ảnh
hưởng (VD: C/sách thu của NN : 32% DN trong nước, 27% đối với DN nước
ngoài . Đây là 1 lí do tu hút với nước ngoài.
Ngoài ra còn có lí do : DN nước ngoài có vốn , CN, khinh nghiệm quản lí -> có tỉ
suất lợi nhuận cao-> lợi nhuận cao-> động viên thu ít cũng đáp ứng được nhu cầu
chi tiêu của NN, còn DN trong nước thì SXKD còn kém -> động viên thu nhiều
hơn để đáp ứng chi tiêu
Muốn tăng tỉ suất doanh lợi ->áp dụng CN mới, tăng trình độ chuyên môn-> tăng
NSLĐ
3. Tiềm năng đất nước về TNTN
Đây là nhân tố phản ánh nguồn TC tiềm tàng của mỗi quốc gia, do đó sẽ ảnh
hưởng ->mức động viên vào NSNN. Chiếm 1 tỉ trọng không nhỏ ( khoảng 20%
trong tổng số thu)
 Cần có kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lí
4. Mức đọ trang trải của các khoản chi phí của Bộ máy NN
Đây là nhân tố thuộc về chi NSNN , nhưng nó ảnh hưởng đến tỉ suất thu
NSNN trong tương lai
Thực hiện chi tiêu tiết kiệm, đảm bảo nguồn thu
Hiện nay chính phủ đang dung các biện pháp : tăng thuế, khoán chi( khoán
toàn bộ các khoản chi cho các đơn vị,quan chức NN)
5. Bộ máy thu nộp :
Đây là nhân tố liên quan ->nhân tố con người=> ảnh hưởng đến mức động viên
vào NSNN
Là các cơ quan thuế, cơ quan hải quan, cơ quan thu nộp
 Tổ chức bộ máy gọn nhẹ , hiệu quả, không gây thất thu-> cần đào tạo cán
bộ có chuyên môn và trách nhiệm , đạo đức , đảm bảo tu hiệu quả
Câu 6: Các loại thuế
Các yếu tố cấu thành 1 sắc thuế
-Người nộp thuế : có nghĩa vụ đem 1 phần thu nhập nộp cho NN (VD: Các cơ sở SXKD)
-Người chịu thuế :người có tu nhập, chịu sự điều tiết của thuế
-Đối tượng đánh thuế :thuế đánh vào cái gì :thu nhập, GTGT,…
-Thuế suất : phần thuế phải nộp trên mỗi đơn vị đối tượng đánh thuế,mức độ động viên
của NSNN
* Các loại thuế suất:
-Thuế suất tỉ lệ : quy định theo tỉ lệ % trên mỗi đơn vị , đối tượng đánh thuế
-Thuế suất lũy tiến : đánh theo độ lớn của đối tượng đánh thuế
+thuế lũy tiến từng phần : đánh tăng dần theo đọ lớn của đối tượng đánh thuế
+thuế lũy tiến toàn phần : tăng trên toàn bộ mức tăng của đối tượng đánh thuế
*Các loại thuế :
-Thuế thu nhập cá nhân : đánh trực tiếp vào thu nhập cá nhân , sử dụng với thuế suất lũy
tiến từng phần
Đối tượng nộp thuế : cá nhân thu nhập chịu thuế và cá nhân cư trú
-Chịu thuế:
Thu nhập từ kinh doanh ,tiền lương,tiền công, thu nhập thù đầu tư vốn từ chuyển nhượng
vốn , chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng, bản quyền
-Miễn thuế : Chuyển nhượng BĐS giữa vợ và chồng , cha mẹ đẻ với con đẻ
Câu 7: Phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu
-Thuế là hình thức huy động nguồn tài chính của NN , được thể chế hóa bằng pháp
luật nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của NN
-Thuế trực thu là loại thuế mà NN trực tiếp huy động 1 phần thu nhập của người
nộp thuế khi họ có thu nhập hoặc tài sản thuộc diện đánh thuế
-Thuế gián thu là loại thuế đánh vào tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế
và thường được tính vào giá cả hàng hóa, dịch vụ
* Giống nhau:
-Đều là thuế nhằm điều tiết thu nhập cá nhân tổ chức trong xã hội
-Đều tạo nguồn thu cho NSNN
-Mang đầy đủ đặc điểm của thuế :
+Là khoản đóng góp bắt buộc được thực hiện bằng quyền lực
+Là 1 khoản đóng góp được quy định từ trước
+Mang tính chất không hoàn trả trực tiếp cho người nộp
*Khác nhau:
Tiêu chí Thuế trực thu Thuế gián tiếp
Đặc điểm Người nộp thuế và người Người nộp thuế và người
chịu thuế là một chịu thuế khác nhau .
Người nộp thuế là người
SX, KD hàng hóa dịch vụ
Người chịu thuế là người
tiêu dùng hàng hóa, dich vụ
Cơ sở đánh thuế Đánh theo địa chỉ cá nhân Doanh thu cuả DN
hay DN
Hình thức Thu nhập của người nộp Giá cả của hàng hóa và dịch
thuế vụ
Phạm vi và khối lượng Hẹp hơn chủ yếu với người Rộng-> tạo nguồn thu lớn
có thu nhập cao-> tạo nguồn nhưng không ổn định do
thu không lớn nhưng ổn đánh vào hàng hóa , dịch vụ
định do phụ thuộc vào thu ở diện rộng , việc tiêu dùng
nhập,tài sản của người nộp hàng hóa phụ thuộc vào ý
thuế chí chủ quan của người tiêu
dùng
Mục tiêu Điều tiết thu nhập của người Điều tiết thu nhập người
có thu nhập cao tiêu dùng hàng hóa , dịch
vụ, định hướng trực tiếp tiêu
dùng
T/c chuyển giao Không có tính chất chuyển Người nộp thuế chuyển giao
giao gánh nặng thuế cho gánh nặng thuế sang cho
người khác chịu thuế người chịu thuế thông qua
cơ chế giá cả
Hình thức đánh thuế Thường là thuế lũy tiến Thuế mang tính chất bình
từng phần-> phụ thuộc vào quân, không phụ thuộc vào
thu nhập người chịu thuế thu nhập người chịu thuế,tỉ
lệ thuế suất #
Tác động Ít tác động vào giá cả thị ảnh hưởng trực tiếp -> giá
trường ,có ảnh hưởng gian cả của thị trường ,ít gây
tiếp ,dễ gây phản ứng mạnh phản ứng mạnh mẽ trong
mẽ của công chúng công chúng
Quản lí Khó thu, dễ trốn thuế do Dễ thu vì được cấu thành
khó khảo sát thu nhập thực trong giá bán hàng hóa,dich
tế vụ
Mức thuế suất ở các nước đang phát triển : Nước đang phát triển: ca
thấp hơn gián thu hơn trực thu
Ở các nước phát triển :cao Nước phát triển: thấp hơn
hơn gián thu trực thu
Ví dụ Thuế thu nhập DN, TNCN GTGT,tiêu thụ đặc biệt,xuất
khẩu-nhập khẩu
-Thuế là nguồn thu nhập chủ yếu của NSNN góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu
cầu chi tiêu của NN và các hoạt động XH
Thuế góp phần điều tiết xuất nhập khẩu , điều tiết thu nhâp cá nhân ,tổ chức trong XH
Thuế trực thu điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao bằng cách dùng thuế suất lũy
tiến hoặc thuế suất tỉ lệ cố định => điều tiết trực tiếp thu nhập cá nhân cá nhân DN -> tạo
công bằng cho XH, giảm khoảng cách giàu nghèo
Thuế không làm giá cả thị trường biến động , khuyến khích cá ngành nghề PT
-Thuế gián thu : ngoài vai trò điều tiết thu nhập của người dân khi thực hiện hành vi tiêu
dùng , thuế gián thu giữ vai trò quan trọng trong điều tiết thị trường lưu thông hàng hóa ,
có thể mở rộng hoặc thu hẹp sự lưu thông hàng hóa bằng việc sử dụng thuế suất cao thấp
khác nhau để thúc đẩy hoặc hạn chế SX hay tiêu dùng
Câu 8: Chi NSNN
-K/n: Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các
chức năng nhiệm vụ của NN theo những nguyên tắc nhất định
-Đặc điểm :
+Gắn liền với bộ máy NN và nhiệm vụ KT , chính trị XH, mà NN đảm nhiệm trong từng
thời kì gắn với quyền lực NN
+Mục đích: phục vụ cho lợi ích chung của quốc gia=>mang tính chất công cộng
+Có phạm vi rộng lớn , qui mô lớn
+Có tính chất không hoàn trả trực tiếp
-Nội dung chi :
1.Chi cho đầu tư,phát triển
Là khoản chi mang tính chất tích lũy : Sử dụng nguồn tài chính được tạo lập quĩ NSNN
để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng KT XH, PT SX,và dự trữ quốc gia nhằm đảm bảo thực
hiện mục tiêu tăng trưởng và ổn định KT
Chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng
Chi cấp phát vốn cho DNNN
Chi cho các công trình, mục tiêu trọng điểm quốc gia
Chi cho dự trữ quốc gia
-Chi thường xuyên các khoản chi có thời hạn tác động ngắn, thường dưới 1 năm, chủ yếu
nhằm phục vụ cho các DN quản lí, điều hành XH 1 cách thường xuyên
-Chi cho sự yêu cầu:
+Chi cho giáo dục và đào tạo, nghiên cứu KH : mọi người đều được hưởng quyền
lợi,nâng cao tay nghề
+Chi cho sự nghiệp văn hóa-thể thao : duy trì tồn tại hệ thống phát thanh,truyền hình
,triển lãm ,tồn tại hoạt đọng trung tâm huấn luyện thể thao tổ chức sự kiện thể thao
+Chi cho XH: chi phí BHXH, chi cứu tế XH
+Chi cho y tế : hoạt đọng trang bị các thiết bị y tế
+Chi cho quản lí NN, Đảng, đoàn thuế: Cơ quan hành pháp,tư pháp, trả lương mua sắm
hàng hóa ,đảm bảo cho sự vận hành Đảng,đoàn nhận được sự hỗ trợ NSNN
 Chi để đảm bảo giữ vững an ninh XH, hoạt động quốc phòng
Một số khoản chi khác : chi trả nợ, viện trợ…
Câu 9: Bội chi NSNN và giải pháp
- K/n: Bội chi NSNN là chênh lệch giữa số chi NSNN lớn hơn số thu NSNN trong 1 thời
kì khác định hướng là 1 năm
- Nguyên nhân:
+Bội chi cơ cấu do sự thay đổi danh sách thu chi của NN làm tăng chi,giảm thu=>mang
tính chất chủ động
VD: Khi thay đổi chi=c/sách giảm thuế xuất,nhập khẩu->thu giảm xuống
+Bội chi chu kì:là sự bội chi xảy ra do sự thay đổi của chu kì kinh tế ->mang tính chất
khách quan,bị động,phụ thuộc vào tình hình của nền KT
+Do bao cấp nhiều và thất thoát nguồn thu ,đầu tư tràn lan,tham nhũng
-Giải pháp:
1.Tăng thu,giảm chi
-Tăng thu:
+Khuyến khích SX tăng ,cải cách hành chính,đầu tư cho GD,đào tạo
+Nâng cao NSLĐ,kiện toàn đội ngũ cán bộ
+Tăng cường thanh tra chống thất thu ,có chế tài nghiêm xử lí
- Giảm chi:
+Kiện toàn bộ máy quản lí NN, tính giảm biên chế->làm cho bộ máy gọn nhẹ nhưng có
hiệu quả
+Cổ phần hóa các DN NN, tạo Điều kiện DNNN phát hành trái phiếu huy động vốn
-Tăng cường thanh tra ,rà soát các khoản chi không hợp lí
Nhược điểm:giải pháp tăng số lượng hay thu nhập của nền kinh tế ,là giải pháp tốt nhất
để cân đối NS nhưng giải pháp này rất khó thực hiện
Khả năng giảm chi cũng có giới hạn nhất định ,nếu giảm chi quá mức giới hạn sẽ ảnh
hưởng đến quá trình phát triển của nền kinh tế,XH,AN-QP
2.Vay nợ:
Chế độ thanh toán và lãi suất tiền vay phải đảm bảo cho người vay tạo sự ổn định KT-CT
để thu hút vốn vay
Là biện pháp bù đắp bội chi mà không gây ra lạm phát
-Vay nợ trong nước: CP có thể vay nợ=phát hành tín phiếu kho bạc
Trái phiếu chính phủ hay công trái=>bù đắp NS mà không tăng tiền cơ sở
Tuy không gây ra lạm phát trước mắt nhưng gây áp lực cho nền kinh tế và lạm phát trong
tương lai
-Vay nợ nước ngoài=cách thương mại từ các tổ chức tài chính quốc tế, vay theo ODA
,trái phiếu quôc tế =>bù đắp bội chi,bổ sung vốn thiếu hụt,thúc đẩy kinh tế phát triển,tuy
nhiên nếu vay nợ quá nhiều->phụ thuộc vào nước ngoài ,giảm dự trữ ngoại hối quốc gia-
>gây khủng hoảng tỉ giá
Nhược điểm: Nếu Chính phủ khôg có c/sách ,kế hoạch sử dụng,quản lí vốn hợp lí ->CP
mang nợ mãi,khủng hoảng nợ
3.Phát hành tiền giấy
Đáp ứng nhanh chóng, không phải trả lãi,không tạo gánh nặng nợ nần.
Tuy nhiên,in thêm tiền để bù đắp bội chi vượt quá nhu cầu tiền trong lưu thông->nảy sinh
cầu>cung ,giá cả hàng hóa dịch vụ sẽ tăng cao->nguy cơ lạm phát
Câu 10: Vai trò của NSNN trong điều tiết thị trường, bình ổn giá và kiềm chế lạm
phát
-NSNN là tổng số thu và số chi của NN trong 1năm nhằm thực hiện các chức năng của
NN do hiến pháp quy định . NSNN phản ánh sự tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của NN
nhằm thực hiện các chức năng của NN
Vai trò của NSNN:
+NSNN là công cụ chủ yếu để phân bổ trực tiếp hay gián tiếp các nguồn TC quốc
gia,định hướng phát triển SX,hình thànhcơ cấu kt mới,thúc đẩy tăng trưởng kt ổn định và
bền vững.
+NSNN là công cụ điều tiết thị trường,bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát.
+NSNN là công cụ có hiệu lực của NN để điều chỉnh trong lĩnh vực thu nhập,góp phần
giải quyết các vấn đề XH.
+NSNN củng cố,tăng cường sức mạnh của bộ máy nhà nước,bảo vệ đất nc và giữ gìn an
ninh.
+Vai trò kiểm tra của NSNN
-Thu NSNN là việc NN dùng quyền lực của mình để tập trung 1 phần nguồn TC quốc
gia,hình thành các quĩ NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NN
-Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quĩ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức
năng,nhiệm vụ của NN theo những nguyên tắc nhất định
* NSNN điều tiết thị trường hàng hóa
-Cung hàng hóa>cầu hàng hóa: giá cả hàng hóa thấp-> ảnh hưởng tới SX,như vậy cần
thực hiện kích cầu như:
+giảm thuế tiêu dùng (VAT,TNCN,..)
+tăng các khoản chi thường xuyên->đảm bảo AN-XH
+tăng chi NSNN để mua hàng hóa vào quĩ dự trữ->tăng cầu
+tăng thuê suất của thuế nhập khẩu->giảm cung hàng hóa nước ngoài->tăng cầu hàng hóa
trong nước
-Cung hàng hóa<cầu hàng hóa: ->giá cả hàng hóa tăng cao->ảnh hưởng tới đời sống Nd
nhất là có thể gia tăng lạm phát,gây ra bất ổn KT
Vì vậy phải sử dụng các biện pháp nhằm tawg cung ứng hàng hóa hoặc giảm cầu hàng
hóa
*Để tăng cung hàng hóa: 3 ý
+Chính phủ đưa hàng hóa dự trữ ra ngoài thị trường ->tăng cung
+NSNN trợ cấp SX thúc đẩy DN phát triển SXKD->tăng cung
+NSNN đề ra các chính sách thuận lợi cho phát triển hoạt động SX của DN như giảm
thuế TNDN, hỗ trợ lãi suất,ưu đãi thuế quan,thuế đất
*Để giảm cầu hàng hóa: 3 ý
+tăng thuế đánh vào tiêu dùng
+thắt chặt chi tiêu NSNN , thực hiện chi tiêu có hiệu quả,tiết kiệ
+hạ lãi suất nhập khẩu->tăng cung ứng hàng hóa
CHƯƠNG 7: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Câu 1: Các quan điểm của TCDN. Các quan điểm này ảnh hưởng bởi các nhân tố
nào?
- Doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch
ổn định, được đăng kí kinh doanh theo pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các
hoạt động kinh doanh.
- TCDN là phương thức huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với
tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm
đạt tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Quyết định tài chính của doanh nghiệp:
1. Quyết định tìm nguồn tài trợ:
Là các quyết định nhằm khai thác, huy động các nguồn tài chính để đảm bảo vốn sản
xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp.
( DN phải có vốn, nếu thiếu vốn không đảm bảo sản xuất kinh doanh, nguồn vốn do nhà
nước cung cấp nay được thu hẹp do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước =) cần tìm kiếm
khai thác nguồn tài chính do các DN cung ứng vốn như DN, TC.
Chú trọng vấn đề:
+ Phải xây dựng được 1 p/a sx kinh doanh có hiệu quả.
+ Lựa chọn chính xác nhu cầu vốn cần đc đầu tư.
+ Lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp: có nhiều lựa chọn như vay NH, phát hành cổ phiếu,
trái phiếu.
+ Sử dụng linh hoạt nguồn tài trợ.
2. Quyết định đầu tư hoặc dừng đầu tư của DN
Là các quyết định nhằm phân phối và sử dụng vốn để đáp ứng yêu cầu của sxkd, đảm
bảo khả năng sinh lời.
+ Xác định chính xác cơ cấu vốn: Phân tích đầy đủ nhân tố ảnh hưởng và xác định đúng
đắn, chọn tỉ lệ đầu tư phù hợp để tránh thừa vốn khâu này, thiếu vốn khâu khác.
+ Đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn.
+ Thực hiện nguyên tắc hạch toán KD, lấy thu bù chi và có lợi nhuận.
+ Tăng cường công tác kiểm tra giám sát.
3. Quyết định phân phối doanh thu và lợi nhuận
Là các quyết định liên quan đến việc phân chia kết quả KD, do đó đòi hỏi DN phải giải
quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích phát sinh giữa các chủ thể có liên quan.
4. Quyết định quản trị rủi ro tài chính
Là những quyết định nhằm phòng ngừa, hạn chế và khắc phục hậu quả của những rủi
ro có thể xảy ra với hoạt động sxkd của DN.
Quyết định về sử dụng nguồn tài chính, mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng, mua chứng
khoán phái sinh, đầu tư vốn để giảm rủi ro cho phần vốn đầu tư ra bên ngoài.
Câu 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của TCDN?
+ Nhân tố bên ngoài: (mang điều kiện khách quan) đề cập đến ảnh hưởng của môi trường
kinh doanh.
- Bao gồm môi trường pháp lí, môi trường kinh tế, tự nhiên, KHKT…ảnh hưởng đến huy
động vốn của DN, đầu tư và phân phối kết quả KD của DN.
Môi trường pháp lí: chính sách thuế quan, lãi suất của những kích thích hoặc kìm hãm
hoạt động sxkd của DN nên ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và tìm nguồn tài trợ của
DN.
- Sự tăng trưởng hay suy giảm của nền kinh tế ( nền kt phát triển =)) DN tiêu thụ được
nhiều sản phẩm, mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư)
- Sự biến động của lãi suất, tỉ giá hối đoái, giá trị gia tăng .
- Sự tiến bộ của KHKT: khi KHKT phát triển, để không bị tụt hậu và tăng NSLĐ, năng
lực cạnh tranh buộc DN phải đầu tư thay đổi trang thiết bị =) ảnh hưởng tới huy động vốn
của DN.
- Một số yếu tố khác như: quân sự, …
+ Nhân tố bên trong
1. Hình thức pháp lí của tổ chức DN:
Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định tìm nguồn tài trợ và quyết định phân chia
lợi nhuận và doanh thu của DN.
VD: - DN nhà nước: nguồn vốn do NSNN cấp; quyết định đầu tư và quản lí vốn do NN
quyết định.
- DN tư nhân: nguồn vốn do chủ DN bỏ ra, có thể huy động vốn bên ngoài bằng cách
đi vay nhưng không đc phép phát hành CK để huy động vốn; quyết định quản lí, đầu tư
vốn, phân phối thu nhập do chủ DN quyết định.
=) DN phải nắm rõ quy định pháp luật về tài chính liên quan đến hình thức pháp lí của
DN mình để có những quyết định KD đúng đắn.
2. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của của ngành KD:
Chi phối trực tiếp tới quyết định đầu tư của DN.
Chi phối tới kết cấu vốn (vốn dài hạn và vốn ngắn hạn), quy mô vốn và thời gian sử dụng
vốn, tính thời vụ của việc sử dụng vốn.
Cụ thể:
-Trong các ngành nghề khác nhau, kết cấu vốn khác nhau là khác nhau.
VD: DN khai thác than có tỉ lệ vốn cố định cao hơn vốn cố định ở DN xây lắp, DN xây
lắp có tỉ lệ vốn lưu động cao hơn tỉ lệ vốn lưu động của DN khai thác than.
DN khai thác than có vốn cố định 80%, vốn lưu động 20%.
DN xây lắp có vốn cố định 60%, vốn lưu động 40%.
- Về tốc độ luân chuyển vốn:
Giữa DN sản xuất chậm hơn do phải trải qua quá trình dự trữ - sx – tiêu thụ, thời gian dài
=) thời gian hoàn vốn dài.
Giữa DN thương mại có tốc độ luân chuyển vốn nhanh vì chỉ thực hiện khâu mua và bán,
rút ngắn thời gian =) giá trị đồng tiền quay vòng theo thời gian nhanh nên thu vốn về
nhanh hơn
- Huy động vốn :
+ DN có tốc độ luân chuyển vốn nhanh có thể sử dụng vốn ngắn hạn ( vì có thể hoàn
thành 1 vòng tuần hoàn trong thời gian ngắn)
+ DN có tốc độ luân chuyển vốn chậm hay tỉ trọng vốn cố định lớn thì huy động vốn
dài hạn.
- Quy mô vốn:
+DN thuộc lĩnh vực thương nghiệp: chỉ cần quy mô nhỏ vẫn duy trì đc hđ.
+DN thuộc lĩnh vực khai thác cần quy mô vốn lớn, vốn dài hạn.
+DN có tính chất thời vụ nên huy động vốn nợ phải trả có lợi cao.
3. Tình hình tài chính và tương lai của DN.
Chi phối tới tất cả các quyết định TC của DN
- Nếu DN có tình hình TC tốt, tương lai phát triển mạnh mẽ =) dễ dàng huy động nguồn
vốn, chi phí huy động vốn thấp hơn.
- DN có tình hình TC kém, tương lai không sáng sủa thì khó khăn trong huy động.
- DN có lợi nhuận đc chia không cao, nhưng nhìn được tương lai phát triển thì sẽ thu hút
đc đầu tư, đc cho vay dễ dàng ( DN điện ).
4. Các chủ thể ra quyết định tài chính
Ảnh hưởng đến tất cả các quyết định TC của DN.
Mang tính chất chủ quan
Câu 3: Nguồn vốn kinh doanh của DN?
- Khi DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, tài sản riêng, hoạt động sxkd ổn định, theo giấy
phép được cấp.
- Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình
của DN được đầu tư vào KD nhằm mục tiêu sinh lời.
3 điều kiện để tiền =) vốn:
+Tích tụ tập trung: 1 lượng đủ lớn tích tụ hoạt động kinh doanh.
+Có giá trị đại diện cho 1 lượng hàng hóa nhất định.
+ Quan trọng nhất: phải được đầu tư để sinh lời.
- Nguồn vốn KD: Là những khả năng TC mà DN có thể khai thác để hình thành nên vốn
KD của DN.
Bao gồm: + Nguồn vốn chủ sở hữu
+ Nợ phải trả
● Căn cứ vào tính chất sở hữu nguồn vốn của DN:
1. Nguồn vốn chủ sở hữu:
-Là nguồn vốn do chủ DN bỏ ra để KD nhằm mục tiêu sinh lời.
- Nguồn gốc: Từ vốn góp ban đầu ( tùy theo hình thức pháp lý mà làm )
+ Từ NSNN cung cấp: cấp cho lúc mới thành lập
+ Từ phát hành cổ phiếu: nguồn vốn của các công ty do cổ đông đóng góp ( không kịp
thời khi cần huy động vốn )
+ Từ phần tiết kiệm, để dành, tài sản thừa kế, tặng, biếu: phụ thuộc vào khả năng tích lũy
, không đủ lớn, không kịp thời.
+ Bổ sung từ lợi nhuận: một phần lợi nhuận sau khi thu đc trích ra để tái đầu tư, mở rộng
sx, mọi loại hình DN đều có nguồn vốn chủ sở hữu này =) khả năng không nhiều.
-Ưu điểm:
+ Tạo chủ động cho DN trong việc sử dụng vốn để sxkd.
+ Thể hiện tiềm lực TC của DN, tạo tin tưởng cho đối tác và các chủ thể cung ứng vốn,
giúp DN thuận lợi kí kết hợp đồng và vay vốn.
+ Chi phí sử dụng = 0 nên không bị áp lực về chi phí vốn.
-Hạn chế:
+ Quy mô nhỏ nên không đáp ứng đủ nhu cầu sxkd của DN
+ Không phải trả chi phí sử dụng nên không chịu áp lực =) có thể hiệu quả sử dụng vốn
không cao.
2. Các khoản nợ phải trả:
- Là nguồn vốn mà DN có thể khai thác và sử dụng trong 1 khoảng thời gian nhất định,
sau đó phải hoàn trả cho chủ nợ.
- Nguồn gốc:
+ Các khoản vay từ NHTM và các tổ chức tín dụng khác ( ngắn hoặc dài hạn )
+ Từ phát hành trái phiếu DN; tín phiếu DN; lệnh phiếu ( có vốn họ cần; không cần tài
sản thế chấp; với tỉ lệ lãi suất có thể chấp nhận đc hay đưa ra mức lãi suất mà mình mong
muốn ).
+ Thuê tài sản của công ty TC
+ Các khoản nợ khác nhận tiền ứng trước của khách hang, mua bán ký gửi…
-Ưu điểm:
+ Đảm bảo cung ứng đầy đủ vốn và kịp thời cho sxkd.
+ Quy mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhu cầu của DN.
+ Chịu sức ép chi phí sử dụng vốn, vì vậy DN phải tổ chức hoạt động KD có hiệu quả
hơn.
-Hạn chế:
+DN phải phụ thuộc vào nguồn vốn vay, tốn kém chi phí và thời gian.
+ Cần phải tính toán thận trọng, cân nhắc kĩ lưỡng nếu không sẽ bị ảnh hưởng bởi lợi tức
tiền vay.
● Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn:
1. Nguồn vốn dài hạn:
- Là những nguồn vốn mà khi khai thác chúng hình thành nên bộ phận vốn mà DN có thể
sử dụng trong khoảng thời gian dài (>1 năm trở lên ).
- Gồm: + Nguồn vốn chủ sở hữu
+ Các khoản nợ phải trả dài hạn.
2. Nguồn vốn ngắn hạn:
- Là những nguồn vốn mà khi khai thác chúng hình thành nên bộ phận vốn mà chỉ đc
quyền sử dụng trong thời gian ngắn.
- Các bộ phận: + Các khoản nợ phải trả ngắn hạn.
+ Các khoản nợ khác.
Câu 4: Ưu điểm và hạn chế từ các kênh huy động vốn?
- DN là …
- Vốn KD của DN là …
- Nguồn vốn KD của DN là …
1. Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu thông thường.
- Ưu điểm:
+ Đảm bảo nguồn vốn KD dài hạn, DN có thể chủ động thực hiện KD không lo thời hạn
hoàn trả do cổ phiếu không có thời hạn, DN có sử dụng cổ phiếu trong suốt quá trình hoạt
động của mình.
+ Không chịu gánh nặng cổ tức ( lợi tức chia theo kết quả hoạt động của công ty cổ
phần.
+ Tăng vốn chủ sở hữu cho DN, cải thiện hệ số nợ của DN ( Q nguồn nợ phải trả trên
vốn chủ sở hữu ), tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư.
+ Không cần tài sản thế chấp.
+ P/á KD rủi ro vẫn có thể huy động đc vốn vì nhà đầu tư mạo hiểm, trông chờ mức lợi
nhuận cao =) cổ tức chia rẽ cao
- Hạn chế:
+ Chi phí phát hành cao bằng thủ tục phát hành cổ phiếu so vs kênh vay NH.
+ Nguồn vốn huy động đc không chắc chắn vì phụ thuộc vào ttck.
+ Thủ tục phát hành nghiêm ngặt.
+ DN của cổ đông hiện hữu ( cổ đông sở hữu số cổ phiếu thông thường có quyền kiểm
soát công ty, nhưng muốn đảm bảo quyền kiểm soát DN, nhưng phát hành thêm thì bán
cho cổ đông hiện hữu )
+ Không thể áp dụng với mọi loại hình DN.
+ Không thể thực hiện 1 cách thường xuyên, hạn chế so với vay NH.
2. Nguồn vốn phát hành từ cổ phiếu ưu đãi.
K/n cổ phiếu ưu đãi:
- Ưu điểm:
+ Đảm bảo nguồn vốn KD dài hạn, chủ động trong sử dụng vốn do đặc điểm cổ phiếu
ưu đãi: không ghi ngày, tháng thanh toán.
+ Tăng vốn chủ sở hữu DN, cải thiện hệ số nợ DN.
+ Không cần tài sản thế chấp.
+ P/á KD rủi ro vẫn có thể huy động đc vốn.
+ Đảm bảo kiểm soát DN của cổ đông hiện hữu: cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi không
có quyền kiểm soát DN, không có quyền bỏ phiếu ảnh hưởng hoạt động công ty.
- Nhược điểm:
+ Chi phí phát hành cao.
+ Thủ tục phát hành nghiêm ngặt.
+ Nguồn vốn huy động không chắc chắn.
+ Gia tăng gánh nặng tài chính cho DN từ cổ tức cổ phiếu ưu đãi do cổ tức của cổ phiếu
ưu đãi đc xác định trước so vs lãi trái phiếu.
+ Không thể áp dụng đối vs mọi loại hình DN.
+ Không thể thực hiện một cách thường xuyên.
3. Nguồn vốn phát hành từ trái phiếu.
- Ưu điểm:
+ Chi phí sử dụng vốn thấp ( thấp hơn cổ phiếu ưu đãi, vốn vay NH )
+ Bảo toàn quyền kiểm soát DN: chủ trái phiếu là chủ nợ chứ không phải chủ sở hữu
DN.
+ Có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng nguồn vốn: không giới hạn phát hành trái phiếu.
+ Chủ động chi phí sử dụng vốn: lãi suất TD do DN ấn định nên chủ động. Nếu vay NH
do NH quyết định.
+ Không cần tài sản thế chấp ( so vs NH )
+ P/á KD rủi ro vẫn có thể huy động vốn vì các nhà DN vẫn bỏ vốn mua trái phiếu.
- Hạn chế:
+ Không thể thực hiện bất kì khi nào vì thủ tục nghiêm ngặt trong từng thời kì.
+ Không thể áp dụng đối vs mọi loại hình DN.
+ Thủ tục phát hành nghiêm ngặt: DN có uy tín, danh tiếng kinh doanh có lãi trong 2
năm liên tiếp mới đc phát hành.
+ Khi kết quả KD kém sẽ gây khó khăn cho DN vì khi công ty khó khăn vẫn phải trả lợi
tức cho người giữ trái phiếu, không phụ thuộc vào tình hình KD.
4. Nguồn vốn vay từ NH:
- Ưu điểm:
+ Thời gian huy động vốn nhanh
+ Thích hợp mọi loại hình DN, dù là DN nhà nước, đầu tư, công ty TNHH hay công ty
CP.
+ Nguồn vốn huy động tương đối chắc chắn.
+ Có thể huy động thường xuyên cả nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn.
+ DN mới đi vào hoạt động cũng có thể huy động đc vốn.
- Hạn chế:
+ Số vốn huy động đc ghi trong tài sản thế chấp.
+ DN không chủ động vs chi phí sử dụng vốn: NH đưa ra nên phải chấp nhận lãi suất.
+ Có tài sản thế chấp hoặc tín chấp.
+ Thời gian hoàn trả và lãi suất không linh hoạt ( so vs trái phiếu ).
+ P/á KD rủi ro cao không đc huy động vốn vì ảnh hưởng khả năng thanh toán , uy tín
của NH.
5. Nguồn vốn từ thuê tài sản
- Ưu điểm:
+ Thực hiện đc ngay khi vốn chủ sở hữu còn hạn chế so vs phát hành TP, vay NH
+ Tránh đc những rủi ro, ↓ giá trị tài sản : tài sản thuộc về chủ cho thuê, tác động của
tiến bộ KH-KT không ảnh hưởng đến tài sản cho thuê.
+ Điều kiện thực hiện dễ dàng.
+ Tiết kiệm thuế.
- Hạn chế:
+ Chi phí huy động, sử dụng vốn cao hơn so vs các nguồn vốn khác vì không cần tài sản
thế chấp, rủi ro do người chủ tài sản gánh chịu =)) chi phí cao.
+ Phạm vi thực hiện hẹp ( so vs NH ): tài sản chỉ phù hợp đc vs 1 số đơn vị nhất định (
so vs TP ).
Câu 5: Tài sản cố định, tài sản lưu động? Biện pháp quản lý và bảo toàn?
1. Tài sản cố định:
- TSCĐ là tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có chức năng là tư liệu lao
động.
Giá trị và thời gian phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia cụ thể, trong từng đối
tượng cụ thể. ( Hiện nay: giá trị > 30 tr đồng, thời gian > 1 năm )
- Bao gồm:
+ TSCĐ hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể như máy móc,
nhà xưởng, phương tiện vận tải.
+ TSCĐ vô hình: Là những TS có hình thái vật chất cụ thể như bằng phát minh, sáng
chế, bản quyền tác giả, lợi thế KD.
• TSCĐ hữu hình là cơ sở cho việc thực hiện TS vô hình.
• TSCĐ vô hình làm cơ sở để gia tăng giá trị TS hữu hình.
- Đặc điểm của TSCĐ:
• Hiện vật:
+ TSCĐ có thể tham gia vào nhiều chu kì sxkd nhưng không bị thay đổi hình thái ban
đầu.
+ Năng lực sx của TSCĐ giảm dần do chúng bị hao mòn.
. Hao mòn vô hình: sự giảm đi về giá trị của vật sử dụng ( do tiến bộ của KHKT, thị
hiếu của người tiêu dùng, chu kì sống của sp)
. Hao mòn hữu hình: sự giảm đi đồng thời về mặt giá trị và giá trị sử dụng.
• Giá trị:
+ Giá trị của TSCĐ dịch chuyển dần, từng phần vào trong giá thành sp mới sx, tương
ứng vs phần hao mòn của TSCĐ.
+ Phần còn lại đc cố định trong TSCĐ hoặc đặc trưng cho giá trị còn lại của TSCĐ đó.
+ Giá trị của TSCĐ đc thu hồi dần, từng phần tương ứng vs giá trị hao mòn của TSCĐ
đã đc dịch chuyển vào trong giá thành sp sx và tiêu thụ, kết thúc vòng tuần hoàn khi giá
trị còn lại của TSCĐ đc thu hồi hết.
- Biện pháp thu hồi giá trị của TSCĐ:
+ Để thu hồi giá trị TSCĐ, người ta sử dụng biện pháp khấu hao. Tức là giữ lại phần giá
trị hao mòn của TSCĐ đã dịch chuyển vào trong giá thành sp đc tiêu thụ, số tiền giữ lại h
thành nên quỹ khấu hao TSCĐ.
- Đầu tư TSCĐ.
+ Sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào TSCĐ.
+ Sử dụng kĩ thuật tính giá trị của dòng tiền theo thời gian để lựa chọn tài sản đầu tư
phù hợp.
- Quản lý TSCĐ của DN.
• Quản lý về mặt hiện vật:
+ Tiến hành phân loại TS theo những tiêu thức khác nhau để xác định trọng tâm quản
lý.
VD: Tài sản chưa dùng thì cho thuê, tài sản không dùng thì bán đi, tài sản đang dùng
tăng thêm.
+ Thường xuyên bảo quản, sửa chữa, tránh mất mát, hư hỏng.
+ Tăng cường thực hiện nghiêm ngặt chế độ duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kì các
TSCĐ.
• Quản lý về mặt giá trị:
+ Thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ.
giá new
Hệ số đánh giá lại = =) khắc phục, bảo toàn đc số vốn.
giá old

+ Lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp:


. Khấu hao tuyến tính cố định ( giúp DN ổn định chi phí )
. Khấu hao lũy tiến ( thích hợp khi nền kinh tế có lạm phát =) DN thu hồi vốn )
. Khấu hao lũy thoái ( hạ mức khấu hao để giảm giá )
+ Lập quỹ khấu hao TSCĐ để tích lũy tiền khấu hao =) tái đầu tư TSCĐ.
+ Dùng quỹ khấu hao để đầu tư KD sinh lời.
2. Tài sản lưu động
- TSLĐ là những tài sản có giá trị sử dụng nhỏ, thời gian sử dụng ngắn và có chức năng
là đối tượng lao động.
- Bộ phận cấu thành:
• TSLĐ sản xuất: TSLĐ ở khâu dự trữ, bao gồm nguyên, nhiên vật liệu, các
vật liệu, các chất phụ gia.
TSLĐ ở khâu sx: bao gồm sp dở dang, bán thành phẩm.
• TSLĐ lưu thông: bao gồm sp, hàng hóa chờ tiêu thụ , vốn bằng tiền hoặc vốn trong
thanh toán.
- Đặc điểm của TSLĐ:
+ TSLĐ tham gia vào từng chu kỳ sx, bị tiêu dùng hoàn toàn cho việc chế tạo sp và thay
đổi hình thái hiện vật ban đầu
+ TSLĐ sx và TSLĐ lưu thông không ngừng vận động thay thế và chuyển hóa lẫn nhau
để đảm bảo cho qua trình sx đc liên tục.
• Giá trị:
Giá trị của TSLĐ chuyển dịch 1 lần toàn bộ và cũng đc thu hồi 1 lần toàn bộ sau khi kết
thúc quá trình sx và tiêu thụ sp.
• Đầu tư nguồn vốn ngắn hạn: đc sử dụng để đầu tư cho TSLĐ của DN. Đảm bảo số vốn
tối thiểu thường xuyên, cần thiết cho nhu cầu của sxkd.
• Quản lý TSLĐ:
+ Quản lý và dự trữ hàng tồn kho cần:
- Xác định chính xác nhu cầu dự trữ
- Giảm thiểu chi phí đặt hàng
- Không để tình trạng dự trữ bằng 0 nhưng cũng không nên dự trữ quá để tránh gây
ứ đọng vốn
- Cần đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa ở khâu tiêu thụ sp và đẩy nhanh tốc độ
hoàn thành sp ở khâu sx.
+ Quản lý các khoản phải thu:
- Phân tích, đánh giá các khoản phải thu dựa trên phương pháp giá trị hiện tại ròng
của luồng tiền.
- Sàng lọc khách hàng =) giảm rủi ro về khả năng thu hồi nợ.
- Theo dõi các khoản phải thu thông qua chỉ tiêu kinh tế thu tiền bình quân =) có
thể giải quyết nợ khi đến hạn.
+ Quản lý tiền mặt:
- Xác định chính xác mức tiền mặt cần tối thiểu để quản lý tại quỹ của DN nhằm
đảm bảo khả năng thanh toán cho DN
- Giảm thiểu chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền
Câu 6: Vì sao phải sử dụng nguồn vốn dài hạn trong đầu tư TSCĐ?
- TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài ( thường > 1 năm ), có chức
năng là tư liệu lao động.
Vì đặc điểm của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kì sxkd nhưng không thay đổi hình thái
hiện vật ban đầu, giá trị của TSCĐ đc dịch chuyển dần từng phần vào trong giá thành sp
mới sx ra, giá trị TSCĐ đc thu hồi dần, từng phần tương ứng vs phần giá trị hao mòn của
TSCĐ đã dịch chuyển vào sp sx (sau nhiều năm mới thu hồi đủ tiền bỏ ra mua TSCĐ ).
Nên sử dụng nguồn vốn dài hạn vì:
- Nguồn vốn này có thời gian sử dụng dài, trong suốt thời gian hoạt động của DN,
phù hợp vs đặc điểm của TSCĐ.
- Chủ sở hữu chưa phải lo trả nợ sớm, phù hợp vs thời gian tuần hoàn của nguồn
vốn.
Nếu sử dụng nguồn vốn ngắn hạn thì:
- Đến hạn trả, không thanh toán đc vốn và lãi tiền vay bởi DN chưa thu hồi đc số
tiền đã vay để đầu tư vào TSCĐ.
- Không hoàn trả thì DN mất chữ tín đối vs người cung ứng vốn =) việc huy động
vốn trong thời gian tiếp theo sẽ gặp khó khăn.
- DN sẽ phải trả lãi quá hạn vs lãi suất cao ( chi phí KD trong giá thành sp tăng ) =)
lợi nhuận thu đc ít, giảm tính cạnh tranh.
Câu 7: Nguồn tài trợ cho TSLĐ?
- TSLĐ là những tài sản có giá trị sử dụng nhỏ, thời gian sử dụng ngắn và có chức năng
là đối tượng lao động.
- Bộ phận cấu thành:
• TSLĐ sản xuất: TSLĐ ở khâu dự trữ, bao gồm nguyên, nhiên vật liệu, các
vật liệu, các chất phụ gia.
TSLĐ ở khâu sx: bao gồm sp dở dang, bán thành phẩm.
• TSLĐ lưu thông: bao gồm sp, hàng hóa chờ tiêu thụ , vốn bằng tiền hoặc vốn trong
thanh toán.
- Đặc điểm của TSLĐ:
+ TSLĐ tham gia vào từng chu kỳ sx, bị tiêu dùng hoàn toàn cho việc chế tạo sp và thay
đổi hình thái hiện vật ban đầu
+ TSLĐ sx và TSLĐ lưu thông không ngừng vận động thay thế và chuyển hóa lẫn nhau
để đảm bảo cho qua trình sx đc liên tục.
• Giá trị:
Giá trị của TSLĐ chuyển dịch 1 lần toàn bộ và cũng đc thu hồi 1 lần toàn bộ sau khi kết
thúc quá trình sx và tiêu thụ sp.
• TSLĐ rất đa dạng:
- Có thể huy động vốn ngắn hạn: đi vay, thuê ngắn hạn, chiếm dụng vốn.
- Có thể huy động vốn dài hạn: nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay dài hạn
Nhu cầu vốn lưu động = Mức dự trữ hàng tồn kho + Khoản phải thu từ khách hàng
– Khoản phải trả nợ cho nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chu kì.
Tuy nhiên, tùy theo tính chất của TSLĐ có thể lựa chọn các nguồn tài trợ cho phù hợp.
- Với TSLĐ thường xuyên ( nguyên vật liệu, công cụ lao dộng ), DN có thể sử dụng
nguồn vốn dài hạn để tài trợ.
- Với TSLĐ tạm thời ( sp dở dang, bán thành phẩm ), DN có thể sử dụng nguồn vốn
ngắn hạn.
Trên thực tế phần lớn DN phải sử dụng nguồn vốn dài hạn cho đầu tư TSCĐ nên phải sử
dụng nguồn vốn ngắn hạn cho TSLĐ. Khi lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho TSLĐ cần cân
nhắc tỉ lệ chiết khấu, dùng tiền chiết khấu và chi phí huy động nguồn tài trợ.
Câu hỏi:so sánh TSCĐ,TSLĐ
KN: TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn,tgian sd lâu dài > 1 năm.
TSLĐ -----------------------------------------nhỏ,---------ngắn và các đối tượng lđ
*giống:
-Đều là tài sản của DN
-Đều có trc khi tiến hành sx-kd
-Đều sd để phục vụ cho qtrihf sx-kd của DN nhằm mđích sinh lời
-Gía trị của tài sản đều đc dịch chuyển vào giá thành sp ,thu hồi sau khi kết thúc qtrình
tuần hoàn vốn
*khác nhau:
Tiêu chí TSCĐ TSLĐ
Đối tượng Là tư liệu lđ có giá trị lớn,tgian sd lâu Là tư liệu lđ có giá trị nhỏ,tgian sd ngắn
dài>1 năm và đối tượng lđ
Vốn Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của
của các tsản cố định phục vụ cho hđ các tài sản lưu động phục vụ cho hđộng
kd của DN kd của DN(chính là gtrị của TSLĐ)
Nội dung TSCĐ hữu hình:là tsản có hình thái TSLĐ tr sx:ngvliệu chính,vật liệu
vật chất vật chất cụ thể(nhà xưởng,kho,máy phụ,nhiên liệu,sp dở dang và nửa thành
móc,..) phẩm
TSCĐ vô hình:là tsản tồn tại dưới TSLĐ tr lưu thông:thành phẩm chờ tiêu
dạng vật chất cụ thể:phát minh sáng thụ,vốn bằngtiền và các khoản phải thu
chế,bản quyền tác giả,..
Đặc điểm -về mặt hiện vật:TSCĐ tgia vào nhiều -về mặt hiện vât:TSLĐ tgia vào 1 chu
chu chu kì kd và k thay đổi hình thái hiện kì sx-kd và luôn thay đổi hình thái hiện
chuyển vật ban đầu vật ban đầu
-về mặt gtrị:trong suốt tgin sd gtrị của -về mặt giá trị:sau mỗi chu kì kd gtrị
TSCĐ bị hao mòn dầnvà dịch chuyển của tsản dịch chuyển toàn bộ 1 lần vào
dần từng phần vào giá thành sp,thu giá thành sp và thu hồi toàn bộ gtrị đã
hồi dần về tr lưu thông dịch chuyển khi hh kém đi và thu tiền
về

CHƯƠNG 9: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


Câu 1: đặc trưng của TCQT
Khái niệm: tài chính quốc tế là hệ thống các quan hệ tài chính này sinh giữa các chủ thể
của 1 nước với các chủ thể của nước khác và với các tổ hcuwcs quóc tế gắn liền với các
dòng lưu thông về hàng hóa, vốn trên thế giới theo những nguyên tắc nhất đinh
Đặc trưng của TCQT:
 Các quan hệ TCQT chịu sự ảnh hưởng của rủi ro hối đoán và rủi ro chính trị
 Khi đồng nội tệ mất giá ( đồng ngoại tệ tăng giá) dẫn đến xuất khẩu tăng, hạn
chế nhập khẩu
Khi đồng ngoại tệ tăng giá => giá công nhân nước sở tại gaimr xuống => thu hút
FDI
Khi tỷ giá tăng => gánh nặng nợ nước ngoài tăng => đi vay giảm
 VD: khi nội tệ mất giá => hàng hóa niêm yết tiền tệ quốc tế thấp đi, có
tính cạnh tranh hơn hàng hóa bên ngoài đưa vào trong nước sẽ bị đẩy
giá lên => thúc đẩy xuất khẩu
 Rủi ro chính trị là những thay đổi về thể chế chính trị, các chính sách kinh tế vĩ
mô của nước liên quan ảnh hưởng đến môi trường đầu tư
Thay đổi chính quyền. Có tính tranh chấp chính trị, các nhà đầu tư không yên
tâm, sợ mất vốn, hoạt động TCQT có xu hướng giảm
Thay đổi chính sách thuế làm tăng thuế nhập 1 số mặt hàng => các mặt hàng
do đó có giá cao hơn, làm giảm tính cạnh tranh
Chính sách quản lí đất đai tích cực cho phép người nước ngoài đầu tư, làm tăng
đầu tư làm tiền tệ quốc tế tăng.
 Các quan hệ TCQT chịu ảnh hưởng của tiền tệ thiếu hoàn hảo
 Tiền tệ thiếu hoàn hảo là tiền tệ mà ở đó giá cả hàng hóa cao hơn giá trị của hàng
hóa do vấp phải hàng rào thuế quan và phí quản lí thuế quan ( thuế do quốc gia
dựng lên để bảo vệ nền sản xuất nội địa)
 Tác động: sự luân chuyển của hàng hóa vốn, nhân lực không được tự do bởi sự
nhăn cản của thuế quan và phi thuế quan làm giá cả hàng hóa lơn hơn giá trị
hàng hóa vì có cộng thêm thuế.
 Hạn mức XNK qui định thuế quan giới hạn hàng hóa được phép xuất nhập khẩu,
ngăn cản sự di chuyển hàng hóa một cách tràn lan không đảm bảo
 Sự thiếu hoàn hảo của thị trường nhăn cản sự luân chuyển hàng hóa, ảnh hưởng
đến khối lượn hàng hóa do tác động của thuế
 Thúc đẩy sự ra đời của quan hệ tcqt mới: đầu tư trực tiếp
VD: nhật đầu tư xây dựng cty liên doanh với VN = > nhập khẩu linh kiện
với lãi suất thấp, nguyên liệu ổn định, nguồn nhân công rẻ => việc tránh
được thuế suất cao với sản phẩm nguyên chiếc bán trên thị trường đó => lợi
nhuận cao => tăng đầu tư => thúc đẩy TCQT phát triển
 Thúc đẩy TCQT mới với dòng tiền vận chuyển từ nước này sang nước khác
không phải giá trị hàng hóa xuất khẩu mà là đầu tư trực tiếp. Đầu tư quốc tế trực
tiếp : là hình thức đầu tư quốc tế mà nhà đầu tư nước ngoài đóng góp 1 số vốn đủ
lớn, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành hoạt động mà họ bỏ vốn đầu tư
Câu 2: Ưu nhược điểm các hình thức đầu tư quốc tế trực tiếp
Đầu tư quốc tế: hoạt động bỏ vốn, tài sản, công nghệ ra nước ngoài nhằm thu được lợi
nhuận
Đàu tư quốc tế trực tiếp: là hình thức đầu tư quốc tế mà nhà đầu tư ngước ngoài đóng góp
1 số vốn đủ lớn, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành nà họ bỏ vốn đầu tư
 Hình thức đầu tư trực tiếp
 Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng: cùng qui kết trách nhiệm, cùng hưởng lợi
ích không làm ra đời 1 DN mới, các bên tham gia vào hợp tác dựa trên cơ sở phần
vốn góp
Nhược điểm: nếu công ty mẹ ở nước ngoài phá sản thì hợp đồng tan theo, không
được điều chỉnh các khoản đã kí kết
 DN liên doanh:
Dựa trên kí kết 1 hợp đồng liên doanh Hình thức chiếm 60% trong số vốn
 Ưu điểm:
VN: sẽ học tập được kỹ thuật, cong nghệ hiện đại
Nhà đầu tư nước ngoài: giải quyết các thủ tục hành chính
 Nhược điểm: có thể có những bất đồng về mặt quản lí giữa 2 bên
 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: không gặp phải tình trạng bất đòng trong quản

Nhược điểm: khó quản lí với DN này: sx các mặt hàng không giống như đã đăng
kí, không học tập được các kinh nghiệm, kỹ thuật, khoa học tiên tiến
Doanh nghiệp nước ngoài khó khăn khi làm quen với môi trường và giải quyết các
thủ tục hành chính
 Các hình thức khác: BOT, BT
Câu 3: lợi ích của đầu tư quốc tế trực tiếp TCQT:
Đầu tư quốc tế trực tiếp là sự dịch chuyển vốn, tài sản, CN hoặc bất kì tài sản nào từ nước
ngoài đi vào nươc tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát DN nhằm mục đích kinh
doanh sinh lời
Lợi ích của việc đầu tư trực tiếp đối với:
 Nhà đầu tư:
 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường sự bành trướng sức mạnh kinh
tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới
 Giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận cao
do việc tận dụng những lợi thế của nước sở tại, giảm chi phí vận chuyển, quảng
cáo, tiếp thị
 Giúp nhà đầu tư tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định
 Đổi mới cơ cấu sản xuất, áo dụng CN mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, người
có vốn sẽ nhìn thấy tg lai DN đi đầu tư trực tiếp vào nước khacsm cung ứng vốn
cho DN, mua máy móc, TSCĐ, đổi mới công nghệ
 Lợi ích đối với nước nhạn đầu tư
 Bổ sung nguồn vốn cho nên kinh tế mà không lo phải trả nợ
Ở các nước nhận đầu tư là các nước nghèo, đang phát triển => cần vốn để phát triển kinh
tế xã hội song do ở đây có thu nhập bình quân thấp, tiết kiệm và đầu tư thấp làm cản trở
quá trình phát triển vốn và tích trữ vốn, do đó không đủ vốn cho đầu tư
Ngoài ra vốn FDI có ưu điểm:
- Không tạo ra khoản nợ giữa nược nhận đầu tư và nước đi đầu tư
- Lợi nhuận được chuyển về nước khi dự án đầu tư tạo ra lợi nhận và 1 phần lợi
nhuận được sử dụng để tái đàu tư
- Có sự ổn định cao vì không thuận lợi cho việc rút vốn về nước như các khoản vay
thương mại,vay NH hoặc đầu tư gián tiếp khác
 Góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế
Hoạt động FDI đi kèm với yếu tố vốn, CN, Trình độ quản lí tiên tiến sang tiến
hành hoạt động SXKD vào các ngành nghề mới, sản phẩm mới, làm tác động
mạnh mẽ đến cơ cầu ngành kinh tế, thay đổi và dịch chuyển cơ cấu kinh tế của
nước nhận theo hương tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ.
 Chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản kí
 Tăng thu NSNN
 Góp phần cải thiện cán cân thanh toán
 Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp
- Người lao động được hưởng mức lương cao hơn DN trong nước(do NSLĐ cao, LD
được thuê có trình độ và kỉ luật cao)
 Bảo vệ môi trường, khai thác có hiệu quả TNTN
 Góp phần mở rộng thị trường, đẩy mạnh Xuất khẩu hàng hóa nhờ mạng lưới
tiêu thụ sản phẩm của các công ty đa quốc gia
 Góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác KTQT
Câu 3: so sánh “vay thương mại” và “ hỗ trợ phát triển chính thức”
 Khái niệm :
 Vay thương mại: là hình thức vay quốc tế, dựa trên cơ sở quan hện cung ứng
vốn trên thị trường, lãi suất do thị trường quyết định
 Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA) là hình thức tín dụng hỗn hợp bao gồm
các khoản viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi giành cho các quốc gia
đang phát triển nhằm phát triển kinh tế – xã hội
 Giống nhau:
 Đều là hình thức tín dụng quốc tế
 Là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn kiếm lời thông qua lãi suất
 Khac nhau:
Tiêu chí ODA Vay thương mại
Chủ thể cho Chính phủ, tổ chức tài chính Chính phủ, tổ chức TCQT, ngân
vay các nước phát triển
hàng, quỹ tiền tệ quốc tế,…
Chủ thể đi Chính phủ Chính phủ và DN nhưng phải có
vay sự bảo lãnh của chính phủ
Thời hạn Vay dài hạn Đa dạng: ngắn, trung và dài hạn
cho vay
Lãi suất Lãi suất thấp và 1 phần là Cao, phụ thuộc vào cung cầu vốn
viện trợ không hoàn lại trên thị trường quốc tế
Mục đích Hỗ trợ các dự án đầu tư cơ sở Để phát triển kinh tế, mở rộng
khi đi vay hạ tầng, giao thông, y tế SXKD, đáp ứng nhu cầu thanh
toán
Điều kiện Không cần thế chấp, không Cần có TS thế chấp, có bảo lãnh
vay vốn cần bảo lãnh nhưng phải thỏa đảm bảo vay vốn
mãn 1 số đk nhất định của
người cho vay
Mục đích Hỗ trợ phát triển, tạo điều kiện Lợi nhuận thông qua lãi suất
nước cho cho các nước nghèo
vay
Vai trò Cung ứng vốn to lớn cho phát Góp phần phát triển KT- XH, bù
triển toàn diện hoạt động KT đắp thâm hụt cung cầu của tiền
của 1 đất nước thanh toán
Rủi ro Rủi ro rất thấp Rủi ro với các chủ đầu tư lớn

Câu 6: ưu điểm và hạn chế hình thức tín dụng quốc tế


 Tín dụng quốc tế là nhưng quan hệ tín dụng phát sinh giữa các chủ thể của 1 nước
với chủ thể của các nước khác và với các tổ chức quốc tế khi đi vay vốn trả nợ tiền
vay theo nguyên tắc của tín dụng
 Hình thức TDQT
vay thương mại: được phát sinh dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường, lãi suất
do thị trường quyết định
Hỗ trợ phát triển chính thức: gồm đầu tư quốc tế khong hoàn lại và cho vay ưu đãi
giành cho các quốc gia đang phát triển
 Ưu điểm:
 Vốn vay dưới dạng tiền tệ dễ chuyển hóa thành các phần đầu tư khác
 Nước vay toàn quyền sử dụng vốn vay cho mục đích của mình
Hình thức đầu tư trực tiếp: nhà nước đầu tư vào đâu thì nước nhận đầu tư không
có quyền quyết định nên dễ phá vỡ cấu trúc nền kinh tế của nước nhận đầu tư
 Chủ đầu tư ngước ngoài có thu nhập ổn định, không phụ thuộc vào việc nước vay
sử dụng vốn vay như thế nào
 Hạn chế:
 Hậu quả sử dụng vốn có thể không cao vì so với trực tiếp, ( khi họ vận dụng CN,
máy mọc thiết bị để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận của họ phụ thuộc
vào hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh)
 1 số quốc gia thông qua hình thức này trói buộc các nước tiếp nhận đầu tư vào sự
ảnh hưởng của mình

You might also like