You are on page 1of 22

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

1.1. Khái niệm


- Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ
phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước
này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông
qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
+ Hoạt động kinh tế: hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận: đầu tư, mua bán
+ Hoạt động phi kinh tế: hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận: chuyển tiền
vay ưu đãi, chuyển tiền mục đích thiện nguyện, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền
khám chữa bệnh
Phân tích điểm giống và khác nhau trên thanh toán quốc tế và thanh toán nội địa
* Giống:
- Đều nhằm mục đích trao đổi giá trị tài chính giữa các bên.
- Sự sử dụng của tiền mặt: Cả hai hình thức thanh toán có thể sử dụng tiền mặt hoặc các
công cụ tài chính điện tử để thực hiện giao dịch.
- Cần xác nhận của ngân hàng: Cả hai loại thanh toán thường cần sự xác nhận từ ngân
hàng để đảm bảo tính an toàn và đáng tin cậy của giao dịch.
* Khác:

Thanh toán nội địa Thanh toán quốc tế


- Người cư trú trên cùng một
- Những người cư trú hoặc phi cư trú, không
Chủ thể quốc gia và chung một quốc
phân biệt là chung quốc tịch hay khác quốc tịch
tịch
Phạm vi - Trong quốc gia - Toàn cầu
Công cụ - Thẻ nội địa - Hối phiếu
thanh - Tiền mặt - Kỳ phiếu
toán - Séc… - Séc
Rủi ro - Thanh toán quốc tế có thể gặp nhiều rủi ro hơn,
- Ít rủi ro hơn
tài chính bao gồm rủi ro tỷ giá hối đoái và rủi ro chính trị
Luật - Thường tuân thủ luật pháp - Thường phải tuân thủ các luật pháp và quy định
pháp và nội địa của quốc gia đó. quốc tế
quy định + Nguồn luật quốc tế, công ước quốc tế, hiệp
định song phương, tập quán quốc tế (UCP
600…)
+ Quy định phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng
bố: OFAC ( văn phòng quản lý tài sản khủng bố
củ Mỹ); EU; Liên hợp quốc…
- Chịu tác động luật quốc gia và tùy các bên thỏa
thuận
Đồng - Nội tệ hoặc theo quy định
tiền của từng quốc gia (VD: VN - Đồng tiền do các bên thảo thuận, không trái với
thanh trong nội địa chỉ sử dụng quy định của pháp luật
toán VNĐ, trừ 1 số trường hợp)
Kênh - Trực tiếp: tiền mặt
thanh - Gián tiếp: thông qua bên - Chủ yếu thông qua thanh toán qua bên thứ 3
toán thứ 3 (ngân hàng): séc, phiếu

1.3. Vai trò của TTQT


1.4. Điều kiện TTQT trong hợp đồng ngoại thương
- Điều kiện về tiền tệ (đồng tiền, số tiền)
- Điều kiện về địa điểm thanh toán (số tài khoản, ngân hàng)
- Điều kiện về thời gian thanh toán
- Điều kiện về phương thức thanh toán

Đồng tiền thanh toán có cần trùng với đồng tiền tính giá hay không?
 Không nhất thiết phải trùng nhau

1.5. Các rủi ro trong hoạt động TTQT


- Rủi ro tín dụng: rủi ro mất khả năng thanh toán của một trong các bên tham gia vào
thanh toán đặc biệt trong phương thức tín dụng chứng từ
Ví dụ: NHQĐ mở L/C với tổng trị giá: 699.556 USD nhập dầu DOP của công ty ELOPI
cho Công ty VIMEXCO, Vũng tàu. Đến hạn Công ty VIMEXCO không tiêu thụ hết hàng
và không có đủ tiền để thanh toán.
- Rủi ro đạo đức: Là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện
đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi của người khác. (sự tín nhiệm, uy tín)
- Rủi ro quốc gia: rủi ro liên quan đến sự thay đổi chính trị, kinh tế, về chính sách quản lý
ngoại hối - ngoại thương của một quốc gia khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được tiền
hàng, nhà nhập khẩu không nhận được hàng hoá.
Ví dụ: Theo lệnh cấm vận của Mỹ, mọi khoản thanh toán bằng đồng USD qua hệ thống
thanh toán bù trừ tại Mỹ cho những người hưởng có tên nằm trong danh sách cấm vận
đều bị phong tỏa tại Mỹ. BIDV khi thực hiện lệnh thanh toán số tiền 13,000 USD theo
đề nghị của khách hàng trong nước cho 13 người du lịch thăm dò thị trường Cuba đã
gặp sơ suất khi nêu tên Cuba trong lệnh thanh toán. Mặc dù BIDV đã rất cố gắng liên
hệ với các đối tác để tìm cách giải phóng số tiền bị phong toả, nhưng đều bị từ chối. Số
tiền trên sẽ chỉ được trả lại cho BIDV khi Cuba không còn bị lệnh trừng phạt cấm vận
của Mỹ.
- Rủi ro pháp lý: Xảy ra trong trường hợp có tranh chấp hay khiếu kiện giữa các bên có
tham gia thanh toán. Vì môi trường pháp lý và luật pháp của các bên khác nhau nên rủi ro
pháp lý là không thể tránh khỏi.
Ví dụ: Theo quy định của UCP 500, nếu L/C không quy định là hủy ngang hay không
hủy ngang thì được coi là L/C không hủy ngang (Irrevocable). Tuy nhiên, theo bộ luật
dân sự của Nga (Civil Code), nếu L/C không quy định cụ thể là hủy ngang hay không
hủy ngang thì được hiểu là L/C hủy ngang.
- Rủi ro ngoại hối: là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay chi phí
bằng ngoại tệ trong tương lai do sự biến động của tỉ giá hối đoái.

- Rủi ro tác nghiệp: những rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia gây ra. Rủi ro
này thường được thể hiện trong việc lập hồ sơ chứng từ không hoàn hảo, không đáp ứng
đầy đủ các điều khoản và điều kiện của L/C hoặc hành động không đúng theo UCP – 600
và các thông lệ, tập quán quốc tế khác.

1.6. Quy trình xử lý hoạt động TTQT tại các NHTM


1.7. Tổng quan hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại hiện nay
 Hệ thống liên ngân hàng: SWIFT  gửi các bức điện theo mẫu có sẵn (chuyển tiền –
MT 103; mở LC – MT 700)
Gồm 11 ký tự: 8 ký tự đầu (4 ký tự đầu mã Ngân hàng, 4 ký tự sau quốc gia) + 3 ký tự
VD: Ngân hàng ngoại thương: BFTVVNVX _ _ _
CHƯƠNG 2: CÔNG CỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ
- Phương thức: chuyển tiền, LC,…
- Phương tiện: hối phiếu, kỳ phiếu, séc
1.
2. Các công cụ/ phương tiện TTQT

2.1. Các công cụ chuyển nhượng


- Hối phiếu:
+ Người hưởng lợi ko bắt buộc là người ký phát (người hưởng lợi có thể là bên
thứ 3)
+ Tính thanh khoản của hối phiếu phụ thuộc vào:
+ Người bị ký phát trong hối phiếu là người phải thanh toán (thông thường là nhà
nhập khẩu – trong TTR và nhờ thu; ngân hàng phát hành – L/C)
NỘI DUNG CỦA HỐI PHIẾU

(1) Tiêu đề hối phiếu


(2) Số hiệu hối phiếu (do công ty bên lập hối phiếu tự lấy)
(3) Ngày và nơi ký phát hối phiếu (ngày ký phát thường trùng ngày giao hàng hoặc sau
ngày giao hàng hoặc ngày lập hóa đơn; địa điểm thường là nước người ký phát)
(4.1) Số tiền người bị ký phát phải thanh toán cho người thụ hưởng ghi bằng số
(4.2) Số tiền người bị ký phát phải thanh toán cho người thụ hưởng ghi bằng chữ
(5) Thời hạn thanh toán
(6) Người thụ hưởng hối phiếu (3 loại: đích danh – Pay to + cty thụ hưởng, theo lệnh –
Pay to order of, vô danh – Pay to bearer/Pay to order)
(7) Cơ sở thanh toán (invoice, L.C…)
(8) Người ký phát (thông thường bên bán)  bắt buộc phải ký tên
(9) Người bị ký phát (thông thường bên mua, có thể là ngân hàng….)
 Tính thanh khoản: phục thuộc vào khả năng, năng lực, uy tín của người bị ký phát
VD1: Bạn là bên xuất khẩu. Hãy lập Hối phiếu theo lệnh Công ty mình với các nội dung
cho dưới đây:
Phương thức thanh toán: TTR 30 ngày kể từ ngày nhận được hối phiếu
Bên xuất khẩu: Trường Thành Company; Địa chỉ: 28 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội. Tài
khoản số: 02357 tại Ngân hàng Vietinbank.
Bên nhập khẩu: Blue Sky Company Ltd.; Địa chỉ 22 Zengshai, China. Tài khoản số:
98760 tại Ngân hàng Citibank, China.
Hợp đồng ngoại thương số: 301/HĐNT, ngày 12/10/2023
Hóa đơn thương mại số: 03/HĐTM ngày 10/11/2023; trị giá: 60.000 USD

BILL OF EXCHANGE
No: (công ty phát hành tự lấy) Hanoi, 05 th November
2023
For USD60,000.00
At 30 days after sight of this first Bill of Exchange (second of the same tendor and date
being unpaid) Pay to order of Truong Thanh Company the sum of sixty thousand United
State Dollars. (hoặc: US sixty thousand dollars only)
Drawn under Invoice No. 03/HĐTM dated 231110 of contract No. 301/HĐNT dated
231012.
To: Blue Sky Company Ltd Truong Thanh Company

NOTE: Cách tính ngày đáo hạn thanh toán:


30 days after sight: VD: hôm nay nhận đc hối phiếu 13/11/2023  bắt đầu tư ngày tiếp
theo của ngày làm mốc  tính từ ngày 14/11/2023  ngày đáo hạn là ngày: 13/12/2023
TH1: Thời hạn thanh toán trả ngay
- Đối với phương thức chuyển tiền và nhờ thu tập quán quốc tế không quy định cụ thể
ngay là bao nhiêu ngày, việc thanh toán sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của nhà nhập
khẩu.
- Đối với phương thức L/C, theo UCP 600, NHPH sẽ có tối đa 5 ngày làm việc ngân hàng
để hoàn tất việc thanh toán hay từ chối thanh toán tính từ ngày nhận được bộ chứng từ.
(tính như ngày đáo hạn, tính từ ngày tiếp theo)
TH2: Thời hạn thanh toán trả chậm (trả chậm có 2 mốc: chấp nhập thanh toán và
đến hạn thanh toán)
- Tính ngày chấp nhận thanh toán:
+ Đối với phương thức chuyển tiền và nhờ thu: thời hạn chấp nhận phụ thuộc hoàn
toàn vào thiện chí của nhà NK.
+ Đối với L/C, NHPH có tối đa 5 ngày làm việc ngân hàng để hoàn thành việc chấp
nhận hay từ chối thanh toán bộ chứng từ.
- Tính ngày đáo hạn thanh toán (ở trên)

VD: Ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ xuất trình đòi tiền ngày
10/06/2023
 Ngày NHPH phải hoàn tất việc chấp nhận thanh toán/từ chối: tối đa 5 ngày tính từ
ngày 11/06/2023  hạn vào ngày 15/06/2023

VD2: Contract No. 65/HT-Sumako dated 05/10/2023:


✓ Buyer: Huy Thanh Co. Ltd. Add: 56 Trang Thi, Ha Noi, VN
✔Seller: Sumako Co. Ltd. Add: 234 Todofuken, Japan
✔ Trade terms: CIF Haiphong port, VietNam, Incoterms 2020
✓ Quantity: 1000 pieces. Unit price: 300 USD/piece
✓ Total Amount: 300,000.00 USD
✓Shipment: Partial shipment: Allowed but not more than 2 times
✓ Payment terms: L/C 30 days after B/L date. Issuing bank: VietcomBank. Presenting
bank: Sumitomo Mitsui Bank
Shipment:
✓ Shipment date: 05/11/2023; Inv No. 65/Sumako dated 05/11/2023
✔ Quantity: 600 pcs
Lập hối phiếu theo lệnh Ngân hàng xuất trình?
L/C  người bị ký phát là ngân hàng phát hành
Giao 600 pcs  đòi tiền USD180,000.00
BILL OF EXCHANGE
No: (công ty phát hành tự lấy) Todofuken, 05 th November
2023
For USD180,000.00
At L/C 30 days after B/L date (B/L dated 231105) / (hoặc on 20231205) of this first Bill
of Exchange (second of the same tendor and date being unpaid) pay to order of Sumako
Co.Ltd the sum of one hundred and eighty thousand United State Dollars. (hoặc: US
one hundred and eighty thousand dollars only)
Drawn under Invoice No. 65/Sumako dated 231105 of contract No. 65/HT-Sumako dated
231005.
To: Vietcombank Sumako Co.Ltd

VD3: Ngày 01/06/2023, Công ty Starworld Company Ltd. đã mở 1 L/C không hủy ngang
trị giá 300,000 USD số 2023Star1110, trả chậm 25 ngày sau ngày giao hàng tại Ngân
hàng Citibank, thông báo qua Ngân hàng BIDV, Chi nhánh Hà Nội cho người hưởng lợi
là Công ty Ngôi Sao Xanh, Hà Nội, Việt Nam. L/C có hiệu lực đến ngày 15/08/2023.
Ngày 04/06/2023, Công ty Ngôi Sao Xanh đã giao hàng với tổng giá trị hàng hóa là
250,000 USD.
Thay mặt nhà xuất khẩu, hãy lập hối phiếu theo lệnh ngân hàng BIDV để đòi tiền thanh
toán.
Ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ xuất trình đòi tiền vào ngày 10/06/2023.
Tính ngày NHPH phải hoàn tất việc chấp nhận thanh toán/ từ chối và tính ngày đáo hạn
thanh toán của NΗΡΗ
2.2. Thẻ quốc tế ngân hàng – Card
- Thẻ quốc tế ngân hàng:
+ Thẻ ghi nợ - Debit Card
+ Thẻ tín dụng – Credit Card
+ Thẻ trả trước – Prepaid Card
Thẻ ghi nợ Thẻ tín dụng Thẻ trả trước
Khái niệm Là thẻ thanh toán Là thẻ thanh toán có thể sử
chỉ được sử dụng dụng để chi tiêu trước trả
dựa trên số dư hiện tiền sau dựa trên hạn mức
có trong tài khoản. ngân hàng cấp. Thời hạn
hoàn trả tiền là 45 ngày (tùy
quy định từng ngân hàng),
sau thời gian này, quý
khách sẽ bị tính thêm lãi.
Đặc điểm - Giao dịch trong - Chi tiêu dựa trên hạn mức
phạm vi số tiền có tín dụng ngân hàng cấp
sẵn trong thẻ (giới hạn tối đa ngân hàng
- Có thể thanh toán cấp)
trên phạm vi toàn
cầu
Chức năng - Thanh toán online - Thanh toán
hoặc POS - Rút tiền mặt
- Rút tiền mặt, gửi - Trả góp
tiết kiệm
- Chuyển tiền
- Truy vấn số dư – in
sao kê
Điều kiện - Đủ tuổi theo quy Ngoài đủ tuổi, giấy tờ cá
phát hành định của Nhà nước nhân, người mở thẻ phải
thẻ - CCCD còn hiệu đáp ứng: Công việc ổn
lực sử dụng. định, hồ sơ chứng minh thu
nhập, sao kê thu nhập, hợp
đồng lao động…
Phân loại - Thẻ ghi nợ nội địa - Phạm vi sử dụng: thẻ tín - Thẻ định danh
- Thẻ ghi nợ quốc tế dụng nội địa và quốc tế - Thẻ vô danh
-Thương hiệu: Visa,
Mastercard, JCB
- Hạng thẻ: hạng chuẩn,
hạng vàng, hạng bạch kim
Vì sao thẻ trả trước ít phổ biến tại Việt Nam?
- Thói quen tiêu dùng thẻ tại Việt Nam chưa cao: chưa có quầy hàng, nơi bán hàng
khuyến khích người tiêu dùng dùng các thẻ
- Chưa có chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển
Vì sao trên thế giới lại sử dụng phổ biến thẻ trả trước?
- Hầu hết siêu thị, khu vui chơi không chấp nhận tiền mặt
- Có các quầy hỗ trợ, phương tiện hỗ trợ sử dụng thẻ trả trước
CHƯƠNG 3: BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
3.1. Tổng quan về UCP
- UCP (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits – Quy tắc và Thực hành
thống nhất về Tín dụng chứng từ) do Phòng Thương mại quốc tế (ICC) phát hành
- Bản đầu tiên: 1933, Bản mới nhất: UCP 600; sửa đổi 2007
- Bao gồm 39 điều, trong đó:
Quy định về trách nhiệm của các bên tham gia phương thức L/C
Quy định chung về xuất trình, sự phù

Đọc Điều 3, Điều 5: Nếu L/C yêu cầu C/O phải được phát hành bởi cơ quan/ tổ chức có
thẩm quyền của Việt Nam
 C/O do tổ chức nào phát hành phù hợp quy định của L/C? Cho phép bất cứ người
phát hành nào, trừ người thị hưởng, phát hành chứng từ đó.

Đọc điều 14:


- NHPH có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác với thực tế của chứng từ
không? Không, NH chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra trên bề mặt chứng từ, không có trách
nhiệm kiểm tra thực tế  rủi ro: chứng từ thể hiện chính xác nhưng thực tế không phù
hợp
- Những chứng từ nào quy định cụ thể người phát hành? Chứng từ vận tải, chứng từ
bảo hiểm, chứng từ hóa đơn thương mại (những chứng từ còn lại chấp nhận như xuất
trình miễn đáp ứng được các chức năng, ko bắt buộc)
- Quy định về xuất trình chứng từ thừa?
VD: Bên xuất trình 2 bản, bên NK 3 bản  1 bản thừa  hợp lệ
VD2: Nếu L/C yêu cầu xuất trình 1 gốc 1 sao thì 2 bản gốc được chấp nhận, ko chấp
nhận 1 gốc 2 sao…

Đọc điều 17:


-
3.2. Chứng từ hàng hóa
3.2.1. Hóa đơn thương mại
- Quy định về hóa đơn thương mại tại điều 18 UCP600
- Inv do người thụ hưởng phát hành lập yêu cầu người mua trả số tiền ghi trên hóa đơn
- Mô tả hàng hóa quy định trong Inv phải phù hợp với mô tả trong tín dụng (L/C quy
định như nào thì chứng từ quy định như vậy, VD: L/C quy định về xuất xứ thì hóa đơn
phải có)
- Theo UCP600, Inv không nhất thiết phải ký (nếu muốn ký thì phải có quy định cụ
thể trong L/C hoặc hợp đồng)
3.2.2. Nguồn gốc xuất xứ
- Nếu muốn thì quy định cụ thể nhà phát hành C/O
3.3.3. Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng
- Nên được phát hành bởi bên thứ ba có thẩm quyền: các công ty kiểm định có uy tín
- FOB và CIF thì giấy chứng nhận này thường thực hiện tại cảng đi do rủi ro chuyển
giao tại cảng đi
3.3. Chứng từ vận tải
3.3.1. Vận đơn đường biển
- B/L được quy định tại điều khoản 20
- Quy định về tiêu đề, tên gọi của B/L: gọi như nào cũng được, ko nhất thiết phải có tiêu
đề
- B/L có thể được ký bởi 1 trong 4 người sau: người chuyên chở hoặc đại lý của người
chuyên chờ, thuyền trưởng hoặc đại lý của thuyền trưởng
- Người ký B/L, B/L có bắt buộc chỉ tên Người chuyên chở hay Thuyền trưởng không?
B/L bắt buộc phải chỉ rõ tên của người chuyên chở trong bất kì trường hợp nào.
+ Nếu kí bởi thuyền trưởng thì vẫn phải xác định tên người chuyên chở là ai.
+ Nếu kí bởi người chuyên chở thì ko bắt buộc chỉ rõ tên của thuyền trưởng
 Ký tên như vậy là sai. Vì đại
lý phải chỉ rõ ra là thay mặt
cho
người chuyên chở hay đại lý thay mặt cho thuyền trưởng
 Sửa: As agent of the carrier/ As agent of the captain
NOTE: Cách xác định ngày giao hàng B/L
TH1: Vận đơn in sẵn “Nhận để chở”  ngày giao hàng là ngày trong ghi chú đã bốc
hàng lên tàu (ship on board). Ngày phát hành vận đơn không được coi là ngày phát
hàng lên tàu, mới chỉ coi là ngày nhận chuyên chở.
TH2: Vận đơn in sẵn “Đã bốc hàng lên tàu”, nếu không có ghi chú về ngày bốc hàng thì
ngày phát hành vận đơn được coi là ngày giao hàng lên tàu. Nếu có ghi chú thì ngày
trong ghi chú là ngày giao hàng.
* Phân loại:
- Ghi chú về hàng hóa trên vận đơn:
+ Vận đơn hoàn hảo (clean B/L)
+ Vận đơn không hoàn hảo (unclean B/L)
- Hàng đã được xếp lên tàu:
+ Vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L)
+ Vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment B/L)
- Tính chất chuyển nhượng của Vận đơn:
+ Vận đơn đích danh
+ Vận đơn theo lệnh
+ Vận đơn vô danh

ĐỌC B/L VINA UC:


(1) Phân loại B/L theo các tiêu chí
- Là vận đơn theo lệnh của Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Quân đội có quyền ký hậu vận
đơn.
- Là vận đơn hoàn hảo
- Là vận đơn đã xếp hàng vì có “Ship on board” (2015/11/11)
(2) Xác định ngày giao hàng, người chuyên chở, loại cước phí
- Với vận đơn in sẵn nhận để chở thì ngày giao hàng xác nhận trong ghi chú giao hàng
lên tàu là 2015/11/11
- Người chuyên chở: Heung… by as carrier
- Loại cước phí: cước trả trước ( người bán chịu trách nhiệm cho người chuyên chở,

NOTE: Có 2 loại cước phí


- Cước trả trước (Freight prepaid): người bán sẽ thanh toán cước với người chuyên chở,
người nhận hàng chỉ nhận hàng mà ko cần thanh toán cước  thông thường sử dụng điều
kiện cở sở giao hàng nhóm C, D (VD: CIF thì bên bán thuê vận tải + cước phí và người
mua ko cần trả cước phí do người mua đã trả người bán tiền hàng + cước phí)
- Cước trả tới (Freight to collect): là cước do người mua thanh toán trực tiếp cho người
chuyên chở  thông thường sử dụng đk cơ sở giao hàng nhóm F
(3) Xác định bên ký phát hành B/L:
- Người ký vận đơn là người chuyên chở và phù hợp với UCP600
+ Ghi rõ tên người chuyên chở
+ Ký với tư cách người chuyên chở phù hợp với UCP 600

ĐỌC B/L BÌNH NGÂN:


(1) Phân loại B/L theo các tiêu chí
(2) Xác định ngày giao hàng, người chuyên chở, loại cước phí
(3) Xác định bên ký phát hành B/L:

3.3.2. Vận đơn hàng không


3.4. Chứng từ bảo hiểm
- Quy định về chứng từ bảo hiểm tại điều 28 UCP 600
- Quy định ai phát hành? Công ty bảo hiểm, đại lý
- Số lượng bản gốc xuất trình? Nếu chứng từ bảo hiểm ghi rõ là đã được phát hành nhiều
hơn 1 bản gốc thì tất cả các bản gốc phải được xuất trình, người hưởng lợi phải xuất
trình cho NHPH
- Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm, số tiền bảo hiểm?
+ Ngày của chứng từ bảo hiểm không được muộn hơn ngày giao hàng
+ Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và cùng loại tiền của tín dụng;
nếu L/C ko yêu cầu thì số tiền bảo hiểm ít nhất phải bằng 110% của giá CIF
hoặc CIP của hàng hóa (10% là lãi dự kiến của lô hàng)
- Quy định về Insurance Policy (Đơn bảo hiểm) và Insurance Certificate (Giấy chứng
nhận bảo hiểm)? Đơn bảo hiểm được chấp nhận thay cho chứng nhận bảo hiểm hoặc tờ
khai theo hợp đồng bảo hiểm bao.
+ Đơn bảo hiểm: có giá trị pháp lý cao hơn
+ Insurance Certificate: là phần ko tách rời đính kèm hợp đồng bảo hiểm, đứng 1
mình thì ko có giá trị
 L/C quy định xuất trình 2 bản gốc Insurance Cert. Người hưởng lợi xuất trình 2 bản
gốc Insurance Policy có phù hợp không? Có vì đơn bản hiểm được chấp nhận thay cho
chứng nhận bảo hiểm
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ

1. Tổng quan về phương thức chuyển tiền quốc tế


 TTR: phương thức chuyển tiền bằng điện
 Chứng từ thể hiện người mua đã nhận hàng: tờ khai hải quan
1.1. Khái niệm
- Là một phương thức trong đó Khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập
khẩu,…) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho
Người hưởng lợi (người cung ứng dịch vụ, người bán, người xuất khẩu,…) theo
một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định.
1.2. Tên gọi: Remittance; Telegraphic Transfer Payment, Telegraphic Transfer
Remittance (TTR)
1.3. Đặc điểm:
- Ngân hàng không cam kết thanh toán, mà chỉ cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của
KH.
- Là phương thức thanh toán đơn giản, nhanh gọn, chi phí thấp nhất trong các
phương thức TTQT
- Thường được sử dụng khi các bên đã có quan hệ mua bán lâu năm, lịch sử thanh
toán tốt
1.4. Phân loại
- Thời điểm chuyển tiền
+ Chuyển tiền trước khi nhận hàng
+ Chuyển tiền sau khi nhận hàng
- Loại hàng hóa, dịch vụ
+ Chuyển tiền hàng hóa hữu hình
+ Chuyển tiền hàng hóa vô hình (dịch vụ)  ko cần tờ khai hải quan
- Đối tượng chuyển
+ Chuyển tiền cá nhân
+ Chuyển tiền tổ chức
- Phương tiện chuyển tiền
+ Bằng điện (Telegraphic transfer – TTr)
+ Bằng thư (Mail transfer – M/T)
2. Phương thức chuyển tiền trước khi nhận hàng
2.1. Quy định trong hợp đồng ngoại thương
- Payment after signing this contract
- Payment within 10 days after singing this contract
- The seller will delivery the goods after the Seller receiving 100% of contract value
- After receiving the copy of document, the Buyer must pay …….
- 30% paid after singing this contract, 70% paid immediately after on board date.

VD: Hàng vận chuyển bằng đường hàng không từ Singapore về VN, quy định trả tiền
trong vòng 20 ngày kể từ ngày vận chuyển  thanh toán chuyển tiền trả sau
2.2. Lưu đồ và diễn giải lưu đồ
2.3. Ưu nhược điểm và cách phòng ngừa rủi ro cho các bên
- Ưu điểm: Đối với người bán:
+ Đã nhận được tiền trước khi chuyển hàng
+ Tận dụng được vốn của người mua đã chuyển
- Nhược điểm: Đối với người mua
+ Chưa nhận được hàng đã chuyển tiền
+ Rủi ro nếu hàng giao sai so với hợp đồng
+ Mất chi phí cơ hội
- Phòng ngừa rủi ro:
 Quy định rõ, đàm phán tất cả điều khoản trong hợp đồng
 Tìm hiểu đối tác
 Mua bảo hiểm đảm bảo đối với người bán
 Chia nhỏ khoản thanh toán
2.5. Hồ sơ cần cung cấp khi thanh toán tại Ngân hàng
- Lệnh chuyển tiền
- Đơn xin mua ngoại tệ (nếu có)
- Hợp đồng
- Giấy phép (nếu cần)
- Chứng từ theo quy định trong hợp đồng (nếu có)
- Cam kết bổ sung TKHQ và bộ chứng từ
3. Phương thức chuyển tiền sau khi nhận hàng

VD1: Hợp đồng 50,000.00USD, giao hàng từ Singapore về Việt Nam, quy định thanh
toán làm 3 đợt:
+ Đợt 1: 50% thanh toán sau khi ký hợp đồng.
+ Đợt 2: 30% thanh toán ngay sau khi giao hàng lên tàu.
+ Đợt 3: 20% thanh toán sau khi giao hàng 5 tháng.
Xác định loại TTR và Hồ sơ chuyển tiền cho từng đợt?

Đợt 1: TTR trả trước


- Lệnh chuyển tiền
- Đơn xin mua ngoại tệ
- Hợp đồng
- Cam kết bổ sung TKHQ và bộ chứng từ
- Giấy phép (nếu cần)
Đợt 2: TTR trả trước
- Như đợt 1 + B/L
Đợt 3: TTR trả sau
- Lệnh chuyển tiền
- Đơn xin mua ngoại tệ
- Hợp đồng
- Giấy phép (nếu cần)
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn
VD2: Nhà NK yêu cầu Vietcombank thanh toán cho hợp đồng trị giá 200,000.00USD
bằng TTR trả trước vào tài khoản bên bán với nội dung:
- Người hưởng lợi: ABC Co. ltd
- Số TK: 0098765
- NHHL: Kasikorn bank, Iran
- NHTG: Citibank NewYork
- Nội dung: Hợp đồng số 23/HĐ với Iran Vietcombank chuyển điện MT103 với nội dung
trên.
Tình huống, rủi ro gì có thể xảy ra ???

 Ngân hàng trung gian tại Mỹ, mà Iran là ngân hàng bị Mỹ cấm vận  rủi ro bị Mỹ giữ
tiền
 TTR trả trước thì rủi ro cho người mua: rủi ro về hàng hóa
 Thiếu F71A (chi phí)

VD3:
+ 10% TTR trả trước
+ 50% TTR sau khi nhận được BCT
+ 40% TTR sau khi kiểm tra hàng
=> Sau khi kiểm tra hàng, NNK phát hiện hàng lỗi => claim, đàm phán với NXK.
NXK đàm phán: Giảm giá 10% trên giá trị hàng. Sau khi TT nốt 30%, NXK cử người
sang sửa chữa hàng (máy móc thiết bị).
=> Rủi ro đối với Nhà Nhập khẩu

 Rủi ro NNK: NXK cử người sang sửa nhưng có thể ko đc như mong muốn hoặc có thể
ko sang sửa
 Giải pháp:
- Giảm giá nhưng thanh toán nốt sau khi đã sửa và cam kết
- NNK cử người sang xem xét, khảo sát và nên có bảo lãnh về các khoản trả trước
VD4: KH đề nghị NH thanh toán TTR trả sau khi giao hàng lên tàu cho đối tác lâu năm
tại Trung Quốc.
+ Vào ngày TT, NNK nhận được mail từ NXK thông báo thay đổi Tên và số tài
khoản hưởng lợi do Công ty bên bán sát nhập với 1 Công ty khác.
+ NNK thực hiện thanh toán theo Tên và STK mới. 1 thời gian sau, NHL vẫn chưa
nhận được tiền thanh toán.
=> Vì sao? Ai chịu rủi ro? Bài học kinh nghiệm?

 Rủi ro vì đã có 1 bên hacker đã thay đổi thông tin chuyển khoản của bên hacker, và
người hưởng lợi thực tế ko nhận được tiền
 Ai chịu rủi ro: cả 2 vì hàng đã giao
 Bài học kinh nghiệm
+ Xác nhận lại thông tin
+ Sửa đổi phải bằng văn bản hợp đồng cụ thể
CHƯƠNG 5: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU

1. Tổng quan về phương thức nhờ thu – Collection


1.1. Khái niệm
1.2. Đặc điểm
1.3. Tập quán
 Không có tập quán quốc tế trong phương thức nhờ thu
 Quy tắc Thống nhất về Nhờ thu (The ICC Uniform rules for collections, Publication
No 522 – URC 522)
Dẫn chiếu: “This Collection is subject to the Uniform Rules for Collection, 1995
Revision ICC Pub. No. 522”.
1.3. Phân loại
- Phương thức nhờ thu phiếu trơn (clean collection): sử dụng chứng từ tài chính để đòi
tiền (VD: Hối phiếu)  ít sử dụng
- Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)
+ Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ - D/P (Document against payment)  nhờ thu trả ngay
+ Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ - D/A (Document against acceptance) 
nhờ thu trả chậm
Ưu điểm Nhược điểm
Nhà xuất khẩu - Có ngân hàng kiểm soát BCT, khi
có BCT mới có thể nhận đc hàng và
phải thanh toán mới nhận được
BCT
Nhà nhập khẩu

You might also like