You are on page 1of 6

Chương 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH TẾ HỌC


1.1 KHÁI NIỆM, NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ
HỌC
1.1.1 Khái niệm kinh tế học
* Khái niệm kinh tế học: “Kinh tế học là môn học nghiên cứu con người và xã hội
sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hóa cần
thiết và phân phối cho các thành viên của xã hội”.
* Kinh tế học được chia thành 2 phân ngành: Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô.
+ Kinh tế học vi mô nghiên cứu cách thức ra quyết định của các chủ thể kinh tế
cũng như sự tương tác của họ trên các thị trường cụ thể.
Nói cách khác, kinh tế học vi mô nghiên cứu những vấn đề tiêu dùng cá nhân,
cung, cầu, sản xuất, chi phí, giá cả thị trường, lợi nhuận, cạnh tranh của từng tế bào kinh
tế.
+ Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ
yếu của một quốc gia trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nói cách khác, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước
những vấn đề kinh tế xã hội cơ bản như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, xuất
nhập khẩu hàng hóa và tư bản, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập giữa các
thành viên trong xã hội.
* Tùy theo cách thức sử dụng mà kinh tế học được chia thành hai dạng: Kinh tế
học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc:
+ Kinh tế học thực chứng. Mô tả và phân tích các sự kiện, những mối quan hệ
trong nền kinh tế một cách khách quan.
Kinh tế học thực chứng là để trả lời câu hỏi: Là gì? là bao nhiêu? như thế nào?
+ Kinh tế học chuẩn tắc. Đưa ra các chỉ dẫn hoặc khuyến nghị dựa trên những
đánh giá, nhận định chủ quan.
Kinh tế học chuẩn tắc là để trả lời câu hỏi nên làm cái gì?
Khi nghiên cứu kinh tế học thường được tiến hành từ kinh tế học thực chứng rồi
chuyển sang kinh tế học chuẩn tắc.
1.1.2 Những đặc trưng của kinh tế học
* Thứ nhất: Đặc trưng cơ bản và quan trọng của khoa kinh tế học gắn liền với tiền
đề nghiên cứu và phát triển của môn học này. Đó là việc kinh tế học nghiên cứu sự khan
hiếm các nguồn lực một cách tương đối với nhu cầu kinh tế, xã hội.
* Thứ hai: Tính hợp lý của kinh tế học.
* Thứ ba: Kinh tế học là bộ môn nghiên cứu về mặt lượng.
* Thứ tư: Tính toàn diện và tính tổng hợp của kinh tế học.
* Thứ năm: Các kết quả nghiên cứu chỉ xác định được ở mức trung bình.
1.1.3. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học
Khi nghiên cứu kinh tế học, thường sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:
1.1.3.1 Quan sát và đo lường
1.1.3.2 Xây dựng mô hình
1.1.3.3 Kiểm định mô hình
1.2 CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN VÀ CÁC CƠ CHẾ KINH TẾ
1.2.1 Những vấn đề kinh tế cơ bản
Mọi nền kinh tế, từ đơn giản đến phức tạp và ở mọi thể chế chính trị đều phải thực
hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản sau đây
+ Sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ nào, với số lượng bao nhiêu.
+ Các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra như thế nào.
+ Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất cho ai, hay sản phẩm quốc dân được phân
chia như thế nào cho các thành viên của xã hội.
Tất cả các chức năng trên đều mang tính lựa chọn và cơ sở cho sự lựa chọn này
được thể hiện:
+ Tồn tại những cách sử dụng khác nhau các nguồn lực trong việc sản xuất ra
những sản phẩm khác nhau.
+ Tồn tại các phương pháp khác nhau để sản xuất ra một sản phẩm cụ thể.
+ Tồn tại các phương pháp khác nhau để phân phối các hàng hóa và thu nhập cho
các thành viên của xã hội.
1.2.2 Ảnh hưởng của cơ chế kinh tế với việc lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản.
Các hệ thống kinh tế khác nhau có những cách tổ chức kinh tế khác nhau để thực
hiện ba chức năng cơ bản của nền kinh tế. Lịch sử phát triển của loài người cho thấy các
kiểu tổ chức sau:
1.2.2.1. Kinh tế chỉ huy
1.2.2.2. Kinh tế thị trường
1.2.2.3. Kinh tế hỗn hợp
Trong nền kinh tế hỗn hợp, các thể chế công cộng và tư nhân đều kiểm soát kinh
tế. Thể chế tư nhân kiểm soát thông qua bàn tay vô hình của cơ chế thị trường, còn thể

2
chế công cộng kiểm soát bằng những mệnh lệnh và những chính sách nhằm kích thích về
tài chính và tiền tệ của Chính phủ nhằm làm cho nền kinh tế ổn định hơn, công bằng hơn
và hiệu quả hơn.
Các tác nhân trong nền kinh tế hỗn hợp: Người tiêu dùng, doanh nghiệp, Chính
phủ, người nước ngoài.
1.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ QUY LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN
1.3.1 Các yếu tố sản xuất, giới hạn khả năng sản xuất và chi phí cơ hội
1.3.1.1 Các yếu tố sản xuất
Có thể hiểu đơn giản: cái mà con người có là các yếu tố sản xuất, còn cái mà con
người cần là sản phẩm, là hàng hóa. Quá trình biến đổi các yếu tố sản xuất thành những
thứ mà con người cần gọi là quá trình sản xuất.
Yếu tố sản xuất là các đầu vào của quá trình sản xuất và được phân chia thành ba
nhóm:
+ Đất đai và tài nguyên thiên nhiên.
+ Lao động.
+ Tài sản cố định.
Hiện nay, nhiều nhà kinh tế cho rằng quản lý và công nghệ cũng là đầu vào –một
yếu tố sản xuất.
1.3.1.2 Giới hạn khả năng sản xuất
* Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường biểu diễn tổ hợp hàng hoá và dịch
vụ mà một nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản
xuất hiện có.
* Ví dụ: Trong trường hợp đơn giản, giả sử chỉ sản xuất hai loại hàng hoá X và Y,
thì khi tăng X phải giảm Y và ngược lại.
Số lượng hh X 0 1 2 3 4 5
Số lượng hh Y 15 14 12 9 5 0
Nếu dùng đồ thị để biểu diễn tổ hợp sản xuất X và Y, sẽ được một đường, gọi là
đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF).
+ Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất (A, B, C…) là điểm
hiệu quả.
+ Những điểm nằm phía trong đường giới hạn khả năng sản xuất (điểm M) là điểm
mà nền kinh tế đạt được nhưng không hiệu quả (lãng phí).
+ Những điểm nằm phía ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất (điểm N biểu thị
4X và 12Y) là điểm không thể đạt được trong điều kiện hiện tại.

3
Y A N Chú ý: Đường giới hạn khả năng sản
12 B
xuất có thể sẽ dịch chuyển ra phía ngoài
9 hoặc vào trong. Thông thường, do tiến
C
M
5 bộ của khoa học công nghệ, đường này
PPF sẽ được dịch chuyển ra phía ngoài. Nói
X cách khác, khi nguồn lực sản xuất tăng
O 2 3 4
lên thì điểm N có thể trở thành điểm hiệu
quả.
Đường giới hạn khả năng sản xuất.
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu: Sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có để sản xuất
các hàng hóa dịch vụ đạt hiệu quả.
1.3.1.3 Chi phí cơ hội
* Khái niệm chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội của một quyết định là giá trị của cơ hội
thay thế hiện có tốt nhất bị bỏ qua khi lựa chọn quyết định đó.
* Ví dụ: Sử dụng ví dụ đã minh họa về đường giới hạn khả năng sản xuất, ta thấy
chi phí cơ hội của hàng hóa X chính là số lượng hàng hóa Y phải cắt giảm, chi phí cơ hội
của hàng hóa Y chính là số lượng hàng hóa X phải cắt giảm.
. * Ý nghĩa của việc nghiên cứu chi phí cơ hội. Ví dụ về chuyên môn hóa sản xuất
khi tính toán và so sánh chi phí cơ hội.
1.3.2. Quy luật thu nhập giảm dần và quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng
1.3.2.1 Quy luật thu nhập giảm dần
* Nội dung quy luật: Khối lượng đầu ra ngày càng giảm khi liên tiếp bỏ thêm
những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi với điều kiện số lượng đầu vào khác
giữ cố định.
* Ví dụ: Khi liên tiếp tăng thêm đầu vào là lao động trong khi giữ nguyên các đầu
vào còn lại, ta có số liệu sau:
Lao động (L) 0 1 2 3 4 5 6
Sản lượng (Q) 0 4 9 13 16 18 19
* Giải thích: Mỗi đầu vào tăng thêm ngày càng ít đầu vào khác (đầu vào cố định)
để cùng làm việc. Do đó, những đầu vào được bổ sung sẽ tạo ra ngày càng ít đầu ra tăng
thêm.
Chú ý: Trong nhiều trường hợp, lúc đầu thì đầu ra tăng lên sau đó mới giảm dần.
* Ý nghĩa: Sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào để có đầu ra đạt hiệu quả cao nhất.

1.3.2.1 Quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng

4
Từ quy luật thu nhập giảm dần, chi phí cơ hội ngày càng tăng, ta thấy, để có thêm
1 đơn vị đầu ra thì số lượng đầu vào sử dụng ngày càng nhiều.
Sử dụng ví dụ chi phí cơ hội và quy luật thu nhập giảm dần để giải thích quy luật
chi phí tương đối ngày càng tăng.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1) Khái niệm, các đặc trưng của kinh tế học.
2) Phân biệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô; kinh tế học thực chứng và kinh tế
học chuẩn tắc.
3) Ba chức năng cơ bản của một nền kinh tế. Giải thích vì sao các chức năng trên đều
mang tính lựa chọn và trình bày cơ sở cho sự lựa chọn được thực hiện.
4) Nội dung, ý nghĩa của một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu kinh tế học (các yếu
tố sản xuất, giới hạn khả năng sản xuất, chi phí cơ hội, quy luật thu nhập giảm dần và quy
luật chi phí tương đối ngày càng tăng).

TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC


1. Tài liệu bắt buộc:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Kinh tế học vi mô (dùng trong các trường
đại học và cao đẳng khối kinh tế). Nxb Giáo dục, H., 2011.
2. Tài liệu tham khảo:
1. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2018) “Giáo trình Kinh tế học tập I”(tái
bản lần thứ 6), Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Nguyễn Văn Công (chủ biên), (2010) “Giáo trình nguyên lý kinh tế vi mô”, Nxb
Lao động.
3. Lê Thế Giới (Chủ biên) (2014), “Kinh tế Vi mô”, Nxb Lao động – Xã hội.
4. Nguyễn Văn Dần (2008) “Kinh tế học Vi mô 1”, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
HN, Hà Nội.
5. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2010) “Bài tập Kinh tế vi mô”, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
6. Lê Bảo Lâm (2019), “Kinh tế Vi mô”, Nxb Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Như Ý (2019), “Câu hỏi – Bài tập – Trắc nghiệm Kinh tế vi mô”, Nxb
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
8. Phạm Văn Minh (2005) “Bài tập kinh tế vi mô”, Nxb Lao động – Xã hội.
9. Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh (2005) “Giáo khoa bài tập và bài giải Kinh tế
Vi mô”, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5
10. Nguyễn Văn Ngọc (2014), “Hướng dẫn giải bài tập kinh tế vi mô”, Nxb
Thống kê.
11. Paul. A.Samuelson; William D.Nordhaus (2003), “Kinh tế học”, Nxb Chính
trị Quốc gia.
12. Robrert J.Gofdon (2003), “Kinh tế học vi mô”, Nxb KHKT, Hà Nội.
13. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (2006), “Kinh tế học”, Nxb
Giáo dục.
---------------------------

You might also like