You are on page 1of 12

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN

TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

A. Khái niệm hối phiếu


Nguồn luật điều chỉnh
Uniform Law for Bill of Exchange (ULB): Luật về hối phiếu của các nước theo
Công ước Giơnevơ 1930.
Việt Nam: Luật các công cụ chuyển nhượng 2005.

Khái niệm hối phiếu


Hối phiếu là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh
toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm
nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

Chủ thể tham giaFhiếu: Nhà nhập khẩu, Ngân hàng của nhà nhập khẩu.
* Có thể chỉ có 1 hối phiếu do nhà XK hoặc ngân hàng XK ký phát, nhưng cũng có
thể xuất hiện 2 hối phiếu trong giao dịch. Tương tự với nhà NK và ngân hàng NK.

Nếu nhìn góc độ ký phát và bị ký phát, có 4 trường hợp:


✔ Nhà XK ký phát hối phiếu đòi tiền Nhà NK
✔ Nhà XK ký phát hối phiếu đòi tiền Ngân hàng nhà NK
✔ Ngân hàng nhà XK ký phát hối phiếu đòi tiền Nhà NK (Thực tế rất ít xảy ra)
✔ Ngân hàng nhà XK ký phát hối phiếu đòi tiền Ngân hàng nhà NK

*Một số tiền nhất định*


Câu hỏi: Các trường hợp ghi số tiền trên hối phiếu như sau được hay không được,
tại sao?
1. 300,000- : Sai. Không xác định được đồng tiền nào, , không rõ là chỉ số lượng
hay các chỉ tiêu khác.
2. $ 300,000.00- : Sai. Đơn vị tiền tệ chưa xác định, kí hiệu Dollar có thể là Dollar
Úc, Mỹ, Canada,...
3. USD 300,000.00- : Đúng. Cách viết đã quy định rõ lượng tiền cụ thể và đúng về
đơn vị tiền tệ.
4. USD 300,000.00 + 10% : Đúng với điều kiện nếu trên hợp đồng mua bán quy
định dung sai về số tiền lớn hơn hoặc bằng 10%. Sai nếu hợp đồng mua bán quy
định dung sai về số tiền nhỏ hơn 10% hoặc không quy định dung sai.
5. USD 300,000.00 + 10% per year : Sai. Do năm thương mại của các quốc gia là
khác nhau.

! Note
✔ Dấu ‘’ - ‘’ là để ngăn chặn việc ghi thêm số 0 sau số tiền.
✔ Tuy nhiên không nên sử dụng cách viết như mục 5 để giảm thiểu rủi ro
không đáng có: sẽ ngắn gọn, ít mực hơn giảm chi phí vận chuyển hối
phiếu. Đỡ tốn thời gian, công sức, tránh nhầm lẫn dấu + thành -

B. Thời hạn thanh toán


Hối phiếu trả ngay: ‘At sight’

✔ Thời điểm ‘nhìn thấy’ là thời điểm khi ngân hàng của nhà NK nhìn thấy
B/E.
✔ Cách để nhận biết ngân hàng nhà NK đã nhận được hối phiếu: Theo dõi vận
đơn thông qua hệ thống nơi gửi hối phiếu, nên chọn công ty chuyển phát uy
tín để có thể update tình trạng đơn hàng liên tục
* Các thời điểm Ngân hàng XK nhìn thấy B/E - Ngân hàng nhập nhìn thấy B/E -
Nhà nhập khẩu nhìn thấy B/E là khác nhau.
Hối phiếu kỳ hạn:
✔ Ngày vận đơn (B/L date = B/L’s date = Shipment date = Shipping date =
Date of Shipment = Date for Shipment) là ngày giao hàng.
Bài Tập

TH1: At 60 days after sight: 60 ngày sau khi nhìn thấy


TH2: At 60 days from sight: 60 ngày từ khi nhìn thấy
TH3: At 60 days after date sight: 60 ngày sau ngày ký phát hối phiếu
TH4: At 60 days after accepted date sight: 60 ngày sau ngày chấp nhận hối phiếu
TH5: At 60 days after B/L date sight: 60 ngày sau ngày vận đơn
TH6: At on 31 Dec,2013 sight
1. Xác định ngày đáo hạn đối với các trường hợp 1,2,3,5 ?
Cho biết: Hối phiếu được phát hành ngày 10/11/2021. Hối phiếu được xuất
trình tới Ngân hàng XK ngày 12/11/2021. Ngân hàng NK nhận được hối phiếu
ngày 20/11/2021. Người NK nhận được hối phiếu ngày 22/11/2021. B/L phát
hành 9/11/2021 (OBN ngày 7/11/2021).
Lời giải

TH1: Ngày nhìn thấy: 20/11/2021 Tính từ ngày 21/11/2021 Ngày đáo hạn:
19/01/2022.

TH2: Ngày nhìn thấy: 20/11/2021 Tính từ ngày 21/11/2021 Ngày đáo hạn:
19/01/2022.
! Note: “after”(TH1) = “from”(TH2) trong 2 trường hợp xác định ngày đáo hạn
trên chứng từ tài chính và xác định thời hạn xuất trình chứng từ => TH1 và TH2
giống nhau.

TH3: Ngày ký phát: 10/11/2021 Tính từ ngày 11/11/2021 Ngày đáo hạn:
09/01/2022.

TH5:

OBN ngày 07/11/2021 BL date: 07/11/2021

Tính từ ngày 08/11/2021 Ngày đáo hạn: 06/11/2022

* Từ TH5 (At 60 days after B/L date sight), xác định ngày đáo hạn cho biết:

th1: Vận đơn đã xếp hàng lên tàu. Ngày phát hành 30/09. OBN ngày 28/09.

▪ BL date (theo OBN): 28/ 09


▪ Ngày bắt đầu tính: 29/09 Ngày đáo hạn 27/11

th2: Vận đơn đã xếp hàng lên tàu. Ngày phát hành 28/09. OBN ngày 30/09.

▪ BL date: 30/09
▪ Ngày bắt đầu tính: 01/10 Ngày đáo hạn 29/11

th3: Vận đơn đã xếp hàng lên tàu, phát hành vào 15/08. Không có OBN.

▪ BL date: 15/08.
▪ Ngày bắt đầu tính: 16/08 Ngày đáo hạn 14/10

th4: Vận đơn nhận để chở. Ngày phát hành 15/08. Không có OBN.
▪ Do không có OBN nên không xác định được ngày giao hàng Không có BL
date Không xác định được ngày đáo hạn.

2. Ở góc độ người trả tiền, trường hợp nào có lợi nhất trong các trường hợp
1,3,4,5?
- TH4 có lợi nhất cho người trả tiền. Thời điểm chấp nhận hối phiếu xảy ra sau thời
điểm nhìn thấy Thời điểm phải trả tiền càng muộn, càng có lợi cho người trả
tiền.

3. Ở góc độ người hưởng số tiền hối phiếu, trường hợp nào có lợi nhất trong
các trường hợp 2,3,4,5?
- TH5 có lợi nhất cho người hưởng hối phiếu, đây là trường hợp người trả tiền phải
trả tiền sớm nhất so với các trường hợp còn lại. Ngày ký phát hối phiếu phải sau
ngày giao hàng vì hối phiếu là 1 mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện, chỉ khi thực hiện
việc giao hàng xong mới có quyền ký phát không chọn TH3.

4. Tìm thuật ngữ tương ứng với trường hợp 3 và 5?


TH3: At 60 days after date sight:

= At 60 days from date sight


= At 60 days from date
= At 60 days after date

TH5: At 60 days after B/L date sight

= At 60 days after B/L’s date sight = At 60 days after B/L’s date


= At 60 days after shipment date sight = At 60 days after shipment date
= At 60 days after shipping date sight = At 60 days after shipping date
= At 60 days after date for shipment sight = At 60 days after date for shipment
= At 60 days from B/L date sight = At 60 days from B/L date

Tổng quát: …date sight = ...date

C. Phân loại hối phiếu


Theo chủ thể ký phát:
✔ Trade Bill: Người XK ký phát
✔ Bank Bill: Ngân hàng nhà XK ký phát

Theo chứng từ đi kèm:


✔ Clean B/E (Hối phiếu trơn): Nhà XK chuyển cho nhà NK thông qua ngân
hàng mà không kèm theo chứng từ thương mại (Chứng từ thương mại được
gửi trực tiếp).
✔ Documentary B/E (Hối phiếu kèm chứng từ): Nhà XK chuyển cho nhà NK
thông qua ngân hàng kèm theo chứng từ thương mại trong hợp đồng.

→ Hối phiếu kèm chứng từ an toàn cho nhà XK hơn vì khi đó chứng từ thương
mại ở trong tay ngân hàng, người mua muốn lấy được chứng từ để nhận hàng thì
phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho ngân hàng trước. Hối phiếu trơn có thể
không được thanh toán vì chứng từ đã được gửi kèm hàng hóa.

Theo tính chuyển nhượng:


✔ Nominal B/E (Hối phiếu đích danh): Hối phiếu ghi đích danh tên 1 người cụ
thể (‘pay to …’). Nếu hối phiếu ghi ‘pay to only…’ hoặc ‘non- negotiable’
thì không thể chuyển nhượng
✔ Bearer B/E (Hối phiếu xuất trình): Không ghi cụ thể người hưởng, người
cầm hối phiếu chính là người thụ hưởng.
✔ Order B/E (Hối phiếu theo lệnh): Hối phiếu được thể hiện dưới dạng theo
lệnh ‘pay to the order of …’. Trong thanh toán quốc tế, đây là hối phiếu
được sử dụng phổ biến nhất.

→ Hối phiếu không được chuyển nhượng: qHối phiếu đích danh đi kèm lệnh
cấm chuyển nhượng.
VD:
1. Pays to Ms Linh được chuyển nhượng
2. Pays to Ms Linh only không được chuyển nhượng

Theo thời hạn thanh toán:

Usance = Tenor = Time

D. Hình thức và nội dung hối phiếu


Câu hỏi đúng – sai:
1. Hối phiếu được hình thành theo bất cứ hình thức nào Sai. Hối phiếu phải lập
bằng văn bản viết.
2. Hối phiếu phải lập theo đúng mẫu của ngân hàng Sai, có thể theo mẫu riêng
của ngân hàng hoặc do công ty phát hành.
3. Hối phiếu bắt buộc chỉ được lập 1 bản Sai, có thể lập nhiều bản, các bản có giá
trị như nhau.
4. Hối phiếu phải lập bằng Tiếng Anh Sai, ngôn ngữ của hối phiếu được quy
định trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Câu hỏi thảo luận:


1. Việc đánh số thứ tự trên B/E là để quy định bản chính, bản phụ. Sai, tất cả các
bản có giá trị như nhau.
2. Tại sao, trong thực tế hối phiếu thường được lập thành nhiều bản?
✔ Đề phòng rủi ro thất lạc
✔ Đề phòng rủi ro bị hỏng, rách nát
✔ Nhu cầu của các chủ thể tham gia
✔ Do thói quen

Bài tập

Làm rõ từ mục 1 đến 10, ý nghĩa, có cần thiết hay không?


Căn cứ vào Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam và luật ULB:
- Trong trường hợp số tiền bằng số và bằng chữ không bằng nhau thì xử lí như thế
nào?
- Trong trường hợp số tiền được thể hiện 2 lần bằng số hoặc 2 lần bằng chữ mà
chúng không bằng nhau thì xử lý như thế nào?
- Theo Luật các công cụ chuyển nhượng của VN và luật ULB, luật của Anh, luật
của Mỹ,…tiêu đề có bắt buộc hay không?

Bài giải
(1) Tiêu đề
- Nội dung bắt buộc theo Luật các công cụ chuyển nhượng và ULB 1930.

(2) Số hiệu của hối phiếu:


- Phân biệt để hỗ trợ công tác theo dõi thống kê.
- Nội dung bắt buộc.

(3) Số tiền:
- 1 số tiền xác định, thể hiện bằng cả số và chữ và phải thống nhất với nhau.
- Nội dung bắt buộc theo Luật các công cụ chuyển nhượng và ULB 1930.

Ngoại lệ:
✔ Trường hợp số tiền bằng số và bằng chữ không bằng nhau:
Theo ULB 1930 và Luật các công cụ chuyển nhượng : Số tiền bằng
chữ là có giá trị thanh toán
✔ Trường hợp số tiền được thể hiện 2 lần bằng số hoặc 2 lần bằng chữ mà
chúng không bằng nhau:
Theo Luật các công cụ chuyển nhượng: Số tiền nhỏ hơn có giá trị
thanh toán.

(4) Địa điểm ký phát:


- Địa điểm là nơi ký phát ra tờ hối phiếu.
- Địa điểm căn cứ xác định nguồn luật điều chỉnh chủ thể tham gia hối phiếu.
- Là nội dung bắt buộc.

! Note: Trong 1 số trường hợp có thể bỏ qua địa điểm ký phát nhưng hối phiếu chỉ
trở nên có giá trị khi địa chỉ của người ký phát được ghi đầy đủ. Các trường hợp
hối phiếu có thể bỏ qua địa điểm:
✔ Nơi ký phát hối phiếu áp dụng nguồn luật khác với luật điều chỉnh người ký
phát.
✔ Không thể xác định được chính xác địa điểm phát hành hối phiếu.
(Trên đường bay quốc tế, ở vùng biển không thuộc vùng lãnh thổ của quốc
gia nào)

(5) Ngày ký phát hối phiếu


- Nội dung bắt buộc vì:
✔ Xác định tính pháp lí của tờ hối phiếu.
✔ Xác định quyền đòi tiền của người ký phát.
✔ Trong 1 số trường hợp, ngày kí phát hối phiếu là cơ sở để xác định ngày
đáo hạn.
! Note: Có 3 loại chứng từ bắt buộc phải ghi ngày tháng: Hối phiếu, Chứng từ vận
tải, Chứng từ bảo hiểm.

* Câu hỏi: Đưa ra 3 ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa ngày ký phát và ngày đáo
hạn
- Hối phiếu ký phát ngày 01/12. Trong hối phiếu thể hiện ngày thanh toán là At 60
days after date sight.
- At 60 days from date sight / At 60 days from date.
- At 60 days after date.
★ Sau from vs after có date thì đó chính là mối quan hệ giữa ngày ký phát và
ngày đáo hạn.

(6) Thời hạn thanh toán


- Nội dung bắt buộc

* Tìm hiểu: Căn cứ vào Luật các công cụ chuyển nhượng nếu không có thời hạn
thanh toán có được hay không?

(7) Người hưởng hối phiếu


- Không bắt buộc. Trường hợp không có thì hối phiếu trở thành hối phiếu xuất
trình.

(8+9) Tên và địa chỉ người bị ký phát - Nội dung bắt buộc
(10) Tên và địa chỉ của người ký phát hối phiếu

E. Chấp nhận hối phiếu

- Người trả tiền là người ký chấp nhận Cam kết trả tiền vô điều kiện.
- Có 2 hình thức chấp nhận:
✔ Người trả tiền ghi chữ ‘Accepted / Acceptance’ lên tờ hối phiếu.
✔ Đối với trường hợp người trả tiền là nhà NK thì có thể chấp nhận bằng cách
đề nghị ngân hàng lập thư hoặc điện chấp nhận.
! Note: Trường hợp này người chịu trách nhiệm trả tiền vẫn là nhà nhập
khẩu (không giống với thư chấp nhận hoặc điện chấp nhận của ngân hàng
phát hành L/C)

AL / LA: Acceptance Letter / Letter of Acceptance


AM / MA: Acceptance Message / Message of Acceptance

Câu hỏi:
Cách ghi thời hạn trên tờ hối phiếu như sau có được không? Tại sao?
1. At the beginning of Dec 2021.
✔ Đúng trong trường hợp người bán cho phép người mua thanh toán trong 10
ngày đầu tiên của tháng 12 (Tuy nhiên trong hợp đồng thương mại quốc tế
hoặc trong L/C phải tuyên bố áp dụng UCP600).
2. At the beginning of Dec 2021 according to Vietnamese culture.
✔ Sai do văn hóa giữa các vùng miền, vùng lãnh thổ là khác nhau.

Câu hỏi: Hai hình thức chấp nhận trên hình thức nào phổ biến hơn?
✔ Hình thức thứ hai phổ biến hơn vì khi ngân hàng lập thư/điện chấp nhận hối
phiếu, nhà XK đòi tiền thông qua ngân hàng, ngân hàng có trách nhiệm nhắc
nhở người mua thanh toán. Nếu nhà NK không trả tiền, điểm tín dụng (điểm
CIC) của nhà NK sẽ giảm, từ đó ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng (Credit
line), uy tín,… của nhà NK.
Bài tập:
Cho biết:
- Ngân hàng XK nhận được hối phiếu ngày 06/08
- Ngân hàng NK nhận được hối phiếu ngày 13/08
- Nhà NK nhận được hối phiếu ngày 15/08
Lời giải

1. Người trả tiền B/E: Tongsheng Co


2. Người hưởng lợi B/E: Mr. X
3. Người ký phát B/E: Vinaconex
4. Người ký hậu B/E: Mr. X
5. Người ký chấp nhận: Không có vì là hối phiếu trả ngay
6. Ngày tính kỳ hạn thanh toán của B/E:
✔ Ngân hàng NK nhận được B/E ngày 13/08 Tính từ ngày 14/08 Ngày
đáo hạn 12/10.
7. Loại B/E:
✔ Theo chủ thể ký phát: Hối phiếu thương mại (Trade bill)

✔ Theo tính chuyển nhượng : Hối phiếu theo lệnh (Order bill)
✔ Theo thời hạn thanh toán: Hối phiếu trả ngay (At sight bill)

! Note: Trong thực tế, việc trả tiền có thể được thực hiện sau thời gian nhìn thấy
một số ngày nhất định phụ thuộc vào 3 yếu tố: Phương thức thanh toán áp dụng,
nguồn luật điều chỉnh và quy trình nội bộ của từng ngân hàng.
1. Ngày tính kỳ hạn thanh toán của B/E:
✔ Ngày nhìn thấy: 13/08 Tính từ ngày 14/08 Ngày đáo hạn: 12/10
2. Người ký phát: Vinaconex
3. Người ký chấp nhận: Tongshen Co
4. Loại hối phiếu:
✔ Theo chủ thể ký phát: Hối phiếu thương mại (Trade bill)
✔ Theo tính chuyển nhượng : Hối phiếu theo lệnh (Order bill)
✔ Theo chứng từ đi kèm: Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary B/E)
✔ Theo thời hạn thanh toán: Hối phiếu kỳ hạn (Time Bill)

! Note: Dấu hiệu nhận biết Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary B/E): L/C, D/P,
D/A, D/P x days, DOT

You might also like