You are on page 1of 43

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VĨ MÔ

Giảng viên: Mai Lê Thúy Vân


Bộ môn: Kinh tế học
Đơn vị: Khoa Kinh tế, Đại học
Kinh tế - Luật

25-Mar-19 9:37 AM
NỘI DUNG

1. Nhu cầu và cầu


2. Nguồn tài nguyên
3. Khái niệm kinh tế học và vấn đề cơ bản của Kinh
tế học.
4. Phân biệt Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô
5. Phân biệt Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học
chuẩn tắc 25-Mar-19 9:37 AM
NỘI DUNG (tt)

6. Lạm phát và giảm phát


7. Thất nghiệp – Nhân dụng – Lực lượng lao động
8. Sản lượng tiềm năng và Định luật Okun
9. Chu kỳ kinh tế
10. Mục tiêu và công cụ điều tiết vĩ mô
11. Tổng cung (AS) và Tổng cầu (AD)
25-Mar-19 9:37 AM
1. Nhu cầu và cầu
Nhu cầu (Need) là hiện tượng tâm lý của con người, là
đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật
chất và tinh thần tại một thời điểm nhất định.
Cầu (Demand) là số lượng của một loại hàng hoá hoặc
dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn lòng
trả tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời
gian nhất định.
 Cầu = nhu cầu + khả năng thanh toán

25-Mar-19 9:37 AM
2. Nguồn tài nguyên (resources)
Nguồn tài nguyên là các yếu tố sản xuất (factors of production) có
thể mang lại sự hữu dụng thông qua việc sản xuất hoặc cung cấp
hàng hoá và dịch vụ cho xã hội
(Nguồn: Christopher Pass and Bryanlower&Leslie Davies –
“Dictionary of Economics”)
Gồm 4 loại cơ bản:
1.Tài nguyên thiên nhiên (R)
2.Nguồn nhân lực (L)
3.Nguồn vốn (K)
4.Trình độ kỹ thuật (công nghệ) (T)
25-Mar-19 9:37 AM
3. Khái niệm kinh tế học và vấn đề
cơ bản
Khái niệm: Kinh tế học (Economics) là khoa học nghiên cứu
cách thức con người và xã hội chọn lựa và sử dụng nguồn tài
nguyên có giới hạn để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ nhằm
thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.
Vấn đề kinh tế cơ bản:
1.Sản xuất cái gì?
2.Sản xuất như thế nào?
3.Sản xuất cho ai?

25-Mar-19 9:37 AM
Sơ đồ hóa khái niệm kinh tế học
Quy luật khan hiếm

Nhu cầu vô hạn


><
Sự lựa chọn
Khả năng hữu hạn

Sự đánh đổi

Chi phí cơ hội (OC)


4. Phân biệt kinh tế vi mô và kinh
tế vĩ mô
Kinh tế học vi mô (Microeconomics) nghiên cứu sự hoạt
động của nền kinh tế một cách tách biệt. Chủ yếu khảo sát
hành vi ứng xử của các chủ thể riêng biệt như từng doanh
nghiệp, từng hộ gia đình, từng loại thị trường khác nhau.
Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics) nghiên cứu sự hoạt
động của nền kinh tế như một tổng thể thống nhất. Chú trọng
đến sự tương tác tổng quát giữa các chủ thể kinh tế như hộ gia
đình, doanh nghiệp chính phủ và người nước ngoài.

25-Mar-19 9:37 AM
4. Kinh tế học vi mô – Kinh tế học vĩ mô
(tt)
KINH TẾ HỌC
Kinh tế vi mô Kinh tế vĩ mô
(Microeconomics) (Macroeconomics)
Bộ phận: hộ gia đình, xí Toàn bộ nền KT(tăng
nghiệp, ngành sản xuất, thị trưởng, thất nghiệp, lạm
trường. phát, thâm hụt)

Chi tiết, Tổng


riêng lẻ thể
5. Phân biệt kinh tế học thực
chứng và kinh tế học chuẩn tắc
Kinh tế học thực chứng (Positive economics) nhằm mô tả
giải thích những hiện tượng thực tế xảy ra trong nền kinh tế.
Kinh tế học chuẩn tắc (Normative economics) nhằm đưa ra
quan điểm đánh giá hoặc lựa chọn cách thức giải quyết các
vấn đề kinh tế trong thực tế.

25-Mar-19 9:37 AM
5. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
(tt)

Thực chứng Chuẩn tắc


 Mô tả hiện tượng, quy  Đưa ra các chỉ dẫn,
luật… khuyến nghị…
 Khách quan  Chủ quan
 Định lượng  Định tính
Bài tập nhóm nhanh 1 (5’)
Nhận định sau đây mang tính thực chứng
hay chuẩn tắc
a) Giá dầu thế giới tăng 300% giữa năm 1973 và 1974.
b) Hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe, vì thế phải hạn chế và tiến
tới loại bỏ nó.
c) Thu nhập quốc dân của Mỹ chiếm tới 29% tổng GDP của thế
giới.
d) Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi đối với người
nghèo.
e) Đề bảo vệ nền sản xuất trong nước chính phủ cần có chính
sách bảo hộ mậu dịch.
f) Tình hình lạm phát của Đức trong những năm 1922 – 1923 là
hết sức nghiêm trọng.
g) Thuế lợi tức của Việt Nam có nhiều bất hợp lý, vì vậy phải sử
dụng thuế thu nhập doanh nghiệp để thay thế.
h) Người thực nghèo không phải đóng thuế.
Bài tập nhóm nhanh 2 (5’)
Những nhận định nào dưới đây là vấn đề
quan tâm của kinh tế học vi mô.
a) Đánh thuế cao vào những mặt hàng xa xỉ sẽ hạn chế được
tiêu dùng những mặt hàng này.
b) Một hãng sản xuất kinh doanh sẽ đầu tư vào máy móc
thiết bị nếu dự đoán vào tương lai về thu nhập là rất khả
quan.
c) Người lao động có mức thu nhập cao có thể sẽ mua nhiều
hàng xa xỉ hơn.
d) Một quốc gia phát triển có thể được thể hiện ở chi tiêu
của người tiêu dùng cao hơn.
e) Lãi suất cao trong nền kinh tế thì có thể làm giảm khuyến
khích tăng đầu tư tư nhân.
f) Mức thất nghiệp của toàn bộ khu vực thành thị của Việt
Nam tăng nhanh vào cuối những năm 80.
6. Lạm phát và giảm phát
Lạm phát (Inflation):
•Là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục trong
một thời gian nhất định (Dương Tấn Diệp, tr.23)
•Là hiện tượng lượng tiền giấy dư thừa so với nhu cầu cần thiết của
lưu thông hàng hoá (Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, tr.161). Biểu
hiện của lạm phát là mức giá chung của hàng hoá dịch vụ tăng lên
trong một thời gian nhất định, giá trị đồng tiền giảm.
Giảm phát (Deflation): Là tình trạng mức giá chung của nền kinh
tế giảm xuống liên tục trong một thời gian nhất định
Chỉ số giá (Price Index): Là chỉ tiêu phản ánh mức giá trung bình
ở một thời điểm nào đó bằng bao nhiêu phần tram so với thời điểm
trước hay so với thời điểm gốc. Có 3 loại chỉ số giá:
25-Mar-19 9:37 AM
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Tính cho các mặt hàng tiêu dùng
chính trong nền kinh tế

Chỉ số giá sản xuất (PPI)


Chỉ số giá Tính cho 3 nhóm hàng: lương thực -
(PI) thực phẩm, sản phẩm của ngành khai
thác, sản phẩm của ngành chế tạo

Chỉ số giá toàn bộ (Overall Price


Index) hay chỉ số khử lạm phát
(GDP Deflator)
Tính cho phần lớn các hàng hóa và
dịch vụ đuợc sản xuất trong nước
25-Mar-19 9:37 AM
6. Lạm phát và giảm phát (tt)
Tỉ lệ lạm phát (Rate of Inflation): Phản ảnh tỉ lệ thay đổi
(tăng/ giảm) của giá cả ở một thời điểm nào đó so với thời
điểm trước.
Ví dụ:
Tỉ lệ lạm phát năm 2018 bằng 3.54% có nghĩa là giá trung bình
năm 2018 tăng thêm 3.54% so với năm 2017, nền kinh tế bị lạm
phát (mức vừa phải)
Tỉ lệ lạm phát năm 2001 bằng -0.6% có nghĩa là giá trung bình
năm 2000 giảm bớt o.6% so với năm 2000, tức giảm phát.
25-Mar-19 9:37 AM
7. Mức thất nghiệp – mức nhân
dụng và lực lượng lao động.
Thất nghiệp (unemployment): bao gồm những người nằm
trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang tìm việc
nhưng chưa có hoặc đang chờ nhận việc.
Nhân dụng (employment): mức nhân công được sử dụng,
phản ánh lực lượng lao động đang có việc làm trong nền kinh
tế.
Lực lượng lao động (labor force): bao gồm toàn bộ những
người thất nghiệp và những người đang có việc làm.
Tỉ lệ thất nghiệp (rate of unemployment): phản ánh tỉ lệ %
số người thất nghiệp so với lực lượng lao động
25-Mar-19 9:37 AM
7. Mức thất nghiệp – mức nhân
dụng và lực lượng lao động. (tt)
Các loại thất nghiệp:
1.Thất nghiệp cơ học (Frictional unemployment): là loại thất
nghiệp có nguồn gốc từ những người mới gia nhập hoặc tái nhập
lực lượng lao động, những người bỏ việc làm cũ tìm việc làm mới,
những người tàn tật một phần, những người thất nghiệp do thời vụ.
2.Thất nghiệp cơ cấu (Structual unemployment): là loại thất
nghiệp xảy ra do thiếu kỹ năng hoặc khác biệt về địa điểm cư trú.
3.Thất nghiệp chu kỳ (Cyclical unemployment): xuất hiện khi
nền kinh tế bị suy thoái, sản lượng giảm xuống thấp hơn sản lượng
tiềm năng dẫn đến hàng loạt lao động bị sa thải.

25-Mar-19 9:37 AM
8. Sản lượng tiềm năng và định
luật Okun.
Sản lượng tiềm năng (Potential Output): là mức sản lượng đạt được khi
nền kinh tế tồn tại một mức thất nghiệp bằng với thất nghiệp tự nhiên.
Thất nghiệp tự nhiên (Natural Unemployment): có thể hiểu một cách
đơn giản gồm hai thành phần: Thất nghiệp cơ học và thất nghiệp cơ cấu. Ít
nhiều mang tính chất tự nguyện.
Lưu ý:
•Sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào số lượng và chất lượng các yếu tố
đầu vào.
•Sản lượng tiềm năng chưa phải là mức sản lượng tối đa.
•Là mức sản lượng cao nhất mà nền kinh tế có thể đạt được trong điều
kiện không bị lạm phát tăng tốc

25-Mar-19 9:37 AM
8. Sản lượng tiềm năng và định
luật Okun. (tt)

25-Mar-19 9:37 AM
9. Chu kỳ kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh (business cycle) là hiện tượng sản lượng thực
dao động lên xuống theo thời gian, xoay quanh sản lượng tiềm
năng
Sản lượng thực
 Yt
YP


Thu hẹp
Năm
Mở rộng
sản xuất sản xuất

25-Mar-19 9:37 AM
Sản lượng và chu kỳ
kinh tế

Lạm phát

Mục tiêu kinh


tế vĩ mô
Việc làm và thất
nghiệp

Thâm hụt

25-Mar-19 10:11 AM
10. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

10.1 Sản lượng và chu kỳ kinh tế


10.1.1 Sản lượng
Mục tiêu: Sản lượng tăng trưởng cao và ổn định trong
thời gian dài
Chỉ tiêu đo lường: Tốc độ tăng trưởng GDP
Công thức tính:

25-Mar-19 10:12 AM
3 cách tính tốc độ tăng trưởng:
1. Tốc độ tăng trưởng liên hoàn
2. Tốc độ tăng trưởng định gốc
3. Tốc độ tăng trưởng bình quân

25-Mar-19 9:37 AM
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005 – 2016
(tính theo giá so sánh năm 2010)
NĂM GDP TỐC ĐỘTĂNG
(tỉ đồng) (%)
2005 1,588,646 7.55
2006 1,699,501 6.98
2007 1,820,667 7.13
2008 1,923,749 5.66
2009 2,027,591 5.40
2010 2,157,828 6.42
2011 2,292,483 6.24
2012 2,412,778 5.25
2013 2,543,596 5.42
2014 2,695,796 5.98
2015 2,875,856 6.68
Sơ bộ 2016 3,054,470 6.21

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam


25-Mar-19 9:38 AM
10.1 MỤC TIÊU (tt)
10.1.2 Lạm phát
Mục tiêu: lạm phát vừa phải, tỉ lệ lạm phát dưới 10%.
Chỉ tiêu đo lường: Tốc độ tăng của chỉ số giá (PI) hay
còn gọi là tỉ lệ lạm phát
Công thức tính: PI t  PI t 1
100%
PI t 1
 PIt: Chỉ số giá của năm hiện hành.
 PIt-1: Chỉ số giá của năm trước đó.
Chỉ số giá (Price Index) là chỉ tiêu phản ánh mức giá trung bình ở
một thời điểm bằng bao nhiêu phần trăm so với thời điểm trước
hay thời điểm gốc
 Tại sao các nước không đặt mục tiêu lạm phát bằng
25-Mar-19 9:38 AM
không?
10.1 MỤC TIÊU (tt)
10.1.2 Lạm phát (tt)
 Lạm phát tạo ra những tác động gì?

Làm giảm giá trị của tiền tệ (đồng tiền bị mất giá)
 Những biến động không dự đoán được của tỉ lệ lạm
phát tạo ra những thay đổi không được dự kiến của giá
trị tiền tệ dẫn đến sự phân phối lại không công bằng.
(Tác động của lạm phát không được dự đoán)
Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa – Tỉ lệ lạm phát
Lạm phát làm gia tăng các khối lượng giao dịch không cần
thiết. (Tác động của lạm phát dự đoán) vì lạm phát là OC của việc giữ tiền, giữ tiền càng
25-Mar-19 9:38 AM
nhiều, OC càng lớn.
10.1 MỤC TIÊU (tt)
10.1.3 Thất nghiệp
Mục tiêu: Tỉ lệ thất nghiệp thực tế bằng với tỉ lệ thất
nghiệp tự nhiên (là tỉ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng hay còn gọi là thất nghiệp
tạm thời và thất nghiệp cơ cấu).

Công thức tính:


W LD
LS LF
LS: Số người chấp nhận công việc
tại mỗi mức lương thực tế.
LF: Lực lượng lao động tại mỗi mức
lương thực tế E
LD: Nhu cầu của các hãng về lao
WE F
động
EF: Thất nghiệp tự nhiên/ tự
nguyện
25-Mar-19 9:38 AM
NE N1
10.1 MỤC TIÊU (tt)
10.1.3 Thất nghiệp
Câu hỏi đặt ra:

 Như thế nào được gọi là người thất nghiệp? Tiêu chí thất
nghiệp về mặt thống kê dân số

 Tại sao thất nghiệp lại là vấn đề quan tâm của các
nhà hoạch định chính sách vĩ mô? Lợi ích và phí tổn của thất nghiệp.

 Có mối quan hệ nào không giữa thất nghiệp và sản


lượng, giữa thất nghiệp và lạm phát? Định luật Okun và đường cong Philips

25-Mar-19 9:38 AM
10.1 MỤC TIÊU (tt)
10.1.4 Thâm hụt
10.1.4.1 Thâm hụt thương mại

Mục tiêu: Cán cân ngoại thương cân bằng tức xuất khẩu
ròng (NX) bằng 0.
Cán cân ngoại thương là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

Xuất khẩu ròng (NX) = Xuất khẩu (X) – Nhập khẩu (M)
• Xuất siêu (Thặng dư): Xuất khẩu > Nhập khẩu
• Nhập siêu (Thâm hụt): Nhập khẩu > Xuất khẩu
Tại sao một quốc gia không nên nhập siêu và cũng không
nên xuất siêu?
25-Mar-19 9:38 AM
10.1.4.2 Thâm hụt ngân sách (B – Budget Deficit)

B=G–T
• G: Chi tiêu của chính phủ
• T: Thuế ròng T = Ti + Td - Tr
• B > 0: Ngân sách thâm hụt
• B < 0: Ngân sách thặng dư
Một trong những mục tiêu của chính phủ các nước là
cân bằng ngân sách chính phủ hay không?
25-Mar-19 9:38 AM
Xét trên góc độ điều hành kinh tế vĩ mô: có
2 mục tiêu cơ bản

Mục tiêu ổn định Mục tiêu tăng trưởng


 Hạn chế chu kỳ kinh  Làm cho tốc độ tăng
doanh, nhằm giảm thiểu của sản lượng đạt được
nguy cơ suy thoái kinh tế mức cao nhất mà nền
và lạm phát cao kinh tế có thể đạt được
 Xét tại từng thời điểm.  Xét theo thời gian
 Dài hạn
 Ngắn hạn

25-Mar-19 9:38 AM
10.2 CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ
VĨ MÔ

1) Chính sách tài khóa: Thay đổi thuế (T) và chi tiêu (G) của
chính phủ
2) Chính sách tiền tệ: Kiểm soát lượng cung ứng tiền thông qua
tác động đến lãi suất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
3) Chính sách thu nhập: Mức độ thấp: chính phủ hướng dẫn việc
định giá và lương. Mức độ cao: kiểm soát giá cả tiền lương.
4) Chính sách đối ngoại: Các chính sách thương mại và chính
sách tỉ giá hối đoái.
25-Mar-19 9:38 AM
TÓM TẮT
Chính sách tài
Sản lượng và khóa
chu kỳ kinh tế

Chính sách thu


Lạm phát CÔNG nhập
Mục
tiêu CỤ
kinh tế QUẢN
Việc làm và thất LÝ VĨ Chính sách tiền
nghiệp vĩ mô
MÔ tệ

Thâm hụt Chính sách kinh


tế đối ngoại

25-Mar-19 9:38 AM
11. TỔNG CẦU THEO GIÁ và TỔNG
CUNG THEO GIÁ
11.1 Tổng cầu theo giá (AD)
11.1.1 Khái niệm
Là giá trị của toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ nội địa
mà các doanh nghiệp, hộ gia đình, chính phủ và người
nước ngoài muốn mua tại mỗi mức giá.
AD = C+I+G+X-M
11.1.2 Hình dạng của đường tổng cầu
 Dốc xuống phản ánh mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa
GDP thực và mức giá chung trong nền kinh tế (CPI – P)
 Khi mức giá chung thay đổi sẽ chỉ dẫn đến sự vận động
dọc theo đường tổng cầu. 25-Mar-19 9:38 AM
P (CPI)

Từ A  B gọi là di chuyển
A
P1
• B
P2 •
AD

Y (GDP)
Y1 Y2

25-Mar-19 9:38 AM
11.1.3 Các nhân tố làm dịch chuyển AD
Thu nhập • Tiêu dùng tăng
dân
chúng↑ • Đầu tư tăng

• DN kỳ vọng lợi Ngoài ra chi


Sự kỳ nhuận ↑ I↑ tiêu hộ gia
P vọng • Dân chúng kỳ vọng đình tăng khi:
thu nhập ↑  C↑
 Tỉ lệ lạm
AD’
phát dự
AD • Tăng G đoán↑
Chính • Giảm thuế  Sự giàu có
GDP
sách của • Tăng Tr của dân
chính phủ • Tăng cung tiền  chúng
i↓ I tăng  Dân số↑
• Tăng xuất khẩu
• Giảm nhập khẩu
Xuất
khẩu ròng • Tỉ giá hối đoái tăng
(nội tệ mất giá)  có
25-Mar-19 9:38 AM
lợi cho X
11.2 TỔNG CUNG THEO GIÁ (AS)

11.2.1 Khái niệm: Là giá trị của toàn bộ lượng hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên phạm vị một
lãnh thổ mà các doanh nghiệp muốn cung ứng tại mỗi
mức giá.
11.2.2 Hình dạng đường tổng cung: Có 2 loại
1) Tổng cung ngắn hạn (SAS): Phản ánh mối quan hệ
giữa tổng cung và giá hàng hóa, DV (giá đầu ra)
trong điều kiện giá các yếu tố đầu vào chưa thay đổi.
2) Tổng cung dài hạn (LAS): Phản ánh mối quan hệ
giữa tổng cung và giá hàng hóa, DV (giá đầu ra)
trong điều kiện giá các yếu tố đầu vào thay đổi cùng
tỉ lệ với giá đầu ra của sản phẩm. 25-Mar-19 9:38 AM
P (CPI) LAS SAS

AD
Y (GDP)
YP

25-Mar-19 9:38 AM
Ngắn hạn lẫn dài hạn Ngắn hạn
 Nguồn nhân lực Giá của các yếu tố đầu vào
 Nguồn vốn
 Trình độ công nghệ
SAS2
 Các loại tài nguyên
SAS1
P LAS1 LAS2 P

180

150 150
GDPr GDPr
30.000 40.000 30.000

11.2.3 Các yếu tố làm dịch chuyển tổng cung


25-Mar-19 9:38 AM
11.3 CÂN BẰNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ
11.3.1 Trạng thái cân bằng
P (CPI)
AS

E
PE •
AD
Y (GDP)
YE

25-Mar-19 9:38 AM
11.3.2 Các trạng thái cân bằng

P (CPI) AS

E3
PE3

E2

PE1 •
E1 •
AD
Y (GDP)
YE1 YP YE3

25-Mar-19 9:38 AM
11.3.2 Các trạng thái cân bằng (TT)
Có 03 trạng thái cân bằng
1) Cân bằng khiếm dụng tại E1. (nền kinh tế bị suy
thoái)
2) Cân bằng toàn dụng tại E2.
3) Cân bằng trên mức toàn dụng tại E3. (nền kinh
tế tăng trưởng nóng)
 MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC QUỐC
GIA LÀ TẠI VỊ TRÍ NÀO TRÊN MÔ HÌNH
TRÊN?

25-Mar-19 9:38 AM

You might also like