You are on page 1of 55

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC


----------

KINH TẾ VI MÔ
Microeconomics

DAY 01 2023 Giảng viên : TS. ĐINH HÙNG


Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ

1: Giới thiệu

2: Ngôn ngữ kinh tế

3: Tóm tắt

4: Câu hỏi trắc nghiệm


Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ

1: Giới thiệu

2: Ngôn ngữ kinh tế

3: Tóm tắt

4: Câu hỏi trắc nghiệm


Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 1: Giới thiệu

Kinh tế học là nghiên cứu về cách phân bổ


nguồn lực hạn chế cho những nhu cầu không giới hạn.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 1: Giới thiệu

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vi mô:

- Hộ gia đình
- Doanh nghiệp
- Chính phủ
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 1: Giới thiệu

Nội dung nghiên cứu của kinh tế học vi mô:

- Luật cung cầu


- Hành vi của người tiêu dùng
- Hành vi nhà sản xuất
- Các loại hình thị trường
- Các vấn đề của thị trường và vai trò điều
tiết của chính phủ
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ

1: Giới thiệu

2: Ngôn ngữ kinh tế

3: Tóm tắt

4: Câu hỏi trắc nghiệm


Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 2: Ngôn ngữ kinh tế

Các nhà kinh tế sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành, độ


co giãn của cầu, chi phí cơ hội, lợi thế so sánh,… các thuật
ngữ này gọi là ngôn ngữ kinh tế và dùng để truyền đạt các
khái niệm chung mà tất cả các nhà kinh tế đều hiểu, ngay
cả khi họ không đồng ý với các kết luận của nhau.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 2: Ngôn ngữ kinh tế

Khái niệm Vi mô, Vĩ mô:

- Kinh tế vi mô nghiên cứu về các thị trường riêng lẻ, cách


các tác nhân tương tác với nhau trong các thị trường này
để đưa ra quyết định tiêu dùng (sản xuất) của họ.

- Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hoạt động kinh tế quốc gia và


toàn cầu (tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất chung, tổng thu nhập
quốc dân tăng hay giảm,…)
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 2: Ngôn ngữ kinh tế

Khái niệm Thị trường:

Thị trường là một cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho việc
trao đổi các nguồn lực khan hiếm giữa các tác nhân cạnh
tranh.
Có hai loại thị trường chính:
- Thị trường hàng hóa dịch vụ
- Thị trường yếu tố sản xuất
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 2: Ngôn ngữ kinh tế

Ba yếu tố sản suất chính:

- Tài nguyên thiên nhiên


- Sức lao động
- Nguồn vốn: thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng, hàng hóa dùng
cho sản xuất
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 2: Ngôn ngữ kinh tế

Mô hình kinh tế:

- Một cách nhìn đơn giản về thực tế


- Dùng để kiểm định các giả thuyết kinh tế
- Bao gồm hai phần: giả định và hàm ý
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 2: Ngôn ngữ kinh tế

Ba giả định khi nghiên cứu mô hình kinh tế:

• Tính hợp lý: Tác nhân kinh tế làm những gì có lợi nhất
cho họ dựa trên thông tin mà họ có được vào lúc ra quyết
định.
• Ưu tiên (ưa thích): Nếu có hai lựa chọn A và B thì tác
nhân kinh tế có thể thích A hơn B, hoặc thích B hơn A,
hoặc bàng quang (indifferent) với cả A lẫn B.
• Không thỏa mãn cục bộ: trong một phạm vi nhất định,
tác nhân kinh tế thích sở hữu nhiều hàng hóa hơn là ít.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 2: Ngôn ngữ kinh tế

Kinh tế thị trường:

Nền kinh tế thị trường thuần túy (chủ nghĩa tư bản


laissez-faire) là nền kinh tế trong đó các hộ gia đình và
công ty tự quyết định việc phân bổ nguồn lực và chính
phủ đóng vai trò hạn chế, chủ yếu thực thi quyền sở hữu
thông qua hệ thống pháp luật.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 2: Ngôn ngữ kinh tế

Khái niệm Chi phí cơ hội:


Khi một lựa chọn được đưa ra,
một số lựa chọn khác nhất thiết sẽ
không được chọn - nếu không có
thì sẽ không có sự khan hiếm.
Trong số tất cả những khả năng
liên quan đến một lựa chọn, lựa
chọn có giá trị nhất bị bỏ qua
trong lựa chọn đó được coi là chi
phí cơ hội (tiếng Anh là
Opportunity Cost, viết tắt là OC).
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 2: Ngôn ngữ kinh tế

Khái niệm Chi phí cơ hội:

Trong kinh tế học, chi phí cơ hội hay tiền thời cơ được hiểu là tiền bạc
biểu hiện cho những lợi ích mà người đầu tư hoặc công ty bỏ lỡ khi
lựa chọn giải pháp này thay vì chọn lựa bỏ qua một phương án tốt
nhất khác. Giá trị này không nhất định phải là giá trị kinh tế mà còn có
thể là những giá trị khác như tinh thần hay văn hóa…
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 2: Ngôn ngữ kinh tế

Khái niệm Chi phí cơ hội:


Ví dụ:
Lựa chọn học tập
Tình huống: Khi bạn quyết định tiếp tục học cao hơn, bạn phải đánh
đổi thời gian và tiền bạc để theo học.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 2: Ngôn ngữ kinh tế

Khái niệm Chi phí cơ hội:


Ví dụ:
Lựa chọn học tập
Tình huống: Khi bạn quyết định tiếp tục học cao hơn, bạn phải đánh
đổi thời gian và tiền bạc để theo học.

Chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội ở đây là thu nhập mà bạn có thể kiếm
được trong thời gian bạn học nếu bạn thay thế thời gian đó bằng làm
việc.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 2: Ngôn ngữ kinh tế

Khái niệm Chi phí cơ hội:


Ví dụ:
Lựa chọn giữa làm việc tại công ty A và công ty B
Tình huống: Bạn nhận được hai lời mời làm việc từ hai công ty khác
nhau, nhưng bạn chỉ có thể chọn một trong hai.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 2: Ngôn ngữ kinh tế

Khái niệm Chi phí cơ hội:


Ví dụ:
Lựa chọn giữa làm việc tại công ty A và công ty B
Tình huống: Bạn nhận được hai lời mời làm việc từ hai công ty khác
nhau, nhưng bạn chỉ có thể chọn một trong hai.

Chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội là lợi ích và cơ hội mà công ty B có thể
mang lại nếu bạn chọn làm việc tại công ty A và ngược lại.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 2: Ngôn ngữ kinh tế

Khái niệm Chi phí cơ hội:


Ví dụ:
Lựa chọn giữa học đại học và khởi nghiệp
•Tình huống: Bạn đã được nhận vào đại học và cũng có ý định khởi
nghiệp kinh doanh riêng của mình.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 2: Ngôn ngữ kinh tế

Khái niệm Chi phí cơ hội:


Ví dụ:
Lựa chọn giữa học đại học và khởi nghiệp
•Tình huống: Bạn đã được nhận vào đại học và cũng có ý định khởi
nghiệp kinh doanh riêng của mình.

•Chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội là cơ hội kinh doanh mà bạn từ bỏ để đi
học đại học và thu thập kiến thức.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ

1: Giới thiệu

2: Ngôn ngữ kinh tế

3: Tóm tắt

4: Câu hỏi trắc nghiệm


Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 3: Tóm tắt

Chương 1 giới thiệu ngắn gọn về kinh tế học và một


số thuật ngữ cơ bản, phân biệt kinh tế vi mô và vĩ
mô, chi phí cơ hội, giới thiệu về ba giả định khi
nghiên cứu các vấn đề kinh tế
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 3: Tóm tắt

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vi mô:

- Hộ gia đình
- Doanh nghiệp
- Chính phủ
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 3: Tóm tắt

Ba yếu tố sản suất chính:

- Tài nguyên thiên nhiên


- Sức lao động
- Nguồn vốn: thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng, hàng hóa dùng
cho sản xuất
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 3: Tóm tắt

Mô hình kinh tế:

- Một cách nhìn đơn giản về thực tế


- Dùng để kiểm định các giả thuyết kinh tế
- Bao gồm hai phần: giả định và hàm ý
Ba giả định khi nghiên cứu mô hình kinh tế:

- Tính hợp lý
- Mức độ ưu tiên (ưa thích)
- Sự không thỏa mãn cục bộ
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 3: Tóm tắt

Khái niệm Chi phí cơ hội:

Trong kinh tế học, chi phí cơ hội hay tiền thời cơ được hiểu là tiền bạc
biểu hiện cho những lợi ích mà người đầu tư hoặc công ty bỏ lỡ khi
lựa chọn giải pháp này thay vì chọn lựa bỏ qua một phương án tốt
nhất khác. Giá trị này không nhất định phải là giá trị kinh tế mà còn có
thể là những giá trị khác như tinh thần hay văn hóa…
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ

1: Giới thiệu

2: Ngôn ngữ kinh tế

3: Tóm tắt

4: Câu hỏi trắc nghiệm


Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

1. Kinh tế học nghiên cứu về:


A. Cách đọc báo mạng (VNExpress.net)
B. Cách phân bổ nguồn lực vô hạn cho những mong muốn có hạn
C. Cách tập Thái cực quyền
D. Cách phân bổ nguồn lực vô hạn cho những mong muốn không giới hạn
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

2. Mô hình kinh tế được định nghĩa là:


A. Một cách lãng phí thời gian
B. Một số giả định dẫn đến một số hàm ý cụ thể
C. Một số hàm ý dẫn đến một số giả định cụ thể
D. Lập luận về chuẩn mực nhân loại
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

3. Mức độ ưu tiên nghĩa là:


A. Người tiêu dùng luôn có ý kiến về hai loại hàng hóa dự định mua
B. Người tiêu dùng không bao giờ có ý kiến về các loại hàng hóa dự định
mua
C. Người tiêu dùng thích tiêu thụ ít hàng hóa hơn là nhiều hàng hóa
D. Cả ba lựa chọn đều sai
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

4. Nhà nước nên giảm thuế:


A. Đây là một phát biểu tích cực
B. Đây là một phát biểu tiêu cực
C. Đây là một phát biểu quy phạm (chuẩn tắc)
D. Đây là một phát biểu ngớ ngẩn
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

5. Nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho:


A. Các hàng hóa được sản xuất
B. Lượng hàng hóa được sản xuất
C. Người tiêu thụ hàng hóa
D. Cả ba điều trên
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

6. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố sản xuất:


A. Máy tính
B. Mỏ vàng
C. Nhân viên tiếp thị
D. Tờ 500K VNĐ
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

6. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố sản xuất:


A. Máy tính
B. Mỏ vàng
C. Nhân viên tiếp thị
D. Tờ 500K VNĐ

Tờ 500K không được xem là nguồn vốn do nó không phải là hàng hóa
hay thiết bị được dùng cho sản xuất. Tuy nhiên, ta có thể xem nó là
nguồn vốn tài chính được dùng để mua các yếu tố sản xuất như máy
tính hay thời gian của nhân viên.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

7. Nền kinh tế Việt Nam:


A. Kinh tế kế hoạch tập trung
B. Kinh tế tự do
C. Kinh tế không công bằng
D. Kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa (hỗn hợp)
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

7. Nền kinh tế Việt Nam:


A. Kinh tế kế hoạch tập trung
B. Kinh tế tự do
C. Kinh tế không công bằng
D. Kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa (hỗn hợp)

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

8. Điều nào sau đây không phải là giả định căn bản của mô hình kinh tế:
A. Không bão hòa cục bộ
B. Động cơ lợi nhuận là động cơ duy nhất quan trọng
C. Sự ưu tiên (ưa thích)
D. Sự hợp lý
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

8. Điều nào sau đây không phải là giả định căn bản của mô hình kinh tế:
A. Không bão hòa cục bộ
B. Động cơ lợi nhuận là động cơ duy nhất quan trọng
C. Sự ưu tiên (ưa thích)
D. Sự hợp lý

Động cơ lợi nhuận không cần thiết khi nghiên cứu các mô hình kinh tế
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

9. Kinh tế vi mô quan tâm đến:


A. Các tác nhân đơn lẻ cấu thành hệ thống kinh tế, còn kinh tế vĩ mô quan
tâm đến toàn bộ nền kinh tế.
B. Nền kinh tế nói chung, còn kinh tế vĩ mô quan tâm đến các tác nhân
đơn lẻ cấu thành hệ thống kinh tế.
C. Cách thức chính phủ huy động và chi tiêu ngân sách, thay đổi mức giá
chung, và tổng sản lượng hàng hóa quốc gia.
D. Giải thích các hiện tượng kinh tế ở mức tổng thể (“rừng”), còn kinh tế
vĩ mô cố gắng giải thích “cây”.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

9. Kinh tế vi mô quan tâm đến:


A. Các tác nhân đơn lẻ cấu thành hệ thống kinh tế, còn kinh tế vĩ mô quan
tâm đến toàn bộ nền kinh tế.
B. Nền kinh tế nói chung, còn kinh tế vĩ mô quan tâm đến các tác nhân
đơn lẻ cấu thành hệ thống kinh tế.
C. Cách thức chính phủ huy động và chi tiêu ngân sách, thay đổi mức giá
chung, và tổng sản lượng hàng hóa quốc gia.
D. Giải thích các hiện tượng kinh tế ở mức tổng thể (“rừng”), còn kinh tế
vĩ mô cố gắng giải thích “cây”.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

10. Gia đình Simpson được xem là hộ gia đình vì:


A. Họ có nhiều con.
B. Họ có một con chó.
C. Hầu hết thời gian họ hoạt động như một tác nhân kinh tế duy nhất.
D. Mỗi người trong gia đình hoạt động như các tác nhân kinh tế cá nhân.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

10. Gia đình Simpson được xem là hộ gia đình vì:


A. Họ có nhiều con.
B. Họ có một con chó.
C. Hầu hết thời gian họ hoạt động như một tác nhân kinh tế duy nhất.
D. Mỗi người trong gia đình hoạt động như các tác nhân kinh tế cá nhân.

Cho đến gần đây, nhiều cư dân mạng đã chia sẻ lại


một tập phim hoạt hình The Simpsons (Gia Đình
Simpsons) được cho là có điểm tương đồng lớn
với vụ thảm hoạ tàu Titan. Đáng nói, tập phim này
đã ra mắt vào năm 1998, tức 25 năm về trước.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

11. Nếu các giả định của một mô hình kinh tế không đầy đủ, thì:
A. Mô hình chỉ có một hàm ý.
B. Mô hình có thể có nhiều hàm ý.
C. Mô hình không có hàm ý.
D. Mô hình chỉ có hai hàm ý.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

11. Nếu các giả định của một mô hình kinh tế không đầy đủ, thì:
A. Mô hình chỉ có một hàm ý.
B. Mô hình có thể có nhiều hàm ý.
C. Mô hình không có hàm ý.
D. Mô hình chỉ có hai hàm ý.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

12. Nếu một người thích màu Xanh hơn màu Vàng và thích màu Vàng hơn màu
Đỏ, thì:
A. Người đó thích màu Tím hơn màu Đỏ.
B. Người đó thích màu Đỏ hơn màu Xanh.
C. Người đó thích màu Xanh hơn màu Đỏ.
D. Người đó thích màu Nâu hơn màu Cam.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

12. Nếu một người thích màu Xanh hơn màu Vàng và thích màu Vàng hơn màu
Đỏ, thì:
A. Người đó thích màu Tím hơn màu Đỏ.
B. Người đó thích màu Đỏ hơn màu Xanh.
C. Người đó thích màu Xanh hơn màu Đỏ.
D. Người đó thích màu Nâu hơn màu Cam.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

13. Nếu một người đi bộ thấy tờ 500K dưới đất mà không nhặt nó lên, thì:
A. Người đó có hành vi không hợp lý.
B. Mức thỏa mãn cục bộ của người đó lớn hơn 500K rất nhiều.
C. Mức thỏa mãn cục bộ tối đa của người đó là 100K.
D. Người đó không có các sở thích nhất quán.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

13. Nếu một người đi bộ thấy tờ 500K dưới đất mà không nhặt nó lên, thì:
A. Người đó có hành vi không hợp lý.
B. Mức thỏa mãn cục bộ của người đó lớn hơn 500K rất nhiều.
C. Mức thỏa mãn cục bộ tối đa của người đó là 100K.
D. Người đó không có các sở thích nhất quán.

Người đi bộ không cúi xuống nhặt lên tờ 500K cho thấy người đó có
chi phí cơ hội (thay cho) việc nhặt tờ 500K rất cao (chẳng hạn Bill Gate)
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

14. Nếu một chính phủ quyết định sản xuất xe hơi, thì chính phủ sẽ:
A. Thực hiện việc sản xuất theo cấu trúc thị trường hiện tại.
B. Thực hiện việc sản xuất mà không quan tâm đến thị trường.
C. Thực hiện việc sản xuất mà không quan tâm đến hộ gia đình.
D. Thực hiện việc sản xuất mà không quan tâm đến doanh nghiệp.
E. Các đáp án trên đều sai.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

14. Nếu một chính phủ quyết định sản xuất xe hơi, thì chính phủ sẽ:
A. Thực hiện việc sản xuất theo cấu trúc thị trường hiện tại.
B. Thực hiện việc sản xuất mà không quan tâm đến thị trường.
C. Thực hiện việc sản xuất mà không quan tâm đến hộ gia đình.
D. Thực hiện việc sản xuất mà không quan tâm đến doanh nghiệp.
E. Các đáp án trên đều sai.

Ngay cả khi chính phủ sản xuất xe hơi, chính phủ cũng cần phải hoạt
động trong khuôn khổ thị trường xe hơi.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

15. Nếu một người là giám đốc công ty kinh doanh xe hơi, đại biểu nhân dân cấp
thành phố, và đang đi siêu thị mua hàng, thì người này sẽ được xem là:
A. Doanh nghiệp.
B. Hộ gia đình.
C. Thuộc chính phủ.
D. Các đáp án trên đều đúng.
E. Các đáp án trên đều sai.
Chương 1: NGÔN NGỮ KINH TẾ 4: Câu hỏi trắc nghiệm

15. Nếu một người là giám đốc công ty kinh doanh xe hơi, đại biểu nhân dân cấp
thành phố, và đang đi siêu thị mua hàng, thì người này sẽ được xem là:
A. Doanh nghiệp.
B. Hộ gia đình.
C. Thuộc chính phủ.
D. Các đáp án trên đều đúng.
E. Các đáp án trên đều sai.
Hết Chương 1

DAY 01

You might also like