You are on page 1of 9

CHỦ ĐỀ 2: CHUYỂN TIỀN ĐỊNH CƯ/ CHUYỂN

TIỀN THU NHẬP HỢP PHÁP

I. Chuyển tiền định cư

1. Chuyển tiền định cư

Chuyển tiền định cư được hiểu là việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thực hiện
chuyển tiền hoặc tài sản hợp pháp ra nước ngoài. Bên cạnh đó, có thể là người Việt Nam
chuyển tiền cho người thân đang định cư tại nước ngoài.

->Do chuyển tiền định cư ra nước ngoài nên người chuyển tiền cần phải chứng minh
nguồn gốc hợp pháp của số tiền chuyển. Điều này giúp làm giảm thiểu rủi ro pháp lý khi
chuyển tiền ra nước ngoài.

->Chuyển tiền định cư thường có giá trị lớn, do vậy cần phải thực hiện qua kênh chuyển
tiền chính thống là ngân hàng sẽ giúp đảm bảo an toàn, tính bảo mật tối đa cho giao dịch
chuyển tiền của khách hàng.

Đối tượng áp dụng cho hình thức chuyển tiền định cư là công dân Việt Nam được phép
định cư ở nước ngoài.

2. Hồ sơ và thủ tục chuyển tiền định cư

- Điền và ký vào giấy đề nghị, chuyển và mang ngoại tệ ra nước ngoài (bản gốc) theo
mẫu in sẵn của ngân hàng bạn chuyển tiền.

- Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam (chứng minh thư, hộ chiếu thể hiện thông tin
quốc tịch Việt Nam hoặc các giấy tờ xác nhận quốc tịch Việt Nam của cơ quan chức
năng…).

- Giấy tờ chứng minh đã được phép định cư ở nước ngoài, gồm 1 trong những giấy tờ
sau:

 Visa định cư.


 Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép định cư hoặc giấy
tờ chứng minh công dân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài (kèm theo bản
dịch có xác nhận của cơ quan dịch thuật).
- Giấy tờ chứng minh nguồn ngoại tệ hợp pháp, ví dụ 1 trong các giấy tờ sau:
 Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê bất động sản, động sản (có công
chứng).
 Hợp đồng tặng cho tài sản (có công chứng).
 Di chúc, văn bản của cơ quan có thẩm quyền v/v chia thừa kế, văn bản thỏa thuận
giữa người thừa kế hợp pháp v/v chia tài sản thừa kế (có công chứng).

- Chứng từ chứng minh thư nhập hợp pháp từ hoạt động kinh doanh (báo cáo tài chính,
báo cáo thuế) hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp…

- Ngoại tệ trong tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc ngoại tệ do các ngân hàng khác bán
cho khách hàng (căn cứ vào xác nhận bán ngoại tệ của ngân hàng duyệt bán).

- Hợp đồng lao động hoặc văn bản chứng minh thu nhập hợp pháp từ việc trả lương,
thưởng, trợ cấp, phụ cấp…

3. Các kênh chuyển tiền định cư nước ngoài hợp pháp

a. Chuyển tiền qua kênh SWIFT

Swift là hiệp hội gồm các ngân hàng và tổ chức uy tín trên toàn cầu. Swift sẽ giúp việc
chuyển và nhận tiền cũng như trao đổi các thông tin một cách nhanh chóng và đảm bảo.
Khi sử dụng kênh SWIFT chuyển tiền, bạn sẽ phải ra chi nhánh ngân hàng để chuyển tiền
đi nước ngoài. Và các ngân hàng sẽ thực hiện giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài với mã
SWIFT Code. Mỗi ngân hàng tại Việt Nam sẽ có một mã riêng và các thành viên sẽ
chuyển qua bức điện Swift message được chuẩn hoá dữ liệu. Mọi thông tin về giao dịch
thực hiện sẽ được thông báo đến khách hàng chi tiết và chính xác nhất để khách hàng
theo dõi. Đây được đánh giá là kênh chuyển tiền đi định cư nước ngoài an toàn và nhanh
chóng nhất

b. Chuyển tiền qua Western Union

Ngoài kênh SWIFT chuyển tiền thì Western Union cũng là chuyển tiền ra nước ngoài
theo dạng định cư đảm bảo.

Western Union có trụ sở tại Mỹ và hoạt động tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới. Đây được đánh giá là đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh và độ
uy tín cao. Và đây cũng là kênh chuyển tiền rẻ nhất.

Ưu điểm của kênh này là không mất phí nên bạn có thể tự do chuyển khoản giữa các
ngân hàng với nhau. Hơn nữa Western Union không yêu cầu người nhận tiền phải có tài
khoản ngân hàng và khách hàng có thể chuyển đổi theo đơn vị tiền tệ VND.
Hiện nay một số ngân hàng ở Việt Nam là đại lý của Western Union nên việc chuyển
cũng như nhận tiền nhanh chóng tại các ngân hàng này.

4. Quy trình chuyển tiền định cư qua ngân hàng

Bước 1: Trao đổi và hiểu rõ nhu cầu


Bước 2: Tư vấn chuyển tiền
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ
Bước 4: Thực hiện giao dịch
Bước 5: Theo dõi chuyển tiền định cư
Bước 6: Nhận tiền tại nước ngoài

Ví dụ về quy trình chuyển tiền định cư tại Ngân hàng Eximbank

Chị  Hạnh ( trú tại quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) đang muốn chuyển tiền định cư
Đức. Chồng chị đang làm việc ở Đức, sắp tới sẽ bảo lãnh chị sang Đức theo diện đoàn tụ
gia đình. Chị muốn bán nhà cửa, đất đai để chuyển tiền định cư Đức nhưng vẫn chưa rõ
các khâu thủ tục. Liệu cần chuẩn bị những thủ tục, giấy tờ gì cho việc chuyển tiền định
cư tại Đức

Để chuyển tiền ra nước ngoài cho mục đích định cư, khách hàng cần cung cấp cho
Eximbank các giấy tờ sau:

1. Giấy đề nghị bán, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài (theo mẫu của Eximbank);
2. Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép định cư
hoặc giấy tờ chứng minh việc đi định cư ở nước ngoài: thẻ cư trú, visa định cư/thẻ
xanh/giấy tờ chứng minh đang được định cư (chỉ cần thời hạn 12 tháng trở lên)
3. Bản sao sổ hộ khẩu ở Việt Nam và bản sao hộ chiếu của người xuất cảnh định cư
4. Giấy tờ chứng minh nguồn gốc số ngoại tệ cần chuyển, mang đi nước ngoài (nếu
có) như:
 Sổ tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng tại ngân hàng hoặc Giấy tờ mua bán nhà đất/Trái
phiếu/Cổ phiếu…
 Hợp đồng cho tặng tài sản từ thân nhân tại Việt Nam (nếu có).
 Mẫu hợp đồng mua/chuyển ngoại tệ (theo mẫu ngân hàng)

Hạn mức:

Không giới hạn số tiền. Đối với trường hợp lần đầu chuyển tiền sau khi có thẻ định cư,
được phép chuyển tối đa 50,000 USD mà không cần phải chứng minh nguồn tiền

Phí chuyển tiền


Các nguồn thu nhập chuyển tiền hợp pháp:

- Nguồn tiền mặt tự tích trữ;


- Nguồn sổ tiết kiệm có thời hạn từ 1 tháng trở lên;
- Nguồn Giấy tờ có giá (Trái phiếu, Sản phẩm đầu tư, Chứng chỉ tiền gửi…);
- Thu nhập từ mua bán, chuyển nhượng, cho thuê Bất động sản/ Động sản;
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, chứng khoán;
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam;
- Thu nhập từ lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp, bồi thường;
- Nguồn tiền từ cho tặng, thừa kế của thân nhân tại Việt Nam;
- Thu nhập hơp pháp khác.
-
Quy trình được thực hiện như sau:
Bước 1: Cá nhân hoặc tổ chức chuyển tiền ra nước ngoài tới điểm giao dịch của Ngân
hàng, điền đầy đủ, chính xác các thông tin vào “Phiếu chuyển tiền” theo mẫu quy định
của Ngân hàng và cung cấp một số giấy tờ cần thiết như sau:
– Giấy tờ tùy thân còn hiệu lực tại thời điểm chuyển tiền của người chuyển tiền:
 Đối với người cư trú là công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân, Chứng minh
nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh sĩ quan, Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp,
Chứng minh công dân quốc phòng, Chứng minh thư ngoại giao.
 Đối với người cư trú là công dân nước ngoài hoặc Người Việt Nam định cư ở
nước ngoài: Hộ chiếu/ Hộ chiếu và thị thực nhập cảnh/ Giấy chứng nhận miễn thị
thực/ Thẻ đi lại của doanh nhân APEC/ Thẻ thường trú/ Thẻ tạm trú.

–  Hồ sơ chứng minh nguồn tiền


– Giấy tờ thể hiện tư cách định cư của người định cư (Visa định cư/thẻ xanh/giấy tờ
chứng minh đang được định cư (chỉ cần thời hạn 12  THÁNG trở lên)
–  Thông tin tài khoản Ngân hàng của Người thụ hưởng (Tên Ngân hàng, SWIFT CODE
của Ngân hàng, Số tài khoản, Tên tài khoản)

Tổ chức tín dụng có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do cá nhân hoặc tổ chức
nhu cầu chuyển đang cư trú, người không cư trú xuất trình để xem xét có được phép để
mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền
hay không.

Bước 2: Khách hàng nộp tiền vào Ngân hàng.


Bước 3: Nhân viên Ngân hàng kiểm tra và cập nhật dữ liệu vào hệ thống của ngân hàng,
thực hiện chuyển tiền sang tài khoản của Người nhận tiền tại nước ngoài và gửi lại giấy
biên nhận cho khách hàng.
Bước 4: Ngân hàng nước ngoài thực hiện chuyển số tiền vào tài khoản của Người thụ
hưởng.

Quy định khi chuyển tiền định cư

Căn cứ Pháp lệnh ngoại hối 07/VBHN – VPQH và Thông tư 15/2011/TT-NHNN ngày
12/08/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về chuyển tiền

1. Ngoại tệ của người cư trú là tổ chức ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển
tiền một chiều phải được chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng
được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép
2. Ngoại tệ của người cư trú là cá nhân ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển
tiền một chiều được sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo người, gửi vào tài
khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng
được phép; trường hợp là công dân Việt Nam thì được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ
tại tổ chức tín dụng được phép.
3. Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu
cầu hợp pháp.
4. Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản
được chuyển ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt
Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài.
5. Người cư trú, người không cư trú không được gửi ngoại hối trong bưu gửi.

Theo quy định trên thì tiền tệ của các tổ chức cư trú Việt Nam có nguồn gốc từ các khoản
tiền chuyển đến từ một chiều nước ngoài phải được chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại
ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Pháp luật cũng quy định cấm các tổ chức, cá nhân cư trú
và không cư trú được gửi tiền tệ nước ngoài thông qua hình thức bưu phẩm, bưu chính,
bưu gửi trái với quy định của pháp luật. Nếu mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài
phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp như khám chữa bệnh, đầu tư kinh doanh thương mại
phải thực hiện theo các thủ tục trình tự với ngân hàng nhà nước.

Văn bản hợp nhất 06/VBHN-NHNN năm 2013 hợp nhất quy định khuyến khích người
Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
quy định Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện để Người Việt Nam ở nước ngoài
được chuyển ngoại tệ về nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nước
mà người Việt Nam sinh sống và có nhu cầu gửi tiền về nước. Người nước ngoài chuyển
tiền từ nước ngoài vào Việt Nam với mục đích giúp đỡ gia đình, thân nhân, hay vì mục
đích từ thiện khác cũng được khuyến khích và thực hiện như đối với Người Việt Nam ở
nước ngoài theo quy định tại Quyết định này.

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 4. Các hình thức chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt
Nam Văn bản hợp nhất này cũng hướng dẫn

Người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài được chuyển ngoại tệ từ nước ngoài
vào Việt Nam dưới hình thức chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép

Như vậy, theo quy định trên thì người Việt Nam hoàn toàn có quyền gửi tiền về tài khoản
cá nhân thông qua các tổ chức tín dụng hoặc trường hợp pháp luật quy định người Việt
Nam ở nước ngoài được chuyển ngoại tệ về nước. Người gửi và người nhận có thể liên hệ
với một ngân hàng thương mại ở Việt Nam, hiện nay các ngân hàng thương mại đều đã
có những dịch vụ chuyển và nhận tiền ngoại tệ từ nước ngoài dưới các mục đích đa dạng
như đầu tư – kinh doanh thương mại, từ thiện, tài trợ, học bổng, học tập, lao động, thăm
thân, khám chữa bệnh… Hiện nay, pháp luật hiện hành không có quy định hạn chế số
lượng tiền chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam với các mục đích trên.
 

2. Chuyển thu nhập hợp pháp


Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định như sau:

1. Nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển ra nước ngoài thông qua tài khoản vốn đầu tư
trực tiếp:
 Vốn đầu tư trực tiếp khi giảm vốn đầu tư; chuyển nhượng dự án đầu tư (trừ trường
hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này); kết thúc, thanh lý, chấm
dứt hoạt động của dự án đầu tư, hợp đồng BCC, hợp đồng PPP theo quy định của
pháp luật về đầu tư;
 Tiền gốc, lãi và chi phí vay nước ngoài (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
5 Thông tư này), lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp liên quan đến hoạt động
đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
2. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đóng tài khoản
vốn đầu tư trực tiếp do giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp hoặc
do chuyển nhượng dự án đầu tư làm thay đổi pháp nhân đăng ký ban đầu của
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được sử
dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, tài khoản thanh toán bằng đồng Việt
Nam của nhà đầu tư nước ngoài đó mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các
giao dịch mua ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư trực tiếp và nguồn thu hợp pháp ra
nước ngoài.

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 186/2010/TT-BTC như sau:

1. Lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài:
- Là lợi nhuận hợp pháp được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại
Việt Nam theo Luật Đầu tư, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước
Việt Nam theo quy định.
2. Lợi nhuận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài có thể bằng tiền hoặc bằng hiện
vật.
- Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng tiền theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại
hối.
- Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng hiện vật và thực hiện quy đổi giá trị hiện vật theo
quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hoá và quy định của pháp luật liên quan.
Theo đó, nghĩa vụ tài chính đã được thực hiện trước khi nhà đầu tư nước ngoài chuyển
lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định trên.

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 186/2010/TT-BTC như sau:

1. Lợi nhuận được chuyển ra nước ngoài hàng năm:


- Là lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài được chia hoặc thu được của năm tài chính từ hoạt
động đầu tư trực tiếp căn cứ trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán, tờ khai quyết toán
thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư
cộng với (+) các khoản lợi nhuận khác như khoản lợi nhuận chưa chuyển hết từ các năm
trước chuyển sang; trừ đi (-) các khoản nhà đầu tư nước ngoài đã sử dụng hoặc cam kết
sử dụng để tái đầu tư tại Việt Nam, các khoản lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài đã sử
dụng để trang trải các khoản chi của nhà đầu tư nước ngoài cho hoạt động sản xuất kinh
doanh hoặc cho nhu cầu cá nhân của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Lợi nhuận được chuyển ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư tại Việt
Nam:
- Là tổng số lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài thu được trong quá trình đầu tư trực tiếp tại
Việt Nam, trừ đi (-) các khoản lợi nhuận đã được sử dụng để tái đầu tư, các khoản lợi
nhuận đã chuyển ra nước ngoài trong quá trình hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài ở
Việt Nam và các khoản đã sử dụng cho các chi tiêu khác của nhà đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển ra nước ngoài số lợi nhuận được chia
hoặc thu được từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam của năm phát sinh lợi
nhuận trong trường hợp trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư của năm phát sinh lợi nhuận vẫn còn số lỗ luỹ kế sau khi đã
chuyển lỗ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều kiện chuyển tiền từ Việt Nam sang nước ngoài:

• Thời điểm chuyển: kết thúc năm tài chính


• Đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam
• Đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập
doanh nghiệp năm tài chính cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
• Đã thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về chuyển lợi nhuận ra nước
ngoài theo quy định.
• Điều kiện Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư trực tiếp
tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu
tư trực tiếp tại Việt Nam với điều kiện sau:

• Đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của
pháp luật;
• Đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập
doanh nghiệp cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ theo quy định của Luật Quản lý thuế.
• Đã thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về chuyển lợi nhuận ra nước
ngoài theo quy định.

Hình thức chuyển lợi nhuận từ Việt Nam ra nước ngoài.

• Lợi nhuận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
• Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng tiền theo quy định của pháp luật về quản lý
ngoại hối như sau:
• Nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển ra nước ngoài thông qua tài khoản vốn đầu tư
trực tiếp.
• Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đóng tài khoản
vốn đầu tư trực tiếp do giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp hoặc
do chuyển nhượng dự án đầu tư làm thay đổi pháp nhân đăng ký ban đầu của
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được sử
dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, tài khoản thanh toán bằng đồng Việt
Nam của nhà đầu tư nước ngoài đó mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các
giao dịch mua ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư trực tiếp và nguồn thu hợp pháp ra
nước ngoài.
• Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng hiện vật và thực hiện quy đổi giá trị hiện vật
theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hoá và quy định của pháp luật
liên quan.

Thủ tục chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

• Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc uỷ quyền cho doanh nghiệp mà nhà đầu tư
nước ngoài tham gia đầu tư thực hiện thông báo việc chuyển lợi nhuận ra nước
ngoài gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp
• Thời hạn thực hiện: trước khi thực hiện thực hiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
ít nhất là 07 ngày làm việc.

You might also like