You are on page 1of 14

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN THANH TOÁN QUỐC TẾ

I. Khái niệm thanh toán qte


II. Các chủ thể tham gia vào thanh toán quốc tế
 Ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, các chủ thể khác
 Ngân hàng trung ương
+ Thay mặt chính phủ ký kết và thực hiện các hiệp định về tiền tệ và tín dụng qte
+ Là ngân hàng của các ngân hàng trong hđộng thanh toán qte
+ Nhiệm vụ:
 Chủ trì lập và theo dõi thực hiện cán cân thanh toán qte
 Quản lý ngoại hối và hđộng ngoại hối
 Thay mặt cphu ký kết các điều ước qte, luật qte về tiền tệ và tín dụng
 Đại diện cho chính phủ tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế
 Tổ chức hệ thống thanh toán trong và ngoài nc
 Quản lý và cung cấp các công cụ tín dụng và lưu thông tín dụng sử dụng trong
thanh toán quốc nội và quốc tế
 Thực hiện hợp tác quốc tế trong lvu tài chính và ngân hàng
 Ngân hàng thương mại
+ Chủ thể chủ yếu của các trung gian tài chính tham gia thanh toán quốc tế
+ Mạng lưới bao trùm toàn quốc, nắm hầu hết của cải của xã hội vs hình thức TIỀN
MẶT
+ Chức năng:
 Trung gian tín dụng: Huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để phân phối lại cho
những chủ thể thiếu vốn sử dụng theo nguyên tắc tín dụng
 Trung gian thanh toán: Gửi tiền tạm thời nhàn rỗi vào NH để hưởng lãi tiền gửi,
NH như người giữ hộ tiền. Người dùng ủy thác cho ngân hàng nắm giữ tài
khoản thu hộ hoặc chi hộ các khoản tiền phát sinh
 Tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng thay thế cho tiền mặt: Dựa trên cơ sở
nghiệp vụ tiền gửi và cho vạy, NH đã sáng tạo ra những ccu lưu thông tín dụng
như séc, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được, thể ngân hàng… thay
cho tiền mặt. Chức năng này không tạo cho NH có khả năng “tạo ra tiền”
 Các chủ thể khác
+ Gồm các pháp nhân, thể nhân hoạt động trong các lĩnh vực phi ngân hàng
+ Chủ thể này tham gia hđộng thanh toán qte vs tư cách là người ủy thác cho ngân hàng
thực hiện khoản phải thu và phải
III. Phân loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế
- Tiền là phương tiện tính toán hoặc thanh toán
- 1 số hình thức nguyên thủy của tiền tệ: Súc vật, hàng hóa tơ lụa, bạc, vàng
- Các loại tiền tệ tài khoản thuộc các hiệp định tiền tệ của các tổ chức kt và tchinh qte,
hiệp định thanh toán đa phương, song phương, cơ chế thanh toán tiền mặt hoặc bù trừ,
pthuc thanh toán bằng thư hoặc điện tử
1. Căn cứ vào phạm vi sử dụng
1.1: Tiền tệ thế giới (world currency)
+ Vàng: Mặc nhiên thừa nhận là ptien thanh toán qte, dự trữ quốc tế
+ Đặc điểm:
- Không dùng để thể hiện giá cả cũng như tính toán tổng giá trị hiệp định và/hoặc hợp
đồng
- Không dùng để thanh toán các giao dịch phát sinh hằng ngày giữa các qgia
- Tiền giấy k dc đổi ra vàng 1 cách tự do thông qua hàm lượng vàng của tiền tệ
- Là tiền dự trữ của qgia của các tổ chức tài chính qte trong thanh toán qte
- Dùng làm tiền tệ chi trả giữa nước mắc nợ và nc chủ nợ cuối cùng sau khi ko tìm dc các
công cụ trả nợ thay thế
 . Ngày nay, vàng ngày 1 tách rời khỏi chức năng là tiền tệ thế giới, đã và đang trở thành
1 hàng hóa thông thường quý hiếm như các hàng hóa khác
. Giá vàng USD biến động mạnh do sự mất giá của USD và vàng trở thành hàng hóa
mua bán XNK quan trọng trong thương mại quốc tế
. Đối tượng dự trữ ngoại hối quốc gia, mặt hàng hóa bị đầu cơ nghiêm trọng
1.2: Tiền tệ quốc tế (International currency)
+ Tiền tệ chung của 1 khối kinh tế quốc tế
+ Còn được gọi là tiền tệ hiệp định
 Hiệp định tiền tệ Bretton Woods (1944 – 1971) của IMF (quỹ tiền tệ quốc tế) thừa nhận
đồng USD là tiền tệ quốc tế của các thành viên
 44 quốc gia họp tại Mỹ
 USD là tiền tệ quốc gia của Mỹ đc các nc thành viên IMF lựa chọn là tiền tệ
chung của cả khối kte vs 3 chức năng: Tính toán qte, thanh toán qte, dự trữ qte
 Chế độ bản vị hối đoái vàng: Tiền tệ của các nc thành viên IMF ko đc đổi ra
vàng nhưng được đổi tự do sang USD theo tỉ giá cố định đã dc cam kết
 Sau khi hiệp định sụp đổ thì USD chỉ là tiền tệ quốc gia
 Hiệp định tiền tệ Jamaica 1976 ra đời Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) thay thế cho USD
sau khi Bretton Woods sụp đổ
 Phạm vi sử dụng hạn hẹp
 Chưa có chức năng thanh toán quốc tế
 Rổ tiền tệ SDR từ năm 2001 trở đi đã thay đổi cơ số tiền tệ, chỉ còn USD, GBP,
JPY và EUR
 Hiệp định thanh toán bù trừ nhiều bên: Tiền Rúp, các nước XHCN
 EURO – đồng tiền chung của Châu Âu
 Thay thế cho 16 đồng tiền quốc gia, tránh rủi ro về tỷ giá hối đoái
 Rào cản thương mại (thuế quan và phi thuế quan)
1.3: Tiền tệ quốc gia (National money)
+ Được phát hành, tồn tại và lưu thông do luật tiền tệ từng nc quy định
+ 2 hình thái
 Tiền bằng giấy
 Tiền tín dụng (Credit money_ghi trong tkhoan mở ở NH hoặc các trung gian
tài chính): Tiền tín dụng bằng giấy truyền thống và tiền tín dụng điện tử
+ Bằng chứng về quyền sở hữu hiện có của tiền tín dụng
 Giấy báo Có: Do tổ chức nắm giữ tài khoản phát ra cho người chủ tài khoản
thụ hưởng
 Công cụ tín dụng: Người chủ tài khoản là người thụ hưởng như séc, thương
phiếu, thẻ tín dụng…
2. Căn cứ vào sự chuyển đổi của tiền tệ
2.1: Tiền tệ tự do chuyển đổi (Free convertible currency)
+ Ai có tiền này dc quyền yêu cầu hệ thống NH nc đó chuyển đổi tiền tệ này ra tiền tệ
nc khác một cách tự do mà ko cần phải có giấy phép
+ 2 loại:
 Tự do chuyển đổi toàn bộ: USD, EUR, GBP, JPY, AUD, SGD, CHF, ATS,
MYR, CAD, SEK
 Tự do chuyển đổi từng phần: PHP, TWD, THB, KRW, IDR, EGP… có đặc
điểm
 Chủ thể chuyển đổi: Do luật quản lí ngoại hối quốc gia phân loại là
Người cư trú (Resident) và Người phi cư trú (non-resident). Resident
cần giấy phép, Non thì ko
 Mức độ chuyển đổi: Từ hạng mức tiền tệ nào đó do luật quy định trở
lên thì cần giấy phép, dưới mức đó thì ko cần
 Nguồn thu nhập tiền tệ: Nguồn thu nhập bằng tiền của những ng Non-
resident từ hdong KD thương mại và dvu qte, từ hdong đầu tư nc
ngoài… tại nc đó thì dc chuyển đổi tự do, còn lại phải chuyển đổi có
giấy phép
2.2: Tiền tệ chuyển khoản (Transferable currency)
+ Không thể tự do chuyển đổi sang các ngoại tệ khác, chỉ được quyền chuyển nhượng
quyền sở hữu tiền tệ từ ng này sang người khác trên hệ thống tkhoan mở tại 1 NH hoặc
1 hay 1 số NH khác ở nc ngoài
+ Hàm chứa khái niệm chuyển khoản
2.3: Tiền tệ thanh toán bù trừ (Clearing currency)
+ Ko được chuyển đổi sang các tiền tệ khác, ko dc chuyển sang các tài khoản khác, chỉ
được ghi Có và ghi Nợ và cuối năm sẽ tiến hành bù trừ
+ Trả bằng cách nào sẽ do hiệp định kí kết giữa cphu 2 nc quy định
+ Có thể lựa chọn hoặc là tiền tệ 1 trong 2 nước kí kết, hoặc cả 2 nc, hoặc tiền của 1 nc
thứ 3
3. Căn cứ vào hình thái tiền tệ
3.1: Tiền mặt
+ Tiền giấy của NH TW phát hành
+ Tỷ trọng thanh toán nhỏ (Chưa đén 1% tổng lượng thanh toán toàn cẩu) do:
 Chi phí thanh toán rất lớn: Phí vận chuyển ngoại tệ, đóng gói bao bì, kiểm đếm
giám định tiền giả hay thật, bảo hiểm trong chuyên chở…
 Tốc độ thanh toán chậm
 Tạo điều kiện cho nguồn thu ngoại tệ tiền mặt bất chính phát triển: Rửa tiền
 Tiền giả
3.2: Tiền tín dụng
+ Tiền ghi trên tài khoản mở tại các tổ chức tín dụng hoặc tài chính
+ Giấy báo Có hoặc giấy báo Nợ / Lệnh của chủ tkhoan gửi cho tổ chức nắm giữ
tkhoan trích 1 số tiền nhất định từ tìa khoản để trả cho ng được chỉ định ghi trên lệnh đó
+ Các lệnh: Séc (Check), hối phiếu NH (bank’s draft), điện hoặc thư chuyển tiền (T/T
hoặc M/T), thẻ ngân hàng (Credit card), thư tín dụng du lịch (traveller’s letter of credit)
+ Tỷ trọng cao do:
 Loại trừ nguy cơ tiền giả
 Tốc độ nhanh (nếu thanh toán bằng T/T)
 Chi phí chuyển tiền thấp nhất
4. Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền tệ trong thanh toán
4.1: Tiền tính toán (Account currency)
+ Dùng để thể hiện giá cả và tính tổng giá trị hợp đồng. Chức năng thức đo giá trị
 Có tính thông dụng trong GD thương mại qte
 Tương đối ổn định, biến động ít
+ Sức mua thể hiện qua 3 chỉ số: Giá cả tiêu dùng (CP), giá vàng (GP), tỷ giá hối đoái
(ER). Các chỉ số tỉ lệ NGHỊCH vs sức mua
4.2: Tiền thanh toán (Payment currency)
+ Dùng để thanh toán, dựa vào các yếu tố sau
 Sự so sánh lực lượng kte và tchinh 2 bên ký HĐ, hiệp định
 Vị thế của tiền tệ trên thị trường qte
 Tập quán sử dụng tiền tệ thanh toán trên thế giới
 Tiền tệ hiệp định của các khối hoặc khu vực kte
+ Gdich dầu mỏ thường sử dụng USD, kim loại màu sử dụng bảng Anh
IV. Phân loại thời gian thanh toán quốc tế
1. Thời gian trả tiền trước
1.1: NNK trả tiền trc cho NXK vs mục đích cấp tín dụng cho NXK
+ Đặc điểm của loại tiền này
 Việc trả tiền thực hiện trong X ngày sau ngày ký HĐ hoặc sau ngày HĐ có hiệu
lực
 Số tiền trả trc lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhu cầu vay của NK và khả năng cấp
tín dụng của NNK
 Lãi suất huy động dc tính bằng cách khấu trừ vào giá hàng NK
 Thống nhất cách ứng tiền trc và hoàn trả tiền ứng trc
+ Công thức giảm giá: Xem giáo trình
1.2: NNK trả tiền trc cho NXK vs ý nghĩa là tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện HĐ NK
+ Đặc điểm của loại tiền này
 Thời gian trả tiền rất ngắn (10 đến 15 ngày) trc khi giao hàng
 Số tiền trả trc k có tính chất như là 1 khoản tín dụng -> Ko tính lãi vs số tiền
tương ứng
 Số tiền ứng trc ít hay nhiều phụ thuộc vào từng TH (2 công thức khác nhau)
2. Thời gian trả tiền ngay
2.1: COD ( cash on delivery)
+ NNK trả tiền sau khi NXK hoàn thành nvu giao hàng KO trên ptien vận tải tại nơi
giao hàng chỉ định
+ Nơi giao hàng chỉ định được hiểu: EXW, FAS, DAF, FCA
+ Bằng chứng hoàn thành nvu giao hàng: Hóa đơn đã có xác nhận của NNK, B/L “
Received for Shipment”, AWB, RWB, Post Receipt
2.2: NNK trả tiền ngay sau khi NXK hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên ptien vận tải
tại nơi giao hàng quy định
+ Phù hợp vs giao hàng bằng pthuc vận tải biển, còn đối vs các pthuc vận tải khác,
NXK chỉ được phép giao hàng vào kho của người chuyên chở
+ Bằng chứng: B/L “Shipped on board”, B/L “ Received for Shipment” đã có ghi chú
của người chuyên chở, cụm từ “On board” hoặc “Shipped on board” hoặc “Laden on
board”
+ Chuyển các chứng từ gửi hàng (Shipping documents) cho NNK
2.3: NNK trả tiền ngay sau khi nhận được các chứng từ gửi hàng từ NXK
+ Shipping documents do NXK lập = Commercial documents (Chứng từ thương mại)
+ Số loại, số lượng chứng từ được quy định hoặc là trong hợp đồng và/hoặc trong
phương thức thanh toán áp dụng
+ Chứng từ gửi hàng gồm: Hóa đơn thương mại (Commetcial Invoice), Vận tải đơn
hoặc chứng từ vận tải (Bill of lading, transport documents), Bảo hiểm, C/O, Giấy giám
định, C/Q, Packing list, Xác nhận tbao bằng điện đã giao hàng
+ Cách chuyển tiền: Qua đường bưu điện, ng chuyeenc hở, ttiep, hệ thống ngân hàng
+ Đkien nhận chứng từ
 Vô điều kiện: Chứng từ gửi hàng giao ttiep tới NNK mà KO KÈM THEO
DKIEN TRẢ TIỀN. Chứng từ vận tải thường phải là loại đích danh NNK
(named B/L)
 Có điều kiện: Người chuyển chứng từ chỉ trao chứng từ cho NNK sau khi họ đã
trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền
2.4: D/P X ngày: NNK trả tiền ngay sau khi nhận chứng từ trong vòng từ 5-7 ngày
+ Áp dụng vs những hàng hóa phức tạp về phẩm chất, chủng loại, đơn giá (Linh kiện
đtu, hóa chất, thuốc bắc)
+ NH trao chứng từ cho NNK (trừ chứng từ vận tải) để ktra trong vòng 5-7 ngày. NNK
trả tiền thì NH ms ký hậu hoặc trao B/L hoặc chứng từ vận tải
2.5: NNK trả tiền ngay sau khi nhận xong hàng hóa tại nơi quy định hoặc cảng đến
+ Cần thỏa thuận rõ khái niệm “Nhận hàng xong”
3. Thời gian trả tiền sau
+ Hình thức tín dụng thương mại mà ng bán cấp vốn cho ng mua bằng cách BÁN
CHỊU
 Trả tiền sau X ngày kể từ ngày nhận dc tbao của NXK đã htanh giao hàng ko
trên ptvt tại nơi giao hàng quy định
 Trả tiền sau X ngày kể từ ngày NXK đã htanh giao hàng trên ptvt tại nơi giao
hàng qdinh
 Trả tiền sau X này kể từ ngày nhận được chứng từ gửi hàng
 Trả tiền sau X ngày kể từ ngày nhận xong hàng hóa
4. Thời gian thanh toán hỗn hợp
+ Tùy theo tính chất HĐ và tính chất hàng hóa
V. Phân loại các công cụ thanh toán quốc tế (as money_tiền tệ)
- Công cụ tín dụng thương mại (Commercial bill): Hối phiếu đòi nợ (Bill of exchange)
và Hối phiếu nhận nợ (promissory note)
- Công cụ tín dụng ngân hàng (Bank draft): Kỳ phiếu (Bank bond), Séc (check), chứng
chỉ tiền gửi, thư tín dụng (letter of credit), thư bảo lãnh (letter of guarantee), biên lai tín
thác (trust receipt), thẻ ngân hàng
- Quan hệ tín dụng đầu tư: Cổ phiếu (stock), trái phiếu (bond) và các chứng từ phái sinh
(quyền mua cổ phần, chứng quyền, HĐ quyền chọn_option, HĐ giao sau_future)
- Công cụ lưu thông tín dụng/ Công cụ chuyển nhượng: Thay thế cho tiền mặt, chấp hành
chức năng ptien lưu thông của tiền tệ (thương phiếu, séc, chứng chỉ tiền gửi có thể
chuyển nhượng)
VI. Phân loại pthuc thanh toán quốc tế
1. Căn cứ vào việc thanh toán có kèm các chứng từ thực hiện nghĩa vụ là dkien
thanh toán hay ko
1.1: Thanh toán ko kèm chứng từ thương mại
+ Chuyển tiền (Remittance)
+ Ghi sổ (Open account)
+ Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection)
+ Bảo lãnh theo yêu cầu (Demand Guarantee)
+ Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)
1.2: Thanh toán kèm chứng từ thương mại
+ Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)
+ Tín dụng chứng từ (Documentary Credit)
+ Thư ủy thác mua
2. Căn cứ vào vai trò của NH
2.1: Thanh toán ttiep
+ Người trả tiền là ng có nghĩa vụ trả tiền quy định trong HĐ, phán quyết, thỏa ước,
còn NH chỉ là người trung gian thu và chuyển trả tiền tệ theo sự ủy thác
+ Chuyển tiền / Ghi sổ / Nhờ thu
2.2: Thanh toán gián tiếp
+ Người trả tiền hoặc cam kết trả tiền là người thứ ba (NH thương mại), KO PHẢI là
ng có nghĩa vụ trả tiền quy định trong HĐ, phán quyết, thỏa ước
+ Bảo lãnh theo ycau / Thư tín dụng dự phòng / Tín dụng chứng từ/ Thư ủy thác mua
3. Căn cứ vào ptien chuyển các lệnh thu tiền, lệnh chuyển hoặc trả tiền bằng thư
hay bằng điện
3.1: Thanh toán bằng thư truyền thống
+ Chuyển các lệnh thanh toán bằng thư, ko phải bằng điện
+ Chuyển tiền bằng thư / Ghi sổ bằng thư / Nhờ thu bằng thư / Bảo lãnh bằng thư / Thư
ủy thác mua bằng thư
3.2: Thanh toán điện tử
+ Chuyển tiền bằng điện (T/T): Telex, fax, swift MT 100&200, eft
+ Thanh toán séc bằng điện (Swift MT 110)
+ Nhờ thu bằng điện (Collection by Swift MT 400)
+ Tín dụng chứng từ bằng điện
+ Bảo lãnh bằng điện
VII. Đặc điểm của hdong thanh toán qte
1. Yếu tố nước ngoài
+ Chủ thể tham gia thanh toán là những ng cư trú và ng phi cư trú, ko phân biệt là
chung hay khác qtich
+ Tiền thanh toán được chuyển từ tkhoan ng phi cư trú sang tài khoản người cư trú
hoặc giữa tài khoản hai người cư trú
+ Ngoại tệ đối vs 1 trong 2 nc hoặc là nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ
 Nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ có đặc điểm như sau:
 Người nc ngoài XNK hàng hóa vào 1 nc khác, thu bằng nội tệ nc đó sau
đó dùng đồng nội tệ này để NK hàng hóa từ nước nước
 Theo luật đầu tư nc ngoài, các chủ đầu tư nước ngoài dc chia lãi đầu tư
bằng nội tệ và được quyền chuyển đổi số lãi đó sang bất kì ngoại tejee
nào hoặc dùng để tái đầu tư tại nc sở tại, hoặc để mua hàng của nước sở
tại và xuất ra nc ngoài
 Theo pthuc Thư ủy thác mua, NNK nước ngoài phải chuyển ngoại tệ vào
“tài khoản ủy thác mua” tại 1 NH ở nc XK để “mua” bộ chứng từ giao
hàng có xác nhận của địa diện NNK đóng ở nc XK sau khi giao hàng.
Đồng tiền ghi trên “Tài khoản ủy thác mua” có thể là ngoại tệ, cũng có
thể là nội tệ của nước XK
2. Là 1 dịch vụ mà NH cung ứng cho KH
2.1: Đặc điểm chung
+ Mang tính vô hình
+ Quá trình cung ứng và tiêu dùng dvu xảy ra đồng thời
+ Không thể lưu trữ được dvu
2.2: Đặc điểm riêng
+ Cung ứng dvu qua biên giới qgia
+ Tiêu dùng dvu ở nc ngoài
+ Hình thành đại lý dvu ở nc người tiêu dùng dvu
2.3: Chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn
2.4: Thanh toán quốc tế điện tử sẽ dần dần thay thế cho thanh toán quốc tế bằng chứng
từ truyền thống

CÁC LOẠI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI


* Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia ra làm 2 loại:
- Tỷ giá mua: là tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại hối vào.
- Tỷ giá bán: là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại hối ra.
Tỷ giá mua bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán và khoảng chênh lệch đó (SPREAD) là
lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.
* Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá cố định và
tỷ giá thả nổi:
+ Tỷ giá cố định (Tỷ giá chính thức) là tỷ giá do NHTW công bố và không thay đổi
trong một khoảng thời gian.
+ Tỷ giá thả nổi (Tỷ giá thị trường) là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu
ngoại hối. Tỷ giá này biến động thường xuyên thùy theo tình hình cung cầu ngoại tệ
trên thị trường ngoại hối.
* Căn cứ vào phương diện thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái được chia ra thành:
- Tỷ giá tiền mặt: là loại tỷ giá áp dụng cho các ngoại tệ tiền mặt, séc, thẻ tín dụng.
- Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá áp dụng cho các trường hợp giao dịch thanh toán
ngoại hối được thực hiện bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. Loại tỷ giá này
thường thấp hơn tỷ giá tiền mặt do khi sử dụng tỷ giá chuyển khoản không cần phải có
sự xuất hiện của một lượng tiền mặt thực sự, do vậy giảm được chi phí lưu thông tiền
mặt.
* Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia ra thành:
- Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá chào hàng đầu tiên của một ngày giao dịch. Nó có thể là tỷ
giá chào hàng vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của phiên giao dịch
đầu tiên trong ngày làm việc.
- Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá vào cuối giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của
phiên giao dịch cuối cùng trong ngày làm việc.
Trong giao dịch ngoại, thông thường các ngân hàng không thông báo tất cả tỷ giá của
các hợp đồng ký trong ngày mà chỉ công bố tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa. Hai tỷ
giá này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tỷ giá mở cửa thường được hình thành trên
cơ sở tỷ giá đóng cửa của ngày hôm trước có tham khảo sự biến động tỷ giá trên thị
trường quốc tế trong đêm đó.
* Căn cứ vào thời điểm chuyển vốn, tỷ giá hối đoái được chia ra thành
- Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá được áp dụng trong giao dịch mà việc chuyển vốn, thanh
toán xảy ra đồng thời với thời điểm ký hợp đồng (đồng thời ở đây được hiểu theo
nghĩa trong phạm vi 02 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán ngoại hối).
- Tỷ giá kỳ hạn (forwards): là tỷ giá được áp dụng trong giao dịch mà việc chuyển vốn
được tiến hành sau 1 thời gian nhất định, theo 1 tỷ giá được xác định trước vào thời
điểm ký kết hợp đồng.
* Căn cứ vào hình thức thanh toán sử dụng:
- Tỷ giá điện hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển
ngoại hối bằng điện. Tỷ giá điện hối là tỷ giá làm cơ sở xác định các loại tỷ giá khác.
- Tỷ giá thư hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển
ngoại hối bằng thư. Tỷ giá thư hối nhỏ hơn tỷ giá điện hối do chi phí chuyển bằng thư
rẻ hơn chuyển bằng điện. Ngoài ra, việc chuyển ngoại hối bằng thư chậm hơn do đó
người ta phải tính lãi phát sinh trong thời gian đó và được khấu trừ vào tỷ giá.
- Tỷ giá check: là tỷ giá được xác định trên cơ sở bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi
phát sinh theo số ngày cần thiết của bưu điện để chuyển check từ nước này sang nước
khác.
- Tỷ giá hối phiếu: là tỷ giá được xác định bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phát
sinh tính từ lúc ngân hàng mua hối phiếu cho đến lúc hối phiếu đó được trả tiền.
* Căn cứ vào mối quan hệ tỷ giá với chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái được chia ra thành
tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực:
+ Tỷ giá danh nghĩa (E): Là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng
tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hoá và dịch vụ giữa chúng. Tỷ
giá danh nghĩa là tỷ giá phổ biến được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên các thị
trường ngoại hối.
+ Tỷ giá thực: Là tỷ giá được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh
bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài,do đó nó là chỉ số phản ánh tương
quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ. Từ khái niệm trên tỷ giá thực được xác định theo
công thức: Er = E.P*/P
Trong đó: Er là tỷ giá thực
E là tỷ giá danh nghĩa
P* là giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ
P là giá cả ở trong nước bằng nội tệ.

(1) Tài khoản vãng lai Ghi lại các dòng hàng hóa, dịch vụ và các khoản chuyển tiền qua
lại. Khoản mục cán cân vãng lai được chia thành 4 nhóm nhỏ: thương mại hàng hoá,
dịch vụ, yếu tố thu nhập, chuyển tiền thuần.
Các giao dịch được ghi nhận trong tài khoản vãng lai gồm:
- Giao dịch về hàng hoá: thường là các động sản hữu hình như máy móc, ti vi, tủ
lạnh,...
- Các giao dịch về dịch vu như dịch vụ bảo hiểm, du lịch, vận tải, viễn thông,...
- Các nguồn thu nhập như lương của người cư trú được người không cư trú trả, thu
nhập từ đầu tư trực tiếp, tiền gửi từ nước ngoài và lãi phải trả cho các khoản nợ nước
ngoài.
- Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều như cho, biếu, viện trợ không hoàn lại,...
Tài khoản vãng lai hay cán cân vãng lai được cấu thành từ các bộ phận: Cán cân
thương mại hàng hoá, Cán cân thương mại dịch vụ, Cán cân thu nhập và Các khoản
chuyển khoản.

* Cán cân thương mại: (Cán cân hữu hình)


- Cán cân này phản ánh những khoản thu chi về xuất nhập khẩu hàng hoá trong một
thời kỳ nhất định.
- Khi cán cân thương mại thặng dư điều này có nghĩa là nước đó đã thu được từ xuất
khẩu nhiều hơn phải trả cho nhập khẩu. Ngược lại, cán cân bội chi phản ánh nước đó
nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.
+Khi xuất khẩu, trị giá hàng xuất khẩu được phản ánh vào bên Có.
Khi nhập khẩu, trị giá hàng nhập khẩu được phản ánh vào bên Nợ. Vì xuất khẩu làm
phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối. Nhập khẩu làm phát sinh
cầu ngoại tệ.
* Cán cân dịch vụ (Cán cân vô hình).
- Phản ánh các khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải (cước phí vận chuyển
thuê tàu, bến bãi...) du lịch, bưu chính, cố vấn pháp luật, dịch vụ kỹ thuật, bản quyền,
bằng phát minh...
- Thực chất của cán cân dịch vụ là cán cân thương mại nhưng gắn với việc xuất nhập
khẩu dịch vụ.
Ghi chép: Xuất khẩu dịch vụ (phản ánh bên Có. Nhập khẩu dịch vụ (phản ánh bên Nợ.
* Cán cân thu nhập ( Yếu tố thu nhập):
Phản ánh các dòng tiền về thu nhập chuyển vào và chuyển ra.Bao gồm:
- Thu nhập của người lao động (tiền lương, tiền thưởng, thu nhập khác...) do người
không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại.
- Thu nhập từ hoạt động đầu tư như: FDI, ODA...Các khoản thanh toán và được thanh
toán từ tiền lãi, cổ tức đến những khoản thu nhập từ đầu tư ở nước ngoài từ trước.
- Phản ánh: Thu nhập chảy vào phản ánh bên Có (làm tăng cung ngoại tệ).
Khi chuyển thu nhập ra được phản ánh bên Nợ (làm giảm cung ngoại tệ).
* Chuyển tiền đơn phương: Bao gồm các khoản chuyển giao một chiều không được
hoàn lại.
- Bao gồm: +Viện trợ không hoàn lại.
+Khoản bồi thường, quà tặng, quà biếu.
+Trợ cấp tư nhân, trợ cấp chính phủ.
- Ghi chép:
+Các khoản thu đơn phương được xem như tăng thu nhập nội địa do thu được từ nước
ngoài, làm tăng cung ngoại tệ(phản ánh vào bên có.
+Các khoản phải trả đơn phương do phải thanh toán cho người nước ngoài(phát sinh cầu
ngoại tệ(phản ánh vào bên Nợ.
4.2 NGUYÊN TẮC GHI CHÉP CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
a. Ghi chép
* Các giao dịch chuyển tiền quốc tế được phản ánh vào bên Có và bên Nợ của cán cân
thanh toán.
- Bên Có: phản ánh các khoản thu tiền của người nước ngoài tức là những khoản giao dịch
mang về cho quốc gia một số lượng ngoại tệ nhất định. Bên Có được ký hiệu dương.
- Bên Nợ: phản ánh các khoản chi tiền ra thanh toán cho người nước ngoài tức là nhũng
khoản giao dịch làm cho quỹ ngoại tệ ở trong nước giảm đi.
Bên Nợ được ký hiệu âm (-) của cán cân thanh toán.
b. Hạch toán ( Bút toán kép). Hạch toán trong giao dịch quốc tế được thực hiện theo
nguyên tắc ghi sổ kép. Điều này có nghĩa là mỗi một giao dịch được ghi kép, một lần
ghi Nợ và một lần ghi Có với giá trị như nhau.

You might also like