You are on page 1of 29

YOUR LOGO DOCER DOCER PRESENTATION//SLIDE

Chương 5:
TIỀN TỆ, NGÂN SÁCH VÀ CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ
YOUR LOGO DOCER DOCER PRESENTATION//SLIDE

THÀNH VIÊN NHÓM:


YOUR LOGO DOCER DOCER PRESENTATION//SLIDE

TIỀN TỆ LÀ GÌ?

Tiền là bất kì phương tiện nào được


chấp nhận chung để thanh toán cho
việc mua hàng hay để thanh toán nợ
nần.
Các hình thái của tiền tệ
1/ Là công cụ trao đổi, tiền trải qua 3 trạng thái:
Tiền hàng hóa, Tiền qui ước, Tiền qua ngân hang

a/ tiền hàng hóa:


Tiền hàng hóa là hình thức xuất hiện sớm nhất.
Có rất nhiều loại sản phẩm được dùng làm tiền mà
không phải là kim loại như: vỏ sò, vỏ ốc, trái cây,
gia súc, … đến các kim loại như: đồng, bạc, vàng,…

Việc thay đổi từ vật phẩm không phải kim loại qua kim loại là do trong thực tế sử dụng, con
người nhận thấy vật dùng làm tiền phải có tính chất cơ bản bền, dễ di chuyển, dễ chia nhỏ. Tuy nhiên
tiền kim loại còn là chi phí cơ hội cho việc sử dụng kim loại làm tiền sẽ rất cao. Do vậy, người ta
phải tìm một hình thái mới để tiết kiệm việc sử dụng kim loại. Từ đó tiền qui ước ra đời.
Các hình thái của tiền tệ
b/ Tiền qui ước
- Tiền qui ước còn được gọi là tín tệ hay chỉ tệ.
- Giá trị ghi tên đồng tiền là giá trị qui ước lớn hơn chi phí sản xuất ra tiền rất nhiều, dễ dàng tạo
thành khi có nhu cầu và người tạo ra chúng, không cần phải có hàng hóa bảo chứng
- Tiền qui ước chỉ tồn tại khi những người tham gia trên thị trường cho là tiền phát hành có giá trị
nhất định và hạn chế quyền được cung ứng tiền bằng luật pháp.

Tiền qui ước có hai loại là tiền giấy và tiền kim loại.
Các hình thái của tiền tệ
c/ Tiền qua ngân hàng:
Tiền qui ước còn có hình thái tiền qua ngân hàng hay tiền ghi nợ. Là phương tiện trao
đổi dựa trên nền tảng ghi nợ của ngân hàng và ngân hàng có nghĩ vụ chi trả dạng tiền mặt
bất cứ khi nào có yêu cầu. vd: visa card, master card, atm card…)
2, CHỨC NĂNG CỦA TIỀN

Tiền có 3 chức năng:

Trung gian trao đổi Đơn vị hạch toán Dự trữ giá trị
CHỨC NĂNG CỦA TIỀN
a/ trung gian trao đổi ( phương tiện thanh toán)
Trong nền kinh tế nếu không có một thước đo giá trị chung là tiền thì một giao dịch chỉ thành công khi có sự
trao đổi hợp lí. Ví dụ: Người nuôi lợn muốn có vải nhưng cô bán vải lại cần gạo, người nông dân có gạo nhưng
lại chỉ cần giày nên việc trao đổi hang hóa cần thiết của mỗi người diễn ra khó khăn và phức tạp.

=> Nếu có tiền thì quá trình giao dịch trên sẽ được trao đổi một cách dễ dàng. Vì vậy việc phát minh ra tiền tệ
giúp con người vượt qua phương thức trao đổi hiện vật phức tạp, khó thực hiện, tốn nhiều công sức. Do đó tiền
là phương thức thanh toán quan trọng nhất, đơn giản và hiệu quả .
Các hình thái của tiền tệ
b/ đơn vị hạch toán:
Tiền là thước đo giá trị, trong nền kinh tế thì được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ.
VD: một ổ bánh mì=1.000đ, 1 giờ lao động=50.000đ
Việc dựa vào tiền tệ có thể biết được qui mô hoạt động, mức độ to lớn hay vị trí của một công ty thông qua
số tiền thu được hằng năm.
Tiền tệ trở thành một thước đo thống nhất để tính toán giá cả, biểu hiện của giá trị sản phẩm và dịch
vụ trong nền kinh tế.
CHỨC NĂNG CỦA TIỀN
c/ dự trữ giá trị
Nếu tiền không tồn tại, thì những người buôn bán giữ hàng hóa, thức ăn chỉ được trao đổi khi hàng hóa,
thức ăn chưa hư hỏng. Khi tiền xuất hiện thì tiền có khả năng cất trữ để dùng được nhiều ngày sau. Tóm
lại, khi việc thu và chi, mua và bán không diễn ra đồng thời thì tiền tệ vẫn giữ được giá trị.

Tuy nhiên, khi giá cả tăng thì dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng cao,người ta có thể dùng ngoại tệ hay vàng để đo lường
hay dự trữ hơn là dùng tiền.
CHỨC NĂNG CỦA TIỀN
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG
2.Khái quát về ngân hàng:
Ngân hàng là gì?
Ngân hàng là tổ chức, thường là một doanh nghiệp, nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán chi phiếu, và thực hiện các dịch vụ
có liên quan khác cho công chúng.
Các loại ngân hàng:
Ngân hàng thương mại do Nhà nước làm chủ, sở hữu:
Ngân hàng thương mại Nhà nước là các ngân hàng thương mại có vốn điều lệ từ Nhà nước trên 50%. Ở đây gồm có các
ngân hàng do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều
lệ.
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG
Ngân hàng thương mại cổ phần do Ngân hàng Nhà nước quản lý vận hành:
Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập dựa trên sự
góp vốn của hai hay nhiều cá nhân hoặc tổ chức theo cổ phần. Trong đó mỗi cá nhân
hay tổ chức chỉ được sở hữu một số cổ phần hạn định theo quy định của ngân hàng
nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài:


Ngân hàng thương mại được thành lập do vốn của nước ngoài theo pháp luật nước
ngoài, được phép đặt chi nhánh tại Việt Nam và hoạt động theo pháp luật của Việt
Nam gọi chung là các ngân hàng nước ngoài.

Vai trò của ngân hàng:


Bảo đảm giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; Bảo đảm cung cấp nguồn vốn tín dụng và hệ
thống thanh toán cho nền kinh tế; Bảo đảm an ninh, an toàn tài chính, tiền tệ quốc gia, góp phần giữ vững ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
3. Thị trường tiền tệ:
3.1. Định nghĩa :
Cung tiền tệ là tổng lượng tiền trong lưu thông gồm tiền trong dân giữ,
tiên trong hệ thống ngân hàng, cơ quan doanh nghiệp ngoài ngân hàng.

Bao gồm:
M1 – Tiền giao dịch:
• M1 = tiền lưu thông ngoài ngân hàng + các khoản tiền gửi không kỳ hạn
• Các khoản tiền gửi không kỳ hạn là các khoản tiền gửi vào ngân hàng hay các định chế tài chính, và chúng ta có thể dùng chi
phiếu (séc) để mua hàng hóa và dịch vụ (tiền ngân hàng). Về thực chất, tiền ngân hàng là những con số mà ngân hàng ghi nợ
khách hàng dưới dạng tài khoản séc
M2 – Tiền rộng:
• M2 = M1 + Tiền gửi có kỳ hạn
• Các khoản tiền gửi ở tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn không thể sử dụng vào các giao dịch trực tiếp.
• Tuy nhiên, các tài khoản tiết kiệm này cóthể chuyển sang tài khoản không kỳ hạn ngay lập tức, nên được xem “gần như là
tiền”.
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Hàm cung tiền tệ (MS)


Nếu gọi Mn là cung ứng tiền tệ danh nghĩa, P là mức giá, thì Mn/P là cung
về số dư tiền tệ thực tế.
Nghĩa là:

Với giả định này thì cung về số dư tiền tệ thực tế không phụ thuộc vào lãi
suất, đồng thời nhà nước luôn mong muốn ấn định mức cung tiền.
Như vậy đường MS là đường thẳng đứng song song với trục lãi suất.
Đồ thị đường cung tiền
Đồ thị đường cung tiền được biểu diễn như bên:
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
Cầu tiền tệ:
- Là tổng lượng tiền mà các tác nhân trong nền kinh tế muốn giữ để thỏa mãn nhu cầu trao
đổi, thanh toán và tích lũy giá trị.
Tại sao người ta cần giữ tiền ? (Nhu cầu về giao dịch, dự phòng , đầu cơ)

Trên cơ sở đó cầu tiền tệ được chia làm 2 bộ phận:


- Cầu tiền giao dịch & dự phòng (L1) là nhu cầu giữ tiền để thực hiện các giao dịch cá nhân hoặc trong kinh doanh và để dự
phòng những trường hợp chi tiêu đột xuất.
- Cầu tiền đầu cơ (L2) là lượng tiền mà mọi người cần có để mua cổ phiếu nhằm thu được lợi nhuận dựa vào chênh lệch giữa
giá bán và giá mua cổ phiếu.

Cầu tiền phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu:


+ Sản lượng quốc gia (Y)
+ Lãi suất (r)
+ Mức giá chung (P)
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
LM = f (Y, r, P)
- Khi Y => L1 . Ta có hàm số sau:
L1 = L01 + Lm .Y
Trong đó: L01 là cầu tiền giao dịch và dự phòng tự định
Lm: là hệ số nhạy cảm của cầu tiền theo thu nhập hay sản lượng quốc gia
- Lãi suất (r) : Khi giữ tiền, chúng ta phải chịu chi phí cơ hội của việc giữ tiền – đó là tiền lãi bị mất đi khi giữ tài sản ở
dạng
+ Khitiền chứnhẹ
r tăng không phải
, hầu nhưở không
dạng tàiảnh
sảnhương
sinh lợi.
đến L1.
+ Khi r tăng mạnh, người ta muốn giữ nhiều tài sản sinh lời, giữ ít tài sản dưới dạng tiền hơn.
- Mức giá chung (P): Khi P tăng thì cầu tiền cũng tăng theo, vì cần một lượng tiền nhiều hơn để mua cùng một giỏ hàng như
trước.

Cầu tiền đầu cơ (L2)


- Đầu cơ là một hoạt động nhằm kiếm lời trên những biến động của giá chứng khoán do lãi suất thay đổi.
+ Khi lãi suất thấp, giá chứng khoán cao => cầu về tiền cho đầu cơ cao.
+ Khi lãi suất cao, giá chứng khoán thấp => cầu về tiền cho đầu cơ thấp.
=> Cầu tiền đầu cơ là một hàm ngịch biến với lãi suất (r)
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
L2= L02 + Lrm . r
Trong đó: L02 là cầu tiền đầu cơ tự định
Lrm là hệ số nhạy cảm của cầu tiền theo lãi suất, phản ảnh mức cầu tiền tăng (giảm) thêm khi lãi suất giảm (tăng) 1%

Tổng quát, nếu ký hiệu cầu tiền là L M, ta có thể viết hàm cầu tiền như sau:
L M = L 0 + L m . Y + L rm . r
· Nếu thu nhập không đổi, lượng cầu tiền cao hay thấp là phụ thuộc vào mức lãi suất:
L M = L 0 + L rm . r
(Lrm < 0) Với: Lrm =

Với sản lượng Y0, đường cầu tiền tương ứng là


LM(Y0)
Khi sản lượng tăng lên Y1, đường cầu tiền dịch
chuyển san phải là LM(Y1) được thể hiện trên đồ thị
sau :
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
v Sự cân bằng thị trường tiền tệ
- Tiền: tài sản không sinh lời, được dùng làm phương tiện thanh toán trực tiếp cho các giao dịch.
- Trái phiếu: loại tài sản sinh lời, nhưng không thể dùng làm phương tiện thanh toán trực tiếp.
- Thị trường tiền tệ cân bằng khi: lượng cầu tiền bằng lượng cung tiền tại một mức lãi suất nào đó – lãi suất cân bằng.

Nếu r không ở mức cân bằng theo cơ chế thị trường sẽ tự động điều chỉnh để cân
bằng cung tiền và cầu tiền.

-Sự thay đổi lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Cung tiền tăng Thu nhập quốc gia tăng


Lãi suất thị trường giảm Cầu tiền tăng
Lãi suất thị trường tăng
v Hàm đầu tư tư nhân theo lãi suất

: hệ số nhạy cảm của đầu tư theo lãi suất, phản ánh


mức thay đổi của đầu tư khi lãi suất thay đổi 1%
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
a) Mục tiêu:
Ø Mở rộng hoạt động kinh tế trong những thời kỳ thất nghiệp và công suất dư thừa, và giảm bớt hoạt động đó trong
những thời kỳ tổng cầu quá lớn và lạm phát.
b) Công cụ: có 3 công cụ chính
Ø Hoạt động trên thị trường mở (OMO): là hoạt động mua bán các trái phiếu của chính phủ do NHTW tiến hành,
nhằm làm thay đổi lượng tiền mạnh, tạo một sự thay đổi trong lượng cung tiền lớn hơn, thông qua số nhân của tiền.
Ø Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ dự trữ tối thiểu trên tổng số tiền gửi mà NHTW buộc các tổ chức có nhận tiền gửi phải
dữ lại như là một khoản dự trữ.
Ø Lãi xuất chiết khấu: là mức lãi suất mà ngân hàng trung gian phải trả khi vay tiền của ngân hàng trung ương.
c) Nguyên tắc hoạch định chính sách.
Ø Khi nền kinh tế suy thoái (Y<Yp):
· Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
· Giảm lãi suất chiết khấu.
· Mua trái phiếu vào.
Ø Khi nền kinh tế lạm phát cao (Y>Yp):
· Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
· Tăng lãi suất chiết khấu.
· Bán trái phiếu.
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
d) Định lượng cho chính sách tiền tệ.
Để Y=Yp cần điều chỉnh ∆Y = Yp - Y
∆Ao = ∆Y/k
∆r = ∆I0/Irm = ∆Y/k.Irm
∆I0 = ∆A0 = ∆Y/k
∆M = Lrm . ∆r = ∆Y/k.Irm

e) Những hạn chế của chính sách tiền tệ.


Ø Xung đột về mục tiêu.
Ø Các vấn đề về đo lường.
Ø Các vấn đề về lập kế hoạch.
Ø Các vấn đề về thực thi.

Vậy bơm /hút tiền để làm gì?


Ø Nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm bớt tình trạng thanh khoản dư thừa trong hệ thống ngân hàng, tạo việc làm cho
người dân và kiểm soát tình trạng lạm phát /suy thoái, ổn định, phát triển nền kinh tế.
THỰC TRẠNG
Lịch sử Việt Nam có bao nhiêu lần đổi tiền?
Lịch sử của Việt Nam có 6 lần đổi tiền:
Lần thứ nhất: Ngày 15/5/1947, Chính phủ ra sắc lệnh 48/ SL cho phép lưu hành trong cả nước giấy bạc 1 đồng, 5 đồng, 10
đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 500 đồng. Đồng thời nhà nước thực hiện thu đổi đồng bạc Đông Dương, tỷ lệ 1 đồng Việt
Nam lấy 1 đồng bạc Đông Dương.Lần thứ hai: Ngày 6/ 5/1951, tại sắc lệnh số 15/ SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký chuẩn y
việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt nam (NHQG VN) (để thay thế “Nha ngân khố quốc gia” và “Nha tín dụng sản xuất”
trực thuộc Bộ Tài Chính đã thành lập trước đó trên cơ sở “Việt nam quốc gia Ngân hàng” thuộc Bộ Tài chính được thiết lập
theo sắc lệnh số 86/SL ngày 17/9/1947 của Chủ tịch Chính phủ dân chủ cộng hoà Việt nam). Đổi 10 đồng tiền Tài chính ăn 1
đồng tiền NHQG - Một cuộc đổi tiền diễn ra tới 20 tháng, dài nhất trong lịch sử đổi tiền của NHVN.
Nhà nước Việt Nam tổ chức đổi tiền lần 2 mục đích là chuyển nền kinh tế sang hạch toán kinh doanh "vận hành
theo quy chế thị trường" và để trang trải cho những khó khăn của nền kinh tế.Lần thứ ba:2/1959- 10/1960: Cuộc đổi
tiền lần này được đánh giá là “ngoạn mục” nhất trong lịch sử tiền tệ Việt Nam. Vì tiền NHQG đầu tiên được in ra năm 1951
là để đổi đồng Tài chính trước đó nên hầu hết những người có tiền đổi là thuộc khu vực công chức hưởng lương từ ngân
sách nhà nước nên đến tháng 2 năm 1959 Chính Phủ quyết định phân phối lại thu nhập và đã đổi tiền lần thứ 2 với tỷ lệ 01
đồng NHQG mới ăn 1000 đồng NHQG cũ. Với giá trị mới này, vào thời điểm từ tháng 2/1959 đến tháng 10/1960 một đồng
NGQGVN bằng 1,36 Rúp Liên Xô và cũng tương đương 1,2 USD.Đến tháng 10/ 1961 đồng tiền NHQG VN ở miền Bắc
được đổi tên thành đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt nam (NHNN VN) với cùng một mệnh giá để tránh trùng tên với
đồng tiền NHQG ở miền Nam của chính phủ VNCH.
THỰC TRẠNG

Lần thứ tư: Ngày 6/6/1975 - 5 tuần sau ngày giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam
Việt Nam đã ra Nghị định số 04/PCT - 75 về thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do Ông Trần Dương làm Thống
đốc. Đến ngày 22/ 9/1975, dưới sự lãnh đạo của Bộ chính trị và Trung Ương đảng lao động Việt Nam, Chính phủ cách
mạng lâm thời Cộng Hoà miền nam Việt Nam đã tổ chức cuộc đổi tiền trên qui mô toàn miền nam để đưa đồng tiền
mới lấy tên là "Tiền Ngân hàng Việt Nam" (còn gọi là tiền giải phóng) vào lưu thông với tỷ lệ 1 đồng NHVN ăn 500đ
tiền của VNCH và tương đương với 1 USDLần thứ năm: Ngày 2/5/ 1978 - Đúng dịp kỷ niệm 3 năm ngày giải phóng
hoàn toàn miền nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam công bố đổi tiền lần thứ 3 trên phạm vi toàn quốc, thống nhất tiền
tệ cả nước với tỷ lệ 1đồng tiền NHNN cũ ở miền Bắc hoặc 0,8 đồng tiền Giải phóng ở miền Nam ăn 1đồng NHNN
mới.Lần thứ sáu: 14/9/1985:, trước tình hình diễn biến phức tạp của lưu thông hàng - tiền và nạn khan hiếm tiền mặt
nghiêm trọng trong thanh toán, Nhà nước lại công bố đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền NHNN cũ ăn 1 đồng tiền NHNN
mới phục vụ cuộc cách mạng về giá và lương. Nhà nước đã cho phát hành thêm vào lưu thông một khối lượng lớn tiền
tương đương với 1,38 lần khối lượng tiền mới đã phát hành trong đợt đổi tiền trước đó để phục vụ công cuộc cải cách
lương và giá.
THỰC TRẠNG
Vì sao?
Việt Nam đã đổi tiền nhiều lần trong lịch sử để điều chỉnh và cải thiện nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, và thích nghi với
các biến động trong nền kinh tế quốc tế. Các quyết định đổi tiền thường được đưa ra để đảm bảo ổn định và phát triển bền
vững của nền kinh tế.

Một số hình ảnh tiền tệ Việt Nam trong lịch sử:


THỰC TRẠNG

Khi kinh tế suy thoái, lạm phát ngân hàng như thế nào ?
Nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng trung ương là đảm bảo ổn định giá cả. Điều này có
nghĩa là họ cần kiểm soát cả lạm phát (khi giá tăng) và giảm phát (khi giá suy giảm).

Khi lạm phát tăng cao, hệ thống ngân hàng không phải là ngoại lệ, mà ngược lại còn có
thể rơi vào tâm điểm khủng hoảng do tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp từ lạm phát cao
và các biện pháp chống lạm phát với các hệ quả nhãn tiền như thu hẹp hoạt động, giảm
giá trị tài sản nắm giữ, kinh doanh thua lỗ, giá cổ phiếu giảm, nợ xấu tăng cao... và việc
tháo chạy khỏi ngân hàng (bankrun) gây ra tình trạng phá sản ngân hàng và đẩy cao rủi
ro hệ thống.
THỰC TRẠNG

Giải pháp => Nếu tỷ lệ gia tăng lạm phát quá cao, Nhà nước sẽ phải thực hiện chính
sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, đồng thời ngân hàng Trung Ương cũng sẽ
tăng mức lãi suất nhằm giảm nguồn cung tiền ra thị trường. Lãi suất ngân hàng tăng
khiến doanh nghiệp hạn chế vốn vay nhưng lại khuyến khích người dân gửi tiền vào
ngân hàng dẫn đến lượng tiền lưu thông trên thị trường giảm, giá trị đồng tiền tăng,
kiềm chế lạm phát.

Ngược lại, khi tỷ lệ lạm phát giảm xuống mức tiêu cực khiến nền kinh tế trì trệ, Nhà
nước sẽ thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ để kích thích nền kinh tế. Lúc này, lãi
suất ngân hàng giảm nhằm kích thích các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng sản
xuất kinh doanh.
YOUR LOGO DOCER DOCER PRESENTATION//SLIDE

THANKS FOR WATCHING


Công nhân trao đổi các dịch vụ lao động để lấy tiền,
người tiêu dùng mua bán hàng hóa thông qua trao đổi
tiền. Con người nhận tiền không phải để trực tiếp dùng nó
mà là vì về sau có thể đổi tiền lấy các hàng hóa dịch vụ
khác. Tiền là phương tiện qua đó người ta trao đổi hàng
hóa và dịch vụ.

You might also like