You are on page 1of 16

KTVM cuối kỳ

CHƯƠNG 4: THẤT NGHIỆP


- Dân số chia thành 2 nhóm: ngoài độ tuổi lđ và trong độ tuổi lđ:
+ Trong độ tuổi lao động (từ đủ 15t trở lên) (3 nhóm):
> Người có việc làm: đủ 15t trở lên: đang làm công việc hưởng lương bằng tiền hay
hiện vật.
đang làm công việc không được hưởng lương…

> Người thất nghiệp: đủ 15t trở lên: có hoạt động tìm việc, sẵn sàng làm việc với mức
lương XH quy định, tìm mãi không được, không biết tìm ở đâu, trong tuần lễ có số giờ
làm dưới 8h, có nhu cầu tìm việc mà không tìm được việc.
 LLLĐ: tổng số lao động gồm người có việc và thất nghiệp.
> Không nằm trong LLLĐ: không thuộc 2 nhóm trên (người già cả, nội trợ, tàn tật,
không thích làm việc, sinh viên trong quá trình đào tạo)
+ Nhóm ngoài độ tuổi lao động.
- Tỉ lệ thất nghiệp (u-rate):
Ur = 100% x thất nghiệp/LLLĐ
- Tỉ lệ tham gia LLLĐ:
Tỉ lệ tham gia LLLĐ = 100% x LLLĐ/dân số tuổi trưởng thành.
- Tỉ lệ thất nghiệp không là chỉ số hoàn hảo của tình trạng thất nghiệp hay thị trường lao
động :
+ Không gồm lao động nản long.
+ Không phân biệt được công việc full và part time.
+ Báo cáo sai tình hình làm việc…
 Tuy nhiên vẫn là thước đo hữu ích về thị trường lao động và nền kinh tế.
- Nền kinh tế luôn có thất nghiệp và thay đổi từ năm sang năm.
- Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên:
+ Tỉ lệ thất nghiệp thông thường mà tỉ lệ thất nghiệp thực dao động quanh nó.
+ Luôn tồn tại kể cả dài dạn.

NTL
- Thất nghiệp chu kỳ:
+ Biểu thị độ lệch của thất nghiệp thực tế trong ngắn hạn so với thất nghiệp tự nhiên.
+ Có tính ngắn hạn và lên xuống theo chu kỳ kinh doanh.
+ Thường xảy ra trong kỳ suy thoái của nền kinh tế (tổng cầu giảm  nhu cầu lao động
giảm  dư cung trên thị trường lao động).
- Thất nghiệp tự nhiên (không thể tránh khỏi) (2 loại: cơ cấu và cọ sát )
+ Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi không đủ việc làm cho người tìm việc.
Cung lao động vượt cầu (việc làm ít hơn lao động).
Sự thay đổi cấu trúc ngành (thay đổi cầu hàng  đổi cầu lao động).
Cầu lao động tăng ở khu vực mở rộng và giảm ở khu vực đang thu hẹp (tăng trưởng
kte  đổi cầu lao động)
“Kỹ năng không phù hợp” (có kỹ năng cho ngành cũ nhưng không có kĩ năng cho
ngành mới).
+ 3 nguyên nhân của thất nghiệp tự nhiên:
> Luật tiền lương tối thiểu (tăng thu nhập lao động, giảm đối với người không tìm
được việc)
> Hoạt động công đoàn (thương lượng tiền lương, gây ra xung đột, thất nghiệp…)
> Lý thuyết tiền lương hiệu quả (lương cao hơn mức cân bằng thì hđ hiệu quả hơn).
+ Thất nghiệp cọ sát (3 nguyên nhân): dành thời gian  tìm việc phù hợp nhất với bản
thân.
Có trong ngắn hạn.
> Tìm việc: là quá trình kết nối trùng khớp giữa người tìm việc với công việc thích
hợp.
Sở thích + kỹ năng khác nhau  chậm trễ tìm việc  kéo dài thời gian và số lượng
thất nghiệp.
> Dịch chuyển ngành: là những thay đổi trong nhu cầu giữa các ngành hoặc vùng của
một quốc gia.
 Nền kinh tế luôn thay đổi  thất nghiệp cọ xát là không tránh khỏi.
> Bảo hiểm thất nghiệp (UI): chương trình của chính phủ  duy trì 1 phần thu nhập
của lđ khi thất nghiệp.
UI làm tăng thất nghiệp cọ xát vì “con người phản ứng với các động cơ khuyến
khích”
- Chính sách công và tìm việc:
+ Văn phòng làm việc chính phủ: cung cấp thông tin về việc làm  lao động tìm dc việc
phù hợp.
+ Chương trình huấn luyện công cộng: trang bị kỹ năng cần thiết cho lao động ở ngành
suy giảm  chuyển sang ngành CN phát triển.

NTL
- Tác động của DN:
+ Chi phí của thất nghiệp:
> Cá nhân: mất mát thu nhập và tổn thương tâm lý, kĩ năng lao động bị giảm.
> Nền kinh tế: thất nghiệp chu kì, quy luật Okun…
+ Lợi ích của thất nghiệp:
> Tạm thời làm cho phân bổ nguồn lực XH hiệu quả hơn.
> Thêm tgian nghỉ ngơi.
CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG TIỀN TỆ
- Tiền: tài sản được sử dụng để mua hàng hóa dịch vụ.
tài sản được chấp nhận rộng rãi, làm phương tiện trao đổi.
đại diện cho quyền được hưởng hàng hóa dv trong tương lai.
- Nếu không có tiền:
+ Việc buôn bán = trao đổi hàng (barter).
+ Mọi giao dịch cần có sự trùng hợp kép về cầu (double coincidence of wants).
+ Mất tgian để kiếm người trao đổi, buôn bán  phí phạm nguồn lực.
 Tiền tồn tại thuận lợi cho hđ sản xuất, trao đổi, nâng cao mức sống.
- Chức năng của tiền: (4 chức năng)
+ Trung gian trao đổi
+ Đơn vị tính toán: niêm yết giá, ghi nợ
+ Phương tiện cất trữ giá trị: tiền không là ptien cất trữ duy nhất, của cải là từ chỉ các
loại ptien cất trữ giá trị.
+ Tính thanh khoản (thanh toán): mức độ dễ dàng chuyển tài sản thành ptien trao đổi.
- Các loại tiền: (2 loại)
+ Tiền hàng: tồn tại dưới dạng hàng hóa, có giá trị thực chất (giá trị cố hữu) (VD: đồng
vàng, thuốc lá ở trại)
+ Tiền pháp định (fiat money): tiền không có giá trị thực chất, được xem là tiền do chính
phủ quy định (VD: USD, VND)
- Đo lường khối lượng tiền:
+ Khối lượng tiền: là lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế.
+ Các loại khối lượng tiền:
> Tiền mặt (Cu): tiền giấy, đồng (không tính trong ngân hàng).
> Tiền gửi không kỳ hạn (D): là số dư trong các tk ngân hàng, có thể rút ra bằng séc.
M1: tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn. M1/MS = Cu + D
M2: M1 + các khoản tiết kiệm
+ Lượng cung tiền (MS): tiền mặt (Cu) và tiền gửi không kỳ hạn (D)
MS = Cu + D = MB – R + D
NTL
+ Lượng tiền cơ sở (MB): tiền mặt (Cu) và tiền dự trữ của ngân hàng (R)
MB = Cu + R
+ Hệ thống ngân hàng (2 cấp): NH trung ương  các NH trung gian.
> NH trung ương: cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ.
> Chức năng (5 chức năng):
Dùng công cụ chính sách tiền tệ  kiểm soát lượng cung tiền, điều tiết KTVM.
Điều tiết NHTW, giữ vai trò “người cho vay cuối cùng”
Không kinh doanh tiền tệ
Độc quyền in và phát hành tiền
Quản lí tiền cho chính phủ.
> NH trung gian: là tổ chức trung gian tài chính.
có chức năng kinh doanh tiền tệ và đầu tư.
lợi tức là phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.
nhận tiền gửi ngắn hạn và tiền ký gửi sử dụng séc.
tạo tiền.
tạo ra loại tài sản có thể sử dụng trong thanh toán.
- Dự trữ tại ngân hàng:
+ Tỉ lệ dự trữ ( reserve ratio ): tiền NH giữ lại dưới dạng dự trữ.
+ Tỉ lệ dự trữ bắt buộc: tỉ lệ dự trữ tối thiểu phải giữ lại từ các khoản tiền gửi.
rbb = lượng tiền dự trữ / lượng tiền gửi
+ Tỉ lệ dự trữ dôi ra (tùy ý): dự trữ nhiều hơn mức tối thiểu để đảm bảo ngân hàng
không bị thiếu tiền mặt trả cho khách hàng.
- Cung tiền và quá trình tạo tiền:
+ Khi không có hệ thống ngân hàng thương mạị.
 Cung tiền (MS) vẫn = số lượng tiền cơ sở ban đầu NHTW in ra (MS = MB)
+ Ngân hàng TM hoạt động theo nguyên tắc dự trữ 100%.
 Cung tiền (MS) vẫn bằng lượng tiền cơ sở NHTW in ra (NHTM dự trữ 100% không
tác động đến quy mô của lượng cung tiền) (MS = MB)
+ Ngân hàng TM hoạt động theo nguyên tắc dự trữ 1 phần (r<100%).
 Tạo ra tiền nhưng không tạo ra sự giàu có (MS > MB)
- Số nhân tiền: số tiền mà hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra từ mỗi dola dự trữ (r).
+ Số nhân tiền = 1/r (ký hiệu: mM)
MS = MB x mM = MB x 1/r  r = MB/MS x100% (r: tỉ lệ dự trữ bắt buộc)

NTL
- Các công cụ kiểm soát tiền tệ của NHTW: NHTW có thể thay đổi lượng cung tiền bằng
việc thay đổi R hoặc mM. (3 công cụ)
+ Nghiệp vụ thị trường mở (OMOs): việc mua trái phiếu chính phủ của NHTW (tăng
MS), NHTW sẽ bán trái phiếu chính phủ (giảm R và MS).
> Thay đổi lãi suất chiết khấu  R
> Lãi suất chiết khấu cao  MS giảm
> Lãi suất chiết khấu thấp  MS tăng
+ Tỉ lệ dự trữ bắt buộc : tỉ lệ dự trữ = R / D (R: tiền dự trữ, D: tiền gửi không kỳ hạn).
> Thay đổi tỉ lệ dự trữ  mM.
> Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc  MS giảm
> Giảm ti lệ dự trữ bắt buộc  MS tăng
+ Lãi suất chiết khấu.
- 2 lí do NHTW sử dụng 3 công cụ  kiểm soát cung tiền:
+ NHTW không kiểm soát được lượng tiền mà các hộ gđ quyết định gửi vào các NHTM
+ NHTW không kiểm soát được lượng tiền mà các NHTM cho vay.
- Số nhân tiền trong trường hợp dân chúng không gửi hết tiền vào NHTM:

c: tỉ lệ Cu so với D  MS = mM x MB
+ Số nhân tiền ( mM ): phản ánh mức độ mỗi đồng tiền cơ sở tạo thành cung tiền lớn
hơn, hay là khả năng tạo tiền của NHTM.
- Tăng trưởng về tiền và lạm phát:
+ “Gía cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền”.
+ Lạm phát là sự tăng lên về 1mức giá và giảm giá trị đồng tiền.
- Cầu tiền (MD): là khối lượng tiền mà các chủ thể (hộ gia đình và DN) muốn nắm giữ.
+ 3 lí do mà mọi người muốn giữ tiền:
> Động cơ giao dịch (transaction motive): để thực hiện các khoản thanh toán thường
xuyên.
> Động cơ dự phòng (precautionary motive): để đáp ứng các giao dịch không đoán
trước được.
> Động cơ đầu cơ (speculative motive): giữ tiền với tư cách là 1 bộ phận trong mục
đầu tư.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu tiền (MD):
> Mức giá (P) tăng  MD tăng.

NTL
> Thu nhập thực (Y) tăng  MD tăng.
> Lãi suất (r) tăng  MD giảm
 Cầu tiền nghịch biến với giá trị đồng tiền và đồng biến với mức giá (P).
 Theo thuyết số lượng tiền tệ: lượng tiền hiện có trong nền kinh tế quyết định giá trị
của tiền. Tăng MS là nguyên nhân của lạm phát P tăng.
+ MS tăng, MS > MD  thừa tiền.
+ Để tránh thừa tiền  người dân tiêu dùng cho HH và DV, cho ng khác vay  tăng
cầu hàng.
+ Nhưng cung hàng không tăng  giá tăng.
- Sự phân đôi cổ điển (biến thực, biến danh nghĩa):
+ Biến thực: đo bằng đơn vị hiện vật. (VD: GDP thực, lãi suất thực, tiền lương thực,
…)
+ Biến danh nghĩa: đo bằng đơn vị tiền tệ. (VD: GDP danh nghĩa, lãi suất, tiền lương
danh nghĩa…)
+ MS ảnh hưởng đến biến danh nghĩa, không ảnh hưởng đến biến thực.
+ Nếu ngân hàng TW tăng gấp đôi cung tiền:
> Tất cả các biến danh nghĩa, bao gồm mức giá sẽ tăng gấp đôi
> Tất cả các biến thực, bao gồm giá tương đối sẽ không đổi.
- Tính trung lập của tiền: là thay đổi cung tiền không tác động đến các biến thực.
+ Tăng gấp đôi cung tiền  giá danh nghĩa tăng gấp đôi và giá tương đối không đổi.
+ Thay đổi cung tiền không làm thay đổi:
> Tiền lương thực tế W/P.
> Số lượng cung lao động.
> Số lượng cầu lao động.
> Tổng số lao động được sử dụng.
> Việc sử dụng nguồn lực không đổi  tổng sản lượng không đổi.
 Sự phân đôi cổ điển và tính trung lập của tiền mô tả nền kinh tế trong dài hạn.
- Vòng quay của tiền (tốc độ lưu thông tiền tệ): là số lần tiền được thanh toán từ người
này sang người khác.
P x Y = GDP danh nghĩa
Tốc độ lưu thông tiền tệ:

M: lượng tiền, V: vòng quay


+ M thay đổi không tác động đến Y  tiền có tính trung lập.
+ Tăng cung tiền nhanh chóng  tỷ lệ lạm phát cao.
+ Cung tiền ồ ạt quá mức luôn luôn gây ra siêu lạm phát.

NTL
- Thuế lạm phát:
+ Khi thuế không đủ và vay mượn có hạn  chính phủ in thêm tiền  siêu lạm phát
+ Khi chính phủ tăng nguồn thu từ in tiền gọi là thuế lạm phát (thuế đánh vào người giữ
tiền).
- Lãi suất DN và lãi suất thực:
+ Lãi suất DN: điều chỉnh theo lp.
+ Lãi suất thực: không điều chỉnh theo lp.
 Lãi suất DN = tỉ lệ lp + lãi suất thực (tăng trưởng cung tiền quyết định tỉ lệ lp)
- Hiệu ứng FISHER: điều chỉnh lãi suất danh nghĩa theo lạm phát.
+ Trong dài hạn, tiền có tính trung lập  tăng cung tiền  tỉ lệ lp nhưng không ảnh
hưởng đến lãi suất thực.
+ Lãi suất DN phải điều chỉnh theo tỉ lệ 1:1 với tỉ lệ lp.
- Thuế lp: đánh vào người giữ tiền, không tính người giữ của cải.
- Hiệu ứng FISHER: lãi suất thực lên của cải không đổi.
- Chi phí của lạm phát:
+ Trong dài hạn, thu nhập thực được xác định với biến thực, không phải tỉ lệ lp.
+ Hầu hết mọi người nghĩ lp làm giảm thu nhập thực tế.
+ Chi phí mòn giày (shoeleather costs): nguồn lực bị lãng phí khi lp làm cho người dân
giảm việc giữ tiền.
+ Chi phí thực đơn (menu costs): chi phí do giá cả thay đổi
+ Sự phân bổ sai nguồn lực do biến đổi giá tương đối: các DN không tăng giá tất cả
cùng lúc  giá cả tương đối có thể thay đổi…
+ Nhầm lẫn và bất tiện: thay đổi thước đo giao dịch, làm phức tạp hoạch định dài hạn và
sự so sánh tiền theo tgian.
+ Các bóp méo về thuế:
> Thu nhập DN tăng nhanh hơn thu nhập thực tế.
> Thuế dựa trên thu nhập DN và một số không được điều chỉnh theo lạm phát.
> Lp làm cho việc trả thuế nhiều hơn ngay khi thu nhập thực tế không tăng.
- Chi phí đặc biệt của lạm phát ngoài dự kiến:
+ Tái phân phối lại của cải:
> Lp cao hơn mức dự kiến  chuyển các chủ nợ sang bên nợ.
> Lp thấp hơn mức dự kiến  chuyển từ bên nợ sang cho các chủ nợ.
 Sự phân phối lại hay xảy ra khi lp cao.

NTL
CHƯƠNG 6: TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
- Biến động kinh tế: sự thay đổi số lượng hang hóa dịch vụ được sản xuất ra qua các năm.
+ Khủng hoàng (đình trệ): suy thoái trầm trọng.
+ Biến động kinh tế ngắn hạn được gọi là chu kỳ kinh tế.
- Mô hình tổng cung và tổng cầu để nghiên cứu biến động kinh tế trong cả ngắn và dài
hạn.
- Kinh tế học cổ điển :
+ Sự phân đôi cổ điển (classical dichotomy):
> Biến số thực – đo bằng số lượng, giá tương đối.
> Biến số danh nghĩa – đo bằng tiền.
+ Tính trung lập của tiền (neutrality of money): thay đổi cung tiền tác động đến biến số
DN chứ kp biến số thực.
 Lý thuyết cổ điển mô tả trong dài hạn.
- Mô hình tổng cung và tổng cầu: dùng để giải thích biến động kinh tế trong ngắn hạn.
2 biến số nội sinh trong mô hình:
+ Tổng sản lượng (Y) – đo bằng GDP
thực
+ Mức giá chung (P) – đo bằng chỉ số
giảm phát (DGDP) hoặc chỉ số giá (CPI).
+ Tổng cầu (AD): là tổng sản lượng
hàng hóa trong nước mà các thành phần
kinh tế muốn mua tại mỗi mức giá.
+ Các thành tố của tổng cầu:
AD = C + I + G + X – M
= C + I + G + NX
- Mức giá và tiêu dùng: hiệu ứng của
cải (P tăng  C giảm).
- Mức giá và đầu tư: hiệu ứng lãi suất (P tăng  I giảm).
- Mức giá và xuất khẩu ròng: hiệu ứng tỷ giá hối đoái (P tăng  NX giảm).
+ e = nội tệ/1 đvi ngoại tệ (e tăng  xuất tăng, nhập giảm, nội tệ mất giá).
+ E = ngoại tệ/1 đvi nội tệ (E tăng  xuất giảm, nhập tăng, nội tệ tăng giá).
- Đường tổng cầu dốc xuống: P tăng  cầu HH&DV giảm
+ Hiệu ứng của cải (C giảm).
+ Hiệu ứng lãi suất (I giảm).
+ Hiệu ứng tỷ giá (NX giảm).

NTL
- Sự dịch chuyển đường tổng cầu AD:
+ Di chuyển trên đường AD: trượt dọc (xảy ra do mức giá thay đổi).
+ Dịch chuyển đường AD: thay đổi vị trí của đường tổng cầu.
- Đường tổng cầu có thể dịch chuyển vì: AD = C + I + G + NX
+ Thay đổi tiêu dùng (C) (tài sản gđ, kỳ vọng, chính sách chính phủ, thói quen…).
+ Thay đổi đầu tư ( I ) (lãi suất, chính sách tiền tệ, kỳ vọng, tâm lý bầy đàn, chính sách
chính phủ, môi trường đầu tư).
+ Thay đổi chi tiêu chính phủ ( G) (chính sách chính phủ).
+ Thay đổi xuất khẩu ròng (NX) ( giá trong nước, nước ngoài, thuế XNK, tỉ giá hối
đoái, thu nhập dân cư trong nước và nước ngoài).
- Tổng cung (AS): tổng số hàng hóa dv mà các DN trong nước sản xuất ra và bán tại mỗi
mức giá.
+ Dài hạn (LRAS): đường thẳng đứng.
+ Ngắn hạn (SRAS): đường dốc lên.
- Khi mức giá tăng, không ảnh hưởng đến lượng cung trong dài hạn.
- Trong dài hạn, tổng cung nền kinh tế phụ thuộc vào cung nhân tố sản xuất: lao động, tư
bản, tài nguyên thiên nhiên và trình độ công nghệ, nhưng không phụ thuộc vào mức giá.
- Đường LRAS thẳng đứng tại:
+ Sản lượng tự nhiên (Yn) (các yếu tố ảnh hưởng: lao động, tư bản, TNTN, tri thức CN)
+ Sản lượng tiềm năng(Yp).
+ Sản lượng toàn dụng.
 Mức sản lượng đạt được khi thất nghiệp ở mức tự nhiên (mức thông thường).
- Trong dài hạn, tiến bộ công nghệ làm dịch chuyển LRAS
sang phải.
- Tăng cung tiền  AD dịch chuyển sang phải.
 Lạm phát và sản lượng tăng trưởng liên tục.

- AS trong ngắn hạn (SRAS).


+ Đường SRAS dốc lên:
> Tăng P khoảng 1-2 năm.
> Tăng cung HH&Dv.
 Hệ số góc dương của SRAS là chìa khóa để nắm bắt các
biến động trong ngắn hạn.

NTL
- Nếu AS dốc đứng  các thay đổi của AD không ảnh
hưởng đến sản lượng hay lao động.

- Nếu AS dốc lên  dịch chuyển của AD sẽ tác động


đến sản lượng và lao động.
- Gía tỷ lệ thuận với mức sản lượng cung ứng.
- Sự không hoàn hảo của thị trường  cung dài và ngắn hạn khác nhau.
- SRAS là đường dốc lên do:
+ Lý thuyết tiền lương cứng nhắc ( mức lương bình quân trả người lđ cao hơn mức
lương bình quân trên thị trường dc quy định bởi quan hệ cung-cầu sức lao động).
> W = W  P tăng  W/P giảm  L tăng  Y tăng.
> Chưa kịp chỉnh lương  thuê lao động rẻ hơn  sản xuất nhiều hơn.
+ Lý thuyết sự nhận thức sai lầm
> Sự thay đổi mức giá  DN nhận thức sai  tăng sản xuất.
 công nhân nhận thức sai khi thấy lương danh nghĩa tăng nhưng
giá hh dv cũng tăng  DN có lợi hơn  thuê nhiều lđ và sx nhiều hơn.
+ Lý thuyết giá cả cứng nhắc (giá cả không thay đổi hoặc điều chỉnh chậm).
> Khi thay đổi giá DN tốn chi phí thực đơn.
> DN không đổi giá để giữ khách  giá rẻ hơn  bán được nhiều hơn  sản xuất
nhiều hơn.
- Sự dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn:

+ Các nhân tố làm dịch chuyển đường tổng


cung dài hạn cũng làm dịch chuyển đường
tổng cung ngắn hạn.

+ Gía các nhân tố sản xuất thay đổi.

+ Mức giá dự kiến thay đổi.

NTL
- Cân bằng trong dài hạn:
+ PE = P.
+ Y = Y.
+ Thất nghiệp đạt mức tự nhiên.

- Cân bằng trong ngắn hạn:


+ Nền kinh tế suy thoái:

+ Nền kinh tế bùng nổ:

- Biến động kinh tế: sử dụng mô hình tổng cầu - tổng cung  giải thích.
Nguyên nhân: do dịch chuyển AD và AS gây ra.
- Cú sốc cầu là: một sự kiện bất ngờ, làm tăng hoặc giảm nhu cầu đối với 1 loại hhdv.
- Cú sốc làm dịch chuyển tổng cầu:
+ Cú sốc làm giảm tổng cầu  trong ngắn hạn, nhân tố làm dịch chuyển AD  biến
động sản lượng và việc làm.

NTL
- Cú sốc làm dịch chuyển tổng cầu:
+ Trong dài hạn, tiền lương kịp thời điều chỉnh  AS dịch chuyển  nền kinh tế về
mức tự nhiên  thay đổi AD chỉ làm thay đổi mức giá chung, không thay đổi sản lượng
và việc làm.
+ Tác động khi tổng cầu giảm:

- Cú sốc làm dịch chuyển tổng cung:


+ Xảy ra do sự thay đổi giá các yếu tố đầu vào.
+ Tác động của cú sốc tổng cung bất lợi:

> Trong ngắn hạn: sản lượng giảm, thất nghiệp tăng, giá cả tăng.

NTL
 Lạm phát đi kèm suy thoái:
- Các nhà hoạch định không làm gì cả: nền kte tự điều chỉnh trong dài hạn.
- Tăng tồng cầu  chính sách thích ứng.

- Cắt giảm tổng cầu  chính sách ổn định giá cả.

NTL
CHƯƠNG 7: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TÀI
KHÓA LÊN TỔNG CẦU
- Lý thuyết ưa thích thanh khoản của Keynes: lãi suất (r) được quyết định bởi cung và cầu
tiền.
- Hiệu ứng FISHER: lãi suất danh nghĩa = tỉ lệ lạm phát + lãi suất thực
 Khi lãi suất DN tăng thì lãi suất thực cũng tăng tương ứng và ngược lại.
- Cung tiền MS:
+ Do NHTW kiểm soát.
+ Cung tiền không phụ thuộc vào lãi suất  đường
thẳng đứng

- Cầu tiền MD:


+ Phản ánh số lượng của cải mà người dân muốn nắm giữ dưới dạng thanh khoản.
+ Của cải gồm 2 loại:
> Tiền – có tính thanh khoản nhưng không có lãi suất.
> Trái phiếu – có lãi suất nhưng không thanh khoản.
+ Thể hiện sự ưa thích thanh khoản của người dân.
+ Y, r và P đều tác động đến cầu tiền.
+ Lãi suất là chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
> r tăng  giữ tiền mặt giảm  dùng tiền mua
trái phiếu  hưởng lãi suất.
 r tăng thì cầu tiền giảm.
- Lãi suất cân bằng: là tại đó cung tiền = cầu tiền.

- Thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ:
+ Thu nhập (Y) tăng:
Hộ gđ mua nhiều hhdv hơn  cần nhiều tiền hơn  bán
trái phiếu  có tiền.
Y tăng  cầu tiền tăng (MD), dịch chuyển sang phải  lãi suất (r) tăng.

NTL
+ Gía (P) tăng:
Hộ gđ cần nắm giữ tiền nhiều hơn  mua hhdv như trước.
Gía tăng  cầu tiền tăng  lãi suất cân bằng tăng  đầu tư giảm (I), tăng tiết kiệm
tiêu dùng  lượng cầu hàng giảm.
- Thay đổi cung tiền  r giảm  cầu hàng tăng (giá không đổi)  AD dịch chuyển sang
phải và ngược lại.
- Bẫy thanh khoản: chính sách tiền tệ kích cầu thông qua việc giảm lãi suất.
+ Khi lãi suất = 0.
+ Chính sách tiền tệ không có tác dụng, vì lãi suất danh nghĩa không thể giảm thêm được
+ NHTW có thể làm cho lãi suất âm bằng cách tăng lạm phát kỳ vọng.
+ NHTW có thể thực hiện nghiệp vụ thị trường mở  giảm lãi suất.
- Chính sách tài khóa tác động lên tổng cầu:
+ Thay đổi chi tiêu chính phủ:
> Chính sách tài khóa: quyết định của chính phủ về thay đổi mức chi tiêu chính phủ và
thuế.
> Chính sách tài khóa mở rộng : tăng G và/or giảm T, dịch chuyển AD sang phải.
> Chính sách tài khóa thu hẹp: giảm G và/or tăng T, dịch chuyển AD sang trái.
 Chính sách tài khóa có 2 tác động lên AD.
- Hiệu ứng số nhân: phần dịch chuyển thêm của AD do chính sách tài khóa làm tăng thu
nhập  tăng chi tiêu ( Y tăng  C tăng  AD dịch chuyển thêm sang phải).
+ Độ lớn của hiệu ứng số nhân phụ thuộc vào mức độ phản ứng của người tiêu dùng khi
thu nhập tăng.
- Xu hướng tiêu dùng biên: phần thu nhập tăng thêm mà người dân chi tiêu thay vì tiết
kiệm.
- Công thức tính số nhân: nền kinh tế cân bằng khi AD = AS.
Y = C + I + G + NX,
Y = C + G (I và NX không đổi)
Y = MPC Y + G (C = MPC Y ).

NTL
NTL

You might also like