You are on page 1of 15

KINH TẾ VĨ MÔ

Câu 1: Cho biết sự khác biệt cơ bản của kinh tế học theo quan điểm của Keynes
và quan điểm kinh tế học cổ điển của Adam Smith?

Trả lời:

Quan điểm của Keynes Quan điểm cổ điển của Adam Smith
Đề cao vai trò của CP trong việc điều Thị trường tự do, lấy thị trường là
tiết tổng cầu/đề cao vai trò của nhà trung tâm điều tiết nền kinh tế
nước trong việc điều tiết nền kinh tế
Bàn tay Chính phủ/hữu hình (visible Bàn tay vô hình (invisible hands)
hands)
Quy luật kinh tế khách quan
Điều kiện: phải có sự tồn tại của sản
xuất và trao đổi hàng hóa; nền kinh tế
phải hoạt động dựa trên cơ sở tự do
kinh tế và trao đổi hàng hóa; các tác
nhân trong trao đổi phải có sự bình
đẳng về kinh tế
Trong những biến động kinh tế theo Nhà nước không can thiệp vào nền
kiểu chu kỳ, vai trò của Nhà nước là kinh tế, tuy nhiên trong một số vấn đề
đặc biệt quan trọng nhằm làm cho nền kinh tế vượt quá khả năng của doanh
kinh tế có biến động cũng nằm trong nghiệp như xây dựng đường xá, đào
tầm kiểm soát. sông, các công trình công cộng khác,
Nhà nước vẫn nên có vai trò trong đó.
Ngắn hạn, tiếp cận tổng cầu Dài hạn, tập trung vào nguồn cung
Phân tích vĩ mô Gắn với kinh tế học vi mô
Câu 2: Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc là gì? Cho ví dụ.

Trả lời:

Định nghĩa Ví dụ
Là việc mô tả và phân Dựa trên dữ liệu trong
tích các sự kiện, các mối quá khứ, việc cắt giảm
quan hệ trong nền kinh thuế lớn sẽ giúp ích cho
Kinh tế học thực chứng tế. Trả lời cho câu hỏi: nhiều người, nhưng
(positive economics) Vấn đề đó là gì? Và là những hạn chế về ngân
như thế nào? sách của chính phủ khiến
cho lựa chọn đó không
khả thi
Là đưa ra các phương án, Chúng ta nên cắt giảm
các cách thức để đối mặt một nửa thuế để tăng
và giải quyết các vấn đề mức thu nhập khả dụng
Kinh tế học chuẩn tắc phát sinh trong nền kinh
(normative economics) tế. Đưa ra lời khuyên
chính sách nên hành
động như thế nào? Hay
nên làm gì?

Câu 3: Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô là gì? Phân biệt

Trả lời:

- Kinh tế học vi mô là đi nghiên cứu sự hoạt động của các tác nhân trong nền
kinh tế như người tiêu dùng, hộ gia đình, doanh nghiệp, hãng sản xuất và các yếu
tố tác động ảnh hưởng, các loại hình thị trường mà các tác nhân trong nền kinh tế
đang hoạt động sản xuất và kinh doanh.
- Kinh tế học vĩ mô là đi thẳng vào nghiên cứu các tổng thể kinh tế, đi sâu
nghiên cứu hoạt động và các vấn đề kinh tế chủ yếu của nền kinh tế tổng thể (quốc
gia) như sản lượng quốc gia, ngân sách quốc gia, chi tiêu Chính phủ, lạm phát, giá
cả,…
- Phân biệt:

Kinh tế vi mô Kinh tế vĩ mô
Nghiên cứu sự hoạt động của các tác Nghiên cứu các tổng thể kinh tế
nhân trong nền kinh tế
Theo quan điểm kinh tế cổ điển của Theo quan điểm bàn tay hữu hình
Adam Smith, bàn tay vô hình (invisible (visible hands) của Keynes.
hands)

Câu 4: Đối tượng của kinh tế học vĩ mô là gì? Cho biết các phương pháp nghiên
cứu những đối tượng đó.
Trả lời:
- Đối tượng: nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề
kinh tế và xã hội cơ bản như:
+ Sản lượng
+ Tăng trưởng kinh tế
+ Lạm phát, thất nghiệp
+ Lãi suất, tiền tệ
+ Tỷ giá hối đoái
+ Tình trạng cán cân ngân sách nhà nước, cán cân thương mại, cán cân thanh
toán quốc tế,…
- Các phương pháp:

+ Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: giả thuyết bỏ qua hoặc giả định
một số các biến số khác không đổi hoặc thay đổi chậm, để tập trung nghiên
cứu các biến số có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu vấn đề đang đặt
ra.

+ Phương pháp toán học: phải lượng hóa được các biến số và phân tích được
mối quan hệ giữa các biến đó bằng toán học.

+ Phương pháp cân bằng tổng quát Walras: nhắm tới sự cân bằng đồng thời
ở tất cả các thị trường (thị trường sản phẩm – diễn ra hoạt động mua bán, thị
trường tư bản – nhu cầu vay và cho vay gặp nhau, thị trường lao động – thuê
mướn lao động).

Câu 5: Hệ thống kinh tế vĩ mô gồm những yếu tố gì? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Hệ thống kinh tế vĩ mô gồm đầu vào, hộp đen và đầu ra.


+ Đầu vào: những yếu tố tác động vào tình trạng hoạt động của nền kinh tế.
Gồm có yếu tố ngoại sinh (Exogenous Variable) – mang tính chất môi
trường có khả năng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh tế của một quốc
gia và nằm ngoài sự kiểm soát của CP như điều kiện thời tiết, tình hình
chính trị, điều kiện kinh tế của nước ngoài, tình hình dân số,… và yếu tố nội
sinh (Endogenous Variable) – có khả năng tác động đến hiệu quả kinh tế
của một quốc gia và nằm trong sự kiểm soát của CP như chủ trương, chính
sách, đường lối phát triển, biện pháp điều tiết kinh tế,…
+ Hộp đen: quyết định chất lượng của các biến đầu ra, do tổng cung và
tổng cầu quyết định sự hoạt động.
Tổng cầu (Aggreagate Demand) Tổng cung (Aggreagate Supply)
Là khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ Là khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ
mà các tác nhân trong nền kinh tế mà tất cả các tác nhân trong nền kinh tế
mong muốn và có khả năng mua trong có khả năng và sẵn sàng cung cấp trong
một thời gian nhất định tương ứng với một khoảng thời gian nhất định ở mỗi
mỗi mức giá chung và mức thu nhập, mức giá chung, trong điều kiện mức
còn các yếu tố kinh tế khác cho trước. chi phí sản xuất, giới hạn khả năng sản
xuất còn các yếu tố kinh tế khác cho
trước.
Các yếu tố ảnh hưởng: Các nhân tố ảnh hưởng:
- Thu nhập (Y): Y tăng thì AD - Mức giá chung (P): trong ngắn
tăng và ngược lại hạn, khi P tăng thì AS tăng và
- Quy mô dân số (N): N tăng thì ngược lại.
AD tăng - Chi phí sản xuất: tăng thì AS
- Kỳ vọng (E): là những dự báo, giảm và ngược lại.
dự đoán về tình hình kinh tế xã - Giới hạn khả năng sản xuất: biểu
hội hay các yếu tố tác động đến hiện là sản lượng tiềm năng (Y*
nền kinh tế trong tương lai. E tốt Potential Yield) là sản lượng tối
thì AD tăng, E xấu thì AD giảm. đa mà một nền kinh tế có thể sản
xuất được trong điều kiện toàn
dụng các nguồn lực của nền kinh
tế và không có lạm phát. => phụ
thuộc vào các yếu tố sản xuất,
đặc biệt là lao động => di động.
Đồ thị: Đường AD có xu hướng xuống Đồ thị: đường AS có xu hướng dốc lên
dốc trong đồ thị mqh giữa giá và AD. trên. Trước khi đến điểm Y* khuyến
khích các hãng tăng sản lượng, đường
AS tương đối thoải. Sau điểm Y*,
đường AS dốc hơn thể hiện không
khuyến khích các doanh nghiệp sản
xuất.
Giá (EnV) tăng thì AD lên phía trên, Giá (EnV) tăng thì AS lên phía trên,
giảm thì AD xuống dưới. Các yếu tố giảm thì AS xuống dưới. Các yếu tố
khác (ExV) tích cực làm AD tăng và khác (ExV) tích cực làm AS tăng và
dịch sang phải, tiêu cực làm AD giảm dịch sang phải, tiêu cực làm AS giảm
và dịch sang trái. và dịch sang trái.

Cân bằng AD và AS: giao điểm là duy nhất, gọi là điểm cân bằng E
(equilibrium point). Bất kỳ điểm nào của nền kinh tế không phải là điểm cân
bằng E thì tương tác cung cầu sẽ kéo nó về điểm E.
+ Đầu ra: gồm những biến số chỉ kết quả hoạt động của một nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định (sản lượng, tốc độ tăng trưởng, việc làm, mức
giá chung, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tình trạng ngân sách nhà nước, cán cân
thương mại, cán cân thanh toán quốc tế). Nếu đầu vào tốt qua tương tác AD
– AS đầu ra cũng sẽ tốt và ngược lại.

Câu 6: Mục tiêu của kinh tế học vĩ mô là gì? Cho biết các công cụ để thực hiện
mục tiêu đó.

Trả lời:

- Mục tiêu: giữ sự ổn định, giữ vững tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công
bằng xã hội.
+ Mục tiêu tăng trưởng hay sản lượng
+ Mục tiêu tạo việc làm cho nền kinh tế
+ Mục tiêu ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát
+ Mục tiêu phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại
+ Mục tiêu phân phối công bằng xã hội
- Công cụ:
+ Chính sách tài khóa: điều chỉnh thu nhập và chi tiêu CP. Gồm chi tiêu
CP và thuế.
Chi tiêu Chính phủ gồm khoản mua sắm của Chính phủ (hàng hóa và dịch
vụ) và các khoản thanh toán chuyển nhượng của Chính phủ nhằm hỗ trợ
người già, người tàn tật, người thất nghiệp,…
Thuế là nguồn thu của Chính phủ nhằm tài trợ cho các khoản chi tiêu CP.
+ Chính sách tiền tệ: tác động đến đầu tư tư nhân. Gồm lượng cung về tiền
và lãi suất. Khi NHTW thay đổi lượng cung về tiền, lãi suất sẽ tăng hoặc
giảm, từ đó tác động đến đầu tư tư nhân, do vậy ảnh hưởng đến AD và sản
lượng.
+ Các chính sách điều tiết thu nhập: các biện pháp (công cụ) mà CP sử
dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền lương, giá cả để kiềm chế lạm phát.
Công cụ trực tiếp là thuế, kiểm soát tiền lương và giá cả.
+ Chính sách kinh tế đối ngoại: các quy định về hàng rào thuế quan (Tariff
Barrier), bảo hộ mậu dịch (Trade Protection) và các biện pháp liên quan đến
tài chính và tiền tệ (Financial Instrument) nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái…
Câu 7: So sánh chỉ tiêu GDP và GNP?

Trả lời:

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Là tổng giá trị thị trường của tất cả Là tổng giá trị thị trường của tất cả
các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất ra trong phạm vi lãnh được sản xuất bởi nguồn lực của một
thổ một quốc gia trong một thời kỳ nước trong một thời kỳ nhất định
nhất định, bất kể người sản xuất (thường là một năm).
thuộc quốc tịch nào.
Đối tượng tính toán: hàng hóa cuối Đối tượng tính toán: hàng hóa cuối
cùng (SP hữu hình) và dịch vụ (SP vô cùng và dịch vụ được mua bán, trao đổi
hình) được sản xuất ra và trao đổi trên hợp pháp trên thị trường.
thị trường.
Chỉ bao gồm giá trị của những sản GNP tính theo quốc tịch người sản
phẩm hoàn chỉnh được mua bán hợp xuất, không tính theo địa điểm sản
pháp trên thị trường và bỏ sót những xuất.
sản phẩm cuối cùng tự cung tự cấp
hoặc những hàng hóa và dịch vụ nhìn
chung không được mua bán hợp pháp
trên thị trường nhưng có thể cần thiết
cho các hộ gia đình.
2 trường hợp hàng hóa trung gian trở
thành hoàng hóa cuối cùng và được
tính vào GDP:
- Được sản xuất ra nhưng chưa
được sử dụng để sản xuất ra
hàng hóa cuối cùng => tạm coi
và tính vào GDP của thời kỳ đó.
- Là hàng xuất khẩu
Đơn vị tính: theo ERO, USD,… Đơn vị tính toán: các quốc gia sẽ tính
GDP theo sức mua tương đương GNP theo đồng bản tệ và sau đó sẽ quy
(GDPppp): được tính toán dựa trên sự đổi sang đơn vị tiền tệ chung nào đó
điều chỉnh sự khác biệt về sức mua của khi muốn so sánh GNP giữa các nước.
đồng tiền giữa các nước.
Phạm vi tính toán: trong phạm vi lãnh Phạm vi tính toán: hàng hóa, dịch vụ
thổ quốc gia mà không tính đến nguồn được sản xuất bởi nguồn lực của nước
lực sản xuất có nguồn gốc từ đâu. nào sẽ được tính vào GNP của nước
đó, bất kể việc sản xuất được tiến hành
ở đâu.
Thời điểm tính toán: được sản xuất ở Thời điểm tính toán: được sản xuất ở
thời kỳ nào thì được tính vào thời kỳ thời kỳ nào thì được tính vào thời kỳ
đó. đó.
Phương pháp xác định: Cách xác định:
- Theo phương pháp chi tiêu GNP = GDP + NFA
hay luồng sản phẩm: Trong đó:
GDP = C + I + G + X – M NFA (Net Factor Income from Abroad)
Trong đó: là thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài.
C: chi tiêu của các hộ gia đình (bao
gồm tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng mà các hộ gia đình mua
được trên thị trường để phục vụ nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày.
I: chi tiêu của các hãng kinh doanh
(phản ánh tổng đầu tư trong nước của
khu vực tư nhân. Gồm tổng giá trị hàng
hóa cuối cùng mà các hãng kinh doanh
mua được trên thị trường để phục vụ
nhu cầu sản xuất như: chi mua máy
móc, trang thiết bị, xây dựng nhà
xưởng, văn phòng mới,…; chi xây
dựng hoặc mua nhà ở mới của dân cư,
và sự thay đổi trong giá trị hàng tồn
kho của các hãng kinh doanh.
G: chi mua hàng hóa và dịch vụ của
CP (những khoản chi của CP nhằm có
được một hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng nào đó).
X: khoản xuất khẩu
M: khoản nhập khẩu
- Phương pháp thu nhập hoặc
chi phí
GDP = w + i + r + π
Trong đó:
W: chi phí tiền công, tiền lương
I: chi phí thuế
R: chi phí thuê nhà, thuê đất
π : lợi nhuận

Trong nền kinh tế CP và yếu tố nước


ngoài:
GDP = w + i + r + π + Te + D
Trong đó:
Te: thuế giản thu – thuế CP đánh vào
hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng và thu qua
doanh nghiệp
D: khẩu hao tài sản cố định
- Phương pháp sản xuất hay
phương pháp giá trị gia tăng
GDP =
n

∑ VAi
i=1

VA = TR – TC
TR: total revenue
TC: total cost
- GDP danh nghĩa (GDPn) đo
lường tổng sản phẩm quốc nội
sản xuất ra trong một thời kỳ
nhất định dựa trên giá cả hiện
hành.
n
GDP =∑ Pti x Qti
t
n
i=1

Trong đó:
t
Pi : giá cả của các hàng hóa và dịch vụ

thứ I ở thời kỳ nghiên cứu


t
Qi : số lượng của các hàng hóa và dịch

vụ thứ I ở thời kỳ nghiên cứu


- GDP thực tế (GDPr) đo lường
tổng sản phẩm quốc nội sản xuất
trong một thời kỳ nhất định theo
giá cả cố định ở một thời kỳ
được lấy làm gốc.
n
GDP =∑ Pi x Qi
t 0 0
r
i=1

Trong đó:
0
Pi : giá cả của các hàng hóa và dịch vụ

thứ I ở thời kỳ gốc


0
Qi : số lượng của các hàng hóa và dịch

vụ thứ I ở thời kỳ gốc

Câu 8: Tại sao khi tính toán GDP hoặc GNP người ta chỉ đo lường giá trị của
sản phẩm cuối cùng?

Trả lời:

Do có sự tồn tại của hàng hóa trung gian là đầu ra của quá trình sản xuất này
nhưng lại là đầu vào của quá trình sản xuất kia, do vậy nếu không chỉ tính giá trị
của sản phẩm cuối cùng thì giá trị của hàng hóa trung gian sẽ được tính hai lần, dẫn
đến đánh giá sai GDP và GNP.

Câu 9: Nhận định GDP hoặc GNP là một chỉ tiêu tốt để phản ánh mức sống của
người dân một nước là nhận định đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

Nhận định là sai do GDP hay GNP chỉ đo lường được giá cả thị trường chứ không
thể phản ánh được chất lượng của các thành phần trong thị trường nền kinh tế đó.
Câu 10: Tại sao khi sử dụng chỉ số giá tiêu dùng để đo lường lạm phát lại gặp
phải một số hạn chế như lệch do hàng hóa mới, lệch do chất lượng thay đổi và
lệch thay thế?

Trả lời:

Do cách tính của chỉ số CPI gồm chọn thời kỳ làm gốc (cơ sở), cố định “giỏ” hàng
hóa, xác định giá cả, tính chi phí để mua “giỏ” hàng hóa nên khi có sự thay đổi trên
thị trường mà các yếu tố của CPI chưa đổi thì sẽ dẫn đến sự chênh lệch.

Cụ thể:

- Lệch do hàng hóa mới: do chỉ số CPI được tính dựa trên một “giỏ” hàng hóa
và dịch vụ cố định mà không tính đến hàng hóa và dịch vụ mới.
- Lệch do chất lượng thay đổi: việc cải thiện chất lượng kéo theo sự tăng lên
về giá, nhưng sự gia tăng này không phải là lạm phát. Mặc dù vậy, sự thay
đổi trong giá này lại được phản ánh vào CPI và làm cho CPI tăng lên.
- Lệch thay thế: cơ cấu của “giỏ” hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng sẽ thay đổi
nhưng lại không được tính vào CPI.

Câu 11: Nêu sự khác biệt giữa chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng?

Trả lời:

GDP Deflator CPI


Tỷ số giữa GDP danh nghĩa và GDP Phản ánh sự biến động giá của một
thực tế “giỏ” hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho
cơ cấu tiêu dùng xã hội.
Cho biết sự biến động giá cả ở thời kỳ Phản ánh chi phí sinh hoạt của một
hiện tại só với thời kỳ gốc. người dân điển hình trong một quốc
gia.
Thước đo lạm phát Thước đo lạm phát

Thuật ngữ kinh tế:

Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc dân Gross National Product
GDP danh nghĩa Norminal GDP
GDP thực tế Real GDP
Sản phẩm quốc dân ròng Net National Product (NNP)
Thu nhập quốc dân Net National Income (NI)
Thu nhập khả dụng Disposable Income (DI)
Disposable Yield (Yd)
Phúc lợi kinh tế ròng Net Economic welfare (NEW)
Sức mua tương đương Purchasing Power Parity
Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng Final Goods and Services
Hàng hóa trung gian Intermediate Goods
Hàng hóa hữu hình Tangible Goods
Hàng hóa vô hình Intangible Goods
Vòng luân chuyển The Circular-flow Diagram
Phương pháp chi tiêu The Expenditure Approach
Phương pháp thu nhập The Income Approach
Phương pháp sản xuất The Production Approach
Hàng tồn kho Inventory
Tổng đầu tư Gross Investment (I)
Đầu tư ròng Net Investment (In)
Khấu hao Depreciation
Chi chuyển nhượng Transfer Payment
Khoản trả lãi Interest Payment
Xuất khẩu ròng Net Export (NX) = X – M
Cán cân thương mại Trade Balance
Cán cân thương mại thặng dư Trade Surplus (NX > 0)
Cán cân thương mại thâm hụt Trade Deficit (NX < 0)
Cán cân thương mại cân bằng Trade Balance (NX = 0)
Tiền công Wage
Tiền thuê Rental Payment
Thuế giản thu Enterprise Tax (Te)
Thuế trực thu Direct Tax (Td)
Giá trị gia tăng Added Value
Năm hiện hành (năm nghiên cứu) Current Year
Năm cơ sở Base Year
Chỉ số điều chỉnh GDP (chỉ số giảm GDP Deflator
phát)
Chỉ số giá tiêu dùng Consumer Price Index (CPI)
“Giỏ” hàng hóa, dịch vụ Basket of Goods and Services

You might also like