You are on page 1of 50

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH


BỘ MÔN KINH TẾ

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TỰ HỌC


TÀI LIỆU HỌC TẬP
HỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔ 1
HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ 1

(Dùng
(Dùng cho
cho sinhviên
sinh viênbậc
bậcđại
đại học
học ngành
ngành Kinh
Kinhtế,
tế,Quản
Quảntrị,trị,
Marketing)
Marketing)

0
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌC
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Kinh tế học là gì?
Kinh tế học là môn khoa học của sự lựa chọn, nó nghiên cứu và giải quyết những vấn đề
kinh tế cơ bản nhằm khai thác và sử dụng các nguồn lực khan hiếm sao cho có hiệu quả nhất và
phân phối những sản phẩm làm ra cho mọi thành viên trong xã hội kể cả thời hiện tại và tương
lai.
1.1.2 Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
a. Kinh tế học thực chứng
Kinh tế học thực chứng là một cách tiếp cận của kinh tế học, nó mô tả, giải thích các hiện
tượng, sự kiện, hoàn cảnh kinh tế một cách khách quan và khoa học.
b. Kinh tế học chuẩn tắc
Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến quan điểm đạo lý chính trị ở một quốc gia. Nó đưa ra
những lời chỉ dẫn, khuyến cáo theo tiêu chuẩn cá nhân. Hay nói cách khác, kinh tế học chuẩn
tắc hoàn toàn mang tính chủ quan.
1.1.3 Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
a. Kinh tế học vi mô
Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nó nghiên và giải quyết những vấn đề
kinh tế cơ bản của các tế bào trong nền kinh tế, tức là nó nghiên cứu các hành vi, các hoạt động
của từng đơn vị kinh tế đơn lẻ (doanh nghiệp, hộ gia đình, trang trại, các chủ đất).
b. Kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô là một môn khoa học xã hội, khoa học của sự lựa chọn. Nó nghiên cứu
và giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản ở tầm quốc gia và nhấn mạnh đến mối quan hệ tương
tác trong nền kinh tế tổng thể.
1.2 Lý thuyết lựa chọn kinh tế tối ưu
1.2.1 Thế nào là lý thuyết lựa chọn kinh tế?
Lựa chọn kinh tế là việc quyết định con đường phát triển kinh tế phù hợp với xu hướng
phát triển và các mục tiêu kinh tế nhằm khai thác và sử dụng các nguồn lực khan hiếm có hiệu
quả cao của các tổ chức xã hội và cá nhân cụ thể.
1.2.2 Vì sao phải lựa chọn? Khi nghiên cứu vấn đề này, các nhà kinh tế đều cho rằng có hai lý
do dẫn đến phải lựa chọn. Đó là nhu cầu của con người và xã hội là vô hạn nhưng nguồn lực thì
có hạn, khan hiếm.
1.2.3 Mục tiêu của sự lựa chọn: tùy thuộc vào từng tác nhân kinh tế; điều này có nghĩa là các
tác nhân kinh tế khác nhau sẽ có mục tiêu lựa chọn khác nhau.
- Đối với người sản xuất kinh doanh dịch vụ hàng hóa thì mục tiêu của sự lựa chọn là tối
đa hóa lợi nhuận (mục tiêu cơ bản nhất) hoặc tối đa hóa doanh thu (đối với những người mới
bước vào ngưỡng cửa sản xuất kinh doanh) hoặc tăng vị thế của mình trên thị trường, xã hội.
- Đối với người tiêu dùng: mục tiêu của sự lựa chọn là tốt đa hóa lợi ích (độ thỏa dụng)
trong điều kiện thị trường và nguồn ngân sách hiện có
- Đối với chính phủ: mục tiêu của sự lựa chọn là tối đa hóa phúc lợi xã hội
1.2.4 Căn cứ để tiến hành lựa chọn
Muốn lựa chọn đúng và đạt được mục tiêu của mình, các tác nhân kinh tế thường dựa vào
các căn cứ: chi phí cơ hội; cầu thị trường; lợi thế so sánh; chiến lược phát triển và ý đồ kinh
doanh trong từng giai đoạn. Trong đó, chi phí cơ hội là căn cứ quan trọng nhất.

1
a. Khái niệm: Trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, khi đưa ra một quyết định này thì các tác
nhân kinh tế bỏ lỡ cơ hội để thực hiện một quyết định khác. Như vậy, chi phí cơ hội của một thứ
là cái mà ta phải từ bỏ để có được nó. Chi phí cơ hội là giá trị của sự lựa chọn tốt nhất có thể có.
Nó là lợi ích bị bỏ qua (hay thu nhập bị hy sinh) khi sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hóa dịch vụ
này mà không sản xuất, tiêu dùng hàng hóa dịch vụ khác có lợi hơn.
b. Cách xác định:
Ta có thể xác định chi phí cơ hội bằng hai cách.
+ Bằng hiện vật: chi phí cơ hội sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm hoặc hàng hóa này là
sự hy sinh một lượng nào đó sản phẩm kia.
+ Bằng giá trị: chi phí cơ hội là giá trị bỏ qua (hy sinh) khi sản xuất hoặc tiêu dùng mặt
hàng này để chuyển sang sản xuất, tiêu dùng mặt hàng khác có lợi hơn.
1.2.5 Phương pháp lựa chọn: Dùng đường giới hạn khả năng sản xuất (đường cong năng lực sản xuất)
Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường biểu diễn các tổ hợp (các mức phối hợp) tối
đa giữa các loại hàng hóa dịch vụ mà nền kinh tế hoặc doanh nghiệp có thể sản xuất được khi sử
dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có.
Sản lượng lúa

A Đường cong năng lực sản


B xuất (PPF)

F
E
D Sản lượng ngô

Hình 1.1 Đường giới hạn khả năng sản xuất lúa và ngô trong điều kiện đất đai có hạn
Khi nghiên cứu về đường giới hạn khả năng sản xuất, người ta rút ra một kết luận như
sau:
+ Đường giới hạn khả năng sản xuất thường là đường cong lồi bên ngoài và dốc xuống
dưới về phía phải.
+ Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết được mối quan hệ đánh đổi giữa các hàng
hóa dịch vụ với nhau, nếu sản xuất, tiêu dùng hàng hóa này nhiều lên thì sản xuất, tiêu dùng
hàng hóa khác sẽ ít đi (trong điều kiện nguồn lực có hạn).
+ Tất cả những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất (như điểm A, B, C, D
trên hình 1.1) là có hiệu quả. Tuy nhiên, khi xét điểm nào là điểm có hiệu quả nhất thì phải
nghiên cứu toàn diện các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và điều kiện tự nhiên.
+ Những điểm nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất (như điểm E trên hình 1.1) là
không có hiệu quả (phi hiệu quả) vì chưa khai thác và sử dụng hết các nguồn lực.
+ Những điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất (như điểm F trên hình 1.1) là
không thể đạt được với các nguồn lực sẵn có. Để đạt được cần phải sử dụng các biện pháp huy
động các nguồn lực như đổi mới công nghệ, chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn.
1.3 Các mô hình kinh tế
1.3.1 Doanh nghiệp và ba vấn đề kinh tế cơ bản
a. Doanh nghiệp

2
Khái niệm: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, là đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch
vụ theo đúng luật pháp nhằm đáp ứng cầu thị trường, xã hội để đạt hiệu quả cao về kinh tế,
chính trị, xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
b. Ba vấn đề kinh tế cơ bản
Sản xuất cái gì? Đây là câu hỏi của cầu, liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng.
Sản xuất như thế nào? Đây là câu hỏi của cung, liên quan trực tiếp đến người sản xuất.
Sản xuất cho ai? Có nghĩa là ai sẽ được hưởng những thành quả (hưởng lợi) từ những hàng hóa
dịch vụ do doanh nghiệp, chính phủ, hộ gia đình… tạo ra.

1.3.2 Các mô hình kinh tế cơ bản


a. Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung (chỉ huy, mệnh lệnh)
Đặc trưng cơ bản nhất của mô hình này là tất cả những vấn đề kinh tế cơ bản đều do nhà
nước quyết định. Trong thực tiễn nền kinh tế hoạt động theo mô hình trên đã bộc lộ những điểm
mạnh của nó, đó là: tất cả mọi vấn đề đều do nhà nước thống nhất tập trung quản lý nên các vấn
đề kinh tế lớn được giải quyết dễ dàng hơn (như xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và củng cố
quốc phòng an ninh, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng); quan hệ giữa con người với
nhau bình đẳng, bắc ái; hạn chế phân hóa giàu nghèo và đảm bảo sự công bằng xã hội. Tuy
nhiên các quốc gia hoạt động theo mô hình này cũng thấy được những hạn chế của nó: bộ máy
quản lý cồng kềnh, quan liêu, bao cấp; kế hoạch không sát với thực tế; người sản xuất và người
tiêu dùng không có quyền tự do lựa chọn nên tính năng động và chủ động không cao; chậm đổi
mới công nghệ; phân phối mang tính chất bình quân nên không kích thích người lao động; khai
thác và sử dụng nguồn lực khan hiếm kém hiệu quả…; nền kinh tế chậm phát triển, thậm chí có
những nước kinh tế tụt hậu.
b. Mô hình kinh tế thị trường
Chúng ta hiểu mô hình kinh tế thị trường ở đây là không có sự can thiệp của chính phủ, có nghĩa
là hoạt động theo kiểu thị trường tự do. Đặc trưng cơ bản nhất của mô hình này là tất cả những vấn đề
kinh tế cơ bản đều do thị trường quyết định dưới sự dẫn dắt của bàn tay vô hình(giá cả thị
trường).Thông qua tín hiệu giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường, các tác nhân kinh tế sẽ đưa ra quyết
định sản xuất, tiêu dùng tối ưu nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế cho mình.
Với những đặc trưng cơ bản đó mà mô hình này có những ưu điểm chủ yếu là: người sản
xuất và người tiêu dùng được tự do lựa chọn nên tính năng động và chủ động sáng tạo cao hơn;
thường xuyên đổi mới công nghệ và kích thích nâng cao năng suất, chất lượng; hiệu quả trong
hoạt động sản xuất kinh doanh; phi tập trung hóa các quyền lực trên các phương diện các quyết
định cho các chủ thể sản xuất; khai thác và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả và thúc đẩy tốc
độ tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường cũng đã nảy sinh nhiều khuyết tật (mặt
trái) cần phải quan tâm đó là: coi lợi nhuận là trên hết nên dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, hệ
thống sinh thái bị phá vỡ; mâu thuẫn ngày càng cao giữa quan hệ kinh tế với quan hệ truyền thống; tệ
nạn xã hội nảy sinh; phân hóa giàu nghèo và bất công xã hội ngày càng tăng; các nhu cầu công cộng
khó được thực hiện; chịu nhiều rủi ro (đạo đức, kinh tế, xã hội)…
c. Mô hình kinh tế hỗn hợp
Mô hình kinh tế hỗn hợp là mô hình kết hợp hài hòa giữa mô hình kinh tế kế hoạch hóa
tập trung và mô hình kinh tế thị trường. Mô hình này vừa phát huy được nhân tố khách quan
(các quy luật kinh tế thị trường) lại vừa coi trọng các nhân tố chủ quan (vai trò của Chính phủ).

3
Do đó nó khai thác được thế mạnh và hạn chế đến mức thấp nhất nhược điểm của hai mô hình
trên nên thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định.
Hiện nay, người ta cho rằng mô hình này là hiệu quả nhất và được nhiều nước trên thế
giới áp dụng. Tuy nhiên tùy điều kiện cụ thể của mỗi nước mà vận dụng vai trò của thị trường
và Chính phủ cho phù hợp.
1.4 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học
1.4.1. Đối tượng môn học kinh tế học vi mô
- Nghiên cứu các hành vi hoạt động cụ thể của từng đơn vị kinh tế đơn lẻ, trên cơ sở đó
giúp cho việc lựa chọn và ra quyết định đúng đắn của các cá nhân trong nền kinh tế nhằm tối đa
hóa lợi nhuận và tối đa hóa độ thỏa dụng
- Nghiên cứu phát hiện tìm ra các quy luật kinh tế và sự tác động của các quy luật đó đến
các tế bào trong nền kinh tế như thế nào?
- Nghiên cứu các hiện tượng, sự kiện, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng, trên cơ sở đó
có những kiến nghị với Chính phủ có chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp.
1.4.2. Nội dung môn học
 Những vấn đề cơ bản của kinh tế học
 Lý thuyết cung cầu
 Độ co dãn cung cầu và lý thuyết hành vi người tiêu dùng
 Lý thuyết về sản xuất, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp
 Cạnh tranh và độc quyền
 Những khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò Chính phủ
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thông kê kinh tế
 Phương pháp đơn giản hóa
 Phương pháp cân bằng nội bộ
 Phương pháp toán kinh tế
 Phương pháp mô hình hóa
 Phương pháp tiếp cận cận biên

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày khái niệm: kinh tế học, kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô? Cho ví dụ minh họa
và nêu mối quan hệ giữa chúng?
2. Thế nào là kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc? Cho ví dụ minh họa?
3. Doanh nghiệp là gì? Hãy nêu các cách phân loại doanh nghiệp và cho ví dụ minh họa?
4. Phân tích nội dung ba vấn đề kinh tế cơ bản? Tại sao trong nền kinh tế thị trường, muốn tồn
tại và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ, các doanh nghiệp phải lựa
chọn và quyết dịnh đúng ba vấn đề kinh tế cơ bản đó?
5. Chi phí cơ hội là gì? Cho ví dụ minh họa và nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề
này?
6. Thế nào là đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)? Cho ví dụ, minh họa bằng đồ thị và
nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này?
7. Trình bày đặc điểm, ưu nhược điểm của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung (chỉ huy,
mệnh lệnh)?

4
CHƯƠNG II: CẦU - CUNG
1. Cầu (Demand)
1.1. Khái niệm
Cầu là số lượng hàng hoá dịch vụ mà người tiêu dùng (với tư cách là người mua) có khả năng
và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau (mức giá chấp nhận được) trong phạm vi không gian
và thời gian nhất định khi các yếu tố khác không thay đổi.
1.2. Một số thuật ngữ khác có liên quan đến cầu
a. Lượng cầu. Là số lượng hàng hoá dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở
một mức giá cụ thể (khi các yếu tố khác không thay đổi).
b. Biểu cầu. Khi tập hợp các lượng cầu vào một biểu ta có biểu cầu. Biểu cầu thể hiện mối quan
hệ giữa giữa sự thay đổi của giá và lượng cầu tương ứng.
c. Đường cầu. Khi minh hoạ biểu cầu lên đồ thị người ta được một đường biểu diễn gọi là
đường cầu. Đường cầu thị trường hàng hoá dịch vụ thường có hai đặc trưng phổ biến: là đường
cong dốc xuống dưới về phía phải.
d. Luật cầu. Là luật của người tiêu dùng (người mua), bởi vì họ bao giờ cũng thích mua rẻ. Luật
cầu chỉ ra rằng: có một mối quan hệ nghịch biến giữa giá cả và lượng cầu hàng hoá dịch vụ .
Điều đó có nghĩa là: khi giá cả hàng hoá dịch vụ giảm xuống thì lượng cầu thị trường sẽ tăng lên
và ngược lại (với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi).
1.3. Hàm cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
Hàm cầu có dạng tổng quát: QD (x,t) = f (PX ; I; PY; T; N; E …)
Trong đó: + QD (x,t) là cầu hàng hoá X xác định trong khoảng thời gian t (ngày, tháng, quý,
năm…) và đóng vai trò hàm số cầu.
+ PX; I; PY; T; N; E… là các yếu tố ảnh hưởng đến cầu hàng hoá X và đóng vai trò
như những biến của hàm cầu. Cụ thể, PX là giá cả hàng hoá X; I là thu nhập của người tiêu dùng; P Y là
giá cả hàng hoá liên quan; T là chuẩn mực về thị hiếu sở thích của người tiêu dùng; N là quy mô dân số;
E là kỳ vọng của người tiêu dùng về sự thay đổi các yếu tố trên.
Như vậy cầu hàng hoá X phụ thuộc vào sự thay đổi của rất nhiều yếu tố, nhưng để đơn giản cho
nghiên cứu người ta thường dựa vào hai giả định sau đây:
+ Thứ nhất: để nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố đến cầu, người ta thường giả sử các yếu tố
còn lại không thay đổi.
+ Thứ hai: hàm cầu có dạng tuyến tính, tức là quan hệ giữa từng yếu tố với cầu là quan hệ tuyến
tính. Chẳng hạn, hàm cầu phụ thuộc giá hàng hoá có dạng QD = a1P + b1
Trong đó: - QD là lượng cầu hàng hoá X với vai trò hàm số, PX là giá hàng hoá X với vai trò là
biến số.
- Tham số a1 thể hiện quan hệ tuyến tính giữa PX và QD (khi PX tăng hoặc giảm 1 đơn vị
thì QD sẽ giảm hoặc tăng a1 đơn vị), vì vậy a1 luôn có trị số âm (a1 0). Tham số b1 là một hằng số cho
biết ảnh hưởng không đổi của các yếu tố khác (ngoài PX)
1.4. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu
a. Sự di chuyển của đường cầu
+ Khái niệm: Sự di chuyển của đường cầu là sự vận động dọc theo đường cầu hay là sự
thay đổi các điểm trên cùng một đường cầu (thay đổi điểm cầu).
+ Yếu tố làm đường cầu di chuyển: Khi các yếu tố khác không đổi, nếu giá hàng hoá
đang xét ( PX) thay đổi thì đường cầu sẽ di chuyển. Người ta gọi P X là yếu tố nội sinh hay còn
gọi là biến nội sinh.
b. Sự dịch chuyển của đường cầu
5
+ Khái niệm: Sự dịch chuyển của đường cầu là sự thay đổi toàn bộ đường cầu từ vị trí này
sang vị trí khác.
(a) (b)
P
giảm lượng cầu P
A tăng cầu

tăng lượng cầu D1


giảm cầu
B D
D2
D
Q Q

Hình 2.1 Sự di chuyển của đường cầu (a) và dịch chuyển của đường cầu (b)

+ Yếu tố làm đường cầu dịch chuyển: Khi các yếu tố ngoại sinh của hàm cầu thay đổi sẽ
làm đường cầu dịch chuyển. Cụ thể, nếu các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập của người tiêu
dùng (I), giá hàng hoá thay thế (PY ), số lượng người tiêu dùng (N) tăng lên thì đường cầu (hàng
hoá thông thường) dịch chuyển theo hướng tăng. Ngược lại, khi thu nhập (I), giá hàng hoá thay
thế, số lượng người tiêu dùng giảm hoặc giá hàng hoá bổ sung tăng…thì đường cầu sẽ dịch
chuyển theo hướng giảm.
2. Cung (Supply)
2.1. Khái niệm
Cung là số lượng hàng hoá dịch vụ mà người sản xuất (với tư cách là người bán) có khả năng
và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau (mức giá có thể chấp nhận được) trong phạm vi
không gian và thời gian nhất định khi các yếu tố khác không thay đổi.
2.2. Một số thuật ngữ có liên quan
Ngoài khái niệm trên, khi nghiên cứu cung người ta cần phải quan tâm đến những thuật
ngữ sau:
a. Lượng cung. Là số lượng hàng hoá dịch vụ mà người sản xuất có khả năng và sẵn sàng bán ở
một mức giá cụ thể (khi các yếu tố khác không thay đổi).
b. Biểu cung. Khi tập hợp các lượng cung vào một biểu ta có biểu cung. Biểu cung thể hiện mối
quan hệ giữa giữa sự thay đổi giá cả hàng hoá và lượng cung tương ứng với từng mức giá đó.
c. Đường cung. Khi minh hoạ biểu cung lên đồ thị ta được một đường biểu diễn gọi là đường
cung. Đường cung phổ biến của thị trường hàng hoá dịch vụ thường có có 2 đặc trưng cơ bản:
đường cong dốc lên trên về phía phải.
d. Luật cung. Là luật của người sản xuất (người bán) vì họ luôn muốn bán đắt. Vì thế, luật cung
chỉ ra rằng, có một mối quan hệ đồng biến giữa giá cả và lượng cung hàng hoá. Cụ thể, khi giá
cả hàng hoá dịch vụ tăng lên thì lượng cung trên thị trường sẽ tăng và ngược lại (khi các yếu tố
khác không thay đổi). Trên hình 5.2. nếu giá tăng từ P1 lên P2 thì lượng cung sẽ tăng từ Q 1 lên
Q2 và ngược lại.
2.3. Hàm cung và các yếu tố ảnh hưởng đến cung
Hàm cung thị trường có dạng tổng quát: QS (x,t) = f (PX ; Pi ; T ; G ; N ; E ...)
Trong đó: QS (x,t) là cung hàng hoá X xác định trong khoảng thời gian t (t là thời gian nghiên cứu cung:
ngày, tháng, quý, năm cụ thể) đóng vai trò là hàm cung.
6
PX ; Pi ; T ; G ; N ; E ...là các yếu tố xác định cung, đóng vai trò là các biến của hàm cung. Đó
là: giá cả bản thân hàng hoá đang xét (P X ); giá cả các yếu tố đầu vào (P i); công nghệ sản xuất (T); các
chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ (G); số lượng nhà sản xuất (N); kỳ vọng của nhà sản xuất (E).
Như vậy cung hàng hoá X cùng một lúc phụ thuộc vào sự thay đổi tất cả các yếu tố trên, nhưng
để đơn giản trong nghiên cứu người ta thường dựa vào hai giả định sau đây:
+ Thứ nhất: để nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố đến cung hàng hoá, người ta thường giả
sử các yếu tố còn lại không thay đổi.
+ Thứ hai: hàm cung có dạng tuyến tính, tức là quan hệ giữa từng yếu tố với cung là quan hệ
tuyến tính. Chẳng hạn, hàm cung phụ thuộc giá hàng hoá có dạng QS = a2P + b2
Trong đó: - QS là lượng cung hàng hoá X với vai trò hàm số, PX là giá hàng hoá X với vai trò là
biến số.
- Tham số a 2 thể hiện quan hệ tuyến tính giữa PX và QS (khi PX tăng hoặc giảm 1 đơn vị
thì QS sẽ tăng hoặc giảm tương ứng a 2 đơn vị), vì vậy a 2 luôn có trị số dương (a 2  0). Tham số b2 là
một hằng số cho biết ảnh hưởng không đổi của các yếu tố khác (ngoài PX)
2.4. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường cung
a. Sự di chuyển của đường cung
+ Khái niệm: Sự di chuyển của đường cung là sự vận động dọc theo đường cung hay là
sự thay đổi các điểm trên cùng một đường cung (thay đổi điểm cung).
+Yếu tố nào làm đường cung di chuyển? Chỉ có một yếu tố duy nhất đó là: khi giá hàng
hoá đang xét (PX) thay đổi sẽ làm đường cung di chuyển. Người ta cũng gọi PX là yếu tố nội sinh
hay biến nội sinh của hàm cung.
b. Sự dịch chuyển của đường cung
+ Khái niệm: Sự dịch chuyển của đường cung là sự vận động của toàn bộ đường cung từ
vị trí này sang vị trí khác.
+ Yếu tố làm dịch chuyển đường cung: Khi các yếu ngoài giá hàng hoá đang xét (yếu tố
ngoại sinh) thay đổi thì đường cung sẽ dịch chuyển. Chẳng hạn, khi giá cả yếu tố đầu vào giảm
xuống, Chính phủ trợ cấp cho người sản xuất, số lượng người sản xuất tăng lên…thì đường
cung sẽ dịch chuyển theo hướng tăng. Nếu giá đầu vào tăng, Chính phủ đánh thuế vào việc sản
xuất hàng hoá thì cung sẽ giảm.

(a) (b)
S2
P
S giảm cung S
P
 B tăng lượng cung
S1

A tăng cung
giảm lượng cung

Q Q

Hình 2.2 Sự di chuyển của đường cung (a) và dịch chuyển của đường cung (b)

7
3. Quan hệ cung cầu
3.1.Trạng thái cân bằng cung cầu
Là trạng thái tại đó tổng lượng cung bằng tổng lượng cầu hàng hoá. Tại đây, người sản
xuất thì bán hết hàng và người tiêu dùng mua đủ hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mình.
Người ta gọi đó là điểm cân bằng thị trường (E). Tại đó ta có mức giá cân bằng hay còn gọi là
giá thị trường (PE). Đây là mức giá người sản xuất đồng ý bán, người tiêu dùng chấp nhận mua
trong khoảng không gian và thời gian nhất định. Cũng tại điểm cân bằng ta xác định được lượng
cân bằng thị trường (QE), là lượng hàng hoá trao đổi tại mức giá cân bằng.
3.2. Trạng thái không cân bằng (trạng thái dư thừa, thiếu hụt)
Ở các mức giá ngoài giá cân bằng thì thị trường sẽ tồn tại trạng thái không cân bằng.
+ Trường hợp thứ nhất: nếu giá hiện tại cao hơn giá cân bằng thì tại đó lượng cung của
người bán sẽ lớn hơn lượng cầu của người mua. Khi đó, thị trường sẽ tồn tại trạng thái dư thừa
(dư cung) tạo ra sức ép làm giảm giá từ phía người bán (người bán tự động hạ giá để bán được
hàng).
+ Trường hợp thứ hai: nếu giá hiện tại thấp hơn giá cân bằng thì tại đó lượng cầu của
người mua sẽ lớn hơn lượng cung của người bán. Khi đó, thị trường sẽ tồn tại trạng thái thiếu
hụt (dư cầu) tạo ra sức ép làm tăng giá từ phía người mua (người mua tự động trả giá cao để
mua được hàng).
3.3. Trạng thái cân bằng mới
Trạng thái cân bằng thị trường và sự ổn định của giá thị trường chỉ mang tính chất tạm
thời. Bởi vì cung và cầu thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nên sự thay đổi của chúng sẽ
làm cung và cầu thị trường biến động hình thành nên điểm cân bằng mới. Đó các tình huống sau
đây:
+ Thay đổi cân bằng từ phía cầu (bởi sự dịch chuyển đường cầu)
+ Thay đổi cân bằng từ phía cung (bởi sự dịch chuyển đường cung)
+ Thay đổi cân bằng từ phía cung và cầu (bởi sự dịch chuyển của cả đường cung và
đường cầu)
4. Kiểm soát giá cả thị trường
4.1. Tại sao Chính phủ phải kiểm soát giá cả
4.2. Giá trần (Price Ceiling - PC)
- Khái niệm: Giá trần (PC) là mức giá tối đa hay còn gọi là giới hạn trên của giá được
Chính phủ quy định cho một loại hàng hoá dịch vụ nào đó khi giá của chúng trên thị trường tự
do là quá cao.
- Hệ quả của việc quy định giá trần: vì giá trần thấp hơn giá thị trường nên lượng cầu của
người tiêu dùng vượt quá lượng cung của người sản xuất. Khi đó thị trường sẽ tồn tại trạng thái
thiếu hụt (dư cầu) hàng hoá dịch vụ.
4.3. Giá sàn ( Price Floor - PF)
- Khái niệm: Giá sàn (PF) là mức giá tối thiểu hay còn gọi là giới hạn dưới của giá được Chính
phủ quy định cho một loại hàng hoá dịch vụ nào đó khi giá của nó trên thị trường tự do là quá thấp.
- Hệ quả: Vì giá sản cao hơn giá thị trường nên lượng cung của người sản xuất thường
vượt quá lượng cầu của người tiêu dùng tại mức giá này làm cho thị trường tồn tại trạng thái dư
thừa (dư cung) hàng hoá một lượng.

8
Câu hỏi ôn tập:
1. Thế nào là "cầu" hàng hoá dịch vụ? Những vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu khái niệm này?
2. Phân biệt: nhu cầu, cầu và lượng cầu hàng hoá dịch vụ? Lấy ví dụ minh hoạ?
3. Thế nào là biểu cầu, đường cầu? Tại sao đường cầu thị trường lại dốc xuống dưới về phía phải?
4. Hãy phân tích các yếu tố xác định cầu? Khi nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố đến lượng
cầu cần chú ý vấn đề gì?
5. Thế nào là hàng hoá thay thế, hàng hoá bổ sung? Khi giá những hàng hoá này thay đổi sẽ ảnh
hưởng gì đến cầu hàng hoá đang xét?
6. Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu? Minh hoạ bằng đồ thị?
7. Thế nào là "cung" hàng hoá dịch vụ? Những vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu khái niệm này?
8. Hãy phân biệt: cung ứng, cung, lượng cung hàng hoá dịch vụ? Cho ví dụ và minh hoạ bằng
đồ thị?
9. Thế nào là biểu cung, đường cung? Tại sao đường cung thị trường hàng hoá dịch vụ lại dốc
lên trên về phía phải?
10. Hãy trình bày các yếu tố xác định cung? Khi nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố đến
lượng cung cần chú ý vấn đề gì?

9
CHƯƠNG III: LÝ THUYẾT HÀNH VI
NGƯỜI TIÊU DÙNG
1. Độ co dãn cầu
1.1. Khái niệm, cách tính độ co dãn
Ðộ co dãn là số đo tính nhạy cảm của một biến số này đối với một số biến số khác. Ðộ co dãn
được đo bằng lượng phần trăm thay đổi của một biến số nào đó do có một lượng phần trăm thay đổi của
biến số khác xác định nó.
Nếu gọi: QD(S) là lượng cầu (hoặc lượng cung) hàng hoá.
X D(S) là mức yếu tố X ảnh hưởng đến cầu (hoặc cung) hàng hoá.
DQD(S) = Qn - Qn-1 là mức thay đổi của lượng cầu (hoặc cung) hàng hoá
XD(S) = Xn - Xn-1 là mức thay đổi của yếu tố X
EXD(S) là độ co co của cầu (hoặc cung) hàng hoá theo yếu tố X
Ta có:

Công thức tính chung:

Từ khái niệm, nghiên cứu độ co dãn của cầu (hoặc cung) hàng hoá cho ta biết: khi có 1% thay
đổi của yếu tố X tác động đến cầu (hoặc cung) thì có bao nhiêu phần trăm thay đổi của lượng cầu (hoặc
cung) hàng hoá (với điều kiện các yếu tố khác không đổi)
1.2. Ðộ co dãn của cầu
a. Ðộ co dãn của cầu đối với giá cả hàng hoá.
* Phương pháp tính:
(1) Ðộ co dãn cầu đối với giá thay đổi theo một khoảng cầu, ta có:

Trong đó: EPD là độ co dãn của cầu hàng hoá theo giá cả hàng hoá
DQD = Qn - Qn-1 mức thay đổi của lượng cầu hàng hoá
DP = Pn - Pn-1 mức thay đổi của giá cả hàng hoá
(Qn + Qn-1)/2 là lượng cầu trung bình hai thời điểm của hàng hoá
(Pn + Pn-1)/2 là mức giá trung bình hai thời điểm của hàng hoá
(2) Tính độ có dãn cầu đối với giá cả tại điểm cầu
Khi biết hàm số cầu hàng hoá (QD) theo biến số là giá cả của hàng hoá (P), khi các yếu tố
khác không đổi, người ta sử dụng phép tính vi phân bằng cách lấy đạo hàm của hàm số cầu (Q D)
theo biến số P đó.
* Các chú ý và phân loại
Tính EPD luôn luôn âm (-) vì theo quy luật của cầu, giá cả (P) và lượng cầu (Q) luôn vận
động theo hướng ngược chiều nhau (nghịch biến). Nhưng khi tính toán người ta thường biểu
diễn EPD bằng giá trị tuyệt đối.
Khi lượng % biến đổi của lượng cầu lớn hơn lượng % biến đổi của giá cả thì trị EPD>
1, tức là co dãn nhiều.
Khi lượng % biến đổi của lượng cầu nhỏ hơn lượng % biến đổi của giá cả thì EPD< 1,
tức là co dãn ít.
10
Khi lượng % biến đổi của lượng cầu bằng lượng % biến đổi của giá cả thì EPD= 1, ở
đây có độ co dãn đơn vị.
Ngoài 3 trường hợp phổ biến trên, trên thị trường có một số hàng hoá đặc biệt, hoặc trong
điều kiện đặc biệt có EPD = 0, gọi là cầu hoàn toàn không co dãn theo giá.
Trường hợp hàng hoá có EPD = , gọi là cầu hoàn co dãn theo giá. Ðộ co dãn này cho biết
người bán có thể bán tất cả những số lượng hàng hoá dịch vụ của mình mà không gây tác động
đến giá cả (giá cả không thay đổi).
* Vận dụng độ co dãn của cầu đối với giá cả
Bảng 3.1 Mối quan hệ giữa độ co dãn của cầu với tổng doanh thu

Tổng doanh thu (TR) thay đổi khi


Do ảnh hưởng
E D>1
P
EPD =1 EPD<1
Giá hàng hoá tăng TR giảm TR không đổi TR tăng
Giá hàng hoá giảm TR tăng TR không đổi TR giảm

b. Ðộ co dãn cầu đối với giá cả hàng có liên quan (EPbDa)


* Cách tính
Ðộ co dãn cầu theo giá hàng hoá có liên quan (hay độ co dãn của cầu theo giá chéo) cho
biết khi có 1% tăng lên (hoặc giảm đi) của giá hàng hoá có liên quan sẽ làm lượng cầu hàng hoá
ta nghiên cứu thay đổi (tăng hoặc giảm) bao nhiêu phần trăm.
Ðộ co dãn cầu đối với giá hàng hoá có liên quan theo một khoảng cầu, ta có:

DQDa = Qan - Qan-1 mức thay đổi của lượng cầu hàng hoá a
DPb = Pbn - Pbn-1 mức thay đổi của giá cả hàng hoá b
(Qan + Qan-1)/2 là lượng cầu trung bình 2 thời điểm của hàng hoá a
(Pbn + Pbn-1)/2 là mức giá trung bình 2 thời điểm của hàng hoá b.
Tính độ có dãn cầu đối với giá cả tại điểm cầu

* Phân loại, ý nghĩa và vận dụng


- Nghiên cứu độ co dãn cầu theo giá cho ta biết mức độ nhạy cảm của lượng cầu khi có
giá thay đổi tức là sự chuyển động dọc theo một đường cầu cho trước bởi giá thay đổi khi giữ
nguyên tất cả các yếu tố khác chi phối cầu. Trong khi đó, độ co dãn cầu theo giá chéo để nghiên
cứu hành vi của cầu hàng hoá nào đó nhạy cảm đến mức nào khi giá hàng khác có liên quan, khi
ta giữ nguyên giá của chính mặt hàng đó.
- Tính EPbDa cho ta biết mức độ tác động của 1% thay đổi về giá sản phẩm b (Pb) đối với
lượng cầu của sản phẩm a (QDa) thay đổi theo.
11
- Tính toán EPbDa có thể là có kết quả là số dương (+) hoặc số âm (-) thể hiện quan hệ giữa
Pb và QDa là tỉ lệ thuận hoặc tỉ lệ nghịch. Nếu quan hệ này là thuận chiều, khi đó E PbDa > 0, cho ta
biết hai hàng hoá a và b này là 2 loại hàng hoá thay thế cho nhau. Nếu quan hệ này là nghịch
chiều, khi đó EPbDa < 0, cho ta biết hai hàng hoá a và b này là 2 loại hàng hoá bổ sung cho nhau.
c. Ðộ co dãn của cầu đối với thu nhập (E ID)
* Cách tính
Ðộ co dãn cầu theo giá thu nhập cho biết khi có 1% tăng lên (hoặc giảm đi) của thu nhập
người tiêu dùng sẽ làm lượng cầu hàng hoá tăng lên (hoặc giảm đi) bao nhiêu phần trăm.
Ðộ co dãn cầu đối với thu nhập tính theo một khoảng cầu, ta có:

Trong đó: EID là độ co dãn của cầu hàng hoá theo giá cả hàng hoá có liên quan
DQD = Qn - Qn-1 mức thay đổi của lượng cầu hàng hoá
D I = In - In-1 mức thay đổi của thu nhập
(Qn + Qn-1)/2 là lượng cầu trung bình 2 thời điểm của hàng hoá
(In + In-1)/2 là mức giá trung bình 2 thời điểm của thu nhập.
Tính độ co dãn cầu đối với thu nhập tại một điểm cầu:

* Phân loại và vận dụng


Hàng bình thường, khi thu nhập tăng lên dẫn đến tổng lượng số cầu tăng lên ở mọi mức
giá hàng hoá (giá đã hình thành trên thị trường), nên E ID >0. Tuy nhiên ở đây chia ra 2 nhóm
hàng hoá khác nhau:
+ Ðối với hàng hoá thuộc loại nhóm hàng cao cấp, xã xỉ, phục vụ cho nhu cầu cao cấp thì
khi thu nhập tăng lên, người ta sẽ gia tăng cầu hàng hoá nhanh hơn mức tăng của thu nhập, khi
đó EID > 1.
+ Ðối với hàng hoá thuộc nhóm hàng thiết yếu, khi thu nhập tăng lên, cầu hàng hoá tăng
nhưng mức độ tăng nhỏ hơn so với mức thu nhập tăng, khi đó 0 <EID < 1
Ngoài hai nhóm hàng hoá cao cấp và thiết yếu ra, thực tế có nhóm hàng hoá thuộc loại
thứ cấp, chất lượng thấp có EID < 0, vì khi thu nhập tăng lên, người ta sẽ giảm mức cầu hàng thứ
cấp cả về số tuyệt đối và số tương đối.
Có thể có nhóm hàng hoá có cầu rất ít hoặc không liên quan đến thu nhập, khi đó tính EID có trị
số rất nhỏ hoặc bằng 0.
d. Ðộ co dãn của cầu đối với các yếu tố khác
 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co dãn
a. Sự sẵn có và giá cả của hàng hoá thay thế trên thị trường
b. Mức chi tiêu của người tiêu dùng cho hàng hoá
c. Số lượng người mua hàng lần đầu ảnh hưởng đến độ co dãn cầu
d. Ðộ dài thời gian ảnh hưởng đến độ co dãn cầu theo giá
e. Tác động của thuế (hoặc trợ cấp) đến sự thay đổi thặng dư người sản xuất và người tiêu
dùng, tuỳ thuộc vào độ co dãn cung và cầu đối với giá cả của nó
12
f. Ảnh hưởng của lạm phát đối với độ co dãn của cầu
2. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
2.1. Một số khái niệm
a. Lợi ích (hay sự thoả dụng) là sự hài lòng, sự như ý muốn của người tiêu dùng hàng hoá, dịch
vụ mang lại (Utility - U)
b. Tổng lợi ích (hay độ thoả dụng) là toàn bộ lợi ích hay là tổng thể sự hài lòng do toàn bộ sự
tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ mang lại (Total Utility - TU).
c. Lợi ích cận biên (lợi ích biên tế) phản ánh mức độ hài lòng hay lợi ích tăng thêm hoặc giảm đi
do tiêu dùng thêm hay bớt đi một đơn vị sản phẩm hàng hoá dịch vụ mang lại (Marginal Utility
- MU).
hoặc
d. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần
Lợi ích cận biên của một mặt hàng hoá có xu hướng giảm đi khi lượng mặt hàng đó
được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời kỳ nhất định.
e. Lợi ích cận biên và đường cầu
Nếu so sánh đường cầu và đường lợi ích cận biên ta thấy giữa chúng có sự tương đồng.
Điều đó có nghĩa là, đằng sau đường cầu chứa đựng lợi ích cận biên giảm dần của người tiêu
dùng hay chính quy luật lợi ích cận biên giảm dần đã làm cho đường cầu dốc xuống dưới. (MU
= D).
2.2. Quy tắc lựa chọn tiêu dùng tối ưu
a. Trường hợp đặc biệt hàng hoá tiêu dùng không phải trả tiền (miễn phí)
Người tiêu dùng xác định mức tiêu dùng tối ưu khi không mất tiền người ta chỉ xác định
khi sử dụng số lượng hàng hoá để đạt tổng lợi ích tối đa TUmax theo quy tắc:
Mức hàng hoá tiêu dùng tối ưu Q* thoả mãn điều kiện: lợi ích cận biên MU = 0.
b. Tiêu dùng phải trả tiền ( một loại hàng hoá)
quy tắc xác định mức tiêu dùng tối ưu ở Q* để đạt tổng lợi ích tối đa (tính đến chi phí bỏ
ra) của người tiêu dùng hàng hoá A là điểm có thoả mãn điều kiện: Q* tại MU = MC = P
c. Tiêu dùng phải trả tiền ( hai loại hàng hoá)
Chẳng hạn người tiêu dùng có một ngân sách là M để tiêu dùng hai hàng hoá A và B, hai
hàng hoá này có giá là PA và PB , người tiêu dùng đạt được tổng lợi ích (độ thoả dụng) là TU đã
xác định, tương ứng tiêu dùng từng hàng hoá có MUA và MUB .
Khi các điều kiện khác không đổi, người tiêu dùng cần lựa chọn mức tiêu dùng tối ưu A*
và B* để đạt tổng lợi ích lớn nhất (TUma x) với điều kiện ràng buộc ngân sách M.
Chúng ta biết rằng người tiêu dùng có ràng buộc ngân sách với phương trình ngân sách
M = PA*A + PB*B, nếu người ta tăng một đồng cho tiêu dùng hàng A thì phải giảm đi một đồng
cho tiêu dùng hàng B.
Như vậy, lựa chọn mức tiêu dùng tối ưu khi tiêu dùng hai loại hàng hoá để đạt tổng lợi
ích (độ thoả dụng) tối đa khi ngân sách M xác định và có PA và PB với quy tắc:
A*, B* với điều kiện
Ta gọi tỉ lệ thay thế lợi ích cận biên của hai hàng A và B là MRS = MUA/ MUB
Khi đó quy tắc xác định mức tiêu dùng tối ưu trên có thể viết dạng sau:

13
A*, B* với điều kiện
Từ quy tắc này, có thể suy ra quy tắc xác định mức tiêu dùng từng loại hàng hoá tối ưu khi
tiêu dùng đồng thời nhiều loại hàng hoá với M đã xác định sau:
A*, B* và ... K* với điều kiện
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng
a. Sự ràng buộc về ngân sách: M = PA*A + PB* B
b. Yếu tố sở thích của người tiêu dùng
c. Sự điều chỉnh mức tiêu dùng tương ứng với những thay đổi trong thu nhập
d. Ðiều chỉnh tiêu dùng tương ứng với thay đổi về giá cả.

Câu hỏi ôn tập:


1. Ðộ co dãn là gì? Cách tính chung về độ co dãn của cầu (hoặc cung). Ý nghĩa khái quát của
độ co dãn của cầu và cung?
2. Ngoài độ co dãn của cầu theo giá, theo giá chéo, theo thu nhập, trên thực tế người ta còn
nghiên cứu độ co dãn nào? Ý nghĩa của từng loại độ co dãn như thế nào đối với hoạt động
của doanh nghiệp và Nhà nước?
3. Ðộ co dãn của cung là gì? Các loại độ co dãn chủ yếu của cung hàng hoá dịch vụ?
4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến độ co dãn của cầu và cung? Ý nghĩa của nó đối với
người sản xuất, tiêu dùng và Nhà nước?
5. Khái niệm về lợi ích, tổng lợi ích và lợi ích cận biên của người tiêu dùng khi sử dụng hàng
hoá, dịch vụ? Mối quan hệ giữa chúng và minh hoạ bằng hình đồ thị?
6. Trình bày nội dung quy luật lợi ích cận biên giảm dần? Cho ví dụ và minh hoạ bằng đồ thị?
Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật này đối với người tiêu dùng và người sản
xuất?
7. Trình bày quy tắc lựa chọn điểm tiêu dùng tối ưu khi người ta tiêu dùng một loại hàng hoá
có giá ở thị trường? Vẽ đồ thị để minh họa?

14
CHƯƠNG IV:
LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
1. Lý thuyết về sản xuất
1.1. Các yếu tố đầu vào, đầu ra và hàm sản xuất
a. Các yếu tố đầu vào (Inputs) Là khoản tài nguyên tiêu tốn tính theo giá thị trường và được
biểu hiện bằng chi phí sản xuất như: tiền thuê nhà, thuê đất, mua nguyên nhiên vật liệu vật tư,
chi phí thuê lao động, dịch vụ…
b. Các yếu tố đầu ra (Outputs) Là kết quả thu được của hoạt động sản xuất kinh doanh.
c. Hàm sản xuất
Hàm sản xuất tổng quát có dạng: Q = f (X1, X2,...Xn)
Trong đó: Q là lượng sản phẩm đầu ra (hàm số)
X1, X2,....Xn là các yếu tố đầu vào (các biến số)
Ðể đơn giản, ta giả định rằng doanh nghiệp chỉ sử dụng hai đầu vào là vốn ( K - Capital)
và lao động (L - Labour) còn các đầu vào khác cố định thì hàm sản xuất có dạng Q = f (K, L)
hay Q = A K a L b
Trong đó: Q là sản lượng đầu ra, K là vốn, L là lao động, A là một hằng số tuỳ thuộc vào
đơn vị đo lường các đầu vào và đầu ra, số mũ a và b là những hằng số cho biết tầm quan trọng
tương đối của yếu tố vốn và lao động đối với sản lượng đầu ra, đồng thời chúng cũng thể hiện
độ co dãn của sản lượng đầu ra (Q) theo K và L. Mặt khác thông qua trị số a + b người ta có thể
xác định được hiệu quả kinh tế của quy mô (sẽ được đề cập cụ thể ở phần sau).
* Khái niệm: Hàm sản xuất là mối quan hệ mặt kỹ thuật biểu thị sản lượng đầu ra tối đa
có thể đạt được từ các kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào (vốn, lao động…) với một trình
độ công nghệ nhất định.
1.2. Hàm sản xuất với một đầu vào biến đổi.
a. Năng suất cận biên (MP)
* Khái niệm: Năng suất cận biên hay sản phẩm cận biên (MP - Marginal Product) là
phần năng suất tăng thêm (hay giảm đi) khi sử dụng thêm (hoặc bớt đi) 1 đơn vị yếu tố đầu vào
biến đổi (với điều kiện các đầu vào khác cố định). Nếu gọi yếu tố đầu vào biến đổi là X, ta có
công thức: MPx = DQ/DX
Trong đó: MPx là năng suất cận biên của đầu vào X
DQ là sự thay đổi của sản lượng đầu ra
DX là sự thay đổi của đầu vào X
Năng suất cận biên còn được được biểu hiện bằng giá trị và được gọi là giá trị sản phẩm
cận biên (VMP - Value Marginal Product)
VMPX = MPX * Py (VMPX là giá trị sản phẩm cận biên của đầu vào X; Py là giá sản
phẩm đầu ra)
* Phương pháp tính:
+ Trường hợp thứ nhất: nếu xác định được hàm sản xuất là hàm của yếu tố đầu X vào có
dạng Q = f (X) thì năng suất cận biên là đạo hàm bậc nhất của hàm số theo X hay MP X = f’(X)
+ Trường hợp thứ hai: nếu không xác định được hàm sản xuất, người ta sẽ tính năng suất
cận biên cho từng đơn vị đầu vào theo công thức sau đây:

Trong đó: MPXi là năng suất cận biên của đầu vào X thứ i
Xi và Xi-1 là lượng đầu vào X thứ i và i - 1
15
Qi và Qi - 1 là sản lượng đầu ra tương ứng với Xi và Xi-1
b. Năng suất trung bình (AP - Average Product ): Là lượng sản phẩm đầu ra tính bình quân trên
một đơn vị đầu vào (khi các đầu vào khác không thay đổi).
Năng suất trung bình được tính theo công thức sau: APX = Q/X
Trong đó: APX là năng suất trung bình của đầu vào X ; Q là lượng sản phẩm đầu ra; X là
lượng đầu vào X đã sử dụng để tạo ra Q sản phẩm.
c. Quan hệ giữa năng suất cận biên và năng suất trung bình
Khi xem xét mối quan hệ giữa MPX và APX ta thường gặp ba trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: Nếu ở lượng đầu vào X nào đó mà MPX > APX thì APX sẽ tăng.
+ Trường hợp 2: Nếu ở lượng đầu vào X nào đó mà MPX < APX thì APX sẽ giảm.
+ Trường hợp 3: Nếu ở lượng đầu vào X nào đó mà MP X = APX thì APX sẽ đạt trị số cực
đại (APX max).
d. Quy luật năng suất cận biên giảm dần
“Năng suất cận biên của bất cứ yếu tố đầu vào nào cũng sẽ bắt đầu giảm xuống tại một
điểm khi ngày càng có nhiều yếu tố đó được đầu tư trong quá trình sản xuất đã có”
e.Vận dụng
Nghiên cứu quy luật năng suất cận biên giảm dần có ý nghĩa lớn trong việc lựa chọn và
sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất một mức sản lượng nhất định với chi phí tổi thiểu nhất.
Ðó chính là nội dung quy tắc lựa chọn đầu vào tối ưu.

Chọn đầu vào X tối ưu (X*) để tối thiểu hoá chi phí (TCmin) thoả mãn điều kiện:
VMPX = MCX = PX
VMPX = MPX * Py => MPX.PY = MCX =PX
hoặc MPX = PX/ PY
Trong đó:
+ X* lượng là đầu vào X tối ưu
+ VMPX giá trị sản phẩm cận biên của đầu vào X: là phần giá trị sản phẩm đầu ra tăng
thêm khi sử dụng thêm một đơn vị đầu vào X ( trong đó,VMPX = MPX ´ PY)
+ PX là giá đầu vào X; PY là giá sản phẩm đầu ra.
1.3. Hàm sản xuất với hai đầu vào biến đổi.
a. Ðường đồng lượng và tỷ suất thay thế kỹ thuật biên
Ðường đồng lượng là đường biểu thị tất cả những sự kết hợp các đầu vào khác nhau để
sản xuất một lượng đầu ra nhất định.
Tỷ suất thay thế kỹ thuật biên (MRTS - Marginalrate of Technical Substitution) là tỷ lệ
thay thế lẫn nhau giữa các yếu tố đầu vào để sản xuất ra cùng một mức sản lượng.
MRTSL/K = MPL/MPK
b. Ðường đồng phí và điểm lựa chọn tối ưu khi kết hợp các yếu tố đầu vào.
Đường đồng phí là đường có cùng mức chi phí khi kết hợp các đầu vào theo các phương
án khác nhau.
Dọc theo đường đồng phí, khi giảm vốn thì chi phí sẽ giảm một lượng (- DK ´ PK) và
tăng lao động thì chi phí sẽ tăng ( DL ´ PL ). Vì thế, muốn tổng chi phí không đổi thì - DK ´ PK
= DL ´ PL hay độ dốc của đường đồng phí taga = - DK/DL = PL/PK
Tập hợp các phương án sản xuất có hiệu quả người ta được đường phát triển quy mô của
doanh nghiệp. Ðồng thời tại các điểm đó, độ dốc đường đồng lượng (MRST L/K) = Ðộ dốc đường
đồng phí (taga). Như phần trên ta đã biết MRTS L/K = MPL/MPK , còn taga = PL/PK nên ta suy ra
16
MPL / MPK = PL / PK hay MPK / PK = MPL / PL. Ðây chính là quy tắc lựa chọn đầu vào tối ưu của
doanh nghiệp khi sử dụng 2 đầu vào K và L nhằm tối thiểu hoá chi phí.
Vậy điều kiện tối thiểu hoá chi phí khi sử dụng hai đầu vào K và L để sản xuất Q sản
phẩm là:
Chọn K*, L* để TC min khi MRTSL/K = MPL/MPK = PL/PK hay MRTSL/K = MPL/PL = MPK/PK
2. Lý thuyết về chi phí
2.1. Phân loại chi phí
a. Dựa vào đặc điểm, tính chất và phương pháp tính chi phí. Chi phí của doanh nghiệp được
chia thành ba loại: chi phí tài nguyên, chi phí tính toán (kế toán) và chi phí kinh tế.
+ Chi phí tài nguyên. Là khoản tài nguyên tiêu tốn trong sản xuất kinh doanh được biểu
hiện dưới hình thái hiện vật (hiện vật hoá chi phí).
+ Chi phí tính toán (chi phí kế toán, chi phí tài chính). Là khoản chi phí bằng tiền doanh
nghiệp đã bỏ ra khi sản xuất hàng hoá dịch vụ.
+ Chi phí kinh tế. Là toàn bộ chi phí để sản xuất hàng hoá dịch vụ mặc dù thực tế nó có
được chi hay không. Như vậy, ngoài chi phí tính toán (chi phí thực tế), chi phí kinh tế còn bao
gồm cả chi phí tiềm ẩn hay còn gọi là chi phí cơ hội của việc sử dụng các nguồn lực.
b. Dựa vào thời gian.
+ Chi phí ngắn hạn. Là loại chi phí được tính đến trong thời gian ngắn ứng với từng chu
kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí dài hạn. Là loại chi phí được tính đến trong thời gian tương ứng với nhiều chu
kỳ sản xuất kinh doanh.
2.2. Các loại chi phí ngắn hạn
a. Chi phí cố định (FC - Fixed Cost). Là loại chi phí không phụ thuộc vào mức sản lượng sản
xuất kinh doanh, thậm chí ngay cả khi ngừng hoạt động (sản lượng đầu ra Q = 0) doanh nghiệp
vẫn phải chịu toàn bộ chi phí này.
b. Chi phí biến đổi (VC - Variable Cost). Là loại chi phí phụ thuộc hoàn toàn vào sản lượng sản
xuất kinh doanh
c. Tổng chi phí (TC - Total Cost). Là toàn bộ chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp để sản xuất ra một lượng sản phẩm nhất định. TC = FC + VC
d. Chi phí bình quân (AC - Average Cost ). Là chi phí tính bình quân để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm. Trong sản xuất kinh doanh, ở doanh nghiệp thường có ba loại chi phí bình quân, đó là: chi phí cố
định bình quân, chi phí biến đổi bình quân và tổng chi phí bình quân.
+ Chi phí cố định bình quân - định phí bình quân (AFC - Average Fixed Cost). Là chi phí cố
định tính bình quân trên một đơn vị sản phẩm. AFC = FC/Q
+ Chi phí biến đổi bình quân - biến phí bình quân (AVC - Average Variable Cost). Là chi phí
biến đổi tính bình quân trên một đơn vị sản phẩm. AFC = VC/Q.
+ Tổng chi phí bình quân - chi phí bình quân (ATC - Average Total Cost). Là tổng chi phí tính
bình quân trên một đơn vị sản phẩm. ATC = TC/Q hoặc ATC = AFC + AVC

17
FC, VC, TC
TC

TC VC
1
FC
FC

VC1

0
Q1 Q

Hình 4.1 Chi phí cố định, chi phí biến đổi và tổng chi phí

AFC, AVC, ATC


ATC

AVC
E2
ATCmin

AVCmin E1
AFC

0 Q1 Q2 Q

Hình 4.2 Các đường chi phí bình quân

e. Chi phí cận biên (MC - Marginal Cost)


* Khái niệm: Chi phí cận biên là phần chi phí tăng thêm khi sản xuất (hoặc mua thêm)
một đơn vị sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Như vậy, chi phí cận biên đo lường phần tăng thêm của
tổng chi phí (hoặc chi phí biến đổi) khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Trong đó: MC là chi phí cận biên; DTC là sự thay đổi của tổng chi phí ; DVC là sự thay
đổi của chi phí biến đổi; DQ là sự thay đổi của sản lượng sản phẩm sản xuất ra.
* Phương pháp tính:
+ Nếu xác định được hàm tổng chi phí và chi phí biến đổi là hàm số của sản lượng: khi
đó ta sẽ xác định được hàm chi phí cận biên bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất của các hàm chi
phí đó.
MC (q) = TC’(q) = VC’(q)
18
+ Nếu không xác định được hàm chi phí, người ta sẽ xác định chi phí cận biên cho từng
đơn vị sản phẩm theo công thức sau:

Trong đó: MCi là chi phí cận biên của sản phẩm thứ i (i = 1, 2, 3 , 4,...n)
TCi và TCi-1 là tổng chi phí để sản xuất ra i và i -1 sản phẩm
VCi và VCi-1 là chi phí biến đổi để sản xuất ra i và i -1 sản phẩm
Qi và Qi - 1 sản phẩm thứ i và i - 1
* Mối quan hệ giữa chi phí cận biên MC với chi phí bình quân (ATC) và chi phí biến đổi
bình quân (AVC)
- Nếu MC < ATC thì ATC sẽ giảm.
- Nếu MC > ATC thì ATC sẽ tăng.
- Nếu MC = ATC thì ATC sẽ cực tiểu.

AFC, AVC, MC
ATC, MC
ATC

ATCmin E2
AVC

E1
AVCmin

AFC

Q1 Q2 Q

Hình 4.3 Ðường chi phí bình quân và chi phí cận biên
2.3. Chi phí dài hạn
a. Các loại chi phí dài hạn.
* Tổng chi phí dài hạn (LTC - Long Total Cost). Là toàn bộ chi phí để sản xuất ra hàng
hoá dịch vụ ở một mức sản lượng tối thiểu hoá chi phí.
LTC
K Ðường phát triển DN TC, LTC
TC3

E3
K3
TC2
E2 Q3
K2
TC1
E1 Q2
K1
Q1 C2 C3
C1
0 L1 L2 L3 L 19
0 Q1 Q2 Q3 Q
Hình 4.4 Ðường phát triển doanh nghiệp và đường tổng chi phí dài hạn
* Tổng chi phí bình quân dài hạn (LATC - Long Average Total Cost).Là tổng chi phí dài
hạn tính trên một đơn vị sản phẩm. Do đó, ta có thể viết LATC = LTC/Q
* Chi phí cận biên dài hạn (LMC - Long Marginal Cost). Là phần tổng chi phí dài hạn
tăng thêm để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Ðường chi phí cận biên dài hạn LMC không
phải là tổng các đường chi phí cận biên ngắn hạn mà được suy ra từ đường LTC. Ðường LMC
cũng có dạng chữ U và cắt đường LATC tại điểm thấp nhất của đường LATC và LATC min >
LMC min. Về công thức tính, ta có thể viết: LMC = DLTC/DQ = LTC’(q) (đạo hàm bậc nhất
của hàm tổng chi phí dài hạn theo sản lượng Q).
LMC LATC
ATC, LATC, LMC ATC3
ATC1 ã
ã
ATC2

0 Q1 Q2 Q3 Q

Hình 4.5 Quan hệ giữa các đường chi phí ngắn hạn và dài hạn

b. Hiệu suất của quy mô


Hiệu suất của quy mô thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra đạt được khi thay đổi
các yếu tố đầu vào. Trong thực tế thường xảy ra ba trường hợp sau đây:
+ Nếu tăng các yếu tố đầu vào lên 1% mà sản lượng đầu ra tăng lớn hơn 1% thì người ta
kết luận: hiệu suất của quy mô tăng dần hay việc tăng quy mô đầu vào đạt hiệu quả.
+ Nếu tăng các yếu tố đầu vào lên 1% mà sản lượng đầu ra tăng nhỏ hơn 1% thì người ta
kết luận: hiệu suất của quy mô giảm dần hay việc tăng quy mô đầu vào không đạt hiệu quả.
+ Nếu tăng các yếu tố đầu vào lên 1% mà sản lượng đầu ra tăng đúng bằng 1% thì người
ta kết luận: hiệu suất của quy mô không thay đổi hay hiệu suất không đổi theo quy mô .
Trong trường hợp hàm sản xuất Coob - Douglas Q = AK a Lb người ta căn cứ vào tổng a
+ b để kết luận hiệu suất của quy mô. Nếu a + b > 1 thì hiệu suất tăng theo quy mô; nếu a + b <
LATC
1 thì hiệu suất giảm theo quy mô và khi a + b = 1 thì hiệu suất không đổi theo quy mô.

LATC

LATC

0 Q 0 Q
0 Q
20
a. Hiệu suất tăng b. Hiệu suất không đổi c. Hiệu suất giảm

Hình 4.6 Hiệu suất của quy mô tiếp cận từ chi phí bình quân dài hạn LATC
3. Lý thuyết về lợi nhuận
3.1. Khái niệm và vai trò của lợi nhuận
a. Khái niệm: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu của doanh nghiệp khi bán
hàng hoá dịch vụ và tổng chi phí đã bỏ ra để sản xuất hàng hoá dịch vụ đó trong một khoảng
thời gian nhất định. Từ khái niệm trên ta có công thức tính lợi nhuận sau:
TPr = TR - TC
Trong đó: TPr (Total Profit) là tổng lợi nhuận; TR (Total Revenue) là tổng doanh thu; TC
(Total Cost) là tổng chi phí
Ngoài công thức trên, lợi nhuận còn được xác định theo công thức TPr = (P - ATC) * Q.
Trong đó: P - ATC là lợi nhuận tính trên một đơn vị sản phẩm (lợi nhuận đơn vị); P là giá bán;
ATC là chi phí bình quân và Q là sản lượng bán ra.
Nếu lợi nhuận được viết dưới dạng hàm số của sản lượng ta có (q) =TR(q) - TC(q).
Trong đó, TR(q) và TC(q) là hàm doanh thu và hàm tổng chi phí phụ thuộc sản lượng.
b. Vai trò của lợi nhuận
+ Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ảnh chính xác nhất kết quả và hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu kinh tế lâu dài và cơ bản nhất của doanh nghiệp
hoạt động trong cơ chế thị trường.
+ Dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận cho ta biết được năng lực tổ chức quản lý, hợp lý hoá quá trình sản
xuất, tính năng động sáng tạo nắm bắt được nhu cầu thị trường và sự nỗ lực của chủ doanh
nghiệp.
c. Nguồn gốc của lợi nhuận
+ Lợi nhuận là khoản thu nhập mặc nhiên của chủ doanh nghiệp về quyền sở hữu các
nguồn lực sản xuất. Nó là phần thu nhập của người chủ về lao động của chính họ (lao động quản
lý, điều hành doanh nghiệp…); về vốn đầu tư của chính người chủ đó.
+ Lợi nhuận là tiền thưởng cho sự phiêu lưu, mạo hiểm liều lĩnh trên mức trung bình của
người chủ doanh nghiệp. Nó thể hiện bản lĩnh của người chủ dám chấp nhận và đương đầu với
rủi ro, dám kinh doanh những sản phẩm dịch vụ mà người khác không dám làm.
+ Do doanh nghiệp có sức mạnh thị trường, độc quyền trong sản xuất kinh doanh một
loại sản phẩm dịch vụ nào đó. Nhờ vậy, nhà độc quyền thường hạn chế cung để tăng giá bán sản
phẩm nhằm thu được lợi nhuận cao...
d. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
+ Trước hết là quy mô sản xuất hàng hoá dịch vụ. Quan hệ cung cầu hàng hoá dịch vụ
trên thị trường sẽ làm cho giá cả thay đổi. Ðiều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất
kinh doanh và tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Giá cả và chất lượng các yếu tố đầu vào (lao động, nguyên nhiên vật liệu, máy móc
thiết bị, công nghệ sản xuất…) và phương pháp phối hợp các ếu tố đầu vào. Mhữmg yếu tố này
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Giá bán hàng hoá dịch vụ và toàn bộ hoạt động nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản
phẩm và thu hồi vốn, đặc biệt là hoạt động Marketing và công tác tài chính của doanh nghiệp.
3.2. Doanh thu cận biên và quyết định của doanh nghiệp về sản lượng sản xuất
a. Doanh thu cận biên (MR - Marginal Revenue)

21
+ Khái niệm: Doanh thu cận biên là phần doanh thu tăng thêm khi sản xuất hoặc bán
thêm một đơn vị sản phảam
+ Phương pháp tính. Có hai phương pháp xác định doanh thu cận biên.
- Nếu hàm tổng doanh thu là một hàm số của sản lượng thì xác định được hàm doanh thu
cận biên bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất của hàm tổng doanh thu theo sản lượng
MR(q) = TR’(q)
+ Nếu không xác định được hàm tổng doanh thu, ta có thể tính được doanh thu cận biên
cho từng đơn vị sản phẩm theo công thức sau:

Trong đó: MRi là doanh thu cận biên của đơn vị sản phẩm thứ i (i = 1, 2, 3,...n)
TRi - TRi-1 là tổng doanh thu của đơn vị sản phẩm thứ i và i - 1
Qi - Qi - 1 là lượng sản phẩm thứ i và i - 1
b. Mối quan hệ giữa doanh thu cận biên (MR), chi phí cận biên (MC) và quy tắc tối đa hoá lợi
nhuận
+ Trường hợp 1: Ở một mức sản lượng nào đó mà MR > MC tức là MR - MC >0. Khi
đó nếu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ có lợi vì tăng lợi nhuận. Do đó
doanh nghiệp nên mở rộng sản lượng sản xuất (tăng Q) để tăng tổng lợi nhuận (TPr).
+ Trường hợp 2: Ở một mức sản lượng nào đó mà MR < MC tức là MR - MC < 0. Khi đó nếu
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ bất lợi vì thua lỗ. Do đó để giảm thua lỗ
doanh nghiệp nên thu hẹp sản lượng sản xuất (giảm Q) để tăng tổng lợi nhuận (TPr).
+ Trường hợp 3: Ở một mức sản lượng nào đó mà MR = MC tức là MR - MC = 0. Khi
đó lợi nhuận không tăng không giảm, sản lượng sản xuất là tối ưu (Q*) và doanh nghiệp đạt
tổng lợi nhuận tối đa (TPr max).
Từ sự phân tích trên, ta rút ra quy tắc sau đây: Trong cơ chế thị trường, khi tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh muốn tối đa hoá lợi nhuận, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải
sản xuất và bán ra ở mức sản lượng mà tại đó doanh thu cận biên vừa bằng chi phí cận biên
(MR = MC).
Tóm tắt quy tắc: Chọn Q* để có TPr max với điều kiện MR = MC
3.3. Tối đa hoá lợi nhuận trong sản xuất ngắn hạn (DN cạnh tranh hoàn hảo)
1) Tối đa hoá lợi nhuận: khi giá bán sản phẩm cao hơn tổng chi phí bình quân (P > ATC)
2) Hoà vốn: nếu giá bán sản phẩm bằng tổng chi phí bình quân tối tiểu (P = ATC min).
Khi đó doanh nghiệp quyết định tiếp tục sản xuất kinh doanh.
3) Có nguy cơ phá sản (lỗ vốn tạm thời): khi giá bán sản phẩm thấp hơn ATC nhưng lại
cao hơn AVC (ATCmin > P3 > AVCmin).
4) Ðóng cửa sản xuất: nếu giá bán sản phẩm nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu (P<
AVC min) thì doanh nghiệp thua lỗ hoàn toàn và phải ngừng sản xuất kinh doanh.

22
P, MR, ATC, MC
AVC, MC ATC
A D1 = MR1
P1
AVC
P2 B D2 = MR2

P3 C D3 = MR3

D D4 = MR4
P4

Q4 Q3 Q2 Q1 Q

Hình 4.7 Lãi, lỗ, tiếp tục hoặc ngừng sản xuất kinh doanh.
3.4. Tối đa hoá lợi nhuận trong sản xuất dài hạn
Như ta đã biết, trong sản xuất dài hạn không còn chi phí cố định, cho nên tất cả các loại
chi phí của doanh nghiệp đều là chi phí biến đổi. Khi đó, để tối đa hoá lợi nhuận chúng ta có thể
sử dụng quy tắc tối đa hoá lợi nhuận đã trình bày ở phần trên nhưng loại trừ chi phí cố định. Giả
sử giá thị trường của sản phẩm là cho trước (doanh nghiệp là người chấp nhận giá) và luôn
bằng doanh thu cận biên (MR = P). Doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng khi nào doanh thu cận biên
còn lớn hơn chi phí cận biên dài hạn (MR > LMC); giảm sản lượng khi chi phí cận biên dài hạn
vượt quá doanh thu cận biên (LMC > MR) và đạt lợi nhuận tối đa tại mức sản lượng có doanh
thu cận biên bằng chi phí cận biên dài hạn (MR = LMC).

P, MR, LATC, LMC


LMC
LATC

A D º MR
P* = PE

LATC* B
C

0 Q1 Q* Q
Hình 4.8 Tối đa hoá lợi nhuận trong sản xuất dài hạn

Câu hỏi ôn tập:


Câu 1: Trình bày khái niệm năng suất bình quân và năng suất cận biên. Phát biểu quy luật
năng suất cận biên giảm dần và cho ví dụ minh họa?

23
Câu 2: Thế nào là đường đồng lượng, trình bày các trường hợp đặc biệt của đường đồng
lượng?
Câu 3: Các cách phân loại chi phí? Thế nào là chi phí kế toán, chi phí kinh tế?
Câu 4: Nêu định nghĩa, công thức của các loại chi phí trong ngắn hạn?
Câu 5: Trình bày khái niệm, vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp?
Câu 6: Doanh thu cận biên là gì? Hãy nêu mối quan hệ giữa doanh thu cận biên và chi phí cận
biên.
Câu 7: Trình bày nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp?
Câu 8: Trình bày các quyết định sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn
hạn?

CHƯƠNG V: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN


1. Tổng quan về thị trường
1.1. Khái niệm và vai trò của thị trường
a. Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thị trường. Sau đây là một số khái niệm phổ biến
thường gặp:
(1) Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, hay nó là tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó
người mua và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá, dịch vụ.
(2) Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi - mua bán - chuyển nhượng hàng hoá dịch
vụ và các yếu tố sản xuất.
(3) Thị trường là chiếc cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, nó thể hiện tổng hoà các mối quan hệ
về lợi ích kinh tế giữa người mua và người bán.
b. Vai trò của thị trường
- Vai trò quan trọng nhất của thị trường được thể hiện ở chỗ thị trường là nơi quyết định
giá cả của hàng hoá dịch vụ.
- Thị trường là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, là nơi kiểm nghiệm, đánh giá kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác nhất.
- Thị trường là nơi mà nhà nước có thể tác động các chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết,
kiểm soát, bình ổn thị trường, khuyến khích cả sản xuất và tiêu dùng trong xã hội
1.2. Chức năng của thị trường
a. Chức năng thừa nhận
- Thừa nhận tổng số cung, tổng số cầu về một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó.
- Thừa nhận quan hệ cung cầu các hàng hoá, dịch vụ đó.
- Thừa nhận giá cả và chất lượng hàng hoá, dịch vụ
b. Chức năng kích thích, điều tiết
Giá bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường là một trong những yếu tố quyết định lợi nhuận
của doanh nghiệp. Có thể nói lợi nhuận là bàn tay vô hình của thị trường thúc đẩy quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách phù hợp nhất.
24
c. Chức năng thực hiện
- Thực hiện giá trị sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trên thị trường
- Thực hiện giá trị sử dụng hàng hoá, dịch vụ có mặt trên thị trường
- Thực hiện một cơ cấu một loại hàng hoá dịch vụ nào đó
d. Chức năng thông tin
Thị trường là nơi cung cấp các thông tin cho người sản xuất, người tiêu dùng, các nhà
phân tích, hoạch định chính sách của nhà nước.
1.3. Phân loại thị trường
a. Căn cứ vào phạm vi trao đổi hàng hoá, dịch vụ
- Thị trường trong nước (thị trường nội địa)
- Thị trường quốc tế: diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán giữa các nước
- Thị trường thành phố: mua bán các yếu tố sản xuất, sản phẩm công nghiệp
- Thị trường nông thôn: mua bán các yếu tố sản xuất, hàng hoá sản phẩm của nông nghiệp
b. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trong quá trình tái sản xuất
- Thị trường hàng tiêu dùng
- Thị trường các yếu tố sản xuất
- Thị trường hàng công nghiệp
- Thị trường hàng nông sản
c. Phân loại theo các khâu của quá trình lưu thông
- Thị trường bán buôn:
- Thị trường bán lẻ:
d. Căn cứ vào mức độ cạnh tranh: sự thể hiện vai trò của người mua và người bán trong việc
quyết định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trao đổi trên thị trường
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Thị trường độc quyền
- Thị trường cạnh tranh độc quyền
- Thị trường độc quyền tập đoàn
2. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
2.1. Ðặc điểm
a. Có vô số người bán, vô số người mua tham gia vào thị trường
b. Các sản phẩm trên thị trường là hoàn toàn đồng nhất
c. Có sự phân biệt giữa đường cầu của thị trường và đường cầu đối với từng doanh nghiệp
d. Cả người mua và người bán đều biết rất rõ tất cả các thông tin trên thị trường
e. Việc tham gia hay rút khỏi thị trường là hoàn toàn tự do
2.2. Mức sản lượng tối ưu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
P
MC ATC

MR = PE

Q
Q
* tối ưu của25
Hình 5.1: Mức sản lượng doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Ðối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, do doanh nghiệp là người chấp nhận giá thị
trường nên doanh thu cận biên của doanh nghiệp luôn luôn bằng giá bán sản phẩm trên thị
trường hay MR = PE
Chính vì vậy tại mức sản lượng tối ưu Q* ta có MR = MC = PE
2.3 Ðường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Ðường cung của doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp sẽ sản xuất tại mức sản lượng nào
ở mỗi mức giá.
Như ta đã thấy các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ quyết định sản xuất ở mức sản
lượng mà tại đó giá thị trường bằng chi phí cận biên (P E = MC) và sẽ đóng cửa nếu giá thị
trường nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu (P E < AVCmin). Như vậy với mỗi mức giá
trên thị trường lớn hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu thì quyết định sản xuất ở mức sản
lượng nào hoàn toàn phụ thuộc vào đường chi phí cận biên của doanh nghiệp hay nói cách khác
đường chi phí cận biên của doanh nghiệp (MC) là đường cho biết doanh nghiệp sẽ sản xuất tại
mức sản lượng nào ở mỗi mức giá thị trường. Chính vì vậy đường cung của doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo chính là đường chi phí cận biên tính từ điểm AVCmin trở lên.
2.4. Ưu nhược điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
a. Ưu điểm:
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo luôn tạo ra áp lực cạnh tranh và đó chính là động lực cho sự
phát triển của các doanh nghiệp và cho toàn ngành
- Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo nguời tiêu dùng có lợi, họ mua được sản phẩm với giá
vừa phải, chất lượng mẫu mã thường xuyên được cải tiến.
- Người sản xuất có thể dễ dàng tham gia thị trường để thu được lợi nhuận.
c. Nhược điểm:
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo các doanh nghiệp luôn luôn phải cạnh tranh gay gắt
với nhau, do vậy giá sản phẩm trên thị trường luôn có xu hướng giảm nên lợi nhuận của các
doanh nghiệp cũng liên tục giảm, thậm chí nhiều doanh nghiệp sẽ đối mặt với tình huống thua
lỗ. Do vậy trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo luôn có sự đóng cửa, phá sản của các doanh
nghiệp.
3. Thị trường độc quyền
Có thể chia thị trường độc quyền thành hai loại, đó là độc quyền bán và độc quyền mua.
Ðộc quyền bán là một thị trường trong đó chỉ có một người bán nhưng có nhiều người mua. Ðộc
quyền mua là một thị trường trong đó có nhiều người bán nhưng chỉ có một người mua.
3.1. Ðộc quyền bán
a. Ðặc điểm của độc quyền bán
+ Chỉ có một doanh nghiệp duy nhất sản xuất và cung ứng một loại sản phẩm độc nhất,
không có sản phẩm thay thế trên thị trường
+ Ðường cầu của doanh nghiệp cũng chính là đường cầu của thị trường
P

D
26
MR
Q

Hình 5.2: Ðường cầu của thị trường và doanh nghiệp độc quyền bán
+ Doanh nghiệp độc quyền có sức mạnh thị trường
+ Doanh nghiệp độc quyền không có đường cung
+ Việc tham gia hay rút khỏi thị trường là hết sức khó khăn
b. Các nguyên nhân dẫn đến độc quyền bán
+ Do vốn đầu tư ban đầu rất lớn
+ Do doanh nghiệp sử dụng bằng phát minh sáng chế đã được pháp luật thừa nhận và
Nhà nước bảo hộ
+ Do doanh nghiệp có quyền kiểm soát các yếu tố đầu vào
+ Do doanh nghiệp được chính phủ cấp giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Do doanh nghiệp đạt được tính kinh tế của quy mô
c. Phương pháp xác định mức sản lượng tối ưu trong độc quyền bán

P
MC
P1 ATC
P*
P2

D
MR
Q1 Q* Q2 Q
Hình 5.3: Mức sản lượng tối ưu trong độc quyền

Khi doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng Q* ta xác định được giá bán sản phẩm tương
ứng P*. Tại mức sản lượng tối ưu Q* do MR = MC nhưng MR lại luôn luôn nhỏ hơn P do
đường doanh thu cận biên MR luôn nằm phía dưới đường cầu D cho nên MR = MC < P
Ta có: MR = TR’(Q) = (P.Q)’
MR = P + Q.P’ = P (1+P’Q/P)
MR = P(1 + 1/Ed)
; Trong đó: Ed là độ co giãn của cầu theo giá.
P P
+ Một số vấn đề cần chú ý: MC
P1- Trong độc quyền bán không có đường cung: hay nói cách khác trong thị
MCtrường độc quyền
không có mối quan hệ 1:1 giữa giá cả và sản lượng.
P2 P1=P2
D2
D2
MR2 D1
27
MR1 D1 MR2
MR1

Q1 = Q2 Q1 Q2 Q
Hình 5.4: Sự dịch chuyển của đường cầu dẫn đến giá thay đổi, hoặc sản lượng
thay đổi chứ không phải cả hai

- Sức mạnh độc quyền: Sự khác nhau cơ bản giữa doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và
doanh nghiệp độc quyền là doanh nghiệp độc quyền có sức mạnh thị trường. Sức mạnh thị
trường được đo bằng chỉ số Lerner (do Abba Lerner đưa ra vào năm 1934): L = (P-MC)/P = -
1/Ed (0 £ L £ 1); Trong đó: Ed là độ co giãn của cầu theo giá.
- Mất không từ sức mạnh độc quyền: Do sức mạnh độc quyền tạo ra giá cao hơn và số
lượng sản phẩm sản xuất ra thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo nên người tiêu dùng bị thiệt,
còn người sản xuất được lợi. Tuy nhiên nếu xét trên toàn xã hội (tức là cả người tiêu dùng và
người sản xuất được tính trên một tổng thể) thì xã hội sẽ bị thiệt hơn so với cạnh tranh hoàn hảo.
P

MC
Pm
A
Pc B

D
MR

Qm Qc Q
Hình 5.5. Mất không từ sức mạnh độc quyền bán

3.2. Ðộc quyền mua


Ðộc quyền mua là thị trường trong đó chỉ có một người mua, nhiều người bán. Ðộc
quyền mua tập đoàn là thị trường trong đó chỉ có một số người mua, nhiều người bán.
Khi thị trường chỉ có một hoặc một số người mua thì người mua có sức mạnh độc quyền
mua. Ðó là khả năng thay đổi giá cả của hàng hoá. Nó cho phép người mua có thể mua hàng hoá
ở mức giá thấp hơn mức giá thịnh hành trong thị trường cạnh tranh. Khi đưa ra quyết định mua
bao nhiêu hàng hoá người mua cũng áp dụng nguyên tắc cận biên - mua hàng hoá cho đến số
lượng mà đơn vị hàng hoá mua cuối cùng mang lại lợi ích đúng bằng chi phí trả cho đơn vị cuối
cùng đó.
3.3. Ðịnh giá trong độc quyền
28
a. Phân biệt giá
- Phân biệt giá hoàn hảo (phân biệt giá cấp 1)
- Phân biệt giá cấp 2
- Phân biệt giá cấp 3
- Phân biệt giá theo thời kỳ và đặt giá cao điểm
b. Ðặt giá hai phần
Câu hỏi ôn tập:
1. Hãy trình bày khái niệm và vai trò của thị trường?
2. Hãy phân tích những đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
3. Nêu các ưu và nhược điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
4. Tại sao đường chi phí cận biên MC tính từ điểm AVCmin trở lên chính là đường cung ngắn
hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo?
5. Hãy trình bày đặc điểm của thị trường độc quyền bán và cho biết các nguyên nhân dẫn đến
độc quyền bán?
6. Mục đích của phân biệt giá trong độc quyền và trình bày các hình thức phân biệt giá?

29
CHƯƠNG VI:
NHỮNG KHUYẾT TẬT
CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CHÍNH PHỦ
1. Những khuyết tật của thị trường và nền kinh tế thị trường
1.1. Cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền và sức mạnh thị trường
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các hãng là người “chấp nhận giá” tức là quyết định sản
xuất và bán ra ở mức sản lượng tại đó chi phí cận biên bằng giá thị trường (giá cả của sản phẩm phản
ánh đúng chi phí sản xuất) và cũng đúng bằng lợi ích cận biên mà người tiêu dùng nhận được từ sản
phẩm đó (P = MC = MU). Trong khi đó, ở các thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, mà điển hình là thị
trường độc quyền, trên thị trường chỉ có một hãng duy nhất, sản xuất và bán ra một loại sản phẩm dịch
vụ độc nhất (không có loại khác thay thế cho nó). Vì vậy, họ là những người có sức mạnh thị trường
(quyết định giá và sản lượng). Ðể tối đa hoá lợi nhuận, các hãng này sẽ sản xuất và bán ra ở mức sản
lượng tại đó có doanh thu cận biên = chi phí cận biên (MR = MC). Do đó, tại điểm tối đa hoá lợi nhuận,
giá bán của hãng thường cao hơn chi phí cận biên P > MC (giá cả không phản ánh chi phí sản xuất) và
vì vậy lợi ích mà người tiêu dùng nhận được cũng lớn hơn chi phí cận biên của người sản xuất (MU >
MC). Vì vậy các hãng thường cắt giảm sản lượng để tăng giá bán. Ðiều đó gây thiệt hại cho người tiêu
dùng (giá cao) và thiệt hại cho xã hội (sản lượng thấp). Sự thiệt hại của người tiêu dùng và xã hội làm
cho thị trường không đạt hiệu quả Pareto và giảm lợi ích ròng xã hội. Ðây chính là cơ sở để Chính phủ
can thiệp nhằm hạn chế tác hại của độc quyền.
Ðiều này được minh hoạ trên đồ thị hình 1.6, nếu được tự do hành động, hãng độc quyền sẽ sản
xuất ở mức sản lượng Q* và bán với giá P*. Nhưng nếu tồn tại ở thị trường cạnh tranh thì hãng này phải
sản xuất ở mức sản lượng Q 1 và giá bán là P1. Như vậy thiệt hại của xã hội (mất mát về sản lượng) là Q 1
- Q* và thiệt hại của người tiêu dùng (giá cao) là P* - P 1. Diện tích hình ABC là phần mất không của xã
hội (DWL) do sức mạnh thị trường gây ra.
P,MR,MC

P* A MC
MC

P1 B
C DºP
Q

Hình 1.6. Mất không của xã hội do sức mạnh thị trường

1.2. Ảnh hưởng bên ngoài - các ngoại ứng


a. Ngoại ứng là gì?
+ Ngoại ứng là những tổn thất hoặc lợi ích do hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng gây ra
hoặc mang lại cho tác nhân thứ ba mà không được tính đến trong chi phí và không được phản ánh thông
qua giá cả thị trường hàng hoá dịch vụ.

30
+ Một ngoại ứng xuất hiện khi một quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của một cá nhân hay một tổ
chức làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất hay tiêu dùng của những người khác mà không thông
qua giá cả thị trường.
+ Ngoại ứng xảy ra giữa các đối tượng hoặc chủ thể trong hệ kinh tế như: giữa những người sản xuất
với tiêu dùng, giữa những người sản xuất với nhau, giữa những người tiêu dùng với nhau. Ngoại ứng
được chia ra 2 loại: ngoại ứng tiêu cực và ngoại ứng tích cực.
b. Ngoại ứng tiêu cực
+ Ngoại ứng tiêu cực xảy ra khi hoạt động của một bên áp đặt chi phí hoặc tổn thất cho bên khác
mà không được tính đến trong chi phí sản xuất của bên gây ra ngoại ứng
Ví dụ: một hãng sản xuất thép đổ chất thải xuống dòng sông làm ô nhiễm nguồn nước mà không
phải chịu một chi phí nào mặc dù gây tổn thất cho người chăn nuôi cá trên dòng sông đó (sản lượng cá
giảm sút do nước sông ô nhiễm). Ðiều này gây ra tính phi hiệu quả trong sản xuất thép. Giá bán thép
(bằng chi phí biên của việc sản xuất thép) sẽ thấp hơn khi chi phí sản xuất bao hàm cả chi phí ô nhiễm.
+ Tính phi hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực
Ngoại ứng tiêu cực gây ra chi phí ngoài, trong khi giá cả thị trường không phản ánh được tất cả
các chi phí sản xuất ra nó thì diễn ra sự thất bại trên thị trường.
Chúng ta hãy xem xét ảnh hưởng của ngoại ứng tiêu cực này. Các nghiên cứu ở đây đặt trong
điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả hàng hoá hình thành trên cơ sở quan hệ giữa cầu và
cung thị trường. Trên thị trường toàn ngành sản xuất, đường cầu sản phẩm thị trường D có dạng dốc
xuống về phía phải theo quy luật cầu, nhưng đường cầu của một cá nhân là nằm ngang với giá thị trường
không đổi. Cung sản phẩm của cá nhân được xác định bởi chi phí cận biên của cá nhân MPC. Cung của
xã hội hình thành bởi chi phí cận biên xã hội (MSC) gồm cả chi phí biên cá nhân (MPC) và chi phí
ngoại ứng biên (hay chi phí bên ngoài MEC), vì thế MSC = MPC + MEC. Khi đó, tạo ra MSC > MPC,
đường MSC luôn nằm phía trên đường MPC, trừ điểm xuất phát. Hình .2. 6 biểu thị sản xuất của toàn
ngành. Mức hoạt động tối ưu của cá nhân Q1 xác định khi có điều kiện: MPC = D. Mức hoạt động tối ưu
của xã hội Q* xác định khi có điều kiện: MSC = D

P, MC MSC

P2
P, MC P* A C MSC MPC

P2 P1 B
A C MPC MEC
P*
P1 D
B
0 MEC Q
Q* Q1

Hình 2.6. Ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích D


xã hội
0 Q* Q1 Q

Hình .2.6. ẢNH hưởng của ngoại ứng tiêu cực tới lợi ích xã hội

31
Dựa vào lý thuyết lợi ích và chi phí qua xét đường cầu D và cung (chi phí biên) chúng ta xác
định được tổng lợi ích và tổng chi phí cá nhân và xã hội, sau đó xác định lợi ích ròng cá nhân và xã hội
trong từng tình huống Q* và Q1.
Lợi ích ròng xã hội (NSB) đạt tối đa tại mức hoạt động tối ưu xã hội Q*. Tuy nhiên, ở thị trường,
các cá nhân sẽ tối đa hoá lợi nhuận của họ ở mức hoạt động tối ưu cá nhân là Q 1. Do MPC < MSC nên
Q1 > Q*. Khi đó, giá cả hình thành trên thị trường là mức P 1 nhưng để đạt lợi ích ròng xã hội tối đa (có
hiệu quả đối với xã hội) thì giá tối ưu phải là P*.
Lợi ích ròng của xã hội (Net Social Benefit - NSB) của sản xuất, tiêu dùng sản phẩm hàng hoá ở
thị trường gồm thặng dư của người sản xuất (Producer Surplus) và thặng dư của người tiêu dùng
(Consumer Surplus) tức là NSB = CS + PS
Như vậy, hoạt động ở Q* thì có NSB đạt tối đa, nhưng sản lượng sản xuất của trên thị trường
thực tế sẽ là Q1 lúc này xã hội sẽ mất đi lợi ích tương đương với tam giác ABC, khoản thiệt hại này
được gọi là thất bại của thị trường khi có ngoại ứng tiêu cực tác động vào chi phí sản xuất sản phẩm
hàng hoá.
Trên quan điểm xã hội, dù chúng ta xem xét ngoại ứng của một hãng hay của toàn ngành thì tình
trạng sản xuất quá nhiều gây ra nhiều chất thải, gây thiệt hại cho lợi ích xã hội. Nguyên nhân của tính
phi hiệu quả này là do việc định giá sản phẩm không chính xác, giá thị trường phản ánh MPC nhưng
không phản ánh MSC tức là giá ở thị trường là thấp. Nếu ở mức giá P* cao hơn thì các hãng sản xuất
gây ngoại ứng tiêu cực sẽ sản xuất ở mức sản lượng hiệu quả xã hội. Khi có ngoại ứng tiêu cực, chi phí
sản xuất trung bình cá nhân nhỏ hơn chi phí trung bình xã hội, nên đã khuyến khích quá nhiều hãng
cung ứng trong ngành. Các ngoaị ứng gây ra tính phi hiệu quả trong cả ngắn hạn và dài hạn ở ngành
cạnh tranh.
Tóm lại: Ngoại ứng tiêu cực đã làm cho chi phí xã hội của ngành cao hơn chi phí cá nhân dẫn tới
sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tối ưu. Sự thất bại của thị trường thể hiện ở chỗ giá cả thị trường
chỉ phản ánh chi biên cá nhân biên, nhưng không phản ánh được chi phí biên xã hội và sản lượng thực tế
(để tối đa hoá lợi ích ròng cá nhân) cao hơn sản lượng tối ưu của xã hội (đạt lợi ích ròng xã hội cực đại).
c. Ngoại ứng tích cực
+ Ngoại ứng là tích cực khi hoạt động của một bên mang lại lợi ích cho bên khác mà không được
tính đến trong chi phí sản xuất của bên gây ra ngoại ứng
Chẳng hạn, phát triển kinh tế trang trại theo mô hình nông lâm kết hợp ở vùng đồi núi mang lại
thu nhập cho trang trại và còn tạo ra các ngoại ứng tích cực là bảo vệ đất, làm sạch môi trường không
khí và tạo cảnh quan.Việc sửa sang lại ngôi nhà nào đó cũng tạo ra cảnh quan, tăng phúc lợi cho cộng
đồng. Hoạt động trồng táo kết hợp với nuôi ong sẽ làm giảm chi phí sản xuất hoặc làm tăng thêm sản
lượng, từ đó tăng lợi ích cho xã hội. Như vậy, ngoại ứng tích cực là sự ảnh hưởng của một hoạt động
xảy ra bên trong một hệ mang lại phúc lợi cho các yếu tố bên ngoài hệ đó.

P, MC

MSC = MPC
P2 C
MEB
P* A

P1 B

D
32 MSB

0 Q1 Q* Q
Hình 3.6. Ảnh hưởng của ngoại ứng tích cực tới lợi ích xã hội

Hình 3.6 biểu hiện đường cầu của ngành D (Pd) biểu thị lợi ích cá nhân của hàng hoá có ngoại
ứng tích cực (ví dụ hoạt động trồng rừng). Khi đó, diện tích nằm dưới đường cầu phản ánh lợi ích của
ngành trong sản xuất và tiêu dùng hàng hoá đó. Hàng hoá có ngoại ứng tích cực nên cung ứng nó có lợi
ích ngoại ứng biên (MEB), ở mỗi mức sản lượng có lợi ích xã hội biên bằng tổng lợi ích cá nhân biên và
lợi ích ngoại ứng biên (MSB = MPB + MEB) nó cũng là tổng cầu xã hội về hàng hoá đó. Khi đó tổng
lợi ích xã hội sẽ xác định bằng diện tích phía dưới đường cầu xã hội MSB. Cung ứng hàng hoá này có
chi phí biên cá nhân bằng chi phí biên xã hội, hay cung cá nhân cũng chính là cung xã hội về hàng hoá
đó MPC = MSC.
Như vậy, mức sản lượng tối ưu của các nhân để đạt lợi ích ròng cá nhân cực đại tại điểm có điều
kiện MPC = MPB tại mức Q 1. Khi đó, tổng lợi ích ròng cá nhân được xác định: NPB = MPB - MPC.
Mức sản lượng tối ưu của xã hội để đạt lợi ích ròng xã hội cực đại tại điểm có điều kiện MSC = MSB tại
mức Q*. Khi đó, tổng lợi ích ròng xã hội được xác định: NSB = MSB - MSC hay NSB = NPB + MEB.
Như vậy, ngoại ứng tích cực cũng đã tạo nên sự thất bại trên thị trường. Nó làm cho sản lượng
thực tế thấp hơn sản lượng hiệu quả xã hội (Q 1 < Q* ). Từ đây có hai mức giá hàng hoá khác nhau, giá
hàng hoá ở thị trường hình thành ở mức P 1, nhưng giá xã hội yêu cầu là P* dẫn đến, tại điểm Q 1 < Q*
tạo ra cho xã hội mất đi xã hội mất đi một lượng lợi ích bằng diện tích tam giác ABC.
Trên quan điểm xã hội, dù chúng ta xem xét ngoại ứng tích cực của một hãng hay của toàn
ngành thì tình trạng sản xuất quá ít gây thiệt hại cho lợi ích xã hội. Nguyên nhân của tính phi hiệu quả
này là do giá sản phẩm hình thành ở thị trường không chính xác, nó phản ánh MPB nhưng không phản
ánh MSB tức là giá ở thị trường là thấp. Nếu ở mức giá P* cao hơn thì các hãng sản xuất hàng hoá tạo
ngoại ứng tích cực sẽ sản xuất ở mức sản lượng hiệu quả xã hội Q*.
Chẳng hạn, ta xem xét tác động của hoạt động trồng táo và nuôi ong. Trong thực tiễn cho thấy
người trồng táo và người nuôi ong đều có mục tiêu riêng của họ là nhằm đạt lợi nhuận tối đa, bằng việc
dựa vào chi phí biên của sản phẩm táo và sản phẩm ong để xác định giá cả của chúng. Bên cạnh đó, nuôi
ong còn tạo ra yếu tố ngoại sinh tức là tạo ra ngoại ứng tích cực đối với người trồng táo được tăng thêm
sản phẩm táo hoặc giảm chi phí trồng táo (thụ phấn). Sản lượng tối ưu có hiệu quả đối với xã hội sẽ
được xác định lại ở trong điều kiện hai hãng này sát nhập lại với nhau. Ngoài hai loại ngoại ứng trên còn
có trường hợp ngoại ứng tích cực hoặc tiêu cực được tạo ra thông qua thị trường. Chẳng hạn khi hình
thành khu công nghiệp mới, giá cả về đất và giá hàng hoá tiêu dùng tăng lên đáng kể ở vùng này.
1.3. Thiếu hụt hàng hoá công cộng
a. Thế nào là hàng hoá công cộng?
Hàng hoá công cộng (sản phẩm công cộng) là loại hàng hoá mà ngay cả khi một người đã dùng
thì người khác vẫn có thể sử dụng. Nói cách khác, hàng hoá công cộng là loại hàng hoá mọi người đều
tự do hưởng thụ các lợi ích do hàng hoá đó mang lại và sự hưởng thụ của người này không làm giảm
thiểu khả năng hưởng thụ của người khác.
+ Hàng hoá công cộng chính là trường hợp có tác động ngoại ứng mạnh tích cực hoàn toàn có lợi
ích. Ví dụ, không khí trong sạch thì việc tiêu dùng không khí của mọi người không ảnh hưởng lẫn nhau.
Sự nghiệp an ninh quốc phòng cũng là một ví dụ về hàng hoá công cộng. Nếu quân đội và cảnh sát làm
tốt công tác này thì mọi người đều được thụ hưởng sự bình yên

33
b. Các đặc trưng của hàng hoá công cộng.
Loại hàng hoá này mang hai đặc trưng chủ yếu là không có tính loại trừ và không có tính cạnh tranh. Một hàng
hoá là không có chủ sở hữu riêng, mọi người đều có quyền tiêu dùng hàng hoá đó.
- Hàng hoá không mang tính loại trừ nếu không thể loại trừ mọi người khỏi việc tiêu dùng nó.
Do đó, rất khó hoặc không thể thu tiền mọi người về việc sử dụng hay hưởng thụ hàng hoá này. Hay nói
cách khác, những hàng hoá không loại trừ có thể cho mọi người sử dụng, mà không ảnh hưởng gì đến cơ
hội sử dụng của bất kỳ một cá nhân nào khác. Do đó, không thể đòi người ta trả giá trực tiếp cho việc sử
dụng. Chẳng hạn hệ thống đường cao tốc, hệ thống chiếu sáng đô thị, ngọn hải đăng là hàng hoá thuộc
sở hữu nhà nước, mọi người được tự do thụ hưởng lợi ích của chúng mà không ảnh hưởng lẫn nhau.
Ðặc trưng này khác hoàn toàn với hàng hoá cá nhân. Hàng hoá cá nhân mang tính chất loại trừ vì
nó có chủ sở hữu riêng và một người đã sử dụng rồi thì laọi trừ cơ hội sử dụng của người khác. Chẳng
hạn, ô tô (hay một đồ đạc nào đó) vừa là hàng hoá có sở hữu riêng, vừa là hàng hoá có tính loại trừ. Khi
cửa hàng bán cho một người tiêu dùng nào đó một chiếc ô tô mới thì đã loại trừ cá nhân khác khỏi việc
mua ô tô đó.
- Hàng hoá không mang tính cạnh tranh: thể hiện ở một mức sản lượng đã cho có chi phí cận
biên bằng không (MC = 0) khi cung cấp thêm hàng hoá đó cho một người tiêu dùng bổ sung. Trong khi
đó, hầu hết hàng hoá cá nhân có chi phí biên của việc thêm hàng hoá là dương (MC >0). Hàng hoá
không mang tính cạnh tranh có thể được cung cấp cho mọi người mà không ảnh hưởng đến cơ hội tiêu
dùng chúng của bất cứ ai. Còn hàng hoá mang tính cạnh tranh phải được phân bổ giữa các cá nhân.
Ví dụ, tính không cạnh tranh của hàng hoá công cộng như nền quốc phòng của quốc gia đã xây
dựng thì tất cả các công dân đều được hưởng lợi ích từ nó. Hay việc sử dụng chiếc cầu hay ngọn hải
đăng trên biển đã xây dựng, trong điều kiện không tắc nghẽn giao thông thì không tăng thêm chi phí vận
hành cho việc có tăng dân số hay thêm một chiếc ô tô hoặc tàu sử dụng trên đó nó là bằng không. Sự
nghiệp quốc phòng hay hải đăng cũng là hàng hoá công cộng thuần tuý không có quyền sở hữu riêng,
tức là khó có thể đòi các công dân hay các tàu thuyền trả giá cho những lợi ích mà chúng thu được từ
việc sử dụng hải đăng.
Tóm lại, hàng hoá công cộng là hàng hoá không loại trừ, không cạnh tranh vừa là hàng hoá
không sở hữu riêng là những hàng hoá mà mọi người đều có quyền hưởng thụ, quyền sử dụng. Chúng
cung cấp cho người ta những lợi ích với một chi phí cận biên bằng không.
Như vậy, với hàng hoá công cộng mọi người được tự do hưởng thụ mà không phải trả bất kỳ
một khoản chi phí nào. Ở đây xuất hiện “kẻ ăn không”- là người tiêu dùng hàng hoá mà việc sản xuất ra
chúng rất tốn kém nhưng không phải trả tiền. Ðứng trên giác độ kinh tế vì mục tiêu lợi nhuận các cá
nhân không muốn đầu tư vào việc sản xuất hàng hoá công cộng(vốn đầu tư rất lớn, lợi nhuận rất thấp
hoặc không có lợi nhuận). Do đó, nền kinh tế luôn có sự thiếu hụt hàng hoá công cộng. Ðây được xem
là một dạng thất bại của kinh tế thị trường cần có sự can thiệp của Chính phủ thông qua việc sản xuất và
cung cấp các hàng hoá công cộng này
1.4. Thông tin không đối xứng (thông tin không hoàn hảo)
Nếu người tiêu dùng không có thông tin chính xác về giá thị trường hoặc chất lượng sản phẩm
thì hệ thống thị trường sẽ hoạt động không có hiệu quả. Việc thiếu thông tin có thể làm cho người sản
xuất cung cấp quá nhiều một vài loại sản phẩm và quá ít những sản phẩm khác. Hoặc cũng do thiếu
thông tin, một số người tiêu dùng có thể không mua sản phẩm mặc dù họ sẽ được lợi nếu mua hàng hoá
đó, trong khi đó một số người tiêu dùng khác lại mua sản phẩm khiến họ bị thiệt.
Thông tin không đối xứng là tình huống trong đó người sản xuất, người tiêu dùng không có đủ
thông tin về sản xuất, tiêu dùng hoặc tham gia vào công việc nào đó làm hạn chế tính hiệu quả của thị
trường
34
Ví dụ: Người bán biết nhiều thông tin về sản phẩm hơn người mua (chất lượng, độ bền cũng như
công dụng của sản phẩm, chi phí để làm ra sản phẩm). Ðiều này thường bắt gặp rất nhiều trên thị
trường. Chẳng hạn, chiếc xe dùng rồi được bán với giá thấp hơn nhiều so với chiếc xe còn mới 100%
mặc dù chất lượng của nó không thua kém là bao.Bởi vì ở đây, người mua xe thường không biết rõ
thông tin về đích thực về chiếc xe đó mà điều này chỉ có người chủ của nó mới biết được. Người mua
thường tự hỏi: tại sao người ta lại bán chiếc xe này mặc dù nó còn rất mới? Liệu rằng người chủ xe cũ
có phải thực sự không thích chiếc xe này hay có điều gì đó trục trặc vơí chiếc xe mà đến khi sử dụng nó
mình mới biết? Như vậy, chính sự không am hiểu về thông tin nên người tiêu dùng luôn nghi ngờ về
chất lượng chiếc xe đẫn đến chỉ chấp nhận mua nó với giá thấp hơn giá đích thực của chiếc xe. Hoặc để
hạn chế sự nghi ngờ về chất lượng sản phẩm, những người bán thường sử dụng hình thức bảo hành sản
phẩm cho người mua, hoặc tăng cường quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại.
Một ví dụ khác, trong thị trường y tế, người bán dịch vụ (bác sỹ) thường có nhiều thông tin về
sản phẩm mà anh ta bán (bệnh tật, thuốc men) hơn là người mua (bệnh nhân). Bởi vì cầu về khám chữa
bệnh không phải do người bệnh quyết định mà cầu đó lại được hình thành từ phía người bác sỹ. Chính
vì điều này, một số bác sỹ thường lợi dụng sự am hiểu thông tin không đầy đủ của người bệnh để mưu
lợi cá nhân (thông báo không chính xác tình trạng bệnh tật, kê đơn những loại thuốc đắt tiền mà đáng ra
chỉ cần sử dụng loại thuốc thông thường vẫn có thể điều trị hiệu quả). Ðây cũng là loại thất bại của thị
trường do thiếu thông tin, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Vì thế, Chính phủ sẽ là người bổ sung
thông tin qua hệ thống y tế công cộng để chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, hoặc phổ biến trên các phương
tiện thông tin đại chúng (chương trình VTV2 - Ðài truyền hình Việt Nam). Mặt khác Chính phủ có thể
kiểm soát hành vi của những bên có lợi về thông tin nhằm đảm bảo cho thị trường hoạt động có hiệu
quả. Như trong thị trường Y tế, chính phủ yêu cầu chỉ có người có bằng chuyên môn mới được hành
nghề, hoặc muốn kinh doanh phải có cấp phép của cơ quan có thẩm quyền.
Trong thị trường lao động, người làm thuê thường biết rõ kỹ năng và khả năng làm việc của bản
thân hơn là người chủ. Do vậy, những người làm thuê thường ký hợp đồng lao động với chủ có kèm
theo động cơ khuyến khích và phần thưởng. Ðồng thời, khi thuê mướn lao động người chủ thường dựa
vào danh tiếng của người làm thuê để tìm đến anh ta. Danh tiếng thể hiện uy tín của người bán (hàng
hoá hoặc sức lao động) đã được tạo dựng qua nhiều năm
Người quản lý công ty biết rõ về chi phí của hãng, vị thế cạnh tranh và cơ hội đầu tư rõ hơn
những người chủ công ty. Vì vậy, các cổ đông của công ty cổ phần cần phải giám sát hành vi của ban
giá đốc công ty.
Trong thị trường bảo hiểm, người mua bảo hiểm (những khách hàng tìm đến mua bảo hiểm tài
sản hoặc thân thể) thường biết rõ xác xuất xảy ra tình huống rủi ro hoặc tình trạng sức khoẻ của mình
hơn bất kỳ công ty bảo hiểm nào. Do đó, chỉ có người cao tuổi, hay bệnh tật ốm đau mới tham gia bảo
hiểm. Vì vậy, vì động cơ lợi nhuận, thị trường bảo hiểm tư nhân thường tính toán và không bảo hiểm
cho các đối tượng thường gặp rủi ro (bệnh tật, hoả hoạn, tai nạn xe cộ, lũ lụt...) Ðây chính là cơ sở để
các chương trình bảo hiểm công cộng tiến hành.
Tóm lại: thông tin không đầy đủ (không tương xứng) là một thất bại của kinh tế thị trường. Có
thể diễn tả điều này bằng hình 4.6 sau đây:
Ðường cầu D2 là do sai lệch thông tin (ví dụ, quảng cáo không đúng sẽ làm sai lệch thông tin
cho người sản xuất hoặc người tiêu dùng), D1 là cầu thực sự nếu có thông tin đầy đủ và thông tin đúng.
Như vậy, có hai hệ quả xảy ra khi thông tin không đầy đủ cho người tiêu dùng. Thứ nhất, tăng lượng cầu
và tăng giá so với thực tế, giảm thặng dư của người tiêu dùng, tăng thặng dư của người sản xuất. Thứ
hai, tạo ra sự mất trắng của xã hội, tam giác (ABC)

35
Phần lợi ích người bán được
lợi do thông tin không chuẩn
và cũng là phần thiệt hại của
P
người tiêu dùng (P 2P 1 C A)
S

Phần mất trắng


A của XH do sai
P2 lệch TT (ABC)
C
D2
P1
B D1

Q1 Q2 Q

Hình 4.6. Mô hình sai lệch thông tin dẫn tới mất mát của xã hội

Trên đây là bốn thất bại (khuyết tật) của thị trường và nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường, tức là bản thân cơ chế thị trường có thể đưa đến những kết cục phi hiệu quả nếu không có sự can
thiệp của Chính phủ. Nhưng ngay cả khi nền kinh tế thị trường vận hành có hiệu quả thì vẫn còn có hai
lý do đòi hỏi Chính phủ phải can thiệp. Ðó phân phối lại thu nhập nhằm giải quyết vấn đề công bằng xã
hội và hàng hoá khuyến dụng, phi khuyến dụng
1.5. Mất công bằng xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá dịch vụ chỉ được phân phối cho những người có khả năng
thanh toán. Ðiều đó liên quan đến thu nhập của người tiêu dùng. Những người có thu nhập cao sẽ có
nhiều hàng hoá dịch vụ, trong khi đó những người có thu nhập thấp hoặc không có thu nhập do nhiều lý
do khác nhau sẽ không được cung cấp sản phẩm để duy trì cuộc sống. Từ đó cho thấy, bản thân kinh tế
thị trường đã tạo ra bất bình đẳng về thu nhập mức sống, từ đó dẫn đến phân hoá giàu nghèo và sự bất
công xã hội ngày càng tăng.
Sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập chủ yếu do tác động của hai nguyên nhân:
+ Thứ nhất: Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản. Trong kinh tế thị trường, một bộ
phận thu nhập của các cá nhân được phân phối theo sở hữu các nguồn lực. Nếu cá nhân sở hữu nhiều tài
sản sẽ có thu nhập từ tài sản cao và ngược lại. Tài sản của mỗi cá nhân có được được hình thành từ
nhiều nguồn khác nhau: do được thừa kế tài sản của những thế hệ trước, do hành vi tiêu dùng và tiết
kiệm khác nhau, do kết quả sản xuất kinh doanh mang lại. Trong đó, kết quả sản xuất kinh doanh là
nguyên nhân quan trọng nhất để tăng thu nhập cho cá nhân và tăng tài sản cho họ
+ Thứ hai: Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động
Lao động là điều kiện cơ bản để tạo ra thu nhập. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ
dẫn đến sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động như: do khác nhau về khả năng và kỹ
năng lao động đẫn đến khác nhau về thu nhập, do khác nhau về cường độ và điều kiện làm việc, nghề
nghiệp và tính chất công việc dẫn đến sự khác biệt về tiền lương

36
Ðể đảm bảo công bằng xã hội và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các thành viên, Chính phủ phải
có trách nhiệm phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời trợ giúp cho các đối tượng dễ bị tổn
thương như người già, ngươì nghèo, trẻ em, người tàn tật. Thông thường, chính phủ thường sử dụng hệ thống
thuế, mà điển hình là thuế thu nhập để chuyển một phần thu nhập từ người giàu sang người nghèo, hoặc tiến hành
các chương trình trợ cấp trực tiếp cho từng cá nhân để giúp họ có cơ hội thoát khỏi cảnh nghèo đói. Nhiều khi các
chương trình phân phối lại thu nhập còn được thực hiện dưới dạng cung cấp các phương tiện, dịch vụ cho toàn
thể cộng đồng như chương trình Ðiện - đường - trường - trạm ở nông thôn Việt Nam
1.6. Hàng hoá khuyến dụng và phi khuyến dụng
Một lý do nữa cần có sự can thiệp của Chính phủ đó ngay cả khi nền kinh tế đã đạt hiệu quả, đó
là việc các cá nhân có thể không hành động vì mục tiêu tốt nhất của mình. Nhiều nhà kinh tế cho rằng,
cá nhân nói chung khá thiển cận, không nhận thức được đầy đủ lợi ích hoặc tác hại của việc tiêu dùng
một hàng hoá dịch vụ nào đó ngay cả khi họ có đầy đủ thông tin.
Nhiều người đều biết, nếu đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, hoặc thắt dây an toàn khi lái xe
đường dài xe có lợi vì giảm được nguy cơ tử vong nếu tai nạn giao thông bất ngờ xảy ra, nhưng vẫn có
nhiều người vẫn không đội mũ bảo hiểm, không thắt dây an toàn. Khi đó, Chính phủ phải sử dụng Luật
giao thông để buộc mọi người phải tự giác tiêu dùng chúng. Ðó là những hàng hoá khuyến dụng
(khuyến khích sử dụng) Như vậy: Hàng hoá khuyến dụng là những hàng hoá dịch vụ mà việc tiêu dùng
chúng có lợi cho cá nhân và xã hội nhưng cá nhân không tự nguyện tiêu dùng khiến Chính phủ phải bắt
buộc họ sử dụng.
Một trường hợp đối lập với hàng hoá khuyến dụng là hàng hoá phi khuyến dụng (không khuyến
khích sử dụng). Vậy hàng hoá phi khuyến dụng là những hàng hoá dịch vụ mà việc tiêu dùng nó có hại
cho cá nhân và xã hội nhưng cá nhân lại không từ bỏ khiến chính phủ phải có biện pháp hạn chế hoặc
cấm sử dụng.
Thông thường, đối với đa số hàng hoá dịch vụ việc tiêu dùng chúng thường tuân theo quy luật
“lợi ích cận biên giảm dần” tức là khi lượng hàng hoá dịch vụ này tiêu dùng ngày càng tăng thì lợi ích
cận biên của chúng sẽ giảm xuống.
Nhưng với một số hàng hoá dịch vụ, việc tiêu dùng chúng không tuân theo quy luật trên, có
nghĩa là: lợi ích cận biên sẽ tăng lên nếu sử dụng ngày càng nhiều hàng hoá này. Ðó là những hàng hoá
dịch vụ có tính gây nghiện như: rượu, thuốc lá, cờ bạc, ma tuý..
Ðể bảo vệ lợi ích cá nhân và cộng đồng, Chính phủ hoặc hạn chế sử dụng, hoặc cấm sử dụng. Ở
Việt Nam, rượu và thuốc lá là hai loại hàng hoá phi khuyến dụng mà Chính phủ thường có biện pháp
hạn chế sử dụng, như đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, cấm quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng, cảnh báo tác hại của chúng trên bao bì sản phẩm (hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ)...Còn đối với
cờ bạc, ma tuý, vũ khí là những thứ cấm sử dụng.
Cơ sở ủng hộ cho sự can thiệp của Chính phủ trong trường hợp hàng hoá khuyến dụng và phi
khuyến dụng bắt nguồn từ chức năng phụ quyền. Nhiều người cho rằng, vai trò của Chính phủ cũng
giống vai trò của người Cha trong gia đình. Khi người Cha thấy con cái mình chỉ hành động vì lợi ích
trước mắt mà không nghĩ đến tương lai lâu dài thì người Cha phải can thiệp để điều chỉnh hành vi của
con cái. Sự can thiệp này thể hiện ở các mức độ khác nhau, có thể chỉ là giáo dục thuyết phục, nhưng
nếu cần có thể dùng mệnh lệnh bắt buộc
2. Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường
2.1. Các chức năng kinh tế chủ yếu của Chính phủ
Ðể khắc phục những hạn chế (thất bại) của thị trường, Chính phủ phải thực hiện các chức năng
kinh tế chủ yếu sau đây:
37
a. Xây dựng hệ thống pháp luật, các quy định và quy chế điều tiết
Nhà nước đểa hệ thống luật pháp, trên cơ sở đó đạt ra những điều luật cơ bản về quyền sở hữu
tài sản và hoạt động của thị trường . Chính phủ trung ương cũng như chính quyền các cấp ở các địa
phương còn lập nên một hệ thống chi tiết, cac quy chế điều tiết nhằm tạo nên môi trường kinh doanh và
hành lang pháp lý an toàn cho sự phát triển có hiệu quả của các hoạt động kinh tế xã hội.
b. Phân bổ nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
Mục tiêu kinh tế trọng tâm của chính phủ là hỗ trợ việc phân bổ nguồn lực để nâng cao hiệu quả
kinh tế đạt như mức xã hội mong muốn.Khi giải quyết vấn đề này có nghĩa là Chính phủ đã tập trung trả
lời cho câu hỏi sản xuất cái gì ? và sản xuất như thế nào? trong đời sống kinh tế. Chính sách kinh tế ở
các nước khác nhau sẽ không giống nhau, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán và đường lối chính trị của
quốc gia đó. Biểu hiện rõ nhất của chức năng này là việc Chính phủ đứng ra đảm nhận việc sản xuất và
cung cấp các hàng hoá công cộng cho cácthành viên trong xã hội. Ðây là những hàng hoá mang lại lợi
ích hoàn toàn, ai cũng được hưởng lợi, không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội, dân tộc tôn giáo...Mặt
khác Chính phủ còn là người điều tiết, phân bổ luồng đầu tư vào các ngành, các vùng, các khu vực kinh
tế theo quy hoạch tổng thể chung trên phạm vi cả nước. Ðồng thời, Chính phủ còn có hệ thống biện
pháp để khắc phục các thất bại của thị trường và kinh tế thị trường như: độc quyền, ngoại ứng (tích cực
và tiêu cực), thông tin không hoàn hảo (không đối xứng).
c. Phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội
Ngay cả khi bàn tay vô hình của thị trường hoạt động có hiệu quả thì nó vẫn tạo ra sự bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập. Khi trình độ phát triển kinh tế của quốc gia còn ở mức độ thấp thì những
nguồn lực sẵn có dành cho phân phối lại thu nhập sẽ rất hạn chế. Nhưng khi trình độ phát triển kinh tế ở
mức độ cao hơn thì cùng với sự thịnh vượng chung, Chính phủ cũng sẽ có khả năng dành nhiều nguồn
lực hơn để cung cấp các loại dịch vụ cho người nghèo. Ðây được xem như chức năng kinh tế lớn thứ hai
của chính phủ. Phân phôíi lại thu nhập thường được thông qua chính sách thuế khoá và chi tiêu của
Chính phủ. Mặc dù vậy, đôi khi Chính phủ vẫn điều tiết trực tiếp bằng các mệnh lện hành chính.
d. Ổn định hóa nền kinh tế vĩ mô
Sự vận hành mang tính chu kỳ của nền kinh tế đã khiến lạm phát và thất nghiệp trở thành những
căn bệnh kinh niên của nền kinh tế thị trường và thường gây ra nhiều tổn thất cho xã hội. Vì vậy cần có
sự can thiệp của chính phủ để ổn định hoá nền kinh tế. Công cụ để Chính phủ thực hiện chức năng này
là chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ và sự giám sát chặt chẽ thị trường tài chính. Ngoài ra, Chính
phủ còn tập trung vào việc hoạch địnhthúc đẩy tăng trưởng dài hạn, như chính sách thu hút đầu tư nước
ngoài, chính sách ổn định tỷ giá hối đoái.
2.2. Các công cụ chủ yếu của Chính phủ nhằm hạn chế các khuyết tật của kinh tế thị trường
Ðể hạn chế thất bại của thị trường và ổn định hoá nền kinh tế, Chính phủ thường sử dụng một số
công cụ chủ yếu như: hệ thống pháp luật và bộ máy thực thi pháp luật, công cụ tài chính tiền tệ, hệ
thống kinh tế nhà nước. Trong phần này chúng ta chỉ đề cập đến công cụ tài chính tiền tệ và hệ thống
kinh tế nhà nước.
a. Chi tiêu Chính phủ
Chính phủ tham gia vào thị trường thông qua chi tiêu của mình để hạn chế các .khuyết tật của thị
trường. Chính phủ chịu trách nhiệm trong xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như: hệ thống
đường cao tốc, hệ thống sân bay, hệ thống điện lưới quốc gia, hệ thống bệnh viện công, hệ thống giáo
dục và an ninh quốc phòng...Ðây là những hàng hoá dịch vụ công cộng rất cần thiết cho quốc kế dân
sinh mà tư nhân không cung cấp. Mặt khác thông qua chi tiêu, chính phủ với tư cách là người mua hàng
sẽ có vai trò rất lớn trong việc kích cầu trong nền kinh tế. Khi dùng nhu cầu của mình thay thế cho nhu

38
cầu thị trường, Chính phủ có thể rút ngắn chu kỳ kinh tế, khắc phục tình trạng trì trệ trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Ví dụ ở Việt Nam, bằng việc thực hiện chương trình 135 - đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng ở miền núi vùng sâu vùng xa, Chính phủ đã giúp ngành xây dựng và các ngành sản xuất vật liệu
xây dựng (xi măng, sắt thép...) phát triển, tạo thêm nhiều công ăn việc làm hạn chế tình trạng thất
nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ðồng thời thông qua chi tiêu của mình Chính phủ đã góp phần
phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tăng phúc lợi xã hội
như trợ cấp khắc phục thiên tai, bảo hiểm xã hội. Chi tiêu của Chính phủ còn góp phần nâng đỡ cho hoạt
động của các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước khi mới thành lập hoặc cứu nguy sự phá sản của họ
ở những khoảnh khắc cần thiết.
b. Công cụ tiền tệ và lãi suất
Ngân hàng nhà nước là nơi kiểm soát lượng tiền lưu thông trên thị trường thông qua tác động
vào cung và cầu về tiền.Nếu nền kinh tế gặp những cơ suy thoái, Chính phủ tăng lượng tiền lưu thông
thúc đẩy nền kinh tế vượt qua suy thoái. Ngược lại khi kinh tế tăng trưởng, lạm phát cao Ngân hàng nhà
nước có thể hạn chế phát hành và giảm bớt lượng tiền lưu thông để kìm chế tốc độ lạm phát.
Ngân hàng nhà nước thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ lãi suất tiền gửi, tiền cho vay đầu tư mà tác
động vào tổng cung, tổng cầu và cân bằng của nền kinh tế.
c. Công cụ thuế
Thuế là một công cụ tài chính rất quan trọng của Chính phủ. Thuế tạo nguồn thu cho ngân sách
Nhà nước để Chính phủ thực hiện chức năng phân phối lại và điều tiết kích thích của mình.Thuế tác
động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Chẳng hạn đối với những hàng hoá
không khuyến khích tiêu dùng như rượu, thuốc lá, hàng xa xỉ...chính phủ đánh thuế rất cao. Còn với
những hàng hoá thiết yếu như lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc chữa bệnh Chính phủ đánh thuế
rất thấp hoặc không đánh thuế để tạo điều kiện cho những ngành này phát triển.
Trên thực tế, người ta có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại thuế. Theo đối
tượng đánh thuế, thuế được chia làm ba loại: thuế trực tiếp, thuế gián tiếp và thuế tài sản
Thuế trực tiếp (hay còn gọi là thuế trực thu) là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân. Những
khoản thu nhập này kiếm được từ lao động, tiền cho thuê, cổ tức và lãi suất.
Thuế gián tiếp (thuế gián thu) là những loại thuế đánh vào việc tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ.
Nguồn thu nhập quan trọng nhất của thuế gián tiếp là thuế giá trị gia tăng (VAT). Ðây là loại thuế được
thu ở mỗi cung đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, tức là chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm ở mỗi
cung đoạn, nó khắc phục được sự chồng chéo khi đánh thuế.
Thuế tài sản là loại thuế đánh vào bản thân tài sản chứ không phải thu nhập đẻ ra từ tài sản đó.
Thuế tài sản chủ yếu đánh vào giá trị tài sản (bất động sản) và thuế chuyển nhượng tài sản đó (thuế
chước bạ sang tên đổi chủ của tài sản). Ở Việt Nam có các loại thuế sau:
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế đánh vào việc sử dụng đất nông nghiệp tính theo
hạng đất, phân theo các vùng khác nhau
+ Thuế lợi tức là loại thuế đánh vào lợi nhuận của người sản xuất (còn gọi là thuế thu nhập
doanh nghiệp)
+ Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân (tiền công, tiền lương kiếm
được do hoạt động lao động)
+ Thuế VAT là thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm ở mỗi cung đoạn sản xuất

39
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt (áp dụng cho một số tổ chức kinh tế và cá nhân sản xuất các mặt hàng
đặc biệt như rượu bia thuốc lá..), thuế chước bạ (đánh vào chuyển dịch mua bán tài sản), thuế xuất nhập
khẩu(đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu), thuế sát sinh, thuế môn bài, thuế tài nguyên...
d. Tổ chức và sử dụng hệ thống kinh tế nhà nước
Sự can thiệp của Chính phủ có thể tồn tại dưới nhiều hình thức. Trong đó có việc kiểm soát một
số ngành, lĩnh vực sở hữu Nhà nước thuộc hệ thống kinh tế nhà nước.
Hệ thống kinh tế nhà nước là một công cụ đắc lực trong việc định hướng cho sự phát triển của
nền kinh tế, là công cụ để khắc phục những khuyết tật và thất bại của nền kinh tế thị trường.
Ở Việt nam, hệ thống kinh tế nhà nước (Doanh nghiệp nhà nước - DNNN) đóng vai trò chủ đạo
trong hệ thống kinh tế quốc dân xét trên các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất DNNN nắm giữ những ngành những lĩnh vực sản xuất những sản phẩm dịch vụ trọng
yếu của nền kinh tế quốc dân, như năng lượng (điện, than, dầu khí), bưu chính viễn thông...) mà sự phát
triển của nó ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của các ngành kinh tế khác.
Thứ hai, DNNN sản xuất và cung cấp các hàng hoá công cộng cho các thành viên trong xã hội
(giao thông, phát thanh truyền hình, an ninh quốc phòng, phòng chống bão lụt, cứu hoả...)
Thứ ba, DNNN là người đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ công nghệ kỹ thuật tạo
nên sự đột phá về năng suất, chất lượng
Thứ tư DNNN là trung tâm thu hút lôi kéo các thành phần kinh tế khác hình thành những công
ty, tập đoàn kinh doanh lớn, phát huy được ưu thế trong cạnh tranh về vốn đầu tư và công nghệ trên thị
trường quốc tế.
Thứ năm, DNNN là hình mẫu về phong cách làm ăn đúng đắn hợp pháp, quản lý linh hoạt và
hiệu quả.
Thứ sáu, DNNN là nơi thu hút lực lượng lao động của toàn xã hội, tạo thêm việc làm hạn chế tỷ
lệ thất nghiệp của nền kinh tế . Ðồng thời tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
2.3. Các biện pháp của chính phủ nhằm khắc phục những thất bại thị trường
Như đã phân tích ở trên ngoài việc sử dụng một số công cụ để hạn chế khuyết tật của nền kinh tế
thị trường, Chính phủ còn áp dụng một số biện pháp sau:
a. Ðối với khuyết tật là các ngoại ứng
Trong trường hợp ngoại ứng tích cực,Chính phủ có thể tài trợ hoàn toàn như chương trình tiêm
chủng mở rộng, hoặc trợ cấp cho các cá nhân để thực hiện hoạt động đó (bù lỗ cho hoạt động của Công
ty môi trường đô thị, công ty xe Buýt chẳng hạn) .Khi được trợ cấp, lợi ích biên cá nhân (MPB) của cá
nhân thực hiện hoạt động đó sẽ tăng lên làm cho mức sản lượng do thị trường tạo ra gần đến mức sản
lượng xã hội mong muốn (đạt hiệu quả xã hội)
Trong trường hợp ngoại ứng tiêu cực, Chính phủ có thể đưa ra nhiều biện pháp khác nhau để tạo
ra mức sản lượng hiệu quả. Chẳng hạn, trong trường hợp ô nhiễm, Chính phủ có thể đặt ra chuẩn ô
nhiễm, nếu như công nghệ không thể thay đổi được thì các hãng gây ô nhiễm phải thu hẹp sản lượng sản
xuất gần mức sản lượng hiệu quả. Chính phủ có thể thu phí gây ô nhiễm, có nghĩa là cứ mỗi đơn vị chất
thải hãng phải trả một khoản chi phí nhất định. Khoản chi phí này được hãng tính đến khi đưa ra quyết
định sản xuất làm cho chi phí biên cá nhân (MPC) tăng lên và sản lượng giảm xuống gần mức sản
lượng hiệu quả. Ngoài ra, Chính phủ còn khắc phục ô nhiễm bằng việc cấp giấy phép xả thải có thể
chuyển nhượng được. Chính phủ xác định mức chất thải tối ưu tức là mức ô nhiễm mà tại đó chi phí cận
biên của việc giảm ô nhiễm bằng lợi ích cận biên của nó đem lại rồi được phân bổ cho các hãng. Những
giấy phép này có thể mua bán được vì thế nó tạo động cơ cho các hãng giảm ô nhiễm để bán giấy phép.
40
P, MC
MSC = MPC
C
MEB
A
D
B

E MPB + s
MPB MSB
0 Q1 Q* Q

Hình 5.6. Trợ cấp của Chính phủ trong trường hợp ngoại ứng tích cực
b. Ðối với với vấn đề hàng hoá công cộng
Chính phủ có thể sử dụng giải pháp dùng sự lựa chọn công cộng. Nghĩa là, các công chức của
chính phủ do dân bầu ra có thể dùng phương pháp bỏ phiếu để quyết định mức chi tiêu vào hàng hoá
công cộng, sau đó phân bổ chi tiêu này cho các cá nhân đóng góp. Tuy nhiên, các công chức của Chính
phủ cũng là những con người cụ thể, họ có thể theo đuổi những lợi ích riêng nên vấn đề hàng hoá công
cộng rất khó giải quyết một cách triệt để.
c. Ðối với khuyết tật sức mạnh thị trường và độc quyền
Chính phủ có thể sử dụng luật chống độc quyền hoặc luật cạnh tranh để loại bỏ sức mạnh thị
trường của các hãng độc quyền. Tuy nhiên với trường hợp độc quyền tự nhiên - độc quyền đạt được do
giảm phí theo quy mô (hiệu quả kinh tế tăng theo quy mô sản xuất), Chính phủ phải dùng đến biện pháp
điều tiết. Trong độc quyền tự nhiên, đường tổng chi phí bình quân (ATC) và chi phí cận biên (MC) đều
dốc xuống dưới về phía phải tức sản lượng đầu ra càng lớn thì hai loại chi phí này càng giảm. Mặt khác,
MC luôn thấp hơn ATC ở mọi mức sản lượng. Do vậy, nếu không bị điều tiết, hãng độc quyền tự nhiên
sẽ sản xuất ở mức sản lượng QA để tối đa hoá lợi nhuận với điều kiện MC = MR. Mức sản lượng Q A và
giá bán PA gây thiệt cho người tiêu dùng (giá cao và sản lượng thấp) và tạo ra phần mất không xã hội
(DWL). Vì vậy Chính phủ phải tiến hành điều tiết độc quyền để giảm giá bán và tăng sản lượng.
+ Ðiều tiết giá cả. Mục tiêu của nó là giảm giá bán sản phẩm của hãng độc quyền. Muốn vậy,
Chính phủ có thể lựa chọn một trong ba mục tiêu: hiệu quả giá cả, hiệu quả sản xuất và sự công bằng.
- Hiệu quả giá cả đạt được khi giá cả phản ánh chi phí biên , tức là đặt giá điều tiết (giá trần) P B
= MC. Khi đó, giá bán giảm xuống P B và sản lượng tăng tới Q B . Nhưng ở mức sản lượng Q B này nhà
độc quyền thua lỗ (vì PB < ATC) cho nên muốn nhà độc quyền tồn tại Chính phủ phải bù lỗ cho họ
(đoạn BB trên đồ thị)
- Hiệu quả sản xuất đạt được khi giá cả phản ánh tổng chi phí bình quân tối thiểu (ATC min ). Ðiều
này không thể thực hiện trên thực tế bởi vì ATC liên tục giảm không có mức giá nào bù đắp ATC min.
- Sự công bằng đạt được khi khi giá cả phản ánh tổng chi phí bình quân (P C = ATC). Khi đó với
giá bán PC và mức sản lượng QC này hãng độc quyền chỉ thu được một khoản lợi nhuận bình thường nên
không có động lực thúc đẩy kinh doanh.

41
Do mâu thuẫn của ba mục tiêu trong điều tiết giá cả nên biện pháp các Chính phủ thường áp dụng là
điều tiết sản lượng.
+ Ðiều tiết sản lượng. Chính phủ quy định mức sản lượng tối thiểu mà hãng độc quyền phải sản
xuất. Mức sản lượng tối thiểu QD này phải lớn hơn sản lượng hãng độc quyền chọn khi tối đa hoá lợi
nhuận. Từ đó giá bán do cầu thị trường quyết định ứng với sản lượng này là P D thấp hơn giá bán độc
quyền PA. Ðiều tiết độc quyền thông qua quy định sản lượng tối thiểu là phương pháp điều tiết dễ được
hãng độc quyền chấp nhận
d. Ðối với khuyết tật thông tin không đối xứng

P, MC, MR, ATC

A
PA
PD D
C
PC B’ ATC

PB B MC

0 QA QD QC QB Q

Hình 6.6. Ðiều tiết độc quyền tự nhiên


Ðể đối phó với khuyết tật này, bản thân các hãng đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như: xây
dựng thương hiệu và quảng cáo để người tiêu dùng có thể phân biệt sản phẩm của hãng, là cách để tạo
lập danh tiếng của hãng đối với khách hàng. Mặt khác, các hãng còn tiến hành biện pháp bảo hành sản
phẩm nhằm cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm, nếu rủi ro xảy ra hãng sẽ bồi thường một
phần hay toàn bộ chi phí thay thế, sửa chữa hoặc hoàn lại tiền cho khách hàng. Ngoài các biện pháp
trên, hãng còn sử dụng dịch vụ chứng nhận chất lượng sản phẩm do các tổ chức chuyên môn thực hiện
(ví dụ Hiệp hội ngành hàng, Trung tâm tư vấn khách hàng) để đảm bảo cho người tiêu dùng chất lượng
sản phẩm của hãng sản xuất (ví dụ đạt tiêu chuẩn Hàng Việt Nam chất lượng cao, tiêu chuẩn ISO
9002...).
Về phần mình, để bổ sung cho các giải pháp tư nhân vừa nêu ở trên, Chính phủ có thể ban hành
các điều luật quy định tính trung thực của quảng cáo, xây dựng và đảm bảo hiệu lực thực thi của Luật
bản quyền và sở hữu trí tuệ nhằm qua đó bảo vệ thương hiệu cho hãng sản xuất làm ăn chân chính,
chống hàng giả hàng nhái. Chính phủ có thể đứng ra hỗ trợ về pháp luật và kinh phí cho sự hoạt động
của các tổ chức làm nhiệm vụ chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc trực tiếp đứng ra đảm nhận vai trò
này.Với uy tín và tính trung lập của mình, các tổ chức giám định chất lượng hàng hoá, cấp chứng chỉ, tư
vấn tiêu dùng...của Chính phủ thường được người tiêu dùng coi là những địa chỉ đáng tin cậy để tham
khảo khi mua hàng hoá.
Chính phủ có thể trực tiếp đứng ra cung cấp thêm thông tin hỗ trợ thị trường, xúc tiến thương
mại, tổ chức hội chợ triễn lãm để giúp các hãng tiếp cận với khách hàng trong và ngoài nước, mở rộng
quy mô kinh doanh.

42
CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. Hãy phân tích các khuyết tật của thị trường và kinh tế thị trường? Liên hệ với thực tế nền kinh tế Việt
Nam?
2. Hãy phân tích các chức năng kinh tế chủ yếu của Chính phủ?
3. Các công cụ và biện pháp mà Chính phủ thường sửdụng để hạn chế các khuyết tật của nền kinh tế thị
trường? Liên hệ với thực tế Việt Nam?B.Người bán buôn
Là hệ thống các đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 và các siêu thị bán buôn trên thị trường việt nam có ký kết hợp
đồng kinh doanh sản phảm bánh chocopie và các loại sản phẩm khác của orion vina
C.Người bán lẻ
Là người trung gian bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, không mang mục
đích kinh doanh lại. Ở đây là các siêu thị bán lẻ, các đại lý bán lẻ, các cửa hàng chuyên kinh doanh thực
phẩm, bánh kẹo và các cửa hàng tạp hóa
D.Người tiêu dùng cuối cùng
Là người trực tiếp mua các sản phẩm của orion nhằm mục đích sử dụng

Đánh giá hệ thống kênh phân phối


Ưu điểm
Trong những năm gần đây, cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế trong khu vực và trên thế
giới, Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Công ty TNHH Thực
phẩm ORION VINA cũng đã và đang tạo dựng nên một thương hiệu uy tín trên thị trường Việt Nam với
những thành công to lớn nhờ các ưu thế sau: 

Được đầu tư trực tiếp 100% vốn từ nước ngoài với lượng vốn tương đối lớn, có nhiều đơn vị trực
thuộc uy tín trên thị trường. 
Hệ thống bộ máy sản xuất kinh doanh luôn được đổi mới
Hệ thống phân phối đã vươn rộng khắp các tỉnh , thành phố. Mục tiêu là mở rộng thêm thị trường ở
các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Trước những khó khăn và thử thách quyết liệt của thị trường, công ty vẫn triển khai và mở rộng hệ
thống kênh phân phối của mình tới một số vùng trọng điểm, các khu vực thị trường tiềm năng, nên ngân
sách dành cho việc phát triển hệ thống kênh phân phối hàng năm đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó,
nguồn nhân lực trẻ có trình độ cũng được bổ sung thêm cho hệ thống kênh phân phối
Hạn chế
Sự đầu tư vào kênh phân phối đã tăng lên nhưng còn chậm. 
Chưa giành được ưu thế trong hệ thống phân phối như các công ty sản xuất bánh kẹo có uy tín lâu
năm trong nước. 
Hệ thống kênh phân phối chưa thực sự linh hoạt. 
Trong thời gian tới, Orion Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng sang các thị trường có tốc độ tăng
trưởng thấp như Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực nông thôn khác. Từ Việt Nam, Orion Việt
Nam cũng đang có kế hoạch tiến sang các thị trường ASEAN và Trung Đông.

43
Giải pháp khắc phục
a)Phát triển kênh phân phối qua trung gian.
Giảm tỉ lệ phân phối qua kênh phân phối trực tiếp. Tăng số lượng các đại lý trung gian. Mở rộng các đại
lý sang quy mô lớn, có khả năng đảm nhận phân phối cho một khu vực thị trường lớn nhất định
b)Đẩy mạnh cường độ phân phối, nâng cấp các phương tiện vận chuyển, tạo hình ảnh đẹp cho ORION-
VINA
Phần lớn sản phẩm được vận chuyển qua các phương tiện xe tải. Hình thức này chỉ phù hợp với các tỉnh
thành ở gần hai nhà máy sản xuất tại Bình Dương và Bắc Ninh. Còn đối với các tỉnh ở xa, công ty có thể
sử dụng phương tiện tàu hỏa. Đồng thời công ty cần tăng cường thêm số lượng xe, luôn có xe dự trữ khi
có nhu cầu phát sinh và để tối đa lượng hàng hóa lưu chuyển trên đường. Bên cạnh đó phải nâng các
phương tiện vận chuyển, gắn logo thương hiệu của công ty cùng với các xe vận chuyển vừa mang tính
quảng bá sản phẩm vừa thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng
c)Phát triển hệ thống kênh phân phối dọc
Hiện nay hệ thống kênh phân phối của công ty được tổ chức theo mô hình truyền thống. Do vậy mối
liên hệ giữa các thành viên trong kênh còn lỏng lẻo, sự chỉ đạo của công ty đối với các đại lý và các tung
gian còn rất yếu. Vì vậy để biến kênh phân phối thành lợi thế cạnh tranh, công ty cần phát triển kênh
phân phối theo mô hình liên kết dọc
d)Đổi mới công nghệ bán hàng
Tăng cường bán buôn tại kho của công ty, vừa tránh mất thêm chi phí vận chuyển, bảo quản, tiết kiệm
nguồn nhân lực, vừa hạn chế được rủi ro trong quá trình vận chuyển
Chính sách giảm giá và chiết khấu hơp lý cho khách hàng
Đối với hệ thống bán lẻ cần tổ chức bán hàng trực tiếp tại các quầy bán lẻ thông qua đội ngủ tiếp thị
Đẩy mạnh quảng cáo, tăng thêm chương trình khuyến mãi để thu hút sự chú ý của khách hàng
e)Tập trung phân phối đồng đều và tìm kiếm thị trường mới
Đối với thị trường hiện tại công ty cần củng cố vững chắc và mở rộng thị trường theo chieefuf sâu, cố
gắng đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường hiện tại
Mở rộng thị trường trong cả nước,đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của các hoạt động marketing., thiết
lập các hệ thống phân phối rộng và có hiệu quả hơn

4.Chiến lược chiêu thị (Promotion):


CÔNG CỤ CHIÊU THỊ:
Quảng cáo
Khuyến mãi
Quan hệ công chúng
Chào hàng cá nhân
Marketing trực tiếp

44
Gần 25 năm qua, Orion Việt Nam có tốc độ phát triển bền vững và ổn định với hai nhà máy, bốn chi
nhánh và gần 4.000 nhân viên. Không chỉ có Choco.Pie, Orion còn nghiên cứu và phát triển nhiều sản
phẩm dinh dưỡng với vị thơm ngon cho mọi lứa tuổi. Chúng tôi cũng rất hãnh diện về chiến dịch quảng
cáo với thông điệp “Tình như Choco.Pie” đã giúp Orion và Choco.Pie giành được tình cảm của người
tiêu dùng Việt Nam. Nhiều người tiêu dùng Việt xem Orion Choco.Pie như một sản phẩm văn hóa tinh
thần mà họ luôn dùng để biếu tặng người thân trong những dịp lễ tết.
Hãng sản xuất bánh kẹo này đã chiếm trọn cảm tình của người tiêu dùng Việt Nam nhờ chiến dịch
quảng bá "Tình", đánh vào sự đồng cảm, tính thân thiện giữa người Việt Nam với nhau. Đây là chiến
lược đã từng đem lại thành công cho Orion chính tại sân nhà Hàn Quốc, giúp sản phẩm Choco-Pie trở
thành thương hiệu có uy tín tại xứ sở kim chi.
Vào cuối năm 2010, hãng Orion tung ra 2 quảng cáo xoay quanh thông điệp yêu thương: “Tình như
Chocopie” khiến lượng tiêu thụ sản phẩm Chocopie tăng gấp nhiều lần. Việc lồng ghép những câu hát
gắn liền với sản phẩm đó là: “Nụ cười tròn tròn như bánh Chocopie – Kỷ niệm ngọt ngào như chiếc
bánh xinh – Mãi luôn hạnh phúc tháng năm- Cùng nhau ta hát Chocopie – Mãi luôn hạnh phúc tháng
năm – Cùng nhau ta hát Chocopie – Orion là Chocopie -Chocopie là Orion” không chỉ khiến lượng tiêu
thụ của khách hàng tăng lên vượt bậc mà thương hiệu bánh Orion ngày một khẳng định tại thị trường
Việt Nam.( 2 clip quảng cáo anh em và ông cháu)
https://www.youtube.com/watch?v=imAipINZge8 (ông cháu)
https://www.youtube.com/watch?v=kWTeJbFJ15w (anh em)
Hai quảng cáo của Orion tung ra đều nhấn mạnh vào tình cảm giữa người với người. Đó là những kỷ
niệm giữa hai ông cháu ở bên bờ hồ hoặc tình cảm của hai anh em nhường bánh cho nhau bên bàn viết
của ông đồ đã giúp Orion truyền thông điệp yêu thương đến với mọi người thông qua chiếc bánh
Chocopie.
Điều thứ hai làm nên thành công của quảng cáo đó là Orion đã chạm được vào trái tim của người xem
truyền hình. Từ bài hát cho đến câu chuyện được kể đều xoay quanh chữ “tình” để làm bật lên thông
điệp Orion đang muốn truyền tải, đó là “Tình như chocopie”. Khi khán giả xem hai clip quảng cáo của
Chocopie thì rõ ràng là đều không thấy đề cập tới tính năng của sản phẩm cũng như hàm lượng dinh
dưỡng hay chất lượng trong cái bánh đó…
Orion đã rất thành công sau chiến dịch quảng cáo bánh Chocopie với thông điệp:”tình như Chocopie”,
biểu hiện rõ nhất qua việc bài hát ‘‘Nụ cười tròn tròn như bánh Chocopie” đã trở nên rất thân thuộc với
trẻ em nói riêng và người xem truyền hình nói riêng”. Tức là ngôn ngữ từ quảng cáo đã trở thành ngôn
ngữ đời sống.
CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ GẦN ĐÂY
LEE KWANG SOO
Ra mắt chocopie dark cùng đại sứ thương hiệu LEE KWANG SOO

ORION nhận thấy Việt Nam là một trong những thị trường đặc biệt của Orion, và người tiêu dùng Việt
Nam đặc biệt yêu thích lớp phủ sô-cô-la của Choco.Pie, đây cũng chính là điểm cốt lõi của sản phẩm. Vì
vậy, Orion Việt Nam đã quyết định ra mắt sản phẩm Choco.Pie Dark mới, vẫn xoay quanh đặc điểm cốt
lõi của Choco.Pie nhưng tăng thêm 70% hàm lượng cacao ở lớp phủ sô-cô-la, để tạo ra hương vị sô-cô-
la đậm đà hơn.

45
Bên cạnh đó, công ty orion muốn dành sản phẩm Choco.Pie Dark mới cho giới trẻ, là những người thích
đi đầu xu hướng và hào hứng với những thay đổi tích cực. Đồng hành cùng chúng tôi trong chiến dịch ra
mắt, giới thiệu sản phẩm Choco.Pie Dark đến với người tiêu dùng Việt là đại sứ thương hiệu – diễn viên
Lee Kwang Soo. Với sự hợp tác này, Orion hy vọng sẽ mang đến nhiều điều bất ngờ cho các bạn trẻ
Việt Nam.

Nguon bai viet: http://doanhnhanplus.vn/kinh-doanh/whos-who/lee-hyuk-je-giam-doc-marketing-cua-


orion.html
MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI KHÁC
Với phiên bản chào hè đầy cá tính, Choco.Pie chính thức “thay áo” cho 2 sản phẩm quen thuộc gồm
Choco.Pie truyền thống và Choco.Pie Dark, cùng với đó là chương trình “Lên rừng xuống biển - Ngập
quà tiếp sức” dành cho các tín đồ thích du lịch.

Bên trong mỗi hộp bánh là một thẻ cào may mắn cùng cơ hội sở hữu hàng nghìn món quà sành điệu và
16 chuyến du lịch miễn phí, tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 4 tỷ đồng.
Chương trình “Lên rừng xuống biển - Ngập quà tiếp sức” được tổ chức bởi nhãn hàng Choco.Pie thuộc
Tập đoàn Orion Việt Nam, với mục đích đem đến những trải nghiệm thú vị và khuyến khích các bạn trẻ
tận hưởng một mùa hè rực rỡ. Bên trong mỗi hộp bánh Choco.Pie (loại 12 gói) có thẻ cào may mắn để
nhận về những phần quà hấp dẫn. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể tham gia cuộc thi để có cơ hội sở
hữu những chuyến du lịch miễn phí.

Chương trình ngập quà Tiếp sức cùng chocopie


Chocopie 5°C, quà kool mỗi ngày”
Nữ ca sĩ Hiền Thục bất ngờ tung ra MV mới hướng dẫn cách ăn bánh cực “kool” khiến cho nhiều sao
Việt “dậy sóng” trong đó Noo Phước Thịnh và Elly Trần cũng thi nhau cover.

Sau khi MV của Hiền Thục tung ra chỉ vài ngày, không ít sao Việt đã cover lại ca khúc này. Mở đầu cho
trào lưu chính là ca sĩ Noo Phước Thịnh với phiên bản “Chocopie 5 Độ C” cực kì sôi động và vui tươi.
Ngay cả Elly Trần cùng cô con gái cưng của mình là Cadie cũng không thể bỏ qua trào lưu ăn bánh mới
này. Hai mẹ con Elly Trần vô cùng đầu tư khi quay hẳn một clip “Cadie ăn bánh cười toe” để “đọ” độ
đáng yêu với bản gốc của Hiền Thục.
Bên cạnh đó, rất nhiều sao Việt cũng hí hửng “truyền tai” nhau “MV ăn bánh” cực đáng yêu về trang cá
nhân và có những chia sẻ vô cùng thú vị về trào lưu thưởng thức bánh mới lạ này.

IV. Mô hình SWOT:


1. Điểm mạnh (Strengths):
- S1: Chất lượng sản phẩm đảm bảo:

46
Nguồn nguyên liệu chế biến các sản phẩm của Công ty Orion Vina đều được nhập khẩu chủ yếu từ nhà
sản xuất sữa Murray Goulburn (Úc), Công ty KerryBio – Science B.V (Hà Lan) và công ty NutriBio
(Pháp) để đảm bảo chất lượng luôn đồng nhất đối với bất kì sản phẩm nào.
Chính thức có mặt tại Việt Nam từ tháng 12/2005, trong suốt quá trình phát triển Orion Vina luôn được
người tiêu dùng đánh giá cao và tín nhiệm bởi chất lượng luôn ổn định. Tất cả nhà máy của Orion Vina
đều được xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của AIB – American
Institute of Baking – đây là tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đặc biệt dành cho các sản phẩm bánh nướng. Chất
lượng sản phẩm luôn là niềm tự hào của Orion Vina.
* Vào năm 2008, đứng trước hàng loạt thông tin về việc hàng trăm tấn sữa có chứa chất melamine gây
sỏi thận, được nhập khẩu từ Trung Quốc được tiêu thụ trong nước, ít nhiều gây hoang mang cho người
dân trước việc lựa chọn những sản phẩm nào đảm bảo an toàn, sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Trong luồng thông tin ồ ạt và chưa được kiểm chứng, có một số thông tin không chính xác về nguồn
nguyên liệu sữa bột để sản xuất các sản phẩm Orion. Công ty Orion Vina mong muốn làm rõ về để bảo
vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cùng các doanh nghiệp Việt Nam.
Công ty Orion Vina tiến hành đăng ký thử nghiệm melamine trên tất cả các mẫu sữa bột nhập khẩu cũng
như những mẫu thành phẩm và theo kết quả phân tích ngày 29/09, do Trung tâm Đào tạo & Phát triển
Sắc Ký EDC HCM (một trong năm đơn vị có khả năng kiểm nghiệm chất melamine do Cục An Toàn
Vệ Sinh Thực Phẩm thuộc Bộ Y Tế chỉ định) chứng nhận là: Tất cả những sản phẩm do Công ty TNHH
Thực phẩm Orion Vina sản xuất và phân phối trên thị trường Việt Nam đều không nhiễm độc tố
melamine, tuyệt đối an toàn cho sức khoẻ.
- S2: Là một trong những doanh nghiệp có nhà máy sản xuất bánh đầu tiên ở Việt Nam, chiếm thị phần
lớn và có tốc độ phát triển ổn định
Orion Food Vina là doanh nghiệp thực phẩm có 100% vốn đầu tư Hàn Quốc thứ hai tại Bình Dương,
nhưng là nhà máy sản xuất bánh ngọt đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam và cũng là chi nhánh thứ 5
trong số các chi nhánh nước ngoài của Tập đoàn Orion.
Vị trí đầu tư chiến lược: Riêng tại Châu Á thì đây là nhà máy bánh ngọt Orion Food Vina lớn thứ ba thế
giới sau Nga và TQ. Sự ra đời của Orion Việt Nam tại KCN Mỹ Phước nằm trong chiến lược phát triển
toàn cầu và góp phần hoàn thiện “Ba trung tâm chính của thị trường Châu Á” là Nga, Đông Á, TQ.
Hiệu quả đầu tư vượt kế hoạch: Tại thị trường trong nước, OFV đã chiếm 60% thị phần với sản phẩm
chính là Chocopie Orion.
- S3: Vốn đầu tư lớn, hệ thống sản xuất luôn được cải tiến, phát triển, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng
Theo kế hoạch, sau khi đi vào hoạt động từ 3-4 năm, doanh nghiệp sẽ tăng vốn đầu tư từ 26,5 triệu lên
40 triệu USD, nhưng thực tế chỉ sau 1 năm chính thức đi vào hđ, OFV đã xin tăng vốn vì sự lớn mạnh
nhanh chóng.
Tiếp theo nhà máy tại Bình Dương đưa vào sử dụng cuối năm 2004, nhà máy chế biến thực phẩm OFV
Bắc Ninh được xây dựng trên diện tích 11,5ha (66,000m2) với tổng mức đầu tư 47 triệu USD bao gồm 4
phân xưởng chính và 5 phân xưởng phụ trợ. Toàn bộ dây chuyền công nghệ, quy trình sản xuất của nhà
máy bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm chính của nhà máy là Orion Chocopie và snack
Quy mô đầu tư của Orion tại Việt Nam đã tăng lên 90 triệu USD.
- S4: Chiến lược truyền thông hiệu quả cao
Tham gia tài trợ cho các show truyền hình và các hoạt động
Orion đã tài trợ cho game Audition trong năm 2008 với số tiền 100.000 USD đổi lại VTC Game sẽ
quảng bá hình ảnh cho Orion và tạo sân khấu mới cho Orion land trong game Audition
47
Orion tài trợ cho game Rung Chuông Vàng của đài truyền hình Việt Nam, một gameshow dựa trên
format của hãng truyền hình HQ KBS. Tài trợ trong các chương trình trên truyền hình là một cách
quảng cáo rất hiệu quả do dễ tiếp xúc với người tiêu dùng
Đầu tư quảng cáo mạnh mẽ
Quảng cáo trên xe bus, sân ga, truyền hình. Các kế hoạch quảng cáo cho Chocopie mời diễn viên nổi
tiếng của Hàn Quốc ( Lee Kwang Soo quảng cáo cho Chocopie Dark), đầu tư dàn dựng chuyên nghiệp.
Vào cuối năm 2010, Orion tung ra 2 quảng cáo xoay quanh thông điệp yêu thương: “Tình như bánh
Chocopie – kỷ niệm ngọt ngào như chiếc bánh xinh – mãi luôn hạnh phúc tháng năm, Cùng nhau ta hát
Chocopie – Chocopie là Orion – Orion là Chocopie” không chỉ khiến lượng tiêu thụ tăng lên vượt bậc
mà thương hiệu Orion ngày một khẳng định tại thị trường Việt Nam. Các quảng cáo Orion tung ra đều
nhấn mạnh vào tình cảm gia đình, người với người, mang giá trị nhân văn sâu sắc
5.Điểm yếu (Weakneses):
- W1: số lượng nhà máy sản xuất tại VN còn hạn chế:
Ở VN hiện nay mới chỉ dừng lại ở hai nhà máy sản xuất tại Bình Dương và Bắc Ninh, số lượng sản xuất
ít thì không thuận tiện cho việc lợi dụng nguồn lực ở nhiều nơi.
- W2: thiếu nguồn nhân lực:
Nếu đọc trên các thông tin tuyển dụng thì có thể thấy rằng nhận thấy rằng Orion Vina có đăng tin tuyển
dụng nhân viên quanh năm. Có thể thấy cty hiện thiếu các vị trí khác nhau từ công việc bão dưỡng, bán
hàng đến kế toán, giám đốc điều hành nhân sự, trưởng phòng Marketing…
- W3: Cơ cấu tổ chức và vận hành hệ thống kênh phân phối còn hạn chế:
Ít chú trọng đến thị trường các tỉnh vùng sâu, vùng xa nên chưa có được chiến lược phân phối cụ thể ở
những khu vực này
Số lượng đại lý phân phối của OFV là tương đối ít so với đối thủ trong ngành
Mức độ phân bố chưa đều do có sự chênh lệch khá lớn về mức thu nhập giữa thành thị và nông thôn
Các công tác quản lý các dòng chảy trong kênh phân phối chưa đạt hiệu quả cao trên toàn bộ kênh, mà
chỉ ở cấp độ kênh chủ yếu là cấp trung gian trực tiếp làm ăn với cty.
Chưa có biện pháp xử lý các đại lý vi phạm hợp đồng.
- W4: giá bán cao và không đồng nhất:
Nhìn chung giá bán của sp Orion Chocopie trên thị trường là tương đối cao so với các sp cùng loại của
nhãn hàng khác, vì đây là sản phẩm thuộc dòng bánh kẹo cao cấp. Mặc dù Cty đã chủ trương thống nhất
giá bán trên thị trường bằng việc có chính sách hỗ trợ vận chuyển nhưng do thiếu sự quản lý chặt chẽ
nên chủ trương này chưa được đảm bảo thực hiện đồng bộ trên thị trường
- W5: Hiện nay, hầu hết các sp bánh pie trên thị trường đều có vỏ hộp, bao bì gần giống với Chocopie
của Orion :
Điều này gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, dẫn đến việc KH không mua đúng sp mình yêu thích và
dẫn đến doanh số cty giảm.
6.Cơ hội (Opportunities):
Việt Nam là vị trí thuận lợi để đầu tư
VN là trung tâm của thị trường Đông Nam Á để hoàn thành một vành đai Orion Hàn Quốc - Trung
Quốc - Việt Nam - Nga. Trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành quốc gia phát triển với tốc độ cao nhất
48
trong khối ASEAN, nên chiến lược sản xuất của Orion VN là 50% xuất khẩu và 50% tiêu thụ nội địa.
Để làm rõ thêm ý nghĩa của việc chọn Việt Nam làm thị trường mục tiêu của Đông Nam Á, lãnh đạo
công ty cho biết: "VN là điểm sáng về tăng trưởng ổn định trong khu vực, an ninh chính trị ổn định,
nguồn lao động tốt, có kĩ năng, tay nghề. VN có vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam Á về nhiều
mặt, lại thuận tiện giao lưu văn hóa bằng nhiều phương tiện giao thông như: đường thủy, đường bộ,
đường hàng không... Đây là vị trí đầu tư chiến lược của khu vực.
Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ. Đội ngũ người lao động giàu tiềm năng, kinh nghiệm
trong sản xuất cần sớm được khơi dậy, phát huy.
Đa phần đối thủ cạnh tranh trong nước yếu, nhỏ, quảng bá sản phẩm không mạnh. Orion thực hiện
chiến lược quảng cáo, quảng bá hình ảnh sản phẩm, công ty rất rầm rộ, với hàng loạt các hình thức khác
nhau: tivi, internet, báo đài... Đông đảo mọi người đều xem và yêu quý thương hiệu Orion.
Thu nhập người dân tăng -> thị trường nội địa đầy tiềm năng -> nhu cầu thị trường tăng cao.
KH CN phát triển điều kiện cho việc áp dụng và náng cao KH KT vào sản xuất nhằm tăng năng suất,
chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường
7.Thách thức (Threats):
Nguồn nhân lực tại VN dồi dào, giá rẻ nhưng cần được đào tạo về kĩ thuật để nâng cao trình độ tay nghề
trong sản xuất, thực hành máy móc. Tốc độ và công việc CNH HĐH đang đòi hỏi nguồn nhân lực dồi
dào, trong đó cán bộ trung cấp kĩ thuật lại còn thiếu hụt một cách trầm trọng. Hiện nay con số tay nghề
chỉ đáp ứng được 1/3 số yêu cầu của thị trường. Theo các chuyên gia về nhân lực, nguồn nhân lực ở VN
rất dồi dào nhưng lại thiếu trầm trọng về chất lượng. Lao động của VN được đánh giá là khéo léo, thông
minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kĩ thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài
nhưng thiếu tính chuyên nghiệp. Trên thị trường lao động hiện tại, nguồn nhân lực cao cấp và công nhân
tay nghề cao vẫn đang là mối quan tâm, nguồn cung ứng lao động có chất lượng trên thị trường còn hạn
chế.
Khách hàng quan tâm, lựa chọn nhuẽng sản phẩm có giá cả phải chăng, phù hợp trong nền kinh tế đang
từng bước vượt qua khủng hoảng về lạm phát -> sự cạnh tranh về giá cả.
Đối thủ cạnh tranh ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường, đặc biệt khi VN tham gia vào Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành sẽ cao hơn nữa.
Các doanh nghiệp phải cam kết bảo vệ môi trường.

49

You might also like