You are on page 1of 1

I/ Chức năng của tiền:

Tiền có 5 chức năng:


1/ Thước đo giá trị:
- Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá khác:
Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền phải có giá trị. Để thực hiện chức
năng đo lường giá trị, không nhất thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với một lượng
vàng nhất định một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể thực hiện được như vậy, vì giữa giá trị
của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có một tỉ lệ nhất định. Cơ sở của tỉ lệ này
là thời gian lao động xã hội cần thiết đã hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó.
- Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá:
Như vậy, giá cả hàng hoá là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. giá trị là cơ
sở của giá cả. Trong các điều kiện khác không thay đổi,nếu giá trị hàng hoá càng lớn thì giá
cả của hàng hóa càng cao và ngược lại. Giá cả của hàng hoá có thể lên xuống do tác dộng
bởi nhiều yếu tố như: Giá trị của hàng hoá, giá trị của tiền, ảnh hưởng của quan hệ cung -
cầu.
2/ Phương tiện lưu thông:
Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền được dùng làm môi giới cho quá trình
tiêu thụ hàng hoá.
Để thực hiện chức năng này, yêu cầu phải có tiền mặt ( tiền đúc bằng kim loại, tiền giấy).
Trong thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị.
Đây là cơ sở cho việc các quốc gia công nhận và phát hành các loại tiền giấy khác nhau.
Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm cho quá trình trao đổi, mua bán trở
nên thuận lợi, mặt khác, đồng thời làm cho hành vi mua, hành vi bán tách rời về không gian
và thời gian. Do đó, có thể tiềm ẩn khả năng khủng hoảng.
3/ Phương tiện cất trữ:
Thực hiện phương tiện cất trữ, tiền rút ra khỏi quá trình lưu thông để đi vào cất trữ. Thực
hiện phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị như tiền vàng, tiền bạc. Tiền cất trữ có tác
dụng là dự trữ tiền cho lưu thông, sẵn sàng tham gia lưu thông. Khi sản xuất hàng hoá phát
triển, lượng hàng hoá nhiều hơn, tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nền sản
xuất giảm, lượng hàng hoá giảm, một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông, đi vào cất trữ.
4/ Phương tiện thanh toán:
Tiền được dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hoá…Trong tình hình đó, tiền làm phương
tiện thanh toán. Thực hiện chức năng thanh toán, có nhiều hình thức tiền khác nhau được
chấp nhận. Chức năng phương tiện thanh toán của tiền gắn liền với chế độ tín dụng thương
mại, tức mua bán thông qua chế độ tín dụng.
ngày nay việc thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ người ta có thể sử dụng
tiền ghi sổ, hoặc tiền trong tài khoản ngân hàng, tiền điện tử, bitcoin…
5/ Tiền tệ thế giới:
Khi trao đổi hàng hoá mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia, tiền làm chức năng tiền tệ thế
giới. Lúc này tiền được dùng làm phương tiện mua bán, thanh toán quốc tế giữa các nước
với nhau. Để thực hiện chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền vàng hoặc những
đồng tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.

You might also like