You are on page 1of 3

1.

Giải thích cách hệ thống các ngân hàng tạo ra tiền


Hệ thông các ngân hàng tạo ra tiền bằng cách tiến hành cho vay trên phần gửi tiết kiệm
của người gửi tiền.
Ví dụ: Khi A gửi ngân hàng 10, ngân hàng dự trữ 10% là 1 và cho vay 9. Lúc này, tiền
gửi không kỳ hạn 10, người đi vay có 9. Như vậy cung tiền lúc này là 19. Nói cách khác
các ngân hàng đã tạo 9 trong thị trường.
2. Các nghiệp vụ thị trường mở là gì, và chúng làm thay đổi mức cung tiền như thế nào?
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động ngân hàng trung ương mua vào hoặc bán ra
những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán ngắn
hạn các giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả
dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp
đến lãi suất thị trường.
Để mở rộng cung tiền tệ, Cục Dự trữ Liên bang mua trái phiếu kho bạc Mỹ và chi
trả bằng tiền mới.
Để giảm cung tiền tệ, Cục Dự trữ Liên bang bán ra trái phiếu kho bạc Mỹ và nhận
tiền mặt hiện có và sau đó tiêu hủy chúng.
3. Các cách khác nhau mà Ngân Hàng Trung Ương có thể thay đổi mức cung tiền là gì?
- Tiến Hành Hoạt Động Thị Trường Mở (mua và bán trái phiếu kho bạc Mỹ).
- Thay đổi yêu cầu Dự trữ
- Thay đổi lãi suất chiết khấu mà các ngân hàng thành viên (khi không đáp ứng yêu cầu
dự trữ bắt buộc) phải trả để vay từ FED
Giảm lãi suất, ngta muốn giữ tiền mặt nhiều hơn thì làm tăng cung tiền -> lạm phát
Tăng lãi suất, dẫn đến đầu tư vào các trái phiếu
4. Tại sao khủng hoảng ngân hàng có thể dẫn đến giảm cung tiền?
Khủng hoảng ngân hàng đề cập đến việc rút tiền ồ ạt của người gửi tiền. Lúc này, chủ
ngân hàng sẽ tiến hành cắt giảm khoản cho vay và tăng thêm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để đáp
ứng việc chi trả tiền mặt cho người gửi. Hai yếu tố làm giảm số nhân tiền tệ nhiều lần nên
sẽ dẫn đến việc trực tiếp giảm mạnh cung tiền trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, sự giảm
mạnh cung tiền này còn gây ra các vấn đề về thất nghiệp và giảm giá cả hàng hóa trong
nền kinh tế.

1. Hãy xem xét tác động của việc gia tăng tiết kiệm trong mô hình điểm chéo của
Keynes. Giả sử hàm tiêu dùng là C = C+ c (Y-T), trong đó C là một tham số được gọi là
tiêu dùng tự định thể hiện những ảnh hưởng ngoại sinh đến tiêu dùng và c là khuynh
hướng tiêu dùng biên (MPC).
a. Điều gì xảy ra với thu nhập cân bằng khi xã hội trở nên tiết kiệm hơn, thể hiện bằng sự
sụt giảm trong C?
Xã hội trở nên tiết kiệm hơn (sự sụt giảm trong C ) -> thu nhập thấp
b. Điều gì xảy ra đối với tiết kiệm cân bằng?

c. Tại sao bạn cho rằng kết quả này được gọi là nghịch lý của sự tiết kiệm?
Nghịch lý tiết kiệm (Paradox of Thrift), hộ gia đình và nhà sản xuất cắt giảm chi tiêu do
dự kiến về thời kỳ kinh tế khó khăn trong tương lai. Hành động này làm trầm trọng thêm
nền kinh tế, làm cho hộ gia đình và nhà sản xuất càng tồi tệ hơn chứ không phải là tiết
kiệm mang lại lợi ích cho bản thân.
d. Nghịch lý này có nảy sinh trong mô hình cổ điển của không? Tại sao có hoặc tại sao
không?
2. Các phương trình sau đây mô tả một nền kinh tế đóng.
Y = C + I + G.
C = 50 + 0.75 (Y - T).
I = 150 - 10r.
(M/P)d = Y - 50r.
G = 250.
T = 200.
M = 3,000.
P = 4.
a. Xác định từng biến số và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của chúng.
50 là tiêu dùng tự định
0.75 là khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC)
(M/P)d = Y - 50r  Lượng cầu tiền thực có quan hệ nghịch biến với lãi suất (vì r là phí
cơ hội của việc giữ tiền), và quan hệ đồng biến với thu nhập (vì động cơ giao dịch).

b. Từ danh sách trên, sử dụng hệ phương trình liên quan để xác định phương trình đường
IS.

Phương trình đường IS: Y = C (Y - T) + I (r) + G

c. Từ danh sách trên, sử dụng hệ phương trình liên quan để xác định phương trình đường
LM.

(LM): M / P = L (Y, r)

d. Mức cân bằng của thu nhập và lãi suất cân bằng là bao nhiêu?

You might also like