You are on page 1of 43

KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

Chào các bạn, chúng mình là UB TLU đây, bạn đang cầm trên tay một siêu phẩm đề
cương một môn học lấy đi biết bao nước mắt của thế hệ trẻ Thăng Long. Ở đây chúng
mình đã dành thời gian, tâm huyết tạo ra một bộ đề cương mà nếu như các bạn tập trung
nghiên cứu mình đảm bảo bạn sẽ hiểu rõ hơn về môn vĩ mô đó!

Chính vì vậy rất hy vọng các bạn khi cầm trên tay siêu phẩm này, hãy ngay lập tức nghiên
cứu nó và đừng bỏ sót phần nào cả! Chúng mình đã cô đọng những điều trọng tâm nhất rồi.
Nếu như có chỗ nào sai sót hoặc chưa hiểu hãy liên hệ lại với chúng mình nhé! Chúc các
bạn có một kỳ thi thật suôn sẻ! See you.
Liên hệ: Phí Minh Tú – 096.944.6016

CHƯƠNG 1. TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Mục Đích: Chương số 1 chúng ta cần nắm rõ được 3 điều sau:


− Các loại tiền và chức năng của tiền
− Cách NHTM tạo ra tiền trên thị trường
− Cách kiểm soát lượng cung tiền của NHTƯ
1.1. Các loại tiền và chức năng của tiền
1.1.1. Các loại tiền: Có 2 loại tiền điển hình là
− Tiền hàng hóa: Hiểu đơn giản là những hàng hóa được sử dụng là tiền và chúng có giá
trị cố hữu (nghĩa là kể cả khi nó không là tiền nó vẫn có giá trị riêng)
VD: Vàng, Bạc, , …
− Tiền pháp định: Là tiền không có giá trị cố hữu (Cần có pháp luật công nhận để đồng
tiền đó có giá trị)
VD: Tiền giấy, tiền Polyme….

1.1.2. Chức năng của tiền


− Phương tiện trao đổi.
− Phương tiện thanh toán.
− Phương tiện cất giữ giá trị.

1
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

1.2. Cách các NHTM tạo ra tiền và cách tính số nhân tiền
1.2.1. Cách các NHTM tạo ra tiền
Chúng ta ai cũng biết ngân hàng thương mại ví dụ như ACB, BIDV, MB, … sẽ nhận tiền
gửi từ mọi người và cho vay một phần trong lượng tiền gửi đó kèm theo các lãi suất vay và
cho vay. Chính các hoạt động đó sẽ làm cho lượng tiền được nhân lên sau mỗi quá trình
nhận tiền gửi rồi lại cho vay.

Để biết được lượng tiền được tạo ra thông qua hoạt động của NHTM chúng ta cần nắm
được những công thức sau và áp dụng vào bài tập:
− Các ký hiệu
MB: Cung tiền mạnh, cơ sở tiền tệ, lượng tiền cơ sở (đó là 3 tên gọi thường gặp);
Cu: Tiền mặt trong lưu thông (là những đồng tiền không nằm trong các ngân hàng);
R: Tiền dự trữ trong ngân hàng;
D: Lượng tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng;
rd: Tỷ lệ dự trữ của NHTM (rd = R/D);
Cd : Tỉ lệ rò rỉ tiền mặt (Cd = Cu/D);
MS: Lượng cung tiền trên thị trường.

− Công thức liên quan


1. MB = Cu + R (đây là công thức xác định MB khi đề bài cho Cu và D)
2. Số nhân tiền: Có 2 trường hợp:
− TH1: Không có rò rỉ tiền mặt: nghĩa là Cu=0 thì:
Số nhân tiền = 1/ rd
− TH2: Có rò rỉ tiền mặt: nghĩa là Cu > 0 thì:
𝟏+𝑪𝒅
Số nhân tiền =
𝐂𝐝+ 𝐫 𝐝
3. Cung tiền: có 2 công thức:
MS = Cu + D (dùng khi đề bài cho Cu và D)
MS = MB x Số nhân tiền (dùng khi đề bài cho MB)
*Lưu ý: Khi xác định rd ta cần xem kỹ NHTM có tự ý dự trữ thêm hay không (gọi là dự trữ
vượt quá/dôi ra). Nếu không có dự trữ vượt quá thì thì rd sẽ bằng với rbb (tỷ lệ dự trữ bắt
buộc). Còn tự ý dự trữ thêm thì:
rd = rbb + rvm (tỷ lệ dự trữ vượt quá)

2
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

*Bài tập minh họa: Bây giờ chúng ta sẽ cùng làm một ví dụ điển hình để biết cách áp dụng
các công thức để xử lý số liệu và tìm ra đáp án.

VD1: Giả sử tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 20%, cơ sở tiền tệ là 1000 tỷ, tỷ lệ dự trữ bắt
buộc là 10%, tỷ lệ dự trữ dôi ra là 10%.
a. Tính số nhân tiền, lượng cung tiền
b. Nếu muốn lượng cung tiền là 2400 tỷ, thì NHTƯ cần thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thành
bao nhiêu. Biết NHTM vẫn giữ nguyên tỷ lệ dự trữ dôi ra.

Cách giải: Đối với bài tập của chương 1 thường sẽ xoay quanh việc tìm cung tiền. Để tính
được cung tiền ta sẽ cần tính được Số nhân tiền. Để tính được số nhân tiền ta cần xác định
được công thức rơi vào TH1 hay TH2. Khi có số nhân tiền ta chỉ cần nhân nó với MB là sẽ
tìm được MS.

Tóm tắt Bài tập:


Tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi: Cd = Cu/D = 20%
Cơ sở tiền tệ MB = 1000 tỷ
rbb = 10% và rvm = 10% => rd = rbb + rvm = 20%

Bài giải:
1+𝐶𝑑 1+ 0,2
a. Số nhân tiền = = = 3 (Dùng công thức này vì có rò rỉ tiền mặt)
Cd+ r d 0,2+0,2
MS = MB x Số nhân tiền = 1000 x 3 = 3000 tỷ
b. Để cung tiền là 2400 tỷ thì Số nhân tiền khi đó sẽ là:
MS/MB = 2400 / 1000 = 2,4
1+𝐶𝑑 1+ 0,2
Ta có: Số nhân tiền =  2,4 = => rd = 0,3
Cd+rd 0,2+rd
rd = rbb + rvm = 0,3 => rbb = 0,3 – 0,1 = 0,2
Vậy NHTƯ cần thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thành 0,2 để cung tiền là 2400 tỷ.

Kết luận: Bài tập chương 1 không khó. Chúng ta hãy học kỹ công thức rồi hiểu từng ký
hiệu và mối quan hệ giữa chúng sau đó vận dụng linh hoạt vào bài tập là sẽ xử lý thành
công. Chúc các bạn làm bài tập tốt nhé!

3
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

1.3. Cách NHTƯ kiểm soát cung tiền trên thị trường
Có 3 cách để NHTƯ kiểm soát lượng cung tiền trên thị trường:

Cách 1: Mua bán trái phiếu chính phủ.


− NHTƯ mua TPCP → Cung tiền tăng (vì NHTƯ phải lấy tiền ra để mua trái phiếu về,
lượng tiền đó sẽ bắt đầu đi vào thị trường làm tăng lượng tiền cơ sở MB→ tăng cung
tiền MS)
− NHTƯ bán TPCP → Cung tiền giảm (TPCP bán ra cho người dân khi đó tiền từ bên
ngoài thị trường sẽ được đưa về NHTƯ làm cho giảm lượng tiền cơ sở MB → cung
tiền MS giảm)

Cách 2: Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc rbb


(Khi thay đổi rbb sẽ làm thay đổi Số nhân tiền từ đó kéo theo sự thay đổi của MS)
− NHTƯ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc → Số nhân tiền giảm → Cung tiền MS giảm.
− NHTƯ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc → Số nhân tiền tăng → Cung tiền MS tăng.

Cách 3: Thay đổi lãi suất chiết khấu.


(Đây là lãi suất khi NHTM vay tiền NHTƯ phải trả, nên ta hiểu nếu lãi suất cao NHTM sẽ
vay tiền của NHTƯ ít đi và ngược lại)
− NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu → Cung tiền giảm.
− NHTƯ giảm lãi suất chiết khấu → Cung tiền tăng.

*Chú ý: Chúng ta cần hiểu rõ các cách kiểm soát cung tiền này của NHTƯ nhất là cách thứ
nhất hiểu rõ bản chất như mình giải thích trong ngoặc để không bị nhầm lẫn. Còn đối với
cách 2 và cách 3 nhớ mẹo đơn giản là lãi suất tỷ lệ nghịch với cung tiền, lãi suất cứ tăng thì
cung tiền sẽ giảm và ngược lại. Lưu ý lãi suất chiết khấu ở đây khác với lãi suất mà chúng ta
hay gặp khi vay ngân hàng nhé!

4
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

Trắc nghiệm

1. Sau khi có hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM), mà cung tiền (MS) không
đổi so với cơ sở tiền (MB) ban đần thì điều này có nghĩa là:
a. Số nhân tiền bằng 0
b. Số nhân tiền bằng 1
c. NHTM có tỷ lệ dự trữ bằng 100%
d. Đáp án (a) và (c) đều đúng
e. Đáp án (b) và (c) đều đúng
Giải thích:
MS = MB x Số nhân tiền, mà tỷ lệ MS so với MB không đổi => Số nhân tiền = 1 hoặc là
NHTM có tỷ lệ dự trữ bằng 100%

3. Những hoạt động nào dưới đây của ngân hàng trung ương để giảm cung tiền:
a. Bán trái phiếu Chính phủ, tăng dự trữ bắt buộc và giảm lãi suất chiết khấu
b. Bán trái phiếu Chính phủ, tăng dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu
c. Bán trái phiếu Chính phủ, giảm dự trữ bắt buộc và giảm lãi suất chiết khấu
d. Bán trái phiếu Chính phủ, giảm dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu
Giải thích:
- Bán trái phiếu CP: Bán trái phiếu ra thu tiền mặt về làm giảm cung tiền MS.
- Tăng dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc tăng làm giảm số nhân tiền => MS giảm.
- Tăng lãi suất chiết khấu: NHTM sẽ ngại vay tiền của NHTW hơn khiến MS giảm.

4. Nếu muốn giảm cung tiền đi 15 tỷ thì ngân hàng trung ương cần thực hiện nghiệp vụ
thị trường mở như thế nào? (Dữ kiện đề bài ở VD1)
a. Ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ trị giá 15 tỷ
b. Ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ trị giá 12 tỷ
c. Ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ trị giá 5 tỷ
d. Ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ trị giá 5 tỷ

5
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

CHƯƠNG 2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Mục đích
− Hiểu được tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế;
− Nắm được các vấn đề trên thị trường ngoại hối;
− Hiểu rõ các chế độ tỷ giá;
− Nắm được cán cân thanh toán là gì.

2.1. Tỷ giá hối đoái


2.1.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Có 2 cách ghi tỷ giá hối đoái danh nghĩa là e (Số ngoại tệ / 1đv nội tệ) và E (Số nội tệ/1 đơn
vị ngoại tệ). Tuy nhiên trong bài chúng ta sẽ chỉ gặp các câu hỏi liên quan đến e.

Định nghĩa: Có thể hiểu đơn giản tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ quy đổi giữa các đồng
tiền khác nhau (tiền so với tiền)
VD: 1 USD = 24 nghìn VNĐ.
Lưu ý: Khi đồng nội tệ lên giá thì lúc đó chúng ta hiểu là tỷ giá e tăng và ngược lại.

2.1.2. Tỷ giá hối đoái thực tế


Khái niệm: Chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản đây là sự so sánh giữa hàng hóa với nhau
của các nước. (hàng so với hàng)

exP
Công thức: Ɛ = ( P là giá hàng hóa trong nước, P* là giá hàng hóa nước ngoài)
P∗

Từ đó chúng ta cần rút ra được kết luận giữa tỷ giá e với xuất khẩu. Cụ thể:
VD: Khi tỷ giá danh nghĩa e tăng theo công thức ta thấy tỷ giá thực tế Ɛ cũng sẽ tăng, nghĩa
là hàng hóa trong nước sẽ đắt hơn so với hàng hóa nước ngoài. Từ đó dẫn đến xuất khẩu sẽ
giảm đi và ngược lại => Tỷ giá danh nghĩa e tỷ lệ nghịch với xuất khẩu.

Tóm tắt: e tăng → Ɛ tăng → Xuất khẩu giảm. (luôn nhớ điều này nhé)

6
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

2.2. Thị trường ngoại hối


Chúng ta có thể hiểu thị trường ngoại hối là thị trường phản ánh lượng cung và lượng cầu
về đồng tiền nội tệ hay ngoại tệ của một nước nào đó.
Vẫn đúng theo luật cung và luật cầu thì đường cầu trên thị trường ngoại hối là đường dốc
xuống và đường cung trên thị trường ngoại hối là đường dốc lên.
− Nguồn cung và nguồn cầu ngoại tệ trên thị trường
+ Cung ngoại tệ: đến từ các hoạt động xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, nhận
viện trợ.
+ Cầu ngoại tệ: đến từ hoạt động nhập khẩu, đầu tư ra nước ngoài, viện trợ ra nước
ngoài.

*Chú ý: Ở phần này chúng ta sẽ gặp những câu hỏi liên quan đến việc cung hay cầu một
đồng tiền nào đó trong các trường hợp giả định. Mình sẽ có vài mẹo nhỏ để các bạn dễ dàng
phân tích và chọn lựa đáp án.

Việc đầu tiên chúng ta cần phân tích câu hỏi để đưa ra nhận định đồng tiền của nước đó sẽ
có giá hơn hay mất giá. Sau đó:
Nếu đồng nội tệ mất giá nghĩa là tỷ giá e giảm → cầu ngoại tệ giảm, cầu nội tệ tăng và
cung ngoại tệ tăng, cung nội tệ giảm. Và ngược lại đối với TH nội tệ tăng giá.

Để nhớ được kết luận trên các bạn hãy tự suy ra mối quan hệ thuận hay nghịch nhau giữa
các yếu tố trong đó nhé!

VD1: Yếu tố nào sau đây làm tăng cầu về đồng Yên trên thị trường ngoại hối?
a. Các DN Nhật Bản tăng nhập khẩu thủy sản từ VN
b. DN Việt Nam tăng nhập khẩu máy móc từ Nhật Bản
c. Việt Nam tăng xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản
d. Việt Nam tăng nhập khẩu dược phẩm từ EU
Giải thích: DN Việt Nam nhập khẩu máy móc nên cần đồng Yên để thanh toán do đó cầu
về đồng Yên tăng → DN Việt Nam nhập khẩu máy móc từ Nhật Bản.

7
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

VD2: Yếu tố nào sau đây làm tăng cung về USD trên thị trường ngoại hối?
a. Giáo sư Việt Nam đi thăm bảo tàng ở Mỹ trong dịp nghỉ hè
b. Việt Nam nhập khẩu linh kiện điện tử từ Mỹ
c. Người Mỹ đi du lịch ở Việt Nam
d. Việt Nam xuất khẩu vải sang Trung Quốc
Giải thích: Khi người Mỹ muốn đi du lịch ở Việt Nam họ sẽ dùng USD để đổi sang VNĐ
khiến cho lượng cung đồng USD trên thị trường ngoại hối tăng lên.

2.3. Các chế độ tỷ giá


Trong chính sách của các nước có rất nhiều chế độ tỷ giá khác nhau. Nhưng chúng ta sẽ
chỉ tìm hiểu về 2 chế độ tỷ giá chính là: Chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá cố định.

2.3.1. Chế độ tỷ giá cố định


Khái niệm: Là chế độ tỷ giá mà tại đó NHTW quy định sẽ duy trì đồng tiền của nước minh
với một hoặc một số đồng tiền nào đó ở một mức nhất định → Tỷ giá chỉ thay đổi khi có
quyết định cụ thể của NHTW.
➔ Hiểu đơn giản là NHTW sẽ can thiệp bằng các biện pháp để giữ cho tỷ giá e được cố
định trên thị trường ngoại hối.

*Lưu ý: Đây là phần quan trọng của chương 2 chúng ta cần hiểu rõ để trả lời các câu hỏi
trắc nghiệm liên quan đến nghiệp vụ của NHTW.
Để hiểu được trước tiên chúng ta cần nắm rõ luật hàng hiếm thì thường có giá cao. Nghĩa là
đồng tiền nào càng có nhiều thì sẽ càng mất giá và ngược lại.
Chúng ta sẽ đi vào VD để hiểu rõ hơn cách tư duy nhé!

VD1: Trong cơ chế tỷ giá cố định, khi đồng nội tệ giảm giá so với ngoại tệ, ngân hàng trung
ương sẽ
a. Bán ngoại tệ dẫn đến cung nội tệ giảm, dự trữ ngoại hối giảm
b. Mua ngoại tệ dẫn đến cung nội tệ giảm, dự trữ ngoại hối giảm
c. Bán ngoại tệ dẫn đến cung nội tệ tăng, dự trữ ngoại hối tăng
d. Mua ngoại tệ dẫn đến cung nội tệ tăng, dự trữ ngoại hối tăng
Giải thích: Nội tệ giảm giá (nghĩa là bị mất giá) → Nội tệ đang có nhiều trên thị trường vì
vậy NHTW cần → a. Bán ngoại tệ dẫn đến cung nội tệ giảm, dự trữ ngoại hối giảm (vì bán
ngoại tệ ra thì người dân sẽ mua vào đồng thời đồng nội tệ của người dân sẽ về NHTW làm
cho lượng nội tệ trên thị trường giảm đi đẩy giá nội tệ tăng lên)

8
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

2.3.2. Chế độ tỷ giá thả nổi


Khái niệm: Là chế độ tỷ giá mà trong đó, giá trị của một đồng tiền được phép dao động
trên thị trường ngoại hối → NHTW không quản lý, tỷ giá biến động liên tục hoàn toàn theo
cơ chế cân bằng cung cầu trên thị trường tự do.

VD: Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, nếu đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ, ngân hàng trung
ương sẽ:
a. Cho các ngân hàng thương mại vay nhiều hơn
b. Mua ngoại tệ
c. Không làm gì cả
d. Bán ngoại tệ

2.4. Cán cân thanh toán quốc tế


Khái niệm: Cán cân thanh toán là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép
lại tất cả các giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời
kỳ nhất định (1 năm).
Ở phần này chúng ta sẽ quan tâm tới Cán cân thương mại và phân biệt các loại đầu tư

2.4.1. Cán cân thương mại


Cán cân thương mại: Là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa (xuất
khẩu ròng)
− NX = xuất khẩu – nhập khẩu;
− NX > 0: Xuất siêu hay thặng dư cán cân thương mại;
− NX < 0: Nhập siêu hay thâm hụt cán cân thương mại;
− Các nhân tố ảnh hưởng đến NX;
− Thị hiếu của người tiêu dùng về hàng trong nước và nước ngoài:
+ Giá cả hàng hóa trong nước và nước ngoài;
+ Tỷ giá hối đoái;
+ Thu nhập của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài;
+ Chi phí vận chuyển hàng hóa từ nước này qua nước khác;
+ Các chính sách thương mại của chính phủ.

9
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

2.4.2. Các loại hình đầu tư


Trực tiếp: xây dựng nhà máy, đem chuyên gia, nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật qua
nước khác để trực tiếp sản xuất kinh doanh. (cũng có thể gọi là đầu tư FDI)
Gián tiếp: Góp vốn, cổ phần vào công ty ở nước ngoài chứ không trực tiếp tham gia vào
hoạt động kinh doanh ở đó.

VD1: Cán cân thanh toán thặng dư hay thâm hụt, điều này hàm ý:
a. Sự thặng dư thâm hụt của một hay một nhóm cán cân bộ phận nhất định trong cán cân
thanh toán
b. Sự thặng dư thâm hụt của cán cân tổng thể
c. Sự thặng dư thâm hụt của cán cân vốn
d. Sự thặng dư thâm hụt của cán cân vãng lai

VD2: Samsung mở một nhà máy tại Việt Nam được coi là:
a. FPI của Hàn Quốc ra nước ngoài
b. FDI của Hàn Quốc ra nước ngoài
c. FPI của Việt Nam ra nước ngoài
d. FDI của Việt Nam ra nước ngoài

VD3: Một nước có thặng dư tài khoản vãng lai là 6 tỷ USD, thâm hụt tài khoản vốn là 4 tỷ.
Lúc này cán cân thanh toán:
a. Thặng dư 2 tỷ USD
b. Thâm hụt 2 tỷ USD
c. Thặng dư 10 tỷ USD
d. Thâm hụt 10 tỷ USD
Giải thích: Cán cân thanh toán = Vãng lai + Vốn = 6 + (-4) = 2 > 0 → Thặng dư 2 tỷ.

10
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

CHƯƠNG 3. SỐ NHÂN CHI TIÊU VÀ LÝ THUYẾT CỦA KEYNES

Mục Đích
− Nắm rõ được các thành phần của chi tiêu
− Hiểu về số nhân chi tiêu và cách làm bài tập
− Hiểu được mô hình giao điểm Keynes.

3.1. Tổng chi tiêu dự kiến


Hàm tổng chi tiêu dự kiến: AD = C + I + G + NX
Trong đó: C: Tiêu dùng của hộ cá nhân và gia đình
I: Đầu tư G: Chi tiêu của chính phủ
NX: Xuất khẩu ròng = Xuất khẩu – Nhập khẩu
Chúng ta sẽ cần tìm hiểu từng thành phần cấu tạo nên chi tiêu.

3.1.1. Tiêu dùng và tiết kiệm: C và S


Hàm tiêu dùng: C = 𝐂̅ + MPC x Yd
Trong đó: C là tiêu dùng; Yd là thu nhập sau thuế
C̅ là tiêu dùng tự định (nghĩa là tiêu dùng tối thiểu kể cả khi không có thu nhập)
Δ𝐶
MPC: Xu hướng Tiêu dùng cận biên; MPC = (0<MPC<1)
Δ𝑌𝑑
Ý nghĩa của MPC: Tiêu dùng sẽ tăng thêm bao nhiêu khi thu nhập tăng thêm 1 đồng.
Hàm tiết kiệm: S = - C̅ + MPS x Yd
Trong đó: S là tiêu dùng; Yd là thu nhập sau thuế
MPS: Xu hướng tiết kiệm cận biên (MPS = 1 – MPC)

Chú ý: Ở phần này chúng ta nắm rõ các ký hiệu, công thức để nhận định đúng dữ kiện đề
bài cho là được nhé!

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng: (cần nắm rõ để làm được bài tập)
− Thu nhập khả dụng: Thu nhập tăng → Chi tiêu sẽ tăng (mqh cùng chiều)
− Hiệu ứng tài sản: Có nhiều tài sản hơn → Chi tiêu tăng (mqh cùng chiều)
− Kỳ vọng về thu nhập: Kỳ vọng thu nhập tăng → Chi tiêu tăng (mqh cùng chiều)
− Lãi suất: Lãi suất r tăng → không dám vay → có ít tài sản → Chi tiêu giảm.

11
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

3.1.2. Đầu tư (I)


Hàm đầu tư: I = I̅ + MPI x Yd
Ý nghĩa của MPI: Doanh nghiệp sẽ đầu tư thêm bao nhiêu khi doanh thu tăng thêm 1 đồng.
− Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư: (cần nắm rõ để làm được bài tập)
− Sản lượng: Sản lượng tăng → Đầu tư tăng
− Kỳ vọng: Kỳ vọng của nhà đầu tư tăng → Đầu tư cũng sẽ tăng.
− Chính sách: Chính sách tài khóa hoặc tiền tệ mở rộng → Đầu tư tăng và ngược lại.
− Chi phí đầu tư:
+ Lãi suất: Lãi suất tăng → DN vay ít → Đầu tư giảm
+ Thuế: Thuế đánh vào đầu tư tăng → Đầu tư giảm.
+ (Còn thuế đánh vào thu nhập cá nhân thì tiêu dùng C sẽ giảm)
3.1.3. Xuất khẩu ròng: NX (Xem lại ở chương 2 sẽ rõ)

3.2. Mô hình giao điểm Keynes


3.2.1. Cân bằng Keynes
Điểm cân bằng Keynes đạt được khi: AD = Y (Tổng chi tiêu = Tổng thu nhập)
Đồ thị trong mô hình giao điểm Keynes: (Chúng ta cần nhớ được đồ thị này nhé!)

Cách vẽ:
− Đầu tiên vẽ 2 trục tung và hoành, tiếp theo vẽ đường 45 độ có AD = Y
− Sau đó dựa vào hàm Tổng chi tiêu vẽ đường AD
− Điểm giao giữa 2 đường trên chính là điểm cân bằng Keynes.

12
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

3.3. Chính sách tài khóa và Số nhân chi tiêu


3.3.1. Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa là việc điều chỉnh chi tiêu chính phủ (G) hoặc các khoản trợ cấp, thuế
(T) để tác động tới tổng cầu AD.
Có 2 loại chính sách tài khóa (CSTK):
CSTK mở rộng: Tăng chi tiêu G và/hoặc giảm thuế → AD sẽ tăng.
CSTK thắt chặt: Giảm chi tiêu G và/hoặc tăng thuế → AD sẽ giảm.

3.3.2. Số nhân chi tiêu và số nhân thuế


Số nhân chi tiêu:
Mỗi đồng chi tiêu của chính phủ (G) có khả năng làm tổng sản lượng AD tăng nhiều hơn 1
đồng.
Công thức: Số nhân chi tiêu: (ký hiệu là m)

− TH1: Thuế bài cho là 1 hằng số cụ thể thì:


∆𝑌 1
m= =
∆𝐺 1−𝑀𝑃𝐶

− TH2: Thuế bài cho là theo phần trăm thu nhập (VD thuế là t =20%) thì:
∆𝑌 1
m= = (trong đó t chính là thuế nhớ đổi 20% thành 0,2)
∆𝐺 1−𝑀𝑃𝐶(1−𝑡)

Mối quan hệ giữa G và Y: ∆𝒀 = m x ∆𝑮 = Ysau – Ytrước


Số nhân thuế:
∆𝑌 −𝑀𝑃𝐶
+ Công thức: 𝑚 𝑇 = =
∆𝑇 1−𝑀𝑃𝐶

3.4. Bài tập minh họa


Bài tập: Trong mô hình giao điểm Keynes, giả sử hàm tiêu dùng có dạng:
C = 200 + 0,75 (Y-T)
Đầu tư dự kiến bằng 100, mua hàng của chính phủ và thuế đều bằng 100.
a. Xác định mức sản lượng cân bằng.
b. Nếu mua hàng của chính phủ tăng lên 125, mức thu nhập cân bằng mới là?
c. Mua hàng của chính phủ phải tăng bao nhiêu để đạt được thu nhập là 1.600?
d. Giả sử thuế T không còn là 100 mà thuế sẽ là 20% thu nhập. Hãy xác định mức cân bằng
bàn đầu và sau khi chi tiêu chính phủ tăng 200.

13
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

Các bước giải:


Bước 1: Xác định giá trị các đại lượng đề bài cho
Hàm tiêu dùng : C = 200 + 0,75 (Y-T) => MPC = 0,75 (nhớ kiểu dữ kiện cho MPC này)
Đầu tư : I = 100 ; Chi tiêu chính phủ G = 100 ; Thuế T = 100 (hằng số)

Bước 2: Lập hàm tổng chi tiêu


AD = C + I + G + NX = 200 + 0,75(Y-100) + 100 + 100 (do bài không có NX)
=> AD = 325 + 0,75Y

Bước 3: Tìm mức sản lượng cân bằng


Sản lượng sẽ cân bằng khi: AD = Y thay vào phương trình bước 2 ta được:
Y = 325 + 0,75Y => Y = 1300

Bước 4: Xác định số nhân chi tiêu hoặc số nhân thuế để tìm được ∆Y
1 1
Số nhân chi tiêu: m = = =4
1−𝑀𝑃𝐶 1−0,75

=> ∆Y = m x ∆𝐺 = 4 x 125 = 500


=> Ysau = Y + ∆Y = 1300 + 500 = 1800
Nếu đề bài cho sự thay đổi của thu nhập Y thì làm ngược lại nhé!
Cần chú ý công thức tính số nhân chi tiêu nhìn kỹ thuế là hằng số hay % theo thu nhập.

Bài giải
a. Hàm tổng chi tiêu: AD = C + I + G + NX
=> AD = 200 + 0,75(Y-100) + 100 + 100 = 325 + 0,75Y
Sản lượng sẽ cân bằng khi: AD = Y
=> Y = 325 + 0,75Y => Y = 1300
Vậy mức sản lượng cân bằng là Y = 1300

14
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

b. Chi tiêu chính phủ tăng: ∆G = 125


1 1
Số nhân chi tiêu: m = = =4
1−𝑀𝑃𝐶 1−0,75

=> ∆Y = m x ∆G = 4 x 125 = 500


=> Ysau = Y + ∆Y = 1300 + 500 = 1800
Vậy mức thu nhập cân bằng mới sẽ là 1800.
c. Mức thu nhập mới là 1600 => ∆Y = Ysau - Ytrước = 1600 – 1300 = 300
∆𝑌 ∆𝑌 300
Có số nhân chi tiêu: m = => ∆G = = = 75
∆𝐺 m 4
Vậy mua hàng chính phủ phải tăng thêm 75 để đạt mức thu nhập là 1600.

d. Hàm tiêu dùng: AD = C + I + G + NX


=> AD = 200 + 0,75(Y-0,2Y) + 100 + 100 = 400 + 0,6Y
Mức sản lượng cân bằng đạt được khi: AD = Y
=> Y = 400 + 0,6Y => Y = 1000
1 1
Số nhân chi tiêu: m = = = 2,5
1−𝑀𝑃𝐶(1−𝑡) 1−0,75(1−0,2)

=> ∆Y = m x ∆G = 2,5 x 200 = 500


=> Ysau = Y + ∆Y = 1000 + 500 = 1500
Vậy mức thư nhập cân bằng trước và sau khi tăng chi tiêu là 1000 và 1500.

*Chú ý: Y có rất nhiều tên gọi, chúng ta cần biết để không bị lú nhé:
- Y có thể gọi là sản lượng;
- Y có thể gọi là thu nhập;
- Y có thể gọi là tổng cung;
- Y có thể gọi là tổng cầu.

15
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

CHƯƠNG 4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU

4.1. Lý thuyết các đường tổng cung, tổng cầu


4.1.1. Tổng cầu (AD)
− Tổng cầu (AD): cho biết lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình, doanh nghiệp
và chính phủ muốn mua tại mỗi mức giá.
− Thành phần của tổng cầu: AD = Y = C+I+G+NX
− Đường tổng cầu dốc xuống (vẫn theo đúng luật cầu, đường cầu dốc xuống)
− Yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu:
Chỉ có yếu tố giá làm di chuyển đường tổng cầu, còn các yếu tố khác sẽ làm dịch chuyển
đường tổng cầu AD khi nó tác động lên C, I, G, NX:
+ Chi tiêu người dân C thay đổi do:
• Thu nhập khả dụng (Thu nhập tăng → C tăng → AD dịch phải)
• Của cải thay đổi; thị hiếu thay đổi (Tăng → C tăng → AD dịch phải)
• Kỳ vọng về thu nhập và việc làm (Tăng → C tăng → AD dịch phải)

+ Đầu tư của doanh nghiệp I thay đổi do:


• Chính sách tiền tệ (CSTT): Nếu NHTW sử dụng CSTT mở rộng (tăng cung tiền)
sẽ làm cho lãi suất giảm → Đầu tư I tăng → AD dịch phải.
• Kỳ vọng về sự phát triển kinh tế (Tăng C tăng → AD dịch phải)
• Chính sách tài khóa (CSTK): Nếu chính phủ sử dụng CSTK mở rộng (giảm thuế)
thì sẽ thúc đẩy đầu tư tăng → AD dịch phải.

+ Chi tiêu của chính phủ G: G tăng thì AD tăng (dịch phải) và ngược lại

+ Xuất khẩu ròng NX = XK – NK.


• Xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập và nhu cầu của người nước ngoài. Nếu XK
tăng → NX tăng → AD dịch phải.
• Nhập khẩu thay đổi do thu nhập khả dụng của người tiêu dùng, thuế - thị hiếu đối
với hàng nước ngoài. Nếu NK tăng → NX giảm → AD dịch trái

Chú ý: AD dịch phải nghĩa là AD tăng, AD dịch trái nghĩa là AD giảm.

16
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

4.1.2. Tổng cung (AS)


− Tổng cung AS: Tổng cung là tổng lượng hàng hóa dịch vụ mà các hãng kinh doanh
sẵn sàng cung ứng tương ứng với mỗi mức giá thị trường và trong điều kiện năng lực
sản xuất của nền kinh tế.

− Độ dốc của đường tổng cung


+ Trong ngắn hạn: AS là đường dốc lên (SRAS)

+ Trong dài hạn: AS là đường thẳng đứng (LRAS)

17
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

− Yếu tố ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn: (về cơ bản đường tổng cung dài hạn sẽ
không dịch chuyển vì đó là mức cung ứng tối đa của nền kinh tế. Nó sẽ chỉ dịch
chuyển trong các trường hợp dưới đây):
+ Lao động: Lực lượng lao động tăng → LRAS dịch phải.
+ Tư bản: Số lượng máy móc công cụ sản xuất tăng → LRAS dịch phải.
+ Tri thức công nghệ: Công nghệ tiên tiến hơn → LRAS dịch phải.
+ Tài nguyên thiên nhiên: Phát hiện thêm tài nguyên mới → LRAS dịch phải.

− Yếu tố ảnh hưởng đến đường tổng cung ngắn hạn: (SRAS)
+ Gồm tất cả các yếu tố làm thay đổi đường tổng cung dài hạn LRAS ở trên.
+ Kỳ vọng về mức giá: Kỳ vọng giá tăng trong tương lai → cung ứng sẽ giảm →
đường tổng cung ngắn hạn SRAS dịch trái.
+ Chi phí sản xuất: Nếu chi phí sx tăng → tổng cung sẽ giảm → SRAS dịch trái.

4.2. Cân bằng tổng cung và tổng cầu


4.2.1. Cân bằng trong dài hạn

18
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

4.2.2. Cân bằng trong ngắn hạn


− Nền kinh tế suy thoái do tổng cầu giảm: (P giảm, Y giảm)

− Nền kinh tế tăng trưởng nóng do tổng cầu tăng (P tăng, Y tăng)

19
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

− Nền kinh tế suy thoái kèm với lạm phát do tổng cung ngắn hạn giảm (P tăng,Y giảm)

4.3. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng


4.3.1. Cú sốc cung tiêu cực
Khái niệm: làm đường tổng cung ngắn hạn SRAS dịch chuyển (do sự thay đổi của giá các
yếu tố đầu vào hay nguồn lực của nền kinh tế)
− Khi đường cung dịch trái làm giá tăng đồng thời sản lượng giảm (tức là vừa lạm phát
vừa suy thoái kinh tế.

20
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

VD: Giá các nguyên liệu đầu vào tăng


− Giá nguyên liệu sx tăng => Chi phí sản xuất tăng => Giá P tăng => Sản lượng Y giảm.
− Trong ngắn hạn: Đường tổng cung SRAS giảm, đường SRAS dịch sang trái
=> Điểm cân bằng mới trong ngắn hạn B (P2, Y2).
− Trong dài hạn: Y giảm => Tình trạng thất nghiệp tăng => Tiền lương giảm => SRAS tăng
=> Y và P khôi phục về mức ban đầu.

*Chính sách vĩ mô: Trên thực tế khi gặp cú sốc cung tiêu cực chính phủ không thể đợi nền
kinh tế tự cân bằng trong dài hạn được. Khi đó chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường bằng
các chính sách tài khóa hoặc tiền tệ để điều chỉnh. Cụ thể:

− Mục tiêu ổn định sản lượng: Chính sách mở rộng (AD tăng: AD1 => AD2)
Khôi phục sản lượng nhưng mức giá tăng lên đến P3
− Mục tiêu ổn định giá: Chính sách thắt chặt (AD giảm: AD1 => AD3)
 Mức quay về trạng thái P1 nhưng sản lượng giảm xuống tận Y3.

21
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

4.3.2. Cú sốc cầu tiêu cực


− Khái niệm: Làm đường tổng cầu AD dịch chuyển.

VD: Nhà đầu tư bi quan vào triển vọng phát triển của nền kinh tế trong tương lai.

− Doanh nghiệp bi quan => DN đầu tư ít hơn => I giảm => AD dịch trái
− Trong dài hạn: sau khi suy thoái kinh tế dẫn đến thất nghiệp tăng, doanh nghiệp giảm
lương công nhân do lao động cần việc tăng nên chi phí sản xuất giảm, doanh nghiệp
tăng sản lượng làm tổng cung tăng. Do đó đường tổng cung dịch phải về với mức sản
lượng tự nhiên => Giá P giảm, sản lượng Y không đổi trong điều kiện chính phủ
không can thiệp.

22
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

Chính sách vĩ mô:

− Trong ngắn hạn: đường tổng cầu dịch chuyển sang trái (AD1 đến AD2). Điểm cân bằng
mới trong ngắn hạn B với giá và sản lượng đều giảm trong ngắn hạn.
− (Khi giá P giảm, sản lượng Y giảm (gọi là suy thoái kinh tế), Chính phủ sẽ tăng chi
tiêu G hoặc giảm thuế T để khắc phục tình trạng vì việc đó sẽ giúp cho AD tăng,
đường AD dịch phải về vị trí ban đầu)

− Chính sách mở rộng (Chính sách tài khóa hoặc tiền tệ mở rộng)
 AD tăng => Nền kinh tế quay trở về điểm A.

23
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

4.4. Một số BT Tình huống thường gặp


Các bước làm BT tình huống:
− Bước 1: Tìm từ khóa của đề bài
− Bước 2: Phân tích từ khóa.
− Bước 3: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu AD hay tổng cung AS.
− Bước 4: Tìm điểm cân bằng mới và kết luận.

4.4.1. Trong ngắn hạn
Câu 1: Doanh nghiệp lạc quan vào triển vọng phát triển của nền kinh tế trong tương lai.
Điểm cân bằng trong ngắn hạn sẽ thay đổi ntn theo mô hình AD-AS?
− Bước 1: Tìm từ khóa của đề bài: “Doanh nghiệp lạc quan”

− Bước 2: Phân tích từ khóa “Doanh nghiệp lạc
quan”
+ Doanh nghiệp kỳ vọng sắp tới kinh tế sẽ hồi
phục và tăng trưởng thì họ sẽ tăng đầu tư để
đón đầu => Đầu tư nhiều hơn => I↑
+
− Bước 3: Phân tích yếu tố ảnh hưởng: I
+ Ta có: I↑ => AD↑ vì AD=C+I+G+NX =>
Đường tổng cầu AD dịch chuyển sang phải.
+
− Bước 4: Tìm điểm cân bằng mới và kết luận:
+ Điểm cân bằng mới trong ngắn hạn B (P1, Y1)
với P và Y cùng ↑.

24
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

Câu 2: Nền kinh tế rơi vào suy thoái làm thu nhập của các hộ gia đình giảm.
Điểm cân bằng trong ngắn hạn sẽ thay đổi ntn theo mô hình AD-AS?
− Từ khóa: “Nền kinh tế suy thoái”
− => Thu nhập các hộ gia đình ↓ => Chi tiêu C
hộ gia đình ↓ => C↓
− C↓ => AD↓ => Đường tổng cầu dịch sang
trái.
− Điểm cân bằng mới trong ngắn hạn B(P1,Y1)
với P và Y cùng ↓

Câu 3: Khi giá xăng dầu thế giới giảm mạnh.


− Từ khóa: “Xăng dầu – giảm mạnh”
− Xăng dầu: Yếu tố nguyên liệu sản xuất =>
Ảnh hưởng đến tổng cung AS.
− Giá nguyên liệu sản xuất thay đổi => Ảnh
hưởng đến chi phí sản xuất => Ảnh hưởng
đến sản xuất của nền kinh tế.

− P xăng dầu ↓ => Chi phí sx ↓ => Sản xuất ↑


=> Sản lượng ↑ => ASSR ↑ => Đường tổng
cung ngắn hạn ASSR dịch chuyển sang phải.

− Điểm cân bằng mới trong ngắn hạn (P1,Y1)


với P↓, Y↑.

25
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

Câu 4: Khi hạn hán, lũ lụt xảy ra trên diện rộng và kéo dài:
− Từ khóa: “hạn hán, lũ lụt”
− Hạn hán, lũ lụt: Yếu tố tự nhiên => Ảnh hưởng
đến sản xuất của nền kinh tế => Ảnh hưởng đến
tổng cung AS.
− Hạn hán, lũ lụt => Sản xuất ↓ => Sản lượng ↓
=> ASSR ↓ => Đường tổng cung ngắn hạn ASSR
dịch chuyển sang trái.
− Điểm cân bằng mới trong ngắn hạn (P1, Y1) với
P↑, Y↓.

4.4.2. Tổng cung trong dài hạn


Câu 1: VN vừa đưa được nhiều lao động ra làm việc ở nước ngoài.
− “Lao động”: Nguồn lực của nền kinh tế/ yếu tố sản xuất.
− Trong dài hạn, lực lượng LĐ ↑
 Sản xuất ↑, sản lượng ↑
 Tổng cung dài hạn ↑

Câu 2: Giá các yếu tố đầu vào tăng đột biến


− “Yếu tố đầu vào”: thuộc yếu tố sản xuất
− Giá của yếu tố đầu vào thay đổi => Ảnh hưởng đến chi phí sản xuất => Ảnh hưởng
đến sản xuất của nền kinh tế.
− P yếu tố đầu vào ↑ => Chi phí sx ↑
 Sản xuất ↓, Sản lượng ↓
 Tổng cung dài hạn ↓

Câu 3: Một công nghệ mới cho phép tăng đáng kể tốc độ truy cập Internet.
− “Công nghệ mới”: Tích cực, thuộc một trong các yếu tố đầu vào
− “tăng đáng kể tốc độ truy cập Internet” => năng suất ↑
− Sản xuất ↑, sản lượng ↑

26
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

 Tổng cung dài hạn ↑


Câu 4: Một trận bão phá hủy nhiều nhà máy.

- “Nhà máy”: nhà xưởng, thiết bị máy móc.

- “Phá hủy nhiều nhà máy” => Tư bản hiện vật của nền kinh tế ↓
 Sản xuất ↓, sản lượng ↓
 Tổng cung dài hạn ↓

4.4.3. Bài tập điển hình thi giữa kỳ và cuối kỳ


Đề bài: Nền kinh tế thế giới có nhiều biến động làm cho giá các đầu vào thiết yếu mà VN
phải nhập khẩu như xăng, dầu, thép, phân bón, hạt nhựa…đã tăng mạnh trên thị trường thế
giới.
a. Sử dụng mô hình tổng cung tổng cầu để phân tích TH trên
b. Nếu muốn đưa về mức sản lượng tại trạng thái cân bằng đầu tiên, thì cần sử dụng chính
sách?
c. Nếu muốn đưa về mức giá tại trạng thái cân bằng đầu tiên, thì cần sử dụng chính sách?
Bài giải:
a. Giá các yếu tố đầu vào nhập khẩu ↑ => Chi phí sx ↑
 SX ↓
 Tổng cung ngắn hạn ↓ => Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái.
– Điểm cân bằng mới (P2, Y2) với P↑, Y↓

27
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

b. Chính sách của chính phủ phải ntn để đưa về mức sản lượng tại trạng thái cân bằng đầu
tiên?
− Để đạt được mức sản lượng tiềm năng: khi đó sản lượng tăng từ Y2 => Yo*
− Khi đó trên đồ thị, đường AD cần dịch
chuyển sang phải từ AD => AD1 => Điểm
cân bằng mới là (P3,Yo*)
− Khi đường AD dịch chuyển sang phải =>
sản lượng ↑ => Chính sách mở rộng:
+ Chính sách tài khóa mở rộng: G↑ =>
AD dịch phải
+ Chính sách tiền tệ mở rộng: Cung tiền
MS↑
 Trong mô hình thị trường tiền tệ,
đường cung tiền dịch chuyển sang
phải => lãi suất r↓ → đầu tư I tăng
=> AD dịch phải.
− Ưu điểm: đạt được mục tiêu sản lượng về
Y0 *
− Nhược điểm: mức giá tăng
 Nền kinh tế tiếp tục xảy ra lạm phát.

28
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

c. Chính phủ phải sử dụng chính sách gì để đưa về mức giá ban đầu?
− Để đưa về mức giá ban đầu thì giá cần
giảm từ P2 về P0.
− Khi đó, đường AD dịch chuyển sang trái
thành AD2 => Điểm cân bằng mới là (P0,
Y3 )
− AD dịch chuyển sang trái => Sản lượng ↓
 Chính sách thắt chặt:
+ Chính sách tài khóa thắt chặt
+ Chính sách tiền tệ thắt chặt
− Ưu điểm: đưa về mức giá ban đầu
 Nền kinh tế không còn lạm phát.
− Nhược điểm: Sản lượng tiếp tục giảm.

4.5. Một số dạng câu hỏi trắc nghiệm thường gặp


1. Yếu tố nào dưới đây không làm đường tổng cung dài hạn dịch chuyển.
a. Một sự tăng lên trong nguồn lao động
b. Một sự tăng lên trong nguồn tư bản
c. Một sự cải thiện về công nghệ
d. Tất cả các yếu tố trên

2. Nếu đường tổng cung là thẳng đứng, tổng cầu tăng làm tăng: (1) GDP thực tế, (2)
GDP danh nghĩa, (3) mức giá.
a. Chỉ (1) đúng
b. (2), (3) đúng
c. (1), (2), (3) đều đúng
d. (1), (2) đúng

29
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

3. Mọi thứ khác không đổi, sự cắt giảm cung tiền danh nghĩa có nghĩa là:
a. Đường tổng cầu dịch trái
b. Đường tổng cầu dịch phải
c. Sẽ có sự di chuyển di chuyển lên phía trên dọc một đường tổng cầu.
d. Sẽ có sự di chuyển di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cầu
Giải thích: Cung tiền MS giảm → lãi suất r tăng → Đầu tư I giảm → AD dịch trái.

4. Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái Cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng.
Theo mô hình AS-AD, trong dài hạn, một sự tăng lên trong cung tiền sẽ làm.
a. Giá giảm, sản lượng không đổi
b. Giá tăng, sản lượng không đổi
c. Giá và sản lượng đều giảm
d. Giá và sản lượng đều tăng
Giải thích: Cung tiền MS tăng → Lãi suất r giảm → Đầu tư I tăng → AD dịch phải
→ Giá P tăng, Sản lượng Y tăng (đây là trong ngắn hạn)
Trong dài hạn: Sản lượng tăng → nhu cầu lao động tăng, thất nghiệp giảm → tiền lương
tăng → tăng chi phí cho doanh nghiệp → đường tổng cung ngắn hạn SRAS dịch trái dừng
lại ở điểm giao giữa đường AD và đường tổng cung dài hạn LRAS
→ Giá tăng và sản lượng không đổi.

5. Khi chính phủ giảm thuế và đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu:
a. Đường AD dịch chuyển sang trái
b. Đường AD dịch chuyển sang phải
c. Đường AS dịch chuyển sang trái
d. Cả AS và AD đều dịch chuyển sang trái
Giải thích: Thuế hàng nhập khẩu giảm → Hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn → Nhu cầu dùng hàng
nhập khẩu tăng → Nhập khẩu tăng → NX giảm → AD dịch trái.

6. Tiến bộ công nghệ sẽ làm dịch chuyển:


a. Cả đường tổng cung ngắn hạn và tổng cầu sang phải
b. Đường tổng cung ngắn hạn sang phải, nhưng đường tổng cung dài hạn không thay đổi vị trí.
c. Đường tổng cung dài hạn sang phải, nhưng đường tổng cung ngắn hạn không thay đổi vị trí.
d. Cả 2 đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn sang phải

30
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

7. Giả sử ban đầu nền kinh tế đang ở điểm cân bằng dài hạn. Tiếp đó giả sử rằng có
một sự cắt giảm phí quân sự sau khi chiến tranh biên giới kết thúc. Theo mô hình
tổng cung – tổng cầu, điều gì sẽ xảy ra với mức giá và sản lượng trong ngắn hạn.
a. Giá và sản lượng đều tăng
b. Giá và sản lượng đều giảm
c. Gía tăng, sản lượng giảm
d. Giá giảm, sản lượng tăng
Giải thích: Cắt giảm chi phí quân sự → Chi tiêu chính phủ giảm → Tổng cầu AD giảm →
AD dịch trái → Giá giảm, sản lượng giảm.

8. Giả sử ban đầu nền kinh tế đang ở điểm cân bằng dài hạn. Tiếp đó giả sử rằng có
một sự cắt giảm phí quân sự sau khi chiến tranh biên giới kết thúc. Theo mô hình
tổng cung – tổng cầu, điều gì sẽ xảy ra với mức giá và sản lượng trong dài hạn.
a. Giá tăng, sản lượng ko đổi so với gtri ban đầu
b. Giá giảm, sản lượng ko đổi so với gtri ban đầu
c. Sản lượng tăng, giá ko đổi so với gtri ban đầu
d. Sản lượng giảm, giá ko đổi so với gtri ban đầu
e. Sản lượng và giá đều ko đổi so với gtri ban đầu
Giải thích: Trong dài hạn: Giá giảm, sản lượng giảm → Thất nghiệp tăng, tiền lương giảm
→ DN có nhiều lợi nhuận hơn → DN sẽ tăng sản xuất → Đường cung ngắn hạn SRAS dịch
phải đến điểm giao giữa AD vs LRAS → Giá giảm, sản lượng không đổi.

9. Giả sử ban đầu nền kinh tế đang ở điểm cân bằng dài hạn. Tiếp đó giả sử rằng có
một nạn hạn hán phá hủy phần lớn vụ lúa mỳ. Theo mô hình tổng cung – tổng
cầu điều gì sẽ xảy ra với mức giá và sản lượng trong ngắn hạn.
a. Giá và sản lượng đều tăng
b. Giá và sản lượng đều giảm
c. Gía tăng, sản lượng giảm
d. Giá giảm, sản lượng tăng
Giải thích: Cú sốc cung tiêu cực → SRAS dịch trai → Giá tăng, sản lượng giảm.

31
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

10. Giả sử ban đầu nền kinh tế đang ở điểm cân bằng dài hạn. Tiếp đó giả sử rằng có
một nạn hạn hán phá hủy phần lớn vụ lúa mỳ. Theo mô hình tổng cung – tổng
cầu điều gì sẽ xảy ra với mức giá và sản lượng trong dài hạn.
a. Giá tăng, sản lượng ko đổi so với gtri ban đầu
b. Giá giảm, sản lượng ko đổi so với gtri ban đầu
c. Sản lượng tăng, giá ko đổi so với gtri ban đầu
d. Sản lượng giảm, giá ko đổi so với gtri ban đầu
e. Sản lượng và giá đều ko đổi so với gtri ban đầu
Giải thích: Trong dài hạn: Khi giá tăng, sản lượng giảm → Thất nghiệp tăng, tiền lương
giảm → DN có nhiều lợi nhuận hơn → DN sẽ tăng sản xuất → Đường cung ngắn hạn SRAS
dịch phải về vị trí ban đầu → Giá và sản lượng không đổi.

11. Yếu tố nào cứng nhắc trong mô hình tiền lương cứng nhắc.
a. Tiền lương thực tế
b. Tiền lương danh nghĩa
c. Sản lượng
d. Lạm phát

32
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

CHƯƠNG 5. CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG

5.1. Thị trường hàng hóa (IS)


Khái niệm: là đường mô tả những điểm cân bằng trên thị trường hàng hóa.
(ở chương 3 chúng ta biết được thị trường cân bằng dựa vào mô hình Keynes, tất cả những
điểm cân bằng đó sẽ tạo nên một đường gọi là đường IS như hình vẽ dưới)

Hình dạng của IS: IS là đường dốc xuống từ trái qua phải:
Lãi suất
r

r1

r2
0 IS
Y1 Y2 Y (sản lượng)

− Phương trình đường (IS): Y = C + I + G (nền kinh tế đóng)


*Chú ý: không được viết IS = C + I +G

− Sự di chuyển và dịch chuyển của đường IS:
+ IS di chuyển khi lãi suất thay đổi
+ IS phụ thuộc vào C, I, G
• C, I, G tăng => IS dịch chuyển sang phải
• C, I, G giảm => IS dịch chuyển sang trái
Lưu ý: Các yếu tố làm C, I, G thay đổi chúng ta xem lại ở chương 3.

− Yếu tố quyết định đến độ dốc của đường IS


+ Sự nhạy cảm của đầu tư và lãi suất: Nếu đầu tư càng nhạy cảm với lãi suất thì
+ đường IS sẽ càng thoải và ngược lại nếu đầu tư càng ít nhạy cảm với lãi suất thì
đường IS sẽ càng dốc. (cố gắng nhớ kết luận này nhé)
+ Số nhân chi tiêu m: Nếu số nhân chi tiêu lớn thì đường IS thoải và ngược lại số
nhân chi tiêu nhỏ đường IS sẽ dốc.

33
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

5.2. Thị trường tiền tệ ( LM)


Khái niệm: là đường mô tả trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ.
(cân bằng trên thị trường tiền tệ chúng ta học ở chương 1, khi MS = MD)

* Hình dạng của LM: LM là đường dốc lên từ trái qua phải

− Phương trình biểu diễn đường (LM): M/P = L(r, Y)


𝑀𝐷 𝑀𝑆
Giải thích: Thực ra nó tương đương với phương trình: =
𝑃 𝑃
Trong đó: MD và MS là cầu và cung tiền Danh nghĩa.
Còn MD/P và MS/P gọi là cầu và cung tiền Thực tế
Chú ý đề bài cho cung, cầu tiền thực tế hay danh nghĩa để áp dụng công thức.

− Sự di chuyển và sự dịch chuyển của đường LM:


+ LM di chuyển do sự thay đổi của lãi suất
+ LM dịch chuyển quyết định bởi 2 yếu tố cung tiền và cầu tiền:
+ Cung tiền tăng → LM dịch phải và ngược lại.
+ Cầu tiền tăng → LM dịch trái và ngược lại.
*Lưu ý: ghi nhớ sự dịch chuyển trên nha.

34
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

− Các yếu tố quyết định độ dốc của đường LM:


+ Khi cầu tiền (MD) rất nhạy cảm với thu nhập (Y) và ít nhạy cảm với lãi suất(r)
=> đường LM càng dốc
+ Khi cầu tiền ít nhạy cảm với thu nhập và nhạy cảm với lãi suất => đường LM sẽ
thoải hơn

5.3. Cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ

E0 : là điểm cân bằng đồng thời của thị trường hàng hóa và tiền tệ

Ở phần này chúng ta sẽ làm những bài tập tính toán. Điển hình là bài tập tìm trạng thái cân
bằng, và xử lý các yêu cầu biến đổi khi chính phủ thay đổi các chính sách khác nhau. Chúng
ta sẽ làm ví dụ để hiểu rõ hơn.
*Lưu ý: Chính sách tài khóa của chính phủ sẽ tác động làm thay đổi đường IS.
Chính sách tiền tệ của NHTW sẽ tác động làm thay đổi đường LM.

VD1: Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu
dùng: C = 300 + 0,8 (Y-T)
Đầu tư: I = 500 – 24r
Chi tiêu chính phủ: G = 300;
Cung tiền danh nghĩa: MS = 3000
Cầu tiền thực tế: MD = Y -120r
Mức giá: P=2
1. Hãy xác định phương trình biểu diễn đường IS và đường LM.
2. Xác định mức thu nhập và lãi suất tại trạng thái cân bằng.

35
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

3. Nếu chính phủ đặt mục tiêu thu nhập cân bằng phải là 3000 thì ngân hàng trung ương
phải thay đổi cung tiền như thế nào?
4. Nếu chính phủ tăng chi tiêu thêm 10% thì thu nhập và lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu?
Khi đó đường IS dịch chuyển bao nhiêu?
Bài Giải
1. Phương trình biểu diễn đường (IS) là: Y = C + I +G
=> Y = 300 + 0,8(Y – 400) + 500 – 24r + 300
<=> 0,2Y = 780 – 24r <=> Y = 3900 - 120r (1)

Phương trình biểu diễn đường (LM): (chú ý đề bài cho cung, cầu tiền danh nghĩa hay thực
tế. Ta thấy hàm MD là hàm cầu tiền thực tế, vì thế ta cần tìm ra cung tiền thực tế chỉ cần lấy
MS/P là xong)
𝑀𝑆
M/P = L(r, Y) <=> MD = <=> Y – 120r = 3000/2
𝑃
<=> Y = 1500 + 120r (2)

2. Cân bằng đạt được tại giao điểm của 2 đường IS và LM khi đó
Phương trình (1) = (2) => 3900 – 120r = 1500 + 120r
<=> r = 10 (%) => Y = 1500 + 120 x 10 = 2700
(Lưu ý tính ra r = 10% thì thay r = 10 chứ không phải là 0,1 nha)
Vậy mức thu nhập cân bằng là 2700 và lãi suất cân bằng là 10%

3. Khi mức thu nhập cân bằng Y = 3000 thay vào pt đường IS ta được
3000 = 3900 – 120r => r = 7,5 (%)
Thay r = 7,5 và Y =3000 vào hàm cầu tiền thực tế ta được:
MD = 3000 – 120 x 7,5 = 2100
𝑀𝑆
Thị trường tiền tệ khi đó đạt cân bằng khi: = MD = 2100
𝑃
=> MS = 2100 x P = 2100 x 2 = 4200.
Vậy NHTW phải thay đổi mức cung tiền thành 4200

(Giải thích tại sao lại thay Y vào phương trình đường IS để tìm r chứ không phải là phương
trình đường LM. Vì khi NHTƯ thay đổi sẽ tác động tới đường LM, khi đó chỉ có đường IS
là không đổi so với ban đầu nên ta thay vào đó nhé)

36
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

4. Tăng G thêm 10% => Nghĩa là tăng G thêm 0,1 x 300 = 30


1
Số nhân chi tiêu: m = = 1 / ( 1 – 0,8) = 5
1−𝑀𝑃𝐶
=> ∆Y = m x ∆𝐺 = 5 x 30 = 150 ( IS dịch phải 1 đoạn tương ứng với 150)
=> Ysau = Y + ∆Y = 3900 – 120r + 150 <=> Y = 4050 - 120r (1)
Phương trình biểu diễn đường (LM) không đổi: Y = 1500 + 120r (2)
Thị trường cân bằng khi (1) = (2) => 4050 – 12r = 1500 + 120r => r = 10,625
=> Y = 1500 + 120 x 10,625 = 2775
Vậy lãi suất và sản lượng cân bằng mới là 10,625% và 2775.
Và IS dịch phải 1 đoạn tương ứng với 150 đơn vị sản lượng.

5.4. Hiệu ứng lấn át


Khi chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng (tăng G hoặc giảm T) sẽ khiến cho
đường IS dịch chuyển 1 đoạn ∆Y = m x ∆𝐺 nhưng hiệu ứng lấn át khiến cho tổng sản lượng
cân bằng tăng ít hơn ∆Y.

Nguyên nhân: Khi G tăng → AD tăng → IS dịch phải → Lãi suất r tăng
Mà lãi suất r tăng khiến cho Đầu tư I giảm → AD giảm → Sản lượng thực tế tăng sẽ giảm
không thể bằng sản lượng ∆Y.
− Có 2 nhân tố quyết định hiệu ứng lấn án lớn hay nhỏ:
+ Nếu đầu tư càng nhạy cảm với lãi suất thì hiệu ứng lấn át càng lớn
+ Nếu đường LM càng dốc thì hiệu ứng lấn át sẽ càng lớn.

5.5. Một vài câu hỏi Trắc nghiệm thường gặp


1. Điểm cân bằng trong mô hình IS – LM chỉ ra:
a. Cung và cầu cân bằng đồng thời trên cả thị trường hàng hóa và tiền tệ
b. Cung và cầu về hàng hóa bằng nhau
c. Cung và cầu cân bằng hoặc trên thị trường hàng hóa và hoặc trên thị trường tiền tệ
d. Cung về tiền bằng với cầu về tiền

37
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

2. Trong mô hình IS-LM, để cắt giảm lãi suất mà không làm thay đổi sản lượng
chính phủ nên lựa chọn kết hợp chính sách nào sau đây?
a. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt
b. Chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ mở rộng
c. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng
d. Chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ thắt chặt
Giải thích: Mục tiêu r giảm, Y không đổi. Đây là trường hợp chỉ xảy ra khi sự thay
đổi của 2 đường IS, LM khiến cho r giảm và Y không rõ ràng.
=> IS sẽ dịch trái và LM sẽ dịch phải => CSTK thắt chặt và CSTT mở rộng.

3. Trong mô hình IS-LM, yếu tố nào sau đây gây ra sự dịch chuyển sang phải của
đường LM?
a. Chính phủ giảm thuế
b. Ngân hàng trung ương tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc
c. Chính phủ tăng chi tiêu
d. Ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ
Giải thích: NHTW mua trái phiếu vào sẽ cần đưa tiền mặt ra ngoài
→ Cung tiền tăng → LM dịch chuyển sang phải.

4. Trong mô hình IS – LM , nếu chính sách tài khóa mở rộng kết hợp với chính
sách tiền tệ mở rộng thì kết quả nào sau đây có thể đúng?
a. Lãi suất không đổi, sản lượng tăng
b. Lãi suất tăng, sản lượng tăng
c. Lãi suất giảm, sản lượng tăng
d. Tất cả các đáp án đều có thể đúng
Giải thích: CSTT mở rộng → LM dịch phải → r giảm, Y tăng
CSTK mở rộng → IS dịch phải → r tăng, Y tăng
=> Tổng hợp lại ta được: Y tăng, r không rõ ràng → Đáp án d.

5. Trong mô hình IS – LM, đường LM dốc hơn khi


a. Cầu tiền nhạy cảm hơn với lãi suất
b. Đầu tư ít nhạy cảm hơn với lãi suất
c. Cầu tiền ít nhạy cảm hơn với lãi suất
d. Đầu tư nhạy cảm hơn với lãi suất
Giải thích: Xem lại ở phần lý thuyết.

Tổng kết:
Chương này chúng ta cần nắm rõ được sự cấu thành của đường IS và LM
Biết cách xử lý bài tập liên quan đến trạng thái cân bằng
Nhận định đúng sự thay đổi của lãi suất r và sản lượng Y khi các đường IS và LM dịch
chuyển. Chúc các bạn không bị lờ mờ như tên đường LM mình học.

38
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

CHƯƠNG 6. CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ

Mục đích
− Hiểu được mô hình Mundell – Flemming
− Nắm rõ tác động của chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở

6.1. Mô hình Mundell – Flemming


− Là dạng mô hình IS – LM áp dụng cho nền kinh tế mở.
(Nền kinh tế đóng là không có NX còn mở là thêm yếu tố NX)
Khi đó phương trình đường (IS) có dạng: Y = C + I + G + NX
− (NX là xuất khẩu ròng: NX = XK – NK)

− Mô hình áp dụng cho nền kinh tế nhỏ mở cửa có: lãi suất r = r*
(Đối với 1 nền kinh tế nhỏ thì sẽ không tự quyết định được lãi suất cân bằng mà cần
theo lãi suất chung của nền kinh tế bên ngoài)

6.1.1. Đồ thị của mô hình


Mô hình trên trục Y – r: Mô hình trên trục Y – e:

Với mỗi trục khác nhau thì hình dáng đường IS và LM cũng sẽ khác. Có 2 mô hình
nhưng đều nghiên cứu về 1 vấn đề và cho ra cùng 1 kết quả vì vậy chúng ta sẽ tập trung
hiểu về 1 mô hình thôi! Theo mình nên lựa chọn mô hình trên trục Y-e sẽ đơn giản hơn. Còn
bạn nào muốn tìm hiểu đủ cả 2 mô hình thì càng tốt nhé!

39
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

6.1.2. Điểm cân bằng trong mô hình trên trục Y – e


− Trên trục Y – e, trạng thái cân bằng là giao của 2 đường IS* và LM* xác định mức thu
nhập Yo và tỷ giá danh nghĩa e0 tại trạng thái cân bằng.

− Trên trục Y – e đường LM là đường thẳng đứng vì cân bằng trên thị trường tiền tệ
không phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa.

− Đường IS là đường dốc xuống vì:


Giả sử e tăng → XK giảm → NX giảm → AD giảm → IS dịch trái (giảm)
Ta thấy e tăng → IS giảm mối quan hệ ngược chiều nến IS dốc xuống từ trái qua phải
trong mô hình trên trục Y – e.

6.2. Chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế nhỏ mở cửa (Nghiên cứu sự thay đổi
trong các chế độ tỷ giá khác nhau)
6.2.1. Chế độ tỷ giá thả nổi: (Nghĩa là tỷ giá e do thị trường tự quyết định, tự cân bằng,
NHTW sẽ không tác động vào làm thay đổi tỷ giá đó)

− Chính sách tài khóa: (VD: CSTK mở rộng)


Chính phủ tăng chi tiêu G tăng → AD tăng → IS* dịch phải đến IS1*
→ r = r*, e tăng, Y không đổi.

Giải thích:
1. Trên trục Y – e ta luôn kết luận được lãi suất r = r* đầu tiên vì lãi suất r
không đc biểu diễn trong hệ trục này.

2. Đây là chế độ tỷ giá thả nổi nên khi thấy e tăng, NHTW hay chính phủ cũng sẽ
không can thiệp gì vì vậy ta kết luận được e tăng, Y không đổi.

40
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

− Chính sách tiền tệ (VD CSTT mở rộng)


MS tăng → LM0* dịch phải đến vị trí LM1* → r = r*, e giảm, Y tăng (Y0 → Y1)

Kết luận: Trong chế độ tỷ giá thả nổi chính sách tiền tệ mở rộng sẽ tạo ra hiệu quả
(vì ta thấy sản lượng Y tăng) còn chính sách tài khóa sẽ không đem lại tác dụng gì cả
(vì ta thấy sản lượng Y không đổi).

Chú ý: Bài tập sẽ thường cho chúng ta các tình huống giả định. Rồi hỏi chúng ta nên
sử dụng chính sách tài khóa hay tiền tệ như thế nào. Khi đó việc đầu tiên là xem chế
độ tỷ giá bài cho, tiếp theo nhớ đến kết luận trên để đưa ra giải pháp phù hợp thỏa
mãn với yêu cầu đề bài nhé!

6.2.2. Chế độ tỷ giá cố định: (Khi có biến động thị trường làm cho tỷ giá danh nghĩa e
thay đổi, NHTW sẽ đưa ra các biện pháp để tỷ giá e trở về ban đầu)

− Chính sách tài khóa: (VD sử dụng CSTK mở rộng)


G tăng → AD tăng → IS* dịch phải đến IS1* → e tăng, Y tăng
Do phải cố định tỷ giá e nên NHTW sẽ mua ngoại tệ → Cung tiền nội tệ MS tăng → LM0*
dịch phải đến LM1* → e về e ban đầu, Y tăng.
Kết luận: CSTK mở rộng khi tỷ giá cố định sẽ có: r = r*, e không đổi, Y tăng.

41
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

Giải thích: Tại sao NHTW lại mua ngoại tệ


Ta thấy e tăng nghĩa là đồng nội tệ đang tăng giá (e tỷ lệ thuận với nội tệ đã đề cập ở
chương 2). Giá cao có thể hiểu nội tệ đang khan hiếm trên thị trường, vì vậy NHTW cần
cung ứng nội tệ ra ngoài → NHTW sẽ mua ngoại tệ để làm điều đó.

Mẹo nhỏ: Khi tỷ giá cố định cuối cùng ta luôn kết luận được r = r* và e khổng đôi trước.
Còn sản lượng Y sẽ tùy vào từng trường hợp nhé!

− Chính sách tiền tệ: (VD sử dụng CSTT mở rộng)


MS tăng → LM0* dịch phải đến LM1* → e giảm, Y tăng.
Do chế độ tỷ giá cố định nên cần làm e tăng về ban đầu → NHTW bán ngoại tệ → Cung
nội tệ MS giảm → LM1* dịch trái về LM0*
Kết luận: Lãi suất r = r*, e không đổi, Y không đổi.

Kết luận: Trong chế độ tỷ giá cố định chính sách tài khóa lại có hiệu quả hơn chính sách
tiền tệ. Vì ta thấy CSTK mở rộng làm cho sản lượng Y tăng, còn CSTT mở rộng lại không
làm tăng sản lượng Y.

Bài tập minh họa


Bài 1: Hãy dùng mô hình Mundell – Flemming để dự đoán điều gì sẽ xảy ra với tổng thu
nhập, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi và cố
định khi có các cú sốc sau đây:
a. Sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng về tương lai làm cho họ chi tiêu ít hơn và tiết
kiệm nhiều hơn.
b. Khi Thái Lan đưa ra thị trường một loại sản phẩm mỳ ăn liền rất hợp thị hiếu của người
Việt Nam, làm cho một số người tiêu dùng Việt Nam thích mỳ ăn liền Thái Lan hơn mỳ ăn
liền sản xuất trong nước.
c. Việc sử dụng rộng rãi máy rút tiền tự động làm giảm nhu cầu về tiền.

Bài giải:
a. Đây là trường hợp cú sốc cầu tiêu cực làm cho AD giảm → IS dịch trái.
TH1: Chế độ tỷ giá thả nổi: IS dịch trái → e giảm, Y không đổi, r = r*
Vì e giảm → XK sẽ tăng (do tỷ giá e quan hệ ngược chiều với xuất khẩu)
→ NX tăng → Cán cân thương mại tăng.
Kết luận: Tỷ giá giảm, tổng thu nhập không đổi, cán cân thương mại tăng.

42
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – UB HỌC TẬP

TH2: Chế đội tỷ giá cố định: IS dịch trái → e giảm, Y không đổi
Do chế độ tỷ giá cố định nên cần làm tăng e về ban đầu → NHTW bán ngoại tệ →
Cung nội tệ MS giảm → LM dịch trái → e tăng về ban đầu, Y giảm, r = r*
Do e không đổi nên XK không đổi → NX không đổi
Kết luận: Lãi suất r = r*, e không đổi, Y giảm, cán cân thương mại không đổi.
(Các bạn cố gắng dựa vào các hình mẫu trong phần lý thuyết để tự vẽ hình nhé!)

b. Nhập khẩu tăng → NX giảm → AD giảm → IS dịch trái.


(Cách làm tương tự như câu a, mình sẽ cung cấp đáp án bên dưới)
TH1: Chế độ tỷ giá thả nổi: Tỷ giá e giảm, Y không đổi, NX không đổi, r = r*
TH2: Chế độ tỷ giá cố định: Tỷ giá e không đổi, Y giảm, NX giảm, r = r*

c. Cầu tiền giảm → LM dịch phải


TH1: Chế độ tỷ giá thả nổi: Tỷ giá e giảm, Y tăng, NX tăng, r = r*
TH2: Chế độ tỷ giá cố định: Tỷ giá e, Y và NX đều không đổi, r = r*.

43

You might also like