You are on page 1of 40

Bộ giáo dục và đào tạo

Trường Đại học Ngoại Thương

Môn học: Kinh tế vĩ mô


Giảng viên: Phạm Xuân Trường
Khoa Kinh tế quốc tế

Email: truongpx@ftu.edu.vn
Nội dung môn học
Bài 1: Giới thiệu tổng quan về kinh tế vĩ mô
Bài 2: Các biến số vĩ mô cơ bản
Bài 3: Tăng trưởng kinh tế
Bài 4: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
Bài 5: Thất nghiệp
Bài 6: Tổng cầu, tổng cung
Bài 7: Tổng cầu và chính sách tài khóa
Bài 8: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
Bài 9: Lạm phát
Bài 10: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Mục tiêu môn học
Nắm vững lý thuyết cơ bản của kinh tế học vĩ mô
(GDP, CPI, Tổng cầu-tổng cung, Thất nghiệp-lạm
phát, Cán cân thanh toán)

Dùng kiến thức vĩ mô-vi mô làm nền tảng để học


các môn kinh tế học khác

Vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn (hiểu thông


tin về kinh tế được công bố, giải thích được hiện
tượng kinh tế xảy ra, đưa ra đánh giá dự báo của
bản thân về các chính sách kinh tế)
Tài liệu tham khảo
1 N.Gregogy Mankiw,Principle of Macroeconomics ,International Student
Edition,Third edition,Worth Pulisher,2003.
2 Giáo trình Kinh tế vĩ mô cơ bản, PGS, TS Hoàng Xuân Bình (chủ biên),
Trường ĐH Ngoại Thương, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2015.
3 Làm quen Kinh tế học qua biếm họa (tập 1, tập 2), Grady Klein & Yoram
Bauman, 2016.
4 Frank and Bernanke, Principles of Macroeconomics,Third edition, 2007.
5 Glenn Hubbard and Tony O’Brien, Macroeconomics, Second edition, 2008.
6 Mark Skousen, Ba người khổng lồ trong kinh tế học, NXB Chính trị Quốc
gia, 2012.
(1, 2 sẽ được sử dụng như giáo trình)
Các trang web hữu ích
Trang web thống kê trong nước
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217
http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/TinTuc.aspx?Category=Th%E1%BB
%91ng%20k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i%20quan
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583
http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?ctl=FIAs&TabID=4&mID=265
http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=2020
http://vneconomy.vn/tai-lieu.htm
http://www.vnep.org.vn/vi-VN/Trang-chu/.htm
Trang web thông tin về kinh tế
http://cafef.vn/ https://cafebiz.vn/
http://vneconomy.vn/
https://vef.vn/
http://fica.vn/
https://forbesvietnam.com.vn/
https://nhipcaudautu.vn/
Các trang web hữu ích
Trang web thống kê nước ngoài
http://pwt.econ.upenn.edu/
http://www.oecd.org/statsportal/0,3352,en_2825_293564_1_1_1_1_1,00.html
http://www.adb.org/Economics/
http://www.imf.org/external/data.htm
http://www.un.org/en/databases/ http://data.worldbank.org/data-catalog/world-development-
indicators
http://www.bis.org/statistics/index.htm
http://finance.yahoo.com/actives?e=us
http://www.mhhe.com/economics/dornbusch8e/quizzes/quizzes.mhtml
http://stat.wto.org/CountryProfile/WSDBCountryPFReporter.aspx?Language=E
http://www.trademap.org/tradestat/Country_SelProduct_TS.aspx
http://www.gapminder.org/data/
http://www.amis-outlook.org/
http://www.numbeo.com/common/
Sách hay (1)
1 The richest man in Babylon – Geogre Sclason
2 Naked Economics – Charles Wheelan
3 The Undercover Economist – Tim Harford
4 Executive Economics – Shlomo Maital
5 Economics of Prohibition – Mark Thornton
6 Đến Starbuck mua cà phê cốc lớn – Yoshimoto Yoshio
7 More sex is safer sex – Steve E. Landsburg
8 80/20 Principle – Richard Kock
9 Currency War – Song Hongbing
10The elusive quest for growth – William Easterly
11 Blue Ocean Strategy – Wchankim, Renee Mauborgne
12 Why nations fail - Daron Acemoğlu and James A. Robinson
Sách hay (2)
13 Good luck – Alex Rovira, Fernando Trias de
Bes
14 How to stop worrying and start living – Dale
Carnegie
15 Being happy, Making friends, Follow your
heart – Andrew Matthews
16 If you want it done right, You don’t have to do
it yourself – Donna M.Genett
17 Who moved my cheese – Spencer Johnson
18 Three idiots (Indian version) film
Sách hay (3)
19 Sex và những thứ khác – Tâm Phan
20 The 22 immutable laws of marketing – Al
Ries & Jack Trout
21 Lịch sử Việt Nam: từ nguồn gốc đến giữa thế
kỷ XX – Lê Thành Khôi
22 Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến
tạo phát triển – Đinh Tuấn Minh và Phạm Thế
Anh (chủ biên)
23 Lược sử kinh tế học – A little history of
economics – Niall Kishtainy
Bài 1 Giới thiệu tổng quan về kinh tế vĩ mô

I Nhắc lại các khái niệm quan trọng trong


kinh tế học
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô
1 Khái niệm
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3 Hệ thống kinh tế vĩ mô
4 Mục tiêu và công cụ điều tiết của chính
phủ trong kinh tế vĩ mô
I Nhắc lại các khái niệm quan trọng
trong kinh tế học

Sự khan hiếm (scarcity)


“ the situation in which unlimited wants
exceed the limited resources available to
fulfill those wants”

Chi phí cơ hội (opportunity cost)


“ the value of the next-best alternative that
must be forgone in oder to undertake the
activity”
I Nhắc lại các khái niệm quan trọng
trong kinh tế học (tiếp)

Kinh tế học (economics)


“the study of the choices people make to attain
their goals, given their scare resources”
Ba câu hỏi cơ bản mà một bất cứ một nền kinh
tế nào cũng phải trả lời:
- Sản xuất cái gì?
- Sản xuất như thế nào?
- Sản xuất cho ai?
I Nhắc lại các khái niệm quan trọng
trong kinh tế học (tiếp)
mọi nguồn lực trong xã hội đều khan hiếm
→sự lựa chọn những nguồn lực khan hiếm đấy
cho các mục tiêu cụ thể
→kinh tế học ra đời để tìm ra cách lựa chọn tối
ưu
VD: hộ gia đình có thu nhập giới hạn nhưng mong
muốn chi tiêu thì vô hạn; hãng có đầu vào giới
hạn nhưng mong muốn làm ra lợi nhuận tối đa;
chính phủ có ngân sách giới hạn nhưng mong
muốn tạo ra phúc lợi nhiều nhất
I Nhắc lại các khái niệm quan trọng
trong kinh tế học (tiếp)
Các quy luật cơ bản
-Quy luật lợi tức/sản phẩm/năng suất cận
biên giảm dần (law of diminishing marginal
returns/product/productivity)
-Quy luật lợi ích cận biên giảm dần (law of
diminishing marginal utility)
-Quy luật chi phí cơ hội tăng (law of
increasing opportunity cost)
I Nhắc lại các khái niệm quan trọng
trong kinh tế học (tiếp)

- Phân tích thực chứng (positive anlysis): trả


lời cho câu hỏi cái gì, tại sao lại như thế

- Phân tích chuẩn tắc (normative analysis): trả


lời cho câu hỏi nên làm thế nào
Phân loại kinh tế học
+) Dựa vào đối tượng nghiên cứu:
macroeconomics vs microeconomics; public economics vs private
economics
+) Dựa vào mục đích nghiên cứu:
positive economics vs nomartive economics; theoritical economics
vs applied economics (sport economics, crime economics,
building economics, traffic economics, behaviorial economics)
+) Dựa vào phạm vi nghiên cứu:
enviromental economics, development economics, public
economics, labor economics, gender economics, behavioral
economics, neuroeconomics
I Nhắc lại các khái niệm quan trọng
trong kinh tế học (tiếp)
Các hệ thống kinh tế
+ Nền kinh tế thị trường (market economy – free market): các
quyết định sản xuất và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ dựa trên
tương tác tự nguyện giữa các chủ thể trên thị trường
+ Nền kinh tế chỉ huy/kế hoạch hóa tập trung (command
economy/centrally planned economy): chính phủ đưa ra các
quyết định về sản xuất và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ
+ Nền kinh tế hỗn hợp (mixed economy): nền kinh tế vận
hành dựa trên quy luật thị trường và có sự can thiệp của chính
phủ
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô

1 Khái niệm
Kinh tế vĩ mô: là môn học nghiên cứu quá
trình ra đưa ra lựa chọn của cả nền kinh tế
khi đối mặt với sự khan hiếm

Kinh tế vĩ mô: là môn học nghiên cứu hoạt


động tổng thể của cả nền kinh tế.
Mở rộng: Phân biệt Micro và Macro
MICRO MACRO
Focus Individual markets All markets taken
together
Method Supply & demand Aggregate supply &
aggregate demand
Decision making Rationality Uncertainty

Typical story Markets adjust quickly to The national economy


a stable equilibrium adjusts slowly to an
unstable equilibrium
Typical conclusion Markets are efficient The national economy is
often inefficient (e.g.,
speculation,
unemployment)
Typical policy proposals Laissez-faire: Government must support
government should leave the market system day-to-
markets alone except in day as well as during
unusual circumstances crises
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)

Đâu là vấn đề nghiên cứu của kinh tế vĩ mô, kinh


tế vi mô?
1 Hãng FPT có nên đầu tư vào công nghệ sản
xuất máy tính hay không?
2 Ảnh hưởng của tăng giá xăng tới doanh thu của
ngành vận tải?
3 Chi phí đầu vào tăng có làm tăng CPI trong
thời gian tới?
4 Năng suất lao động ảnh hưởng ra sao tới GDP?
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
a Đối tượng
Kinh tế vĩ mô tập trung vào 4 vấn đề quan trọng
+ Mức sản lượng - tăng trưởng kinh tế - chu kỳ kinh doanh
+ Mức giá chung - lạm phát
+ Thất nghiệp – phúc lợi xã hội
+ Thương mại quốc tế - cán cân thanh toán (cán cân
thương mại) - tỷ giá hối đoái
Các câu hỏi liên quan đến 4 vấn đề trên là những câu hỏi
trọng tâm mà kinh tế vĩ mô tìm cách giải quyết
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
b Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trừu tượng hóa: đặt ra các giả định
hợp lý, đơn giản hóa thực tế bằng các mô hình
kinh tế
- Phương pháp phân tích cân bằng tổng thể (General
Equilibrium) do L.Walras (1834-1910) phát triển từ
năm 1874 với tác phẩm: “Elements d’economic
Politque Pure (1874-1877)”: xem xét cân bằng đồng
thời ở tất cả các thị trường
- Phương pháp toán học: diễn đạt các nguyên lý
kinh tế dưới dạng phương trình toán học (kinh tế
lượng)
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
b Phương pháp nghiên cứu
Các bước hình thành nên mô hình kinh tế
(economic model)

Mô hình kinh tế trung tâm trong nghiên cứu kinh tế


vĩ mô đó là mô hình tổng cầu, tổng cung
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
b Phương pháp nghiên cứu
Hai đặc điểm đáng chú ý trong mô hình kinh tế

- Số liệu trong kinh tế học

- Vai trò của các giả định


II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)

? Một chiếc máy bay Boeing sẽ chứa được bao


nhiêu quả bóng bàn

? Tại sao người ta lại làm nắp cống hình tròn


mà không phải là hình vuông
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
3 Hệ thống kinh tế vĩ mô
Theo P.A.Samuelson mô tả hệ thống kinh tế vĩ mô bao gồm 3
yếu tố: đầu vào, hộp đen kinh tế, đầu ra
Đầu vào
- Những tác động từ bên ngoài, bao gồm chủ yếu các biến số
phi kinh tế: Thời tiết, dân số, chiến tranh...(biến ngoại sinh)

- Những tác động từ bên trong, bao gồm hành vi kinh tế của
các chủ thể + các công cụ của Nhà nước nhằm điều chỉnh
hộp đen kinh tế vĩ mô, hướng tới các mục tiêu đã định trước
(biến nội sinh)
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
3 Hệ thống kinh tế vĩ mô
Hộp đen kinh tế: yếu tố trung tâm của hệ thống, hoạt động của hộp đen như thế nào
sẽ quyết định chất lượng đầu ra. Hai lực lượng quyết định hoạt động của hộp đen
là: tổng cầu, tổng cung
- Tổng cầu là tổng sản lượng trong nước mà các tác nhân kinh tế (hộ gia đình,
hãng, chính phủ, người nước ngoài) sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức
giá nhất định.
Các yếu tố tác động đến tổng cầu bao gồm giá cả, thu nhập, lãi suất, niềm tin vào nền kinh
tế...
- Tổng cung là tổng sản lượng trong nước mà các doanh nghiệp sẵn sàng và có khả
năng cung ứng tại mỗi mức giá nhất định.
Các yếu tố tác động đến tổng cung bao gồm lao động, tài nguyên thiên nhiên, lượng tư bản
đầu tư, khoa học công nghệ...
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
3 Hệ thống kinh tế vĩ mô
Đầu ra
- Sản lượng

- Việc làm

- Mức giá cả

- Xuất nhập khẩu


Mở rộng: Hai trường phái kinh tế vĩ mô chính
 Conservative (or classical) economics
◦ Primary value: individual freedom
◦ Markets almost always work well
◦ Government intervention counterproductive
 Liberal (or Keynesian) economics
◦ Primary value: social well-being
◦ Markets sometimes work well & sometimes don’t.
◦ In the aggregate, market meltdowns can be catastrophic.
◦ Government intervention is needed to promote stability &
growth
→ Economics is inherently political because it raises questions
about the appropriate role of government
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
4 Mục tiêu và công cụ điều tiết của chính phủ trong kinh tế vĩ

- Mục tiêu
+ Mục tiêu sản lượng: đạt được sản lượng thực tế cao, tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao và vững chắc.
+ Mục tiêu việc làm: tạo được càng nhiều việc làm càng tốt, hạ thấp tỷ lệ
thất nghiệp
+ Mục tiêu ổn định giá cả : hạ thấp và kiểm soát được lạm phát trong
điều kiện thị trường tự do
+ Mục tiêu kinh tế đối ngoại: ổn định tỷ giá hối đoái, cân bằng cán cân
thanh toán
+ Mục tiêu công bằng: phân phối thu nhập công bằng, hạn chế bất bình
đẳng trong xã hội
Economics: Principle in actions
(Author: Sullivan A., Shefferin S.)
Economic goals Content
Economic efficiency Making the most resources
Economic freedom Freedom from government intervention in the
production and distribution of goods and services

Economic security and Assurance that goods and services will be


predictability available, payments will be made on time, and a
safety net will protect individuals in times of
economic disaster

Economic equity Fair distribution of wealth


Economic growth and Innovation leads to economic growth, and
innovation economic growth lead to higher standard of living

Other goals Environmental protection, human right protection


II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
4 Mục tiêu và công cụ điều tiết của chính phủ trong
kinh tế vĩ mô
- Chính sách

+ Chính sách tài khóa: là những chính sách tác động đến chi
tiêu chính phủ và nguồn thu từ thuế, từ đó hướng nền kinh
tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn

+ Chính sách tiền tệ: là những chính sách tác động đến lượng
cung tiền và lãi suất từ đó điều tiết đầu tư tư nhân hướng
nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
4 Mục tiêu và công cụ điều tiết của chính phủ
trong kinh tế vĩ mô
+ Chính sách thu nhập: là những biện pháp mà chính phủ
sử dụng để tác động đến tiền công, giá cả nhằm kiềm
chế lạm phát (duy trì mức thu nhập thực tế của người
dân) và phân phối thu nhập toàn xã hội một cách công
bằng hơn

+ Chính sách kinh tế đối ngoại: là những biện pháp mà


chính phủ sử dụng để giữ cho thị trường hối đoái cân
bằng, cùng với các quy định về hàng rào thuế quan, phi
thuế quan tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu
Sự đánh đổi trong lựa chọn chính sách

Một chính sách khi được thực hiện luôn đứng trước
khả năng một trong những đánh đổi sau
+ sản lượng cao và lạm phát thấp
+ tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả
+ tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán
+ tăng trưởng kinh tế và ngoại ứng tiêu cực
+ tính linh hoạt và sự công bằng
+ lĩnh vực công và tư nhân (hiệu ứng lấn át)
+ toàn cầu hóa và lợi ích quốc gia
Chính sách nào?
 Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành nghị định quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá. Theo đó, 14
danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá gồm:
xăng, dầu; xi măng; thép xây dựng; khí hóa lỏng; phân bón
hóa học; thóc, gạo; muối; đường; sữa; thuốc bảo vệ thực vật;
một số thuốc thú y; thuốc phòng – chữa bệnh cho người thuộc
danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu; cước vận chuyển hành
khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng; một số thức ăn
chăn nuôi gia súc. Nghị định cũng quy định 18 danh mục tài
sản, hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá, trong đó quan
trọng nhất là đất đai, mặt nước; nhà thuộc sở hữu Nhà nước,
nhà ở xã hội và nhà ở công vụ; điện; nước sạch cho sinh hoạt;
thuốc phòng và chữa bệnh cho người do ngân sách Nhà nước
và bảo hiểm y tế chi trả...
Chính sách nào?
Theo đó, gói kích cầu tương đương 8 tỷ USD được chia
thành 8 phần có các giá trị khác nhau. Cụ thể các phần
của gói kích cầu này bao gồm:
Thứ nhất, hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng
17.000 tỷ đồng.
Thứ hai, tạm hoãn không thu hồi vốn đầu tư xây dựng
cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng.
Thứ ba, ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một
số dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ đồng.
Thứ tư, chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008
sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ đồng.
Thứ năm, phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng
20.000 tỷ đồng.
Thứ sáu, thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000
tỷ đồng.
Thứ bảy, tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh
nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng.
Thứ tám, các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn
suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội khoảng
7.200 tỷ đồng.
Các thuật ngữ quan trọng
- Sự khan hiếm (scarcity)
- Chi phí cơ hội (oportunity cost)
- Kinh tế học (economics)
- Kinh tế học vĩ mô (macroeconomics)
- Phân tích thực chứng (positive analysis)
- Phân tích chuẩn tắc (normative analysis)
- Mô hình kinh tế (economic model)
- Hệ thống kinh tế vĩ mô (macroeconomic
system)

You might also like