You are on page 1of 90

REVIEW MÔN HỌC:

Đây là môn có lẽ hầu hết các sinh viên khối trường kinh tế sẽ gặp đầu tiên. Đây cũng là môn nền
cho môn Vĩ mô và các môn ở học kì sau nên tính chất của môn này cực kì quan trọng. Có thể nói
đây là cơ sở và là bản chất của những vấn đề liên quan đến nền kinh tế. Về môn học thì kiến thức
môn này mới, có tính vận dụng cao, nhưng khi hiểu bài và hiểu bản chất thì nó rất đơn giản. Môn
học có vận dụng một số phép tính toán đơn giản như đạo hàm, tích phân ở mức cơ bản nhưng đòi
hỏi người học cần có cách nhìn đồ thị tốt. Do đó chăm tự học, luyện bài tập và siêng vận dụng, tìm
hiểu thực tế chính là chìa khóa của môn học này.

REVIEW ĐỀ THI GIỮA KỲ:

Với mỗi thầy cô sẽ có cách kiểm tra khác nhau. Giảng viên có thể kiểm tra bằng cách cho làm bài
đúng sai có giải thích, khoảng 20 đến 40 câu trắc nghiệm hoặc là các bài tập vận dụng cuối chương,
và cũng có thể là phối hợp tất cả các cách trên để thành một đề hoàn chỉnh, thời gian làm bài
thường là một buổi học trên trường. Trong tình hình hiện tại, chúng ta đang học online bởi sự
hoành hành của dịch bênh, các cách trên đều tối ưu cho việc học online nên cách nào cũng có thể
xảy ra. Nên việc nắm vững các kiến thức chương đầu là việc rất quan trọng. Điểm giữa kì thường
20 ->30%

Ưu điểm: các chương mới học rất ít, tầm 2 – 3 chương, kiến thức không nhiều, do thầy cô là người
ra đề nên sẽ rất có lợi cho những bạn chăm chú nghe giảng trên lớp. Thường thì đề giữa kì có thể sẽ
ra lại vài câu

Nhược điểm: có thể có các câu lạ và khó, vì kiến thức ít nên thầy cô sẽ đào sâu.

REVIEW ĐỀ THI CUỐI KỲ:

Đề thi cuối kỳ sẽ thi theo toàn trường nên cấu trúc sẽ theo từng hệ và sẽ có sự khác nhau giữa các
hệ. Đề có thể sẽ có cấu trúc 30% TN, 70%TL, hoặc có thể là 100% TL. Đề thi cuối kì chiếm từ 50
– 60% nên phải chuẩn bị thật kĩ lưỡng để điểm số tổng kết được cao

Ưu điểm: Đề mặt bằng chung sẽ dễ hơn so với giữa kì. Đôi khi gặp lại vài câu giữa kì.

Nhược điểm: Trải dài rất nhiều chương, yêu cầu kiến thức rộng. Đề khá dài

Còn điểm quá trình có thể là từ điểm chuyên cần, hoặc cũng là từ 1 chủ đề thực tế giáo viên ra theo
nhóm để thuyết trình. Có thể trong quá trình giảng giáo viên sẽ lấy ví dụ thực tế, nên chú ý nghe
giảng trong lớp là 1 lợi thế vô cùng lớn nhé.
CHƯƠNG 1+2: 10 NGUYÊN LÍ CỦA KINH TẾ HỌC VÀ TƯ DUY NHƯ MỘT NHÀ KINH
TẾ

I – 10 NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC:

1. Con người phải đối mặt với sự đánh đổi


2. Chi phí của một thứ là cái mà ta phải từ bỏ để có được nó
3. Con người duy lí suy nghĩ tại điểm cận biên
4. Con người phản ứng với các kích thích
5. Thương mại làm cho mọi người đều có lợi
6. Thị trường thưởng là phương thức tốt nhất để tổ chức hoạt động kinh tế
7. Chính phủ có thể cải thiện kết cục thì trường
8. Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nước đó
9. Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền
10. Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp

II – KINH TẾ HỌC VÀ CÁC NỀN KINH TẾ:

- Kinh tế học là môn học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm của
mình.
VD: Chúng ta có 1 kg than đá, chúng ta sẽ phân bổ nguồn lực này vào sản xuất những hàng
hóa nào, đó là nhiệm vụ của kinh tế học.
- Có 3 vấn đề kinh tế cơ bản
 Sản xuất cái gì?
 Sản xuất như thế nào?
 Sản xuất cho ai?
- Các nền kinh tế:
 Nên kinh tế truyền thống
 Nền kinh tế thị trường
 Nền kinh tế chỉ huy
 Nền kinh tế hỗn hợp

III – CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ:

Có 2 mô hình kinh tế:

1. Biểu đồ vòng chu chuyển: là cách thức đơn giản nhất để biểu hiện sự tác động qua lại giữa
hộ gia đình và doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế.
- Đầu vào ( yếu tố sản xuất ) : lao động, vốn, đất đai
- Đầu ra: hàng hóa và dịch vụ
2. Đường giới hạn năng lực sản xuất: Chỉ ra sựu kết hợp sản lượng mà nền kinh tế có thể sản
xuất ra bằng các nhân tố và công nghệ sản xuất hiện có

IV – HAI MÔ HÌNH KINH TẾ CƠ BẢN: ( quan trọng )

- Kinh tế vĩ mô: tập trung vào tổng thể của nền kinh tế như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, chỉ số tăng
giá,..
- Kinh tế vi mô: tập trng vào mỗi phần của nền kinh tế như các quyết định của doanh nghiệp
hay cá nhân người tiêu dùng,..
- Ví dụ:
 Chính phủ đang có các giải pháp kinh tế khác nhau trước sự suy thoái do dịch bênh
Covid 19 gây ra, đây là vấn đề thuộc kinh tế vĩ mô
 Các doanh nghiệp và hộ gia đình đang có các giải pháp quản lí nguồn lực trước sự ảnh
hưởng do dịch bệnh, đây là vấn đề thuộc vi mô

V – NHẬN ĐỊNH THỰC CHỨNG VÀ CHUẨN TẮC: (quan trọng)

- Nhận định thực chứng là những nhận định mô tả thế giới như thế nào, được gọi là phân
tích mô tả.
Ví dụ: - Suy thoái kinh tế do dịch covid làm cho GDP của nước ta thấp đi rất nhiều so với
năm khác
- Sự tăng mức lương tối thiểu sẽ gây ra thất nghiệp
- Nhận định chuẩn tắc là những nhận định là những nhận định rằng thế giới phải làm như
thế nào, được gọi là phân tích chuẩn tắc
Ví dụ: Chính phủ nên có chính sách đúng đắn để vừa chống dịch, vừa giữ nền kinh tế ở
mức hiệu quả.
 Mẹo để phân biệt 2 nhận định đó là câu chuẩn tắc đó là ý kiến chủ quan của người nói,
câu thực chứng là câu mang ý khách quan. Nhận định chuẩn tắc thường có dạng câu
mệnh lệnh, trong câu thường có các từ như: nên, phải, yêu cầu, …, còn lại là nhận
định thực chứng.

VI – CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG: Đây là 2 chương lí thuyết nên bài tập sẽ là các câu trắc
nghiệm.

1. Kinh tế học có thể được định nghĩa là:


A. Cách làm tăng tiền lương của gia đình
B. Cách kiếm tiền ở thị trường chứng khoán
C. Giải thích số liệu khan hiếm
D. Cách sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ và
phân bổ hàng hóa dịch vụ này trong xã hội.

Giải: Chọn D. Theo định nghĩa của kinh tế học mục II

2. Chủ đề cơ bản nhất mà kinh tế vi mô phải giải quyết là:


A. Thị trường
B. Tiền
C. Cơ chế giá
D. Sự khan hiếm.

Giải: Chọn D.

3. Nghiên cứu chi tiết các hãng, hộ gia đình, các cá nhân và thị trường ở đó họ giao dịch với
nhau gọi là:
A. Kinh tế học vi mô
B. Kinh tế học vĩ mô
C. Kinh tế học chuẩn tắc
D. Kinh tế học thực chứng

Giải: Chọn A. Theo định nghĩa kinh tế vi mô

4. Nghiên cứu hành vi của cả nền kinh tế như thất nghiệp và lạm phát thì gọi là:
A. Kinh tế học vi mô
B. Kinh tế học vĩ mô
C. Kinh tế học chuẩn tắc
D. Kinh tế học thực chứng

Giải: Chọn B. Theo định nghĩa của vĩ mô là nghiên cứu tổng thể nền kinh tế.

5. Đường giới hạn khả năng sản xuất lõm vì:


A. Các yếu tố sản xuất có thể chuyển từ ngành này sang ngành khác
B. Quy luật hiệu suất giảm dần
C. Nguyên lí phân công lao động
D. Không câu nào đúng.

Giải: Chọn B. Khi một đơn vị yếu tố sản xuất tăng lên sẽ bổ sung ít hơn vào tổng sản lượng
so với các đơn vị trước.

6. Xuất phát từ 1 điểm trên đường giới hạn sản xuất nghĩa là:
A. Không thể sản xuất sản phẩm A nhiều hơn sản phẩm B
B. Không thể sản xuất sản phầm B nhiều hơn sản phẩm A
C. Chỉ có thể sản xuất sản phẩm A nhiều hơn bằng cách giảm sản phẩm B
D. Không có câu nào đúng

Giải: Chọn C. Theo như đường PPF thì tại 1 điểm bất kì ( x1,y1) thì tại điểm khác có hoành
độ x2 > x1 thì tung độ y2 < y1 ( do đường PPF lõm )

7. Ví dụ nào sau đây là thuộc nhận định chuẩn tắc:


A. Thuế bây giờ là quá cao
B. Trợ cấp của chính phủ là quá thấp
C. Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư
D. Phải giảm lãi suất sẽ kích thích đầu tư
E. Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm giảm lãi suất
F. Thâm hụt ngân sách năm 1980 đã làm thâm hụt cán cân thương mại.

Giải: Chọn A, B, D. Vì các câu này là ý kiến chủ quan của người nói. Các câu còn lại là mô
tả lại sự việc.

CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT CUNG CẦU, ĐỘ CO GIÃN, CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ

I – CẦU VÀ LƯỢNG CẦU:


1. Khái niệm, các định nghĩa cơ bản:
- Cầu là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua
ở mọi mức giá
- Lượng cầu là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả
năng mua ở một mức giá
- Phương trình đường cầu có dạng: Qd = a – bP (b>0) hay Pd = c – dQ (Q>0) ( thường dùng)
- Luật cầu: giá tăng thì lượng cầu giảm, giá giảm thì lượng cầu tăng.
 Đường cầu trên đồ thị là đường dốc xuống.
- Ví như đề cho tổng các cầu cá nhân của 1 hàng hóa cụ thể thì chúng ta chuyển đường cầu
sang dạng Qd = a – bP rồi cộng tất cả lại.
Qd = Qd1 + Qd2 + Qd3 + …

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, lượng cầu: (quan trọng)*
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu sẽ làm dịch chuyển đường cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến
lượng cầu sẽ di chuyển trên đường cầu. Cầu tăng dịch chuyển sang phải, cầu giảm dịch
chuyển sang trái

- Giá cả : tác động trực tiếp đến lượng cầu nên sẽ di chuyển trên đường cầu
- Thu nhập (I): tác động trực tiếp đến cầu nên sẽ làm dịch chuyển đường cầu
a) Đối với hàng hóa cấp thấp: (thứ cấp)
I tăng thì Q giảm
I giảm thì Q tăng
b) Đối với hàng hóa cao cấp, thông thường:
I tăng thì Q tăng
I giảm thì Q giảm
- Giá cả của hàng hóa liên quan: tác động trực tiếp đến cầu nên sẽ dịch chuyển đường cầu
a) Hàng thay thế
Pa tăng  Pb giảm  Qb tăng
Pa giảm  Pb tăng  Qb giảm
b) Hàng bổ sung:
Pa tăng  Pb tăng  Qb giảm
Pa giảm  Pb giảm  Qb tăng
- Số người tiêu dùng: tác động trực tiếp đến cầu nên sẽ dịch chuyển đường cầu
Dân số tăng  Q tăng
Dân số giảm  Q giảm
- Thị hiếu (sở thích): tác động trực tiếp đến cầu nên sẽ dịch chuyển đường cầu
- Kỳ vọng: tác động trực tiếp đến cầu nên sẽ dịch chuyển đường cầu

II – CUNG VÀ LƯỢNG CUNG:

1. Khái niệm, các định nghĩa cơ bản:


- Cung là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán muốn bán, có khả năng bán ở mọi mức
giá trong một thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi
- Lượng cung là sô lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán muốn bán, có khả năng bán ở 1
mức giá trong 1 khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi
- Phương trình đường cung: Qs = a + bP (b>0) hay Ps = c+dP(d>0) (thường dùng)
- Ngược lại với luật cầu, trong phương trình đường cung, nếu giá tăng thì lượng cung tăng.
 Đường cung là đường dốc lên.
2. Các yếu tố ảnh hưởng cung và lượng cung*
Tương tự như cầu và lượng cầu thì các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cung sẽ dịch chuyển
đường cung; các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cung thì di chuyển trên đường cung. Cung
tăng dịch chuyển sang phải, cung giảm dịch sang trái

- Giá của hàng hóa: tác động trực tiếp lượng cung => di chuyển trên đường cung
- Giá chi phí đầu vào: tác động trực tiếp cung => dịch chuyển đường cung
P vào tăng  Qs giảm và ngược lại
Vì lợi nhuận = doanh thu - chi phí, chi phí tăng thì lợi nhuận giảm  cung giảm ( chương
sau)
- Công nghệ => tác động trực tiếp đến cung => dịch chuyển đường cung
- Kì vọng của doanh nghiệp: tác động trực tiếp cung => dịch chuyển đường cung
- Số lượng người sản xuất: tác động trực tiếp cung => dịch chuyển đường cung
- Thuế => dịch chuyển đường cung

III – TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG:

- Khi cung bằng cầu => cân bằng thị trường


- Gọi E là điểm cân bằng, tức là điểm cắt nhau của 2 đường cung và cầu
- Ý nghĩa của E: là nơi mà người bán đồng ý bán, người mua đồng ý mua.
- Quy luật của cung và cầu: giá của hàng hóa sẽ tự điều chỉnh để cân bằng lượng cung và cầu
- Cách tính: Giải hệ 2 phương trình: đường cầu và đường cung ta được giá và sản lượng cân
bằng.

IV – CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG:

Trắc nghiệm:

Câu 1: Điều nào sau đây gây ra sự dịch chuyển đường cung:
A. Cầu hàng hóa thay đổi
B. Thị hiếu của người dùng thay đổi
C. Công nghệ sản xuất thay đổi
D. Sự xuất hiện của người dùng mới

Giải: Chọn câu C. Khi công nghệ thay đổi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cung => dịch
chuyển đường cung

Câu 2: Chi phí đầu vào để sản xuất ra sản phẩm X tăng lên làm cho

A. Đường cầu X dịch chuyển lên trên


B. Đường cung X dịch chuyển lên trên
C. Cả đường cầu và đường cung đều dịch chuyển lên trên
D. Không đường nào dịch chuyển
Giải: Chọn câu B. Chi phí đầu vào ảnh hưởng đến cung, cung dịch chuyển. Do chi phí đầu
vào tăng nên cung sẽ giảm, suy ra đường cung dịch qua trái lên trên

Câu 3: Điều nào sau đây không làm dịch chuyển đường cầu thịt lợn

A. Giá thịt bò tăng lên


B. Giá thịt lợn giảm xuống
C. Thị hiếu đối với thịt lợn giảm xuống
D. Các nhà sản xuất quảng bá sản phẩm của họ

Giải: Chọn câu B. Giá thịt lợn giảm ảnh hưởng trực tiếp đến cầu, do đó sẽ di chuyển trên
đường cung.

Giá thịt bò tăng sẽ dịch chuyển cầu vì thịt bò và thịt lợn là hàng hóa thay thế nhau.

Quảng cáo và thị hiếu đều ảnh hưởng đến cầu nên sẽ dịch chuyển đường cầu.

Câu 4: Điều gì chắc chắn xảy ra khi gia tăng lượng cân bằng

A. Cung và cầu đều tăng


B. Cung và cầu đều giảm
C. Cầu tăng cung giảm
D. Cầu giảm cung tăng
Giải: Chọn A. Vẽ hình ta có. Dạng bài tập về cầu và cung tăng, ta chỉ cần vẽ hình là

được.Câu 5

Câu 5: Nếu giá của hàng hóa B tăng gây ra sự dịch chuyển đường cầu của C sang phải thì

A. B và C là 2 hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng


B. B và C là 2 hàng hóa thay thế trong tiêu dùng
C. B và C không liên quan
D. B và C là hàng hóa thông thường

Giải: Chọn câu B. Do giá B tăng làm lượng C tăng, lượng C tăng suy ra giá C giảm theo
luật cầu, suy ra B và C là hàng thay thế.

Bài tập:

1. Nhận định này đúng hay sai và giải thích: Thị trường gạo ở thành phố Hồ Chí Minh đang ở
trạng thái cân bằng. Do nắng nóng liên tục nên mất mùa. Trong khi đó, nhu cầu lại tăng lên
do số lượng người nhập cư tăng. Điều này sẽ làm cho sản lượng cân bằng tăng và mức giá
cân bằng mới tăng lên.
Bài làm:
- Nắng nóng liên tục, mất mùa => Cung giảm
- Nhu cầu tăng do số người nhập cư tăng => Cầu tăng
- Ta có cầu tăng và cung giảm. Vẽ hình ta được

- Suy ra giá cân bằng chắc chắn tăng còn sản lượng thì không thể kết luận được.
2.

P Qd Qs
60 22 14
80 20 16
100 18 18
120 16 20
Bài cơ bản.
a) Viết phương trình hàm cầu, hàm cung
b) Tính sản lượng và giá cả cân bằng
c) Giả sử năng suất lao động tăng làm cho lượng cung của mỗi mức giá tăng lên 20 sản
phẩm, hỏi giá và sản lượng cân bằng thay đôi như thế nào.
d)
Bài làm:
a) Hàm cầu: Pd = a1 +a2Q
P1 = 60, Qd = 22
P2 = 80, Qd = 20, giải hệ ta được Pd = 280 -10Q
Hàm cung: Ps = a1 + a2Q
P1 = 60, Qd = 14
P2 = 80, Qd = 16, giải hệ ta được Ps= -80+10Q
b) Giải hệ : P = 280 – 10 Q
P = -80 +10Q
Suy ra: Pcb = 100, Qcb = 18
c) Lượng cung mỗi mức gia tăng 20 suy ra Ps’= -80 +10Q +20 = -60 + 10Q
Giải hệ mới: P = 280 – 10Q
P’ = -60 + 10Q
Suy ra: Pcb’= -110. Qcb =17

CHƯƠNG 4: ĐỘ CO GIÃN, CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ

I – ĐỘ CO GIÃN:

- Độ co giãn phản ánh mức độ phản ứng của người mua và người bán trước thay đổi của thị
trường (giá, thu nhập, giá của hàng hóa liên quan) để từ đó đưa ra phân tích chính xác hơn
- Co giãn cầu theo giá: kí hiệu là EDp
%∆Q ∆Q P 1 P
 EDp = = . = . ( Co giãn điểm)
%∆P ∆ P Q hệ số góc Q
 Ý nghĩa của EDp : Nếu giá bán thay đổi 1 % thì lượng cầu thay đổi EDp %
Q2−Q1 P 2+ P 1
 Co giãn khoảng: EDp= .
P 2−P1 Q 2+Q 1
 IEDpI < 1: hàng hóa thông thường, thiết yếu; lượng thay đổi của Q ít hơn lượng thay đổi
của P
 IEDpI > 1: hàng hóa cao cấp, lượng thay đổi của Q nhiều hơn lượng thay đổi của P
 IEDpI = 1: co giãn đơn vị
 Note: - EDp < 0, do hệ số góc đường cầu luôn < 0
- EDp tỉ lệ nghịch với hệ số góc
- Cầu co giãn hoàn toàn => Đường cầu song song với trục hoành => EDp = ∞
- Cầu hoàn toàn không co giãn => Đường cầu vuông góc với trục hoành, EDp =0
- Hệ số co giãn ảnh hưởng doanh thu:

-
- Ví dụ: Khi được mùa, người nông dân sẽ vui hay buồn? Vì sao?
Giải: Nông sản là hàng hóa thiết yếu, độ co giãn IEDpI < 1. Khi được mùa thì Q tăng và P sẽ
giảm. Và lượng Q tăng ít hơn lượng P giảm nên suy ra doanh thu TR = P.Q sẽ giảm. Do đó
làm giảm doanh thu của người nông dân nên người nông dân sẽ buồn.
%∆Q
- Co giãn cầu theo thu nhập: EI =
%∆I

Tính chất: EI > 0 ( cùng chiều ): hàng hóa thông thường

EI <0 (ngược chiều) : hàng hóa thứ cấp

0 < EI <1 : hàng hóa thiết yếu

EI >1 : Hàng cao cấp

EI = 0 : hàng hóa không phụ thuộc thu nhập.

% ∆ Qx
- Co giãn chéo (giá cả hàng liên quan): Ex,y=
% ∆ Py
 Ex,y < 0: hàng hóa bổ trợ nhau
 Ex,y > 0: hàng hóa thay thế nhay
 Ex,y = 0 : hàng hóa không liên quan
- Co giãn cung tương tự như co giãn cầu.
%∆Q ∆Q P 1 P
 ES = = . = . ( Co giãn điểm)
%∆P ∆ P Q hệ số góc Q
Q2−Q1 P 2+ P 1
 ES= .
P 2−P1 Q 2+Q 1

II – CHÍNH SÁCH CHÍNH PHỦ:

- Giá trần: là mức giá tối đa mà chính phủ quy định cho người bán trong trường hợp hàng hóa
thiếu hụt, không được bán cao hơn nhằm bảo vệ lợi ích người mưa
- Giá sàn là mức giá tối thiểu mà chính phủ quy định cho người mua trong trường hợp hàng
hóa dư thừa, không được mua thấp hơn nhằm bảo vệ lợi ích cho người bán
- Thuế là kết quả của việc thay đổi cân bằng trong thị trường
 Khi hàng hóa bị đánh thuế, lượng hàng sẽ bán ít hơn
 Khi chính phủ đánh thuế, cả người mua và người bán đều chịu thuế, việc người mua
chịu thuế ít hay nhiều hơn là tùy thuộc vào sự co giãn của cầu và cung
+ Nếu cầu co giãn ít hơn cung: người mua chịu thuế nhiều hơn
+Nếu cầu co giãn nhiều hơn cung: người bán chịu thuế nhiều hơn
 Phương trình của đường cầu và đường cung khi bị chính phủ đánh thuế:
PD = Ps +t
 Phương trình đường cung cầu khi chính phủ trợ cấp:
PD= Ps -t
- Kinh tế phúc lợi:
 Thặng dư của người tiêu dùng CS: là số tiền người mua sẵn sang trả cho một hàng hóa
trừ đi số tiền mà người mua thực sự phải trả cho nó.
 Thặng dư của người sản xuất PS: là số tiền người bán được trả trừ đi chi phí sản xuất
 Cách tính: CS là diện tích nằm trên đường giá cân bằng và dưới đường cầu
 PS là diện tích nằm trên đường cung và dưới đường giá cân bằng
 Tổn thất xã hội vô ích là phần có được sau khi lấy tổng thặng dư trước thuế trừ tổng
thặng dư sau thuế. Tổn thất xã hội vô ích là phần tổn thất xã hội phải chịu.

III – CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG:

Phần 1: Trắc nghiệm:

Câu 1: Giả sử cầu co giãn hoàn toàn, nếu cung dịch sang phải sẽ làm cho:

A. Giá và lượng cân bằng sẽ tăng


B. Giá và lượng cân bằng giảm
C. Giá không đổi nhưng lượng cân bằng tăng
D. Giá tăng nhưng lượng cân bằng không đổi

Giải: Chọn C. Cầu co giãn hoàn toàn => cầu nằm ngang, do đó có dịch chuyển cung như thế
nào thì giá cân bằng vẫn không đổi. Cung dịch sang phải nên lượng cân bằng tăng

Câu 2: Khi thuế đánh vào hàng hóa thì:

A. Người mua chịu hoàn toàn


B. Người bán chịu hoàn toàn
C. Người mua chịu 50% người bán chịu 50%
D. Người mua và người bán cùng chịu, tùy theo độ co giãn của cung hay cầu.
Giải: Chọn D. Thuế đánh thì cả người mua và người bán cùng chịu. Tùy vào độ co giãn của
cung và cầu, bên nào quan tâm thị trường, tìm hiểu thị trường hơn thì bên đó chịu ít thuế hơn

Câu 3: Nếu cầu không co giãn, muốn tăng tổng doanh thu thì phải:

A. Giảm giá
B. Tăng giá
C. Tăng sản lượng
D. Giảm sản lượng

Giải: Chọn câu B. Cầu không co giãn nghĩa là đường cầu thẳng đứng, do đó sản lượng cân
bằng sẽ không đổi. Muốn tăng doanh thu thì phải tăng giá.

Câu 4: Nếu co giãn chéo giữa 2 hàng hóa A và B dương thì

A. A và B là hàng hóa bổ sung


B. A và B là hàng hóa thay thế
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Giải: Chọn B. Hàng hóa thay thế nghĩa là khi Pa tăng thì Pb giảm dẫn đến Qb tăng. ở đây ta
thấy 2 đại lượng Pa và Qb cùng tăng nên co giãn sẽ dương.

Câu 5: Nếu ban đầu giá cân bằng của X là P =10đ/ sản phẩm. Sau đó chính phủ đánh thuế t=
3đ/ sản phẩm. Giá cân bằng mới là P’ = 13đ/sản phẩm. Ta có kết luận?

A. Cầu co giãn
B. Cầu ít co giãn
C. Cầu không co giãn
D. Cầu hoàn toàn co giãn

Giải: Chọn câu C. Như ta thấy, ban đầu giá X là P= 10, sau khi bị đánh thuế thì P’=13. Có
nghĩa rằng người tiêu dùng hoàn toàn không tìm hiểu thị trường dẫn đến chịu hoàn toàn tiền thuế.
Vì vậy, cầu không co giãn.

Phần 2: Bài tập:

Dạng 1: Bài tập về độ co giãn:

∆Q
 Hàm cầu: Q D= aP + b với a =
∆P
1. Cầu theo giá:
% ∆ Q ∆ QD /Q D P
E D= = =a×
%∆ P ∆ P /P Q

2. Cầu theo giá chéo:


% ∆ QD ( X ) ∆ Q D( X ) /Q D( X )
E XY = =
% ∆ PY ∆ PY / PY
3. Cầu theo thu nhập
% ∆ Q ∆Q D /Q D
E I= =
%∆I ∆ I/ I
Vận dụng: Một người tiêu thụ có thu nhập là 1000đvt, lượng cầu sản phẩm X là 10 sp, khi thu
nhập tăng lên là 1200đvt, lượng cầu của sản phẩm X tăng lên là 13 sp, vậy sản phẩm X thuộc hàng
hóa:

A. Hàng thứ cấp C. Hàng cấp thấp

B. Hàng xa xỉ D. Hàng thiết yếu

Giải: 13−10
× 100
10
E I= =1,5>1⇒ Hàng xa xỉ( cao cấp)
1200−1000
× 100
1000

Dạng 2: Kiểm soát giá trần, giá sàn:

Bước 1: Tìm giá cân bằng, tính CS, PS

Bước 2: Thay Pmax hoặc Pmin vào hàm Qd và Qs, Quy ước giá sàn là P min, giá trần là P max

Bước 3: Tính lượng thiếu hụt = Qd - Qs hoặc dư thừa = Qs - Qd

Bước 4: Tính số tiền Chính phủ bỏ ra nếu có (đối với hàng dư thừa)

G (tiền chính phú) = -(giá x lượng) = - [Pmin x (Qs – Qd)]

Bước 5: Tính thay đổi CS, PS và tổn thất xã hội

Biểu đồ minh họa: Phần xanh là CS, phần hồng là PS


Vận dụng: Thị tường sản phẩm X có hàm cầu là P = -3Q + 18, hàm cung là P = 2Q + 4. Nếu
Chính phủ quy định giá sàn là 12 đvt/sp thì số tiền mà chính phủ phải chi để mua hết sản phẩm
thừa là:

A. 24 B. 480 C. 240 D.48

Giải:
Thay Pmin = 12 vào hàm cung, cầu: Qd = 18, Qs = 20
Lượng thừa = Qs – Qd = 2
Tiền CP chi = 2x12 = 24

Dạng 3: Thuế và trợ cấp:

Bước 1: Viết phương trình hàm cung mới P1 = Ps + t

Bước 2: Giải phương trình Pd = P1

Bước 3: Tính gánh nặng thuế mỗi bên (Co giãn nhiều thì chịu thuế ít)

Thuế/sản phẩm:

t D =Pd−P*

t S=¿ P* - Ps = P* - (Pd – t)

Bước 4: Tính số tiền Chính phủ

Tổng thuế CP thu G = Q1 x t

Bước 5: Tính thay đổi CS, PS và tổn thất xã hội


Ta có bảng sau: Với trợ cấp

Với thuế:

Ban đầu: P*, Q* Đánh thuế: P1, Q1

- CS = A + B + C - CS = A

- PS = D + E + F - PS = F
- G=0 - G=B+E

=> NW = A+B+C+D+E+F => NW = A+B+E+F

Vận dụng:

Câu 1: Giả sử sản phẩm X có hàm số cung và cầu như sau: Qd = 180 - 3P, Qs = 30 + 2P, nếu
chính phủ đánh thuế vào sản phẩm làm cho lượng cân bằng giảm xuống còn 78 , thì số tiền thuế
chính phủ đánh vào sản phẩm là:

A. 10 B. 3 C. 5

Giải: t = Pd – Ps (giá khi có thuế)

Thay Qcb = 78 vào phương trình đường cầu và cung, ta được: Ps = 34 ( giá sau thuế)

Pd = 24 ( giá sau thuế)

Suy ra t = 10. Chọn A.

Câu 2: Bài tổng hợp

Thị trường về lúa gạo ở Việt Nam được cho như sau:

- Trong năm 2002, sản lượng sản xuất được là 34 triệu tấn lúa, được bán với giá 2.000 đ/kg
cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu; mức tiêu thụ trong nước là 31 triệu tấn.
- Trong năm 2003, sản lượng sản xuất được là 35 triệu tấn lúa, được bán với giá 2.200 đ/kg
cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu, mức tiêu thụ trong nước là 29 triệu tấn.
Giả sử đường cung và đường cầu về lúa gạo của Việt Nam là đường thẳng, đơn vị tính trong
các phương trình đường cung và cầu được cho là Q tính theo triệu tấn lúa; P được tính là 1000
đồng/kg.

1. Hãy xác định hệ số co dãn của đường cung và cầu tương ứng với 2 năm nói trên.
2. Xây dựng phương trình đường cung và đường cầu lúa gạo của Việt Nam.
3. Trong năm 2003, nếu chính phủ thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu là 300 đ/kg lúa, hãy
xác định lượng cân bằng mới, sản lượng mới.
4. Trong năm 2003, giả định chính phủ áp dụng mức thuế là 5000 đ/kg. xác định lượng cân
bằng mới, sản lượng mới.

Giải:

Bài giải
P QS QD

2002 2 34 31

2003 2,2 35 29

Ta có bảng trên.

1. Hệ số co giãn của cung cầu tương ứng với 2 năm nói trên.

Hệ số co dãn cung cầu được tính theo công thức:

ES = (P/Q) x (QS/P)

ED = (P/Q) x (QD/P)

Vì ta xét thị trường trong 2 năm liên tiếp nên P,Q trong công thức tính độ co dãn cung cầu
là P,Q bình quân.

ES = (2,1/34,5) x [(35 – 34)/(2,2 – 2)] = 0,3

ED = (2,1/30) x [(29 – 31)/(2,2 – 2)] = 0,7

2. Xây dựng đường cầu và đường cung:

Ta có :

QS = aP + b

QD = cP + d

Trong đó: a = QS/P = (35 – 34) / (2,2 – 2) = 5

b = QD/P = (29 -31) / (2,2 – 2) = -10

Ta có: QS = aP + b

 b = QS – aP = 34 – 5.2 = 24
và QD = cP + d

 d = QD – cP = 31 +10.2 = 51
Phương trình đường cung, đường cầu lúa gạo ở Việt Nam có dạng:

QS = 5P + 24 => Ps= Q/5 -24/5

QD = -10P + 51 => Pd = 5,1 - 0.1 Q


3. Trợ cấp là 300 đ/kg lúa. Xác định sự thay đổi sản lượng và giá cả cân bằng.

Khi thực hiện trợ cấp xuất khẩu, thì:

PD1 = PS1 – 0,3

Tại điểm cân bằng: QD1 = QS1

 5PS1 + 24 = -10 (PS1 – 0,3) + 51


 PS1 = 2
PD1 = 1,7

QD1 = 34

4. T=5000/ kg. xác định Pcb, Qcb.


Giải:

Giả sử thuế đánh vào người sản xuất, suy ra Ps’ = Q/5 -24/5 + 5

Pd = 5,1 - 0.1 Q

Giải hệ ta được: Qcb= 49/3, Pcb = 52/15.

Câu 3: Bài tổng hợp.

Hàm số cung và cầu của sản phẩm X có dạng:

(D): Q = -P +120 và (S): Q = P – 40, (Q tính bằng tấn, P tính bằng USD)

a. Tính giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm X.

Cân bằng thị trường khi Qd = Qs


 -P +120 = P – 40
 -2P = -160
 P* = 80
 Q*= -80 + 120 = 40

b. Tính độ co dãn của cầu tại điểm cân bằng.

P∗¿
E D=a × ¿
80
Q∗¿=−1 × =−2 ¿
40
Ý nghĩa: Nếu giá sản phẩm X tăng 1% thì lượng cầu sản phẩm X giảm 2% và ngược lại.
c. Nếu Chính phủ quy định giá là P = 75 thì sẽ xảy ra hiện trạng gì? Giá và lượng cân bằng là
bao nhiêu? Tính tổn thất xã hội.

 Khi P = 75 ta có: Qd = -75 +120 = 45


Qs = 75 – 40 =35
 Thiếu hụt hàng hóa Qd – Qs = 45 -35 = 10
 Giá cân bằng: P = 75; Lượng cân bằng: Q1 = 35
 Tổn thất xã hội:
1
NW = - (C + D) = -[ × ( 85−75 ) × ( 40−35 ) ¿
2
= - 25

d. Nếu Chính phủ đánh thuế t = 6 USD/tấn thì giá và lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Tính
mức thuế mà mỗi bên phải chịu, doanh thu thuế, tổn thất xã hội.

 Khi đánh thuế: Pd = Ps + t


 120 – Q = Q + 40 +6
 Q1 = 37 (lượng cân bằng)
 Pd = 120 – 37 = 83 (giá cân bằng)
 Ps = Pd – t = 83 – 6 = 77
 Mức thuế người tiêu dùng chịu:
t =Pd−P* = 83 – 80 = 3
ĐỀ THI GIỮA KÌ:

ĐỀ 1: TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM

ĐỀ KIỂM TRA GIŨA KỲ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ

A. Chọn câu trả lời: (đánh dấu lựa chọn phương án trả lời vào bảng tổng hợp kết quả làm bài)
– 4 điểm
1. Khi Chính phủ đánh thuế 6 đvt/sp, giá cân bằng tăng từ 40 lên 45 đvt. Có thể nói rằng:
a. Cung co giãn nhiều hơn cầu
b. Cầu co giãn đơn vị
c. Cầu co giãn nhiều hơn cung
d. Cung hoàn toàn không co giãn
Giải: tD= Pcb’ – Pcb = 45 -40 = 5. tS = 6 – 5 =1.

Ta thấy tD > tS nghĩa là người mua chịu thuế nhiều hơn.

 Cung co giãn nhiều hơn cầu. Chọn A


2. Giá trần là :
a. Giá tối đa c. Mức giá nhà nước quy định cho người bán
b. Giá tối thiểu d. Cả a và c.
Giải: Giá trần là giá tối đa mà chính phủ quy định cho người bán trong trường hợp hàng
hóa thiếu hụt nhằm bảo vệ lợi ích người mua. Người bán không được bán cao hơn giá trần.
Chọn D

3. Trên thị trường sản phẩm X, sự di chuyển dọc trên đường cung xảy ra khi:
a. Giá của yếu tố sản xuất thay đổi c. Trình độ công nghệ tăng lên

b. Giá của sản phẩm X thay đổi d. Cả a và c đều đúng

Giải: Di chuyển dọc theo đường cung nghĩa là tác động trực tiếp đến lượng cung.

Giá của sản phẩm X thay đổi tác động trực tiếp đến lượng cung nên chọn câu A

4. Những nhận định kinh tế đề cập đến những giải thích mang tính khách quan hoặc khoa học về
sự vận hành của nền kinh tế thuộc về:
a. Kinh tế vi mô c. Kinh tế vĩ mô

b. Kinh tế thực chứng d. Kinh tế chuẩn tắc

Giải: Những giải thích mang tính khách quan của sự vận hành của nền kinh tế thuộc về kinh tế
thực chứng. Chọn B

5. Thặng dư sản xuất có thể biểu thị là:


a. Chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí của hãng.

b. Tổng của chi phí cố định và chi phí biến đổi của hãng.

c. Chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí biến đổi của hãng

d. Diện tích nằm giữa đường chi phí cố định trung bình và đường giá.

Giải : Thặng dư sản xuất có thể biểu thị là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi của hãng.
PS = TR – VC.
Dữ liệu sau dùng trả lời cho 4 câu tiếp theo sau: Hàm cầu và cung về cà phê của Quốc gia A được
xác định như sau: (D): Q = 3550 – 260P, (S): Q = 1800 + 240P (Q: tấn, P: trăm triệu đồng/tấn):
6. Giá cân bằng trên thị trường là:
a. P = 3 c. P = 3,5

b. P = 3,75 d. cả a, b, c đều sai

Giải: Giải hệ phương trình đường cung và cầu ta được: Q = 2640, P =3.5, chọn C

7. Sản lượng cân bằng trên thị trường:


a. Q = 2640 c. Q = 2460

b. Q = 4600 d. cả a, b, c đều sai


Giải: Sản lượng cân bằng Q =2640, được giải như ở câu 6. Chọn A
8. Nếu chính phủ đánh thuế 50 triệu đồng/tấn thì phần thuế mà người tiêu dùng phải chịu trên
mỗi tấn:
a. 50 triệu c. 25 triệu

b. 30 triệu d. cả a, b, c đều sai

Giải: Trước hết ta đổi hàm cung cầu qua hàm P.

Pd = (3550 – Q)/260, Ps = (Q – 1800 )/240

Khi đánh thuế thì Pd = Ps +t  (3550 – Q)/260 = Ps = (Q – 1800 )/240 + 0.5

Giải phương trình ta được Q = 2577,6

Giá cân bằng mới là: Pcb’ = 3.74.

Vậy: Thuế người mua chịu là: tD= Pcb’ – Pcb = 3,74 -3,5 = 0,24 (24 triệu)

Thuế người bán chịu là: tS = t – tD = 26 triệu. Chọn D

9. Nếu chính phủ đánh thuế 50 triệu đồng/tấn thì phần thuế mà người sản xuất phải chịu trên mỗi
tấn:
a. 20 triệu c. 25 triệu

b. 30 triệu d. cả a, b, c đều sai


Giải: Chọn D. Đã giải ở câu 8
10. Đường cung của sản phẩm X dịch chuyển khi:
a. Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi c. Giá sản phẩm X thay đổi
b. Chính phủ đánh thuế lên sản phẩm X d. Giá cả hàng hoá thay thế tăng.
Giải: Cung dịch chuyển khi yếu tố nào đó tác động trực tiếp đến cung.
Trong đáp án thì khi chính phủ đánh thuế lên X thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cung. Chọn B

11. Giả sử rằng cầu là co giãn hoàn toàn. Nếu đường cung dịch chuyển sang phải thì:
a. Giá và lượng sẽ tăng
b. Lượng sẽ tăng nhưng giá giữ nguyên
c. Giá sẽ tăng nhưng lượng giữ nguyên
d. Cả giá và lượng đều không tăng
Giải: Cầu co giãn hoàn toàn, nghĩa là cầu nằm ngang. Khi đường cung dịch sang phải thì ta có hình
sau:

Suy ra lượng sẽ tăng nhưng giá sẽ giữ nguyên. Chọn B

12. Câu nào liên quan đến co giãn của cầu theo giá sau đây là đúng:
a. Co giãn của cầu theo giá là không đổi đối với bất kỳ đường cầu nào.
b. Cầu trong ngắn hạn co giãn theo giá ít hơn so với trong dài hạn
c. Nếu tổng doanh thu giảm khi giá tăng thì khi đó cầu là tương đối không co giãn
d. Không câu nào đúng.
Giải: Chọn D vì

Câu a sai vì mỗi đường cầu khác nhau sẽ có co giãn của cầu khác nhau

Câu b đúng vì ví dụ khi giá xăng dầu tăng, người tiêu dùng không thể ngay lập tức thay thế xe máy
chạy xăng bằng phương tiện gì khác. Do đó, độ co giãn của cầu về xăng trong một thời gian ngắn
là thấp. Tuy nhiên, nếu giá xăng tiếp tục tăng cao trong dài hạn thì người tiêu dùng có thể sử dụng
xe đạp điện để thay thế xe máy.

Câu c sai vì khi tổng doanh thu giảm khi giá tăng thì đó là cầu tương đối co giãn ( như hình)
13. Kinh tế học vi mô là khoa học nghiên cứu về:
a. Những biến động của chỉ số giá cả và sản lượng của nền kinh tế
b. Quan hệ và tương tác tổng quát giữa các chủ thể kinh tế
c. Tăng trưởng kinh tế
d. Hoạt động của các tế bào kinh tế
Giải: Chọn câu D. Kinh tế vi mô nghiên cứu hoạt động của các tế bào kinh tế ( Doanh nghiệp, hộ
gia đình,...)

14. Nếu cầu về một hàng hóa giảm khi thu nhập tăng thì:
a. Hàng hóa đó là hàng hóa bình thường
b. Hàng hóa đó là hàng hóa cấp thấp
c. Co dãn của cầu theo thu nhập ở giữa 0 và 1
d. Cả b và c
Giải: Khi thu nhập tăng mà cầu hàng hóa đó giảm thì đó là hàng hóa cấp thấp. Ví dụ có một người
đàn ông đi làm có tiền ít thì anh ta sẽ ưu tiền mua các hàng hóa cấp thấp, sẽ phù hợp với túi tiền
của anh ta hơn. Nếu như anh ta có thu nhập tăng thì anh ta sẽ khá giả hơn, sẽ quan tâm đến các
hàng hóa cấp cao hơn. Chọn B

15. Giá tối đa do nhà nước quy định đối với hàng hoá thiết yếu là:
a. Giá cao hơn giá cân bằng cung cầu
b. Giá cao nhất của hàng hoá đó vào một thời điểm trong năm
c. Giá có lợi nhuận cao nhất cho người bán
d. Giá thấp hơn giá cân bằng cung cầu
Giải: Giá tối đa do nhà nước quy định là giá trần khi có sự thiết hụt. Do đó Giá thấp hơn giá cân
bằng cung cầu. Chọn D
16. Thị trường một hàng hóa đang cân bằng với mức giá P= 10, Q = 20. Tại điểm cân bằng có hệ
số co giãn của cung Es = 1. Vậy hàm cung có dạng:
a. Q=2P

b. Q= 10+P

c. Q= 30-P

d. Không câu nào đúng

Giải: gọi Q = aP +b

Es = 1 = a.P/Q  a = 2  Q = 2P +b (1)

Thay điểm ( 10,20 ) vào (1) ta được b = 0. Chọn A.

17. Dọc theo đường cầu về bên phải:


a. Cầu càng co giãn theo giá

b. Cầu càng kém co giãn theo giá

c. Cầu co giãn đơn vị

d. Không câu nào đúng

Giải: Dọc đường cầu về phải ta có: giá tăng, lượng giảm, mà Ep = a. P/Q

Do đó P /Q tăng và cầu càng co giãn. Chọn A

18. Giả sử rằng co giãn của cầu theo giá là -1,2. Nếu giá giảm, tổng doanh thu sẽ:
a. Tăng b. Giảm

c. Không đổi d. Không có kết luận.


Giải: Ep = -1,2 thì cầu tương đối co giãn. Lượng giá giảm thì ít hơn lượng sản phẩm tăng nên
doanh thu tăng. Chọn A

19. Hai hàng hoá bổ sung cho nhau trong tiêu dùng có hệ số co giãn chéo:
a. Exy > 0 c. Exy > 1
b. Exy < 0 d. Exy < 1
Giải: hàng hóa bổ sung thì Exy < 0 . Chọn B

20. Phát biểu nào sau đây phù hợp không thuộc về kinh tế vi mô:
a. Chính phủ nên tăng đầu tư để đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng

b. Thị trường nông sản hiện nay có mức giá thấp

c. Giá của một chiếc xe oto Lexus nhập khẩu vào khoảng 200.000 USD

d. Tất cả các đáp án trên

Giải: Chọn A. Đây là nhận định kinh tế vĩ mô, chuẩn tắc.

B. Nhận định đúng hay sai và giải thích (2 điểm):


1. Thị trường gạo ở thành phố Hồ Chí Minh đang ở trạng thái cân bằng. Do nắng nóng liên tục nên
mất mùa. Trong khi đó, nhu cầu lại tăng lên do số lượng người nhập cư tăng. Điều này sẽ làm cho
sản lượng cân bằng tăng và mức giá cân bằng mới tăng lên.
=> Sai. Mất mùa nên cung giảm. Lượng người nhập cư tăng nên cầu tăng. Cầu tăng cung giảm.
Nên giá cân bằng chắc chắn tăng, lượng cân bằng chưa chắc chắn được.

2. Càng phía dưới đường cầu, độ co dãn của cầu theo giá càng cao.
=> Sai. Càng dưới đường cầu, P giảm Q tăng, hệ số P/Q giảm.
Ep = a.P/Q giảm nên nhận định này sai
C. Bài tập: (4 điểm)

Bài 1: (2 điểm)

Hàm cung, cầu một hàng hóa có dạng: Qd=50-P; Qs= 40+P

Do giá quá thấp nên người sản xuất biểu tình đòi tăng giá. Buộc lòng Chính phủ phải tăng giá lên 6
đơn vị/ sản phẩm, và hứa sẽ thu mua hết lượng sản phẩm nếu dư thừa.

Xác định số tiền mà Chính phủ phải bỏ ra để mua sản phẩm.

Giải:

Giải hệ phương trình cung cầu ta được: Pcb = 5. Qcb = 45


Cẩn thận chỗ tăng giá lên chứ không phải tăng giá thêm nha. Nghĩa là giá bây giờ là P’ = 6.
( không phải là P’ = 5+6 =11)
Khi P’ = 6 thì Qd = 44, Qs = 46.
Cầu < cung  dư thừa. Số dư thừa là 2.
Số tiền chính phủ bỏ ra là: 2.6 = 12.

Bài 2: (2 điểm)

Một hãng sản xuất có hàm tổng chi phí là. TC = 3q2 + 100, trong đó q là sản lượng.

a. Ở mức sản lượng nào chi phí bình quân bằng chi phí biên?
b. Mức sản lượng đạt được chi phí bình quân tối thiểu là bao nhiêu?
Giải:

a. Chi phí bình quân bằng chi phí biên nghĩa là MC = AC


MC = 6Q, AC = 3Q +100/Q
MC =AC  6Q = 3Q + 100/Q  Q = (100/3)1/2 ( loại số âm)
b. Chi phí bình quân tối thiểu là ACmin
ACmin khi AC’ = 0 = 3 – 100/Q2
Q = (100/3)1/2 ( loại số âm)
ĐỀ 2

ĐỀ THI GIỮA KÌ SỐ 2

Câu 1: Nếu cầu tăng, cung không đổi thì:

a       Giá và số lượng cân bằng cùng tăng

b       Giá và số lượng cân bằng cùng giảm

c      Giá và số lượng cân bằng cùng không đổi

d        Giá cân bằng không đổi, số lượng cân bằng tăng

Giải: Chọn A. Cầu tăng và cung không đổi dẫn đến giá và lượng cân bằng tăng

Câu 2: Nếu 2 đường cầu tuyến tính d1 và d2 có cùng giao điểm với trục tung (d1 gần gốc tọa độ
hơn so với d2) thì tại một mức giá P bất kỳ, ta luôn có:

a   |ED1| > |ED2|      b |ED1| < |ED2|      c   |ED1| = |ED2|      d   Không thể kết luận
Giải: d1 gần gốc tọa độ hơn suy ra hệ số góc của d1 lớn hơn d2 suy ra ED1 < ED2, chọn B

Câu 3:  Trong trường hợp nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu Tivi SONY về bên
phải: (1) Thu nhập dân chúng tăng, (2) Giá Tivi Panasonic tăng, (3) Giá Tivi
SONY giảm:

a   Trường hợp (1) và (3)       b   Trường hợp (1) và (2)      c  Trường hợp (2) và (3)        d 
Trường hợp (1), (2), (3)

Giải: Dịch chuyển đường cầu sang phải => cầu tăng.

(1) Đúng vì thu nhập tăng thì sẽ làm cho người mua khá giả hơn, có nhu cầu mua hơn

(2) Đúng vì đây là 2 hãng thay thế cho nhau, khi giá Tivi Panasonic tăng thì người mua sẽ ưu
tiên mua hàng SONY hơn. Do đó cầu tăng

(3) Sai vì giá SONY giảm sẽ di chuyển trên đường cầu.

Chọn A

Câu 4: Trường hợp nào sau đây làm cho đường cung xe gắn máy dịch chuyển sang trái

a             Giá xăng tăng

b             Giá xe gắn máy tăng

c              Thu nhập ng.tiêu dùng tăng


d             Không có câu nào đúng
Giải: Chọn D. Vì trong đáp án không có yếu tố tác động trực tiếp cung làm dịch chuyển
đường cung.

Câu 5: Giá của đường tăng và lượng đường mua bán giảm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này
là do:

a             Y học khuyến cáo ăn nhiều đường có hại cho sức khỏe

b             Thu nhập của dân chúng tăng lên

c              Mía năm nay bị mất mùa

d               Tất cả đều sai

Giải: Chọn C. Vì mía và đường là hàng hóa bổ sung nhau. Mía mất mùa thì lượng giảm dẫn đến
giá tăng. Giá mía tăng dẫn đến giá đường tăng và lượng đường mua giảm.

Câu 6.  Nếu độ co giãn của cầu theo giá của thịt bò đo được là -2, điều đó có nghĩa là:

a               Lượng cầu thịt bò giảm 1% khi giá của thịt bò tăng 2%

b               Lượng cầu thịt bò tăng 1% khi giá thịt bò giảm 2%

c                Lượng cầu thịt bò tăng 2% khi giá của thịt bò giảm 1%

d               Lượng cầu thịt bò giảm 2% khi giá thịt bò giảm 1%

Giải: Nếu Ep = -2 thì khi lượng cầu thịt bò tăng 1% thì giá của thịt bò tăng 2% và ngược lại.
Chọn C.

Câu 7. Giá của hàng hóa tăng lên làm cho lượng cầu giảm đi, trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi là do:

a               Chỉ riêng tác động thu nhập

b               Chỉ riêng tác động thay thế

c                Cả tác động thay thế và tác động thu nhập

d               Tất cả đều sai

Giải: Chọn C. Cả tác động thay thế và tác động thu nhập đều làm cho giá tăng lên và cầu giảm
giảm đi.

Câu 8: Thị trường một hàng hóa đang cân bằng với mức giá p = 80, q = 40. Tại điểm cân bằng có
hệ số co giãn của cung E= 2. Vậy hàm số cung có dạng:
a  P = Q + 40             b  P = -Q + 40           c  P = -Q + 20              d P = Q + 20
Giải: Gọi P = aQ+b

Độ co giãn của cầu tại điểm cân bằng là: ES= 1/a . P/Q = 2, suy ra a = 1
 P = Q + b, thay p =80 và q =40 ta được b = 40. Chọn A.

Câu 9:  Sự chênh lệch giữa mức giá mà người bán thực sự nhận được với mức giá mà người bán
sẵn lòng bán được gọi là:

a  Thặng dư người tiêu dùng    b  Tác động thay thế             c  Độ co giãn cầu theo
giá  d Thặng dư người sản xuất

Giải: Sự chênh lệch mức giá mà người bán thực sự nhận được và mức giá mà người bán sẵn lòng
bán được gọi là thặng dư sản xuất. Chọn D

Câu 10. Nhận định nào sau đây là đúng:

a         Gạo, đi xe bus, điện thoại 3G: hàng hóa thiết yếu

b         Tivi màu, cà phê, điện thoại 3G: hàng hóa thứ cấp;
gạo, đi xe bus: hàng hóa thông thường
c Tivi màu, cà phê, điện thoại 3G: hàng hóa thông thường;
gạo, đi xe bus: hàng hóa thứ cấp
d Tivi màu, cà phê, gạo: hàng hóa xa xỉ
Giải: Chọn B.

Câu 11. Khi chính phủ thực hiện trợ giá cho người sản xuất, giá cân bằng của thị trường là:

a               Giá của người sản xuất được nhận cao hơn khi chưa trợ giá

b               Giá của người tiêu dùng phải trả cao hơn khi chính phủ chưa trợ giá

c                Giá của người sản xuất được nhận và thấp hơn khi chưa trợ giá

d               Giá của người tiêu dùng phải trả và thấp hơn khi chưa trợ giá

Giải: Khi trợ cấp thì: PD1 = PS1 – trợ cấp. Giá của người tiêu dùng trả sẽ thấp hơn giá cân bằng thị
trường và giá người sản xuất nhận cao hơn giá cân bằng thị trường. Chọn câu A.

Câu 12:  Một sản phẩm có giá bán khi chưa có thuế là 100 ngàn/sp. Nếu sau khi đánh thuế 10%
lên giá mỗi đơn vị sản phẩm, giá tăng lên 116 ngàn/sp, thì điều nào sau đây là đúng:

a               Chỉ có người tiêu dùng chịu thuế

b               Nhà sản xuất chịu thuế 5 ngàn/sp

c                Độ co giãn theo giá của cầu ít hơn của cung

d               a và b đúng
Giải: Lượng chênh lệch giữa giá cân bằng trước thuế và sau thuế là lượng thuế mà người mua trả.
=> tD= 6.

Tổng thuế là 10%. 100 = 10 suy ra thuế người bán chịu là 4.

Suy ra cầu co giãn ít hơn cung. Chọn C

Câu 13: Khi giá gas tăng 45%, số lượng gas bán ra giảm 15%. Vậy co giãn của cầu về gas theo
giá là:

a Nhiều        b Ít                 c Bằng đơn vị            d    Hoàn toàn

Giải: Ep = -15%/45% = -1/3 <1. Suy ra cầu co giãn theo giá ít. Chọn B\

Câu 14: Giả sử một cửa hàng bán táo và cam với cùng một mức giá là 50 ngàn đồng/kg, và bán
được 100 kg táo và 200 kg cam mỗi ngày. Vào thứ hai đầu tuần, cửa hàng giảm giá táo xuống
còn 40 ngàn đồng/kg và bán được 120 kg. Sau đó vào ngày thứ ba, cửa hàng tăng giá táo trở lại
giá ban đầu, đồng thời giảm giá cam còn 40 ngàn đồng/kg và bán được 240 kg cam trong ngày
đó. Những kết quả này cho biết:

a               Độ co giãn của cầu theo giá của táo thấp hơn của cam

b               Độ co giãn của cầu theo giá của táo và cam là như nhau giữa hai mức giá 40
ngàn và 50 ngàn

c Độ co giãn của cầu theo giá của táo cao hơn của cam

d             Không câu nào đúng

120−100 240−200
/40−50 /40∗50
Giải: Eptáo = 100 = -1 ; Epcam = 200 = -1
50 50

Chọn B

Câu 15: Khi chính phủ giảm thuế theo sản lượng cho mặt hàng X thì:

a. Giá và lượng cân bằng đều giảm


b. Giá cân bằng giảm, sản lượng cân bằng không đổi
c. Giá cân bằng giảm, sản lượng cân bằng tăng
d. Giá và sản lượng cân bằng đều tăng.

Giải: Khi chính phủ giảm thuế thì làm cho giá cân bằng giảm và lượng cân bằng tăng. Chọn
câu C.

Câu 16: Giá tối thiểu là chính sách:

a. Mang lại lợi ích cho chính phủ


b. Mang lại lợi ích cho người mua
c. Mang lại lợi ích cho người bán
d. Cả 3 câu trên

Giải: Giá tối thiểu là giá sàn quy định cho người mua trong trường hợp dư thừa nhằm bảo vệ
quyền lợi người bán. Chọn C

Câu 17: Đường cung của sản phẩm X dịch chuyển do

a. Giá sản phẩm X thay đổi   c   Thuế thay đổi

b. Thu nhập ntdung thay đổi d. Giá sản phẩm thay thế giảm

Giải: Đường cung dịch chuyển là do yếu tố tác động trực tiếp đến cung. Chọn C.

Câu 18: Đường cầu gaz dịch chuyển sang phải là do:

a   Giá gaz giảm xuống      b  Lượng gaz nhập về nhiều  c   Thuế nhập khẩu gaz giảm 

d  Giá dầu hỏa tăng mạnh

Giải: Cầu gaz dịch sang phải => cầu tăng. Dầu hỏa và gaz là sản phẩm thay thế, khi giá dầu hỏa
tăng thì người mua ưu tiên mua gaz hơn dẫn đến cầu tăng. Chọn D

Câu 19: Tìm câu đúng trong các câu dưới đây:

a             Tính chất co giãn theo giá mặt hàng thiết yếu là co giãn nhiều

b             Bếp gas và gas là hai mặt hãng bổ sung

c              Độ co giãn của cầu theo thu nhập của hãng xa xỉ nhỏ hơn 1

d             Giá yếu tố sản xuất tăng làm cung dịch chuyển sang phải

Giải: Bếp gas với gas là hai mặt hàng bổ sung. Chọn B.

Hàng thiết yếu co giãn ít

Độ co giãn của hàng xa xỉ lớn hơn một

Giá của yếu tố sản xuất tăng làm cho cung giảm => dịch chuyển sang trái.

Câu 20: Đường cầu theo giá của bột giặt viso giảm là do:

a. Giá bột giặt Viso giảm


b. Giá nguyên liệu giảm
c. Giá của bột giặt khác giảm
d. Giá của bột giặt khác tăng
Giải: Ta có: Bột giặt Viso và các bột giặt khác là sản phẩm thay thế. Giá của bột giặt khác giảm
dẫn đến người mua ưu tiên mua bột giặt khác hơn là Viso. Do đó cầu về bột giặt Viso giảm. Chọn
C

ĐỀ 3

ĐỀ THI GIỮA KÌ SỐ 3:

Câu 1: Yếu tố nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu của máy ảnh sang phải:

a             Giá máy ảnh giảm

b             Thu nhập dân chúng tăng

c              Giá phim tăng

d             Không câu nào đúng.


Giải: Dịch chuyển đường cầu của máy ảnh sang phải  Tác động trực tiếp làm tăng cầu.

- Giá máy ảnh giảm: làm di chuyển trên đường cầu


- Thu nhập dân chúng tăng: làm cho người dân khá giả và có tiền để mua máy ảnh -> cầu
dịch sang phải
- Phim và máy ảnh là hàng hóa bổ sung, giá phim tăng thì giá máy ảnh tăng làm cho cầu
giảm
- Chọn B

Câu 2: Trường hợp nào sau đây làm đường cầu của thép dịch chuyển về bên trái:

a             Giá thép tăng mạnh

b             Chính phủ tăng thuế vào mặt hàng thép

c            Thu nhập của công chúng tăng

d             Không có câu nào đúng

Giải: Cầu dịch về bên trái => cầu giảm.

- Giá thép tăng => di chuyển trên đường cầu


- Chính phủ tăng thuế => Cầu giảm
- Thu nhập công chúng tăng => cầu tăng
Chọn Câu B
Câu 3:  Hàng hóa X có Ep=-0,5. Giá hàng hóa X tăng lên 10%, vậy doanh thu của hàng hóa X sẽ:
A  Tăng lên 5% B  Tăng lên 20% C  Tăng lên 4,5% D  Tất cả đều sai
Giải: Theo đề bài, ta có hệ số co giản của cầu theo giá:
∆Q P
Ep = . =−0.5
∆P Q

Khi giá tăng 10%, tức là (P2 = 110%P1 hay ∆P = 10%), thì:
P
∆Q ∆ P
= .(−0.5) = -5% hay Q2 = 95%Q1
Q P
Vậy mức thay đổi của doanh thu:
TR2−TR 1 P 2. Q 2−P 1.Q 1 110 % P1.95 %Q1−P 1Q 1
= = =4.5 % . Chọn câu C
TR P 1.Q 1 P 1 Q1

Câu 4: Giá một lít xăng là 20.000 đồng. Sau khi thuế trên mỗi lít tăng thêm 1.000 đồng thì giá mới
là 20.600 đồng/lít. Điều này có nghĩa là:

a             Cầu co giãn nhiều hơn cung

b             Cung co giãn nhiều hơn cầu

c              Độ co giãn của cầu và cung bằng nhau

d             Cầu hoàn toàn không co giãn

Giải: Chênh lệch giữa giá cân bằng trước và sau thuế là thuế người tiêu dùng trả: tD= 600
 TS= 400
Ta có tD > tS suy ra cầu co giãn ít hơn cung. Chọn câu B.
Câu 5: Nếu X và Y là 2 sản phẩm thay thế thì
a. Exy <0
b. Exy >0
c. Exy=0
d. Không câu nào đúng
Giải: X và Y là sản phẩm thay thế thì Px tăng dẫn đến Py giảm dẫn đến Qy tăng. Do đó Exy>0
Chọn B

Câu 6: Một cửa hàng bánh kẹo sẵn lòng cung cấp 500 hộp kẹo mỗi ngày ở mức giá $0,50/hộp,
cung cấp 1.100 hộp ở mức giá $0,80/hộp. Sử dụng phương pháp tính độ co dãn khoảng cho biết
độ co dãn của cung theo giá là bao nhiêu:
a   0,62 và cung là co dãn       b  0,77, cung không co dãn    c   1,24, cung co dãn              d   1,63,
cung co dãn
Q2−Q1 P 2+ P 1
Giải: ES = . = 1.625. Chọn D.
P 2−P1 Q 2+Q 1

Câu 7: Trên một đường cung, một điểm có tọa độ là (Q = 200, P = $2,00) và một điểm có tọa độ
là (Q = 250, P = $2,50). Sử dụng phương pháp tính co dãn khoảng, hãy cho biết độ co dãn của
cung theo giá là:

a   0,2                                      b  0,5                                     

c   1,0                                      d  2,5

Q2−Q1 P 2+ P 1
Giải: ES = . = 1. Chọn C
P 2−P1 Q 2+Q 1

Câu 8: Giả định các yếu tố khác không đổi và sử dụng phương pháp co dãn khoảng, nếu nhà sản
xuất bút chì tăng sản lượng từ 40 lên 50 hộp khi giá bút chì tăng 20%, khi đó cung là:

a             Không co dãn, vì độ co dãn của cung theo giá bằng 0,91

b             Không co dãn, vì độ co dãn của cung theo giá bằng 1,10

c             Co dãn, vì độ co dãn của cung theo giá bằng 0,91

d             Co dãn, vì độ co dãn của cung theo giá bằng 1,20

Q2−Q1 P 2+ P 1 50−40 120 %P1+ P 1


Giải: ES = . = . = 1.2 Chọn D.
P 2−P1 Q 2+Q 1 120 % P1−P1 50+ 40

Câu 9: Các khái niệm về độ co giãn cho phép chúng ta cải thiện sự hiểu biết về cung cầu bằng
cách nào?

a             Độ co giãn cho phép chúng ta phân tích cung cầu chính xác hơn, cụ thể hơn là khi
bỏ qua độ co giãn

b             Độ co dãn cung cấp cho chúng ta một cơ sở hợp lý cho những khẳng định ví dụ như
“một sự gia tăng của X sẽ dẫn đến một sự sụt giảm của Y” hơn là khi bỏ qua độ co giãn

c              Nếu không có độ co giãn, chúng ta sẽ không thể định hướng sự thay đổi của giá cả
trước sự thiếu hụt hay dư thừa hàng hóa

d             Nếu không có độ co giãn, rất khó để đánh giá mức độ cạnh tranh trong một thị trường

Giải: Chọn A

Câu 10: Giá trị độ co dãn của cầu theo giá sẽ tương đối lớn khi:

a   Không có hàng hóa thay thế                               b  Được xem xét trong ngắn hạn
c   Hàng hóa đó là hàng hóa xa xỉ d Tất cả đều đúng

Giải: Giá trị độ co dãn của cầu theo giá sẽ lớn khi đó là hàng hóa xa xỉ. Chọn C

Câu 11: Trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu rất quan trọng bởi vì:

a             Giữ vai trò phân bổ các nguồn lực khan hiếm

b             Xác định bao nhiêu đơn vị mỗi loại hàng hóa được sản xuất

c              Có thể được sử dụng để dự đoán tác động của các hiện tượng, chính sách đến nền kinh tế

d             Tất cả đều đúng

Giải: Chọn D.

Câu 12: Giả sử hàm số cầu thị trường một loại nông sản là P=-1/2Q+40, lượng cung nông sản trên
thị trường là 40. Vậy mức giá cân bằng trên thị trường là:

a   P=10                                  b  P=20                                 

c   P=40                                  d  Tất cả đều sai

Giải: Thay Lượng cung vào phương trình ta có P = 20. Chọn B

Câu 13: Đối với hàng hóa lâu bền, ví dụ như xe máy và máy tính cá nhân, thì:

a               Co giãn của cầu theo giá trong ngắn hạn nhỏ hơn dài hạn

b               Co giãn của cầu theo giá trong ngắn hạn lớn hơn dài hạn

c                Cộ co giãn của cầu theo giá không đổi theo thời gian

d               Giá tăng doanh thu sẽ giảm

Giải: Đối với hàng hóa lâu bền thì co giãn trong ngắn hạn E > 1, trong dài hạn sẽ là E< 1

Chọn B

Câu 14: Nếu giá cân bằng sản phẩm là P = 15đ/sp. Chính phủ đánh thuế 3đ /sp làm giá cân bằng
tăng lên P = 17đ/sp. Có thể kết luận.

a. Cầu co giãn hơn cung


b. Cầu co giãn ít hơn cung
c. Cầu co giãn bằng cung
d. Tất cả đều sai
Giải: tD= 2, tS= 1, suy ra cung co giãn nhiều hơn cầu. Chọn B

Câu 15: Hàm số cầu của hàng hóa X có dạng: Qd=100-2P. Tại mức giá bằng 20 để tăng doanh thu
doanh nghiệp nên:
A  Tăng giá, tăng lượng B  Giảm giá, giảm lượng C  Giảm giá, tăng lượng
D  Tăng giá, giảm lượng
Giải: Tại P =20 thì Q = 60
Ep = -2.20/60 = -2/3. Nghĩa là lượng giá tăng sẽ nhiều hơn lượng sản phẩm giảm
Vậy muốn tăng doanh thu ta phải tăng giá và giảm lượng. Chọn D

Câu 16:  Hàng hóa X ngày càng phù hợp hơn với thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, những yếu
tố khác không đổi, vậy giá và lượng cân bằng cho hàng hóa X sẽ:
A  Giá tăng, lượng giảm B  Giá giảm, lượng giảm C  Giá giảm, lượng tăng
D  Giá tăng, lượng tăng
Giải: Hàng hóa X ngày càng phù hợp hơn với thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, trong khi
những yếu tố khác không đổi khiến cho đường cầu về mặt hàng X này dịch chuyển về bên phải.
Tại điểm cân bằng mới, giá tăng đồng thời lượng cũng tăng. Chọn D

Câu 17: Đối với một đường cầu sản phẩm X dạng tuyến tính thì :
a Độ co giãn cầu theo giá cả thay đổi, còn độ dốc thì không đổi tại các điểm khác
nhau trên đường cầu. 
b Độ co giãn cầu theo giá cả & độ dốc là thay đổi tại các điểm khác nhau trên đường
cầu. 
c Độ co giãn cầu theo giá cả & độ dốc là không đổi tại các điểm khác nhau trên đường
cầu.
d Độ co giãn cầu theo giá cả không thay đổi còn độ dốc thì thay đổi tại các điểm khác
nhau trên đường cầu.

Câu 18: Suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm mức cầu dầu mỏ nên giá dầu mỏ giảm mạnh. Có
thể minh hoạ sự kiện này trên đồ thị (trục tung ghi giá, trục hoành ghi lượng cầu) bằng
cách:                                                                                                                 

a Vẽ một đường cầu có độ dốc âm


b Vẽ đường cầu dịch chuyển sag phải
c Vẽ đường cầu dịch chuyển sang trái
d Vẽ một đường cầu thẳng đứng
Giải: Cầu giảm nên vẽ đường cầu dịch chuyển sang trái. Chọn C

Câu 19: Một người tiêu thụ có thu nhập là 1000đvt, lượng cầu sản phẩm X là 10 sp, khi thu nhập
tăng lên là 1200đvt, lượng cầu của sản phẩm X tăng lên là 13 sp, vậy sản phẩm X thuộc hàng hóa:

C. Hàng thứ cấp C. Hàng cấp thấp

D. Hàng xa xỉ D. Hàng thiết yếu


13−10
× 100
10
E I= =1,5>1⇒ Hàng xa xỉ( cao cấp)
1200−1000
× 100
Giải:

Câu 20: Một sản phẩm có hàm số cầu thị trường và hàm số cung thị trường lần lượt là QD = -2P +
200  và QS = 2P - 40. Bạn dự báo giá của sản phẩm này trên thị trường là:

a P = 100 $
b P = 80 $
c P = 40 $
d P = 60 $

Giải: Giải hệ phương trình đường cung và đường cầu ta được: Qcb =80, Pcb = 60. Chọn D

CHƯƠNG 5: CHI PHÍ SẢN XUẤT.

I – CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:

- Chi phí TC:


 TC là toàn bộ chi phí cơ hội phát sinh trong quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ.
 Có 2 loại chi phí là chi phí cố định TFC và chi phí biến đổi TVC \
 Chi phí cố định là chi phí không thay đổi trong quá trình sản xuất
 Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi theo sản lượng.

Ví dụ: Hãy phân biệt đâu là chi phí cố định và chi phí biến đổi trong các loại chi phí sau:

- Nguyên vật liệu


- Nhân công
- Chi phí thuê nhà

Chi phí cố định là chi phí thuê nhà, thuê nhân công. Vì có lời hay lỗ thì bạn vẫn phải trả
tiền thuê mặt bằng và tiền cho nhân viên

Chi phí biến đổi là chi phí mua nguyên vật liệu. Vì nếu bạn sản xuất quy mô lớn chẳng hạn
thì tiền nguyên vật liệu sẽ tăng lên.

 TC = TFC + TVC
 Chi phí bình quân: ATC = TC/Q = AVC + AFC = TVC/Q + TFC/Q
 Chi phí biên MC là phần tăng thêm của tổng chi phí khi sản xuất thêm được 1 đơn vị
sản phẩm. Và MC = TC’.
Ví dụ: Q1 = 100 thì TC1 = 20000
Q2= 101 thì TC2 = 20300
 MC = TC2 –TC1 = 300.
 Chi phí min: TC min => MC =0
 Minh họa hình học: (Tham khảo)

- Doanh thu TR: TR =P.Q


 Lợi nhuận biên MR là phẩn tăng thêm của tổng doanh thu khi bán thêm được 1 đơn vị
sản phẩm. Và MR = TR’
 Doanh thu max: TRmax => MR = 0

- Lợi nhuận = Doanh thu - chi phí. (π = TR – TC.)


 Lợi nhuận max: π max  MC = MR.

II – HÀM SẢN XUẤT: Hàm Cobb - Doudgas

- Q = ALα Kβ, K là vốn, L là lao động

 α + β = 1 => Năng suất không đổi theo qui mô

 α + β < 1 => Năng suất giảm dần theo qui mô.

 α + β > 1 => Năng suất tăng dần theo qui mô.

 MPL= QL’
 MPK = QK’

Ví dụ: Q = 2K2 + 5L

MPL= 4K

MPk= 5.

- Tối ưu hóa các yếu tố sản xuất: Thỏa mãn 2 điều kiện
 MPk . PL = MPL.Pk
 K.PL+ L.PL = TC

III – CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG:

Tips làm bài:

- Cách nhìn nhanh FC và VC. FC là một hằng số. VC là một hàm theo Q.
- TC’ = VC’ = MC, do FC bằng hằng số khi đạo hàm thì bằng 0. Nhưng khi nguyên hàm
MC thì ta được TC chứ không phải VC.

Vận dụng:

Câu 1: Một doanh nghiệp có chi phí cố định năm đầu tiên hoạt động là $200. Khi DN sản xuất 99
đợn vị sản phẩm, tổng chi phí của nó là $4000. Chi phí biên của việc sản xuất đơn vị sản phẩm thứ
100 là $700. Vậy tổng chi phí của 100 đơn vị sản phẩm là:

A. $900 B. $4.200 C. $4.700 D. $4.900

Giải:

FC = 200

Theo định nghĩa thì MC là phần tăng thêm của tổng chi phí khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm

MC = 700, suy ra TC100 = 4700.

Câu 2: Đường chi phí biên là đường:

A. Luôn dốc lên và cắt AC và AVC tại mức thấp nhất.

B. Luôn dốc lên và cắt AC và AFC tại mức thấp nhất

C. Luôn dốc lên khi nằm trên AC và AVC

D. Tất cả đều sai.

Giải:
Chọn C.

Câu 3: Một doanh nghiệp có chi phí cố định trong ngắn hạn FC = 49$, hàm chi phí
biến đổi VC = Q2 + 4Q ($) và có đường cầu về sản phẩm của mình như sau: Q= - ½ P +
98.
a. Viết phương trình các hàm: TC, AC, AVC và MC.
c. Xác định giá và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận. Tính tổng lợi
nhuận đó.

Giải:

a. TC = FC + VC = Q2 +4Q +49
AC = TC /Q = Q +4 + 49/Q
AVC = Q +4
MC = TC’ = 2Q +4
b. Tối đa hóa lợi nhuận khi MC =MR
Ta có: đường cầu của sản phẩm: P = 196 – 2Q
Suy ra TR = P.Q = (196 -2Q).Q = 196Q – 2Q2
 MR = 196 – 4Q

Vậy lợi nhuận max khi MC = MR  2Q +4 = 196 -4Q  Q = 32 => P = 132

Tổng lợi nhuận: TR = 196Q – 2Q2 = 4224.

Câu 4: Moät doanh nghieäp coù haøm caàu veà saûn phaåm cuûa mình laø: P = 1000 – Q. Chi
phí bình quaân cuûa doanh nghieäp laø khoâng ñoåi vaø baèng 300.
a. Xaùc ñònh chi phí bieân cuûa doanh nghieäp.
b. Tìm saûn löôïng, gía, doanh thu vaø lôïi nhuaän cuûa doanh nghieäp
khi theo ñuoåi caùc muïc tieâu: toái ña hoùa doanh thu, toái ña hoùa lôïi
nhuaän.

Giải:

a. Chi phí bình quân doanh nghiệp không đổi nghĩa là ATC =300
Suy ra TC =300Q
Suy ra MC =TC’ = 300
b.
- Tối đa hóa doanh thu:
TR = (1000-Q). Q = 1000Q – Q2
MR = TR’ = 1000 – 2Q
TR max khi MR =0  1000 – 2Q = 0
 Q= 500

Tại Q =500 thì P = 500, TRmax = 250000, π = TR – TC = Q.(P – AC) = 100000

- Tối đa hóa lợi nhuận:


Π max khi MR =MC  1000 – 2Q = 300  Q= 350
Tại Q =350 thì P = 650, πmax= 122500, TR =1000Q – Q2 = 227500.

Câu 4: Một trang trại trồng cà phê. Mỗi năm chi phí là 42000. Đầu tư cho K là 40, cho L là 20.
Trang trại hoạt động với hàm Cobb – Douglas tương ứng là: Q = 7.K4/7.L3/7. Tìm K và L để tối ưu
hóa sản xuất.

Giải: MPL= 3.K4/7L-4/7

MPK= 4.K-3/7L3/7

Điều kiện để tối ưu hóa sản xuất là:

 MPk . PL = MPL.Pk  4.K-3/7L3/7. 20 = 3.K4/7L-4/7.40


 K.PK+ L.PL = TC  40.K + 20L = 42000

Suy ra: K = 600, P =900.

CHƯƠNG 7 : THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO

I – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

1) Khái niệm: Là thị trường có vô số nhà sản xuất, nhà cung cấp và sản phẩm của những nhà
cung cấp này giống nhau cả về tính năng kỹ thuật và dịch vụ
2) Đặc điểm:
 Rất nhiều người mua và người bán
 Người bán chấp nhận giá thị trường
 Không có sức mạnh thị trường
 Sản phẩm là đồng nhất nên có thể thay thế nhau
 Không có hàng rào gia nhập (hay tự do tham gia và rời bỏ thị trường)
 Người mua và người bán có đầy đủ thông tin trên thị trường  Không cần quảng cáo
 Việc lựa chọn nhà cung cấp là không cần thiết
 Đặc điểm duy chỉ có thị trường cạnh tranh hoàn hảo mới có đó là:
P = MR = AR.
3) Đường cầu và doanh thu cận biên:
- Hãng, doanh nghiệp đứng trước đường cầu nằm ngang trong khi đó nếu xem xét toàn
thị trường thì cầu sản phẩm vẫn theo đúng luật cầu, tức dốc xuống từ trái qua phải. (chú
ý mục này vì rất hay dễ nhầm)

- Doanh thu cận biên trùng với đường cầu của hãng, trùng với đường doanh thu bình
quân do P = MR =AR
4) Tối đa hóa lợi nhuận:
- Tối đa hóa lợi nhuận khi MR = MC = P
- Nếu Q < Q*, doanh nghiệp không tận dụng được phần lợi nhuận được tính:
1
Q∗¿( MR−MC )¿

∫ ¿
Q1

- Nếu Q2 > Q*, doanh nghiệp lỗ ở mức sản xuất thêm được tính ∫ Q 2 ( MC−MR )
Q∗¿¿

5) Điểm hòa vốn, tiếp tục sản xuất, đóng cửa, và đường cung của doanh nghiệp trong thị
trường CTHH:
- Ta có: π = TR – TC = P.Q – ATC.Q = Q.(P – ATC)
 Nếu P > ATCmin thì π > 0  doanh nghiệp có lãi
 Nếu P = ATCmin thì π = 0  doanh nghiệp hòa vốn
Điểm hòa vốn: P hòa vốn = ATCmin = MC
 Nếu P < ATCmin thì π <0  doanh nghiệp lỗ.
Có 2 trường hợp doanh nghiệp lỗ:
+ AVCmin < P < ATCmin: Hãng nên tiếp tục sản xuất
+ P <= AVCmin : hãng nên đóng cửa sản xuất

6) Đường cung của doanh nghiệp trong thị trường CTHH:


Trùng với đường MC tính từ AVC min
7) Thặng dư sản xuất : là phần diện tích nằm trên đường chi phí cận biên MC, dưới đường
giá P

II) CÂU HỎI VẬN DỤNG:

A. Trắc nghiệm:
1. Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn?
a. Là đường chi phí cận biên phần nằm trên ATCmin
b. Là đường chi phí cận biên phần nằm trên AVCmin
c. Là đường tổng chi phí trung bình
d. Là đường chi phí biến đổi trung bình
Giải: Chọn b, Đường cung là đường chi phí cận biên nằm trên AVC min
2. Điểm đóng cửa sản xuất của hãng CTHH xảy ra ở điểm?
a. Chi phí cố định bình quân tối thiểu
b. Chi phí cận biên tối thiểu
c. Tổng chi phí bình quân tối thiểu
d. Chi phí biến đổi bình quân tối thiểu
Giải: Chọn d, điểm đóng cửa của doanh nghiệp là AVC min
3. Nếu trong cạnh tranh hoàn hảo, hoạt động ở mức tổng doanh thu không đủ bù đắp tổng chi
phí biến đổi tốt nhất thì?
a. Lập kế hoạch đóng cửa sản xuất
b. Tiếp tục hoạt động nếu ở mức sản lượng đó giá đủ để bù đắp chi phí trung bình
c. Lập kế hoạch tiếp tục hoạt động ổn định
d. Tăng giá
Giải: Chọn a, vì lúc này doanh nghiệp không thể bù đắp được VC cũng như FC, lỗ hoàn
toàn chi phí sản xuất thì nên đóng cửa hơn là tiếp tục hoạt động
4. Khi giá lớn hơn mức chi phí biến đổi trung bình tối thiểu và nhỏ hơn chi phí bình quân tối
thiểu, hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ?
a. rời bỏ thị trường
b. tiếp tục sản xuất để tối thiểu hóa lỗ
c. gia nhập thị trường
d. đóng cửa sản xuất nhưng không rời bỏ
Giải: Chọn b, lúc này AVCmin <P <ATCmin, sẽ bù đắp được toàn bộ VC và 1 phần của
FC, sản xuất tốt hơn đóng cửa.
5. Trong mô hình cạnh tranh hoàn hảo, một hãng đặt giá cao hơn mức giá thị trường thì hãng
sẽ?
Chọn một:
a. mất dần một ít khách hàng của mình
b. mất tất cả khách hàng của mình
c. không mất khách hàng nếu giá của nó bằng chi phí cận biên của nó
d. có thể giữ được khách hàng của mình nếu chất lượng hàng hóa của mình cao hơn của
những đối thủ cạnh tranh khác
Giải: Chọn b, vì trong thị trường CTHH, có rất nhiều người mua cũng như có rất nhiều
người bán, hãng không thể đặt giá cao hơn, vì nếu cao hơn thì người mua sẽ chuyển qua
mua của hãng giá thấp hơn với cùng 1 loại sản phẩm.
6.  Điều nào không phải là đặc trưng của cạnh tranh hoàn hảo?
Chọn một:
a. Thông tin hoàn hảo
b. Các sản phẩm không đồng nhất
c. Không có rào cản gia nhập ngành
d. Nhiều các hãng nhỏ
Giải: Chọn b vì các sản phẩm trong thị trường CTHH là đồng nhất và có thể thay thế nhau.

B. Bài Tập:

Dạng: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo ( cơ bản)

- Đường cầu: P = MR = AR

- Đường cung (ngắn hạn): MC từ AVCmin trở lên

 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận: P = MC (=MR)

 + P = ATCmin: Điểm hòa vốn

 + AVCmin < P < ATCmin: DN lỗ => tiếp tục sản xuất

 + P = AVCmin: Điểm đóng cửa

Câu hỏi:

1. (Bài cơ bản) Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, có hàm
tổng chi phí sản xuất: TC=Q2 + 10Q + 169
a. Viết phương trình đường VC, FC, AVC, AFC, AC và MC
b. Xác định mức giá hòa vốn của doanh nghiệp.
c. Nếu giá trị trường P = 80 ngàn đồng/sản phẩm, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản
lượng là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận? Tính tổng lợi nhuận đó?

Giải:

a. Viết phương trình đường VC, FC, AVC, AFC, AC, MC:
- Khi Q = 0 thì FC = TC, suy ra FC = 169
- VC = TC – FC = Q2 + 10Q ( mẹo là trong hàm TC thì hằng số chính là FC, còn lại là
VC)
- AVC = TC/Q = Q + 10; AFC = 169/Q
- AC = AVC + AFC = Q + 10 + 169/Q
- MC = (TC)’= 2Q + 10
b. Giá hòa vốn của doanh nghiệp theo thị trường cạnh tranh hoàn hảo khi
P(hòa vốn) = ACmin
AC = Q + 10 + 169/Q suy ra AC’ = 1 – (169/Q2) = 0
Suy ra Q = 13 ( Q= -13 loại do Q< 0)
Tại Q = 13 thì ACmin, suy ra P(hòa vốn) = ACmin= 13+10+169/13=36 (triệu)
c. Doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo khi: P =
MC  80 = 2Q +10  Q = 35

Tổng lợi nhuận là: π = TR – TC = Q.(P – AC) = 35.[80-(35+10+169/35)]=1056

2. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi bình quân AVC = 2Q +4
a. Viết phương trình MC và mức giá đóng cửa của doanh nghiệp
b. Khi giá bán là 24 thì doanh nghiệp bị lỗ vốn 150. Tìm giá và sản lượng hòa vốn của
doanh nghiệp.
c. Doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận nếu giá bán trên
thị trường là 84. Tính tổng lợi nhuận đó.

Giải:

a. VC = AVC.Q = 2Q2 + 4Q
Ta có TC = FC + VC, FC là một hằng số nên khi đạo hàm sẽ bằng 0
Suy ra MC = TC’ = VC’ = 4Q + 4

AVCmin  (AVC)’ = 0  2Q = 0  Q = 0
Suy ra giá đóng cửa P = AVCmin= 2Q+4 = 2.0+4 =4

b. Khi giá bán là 24 thì lỗ 150


Đường cung của doanh nghiệp là đường MC tính từ AVCmin, suy ra đường cung trong
thị trường là: P = 4Q +4 (P=MC) ( Đk Q>0)
Khi P = 24 thì Q = 5.
Π = -150, suy ra: TR – TC =-150  P.Q – TC = 150
Suy ra TC = 24.5+150 = 270

Ta có TC = VC + FC  2.52+4.5 +FC = 270 suy ra FC = 200


Suy ra TC = 2Q2 + 4Q + 200
AC = 2Q +4 +200/Q, ACmin khi (AC)’ = 0  2 – 200/Q2 = 0  Q =10
Vậy sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp Q = 10
Giá hòa vốn P = ACmin = 2.10 +4 +200/10 = 44.

c. P = 84, tìm Q để tối đa hóa lợi nhuận, tính tổng lợi nhuận

Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo tối đa hóa lợi nhuận khi
P=MC  84 = 4Q+4  Q=20
Tổng lợi nhuận = TR –TC = 20.84 – (2.202 +4.20 +200) = 600

3. Một hãng sản xuất sản phẩm X hoạt động trong thị trường CTHH có hàm chi phí biến đổi
VC = 2q(q+1). Khi doanh thu của hãng là 702 thì vừa đủ trang trải chi phí bỏ ra. Xác định:
a. Hàm cung của hãng

b. Điểm hòa vốn của hãng và chi phí cố định


c. Xác định điểm đóng cửa.

Giải: Lưu ý điểm hòa vốn là điểm trên đồ thị, giá hòa vốn là giá trị P trên trục tung

a. Ta có MC = TC’ = VC’ = 4q +2
AVC = 2Q+2
AVCmin khi Q = 0, P = 2
Vậy đường cung của thị trường là MC = 4Q+2 từ điểm (0,2) trên đồ thị

b. Ta có doanh thu của hãng là 702 thì hòa vốn, suy ra TR=TC=702.
Khi TR =702 = P.Q = (4Q+2).Q =702 Q =13, P=54
Vậy điểm hòa vốn của doanh nghiệp là (13,54)

TC = 702 = FC + VC  FC = 702 – VC = 702 – 2.13(13+1) = 338

c. Điểm đóng cửa là vị trí AVCmin, AVCmin khi Q = 0, P = 2


Vậy điểm đóng cửa là (0,2)
CHƯƠNG 7: THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN.

I – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

1. Khái niệm: là một cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi một người bán duy nhất, bán một
sản phẩm duy nhất trên thị trường và có nhiều người mua.
2. Đặc điểm:
 Một nhà sản xuất duy nhất
 Đường cầu dốc xuống
 Doanh nghiệp độc quyền là người định giá
 Giảm giá để tăng doanh thu
 Không có sản phầm thay thế
 Có rào cản xâm nhập thị trường
 Thông tin là không hoàn hảo -> cần quảng cáo
3. Đường cầu và doanh thu biên:
- Trong thị trường độc quyền, MR và P khác nhau
- Đường MR và Pd có chung tung độ gốc
- MR đi qua trung điểm hoành độ gốc của đường cầu.

- Điều này nghĩa là: nếu người ta cho phương trình đường cầu, thì phương trình MR sẽ là
phương trình đường cầu với hệ số góc tăng lên gấp đôi
-
VD: Cho phương trình đường cầu P= aQ+b suy ra phương trình MR = 2aQ + b
4. Tối đa hóa lợi nhuận:
- Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là: MR =MC
- Dựa vào hình trên. Gọi Qo, Po là điểm tối đa hóa lợi nhuận trên biểu đồ
 Nếu Q1 < Qo thì MR >MC : doanh nghiệp sẽ không tận dụng đượng lợi nhuận
Q0

∫ ( MR−MC )
Q1
Q2

 Nếu Q2 > Qo thì MR<MC: doanh nghiệp sẽ lỗ ∫ ( MC −MR )


Q0

5. Trong ngắn hạn:


Ta có: π=¿ TR –TC = Q.( P – ATC)
 Trường hợp 1: P >ATC suy ra π >0 , lợi nhuận là phần màu vàng => đẩy mạnh sản xuất

 Trường hợp 2: P =ATC suy ra π=0


Nếu sản xuất thì bù được chi phí cố định
Nếu ngừng sản xuất thì lỗ chi phí cố định
 Nên sản xuất

 Trường hợp 3: AVC< P < ATC suy ra π <0


Nếu sản xuất thì bù được 1 phần chi phí cố định
Nếu ngừng sản xuất thì lỗ chi phí cố định
 Nên sản xuất
 Trường hợp 4: P <ATC => π < 0  DN ĐQ sẽ ngừng sản xuất trong ngắn hạn.
6. Quyết định của DNĐQ:
- Trong ngắn hạn: Sẽ sản xuất ở MR = MC (P>MC) và P>= AVC
- Trong dài hạn: Sẽ sản xuất ở MR =MC (P>MC) và P >= ATC

7. Thị trường độc quyền không có đường cung vì biết giá không thể xác định được sản
lượng trực tiếp từ đường chi phí cận biên của nhà độc quyền. Mức sản lượng mà nhà độc
quyền bán phụ thuộc vào chi phí cận biên và vào dạng của đường cầu.

8. Phân biệt giá: là thực tế bán cùng 1 loại sản phẩm với mức giá khác nhau cho các khách
hàng khác nhau, mặc dù chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó là như nhau.
 Phân biệt giá làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp độc quyền
 Phân biệt giá làm giảm tổn thất tải trọng.

II – CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG:

* Trắc nghiệm:

Câu 1: Đặc điểm nào dưới dây không phải của hãng độc quyền

A. Ngành gồm rất nhiều hãng


B. Không cần quảng cáo
C. Các hãng được quyền định giá
D. Không có sự gia nhập tự do

Giải: Chọn B. Thông tin về sản phẩm của hãng độc quyền không hoàn hảo. Do đó cần quảng
cáo.

Câu 2: Trong cạnh tranh độc quyền thì

A. Tất cả các hãng sẽ thu được lợi nhuận dương


B. Giá sẽ được đặt bằng chi phí cận biên để tối đa hóa lợi nhuận
C. Giá sẽ thấp hơn trong cạnh tranh hoàn hảo
D. Giá sẽ luôn lớn hơn chi phí cận biên

Giải: Chọn D. Giá P trong độc quyền luôn lớn hơn MC

Câu 3: Quảng cáo về sản phẩm trong thị trường độc quyền với mục đích để:

A. Không cung cấp cho người dùng các thông tin hữu ích
B. Làm tăng chi phí cận biên của sản xuất
C. Là sự lãng phí nguồn lực
D. Làm cho người tiêu dùng biết đến sự tồn tại của sản phẩm

Giải: Chọn D. Như ta đã biết sản phẩm trên thị trường độc quyền không hoàn hảo, do đó người
ta phải quảng cáo để người tiêu dùng biết đến.

*Bài tập vận dụng:

Có 2 dạng bài tập chính:

Dạng 1: Tối đa hóa lợi nhuận, doanh thu trong thị trường độc quyền

Bước 1: Tìm hàm MR = 2aQ + b, MC = TC’

Bước 2: Giải phương trình: MR = MC (tối đa hóa lợi nhuận), MR = 0 (tối đa hóa doanh thu)

Bước 3: Tính TR = PxQ, TC, π


Nếu đánh thuế: P
Định giá: MR = MC = P –
*TH1: Đánh thuế cố định t = a đvt | d|
E
Hàm TC mới TC1 = TC + t P−MC 1
*TH2: Đánh thuế sản lượng t = a đvt/sp Hệ số Lerner: L = =
Hàm TC mới TC1 = TC + t.Q
P |Ed|
hay MC1 = MC + t

Câu 1: Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm chi phí: TC = Q2 + 60 Q + 15.000, hàm số
cầu thị trường có dạng: P = - 2Q + 180. Mức giá bán để đạt được lợi nhuận tối đa:

A. 140 B. 120 C. 100 D. Đáp án khác.

Giải:

Đạt lợi nhuận tối đa khi MR = MC

Đường MR: MR = -4Q +180

MC = 2Q + 60

Suy ra lợi nhuận max khi 2Q +60 = -4Q +180  Q = 20 chọn D

Câu 2: Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm số cầu thị trường có dạng: P = - Q + 2400.
Tổng doanh thu tối đa của doanh nghiệp là:

A. 14.400.000 B. 1.440.000 C. 144.000 D. Các câu trên đều sai

Giải: MR = -2Q + 2400, TR max khi MR =0  -2Q+2400 = 0  Q =1200

TR = P.Q = -Q2 + 2400Q = 1440000 chọn B

Câu 3: Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm chi phí: TC = Q2 - 5Q +100, hàm số cầu thị
trường có dạng: P = - 2Q + 55. Ở mức sản lượng 13,75 sp thì doanh nghiệp:

A. Tối đa hóa sản lượng mà không bị lỗ.

B. Tối đa hóa doanh thu.

C. Tối đa hóa lợi nhuận

D. Các câu trên đều sai.

Giải:

MC = 2Q -5

MR = -4Q +55

Suy ra:Tối đa hóa doanh thu khi MR =MC  Q = 10


Tối đa hóa doanh thu khi MR = 0 => Q = 13.75. Chọn B

Dạng 2: Phân biệt giá trong thị trường độc quyền:

Có 2 thị trường Q1, Q2

TH1: Không phân biệt giá

• B1: Q = Q1 + Q2, suy hàm Q về dạng P = aQ +b để tìm hàm MR

• B2: Tìm MC, cho MC = MR

• B3: Giải phương trình tìm P và Q. Thay P vào tìm Q1, Q2 tính doanh thu, lợi nhuận của
từng thị trường (nếu đề có hỏi)

TH2: Phân biệt giá

• B1: Tìm MR1, MR2

• B2: MR1 = MR2 = MR T =MC , giải hệ phương trình MR1 = MC; MR2 = MC suy ra Q1,
Q2, P1, P2 => QT = Q1 + Q2

Bài tập: Nhà độc quyền có 2 thị trường có hàm cầu như sau:

Q1 = 1200 – 10P1; Q2 = 800 – 10P2

Hàm tổng chi phí TC = 0.05Q2+10000.

Tìm mức giá, sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận. Tính lợi nhuận đó.

a. Không phân biệt giá

b. Có phân biệt giá

Giải:

a. Q = Q1 + Q2 = 2000 – 20P => P = -Q/20 + 100 => MR = -Q/10 + 100

MC = 0.1Q

Ta có: MR = MC suy ra Q = 500, P = -500/20 +100 = 80

Vậy Pr = TR – TC = (500 x 80) – ( 0.05x5002 +10000) = 17500

b. {MR 1=MC
MR 2=MC
{
120−0.2 Q 1=0.1 Q1
80−0.2 Q 2=0.1 Q2
{
Q2=800/3 { P2=160/3
Q 1=400

P 1=80

2
800
Pr = (TR1 + TR2) – TC = (80*400 + 800/3*160/3) – [0.05(400+ ) +10000]
3
= 14000

ĐỀ THI CUỐI KÌ

ĐỀ CUỐI KÌ SỐ 1, ĐỀ KHÓ

Câu 1:  Hàng hóa X có Ep=-0,5. Giá hàng hóa X tăng lên 10%, vậy doanh thu của hàng hóa X sẽ:
A  Tăng lên 5% B  Tăng lên 20% C  Tăng lên 4,5% D  Tất cả đều sai
Giải: Theo đề bài, ta có hệ số co giản của cầu theo giá:
∆Q P
Ep = . =−0.5
∆P Q

Khi giá tăng 10%, tức là (P2 = 110%P1 hay ∆P = 10%), thì:
P
∆Q ∆ P
= .(−0.5) = -5% hay Q2 = 95%Q1
Q P
Vậy mức thay đổi của doanh thu:
TR2−TR 1 P 2. Q 2−P 1.Q 1 110 % P1.95 %Q1−P 1Q 1
= = =4.5 % . Chọn câu C
TR P 1.Q 1 P 1 Q1

Câu 2:  Hàm số cầu của hàng hóa X có dạng: Qd=100-2P. Tại mức giá bằng 40 để tăng doanh thu
doanh nghiệp nên:
A  Giảm giá, giảm lượng B  Tăng giá, giảm lượng C  Giảm giá, tăng lượng
D  Tăng giá, tăng lượng
Giải: Tại mức giá P = 40 thì:

Q = 100 – 2.40 = 20, Ep = -2. 40/20 = -4

Vậy tại mức giá P = 40 thì hệ số co giãn của cầu theo giá EP = –4: cầu co giãn theo giá.
Nên để tăng doanh thu, doanh nghiệp nên giảm giá – đồng nghĩa với việc tăng lượng.

Câu 3:  Hàm số cầu của hàng hóa X có dạng: Qd=100-2P. Để doanh thu của doanh nghiệp đạt cực
đại  thì mức giá phải bằng:
A  20 B  25 C  30 D  50
Giải: TR = P.Q = 100P – 2P2
Suy ra : TR max khi MR = 0  TR’ = 0  100 – 2P = 0 P =25. Chọn B
Câu 4:  Hàng hóa X ngày càng phù hợp hơn với thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, những yếu
tố khác không đổi, vậy giá và lượng cân bằng cho hàng hóa X sẽ:
A  Giá tăng, lượng giảm B  Giá giảm, lượng giảm C  Giá giảm, lượng tăng
D  Giá tăng, lượng tăng
Giải: Hàng hóa X ngày càng phù hợp hơn với thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, trong khi
những yếu tố khác không đổi khiến cho đường cầu về mặt hàng X này dịch chuyển về bên phải.
Tại điểm cân bằng mới, giá tăng đồng thời lượng cũng tăng. Chọn D

P
P

Câu 5:  Giá hàng hóa thay thế cho hàng hóa X đang giảm mạnh, những yếu tố khác không đổi, vậy
giá và lượng cân bằng cho hàng hóa X sẽ:
A  Giá giảm, lượng tăng B  Giá giảm, lượng giảm C  Giá tăng, lượng giảm
D  Giá tăng, lương tăng
Giải: Giá hàng hóa thay thế của X giảm manh, người dùng sẽ ưu tiên mua hàng thay thế của X, nên
cầu giảm, cung không đổi. Điều này làm cho giá và lượng cân bằng giảm. Chọn B

Câu 6:  Trên cùng một đường cầu tuyến tính dốc xuống theo qui luật cầu, tương ứng với mức giá
càng cao thì độ co giãn của cầu theo giá sẽ:
A  Không đổi B  Càng thấp C  Không biết được D  Càng cao
Giải: Ta có: Ep = a. P/Q
Q tỉ lệ nghịch với P. P càng tăng thì Q càng giảm, làm cho P/Q càng tăng. Nên giá càng cao, độ co
giãn càng cao. Chọn D.

Câu 7:  Hàm số cầu của hàng hóa X có dạng: Qd=100-2P. Tại mức giá bằng 20 để tăng doanh thu
doanh nghiệp nên:
A  Tăng giá, tăng lượng B  Giảm giá, giảm lượng C  Giảm giá, tăng lượng
D  Tăng giá, giảm lượng
Giải: Tại P =20 thì Q = 60
Ep = -2.20/60 = -2/3. Nghĩa là lượng giá tăng sẽ nhiều hơn lượng sản phẩm giảm
Vậy muốn tăng doanh thu ta phải tăng giá và giảm lượng. Chọn D

Dùng số liệu sau để trả lời các câu hỏi liên quan.
Doanh nghiệp A có số liệu sau: FC=1000, P=20, AVC=12, doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận và thu được thăng dư sản xuất PS= 1.200 (đơn vị tính là đvt).

Câu 8:  Định phí trung bình AFC bằng:


A  AFC=6,67 B  AFC=10 C  Cả ba câu đều sai D  AFC=5
Giải: Thặng dư sản suất: PS = (P – AVC).Q
Suy ra Q = 150
Vậy FC = 1000/150 =6.67. Chọn A
Câu 9:  Doanh thu TR bằng:
A  Cả ba câu đều sai B  5.000 C  3.000 D  2.000

Giải: TR = P.Q = 20.150 = 3000. Chọn C

Câu 10:  Vậy lợi nhuận của doanh nghiệp này bằng:
A  Không thể tính được B  200 C  1.200 D  Cả ba câu đều sai
Giải: 𝜋= TR –TC =3000 – 150.12 – 1000 =200. Chọn B

Câu 11:  Tổng chi phí TC bằng:


A  2.500 B  2.800 C  Cả ba câu đều sai D  3.000
Giải: TC = FC + VC =2800 Chọn B

Câu 12:  Doanh nghiệp đang sản xuất tại sản lượng Q bằng:
A  Q=200 B  Q=150 C  Q=100 D  Cả ba câu đều sai
Giải: Chọn B. Giải ở trên câu 8
Câu 13:  Hàng hóa X có Ep= -2 và Es=4. Chính phủ đánh thuế 9 (đvt/đvq) vào hàng hóa này. Vậy
sau khi có thuế giá thị trường sẽ tăng thêm là:
A   9 B   3 C   6 D  Không biết được

t . Es
Giải: T = =6. Chọn câu C
ED+ ES

Dùng số liệu sau dể trả lời các câu hỏi có liên quan. 

Một doanh nghiệp độc quyền có hàm số cầu Q= 1000-2P và hàm tổng chi phí TC=2Q22+200
(P:đvt/đvq; Q:đvq; TC:đvt)

Câu 14:  Để tối đa hóa doanh thu thì mức giá bán P phải bằng:
A  Tất cả đều sai B  250 C  500 D  100
Giải: TR = P.Q = 1000P – 2P 2
TR max khi MR =0  1000 – 4P = 0  P =250. Chọn B

Câu 15:  Mức lợi nhuận cực đại bằng:


A  24.800 B  Tất cả đều sai C  50.000 D  88.000

Giải: MC =4Q
Lợi nhuận max khi MR =MC  1000 – 4.( 500 – Q/2) = 4Q  Q = 100
𝜋max = TR – TC = (500Q – 1Q2) – (2Q2 + 200)
2

= (500.100 – 1.1002) – (2.1002 + 200) = 24800. Chọn A

Câu 16:  Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng:
A  100 B  Tất cả đều sai C  150 D  500
Giải: Chọn A. Giải ở câu 15
Câu 17:  Doanh thu tối đa sẽ bằng
A  150.000 B  250.000 C  125.000 D  Tất cả đều sai
Giải: TR max  P=250 ( câu 14), suy ra TR max = 1000P – 2P2 = 125000. Chọn C

Câu 18:  Để tối đa hóa doanh thu thì mức sản lượng Q phải bằng:
A  300 B  500 C  250 D  Tất cả đều sai

Giải: TR max  P =250 => Q = 1000-2P = 500. Chọn B

Câu 19: Trong các hàm sản xuất sau đây hàm số nào thể hiện tình trạng năng suất theo qui mô tăng
dần:

A. Q = K10,3K20,3L0,3 B. Q = aK2 + bL2 C. Q = K0,4L0,6 D. Q = 4K1/2.L1/2

Giải: Quy mô tăng dần khi tổng hệ số của K và L lớn hơn 1. Chọn B.

Câu 20: Hàm sản xuất của một doanh nghiệp có dạng Q =√ L+ 5 K . Trong dài hạn, nếu chủ doanh
nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào gấp đôi thì sản lượng Q sẽ:

A. Chưa đủ thông tin để kết luận


B. Tăng lên đúng 2 lần
C. Tăng lên nhiều hơn 2 lần
D. Tăng lên ít hơn 2 lần

Giải: Chủ doanh nghiệp sử dụng yếu tố đầu vào gấp đôi thì: Q = √ 2(L+5 K) = 21/2 . Q. Vậy sản
luơng tăng lên ít hơn 2 lần. Chọn D
Câu 21: Cho hàm Q = 2. K 0.5 . L0.5, tại mức K = 100, L = 50, hãy cho biết năng suất biên theo lao
động:

A. 2 B. 4.12 C. 0.5
D. 1.41

Giải: MPL= 2. K0.5. L-0.5 .1/2= K0.5. L-0.5 = 21/2. Chọn D.

Dùng số liệu sau để trả lời các câu hỏi có liên quan.

Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có hàm chi phí sau: TC=10Q3-4Q2+20Q+500
(Q:đvq; TC:đvt; P:đvt/đvq)

Câu 22:  Hàm chi phí trung bình AC bằng:


A  30Q3-8Q+20+500/Q B  10Q2-8Q+20+500/Q C  10Q2-4Q+20+500/Q
D  Cả ba câu đều sai

Giải: AC = TC/Q = 10Q2 -4Q +20 +500/Q. Chọn C.

Câu 23:  Hàm chi phí biên MC bằng


A  30Q3-8Q+20+500/Q B  30Q2-8Q+20 C  Cả ba câu đều sai D  10Q2-4Q+20

Giải: MC = TC’ = 30 Q2 – 8Q +20. Chọn B


Câu 24:  Giá thị trường bằng bao nhiêu thì doanh nghiệp ngừng kinh doanh:
A  250 B  265,67 C  Cả ba câu đều sai D  300
Giải: Doanh nghiệp ngừng sản xuất khi P =< AVCmin
AVC = 10Q2 -4Q +20 ( Sử dụng máy tính tìm min của tam thức bậc 2)
AVC min = 19.6
Chọn C

Câu 25:  Giá thị trường bằng bao nhiêu thì doanh nghiệp hòa vốn:
A  Cả ba câu đều sai B  P=202,55 C  P=300 D  P=265,67

Giải: DOanh nghiệp hòa vốn khi P = AC min  AC’ = 0 và AC’’ > 0
ATC = 10Q2 -4Q +20 +500/Q
AC’ = 20Q -4 – 500/Q2
Giải AC’ = 0 ta được Q = 2.99
Thay Q =2.99 vào AC’’ ta thấy Q =2.99 thỏa.
Suy ra ACmin = 264.665. Chọn D

Câu 26:  Nếu giá thị trường Pe bằng 500 thì sản lượng tối ưu để lợi nhuận cực đại là:
A  Q=4,14 B  Q=20,15 C  Q=10,15 D  Cả ba câu đều sai
Giải : Doanh thu của doanh nghiệp:
TR = Pe.Q = 500Q
Lợi nhuận của doanh nghiệp:

𝜋 = TR – TC

↔ 500Q – (10Q3 – 4Q2 + 20Q + 500) = –10Q3 + 4Q2 + 480Q – 500 (Q > 0)
Để tối đa hóa lợi nhuận thì: 𝜋’ = 0 và 𝜋’’ <0

𝜋’ = –30Q2 + 8Q + 480 = 0 giải ra ta được Q =4.14 và Q = -3.87

Vậy Q =4.14 thì doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận. CHọn A.

Câu 27:  Doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nhưng bị hòa vốn, khi ấy sản lượng
hòa vốn bằng:
A  Q=20,50 B  Q=15,25 C  Cả ba câu đều sai D  Q=2,99
Giải: Chọn câu D. Đã giải ở câu 25
Câu 28:  Nếu giá thị trường Pe bằng 500  thì lợi nhuận cực đại của doanh nghiệp bằng:
A  ∏=100,50 B  ∏=2.000 C  Cả ba câu đều sai D  ∏=846,18
Giải: Pe =500 thì Q để tối đa hóa lợi nhuận là 4.14.
Lợi nhuận lúc đó là: 10Q3 + 4Q2 + 480Q – 500 = 846.18. Chọn D

Câu 29:  Điểm hòa vốn cũng chính là điểm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp khi doanh nghiệp
có:
A  FC=0 B  Cả ba câu đều sai C  TR=TC D  TR=VC
Giải: Chọn câu A. Lúc này doanh nghiệp không thể bù vào chi phí cố định => đóng cửa.

Câu 30:  Mục tiêu tối đa hóa doanh thu cũng chính là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận khi:
A  Cả ba câu đều đúng B  VC=0 C  MC=0 D  TC=FC
Giải: Mục tiêu tối đa hóa doanh thu cũng chính là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận chính là giảm
biến phí xuống mức thấp nhất, tức là: VC = 0
→TC = VC + FC = FC
→MC = (TC)’ = (FC)’ = 0(do FC là hằng số). Chọn A

Câu 31:  Nhà độc quyền đang bán 4 đơn vị sản phẩm ở mức giá là 10000 đồng/sản phẩm. Nếu
doanh thu biên của đơn vị thứ 5 là 6 ngàn đồng, thì doanh nghiệp bán 5 sản phẩm với mức giá là:
A  Tất cả đều sai B  9.200 C  10.000 D  6.000
Giải: TR5= 4.10000 + 6000 = 46000
Suy ra: Q = 46000/5 =9200. Chọn B
Câu 32:  Nếu doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo định mức sản lượng tại đó có
doanh thu biên bằng chi phí biên bằng chi phí trung bình, thì lợi nhuận kinh tế sẽ:
A  Bằng không B  Lớn hơn không C  Nhỏ hơn không D  Tất cả đều sai
Giải: Tại điểm hòa vốn, MC = MR = AC thì lợi nhuận (𝜋) bằng không.
Chọn A

Câu 34:  Trong ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ ngừng sản xuất khi:
A  Tất cả đều sai B  Giá bán bằng biến phí trung bình C  Doanh nghiệp không
có lợi nhuận D  Doanh nghiệp bị thua lỗ

Giải: DN ngừng sản xuất khi giá bằng biến phí trung bình. ( P <=AVCmin)

Câu 36:  Chính phủ đánh thuế 5 đơn vị tiền/đơn vị sản lượng vào hàng hóa X làm giá thị trường
tăng lên thêm  4 đơn vị tiền/đơn vị lượng sau khi có thuế. Vậy mối quan hệ giữa Ep và Es là:
A  /Ep/=Es B  /Ep/>Es C  /Ep/=0 D  /Ep/<Es
Giải: Lượng tăng lên là thuế đánh vào người tiêu dùng. Ta thấy tD= 4 và tS= t-tD= 1
Người mua chịu thuế nhiều hơn nên Ep < Es. Chọn D
Câu 37:  Thặng dư sản xuất thì bằng:
A  Tổng doanh thu trừ tổng biến phí B  Tổng doanh thu trừ tổng chi phí C  Tất cả
đều sai D   Tổng doanh thu trừ tổng định phí
Giải: PS = TR - ∑MC = TR – VC = (P – AVC).Q. CHọn câu A

Câu 38:  Để tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp sẽ chọn sản
lượng tại đó có:
A  AR=MR B  Cả ba câu đều đúng C  P=MC D  P=MR
Giải: DN trong CTHH muốn tối đa hóa lợi nhuận thì chọn P =MC. CHọn C
Câu 39:  AC bằng 6 khi sản xuất 100 sản phẩm. MC luôn không đổi và bằng 2. Vậy TC để sản xuất
70 sản phẩm là:
A  Tất cả đều sai B  540 C  140 D  450
Giải: Tổng chi phí để sản xuất 100 sản phẩm:

TC100 = AC100.Q100 = 6.100 = 600


Do chi phí biên không đổi, luôn bằng 2 nên phần chí phí tăng lên khi sản xuất thêm 30 sản
phẩm:
TC30 = MR.Q30 = 2.30 = 60

Vậy chi phí để sản xuất 70 sản phẩm:

TC70 = TC100 – TC30 = 600 – 60 = 540

Câu 40:  Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn là:
A  Đường chi phí biên MC nằm trên điểm cực tiểu của đường chi phí trung bình B 
Đường chi phí biên C  Đường chi phí biên MC nằm trên điểm cực tiểu của đường chi phí biến
đổi trung bình D  Tất cả đều sai
Giải: Chọn A.
Câu 42:  Nếu doanh nghiệp độc quyền định mức sản lượng tại đó có doanh thu biên bằng chi phí
biên bằng chi phí trung bình, thì lợi nhuận kinh tế sẽ:
A  Bằng không B  Nhỏ hơn không C  Lớn hơn không D  Tất cả đều sai
Giải: Trong cạnh tranh độc quyền, tại điểm:
Qmax
P ≥ AC hay TR ≥ TC
Thì doanh nghiệp đạt mục tiêu mở rộng thị trường mà không bị lỗ, tức là lợi nhuận lớn hơn
không. Chọn C

Câu 43:  Doanh nghiệp tăng giá sản phẩm X lên 20%. Kết quả làm doanh thu tăng lên 8%. Vậy Ep
của mặt hàng này bằng:
A  -1,5 B -2 C  -5 D  -0,5
Giải: Tăng giá để tăng doanh thu, đối với trường hợp |EP| < 1. Chọn D

Câu 44:  Khi doanh nghiệp tăng sản lượng mà làm lợi nhuận giảm,điều này có thể là do:
A  Doanh thu biên nhỏ hơn chi phí biên B  Doanh thu biên bằng chi phí biên C  Doanh
thu biên lớn hơn chi phí biên D  Tất cả đều sai
Giải: Khi tăng sản lượng, doanh thu tăng thêm MR và chi phí tăng thêm MC. Nếu lợi nhuận
giảm so với lợi nhuận ban đầu, tức là:

𝜋2 – 𝜋1 < 0

↔ (TR2 – TC2) – (TR1 – TC1) < 0

↔ [(TR1 + MR) – (TC1 + MC)] – (TR1 – TC1) < 0

↔ MR – MC < 0
↔ MR < MC

Câu 45:  Lợi nhuận kinh tế (∏) thì bằng:


A  (P-AC)*Q B  P.S – FC C  Cả ba câu đều đúng D  TR – TC
Giải: Chọn câu C
Câu 46:  Khi cung và cầu của cùng một sản phẩm tăng lên thì:
A  Lượng cân bằng chắc chắn tăng, giá cân bằng không biết chắc B  Lượng cân
bằng chắc chắn giảm, giá cân bằng không biết chắc C  Giá cân bằng chắc chắn tăng, lượng cân
bằng thì không biết chắc D  Giá cân bằng và lượng cân bằng đều tăng
Giải: P

P2
P1

Lượng cân bằng chắc chắn tăng, giá chưa chắc chắn. Chọn A

Câu 48:  Đối với đường cầu tuyến tính, khi trượt dọc xuống dưới theo đường cầu thì:
A  Tất cả đều sai B  Độ co giãn của cầu theo giá không đổi, nhưng độ dốc của đường
cầu thay đổi C  Độ co giãn của cầu theo giá và độ dốc đều thay đổi D  Độ co giãn của cầu
theo giá thay đổi, nhưng độ dốc của đường cầu không đổi
Giải: Đối với đường cầu tuyến tính, độ dốc của đường cầu không đổi do hệ số góc không đổi.

Tuy nhiên, độ co giãn của theo giá thay đổi từ |EP| > 1 xuống |EP| = 1 và |EP| < 1. Chọn D

Câu 49:  Doanh nghiệp hòa vốn khi:


A  Tổng doanh thu bằng tổng chi phí B  Giá bán bằng chi phí trung bình C  Cả  ba câu
đều đúng D  Lợi nhuận bằng không
Giải: Chọn D
Câu 50:  Giá bán để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp không nằm trong thị trường cạnh tranh
hoàn hảo thì  bằng:
A  P=MC B  P=AC C  P=MR D  P=MC( Ep/1+Ep)

Giải: Trong trị trường cạnh tranh không hoàn hảo, để tối đa hóa lợi nhuận thì

P=MC( Ep/1+Ep). CHọn D


ĐỀ CUỐI KÌ SỐ 2:

1/ Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm chi phí: TC = Q 2 - 5Q +100, hàm số cầu thị
trường có dạng:P = - 2Q + 55. Ở mức sản lượng 13,75 sp thì doanh nghiệp :

a Tối đa hóa doanh thu.


b Tối đa hóa sản lượng mà không bị lỗ.
c Tối đa hóa lợi mhuận
d Các câu trên đều sai.
Giải: MC = 2Q – Q, TR = -2Q2 +55Q  MR = -4Q +55
TRmax khi MR = 0  Q =13.75

  2/ Doanh nghiệp độc quyền bán phân chia khách hàng thành 2 nhóm, cho biết phương trình
đường cầu của 2 nhóm này lần lượt là: Q1 = 100 - (2/3)P1 ; Q2 = 160 - (4/3)P2 ;  tổng chi phí sản
xuất của doanh nghiệp độc quyền TC = 30Q + 100. Để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, và
không thực hiện chính sách phân biệt giá, thì mức giá và sản lượng (P và Q) chung trên 2 thị
trường lúc này là: 

a P = 75 ;  Q = 60 
b P = 90 ;  Q = 40
c P = 80 ;  Q = 100
d tất cả đều sai.
Giải: Không phân biệt giá nên: Q = Q1+Q2 = 260 -2P  P =130 – Q/2  MR = 130 –Q
MC = 30.
Tối đa hóa lợi nhuận khi MR =MC  130 – Q = 30  Q =100 ; P = 80. Chọn C

3/ Mục tiêu doanh thu tối đa của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn phải thỏa mãn điều kiện:

a MR = MC
b P = MC
c TR = TC
d MR = 0
Giải: TR max khi MR = 0. Chọn D
 
4/ Trong ngắn hạn của thị trường độc quyền hoàn toàn, câu nào sau đây chưa thể khẳng định: 
a Đường MC luôn luôn cắt AC tại AC min
b Để có lợi nhuận tối đa luôn cung ứng tại mức sản lựong có cầu co giãn nhiều
c Doanh nghiệp kinh doanh luôn có lợi nhuận.
d Doanh thu cực đại khi MR = 0
Giải: Chọn C. Doanh nghiệp sẽ không có lợi nhuận nếu P = AC min, sẽ lỗ nếu như P < AVCmin

5/ Khi giá bán nhỏ hơn chi phí biến đối trung bình nhỏ nhất , doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn
nên:
a Sản xuất ở mức sản lượng tại đó: MR = MC
b Ngừng sản xuất.                                              
c Sản xuất ở mức sản lượng tại đó: P = MC
d Các câu trên đều có thể xảy ra
Giải: Khi P < AVC min thì doanh nghiệp sẽ lỗ. Lúc này doanh nghiệp nên ngừng sản xuất.Chọn
B
  6/ Phát biểu nào sau đây không đúng với DNĐQ:
a Hệ số góc của đường doanh thu biên gấp đôi hệ số góc của đường cầu
b Chính phủ đánh thuế lợi tức đối với doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sẽ làm
cho giá và sản lượng không đổi
c Đường tổng doanh thu của độc quyền hoàn toàn là một hàm bậc 2
d Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn
tại đó P = MC
Giải: Tối đa hóa lợi nhuận khi MR =MC.

  7/ Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm chi phí: TC = Q2/10 +400Q +3.000.000, hàm
số cầu thị trường có dạng:P = - Q /20  +2200. Mếu chính phủ đánh thuế là 150đ/sp thì lợi nhuận
tối đa của doanh nghiệp này đạt được là :

a 1.537.500
b 2.400.000
c 2.362.500
d Các câu trên đều sai.
Giải: Chính phủ đánh thuế: TC’ = TC +tQ = Q2/10 +400Q +3.000.000 + 150Q
MC = 0,2Q + 550
TR = -Q2/20 +2200Q
MR= -2Q/20 +2200
Lợi nhuận max khi MC =MR  Q =5500
Lợi nhuận max = TC’ – TR = 1537500. CHọn A

  8/ Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm số cầu thị trường có dạng:P = - Q + 2400.Ở
mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận có hệ số co giãn của cầu theo giá là -3, chi phí biên là 10.Vậy
giá bán ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận:

a 20             b 10         c 15
d Các câu trên đều sai

Giải: Ta có công thức: P = MC.ED/(1+ED) = 10 .(-3) / (1-3) = 15

 9/ Đối với một đường cầu sản phẩm X dạng tuyến tính thì :
a Độ co giãn cầu theo giá cả thay đổi, còn độ dốc thì không đổi tại các điểm
khác nhau trên đường cầu. 
b Độ co giãn cầu theo giá cả & độ dốc là thay đổi tại các điểm khác nhau trên
đường cầu. 
c Độ co giãn cầu theo giá cả & độ dốc là không đổi tại các điểm khác nhau trên
đường cầu.
d Độ co giãn cầu theo giá cả không thay đổi còn độ dốc thì thay đổi tại các điểm
khác nhau trên đường cầu.

Giải: Theo đường cầu sản phẩm X, độ co giãn cầu theo giá thay đổi từ Ep > 1, Ep =1, và Ep <1.
Còn độ dốc của đường cầu không đổi.

10/ Chính phủ đánh thuế vào mặt hàng X là 3000đ / sp, làm cho giá của sản phẩm tăng từ 15000
đ /sp lên 18000 đ /sp.Vậy mặt hàng X có cầu co giãn
a ÍT                   b Nhiều               c Co giãn hoàn toàn                  
d Hoàn toàn không co giãn

 
Giải: Ta có tD= P’ –P = 18000-15000=3000 = t
Vậy người mua chịu hoàn toàn thuế, do đó cầu hoàn toàn không co giãn.

11/ Suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm mức cầu dầu mỏ nên giá dầu mỏ giảm mạnh. Có thể
minh hoạ sự kiện này trên đồ thị (trục tung ghi giá, trục hoành ghi lượng cầu) bằng
cách:                                                                                                                 

a Vẽ một đường cầu có độ dốc âm


b Vẽ đường cầu dịch chuyển sag phải
c Vẽ đường cầu dịch chuyển sang trái
d Vẽ một đường cầu thẳng đứng
Giải: Cầu giảm nên vẽ đường cầu dịch chuyển sang trái. Chọn C
12/ Doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn với P = 100 - 2Q; AC = 40 ( không đổi ứng với một mức
sản lượng) . Tại mức giá có lợi nhuận tối đa, độ co giãn của cầu đối với giá là:

a -1/2
b -3/7
c -2
d -7/3
Giải: MR=100 – 4Q, TC =40Q  MC =40
Lợi nhuận max thì MR = MC  100-4Q = 40  Q =15, P = 70
Ep = 1/(-2) . 70/15 = - 7/3. Chọn D

13/  Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm chi phí biên MC = Q, bán hàng trên hai thị
trường có hàm số cầu như sau: P1 = - Q /10 +120, P2 = - Q /10  + 180, Nếu doanh nghiệp phân
biệt giá trên hai thị trường thì giá thích hợp trên hai thị trường là:
a 109,09 và 163,63
b 110 và 165
c 136,37 và 165
d Các câu trên đều sai

Giải: Phân biệt giá:


MR1 = -Q1/5 +120, MR2= -Q2/5 +180

Giải pt: MR1 =MC: -Q1/5 +120 = Q1  Q1 = 100 => P1 = 110


MR2 = MC: -Q2/5 + 180 =Q2  Q2 = 150 => P2 =165
Chọn B

14/  Cho biết số liệu về chi phí sản xuất của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn như sau.
Điểm hòa vốn và điểm đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp là những điểm tương ứng với các
mức sản lượng:
        Q:           0          10         12          14          16          18         20
      TC:          80       115        130       146         168        200       250

a Q = 10 và Q = 12
b Q = 14 và Q = 10
c Q = 12 và Q = 14 
d Không có câu nào đúng
Giải: Khi Q = 0 thì TC = FC => FC =80

Điểm hòa vốn: P= ACmin = TC/Q min.


Điểm đóng cứa: P = AVCmin = (TC -80)/Q min
Kiểm tra bằng máy tính ta được: Q =10 và Q =14. Chọn B

15/ Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là:

a Là nhánh bên phải của đường SMC.  


b Phần đường SMC từ AVC min trở lên.  
c Phần đường SMC từ AC min trở lên.
d Các câu trên đều sai.
Giải: Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là đường MC tính từ
AVCmin. Chọn B
16/ Khi thu nhập dân chúng tăng lên, các nhân tố khác không thay đổi. Giá cả & số lượng cân
bằng mới sẽ :

a Giá cao hơn và số lượng nhỏ hơn.


b Giá thấp hơn và số lượng nhỏ hơn.
c Giá thấp hơn và số lượng lớn hơn.
d Giá cao hơn và số lượng lớn hơn
Giải: Khi thu nhập tăng thì sẽ làm cho cầu tăng => Cầu tăng và cung không đổi => Giá cao hơn
và số lượng lớn hơn. Chọn D.

 17/ Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí: TC = Q 2 + 300 Q +100.000 ,
Nếu giá thị trường là 1100 thì thặng dư sản xuất của doanh nghiệp:

a 160.000  
b 320.000    
c 400.000     
d Các câu trên đều sai.
Giải: Ta có: MC = 2Q +300
P = MC  1100 = 2Q + 300  Q = 400
PS = TR – VC = 1100.400 – 4002 – 300.400 =160000. Chọn A

 18/ Khi giá của Y tăng làm cho lượng cầu của X giảm trong điều kiện các yếu tố khác không
đổi. Vậy 2 sản phẩm X và Y có mối quan hệ:

a Độc lập với nhau.


b Thay thế cho nhau.
c Bổ sung cho nhau.
d Các câu trên đều sai.
Giải: Giá Y tăng làm cho lượng cầu X giảm => Giá X tăng
Suy ra X và Y là hàng bổ sung cho nhau. Chọn C

 19/ Trường hợp nào sau đây làm cho đường cung xe gắn máy dịch chuyển sang trái:

a Thu nhập của người tiêu dùng tăng.


b Gía xăng tăng.
c Gía xe gắn máy tăng.
d Không có câu nào đúng.

Giải: Đề bảo là đường cung xe máy. Trong các câu trên không có yếu tố nào ảnh hưởng làm dịch
chuyển đường cung cả. Chọn D

20/ Một sản phẩm có hàm số cầu thị trường và hàm số cung thị trường lần lượt là QD = -2P +
200  và QS = 2P - 40. Bạn dự báo giá của sản phẩm này trên thị trường là:
a P = 100 $
b P = 80 $
c P = 40 $
d P = 60 $

Giải: Giải hệ phương trình đường cung và đường cầu ta được: Qcb =80, Pcb = 60. Chọn D

 21/ Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí dài hạn:LTC =
Q 2 + 64, mức giá cân bằng dài hạn:

a 64
b 8
c 16
d 32
Giải: Trong dài hạn thì: MR =MC =P =LAC
LAC = LTC /Q = Q+ 64/Q
MC = LTC’ = 2Q
Ta có: MC = LAC  Q +64/Q = 2Q  Q =8 và P = 16. CHọn C

 22/ Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí TC = 10Q2 +10Q +450, nếu giá
trên thị trường là 210đ/sp. tổng lợi nhuân tối đa là

a 1550 b 1000                            c 550


d Các câu trên đều sai.
Giải: MC = 20Q +10
Trong CTHH, để tối đa hóa lợi nhuận thì: MC =P  20Q +10 = 210  Q =10
Lợi nhuận max = TR –TC = 210.10 – (10.102+10.10 +450) = 550. CHọn C

23/Thị trường cạnh tranh hoàn toàn có 200 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có hàm chi phí sản
xuất ngắn hạn:TC = 10q2 + 10 q + 450 .Vậy hàm cung ngắn hạn của thị trường:

a P = 2000 + 4.000 Q       


b P = (Q/10) + 10  
c Q = 100 P - 10
d Không có câu nào dúng

Giải: Hàm cung ngắn hạn trong CTHH là đường MC=20Q + 10


Có 200 doanh nghiệp trong thị trường suy ra đường cung là: P = 20Q /200 + 10 suy ra chọn B

24/ Trên thị trường của sản phẩm X có 100 người mua và 50 người bán, hàm số cầu của mỗi
người mua là như nhau có dạng: P = - q / 2 + 20, những người bán có hàm tổng chi phí như
nhau: TC = q2 + 2q + 40 .Gía cả cân bằng trên thị trường:
a 16,4   
b 7,2
c 18   
d Các câu trên đều sai.
Giải: P mua = -q / 200 +20
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì đường cung là: MC = 2Q +2
P bán = Q /25 +2
Suy ra giải hệ đường cung và cầu ta được: Qcb = 400 và Qcb = 18. Chọn C

25/ Cho hàm sản xuất Q = √ K . L. Đây là hàm sản xuất có:

A. Không thể xác định được C. Năng suất tăng dần


theo qui mô
B. Năng suất giảm dần theo qui mô D. Năng suất không đổi
theo qui mô
Giải: Hệ số mũ của K và L đều là ½
Gọi a là tổng hệ số mũ của K và L. a =1 suy ra năng suất không đổi theo quy mô. Chọn D
26/ Giá trần là :
c. Giá tối đa c. Mức giá nhà nước quy định cho người bán
d. Giá tối thiểu d. Cả a và c.
Giải: Giá trần là giá tối đa mà chính phủ quy định cho người bán trong trường hợp hàng hóa
thiếu hụt nhằm bảo vệ lợi ích người mua. Người bán không được bán cao hơn giá trần. Chọn D

27/ Trên thị trường sản phẩm X, sự di chuyển dọc trên đường cung xảy ra khi:
a. Giá của yếu tố sản xuất thay đổi c. Trình độ công nghệ tăng lên

b. Giá của sản phẩm X thay đổi d. Cả a và c đều đúng

Giải: Di chuyển dọc theo đường cung nghĩa là tác động trực tiếp đến lượng cung.

Giá của sản phẩm X thay đổi tác động trực tiếp đến lượng cung nên chọn câu A

28/ Đường cung của sản phẩm X dịch chuyển khi:


e. Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi c. Giá sản phẩm X thay đổi
f. Chính phủ đánh thuế lên sản phẩm X d. Giá cả hàng hoá thay thế tăng.
Giải: Cung dịch chuyển khi yếu tố nào đó tác động trực tiếp đến cung.

Trong đáp án thì khi chính phủ đánh thuế lên X thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cung. Chọn B

29/ Chi phí trung bình của hai sản phẩm là 20, chi phí biên của sản phẩm thứ ba là 14, vậy chi
phí trung bình của ba sản phẩm là
a 18,5 
b 18
c 12,33
d Các câu trên đều sai

Giải: Tổng chi phí của 3 sản phẩm = Tổng chi phí 2 sản phẩm đầu + chi phí biên sản phẩm thứ
3

TC3 = 2.20 +14 = 54

Vậy AC3= 54/3 = 18. Chọn B

30/ Trong dài hạn của thị trường cạnh tranh hoàn toàn, khi các xí nghiệp gia nhập hoặc rời bỏ
ngành sẽ dẫn đến tác động
a Gía cả sản phẩm trên thị trường thay đổi
b Chi phí sản xuất của xí nghiệp sẽ thay đổi
c Cả a và b đều sai
d Caả a và b đều đúng

Giải: Chọn D.

 31/ Khái niệm nào sau đây không thể lí giải bằng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)

a Quy luật chi phí cơ hội tăng dần.


b Sự khan hiếm.
c Cung cầu.
d Chi phí cơ hội

Giải: Chọn C. Cung cầu không thể giải thích bởi đường giới hạn năng lực sản xuất
 32/ Chính phủ các nước hiện nay có các giải pháp kinh tế khác nhau trước tình hình suy thoái
kinh tế hiện nay, vấn đề này thuộc về

a Kinh tế vi mô, chuẩn tắc


b Kinh tế vĩ mô, thực chứng
c Kinh tế vĩ mô, chuẩn tắc
d Kinh tế vi mô, thực chứng

Giải: Chọn B. Đối tượng là cả nền kinh tế đang suy thoái nên đây là thuộc về kinh tế vĩ mô. Đó
là câu nhận định mang tích mô tả nên đó là thuộc về thực chứng. Chọn B
 33/ Chọn lựa tại một điểm không nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất là :
a Không thể thực hiện được
b Không thể thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động
không hiệu quả
c Thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động không hiệu quả
d Thực hiện được và nền kinh tế hoạt động hiệu quả
Giải: Chọn một điểm không nằm trên PPF có 2 trường hợp, hoặc là nằm trong hoặc là nằm ngoài
đường. Nằm trong đường PPF sẽ thực hiện được nhưng nền kinh tế sẽ không hiệu quả. Nằm
ngoài đường PPF sẽ không thể thực hiện được.

 34/  Qui luật nào sau đây quyết định dạng của đường giới hạn khả năng sản xuất ?
a Qui luật năng suất biên giảm dần
b Qui luật cung - cầu
c Qui luật cung
d Qui luật cầu
Giải: Chọn câu A. Quy luật năng suất biên giảm dần là quyết định dạng của PPF

 35/  Cách thức chi tiêu của người tiêu thụ  để tối đa thỏa mãn.Vấn đề này thuộc về
a Kinh tế vĩ mô, thực chứng.
b Kinh tế vi mô,chuẩn tắc
c Kinh tế vĩ mô, chuẩn tắc.
d Kinh tế tế vi mô, thực chứng
Giải: Đối tượng là người tiêu thụ, đây thuộc vấn đề của kinh tế vi mô. Nhận định trên mang tính
mô tả nên đó là nhận định thực chứng.

 36/ Sản lượng tối ưu của 1 quy mô sản xuất có hiệu quả là sản lượng có:

a AVC min
b MC min
c AFC nin
d Các câu trên sai
Giải: Chọn D. Sản lượng tối ưu của một quy mô sản xuất là sản lượng tại điểm AC min.

 37/ Một xí nghiệp sản xuất một loại sản phẩm X có hàm sản xuất có dạng: Q = 2K(L - 2), trong
đó K và L là hai yếu tố sản xuất có giá tương ứng PK = 600 đvt, PL = 300 đvt, tổng chi phí  sản
xuất là 15.000 đvt. Vậy sản lượng tối đa đạt được:

a 576               b 560               c 480


d Các câu trên đều sai.
Giải: Ta có: 600.K + 300.L = 15000
MPL= 2K
MPK= 2L – 4
Sản lượng tối đa khi:
* 600.K + 300.L = 15000
* MPL.PK = MPK.PL  2K . 600 = (2L -4 ).300
Giải hệ ta được: K =12, Q =26. Suy ra Q = 2K(L - 2)= 576. CHọn A
 38/ Nếu cầu  của hàng hóa X là co giãn nhiều ( Ed > 1) , thì một sự thay đổi trong giá cả (Px) sẽ
làm 
a Không làm thay đổi tổng doanh thu của doanh nghiệp & tổng chi tiêu của người
tiêu thụ.
b Thay đổi tổng doanh thu của doanh nghiệp theo hướng cùng chiều.
c Thay đổi tổng chi tiêu của người tiêu thụ theo hướng ngược chiều
d Các câu kia đều sai.
Giải: X là hàng hóa co giãn nhiều suy ra khi P thay đổi thì TR thay đổi theo hướng ngược chiều.
Chọn C.

Câu 39: Nếu co giãn chéo giữa 2 hàng hóa A và B dương thì

E. A và B là hàng hóa bổ sung


F. A và B là hàng hóa thay thế
G. Cả A và B đều đúng
H. Cả A và B đều sai

Giải: Chọn B. Hàng hóa thay thế nghĩa là khi Pa tăng thì Pb giảm dẫn đến Qb tăng. ở đây ta thấy
2 đại lượng Pa và Qb cùng tăng nên co giãn sẽ dương.

 40/ Phát biểu nào sau đây đúng với khái niệm ngắn hạn trong kinh tế học:

a Doanh nghiệp có thể thay đổi quy mô sản xuất.


b Doanh nghiệp có thể thay đổi sản lượng.
c Thời gian ngắn hơn 1 năm.
d Tất cả các yếu tố sản xuất đều thay đổi.

Giải: Chọn B.  Ngắn hạn  là khoảng thời gian trong đó một số đầu vào về nhân tố không thay
đổi (đầu vào nhân tố cố định, chẳng hạn như quy mô nhà máy) và doanh nghiệp chỉ có thể thay
đổi sản lượng bằng cách điều chỉnh lượng đầu vào của các nhân tố biến đổi, chẳng hạn lao động
hay nguyên liệu.

 41/ Một xí nghiệp sử dụng hai yếu tố sản xuất vốn (K) , lao động (L) , để sản xuất một loại sản
phẩm X, phối hợp tối ưu của hai yếu tố sản xuất phải thỏa mãn :

a K=L
b MPK /PL = MPL / PK
c MPK / PK = MPL / PL
d MPK = MPL

Giải: Chọn C. Đây là một trong 2 điều kiện để tối ưu hóa yếu tố sản xuất

 42/ Phát biểu nào sau đây phù hợp không thuộc về kinh tế vi mô:
a. Chính phủ nên tăng đầu tư để đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng

b. Thị trường nông sản hiện nay có mức giá thấp

c. Giá của một chiếc xe oto Lexus nhập khẩu vào khoảng 200.000 USD

d. Tất cả các đáp án trên

Giải: Chọn A. Đây là nhận định kinh tế vĩ mô, chuẩn tắc.

 43/ Một người tiêu thụ có thu nhập là 1000đvt, lượng cầu sản phẩm X là 10 sp, khi thu nhập
tăng lên là 1200đvt, lượng cầu của sản phẩm X tăng lên là 13 sp, vậy sản phẩm X thuộc hàng

a Hàng thông thường.


b Hàng cấp thấp.
c Hàng xa xỉ
d Hàng thiết yếu

13−10 1200−1000
Giải: EI = / = 1.5
10 1000
Ta có: EI > 1 suy ra Hàng xa xỉ. Chọn C.

 44/ Câu 2: Khi thuế đánh vào hàng hóa thì:

E. Người mua chịu hoàn toàn


F. Người bán chịu hoàn toàn
G. Người mua chịu 50% người bán chịu 50%
H. Người mua và người bán cùng chịu, tùy theo độ co giãn của cung hay cầu.

Giải: Chọn D. Thuế đánh thì cả người mua và người bán cùng chịu. Tùy vào độ co giãn của
cung và cầu, bên nào quan tâm thị trường, tìm hiểu thị trường hơn thì bên đó chịu ít thuế hơn
 45/ Câu phát biểu nào sau đây đúng trong các câu sau đây:
a Hệ số co giãn cầu theo thu nhập đối với hàng xa xỉ lớn hơn 1.
b Hệ số co giãn cầu theo thu nhập của hàng thông thường là âm.
c Hệ số co giãn tại 1 điểm trên đường cầu luôn luôn lớn hơn 1.
d Hệ số co giãn chéo của 2 sản phẩm thay thế là âm.
Giải: Chọn A. EI > 0 ( cùng chiều ): hàng hóa thông thường

EI <0 (ngược chiều) : hàng hóa thứ cấp

0 < EI <1 : hàng hóa thiết yếu

EI >1 : Hàng cao cấp

EI = 0 : hàng hóa không phụ thuộc thu nhập.

 46/ Hàm số cung sản phẩm Y dạng tuyến tính nào dưới đây theo bạn là thích hợp nhất :

a Py =  - 10 + 2Qy
b Py =  10 + 2Qy
c Py =   2Qy  
d Các hàm số kia đều không thích hợp. 

Giải: gọi Ps = aQ + b
Nếu b=0 thì Ps thành đường thẳng qua gốc tọa độ. Nghĩa là Q = 0 thì P =0. Điều này không thể
xảy ra vì doanh nghiệp luôn sản xuất, không thể nào Q =0 được.
Nếu b <0 thì khi Q = 0, P <0. Điều này cũng không xảy ra vì khi không sản xuất mà giá vẫn âm
thì sẽ không hợp lí.
Chọn B
 47/ Hàm số cầu thị trường của một sản phẩm có dạng P = - Q/2  + 40.Ở mức giá P = 30, hệ số co
giãn cầu theo giá sẽ là:

a Ed = - 3/4         b Ed = - 3     c Ed =  -4/3
d Không có câu nào đúng
Giải: P =30 => Q =20. Hệ số co giãn Ep = -2. 30/20 = -3

 48/ Khi giá của Y là 400đ/sp thì lượng cầu của X là 5000 sp, khi giá của Y tăng lên là 600 đ/sp
thì lượng cầu của X tăng lên là 6000 sp, với các yếu tố khác không đổi, có thể kết luận X và Y  là
2 sản phẩm:

a Thay thế nhau có Exy = 0,4


b Bổ sung nhau có Exy = 0,25
c Thay thế nhau có Exy = 2,5
d Bổ sung nhau có Exy = 0,45

6000−5000
/600−400
Giải: Exy = 5000 = 0,4
400
Do Exy >0 nên đây là 2 hàng hóa thay thế nhau.
Chọn A
 49/ Giá của đường tăng và lượng đường mua bán giảm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là
do :

a Mía năm nay bị mất mùa.


b Thu nhập của dân chúng tăng lên
c Y học khuyến cáo ăn nhiều đường có hại sức khỏe.    
d Các câu trên đều sai
Giải: Chọn A. Mía và đường là 2 hàng hóa bổ sung, mía mất mùa nên lượng mía giảm dẫn đến
giá mía tăng => Giá đường tăng và người mua mía giảm.

50/ Phát biểu nào sau đây không đúng:


a Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế như thế nào thuộc về kinh tế học
chuẩn tắc.
b Vấn đề lạm phát của nền kinh tế thuộc về kinh tế vĩ mô.
c Trên thị trường, giá cả của hàng hóa là do người bán quyết định.
d Hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên là phải sản xuất ra những sản phẩm sao
cho thỏa mãn nhu cầu của xã hội và nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất.
Giải: Chọn câu C. Trên thị trường CTHH thì giá cả do thị trường quyết định.

ĐỀ THI CUỐI KÌ SỐ 3
1. Khi xã hội lựa chọn vị trí của mình trên đường PPF, nó giải quyết các vấn đề sau đây, loại trừ:
A. Sản xuất như thế nào
C. Ở đâu sản xuất đạt hiệu quả
B. Sản xuất cái gì
D. Sản xuất cho ai

Giải: Chọn C. Đường PPF chỉ giải quyết 3 vấn đề: sản xuất như thế nào, sản xuất cái gì, sản xuất
cho ai

2. Kinh tế học là khoa học nghiên cứu


A. Sự khan hiếm các nguồn lực trong xã hội
C. Cách thức phân phối các hàng hóa và dịch vụ cho các cá nhân khác nhau trong xã hội
B. Nhu cầu của con người là vô hạn
D. Cách thức sử dụng các nguồn lực khan hiếm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng
của con người

Giải: Chọn D. Theo định nghĩa của kinh tế học

3. Nếu máy tính cá nhân là hàng hóa thông thường thì khi giá máy tính gia tăng (ceteris paribus) sẽ
gây ra:
A. Cầu máy tính cá nhân tăng
C. Lượng cầu máy tính cá nhân tăng
B. Cầu máy tính cá nhân giảm
D. Lượng cầu máy tính cá nhân giảm
Giải: Nếu hàng hóa thông thường, nếu giá máy tính tăng thì lượng cầu máy tính giảm (luật cầu)

4. Ví dụ nào sau đây thuộc kinh tế học chuẩn tắc:


A. Phân phối thu nhập ở VN hiện nay rất bất bình đẳng
C. Nền kinh tế VN đang phục hồi sau khủng hoảng
B. Nếu chính phủ đánh thuế thì giá của hàng hóa chắc chắn giảm
D. Hôm qua thị trường chứng khoán VN có phiên tăng điểm
Giải: Chọn B. Đó là nhận định mang tính chủ quan của người nói nên đó là nhận định chuẩn tắc.
Các nhận định còn lại là đang mô tả thế giới, thuộc thực chứng.

5. Phát biểu nào sau đây thuộc kinh tế vi mô:


A. Tỷ lệ Lạm phát ở VN năm 2009 là 6.52%
C. Năm 2009 nền Kinh tế VN đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 5.32 %
B. Năm 2009 Việt Nam nhập siêu 12 tỷ USD
D. Hộ gia đình sản xuất lúa gạo được mùa.
Giải: Chọn D. Lạm phát, tỉ lệ tăng trưởng, nhập siêu,... đó là các vấn đề thuộc kinh tế vĩ mô. Câu
D đối tượng là hộ gia đình, là vấn đề kinh tế vi mô

6. Nokia và Samsung là hai hàng hóa thay thế cho nhau. Nếu Nokia tăng giá thì:
A. Giá Samsung giảm
C. Lượng cầu Samsung tăng
B. Lượng cầu Nokia tăng
D. Cầu Samsung giảm
Giải: Hàng hóa thay thế nhau thì nếu giá hàng A tăng => giá hàng B giảm dẫn đến lượng cầu
hàng B tăng. Chọn C.

7. Giả sử một cửa hàng bán táo và cam với cùng một mức giá là 50 ngàn đồng một kg và bán được
100 kg táo và 200 kg cam mỗi ngày.Vào thứ hai đầu tuần cửa hàng giảm giá táo xuống còn 40
ngàn/kg và bán được 120 kg táo. Sau đó vào ngày thứ ba cửa hàng tăng giá táo trở lại giá ban
đầu, đồng thời giảm giá cam còn 40 ngàn /kg và bán được 240 kg cam trong ngày đó.Những kết
quả này cho biết:
A. Độ co giãn của cầu theo giá của táo thấp hơn của cam
C. Độ co giãn của cầu theo giá của táo và của cam bằng nhau giữa 2 mức giá 40 ngàn và 50
ngàn
B. Độ co giãn của cầu theo giá của táo cao hơn của cam
D. Cầu của táo nhạy cảm hơn so với cầu của cam

120−100 240−200
/40−50 /40∗50
Giải: Eptáo = 100 = -1 ; Epcam = 200 = -1
50 50

8. Cung của điện thoại di động thay đổi là do:


A. Công nghệ sản xuất điện thoại di động thay đổi
C. Giá của điện thoại di động giảm xuóng
B. Dân chúng thích sử dụng điện thoại di động
D. Thu nhập của người dân tăng
Giải: Công nghệ sản xuất điện thoại thay đổi tác động làm tăng cung điện thoai => Cung dịch
chuyển.

9. Yếu tố nào sau đây quyết định mức giá tối đa mà tại đó một công ty có thể bán một lượng hàng
hóa nhất định cho trước:
A. Đường cầu đối với sản phẩm của công ty
C. Chi phí cơ hội
B. Đường cung sản phẩm của công ty
D. Chi phí biên

Giải: Chọn D.

10. Nếu trên thị trường tồn tại dư cung đối với hàng hoá, đây là nguyên nhân của:
A. Giá hàng hoá vượt quá giá cân bằng
C. Lượng cầu lớn hơn lượng cung
B. Hàng hoá là thứ cấp
D. Giá hàng hoá nhỏ hơn giá cân bằng

Giải:

11. Biết độ co giãn của cầu theo thu nhập của một mặt hàng X bằng 3, điều này có nghĩa là:
A. X là hàng hóa cao cấp và khi giá tăng 1% thì lượng cầu về hàng hóa giảm 3 %
C. X là hàng hóa cao cấp và khi thu nhập tăng 1% thì lượng cầu về hàng hóa tăng 3%
B. X là hàng hóa thiết yếu và khi lượng cầu về hàng hóa tăng 1% thì giá giảm 3%
D. X là hàng hóa thứ cấp và khi thu nhập giảm 1% thì lượng cầu về hàng hóa tăng 3%

Giải: Hàng hóa cao cấp thì EI > 1. Ta có Ep>0 và bằng 3 nên khi thu nhập tăng 1 % thì lượng
cầu tăng 3%. Chọn C

12. Cặp hàng hoá bổ sung hoàn hảo cho nhau:


A. Bàn ủi và la bàn
B. Quần và áo
C. Năm tờ 50 ngàn và 1 tờ 500 ngàn
D. Giày trái và giày phải

Giải: Giày trái và giày phải là cặp hàng hóa bổ sung hoàn hảo cho nhau. Có giày trái thì phải có
giày phải. Chọn D

13. Khi chính phủ can thiệp vào thị trường sẽ gây ra:
A. Bóp méo hiệu quả của thị trường tự do
C. Thặng dư xã hội giảm
B. Thay đổi thặng dư của người tiêu dùng, nhà sản xuất và các bên liên quan
D. Tất cả các điều trên
Giải: Chọn D

14. Chi phí nào trong các chi phí sau luôn luôn giảm khi sản lượng sản xuất gia tăng
A. AC
B. MC
C. AFC
D. AVC

Giải: AFC = FC/Q, FC là hằng số, khi Q tăng thì AFC lươn giảm. Chọn C.

15. Một doanh nghiệp trong CTHH có hàm tổng phí là TC = q 2 – 5q + 400. Sản lượng tối ưu
của doanh nghiệp là:
A. 10
B. 20
C. 30
D. 40

Giải: Sản lượng tối ưu của DN trong CTHH tại Acmin

AC = Q - 5+400/Q

AC min  AC’ = 0  1– 400/Q2 = 0  Q= 20. Chọn B

16. Nếu tổng chi phí biến đổi của việc sản xuất 200 đơn vị sản phẩm là 20000 VND và chi
phí cận biên của đơn vị sản phẩm thứ 201 là 210 VND và tổng chi phí để sản xuất 201 đơn vị sản
phẩm là 40005 VND, thì điều nào sau đây là đúng:
A. Tổng chi phí cố định là 19597 VND
C. Tổng chi phí biến đổi khi sản xuất 201 sản phẩm là 20210 VND
B. Chi phí bình quân khi sản xuất 201 đơn vị sản phẩm là 1905 VND
D. Cả C và B đúng

Giải: Tổng chi phí biến đổi của n sản phẩm sẽ bằng tổng chi phí biến đổi của n – 1 sản phẩm và
chi phí biên của sản phẩm thứ n. Do đó. TVC201= 20210. Chọn C

17. Trong các đẳng thức dưới đây đẳng thức nào tương ứng với mức sản lượng tối ưu
A. P = AVC
B. MC = AVC
C. MC = AC
D. Tất cả đều đúng
Giải: Mức sản lượng tối ưu  MC = AC

18. Điều nào sau đây không đúng với một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn
hảo:
A. Đặt giá bằng chi phí biên nếu muốn tối đa hóa lợi nhuận
B. Đường cung trong ngắn hạn trùng với đường chi phí biên bắt đầu từ điểm chi phí biến đổi
trung bình đạt cực tiểu
C. Ngưng sản xuất nếu giá bằng chi phí trung bình tối thiểu.
D. Tiếp tục sản xuất trong ngắn hạn nếu giá thị trường bằng chi phí trung bình tối thiểu
Giải : Trong CTHH, khi P = ATC min thì sản xuất sẽ tốt hơn đóng cửa. Chọn C.

19. Đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo, các đặc điểm quan trọng nhất là:
A. Đường cầu nằm ngang trùng với đường giá
C. Doanh nghiệp chấp nhận giá
B. Doanh thu biên bằng giá
D. Tất cả các đặc điểm trên
Giải : Trong CTHH thì đường cầu của doanh nghiệp nằm ngang trung với giá, doanh nghiệp
chấp nhận giá, doanh thu biên bằng giá. Đây là đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất của CTHH.
Chọn D

20. Một sản phẩm có giá bán khi chưa có thuế là 200 ngàn/1 SP. Nếu sau khi đánh thuế 6
ngàn/1SP, giá tăng lên 216 ngàn thì điều nào sau đây là đúng :
A. Nhà sản xuất chịu thuế 5 ngàn/sản phẩm
C. Chỉ có người tiêu dùng chịu thuế
B. Độ co dãn theo giá của cầu ít hơn cung
D. Cả A và B đều đúng
Giải : tD= P’ – Pcb = 6 = t
Suy ra người mua chịu hoàn toàn thuế. Cầu hoàn toàn không co giãn. Chọn D.

21. Hàm cung và cầu một sản phẩm có dạng: Q=P-20 và Q= -3/2P+60. Khi chính phủ đánh
thuế vào sản phẩm, làm cho lượng cân bằng giảm xuống còn 9 đơn vị. Như vậy, mức thuế mà
chính phủ đánh vào mỗi sản phẩm là:
A. 3 đơn vị tiền tệ
C. 5 đơn vị tiền tệ
B. 4 đơn vị tiền tệ
D. 10 đơn vị tiền tệ
Giải : Giải hệ phương trình cung và cầu ta được Pcb = 32, Qcb = 12

Q’ = 9 suy ra Ps = 29 và Pd = 34

T =Pd –Ps = 4. Chọn B

22. Đối với hàng hóa lâu bền (ví dụ như ti vi) thì:
A. Độ co giãn của cầu theo giá không đổi theo thời gian

C. Độ co giãn của cầu theo giá trong ngắn hạn nhỏ hơn trong dài hạn

B. Giá tăng doanh thu sẽ giảm

D. Độ co giãn của cầu theo giá trong ngắn hạn lớn hơn trong dài hạn

Giải: Đối với hàng lâu bền thì: Trong ngắn hạn E >1, trong dài hạn E<1

Suy ra độ co giãn của cầu theo giá trong ngắn hạn lớn hơn trong dài hạn

Chọn D

23. Nhân tố nào sau đây làm đường cung thay đổi:
A. Thu nhập của người dung thay đổi

C. giá sản phẩn thay đổi

B. Chính phủ thay đổi chính sách thuế

D. giá cả hàng hóa thay thế tăng


Giải: Cung thay đổi khi yếu tố tác động trực tiếp đến cung => Chọn B.

24. Giá trần chính phủ quy định cho người bán là :
A. Mức giá tối đa
B. Giá tối thiểu

C. Mức giá thấp hơn cân bằng thị trường

D. Câu a và c
Giải: Giá trần là mức giá tối đa mà chính phủ quy định đối với người bán trong trường hợp thiết
hụt. Giá trần < giá cân bằng. Chọn câu D.

25. Mục tiêu của doanh nghiệp khi MR =0 là:


A. Tối đa hóa lợi nhuận

C. Tối đa hóa doanh thu

B. Tối đa hóa chi phí

D. Tối đa hóa thị phần


Giải: MR = 0  Tối đa hóa doanh thu

26. Trong ngắn hạn, đường cung của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn là:
A. Đường MC (phần nằm trên điểm thấp nhất của đường AVC)
C. Đường AVC (phía bên phải của đường MC)

B. Đường AC (phần nằm trên điểm thấp nhất của đường AVC)
D. Đường nằm ngang bằng với giá thị trường

Giải: Chọn A. Đường cung trong CTHH là MC (nằm trên AVC min)

27. Sự chênh lệch giữa mức giá mà người tiêu dùng sẵn lòng trả và mức giá mà người tiêu
dùng thực sự trả được gọi là:
A. Độ co giãn của cầu theo giá

C. Tác động thay thế

B. Thặng dư của người tiêu dùng

D. Độ co giãn của cầu theo thu nhập


Giải: Sự chênh lệch giữa mức giá mà người tiêu dùng sẵn lòng trả và mức giá mà người tiêu
dùng thực sự trả được gọi là thặng dư của người tiêu dùng. Chọn B.

28. Xét hàm sản xuất Q = A L a K b. Nếu doanh nghiệp đang có hiệu suất theo quy mô tăng,
câu trả lời nào sau đây là đúng
A. a = 0,4 và b = 0,3

C. a = 0,59 và b = 0,69
B. a = 0,2 và b = 0,5

D. a = 0,6 và b = 0,4
Giải: Doanh nghiệp có hiệu suất theo quy mô tăng khi tổng hệ số của L và K lớn hơn 1.

Suy ra a+b >1

Chọn C.

29. Trong sản xuất, dài hạn là


A. Khoảng thời gian đủ để có thể thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào

C. Là khoảng thời gian trong đó tất cả yếu tố đầu vào đều cố định

B. 50 năm

D. 20 năm
Giải: Trong kinh tế, dài hạn là khoảng thời gian cần để cho tất cả các đầu vào đều có thể thay
đổi. Chọn A.

30. Giả sử độ co giãn của cầu theo thu nhập đối với áo thun là 2. Điều này có nghĩa là:
A. Nếu thu nhập tăng 10%, lượng cầu áo thun sẽ tăng 20%
C. Nếu thu nhập tăng 10 %, lượng cầu áo thun sẽ tăng 2%
B. Nếu thu nhập tăng 10%, lượng cầu áo thun sẽ giảm 20%

D. Nếu thu nhập tăng 10%, lượng cầu áo thun sẽ giảm 2 %

Giải: Do EI =2 > 0 nên nếu thu nhập tăng 10% thì lượng cầu áo thun tăng 20%

Chọn A

31. Quan sát thị trường một loại hàng hóa, ta thấy rằng giá và lượng bán đều tăng. Điều này
là do:
A. Cầu tăng, cung không đổi

C. Cầu tăng, cung giảm

B. Cầu giảm, cung không đổi

D. Cả A, B, C đều sai
Giải: Khi Cầu tăng và cung không đổi thì giá và lượng bán đều tăng. Chọn A

32. Lợi nhuận kinh tế được hiểu là hiệu số giữa tổng doanh thu và:
A. Chi phí kế toán
B. Chi phí kinh tế
C. Chi phí vốn
D. Chi phí không phí của DN
Giải: Lợi nhuận = TR –TC. Chọn B

33. Ở mức sản lượng hiện tại, chi phí biên của doanh nghiệp độc quyền là 90 và doanh thu
biên là 70. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp nên
A. Tăng giá và tăng sản lượng
C. Giảm giá và tăng sản lượng
B. Giảm giá và giảm sản lượng
D. Tăng giá và giảm sản lượng
Giải: Ta thấy MR <MC nên để tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp nên tăng giá và giảm sản
lượng.

CHọn D

34. Tăng cung sẽ làm giảm giá trừ khi:


A. Cung là không co giãn hoàn toàn
C. Sau đó cầu tăng
B. Cầu là co giãn hoàn toàn
D. Cầu không co giãn
Giải: Cầu co giãn hoàn toàn nghĩa là sẽ không thay đổi ở mức giá khi cung thay đổi.

35. Chi phí cận biên bằng giá là qui tắc tối đa hóa lợi nhuận cho cấu trúc thị trường
nào sau đây:

A. Cạnh tranh hoàn hảo


C. Độc quyền
B. Độc quyền nhóm
D. Cạnh tranh độc quyền

Giải: Trong thị trường CTHH, muốn tối đa hóa lợi nhuận thì P =MC =MR

You might also like