You are on page 1of 4

Chương 1.

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ


1. Kinh tế vĩ mô với Kinh tế vi mô.

Kinh tế vĩ mô Kinh tế vi mô
Định nghĩa Nghiên cứu nền kinh tế với Nghiên cứu hành vi người tiêu
tư cách tổng thể bao gồm cả dùng, doanh nghiệp, hộ gia đình
quốc gia và quốc tế. tham gia vào nền kinh tế.
Đối tượng Các biến số kinh tế tổng Các biến số kinh tế cá thể.
nghiên cứu hợp.
Ứng dụng Môi trường và các vấn đề Cho các hoạt động nội bộ.
bên ngoài.
Phạm vi Tổng sản phẩm, việc làm, Các lý luận cơ bản cho kinh tế
nghiên cứu lạm phát, tăng trưởng, chu học như: cung, cầu, giá cả, thị
kỳ kinh tế, vai trò ổn định trường; Các lý thuyết về hành vi
kinh tế vĩ mô của chính của người tiêu dùng; Lý thuyết về
phủ,... hành vi của người sản xuất; Cấu
trúc thị trường; Thị trường các
yếu tố sản xuất: Lao động - vốn -
Tài nguyên; Vai trò của Chính
phủ trong nền kinh tế thị trường;
Các lý luận về trao đổi, phúc lợi
kinh tế; Các lý luận về thất bại thị
trường;...
Phương pháp Kinh tế học vĩ mô sử dụng Phương pháp mô hình hoá;
nghiên cứu tích cực phương pháp mô Phương pháp so sánh tĩnh;
hình hóa. Gần như mỗi một Phương pháp phân tích cận biên;
hiện tượng kinh tế vĩ mô lại …
được mô tả bằng một mô
hình riêng với những giả
thiết riêng.
Mục tiêu Bao gồm các vấn đề khác Bao gồm các vấn đề khác nhau
nhau như: Thu nhập quốc như: Cung, Cầu, Giá cả của hàng
gia, Mức giá chung, Phân hóa và dịch vụ, Giá của các yếu tố
phối việc làm, Tiền tệ,... sản xuất, Mức tiêu thụ, Phúc lợi
kinh tế,...
Tầm quan Duy trì ổn định ở mức giá Hữu ích trong việc xác định giá
trọng chung và giải quyết các vấn của một sản phẩm cùng với giá
đề chính của nền kinh tế của các yếu tố sản xuất (Đất đai,
như: lạm phát, giảm phát, tỷ nguồn lao động, nguồn vốn,
lệ thất nghiệp và đói nghèo doanh nghiệp,...) trong nền kinh
nói chung. tế.
Hạn chế Nó phân tích bằng sự sai sót Nó dựa trên các giả định không
của các thành phần có liên thực tế. Cụ thể là chúng ta hay
quan. Đôi khi không chứng nghe thầy/cô giảng là “giả định
minh được sự thật bởi vì các yếu tố khác không đổi” từ đó
những gì chúng ta cho tổng xác định cung cầu này nọ,...
thể là đúng thì lại không
đúng với một cá nhân.

1.1 KT học là gì?


- KT học là môn học môn học KHXH nghiên cứu sự lựa chọn của cá nhân, tổ
chức và XH trong việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử
dụng có tính cạnh tranh, nhằm tối ưu hóa lợi ích của mình.
- KT học là 1 KHọc về sự lựa chọn.
- KT học là KHọc về thị trường.
- KT học là 1 cách tư duy về TG.
1.2 Ba vấn đề cơ bản mà nền KT phải giải quyết?
a) Sản xuất cái gì?
Vấn đề này có thể được hiểu như là: "Sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản
xuất?". Trong nền kinh tế thị trường, sự tương tác giữa người mua và người
bán vì lợi ích cá nhân sẽ xác định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất.
Nhà kinh tế học Adam Smith trong tác phẩm "The wealth of nations" đã cho
rằng sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất sẽ đem lại lợi ích cho xã hội.
b) Sản xuất ntn?
Vấn đề thứ hai này có thể phát biểu một cách hoàn chỉnh như là: "Sản phẩm
và dịch vụ được sản xuất bằng cách nào?". Vấn đề này liên quan đến việc xác
định những nguồn lục nào được sử dụng và phương pháp để sản xuất ra
những sản phẩm và dịch vụ. Chẳng hạn để sản xuất ra điện, các quốc gia có
thể xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử. Tuy nhiên,
việc lựa chọn phương pháp sản xuất nào còn phải xem xét trên nhiều khía
cạnh hiệu quả KT-XH, nguồn lực và trình độ KHKT của mỗi quốc gia.
c) Sản xuất cho ai?
Vấn đề thứ ba này phải giải quyết đó là "Ai sẽ nhận sản phẩm và dịch vụ?".
Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận sản phẩm
và dịch vụ cung cấp. Điều này được xác định thông qua tương tác của người
mua bán trên thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực.
1.3 Phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc.
a) Phân tích thực chứng: “What is?”
Cố gắng đưa ra các phát biểu có tính khoa học về hành vi kinh tế. Các phát
biểu thực chứng nhằm mô tả nền kinh tế vận hành như thế nào và tránh các
đánh giá. Kinh tế học thực chứng đề cập đến "điều gì là?". Chẳng hạn, một
phát biểu thực chứng là "thất nghiệp là 7% trong lực lượng lao động". Dĩ
nhiên, con số 7% này dựa trên các dữ liệu thống kê và đã được kiểm chứng.
Vì vậy, không có gì phải tranh cãi với các phát biểu thực chứng.
b) Phân tích chuẩn tắc: “What should be?”
Liên quan đến các đánh giá của cá nhân về nền kinh tế phải là như thế này,
hay chính sách kinh tế phải hành động ra sao dựa trên các mối quan hệ kinh
tế. Kinh tế học Chuẩn tắc đề cập đến "điều gì phải là?". Chẳng hạn, một phát
biểu chuẩn tắc là "thất nghiệp phải được giảm xuống".
2. Các vấn đề KT vĩ mô.
2.1 Mức sống.
Mức độ mà mng có thể tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ giúp cuộc sống của
họ dễ dàng hơn, lành mạnh hơn, an toàn hơn và thú vị hơn.
GDP
- Có thể đc đo lường bằng GDP bình quân đầu người = Dân số
GDP
- Chịu ảnh hưởng bởi năng suất lao động = Số lao động
2.2 Sản lượng quốc gia.
GNP (Gross National Product) là chỉ số tổng sản phẩm quốc dân đo lường
tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân 1
nước làm ra (trong và cả ngoài nước) trong một thời kỳ nhất định (thường là
1 năm).
2.3 Lạm phát.
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ
theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá
chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so
với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị
tiền tệ.
Lạm phát có 3 mức độ:
- LP tự nhiên: 0 - dưới 10%
- LP phi mã: 10% - 1000%
- Siêu LP: trên 1000%
Trong thực tế, các quốc gia kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở
xuống. Bạn thử nghĩ đi, một năm tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10%
thì tiền mất giá tầm 5% là vừa đủ đẹp. Tính ra quốc gia đó có 5% tăng trưởng
thực sự.
3. Mục tiêu của nền KT.
- Tăng trưởng KT.
- Bình ổn giá cả.
- Hiệu quả của nền KT.
- Người lao động có việc làm.
- Cán cân thương mại đc thăng bằng.
- An ninh KT.
- Phân phối thu nhập công bằng.
- Tự do kinh doanh.
4. Chính sách & Phân tích KT vĩ mô.
- Chính sách KT vĩ mô là chính sách của Chính phủ được hoạch định và thực
hiện nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định sản lượng ở gần
mức tiềm năng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ở
mức tự nhiên và cán cân thanh toán cân bằng. (Còn đc gọi là chính sách quản
lý tổng cầu vì nó tác động đến phía cầu của nền KT.)
- Chính sách của CP là 1 trong những yếu tố quan trọng. Có 3 loại chính
sách:
+ CS tiền tệ: điều tiết nguồn cung tiền của quốc gia, do Bank Trung ương
quyết định.
+ CS tài khóa: điều tiết ngân sách của CP, do Quốc hội quyết định.
+ CS cơ cấu: thay đổi cấu trúc hoặc thể chế của nền KT.
- Phân tích CS: thực chứng & chuẩn tắc.

You might also like