You are on page 1of 3

Họ và tên: Nguyễn Phương Thảo

MSSV: 31211021564

CHƯƠNG 16: HỆ THỐNG TIỀN TỆ


Câu 3: Theo lý thuyết, ba công cụ tác động đến cung tiền của Ngân hàng Trung ương là gì và
giải thích cơ chế tác động của từng công cụ đến khối tiền hay trữ lượng tiền của nền kinh tế
như thế nào?
Ba công cụ tác động đến cung tiền của Ngân hàng Trung ương:
- Nghiệp vụ thị trường mở: để tăng trữ lượng tiền và cung tiền, Ngân hàng Trung
ương mua trái phiếu; để giảm trữ lượng tiền và cung tiền, Ngân hàng Trung ương bán
trái phiếu.
- Lãi suất chiết khấu: để tăng trữ lượng tiền và cung tiền, Ngân hàng Trung ương
giảm lãi suất chiết khấu; để giảm trữ lượng tiền và cung tiền, Ngân hàng Trung ương
tăng lãi suất chiết khấu.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: gia tăng yêu cầu dự trữ làm tăng tỷ lệ dự trữ và giảm cung
tiền; giảm yêu cầu dự trữ làm hạ thấp tỷ lệ dự trữ và tăng cung tiền.

CHƯƠNG 17: TĂNG TRƯỞNG TIỀN VÀ LẠM PHÁT


Câu 1: Giả sử những thay đổi của các quy định ngân hàng giúp mở rộng khả năng sẵn có của
thẻ tín dụng để mọi người không cần nắm giữ nhiều tiền mặt
a. Sự kiện này ảnh hưởng đến cầu tiền như thế nào?
Sự kiện này sẽ làm giảm cầu tiền.
b. Nếu Fed không phản ứng với sự kiện này thì mức giá sẽ như thế nào?
Cầu tiền giảm và Fed không phản ứng tức cung tiền giữ nguyên thì mức giá sẽ tăng.
c. Nếu muốn giữ mức giá ổn định, Fed nên làm gì?
Fed nên giảm cung tiền.

Câu 2: Giả sử cung tiền năm nay là 500 tỷ USD, GDP danh nghĩa là 10 ngàn tỷ USD, và
GDP thực là 5 nghìn tỷ USD.
a. Mức giá là bao nhiêu? Vòng quay tiền là bao nhiêu?
Ta có:
- GDP thực = Y = 5000 (tỷ USD)
- GDP danh nghĩa = P x Y = P x 5000 = 10000 (tỷ USD) ⇒ P = 10000/5000 = 2 (tỷ
USD)
- Phương trình Số lượng tiền dưới dạng tương đối: M x V = P x Y
⇒ 500 x V = 2 x 5000 ⇒ V = 20
b. Giả sử vòng quay của tiền không đổi và sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền
kinh tế tăng 5%/năm. Chuyện gì xảy ra cho GDP danh nghĩa và mức giá năm tới
nếu Fed giữ cung tiền không đổi?
Ta có: %𝚫V = 0, %𝚫Y = 5%. Cung tiền không đổi nghĩa là %𝚫M = 0.
Ta có: %𝚫M + %𝚫V = %𝚫Y + %𝚫P
⇒ %𝚫P = -5%⇒ Mức giá năm tới sẽ giảm 5%
⇒ 𝚫GDPDanh nghĩa = 𝚫P x Y = -5% ⇒ GDP danh nghĩa năm tới sẽ giảm 5%
c. Fed nên xác định cung tiền cho năm tới là bao nhiêu nếu muốn giữ mức giá ổn
định?
Khi mức giá ổn định, %𝚫P = 0.
⇒ %𝚫M = %𝚫Y + %𝚫P - %𝚫V = 5% + 0 - 0 = 5%
⇒ Cung tiền cho năm tới là: 500*105% = 525 (tỷ USD)
d. Fed nên xác định cung tiền cho năm tới là bao nhiêu nếu muốn mức lạm phát là
10%?
Ta có: %𝚫M = %𝚫Y + %𝚫P - %𝚫V = 5% + 10% - 0 = 15%
⇒ Cung tiền cho năm tới là: 500*115% = 575 (tỷ USD)

Câu 3: Giả sử mọi người người kỳ vọng lạm phát bằng 3%, nhưng thực tế mức giá tăng 5%.
Hãy mô tả tỷ lệ lạm phát cao ngoài dự kiến này sẽ giúp ích hay gây tổn thương như thế nào
đối với các đối tượng sau:
a. Chính phủ
Chính phủ được lợi trong nước (do thuế thu nhập đánh vào người dân tăng) nhưng bị thiệt với
nợ nước ngoài (do tiền lãi thực của nước ngoài tăng, chính phủ sẽ phải trả lãi cao hơn).
b. Chủ nhà có khoản vay thế chấp đối với lãi suất cố định
Người chủ nhà bị thiệt, vì “lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát”, phi lạm phát
tăng hơn dự kiến, lãi suất thực của người cho vay (chủ nhà) giảm.
c. Công nhân trong năm thứ hai của hợp đồng lao động
Lạm phát thực tế cao hơn kỳ vọng, điều này khiến các nguyên liệu đầu vào (vật tư, nguyên
liệu sản xuất,...) tăng cao, kết quả là nhà sản xuất sẽ lựa chọn cắt giảm nhân công để không
ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy, nguy cơ thất nghiệp của người công nhân này sẽ tăng lên.
d. Trường đại học mà đã đầu tư một phần nguồn lực của mình vào trái phiếu chính
phủ.
Trường đại học được lợi do lãi suất thực từ trái phiếu chính phủ sẽ tăng.

You might also like