You are on page 1of 27

Chương 5.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ


CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1. Khái quát về tiền
a/ Khái niệm :
Tiền là phương tiện thanh toán được
chấp nhận chung và được dùng bất kỳ lúc
nào, để thanh toán bất kỳ một khoản là
bao nhiêu, cho bất kỳ ai .
b/ Chức năng của tiền:
thước đo giá trị
phương tiện trao đổi
phương tiện thanh toán
phương tiện cất trữ
⚫ Hình thái của tiền: 3 hình thái chính
Hóa tệ : là hàng hóa được sử dụng với chức năng của
tiền. Vd: lúa, vàng,bạc,…
Tín tệ: là tiền giấy, đươc sử dụng dựa vào uy tín của
người phát hành.
Bút tệ: là tiền được ghi chép trên hệ thống sổ sách của
Ngân hàng.
2. Cung tiền tệ
Là giá trị của toàn bộ quỹ tiền hiện có để
giao dịch, gồm các thành phần :
- M1: tiền giao dịch ngay
- M2 , M3, . . .
Lượng tiền mạnh (H)
• Tiền cơ sở là toàn bộ lượng tiền quy ước đã
được phát hành vào nền kinh tế, dưới hai
dạng là tiền mặt ngoài ngân hàng và dự trữ
trong ngân hàng.
• H=C+R
• C: tiền mặt ngoài ngân hàng
• R: tiền dự trữ trong ngân hàng
Lượng tiền giao dịch (M1)
• M1 là lượng tiền dùng giao dịch, có thể sử
dụng ngay lập tức mà không bị bất kỳ hạn chế
nào.
• M1 = C + D
• C: tiền mặt ngoài ngân hàng
• D: tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng.
M2 = M1 + tiền gửi có kỳ hạn và tiền tiết kiệm
M3 = M2 + Tín dụng
Cơ số tiền và thừa số tiền
• Cơ số tiền là lượng tiền giấy và tiền kim loại
ngoài ngân hàng cộng với tiền dự trữ trong
ngân hàng. Đây là toàn bộ tiền do NHTW phát
hành.
• Thừa số tiền (số nhân tiền tệ) là hệ số phản
ánh khối lượng tiền được tạo ra từ 1 đơn vị
tiền cơ sở
Công thức tính KM

Quỹ tiền = Thừa số tiền x Cơ số tiền


M = KM . H
➔ KM = M / H

M: lượng tiền giao dịch (quỹ tiền)


• Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi
không kỳ hạn vào ngân hàng
• c = C/D
C : tiền mặt ngoài ngân hàng
D: tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng
• Tỷ lệ dự trữ:
• r = R/D
R: lượng tiền dự trữ
KM = M/H
➔ KM = (c+1)/ (c+r)

Số nhân của tiền luôn lớn hơn 1


Số nhân của tiền tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự
trữ
Số nhân của tiền tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tiền
mặt ngoài ngân hàng.
3. Ngân hàng
• Ngân hàng trung gian: bao gồm ngân hàng
thương mại, ngân hàng đầu tư, tổ chức tín
dụng…
• Ngân hàng trung ương: là ngân hàng nhà
nước của mỗi quốc gia
Ngân hàng trung gian
• Khi gửi tiền vào ngân hàng trung gian, khoản tiền
gửi được chia thành 2 phần
- Dự trữ (r) = dự trữ bắt buộc (rr) + dự trữ tùy ý (re)
- Lượng tiền kinh doanh
Lượng tiền kinh doanh là toàn bộ lượng tiền còn lại
ngân hàng sẽ đem đi cho vay hay thực hiện các
nghiệp vụ ngân hàng. Điều này làm cho M tăng lên
Ví dụ
Ngân hàng Tiền gửi Dự trữ Cho vay
(10%)
A 1000 100 900
B 900 90 810
C 810 81 729
TỔNG 2710 271 2439
Ngân hàng trung ương
• Ngân hàng trung ương có các chức năng:
- Kiểm soát lượng tiền lưu thông trong nền kinh
tế
- Đưa ra quy định về tỷ lệ dự trữ
- Phát hành tiền
- Điều tiết kinh tế vĩ mô
- Cho ngân hàng trung gian vay
- …
Ba công cụ điều tiết kinh tế

• Tỷ lệ dự trữ bắt buộc


• Tỷ suất chiết khấu
• Nghiệp vụ thị trường mở
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

• Chính sách tiền tệ mở rộng: tăng M lên thì


NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
• Chính sách tiền tệ thu hẹp: giảm M xuống thì
NHTW sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
• Công cụ này tác động vào số nhân tiền tệ
Tỷ suất chiết khấu
• Chính sách tiền tệ mở rộng: giảm tỷ suất chiết
khấu, dẫn đến M tăng lên
• Chính sách tiền tệ thu hẹp: tăng tỷ suất chiết
khấu, dẫn đến M giảm xuống
Nghiệp vụ thị trường mở
• Chính sách tiền tệ mở rộng: mua vào trái
phiếu, chứng khoán trên thị trường, dẫn đến
M tăng lên.
• Chính sách tiền tệ thu hẹp: bán ra trái phiếu,
chứng khoán trên thị trường, dẫn đến M giảm
xuống.
4. Cầu tiền
1. Khái niệm :
⚫ Cầu tiền tệ là lượng tiền mà dân chúng,
các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước
… (tức các chủ thể trong nền kinh tế) cần
giữ để chi tiêu.
2. Nguyên nhân của việc giữ tiền :
- Do cần chi trả (Dt - transaction)
- Do cần dự phòng (Dp - precautionary)
- Do cần đầu cơ (Ds –speculator)
D M = Dt + Dp + Ds
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu tiền
• Sản lượng: cầu tiền giao dịch và dự phòng
tăng lên khi sản lượng tăng lên
• Lãi suất: Lãi suất tăng, chi phí cơ hội việc giữ
tiền càng lớn, người ta càng ít muốn giữ tiền
trong tay, cầu tiền giảm
• Giá cả: khi giá cả tăng lên, người dân có nhu
cầu giữ nhiều tiền, cầu tiền sẽ tăng.
5. Sự cân bằng trên thị trường tiền
tệ
⚫ Điều kiện:SM = DM
➔ Phương trình cb: M = D0 + Dmi . i
i
SM
ie

DM

0 M
• Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ là nơi giao
nhau của cung tiền và cầu tiền:
- Cung tiền do ngân hàng trung ương kiểm soát,
mức cung tiền thường là cố định, không phụ
thuộc vào lãi suất. Đường cung tiền thẳng
đứng song song trục tung
- Cầu tiền nghịch biến với lãi suất
Sự dịch chuyển
• Khi cung tiền dịch chuyển, cầu tiền không đổi,
sẽ làm cho lãi suất thay đổi.
• Khi cầu tiền dịch chuyển, cung tiền không đổi,
sẽ làm cho lãi suất thay đổi.
THẢO LUẬN NHÓM
1/ Trình bày cách thức ngân hàng tạo ra tiền như
thế nào? Cho ví dụ.
2/ Ngân hàng Trung Ương có những chính sách
gì để kiểm soát lượng tiền cung ứng và lưu
thông trên thị trường tiền tệ? Cho một ví dụ.

You might also like