You are on page 1of 14

3.

Nội dung cơ bản của thư tín dụng


Thư tín dụng (LETTER OF CREDIT - L/C) là công cụ tín dụng được phát hành
bởi một ngân hàng, bảo lãnh thanh toán thay mặt khách hàng cho bên thụ hưởng,
thường là bên thứ ba, nhưng đôi khi là khách hàng của ngân hàng, cho một kỳ hạn
xác định và khi đáp ứng một số điều kiện. Thư tín dụng thay thế cho tín dụng của
ngân hàng đối với tín dụng của một bên khác, ví dụ, nhà nhập khẩu hoặc xuất
khẩu, người được ủy quyền viết hối phiếu đến một khoản tiền cụ thể, phải trả bởi
ngân hàng phát hành. Thư tín dụng thường được sử dụng rộng rãi trong ngành
ngân hàng, bắt nguồn từ thư tín dụng thương mại trong tài trợ thương mại.
Các nhà nhập khẩu và xuất khẩu muốn bảo đảm rằng hàng hóa được giao sẽ được
người mua trả tiến, yêu cầu này được đáp ứng qua việc nhận thư tín dụng của ngân
hàng. Bên mua sẽ mua thư tín dụng, sau đó được chuyển tiếp cho ngân hàng trung
gian trong thành phố nơi thực hiện việc thanh toán. Trong tài trợ thương mại, hối
phiếu ngân hàng được cấp phát theo tín dụng thư của ngân hàng phát hành, thường
được ngân hàng khác chấp nhận, tạo thành giấy chấp nhận của ngân hàng, và trở
thành nghĩa vụ tín dụng của ngân hàng chấp nhận.
3.1. Các loại thư tín dụng L/C và nội dung chính của L/C
Có nhiều cách phân loại thư tín dụng, tùy thuộc vào mối quan hệ, mức độ tín
nhiệm giữa hai bên. Dưới đây là một số loại thư tín dụng được sử dụng rộng rãi
theo các tiêu chí khác nhau:
Thứ nhất, phân loại theo hiệu lực cam kết của Ngân hàng
- Thư tín dụng không thể hủy ngang: Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở Ngân
hàng phát hành không có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu
lực của nó, trừ trường hợp được các bên liên quan đồng ý.
– Thứ tín dụng hủy ngang: Là một thư tín dụng mà sau khi được mở thì tổ chức
nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo
trước cho người hưởng lợi L/C. Loại thư tín dụng này ít được sử dụng bởi vì L/C
có thể hủy bỏ chỉ là một lời hứa không có cam kết đảm bảo một cách chắc chắn.
Thứ hai, Phân loại theo thời hạn thực hiện
- Thư tín dụng thanh toán ngay: Thư tín dụng trường hợp đơn giản nhất là thanh
toán ngay. Việc thanh toán cho người thụ hưởng được Ngân hàng thực hiện ngay
trên cơ sở chứng từ được xuất trình và đã được kiểm tra.
- Thư tín dụng thanh toán có thời hạn: Là loại thư tín dụng Ngân hàng thanh toán
cho người thụ hưởng khi hết một thời hạn nhất định, thường là sau ngày vận
chuyển.
Thứ ba, ngoài ra còn nhiều loại thư tín dụng khác theo các tiêu chí khác nhau
như: Phân loại theo cách thức đặc biệt ta có thư tín dụng có thể chuyển nhượng,
thư tín dụng không thể chuyển nhượng, thư tín dụng tuần hoàn, thư tín dụng thanh
toán dần, thư tín dụng có điều khoản đỏ,…
3.2. Nội dung cơ bản của thư tín dụng bao gồm:
Có rất nhiều loại L/C khác nhau nhưng nhìn chung chúng thường có những nội
dung cơ bản sau đây:
(1) Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C(No of L/C, place and date of issuing).
- Số hiệu.
- Địa điểm mở (place of issuing): Là nơi mà ngân hàng mở L/C câm kết thanh
toán cho người xuất khẩu.
- Ngày mở (issuing date): Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết ngân hàng mở
với người xuất khẩu là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của LC và là căn
cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có thực hiện việc mở
L/C đúng hạn như trong hợp đồng đã quy định hay không.
Việc mở được L/C sẽ cho thấy khả năng “có tiền” người NK (và khả năng thanh
toán của ngân hàng Mở). Do vậy, Người XK nhận được L/C mới yên tâm giao
hàng. L/C được mở càng sớm thì người XK càng yên tâm.
Trong khi đó, Người NK luôn chần chừ mở L/C vì không muốn bị giam tiền/ký
quỹ vào ngân hàng sớm.
Vì vậy hai bên nên thoả thuận rõ thời điểm mở L/C, cũng như trách nhiệm trong
việc chậm mở L/C dẫn đến giao hàng trễ và chế tài phạt chậm mở L/C trong hợp
đồng buôn bán.
Vậy thời điểm mở L/C lúc nào là an toàn cho người XK?
Người XK phải căn cứ vào kế hoạch làm hàng của mình, để thúc giục người NK
mở L/C:
- Lúc NK nguyên vật liệu
- Lúc tổ chức sản xuất/NK hàng về kho
- Lúc bắt đầu vận chuyển hàng ra cảng
- Lúc giao hàng lên tàu. Đây cũng là mốc an toàn cuối cùng của người bán.
Nhìn trình tự công việc, có thể thấy rằng, nếu người XK càng nhân nhượng thời
điểm mở L/C chậm, sẽ gây bất lợi cho người XK.
Thời điểm nào là an toàn cho người NK?
Dĩ nhiên, người NK muốn trì hoãn mở L/C càng chậm càng tốt, càng gần thời điểm
hàng lên tàu càng tốt;
Thậm chí người NK muốn trì hoãn đến lúc hàng đến đích càng tốt (trường hợp này
gần như không bao giờ xảy ra).
Tùy vào sự tin tưởng của hai bên dành cho nhau mà thời điểm mở L/C có thể được
cân nhắc như phân tích ở trên.
(2) Loại thư tín dụng.
Mỗi loại L/C đều có tính chất và nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của
các bên liên quan cũng khác nhau nên cần xác định loại thư tín dụng cần mở.
(3) Tên địa chỉ của người thụ hưởng.
Có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ gồm:
- Người mở thư tín dụng: nhà nhập khẩu
- Người hưởng lợi thư tín dụng: nhà xuất khẩu
- Ngân hàng mở thư tín dụng
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng
- Ngân hàng trả tiền (ngân hàng thanh toán)
- Ngân hàng xác nhận
(4) Số tiền của thư tín dụng.
Số tiền của thư tín dụng (Amount of money) vừa ghi bằng số và ghi bằng chữ
thống nhất với nhau. Trong đó đồng tiền thanh toán phải rõ ràng. Cách ghi số tiền
tốt nhất là ghi một số giới hạn mà người xuất khẩu có thể đặt được. Những từ
“khoảng chừng, độ khoảng hoặc những từ ngữ tương tự được dùng để chỉ biên độ
số tiền của L/C cho phép xê dịch không quá 10% tổng số tiền đó.
Ngoài ra còn quy định trừ khi L/C quy định việc giao hàng nhiều hơn hay ít hơn số
lượng quy định thì một dung sai lớn hơn hoặc kém hơn 5% có thể được chấp nhận,
nhưng miễn là số tiền được trả không được vượt quá số tiền của L/C. Dung sai này
không được áp dụng khi L/C quy định được tính bằng đơn vị bao kiện hoặc chiếc.
(5) Thời hạn hiệu lực (Expiry date). Là thời gian mà ngân hàng cam kết trả tiền
cho nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện, điều
khoản đã ghi trong thư tín dụng. Thời gian hiệu lực của L/C được tính từ ngày mở
L/C cho đến ngày hết hiệu lực thanh toán L/C. Thời gian hiệu lực của L/C là thời
hạn cuối cùng cho việc xuất trình chứng từ để được thanh toán hoặc chấp nhận.
Thời gian hiệu lực của L/C còn tuỳ thuộc vào mối quan hệ mở L/C, ngày giao hàng
và ngày hết hiệu lực L/C, trong đó ngày giao hàng mang tính ổn định.
Bất kì L/C nào cũng phải quy định ngày hết hạn hiệu lực trong L/C. Nếu không
quy định ngày này, L/C là vô hiệu lực thực hiện.
Ngày mở L/C ( ussing date) phải là ngày mở hợp lý, nếu sớm quá thì nhà nhập
khẩu phải ký quỹ tiền bị ứng đọng vốn, còn trễ quá thì nhà xuất khẩu không chuẩn
bị kịp hàng để giao, cho nên trong hợp đồng hai bên cần phải quy định ngày mở
L/C. Ngày mở L/C không được trùng với ngày giao hàng phải trước ngày giao
hàng một khoảng thời gian hợp lý bao gồm:
- Thời gian cần thiết để ngân hàng mở L/C phát hành L/C chuyển đến
ngân hàng thông báo L/C, thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào khoảng
cách địa lý giữa hai nước với nhau, cách mở L/C bằng thư, telex, qua hệ
thống SWIFT.
- Thời gian cần thiết để ngân hàng thông báo tiếp nhận, kiểm tra và thông báo
L/C cho nhà xk
- Thời gian cần thiết để nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng hoá cho đến khi giao
hàng. Thời gian này phụ thuộc vào đặc điểm tính chất hàng hoá xuất khẩu,
điều kiện môi trường, giao nhận hàng hoá...
Ngày hết hiệu lực của L/C (expiry date) phải sau ngày giao hàng một khoảng thời
gian hợp lý bao gồm:
- Thời gian cần thiết để nhà xuất khẩu lập chứng từ sau khi giao hàng xong
nộp vào ngân hàng thông báo L/C.
- Thời gian cần thiết để ngân hàng thông báo L/C kiểm tra chứng từ và
chuyển qua ngân hàng mở L/C.
- Thời gian ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ và đồng ý thanh toán hoặc
ký chấp nhận hối phiếu ( 7 ngày làm việc).
Địa điểm hết hiệu lực của L/C: Thông thường địa điểm hết hiệu lực của L/C tại
nước người bán, tại nước người mua hay có thể tại nước thứ ba.
(6) Thời hạn trả tiền của L/C (Latest payment date). Tuỳ theo quy định cụ thể
của L/C trong trường hợp trả ngay, việc trả tiền phải được thực hiện ngay sau khi
xuất trình hối phiếu trả ngay có thể nằm trong hay ngoài thời gian hiệu lực của
L/C. Trường hợp trả sau bằng hối phiếu có kỳ hạn thì thời hạn tả tiền được tính từ
ngày chấp nhận hối phiếu, do đó việc trả tiền có thể nằm ngoài thời gian hiệu lực
của L/C, nhưng ngày xuất trình hối phiếu phải nằm trong thời gian hiệu lực của
L/C.
(7) Thời hạn giao hàng (Shipment date). Là thời hạn quy định bên bán phải
chuyển giao hàng cho bên mua kể từ khi L/C có hiệu lực.
Trong thực tiễn thương mại quốc tế giao hàng là việc chuyển giao hàng hoá cho
người chuyên trở và nhận các chứng từ vận tải. Tuỳ theo phương tiện vận tải mà
ngày giao hàng được xác định như sau:
- Phương tiện vận tải đường biển thì ngày giao hàng là ngày hàng hoá được
bốc lên tàu ( shipped of board).
- Phương tiện vận tải là đường hàng không, đường sắt, đường bưu điện thì
ngày giao hàng là ngày mà người chuyên trở nhận hàng hoá.
Thời hạn giao hàng phải được quy định chính xác không mơ hồ. Theo quy định
được sử dụng các thuật ngữ như sau:
- Thời hạn giao hàng vào ngày (on), vào khoảng (about) hoặc những từ ngữ
tương tự có nghĩa là nhà xuất khẩu được phép giao hàng trong thời gian cho
phép là trước và sau 5 ngày so với ngày giao hàng.
- Dùng những từ như : To, untill , till ( đến), từ ( from) để diễn tả ngày giao
hàng.
(8) Những nội dung về hàng hóa (Description of goods).
Bao gồm tên hàng hóa, số lượng hàng, trọng lượng hàng (có thể bao gồm cả sai
lệnh cho phép) giá cả, quy cách, phẩm chất…cũng phải được ghi vào thư tín dụng.
(9) Những nội dung về vận tải (Shipment term). Điều kiện gửi hàng, nơi gửi
hàng, nơi nhận hàng, phương tiện vận chuyển..
(10) Những chứng từ người xuất khẩu phải xuất trình (Document for
payment).
Đây là nội dung then chốt của thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy định trong thư
tín dụng là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những quy định của thư tín dụng.
(11) Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C.
Là nội dung cuối cùng của thư tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân
hàng mở L/C.
(12) Những điều kiện đặc biệt khác. Như phí ngân hàng được tính cho bên nào,
điều kiện đặc biệt hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, tham chiếu theo UCP
nào….
(13) Chữ ký của ngân hàng mở L/C.
Chữ ký của ngân hàng mở L/C: Đây là chữ ký của ngân hàng mở L/C, tạo ra cam
kết chính thức của ngân hàng để thực hiện giao dịch theo điều kiện và điều khoản
được quy định trong L/C.
Dấu của ngân hàng: Đôi khi, ngoài việc có chữ ký, ngân hàng cũng có thể đặt dấu
của mình lên các văn bản liên quan đến L/C để xác nhận tính chính thức và cam
kết của mình.
Thông tin về ngân hàng: Ngoài chữ ký, thông tin về ngân hàng mở L/C cũng
thường được bao gồm, bao gồm tên của ngân hàng, địa chỉ, thông tin liên hệ và số
tài khoản.
1. Nội Dung Của Một Thư Tín Dụng Letter of Credit L/C. Nguồn: Xuất nhập khẩu
Sài Gòn
2. Nội Dung Của Một Thư Tín Dụng Letter of Credit L/C. Nguồn: Xuất nhập khẩu
Sài Gòn
3. Nội Dung Của Một Thư Tín Dụng Letter of Credit L/C. Nguồn: Xuất nhập khẩu
Sài Gòn
4. Nội Dung Của Một Thư Tín Dụng Letter of Credit L/C. Nguồn: Xuất nhập khẩu
Sài Gòn
5. Các chủ thể tham gia thanh toán L/C
5.1. Người xin mở L/C (Applicant)
Là người yêu cầu ngân hàng phát hành L/C cho người thụ hưởng. Người yêu cầu
mở thư tín dụng là người mua, người nhập khẩu hàng hóa, hoặc là người mua ủy
thác cho người khác. Khi tiến hành giao dịch thanh toán, người nhập khẩu căn cứ
vào các điều khoản trong hợp đồng lập đơn xin mở thư tín dụng rồi gửi đến một
ngân hàng đã được chỉ định hoặc tự chọn để yêu cầu mở L/C cho người được
hưởng. Đây thường là ngân hàng mà người yêu cầu mở L/C có tài khoản hoặc
quan hệ tín dụng.
5.2. Người hưởng lợi (Benificiary)
Người hưởng lợi của L/C là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác
mà người bán chỉ định. Quyền lợi và nghĩa vụ của người hưởng lợi là kiểm tra L/C
do người nhập khẩu mở xem có phù hợp với quy định trong hợp đồng hay không;
nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng đồng thời
lập bộ chứng từ gửi cho người mua thông qua ngân hàng trung gian.
5.3. Ngân hàng mở/phát thư tín dụng (The issuing bank)
Ngân hàng mở thư tín dụng (còn được gọi là ngân hàng phát hành) là ngân hàng
đại diện cho người nhập khẩu. Trước tiên, ngân hàng phát hành đứng ra mở L/C
theo yêu cầu của người nhập khẩu. Ngân hàng phát hành có trách nhiệm thanh toán
tiền cho người xuất khẩu khi người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp
với các điều kiện và điều khoản của L/C. Ngân hàng mở L/C thường được hai bên
mua bán thỏa thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định
trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn.
Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của ngân hàng này như sau:
Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người nhập khẩu để phát hành L/C và tìm cách
thông báo L/C đó cùng với việc gửi bản gốc L/C cho người xuất khẩu.
Thông thường, việc thông báo và gửiL/C cho người xuất khẩu phải thông qua một
ngân hàng đại lý của nó ở nước người xuất khẩu. Ngân hàng này cũng có thể gửi
thẳng bản gốc L/C cho người xuất khẩu nhưng trong thực tế, trường hợp này ít xảy
ra.
Sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người xin mở L/C của người xuất khẩu đối
với L/C đã được mở nếu có sự đồng ý của họ.
Kiểm tra chứng từ của người xuất khẩu gửi đến, nếu xét thấy những chứng từ đó
phù hợp với những điều quy định trong L/C và không mâu thuẫn lẫn nhau thì trả
tiền cho người xuất khẩu và đòi lại tiền người nhập khẩu, ngược lại thì từ chối
thanh toán. Khi kiểm tra chứng từ của người xuất khẩu gửi đến, ngân hàng chỉ chịu
trách nhiệm kiểm tra ‘bề ngoài’ của chứng từ xem có phù hợp với L/C hay không,
chứ không chịu trách nhiệm về kiểm tra tính chất pháp lý của chứng từ, tính chất
xác thực của chứng từ… Mọi sự tranh chấp về tính chất ‘bên trong’ của chứng từ
là do người nhập khẩu và người xuất khẩu tự giải quyết.
Ngân hàng được miễn trách trong trường hợp ngân hàng rơi vào đúng các trường
hợp bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi loạn, khởi nghĩa, lụt lội, động
đất, hỏa hoạn… Nếu L/C hết hạn giữa lúc đó, ngân hàng cũng không chịu trách
nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó, trừ khi đã có những quy
định dự phòng.
Mọi hậu quả sinh ra do lỗi của mình, ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm.
Ngân hàng được hưởng thủ tục phí nhất định.
5.4. Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The advising bank)
Ngân hàng thông báo thư tín dụng thường là ngân hàng đại lý cho ngân hàng phát
hành tại nước của người xuất khẩu. Ngân hàng thông báo có trách nhiệm thông báo
L/C nhận được từ ngân hàng phát hành cho người xuất khẩu sau khi xác định được
tính chân thực của L/C.
Ngân hàng thông báo có quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu như sau:
Khi nhận được điện thông báo L/C của ngân hàng mở L/C, ngân hàng này sẽ
chuyển toàn bộ nội dungL/C đã nhận được cho người xuất khẩu dưới hình thức văn
bản.
Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện đó, chứ
không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn giải các từ chuyên môn ra tiếng địa
phương. Nếu ngân hàng thông báo sai những nội dung điện đã nhận được thì ngân
hàng phải chịu trách nhiệm.
Khi nhận được bộ chứng từ của người xuất khẩu chuyển tới, ngân hàng phải
chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó tới ngân hàng mở L/C.
Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh ra do chậm trễ
và/hoặc mất mát chứng từ trên đường đi đến ngân hàng mở L/C, miễn là chứng
minh rằng mình đã gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó qua bưu điện.
Ngân hàng thông báo thường được ngân hàng mở L/C ủy nhiệm làm nhiệm vụ của
Ngân hàng trả tiền.
5.5. Các ngân hàng khác
5.5.1. Ngân hàng xác nhận (The confirming bank)
Là ngân hàng đại lý được ngân hàng mở L/C yêu cầu xác nhận L/C. Khi người bán
không tín nhiệm ngân hàng phát hành, họ yêu cầu thư tín dụng phải được xác nhận
bởi một ngân hàng khác gọi là Ngân hàng xác nhận. Đây thường là ngân hàng lớn,
có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế, có hạn mức tín dụng dành
cho ngân hàng mở L/C.
5.5.2. Ngân hàng thanh toán (The paying bank)
Là ngân hàng được chỉ định để thực hiện việc thanh toán trong các giao dịch quốc
tế, đặc biệt là trong hệ thống Letter of Credit (L/C).
Trong một giao dịch L/C, ngân hàng thanh toán là ngân hàng mà người mua hàng
(bên nhập khẩu) đã chỉ định để thực hiện thanh toán cho người bán hàng (bên xuất
khẩu). Khi tất cả các điều kiện và yêu cầu trong L/C đã được đáp ứng, ngân hàng
thanh toán sẽ chịu trách nhiệm thực hiện việc chuyển tiền từ tài khoản của người
mua hàng sang tài khoản của người bán hàng.
5.5.3. Ngân hàng thương lượng (The negotiating bank)
Là một trong những đối tác chính trong quá trình thanh toán quốc tế. Khái niệm
này thường được sử dụng trong các giao dịch xuất nhập khẩu, nơi mà một bên mua
hàng trả tiền cho ngân hàng và ngân hàng này sẽ chịu trách nhiệm thu tiền từ bên
bán hàng hoặc từ một ngân hàng ủy quyền khác, và sau đó chuyển tiền đến bên bán
hàng.
Trong một giao dịch xuất khẩu, ngân hàng thương lượng nhận các tài liệu liên quan
đến giao dịch từ bên bán hàng (người xuất khẩu), bao gồm hóa đơn, vận đơn, và
các tài liệu khác. Sau đó, ngân hàng thương lượng kiểm tra các tài liệu này để đảm
bảo tính chính xác và tuân thủ các điều kiện thanh toán theo hợp đồng. Khi tất cả
các điều kiện được đáp ứng, ngân hàng thương lượng sẽ thanh toán cho bên bán
hàng và thu tiền từ bên mua hàng hoặc từ ngân hàng ủy quyền khác.
5.5.4. Ngân hàng chuyển nhượng (The transferring bank)
Trong một giao dịch L/C, ngân hàng chuyển nhượng là ngân hàng mà người mua
hàng (bên nhập khẩu) yêu cầu để chuyển tiền hoặc tài chính sang ngân hàng của
người bán hàng (bên xuất khẩu).
Ngân hàng chuyển nhượng nhận lệnh từ người mua hàng để chuyển một khoản tiền
cụ thể tới ngân hàng của người bán hàng, theo các điều kiện và điều khoản đã quy
định trong L/C. Sau đó, ngân hàng chuyển nhượng sẽ thực hiện các biện pháp cần
thiết để chuyển tiền tới ngân hàng của người bán hàng, đảm bảo rằng thanh toán
được thực hiện đúng thời hạn và đúng theo điều kiện đã thỏa thuận.
Thư tín dụng (LETTER OF CREDIT - L/C) là gì ? (luatminhkhue.vn)
Nội Dung Của Một Thư Tín Dụng Letter of Credit L/C (simex.edu.vn)
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong 1102202 -
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU - Studocu
Phương thức thanh toán L/C là gì? - THANH TOÁN QUỐC TẾ
(thanhtoanquocte.com)

You might also like