You are on page 1of 7

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN


1. Khái niệm về kinh tế học
Vấn đề kinh tế mà các cá nhân cũng như xã hội phải đối mặt là nhu cầu thường
vượt quá khả năng đáp ứng. Khi xét trong mối quan hệ giữa mong muốn, nhu cầu vô
hạn của các thành viên thì nguồn lực của xã hội đều có giới hạn, khan hiếm. Các
nguồn lực này gồm lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và tri thức công nghệ…
Do không thể thỏa mãn được tất cả các nhu cầu buộc chúng ta phải lựu chọn
cách thức sử dụng tốt nhất các nguồn lực khan hiếm. Do vậy có thể định nghĩa:
Kinh tế học là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử
dụng hợp lý nhất các nguồn lực khan hiếm để sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm
thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội.
2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
Kiến thức về kinh tế học được phân chia một cách tương đối thành kinh tế học
vi mô và kinh tế học vĩ mô. Trong đó:
Kinh tế học vi mô: Nghiên cứu, phân tích nền kinh tế ở một cách chi tiết, bộ phận
riêng lẻ, nghiên cứu cách ứng xử của người tiêu dùng và người sản xuất nhằm lý giải
sự hình thành và vận động giá cả từng sản phẩm trong từng loại thị trường.
Kinh tế học vĩ mô: Nghiên cứu, phân tích nền kinh tế một cách tổng thể thông qua
các biến số như tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lượng cung
tiền trong nền kinh tế … trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm ổn định và thúc đẩy
sự tăng trưởng kinh tế.
Như vậy kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô là hai bộ phận cấu thành của
môn kinh tế học. Trong thực tiễn quản lý kinh tế phải kết hợp giải quyết tốt các vấn đề
vi mô và vĩ mô thì mới có một nền kinh tế phát triển ổn định và hướng đến sự bền
vững.
3 Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
Kinh tế học thực chứng: Mô tả và giải thích các hiện tượng kinh tế một cách khách
quan, khoa học. Mục đích của kinh tế học thực chứng là muốn biết lý do vì sao nền
kinh tế hoạt động như vậy.
VD: Sản lượng quốc gia sụt giảm sẽ làm tình trạng thất nghiệp tăng lên.
Kinh tế học chuẩn tắc: đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách giải
quyết các vấn đề kinh tế.
VD: Chính phủ nên giảm thuế để kích cầu nhằm giảm thất nghiệp.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ VĨ MÔ THEN CHỐT
1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là một trong những thước đo quan trọng nhất về
thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia. GDP đo lường tổng sản lượng và tổng
thu nhập quốc gia.
2. Chu kỳ kinh doanh: Mặc dù tăng trưởng kinh tế là hiện tượng phổ biến trong dài
hạn, nhưng sự tăng trưởng này có thể không ổn định qua các năm. Trên thực tế
GDP có thể giảm sút trong một số thời kỳ và những biến động ngắn hạn của GDP
được coi là chu kỳ kinh doanh.
3. Thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp đo lường số người không có việc làm và đang tích
cực so với lực lượng lao động. Sự biến động ngắn hạn của tỷ lệ thất nghiệp liên
quan chặt chẽ với chu kỳ kinh doanh. Trong đó, những thời kỳ sản lượng giảm
thường đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp tăng và ngược lại.
4. Lạm phát: là sự gia tăng liên tục của mức giá chung trong một thời kỳ. Lạm phát
cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua của đồng nội tệ.
5. Cán cân thương mại: xem xét sự cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu của nền
kinh tế. Qua đó nghiên cứu dòng luân chuyển vốn quốc tế.
III. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ 3 VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ
BẢN
1. Đường giới hạn khả năng sản xuất
Bất cứ quốc gia nào đều chỉ có hữu hạn các nguồn lực như lao động, đất đai, tài
nguyên thiên nhiên, trình độ khoa học công nghệ … dẫn đến nền kinh tế không thể sản
xuất nhiều sản phẩm, hàng hóa như nhu cầu, mong muốn của các thành viên. Đó
chính là sự hạn chế về năng lực, khả năng sản xuất của mỗi quốc gia. Như vậy, ta có
thể định nghĩa:
Đường giới hạn khả năng sản xuất là tổng hợp những phối hợp tối đa hóa
số lượng các loại hàng hóa, dịch vụ mà nền kinh tế đạt được khi sử dụng toàn bộ
các nguồn lực của quốc gia.
Đường giới hạn khả năng sản xuất được ký hiệu là PPF ( Production Possibility
Frontier)
Ví dụ: một quốc gia sử dụng toàn bộ nguồn lực để sản xuất hai loại hàng hóa
là: Gạo (nông nghiệp) và Vải (công nghiệp).

Gạo Vải
Phương án
(nghìn kg) (nghìn mét)
A 15 0
B 14 1
C 12 2
D 9 3
E 5 4
F 0 5

Căn cứ vào biểu trên ta xây dựng đường PPF như sau:
Gạo
(nghìn kg)
15 A B
K
C
14

12 D
9

5 E
H

0 1 2 3 4 5 Vaûi
(nghìn m)

Theo thời gian, các nguồn lực sản xuất của mỗi quốc gia có khuynh hướng gia
tăng. Do đó khả năng sản xuất cũng tăng lên và làm cho đường PPF dịch chuyển dần
ra ngoài.
2. Ba vấn đề kinh tế cơ bản
Thực tế do nhu cầu con người là không có giới hạn trong khi khả năng sản xuất
của nền kinh tế có giới hạn. Do đó buộc các quốc gia phải giải quyết hợp lý 3 vấn đề
kinh tế sau:
a. Sản xuất cái gì: Là đưa ra quyết định sẽ sản xuất những loại hàng hóa, dịch vụ
nào nhằm thỏa mãn hiệu quả nhất các nhu cầu xã hội trong điều kiện giới hạn các
nguồn lực hiện có.
b. Sản xuất như thế nào: Là đưa ra quyết định sẽ sản xuất các sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ này như thế nào. Đây là quyết định liên quan đến việc sử dụng nguyên vật
liệu, phương pháp sản xuất, cách thức tổ chức sản xuất sao cho đạt hiệu quả cao
nhất.
c. Sản xuất cho ai: Là đưa ra quyết định những hàng hóa, dịch vụ này được sản xuất
ra cho ai. Ai sẽ được hưởng lợi ích từ việc sản xuất các hàng hóa, dịch vụ này.
3. Ảnh hưởng của mô hình kinh tế đến việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản
i. Mô hình kinh tế thị trường tập trung
Trong mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì 3 vấn đề kinh tế cơ bản đều
do Nhà nước thực hiện. Nhà nước quyết định toàn bộ kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cho
doanh nghiệp.
Ưu điểm: tính thống nhất cao, giải quyết được những nhu cầu xã hội một cách
tập trung.
Nhược điểm: thụ động trong sản xuất, không kích thích phát triển, phân phối
bình quân, kém năng động…
b. Mô hình kinh tế thuần túy
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản thông
qua hoạt động của quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trường. Trong nền kinh tế thị
trường tất cả doanh nghiệp được lợi nhuận dẫn dắt để đề ra các quyết định tối ưu cho
3 vấn đề kinh tế cơ bản.
Ưu điểm: khuyến khích đổi mới, thúc đẩy cạnh tranh, năng động nhạy bén
trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Nhược điểm: không bảo đảm được công bằng xã hội, tạo độc quyền, không giải
quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường…
c. Mô hình kinh tế hỗn hợp
Để tận dụng những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của nền kinh tế thị
trường và kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì hiện nay nhiều quốc gia lựa chọn mô hình
kinh tế hỗn hợp trong đó có cả các yếu tố thị trường và kế hoạch hóa để phát triển nền
kinh tế của mình.
IV. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1. Sản lượng tiềm năng và định luật OKUN
a. Định nghĩa sản lượng tiềm năng
Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng mà nền kinh tế đạt được tương ứng với
tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát vừa phải.
Sản lượng tiềm năng được ký hiệu Yp.
Sản lượng tiềm năng không cố định mà thường có xu hướng tăng lên theo thời
gian khi khả năng sản xuất của nền kinh tế tăng.
b. Định luật OKUN
Thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng tiềm năng (Y p), sản lượng thực tế (Y) với
tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un) và tỷ lệ thất nghiệp thực tế (Ut)
Thứ nhất: Theo cách trình bày của Samuelson và Nordhaus thì khi Y thấp hơn Y p 2%
thì Ut tăng thêm 1% so với Un
Y p −Y 100
U t =U n + x
Yp 2

Thứ hai: Theo cách trình bày của Fischer và Dornbusch thì khi tốc độ tăng của Y tăng
nhanh hơn tốc độ tăng của Yp 2,5% thì U giảm bớt 1% so với thời kỳ trước đó.
Ut= U0 – 0,4(g – p)

Với Ut : Thất nghiệp năm t


U0 : Thất nghiệp năm gốc
g : Tốc độ tăng của Y
p : Tốc độ tăng của Yp
2. Tổng cung
Tổng cung là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp cung
ứng cho nền kinh tế tương ứng với mỗi mức giá chung trong một khoảng thời gian
nhất định và những điều kiện nhất định.
Đường tổng cung ký hiệu là: AS

P Yp
AS

0
Y

3. Tổng cầu
Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các thành phần kinh tế
muốn mua ở mỗi mức giá chung trong một khoảng thời gian nhất định và những điều
kiện nhất định.
Đường tổng cầu ký hiệu là: AD

P
0
Y

4. Sự cân bằng tổng cung – tổng cầu


Nền kinh tế đạt được trạng thái cân bằng khi tổng cung bằng tổng cầu. Tại
điểm cân bằng sẽ xác định mức giá chung cân bằng và sản lượng quốc gia cân bằng

P Yp
AS

E
P1 AD

Y1 Y
0
Khi đường tổng cung hoặc đường tổng cầu dịch chuyển thì điểm cân bằng sẽ
thay đổi do đó làm cho mức giá chung cân bằng và sản lượng quốc gia cân bằng cũng
thay đổi.

5. Tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế


a. Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một
khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ lạm phát hàng năm (If) được tính theo công thức
P t −Pt−1
If= *100%
Pt−1
Với Pt : chỉ số giá năm t
Pt – 1: chỉ số giá năm t – 1
b. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ phần trăm gia tăng hàng năm của sản lượng
quốc gia thực tế hay của sản lượng bình quân đầu người.
Y t −Y t−1
gt = *100%
Y t−1
Với Yt : sản lượng quốc gia thực tế năm t
Yt – 1: sản lượng quốc gia thực tế năm t – 1
Như vậy nếu g> 0 thì nền kinh tế tăng trường và g < 0 thì nền kinh tế suy thoái

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trong một thời kỳ (1- t) được
tính:

ḡ1−t =(

t−1 Yt
Y1
−1 )∗100 %

You might also like