You are on page 1of 123

LỜI NÓI ĐẦU

Tổng quan Du lịch là môn học mở đầu cho các môn khoa học chuyên ngành
của Khoa Văn hoá Du lịch nên môn học này cung cấp cho người học những lý luận cơ
bản nhất về du lịch để giúp người học có một nền tảng cơ bản trong quá trình tiếp cận
những môn chuyên ngành tiếp theo.
Trong chương 1, tập bài giảng cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản
nhất liên về khoa học du lịch như: du lịch, kinh doanh du lịch, tài nguyên du lịch,
điểm, tuyến du lịch, chương trình du lịch…Đây là những khái niệm nền tảng của khoa
học du lịch. Nếu nắm chắc và hiểu rõ bản chất của những khái niệm này sẽ giúp người
học có một nền tảng vững chắc khi tiếp cận những vấn đề được đề cập ở những
chương tiếp theo.
Trong chương 2, tập bài giảng giúp người học có cái nhìn sơ lược về quá trình
hình thành và phát triển của hoạt động du lịch từ thời cổ đại đến hiện đại. Tuy nhiên
lịch sử phát triển du lịch diễn ra trong thời gian rất dài như vậy nên trong phạm vi môn
học khó mà chúng ta có thể nghiên cứu chuyên sâu và trên diện rộng. Chính vì vậy ở
mỗi giai đoạn, tập bài giảng chỉ chọn lựa những nước điển hình để đưa vào nghiên
cứu. Ví như, thời cổ đại thì tập trung vào nghiên cứu Ai cập, Hi lạp, La mã; thời trung
đại thì tập trung vào nghiên cứu Anh, Pháp, Đức; thời cận đại chủ yếu nghiên cứu về
một nhân vật được cho là cha đẻ của ngành lữ hành thế giới Thomas Cook còn thời
hiện đại thì nghiên cứu những xu hướng mới về du lịch trong giai đoạn này. Chương
này cũng cung cấp cho người học những kiến thức về điều kiện cơ bản để phát triển du
lịch. Nắm được những điều kiện để phát triển du lịch này, người học sẽ có một cái
nhìn tổng thể và trả lời được câu hỏi muốn phát triển du lịch chúng ta phải làm gì và
làm như thế nào trên một bình diện tổng quát về lý luận
Chương 3 cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nhu cầu du lịch,
loại hình du lịch và sản phẩm du lịch. Đối với hoạt động du lịch, tìm hiểu nhu cầu của
du khách là một vấn đề rất quan trọng. Phải hiểu nhu cầu của du khách biết họ là ai, từ
đâu đến, có bao nhiêu tiền, muốn đi đâu, xem gì, chơi gì, trong khoảng thời gian bao
lâu để từ đó có kế hoạch định hướng sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng là yếu tố
sống còn trong kinh doanh du lịch.
Chương 4, tập bài giảng cung cấp những nền tảng cơ bản nhất của môn học đó
là những nguồn lực cơ bản để phát triển du lịch. Nguồn lực để phát triển du lịch rất
phong phú và đa dạng. Tuy nhiên trong tập bài giảng này, chúng tôi quy về 7 nguồn
lực chính: Nguồn lực di sản văn hoá, nguồn lực cảnh quan thiên nhiên, nguồn lực dân
cư và lao động, nguồn lực cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn lực cơ chế chính sách, những
cơ hội để phát triển du lịch và những nguồn lực khác.
Chương 5, tập bài giảng cung cấp cho người học những lý luận cơ bản nhất về
du lịch bền vững. Du lịch bền vững không phải là một loại hình du lịch mà là một
nguyên tắc để phát triển du lịch. Nắm được khái niệm, nguyên tắc, tiêu chí của du lịch
bền vững giúp sinh viên có một nhận thức đầy đủ để ứng xử một cách tốt nhất với hoạt
động du lịch giúp cho hoạt động du lịch không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà còn đáp ứng tốt nhu cầu của cả những thế hệ tương lai.
Nghiên cứu tập bài giảng kĩ càng, người học sẽ đạt được:
- Kiến thức: Những khái niệm cơ bản nhất về du lịch, lịch sử hình thành và phát triển
của hoạt động du lịch cũng như loại hình, sản phẩm du lịch cơ bản và những nguồn lực
cơ bản để phát triển du lịch.
- Kỹ năng: Kỹ năng phân tích, xử lý tư liệu, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết
trình.
- Thái độ: Thông qua môn học hình thành cho người học ý thức say mê học tập nghiên
cứu khoa học du lịch, yêu ngành nghề mà mình đã lựa chọn, trân trọng giá trị văn hoá,
bản sắc văn hoá của dân tộc và có ý thức tuyên truyền những nét đẹp của văn hoá dân
tộc đến với cộng đồng, du khách.
Để đảm bảo được những mục tiêu nói trên, trong quá trình biên soạn, tác giả đã
áp dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích và phương pháp nghiên cứu liên
ngành văn hoá và du lịch để phân tích tìm hiểu những nội dung mà giáo án đề cập
Khi sử dụng tập bài giảng này, người học nên kết hợp với đề cương chi tiết mà
giảng viên gửi đến từng sinh viên khi bắt đầu môn học để nắm được lịch trình học tập
chi tiết trong 15 tuần mà lên kế hoạch đọc và nghiên cứu tập bài giảng cho phù hợp.
Bên cạnh đó, người học cần tra cứu thêm thông tin tài liệu trên Internet, tham khảo
thêm những sách tham khảo mà tập bài giảng đưa ra để có thể hoàn thành tốt nhất bài
tập thực hành và thảo luận trên lớp.
Cuối cùng, xin chúc tất cả các bạn sinh viên sử dụng hiệu quả tập bài giảng này
để đạt kết quả cao trong kì thi cuối kì.

2
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH
NỘI DUNG PHẦN LÝ THUYẾT
1.1. DU LỊCH
1.1.1. Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNTWO)
"Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường
xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục
đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1
năm"
1.1.2. Theo Coltman
Du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của 4 nhóm:
 Du khách
 Cơ quan cung ứng du lịch
 Chính quyền
 Cư dân tại nơi đến du lịch
1.1.3. Theo Nguyễn Khắc Viện
Du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con người
1.1.4. Theo TS. Trần Nhoãn
Du lịch là quá trình hoạt động của con người dời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến
một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những sắc thái văn hoá và cảnh
quan thiên nhiên vùng, miền khác với nơi cư trú thường xuyên
1.1.5.Luật du lịch
Điều 4, điểm 1: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
1.2. KINH DOANH DU LỊCH
1.2.1. Khái niệm
Là quá trình sản xuất thiết kế, lưu thông và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch
với mục đích thoả mãn các nhu cầu của du khách, để thu lợi ích kinh kế. Đồng thời
đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc,
tăng cường giao lưu và hội nhập quốc tế.
1.2.2. Các hình thức kinh doanh du lịch
Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ bao gồm các ngành nghề:
1. Kinh doanh lữ hành
2. Kinh doanh lưu trú du lịch
3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch

3
4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác
1.3. KHÁCH DU LỊCH
1.3.1. Khái niệm
Có rất nhiều định nghĩa về du khách. Tuy nhiên, do hoàn cảnh thực tế và lăng kính
khác nhau của các học giả, các định nghĩ không phải hoàn toàn như nhau. Tựu chung
lại, các định nghĩa thường được đưa ra dựa trên 3 tiêu chí:
- là người đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình
- không phải theo đuổi mục đích kinh tế
- thời gian và khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi du lịch
Các tiêu chí trên dù đi một mình hay kết hợp đều mang tính phiến diện, chưa đầy đủ,
chủ yếu mang tính chất phản ánh sự phát triển của du lịch theo tính giai đoạn và xem
xét không đầu đủ, hạn chế nội dung thực của khái niệm du khách.
Tại nhiều nước trên thế giới thường thấy có sự phân biệt giữa du khách trong nước và
du khách nước ngoài.
 Khách du lịch nội địa: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
 Khách du lịch Quốc tế: Là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài
vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.3.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của khách du lịch
Điều 35.  Quyền của khách du lịch
1. Lựa chọn hình thức du lịch lẻ hoặc du lịch theo đoàn; lựa chọn một phần hoặc toàn
bộ chương trình du lịch, dịch vụ du lịch của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin cần thiết về chương
trình du lịch, dịch vụ du lịch.
3. Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan,
lưu trú; được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam để tham quan, du lịch, trừ những khu vực
cấm.
4. Hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo hợp đồng giữa khách du lịch và tổ chức, cá
nhân kinh doanh du lịch; được hưởng bảo hiểm du lịch và các loại bảo hiểm khác theo
quy định của pháp luật.
5. Được đối xử bình đẳng, được yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch thực hiện
các biện pháp bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản khi sử dụng dịch vụ du

4
lịch; được cứu trợ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp khi đi du lịch trên lãnh thổ Việt
Nam.
6. Được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch gây ra theo
quy định của pháp luật.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
Điều 36.  Nghĩa vụ của khách du lịch
1. Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tôn
trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường, tài nguyên
du lịch, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục nơi đến du lịch.
2. Thực hiện nội quy, quy chế của khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch, cơ sở lưu
trú du lịch.
3. Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng và các khoản phí, lệ phí theo quy định của
pháp luật.
4. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
theo quy định của pháp luật.
1.4. TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.4.1. Khái niệm
Tại khoản 4 (điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam (2005) quy định: “Tài nguyên
du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị
nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu
cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra
sức hấp dẫn du lịch”.
Nguyễn Minh Tuệ cũng cho rằng: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch
sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con
người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu
cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”.
Theo Ngô Tất Hổ - nhà du lịch Trung Quốc thì: “Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người
có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả
kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch”.
Theo Bùi Thị Hải Yến: “Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá
trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo
và sử dụng cho ngành Du lịch mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường”.
1.4.2. Loại hình
1.4.3. Đặc điểm
 Phong phú, đa dạng và có sức hấp dẫn lớn

5
Đặc điểm này của tài nguyên du lịch là cơ sở để tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch
nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Mỗi loại hình du lịch thường được phát triển
dựa vào những đặc điểm, tính chất riêng của các loại tài nguyên du lịch.
 Thể hiện hai giá trị hữu hình và vô hình
Đây có thể xem là một trong những đặc điểm quan trọng của tài nguyên du lịch khác
với những loại tài nguyên khác. Trong thực tế, tài nguyên du lịch là phương tiện vật
chất trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch.
Ví dụ tắm biển là sản phẩm du lịch biển điển hình quan trọng được hình thành trên cơ
sở sự tồn tại hữu hình của các bãi cát biển, nước biển với những đặc điểm tự nhiên cụ
thể.
Ngoài ra, các giá trị vô hình của tài nguyên cũng được khai thác làm hấp dẫn du khách.
Khách du lịch cảm nhận giá trị vô hình này thông qua những cảm xúc tâm lý, thỏa mãn nhu
cầu tinh thần (thẩm mỹ - văn hóa) – một nhu cầu đặc biệt của khách du lịch. Giá trị vô hình
của tài nguyên du lịch nhiều khi còn được thể hiện thông qua những thông tin (nghe kể lại,
qua báo chí, truyền hình, quảng cáo...) mà khách du lịch cảm nhận được, ngưỡng mộ và
mong muốn đến tận nơi để thưởng thức.
Ví dụ: câu “Nam thiên đệ nhất động” ca ngợi vẻ đẹp của động Hương Tích chính là
giá trị vô hình làm tăng thêm sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch.
 Thường dễ khai thác và có thể tái sử dụng nhiều lần
Hầu hết các tài nguyên du lịch được khai thác để phục vụ du lịch là các tài nguyên vốn
đã có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người tạo dựng nên và dễ khai thác. Trên thực tế,
một cánh rừng nguyên sinh, một thác nước, một bãi biển, một hồ nước (tự nhiên hoặc
nhân tạo) đều có thể trở thành điểm du lịch. Với tất cả những gì đã sẵn có của tài
nguyên du lịch chỉ cần đầu tư không lớn nhằm tôn tạo, để vừa tôn thêm vẻ đẹp và giá
trị của tài nguyên, vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi để khai thác và sử dụng có hiệu
quả tài nguyên này.
Các tài nguyên du lịch được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo và sử dụng lâu
dài. Nếu được quy hoạch, tổ chức quản lý, bảo tồn, khai thác hợp lý, tiết kiệm tài
nguyên du lịch có thể được khai thác nhiều lần mà không suy giảm giá trị cũng như
khối lượng. Vấn đề chính là phải nắm được quy luật tự nhiên, lường trước được sự thử
thách khắc nghiệt của thời gian và những biến động, đổi thay do con người gây nên để
có những định hướng lâu dài và các biện pháp cụ thể trong việc khai thác – sử dụng
hợp lý các nguồn tài nguyên này, đảm bảo cho nguồn tài nguyên được khai thác dưới
mức chịu đựng (sức tải) của nó, không ngừng được bảo vệ, tôn tạo và hoàn thiện hơn
để đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch.
 Có tính mùa vụ

6
Hầu hết các tài nguyên du lịch đều mang đặc tính này. Trong số các tài nguyên du lịch,
có những tài nguyên khai thác quanh năm, có những tài nguyên lệ thuộc nhiều vào thời
gian khai thác và cũng có những tài nguyên ít lệ thuộc vào thời gian hơn. Nguyên nhân
chủ yếu là do quy luật diễn biến của khí hậu.
Trừ các nước ở vùng xích đạo và cận xích đạo còn ở phần lớn các nước khí hậu mang
tính theo mùa, đặc điểm này đã tác động đến việc khai thác tài nguyên du lịch. Điều
này là một trong những nhân tố tạo ra tính thời vụ của hoạt động du lịch.
 Có tính biến đổi, dễ bị tổn thương và được khai thác tại chỗ
Tài nguyên du lịch dù là có nguồn gốc nhiên tạo hay nhân tạo cũng rất dễ bị biến đổi
và tổn thương dưới những áp lực của hoạt động của con người.
Các tài nguyên du lịch thường được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch. Các
sản phẩm này được khách du lịch đến tận nơi để thưởng thức. Đây cũng là đặc điểm mà tài
nguyên du lịch khác với một số tài nguyên khác (đối với nhiều loại tài nguyên khác, sau khi
được khai thác có thể được vận chuyển đi nơi khác để chế biến thành thành sản phẩm rồi
được đưa đến tận nơi người tiêu thụ).
 Có tính lịch sử và mang tính diễn giải, cảm nhận
Tài nguyên du lịch bao gồm những tài nguyên đã, đang và chưa được khai thác. Đây là một
phạm trù mang tính lịch sử vì cả những tài nguyên có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo đều
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ ý thức, trình độ, mục đích,… khai thác của con người. Việc
khai thác tài nguyên du lịch phụ thuộc vào nhiều điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học kỹ
thuật, chính trị,… nên ngày càng có nhiều loại tài nguyên du lịch được nghiên cứu, phát
hiện, tạo mới và được đưa vào khai thác, sử dụng.
Nhu cầu đi du lịch của con người ngoài thỏa mãn nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, đi lại, ngủ…) còn
nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc trưng là tham quan, tìm hiểu, thẩm nhận những vẻ đẹp của nơi đến
du lịch tùy theo mục đích chuyến đi. Sự hài lòng của du khách về những tài nguyên du lịch
được chiêm ngưỡng, thụ hưởng trong chuyến đi rất khó định tính vì phụ thuộc rất nhiều vào
tâm lý, tình cảm, tập quán, thói quen của cá nhân họ.
Chính vì vậy, sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch ngoài giá trị tự thân của nó phải kể
đến vai trò truyền dẫn của các hướng dẫn viên và trình độ nhận thức cũng như sở thích
của khách du lịch.
Một số tài nguyên du lịch là đối tượng khai thác của nhiều ngành kinh tế
Các loại tài nguyên địa hình, địa chất, nước, sinh vật,… được sử dụng cho nhiều ngành
kinh tế và nhu cầu đời sống.
Ví dụ: Các núi đá vôi:
+ Tạo ra các hang động tuyệt đẹp có thể khai thác phát triển du lịch

7
+ Có thể được khai thác làm xi măng
- Sinh vật:
+ Phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu trong du lịch
+ Là đối tượng khai thác của ngành lâm nghiệp, thủy sản
1.5. ĐIỂM DU LỊCH
1.5.1. Khái niệm
Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch
1.5.2. Điều kiện để 1 điểm du lịch trở thành điểm du lịch cấp tỉnh, cấp quốc
gia
 Quốc gia:
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du
lịch
- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ cần thiết, có khả năng phục vụ ít nhất một trăm
nghìn lượt khách tham quan một năm
 Địa phương:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch
- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ cần thiết, có khả năng phục vụ ít nhất mười nghìn
lượt khách tham quan một năm.
1.6. KHU DU LỊCH
1.6.1. Khái niệm
Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được
quy hoạch, đầu tư, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem
lại hiệu quả về kinh tế – xã hội, môi trường.
1.6.2. Điều kiện được công nhận là khu du lịch
 Quốc gia:
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả
năng thu hút lượng khách du lịch cao
- Có diện tích tối thiểu một nghìn héc-ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng
các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường của khu du
lịch; trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
ở trung ương trình Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định.
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng phục vụ ít
nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ cần
thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch.

8
 Địa phương:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch
- Có diện tích tối thiểu 200ha, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công
trình, cơ sở dịch vụ du lịch,
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ cần
thiết phù hợp với đặc điểm của địa phương, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một
trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.
1.7. TUYẾN DU LỊCH
1.7.1. Khái niệm
Là hệ thống liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn
với tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
1.7.2. Điều kiện để 1 tuyến du lịch trở thành tuyến du lịch cấp tỉnh, cấp quốc
gia
 Quốc gia:
- Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có
tính chất liên vùng, liên tỉnh, kêt nối với các cửa khẩu quốc tế
- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở phục vụ khách du lịch dọc theo
tuyến
 Địa phương:
- Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương
- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở phục vụ khách du lịch dọc theo
tuyến
1.7.3. Một số tuyến du lịch cơ bản ở Việt Nam
Trình bầy riêng bằng hệ thống hình ảnh trên power point
1.8. MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHÁC
1.8.1. Lữ hành:
Là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du
lịch cho khách du lịch
- Theo nghĩa rộng: hoạt động lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của
con người cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Vậy nên, du lịch
nằm trong hoạt động lữ hành nhưng không phải mọi hoạt động lữ hành đều là hoạt
động du lịch.
- Theo nghĩa hẹp: Là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ
chương trình du lịch cho khách du lịch

9
1.8.2. Chương trình du lịch
1.8.2.1. Định nghĩa
 Theo liên minh châu Âu:
Chương trình du lịch là sự kết hợp được sắp xếp từ trước của ít nhất 2 trong số những
dịch vụ: nơi ăn ở, các dịch vụ khác sinh ra từ dịch vụ giao thông hoặc nơi ăn ở và nó
được bán với mức giá gộp và thời gian của chương trình phải nhiều hơn 24h.
 Theo tác giả Gagnon và Ociepka trong cuốn “phát triển nghề lữ hành” tái bản
lần thứ sáu:
Chương trình du lịch là một sản phẩm lữ hành được xác định mức giá trước, khách có
thể mua riêng lẻ hoặc mua theo nhóm và có thể tiêu dùng riêng lẻ hoặc tiêu dùng
chung với nhau. Một chương trình du lịch có thể bao gồm và theo các mức độ chất
lượng khác nhau của bất kỳ hoặc tất cả các dịch vụ vận chuyển, hàng không, đường
bộ, đường sắt, đường thuỷ, nơi ăn ở, tham quan và vui chơi giải trí.
 Theo từ điển khách sạn, lữ hành và du lịch:
Chương trình du lịch là bất kỳ chuyến đi chơi nào có sắp xếp trước (thường được trả
tiền trước) đến một hoặc nhiều địa điểm và trở về nơi xuất phát. Thông thường bao
gồm sự đi lại, ở, ăn, ngắm cảnh và những thành tố khác.
 Theo trường Kinh tế Quốc dân:
Chương trình du lịch trọn gói là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó người ta tổ chức
các chuyến đi du lịch với mức giá đã được xác định trước. Nội dung của chương trình
du lịch thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí tới tham quan…Mức giá của chuyến bao gồm mức giá của hầu
hết các dịch vụ phát sinh trong quá trình thực hiện du lịch
Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ, hàng hoá được sắp đặt trước, liên kết
với nhau, để thoả mãn ít nhất hai nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch
của khách du lịch với mức giá gộp xác định trước và bán trước khi tiêu dùng của
khách.
1.8.2.2. Đặc trưng của chương trình du lịch:
- Là sự hướng dẫn việc thực hiện các dịch vụ đã được sắp đặt trước, làm thoả
mãn nhu cầu khi đi du lịch của con người
- Trong chương trình du lịch phải có ít nhất hai dịch vụ và việc tiêu dùng được
sắp đặt theo một trình tự thời gian và không gian nhất định
- Giá cả của chương trình là giá gộp của các dịch vụ có trong chương trình
- Chương trình du lịch phải được bán trước khi khách tiêu dùng.`
Quan hệ giữa nội dung chương trình du lịch với nhu cầu của khách (tr185)

10
1.8.2.3. Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng chương trình du lịch:
- Tốc độ thực hiện hợp lý
- Đa dạng hoá các loại hình hoạt động, tăng cường các trải nghiệm
- Trong những điều kiện cho phép, có thể đưa ra những chương trình tự chọn cho
khách.
- Phải có sự cân đối giữa khả năng về thời gian, tài chính của khách với nội dung
và chất lượng chương trình. Đảm bảo sự hài hoà giữa mục đích kinh doanh của
công ty với yêu cầu du lịch của du khách.
 Điều kiện để một chương trình du lịch bán ra thị trường:
Hấp dẫn, giá cả, an toàn, bảo tồn, logic (thời gian, chủ đề, quãng đường)
1.8.2.4. Một số tour du lịch tiêu biểu
TOUR 1 : HÀ NỘI - THĂM CỐ ĐÔ HOA LƯ- CHÙA BÁI ĐÍNH – KHU DU LỊCH
TRÀNG AN.
01 ngày
Ngược dòng thời gian, quay trở lại vùng đất đã sản sinh ra những vị anh hùng kiệt
xuất rồi chính họ đã viết nên những trang sử hào hùng của cả dân tộc.Chúng ta hãy
quay trở lại với Kinh đô xưa để chiêm nghiệm cũng như hòa vào không khí lễ hội đặc
sắc củakinh Đô của người Việt Cổ.
06h00:   Xe đón khách tại điểm hẹn tại Hà Nội khởi hành đi Ninh Bình.
08h20:   Tới Ninh Bình, xe đưa quý khách đi thăm Hoa Lư, kinh đô đầu tiên của chế
độ phong kiến tập quyền Việt Nam. Thăm đền vua Đinh và đền vua Lê với
nghệ thuật chạm khắc gỗ nổi tiếng từ thế kỷ 17.
09h30:   Tiếp tục hành trình tham quan chùa Bái Đính, nằm trong quần thể khu du
lịch sinh thái Tràng An, với độ cao 200m sừng sững giữa vùng bán sơn địa,
với diện tịch gần 150.000 m2. Được tạo thành bởi hai dãy núi khép lại hình
vòng cung về phía tây - tự như ngai vàng, mở ra một thung lũng rộng hơn 3
ha - gọi là Thung Chùa, quý khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 500 pho tượng
La Hán được các nghệ nhân của người thợ đá Ninh Vân một lòng thành kính
với Phật đã thổi hồn vào những pho tượng đá tạo ra những nét tinh xảo của
mỗi vẻ mặt các vị La Hán, mỗi tượng một vẻ khác nhau.
12h30:   Quý khách nghỉ ngơi, thưởng thức đặc sản tại miền Cố Đô hoa Lư
14h00:   Quý khách khởi hành sang khu du lịch tràng An.
14h30:  Quý khách lên thuyền thăm Tràng An trong bạt ngàn không gian sơn thủy hữu
tình với bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, và quay trở lại với lịch sử dân tộc
trong suốt cuộc hành trình.

11
17h00:   Xe khởi hành về Hà Nội, xe đưa quý khách về điểm hẹn - chia tay đoàn - kết
thúc chuyến đi
TOUR 2 : HÀ NỘI - PHỦ GIẦY - ĐỀN TRẦN -CHÙA THÁP PHỔ MINH
1 ngày
 
Sáng     Xe và hướng dẫn Vinatour đón quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Nam
Định - tỉnh có bề dầy lịch sử và văn hóa với nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng
cảnh nổi tiếng cả nước.
Xe ôtô đưa quý khách đến thăm khu di tích Phủ Giầy - thuộc huyện Vụ Bản nơi thờ bà
chúa Liễu Hạnh - một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam, quý khách thăm quan và lễ tại
Phủ Thiên Trường, Phủ Vân Cát, Lăng Bà Chúa Liễu Hạnh. Ăn trưa tại nhà hàng địa
phương
Chiều   Thăm khu di tích Đền Trần - hay còn gọi là phủ Thiên Trường nơi thờ 14 vị
vua Triều Trần, một Triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt
Nam. Thăm Đền Cố Trạch - đền thờ Hưng đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị tướng
tài của dân tộc Việt Nam với 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Sau đó quý
khách thăm chùa Phổ Minh với cây tháp Phổ Minh nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.
Xe ôtô trở về Hà Nội, xe đưa quý khách về điểm hẹn - kết thúc chương trình tham
quan.
TOUR 3 : Hà Nội - Hà Giang - Lũng Cú - Đồng Văn - Mèo Vạc - Hà Nội
NGÀY 01: HÀ NỘI - TUYÊN QUANG - HÀ GIANG 
Sáng        Xe và hướng dẫn Vinatour đón khách tại điểm hẹn khởi hành đi Hà Giang.
Tới Tuyên Quang, xe dưng cho đoàn nghỉ và ăn trưa
Chiều      Tiếp tục khởi hành đi Hà Giang trên đường tham quan Đền Thác Cái. Sau
đó Quý khách về Hà Giang tham quan Đền Mẫu Hà Giang. Tới khách sạn
nhâ ̣n phòng nghỉ ngơi. Ăn tối tại nhà hàng địa phương, nghỉ đêm tại khách
sạn
NGÀY 02: HÀ GIANG - MÈO VẠC - ĐỒNG VĂN  - LŨNG CÚ.
Sáng       Ăn sáng, quý khách lên xe ô tô đi Mèo Vạc qua đèo Mã Phì Lèng ( Đèo
ngoạn mục nhất Việt Nam ) để đến Đồng Văn khám phá cao nguyên sương mù. Tiếp
tục quý khách về Đồng Văn tham quan Phố Cổ Đồng Văn trên 100 năm lịch sử....
 Chiều      Ăn tối và nghỉ đêm.
NGÀY 03: ĐỒNG VĂN - LŨNG CÚ - QUẢN BẠ

12
 Sáng       Ăn sáng, quý khách tham quan và chiêm ngưỡng điểm cực Bắc của Việt tại
Lũng Cú " Nóc nhà của Việt - Nơi mà cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng
trời".
Tiếp tục quý khách khởi hành tham quan khu di tích lịch sử Dinh Họ
Vương... Ăn trưa tại Lũng Phìn và mua đặc sản mật Ong hoa Bạc Hà..
Chiều      Quý khách về Quản Bạ tham quan ngắm cảnh Núi Đôi " Quang cảnh kỳ thú
của tạo hóa " ... Sau đó về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi. Ăn tối, nghỉ
đêm tại Quản Bạ. Buổi tối quý khách tự do tham quan thị trấn Tam Sơn
NGÀY 04: QUẢN BẠ - HÀ GIANG - HÀ NỘI
 Sáng       Ăn sáng, xe khởi hành về Tuyên Quang. Ăn trưa trên đường
Chiều      Tiếp tục khởi hành về Hà Nội, xe đưa quý khách về điểm hẹn - chia tay
đoàn, kết thúc chương trình tham quan
Sơn La - Điện Biên trở về với trang sử hào hùng của dân tộc
TOUR 4: HÀ NỘI - SƠN LA - ĐIỆN BIÊN - HÀ NỘI
5 ngày / 4  đêm
 NGÀY 01: HÀ NỘI - SƠN LA
Sáng           Xe và hướng dẫn Vinatour đón đoàn tại Hà Nội, khởi hành đi Sơn La. Tới
Ngã ba Cò Nòi quý khách dừng chân và lễ tại điểm di tích Tượng đài
thanh niên xung phong tại đây .
Chiều         Quý khách tiếp tục hành trình đi Sơn La. Ăn tối và nghỉ đêm tại Sơn La.
NGÀY 02: SƠN LA -  ĐIỆN BIÊN
Sáng           Ăn sáng. Xe đưa quý khách thăm nhà tù Sơn La, cây đào Tô Hiệu. Ăn
trưa.
Chiều         Xe đưa quý khách khởi hành đi Điện Biên. Đến Điện Biên quý khách nhận
phòng nghỉ ngơi. Ăn tối và nghỉ đêm tại Điện Biên
NGÀY 03:  ĐIỆN BIÊN
Sáng           Ăn sáng. Quý khách tham quan Nghĩa trang Đồi A1, Bảo Tàng Điện
Biên Phủ, đi bộ lên thăm Đồi A1. Quý khách tham quan Hầm Đờ
Cát,  viếng Nghĩa trang Đồi Lập ( nơi được xếp hạng 1 trong những nghĩa
trang Liệt sỹ đẹp nhất trên cả nước ). Tiếp tục quý khách tham quan Tượng
đài chiến thắng trên đồi C1. Ăn trưa
Chiều         Quý khách thăm Bản Phủ, thăm Đền Thờ Hoàng Công Chất - nơi thờ vị
lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân giải phóng Điện Biên khỏi ách nô lệ
vào tháng 5/1754 (cách ngày giải phòng Điện Biên đúng 200 năm)
NGÀY 04:  ĐIỆN BIÊN - SƠN LA

13
Sáng           Ăn sáng. Xe khởi hành trở về Sơn La, trên đường tham quan một số bản
dân tộc, tìm hiểu cuộc sống của người dân tộc miền núi. Ăn trưa
Chiều         Đến Sơn La, quý khách nhận phòng tại khách sạn, nghỉ ngơi. Ăn tối và
nghỉ đêm tại Sơn la.
NGÀY 05: SƠN LA - HÀ NỘI
Sáng           Ăn sáng, xe khởi hành về Hà Nội. Ăn trưa trên đường. Đến Hà Nội, xe
đưa khách về điểm hẹn, kết thúc chương trình tham quan.
Khám phá Hạ Long từ một góc nhìn mới
TOUR 5: HÀ NỘI - HẠ LONG - HÀ NỘI (Ngủ tàu)
3 ngày/ 2 đêm
NGÀY 01:                  HÀ NỘI - HẠ LONG ( NGỦ TÀU )
Sáng      Xe và hướng dẫn Vinatour đón quý khách tại Hà Nội đưa đi Hạ Long - một
cảnh đẹp của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên
Thế giới. Đến Hạ Long, quý khách lên tàu tham quan Vịnh, ăn trưa trên tàu
Chiều     Tiếp tục hành trình thăm Vịnh với Hang Sửng Sốt - tắm biển tại bãi
tắm TiTốp, ngắm cảnh hoàng hôn trên biển. Ăn tối, sau đó quý khách tận
hưởng một đêm trên biển đầy thú vị - nghỉ đêm trên tàu Bài Thơ
NGÀY 02:                   THAM QUAN VỊNH
Sáng      Sau khi ăn sáng, quý khách thăm Hang Luồn, Hòn Con Rùa, Hòn Đầu
Người, tự do tắm biển tại bãi tắm Ba Trái Đào...Ăn trưa  
Chiều     Tham quan Hồ Ba Hầm, tự do nghỉ ngơi tắm biển. Ăn tối, nghỉ đêm trên tàu
NGÀY 03:                   HẠ LONG – HÀ NỘI
Sáng      Quý khách tham quan Vịnh Bái Tử Long, Hòn Con Rồng, Làng Chài Hạ
Long, Núi Bài Thơ. Ăn trưa
Chiều     Tàu cập bến xe đón quý khách tại bến khởi hành về Hà Nội. Trên đường
dừng chân nghỉ tại Hải Dương, thưởng thức đặc sản bánh đậu xanh Hải
Dương. Đến Hà Nội, xe đưa khách về điểm hẹn, kết thúc chương trình tham
quan.
Về miền di sản
HÀ NỘI - HUẾ - ĐÀ NẴNG - HỘI AN
 
5 ngày /  6 đêm (Tàu)
 
ĐÊM 01:       HÀ NỘI - CỐ ĐÔ HUẾ

14
Sáng      Quý khách tập trung tại ga Hà Nội, lên tàu khởi hành đi Cố đô Huế, một trong
những di sản văn hoá thế giới của Việt Nam. Nghỉ đêm trên tầu.
NGÀY 01:  THĂM CỐ ĐÔ HUẾ
Sáng      Ăn sáng trên tầu. 09h30: Tầu đến Huế, xe đưa quý khách về khách sạn nhận
phòng. Sau đó xe đưa quý khách đi thăm quan Kinh thành Huế: Thăm Ngọ
Môn, sân Đại Triều Nghi, điện Thái Hoà, điện Cần Chánh, điện Càn
Thành, điện Khôn Thái, điện Cấn Trung.....Thế Miếu, Hiển Lâm Các. Ăn
trưa
Chiều     Tham quan Lăng Khải Định, lăng Tự Đức, mua sắm quà lưu niệm và đặc
sản tại chợ Đông Ba. Ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn.
NGÀY 02:       HUẾ - ĐÀ NẴNG - HỘI AN
Sáng     Quý khách tham quan  chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, lăng Minh Mạng.
Xe tiếp tục hành trình đi Đà Nẵng . Ăn trưa
Chiều    Tham quan Ngũ Hành Sơn, tiếp tục đi Hội An, quý khách nhận phòng. Ăn
tối và nghỉ đêm tại khách sạn. Buổi tối quý khách có thể tự do đi dạo tìm hiểu
cuộc sống của người dân Hội An mến khách.
NGÀY 03: HỘI AN - ĐÀ NẴNG
Sáng      Xe đưa quý khách đi  Hội An, tham quan Phố Cổ với nhà cổ Phùng Hưng,
chùa Cầu Nhật Bản, hội quán Phúc Kiến, tự do mua sắm hàng lưu niệm
và đặc sản tại Hội An. Sau đó xe khởi hành về Đà Nẵng. Ăn trưa
Chiều     Tới Đà Nẵng, quý khách nhận phòng tại khách sạn nghỉ ngơi. Ăn tối, nghỉ
đêm tại khách sạn
NGÀY 04: ĐÀ NẴNG - HÀ NỘI
Sáng      Xe đưa quý khách đi tham quan thành phố - thăm Cầu Quay Sông Hàn, chợ
Cồn. Ăn trưa. Sau đó xe đưa quý khách ra ga, khởi hành về Hà Nội
NGÀY 05: 05H00, TÀU VỀ TỚI GA HÀ NỘI, KẾT THÚC CHUYẾN ĐI
Hà Nội - Quảng Bình - Quy Nhơn - Nha Trang - Đà lạt - Quyến rũ eo biển miền
Trung
TOUR 6: HÀ NỘI - NHA TRANG - ĐÀ LẠT - HÀ NỘI
10 ngày / 9 đêm (Ôtô)
NGÀY 01:  HÀ NỘI - ĐỒNG HỚI
Sáng           Xe và hướng dẫn đón quý khách tại Hà Nội khởi hành đi Đồng Hới. Ăn
trưa trên đường
Chiều         Tiếp tục hành trình đi Đồng Hới, quý khách nhận phòng tại khách
sạn Công Đoàn** hoặc tương đương. Ăn tối, nghỉ đêm tại Đồng Hới

15
NGÀY 02:  ĐỒNG HỚI – QUY NHƠN
Sáng          Xe và hướng dẫn đón quý khách tại Hà Nội khởi hành đi Quy Nhơn. Ăn
trưa trên đường
Chiều         Tiếp tục hành trình đi Quy Nhơn, quý khách nhận phòng tại khách sạn. Ăn
tối, nghỉ đêm tạiQuy Nhơn
NGÀY 03:  QUY NHƠN - NHA TRANG
Sáng          Xe khởi hành đi Nha Trang, đến nơi, quý khách nhận phòng tại khách sạn. Ăn
trưa
Chiều         Tự do tắm biển. Ăn tối, nghỉ đêm tại Nha Trang
NGÀY 04:    THĂM  NHA TRANG
Sáng          Ăn sáng tại khách sạn. Xe đưa đoàn tham quan thành phố Nha
Trang: thăm Tháp Bà Ponagar, Hòn Chồng, Chùa Long Sơn Tự. Sau  đó
xe đưa đoàn ra bến Cầu Đá, lên tàu khám phá Hòn Miễu, thăm Thủy
Cung, Hồ Cá Trí Nguyên, tắm biển tại Bãi Tranh, đoàn tự do tắm biển và
tham gia các trò chơi dưới nước tại đây  (lướt ván, nhảy dù, bơi
xuồng, xe máy nước -    chi phí tự túc  ). Ăn trưa trên đảo.
Chiều        Tàu trở về, đoàn tham quan Viện Hải Dương Học. Ăn tối và nghỉ tại
khách sạn.
NGÀY 05:    NHA TRANG - ĐÀ LẠT
Sáng           Ăn sáng tại khách sạn. Quý khách tự do nghỉ ngơi, tắm biển. Ăn trưa
Chiều         Xe khởi hành đi Đà Lạt, đến Đà Lạt, quý khách nhận phòng khách sạn. Ăn
tối và nghỉ đêm tại khách sạn.
NGÀY 06:       ĐÀ LẠT - THÀNH PHỐ HOA
Sáng          Ăn sáng tại khách sạn, quý khách tham quan nhà thờ Domain de Marie,
Biệt Điện Bảo Đại, vườn hoa Đà lạt, Thung lũng Tình Yêu. Ăn trưa
Chiều        Quý khách tự do mua sắm tại chợ Đà Lạt. Ăn tối và nghỉ tại khách
sạn.
NGÀY 07:    ĐÀ LẠT - NHA TRANG
Sáng          Ăn sáng tại khách sạn. Sau đó xe khởi hành về Nha Trang. Trên đường
tham quan ThiềnViện Trúc Lâm, ngắm cảnh Hồ Tuyền Lâm, Thác Penn.
Đến Nha Trang, quý khách nhận phòng, Ăn trưa.
Chiều        Xe đưa quý khách đi thưởng thức phương pháp tắm bùn '' Ôn tuyền thủy
pháp '', tự do mua sắm quà lưu niệm và tham quan chợ Đầm. Ăn tối, nghỉ
đêm tại Nha Trang
NGÀY 08:     NHA TRANG - ĐÀ NẴNG

16
Sáng          Xe và hướng dẫn đón quý khách tại Phú Thọ khởi hành đi Đã Nẵng. Ăn
trưa trên đường
Chiều        Tiếp tục hành trình đi Đà nẵng, quý khách nhận phòng tại khách sạn Bạch
Đằng**. Ăn tối, nghỉ đêm tại Đà Nẵng
NGÀY 09:  ĐÀ NẴNG - VINH
Sáng           Xe khởi hành đi Vinh, ăn trưa trên đường
Chiều         Tiếp tục hành trình đi Vinh, ăn tối, nghỉ đêm tại Vinh
NGÀY 10:  VINH - HÀ NỘI
Sáng           Xe khởi hành về Hà Nội, ăn trưa trên đường
Chiều         Tiếp tục hành trình về Hà Nội, ăn tối trên đường sau đó xe đưa quý khách
về điểm hẹn, chia tay đoàn - kết thúc chuyến đi. 
Hà Nội - Xuyên Việt - Chiều dài đất nước
TOUR 7: CHƯƠNG TRÌNH XUYÊN VIỆT
22 ngày
NGÀY 01:       HÀ NỘI - VINH - CỬA LÒ
Sáng      Xe ôtô và hướng dẫn viên công ty du lịch VINATOUR đón quý khách tại
điểm hẹn khởi hành đi Vinh. Đến Vinh xe đưa quý khách đến bãi biển Cửa Lò.
Quý khách nhận phòng khách sạn.
Chiều     Quý khách nghỉ ngơi, tắm biển tại biển Cửa Lò. Ăn tối, nghỉ đêm tại khách
sạn
NGÀY 02:       CỬA LÒ - QUÊ BÁC
Sáng      Ăn sáng, xe khởi hành đi Quê Bác, thăm mộ Bà Hoàng Thị Loan mẹ thân
sinh của bác Hồ, thăm làng Kim Liên với những kỷ vật thời thơ ấu của Bác. Ăn
trưa.
Chiều     Xe đưa quý khách trở về khách sạn, trên đường dừng tại chợ Cửa Lò mua
sắm quà lưu niệm. Ăn tối và nghỉ tại khách sạn, sau bữa ăn tối, quý khách có
thể dạo chơi trên bờ biển, chờ những đoàn thuyền đánh cá trở về.
NGÀY 03:       VINH - ĐỒNG HỚI
Sáng       Xe khởi hành đi Đồng Hới, đến nơi quý khách nhận phòng tại khách sạn. Ăn
trưa.
Chiều     Quý khách tự do nghỉ ngơi tắm biển tại biển Nhật Lệ. Ăn tối, nghỉ đêm tại
khách sạn
NGÀY 04:     ĐỒNG HỚI - PHONG NHA - HUẾ                         

17
Sáng       Xe khởi hành đi trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng. Du thuyền ngược
dòng sông Sonthăm động Phong Nha - hang động đã được UNESSCO công
nhận là di sản thiên nhiên thế giới, nơi đây cũng được bình trọn là hang động
nước dài nhất và đẹp nhất thế giới; thăm động Bi Ký, động Cung Đình. Sau đó
đoàn leo núi thăm động Tiên Sơn - hang động có hệ thống thạch nhũ kỳ vỹ và
tráng lệ nhất. Ăn trưa tại Phong Nha.
Chiều     Xe khởi hành đi Huế, đến Huế quý khách nhận phòng tại khách sạn. Ăn tối,
sau đó quý khách ra bên Tòa Khâm lên thuyền nghe ca Huế và ngắm
cảnh Sông Hương thơ mộng vào buổi tối. Ăn tối, nghỉ đêm tại khách sạn
NGÀY 05:       HUẾ
Sáng       Quý khách tham quan Kinh thành Huế: Thăm Ngọ Môn, sân 
Đại Triều Nghi, điện  Thái Hoà, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, điện
Khôn Thái, điện Cấn Trung.....Thế Miếu, Hiển Lâm Các.
Chiều     Quý khách đi thuyền trên sông Hương thăm chùa Thiên Mụ, điện Hòn
Chén, lăng Minh Mạng. Ăn tối, nghỉ đêm tại khách sạn.
NGÀY 06:       THĂM CỐ ĐÔ HUẾ - ĐÀ NẴNG              
Sáng       Quý khách thăm Lăng Khải Định, Lăng Tự Đức, mua sắm quà lưu niệm và
đặc sản tại chợ Đông Ba.
Chiều     Xe khởi hành đi Đà Nẵng, ngắm cảnh trên đèo Hải Vân - con đường hầm thế
kỷ nối giữa hai thành phố Huế và Đà Nẵng. Đến Đà Nẵng, quý khách nhận
phòng tại khách sạn, ăn tối - nghỉ ngơi
NGÀY 07:  ĐÀ NẴNG - HỘI AN                
Sáng       Xe đưa quý khách đi  Hội An, tham quan Phố Cổ với nhà cổ Phùng Hưng,
chùa Cầu Nhật Bản, hội quán Phúc Kiến, tự do mua sắm hàng lưu niệm và
đặc sản tại Hội An. Ăn trưa
Chiều     Quý khách nghỉ ngơi  và tắm biển tại biển Cửa Đại. Ăn tối, nghỉ đêm tại
khách sạn.
NGÀY 08:  ĐÀ NẴNG - QUY NHƠN
Sáng       Xe khởi hành đi Quy Nhơn. Ăn trưa tại Quy Nhơn.
Chiều     Quý khách tự do tắm biển tại Quy Nhơn. Ăn tối, tự do tham quan thành phố
biển Quy Nhơn về đêm, nghỉ đêm tại Quy Nhơn.
NGÀY 09:       QUY NHƠN - THÀNH PHỐ BIỂN NHA TRANG
Sáng       Xe khởi hành đi Nha Trang. Đến nơi quý khách nhận phòng tại khách sạn.
Ăn trưa

18
Chiều     Tham quan thành phố Nha Trang với tháp Chàm, Chùa Long Sơn, sau đó
quý khách đến trung tâm khoáng nóng Tháp Bà, thưởng thức phương pháp
tắm bùn " ôn tuyền thủy liệu pháp ", tự do nghỉ ngơi ngâm mình dưới bùn
khoáng thư giãn. Ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn ở Nha Trang.
NGÀY 10:       MIỀN THÙY DƯƠNG CÁT TRẮNG NHA TRANG
Sáng       Xe đưa quý khách đến cảng Cầu Đá, lên du thuyền đến Hòn Miễu, tham
quan công trình Con tàu ma trên biển: Thủy Cung - hồ cá Trí Nguyên, Hòn
Mun, Làng Chài - tự do tắm biển tại Hòn Mun và tham gia các trò chơi trên
biển. Ăn trưa
Chiều     Tàu trở về Cảng Cầu Đá thăm viện Hải Dương học, tìm hiểu đời sống của
hàng trăm loài sinh vật biển, tham quan và mua sắm quà lưu niệm tại Chợ
Đầm. Ăn tối và nghỉ tại khách sạn Nha Trang.
NGÀY 11:       NHA TRANG - ĐÀ LẠT
Sáng      Quý khách khởi hành đi Đà Lạt. Ăn trưa, sau đó nhận phòng tại khách sạn.
Chiều    Tham quan thành phố Đà Lạt: thăm thung lũng Tình Yêu, nhà nghỉ Bảo
Đại, vườn Hồng, Hồ Xuân Hương, ngôi nhà ma, mua quà lưu niệm và đặc
sản tại Chợ Đà Lạt. Ăn tối và nghỉ đêm tại Đà Lạt. Buổi tối, quý khách có thể đi
dạo ngắm cảnh thành phố Đà Lạt về đêm, thưởng thức cái rét se lạnh của khí
hậu Đà Lạt cùng các món ăn đêm tại chợ Đà Lạt .
NGÀY 12: ĐÀ LẠT - T/P HỒ CHÍ MINH
Sáng       Ăn sáng, xe khởi hành về Sài Gòn. Ăn trưa
Chiều     Xe khởi hành đi Tp Hồ Chí Minh. Đến nơi quý khách nhận phòng tại khách
sạn, nghỉ ngơi. Ăn tối, nghỉ đêm tại khách sạn.
NGÀY 13:       THAM QUAN T/P HỒ CHÍ MINH - VŨNG TÀU
Sáng       Quý khách tham quan thành phố: Dinh Độc Lập - Nhà Thờ Đức Bà, Trung
tâm thành phố với Tượng Đài Bác Hồ - Bưu điện Thành phố - Đường Đồng
Khởi. Ăn trưa.
Chiều     Xe khởi hành đi Vũng Tàu, trên đường quý khách thăm khu Du lịch Suối
Tiên, một vùng đất Tứ Linh với Long - Ly - Quy - Phượng, với Núi Vàng - Núi
Bạc... Đến Vũng Tàu, quý khách nhận phòng tại khách sạn. Ăn tối, nghỉ đêm tại
khách sạn
NGÀY 14:    VŨNG TÀU - TÂY NINH - T/P HỒ CHÍ MINH
Sáng       Xe đưa quý khách đi thăm Thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá. Sau đó
tiếp tục hành trình đi Tây Ninh, thăm toà thánh Tây Ninh, thăm Núi bà Đen.
Ăn trưa

19
Chiều     Xe khởi hành về T/p Hồ Chí Minh, quý khách nhận phòng tại khách sạn,
nghỉ ngơi. Ăn tối. Buổi tối quý khách đi dạo khám phá thành phố Sài Gòn vào
buổi tối. Nghỉ đêm tại khách sạn
NGÀY 15:          THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CHÂU ĐỐC
Sáng       Xe khởi hành đi Châu Đốc, trên đường đi thăm quan cầu treo Mỹ Thuận,
sau đó tiếp tục đi Sa Đéc, ghé thăm quan một trong các cửa hàng nem Lai Vu
nổi tiếng miền Tây.
Chiều     Tiếp tục hành trình đi Châu Đốc, quý khách nhận phòng khách sạn. Ăn tối,
nghỉ đêm tại khách sạn
NGÀY 16:     CHÂU ĐỐC - HÀ TIÊN            
Sáng       Xe đưa quý khách đi tham quan thị xã Châu Đốc, chợ Châu Đốc mua các
loại đặc sản khô mắm nổi tiếng. Hành hương miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc,
lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Phật Thầy Tây An.  Ăn trưa
Chiều      Khởi hành đi Hà Tiên. Trên đường dừng chân tại Châu Lăng- Xà Tón để
thưởng thức đặc sản nước Thốt Nốt. Tiếp tục tham quan và viếng chùa Phù
Dung, chùa Tam Bửu, lăng Mạc Cửu, thắng cảnh Thạch Động Thôn Vân,
bãi biển Mũi Nai, ghé thăm chợ Hà Tiên. Xe đưa khách về khách sạn nhận
phòng. Ăn tối và nghỉ đêm tại Hòn Chông hoặc Hà Tiên.
NGÀY 17:     HÀ TIÊN - CẦN THƠ
Sáng       Ăn sáng xe đưa khách tham quan hang Cá Sấu. Chùa Hang, Hòn Phụ Tử.
Du thuyền đưa khách tham quan quần thể Hòn Chông, tắm biển Hòn Chông.
Quý khách ăn trưa.
Chiều     Khởi hành đi Thốt Nốt. Đến Thốt Nốt thăm quan vườn cò Bằng Lăng. Tiếp
tục lộ trình về đến Cần Thơ. Nhận phòng khách sạn. Ăn tối. Tham
quan bến  Ninh Kiều về đêm, thưởng thức đàn ca tài tử Nam Bộ. Nghỉ đêm tại
Cần Thơ.
NGÀY 18:      CẦN THƠ - T/PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sáng      Quý khách tham quan hệ thống sông Mê Kông và các kênh rạch, phong cảnh
làng quê, cuộc sống trên sông nước của người dân Nam Bộ. Tham quan cảnh
mua bán trên chợ nổi Cái Răng, ghé các vườn cây ăn trái, thưởng thức trái cây
bốn mùa, thăm chợ Cần Thơ. Ăn trưa.
Chiều     Khởi hành về thành phố Hồ Chí Minh. Ăn tối, nghỉ đêm tại khách sạn
NGÀY 19:       T/P HỒ CHÍ MINH - NHA TRANG
Sáng       Xe khởi hành đi Nha Trang, đến nơi quý khách nhận phòng. Ăn trưa.
Chiều      Tự do tắm biển, nghỉ ngơi tại khách sạn. Ăn tối, nghỉ đêm tại khách sạn

20
NGÀY 20:       NHA TRANG - ĐÀ NẴNG
Sáng        Xe khởi hành đi Đà Nẵng, Ăn trưa trên đường.
Chiều      Tiếp tục hành trình đến Đà Nẵng, đến nơi quý khách nhận phòng tại khách
sạn nghỉ  ngơi. Ăn tối, nghỉ đêm tại khách sạn
NGÀY 21:       ĐÀ NẴNG - VINH
Sáng    Xe khởi hành đi Đà Nẵng, Ăn trưa trên đường.
Chiều Tiếp tục hành trình đến Vinh, đến nơi quý khách nhận phòng tại khách sạn nghỉ
ngơi. Ăn tối, nghỉ đêm tại khách sạn
NGÀY 22:       VINH - HÀ NỘI
Sáng    Xe khởi hành về Hà Nội.
Chiều Tiếp tục hành trình đến Hà Nội, xe đưa quý khách về điểm hẹn, chia tay đoàn -
kết thúc chuyến đi.
NỘI DUNG PHẦN THẢO LUẬN
- Tại sao lại có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch ?
- Chuẩn bị nội dung thảo luận theo nhóm nội dung “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù
của địa phương”
NỘI DUNG THẢO LUẬN
- Tại sao lại có nhiều cách tiếp cận khác nhau về du lịch?
- Quy trình xây dựng một chương trình du lịch?
BÀI TẬP
- Một số điểm du lịch đặc sắc trên địa bàn Hà Nội ?
- Một số tour du lịch tiêu biểu ?
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bầy khái niệm về Du lịch?
2. Trình bầy hệ thống các khái niệm trong khoa học du lịch?
TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC
(Theo danh mục TLTK ở cuối tập bài giảng)
- Học liệu số 2 từ trang 5 – 21;
- Học liệu 6 từ trang 167 – 223
- Học liệu 7 từ trang 7 – 34
- Học liệu 1 từ trang 5 – 23
- Học liệu 7 từ trang 35 – 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

21
Trong chương này, tác giả đã sử dụng chủ yếu các tài liệu sau:
1)TS. Trần Nhoãn (2005), Tổng quan du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
2) Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội
3)TS. Nguyễn Văn Mạnh, TS. Phạm Hồng Chương (2006), Giáo Trình Quản trị
Kinh doanh Lữ hành, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân

22
CHƯƠNG 2: KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
NỘI DUNG BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT
2.1. TRÊN THẾ GIỚI
2.1.1.Thời kỳ cổ đại
Về cơ bản, các nhà nghiên cứu về lịch sử du lịch cho rằng hoạt động du lịch chỉ
có thể hình thành khi xã hội đã bước ra khỏi giai đoạn hái lượm. Khả năng tích lũy
lương thực là một yếu tố rất quan trọng cho việc tạo ra nhu cầu du lịch theo nghĩa sơ
đẳng nhất.
Thời kì này, con người ở tại những nơi bằng phẳng hơn, tạo thành các cộng
đồng nông nghiệp. Con người chuyển từ giai đoạn hái lượm sang trồng trọt và thuần
hóa súc vật. Ở một vài nơi người ta đã có được lương thực dự trữ. Các quốc gia chiếm
hữu nô lệ với các nền văn minh rực rỡ ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, Hy
Lạp, La Mã…được hình thành. Con người đã có quá trình giao lưu kinh tế và văn hoá.
Các nhà sử học cho rằng, từ 5000 năm trước đây, những chuyến vượt biển đã được bắt
đầu ở Ai Cập. Trong những chuyến đi ấy, người ta đã kết hợp cả mục đích đi du lịch
(dù khi ấy những khái niệm về “du lịch” chưa ra đời)
Trong giai đoạn này có những phát minh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
việc đi lại. Đó là phát minh ra thuyền buồm của người Ai Cập vào khoảng thiên niên
kỷ thứ tư trước công lịch. Cũng thời gian này súc vật được thuần hóa không những là
nguồn thức ăn dự trữ mà còn được sử dụng để chuyên chở lương thực, vũ khí và chính
con người. Phát minh ra bánh xe của người Sumeri vào khoảng 3500 t.CN là một sự
kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc đi lại của loài người. Theo các nhà sử học,
vào năm 680 t.CN đồng tiền xu đầu tiên được đưa vào sử dụng ở Lydia. Điều này cũng
góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch một cách gián tiếp thông qua sự gia tăng
của hoạt động buôn bán.
Nhu cầu tìm hiểu tham quan và nghỉ ngơi xuất hiện trước hết ở giai cấp quý tộc,
chủ nô rồi tới các thương gia, các nhà tu hành, nhà khoa học… Những chuyến hành
hương tới các đền đài, chùa miếu, lăng tẩm trong những lễ hội tôn giáo của cư dân Ai
Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc kéo dài nhiều ngày, thậm chí hàng tháng và cách
xa nơi ăn ở của họ dẫn tới việc xuất hiện những nơi ăn ở dành cho người hành hương.
Đó chính là những dịch vụ sơ khai cho loại hình du lịch tôn giáo, du lịch văn hoá sau
này.
Một số nhà khoa học, nhà tư tưởng cũng đã thực hiện chuyến du lịch dài ngày
trên lãnh thổ quốc gia rộng lớn như Khổng Tử (551- 479 TCN) đã đến nhiều vùng của

23
Trung Hoa; Herodote (480- 420 TCN) đã thực hiện chuyến lữ hành dài ngày từ Hy
Lạp tới Ai Cập, Ba Tư, Lưỡng Hà…
Từ thế kỷ IV trước công nguyên, Hy lạp đã phát triển cường thịnh, giai cấp chủ
nô đã đi đến các vùng đất ở Địa Trung Hải để thoả mãn nhu cầu tìm hiểu thế giới xung
quanh và nhằm mục đích nghỉ dưỡng, chữa bệnh ở một số nguồn chất khoáng. Phương
tiện đi lại chủ yếu là cưỡi la, đi xe bò, người giàu thì đi bằng xe ngựa, bằng kiệu. Du
lịch công vụ cũng rất phát triển trong thời kỳ Hy lạp cổ đại, các chính khách, thương
gia thường xuyên phải đi để thực thi các nhiệm vụ đặc biệt. Họ được cung cấp đầy đủ
các dịch vụ về ăn uống, nghỉ ngơi, thậm chí có cả người dẫn đường, bào vệ.
Năm 776 TCN, đại hội thể thao Olimpic đầu tiên được tổ chức tại Hy Lạp, thu
hút nhiều người đến tham dự (cả thi đấu và thưởng ngoạn) dó đó xuất hiện các cơ sở
phục vụ ăn, ở cho vận động viên và khán giả.
Đế quốc La Mã ra đời và phát triển cực thịnh vào thế kỷ I TCN đến thế kỷ I
SCN, đánh dấu sự phát triển của hoạt động du lịch ở Địa Trung Hải như thăm các Kim
Tự Tháp ở Ai Cập, vườn treo Babilon ở Lưỡng Hà, các đền đài ở Hy Lạp…xuất hiện
những cơ sở chữa bệnh, nghỉ mát, nơi có các lễ hội, thi đấu thể thao…đồng thời với sự
phát triển của đường giao thông, việc xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ và hoành
tráng như các đền thờ, dinh thự, quảng trường…là những yếu tố cơ bản dẫn tới sự hình
thành các loại hình du lịch và các khu du lịch ở Địa Trung Hải.
Các quan lại giàu có người châu Á lại thích đi du lịch bằng kiệu hoa trang trí
lộng lẫy có cửa chớp hoặc rèn che bao quanh, giá nâng được đặt trên vai của các phu
khiêng kiệu. Bên cạnh đó là hàng đàn lạc đà đưa các du khách đi theo dọc con đường
tơ lụa của Trung Quốc, nối dài từ Bagdad tới AdenSamarkand và Timbukfu. Kinh
coran đề nghị các chuyến đi nên bắt đầu vào thứ 6, sau buổi cầu kinh trưa nhưng phần
lớn các đoàn lữ hành đều đi từ sáng sớm đến chiều tối để có thể đi được 25 dặm một
ngày. Họ nghỉ trưa ở các trạm và ngủ đêm trong các căn lều tự dựng bên đường hay
các trạm nghỉ.
Trong số những chuyến đi biển đầu tiên, những chuyến đi của cư dân vùng
Đông Nam Á đến các khu vực ở châu Đại Dương thật đáng ngạc nhiên. Bằng thuền
độc mộc nhỏ, dài chừng 3 – 4m, họ đã vượt hàng trăm km đến tận các đảo
Marquessas, Toumotu, Society…
2.1.2.Thời kỳ trung đại
Sự suy tàn của các quốc gia cổ đại trong đó có đế quốc La Mã đã kéo theo sự
suy tàn của hoạt động du lịch. Người ta gọi đó là thời kỳ đen tối với các xung đột thôn
tính lẫn nhau giữa các quốc gia phong kiến châu Âu đang trong quá trình hình thành và
phát triển thịnh đạt, ngoài các cuộc hành quân chinh phạt, xâm lăng mà đáng kể nhất là

24
cuộc Thập Tự chinh, chỉ có các cuộc hành hương tôn giáo đến các thánh địa là đáng
kể.
Sự trở ngại của hoạt động du lịch thời kỳ này do sự mất an toàn, xuống cấp của
đường xá, các dịch vụ du lịch mà trở ngại lớn nhất là chính sách “ngăn sông, cách
chơ” mà chế độ phong kiến tạo ra. Sụ ra đời của các lãnh địa phong kiến rộng lớn thời
Trung Cổ làm suy sụp các hoạt động du lịch thịnh hành thời cổ đại.
Thời kỳ này, đạo Thiên Chúa đã trở thành một lực lượng lớn mạnh ở châu Au.
Nó hậu thuẫn mạnh mẽ cho các cuộc chiến tranh nên đã thay thế và trở thành tư tưởng
thống soái. Du lịch tôn giáo là loại hình chủ yếu trong giai đoạn này. Những cuộc thập
tự chinh tôn giáo, hành hương về thánh địa, nhà thờ diễn ra một cách rầm rộ. Các quán
trọ hai bên đường mọc lên để phục vụ mọi người không phải vì mục đích kinh tế mà
đa phần chỉ như dấu hiệu về sự đóng góp của con chiên cho sự sáng danh Đức Chúa
Trời. Xuất hiện những người chuyên hướng dẫn cho khách đi lại, cách hành lễ…
Lúc này xuất hiện những chuyến viễn du dài ngày đầu tiên của loài người với
những tìm tòi khám phá mới đã phá vỡ tầm hiểu biết hạn hẹp của các cộng đồng Trung
cổ và khơi dậy tính hiếu động, tò mò của con người. Con người đã có những chuyến đi
dài ngày nhằm mở rộng “cánh cửa nhận thức” để được khám phá những vùng đất mới,
những nền văn minh nhân loại.
Năm 1271, Marco Polo người Italia đã từ Vinese đi Trung Quốc và nhiều nơi ở
Phương Đông, ông cũng đã đặt chân lên thương cảng Đại Chiêm (Hội An - Việt Nam),
ông trở về châu Âu năm 1292 và viết cuốn sách “Marco Polo du ký”, cuốn sách đã gợi
lòng ham hiểu biết của nhiều thế hệ châu Âu sau này.
Từ năm 1492- 1504. Christophe Columb đã tiến hành 4 cuộc hành trình thám
hiểm sang 1 lục địa mới mà sau này gọi là châu Mỹ. Đó là một phát kiến địa lý lừng
danh.
Từ năm 1497- 1499, Vasco de Gama người Bồ Đào Nha đã thực hiện chuyến đi
vòng quanh châu Phi, vượt qua Ấn Độ Dương đến Ấn Độ.
Từ năm 1519- 1522, chuyến đi vòng quanh thế giới trên biển của đoàn thám
hiểm do Fernand Majellan dẫn đầu là phát kiến có ý nghĩa quan trọng, là chuyến du
lịch thám hiểm, nghiên cứu lớn của con người với thế giới rộng lớn và mở hướng cho
hoạt động lữ hành quốc tế trên phương tiện vận tải đường thuỷ.
2.1.3.Thời kỳ cận đại
Từ thế kỷ XVI trở đi, những chuyến lữ hành của con người đến các châu lục trở
nên phổ biến hơn. Các thương gia, nhà ngoại giao, nhà khoa học, nhà truyền giáo…từ
châu Âu đến châu Á, châu Phi và châu Mỹ…được coi là những chuyến “lữ hành vĩ

25
đại” góp phần giao lưu giữa các nền văn hoá thế giới, tăng cường hiểu biết của con
người
Các cuộc cách mạng tư sản, bắt đầu là cách mạng tư sản Hà Lan (1566), cách
mạng tư sản Anh (1642), cách mạng tư sản Pháp (1789)…đã mở ra cho con người sự
giao lưu mới với thiết chế tự do tư sản. Nhu cầu tích tụ tư bản thúc đẩy giai cấp tư sản
cho xây dựng mạng lưới giao thông lớn cùng với các phương tiện vận chuyển ngày
càng hiện đại và mở rộng ở nhiều nơi trên thế giới, phương tiện thông tin liên lạc cũng
được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến lữ hành xuyên quốc gia
Vào năm 1784, James Watt đã chế tạo ra động cơ hơi nước liên tục đầu tiên.
Phát minh này châm ngòi nổ cho cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, mở ra chân trời
mới cho ngành vận chuyển và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triể du lịch loài người.
Năm 1885, một kỹ sư người Đức là Benz đã sáng chế ra chiếc ôtô đầu tiên. Do
tính tiện ích của nó, ngay năm sau, công nghiệp ôtô đã ra đời đã góp phần đáng kể cho
việc thu hút và vận chuyển du khách đi du lịch.
Về phương tiện thông tin liên lạc, thời kì này con người đã phát minh ra các
phương tiện truyền tin không gian nhu điện tín (1876), điện thoại (1884), radio (1895)

Nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao…ở những vùng có khí
hậu độc đáo trong lành thay thế xu thế đi du lịch tới các kỳ quan thế giới như xưa kia.
Các loại hình du lịch dần được hình thành từ các trung tâm du lịch quốc gia và quốc tế
như Paris (Pháp), Nice (Pháp), Roma (Italia), Baden (Đức)…Du lịch quốc tế bắt đầu
có xu hướng gia tăng trong thế kỷ XVIII, đặc biệt là sụ ra đời của loại hình du lịch có
tên gọi là “Grand tour” xuất hiện ở châu Âu cuối thế kỷ 18, đó là chuyên du lịch của
sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp đã đến các nước để kiểm chứng thực tế trong 2 tới
3 năm rồi trở về áp dụng trong công ty, xí nghiệp mình.
Thomas Cook, nhà du lịch và nhà kinh tế Anh được coi là người mở ra dịch vụ
tổ chức các cuộc lữ hành cho du khách. Năm 1841, ông đã tổ chức chuyến tham quan
đặc biệt trên tàu hoả từ Leicester đến Lafburoy (dài 12 dặm) cho 570 khách đi dự hội
nghị. Giá dịch vụ vận chuyển là một sterling/khách đi dự hội nghị. Hành khách trong
cuộc hành trình được phục vụ văn nghệ, nước chè và các món ăn nhẹ. Năm 1842,
Thomas Cook tổ chức văn phòng du lịch đầu tiên ở Anh (cũng là văn phòng đầu tiên
có tính chuyên nghiệp trên thế giới) với chức năng tổ chức cho công dân Anh đi du
lịch khắp nơi. Đây là một mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành của một loại tổ chức
kinh doanh du lịch rất quan trọng: các hãng du lịch hay còn gọi là các hãng lữ hành.
Ông bắt đầu có những chuyến du hành trong phạm vi hẹp ở nước Anh phục vụ
cho học sinh, phụ huynh, các cặp vợ chồng.… tới những nơi mà họ chưa có dịp tới.

26
Nắm bắt nhu cầu muốn đi nghỉ hè và tham quan du lịch ở pháp, năm 1854, hãng
Thomas Cook và các con đã bắt đầu tổ chức các tuyến du lịch sang châu Au.
Thành công của Thomas Cook đạt được là do khả năng thông hiểu nhu cầu về
du lịch ở thời đại ông. Ông nắm bắt được những đòi hỏi, mong muốn và những yếu tố
thúc đẩy du lịch để triển khai trong các tour của mình.
Năm 1876, Thomas Cook cho ra mắt một loại hoá đơn đặc biệt gọi là “Phiếu
thanh toán”, tiền thân của sec du lịch hiện nay. Nhờ có hoá đơn này du khách có thể
thanh toán tại hàng trăm khách sạn trong danh mục của Cook.
Công ty lữ hành Thomas Cook trong thời gian 1850 tới 1900 là điềm báo cho
một thời đại du lịch thựch sự dành cho số đông dân chúng. Và Thomas Cook đã được
nhân loại suy tôn là ông tổ của ngành lữ hành.
2.1.4. Thời kỳ hiện đại
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, du lịch tiếp tục phát triển với vịêc sử dụng
phương tiện vận chuyển bằng máy bay
Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra làm cho hoạt động du lịch gần như ngưng trệ.
Sau những năm khôi phục nền kinh tế bị tàn phá, từ thập kỷ 60 du lịch đã dần dần phát
triển với tốc dộ nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Hàng loạt các
hãng du lịch ra đời ở các quốc gia, châu lục trên toàn thế giới với sự liên kết ngày càng
đa dạng
Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, sự thay đổi về cơ cấu của khách du lịch,
cùng với sự gia tăng của tổng doanh thu trong ngành du lịch, đã ra đời và phát triển
nhiều loại hình du lịch. Vận chuyển khách bằng đường bộ và đường không đã chiếm
lĩnh một vị trí quan trọng trong ngành du lịch quốc tế. Các Công ty khách sạn, lữ hành,
Công tuy môi giới… lần lượt ra đời đã làm nảy sinh cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị
trường du lịch quốc tế.
Kể từ khi hình thành và thoát thai để trở thành một ngành kinh tế độc lập, có
chổ đứng trong thương trường, ngành du lịch đã có những biến đổi thăng trầm. Người
ta ví ngành du lịch quốc tế như là “một con ngựa đua đường trường, có lúc chạy
nhanh, lúc mỏi mệt thì nghỉ lại để rồi dồn sức tạo sự đột phá mang theo sứ mệnh
chuyển cái Đẹp tới cho con người”.
Song song với sự phát triển của du lịch, các tổ chức quốc tế và khu vực về du
lịch và dịch vụ du lịch cũng ra đời tăng cường khả năng liên kết của ngành kinh tế đặc
biệt này. Ngày 02/01/1975 Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) được thành lập và là tổ
chức lớn nhất liên kết các hoạt động du lịch của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
2.2. Ở VIỆT NAM

27
Tài nguyên du lịch của Việt Nam khá phong phú và đa dạng. Dân tộc Việt Nam
với “rừng vàng biển bạc” là cái nôi tạo nên bức tranh “sơn thuỷ hữu tình” lôi cuốn bao
người muốn khám phá cái Đẹp. Chúng ta có thể khẳng định rằng hoạt động du lịch ở
nước ta đã có từ lâu đời. Việc mở mang bờ cõi của nhà nước phong kiến Việt Nam
chắc chắn có liên quan chặt chẽ với các chuyến đi du lịch của vua quan và các học giả.
Những thi sĩ như Trương Hán Siêu, Hồ Xuân Hương, với tâm hồn tự do, ưa phóng
khoáng luôn có những cuộc “dã ngoại” tìm đến thiên nhiên để tìm cảm hứng cho
những cảm hứng sáng tác của mình. Bà huyện Thanh Quan đã từng có cuộc hành trình
dài ngày từ xứ Bắc vào kinh đô Huế để nhận chức Cung trung giáo tập. Các dấu tích
trên đá của Nguyễn Nghiễm ở Bích Động (1973), của chúa Trịnh Sâm ở Hương Tích
và nhiều vua quan, nhà nho khác là những bằng chứng về chuyến du ngoạn của họ.
Bảo Đại là một vị vua sành về thưởng ngoạn. Hầu như nơi nào có cảnh đẹp, có khí hậu
ôn hòa là có biệt thự của Bảo Đại.
Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, việc khai thác tài nguyên phục vụ mục đích
du lịch và nghỉ dưỡng càng trở nên rõ nét hơn. Hàng loạt nhà nghỉ, biệt thự được xây
dựng ven các bãi biển, vùng hồ hay vùng núi, nơi có khí hậu dễ chịu như Đồ Sơn, Đà
Lạt, Vũng Tàu, Ba vì, Tam Đảo… Giai đoạn này chứng kiến tầng lớp quan lại, vua
chúa sang “mẩu quốc ” để tuyên truyền cái gọi là “khai sáng văn minh”. Bên cạch đó
chúng ta còn chứng kiến nhiều du học sinh sang các nước Pháp, Nhật, Trung Quốc
theo những tổ chức khác nhau tìm đường giải phóng đất nước. Tuy vậy sự đi lại đó
chỉ mang tính chính trị nhiều hơn là đi du lịch..
Sau ngày hòa bình lập lại (1954), đất nước tạm thời chia thành 2 miền. Việc
khai thác du lịch đi theo 2 hướng khác nhau. Ở miền Bắc, mặc dù điều kiện kinh tế còn
hết sức khó khăn song thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên thường tổ chức các chuyến
đi tham quan, cắm trại và tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Ở miền Nam,
một số khách sạn lớn đã được xây dựng để đáp ứng nhu cầu một số ít người thuộc tấng
lớp trên của xã hội và binh lính, sĩ quan nước ngoài.
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam mới chính thức ra đời cách đây 50 năm
(09/7/1960 - 09/7/2011). Với 50 năm hình thành và phát triển, tuy có nhiều cố gắng để
vượt qua khó khăn, trở ngại như tình trạng đất nước chia cắt, chiến tranh, thiên tai,...
nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa chiếm được vị trí xứng đáng trong nền kinh
tế đất nước.

2.2.1. Giai đoạn từ 1960 đến 30/4/1975


Ngày 9/7/1960 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 26 CP thành lập
Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đánh dấu sự ra đời của ngành
Du lịch Việt Nam. Nhiệm vụ cơ bản của Công ty Du lịch đầu tiên này là phục vụ các

28
đoàn khách của Đảng và Chính phủ. Về mặt ý nghĩa, tổ chức này đã đặt nền móng cho
sự hình thành một ngành kinh tế mới mẻ của đất nước. Chính vì vậy, ngày mùng 9/ 7
được coi là ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam.
Do lượng khách ngày càng tăng và nhu cầu tham quan, du lịch đã xuất hiện,
nhằm giảm bớt những khó khăn về tài chính, ngày 16/3/1963 Bộ Ngoại thương ban
hành Quyết định số 164-BNT-TCCB quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của
Công ty Du lịch Việt Nam. Từ đây, công ty Du lịch Việt Nam bắt đầu làm nhiệm vụ
kinh doanh nhằm thu thêm ngoại tệ cho đất nước.
Từ sự kiện Vịnh Bắc Bộ (5/8/1964), không quân Mỹ bắt đầu chiến tranh phá
hoại miền Bắc. Nhân dân miền Bắc bước vào giai đoạn vừa có hòa bình, vừa có chiến
tranh. Ngày 18/8/1969 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 145 CP chuyển
giao Công ty Du lịch Việt Nam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý. Để đảm bảo an ninh
quốc gia và an toàn cho du khách, ngày 12/9/1969, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định
số 94 TTg giao cho Bộ Công an nhiệm vụ tham gia quản lí ngành Du lịch.

Năm Số khách quốc tế Năm Số khách quốc tế


1960 6130 1970 18160
1961 7630 1971 12080
1962 8070 1972 15860
1963 8790 1973 19320
1964 10780 1974 26820
1965 11850 1975 36910
Số lượng khách quốc tế vào Việt Nam giai đoạn 1960 -1975 (Nguồn: Bộ Nội vụ 1979)
2.2.2. Giai đoạn từ 1976 đến trước năm 1990
Sau giải phóng miền Nam, Công ty Du lịch Việt Nam được giao nhiệm vụ tiếp
quản các khách sạn lớn ở các tỉnh, thành phố phía Nam để đưa vào kinh doanh du lịch.
Ngày 27/6/1978 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết nghị số 262 NQ/QHK6
phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
Tiếp đó, ngày 23/1/1979 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 32-CP quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Sự ra đời của
Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tạo ra bước ngoặt lớn trong sự chỉ đạo của Nhà nước
đối với hoạt động du lịch Việt Nam.
Giai đoạn này, Tổng cục Du lịch Việt Nam trực tiép quản lí trên 30 công ti du
lịch trong cả nước cùng với hàng trăm khách sạn, nhà hàng, biệt thự, hàng ngàn

29
phương tiện, hàng vạn cán bộ công nhân viên có trình độ và kinh nghiệm để phục vụ
du khách trong và ngoài nước.
Do không có sự tách biệt giữa họat động kinh doanh và họat động quản lí, do cơ
chế quản lí cộng với sự yếu kém trong chỉ đạo kinh doanh, ngành Du lịch Việt Nam
lúc này chưa phát huy hết tiềm năm của mình và của đất nước. Trước tình hình đó,
ngày 15/8/1987 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 120-HĐBT về chức năng,
nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
Năm 1986, Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế. Với
chính sách mở cửa: Việt Nam muốn làm bạn của tất cá các nước, du lịch đã thực sự có
điều kiện khởi sắc. Tuy nhiên, do là ngành thứ nguyên nên phải 4 năm sau, tứ là từ
năm 1990 ta mới thấy được những bước chuyển mình của du lịch Việt Nam.
2.2.3. Giai đoạn từ 1990 đến nay
Trong quá trình tinh giảm biên chế, rút gọn bộ máy tổ chức, ngày 31/3/1990,
căn cứ Quyết định số 224-HĐNN, Tổng cục Du lịch Việt Nam được sát nhập với một
số cơ quan khác thành Bộ Văn hóa – Thông tin - Thể thao và Du lịch.
Ngày 9/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119-HĐBT thành
lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam. Song do trực thuộc một bộ không mang tính kinh
tế, chưa được sự chỉ đạo phù hợp về mặt chuyên môn và đặc biệt non kém về mặt họat
động kinh doanh, nhiều công ti lâm vào tình trạng thua lỗ, vi phạm quy chế và pháp
luật, gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế của đất nước.
Trên cơ sở coi du lịch là một ngành kinh tế, ngày 12/8/1991, ngành Du lịch
được tách khỏi Bộ Văn hóa – Thông tin - Thể thao và Du lịch để sát nhập vào Bộ
Thương mại – Du lịch. Tuy nhiên, bản chất du lịch không chỉ là một ngành kinh tế cho
nên công tác tổ chức, quản lí vẫn còn một số vướng mắc nhất định. Thấy được điều đó,
ngày 26/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP thành lập Tổng cục Du lịch
Việt Nam như một cơ quan độc lập ngang bộ. Tiếp đó có Nghị định số 20-CP, ngày
27/12/1992 và Nghị định số 53-CP, ngày 07/8/1995, quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch. Theo đó, Tổng cục Du lịch có 5
vụ, Thanh tra, Văn phòng; 4 đơn vị sự nghiệp và 27 doanh nghiệp trực thuộc. Nhờ ổn
định và từng bước được kiện toàn về tổ chức, du lịch nước ta đã khởi sắc và phát triển.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2003

Đơn vị tính: nghìn người

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003


TỔNG SỐ 1351,31607,21715,61520,11781,82140,12330,82628,22429,6
Theo thị trường

30
Đài Loan 222,1 175,5 154,6 138,5 170,5 210,0 199,6 211,1 208,1
Nhật Bản 119,5 118,3 122,1 95,3 110,6 142,9 205,1 279,8 209,6
Pháp 118,0 73,6 67,0 68,2 68,8 88,2 99,7 111,5 86,8
Mỹ 57,5 43,2 40,4 39,6 62,7 95,8 230,4 259,9 218,8
Anh 52,8 40,7 44,7 39,6 40,8 53,9 64,7 69,7 63,3
Thái Lan 23,1 19,6 18,3 16,5 19,3 20,8 31,6 41,0 40,1
CHND Trung
Hoa 62,6 377,6 405,4 420,7 484,0 492,0 675,8 723,4 693,0
Theo mục đích
Du lịch 610,6 661,7 691,4 598,9 837,6 1138,91222,11462,01238,5
Công việc 308,0 364,9 403,2 291,9 266,0 419,6 401,1 445,9 468,4
Thăm thân
nhân 432,7 273,8 371,8 301,0 337,1 400,0 390,4 425,4 392,2
Mục đích khác 306,8 249,2 328,3 341,1 181,6 317,2 294,9 330,5
Theo phương tiện
Đường không 1206,8939,6 1033,7873,7 1022,11113,11294,51540,31394,8
Đường biển 21,7 161,9 131,5 157,2 187,9 256,1 284,7 309,1 241,5
Đường bộ 122,8 505,7 550,4 489,3 571,8 770,9 751,6 778,8 793,3

Bên cạnh đó, họat động đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng được đẩy mạnh. Viện
Nghiên cứu Phát triển Du lịch được kiện toàn và thực sự trở thành cơ sở nghiên cứu, tư
vấn khoa học lớn nhất nước. Nhiều trường đại học, trung học chuyên nghiệp trong cả
nước bắt đầu đào tạo chuyên môn du lịch. Nhiều hội thảo quốc gia, quốc tế về du lịch
được tổ chức đã thực sự tích cực góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam
trong giai đoạn này.
Theo Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ, Sáp nhập Tổng
cục Du lịch vào Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Số lượng cơ sở lưu trú 1990-tháng 6/2009
Năm 1990 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2007 2008 6 tháng
đầu năm

31
2009
Số
lượng
350 1928 2540 2510 3267 4390 5847 6720 8550 10.400 10.800
CSLTD
L
Số
buồng 16 36 50 61 72,2 92,5 125,4 160,5 184,8 205 213,2
(1000)
 (Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế (7/2009)


Liên
Khu vực Tổng số Nhà nước Cổ phần TNHH Tư nhân
doanh
Miền Bắc 402 32 170 3 196 1
Miền
73 10 20 2 40 1
Trung
Miền Nam 283 27 51 7 196 2
Tổng số 758 69 241 12 432 4
(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

2.3. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Qua sự trình bày lược sử quá trình ra đời và phát triển của hoạt động du lịch , chúng ta
có thể rút ra những kết luận sau đây:
- Thứ nhất, hoạt động du lịch luôn luôn có hai quá trình đan xen vào nhau, quy định
tác động lẫn nhau rất chặt chẽ. Đó là quá trình du lịch và quá trình kinh doanh du lịch.
- Thứ hai, du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp rất cao. Nó trực
tiếp liên đới đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như giao thông vận tải, thông
tin liên lạc, hải quan, xuất- nhập cảnh, ổn định chính trị, tài chính- ngân hàng, thủ công
mỹ nghệ, quy hoạch- đầu tư…
- Thứ ba, du lịch là một nghề buôn bán “ ấn tượng” qua các chương trình du lịch. Đánh
mất ấn tượng là đánh mất tất cả. Vì sao vậy? Bởi, du khách không thể mua và “mang”
các tuyến đểm du lịch trở về cùng với mình sau khi hoàn thành chuyến du lịch. Họ chỉ

32
có thể thu được những ấn tượng tuyến điểm du lịch và mang “ấn tượng” đó trở về cùng
với những tấm ảnh và quà lưu niệm nếu có.
- Thứ tư, hiện tại và cả trong tương lai hoạt động du lịch ngày càng gắn liền với những
công nghệ hiện đại như các dây truyền công nghệ tại sân bay, bến cảng khi làm các thủ
tục cho du khách; dây truyền, thiết bị hiện đại trong các khách sạn - nhà hàng; công
nghệ trang bị tại các khu du lịch; công nghệ cáp treo, lặn biển, thám hiểm hang động,
vũ trụ.
- Thứ năm, diều chúng ta có thể rút ra được qua lược sử ra đời và phát triển của du lịch
là tâm lý chung nhất của mọi loại du khách ở mọi lứa tuổi, mọi quốc gia, mọi thành
phần đều mong muốn được hưởng sự an toàn, thân thiện, chu đáo, tâm trạng, sòng
phẳng, hấp dẫn và ấn tượng trong các chuyến du lịch.
2.4. TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI VĂN HOÁ - XÃ HỘI, KINH TẾ, VÀ
MÔI TRƯỜNG
2.4.1. Tác động của du lịch đối với văn hoá – xã hội
Trong nhận thức mới của nhân loại, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả
những gì con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự
tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội; một hệ thống tổng hoà các giá vật chất và
tinh thần, vật thể và phi vật thể, tĩnh và động; là hoạt động sáng tạo cả tinh thần lẫn vật
chất, chứ không bó hẹp trong hoạt động tinh thần sáng tạo như cách hiểu trước đây.
           Văn hoá tác động trực tiếp lên tất cả các hoạt động của con người, trở thành
động lực và mục tiêu của mọi hoạt động xã hội cũng như sự phát triển kinh tế, trong
đó có hoạt động du lịch.
2.4.1.1.Ảnh hưởng của văn hóa – xã hội đến du lịch
Du lịch có mối quan hệ mật thiết đối với văn hoá. Văn hoá tạo ra sức hấp dẫn
du lịch. Bản thân tài nguyên du lịch nhân văn là sự thể hiện của văn hoá xã hội. Mặt
khác, nhận thức văn hóa còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách. Như
vậy, xét dưới góc độ thị trường thì văn hóa vừa là yếu tố cung vừa góp phần hình
thành yếu tố cầu của hệ thống du lịch.
Cảnh quan thiên nhiên cũng là sự hấp dẫn du lịch quan trọng, tuy do tự nhiên
tạo ra ban đầu, nhưng muốn khai thác được phải có sự đầu tư tôn tạo của bàn tay con
người. Do đó, cảnh quan thiên nhiên không tách rời khỏi cảnh quan nhân văn, mà phải
thống nhất trong hệ thống văn hoá hoàn chỉnh mới có sức hấp dẫn du lịch lâu dài và
bền vững. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch là do con
người tạo ra nên nó mang tính văn hoá. Cộng đồng dân cư nơi khách đến, nhân viên
làm du lịch đều cần phải có trình độ văn hoá nhất định nào đó mới có thể phục vụ
được khách du lịch, mới có thể sáng tạo được môi trường du lịch tốt.

33
Du lịch là một hoạt động văn hoá mang tính tổng hợp và xã hội hoá cao. Mọi
hoạt động của nó đều theo đuổi hoặc chứa đựng một loại hình, một hình thức văn hoá
nào đó. Dù ý thức hoặc vô thức từ phía người làm du lịch, văn hoá đều phải xuyên suốt
các mặt hoạt động của du lịch. Các nhu cầu du lịch chủ yếu bao gồm đi lại, ăn uống,
lưu trú, mua sắm, tham quan, vui chơi giải trí đều chứa đựng đặc trưng văn hoá. Trong
ăn uống, lưu trú, đi lại, mua sắm không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt bình thường mà
còn là sự khám phá, thưởng thức, trải nghiệm; tham quan và vui chơi giải trí là nhu
cầu đặc trưng của chuyến đi du lịch càng thể hiện rõ nét hơn tính văn hoá. Tất cả các
dịch vụ và hàng hoá du lịch đáp ứng được các nhu cầu này có giá trị đối với khách du
lịch ở chỗ nó thoả mãn được các nhu cầu tìm đến cái mới, cái khác biệt của nơi họ đến
du lịch so với nơi ở thường ngày của mình.
Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng xã hội về hiện tượng du lịch có ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động này. Ở nhiều nước trên thế giới, số lần đi du lịch là một
trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức sống của người dân, trong khi đó ở một
số nước khác du khách được nhìn như những kẻ vô công rỗi nghề, những kẻ bóc lột.
Hai cách nhìn nhận này dẫn đến thái độ khác nhau, ảnh hưởng trái ngược đến sự phát
triển du lịch.
Như vậy, văn hóa là nền tảng của du lịch. Mỗi dân tộc có những sự khác nhau
trong ăn mặc, nói năng, sinh sống, đi lại, lễ nghi, phong tục tập quán, tôn giáo tín
ngưỡng... Cùng một dân tộc, nhưng ở các vùng, miền khác nhau thì tính chất, kết cấu,
mô thức văn hoá cũng đã khác nhau. Chính sự khác nhau đó là sự hấp dẫn du lịch, tạo
ra các loại hình du lịch. Sự trường tồn của văn hóa, tính tiên tiến và bản sắc văn hóa
cùng với sự tồn tại và phát triển của nhân loại sẽ quyết định sự phát triển của du lịch.
2.4.1.2.Ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa – xã hội
Phát triển phải dựa trên nền tảng văn hóa, nhưng du lịch không thụ động mà có
những tác động trở lại văn hóa, phát triển vì mục tiêu văn hóa, góp phần bảo tồn, tôn
tạo và phát huy các giá trị văn hóa.
 Ảnh hưởng tích cực
- Phát triển du lịch có tác động thúc đẩy xây dựng văn minh tinh thần.
Du lịch là lối sống đặc biệt ngày càng trở thành một loại hành vi xã hội phổ
biến. Thông qua khai thác hoạt động du lịch bằng nhiều hình thức, du khách được mở
rộng tầm mắt, thêm phần lịch thiệp, tăng cường hiểu biết, thoải mái tinh thần, tôi luyện
tình cảm. Cũng chính nhờ có du lịch, cuộc sống cộng đồng trở nên sôi động hơn, các
nền văn hóa có điều kiện hòa nhập với nhau, làm cho đời sống văn minh tinh thần của
con người trở nên phong phú hơn. Bên cạnh sự giao lưu ngày càng tăng giữa các nền
văn hoá trên thế giới nhờ vào sự phát triển của giao thông, thông tin liên lạc, ngoại

34
giao và thương mại, thì hoạt động du lịch thúc đẩy hoạt động giao lưu văn hoá một
cách trực tiếp và nhanh nhất.
Du lịch có ý nghĩa nhân sinh và xã hội rất tích cực, thúc đẩy du lịch là yếu tố cơ
bản của phồn vinh xã hội. Trong thời đại hiện nay, công ăn việc làm là một trong
những vấn đề vướng mắc nhất cúa các quốc gia. Phát triển du lịch được coi là một lối
thoát lý tưởng để giảm bớt nạn thất nghiệp, nâng cao mức sống cho người dân.
Đồng thời, thông qua tham gia hoạt động du lịch có thể làm tăng sự hiểu biết
của du khách đối với cảnh quan thiên nhiên, đất nước, con người, lịch sử văn hóa xã
hội của quốc gia, nhờ vậy tinh thần yêu tổ quốc, quê hương được tăng lên và sẽ có tinh
thần trách nhiệm xây dựng đất nước giàu mạnh, nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc và ý
thức bảo vệ môi trường. Những chuyến du lịch tham quan tại các di tích lịch sử, các
công trình văn hóa có tác dung giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân
tộc. Khi tiếp xúc trực tiếp với các thành tựu văn hóa của dân tộc, được sự giải thích
cặn kẽ của hướng dẫn viên, du khách sẽ thực sự cảm nhận được giá trị to lớn của các
di tích có thể không có quy mô đồ sộ trước mặt mà thường ngày họ không để ý đến.
Bên cạnh đó, mỗi chuyến du lịch thường để lại cho du khách một số kinh nghiệm, tăng
thêm hiểu biết và vốn sống. hiểu biết thêm về lịch sử, “khám phá” mới về địa lí, có
thêm kinh nghiệm trong cuộc sống, mở mang kiến thức văn hóa chung… là kết quả
thu được sau một chuyến du lịch
- Phát triển du lịch có lợi cho việc cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến mở cửa
vớibênngoài.
Sự phát triển du lịch có thể cải thiện nhiều mặt về môi trường đầu tư, tăng
cường hợp tác và giao lưu kinh tế đối ngoại. Trên thực tế, để tạo môi trường du lịch
tốt, thu hút du khách đến thăm, những nơi ngành du lịch phát triển đều coi trong cải
tiến, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch. Ngoài ra, để đảm bảo có
thể phát triển liên tục ngành du lịch, thu hút đầu tư bên ngoài, cần coi trọng công tác
bảo vệ môi trường, coi trọng lễ phép văn minh, giáo dục đạo đức nghề nghiệp của dân
cư, coi trọng xây dựng pháp chế để tạo môi trường đầu tư tốt.
- Phát triển du lịch có lợi cho việc giao lưu và phát triển khoa học kỹ thuật.
Du lịch là hình thức quan trọng của việc truyền bá kỹ thuật và giao lưu nghiên cứu
khoa học.
Hoạt động thăm viếng nhau của đồng nghiệp trong du lịch thương mại hiện đại,
du lịch hội nghi chuyên ngành, du lịch du học tạo diều kiện cho phát triển khoa học -
kĩ thuật du lịch. Đặc biệt, thông qua loại hình du lịch MICE - loại hình du lịch kết hợp
hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho
nhân viên, đối tác – đã tạo điều kiện cho Việt Nam được giao lưu, phát triển khoa học
kĩ thuật

35
- Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian.
Ngoài việc cung cấp các hoạt động tham quan di tích văn vật, du ngoạn phong cảnh
thiên nhiên, du lịch còn có tác dụng bảo vệ văn hóa, làm đẹp môi trường và thúc đẩy
sự phát triển văn hóa dân tộc.
Văn hóa dân gian đã làm nên tâm thức dân gian, tâm hồn dân tộc. Những cái
đó, tới lượt nó, nó quy định các hành vi, tình cảm, hoài vọng của con người. Đó cũng
chính là bản sắc, cốt cách và bản lĩnh của dân tộc.Có rất nhiều biện pháp để giữ gìn
nền văn hóa dân gian như: truyền từ đời ông bà, bố mẹ sang con cháu, mở trường lớp
đào tạo một cách có hệ thống ,… và du lịch là một trong những biện pháp để khuấy
động lòng đam mê tìm hiểu văn hóa dân gian cho giới trẻ, góp phần cho việc phục hồi
và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc. Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hóa
trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc khôi
phục, duy trì các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề,…
 Ảnh hưởng tiêu cực
Sự phát triển du lịch nếu thiếu sự quản lý và kiểm soát một cách chặt chẽ sẽ dẫn
đến ô nhiễm văn hóa xã hội, nó được biểu hiện trên một số mặt sau:
- Hàng hóa hóa, tầm thường hóa nền văn hóa dân tộc
Hàng hóa hóa văn hóa dân tộc là chỉ việc để chạy theo nhu cầu của du khách
mà vứt bỏ “nội dung chứa đựng” của tinh thần văn hóa dân tộc, chỉ giữ lại các “vỏ
ngoài’ của nó và thay đổi nó để thỏa mãn hứng thú của du khách ở bất cứnơiđâu.
Tầm thường hóa văn hóa dân tộc là kết quả tất yếu của hàng hóa hóa.
Để thu hút du khách, một số hãng kinh doanh du lịch tự ý “cải tạo” và “sáng tạo mới”
rất nhiều thứ vốn có trong sắc thái văn hóa dân tộc và địa phương và ra sức chế tạo
thành hàng hóa để kiếm tiền. Mặt khác để thỏa mãn nhu cầu của du khách, vì lợi ích
kinh tế to lớn trước mắt nên các hoạt động văn hoá truyền thống được trình diễn một
cách thiếu tự nhiên hoặc chuyên nghiệp hoặc mang ra làm trò cười cho du khách.
Một trong những chức năng của du lịch là giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng.
Khi đi du lịch du khách luôn muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn hoá của địa
phương. Nhưng nhiều khi sự thâm nhập với mục đích chính đáng bị lạm dụng và sự
lạm dụng biến thành xâm hại.
- Sự sa sút của quan niệm đạo đức và bắt chước sùng ngoại.
Du khách đến tham quan du lịch ở một điểm, một vùng nào đó, họ không chỉ
mang văn hóa dân tộc tiến bộ vào mà còn truyền bá những điều phi văn hóa, khiến cho
cư dân địa phương dần dần nảy sinh những biến đổi tiêu cực về tư tưởng và hành vi.
Du lịch làm cho các tệ nạn mại dâm, tội phạm và cờ bạc gia tăng. Nạn nghiện hút, mại
dâm, trộm cướp không phải do du lịch đẻ ra, trước khi du lịch phát triển nó đã tồn tại

36
với các mức độ khác nhau, nhưng không ai phủ nhận rằng hoạt động du lịch làm cho
các tệ nạn gia tăng đáng kể.
Đa số du khách quốc tế đến từ các nước kinh tế phát triển, họ giàu có và làm
cho cư dân ở các nước lạc hậu sinh ra cảm giác sùng bái a dua nước ngoài, thậm chí
vứt bỏ quan niệm đạo đức và lối sống truyền thống để bắt chước du khách. Điều này
chứng minh rằng khi một nền “văn hóa mạnh” tiếp xúc với một nền văn hóa “yếu”,
nền văn hóa yếu thường chịu ảnh hưởng của nền văn hóa mạnh (Cultural Change).
Điều này được giải thích do hai nguyên nhân chính là do người dân bản xứ dùng chuẩn
của du khách trong kinh doanh và tư tưởng vọng ngoại.
Ảnh hưởng của việc phát triển hoạt động du lịch đến văn hoá và xã hội còn
được thể hiện qua quan hệ giữa khách du lịch và người dân điạ phương. Do có những
di biệt về tôn giáo, văn hóa, chính trị cho nên có thể xảy ra sự hiểu lầm, thậm chí dẫn
đến hiềm khích, tạo nên căng thẳng giữa chủ và khách. Nhìn chung theo thời gian, thái
độ của người dân sở tại đối với du khách thay đổi dần từ tích cực sang tiêu cực. Vào
giai đoạn đầu khi những du khách đầu tiên xuất hiện, người dân địa phương tỏ ra vô
cùng cao hứng. Du khách được tiếp đón nồng nhiệt, nhiều khi thái quá, với tất cả lòng
quý trọng và mến khách của chủ. Theo thời gian, ngược với sự gia tăng của nguồn
khách, tình cảm nồng hậu mà du khách đón chờ giảm dần. Quan hệ tình cảm giữa du
khách và dân địa phương ngày càng trở nên nguội lạnh và thay vào quan hệ tình cảm
đó là quan hệ buôn bán. Đại đa số du khách được tiếp đón với nghi lễ xã giao. Những
cảm giác khó chịu đối với du khách xuất hiện. Sự có mặt của quá nhiều du khách tại
địa phương đã ảnh hưởng đến tâm lý người địa phương, làm cho không ít người khó
chịu. Nếu vào giai đoạn đầu, những hành vi, cách biểu cảm khác lạ của du khách làm
cho người dân thấy ngộ nghĩnh và buồn cười thì nay có thể cũng với hành động ấy của
du khách lại bị xem là lố bịch. Nếu như vào giai đoạn đầu, do cơ sở vật chất kỹ thuật
chưa có, du khách được tiếp đón ở những điều kiện sẵn có ở địa phương như nhà dân,
quán bình dân thì nay họ dần dần bị cô lập trong các điều kiện được tạo nên để phục
vụ riêng cho họ. Điều kiện tiếp xúc, giao tiếp cộng đồng giảm và do vậy sự cảm thông,
đồng cảm cũng hạn chế rất nhiều. Tồi tệ hơn là khi xuất hiện tư tưởng và hành động
chống đối du khách.
Du lịch có thể làm thay đổi hành vi tiêu dùng của cư dân địa phương. Khi du
lịch gia tăng, các doanh nghiệp địa phương nhập khẩu hàng để cung cấp cho du khách.
Cư dân địa phương có thể so sánh là tiêu dùng một số mặt hàng ngoại có chất lượng
tốt hơn và giá rẻ hơn so với hàng nội địa và xuất hiện nhu cầu tiêu dùng hàng ngoại.
Điều này làm gia tăng mức nhập khẩu và làm giảm bớt hiệu quả của du lịch.
Trong công tác tiếp thị, chúng ta nhận dạng nhu cầu và ham muốn của du khách
để đưa ra những sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu đó. Đối với một

37
quốc gia, một dân tộc, điều cần thiết là phải thực hiện được mục đích nói trên mà vẫn
giữ được bản sắc văn hóa của mình. Sự đa dạng văn hóa bản địa có nguy cơ bị đe dọa
khi người dân bản địa biến nó thành hàng hóa bán cho khách du lịch. Việc tiêu chuẩn
hóa các sản phẩm văn hóa để phục vụ khách đang làm mất đi nhiều giá trị văn hóa đặc
sắc độc đáo riêng của địa phương. Tính đa dạng văn hóa đang bị ảnh hưởng khi cộng
đồng địa phương có những điều chỉnh văn hóa bản địa riêng của mình để đáp ứng thị
hiếu theo nhu cầu của khách và điều này còn thường dẫn tới sự điểu chỉnh về tinh thần
"phục vụ".
Du lịch có tác động vừa khuyến khích vừa kìm hãm các loại hình nghệ thuật cổ
truyền. Trong một số trường hợp, nghệ thuật này được phục chế để bán cho du khách,
làm cho nền văn hóa bị giả mạo.
Du lịch cũng có một phần làm “đình trệ văn hóa”. Sự phát triển của một vùng
có thể bị dừng lại vì nhu cầu của du khách muốn xem “nếp sống cũ”.
2.4.2. Tác động của du lịch đối với kinh tế
2.4.2.1.Vai trò của nền kinh tế đối với sự phát triển của du lịch
Mặc dù chưa có định nghĩa thống nhất về du lịch nhưng hoạt động kinh tế là nội
dung không thể phủ nhận của du lịch. Tuy du lịch là ngành có định hướng tài nguyên
rõ rệt nhưng khi nền kinh tế xã hội thấp kém thì cho dù tài nguyên phong phú cũng
khó có thể phát triển du lịch được.
Khi nền kinh tế phát triển, người dân có mức sống cao hơn, thời gian rỗi gia
tăng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định tham gia du lịch của du
khách tiềm năng.
Thông thường, khi đi du lịch, du khách có nhu cầu về các mặt hàng có chất
lượng cao, những đòi hỏi về tiện nghi hiện đại,… Kinh tế phát triển tạo môi trường
thuận lợi cho cung ứng các nhu cầu của khách. Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều
tham gia vào thúc đẩy sự phát triển của du lịch.
Trước hết, để phục vụ nhu cầu thiết yếu nhất của khách du lịch, ngành nông
nghiệp và công ngiệp chế biến thực phẩm là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm
cho các nhà hàng, khách sạn để phục vụ du khách. Một nền nông nghiệp độc canh, lạc
hậu sẽ không thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng cả về số lượng và chất
lượng. Bên cạnh đó, các sản phẩm đồ ăn, thức uống đã qua chế biến phải đảm bảo an
toàn khi sử dụng, tức là ít nhất phải được sản xuất theo một dây chuyền công nghệ cao.
Mặt khác, nếu lạm dụng nhập khẩu nông sản và các mặt hàng bành kẹo, đồ hộp, rượu,
bia thuốc lá,… phục vụ du lịch thì hoạt động đó sẽ có tác dụng ngược trở lại đối với du
lịch.

38
Mặc dầu du khách đa số là những người rời khỏi nơi ở tiện nghi của mình để
đến các miền hoang sơ, xã lạ song họ vẫn đòi hởi phải có điều kiện ăn nghỉ đàng
hoảng, tiện nghi. Do vậy, ngành xây dựng có vai trò rất quan trọng trong phát triển du
lịch. Trước hết đó là các công trình kiên trúc đẹp, xây dựng kì công và tốn kém phục
vụ nhu cầu du khách, sau đó trở thành tài nguyên góp phần hấp dân khách đến và lưu
lại lâu hơn.
Thông tin liên lạc phát triển cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến du lịch. Các
phương tiện truyền tin nhanh chóng giúp quảng bá du lịch một cách hữu hiệu. Hơn hết,
sự đảm bảo các phương tiện thông tin hiện đại tại các điểm du lịch cũng là một trong
các yêu cầu của du khách.
Nội dung di chuyển trong khái niệm du lịch là không thể bàn cãi. Do vậy, một
trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế ảnh hưởng nhất tới du lịch
là giao thông vận tải. Nếu như chùng loại phương tiện không nhiều lắm thì số lượng
tăng lên một cách chóng mặt. Mạng lưới giao thông thế giới trở nên dày đặc cũng góp
phần thúc đẩy nột dung di chuyển của du lịch. Mặt khác, giao thông vận tải còn phát
triển về mặt chất lượng. Tốc độ vận chuyển và vấn đề an toàn ngày càng được nâng
cao. Khoảng cách thời gian được rút ngắn lại làm du khách đỡ mệt mỏi hơn, lưu lại lâu
hơn điểm du lịch, đến đước các điểm xa hơn nơi ở của họ. Trong khi nâng cao chất
lượng vận chuyển, giá cả lại ngày càng khuyến khích mọi người đi du lịch. Thêm vào
đó, ngày nay, ngành giao thông vận tải đã phối hợp các loại phương tiện để vận
chuyển khách nhằm phát huy một cách tối đa những điểm mạnh của từng loại phương
tiện vận chuyển, làm cho cuộc hành trình của khách trở nên thoải mái và tiện nghi hết
mức có thể.
Cuối cùng, khía cạnh công nghiệp ở một địa phương cũng là động lực phát triển
du lịch. Một số đông du khách, đặc biệt là khách nước ngoài, rất muốn biết về nền
kinh tế của một quốc gia khác. Danh sách các khu công nghiệp có thể là những điểm
du lịch hấp dẫn đối với không ít người.
2.4.2.2 Những ảnh hưởng của du lịch đến nền kinh tế
Khi đi du lịch, du khách đem tiền kiếm được từ nơi khác đến chi tiêu ở vùng du
lịch. Như vậy, trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu
chi của khu vực và của đất nước. Du lịch quốc tế chủ động làm tăng thêm nguồn ngoại
tệ cho đất nước. Ở các nước du lịch phát triển, nguồn thu ngoại tệ từ du lịch quốc tế
chiếm đến 20% tổng nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ
tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch nước ngoài. Trong phạm vi
quốc gia, du lịch có tác dụng điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng
kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở vùng sâu, vùng xa (thường thì

39
các vùng phát triển mạnh du lịch lại là những vùng kém sản xuất ra của cải vật chất dẫ
đến thu nhập của người dân tại những vùng đó từ sản xuất là rất thấp).
Quá trình hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một số lượng lớn vật tư hàng hóa để
phục vụ du khách. Do đó, ngành du lịch phát triển còn là động lực thúc đẩy quá trình
sản xuất kinh doanh của nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân như: nông
nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp,… Bên cạnh đó, yêu cầu
về mặt chất lượng của các loại hàng hóa, vật tư cho du lịch phải có chất lượng cao,
phong phú về chủng loại, hình thức hấp dẫn. Điều này có nghĩa là các chủ doanh
nghiệp cung ứng phải đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng cao của du khách cả về số
lượng và chất lượng hàng hóa sản phẩm.
Ngoài ra, du lịch được coi là một ngành xuất khẩu tại chỗ mang lại hiệu quả
kinh tế cao, có nhiều ưu thế nổi trội so với ngoại thương. Điều này được giải thích bởi
các lí do sau:
- Xuất khẩu du lịch là xuất khẩu các dịch vụ (lưu trú, bổ sung, trung gian,…), đây là
cái ngoại thương không thể làm được.
- Có thể xuất được những mặt hàng dễ hư hỏng mà ít bị rủi ro như hoa quả, rau tươi,…
- Hàng hóa trong du lịch được bán theo giá bán lẻ, nhiều khi là giá độc quyền, trong
khi đó hàng xuất khẩu ngoại thương thì xuất theo giá bán buôn.
- Tiết kiệm được chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm, không phải chịu thuế xuất nhập
khẩu và tránh được các rủi ro trên đường vận chuyển.
- Xuất khẩu du lịch là xuất khẩu “vô hình”, khách du lịch chỉ có thể cảm nhận được giá
trị tài nguyên du lịch tại một điểm du lịch, còn các tài nguyên du lịch vẫn giữ nguyên
giá trị.
Như vậy, du lịch có tác động tích cực là làm thay đổi bộ mặt kinh tế khu vực và
đất nước. Nhiều nước trên thế giới coi du lịch là cứu cảnh để mong muốn vực dậy nền
kinh tế kém phát triển của mình. Tuy nhiên, khi ngành du lịch ngày càng phát triển và
chiếm tỉ trọng ngày càng cao thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nó càng lớn. Do
ngành du lịch có độ rủi ro cao và phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của du khách,
thậm chí còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Vì vậy khi có sự bất ổn về chính trị xã
hội thì số lượng khách du lịch giảm nhanh chóng, doanh thu của ngành du lịch giảm sẽ
làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của địa phương và đất nước. Mặt khác du lịch tạo ra sự
mất cân đối trong việc sử dụng lao động do tính thời vụ và tình trạng lạm phát cục bộ
hay giá cả hàng hóa vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương,… Điều này
đòi hỏi phải có những chính sách phát triển du lịch phù hợp với từng khu vực, từng đất
nước theo các giai đoạn nhất định phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.
2.4.3. Tác động của du lịch đối với môi trường

40
2.4.3.1. Tác động của môi trường đối với sự phát triển của du lịch
Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường.
Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có
tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao như du lịch. Du lịch là ngành có định
hướng tài nguyên rõ rệt, điều này có nghĩa là tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ
bản tạo ra sản phẩm du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến
khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.
Du khách ở các đô thị, khu công nghiệp có nhu cầu thoát về các địa phương có
môi trường trong lành hơn như các vùng biển, vùng núi, hay nông thôn. Hiện nay, đa
số những tỉnh có hoạt động du lịch sôi động nhất là những tỉnh có môi trường tự nhiên
đa dạng và độc đáo. Hiện nay, dòng khách truyền thống Bắc – Nam đang chuyển dần
về hướng Tây Nam, Đông và Đông Nam, nơi còn nhiều cảnh quan thiên nhiên nhiên
hoang sơ, môi trường trong lành.
2.4.3.2. Tác động của du lịch đến môi trường
2.4.3.2.1. Tác động tích cực
Thông qua tiếp xúc và cảm nhận thiên nhiên nhiên, du khách hiểu biết thêm sâu
sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên nhiên đối với đời sống con người.
Điều này có nghĩa là du lịch đã góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường,
đây là vấn đề toàn thế giới hết sức quan tâm.
Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên nhiên
đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường. Nhằm tạo nên môi trường sống phù hợp
nhu cầu du khách, các nhà cung ứng phải thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường,
bảo vệ nguồn nước, không khí. Mặt khác, đẩy mạnh các hoạt động du lịch làm tăng
mức độ tập trung người ở vùng du lịch, việc đó đòi hỏi phải tối ưu hóa qúa trình sử
dụng tự nhiên. Như vậy, để gia tăng thu nhập từ khách phải có chính sách marketing,
chính sách tu bổ bảo vệ tự nhiên để điểm du lịch ngày càng hấp dẫn du khách.
2.4.3.2.2 Tác động tiêu cực
Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch,
tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên…,
từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi trường. Trong nhiều trường hợp,
do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài nhận thức và năng lực
quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây
ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài.
Trong giai đoạn xây dựng các khu du lịch, các hoạt động chủ yếu bao gồm san
lấp chuẩn bị mặt bằng; khai thác vật liệu để xây dựng các công trình hạ tầng và dịch vụ

41
du lịch;xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cung cấp nước và năng
lượng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải…); xây dựng các công trình dịch vụ du
lịch; các hoạt động vận chuyển;… Các hoạt động này sẽ tác động làm ảnh hưởng trực
tiếp đến cảnh quan, môi trường sống (nơi cư trú) của nhiều loài sinh vật, làm tăng
nguy cơ mất cân bằng trong phát triển các hệ sinh thái,… Tác động này thường nhận
thấy rõ khi phát triển xây dựng các khu du lịch ở những khu vực có môi trường nhạy
cảm như rừng ngập mặn ven biển, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên nhiên.
Trong quá trình hoạt động du lịch, hoạt động du lịch gây áp lực lên môi trường
ở một số điểm sau:
- Tăng áp lực ô nhiễm môi trường do lượng chất thải (rác và nước thải) từ hoạt động
của khách du lịch trong quá trình tham quan du lịch và từ các cơ sở dịch vụ du lịch.
- Tăng khả năng ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và các hệ sinh thái từ các
phương tiện dịch vụ vận chuyển, vui chơi giải trí, các cơ sở lưu trú…
- Tăng khả năng phát sinh các dịch bệnh do khách mắc phải từ nơi khác.
- Tăng nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học do có nhu cầu về thực phẩm (đặc biệt là đặc
sản), hàng lưu niệm (được làm từ các loài sinh vật quý hiếm) của du khách; do sự tập
trung lượng lớn du khách trong mùa giao phối; v.v.
- Tăng nguy cơ xói mòn vùng cát ven biển do phát triển các khu du lịch biển.
- Tăng nguy cơ ùn tắc giao thông, tăng áp lực đối với hệ thống hạ tầng xã hội, đặc biệt
trong mùa du lịch, thời gian lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần.
Tất cả những điều trên với các mức độ khác nhau đều ảnh hưởng xấu tới môi
trường tự nhiên và sẽ có tác dụng ngược trở lại hoạt động du lịch.
Du lịch xanh không phải là một loại hình du lịch mà là một quan điểm phát
triển du lịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đến môi trường tự
nhiên. Chính vì vậy người ta còn gọi du lịch xanh là du lịch trách nhiệm, du lịch bền
vững, du lịch sinh thái,… Du lịch xanh đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và
vùng du lịch. Tuy nhiên, nó vẫn bảo đảm khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ
tương lai. Quan điểm này đòi hỏi phải quản lý tất cả dạng tài nguyên theo cách nhất
định để đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, bên cạnh đó, vẫn duy trì bản sắc
văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học...
Như vậy, theo quan điểm này, trước khi đưa một sản phẩm du lịch vào thị
trường phải cân nhắc cẩn thận những mặt trái của nó để giúp tránh được những hậu
quả xấu có thể xảy ra. Ví dụ để giảm bớt ô nhiễm không khí, bên cạnh việc sử dụng
các phương tiện vận chuyển thải ít khí độc, ở nhiều nước còn chú ý khuyến khích việc
tổ chức các loại hình du lịch xe đạp, thuyền chèo,… Nếu chỉ chạy theo số lượng khách

42
mà không chú ý bảo tồn tài nguyên thì chính sự phát triển hôm nay phá hoại sự phát
triển ngày mai của bản thân ngành du lịch.
2.5. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.5.1. Điều kiện chung
2.5.1.1. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội
Du lịch nói chung, du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển được trong bầu
không khí hòa bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. Ta có thể dễ dàng
nhận thấy, những đất nước ít xảy ra những biến cố chính trị, quân sự như: Thụy Sĩ,
Áo, Thụy Điển,… thường có sức hấp dẫn đối với đông đảo quần chúng nhân dân, các
khách du lịch tiềm năng.
Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh thần
độc đáo, khác lạ với quê hương mình. Điều này đòi hỏi sự giao lưu, đi lại của du khách
giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Do vậy, nhờ du lịch mà các dân tộc hiểu biết lẫn
nhau, gần gũi nhau hơn và có khuynh hướng hòa bình hơn. Tóm lại, du lịch phát triển
là nhờ có bầu không khí chính trị hòa bình và bấu không khí đó càng được củng cố khi
mở rộng và phát triển quan hệ trao đổi du lịch giữa các quốc gia và dân tộc.
Sự phát triển của du lịch sẽ gặp khó khăn nếu ở đất nước xảy ra những sự kiện
làm xấu đi tình hình chính trị hòa bình và trực tiếp hoặc gián tiếp đe dọa sự an ninh
toàn cảu khách du lịch. Sự bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh
hưởng tới việc phát triển du lịch tức là nó không làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch,
gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách. Bên cạnh đó, những cuộc nội chiến,
những cuộc chiến tranh xâm lược với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài
nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc do loài người sáng tạo nên. Ở Việt
Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều công trình phục vụ
phát triển du lịch bị phá hoại, nếu tồn tại thì chỉ còn một phần và chúng ta đang ra sức
kiến tạo lại tức là chúng ta quá lạm dụng “bê tông hoá”, “nhựa hoá”, dù biết rằng nó đã
mất đi phần nào đó giá trị nguyên bản. Năm 2000, tại hòn đảo Bali (Inđônêxia) - nơi
hấp dẫn khách du lịch của nhiều nước trên thế giới bị đánh bom khủng bố để lại nỗi
kinh hoàng cho khách du lịch.
Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Nhật Bản là đất nước
giàu và đẹp nhưng luôn phải hứng chịu những trận động đất, gây khó khăn cho phát
triển du lịch, có chăng chỉ phát triển du lich bị động. Trận động đất lịch sử xảy ra lúc
14h46’ giờ địa phương ngày 11/3/2011 với cường độ mạnh 9,0 độ Richter, đây là trận
động đất dữ dội nhất từng được ghi lại trong lịch sử Nhật Bản. Tuy nhiên, hậu quả
khủng khiếp nhất không phải do động đất trực tiếp gây ra, mà do cơn sóng thần cao tới
10 mét vùng bờ biển phía đông bắc Nhật Bản, với hàng chục thành phố duyên hải

43
hứng chịu trực tiếp. Hai thiên tai liên tiếp gây ra “thảm hoạ quốc gia chưa từng có”, đã
gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển du lịch. Điều
đáng nói là sóng thần đã làm cho nhiều du khách bị thiệt mạng, cơ sở vật chất phục vụ
phát triển du lịch bị huỷ hoại nặng nề. Bên cạnh đó là sự phát sinh và lây lan các loại
dịch bệnh như tả lỵ, dịch hạch sốt rét. Nhưng, điều đáng lo ngại nhất là nhà máy điện
hạt nhân Fukushima I ở phía bắc Tokyo phát nổ một ngày sau động đất, khiến các bức
tường xung quanh lò phản ứng số 1 sập xuống và phóng xạ bắt đầu phát tán ra ngoài.
Sự kiện này đẩy Nhật đối mặt với thảm hoạ thứ ba sau động đất và sóng thần.
Từ những ví dụ trên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của an ninh chính
trị, an toàn xã hội cho khách du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của
ngành du lịch.
2.5.1.2. Điều kiện kinh tế
Một trong mhững yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển
du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời
và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc
Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch
một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần
thiết cho du lịch.
Sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng
đối với du lịch. Ngành du lịch tiêu thụ một khối lượng rất lớn lương thực và thực
phẩm. Đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hoá nhất cho du lịch.
Một số ngành công nghiệp nhẹ đóng vai trò không kém phần quan trọng trong
cung ứng vật tư cho du lịch như: công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến gỗ, công
nghiệp thủy tinh,… Tính cao cấp và tình thứ yếu trong tiêu dùng du lịch đòi hỏi hàng
hóa và dịch vụ du lịch phải có chất lượng cao. Do vậy, muốn phát triển du lịch các
ngành sản xuất có quan hệ mật thiết đến du lịch phải đảm bảo cung cấp vật tư hàng
hóa có chất lượng cao, đảm bảo có tính thẩm mỹ và chủng loại phong phú, đa dạng.
Khi nói đến nền kinh tế của đất nước, không thể không nói đến giao thông vận
tải. Từ xa xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự
phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự
phát triển du lịch trên hai phương diện: Số lượng và chất lượng. Sự phát triển về số
lượng làm cho mạng lưới giao thông thông vươn tới mọi miền trái đất. Điều này thể
hiện ở sự gia tăng liên tục của số lượng khách du lịch quốc tế, chiều dài mạng lưới
giao thông vận tải, số lượng và loại hình phương tiện vận chuyển. Chất lượng của
phương tiện giao thông ảnh hưởng tới chuyến du lịch ở các mặt sau:

44
- Tốc độ vận chuyển: việc tăng tốc độ vận chuyển cho phép tiết kiêm thời gian đi lại và
du khách có thể đến được những nơi xa xôi.
- Đảm bảo an toàn trong vận chuyển: ngày nay nhờ sự tiến bộ của kĩ thuật đã làm tăng
rõ rệt tính an toàn trong vận chuyển hành khách.
- Đảm bảo tiện nghi trong các phương tiện vận chuyển: các phương tiện vận chuyển
ngày càng có đủ tiện nghi và làm vừa lòng hành khác. Trong tương lai, xu hướng này
sẽ ngày càng phát triển.
- Vận chuyển với giá rẻ: giá cước vận tải có xu hướng giảm để nhiều tầng lớp nhân
dân có thể sử dụng được phương tiện vận chuyển.
Tiến bộ của vận chuyển hành khách còn thể hiện ở sự kết hợp các loại phương
tiện vận chuyển. Sự phối hợp có 2 mức độ: mức độ quốc gia và mức độ quốc tế. Việc
tổ chức vận tải phối hợp tốt cho phép rút ngắn thời gian chờ đợi ở các điểm giữa tuyến,
tạo điều kiện thuận lợi khi phải đổi phương tiện và làm hài lòng khách đi du lịch.
2.5.1.3. Chính sách phát triển du lịch
Hiện nay trên thế giới hầu như không có một nơi nào không tồn tại một bộ máy
quản lí xã hội. Bộ máy quản lí này có vai trò quyết định đến các hoạt động của cộng
đồng đó. Hoạt động du lịch không nằm ngài quy luật chung ấy. Một đất nước, một khu
vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của người dân không thấp nhưng
chính quyền địa phương không yểm trợ cho các hoạt động du lịch thì hoạt động này
cũng không thể phát triển được. Do vậy, chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn
đến thành công trong việc phát triển du lịch.
2.5.2. Điều kiện đặc thù
Đây là những điều kiện đặc trưng tác động lên sự phát triển của du lịch chỉ ở
từng chỗ, từng vùng hoặc từng đất nước. Nếu như dưới góc độ kinh tế du lịch những
điều kiện chung ảnh hưởng đến cầu và cung thì những điều kiện khu vực vhur yếu chỉ
tác động đến khả năng cung ứng du lịch của địa phương.
2.5.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên
 Vị trí địa lí
Khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách du lịch có ý nghĩa quan trọng
đối với đất nước nhận khách du lịch. Nếu đất nước nhận khách ở xa điểm gửi khách,
điều đó ảnh hưởng xấu đến khách trên ba khía cạnh chính: chi phí, thời gian và sức
khỏe.
Ngày nay, nhờ vào sự tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật, ngành vận tải
đã khắc phục phần nào những bất lợi trên đối với khách du lịch và đối với đất nước xa
ngồn khách du lịch bằng sự cải tiến về tốc độ di chuyển và xu hướng giảm giá dịch vụ.

45
 Địa hình
Đối với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng
với việc thu hút khách, đại hình càng đa dạng, tương phản và độc đáo thì càng có sức
hấp dẫn. Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh nên không được ưa
thích bằng những nơi nhiều núi và đồi.
Trong các kiểu địa hình, kiều địa hình Karst và địa hình bờ nước là những tài
nguyên du lịch rất có giá trị. Địa hình Karst bao gồm núi và các hang động. Ở Việt
Nam, động Phong Nha (Bố Trạch - Quảng Bình) được coi là hang nước đẹp nhất thế
giới. Bên cạnh đó chúng ta còn phải kể tới như động Tiên Cung , Đầu Gỗ (Hạ Long),
Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Tây) .v.v… đang rất thu hút
khách du lịch. Địa hình bờ nước là nơi tiếp xúc giữa đất liền và biển (kho nước lớn của
nhân loại). Do quá trình bồi tụ sông ngòi, các đợt biểu tiến và lùi, thủy triều .v.v… đã
tạo ra nhiều bãi tắm đẹp, thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển. Đặc biệt hơn
cả là kiều địa hình Karst ngập nước nhiệt đới, điển hình là ở Hạ Long, mà giá trị của
nó đã góp phần đưa địa danh này ghi tên và danh sách các di sản thiên nhiên thế giới.
 Khí hậu
Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch, nó
tác động tới du lịch ở hai phương diện:
- Ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du
lịch.
- Một trong những nhân tố chính tạo nên tính mùa vụ du lịch.
Những nơi có khí hậu ôn hòa thường được du khách ưa thích. Nhiều cuộc thăm
dò đã cho thấy là khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá
nóng, quá khô. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau.
Số ngày mưa phải tương đối ít vào thời vụ du lịch. Khách du lịch thường
chuộng những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Những nơi có số giời nắng trung bình
trong ngày cao thường được ưa thích và có sức hút hơn đối với du khách.
Nhiệt độ không khí ở mức vừa phải, không cao quá hoặc thấp quá, cho phép du
khách thoải mái tham gia các hoạt động du lịch ngoài trời.
Trong các yếu tố của khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm có liên quan chặt chễ với nhau
và ảnh hưởng chính đến cảm giác của con người, tác động tực tiếp lên sức chịu đựng
của con người.
 Thủy văn
Nước là yếu tố không thể thiếu được để duy trì sự sống của con người. Đối với
du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn. Nó bao gồm đại dương, biển, hồ, sông,
hồ chứa nước nhân tạo, suối, Karst, thác nước, suối phun…. Gương nước rộng lớn

46
không những tạo ra bầu không khí trong lành mà còn có tác dụng rất tốt đối với sức
khỏe, chữa trị các bệnh stress, giảm sức ép cuộc sống,… Chính vì vậy, các khu nghỉ
dưỡng ven biển, ven hồ luôn thu hút một số lượng khá lớn du khách từ mọi miền đất
nước.
Trong tài nguyên nước, cần phải nói đến tài nguyên nước khoáng. Đây là nguồn
tài nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh. Trên thế giới, những nước giàu
nguồn nước khoáng nổi tiếng cũng là những nước phát triển du lịch chữa bệnh như
Liên Xô ( cũ), Bungary, Ý, CHLB Đức, CH Séc v.v Ở Việt Nam tiêu biểu có nguồn
nước khoáng Kim Bôi (Hoà Bình), Hội Vân (Bình Định), Quang Hanh (Quảng Ninh),
Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) v.v…..
 Thế giới động, thực vật
Hệ động, thực vật là một tiềm năng du lịch đã và đang khai thác có sức hấp dẫn
lớn khách du lịch chủ yếu nhờ vào sự đa dạng và tính đặc hữu. Ngày nay, con người
có xu hướng quay trở về gần thiên nhiên. Do vậy, bên cạnh các loại hình du lịch văn
hóa, du lịch về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến. Du
khách đến với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để tham quan thế giới động,
thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên để con người thêm yêu cuộc sống. Đặc
biệt, những loại động, thực vật không có ở đất nước họ thường có sức hấp dẫn mạnh.
Động vật cũng là yếu tố thu hút du khách. Bên cạnh loại hình du lịch thể thao
săn bắn, có những loài động vật quý hiếm là đối tượng để nghiên cứu, phát triển loại
hình du lịch nghiên cứu khoa học.
Nước ta có giới sinh vật phong phú về thành phần loài. Nguyên nhân là do vị trí
địa lý, như là một nơi gặp gỡ của các luồng di cư động và thực vật. Hiện nay chúng ta
có các vườn quốc gia phục vụ phát triển du lịch như: Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì
(Hà Tây), Cát Bà (Hải Phòng), Ba Bể (Bắc Kạn), Bạch Mã (Huế), Yondon (Đắc Lắc),
Nam Cát Tiên (Đồng Nai), Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu), hệ sinh thái Đầm Dơi (Cà
Mau ), khu bảo tồn Tràm Chim (Đồng Tháp)…
2.5.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn
Giá trị văn hóa lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý ngĩa đặc trưng
cho sự phát triển của du lịch ở một điểm, một vùng hoặc một đất nước. So với tiềm
năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá
trị giải trí là thứ yếu. Đại bộ phận tài nguyên du lịch nhân dân không có tính mùa,
không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó là rất lớn
(lượng khách, số ngày khách đến).
Các giá trị lịch sử có sưc thu hút đặc biệt đối với du khách có trình độ cao, ham
hiểu biết. Tất cả các nước đều có các tài nguyên có giá trị lịch sử, nhưng ở mỗi nước

47
chúng lại có sức hấp dẫn khác nhau đối với khách du lịch. Thông thường chúng thu
hút những du khách nội địa có hiểu biết sâu về lịch sử dân tộc mình.
Những điểm hấp dẫn du lịch được nhiều du khách biết đến trên thế giới giới là
những nước có nhiều tượng đài lịch sử từ thời phong kiến như Séc, Thổ Nhĩ Kì, Đức,
Pháp, Nga,… hay nổi tiếng với các công trình lịch sử từ thời cổ đại như Ai Cập, Hy
Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc,…
Các tài nguyên có giá trị văn hóa cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham
quan, nghiên cứu. Đầu tiên phải kể đến các viện khoa học, các trường đại học, các thư
viện lớn và nổi tiếng, các trung tâm thường xuyên tổ chức hội diễn âm nhạc, biêu diễn
sân khấu, liên hoan phim, Olempic, những làng mạc có kiến trúc và xây dựng độc đáo,
… Các tài nguyên này thường có nhiều ở các thành phố, thủ đô. Những trung tâm văn
hóa nổi tiếng thế giới là London, Paris, Moskva, Viena, Roma và hầu hết thủ đô của
các nước. Một số thành phố nổi tiếng như thành phố Zaltsburg – thành phố Mozar
(Áo), thành phố Canne (Pháp), thành phố Saint Peterbourg (Nga),…
Trên thực tế, hầu hết tất cả khách du lịch ở trình độ văn hóa trung bình đều có
thể thưởng thức các giá trị văn hóa của đất nước đến thăm. Do vậy, tất cả các thành
phố có các giá trị văn hóa hoặc tổ chức những hoạt động văn hóa đều được nhiều
khách tới thăm và trở thành những trung tâm du lịch văn hóa nổi tiếng.
Các thành tựu kinh tế của đất nước hoặc vùng cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối
với phần lớn khách du lịch. Để tuyên truyền cho những thành tựu kinh tế, nhiều cuộc
trưng bày triển lãm, hội chợ,… thường được tổ chức. Ở đó sẽ thấy được kết quả của
công cuộc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thông tin,… Rất nhiều
thành phố đã trở thành trung tâm cho những hoạt động triễn lãm như: Legizig (Đức),
Poznan (Ba Lan), Viena (Áo), Brussel (Bỉ), Moskva (Nga), …
Các thành tựu về chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du
lịch.
2.5.2.3. Một số tình hình và sự kiện đặc biệt
Tình hình và sự kiện đặc biệt của mỗi vùng, mỗi quốc gia là cách quảng bá rất
hữu hiệu đối với phát triển du lịch. Và chính nhờ những sự kiện đó mà thu hút lượng
khách du lịch lớn trong một thời gian ngắn. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay trên
thế giới, hàng loại quốc gia đua nhau giành đăng cai tổ chức Thế Vận Hội Thể Thao
Mùa Hè, Mùa Đông, World Cup, Euro, Asia.v.v… Bên cạnh được thừa hưởng nguồn
cơ sở vật chất để lại là sự việc giới thiệu đất nước của mình với bạn bề thế giới, doanh
thu trong các ngành lưu trú, ăn uống tăng mạnh và đem một nguồn lợi nhuận lớn cho
quốc gia. Chúng ta làm một phép tính đơn giản như thế này: Một kỳ World có 32 quốc
gia tham dự, trung bình mỗi quốc gia có 10.000 CĐV (Du khách), mỗi du khách trong

48
thơì gian lưu lại sẽ tiêu trung bình 250 USD/ người. Thì doanh thu tổng cộng rất lớn.
Đó là chưa kể những kỳ thế vận hội mùa hè có hàng triệu du khách đến tham quan.
Ở Việt Nam, năm 2003 là một năm đáng nhớ với sự kiện Seagame. Du khách
đến tham quan không khỏi ngạc nhiên trước thái độ đón tiếp của nước ta. Bên cạnh
việc đạt thành tích cao, Seagame đã gián tiếp quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
Hiện nay, hàng năm Tổng Cục Du Lịch phối hợp với UBND, Sở Du lịch các tỉnh,
thành phố tổ chức chương trình hành động Năm du lịch. Những sự kiện về thể thao và
việc tổ chức năm du lịch đã thu hút một lượng khách rất lớn cho ngành du lịch của địa
phương, quốc gia đó thêm phát triển và quan trọng hơn cả là thực hiện chính sách
quảng bá cho du lịch vùng, địa phương đó.
Năm Địa phương Khẩu hiệu Ghi chú
đăng cai
2003 Quảng Ninh Non nước hữu tình
2004 Điện Biên Hào hùng chiến khu
2005 Nghệ An Theo chân Bác
ninh
2006 Quảng Nam Một điểm đến - Hai di sản văn
hóa thế giới
2007 Thái Nguyên Về thủ đô gió ngàn – Chiến khu
Việt Bắc
2008 Cần Thơ Miệt vườn sông nước Cửu Long
2009 Đắc Lắc Hủy bỏ vì địa phương
đăng cai rút lui
2010 Hà Nội Thăng Long – Hà Nội, hội tụ Chào mừng sự kiện 1000
ngàn năm năm Thăng Long – Hà
Nội
Năm du lịch Quốc gia
2.5.2.4. Sự sẵn sàng đón tiếp du khách
2.5.2.4.1. Các điều kiện về tổ chức
Các điều kiện về tổ chức để có thể sẵn sàng đón tiếp khách du lịch bao gồm
những nhóm cụ thể sau:
- Sự có mặt của bộ máy quản lí nhà nước về du lịch. Bộ máy đó bao gồm:
Các chủ thể quản lí

49
Cấp Trung ương: các Bộ, Tổng cục, các phòng ban trự thuộc Chính phủ có liên
quan đến các vấn đề về du lịch
Cấp địa phương: chính quyền địa phương, Sở Du lịch
Hệ thống các thể chế quản lí (luật Du lịch và các văn bản pháp quy dưới luật),
các chính sách (các chính sách lớn về kinh tế như tỉ giá hối đoái, giá cả, chính sách lớn
về xã hội như thanh toán các tệ nạn xã hội, trong du lịch như bồi dưỡng trình độ
nghiệp vụ, ngoại ngữ,…) và cơ chế quản lí.
- Các đơn vị kinh tế phục vụ khách du lịch bao gồm các tổ chức và doanh nghiệp
chuyên trách về du lịch, chăm lo trực tiếp đến các hoạt động của việc tiếp nhận khách.
Các tổ chức này có nhiệm vụ đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong trời gian lưu trú của
khách du lịch. Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm: kinh doanh khách
sạn, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, và kinh doanh các dịch
vụ khác.
2.5.2.4.2. Các điều kiện về kĩ thuật
Các điều kiện về kĩ thuật ảnh hưởng đến sự sắn sàng đón tiếp khách du lịch
trước tiên là các vấn đề trang bị tiện nghi ở nơi du lịch, việc xây dựng và duy trì cơ sở
vật chất kĩ thuật càn thiết,… Đó là cơ sở vật chất kĩ thuật của tổ chức du lịch và cơ sở
hạ tầng.
Cơ sở vật chất kĩ thuật của tổ chức du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương
tiện kic thuật để thỏa mãn nhu cầu thường ngày của khách du lịch và những công trình
mà tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn đầu tư của mình. Nó đóng vai trò quan trọng
trong quá trình sản xuất và tiên thụ sản phẩm du lịch. Sự tận dụng hiệ quả tài nguyên
du lịch và việc thỏa mãn các nhu cầu của du khách phụ thuộc một phần lốn vào cơ sở
vật chất kĩ thuật du lịch.
Cơ sở hạ tầng là những phương tiện vật chất không phải do tổ chức du lịch xây
dựng nên mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, đường sắt,
công viên, rạp chiếu phim, nhà hát, bảo tàng,… Cơ sở hạ tầng là cơ sở vật chất kĩ thuật
bậc hai đối với du lịch, nó được xây dựng để phục vụ nhân dân địa phương, và sau đó
là phục vụ cả khách du lịch. Đây là cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt, vì nó nằm ngay
sát nơi du lịch, nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch và trong chừng mực nào đó
còn quyết định chất lượng phục vụ du lịch.
2.5.2.4.3. Các điều kiện về kinh tế
Các điều kiện về kinh tế liên quan đến sự sắn sàng đón tiếp du khách là việc
cung ứng vật tư hàng hóa, lương thực, thực phẩm,… cho tổ chức du lịch và khách du
lịch. Việc cung ứng phải đảm bảo thường xuyên và có chất lượng tốt. Việc cung ứng
thường xuyên có ý nghĩa hai mặt. Thứ nhất, thỏa mãn nhu cầu hàng hóa cho các nhu

50
cầu du lịch. Thứ hai, tăng thu nhập ngoại tệ (hàng hóa và dịch vụ phong phú hơn dẫn
đến khách du lịch tiêu tiền nhiều hơn). Bên cạnh đó, cần phải quan tâm đến chất lượng
và giá cả của hàng hóa vật tư để đảm bảo cho tổ chức du lịch có đủ sức cạnh tranh trên
thị trường.
2.5.2.3. Các điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch
2.5.2.3.1. Thời gian rỗi
Muốn thực hiện một cuộc hành trình du lịch đòi hỏi con người phải có thời
gian. Do vậy, thời gian rỗi của nhân dân là điều kiện tất yếu cần thiết phải có để con
người tham gia vào hoạt động du lịch. Thời gian rồi của nhân dân ở từng nước được
quy định trong Bộ luật Lao động hoặc theo hợp đồng lao động được kí kết.
Thời gian của con người chia thành thời gian làm việc và thời gian ngoài giờ
làm việc. Trong thời gian ngoài giờ làm việc có một phần được coi là thời gian tiêu
hao liên quan đến thời gian làm việc, thời gian dành cho các công việc gia đình và nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày, thời gian thỏa mãn các nhu cầu tự nhiên, nhu cầu sinh lí, và
cuối cùng là thời gian rỗi.
Trong sự phân chia trên, thời gian rỗi là đối tượng cần nghiên cứu của khoa học
du lịch. Từ đó, ngành du lịch sẽ đưa ra các chiến lược quảng bá nhằm hướng người
dân sử dụng thời gian rỗi vào mục đích nâng cao hiểu biết, sưc khỏe bằng con đường
du lịch.
Trong cuộc sống, người ta sử dụng thời gian rỗi vào các hoạt động khác nhau,
có thể mang tính tích cực cũng như có thể mang tính tiêu cực. Đó thường là một trong
các hoạt động sau:
- Tham gia vào các hoạt động xã hội
- Học tập để nâng cao hiểu biết và hoạt động sáng tạo
- Nâng cao trình độ văn hóa chung bằng cách xem triển lãm, xem phim, xem bảo tàng,
xem thể thao, đọc các tác phẩm văn hóa, ca hát, chơi nhạc cụ, nghe đài, xem tv,…
- Phát triển thể lực, hồi phục và củng cố sức khỏe : chơi thể thao, đi du lịch, đi dạo,…
- Thời gian vui cùng gia đình, bè bạn, người quen
- Nghỉ ngơi thụ động như nằm, ngồi,… mà không làm gì cả
- Làm những việc vô ích, có hại: nhậu nhẹt, đánh bài,… Đây là dạng sử dụng thời gian
rồi khá tiêu cực.
Hoạt động du lịch định hướng con người sử dụng thời gian rỗi vào các hoạt
động mang lại lơi ích nâng cao hiểu biết, hoặc nâng cao thể lực, tránh việc sư thời gian
rỗi vào các hoạt động tiêu cực.

51
Thời gian rỗi có thể tăng lên nếu con người sử dụng hợp lí quỹ thời gian và có
chế độ lao động đúng đắn. Với chế độ làm việc 5 ngày một tuần ở nhiều nước, số thời
gian rỗi tăng lên và đó là điều kiện thực tế để tổ chức hợp lí du lịch và nghỉ ngơi cho
người dân lao động. Thời gian rỗi còn tăng được bằng cách giảm thời gian của các
công việc khác ngoài giờ làm việc. Ví dụ: có thể giảm thời gian mua hàng, thời gian
làm việc gia đình,…
Trên cơ sở xu hướng thay đổi cơ cấu của thời gian làm việc, thời gian ngoài giờ
làm việc và thời gian rỗi, các chuyên gia đã dự đoán số ngày làm việc bình quân một
năm sẽ ko vượt quá 200. Như vậy thời gian rỗi ngày càng được kéo dài. Các cơ sở du
lịch sẽ trở thành những địa chỉ có ích cho việc sử dụng thời gian rỗi, đóng vai trò quan
trọng trong việc sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lí, góp phần xây dựng một xã hội
ổn định, công bằng và văn minh.
2.5.2.3.2. Khả năng tài chính của du khách tiềm năng
Thu nhập của người dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có
thể tham gia đi du lịch. Con người khi muốn đi du lịch không phải chỉ cần có thời gian
mà còn phải có đủ tiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó. Để có thể đi du lịch
và tiêu dùng, con người cần phải có phương tiện vật chất đầy đủ. Khi đi du lịch, ngoài
các khoản tiền trả cho các nhu cầu giồng nhu nhu cầu hàng ngày, khách du lịch còn
phải trả thêm các khoản khác như tàu xe, lưu trú, tiền tham quan,… và xu hướng của
con người khi đi du lịch thường chi tiêu rộng rãi hơn. Đó là điều kiện cần thiết để biến
nhu cầu du lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán.
Từ đó, có thể thấy phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện có ý nghĩa to lớn
đối với sự phát triển của du lịch. Người ta đã xác lập được rằng mỗi khi thu nhập của
nhân dân tăng lên thì sự tiêu dùng của du lịch cũng tăng theo. Đồng thời, có sự thay
đổi về cơ cấu tiêu dùng du lịch. Phúc lợi vật chất của nhân dân luôn phụ thuộc và sự
phát triển của nền kinh tế, vào thu nhập quốc dân của đất nước. Do đó, những nước có
nền kinh tế phát triển, một mặt có điều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất và có
khả năng phát triển du lịch trong nước, mặt khác, có thể gửi khách ra du lịch nước
ngoài.
Những nước có nền kinh tế phát triển và thu nhập đầu người cao như Mỹ,
Canada, Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Ý, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản,… cũng là những nước có
vị trí quan trọng trong phát triển du lịch thế giới. Tuy nhiên, một số nước có xu hướng
thiên nhiên hơn về phát triển du lịch quốc tế chủ động, một số lại thiên nhiên hơn về
phát triển du lịch thụ động hay du lịch nội địa. Điều này phụ thuộc vào mức độ giàu có
của tài nguyên du lịch từng đất nước.
2.5.2.3.3. Trình độ dân trí

52
Trình độ văn hóa chung của một dân tộc được đánh giá chính theo các điểm
sau:
- Hệ thống và chất lượng của giáo dục, đào tạo
- Xuất bản nhiều sách báo đạt trình độ văn hóa, chính trị, khoa học, nghệ thuật
cao. Các phương tiện thông tin đại chúng phát triển.
- Các hoạt động phim ảnh, ca hát, nhác kịch phong phú.
Nếu trình độ văn hóa chung của một dân tộc được nâng cao, nhu cầu đi du lịch
của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt. Đây là tiêu chuẩn để đánh giá cuộc sống ở những
nước phát triển. Số người đi du lịch nhiều, lòng ham hiểu biết và mong muốn làm quen
với các đất nước xa gần cũng tăng, và trong nhân dân thói quen đi du lịch sẽ hình
thành ngày càng rõ. Mặt khác, nếu trình độ văn hóa chung của một đất nước cao, thì
đất nước đó khi phát triển du lịch sẽ dễ đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách văn
minh và làm hài lòng khách du lịch khi đến đó.
NỘI DUNG THẢO LUẬN
- Những xu hướng mới của du lịch Việt Nam?
BÀI TẬP
- Vận dụng 5 kết luận vào đánh giá tình hình phát triển du lịch của địa phương
- Phân tích tác động của du lịch đối với kinh tế, văn hoá, xã hội địa phương
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Hãy trình bầy quá trình hình thành và phát triển hoạt động du lịch trên thế giới
và Việt Nam?
2. Phân tích những kết luận được rút ra từ quá trình hình thành và phát triển hoạt
động du lịch trên thế giới?
3. Nêu và phân tích tác động của du lịch với kinh tế?
4. Nêu và phân tích tác động của du lịch với văn hoá?
5. Nêu và phân tích tác động của du lịch với môi trường?
TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC
(Theo danh mục TLTK ở cuối tập bài giảng)
- Học liệu 7 từ trang 62 – 81
- Học liệu 2 trừ trang 57 – 88
- Học liệu 4 từ trang 79 - 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Trong chương này, tác giả đã sử dụng chủ yếu các tài liệu sau:
1) TS. Trần Nhoãn (2005), Tổng quan du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

53
2) Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội
3) Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và Du lịch học, Nxb
Trẻ

CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH


NỘI DUNG BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT

54
3.1. NHU CẦU DU LỊCH
3.1.1. Nhu cầu
Theo từ điển xã hội học tiếng Nga: “Nhu cầu là đòi hỏi điều gì đó cần thiết để đảm
bảo cho hoạt động sống của cơ thể, của nhân cách con người, của nhóm xã hội hoặc
toàn thể xã hội nói chung, là nguồn lực thôi thúc nội tại của hành động”
Cũng có thể hiểu: Nhu cầu là sự chênh lệch có ý thức hoặc vô ý thức giữa trạng thái
tâm-sinh lý hiện tại và trạng thái tâm sinh lý vốn có.
 Một số đặc điểm của nhu cầu:
Nhu cầu mang tính sinh học nhằm đáp ứng những đòi hỏi của sự phát triển sinh học
của con người. Nhưng mặt khác, nhu cầu lại mang tính xã hội.
 Quy luật vận động của nhu cầu:
Nhu cầu luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Khi nhu cầu hiện tại được
đáp ứng, sẽ hình thành nhu cầu mới để con người vươn tới. Và khi nhu cầu mới đó
được đáp ứng, lại xuất hiện nhu cầu mới nữa... Ngay với cùng một nhu cầu thì đòi hỏi
với sự mức độ nó cũng tăng dần có xu hướng cao dần lên.
3.1.2. Nhu cầu du lịch
Theo tác giả Nguyễn Văn lưu: Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và mang
tính xã hội cao, biểu hiện sự mong muốn tạm thời rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để
đến với thiên nhiên và văn hoá ở một nơi khác, là nguyện vọng cần thiết của con
người muốn được giải phóng khỏi sự căng thẳng để được nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi
sức khoẻ và tăng cường hiểu biết.
 Nhu cầu du lịch hàm chứa hai khía cạnh:
Khía cạnh sinh học: Sự thoả mãn nhu cầu du lịch là điều kiện để cơ thể phục hồi sức
khoẻ sau quá trình lao động, lấy lại thăng bằng tâm lý, sinh lý để tiếp tục làm việc
Khía cạnh xã hội: Mọi hoạt động của con người đều có mục đích, và bởi vậy, du lịch
cũng nhằm mục đích mang lại cho họ sự phát triển về trí tuệ và nhân cách, sự thư thái,
sảng khoái và những xúc cảm thẩm mỹ.
5. Những nhu cầu chính của du khách:
Xét theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu của du khách gồm năm thang bậc cụ thể
nhu sau
a. Nhu cầu sinh học:
Du khách tách rời khỏi cuộc sống thường ngày của mình nhưng không thể tách rời nhu
cầu sinh học. Những nhu cầu này cần phải được đáp ứng đầy đủ cả về số lượng và chất
lượng. Hơn thế nữa, trong khi du lịch, nhu cầu sinh học đan xen với những nhu cầu
khác như:

55
Nhu cầu thay đổi môi trường sống hàng ngày
Nhu cầu thư giãn, tìm kiếm cảm xúc mới
Nhu cầu tìm hiểu khám phá những vùng đất lạ
Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ẩm thực của nơi đến
b. Nhu cầu an toàn:
- An toàn về thân thể và tính mạng, không gặp sự cố an ninh (bắt cóc, khủng bố...), tai
nạn giao thông, ngộ độc thức ăn, bệnh tật do thời tiết, côn trùng...
Được bảo vệ về tài sản, không bị thất lạc, mất mát, nhầm lẫn, không bị cướp giật, lừa
đảo..
- Được lưu trú, di chuyển và sinh hoạt trong điều kiện vệ sinh đảm bảo, có tiện nghi
sinh hoạt phù hợp.
- Đươc đảm bảo an toàn, bí mật thông tin, không bị tiết lộ các thông tin cá nhân,
không bị kiểm soát hoặc tò mò trong các liên lạc viễn thông hoặc liên lạc điện tử
c. Nhu cầu xã hội:
Trong chuyến đi, nhu cầu xã hội được thể hiện qua các khía cạnh:
Nhu cầu giao tiếp
Nhu cầu hoà nhập với các thành viên trong đoàn, với nhà cung cấp dịch vụ, với người
dân địa phương
Nhu cầu được chăm sóc
Nhu cầu này tăng cao đối với mọi du khách, dù cho họ thuộc dạng tâm lý nào (hướng
nội hay hướng ngoại, cởi mở hay khép kín...) bởi họ đã tách ra khỏi môi trường sống
quen thuộc, trở nên đơn độc giữa những người xa lạ. Đích của chuyến đi lại cũng là
một vùng đất xa lạ với một cộng đồng xa lạ. Vì lý do đó, du khách luôn muốn có
những người đồng hành tin cập để giao tiếp, chia sẻ cảm xúc, quan tâm giúp đỡ nhau
khi cần thiết.
d. Nhu cầu uy tín:
Là nhu cầu được tôn trọng, được người khác kính nể và thực hiện ý muốn của mình.
Trong chuyến du lịch, nhu cầu uy tín của khách biểu hiện thông qua:
Nhu cầu phục vụ chu đáo, theo đúng hợp đồng: Bất cứ sự thay đổi nào so với hợp
đồng mà không thông báo, không được xin ý kiến, đều khiến du khách khó chịu vì
thấy mình không được tôn trọng. Thậm chí du khách cảm thấy mình bị coi thường, và
sẽ phản ứng lại cả những thay đổi vô hại.
Nhu cầu được tôn trọng: Du khắch muốn được mọi người: Nhất là hướng dẫn viên
lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mình. Họ càng bằng lòng hơn khi ý kiến của họ

56
được đánh giá cao. Nếu ý kiến đó không được chấp nhận thì cũng không ai được bình
luận phê phán
Nhu cầu được đối xử bình đẳng với những du khách trong đoàn: Nếu có sự đối xử
không công bằng đối với các thành viên trong đoàn (phân phòng trong khách sạn, phân
vé xem nghệ thuật, sự chu đáo của hướng dẫn viên...) người thiệt thòi sẽ thấy mình bị
coi là đẳng cấp thấp, sẽ bất bình và phản ứng ngay cả khi họ chẳng cần sự ưu tiên.
e. Nhu cầu tự hoàn thiện
Du khách tham gia vào các chương trình du lịch, ngoài nhu cầu thư giãn và thay đổi
không khí còn mong muốn tìm hiểu về những vùng đất, những nền văn hoá khác để
nâng cao hiểu biết, mở rộng tầm nhìn, phát triển giao lưu để tự hoàn thiện mình. Nhu
cầu này được thể hiện thông qua:
Nhu cầu được cung cấp thông tin về những điều quan tâm
Nhu cầu được tiếp xúc giao lưu với người thực, việc thực, trong cuộc sống thực
(không phải là mô hình dàn dựng hay mô phỏng)
Nhu cầu được thử nghiệm những hoạt động đặc trưng của địa phương (đi thuyền,
kéo lưới, đi cày, chơi trò chơi...) để có kỷ niệm đẹp về chuyến đi.
3.1. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
3.1.1. Khái niệm
Là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng
thoả mãn nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách
hàng, hoặc vì chúng có một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được
xắp xếp theo một giá bán nào đó
3.1.2. Phân loại
3.1.2.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
Du lịch Quốc tế
Du lịch nội địa
3.1.2.2. Căn cứ vào nhu cầu nảy sinh hoạt động du lịch
- Du lịch chữa bệnh
- Du lịch nghỉ ngơi giải trí
- Du lịch thể thao: Săn bắn, câu cá, leo núi
- Du lịch công vụ: Thực hiện nhiệm vụ, công tác nghề nghiệp nào đó: Hội
nghị, hội thảo, triển lãm
- Du lịch tôn giáo
- Du lịch thăm thân

57
3.1.2.3. Căn cứ vào đối tượng khác nhau:
- Du lịch trẻ em, thanh niên, trung niên, người già
3.1.2.4. Căn cứ vào hình thức tổ chức
- Đi lẻ, theo đoàn
3.1.2.5. Căn cứ vào phương tiện: Motor, Bus, xe đạp, tàu hoả
Nhu cầu du lịch của con người rất đa dạng, một chuyên du lịch thường kết hợp nhiều
loại hình du lịch (Việc phân chia như ở trên chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, phân tích
làm rõ đối tượng
3.1.3. Một số loại hình du lich cơ bản
3.1.3.1. Du lịch sinh thái
3.1.3.1.1 Một số định nghĩa về du lịch sinh thái
- Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm
hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của
hệ sinh thái, đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và
mang lại lợi ích tài chính cho người dân địa phương.
 Định nghĩa của hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế:
Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn
được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương
 Buckley (1994)
Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn, có giáo dục
môi trường mới được xem là du lịch sinh thái.
 Định nghĩa về DLST ở Việt Nam
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với
giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương
Mặc dù khái niềm DLST còn nhiều điểm chưa thống nhất và sẽ còn được hoàn thiện
trong quá trình phát triển của nhận thức, song những đặc điểm cơ bản nhất của định
nghĩa về DLST cũng được WTO tóm tắt lại như sau:
 Du lịch sinh thái bao gồm tất cả các hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở
đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng
như những giá trị văn hóa truyền thống của vùng thiên nhiên đó.
 DLST phải bao gồm những hoạt động và diễn giải về môi trường
 Số lượng khách có quy mô nhỏ

58
 DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên, văn
hóa, xã hội.
 DLST có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn thiên nhiên bằng cách:
a. Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và các chủ
thể quản lý, với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó.
b. Tạo ra cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
c. Tăng cường nhận thức của cả người dân địa phương và du khách về sự
cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa.
3.1.3.2. Các đặc trưng cơ bản của DLST
1. Tính đa ngành
2. Tính đa thành phần
3. Tính đa mục tiêu
4. Tính liên vùng
5. Tính mùa vụ
6. Tính chi phí
7. Tính xã hội hóa
8. Tính giáo dục cao về môi trường
9. Góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học
10.Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương
3.1.3.3. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST
1. Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua
đó tạo ý thức tham gia vào nỗ lực bảo tồn.
2. Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
3. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
4. Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
3.1.3.4. Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST
1. Hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao
2. Hướng dẫn viên có trình độ văn hóa và ngoại ngữ cao
3. Tuân thủ chặt chẽ khái niềm “Sức chứa”: Vật lý, sinh học, tâm lý học, xã hội.
3.1.3.2. Du lich Văn hoá
3.1.3.2.1. Khái niệm
Là một loại hình du lịch mà trong số những mục đích của du khách thì mục đích khám
phá di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đóng vai trò quan trọng nhất. Tham gia vào

59
loại hình du lịch này ngoài mục đích khám phá, thẩm nhận du khách còn có trách
nhiệm bảo tồn và duy trì di sản
3.1.3.2.2. Điều kiện để phát triển du lịch văn hóa
 Trình độ dân trí
 Tuổi thọ
 Môi trường xuống cấp
3.1.3.2.3. Những nguyên tắc của du lịch văn hóa
Đã được ICOMOS thông qua tại Đại Hội đồng lần thừ 12 ở Mexico, 10 - 1999
Lời mở đầu
Tinh thần cơ bản
Theo nghĩa rộng lớn nhất, di sản thiên nhiên và văn hoá thuộc về mọi con người. Mỗi
một chúng ta có quyền và trách nhiệm phải hiểu, thưởng thức và bảo vệ giá trị toàn
cầu của nó.
Di sản là một khái niệm rộng lớn gồm cả môi trường thiên nhiên lẫn văn hoá: Bao gồm
cảnh quan, các tổng thể lịch sử, các di chỉ tự nhiên và do con người xây dựng, và cả
tính đa dạng sinh học, các sưu tập, các tập tục truyền thống và hiện hành, tri thức và
kinh nghiệm sống. Di sản ghi nhận và thể hiện quá trình phát triển lịch sử lâu dài vốn
đã tạo nên bản chất của các thực thể quốc gia, khu vực, bản địa và địa phương và là
một bộ phận hữu cơ của đời sống hiện đại. Nó là một điểm quy chiếu rung động và là
một công cụ tác dụng cho phát triển và trao đổi. Di sản riêng và ký ức tập thể của mỗi
địa vực hoặc cộng đồng là không gì thay thế được và là một nền tảng quan trọng cho
phát triển, hôm nay và cả mai sau.
Vào thời đại toàn cầu hoá đang gia tăng như ngày nay, việc bảo vệ, bảo tồn, lý giải và
giới thiệu di sản và tính đa dạng văn hoá của bất kỳ một nơi hoặc khu vực nào là một
thách đố quan trọng đổi với mọi người ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, việc quản lý di sản
đó, trong một khuôn khổ các chuẩn mực được quốc tế thừa nhận và được áp dụng thoả
đáng thông thường lại là trách nhiệm của một cộng đồng riêng biệt hoặc một nhóm
trông nom.
Mục tiêu đầu tiên để quản lý di sản là phải thông báo ý nghĩa của di sản đó và sự cần
thiết phải bảo vệ cho cộng đồng chủ nhà và cho các khách tham quan. Việc quản lý vật
chất tốt, hợp lý, việc tiếp cận di sản về mặt trí tuệ hoặc về cảm xúc và việc phát triển
văn hoá vừa là quyền lợi vừa là đặc quyền của một người. Việc quản lý phải bao hàm
nghĩa vụ tôn trọng các giá trị của di sản, các quyền lợi hợp tình hợp lý của cộng đồng
chủ nhà hiện nay, những người bản địa đang trông coi hoặc những chủ nhân sử hữu
các tài sản lịch sử, phải tôn trọng cảnh quan và những văn hoá đã sản sinh ra di sản đó.

60
Mối tương tác năng động giữa Du lịch và Di sản văn hoá
Du lịch nội địa và quốc tế đến nay là một trong những phương tiện hàng đầu để trao
đổi văn hóa, tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm không chỉ những gì quá
khứ còn để lại mà cả cuộc sống và xã hội đương đại của kẻ khác. Du lịch ngày càng
được thừa nhận rộng rãi là một động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản thiên nhiên
văn hoá. Du lịch có thể nắm bắt các đặc trưng về kinh tế của di sản và sử dụng chúng
vào việc bảo vệ bằng cách gây quỹ, giáo dục cộng đồng và tác động đến chính sách.
Đây là một bộ phận chủ yếu của nhiều nền kinh tế quốc gia và khu vực và có thể là
một nhân tố quan trọng trong phát triển, khi được quản lý hữu hiệu.
Bản thân du lịch đã thành một hiện tượng ngày càng phức hợp đóng một vai trò chủ
yếu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, lý sinh, sinh thái và
thẩm mỹ. Để thành tựu được mối tương tác có lợi giữa mong đợi và ước muốn của
khách tham quan và cộng đồng chủ nhà hoặc địa phương - mà có khi là xung đột nhau
- là cả một thách đố và một cơ hội.
Di sản thiên nhiên và văn hoá cũng như tính đa dạng của các nền văn hoá đang tồn tại
là những hấp lực to lớn, một kiểu du lịch cực đoan hoặc quản lý tồi và sự phát triển tuỳ
thuộc vào du lịch có thể đe doạ tính toàn vẹn của hình thể tự nhiên và ý nghĩa của di
sản.
Sự viếng thăm thường hằng của khách du lịch cũng có thể làm cho hệ sinh thái, văn
hoá và lối sống cộng đồng chủ nhà bị xuống cấp.
Du lịch phải đem lại lợi ích cho các cộng đồng chủ nhà và tạo cho họ một phương thức
quan trọng và  một động lực để chăm nom và duy trì di sản và các tập tục văn hoá của
họ. Sự tham gia và hợp tác giữa các cộng đồng địa phương hoặc bản địa đại diện, các
nhà bảo tồn, các điều hành viên du lịch, chủ sở hữu tài sản, các nhà hoạch định chính
sách, các nhà làm kế hoạch phát triển quốc gia và các nhà quản lý di tích là cần thiết
để thực hiện được một ngành kinh doanh du lịch bền vững và nâng cao việc bảo vệ các
nguồn lực của di sản cho các thế hệ tương lai.
ICOMOS, Hội đồng Quốc tế Di tích và Di chỉ, với tư cách là tác giả công ước này, các
tổ chức quốc tế khác và ngành kinh doanh du lịch, sẵn sàng ứng đáp thách đố này.
Mục tiêu của công ước
Các mục tiêu của công ước quốc tế về du lịch văn hoá bao gồm:
·        Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích những ai tham gia vào việc bảo vệ và
quản lý để làm cho cộng đồng chủ nhà và khách tham quan thấu hiểu tầm quan trọng ý
nghĩa của di sản đó.

61
·        Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích ngành kinh doanh du lịch đẩy mạnh và
quản lý du lịch theo hướng tôn trọng và phát huy di sản và các văn hoá đang tồn tại
của các cộng đồng chủ nhà.
·        Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích đối thoại giữa những người chịu trách
nhiệm về di sản và những người kinh doanh du lịch nhằm làm họ hiểu rõ hơn tầm quan
trọng và tính chất mỏng manh dễ hỏng của các tổng thể di sản, các sưu tập, các văn
hoá đang tồn tại, kể cả sự cần thiết phải đảm bảo một tương lai bền vững cho những
loại đó.
·        Khuyến khích những người lập kế hoạch và hoạch định chính phát triển những
dự án cụ thể đó đo lường được và những chiến lược liên quan đến việc giới thiệu,
tường giải các tổng thể di sản và các hoạt động văn hoá trong bối cảnh bảo tồn và bảo
vệ những loại hình đó.
Thêm nữa,
·        Công ước ủng hộ những sáng kiến rộng lớn do ICOMOS, các tổ chức quốc tế
khác và ngành kinh doanh du lịch đề xuất nhằm duy trì tính toàn vẹn việc quản lý và
bảo vệ di sản.
·        Công ước khuyến khích mỗi ai có những lợi ích thích đáng hoặc khi xung đột
nhau, có trách nhiệm và nghĩa vụ cùng kết hợp để hoàn thành các mục tiêu của công
ước.
·        Công ước khuyến khích các bên có quan tâm cùng nhau hoạch định những
nguyên tắc chỉ đạo làm dễ dàng cho việc thực hiện các Nguyên tắc vào những tình
huống riêng biệt của mình hoặc các yêu cầu của những tổ chức và cộng đồng đặc biệt.
 Các nguyên tắc của công ước du lịch văn hoá
Nguyên tắc 1
Vì du lịch nội địa và quốc tế là một trong những phương tiện tốt nhất để trao đổi văn
hóa nên việc bảo vệ cần phải tạo ra những cơ bội quản lý tốt và có trách nhiệm cho các
thành viên của cộng đồng chủ nhà và các khách quan tham gia để họ thấy được và hiểu
được trực tiếp di sản và văn hóa của cộng đồng đó.
1.1. Di sản thiên nhiên và văn hoá là một nguồn lực vật chất và tinh thần cung cấp một
cách tường thuật sự phát triển lịch sử. Nó có một vai trò quan trọng trong đời sống
hiện đại và phải làm cho công chúng tiếp cận được về mặt hình thể, trí tuệ hoặc cảm
xúc. Các chương trình nhằm bảo vệ và bảo tồn các thuộc tính hình thể, các hình thái
không nắm bắt được, các tính hiển thị văn hoá đương đại và bối cảnh rộng lớn cần
phải làm cho cộng đồng chủ nhà và khách tham quan dễ dàng hiểu được và đánh giá
được ý nghĩa của di sản, một cách hợp tình hợp lý và trong khả năng có được của di
sản.

62
1.2. Những dạng cá thể trong di sản thiên nhiên và văn hoá có những cấp độ ý nghĩa
khác nhau, có dạng thì có giá trị toàn cầu, có tầm quan trọng quốc gia khu vực hoặc
địa phương, các phương trình thể hiện phải trình bày ý nghĩa đó một cách thích hợp và
dễ tiếp nhận cho cộng đồng chủ nhà và khách tham quan quan bằng những hình thức
thích đáng, hấp dẫn sôi động và tương lai về giáo dục, truyền thống, công nghệ và cách
giải thích riêng về các thông tin lịch sử, môi trường và văn hóa.
1.3. Các công trình thể hiện và giới thiệu phải khuyến khích và tạo điều kiện cho công
chúng có nhận thức ở trình độ cao phải có sự hỗ trợ cần thiết cho di sản thiên nhiên và
văn hoá được tồn tại lâu dài.
1.4. Các công trình thể hiện phải giới thiệu được ý nghĩa của các nơi có di sản, các
truyền thống và tập tục văn hoá theo kinh nghiệm xưa và trong những dị biệt hiện thời
của cộng đồng chủ nhà ở trong khu vực, kể cả của các nhóm văn hoá hoặc ngôn ngữ
thiểu số.
Nguyên tắc 2
Mối quan hệ giữa các địa điểm Di sản và Du lịch là có tính động và có thể có giá trị
xung đột nhau. Phải quản lý mối quan hệ đó một cách bền vững cho hôm nay vì các
thế hệ mai sau.
2.1. Các di sản có ý nghĩa đều có một giá trị tự thân đối với mọi người như thể là một
nền tảng quan trọng cho vẻ đa dạng văn hoá và phát triển xã hội. Việc bảo vệ và bảo
tồn lâu dài các văn hoá tồn tại, các nơi có di sản, các sưu tập tính toàn vẹn hình thể và
sinh thái và bối cảnh môi trường của những loại đó phải là một cấu thành thiết yếu của
các chính sách phát triển xã hội, kinh tế, chính trị, lập pháp, văn hoá và phát triển du
lịch.
2.2. Mối tương tác giữa các nguồn lực hoặc giá trị di sản và du lịch là động và luôn
biến đổi, làm nảy sinh cả cơ hội lẫn thách thức, và có khả năng cả những xung đột.
Các dự án, hoạt động và phát triển du lịch phải đạt được những kết quả tích cực và
phải giảm thiểu những tác động bất lợi lên di sản và lối sổng của cộng đồng chủ nhà,
mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu và ước mong của khách tham quan.
2.3. Các chương trình bảo vệ, thể hiện và phát triển du lịch phải được căn cứ trên một
sự hiểu biết toàn diện các mặt đặc thù, thường là phức tạp hoặc xung đột, của ý nghĩa
di sản ở riêng một nơi. Việc tiếp tục nghiên cứu và tham vấn để nâng cao hiểu biết và
đánh giá đúng giá trị ý nghĩa đó là quan trọng.
2.4. Việc duy trì tính xác thực của địa điểm di sản và các sưu tập là quan trọng. Đó là
một yếu tố thiết yếu của ý nghĩa văn hoá của những loại hình này, như có thể thấy
được hiển thị trong vật chất hữu thể, trong ký ức được tích luỹ và trong các truyền
thống mờ mờ ảo ảo còn lại từ thời xưa. Các chương trình phải giới thiệu và lý giải tính

63
xác thực của địa điểm và các trải nghiệm văn hoá để nâng cao hiểu biết và đánh giá
đúng di sản văn hoá đó.
2.5. Các dự án phát triển du lịch và xây dựng cấu trúc hạ tầng phải lưu ý đến các
phương diện thẩm mỹ, xã hội và văn hóa, các cảnh quan thiên nhiên và văn hoá, các
đặc trưng đa dạng sinh học, và phạm vi bao quát rộng lớn hơn cả các địa điểm di sản.
Ưu tiên cần được dành cho việc sử dụng vật  liệu địa phương và cần lưu tâm đến các
phong cách kiến trúc địa phương hoặc các truyền thống bản xứ.
2.6. Trước khi các địa điểm di sản được xúc tiến hoặc phát triển cho du lịch mở rộng,
các dự án quản lý phải đánh giá các giá trị thiên nhiên và văn hoá của nguồn lực. Rồi
phải xác lập thoả đáng những giới hạn thay đổi có thể chấp nhận được, đặc biệt là về
tác động của số lượng khách tham quan lên các đặc trưng hình thể, tính toàn vẹn, sính
thái và tính đa dạng sinh học của địa điểm, sự lui tới của người địa phương, hệ thống
vận tải và phúc lợi xã hội, kinh tế và văn hoá của cộng đồng chủ nhà. Nếu mức độ có
khả năng thay đổi mà không chấp nhận được thì dự án phát triển phải thay đối.
l2.7. Phải có những chương trình đánh giá tiếp tục để đánh giá những tác động tiến bộ
của hoạt động và phát triển du lịch trên riêng một địa điểm hoặc một cộng đồng.
Nguyên tắc 3
Lên kế hoạch Bảo vệ và Du lịch cho các địa điểm Di sản phải đảm bảo cho du khách
sẽ cảm nhận được là bõ công, là thoải mái, là thích thú.
3.1. Các công trình bảo vệ du lịch phải giới thiệu có chất lượng cao để làm cho khách
đến có một sự hiểu biết lạc quan về các đặc trưng có ý nghĩa của di sản và sự cần thiết
phải bảo vệ chúng khiến cho người khách có thể thích thú đến một cách thoả đáng.
3.2. Các khách đến tìm hiểu di sản có thể đi theo cách riêng của họ, tuỳ họ chọn.
Những đường giao thông riêng có thể là cần thiết để giảm thiểu những tác động lên
tính toàn vẹn và kết cấu hình thể của địa điểm, lên các đặc trưng thiên nhiên và văn
hoá của địa điểm.
3.3. Tôn trọng tính thiêng liêng của những nơi chốn thần linh, các tập tục và truyền
thống là một điều lưu ý quan trọng đến với những người quản lý di tích, các khách
tham quan, các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập kế hoạch và những người điều
hành du lịch. Các khách đến sẽ được khuyến khích ứng xử như là những khách mời,
tôn trọng giá trị và lối sống của cộng đồng chủ nhà, loại bỏ trộm cắp hoặc buôn bán
phi pháp di sản văn hoá và xử lý đúng đắn để sẽ còn được chào đón lại lần sau, nếu họ
trở lại.
3.4. Lập kế hoạch cho các hoạt dộng du lịch cần phải cung cấp được những tiện nghi
thoả đáng cho khách được thoải mái, an toàn, khoẻ khoắn để làm tăng thêm thích thú

64
cho khách song không được gây tác động có hại cho những nơi có ý nghĩa hoặc những
đặc trưng sinh thái.
Nguyên tắc 4
Các cộng đồng chủ nhà và dân chúng bản địa phải được tham gia vào việc lập kế
hoạch bảo vệ và du lịch.
4.1. Phải tôn trọng quyền và lợi ích của cộng đồng chủ nhà, ở cấp độ khu vực và địa
phương, của chủ sở hữu tài sản và của những người bản địa nếu có quyền thực thi
quyền và trách nhiệm có tính truyền thống trên khoảnh đất riêng của mình và trên các
di chỉ có ý nghĩa trên khoảnh đất đó. Họ phải được tham gia vào việc xác lập mục
đích, chiến lược, chính sách và thủ tục nhằm xác định, bảo vệ, quản lý, giới thiệu và
thể hiện có nguồn lực di sản của họ, các tập tục văn hoá về các biểu thị văn hoá đương
thời, trong phạm vi du lịch.
4.2. Nếu di sản ở một địa điểm hoặc khu vực nào đó có một tầm cỡ toàn cầu, thì các
yêu cầu và nguyện vọng của một số cộng đồng hoặc người dân bản địa muốn giới hạn
hoặc hướng việc tiếp xúc vật thể, tâm linh hoặc trí tuệ vào những tập tục văn hoá, tri
thức tín ngường, hoạt động, di vật hoặc di chỉ nào đó cần phải được tôn trọng.
Nguyên tắc 5
Hoạt động du lịch và bảo vệ phải có lợi cho cộng đồng chủ nhà.
5.1. Người làm chính sách phải đề xuất các biện pháp nhằm phân phối công bằng lợi
lộc của du lịch cho đất nước hoặc khu vực liên quan để nâng cao trình độ phát triển
kinh tế xã hội ở nơi đó và để đóng góp vào việc xoá đói đâu cần thiết.
5.2. Việc quản lý bảo vệ và các hoạt động du lịch phải cung cấp được lợi lộc về kinh
tế  xã hội và văn hoá cho nam và nữ của cộng đồng chủ nhà hoặc địa phương ở tất cả
các cấp, thông qua giáo dục, đào tạo và tạo ra các cơ hội có việc làm thường xuyên.
5.3. Một tỷ lệ đáng kể của thu nhập có được từ các chương trình du lịch các địa điểm
di sản phải được đem trợ cấp cho việc bảo vệ bảo tồn và giới thiệu các địa điểm đó,
bao gồm cả khung cảnh thiên nhiên và văn hoá nơi đó. Nếu có thể, khách tham quan sẽ
góp ý kiến về vấn đề trợ cấp thu nhập này.
5.4. Các chương trình du lịch phải khuyến khích giáo dục và việc làm cho các hướng
dẫn viên và chỗ đứng của các phiên dịch từ cộng đồng chủ nhà để nâng cao kỹ năng
của người dân địa phương trong sự thể hiện và giải thích các giá trị văn hoá của họ.
5.5. Các chương trình thể hiện và giáo dục về di sản cho dân chúng của cộng đồng chủ
nhà cần khuyến khích sự tham gia của những người thể hiện ở địa phương. Những
chương trình đó phải nâng cao được tri thức và lòng tôn trọng của dân chúng địa
phương đối với di sản của họ, khuyến khích họ trực tiếp quan tâm đến việc chăm nom
và bảo vệ di sản đó.

65
5.6. Việc quản lý sự bảo vệ và các chương trình du lịch cần phải bao gồm cả những cơ
hội giáo dục và  đào tạo cho những người làm chính sách, những người lập kế hoạch,
những nhà nghiên cứu, những người thiết kế, những kiến trúc sư, những người thể
hiện, những người bảo vệ và các điều hành viên du lịch các người tham gia cần được
khuyến khích tìm hiểu và giúp giải quyết kịp thời những biện pháp đối lập nhau,
những cơ hội thuận lợi và những vấn đề khó khăn của đồng nghiệp mình.
Nguyên tắc 6
Các chương trình xúc tiến du lịch phải bảo vệ và phát huy các đặc trưng của di sản
thiên nhiên và văn hóa.
6.1. Các chương trình xúc tiến du lịch phải đưa ra được những dự tính hiện thực và
chịu trách nhiệm thông báo cho các du khách có khả năng đến thăm và những đặc
trưng di sản riêng của địa điểm hoặc đặc điểm của cộng đồng chủ nhà, qua đó khuyến
khích du khách có ứng xử một cách thoả đáng.
6.2. Các địa điểm và sưu tập di sản có ý nghĩa cần phải được quảng bá và quản lý tốt
để bảo vệ tính xác thực của chúng và nâng cao hứng thú tìm hiểu của khách bằng cách
giảm thiểu những cuộc viếng thăm lúc dày đặc lúc thưa thớt và tránh những cuộc
viếng thăm quá đông vào cùng một lúc.
6.3. Các chương trình xúc tiến du lịch cần phải có kế hoạch phân bố rộng rãi lợi ích để
tránh sức ép lên những địa điểm có tính phổ biến hơn bằng cách khuyến khích du
khách đếm thăm rộng rãi hơn các đặc trưng khác nhau của di sản thiên nhiên và văn
hoá trung vùng hoặc trong địa bàn.
6.4. Việc xúc tiến, phân bố và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm
khác cần phải được tái phân phối về mặt xã hội và kế toán cho cộng đồng chủ nhà
song phải đảm bảo tính toàn vẹn văn hoá của họ không được xuống cấp.
3.2. SẢN PHẨM DU LỊCH
3.2.1. Khái niệm
Là các dịch vụ hàng hoá cung cấp cho khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của
việc khai thác yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật
chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.
Sản phẩm du lịch = Yếu tố hữu hình (hàng hoá) + Yếu tố vô hình (dịch vụ)
Coltman: Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món
hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát
Việc hiểu rõ khái niệm sản phẩm du lịch là khởi điểm của việc nghiên cứu vấn đề kinh
tế du lịch. Nó bao gồm ý nghĩa hai tầng: Xuất phát từ đích tới du lịch

66
Sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của người kinh doanh du lịch dựa vào vật thu
hút du lịch và khởi sự du lịch, cung cấp cho du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động
du lịch.
Hiểu từ góc độ người du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do du khách bỏ thời gian,
chi phí nhất định để đổi được.
Trong hoạt động kinh tế du lịch, du khách bỏ ra một thời gian và sức lực nhất định, chi
tiêu một khoản tiền nhất định để mua của người kinh doanh du lịch không phải là vật
cụ thể mà là sự thỏa mãn và hưởng thụ nhiều hơn về tinh thần, là quá trình du lịch
hoàn chỉnh một lần, trong đó bao gồm nhiều loại dịch vụ do đích cung cấp. Quá trình
du lịch một lần như vậy tức là một sản phẩm du lịch, trong đó một hạng mục dịch vụ
du lịch như một giường ở phòng khách sạn, một bữa cơm thịnh soạn được gọi là một
mục sản phẩm du lịch
Có thể thấy sản phẩm du lịch là do nhiều hạng mục sản phẩm du lịch hợp thành, là sản
phẩm vô hình mang đặc trưng hoàn chỉnh.
Sản phẩm du lịch là một khái niệm tổng thể. Trong thực tế kinh doanh, một loại sản
phẩm du lịch thường là do các xí nghiệp và bộ phận du lịch trực thuộc một số ngành
nghề nhưng độc lập với nhau cung cấp
Nhu cầu của du khách là toàn cục, nơi du lịch chỉ thỏa mãn một số nhu cầu của họ về
ăn, ở, đi lại, và du ngoạn, giải trí, mau sắm. Nói cách khác đối với quần thể du khách,
nơi đích tới du lịch chỉ có thể kết hợp một cách hữu cơ các sản phẩm du lịch đơn lẻ
mới có thể tạo ra một sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách.
Sự ra đời của các công ty du lịch và sự xuất hiện của du lịch trọn gói đã thích ứng với
yêu cầu khách quan này, họ kết hợp 100% hoặc toàn bộ sản phẩm du lịch đơn lẻ lại
thành sản phẩm du lịch thỏa mãn các nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch
3.2.2. Đặc trưng
 Tính vô hình: khách mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm (Không đo, đếm,
thử) khách phải tiêu dùng mới có thể cảm nhận được.
 Sao chép dễ bắt chước (Chương trình du lịch nhàm chán, khách môt đi không
trở lại)
 Khoảng thời gian mua sản phẩm đến khi sử dụng là quá lâu
 Gắn với yếu tố tài nguyên (Sản phẩm du lịch không thể di chuyển được) Vậy
muốn tiêu dùng dịch vụ đó du khách phải đến nơi có sản phẩm du lịch
 Không thể lưu kho (Một phòng ngủ không bán được là mất đi)
 Tính mùa vụ (Là sự lặp đi lặp lại đối với cung và cầu của các dịch vụ và hàng
hoá du lịch, xảy ra dưới tác động của các nhân tố nhất định)

67
 Tổng hợp của nhiều sản phẩm
 Nhu cầu của khách đối với sản phẩm du lịch dễ thay đổi
 Đánh giá về chất lượng mang nhiều yếu tố chủ quan
 Không chuyển đổi quyền sở hữu
 Chất lượng sản phẩm du lịch dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và
mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch
CLSPDL = P (Perception) – E (Expectation)
Sự kỳ vọng của du khách phụ thuộc vào:
 Tâm lý
 Kinh nghiệm
 Quảng cáo
 Uy tín của doanh nghiệp
 Điều kiện để có sản phẩm du lịch
 Tài nguyên du lịch
 Cơ sở vật chất kỹ thuật
 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch
NỘI DUNG THẢO LUẬN
- Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù ở địa phương
- Những mặt tồn tại trong khai thác loại hình du lịch văn hoá ở Việt Nam
BÀI TẬP
- Nhu cầu của khách du lịch là đối tượng sinh viên
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Nêu khái niệm, đặc trưng của loại hình du lịch văn hóa?
2.Nêu khái niệm, đặc trưng của loại hình du lịch sinh thái?
3.Nêu và phân tích tác động của du lịch với xã hội
TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC
- Học liệu 7 từ trang 62 – 81
- Học liệu 2 trừ trang 57 – 88
- Học liệu 4 từ trang 79 - 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Trong chương này, tác giả đã sử dụng chủ yếu các tài liệu sau:
1) GS.TSKH. Lê Huy Bá (2006) (chủ biên), Du lịch Sinh Thái, Nxb Khoa học Kỹ
thuật

68
2)Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và Du lịch học, Nxb
Trẻ
3)TS. Nguyễn Văn Mạnh, TS. Phạm Hồng Chương (2006), Giáo Trình Quản trị
Kinh doanh Lữ hành, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
4)GS.TS. Nguyễn Văn Đính (2004), Giáo Trình Kinh tế Du lịch, NXB : Lao động –
Xã hội

CHƯƠNG 4 : CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH


NỘI DUNG BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT
4.1. HỆ THỐNG DI SẢN VĂN HOÁ
4.1.1. Khái niệm
4.1.1.1. Theo Theo hội đồng quốc tế về di tích và di chỉ:

69
Di sản văn hóa là để chỉ những di tích, những cụm kiến trúc và những di chỉ có giá trị
di sản, tạo thành môi trường lịch sử hoặc môi trường xây dựng
4.1.1.2. Theo Luật di sản văn hoá
Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản
phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ
này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
4.1.2. Thành tố
4.1.2.1. Di sản văn hoá vật thể
Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử –
văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
4.1.2.1.1. Di tích lịch sử văn hóa:
Là những công trình xây dựng, địa điểm, và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
những công trình, địa điểm xây dựng ấy có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Những tiêu chí của di tích lịch sử văn hóa
a. các công trình địa điểm xây dựng gắn với các sự kiện lịch sử tiêu biểu
gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.
b. Gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng giải phóng dân tộc, danh
nhân
c. Gắn với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của thời kỳ cách mạng kháng chiến
d. Các địa điểm có giá trị tiêu biểu ghi dấu về khảo cổ, phản ánh tiến trình
phát triển của lịch sử dân tộc, tộc người, quốc gia và dân tộc.
e. Quần thể các công trình kiến trúc hay công trình kiến trúc đơn lẻ có giá
trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một giai đoạn lịch sử.
Tiêu chí của hệ thống danh lam thắng cảnh:
a. Cảnh quan thiên nhiên+công trình kiến trúc
b. Khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học.
c. Khu vui chơi, giải trí kết hợp thiên nhiên, có bàn tay khối óc của con
người tác động.
 Giá trị của hệ thống di tích:
 Giá trị tự nhiên, môi trường
 Giá trị lịch sử, huyền thoại,
 Giá trị tâm linh tinh thần
 Giá trị nghệ thuật, văn hóa xã hội
Hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Việt Nam

70
 Di tích khảo cổ (cư trú, mộ táng)
 Lịch sử
 Kiến trúc, nghệ thuật
 Danh lam thắng cảnh
Đối với di sản văn hoá phải có 6 tiêu chuẩn (Công nhận là DSVHTG)
1. Là các tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của
tài năng con người
2. Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc,
nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một
khung cảnh văn hoá nhất định
3. Chứng cứ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất
4. Cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng hoặc kiến
trúc, phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa
5. Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống nói lên
được một nền văn hoá có nguy cơ bị huỷ hoại trước những biến động
không cưỡng lại được.
6. Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được
những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo
lập cũng như về vị trí.
4.1.2.1.2. Danh lam thắng cảnh:
Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với
công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học
Đối với di sản thiên nhiên
1. Là những mẫu hết sức tiêu biểu cho những giai đoạn tiến hoá của trái đất
2. Là những mẫu hết sức tiêu biểu cho quá trình địa chất đang diễn tiến, cho sự
tiến hoá sinh học và tác động qua lại những con người và môi trường thiên
nhiên. Loại mẫu này khác với
4.1.2.1.3. Di vật: là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
4.1.2.1.4. Cổ vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn
hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên
4.1.2.1.5. Bảo vật quốc gia: là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm
tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Tiêu chí:
 Hiện vật nguyên gốc, độc bản

71
 Hình thức độc đáo
 Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thể hiện:
 Là vật chứng của một sự kiện lớn hoặc gắn bó với cuộc sống, sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân kiệt xuất;
 Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng có giá trị tư tưởng – nhân văn, giá trị thẩm mỹ
và hình thức thể hiện tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một
thời đại
 Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu có giá trị thực tiễn cao, có tác
dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định
 Được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận sau khi có ý kiến thẩm định
của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia
30 hiện vật, nhóm hiện vật vừa được công nhận bảo vật quốc gia gồm:
1. Trống đồng Ngọc Lũ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc
gia).
2. Trống đồng Hoàng Hạ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc
gia).
3. Thạp đồng Đào Thịnh (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc
gia).
4. Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại
Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
5. Cây đèn đồng hình người quỳ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử
quốc gia).
6. Trống đồng Cảnh Thịnh (thời Tây Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
7. Ấn đồng "Môn Hạ Sảnh ấn" (thời Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
8. Bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga (thời Lê sơ, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc
gia).
9. Cuốn "Đường Kách mệnh" (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại
Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
10. Tác phẩm "Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
11. Bản thảo "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" (bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
12. Bản thảo "Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước" (văn bản Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc trên đài Tiếng nói Việt Nam sáng ngày 17/7/1966, hiện lưu giữ tại Bảo tàng
Hồ Chí Minh).

72
13. Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (văn bản gốc Bác Hồ viết từ ngày
10/5/1965 - 19/5/1969, hiện lưu giữ tại Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng).
14. Tượng Phật Đồng Dương (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử
thành phố Hồ Chí Minh).
15. Tượng Nữ Thần Devi (Hương Quế) (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng
Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
16. Tượng Thần Vishnu (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố
Hồ Chí Minh).
17. Tượng Phật Lợi Mỹ (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố
Hồ Chí Minh).
18. Tượng Thần Surya (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố
Hồ Chí Minh).
19. Tượng Bồ tát Tara (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm,
thành phố Đà Nẵng).
20. Đài thờ Mỹ Sơn E1 (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm,
thành phố Đà Nẵng).
21. Đài thờ Trà Kiệu (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm,
thành phố Đà Nẵng).
22. Tượng Phật A Di Đà (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh).
23. Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay (thời Lê Trung Hưng, hiện lưu giữ tại chùa Bút
Tháp, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
24. Bộ Cửu vị thần công (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình
Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế).
25. Bộ Cửu đỉnh (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế thuộc
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế)
26. Pháo cao xạ 37mm (súng phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam trong
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Phòng không -
Không quân).
27. Máy bay Míc 21 F96, số hiệu 5121 (máy bay chiến đấu của Không quân nhân dân
Việt Nam trong trận "Điện Biên Phủ trên không", hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử
quân sự Việt Nam).
28. Sổ trực ban "Chiến dịch Hồ Chí Minh" (sổ trực ban chép tay tình hình chiến sự
Chiến dịch Hồ Chí Minh từ ngày 25/4 - 1/5/1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quân khu
7).

73
29. Xe tăng T54B, số hiệu 843 (tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh,
tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự
Việt Nam).
30. Xe tăng T59, số hiệu 390 (tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến
vào Dinh Độc Lập vào trưa ngày  30/4/1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tăng thiết
giáp).
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch
UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, Thủ trưởng Bộ, ngành, người đứng đầu tổ
chức được giao quản lý bảo vật quốc gia trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện
việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
4.1.2.2. Di sản văn hoá phi vật thể
Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí
nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình
thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ
hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn
hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:
a) Tiếng nói, chữ viết;
b) Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học quy định tại Điều 747 của Bộ
luật Dân sự về các loại hình tác phẩm được bảo hộ có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học;
c) Ngữ văn truyền miệng bao gồm thần thoại, tục ngữ, ngạn ngữ, thành ngữ,
câu đố, ngụ ngôn, ca dao, truyện thơ dân gian, sử thi, trường ca, văn tế, lời
khấn và các hình thức ngữ văn truyền miệng khác;
Lễ hội truyền thống bao gồm lễ hội có nội dung đề cao tinh thần yêu nước, yêu
thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc, truyền thống chống ngoại xâm, tôn vinh các vị
anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, ca ngợi tinh thần cần cù lao động sáng
tạo của nhân dân, đề cao lòng nhân ái, khát vọng tự do, hạnh phúc, tinh thần
đoàn kết cộng đồng;
d) Diễn xướng dân gian bao gồm âm nhạc, múa, sân khấu, trò nhại, giả trang,
diễn thời trang, diễn người đẹp, hát đối, trò chơi và các hình thức diễn xướng
dân gian khác;
đ) Lối sống, nếp sống thể hiện qua khuôn phép ứng xử - đối nhân - xử thế: luật
tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ trong ứng xử với tổ tiên, với ông

74
bà, với cha mẹ, với thiên nhiên, ma chay, cưới xin, lễ đặt tên, hành động và lời
chào - mời và các phong tục, tập quán khác;
e)Lễ hội truyền thống bao gồm lễ hội có nội dung đề cao tinh thần yêu nước,
yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc, truyền thống chống ngoại xâm, tôn vinh
các vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, ca ngợi tinh thần cần cù lao động
sáng tạo của nhân dân, đề cao lòng nhân ái, khát vọng tự do, hạnh phúc, tinh
thần đoàn kết cộng đồng;
g) Nghề thủ công truyền thống;
h) Tri thức văn hoá dân gian bao gồm tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn
hoá ẩm thực, về thiên nhiên và kinh nghiệm sản xuất, về binh pháp, về kinh
nghiệm sáng tác văn nghệ (học thuật), về trang phục truyền thống, về đất,
nước, thời tiết, khí hậu, tài nguyên, về sông, biển, núi, rừng và các tri thức dân
gian khác.
4.2. HỆ THỐNG CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN
4.2.1. Khái niệm
Là một hệ địa sinh thái, được phân hoá ra trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng
hay một đai cao miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, kiểu
địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn về đại tổ hợp thổ nhưỡng – thực vật và có một
cấu trúc ngang bao gồm những dạng và diện địa lý đặc trưng cho cảnh
Các yếu tố cấu thành cảnh quan thiên nhiên
Vị trí địa lý
Địa hình
Khí hậu
Thuỷ văn
Thổ nhưỡng
Sinh vật
4.2.2. Hệ thống cảnh quan thiên nhiên nhìn từ một số góc độ
4.2.2.1. Nhìn từ góc độ vị trí địa lý
Vùng đất liền
Vùng biển
Vùng trời
4.2.2.2. Nhìn từ góc độ phân hoá lãnh thổ
1. Cảnh quan vùng đồi núi được hình thành trên nền đá vôi
Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn (Sapa, Tam Đảo, Bạch Mã, Bà Nà)

75
1. quan thiên nhiên được hình thành trên nền đất đỏ Bazan
Tây Nguyên và Đông Nam bộ: GiaLai, Kontum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình
Dương, Bình Phước)
Độ cao: 800-1000m so với mực nước biển
3.Cảnh quan vùng đồng bằng
- Sông Hồng (1,5 triệu ha): Đê, làng lúa, làng hoa, đình chùa Miếu Mạo, Lễ hội
- Sông Cửu Long: (4 triệu ha): Hệ thống Kênh rạch, Miệt vườn
4.Cảnh quan vùng biển
5.Cảnh quan vùng trời
c. Nhìn từ yếu tố khí hậu
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
Từ Bắc Đèo Hải Vân trở ra gồm mùa nóng và mùa lạnh
Từ Bắc Đèo Hải Vân trở vào gồm mùa mưa và mùa khô
4.2.2.3. Nhìn từ góc độ yếu tố khí hậu
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
Từ Bắc Đèo Hải Vân trở ra gồm mùa nóng và mùa lạnh
Từ Bắc Đèo Hải Vân trở vào gồm mùa mưa và mùa khô
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa có sự phân hóa đa dạng theo mùa, theo vĩ tuyến và theo độ cao
nên có ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức du lịch. Sự phân hóa của các loại khí hậu đã quy định
sự phát triển của các loại hình du lịch, vì vậy nước ta có tiềm năng khí hậu để phát triển các
loại hình du lịch của đới nóng và đới lạnh.
- Nhiệt độ trung bình từ 23 – 270C, lượng mưa từ 1.500 – 2.000mm, độ ẩm trên
80%, số giờ nắng gần 2.000 giờ/năm. Nhìn chung, khí hậu nước ta thích hợp với sức
khỏe của con người, thuận lợi cho hoạt động du lịch.
- Từ đèo Hải Vân trở ra Bắc có khí hậu á nhiệt đới, có mùa đông lạnh, mưa ít và mà
hạ nóng, mưa nhiều. Giữa mùa đông và mùa hạ là hai mùa chuyển tiếp xuân và thu. Với
đặc điểm này, khí hậu ở miền Bắc thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn quả và rau ôn
đới, cung cấp các sản vật ngôn hấp dẫn du khách.
- Từ đèo Hải Vân đến mũi Cà Mau nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình khaonrg 27
– 280C, có một mùa khô, một mùa khô, thuận lợi cho trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn
quả nhiệt đới, có thể khai thác cảnh quan, phát triển loại hình du lịch sinh thái nhân văn,
cung cấp các loại cây ăn quả nhiệt đới cho du khách.

76
- Khí hậu nhiều ánh nắng, nóng quanh năm, đặc biệt là ở các tỉnh duyên hải Nam Trung
Bộ, lượng mưa trung bình từ 1.000 – 1.200mm nên có điều kiện khí hậu thuận lợi cho hoạt
động du lịch tới 10 tháng trong 1 năm, nhất là hoạt động du lịch biển
- Khí hậu còn có sự phân hóa theo độ cao. Ở nước ta nhiều vùng núi có khí hậu mát mẻ
quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 15 – 23 0C, độ ẩm tuyệt đối trên 80%, lượng mưa
từ 1.500 – 2.000mm, sự dao động nhiệt độ giữa các mùa và giữa ngày – đêm thấp, cộng với
cảnh quan hùng vĩ, tươi đẹp, rất thích hợp với sức khỏe con người và thuận lợi cho phát triển
các loại hình tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
- Trở ngại chính ảnh hưởng tới du lịch: nước ta có nhiều bão, lũ lụt vào mùa
mưa tàn phá nặng nề các khu vực nó đi qua, đặc biệt là vùng duyên hải miền Trung,
gió mùa Đông Bắc vào mùa đông và một số hiện tượng thời tiết đặc biệt làm ngừng trệ
nhiều hoạt động du lịch.
4.2.2.4. Nhìn từ góc độ yếu tố thuỷ văn
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc: ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và
một số vùng khác.
- Hệ thống sông hồ có giá trị lớn về du lịch: tiêu biểu như hồ Tây (Hà Nội), hồ Hòa
Bình (Hòa Bình), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hệ thống hồ ở Đà Lạt (Lâm Đồng)…
- Việt Nam phát hiện được khoảng 400 nguồn nước khoáng tự nhiên, trong đó có
nhiều nguồn nước đã được đưa vào khai thác phục vụ mục đích du lịch, tiêu biểu như Kim
Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Mỹ Lâm (Tuyên Quang) và một số nguồn nước
khoáng ở các nơi khác như Yên Bái, Thanh Hóa, Vũng Tàu…
- Tuy nhiên nguồn nước của các hệ thống sông suối phân hóa rõ rệt theo mùa đã
gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động du lịch có liên quan mật thiết với điều
kiện thuận lợi nơi sông nước.
4.2.2.5. Nhìn từ yếu tố địa hình
Địa hình có ý nghĩa đặc biệt với du lịch. Các dạng địa hình nước ta có tiềm năng lớn
về du lịch chủ yếu là địa hình núi, địa hình Karst, địa hình bờ biển và địa hình hải đảo.
a. Địa hình núi
- Chiếm khoảng ¾ diện tích, chủ yếu là đồi núi, cao nguyên thấp, núi có độ cao
trên 2.000m chỉ chiếm 1% diện tích, trong đó có thể kể đến nhiều đỉnh núi cao, hùng vĩ
như Phanxipang (3.143m), Tây Côn Lĩnh (2.431m), Kiều liên Ti (2.403m), Putaka
(2.274m). Nơi đây có phong cảnh đẹp kỳ vĩ, khí hậu trong lành, mát mẻ, thuận lợi cho
phát triển các loại hình du lịch thể thao (leo núi, đi bộ, tham quan, nghiên cứu sinh
vật…).

77
- Có nhiều vùng núi có độ cao trên dưới 1.500m, lượng mưa và độ ẩm cao, khí
hậu mát mẻ, thuận lợi cho phát triển các loài thực vật cận nhiệt đới và các loài hoa. Ví
dụ: Tam Đảo, Sa Pa, Bạch Mã, Đà Lạt, Mộc Châu, Mẫu Sơn.
- Là nơi bắt nguồn của nhiều dòng suối và thác nước đẹp: bản Dốc, thác Mơ,
thác Bạc, thác Đầu Đẳng...
b. Địa hình Karst
- Kiểu địa hình này chiếm khoảng 60.000km2 tập trung chr yếu ở Việt Bắc, Tây
Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ với các dạng Karst hang động, Karst ngập nước và
Karst đồng bằng. Địa hình Karst tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn với hệ thống các
hang động, núi đá vôi… Ví dụ: Phong Nha (Quảng Bình), động Puông (VQG Ba Bể),
hang Cả, hang Hai, hang Ba (Ninh Bình), hang Thiên Cung, Sửng Sốt, Mê Cung (Hạ
Long), động Ngườm Ngao (Cao Bằng)…
c. Địa hình bờ biển
- Bờ biển nước ta dài khoảng 3.260km với nhiều cảnh quan phong phú, đa
dạng, có nhiều bãi tắm đẹp là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng
và vui chơi giải trí. Các bãi biển nổi tiếng: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải
Phòng), Sầm Sơn(Thanh Hóa), Văn Phong (Nha Trang), Vũng Tàu… Việt Nam đứng
thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các
bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ
Long và vịnh Nha Trang.
- Các bãi biển đẹp trải dài từ địa đầu đến nơi tận cùng của dải đất Việt Nam.
+ Biển Trà Cổ (thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh): bãi biển nơi đầu
hình chữ S của Tổ quốc.
+ Ðồ Sơn (Hải Phòng) bán đảo có các bãi tắm kề bên đồi thông.
+ Cát Bà (Hải Phòng) quần thể đảo và hang động trên biển với hệ động,
thực vật phong phú.
+ Hải Thịnh, Quất Lâm (Nam Ðịnh) nằm bên đồng bằng trù mật.
+ Tiền Hải, Ðồng Châu (Thái Bình) biển nơi ngã ba sông.
+ Sầm Sơn (Thanh Hóa), nơi có thể thưởng thức nhiều hải sản ngon.
+ Cửa Lò (Nghệ An) nước trong xanh, rợp bóng phi lao.
+ Thiên Cầm (Hà Tĩnh) biển xanh, sóng nhẹ.
+ Nhật Lệ (Quảng Bình) biển mát trên cát nóng Quảng Bình.
+ Cửa Tùng (Quảng Trị) một thời nơi đầu sóng ngọn gió.
+ Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) bãi biển thoải dưới chân đèo Hải Vân.
+ Non Nước, Bắc Mỹ An (Ðà Nẵng) soi bóng Ngũ Hành Sơn.

78
+ Cửa Ðại (Quảng Nam)
+ Sa Huỳnh, Mỹ Khê (Quảng Ngãi) náo nhiệt với những cuộc thi thể
thao trên bãi biển.
+ Hoàng Hậu, Hải Âu (Bình Ðịnh) biển của đất võ.
+ Mỹ Á, Bãi Bàng (Phú Yên) bãi biển thanh bình.
+ Ðại Lãnh, Dốc Lết, Hòn Chồng, Nha Trang (Khánh Hòa) biển đẹp,
được ví như Ðịa Trung Hải của Việt Nam.
+ Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận) bãi biển bên những tháp Chàm.
+ Mũi Né, Ðồi Dương (Bình Thuận) những dãy đồi cát thấp liền kề bờ
biển đẹp như tranh.
+ Bãi Trước, Bãi Sau, Nghinh Phong, Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu)
những bờ biển ngập nắng.
+ Ba Ðộng (Trà Vinh)dãi đồng bằng ven biển miền Tây Nam bộ.
+ Kiên Lương, Ba Hòn (Kiên Giang) một cảnh đẹp trong mười cảnh đẹp
của Hà Tiên.
+ Khai Long (xã Ðất Mũi, tỉnh Cà Mau) bờ biển nơi tận cùng của Tổ quốc.
d. Địa hình hải đảo
- Nước ta có hơn 3.000 nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó nhiều đảo có cảnh quan
đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch: Quan Lạn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát
Bà (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)…
e. Dạng địa hình ngoạn mục – các di tích tự nhiên
- Là những dạng địa hình có hình dạng đặc biệt, kỳ thú để con người có thể
tưởng tượng ra muôn hình vạn dạng, gây được sự quan tâm, hấp dẫn du khách như hòn
Chồng (Thanh Hóa), hòn Gà Chọi, Lã Vọng, Đũa (hạ Long), hòn Guốc (Cát Bà – Hải
Phòng), giếng Giải Oan (chùa Hương)…
- Khó khăn: các dạng địa hình Karst tập trung chủ yếu trong các khu vực cực kỳ khó
khăn về điều kiện giao thông, trong các hệ sinh thái nhạy cảm dễ bị phá vỡ. Vì vậy, khó
khăn lớn nhất trong khai thác các loại địa hình vào phát triển du lịch chính là việc vừa phát
triển mà vẫn đảm bảo sự bền vững của môi trường.
4.2.2.6. Nhìn từ yếu tố sinh vật
- Việt Nam nằm ở nơi gặp gỡ giữa các luồng di cư động – thực vật vì thế tài nguyên sinh vật rất
phong phú và đa dạng. Diện tích rừng che phủ ở nước ta khoảng 37% (2006), chủ yếu tập trung ở
Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Đã thống kê được hơn 800 loài cây gỗ, 332 loài thú, trên 1.000 loài chim và
330 loài bò sát, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Nước ta đã thành lập được 105 khu

79
bảo tồn thiên nhiên, bao gồm 27 vườn quốc gia, 44 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu
rừng văn hóa – lịch sử - môi trường.
- Tài nguyên sinh vật nước ta ngoài giá trị lớn về mặt môi trường còn có ý
nghĩa kinh tế, du lịch to lớn.
- Nước ta có nhiều hệ sinh thái trong đó có một số hệ sinh thái có giá trị tiêu
biểu phục vụ phát triển du lịch như:
+ Hệ sinh thái san hô: khoảng 1.500 loài, chiếm hơn 50% số loài san hô của
khu vực Thái Bình Dương và tương đương với khu vực giàu san hô khác của Tây Thái
Bình Dương. Ước tính Việt Nam có khoảng 400.000ha san hô. Các loại san hô của vùng
biển nước ta có khả năng tạo rạn khá cao và có nhiều loại rạn như: kiểu đáy cứng/đáy xốp
(vịnh Thái Lan), rạn niềm hở/kín/nửa kín (vien biển miền Trung), kiểu rạn nền và kiểu đảo
san hô vòng (vùng ngoài khơi). Đây là hệ sinh thái tạo phong cảnh đẹp thần tiên, kỳ thú; là
cơ sở tài nguyên phát triển loại hình du lịch lặc biển và tham quan bằng tàu đáy kính.
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển: nước ta có khoảng 250.000ha
rừng ngập mặn ven biển. Đây là hệ sinh thái có giá trị bảo vệ đa dạng sinh học cao và
môi trường đối với các vùng ven biển: Cát Bà, Cần Giờ…
+ Hệ sinh thái miệt vườn: Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp,
Thanh Hà, Lục Ngạn…
+ Hệ sinh thái núi cao: Ba Vì, Tam Đảo, Hoàng Liên…
+ Hệ sinh thái đầm lầy nội địa: vùng Đồng Tháp Mười, Kiên Giang
+ Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
+ Hệ sinh thái rừng khộp: VQG Yok Đôn, Easup (Đắc Lắc)
- Khó khăn: nguồn tài nguyên sinh vật tuy đa dạng và phong phú nhưng đang đứng trước
nhiều nguy cơ bị suy giảm về số lượng và chất lượng, nhất là khi các hoạt động du lịch có liên quan
trực tiếp đến sinh vật phát triển, nguy cơ này ngày càng được nhân lên.
Di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam:
- Cao nguyên đá Đồng Văn – công viên địa chất toàn cầu
- Vịnh Hạ Long
- VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
Các vườn quốc gia

Năm Diện tích


Vùng Tên vườn Địa điểm
thành lập (ha)

Trung du Bái Tử Long 2001 15.783 Quảng Ninh

80
Ba Bể 1992 7.610 Bắc Kạn

Vĩnh Phúc, Thái
và miền núi Tam Đảo 1986 36.883
Nguyên, Tuyên Quang
phía Bắc
Xuân Sơn 2002 15.048 Phú Thọ

Hoàng Liên 1996 38.724 Lai Châu, Lào Cai

Cát Bà 1986 15.200 Hải Phòng

Xuân Thủy 2003 7.100 Nam Định


Đồng bằng
Bắc Bộ Ba Vì 1991 6.986 Hà Nội

Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa


Cúc Phương 1966 22.200
Bình

Bến En 1992 16.634 Thanh Hóa

Pù Mát 2001 91.113 Nghệ An

Bắc Trung Vũ Quang 2002 55.029 Hà Tĩnh


Bộ
Phong Nha-Kẻ
2001 85.754 Quảng Bình
Bàng

Bạch Mã 1991 22.030 Thừa Thiên-Huế

Nam Trung Phước Bình 2006 19.814 Ninh Thuận


Bộ Núi Chúa 2003 29.865 Ninh Thuận

Chư Mom Ray 2002 56.621 Kon Tum

Kon Ka Kinh 2002 41.780 Gia Lai

Tây Nguyên Yok Đôn 1991 115.545 Đăk Lăk

Chư Yang Sin 2002 58.947 Đăk Lăk

Bidoup Núi Bà 2004 64.800 Lâm Đồng

Đông Nam Cát Tiên 1992 73.878 Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình

81
Phước

Bù Gia Mập 2002 26.032 Bình Phước


Bộ
Lò Gò Xa Mát 2002 18.765 Tây Ninh

Côn Đảo 1993 15.043 Bà Rịa-Vũng Tàu

Tràm Chim 1994 7.588 Đồng Tháp

Mũi Cà Mau 2003 41.862 Cà Mau

Tây Nam U Minh Hạ 2006 8.286 Cà Mau


Bộ
U Minh
2002 8.053 Kiên Giang
Thượng

Phú Quốc 2001 31.422 Kiên Giang

Khu bảo tồn thiên nhiên


Là vùng đất hay vùng biển đặc biệt được dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng
sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn
hoá và được quản lí bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác. Theo nghĩa
hẹp, khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh
cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên.

Năm Diện tích


Vùng Tên khu bảo tồn Địa điểm
thành lập (ha)

Trung du Đồng Sơn-Kỳ Thượng 2003 14.851 Quảng Ninh


và miền núi
Tây Yên Tử 2002 13.023 Bắc Giang
phía Bắc
Hữu Liên 8.293 Lạng Sơn

Núi Pia Oắc 10.261 Cao Bằng

Kim Hỷ 2003 14.772 Bắc Kạn

Thần Sa-Phượng
18.859 Thái Nguyên
Hoàng

Chạm Chu 2001 15.902 Tuyên Quang

82
Na Hang 22.402 Tuyên Quang

Bắc Mê 1994 9.043 Hà Giang

Bát Đại Sơn 2000 4.531 Hà Giang

Du Già 1994 11.540 Hà Giang

Phong Quang 1998 7.911 Hà Giang

Tây Côn Lĩnh 2002 14.489 Hà Giang

Văn Bàn 25.173 Lào Cai

Mường Tè 33.775 Lai Châu

Mường Nhé 1996 44.940 Điện Biên

Copia 11.996 Sơn La

Sốp Cộp 17.369 Sơn La

Tà Xùa 13.412 Sơn La

Xuân Nha 16.317 Sơn La

Nà Hẩu 16.400 Yên Bái

Hang Kia-Pà Cò 5.258 Hoà Bình

Ngọc Sơn-Ngổ Luông 15.891 Hoà Bình

Phu Canh 5.647 Hoà Bình

Thượng Tiến 5.873 Hoà Bình

Đồng bằng Tiền Hải 1994 3.245 Thái Bình


Bắc Bộ Vân Long 2002 1.974 Ninh Bình

Bắc Trung Bộ Pù Hu 23.028 Thanh Hóa

Pù Luông 16.902 Thanh Hóa

Xuân Liên 23.475 Thanh Hóa

83
Pù Hoạt 35.723 Nghệ An

Pù Huống 40.128 Nghệ An

Kẻ Gỗ 21.759 Hà Tĩnh

Bắc Hướng Hóa 25.200 Quảng Trị

Đakrông 37.640 Quảng Trị

Phong Điền 30.263 Thừa Thiên-Huế

Sơn Trà 3.871 Đà Nẵng

30.206
(Đà Nẵng)
Đà Nẵng và Quảng
Bà Nà-Núi Chúa 2.753
Nam
(Quảng
Nam)

Ngọc Linh 17.576 Quảng Nam


Nam Trung
Bộ Sông Thanh 79.694 Quảng Nam

An Toàn 22.545 Bình Định

Hòn Bà 19.164 Khánh Hòa

Krông Trai 13.392 Phú Yên

Núi Ông 24.017 Bình Thuận

Tà Kóu 8.468 Bình Thuận

Tây Nguyên Ngọc Linh 38.109 Kon Tum

Kon Cha Răng


15.446 Gia Lai
(Kon Chư Răng)

Ea Sô 24.017 Đắk Lắk

Nam Kar 21.912 Đắk Lắk

Nam Nung 10.912 Đắk Nông

84
Tà Đùng 17.915 Đắk Nông

Đông Nam Bình Châu-Phước Bửu 10.905 Bà Rịa - Vùng Tàu


Bộ Vĩnh Cửu 53.850 Đồng Nai

Láng Sen 5.030 Long An

Thạnh Phú 2.584 Bến Tre


Tây Nam Bộ
Ấp Canh Điền 363 Bạc Liêu

Hòn Chông 965 Kiên Giang

Khu bảo tồn loài

Năm thành Diện tích


Vùng Tên khu bảo tồn Địa điểm
lập (ha)[2]

Khu bảo tồn loài vượn Cao vít


2.261 Cao Bằng
Trùng Khánh

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh


Trung du Nam Xuân Lạc 1.788 Bắc Kạn
và miền núi
phía Bắc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh
2.010 Hà Giang
voọc mũi hếch Khau Ca

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế


20.293 Yên Bái
Tạo

Thừa Thiên-
Khu bảo tồn Hương Nguyên 10.311
Bắc Trung Huế
Bộ Khu bảo tồn Sao La Thừa Thiên- Thừa Thiên-
Huế Huế

Nam Trung
Khu bảo tồn Sao La Quảng Nam Quảng Nam
Bộ

Tây Khu bảo tồn Đắk Uy 660 Kon Tum

85
Khu bảo tồn sinh cảnh Ea Ral 49 Đắk Lắk
Nguyên
Khu bảo tồn Trấp Ksơ 100 Đắk Lắk

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung


791 Hậu Giang
Ngọc Hoàng
Tây Nam
Khu bảo tồn thiên nhiên vườn
Bộ 385 Bạc Liêu
Chim Bạc Liêu

Sân Chim đầm Dơi 130 Cà Mau

Rừng lịch sử - văn hóa - môi trường: Rừng văn hóa lịch sử môi trường hay khu bảo
vệ cảnh quan di tích lịch sử là khu vực gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm
mỹ tiêu biểu có giá trị văn hóa-lịch sử nhằm phục vụ các hoạt động văn hóa, du
lịch hoặc để nghiên cứu, bao gồm:
 Khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo.
 Khu vực có di tích lịch sử-văn hóa đã được xếp hạng.

Năm thành Diện tích


Vùng Tên Địa điểm
lập (ha)

Trung du Bản Dốc 566 Cao Bằng


và miền núi
Hồ Thăng Hen 372 Cao Bằng
phía Bắc
Lam Sơn 75 Cao Bằng

Núi Lăng Đồn 1.149 Cao Bằng

Khu rừng Trần Hưng


1.143 Cao Bằng
Đạo

Pắc Bó 1.137 Cao Bằng

Mường Phăng 935,88 Điện Biên

Đền Hùng 538 Phú Thọ

Núi Nả 670 Phú Thọ

86
Yên Lập 330 Phú Thọ

An toàn khu Định Thái


8728
Hoá Nguyên

Tuyên
Tân Trào 4.187
Quang

Tuyên
Kim Bình 210,8
Quang

Tuyên
Đá Bàn 119,6
Quang

Yên Tử 2.687 Quảng Ninh

Côn Sơn - Kiếp Bạc 1216,9 Hải Dương

K9 - Lăng Hồ Chí
200 Hà Nội
Minh

Đồng bằng Chùa Thầy 37,13 Hà Nội


Bắc Bộ
Vật Lại 11,28 Hà Nội

Hương Sơn 2.719,8 Hà Nội

Hoa Lư 2.985 Ninh Bình

Núi Chung 628,3 Nghệ An

Núi Thần Đinh 136. Quảng Bình


Bắc Trung Bộ
Rú Lịnh 270 Quảng Trị

Đường Hồ Chí Minh 5.680 Quảng Trị

Duyên hải Nam Nam Hải Vân 3.397,3 Đà Nẵng


Trung Bộ
Cù lao Chàm 1.490 Quảng Nam

Núi Bà 2.384 Bình Định

Quy Hòa- Ghềnh 2.163 Bình Định

87
Ráng

Vườn Cam Nguyễn


752. Bình Định
Huệ

Đèo Cả - Hòn Nưa 5.768,2 Phú Yên

Hồ Lắk 9.478,3 Đắk Lắk


Tây Nguyên Thác Đray Sáp – Gia
1.515,2 Đắk Nông
Long

Núi Bà Rá 1.056 Bình Phước

Căn cứ Đồng Rùm 32 Tây Ninh

Đông Nam Bộ Căn cứ Châu Thành 147 Tây Ninh

Căn cứ Chàng Riệc 9.122 Tây Ninh

Núi Bà Đen 1.545 Tây Ninh

Gò Tháp 289,8 Đồng Tháp

Xẻo Quýt 50 Đồng Tháp

Tức Dụp 200 An Giang


Đồng bằng
Trà Sư 37,13 An Giang
sông Cửu Long
Thoại Sơn 370,5 An Giang

Núi Sam 171 An Giang

Cụm đảo Hòn Khoai 621 Cà Mau

4.3. HỆ THỐNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ DU LỊCH


4.3.1. Khái niệm
Theo nghĩa rộng: toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia
vào khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hoá
thoả mãn nhu cầu của du khách trong chuyến hành trình của họ

88
Cả ngành du lịch và ngành khác (Đường sá, cầu cống, điện nước, bưu chính viễn
thông)
Theo nghĩa hẹp: Là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch
tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hoá
cung cấp làm thoả mãn nhu cầu của du khách
Bao gồm: Khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, phương tiện vận chuyển
Yêu cầu đối với Cơ sở Vật chất kỹ thuật Du lịch:
1. Mức độ tiện nghi
2. Mức độ thẩm mỹ: Thiết kế, hình thức bên ngoài, cách bố trí, sắp đặt, màu sắc
3. Mức độ vệ sinh: Tuyệt đối đảm bảo vệ sinh: cả ở bên trong và bên ngoài của cơ
sở dịch vụ
4. Mức độ an toàn
4.3.2. Một số cơ cở vật chất kỹ thuật cơ bản phục vụ du lịch
4.3.2.1. Nhà hàng
4.3.2.2. Cơ sở lưu trú
a. Khái niêm:
Là cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghi), dịch vụ ăn uống, dịch vụ
vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu lại qua đêm và thường
được xây dựng tại các điểm du lịch
b. Kinh doanh khách sạn:
Là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch
vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ, giải trí của họ tại các điểm
du lịch nhằm mục đích có lãi.
c. Sản phẩm của khách sạn:
Là tất cả những dịch vụ và hàng hoá mà khách sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với khách sạn lần đầu để đăng ký buồng tới khi
tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn
Sản phẩm khách sạn bao gồm:
Sản phẩm hàng hoá: là những sản phẩm hữu hình: thức ăn, đồ uống, đồ lưu niệm
Sản phẩm dịch vụ: (Sản phẩm dưới dạng phi vật chất hay vô hình bao gồm: Dịch vụ
chính: Là dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của
khách khi họ lưu lại khách sạn
Dịch vụ bổ sung: Thoả mãn nhu cầu thứ yếu.
* Đặc điểm của sản phẩm khách sạn:

89
- Mang tính vô hình
- không thể lưu kho
- mang tính cao cấp
Sản phẩm của khách sạn chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách hàng
Sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất nhất định
d. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn
- Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch
- Có vốn đầu từ lớn
- Đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn
- Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật (kinh tế, xã hội, tâm lý...)
e. Xếp hạng khách sạn trên thế giới: Dựa vào 4 yêu cầu cơ bản:
- Yêu cầu về kiến trúc khách sạn
- Yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi phục vụ trong khách sạn
- yêu cầu về cán bộ, công nhân viên trong khách sạn
- Yêu cầu về các dịch vụ và các mặt hàng phục vụ khách sạn
f. Một số loại hình cơ sở lưu trú ngoài khách sạn
- Motel: Đã xuất hiện ở Mỹ từ những năm 30 của thế kỷ XX. Đây đang là loại hình cơ
sở lưu trú đầy tiềm năng
Về vị trí địa lý: Nằm dọc ven đường quốc lộ hoặc ngoại ô thành phố
Cách thức thiết kế: motel là một quần thể những toà nhà được xây dựng không quá hai
tầng, được quy hoạch thành các khu sử dụng riêng biệt: khu lưu trú, khu bãi đỗ, khu
cung cấp dịch vụ bán xăng, sửa chữa, bảo dưỡng và cho thuê xe
Đối tượng khách: là những người đi lại sử dụng phương tiện vận chuyển là ôtô và mô
tô trên các tuyến đường quốc lộ
Sản phẩm do motel cung cấp chủ yếu là dịch vụ buồng ngủ (với hình thức tự phục vụ),
và các dịch vụ bổ sung truyền thống là: bán nhiêu liệu, bảo dưỡng xe, sửa chữa...
Làng du lịch: Xuất hiện ở Pháp vào năm 1947. Được xây dựng ở những nơi nghỉ
dưỡng, giàu tài nguyên thiên nhiên. Đây là một khu độc lập bao gồm những biệt thự
hay bungalow một tầng hay có kiến trúc gọn nhẹ và được xây dựng bởi những vật liệu
nhẹ mang tính địa phương. Trong làng du lịch người ta quy hoạch thành những khu
riêng biệt: khu lưu trú, khu ăn uống, khu bãi đỗ, khu thể thao.
Đối tượng: là những khách có khả năng chi trả cao.
Lều trại (Camping)

90
Là một loại hình cơ sở lưu trú nằm ở những nơi giàu tài nguyên thiên nhiên. Đặc trưng
của lều trại và được tạo nên bởi những vật liệu kém bền chắc, có tính di động cao và
thường được quy hoạch thành khu riêng biệt. Trong kinh doanh lều trại khách được
cung cấp những dịch vụ: nơi ngủ, ăn uống, nơi vui chơi thể thao...
g. Phân loại khách san:
Theo vị trí địa lý: City centre hotel, resort hotel, suburban hotel, highway hotel, airport
hotel
Theo mức cung cấp dịch vụ: Luxury hotel (5 sao), Full service hotel (4 sao), limited-service
hotel (3 sao), Ecomomy hotel (1-2 sao)

Tiêu chí phân loại cơ sở lưu trú du lịch


1.1. Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên,
đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách
lưu trú và sử dụng dịch vụ, bao gồm các loại sau:
a) Khách sạn thành phố (city hotel) là khách sạn được xây dựng tại các đô thị, chủ yếu
phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch;
b) Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) là khách sạn được xây dựng thành khối hoặc
thành quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) ở khu vực có cảnh quan
thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch;
c) Khách sạn nổi (floating hotel) là khách sạn di chuyển hoặc neo đậu trên mặt nước;
d) Khách sạn bên đường (motel) là khách sạn được xây dựng gần đường giao thông,
gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển và
cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.
1.2. Làng du lịch (tourist village) là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc
một số loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) và bãi cắm trại,
được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống
dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao
và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.
1.3. Biệt thự du lịch (tourist villa) là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du
lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ ba biệt thự du lịch trở lên
được gọi là cụm biệt thự du lịch.
1.4. Căn hộ du lịch (tourist apartment) là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách
du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ mười căn hộ du lịch trở
lên được gọi là khu căn hộ du lịch.
1.5. Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực đất được quy hoạch ở nơi có

91
cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và
dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.
1.6. Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết bị,
tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn
xếp hạng khách sạn.
1.7. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở
hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị,
tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng
của chủ nhà.  
1.8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch, ca-ra-van
(caravan), lều du lịch.
 2. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
Việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng
các loại cơ sở lưu trú du lịch do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố theo quy định của
Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
4.3.2.3. Khu vui chơi giải trí
Là một điểm yếu của du lịch nước ta, vừa thừa, vừa thiếu không đồng bộ. Ngoài một
số nơi đã được đầu tư xây dựng như : Khu biểu diễn cá heo ở Hạ Long, công viên
nước Hồ Tây – Hà Nội, công viên văn hoá đầm sen, Suối Tiên Thành phố Hồ Chí
Minh…Chúng ta còn thiếu những khu vui chơi giải trí đa dạng, được đầu tư thích đáng
để thoả mãn nhu cầu của du khách mà trước hết là khách du lịch nội địa trong những
ngày nghỉ cuối tuần.
Nói tóm lại, mặc dù mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và du lịch cũng mới thực
sự phát triển hơn một thập kỉ nhưng chúng ta đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật
chất, thiết bị hạ tầng để đáp ứng nhu cầu, hoạt động du lịch. Mặc dù còn những lĩnh
vực chưa đồng bộ, song chắc chắn sẽ được khắc phục để đảm bảo cho du lịch Việt
Nam phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước.
4.4. NGUỒN LỰC DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG
Cũng như mọi ngành kinh tế xã hội, hoạt động du lịch luôn gắn với yếu tố dân cư – lao
động. Nó là một nguồn lực chi phối trực tiếp đến hoạt động du lịch ở những điểm sau
đây :
Thứ nhất, tạo ra nguồn khách cho thị trường du lịch. Chúng ta biết rằng nhu cầu du
lịch là nhu cầu của con người, của cư dân trong xã hội. Nó phụ thuộc vào các yếu tố
như : mức sống, thời gian rỗi và phong tục tập quán của cư dân. Quốc gia nào có mức
sống cao, lượng thời gian nghỉ nhiều và du lịch trở thành tập quán phổ biến thì quốc

92
gia ấy có nhu cầu đi du lịch cao. Ngược lại, quốc gia nào mức sống thấp, số ngày nghỉ
ít và tập quán đi du lịch chưa trở thành phổ biến thì nhu cầu đi du lịch sẽ ít hơn. Điều
này nói lên ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố dân cư – lao động trong quá trình tạo ra
nguồn khách du lịch
Thứ hai, cung cấp nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch. Như chúng ta đã biết, hoạt
động du lịch đòi hỏi một lực lượng lao động rất lớn. Theo tỉ lệ thông thường, cứ mỗi
một khách du lịch đòi hỏi phải có 3 – 5 lao động phục vụ. Nguồn lao động này trực
tiếp hoạt động trong ngành du lịch. Vì vậy, nơi nào có dân số đông, nguồn lao động
dồi dào và có tay nghề cao, nơi đó sẽ thuận lợi để phát triển du lịch. Ngược lại, nơi nào
thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao động thiếu tay nghề sẽ gặp ít nhiều khó khăn
trong kinh doanh dịch vụ du lịch
Thứ 3, trực tiếp tạo ra môi trường du lịch tốt hay xấu. Đó chính là thái độ ứng xử của
cư dân tại tuyến điểm du lịch đối với du khách. Nơi nào có môi trường ứng xử tốt như
tôn trọng, chu đáo với khách, không quấy rầy du khách, niềm nở, ân cần với khách
hàng trong khuôn khổ pháp luật và thuần phong mĩ tục …thì nơi ấy sẽ gây được ấn
tượng tốt với du khách, tạo điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển. Ngược lại, nơi nào
môi trường ứng xử xã hội không tốt như nhũng nhiễu, bắt bí khách, thậm chí đánh lừa
khách, de doạ, ăn cắp bắt cóc thì gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút khách du
lịch.
Đi sâu vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, chúng ta thấy :
Dân số Việt Nam đông trên 80 triệu người, đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và đứng thứ 13
trên thế giới. Tốc độ gia tăng dân số nhanh. Vì vậy, tháp dân số trẻ. Do ảnh hưởng trực
tiếp từ quá trình phát triển kinh tế xã hội của những năm vừa qua kể từ khi chuyển
sang nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập quốc tế, đời sống, mức thu nhập của
nhân dân được nâng lên rõ rệt. Từ đó, một bộ phận cư dân có điều kiện để đi du lịch.
Đồng thời do sự hoạt động mạnh mẽ và có hiệu quả của các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách có
nhu cầu. Lẽ ấy, từng bước hình thành tập quán du lịch ở nước ta. Đặc biệt là dân cư ở
các thành thị. Cho đến nay cơ sở du lịch nội địa đã đạt được hơn 10 triệu lượt khách.
Đó còn chưa kể số lượng khách du lịch Việt Nam đi du lịch ở các nước, các vùng lãnh
thổ trên thế giới. Hai loại hình du lịch thu hút đông đảo khách nội địa là du lịch lễ hội
vào mùa xuân và du lịch biển vào mùa hè. Chỉ tính riêng lễ hội du lịch Chùa Hương
vào mùa xuân hàng năm đã thu hút hơn 70 vạn du khách cả nước. Du lịch biển Cửa Lò
vào dịp hè hàng năm đạt trên 10 vạn lượt khách. Như vậy, với một số lượng dân số
đông, mức thu nhập ngày càng được nâng cao đã tạo ra thị trường nhu cầu du lịch
ngày càng lớn, càng đa dạng để đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững ở nước ta.

93
b.Hơn thế nữa cũng xuất phát từ đặc điểm dân số đông, tháp dân số trẻ, cho nên lực
lượng lao động ở nước ta rất dồi dào để cung ứng cho hoạt động dịch vụ du lịch. Lực
lượng lao động này, ngoài một bộ phận nhỏ làm việc trong ngành du lịch, đa số còn lại
trực tiếp làm các dịch vụ vận chuyển, ăn uống, bán hàng lưu niệm, thẩm mỹ, tại các
điểm du lịch. Chính họ là đội quân đông đảo hỗ trợ cho các hãng lữ hành, khách sạn
hoàn thành mục tiêu của mình. Đồng thời tạo việc làm và thu nhập cho cư dân địa
phương có tuyến-điểm du lịch.
Nói tóm lại, xét từ yếu tố dân cư-lao động, nước ta có đầy đủ điều kiện để phát triển du
lịch bền vững. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải đào tạo và nâng cao tay nghề cho đội
ngũ làm nghề du lịch. Đồng thời phải nâng cao nhận thức về du lịch cho cộng đồng
dân cư, đặc biệt là cư dân có tuyến điểm du lịch để tạo ra môi trường du lịch ngày càng
tốt đẹp đối với du khách.
4.4.1. Khái niệm
C.Mác cho rằng: “khi nói đến lao động thì người ta trực tiếp bàn đến bản thân con
người”. Lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống con người, là một sự
tất yếu vĩnh viễn, là kẻ môi giới trong sự trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người.
Thông qua lao động mà con người khẳng định tư cách con người của mình. Lao động
là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị
tinh thần cho bản thân con người và cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng,
hiểu quả cao là điều kiện quyết định cho sự phát triển đất nước. Trong lĩnh vực du lịch,
là lĩnh vực kinh doanh cung cấp dịch vụ, vai trò của con người lại càng quan trọng.
Vậy chúng ta có thể hiểu: Lao động du lịch là bao gồm những người trực tiếp hoặc
gián tiếp tạo ra những sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của con người và nhu cầu
phát triển xã hội.
Họat động lao động trong các doanh nghiệp du lịch chủ yếu là lao động tạo ra
dịch vụ. Dịch vụ không có biểu hiện vật chất nên lao động tạo ra nó là lao động phi vật
chất.
Sản phẩm lao động trong kinh doanh du lịch là dịch vụ hàng hóa nhằm thỏa
mãn mọi nhu cầu của du khách. Giá trị sử dụng của các dịch vụ được thể hiện ngay
trong họat động phục vụ. Như vậy, các dịch vụ không tách rời người sản xuất ra
chúng, sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời cả về không gian và thời gian.
Đặc điểm này đã tạo ra một số hệ quả về kinh tế xã hội. Người tiêu dùng dịch vụ tiếp
xúc trực tiếp với người “sản xuất” ra chúng và xác định mối quan hệ giữa họ. Khách
du lịch trực tiếp đánh giá chất lượng của họat động lao động phục vụ. Chính vì vậy,
đánh giá chất lượng dịch vụ - chất lượng lao động du lịch của du khách mang tính
chất chủ quan.
4.4.2. Đặc điểm lao động trong ngành du lịch

94
Do đặc điểm của họat động kinh doanh du lịch, người lao động trong doanh
nghiệp du lịch có những đặc điểm riêng biệt:
- Lao động trong du lịch bao gồm lao động sản xuất vật chất và lao động sản xuất phi
vật chất, trong đó lao động sản xuất phi vật chất chiếm tỷ trọng lớn .
Ví dụ: Lao động sản xuất vật chất như nhân công nhà bếp
Lao động sản xuất phi vật chất như hướng dẫn viên du lịch, lễ tân,…
- Lao động trong du lịch có tính chuyên môn hóa cao.
Mức độ chuyên môn hóa của người lao động cao đòi hỏi người lao động có
trình độ kĩ năng, kĩ xảo cao. ở từng ngiệp vụ, chuyên môn như hướng dẫn viên, phục
vụ buồng, bếp, bar,… Tính chuyên môn hóa là nguyên nhân khiến cho một số họat
động phục vụ trong doanh nghiệp du lịch trở nên độc lập. Điều này dễ gây khó khăn
cho việc thay thế nhân lực một cách đột xuất, gây ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình
phục vụ.
- Thời gian làm việc của người lao động mang tính chất thời điểm, thời vụ, phụ thuộc
vào đặc điểm tiêu dùng. Giờ làm việc của người lao động thường bị gián đoạn và
tương ứng với thời gian đến và đi của du khách. Có lao động giờ làm việc kéo dài
24/24. Do vậy việc tổ chức lao động phải chia theo ca. Đặc điểm này làm cho lao động
trong doanh nghiệp du lịch vào mùa du lịch không có điều kiện tham gia các họat động
xã hội và làm ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của họ.
- Cường độ lao động không cao nhưng thường chịu áp lực tâm lí lớn và môi trường lao
động phức tạp. Đặc điểm này thể hiện rõ nét đối với những người lao động có quan hệ
trực tiếp với khách. Họ phải tiếp xúc với nhiều loại đối tương khách du lịch mà khách
du lịch lại có những đặc điểm tâm lí xã hội rất khác nhau. Điều này đôi khi dẫn đến
những tình huống nguy hiểm trong khi làm nhiệm vụ của người lao động.
- Lao động trong du lịch tương đối trẻ. Lao động nữ chiếm tỉ trọng lớn hơn lao động
nam, ngày nay, tỉ trọng này dần thay đổi với xu hướng tăng lên của lao động nam.
4.4.3. Yêu cầu lao động trong du lịch
1. Yêu cầu đạo đức nghề nghiệp: Nghề du lịch là nghề hấp dẫn mọi người, được hưởng
thụ những lợi ích kinh tế đăc biệt. Tuy vậy, lao động du lịch là lao động tương đối
“nặng”, đặc biệt là nghề hướng dẫn viên. Trên đường hành trình, người hướng dẫn
viên phải đối mặt với nhiều căng thẳng, phải có trách nhiệm với cuộc sống nhiều
người hay nói một cách hình ảnh là nghề “làm dâu trăm họ”. Do tính chất phức tạp của
công việc và sự chịu đựng căng thẳng về tâm lý nên khả năng chán việc rất cao. Điều
này đòi hỏi lao động trong ngành du lịch phải có lòng yêu nghề, sự trung thực và tính
kiên nhẫn.

95
2. Trình độ chuyên môn: Có nghiệp vụ, có kiến thức chuyên môn thành thạo và các
kiến thức về văn hóa xã hội, kinh tế. Phải có kiến thức về giao tiếp ứng xử quốc tế,
nắm vững tâm lí khách du lịch các nước để có cách phục vụ thích hợp. Đối với HDV
thì trình độ chuyên môn chính là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong công
việc. Có như vậy mới tạo được bản lĩnh nghề nghiệp khi đứng trước khách du lịch, sẵn
sàng trả lời mọi câu hỏi của khách đưa ra cung như mọi tình huống có thể xảy ra trong
cuộc hành trình.
3. Trình độ ngoại ngữ: Là một trong những kiến thức cơ bản của lao động du lịch. Nếu
thiếu ngoại ngữ thì không thể giao tiếp được với khách du lịch ngoài nước và khó lòng
mà hiểu biết được nhu cầu, sở thích của họ. Và khách rất vui mừng khi chúng ta nói
chuyện, giao tiếp với họ bằng ngôn ngữ của chính nước họ, họ có cảm giác một không
khí thân thiện như ở chính ngôi nhà của mình. Nước ta đang trong trong quá trình hội
nhập, là một trong những nước có tài nguyên phong phú để phát triển du lịch và là
điểm đến an toàn đối với khách du lịch. Viêc đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế vừa
quảng bá hình ảnh đất nước, vừa đem lại nhiều lợi ích kinh tế nên yêu cầu đặt ra là
phải đào tạo, hoàn thiện chuyên môn của đội ngũ lao động du lịch, trong đó phải kể tới
vấn đề ngoại ngữ. Có như vậy chúng ta mới có thể chủ động đón và phục vụ khách.
4.4.4. Nhiệm vụ của người làm du lịch
1. Thỏa mãn tối đa nhu cầu chính đáng của du khách
Sản phẩm du lịch là một sản phẩm mang cả tính hữu hình và vô hình. Nó có thể
tăng giá trị khi đáp ứng những nhu cầu nảy sinh tức thì của du khách. Do vậy, chiến
lược chung của ngành kinh tế du lịch là thỏa mãn càng nhiều nhu cầu của khách để thu
hút khách, tăng doanh thu. Tuy nhiên, do là con người, nhất là khi trở thành du khách
nên họ có không ít nhu cầu khác nhau. Có những nhu cầu lại xâm hại đến giá trị tài
nguyên hoặc thuần phong mĩ tục, an ninh chính trị, an toàn xã hội,… Những yêu cầu
đó là không chính đáng và người làm du lịch không được vì cái lợi trước mắt mà chấp
nhận, đáp ứng, bởi vì chính việc đáp ứng một cách mù quáng những yêu cầu đó sẽ dẫn
đến nhiều tác hại không lường trước được cho xã hội, cho doanh nghiệp và cho chính
bản thân người cung ứng đó.
2. Mang lại hiệu quả kinh tế một cách tối ưu
Mang lại hiệu quả kinh tế một cách tối ưu không phải hoàn toàn đồng nghĩa với
việc mang lại hiệu quả kinh tế một cách cao nhất. Du lịch là ngành có định hướng tài
nguyên rõ rệt. Kinh doanh du lịch là thỏa mãn cho khách hàng nhu cầu hưởng thụ một
thiên nhiên trong lành, hoang sơ. Thế nhưng, cho đến nay, thu nhập của những người
làm du lịch ở nước ta còn rất thấp so với giá trị thực của sản phẩm họ cung ứng. Vì
cạnh tranh, không ít doanh nghiệp thi nhau hạ giá sản phẩm, giảm chất lượng phục vụ,
bù lại cho khác hưởng nhiều tài nguyên hơn giá trị họ chi trả. Điều này dẫn đến sự suy

96
kiệt nhanh chóng của tài nguyên, có nghĩa là tài nguyên được khai thác không hiệu
quả.
3. Góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc
Trong kinh doanh du lịch, môi trường tự nhiên cũng như xã hội là tài sản chính
của người làm du lịch. Trên thực tế cho thấy, thông qua quá trình tiêu dùng sản phẩm
du lịch của du khách, nguồn tài nguyên, kể cả tự nhiên cũng như nhân văn, đang bị hao
mòn. Thiên nhiên bị xâm hại do sự có mặt thường xuyên của du khách. Xã hội cũng
đang bị biến đổi từng ngày do họat động du lịch. Khi đó, du lịch sẽ mất dần ý nghĩa.
Điều này có nghĩa là việc góp phần bảo mệ môi trường tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn
hóa, bảo vệ an ninh chính trị, an toàn xã hội,… đối với người làm du lịch không chỉ là
một yêu cầu chung chung mà phảo là trách nhiệm vì chính quyền lợi của chúng ta.
4.4.5. Một số nhóm lao động cơ bản trong du lịch
4.4.5.1. Nhóm lao động chức năng quản lý nhà nước về du lịch
Từ TW đến địa phương: Tổng Cục Du lịch, Sở Du lịch hay Sở Du lịch Thương Mại
các địa phương
Xây dựng chiến lược
Xây dựng quy hoạch, dự án
4.4.5.2. Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch
Nhóm những người làm đào tạo, làm trong những viện nghiên cứu về du lịch
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch
Yêu cầu: Đạo đức, trình độ
4.4.5.3. Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch
a. Quản lý chung của Doanh nghiệp Du lịch
Tổng Giám đốc, Giám đốc các DN Du lịch
Lao động trí óc đặc biệt
Lao động tổng hợp
b. Quản lý theo nghiệp vụ kinh tế:
- Kế hoạch đầu tư
- Tài chính kế toán
- Hành chính
- Quản trị nhân sự
c. Đảm bảo điều kiện kinh doanh của Doanh nghiệp Du lịch
Tạp vụ, bảo vệ, thợ điện nước

97
d. Trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách
Buồng, bàn, bếp, bar và đặc biệt là Hướng dẫn viên
4.5. ĐƯỜNG LỐI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
4.5.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước
4.5.2. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quan điểm
a) Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng
ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
b) Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng
điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định
thương hiệu và khả năng cạnh tranh.
c) Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch
quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.
d) Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội.
đ) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho
đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên
và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên
kết phát triển du lịch.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên
nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du
lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc,
cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.
Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát
triển.
b) Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 11,5 -
12%/năm.
- Năm 2015: Việt Nam đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 - 37
triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng

98
góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt
chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp
du lịch.
- Năm 2020: Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48
triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng
góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn
từ 3 đến 5; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch.
- Năm 2030: Tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.
3. Giải pháp
a) Phát triển sản phẩm du lịch
- Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ,
có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế;
phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương.
- Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và
hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo,
du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm
du lịch quốc gia; khu tuyến, điểm du lịch địa phương và đô thị du lịch.
- Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương
hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch:
+ Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch văn
hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
+ Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, gồm: Thành phố Hà
Nội, Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình,
Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan
thắng cảnh biển, du lịch văn hóa với các giá trị của nền văn minh lúa nước và các nét
sinh hoạt truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị, du lịch MICE.
+ Vùng Bắc Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan tìm hiểu các di
sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa -
lịch sử.
+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, gồm: Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn
hóa biển, ẩm thực biển.

99
+ Vùng Tây nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa khai thác các giá trị văn
hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên.
+ Vùng Đông Nam Bộ, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai,
Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng:
Du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái
biển, đảo.
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm: Long An, Đồng Tháp, An Giang,
Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền
Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh
thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE.
b) Phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
- Quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin, truyền
thông, năng lượng, cấp thoát nước, môi trường và các lĩnh vực liên quan đảm bảo đồng
bộ để phục vụ yêu cầu phát triển du lịch; hiện đại hóa mạng lưới giao thông công
cộng; quy hoạch không gian công cộng.
- Đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục
như hệ thống bảo tàng, nhà hát, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và cơ sở
giáo dục, đào tạo đủ điều kiện, tiện nghi phục vụ khách du lịch.
- Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảm bảo chất
lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, bao gồm hệ
thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ thông tin, tư
vấn du lịch, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, lữ hành, hướng dẫn; phương tiện và cơ
sở dịch vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch, cơ sở dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ
dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị và các mục đích khác.
c) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch
- Phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu
ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế.
- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật,
thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên; chuẩn hóa giáo
trình khung đào tạo du lịch.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng vùng, miền
trong cả nước; từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực
và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý du lịch và lao động có tay nghề cao.

100
- Đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo
theo nhu cầu của doanh nghiệp.
d) Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch
- Về phát triển thị trường khách du lịch:
+ Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch có khả
năng chi trả cao và lưu trú dài ngày.
+ Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ
dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm.
+ Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến từ Đông Bắc Á (Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Sing-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-
đô-nê-xi-a, Thái Lan, Úc); Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan); Bắc Âu; Bắc Mỹ (Mỹ,
Ca-na-đa) và Đông Âu (Nga, Ukraina); mở rộng thu hút khách du lịch đến từ các thị
trường mới: Trung Đông, Ấn Độ…
- Về xúc tiến quảng bá du lịch:
+ Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào
thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng
bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến, quảng bá
du lịch trong và ngoài nước với các hình thức linh hoạt theo từng thời kỳ, phù hợp với
các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư
và ngoại giao, văn hóa.
- Về phát triển thương hiệu du lịch:
+ Tập trung phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở phát triển thương
hiệu du lịch vùng, địa phương, thương hiệu doanh nghiệp du lịch và thương hiệu sản
phẩm du lịch; chú trọng phát triển những thương hiệu du lịch có vị thế cạnh tranh cao
trong khu vực và quốc tế.
+ Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và địa phương trong việc
xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch để đảm bảo tính thống nhất.
đ) Đầu tư và chính sách phát triển du lịch
- Nhà nước có chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo
nhân lực và xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch; có chính sách liên kết,
huy động nguồn lực để tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng
dịch vụ du lịch, hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch có tầm cỡ khu vực và
quốc tế.

101
- Ưu tiên tập trung đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc
gia, đô thị du lịch; các khu, tuyến, điểm du lịch thuộc các địa phương có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhưng có tiềm năng phát triển du lịch.
- Thực hiện chính sách phát triển bền vững; có chính sách ưu đãi đối với phát
triển du lịch sinh thái, du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm.
- Thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa, thu hút các nguồn lực cả trong
và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển nhân
lực và quảng bá, xúc tiến du lịch.
e) Hợp tác quốc tế về du lịch
- Tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương
và đa phương đã ký kết.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế, gắn
thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới.
- Mở rộng các quan hệ hợp tác song phương và đa phương, tranh thủ sự hỗ trợ
của các nước, các tổ chức quốc tế góp phần đẩy nhanh sự phát triển và hội nhập của du
lịch Việt Nam, nâng cao hình ảnh và vị thế du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.
g) Quản lý nhà nước về du lịch
- Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về du lịch và liên quan đến du lịch;
nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát
triển du lịch.
- Tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến
địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển; tăng cường phối hợp, liên kết giữa du lịch với
các ngành, lĩnh vực, giữa các vùng, miền, địa phương để phát triển du lịch.
- Thực hiện tốt công tác hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch
đảm bảo chất lượng và tính khả thi cao; Nhà nước tập trung quy hoạch và đầu tư phát
triển các vùng du lịch, các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du
lịch.
- Thực hiện việc thống kê, theo dõi, quản lý luồng khách và chỉ tiêu đối với du
lịch ra nước ngoài trong mối tương quan với việc không ngừng nâng cao chất lượng
hoạt động du lịch trong nước.
- Tăng cường áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành; đẩy mạnh hoạt động
kiểm tra, giám sát nhằm kiểm soát, duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; hình
thành hệ thống kiểm định, đánh giá và quản lý chất lượng ngành du lịch, qua đó tạo
môi trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành du lịch.

102
- Tăng cường phân cấp trong quản lý, đảm bảo vai trò quản lý vĩ mô của Nhà
nước, đồng thời tạo sự chủ động, năng động của doanh nghiệp và sự tham gia tích cực
của cộng đồng dân cư. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương
trong việc bảo đảm môi trường, văn minh du lịch, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại
các khu, điểm du lịch.
- Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực du lịch theo hướng cổ
phần hóa toàn bộ phần vốn nhà nước; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp du
lịch có tiềm lực và thương hiệu mạnh; chú trọng phát triển doanh nghiệp du lịch vừa
và nhỏ, đặc biệt là hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch ở vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào hoạt
động quản lý, kinh doanh du lịch; đào tạo nhân lực du lịch, nghiên cứu thị trường và
xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Đẩy mạnh nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí,
vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đề cao trách nhiệm
xã hội và môi trường trong mọi hoạt động du lịch.
4. Chương trình hành động
a) Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực quản lý nhà
nước về du lịch
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh những nội dung quy định của Luật Du
lịch và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
- Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật nhằm
thúc đẩy phát triển du lịch.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương tới địa
phương, trong đó hình thành tổ chức liên kết phát triển du lịch cấp vùng.
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành du lịch.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch
ở mọi cấp.
b) Hoạch định chiến lược phát triển du lịch trên các lĩnh vực
- Chất lượng phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam.
- Chiến lược marketing du lịch.
- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch.
c) Thực hiện quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.

103
- Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
- Quy hoạch và đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc
gia, đô thị du lịch.
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cấp tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
- Chương trình liên kết phát triển du lịch liên tỉnh, theo vùng và trong khu vực.
d) Triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển du lịch.
- Chương trình quản lý chất lượng du lịch.
- Chương trình nâng cao nhận thức du lịch và văn minh ứng xử du lịch.
- Chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.
- Chương trình hành động quốc gia về du lịch.
- Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia.
- Chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài
nguyên du lịch.
- Chương trình áp dụng tài khoản vệ tinh du lịch.
- Các đề án phát triển du lịch chuyên đề: Đề án phát triển du lịch biển, đảo và
vùng ven biển Việt Nam đến 2020; Đề án phát triển du lịch các tỉnh biên giới; Đề án
phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn.
- Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành du lịch.
4.6. NHỮNG CƠ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Có thể nói, trong hoạt động du lịch, những cơ hội như kỷ niệm các sự kiện lịch sử, tổ
chức các giải bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, quần vượt, điền kinh... tổ chức các cuộc
thi hoa hậu, người mẫu, thời trang, tổ chức các chương trình ca nhạc, các hội nghị, hội
thảo quốc tế là những cơ hội-thời cơ vàng để xúc tiến-quảng bá cho du lịch và tổ chức
các chương trình du lịch. Vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng
việc kỷ niệm các sự kiện lịch sử, các giải thể thao lớn, và các Festival... Và tranh thủ
sự đồng thuận của quốc tế để được tổ chức các trận chung kết bóng đá, bóng chuyền,
quần vợt, các giải thi hoa hậu, thời trang, các hội nghị hội thảo quốc tế. Ngoài những
lợi ích về nhiều mặt nó còn mang lại lợi ích trực tiếp cho hoạt động du lịch. Ví dụ, với
sự kiện kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, lượng khách du lịch trong nước
và quốc tế có mặt ở Điện Biên đã lên tới con số hàng chục vạn khách. Tất cả các khách
sạn ở thành phố Điện Biên đều sử dụng hết công suất. Hoặc giải chung kết bóng đá
châu Âu diễn ra ở Bồ Đào Nha đã thu hút hơn một triệu khách du lịch. Tất cả những số

104
liệu trên đây đều nói lên những cơ hội để phát triển du lịch cũng là một nguồn lực để
phát triển du lịch bền vững.
Do đặc điểm lịch sử và vị thế của nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc
tế, cho nên chúng ta rất có điều kiện để tạo ra các cơ hội-thời cơ cho phát triển du lịch.
Đặc biệt là kỷ niệm các sự kiện lịch sử, tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, phát
huy thắng lợi của SeaGames, tiếp tục đăng cai các giải thể thao của khu vực và châu
lục, hoặc các sự kiện giao lưu văn hóa. Đây là những tiềm năng to lớn để góp phần
phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
4.7. NGUỒN LỰC BÊN NGOÀI ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Trong xu thế hội nhập quốc tế, quan hệ song phương và đa phương giữa các quốc gia
tăng trưởng vượt bậc, nguồn lực bên ngoài-ngoại lực đã trở thành điều kiện khách
quan và vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội nói chung và phát triển du
lịch nói riêng. Nguồn lực bên ngoài chủ yếu bao gồm: Vốn, chuyển giao công nghệ, và
kinh nghiệm quản lý. Đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam,
những lĩnh vực trên càng trở nên cấp thiết. Trên thực tế, hơn một thập kỷ qua, kể từ
ngày đất nước đổi mới, ngành du lịch nước ta đã từng bước tranh thủ được nguồn lực
bên ngoài để phát triển du lịch Việt Nam. Nguồn vốn từ các nước đầu tư vào các dự án
du lịch ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực khách sạn tại
các vùng du lịch trọng điểm như ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, việc
chuyển giao công nghệ du lịch đã diễn ra nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.
Riêng kinh nghiệm quản lý du lịch từ các quốc gia có nền du lịch phát triển cũng đã
được ứng dụng vào Việt Nam qua các dự án đầu tư du lịch, hoặc qua các đợt khảo sát
học hỏi của các đoàn doanh nghiệp du lịch Việt Nam.
Trên đây là hệ thống các nguồn lực để phát triển du lịch bền vững. Mỗi một nguồn lực
như vậy có một vị trí riêng. Hệ thống di sản văn hóa và cảnh quan thiên nhiên giữ vai
trò tiền đề, mang tính tiềm năng để tạo ra tuyến điểm du lịch. Cơ sở vật chất-thiết bị hạ
tầng giữ vị trí “hậu cần”. Dân cư và lao động là yếu tố con người, giữ vị trí quyết định
đến tốc độ phát triển du lịch. Đường lối- chính sách phát triển du lịch giữ vị trí mở
đường. Và nguồn lực bên ngoài giữ vị trí khách quan ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động
du lịch. Tất cả tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo thành
nguồn lực đồng bộ cho phát triển du lịch bền vững của mỗi quốc gia.
Dựa vào các nguồn lực trên đây, ở tất cả các nước đều tiến hành quy hoạch, đầu tư,
xây dựng, các tuyến điểm du lịch theo nguyên tắc.
-Lấy các điểm di sản văn hóa hoặc các điểm cảnh quan thiên nhiên làm hạt nhân của
tuyến điểm du lịch

105
-Quy hoạch, thiết kế, hệ thống cơ sở vật chất-thiết bị hạ tầng đồng bộ với các điểm di
sản văn hóa, hoặc cảnh quan thiên nhiên để phục vụ du khách ăn nghỉ, đi lại, vui chơi
giải trí và các nhu cầu khác.
-Xác định nguồn lực cần có cho hoạt động du lịch tại điểm đã quy hoạch du lịch.
-Phân định các hạng mục và dự toán kinh phí cho từng hạng mục để chi vốn đầu tư.
Quy hoạch- đầu tư du lịch là một bộ phận trong tổng thể Quy hoạch- đầu tư phát triển
kinh tế- xã hội. Vì vậy nó gắn liền chặt chẽ với Quy hoạch- đầu tư phát triển kinh tế-
xã hội. Tuy nhiên Quy hoạch- đầu tư du lịch vẫn mang tính chuyên ngành rỏ rệt. Bởi
nguyên liêu của nó là di sản văn hóa và cảnh quan thiên nhiên. Mục tiêu của Quy
hoạch- đầu tư là tạo ra những tuyến-điểm du lịch hấp dẫn, độc đáo, trở thành các
thương hiệu để thu hút khách du lịch. Ví dụ từ các di sản văn hóa và cảnh quan thiên
nhiên như cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn, bản làng Mai Châu, Hạ Long, Phong Nha, khu
di tích Kim Liên...đã được tiến hành quy hoạch và đầu tư xây dựng để trở thành điểm
du lịch độc đáo, hấp dẫn ở nước ta. Nó khác với Quy hoạch- đầu tư ở các lĩnh vực
khác như Quy hoạch- đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, các vùng nông nghiệp...
Đây cũng là một trong những lý do giải thích vì sao Pháp lệnh du lịch đã khẳng định:
“Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc”
NỘI DUNG THẢO LUẬN
- Nguồn lực du lịch phát triển tại: Hà Nội, Bắc Ninh, Lào Cai
- Nguồn lực du lịch phát triển tại: Thành phố Huế, Thành phố Đà Nẵng và
Thành phố Hội An
BÀI TẬP
- Xây dựng những sự kiện độc đáo để thu hút khách du lịch
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu và phân tích hệ thống nguồn lực di sản văn hóa để phát triển du lịch?
2.Nêu và phân tích hệ thống nguồn lực cảnh quan thiên nhiên để phát triển du
lịch?
3.Nêu và phân tích hệ thống nguồn lực di sản văn hóa để phát triển du lịch?
4. Nêu và phân tích hệ thống nguồn lực dân cư-lao động để phát triển du lịch?
TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC
- Học liệu 1 từ trang 72 – 77
- Học liệu 7 từ trang 187 - 215
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong chương này, tác giả đã sử dụng chủ yếu các tài liệu sau:

106
1) TS. Trần Nhoãn (2005), Tổng quan du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
2) Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và Du lịch học, Nxb
Trẻ

CHƯƠNG 5 : DU LỊCH BỀN VỮNG


NỘI DUNG BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT
5.1. KHÁI NIỆM
Tại Hội nghị môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Rio De Janeiro
năm 1992, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho rằng: “ Du lịch bền vững là việc
phát triển các hoạt động du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc
bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển các hoạt động du lịch
trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm
thỏa mãn các nhu cầu kinh tế, xã hội, thẩm mĩ của con người trong khi đó vẫn duy trì

107
được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và
các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người’.
Hội đồng du lịch và Lữ hành quốc tế ( WTTC) – 1996 cho rằng: “ du lịch bền
vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm
bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.
Khoản 18, Điều 4, Luật Du lịch Việt Nam – 2005 cũng khẳng định: “ Du lịch
bền vững là việc đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp
ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”.
Dưới những góc độ nhận thức, lập trường khác nhau mà mỗi một tổ chức và
nhà nghiên cứu lại đưa ra những quan niệm khác nhau vè du lịch bền vững. Tuy nhiên,
dù ở góc độ nào, trên lập trường quan điểm nào thì các khía niệm đó cũng luôn luôn
hướng tới mục đích là đạt được sự cân bằng: cân bằng giữa quản lý và khai thác; cân
bằng giữa cung và cầu; giữa số lượng và chất lượng của kinh tế, xã hội và môi trường
thể hiện ở các khía cạnh sau:
Bền vững về kinh tế trong du lịch:
Có nghĩa là sự phát triển của ngành du lịch phải ổn định và lâu dài. Phải tạo ra
nguồn thu về ngoại tệ tương đối, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế xã hội,
lợi ích được đem đến cho cộng đồng, đặc biệt dân cư địa phương của điểm, khu du lịch
đó. Bởi khi hoạt động du lịch được tổ chức và diễn ra mà không quan tâm đến lợi ích
của cộng đồng dân cư địa phương điều đó đồng nghĩa với việc không có lý do để họ
bảo vệ những giá trị tài nguyên tự nhiên, nhân văn mà khách du lịch muốn tìm hiểu.
Một khi mức sống của người dân địa phương được cải thiện thông qua hoạt động du
lịch thì họ sẽ có mọi lý do để bảo vệ nguồn thu nhập của mình bằng việc bảo vệ tài
nguyên tự nhiên, bảo vệ tài nguyên nhân văn. Đồng thời việc chia sẻ công bằng lợi ích
từ hoạt động du lịch cũng chính là cách tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng
cao chất lượng cuộc sống của cư dân bản địa, và góp phần tăng trưởng kinh tế cho
những địa phương nghèo nàn.
Bền vững về tài nguyên và môi trường du lịch:
Du lịch là ngành có định hương tài nguyên rõ rệt và có mối quan hệ mật thiết
với môi trường. Vì thế bền vững về tài nguyên và môi trường chính là sử dụng các tài
nguyên ấy không được vượt quá khả năng tự phục hồi của nó; tài nguyên ấy vẫn đáp
ứng được nhu cầu cho phát triển của hoạt động du lịch ở hiện tại nhưng đồng thời
không được làm khả năng tái tạo trong tương lai bị suy yếu. Để tài nguyên ấy vẫn có
đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.
Bền vững về mặt xã hội – văn hóa:
Số liệu điều tra của Tổ chức Du lịch Thế giới cho biết, hơn 80% người đi du
lịch nhằm mục đích để tìm hiểu các giá trị văn hóa độc đáo, khác biệt với nền văn hóa
của họ. Họ muốn được xem và hưởng thụ những giá trị văn hóa đích thực, sống động ở

108
cuộc sống của người dân bản địa. Chính vì thế bền vững về văn hóa xã hội là khai thác
các giá trị của tài nguyên nhân văn để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch hiện tại song
không làm tổn hại hay suy thoái các giá trị văn hóa truyền thống ấy, nhằm để lại cho
các thế hệ mai sau.
5.2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
Mục tiêu của du lịch bền vững theo Inskeep ( 1990 ) là: (I) Phát triển, gia tăng
sự đóng góp của du lịch vào nền kinh tế và môi trường; (II) Cải thiện tính công bằng
xã hội trong phát triển; (III) Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa;
(IV) Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách; (V) Duy trì chất lượng môi trường. [ Du
lịch bền vững – Nguyễn Đình Hòe ].
Hội đồng khao học thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam (năm 2005) đưa ra 12
mục tiêu trong chương trình du lịch bền vững bao gồm:
Mục tiêu 1: Hiệu quả kinh tế: Phát triển du lịch bền vững lằ nhằm đảm bảo tính
hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh, để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả
năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và lâu dài.
Mục tiêu 2: Sự phồn thịnh cho địa phương. Theo mục tiêu này thì cần phait tăng
cường tối đa đóng gopf của du lịch đối với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế
địa phương tại các điểm du lịch, khu du lịch. Từ đó tạo cho nền kinh tế địa phương
được phát triển.
Mục tiêu 3: Chất lượng việc làm. Chất lượng việc làm ở đây không chỉ cần
riêng cho ngành du lịch mà còn cần cho tất cả các ngành nghề khác. Do đó cần phải
tăng cường về số lượng và chất lượng việc làm tại địa phương do ngành du lịch đào
tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ, không có sự thiên vị đối với những người hoạt
động trong ngành. Tất cả đều bình đẳng và có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình.
Mục tiêu 4: Công bằng xã hội. Cần phải có sự phân phối công bằng về lợi ích
kinh tế và xã hội thu được trong khu du lịch. Điểm du lịch đó.
Mục tiêu 5: Sự thỏa mãn của khách du lịch. Sự thỏa mãn của khách du lịch là
điều kiện để du lịch phát triển. Khi du khách hài long với một điểm du lịch, hay một
khu du lịch thì có nghĩa là khả năng họ quay lại lần sau sẽ cao hơn. Để làm hài long
khách du lịch thì phải cung cấp những dịch vụ du lịch an toàn, đảm bảo chất lượng
cao. Đồng thời cũng không được phân biệt đối xử với khách về mặt giới tính, chủng
tộc, thu nhập…
Mục tiêu 6: Khả năng kiểm soát của địa phương. Vai trò kiểm soát hoạt động
du lịch của địa phương cũng rất quan trọng trong quá trình phát triển của một điểm du
lịch, một khu du lịch. Do đó muốn phát triển du lịch bền vững thì phải thu hút và trao
quyền cho cộng đồng cư dân địa phương. Đồng thời phải xây dựng kế hoạch và đề ra

109
những quyết định về quản lý và phát triển du lịch. Bên cạnh đó sẽ có sự tham khảo tư
vấn của các bên liên quan.
Mục tiêu 7: An sinh cộng đồng. Phát triển du lịch bền vững là nhằm mục tiêu
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương tại điểm du lịch nói riêng và
đối với tất cả mọi người dân nói chung. Cần duy trì và tăng cường chất lượng cuộc
sống của người dân địa phương.
Mục tiêu 8: Đa dạng văn hóa. Để đa dạng văn hóa của địa phương thì cần phải
tôn trọng và tăng cường giới thiệu các di tích lịch sử, giới thiệu về văn hóa của dân
tộc, những truyền thống và bản sắc đặc biệt của cộng đồng dân cư địa phương tại các
điểm du lịch. Để những nét văn hóa đặc trưng ấy không bị mất đi và luôn được bảo tồn
một cách đa dạng và đúng bản sắc của dân tộc.
Mục tiêu 9: Thống nhất về tự nhiên. Cần nhận thức được cảnh vật cả ở nông
thôn cũng như thành thị phải được duy trì nguyên hiện trạng, song song với đó là việc
nâng cao chất lượng của môi trường cảnh vật tự nhiên tại địa phương đó.
Mục tiêu 10: Đa dạng sinh học. Du lịch bền vững còn với một mục tiêu là làm
đa dạng sinh học. Vấn đề hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi trường sống
của sinh vật hoang dã và giảm thiểu thiệt hại đối với các yếu tố này.
Mục tiêu 11: Hiệu quả của các nguồn lực. Cần phải giảm mức sử dụng những
tài nguyên quý hiếm và không thể tái tạo được trong việc phát triển và triển khai các
cơ sở vật chất và phương tiện, dịch vụ du lịch.
Mục tiêu 12: Môi trường trong lành. Có nghĩa cần phải quan tâm nhiều hơn tới
môi trường tại điểm, khu du lịch để giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn
nước, đất…
5.3. SỰ KHÁC NHAU GIỮA DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ DU LỊCH ĐẠI CHÚNG
Du lịch đại chúng không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo
tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể
phá huỷnhanh chóng các môi trường nhạy cảm. Và kết quả là có thể phá huỷ hoặc làm
thay đổi một cách không thểnhận ra được các nguồn lợi và văn hoá mà chúng phụ
thuộc vào. Ngược lại, Du lịch bền vững thì được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc
bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá, bảo
tồn nguồn lợi tựnhiên và giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phương. Du lịch bền
vững có thể tạo ra một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích
được nằm lại với cộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trịvăn hoá
của vùng được bảo vệ. Trong nhiều trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trong
quá khứ có thể mang đến những tác động xấu đến bảo tồn biển do việc thiếu các điều
khiển quản lý và cơ chế lập kế hoạch hiệu quả. Ngược lại, du lịch bền vững có những
kế hoạch được suy nghĩ cẩn thận để giảm thiểu các tác động xấu của du lịch, đồng thời
còn đóng góp vào công tác bảo tồn và sức khoẻ của cộng đồng về cả mặt kinh tế và xã

110
hội. Du lịch bền vững cũng tạo ra lợi nhuận như du lịch đại chúng, tuy nhiên cộng
đồng địa phương được hưởng nhiều hơn từlợi tức đó, và các nguồn lợi tài nguyên thiên
nhiên và văn hoá của vùng được bảo vệ. Trong một sốtrường hợp, các hoạt động du
lịch đại chúng trước đây đã gây ra những đe doạ cho bảo tồn biển do thiếu các
cơchếquản lý và các kế hoạch hiểu quả.
Ngược lại, du lich bền vững cân nhắc tìm kiếm để giảm thiểu đến mức tối thiểu các tác
động xấu của du lịch, trong khi đóng góp cho bảo tồn và các giá trị tốt cho cộng đồng
địa phượng, cả về kinh tế và xã hội. Du lịch đại chúng không cung cấp nguồn quỹ tài
trợ cho cả các chương trình bảo tồn lẫn cộng đồng địa phương bảo vệvùng tránh khỏi
những hoạt động và phát triển mà có thểgây hại đến cảnh đẹp tự nhiên của vùng.
Những cơ hội và các đe doạ có thể chỉ được điều khiển thông qua du lịch bền vững đã
được lập kếhoạch và quản lý cẩn thận.
 Du lịch đại chúng
1. Có một mục đích: lợi tức
2. Thường không được lập kếhoạch từtrước; “chỉ đến lúc xảy ra”
3. Định hướng đến du khách
4. Điều khiển bởi các nhóm bên ngoài
5. Tập trung làm giải trí cho du khách
6. Không ưu tiên cho bảo tồn
7. Không ưu tiên cho cộng đồng
8. Phần lớn lợi tức được đưa vềcho các nhà điều hành và đầu tưtừbên
ngoài
 Du lịch bền vững
1. Được lập kếhoạch với 3 mục đích: lợi tức, môi trường và cộng đồng (3
chân)
2. Thường được lập kếhoạch trước cùng với sựtham gia của các bên liên
quan
3. Định hướng đến địa phương
4. Do địa phương điều khiển, ít nhất là một phần
5. Tập trung vào các kinh nghiệm giáo dục
6. Bảo tồn nguồn lợi tựnhiên được xem là ưu tiên
7. Đánh giá văn hoá địa phương là ưu tiên
8. Có nhiều lợi tức được để lại cho cộng đồng địa phương và KBTB
5.4. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH BỀN VỮNG
5.4.1. Đối với môi trường
Du lịch bền vững được trông đợi là phương pháp hữu hiệu để bảo vệ mội trường so
với cách làm du lịch thông thường, vì được áp dụng các biện pháp dài hạn, hạn chế

111
đến mức tối đa sự tàn phá môi trường tự nhiên đến từ con người vì con người là nhân
tố chính trong du lịch.
Du lịch bền vững trú trọng việc bảo vệ và khôi phục những khu vực tài nguyên
bị xâm hại từ trước, trả lại cho thiên nhiên vẻ nguyên sơ của nó, các khu vực phục vụ
du lịch sẽ được cấu trúc lại, tránh đưa khách tới những vùng tự nhiên dễ bị tổn thương,
phòng hộ.
Du lịch bền vững không chỉ hành động bằng việc trực tiếp hạn chế, ngăn cản sự
xâm hại tới môi trường, để công việc phát triển bền vững được bền vững đúng nghĩa
các địa phương còn thực hiện nâng cao nhận thức của dân cư bản địa thông qua việc
giáo dục, tuyên truyền biến những người địa phương thành nhân tố chính trong việc
bảo vệ môi trường.
Bản thân những nhà kinh doanh, người làm du lịch cũng được nâng cao nhận
thức trong cách làm, tuân thủ những quy định, những mô hình kinh doanh du lịch bền
vững, qua đó ngăn chặn nguy cơ xâm hại tới môi trường ngay từ gốc rễ của vấn đề.
5.4.2. Đối với văn hóa
Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh và phát
triển du lịch, du lịch bền vững hướng tới việc bảo tổn và phát huy văn hóa một cách tối
ưu. Văn hóa là một thế mạnh trong kinh doanh du lịch đối với các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam nhưng đây cũng là mối lo ngại bởi lợi nhuận từ du lịch có thể
làm những giá trị văn hóa truyền thống bản địa bị biến tướng, phát triển du lịch bền
vững sẽ loại bỏ nguy cơ đó.
Mọi chương trình khai thác văn hóa để phục vụ kinh doanh du lịch sẽ được điều
chỉnh lại cho phù hợp và giảm khả năng ảnh hưởng tới yếu tố truyền thống nhất. Sự
khai thác quá mức hoặc sự biến tấu những giá trị truyền thống sẽ bị ngăn chặn, một
chương trình, kế hoạch hoạt động, kinh doanh sẽ được thiêt lập nhằm đưa việc khai
thác vào khuôn khổ tạo tiền đề cho việc quản lý và bảo tồn được hiệu quả.
Vai trò của du lịch bền vững đối với văn hóa mang tính chất bảo tồn và lưu giữ
nhiều hơn là phát huy tối đa các giá trị của nó cho việc kinh doanh, ban đầu lợi nhuận
hoặc hiệu quả kinh doanh có thể bị chững lại do phương pháp kinh doanh được quy
hoạch lại, nhưng lợi ích lâu dài của nó là vô cùng to lớn, nó lưu giữ lại những giá trị
truyền thống của địa phương, bảo tồn những giá trị truyền thống cho khỏi mai một, đó
là vai trò lớn nhất của du lịch bền vững đối với văn hóa.
5.4.3. Đối với cư dân bản địa
Du lịch bền vững đóng góp vai trò quan trọng đối với cư dân bản địa, nơi mà du
lịch bền vững được thực hiện, cuộc sống của họ được đảm bảo về mọi mặt, không dư

112
thừa nhưng đủ. Về mặt kinh tế họ được tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch
một cách có tổ chức, đảm bảo cho họ một cuộc sống ổn định.
Môi trường sống của họ được đảm bảo bởi những chương trình hành động vì
môi trường, mọi nguy cơ xâm hại tới môi trường tự nhiên đều bị ngăn chặn, ngay bản
thân họ cũng phải trở thành những người đi đầu trong việc bảo vệ môi trường sống của
mình, đó là cách để bảo vệ nguồn thu nhập của chính họ.
Giáo dục là vấn đề được đẩy mạnh, những cư dân bản địa được hưởng sự giáo
dục sâu rộng hơn vì họ sẽ được đào tạo những kiến thức về du lịch bền vững đối với
mọi vấn đề liên quan tới du lịch và tới cuộc sống. họ sẽ được dạy cách làm việc, dạy
cách bảo vệ môi trường, dạy cách kinh doanh…
Truyền thống của họ sẽ được bảo lưu và truyền bá, bởi du lịch bền vững nhắm
đến bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của cư dân bản địa, con cái họ sẽ được
tiếp thu những di sản của tổ tiên một cách đầy đủ và có cơ hội để quảng bá nó thông
qua hoạt động kinh doanh du lịch.
5.4.4. Đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch khi tham gia vào chương
trình phát triển du lịch bền vững được đảm bảo một sự ổn định trong kinh doanh,
nhưng họ phải tuân thủ những quy định được đề ra để đảm bảo quy trình không bị phá
vỡ.
Cũng giống như cư dân bản địa việc kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ gặp
không ít khó khăn lúc ban đầu vì lối kinh doanh chộp giật sẽ bị bãi bỏ, lộ trình sẽ được
đề ra theo hướng lâu dài, có thể lợi nhuận trước mắt sẽ không cao nhưng về lâu dài thì
tương lai của họ sẽ được đảm bảo.
Du lịch bền vững mang lại những hiệu quả kinh tế theo hướng lâu dài, có nghĩa
lợi nhuận sẽ không tới một cách nhanh chóng, nhưng khi đã có lợi nhuận thì sẽ là rất
lớn, kinh doanh du lịch là một ngành dịch vụ, có nghĩa nó phụ thuộc hoàn toàn vào tự
nhiên, con người là nhân tố quyết định sự tồn tại dài hay ngắn của công việc kinh
doanh đó, Du lịch bền vững là phương pháp giúp cho công việc kinh doanh của con
người được kéo dài hơn.
5.5. CÁC BIỆN PHÁP TỰ ĐIỀU CHỈNH NHẰM ĐẠT ĐẾN DLBV
 Hoạt động tiếp thị
Cung cấp những thông tin về du lịch một cách đầy đủ và chân thực như các loại tài
nguyên thiên nhiên và văn hoá của một điểm hay một khu du lịch để từ đó du khách
biết được những vấn đề cần tránh khi tham quan
 Phát triển một chính sách tiêu thụcó ý nghĩa môi trường

113
Tránh các sản phẩm sản xuất từ các nguyên liệu gây nguy hại cho môi trường (thú
nhồi bông, thịt thú rừng, đồ lưu niệm làm bằng san hô...). Chỉ mua những thứ thật sự
cần và nên ở dạng hàng rời.
Tránh các hàng hoá quá nhiều bao bì.
Mua các sản phẩm tái chế hoặc có thể tái chế.
Mua các sản phẩm chất lượng tốt, dùng bền, có thể sửa chữa.
Mua các sản phẩm địa phương
 Quản lý năng lượng
Các tổ chức du lịch đặc biệt là nhà hàng khách sạn thường sử dụng nhiều năng lượng.
Do đó, cần tính toán việc sử dụng như thế nào để tiết kiệm được năng lượng càng
nhiều càng tốt.
• Tiết kiệm nước
Đối với điểm du lịch, việc tiêu thụ nước hàng năm rất lớn. Nước được dùng trong việc
tắm gội, giặc giũ, bơi lội hay nấu ăn thậm chí là nước phục vụ cho tưới tiêu. Vì vậy,
việc sử dụng nước một cách tiết kiệm và luôn giữ cho nguồn nước sạch sẽkhông
những góp phần làm trong sạch môi trường, ngăn ngừa được một số bệnh truyền
nhiễm mà còn có hiệu quảrất cao về mặt kinh tế.
 Quản lý chất thải
Kiểm kê chất thải trong khu du lịch lượng thải hàng năm các loại chất thải. Kiểm kê
chất thải trong khu du lịch, lượng thải hàng năm, các loại chất thải cần xử lý.
Tìm cách giảm đối đa lượng rác thải, đồng thời tăng cường tái chế, sửdụng lại để điểm
du lịch ngày càng vệ sinh hơn và có ý nghĩa kinh tế trong kinh doanh du lịch.
Xây dựng chương trình hành động “ít xả thải”, “cái gì mang vào sẽ được mang ra”.
• Giao thôngvận tải
Để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách thì các phương tiện giao thông vận tải công
cộng phải được tăng cường như: xe ngựa, đò, thuyền...nhưng cần chú ý đến việc tiết
kiệm năng lượng và bảo vệ được môi trường.
• Đào tạo
Cần phải chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ-nhân viên về vấn đề phòng chống những
tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường, đồng thời đưa ra các chương trình
tìm hiểu về đặc trưng thiên nhiên, văn hoá của từng địa phương cụ thể. Để qua đó, bộ
phận này có thể tuyên truyền đến du khách nhằm giúp họ ý thức được vấn đề bảo vệ
những tài nguyên du lịch hiện có nhằm thúc đẩy du lịch bền vững.
• Giáo dục và thông tin du lịch
Để giúp du lịch phát triển một cách bền vững thì bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi cá
nhân kinh doanh du lịch phải đặc biệt chú trọng và quan tâm đến vấn mỗi cá nhân kinh
doanh du lịch phải đặc biệt chú trọng và quan tâm đến vấn đề giáo dục, thông tin,
tuyên truyền cho du khách. Bởi vì, du khách là thành phần có ảnh hưởng trực tiếp đến

114
du lịch bền vững. Sử dụng các biện pháp can thiệp trong những tình huống cần thiết
nhằm bảo vệ đối tượng du lịch
Điều tiết lượng du khách để không vượt qua khả năng tải:
- Đóng cửa hoàn toàn một điểm tham quan (đền ,chùa...).
- Đóng cửa một phần điểm tham quan (vườn cây, một số phòng hay một nơi nào
đó), mở cửa luân phiên giữa các phần đóng cửa tạm thời
- Thống kê số lượng khách mỗi ngày
- Tổ chức các hình thức hoạt động đặc biệt để giãn khách
- Làm lệch kỳ nghỉ củacáctrường học
- Xây dựng lối đi qui định (có mũi tên chỉhướng) để kiểm soát hành vi du
- khách và đỡ mất thời gian của khách
- Bảo vệ di tích, đối tượng du lịch
- Chỉ bê tông hoá đường đi những chỗ cần thiết.
- Làm rào chắn quanh những chỗ cần bảovệ (cây cổ, điểm khảo cố,tượng cổ...)
- Làm di tích giả để bảo quản di tích thật.
- Lập hồ sơ cổ vật để có cơ sở nhận lại khi mất trộm.
- Thiết kế hệt hống camera theo dõi và hệthống báo động để bảo vệcác mục tiêu
cần thiết.
- Qui định cấm hay hạn chế các mặt hàng lưu niệm như thú nhồi bông, san hô,
phong lan...
- Qui định trọng lượng hải sản (loài cần bảo vệ) mà một du khách có quyền mang
ra khỏi khu du lịch khỏi khu du lịch.
- Qui định về hạn chếcông suất tàu thuyền, tải trọng của xe cơ giới, độ sáng của
đèn pha và âm lượng còi, khuyến khích các phương tiện thô sơ.
- Kiểm soát đốt lửa, cắm trại, bẻcành, chặt cây, khắc chữvào di tích...
- Thiết lập hệ thống đặt cọc bao bì đồuống và thực phẩm để người sử dụng có
trách nhiệm quản lý rác thải.
- Thiết lập hệ thống thu gom rác và phương tiện để du khách bỏrác trong điểm du
lịch.
- Kiểm soát nhà hàng, khách sạn
- Qui định về thu gom và xử lý chất thải.
- Các biện pháp tiết kiệm tài nguyên (nước, năng lượng, vật liệu), xây dựng tiêu
chuẩn “sao xanh” cho khách sạn kinh doanh ít gây hại cho môi trường.
- Vệsinh (chỗ lưu giữ và chế biến thực phẩm, phòng ăn, hệ thống vệ sinh trong
phòng nghỉ và trong khách sạn, chất lượng nước sinh hoạt, chất lượng lương
thực, thực phẩm). Có bác sĩ, nhân viên y tế, cơ sơ y tế...nhận các nhiệm vụ bảo
vệ sức khoẻ cho du khách và thường xuyên kiểm tra chất lượng thực phẩm của
khách sạn. Xem coi có chó, mèo, gia súc thảrông không.

115
5.5. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP (DLBV Ở SAPA)
5.5.1. Môi trường
Mặc dù đã có những bước tiến triển trong việc bảo vệ môi trường nhưng với
lượng khách du lịch quá lớn cũng như ý thức của người dân chưa cao nên môi trường
ở Sapa vẫn còn một số mặt hạn chế:
Về cảnh quan thiên nhiên, trước đây Sapa được người Pháp phát hiện và xây
dựng nên trung tâm nghỉ mát dành cho các quan chức người Pháp, hệ thống hạ tấng
được họ xây dựng hiện đại nhưng lại không phá đi cảnh quan tự nhiên, hệ thống biệt
thự của họ được xây dựng hoàn toàn phù hợp với cảnh quan thiên nhiên tại Sapa. Hiện
nay do nhu cầu về nhà ở rât lớn nhất là các khách sạn phục vụ du lịch nên việc xây
dựng hạ tầng khá phổ biến tuy nhiên việc xây dựng cơ sở hiện nay không tuân theo
quy luật kiến trúc hay không quan tâm tới sự phù hợp với cảnh quan thiên nhiên nên
đã phá hỏng không gian vốn dĩ rất đẹp của Sapa. Những ngôi nhà mới mọc lên với
kiến trúc vươn cao, thô kệch phá đi sự duyên dáng, mềm mại của khung cảnh tự nhiên
nơi đây. Những khu vực nhẽ ra không nên có sự xuất hiện của những công trình kiến
trúc thì nãy cũng bị xâm phạm làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, đây là vấn đề khiến các nhà
quy hoạch đô thì của Việt Nam nhức đầu vì để lấy lại cảnh quan cho Sapa như trước
kia là điều không hề dễ dàng.
Tuy việc thu gom rác thải đã được trú trọng, rác thải không thấy suất hiện trên
các con đường nhưng hệ thống xử lí rác thải của toàn thị trấn vẫn chưa được đầu tư
xây dựng. Toàn bộ rác thải được đổ về bãi rác Khả Tây cách thị trấn 4km về phía tây
bắc làm ô nhiễm trầm trọng nguồn nước ngầm ở những vùng lân cận. Hệ thống xử lí
nước thải sinh hoạt không được xử lí, mà được phân tán theo hướng chảy tự nhiên nhờ
độ dốc của địa hình gây nguy cơ ô nhiễm một số dóng suối và nguồn nước ở địa
phương.
Tại một số nơi công cộng hệ thống thùng chứa rác cũng chưa được trang bị đầy
đủ, khiến tình trạng xả rác ra môi trường sống vẫn hiện hữu, gây mất mĩ quan, ảnh
hưởng tới môi trường tự nhiên và môi trường sống của người dân, gây nên thiện cảm
không tốt đối với khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế, việc trang bị thiếu hệ
thống thùng chứa rác cũng gây nên sự bất tiện cho khác du lịch, những người có ý thức
bảo vệ môi trường.
Việc khai thác gỗ, hái thuốc, chặt phong lan.. trong những khu rừng vẫn diễn ra,
đặc biết tình trạng săn bắt thù rừng vẫn diễn ra hàng ngày ngoài tầm kiểm soát của nhà
chức trách khiến cho tài nguyên rừng đứng trước nguy cơ suy thoái, cạn kiệt. ảnh
hưởng rất lớn đối với môi trường tự nhiên cũng như môi trường sống của con người.
5.5.2. Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc

116
Du lịch bền vững nhắm đến việc bảo tồn bản sắc văn hóa bản địa, tránh tình
trạng xâm hại văn hóa nhưng so với xu hướng hòa nhập, du nhập văn hóa từ những du
khách hoặc do lợi nhuận của du lịch mang lại, thì việc bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn
hóa truyền thống là việc không hề dễ dàng.
Vấn đề những người bán hàng rong:
Bán hàng rong không còn là vấn đề gì quá mới lạ đối với những người dân tộc
thiểu số ở Sa Pa. Nó đã tồn tại từ lâu và là hình thức bán hàng phổ biến giữa những
người dân tộc và cho cả khách du lịch.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực là góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống
cho một số không ít gia đình các dân tộc thiểu số, thì hiện tượng bán rong đến nay lại
mang một sắc thái mới có tính chất tiêu cực và điều quan trọng là nó đang có quy mô
ngày càng mở rộng. Khía cạnh tiêu cực là ở chỗ cách thức họ bán hàng: họ thường
chạy theo khách du lịch, vây lấy họ ở mọi nơi, mọi lúc để nài nỉ họ mua hàng cho
mình. Cách thức bán hàng này đã gây phiền phức cho khách, gợi những cảm giác khó
chịu đặc biệt là những lúc khách đang ăn. Có không ít khách du lịch trong nước và
khách du lịch người nước ngoài đã phản ánh về tình trạng này. Ý kiến chung của các
cộng đồng, các nhóm xã hội khác nhau bao gồm cả chính quyền tại các xã cũng đều
cho rằng việc bán hàng rong quấy rầy khách như hiện nay là việc làm không nên và
đang là vấn đề cần được khắc phục.
Sự lo ngại của khách về vấn đề bán hàng rong không chỉ xuất phát từ sự quấy
rầy của họ mà còn đặt câu hỏi: Liệu những người bán hàng rong này có vì ham muốn
kiếm tiền một cách dễ dàng hơn mà rời bỏ gia đình, từ bỏ những công việc truyền
thống như cày cấy, trồng trọt, chăm sóc, dạy dỗ con cái hay chăn nuôi… để ở lại thị
trấn với những điều kiện ăn ở vô cùng tồi tệ hay không? Liệu việc này có làm phá vỡ
những chức năng kinh tế, xã hội và nét đẹp truyền thống văn hóa gia đình và xã hội
của dân tộc họ hay không? Bên cạnh đó, những điều băn khoăn khác mà khách thường
nói tới là việc số lượng ngày một đông những người bán hàng rong dai dẳng theo
khách, mà không chỉ làm mất mỹ quan của thị trấn mà còn là nguy cơ gia tăng áp lực
cạnh tranh trong chính nhóm những người thiểu số này và một khi cung trở nên lớn
hơn cầu sẽ làm cho họ trở nên hiếu chiến hơn để tranh giành khách, kết quả là sẽ có
nhiều người dân tộc thiểu số không bán được hàng và cuộc sống của họ ngày càng trở
nên tồi tệ đi.
Quan điểm về vấn đề những người bán rong của những người dân khác trong
thôn bản, các cán bộ chính quyền ở các thôn, xã và không có những người bán rong
đều thống nhất chung ở điểm là cách thức bán hàng chạy bám theo khách như hiện nay
là không đẹp mắt, là đáng xấu hổ, song theo họ để giải quyết được vấn đề này không
chỉ có giáo dục( chính quyền và đoàn thể trong thôn xã đã họp và giải thích thuyết

117
phục nhiều lần rồi nhưng vẫn chưa có tác dụng) mà còn cần phải có các biện pháp
khác như cung cấp cho họ chỗ bán hàng trong chợ và kết hợp áp dụng các biện pháp
cứng rắn đối với những người không chịu vào bán hàng đúng nơi quy định. Để thực
hiện được vấn đề này các thôn xã phải thực hiện đồng loạt để đạt được hiệu quả cao
nhất.
Trên thực tế thì những người bán hàng rong họ mong có được một chỗ bán
hàng ổn định. Ngoài lí do là họ không muốn phải chịu xấu hổ, để người khác than
phiền thì điều này còn cho phép họ có điều kiện để kết hợp làm thêm các công việc thủ
công thêu thùa, làm hàng thổ cẩm. Tuy nhiên cũng có vấn đề nảy sinh khi họ có gian
hàng để bán đấy là vấn đề cạnh tranh cùng những người Kinh khi bán cùng một chỗ.
Vì vậy họ muốn có một không gian riêng để dễ tiếp cận với khách hàng hơn.
Những người bán hàng rong họ thường phải đi một quãng đường khá xa để đến thị trấn
bán hàng mà di chuyển chủ yếu là đi bộ nên họ thường ngủ lại qua đêm trong điều
kiện khá tồi tệ, nghỉ trên vỉa hè của các đường phố hoặc tại nhà người Kinh với giá rẻ.
Ngay cả với giá mà chúng ta cho là thấp thì với họ cũng là chi phí mà họ không muốn
bỏ ra. Trong cả hai trường hợp thì đồ để đắp hầu nhủ không có hoặc rất thiều thốn.
Những người này họ còn rất tiết kiệm chi tiêu cho ăn uống đảm bảo sức khỏe của
mình. Như vậy, vấn đề người bán rong còn xuất phát từ khía cạnh nhân văn của nó, từ
góc độ điều kiện sinh hoạt và sức khỏe không đảm bảo cho những người dân này.
Vấn đề trẻ em lang thang ngoài thị trấn
Vấn đề trẻ em lang thang ngoài thị trấn đang thu hút sự quan tâm lo ngại lớn của đa số
mọi người, thuộc tất cả các nhóm xã hội khác nhau. Số những trẻ em này có nguy cơ
ngày càng gia tăng.
Các em chủ yếu là người dân tôc Mông và Dao, các em đến thị trấn Sa Pa là để bán
hàng và lang thang một mặt, do bố mẹ yêu cầu đi bán sản phẩm, do bạn bè khích lệ,
nhưng cũng có số ít em đến Sa Pa là do tự nguyện. Thông thường các em đến chợ
cùng với bạn bè, các em đi một mình hay đi cùng người thân trong gia đình. Công việc
chính mà các em xuống chợ là bán hàng và đi chơi với khách. Bán hàng gần như là
việc bắt buộc đối với chúng để đóng góp cho gia đình và kiếm sống cho bản thân, song
đi chơi với khách cũng là một cách để bán hàng, nhưng cũng có thể chỉ do sự hấp dẫn
tự nhiên đối với trẻ.
Bản thân những đứa trẻ này một khi đã quen lang thang trên phố, thích nghi và
ham muốn một cuộc sống sôi động hơn, có vật chất đầy đủ hơn, tiếp xúc với nhiều
khách du lịch, chủ yếu là khách nước ngoài, có trình độ văn hóa cao, lại giầu có, lịch
sự hơn nhiều so với thường ngày những gì chúng có, điều đó sẽ làm chúng có tư tưởng
ngày càng xa rời với gia đình và thôn bản chúng, những đứa trẻ này cũng trở nên mặc

118
cảm với cuộc sống đầy khó khăn thiếu thốn và những con người nghèo khó vất vả, lam
lũ quê mình.
Việc trẻ em gái lang thang ở thị trấn không có sự kiểm soát của gia đình và
cộng đồng xã hội, không tránh khỏi những đứa trẻ này có ảnh hưởng của những tư
tưởng xấu và có thể bị lợi dụng làm những việc xấu, bị lạm dụng tình dục, có thể bị
nhiễm căn bệnh thế kỉ AIDS là những điều mà xã hội đang ra sức phòng tránh. Thực
tế, trong số những khách đi du lịch kể cả khách Việt Nam hay nước ngoài thì đều có
những người tốt người xấu chính vì vậy mà một điều rất có thể xảy ra với các em là bị
lợi dụng hay cưỡng đoạt.
Đến với Sa Pa thi thoảng chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh của một vài em bé
người dân tộc với mái tóc vàng, da trắng mà chúng ta hay quen gọi là “ con lai”. Các
em quan hệ tình dục với khách du lịch nước ngoài để có thể có được tiền và một vài đồ
dùng đắt tiền mà chúng có thể bán lại cho người Kinh.
Các cấp chính quyền, thôn, xã đã nhận thức được vấn nạn trẻ em lang thang, đã
có những hành động cụ thể nhằm giải quyết những vấn nạn này đồng thời ngăn chặn
khả năng phát triển mạnh của chúng. Hội phụ nữ là một trong những tổ chức đóng vai
trò tích cực nhất, họ đã tham gia giải thích, vận động các gia đình có trẻ em lang thang
hiện nay cần được chú ý giáo dục và quản lý con cái cho tốt, tránh những hậu quả bất
lợi dau này.
Riêng lãnh đạo huyện cũng đã có những kế hoạch kiểm kê và phân loại lại số
trẻ em lang thang về hoàn cảnh của từng em để tìm những biệ pháp phù hợp cho từng
trường hợp cụ thể. Họ dự tính sẽ trả các em về cho thôn bản, gia đình. Đối với những
em có hoàn cảnh gia đình khó khăn sẽ được đưa vào danh sách Trung tâm giáo dục
thường xuyên hoặc trường nội trú, chúng sẽ được cấp học bổng, sẽ được học văn hóa,
những em có năng lực sẽ được đào tạo về ngoại ngữ, kỹ thuật nghiệp vụ du lịch và bồi
dưỡng về chính trị để trở thành các hướng dẫn viên dân tộc hoặc hoạt động trong các
loại hình du lịch khác.
5.5.3. Nguồn lực lao động
Để đáp ứng được số lượng lao động cho hoạt động du lịch tại Sapa là một vấn đề khó
khăn. Đòi hỏi sự tham gia của nhiều người địa phương cũng như người địa phương khác tới
làm việc, việc bùng nôt hoạt động du lịch kéo theo nhu cầu lao động tăng cao, để đáp ứng
được nhu cầu này các cơ sở kinh doanh đã sử dụng lao động một cách không có chọn lọc,
khiến cho chất lượng lao động tại Sapa tương đối thấp.
Nhìn tương lai gần, du lịch Lào Cai – Sa Pa đang đứng trước cả cơ hội và thách
thức trong phát triển. Khi mà đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai hoàn thành, đường sắt
được nâng cấp, sân bay được xây dựng, hệ thống đường sắt từ Côn Minh (Tỉnh Vân

119
Nam – TQ) – Thị trấn Hà Khẩu được hoàn thiện… thì đó là những cơ hội để tăng
trưởng lượng khách đến Sa Pa. Nhưng khi khách tới Sa Pa đông cũng là một thách
thức không nhỏ cho phát triển du lịch bởi lẽ khách tăng, trong khi dịch vụ đáp ứng
(cung) không biến đổi nhiều (cung < cầu) sẽ đẩy cao giá cả và chất lượng dịch vụ du
lịch không tốt. Đó là nguy cơ du lịch Sa Pa đánh mất thương hiệu. So với nhiều tỉnh
vùng núi Tây bắc du lịch Sa Pa nhỉnh hơn mặt bằng chung về chất lượng và tính
chuyên nghiệp. Nhưng nếu nhìn theo chiều sâu phát triển một ngành du lịch chất lượng
cao của Sa Pa còn nhiều vấn đề phải bàn.
Lào Cai đã có 410 cơ sở lưu trú, nhưng còn thiếu loại hình chất lượng cao phục
vụ khách. Trong số 410 khách sạn, nhà nghỉ chỉ có 50 cơ sở đạt hạng từ 1 – 4 sao
(chưa có khách sạn 5 sao, chiếm 12%), chủ yếu tập trung ở khu vực Sa Pa.
Du lịch cộng đồng phát triển còn tự phát, chưa theo định hướng. Cả tỉnh có 100 nhà
lưu trú tại gia nhưng chưa có nhà nghỉ nào được xếp hạng vì chưa cập với tiêu chuẩn
của Luật du lịch và Thông tư 88. Các điều kiện nhà vệ sinh, môi trường của nhà nghỉ
lưu trú tại gia  chưa thể đáp ứng được nhu cầu khách nước ngoài. Nhiều đoàn khách bỏ
đi sau khi thăm các cơ sở homestay. Những hộ dân tham gia phát triển du lịch cộng
đồng chưa nhiều, điều kiện sống một bộ phận cộng đồng chưa được cải thiện là nguồn
gốc của tệ bán hàng rong mà ít nhiều vẫn xuất hiện tại thị trấn Sa Pa.
Trong kinh doanh lữ hành, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế chủ yếu quy mô
nhỏ và vừa, chưa đủ tiềm lực đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới đặc trưng. Các
tour du lịch đang dựa nhiều vào tài nguyên du lịch có sẵn, chưa khai thác được yếu tố
văn hóa bản địa cấu thành trong sản phẩm. Các tuyến du lịch làng bản của Sa Pa nhiều
tiềm năng du lịch nhưng cũng chưa nhiều doanh nghiệp lữ hành thử nghiệm đầu tư,
khai thác xây dựng sản phẩm du lịch. Việc tổ chức cho khách Trung Quốc đi bằng sổ
thông hành sang Lào Cai và các tỉnh vùng biển với giá cả thấp, dịch vụ (ăn, nghỉ, vui
chơi…) còn để du khách phàn nàn. Hiện tượng môi giới lữ hành vẫn ít nhiều diễn ra
tại cửa khẩu, đau lòng hơn khi một số hướng dẫn viên dẫn khách sang Hà Khẩu đưa
vào các nhà hàng bắt chẹt khách…
Trong số 200 hướng dẫn viên thì chỉ có 84 HDV du lịch quốc tế (chiếm 42%),
trình độ của HDV chưa cập với những kiến thức văn hóa, lịch sử và hệ thống danh lam
thắng cảnh trên địa bàn nên khả năng đáp ứng khách còn chưa tốt. Cuộc thi hướng dẫn
viên tổ chức năm 2010 cho thấy chất lượng đội ngũ HDV Lào Cai đã bộc lộ hạn chế
trong ngoại ngữ, giao tiếp, quy trình đón khách, kiến thức về văn hóa, lịch sử và khả
năng thuyết trình trước đoàn khách đông…
Trước thực trạng ấy, có một vài giải pháp đưa ngành du lịch Lào Cai nói chung
và du lịch Sa Pa nói riêng phát triển chất lượng và chuyên nghiệp hơn.

120
Thứ nhất, cần duy trì tốt mô hình Hiệp hội doanh nghiệp du lịch đón khách
Trung Quốc. Chỉ đạo Hiệp hội phối hợp cùng Doanh nghiệp du lịch tỉnh Vân Nam –
Trung Quốc xây dựng các tuyến điểm du lịch kiểu mẫu cho cả khách Việt Nam và
Trung Quốc đi dài ngày. Các thành viên trong Hiệp hội tự giám sát nhau, đăng ký giá
niêm yết nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch… Đối với khách Bộ hành nên phân chia
lại thị phần và phối hợp với du lịch Hà Khẩu Trung Quốc rà soát các nhà hàng đủ tiêu
chuẩn phục vụ khách du lịch, Hiệp hội ký hợp đồng tránh các hướng dẫn viên tùy ý
dẫn khách “môi giới” lằm tăng giá cả dịch vụ…
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch  thành lập Tổ giám sát chất lượng dịch vụ du
lịch để mọi hoạt động du lịch trên cửa khẩu chuyên nghiệp, đồng thời xử lý nghiêm
những đơn vị du lịch vi phạm pháp luật.
Các Doanh nghiệp lữ hành Sa Pa cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm du
lịch mới có lợi cho cộng đồng. Chú ý nghiên cứu mở tuyến du lịch mới Sa Pa – Bản
Khoang – Tả Giàng Phìn (lâu dài có kết nối sang Bát Xát) để tạo sản phẩm đặc trưng
thu hút khách du lịch và giúp giảm tải lượng khách tới thị trấn Sa Pa.
Thứ hai, về lâu dài sẽ hình thành hiệp hội du lịch tỉnh Lào Cai để gắn kết các
doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng tìm tiếng nói chung trong
phát triển du lịch. Đồng thời tăng cường hơn nữa sự liên kết giữa các doanh nghiệp
trong xây dựng sản phẩm du lịch mới, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ tạo cơ
chế có lợi trong kinh doanh;
Thứ ba, tích cực khuyến khích các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính tham gia các
dự án quy mô lớn về du lịch tại Lào Cai (Các khách sạn cao cấp, khu vui chơi giải trí,
resort…). Có chính sách để doanh nghiệp đầu tư du lịch tại Lào Cai cam kết với tỉnh
về sử dụng lao động địa phương trong lĩnh vực du lịch giúp cộng đồng xóa đói giảm
nghèo, nâng cao thu nhập.
Thứ tư, tiếp tục duy trì các cuộc thi lễ tân, hướng dẫn viên, đầu bếp giỏi trong 
ngành du lịch để nâng cao trình độ tay nghề. Riêng lực lượng thuyết minh viên (thay
thế HDV địa phương) ngoài vấn đề bằng cấp sẽ được sát hạch kỹ lưỡng để có kiến
thức cơ bản phục vụ nhu cầu giới thiệu của khách. Các HDV du lịch quốc tế sẽ được
bồi dưỡng kiến thức theo định kỳ nâng cao trình độ chuyên môn, tạo phong cách làm
việc chu đáo, chuyên nghiệp.
Thứ năm, về lâu dài có thể nên có một chỉ thị mang tính chuyên đề về việc xây
dựng văn minh trong đón tiếp khách du lịch từ Ga quốc tế Lào Cai, đến cửa khẩu Quốc
tế Lào Cai và các khu, tuyến, điểm du lịch. Trên cơ sở chỉ thị này, các ngành, các cấp
vào cuộc chấn chỉnh lại một số hiện tượng môi giới không lành mạnh các dịch vụ du
lịch trên địa bàn. Chỉ đạo chính quyền địa phương có các điểm du lịch thiết kế, xây

121
dựng lại hệ thống vệ sinh công cộng, sạch sẽ phục vụ du khách; Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch xây dựng quy chế phối hợp với Công an tỉnh, Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh
nhằm quản lý tốt du khách và đảm bảo an ninh trật tự trong lĩnh vực du lịch.
Thứ sáu, nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích du lịch cộng đồng để
người dân tham gia phát triển du lịch và hình thành cơ chế phân bổ phát triển du lịch
cộng đồng thông qua nguồn phí danh lam thắng cảnh…; Đồng thời quy hoạch một số
mô hình phát triển du lịch cộng đồng điểm tạo đặc trưng về sản phẩm du lịch; hình
thành mô hình Ban quản lý du lịch cộng đồng tại một số xã để quản lý hoạt động du
lịch cộng đồng chuyên nghiệp hơn.
Thứ bảy, thực hiện nghiêm chỉnh quy hoạch đô thị du lịch Sa Pa nhằm giữ gìn
cảnh quan, đồng thời sớm có kế hoạch đưa Sa Pa thành khu du lịch quốc gia (theo luật
du lịch), tranh thủ nguồn lực của T.W trong đầu tư phát triển du lịch Sa Pa. Tăng
cường xã hội hóa trong đào tạo nhân lực để du lịch Sa Pa phát triển chất lượng và
chuyên nghiệp.
NỘI DUNG THẢO LUẬN
- Bảo tồn bản sắc văn hoá, chia sẻ lợi ích cho cộng đồng địa phương,
giáo dục ý thức cộng đồng trong du lịch bền vững
BÀI TẬP
- Du lịch bền vững ở thị trấn Sapa
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Nêu khái niệm, hiến chương của du lịch bền vững
TÀI LIỆU CẦN ĐỌC
- Học liệu 3 từ trang 66 – 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


Trong chương này, tác giả đã sử dụng chủ yếu các tài liệu sau:
1) TS. Trần Nhoãn (2005), Tổng quan du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
2) Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và Du lịch học, Nxb
Trẻ
3) Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội
4) Bùi Thị Cúc (2013), Du lịch bền vững ở thị trấn Sapa – Lào Cai”, Khoá luận tốt
nghiệp,

122
HỌC LIỆU
6.1. Tài liệu tham khảo bắt buộc :
1) TS. Trần Nhoãn (2005), Tổng quan du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
2) Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội
3) GS.TSKH. Lê Huy Bá (2006) (chủ biên), Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học Kỹ
thuật
4) Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế Du lịch và Du lịch học, Nxb
Trẻ
5) TS. Nguyễn Văn Mạnh, TS. Phạm Hồng Chương (2006), Giáo Trình Quản trị
Kinh doanh Lữ hành, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
6) GS.TS. Nguyễn Văn Đính (2004), Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB : Lao động –
Xã hội
6.2. Tài liệu tham khảo khác :
1) Jonh Swarbrooke and Susan Horner (2001), Business Travel and Tourism,
Publisher: Butterworth anh Heinemann
2) Robert W. McIntosh (2003), Tourism-Principles, Practices, Philosophies,
Publisher: John Wiley & Sons, Inc

123

You might also like