You are on page 1of 60

-1-

-----------------o0o------------------

BÀI GIẢNG KINH TẾ VĨ MÔ

TpHCM - 2015
-2-
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN


1. Khái niệm về kinh tế học
Vấn đề kinh tế mà các cá nhân cũng như xã hội phải đối mặt là nhu cầu thường
vượt quá khả năng đáp ứng. Khi xét trong mối quan hệ giữa mong muốn, nhu cầu vô hạn
của các thành viên thì nguồn lực của xã hội đều có giới hạn, khan hiếm. Các nguồn lực
này gồm lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và tri thức công nghệ…
Do không thể thỏa mãn được tất cả các nhu cầu buộc chúng ta phải lựu chọn cách
thức sử dụng tốt nhất các nguồn lực khan hiếm. Do vậy có thể định nghĩa:
Kinh tế học là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử
dụng hợp lý nhất các nguồn lực khan hiếm để sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm
thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội.
2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
Kiến thức về kinh tế học được phân chia một cách tương đối thành kinh tế học vi
mô và kinh tế học vĩ mô. Trong đó:
Kinh tế học vi mô: Nghiên cứu, phân tích nền kinh tế ở một cách chi tiết, bộ phận riêng
lẻ, nghiên cứu cách ứng xử của người tiêu dùng và người sản xuất nhằm lý giải sự hình
thành và vận động giá cả từng sản phẩm trong từng loại thị trường.
Kinh tế học vĩ mô: Nghiên cứu, phân tích nền kinh tế một cách tổng thể thông qua các
biến số như tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lượng cung tiền
trong nền kinh tế … trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm ổn định và thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế.
Như vậy kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô là hai bộ phận cấu thành của môn
kinh tế học. Trong thực tiễn quản lý kinh tế phải kết hợp giải quyết tốt các vấn đề vi mô
và vĩ mô thì mới có một nền kinh tế phát triển ổn định và hướng đến sự bền vững.
3 Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
Kinh tế học thực chứng: Mô tả và giải thích các hiện tượng kinh tế một cách khách
quan, khoa học. Mục đích của kinh tế học thực chứng là muốn biết lý do vì sao nền kinh
tế hoạt động như vậy.
VD: Sản lượng quốc gia sụt giảm sẽ làm tình trạng thất nghiệp tăng lên.
Kinh tế học chuẩn tắc: đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách giải
quyết các vấn đề kinh tế.
VD: Chính phủ nên giảm thuế để kích cầu nhằm giảm thất nghiệp.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ VĨ MÔ THEN CHỐT
1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là một trong những thước đo quan trọng nhất về
thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia. GDP đo lường tổng sản lượng và tổng thu
nhập quốc gia.
-3-
2. Chu kỳ kinh doanh: Mặc dù tăng trưởng kinh tế là hiện tượng phổ biến trong dài
hạn, nhưng sự tăng trưởng này có thể không ổn định qua các năm. Trên thực tế GDP
có thể giảm sút trong một số thời kỳ và những biến động ngắn hạn của GDP được coi
là chu kỳ kinh doanh.

3. Thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp đo lường số người không có việc làm và đang tích
cực so với lực lượng lao động. Sự biến động ngắn hạn của tỷ lệ thất nghiệp liên quan
chặt chẽ với chu kỳ kinh doanh. Trong đó, những thời kỳ sản lượng giảm thường đi
kèm với tỷ lệ thất nghiệp tăng và ngược lại.

4. Lạm phát: là sự gia tăng liên tục của mức giá chung trong một thời kỳ. Lạm phát
cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua của đồng nội tệ.

5. Cán cân thương mại: xem xét sự cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu của nền
kinh tế. Qua đó nghiên cứu dòng luân chuyển vốn quốc tế.

III. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ 3 VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ
BẢN
1. Đường giới hạn khả năng sản xuất
Bất cứ quốc gia nào đều chỉ có hữu hạn các nguồn lực như lao động, đất đai, tài
nguyên thiên nhiên, trình độ khoa học công nghệ … dẫn đến nền kinh tế không thể sản
xuất nhiều sản phẩm, hàng hóa như nhu cầu, mong muốn của các thành viên. Đó chính là
sự hạn chế về năng lực, khả năng sản xuất của mỗi quốc gia. Như vậy, ta có thể định
nghĩa:
Đường giới hạn khả năng sản xuất là tổng hợp những phối hợp tối đa hóa số
lượng các loại hàng hóa, dịch vụ mà nền kinh tế đạt được khi sử dụng toàn bộ các
nguồn lực của quốc gia.
Đường giới hạn khả năng sản xuất được ký hiệu là PPF ( Production Possibility
Frontier)
Ví dụ: một quốc gia sử dụng toàn bộ nguồn lực để sản xuất hai loại hàng hóa là:
Gạo (nông nghiệp) và Vải (công nghiệp).

Gạo Vải
Phương án
(nghìn kg) (nghìn mét)
A 15 0
B 14 1
C 12 2
D 9 3
E 5 4
F 0 5
-4-
Căn cứ vào biểu trên ta xây dựng đường PPF như sau:
Gạo
(nghìn kg)
15 A B
K
14 C
12

9 D
5

E
H

0 1 2 3 4 5 Vaûi
(nghìn m)

Theo thời gian, các nguồn lực sản xuất của mỗi quốc gia có khuynh hướng gia
tăng. Do đó khả năng sản xuất cũng tăng lên và làm cho đường PPF dịch chuyển dần ra
ngoài.
2. Ba vấn đề kinh tế cơ bản
Thực tế do nhu cầu con người là không có giới hạn trong khi khả năng sản xuất
của nền kinh tế có giới hạn. Do đó buộc các quốc gia phải giải quyết hợp lý 3 vấn đề
kinh tế sau:
a. Sản xuất cái gì: Là đưa ra quyết định sẽ sản xuất những loại hàng hóa, dịch vụ nào
nhằm thỏa mãn hiệu quả nhất các nhu cầu xã hội trong điều kiện giới hạn các nguồn
lực hiện có.
b. Sản xuất như thế nào: Là đưa ra quyết định sẽ sản xuất các sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ này như thế nào. Đây là quyết định liên quan đến việc sử dụng nguyên vật
liệu, phương pháp sản xuất, cách thức tổ chức sản xuất sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
c. Sản xuất cho ai: Là đưa ra quyết định những hàng hóa, dịch vụ này được sản xuất ra
cho ai. Ai sẽ được hưởng lợi ích từ việc sản xuất các hàng hóa, dịch vụ này.
3. Ảnh hưởng của mô hình kinh tế đến việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản
i. Mô hình kinh tế thị trường thuần túy
Trong mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì 3 vấn đề kinh tế cơ bản đều do
Nhà nước thực hiện. Nhà nước quyết định toàn bộ kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cho doanh
nghiệp.
Ưu điểm: tính thống nhất cao, giải quyết được những nhu cầu xã hội một cách tập
trung.
Nhược điểm: thụ động trong sản xuất, không kích thích phát triển, phân phối bình
quân, kém năng động…
-5-
b. Mô hình kinh tế tập trung
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản thông qua
hoạt động của quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường
tất cả doanh nghiệp được lợi nhuận dẫn dắt để đề ra các quyết định tối ưu cho 3 vấn đề
kinh tế cơ bản.

Ưu điểm: khuyến khích đổi mới, thúc đẩy cạnh tranh, năng động nhạy bén trong
việc đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Nhược điểm: không bảo đảm được công bằng xã hội, tạo độc quyền, không giải
quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường…
c. Mô hình kinh tế hỗn hợp
Để tận dụng những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của nền kinh tế thị
trường và kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì hiện nay nhiều quốc gia lựa chọn mô hình
kinh tế hỗn hợp trong đó có cả các yếu tố thị trường và kế hoạch hóa để phát triển nền
kinh tế của mình.
IV. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1. Sản lượng tiềm năng và định luật OKUN
a. Định nghĩa sản lượng tiềm năng
Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng mà nền kinh tế đạt được tương ứng với tỷ
lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát vừa phải.
Sản lượng tiềm năng được ký hiệu Yp.
Sản lượng tiềm năng không cố định mà thường có xu hướng tăng lên theo thời
gian khi khả năng sản xuất của nền kinh tế tăng.
b. Định luật OKUN
Thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng tiềm năng (Y p), sản lượng thực tế (Y) với tỷ
lệ thất nghiệp tự nhiên (Un) và tỷ lệ thất nghiệp thực tế (Ut)
Thứ nhất: Theo cách trình bày của Samuelson và Nordhaus thì khi Y thấp hơn Y p 2% thì
Ut tăng thêm 1% so với Un

Thứ hai: Theo cách trình bày của Fischer và Dornbusch thì khi tốc độ tăng của Y tăng
nhanh hơn tốc độ tăng của Yp 2,5% thì U giảm bớt 1% so với thời kỳ trước đó.
Ut= U0 – 0,4(g – p)

Với Ut : Thất nghiệp năm t


U0 : Thất nghiệp năm gốc
g : Tốc độ tăng của Y
p : Tốc độ tăng của Yp
2. Tổng cung
-6-
Tổng cung là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp cung ứng
cho nền kinh tế tương ứng với mỗi mức giá chung trong một khoảng thời gian nhất định
và những điều kiện nhất định.
Đường tổng cung ký hiệu là: AS

P Yp
AS

0
Y

3. Tổng cầu
Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các thành phần kinh tế muốn
mua ở mỗi mức giá chung trong một khoảng thời gian nhất định và những điều kiện nhất
định.
Đường tổng cầu ký hiệu là: AD

AD

0
Y

4. Sự cân bằng tổng cung – tổng cầu


-7-
Nền kinh tế đạt được trạng thái cân bằng khi tổng cung bằng tổng cầu. Tại điểm
cân bằng sẽ xác định mức giá chung cân bằng và sản lượng quốc gia cân bằng

P Yp
AS

E
P1 AD

Y1 Y
0

Khi đường tổng cung hoặc đường tổng cầu dịch chuyển thì điểm cân bằng sẽ thay
đổi do đó làm cho mức giá chung cân bằng và sản lượng quốc gia cân bằng cũng thay
đổi.

5. Tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế


a. Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng
thời gian nhất định. Tỷ lệ lạm phát hàng năm (If) được tính theo công thức

Với Pt : chỉ số giá năm t


Pt – 1: chỉ số giá năm t – 1
b. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ phần trăm gia tăng hàng năm của sản lượng
quốc gia thực tế hay của sản lượng bình quân đầu người.

Với Yt : sản lượng quốc gia thực tế năm t


Yt – 1: sản lượng quốc gia thực tế năm t – 1
Như vậy nếu g> 0 thì nền kinh tế tăng trường và g < 0 thì nền kinh tế suy thoái

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trong một thời kỳ (1- t) được
tính:
-8-
CHƯƠNG II
ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA

I. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ SẢN XUẤT


Theo phái trọng nông, sản xuất là tạo ra sản lượng cho xã hội, như vậy chỉ có
ngành nông nghiệp được xem là ngành sản xuất.
Theo phái cổ điển, hoạt động sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất hữu
hình thuộc các ngành công, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng.
Đến đầu thế kỷ 20, quan điểm của trường phái cổ điển được mở rộng. Theo đó,
ngoài các sản phẩm hữu hình còn có thêm các sản phẩm vô hình của một số ngành như
thương nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện phục vụ sản xuất
Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều tính sản lượng quốc gia theo hệ thống tài
khoản quốc gia (SNA- System of National Accounts) với quan điểm sản xuất là tạo ra
các hàng hoá, dịch vụ có ích cho xã hội.
Các chỉ tiêu trong SNA được phân thành 2 nhóm:
- Theo lãnh thổ gồm có: GDP, NDP ( còn gọi là chỉ tiêu quốc nội).
- Theo quyền sở hữu gồm có: GNP, NNP, NI, PI, DI (còn gọi là chỉ tiêu quốc gia).
Giá cả sử dụng trong SNA được quy định:
- Giá thị trường: gọi là chỉ tiêu theo giá thị trường
- Chi phí yếu tố: gọi là chỉ tiêu theo chi phí yếu tố
- Giá hiện hành: gọi là chỉ tiêu danh nghĩa
- Giá cố định: gọi là chỉ tiêu thực tế
Lưu ý: chỉ sử dụng chỉ tiêu thực tế để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế
Chỉ tiêu danh nghĩa năm t
Chỉ tiêu thực tế năm t = *100
Chỉ số giá năm t

II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN


1. Khấu hao (De – Depreciation): là khoản tiền dùng để bù đắp sự hao mòn hữu hình
của tài sản cố định. Theo quy định hiện hành của Việt Nam thì TSCĐ là những tài sản có
giá trị từ 10 triệu trở lên và thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
Ví dụ: một máy dệt trị giá 10 triệu, thời gian sử dụng là 10 năm như vậy mỗi năm
giá trị máy bị hao mòn hết 1 triệu, đó là sự hao mòn hữu hình. Khi mua máy dệt vào sản
xuất, ta phải trích từ doanh thu bán hàng mỗi năm 1 triệu đồng để đến hết năm thứ 10 có
thể mua máy dệt mới thay thế máy cũ đã hao mòn hết nhằm ổn định hoạt động sản xuất.

2. Đầu tư của doanh nghiệp (I-Investment): là lượng tiền mà doanh nghiệp dùng để
chi tiêu mua sắm các loại tư liệu lao động mới như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho bãi
… Số tiền này còn được gọi là tiền mua hàng tư bản mới.
Đầu tư ròng (In): là đầu tư mở rộng, tăng quy mô sản xuất, tăng khả năng sản
xuất của nền kinh tế. Hàng tồn kho cũng được xem là đầu tư ròng.
I = De + In
3. Tiêu dùng hộ gia đình và tiết kiệm của hộ gia đình
-9-
 Tiêu dùng hộ gia đình (C- Consumption): là lượng tiền mà hộ gia đình dùng để
mua hàng tiêu dùng, dịch vụ như quần áo, thực phẩm, sách báo, thuốc chữa bệnh…
 Tiết kiệm hộ gia đình (S-Saving): là phần tiền còn lại sau khi tiêu dùng. Tiết kiệm
có thể tồn tại dưới nhiều dạng như tích trữ, gửi ngân hàng, đầu tư chứng khoán…
4. Thuế (Tx-Taxes): Là nguồn thu quan trọng nhất của Chính phủ dùng để đáp ứng nhu
cầu chi tiêu công. Xét theo tính chất, thuế được chia thành thuế trực thu và thuế gián thu.
- Thuế trực thu (Td-Direct Taxes): là những loại thuế thu trực tiếp trên thu nhập của
người chịu thuế. Ví dụ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài…
- Thuế gián thu (Ti-Indirect Taxes): là những loại thuế gián tiếp thu gián tiếp trên thu
nhập của người chịu thuế. Ví dụ thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt..
5. Chi tiêu của Chính phủ (G-Government): bao gồm hai khoản lớn là chi tiêu mua
hành hóa, dịch vụ và chi chuyển nhượng.
Chi chuyển nhượng (Tr-Transfer Payments): là các khoản chi tiêu của Chính phủ
nhằm tăng thu nhập cho hộ gia đình và doanh nghiệp một cách miễn phi như lương hưu,
trợ cấp thất nghiệp…
6. Tiền lương (W), tiền thuê (R), tiền lãi (i), lợi nhuận (Pr)
- Tiền lương (W-Wages): là số thu nhập nhận được từ việc cung cấp sức lao động.
- Tiền thuê (R-Rental) là khoản thu nhập có được do cho thuê đất đai, nhà cửu và các
loại tài sản khác.
- Tiền lãi (i-interest) là thu nhập của người cho vay, được tính theo một mức lãi suất
nhất định so với lượng vốn vay.
- Lợi nhuận (Pr- Profit) là khoản thu nhập còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi tất cả chi
phí sản xuất.
7. Xuất khẩu (X) và Nhập khẩu (M)
- Xuất khẩu (X-Export): là chi tiêu của người nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ sản
xuất ở trong nước.
- Nhập khẩu (M-Import): là chi tiêu của người trong nước mua hàng hóa, dịch vụ sản
xuất ở nước ngoài.
Xuất khẩu ròng (NX) được tính bằng cách lấy giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập
khẩu.
NX = X – M
8. Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng
- Sản phẩm trung gian: là những loại sản phẩm được dùng làm đầu vào để phục vụ
việc sản xuất ra sản phẩm khác và giá trị của nó được chuyển hết vào giá trị sản phẩm
mới.
- Sản phẩm cuối cùng: là những sản phẩm dùng để đáp ứng nhu cầu sử dụng cuối cùng
của nền kinh tế, đó là nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu.
III. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI
1. Định nghĩa
-10-
Tổng sản phẩm quốc nội là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng được
sản xuất ra trên lãnh thổ của một nước, tính trong khoảng thời gian nhất định.
Tổng sản phẩm quốc nội được ký hiệu là: GDP-Gross Domestic Production
Lưu ý:
- GDP thể hiện mức sản xuất do các doanh nghiệp đóng trên lãnh thổ một nước tạo ra.
- GDP chỉ bao gồm giá trị sản phẩm cuối cùng chứ không bao gồm sản phẩm trung
gian.
- GDP năm nay không bao gồm hàng hóa được sản xuất ở năm trước.
2. Phương pháp tính GDP
a. Phương pháp sản xuất: theo phương pháp này GDP được tính bằng cách cộng giá
trị tăng thêm (Value Added) của các doanh nghiệp.
GDP = ∑VA
Trong đó VA = Giá trị sản lượng – Giá trị sản phẩm trung gian
b. Phương pháp chi tiêu: theo phương pháp này GDP dược tính theo các luồng tiền
dùng để mua hàng hóa, dịch vụ được các doanh nghiệp trong lãnh thổ một nước sản
xuất ra (không tính tiền mua sản phẩm trung gian).
GDP = C + I + G + X – M
c. Phương pháp thu nhập: theo phương pháp này thì GDP được tính bằng cách cộng
tất cả các thu nhập tăng thêm trong lãnh thổ một nước.
GDP = R + W + i + Pr + Ti + De
IV. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KHÁC
1. Tổng sản phẩm quốc dân
Tổng sản phẩm quốc dân là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản
phẩm cuối cùng do công dân một nước sản xuất ra trong một thời gian nhất định, thường
là một năm.
Tổng sản phẩm quốc dân được ký hiệu là: GNP- Gross National Production.
GNP = GDP + NIA
Trong đó: - NIA là thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài
NIA = Thu nhập yếu tố chuyển vào - Thu nhập yếu tố chuyển ra
Như vậy, ta tính GNP bằng cách lấy giá trị GDP cộng thêm khoản thu nhập mà
người dân trong nước kiếm được ở nước ngoài và trừ đi khoản thu nhập mà người nước
ngoài kiếm được ở trong nước.
Thông thường tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì NFFI thường
mang dấu âm nên giá trị GNP < giá trị GDP.
2. Một số chỉ tiêu khác
 Sản phẩm quốc nội ròng (NDP)
NDP = GDP – De
 Sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
NNP = GNP – De
 Thu nhập quốc dân (NI)
NI = NNP – Ti
-11-
 Thu nhập cá nhân (PI)
PI = NI - Pr (nộp + không chia) + Tr
 Thu nhập khả dụng (DI)
DI = PI – Tcá nhân
-12-
CHƯƠNG 2
Tình huống 1:
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, tính đến nay, Đồng Nai đã
thu hút được 463 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đạt 46,3% so với kế
hoạch và tăng 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, trong hai tháng đầu năm nay,
Đồng Nai là một trong những địa phương dẫn đầu về thu hút nguồn vốn FDI của cả
nước.
Trong những dự án vừa thu hút, có 14 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với
tổng vốn đăng ký 169 triệu USD và 17 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm 298,8
triệu USD. Đài Loan (Trung Quốc) dẫn đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu
tư vào Đồng Nai trong hai tháng với bốn dự án có tổng vốn đăng ký 125 triệu USD. Có
năm dự án quy mô vốn trên 10 triệu USD; trong đó dự án nhà máy sản xuất của Công ty
trách nhiệm hữu hạn Promax Textile có vốn đăng ký 55 triệu USD; dự án của Công ty
trách nhiệm hữu hạn Great Kingdom vào khu công nghiệp Giang Điền có vốn đầu tư 50
triệu USD... Theo Ban quản lý khu công nghiệp Đồng Nai, nguyên nhân thu hút nguồn
vốn FDI tiếp tục tăng là do các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự
do và đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều tập đoàn FDI
lớn trên thế giới đã đến đầu tư ở các khu công nghiệp tại Đồng Nai nhằm liên kết, đầu tư
xây dựng nhà xưởng sản xuất nguyên liệu, hàng hóa để cung ứng cho thị trường trong
nước và xuất khẩu.

Một số tập đoàn FDI lớn không ngừng mở rộng sản xuất và xuất khẩu như Hyosung,
Changshin, Taekwang Vina, Amata, CP, Fujitsu, Formosa, VPIC, Kenda, Pouchen... Gần
đây, khi các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan... mở rộng sản
xuất tại Việt Nam thì làn sóng các doanh nghiệp FDI đầu tư mới vào Đồng Nai cũng tăng
cao và đa số có công nghệ hiện đại./. (Theo: vneconomy.com.vn)

a. Theo bạn thì giá trị sản lượng do Công ty trách nhiệm hữu hạn Promax Textile và cty
TNHH Great Kingdom sẽ được tính vào GDP của Trung Quốc; Đài Loan hay Việt Nam?
Vì sao.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...............
...............................................................................................................................................

b. Lợi nhuận do các nhà máy của Nhật Bản tại Việt Nam sẽ được tính vào GNP của Nhật
Bản hay Việt Nam? Vì sao.
-13-
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...............
...............................................................................................................................................

c. Điểm khác nhau cơ bản giữa GDP và GNP là gì theo bạn. Chính Phủ và các nhà đầu tư
nước ngoài (FDI) họ thường quan tâm tới chỉ tiêu nào theo bạn? người dân họ thường
quan tâm tới chỉ số nào? Tại sao.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...............
...............................................................................................................................................

d. Theo bạn vì sao các nước đang phát triển như Việt Nam thì GDP thường lớn hơn GNP
còn Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore thì ngược lại.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...............
...............................................................................................................................................

e. Vì sao vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng nhanh trong những
năm gần đây? Theo bạn vốn FDI có giúp gì cho GDP của Việt Nam không? Tại sao

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...............
...............................................................................................................................................
-14-
Tình huống 2:

Sáng 26/12/2015, Tổng cục Thống kê đã công bố tổng sản phẩm trong nước
(GDP) năm 2015 ước tăng 6,68% so với năm 2014.  Như vậy, tăng trưởng GDP năm nay
đã vượt mục tiêu 6,2% đề ra từ đầu năm và đạt cao nhất trong 5 năm qua (năm 2011 tăng
6,25%, năm 2012 tăng 5,25%, năm 2013 tăng 5,42%, năm 2014 tăng 5,98%). Từ mức
tăng trưởng trên, Tổng cục Thống kê nhìn nhận “nền kinh tế đã phục hồi rõ nét”. Cũng
theo Tổng cục Thống kê, quy mô nền kinh tế năm nay “theo giá hiện hành đạt 4.192,9
nghìn tỷ đồng”; GDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 45,7 triệu đồng/người,
tương đương 2.109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014. “Xét về góc độ sử dụng GDP,
tiêu dùng cuối cùng tăng 9,12% so với năm trước, tích luỹ tài sản tăng 9,04%, chênh lệch
xuất - nhập khẩu hàng hoá dịch vụ làm giảm 8,62% của mức tăng trưởng chung. Về thu
ngân sách Nhà nước, tính từ đầu năm đến 15/12/2015 ước đạt 884,8 nghìn tỷ đồng, bằng
97,1% dự toán, trong đó thu nội địa đạt 657 nghìn tỷ, thu từ dầu thô 62,4 nghìn tỷ, thu
cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 160 nghìn tỷ. Tổng chi ngân sách Nhà
nước ước đạt 1.064,5 nghìn tỷ đồng, bằng 92,8% dự toán, trong đó chi cho đầu tư phát
triển 162 nghìn tỷ đồng; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh,
quản lý hành chính đạt 745 nghìn tỷ đồng; chi trả nợ và viện trợ 148,3 nghìn tỷ. Báo cáo
của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, tính đến 15/12/2015, cả nước có 2.013 dự án FDI
được cấp phép mới và 814 dự án tăng thêm vốn với tổng số vốn đạt 22,76 tỷ USD. Trong
đó, vốn FDI thực hiện năm nay đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2014. (Theo:
tuoitreonline.com.vn)

a. Theo bạn thì GDP của Việt Nam năm 2015 là bao nhiêu? Năm 2014 là bao nhiêu? Từ
GDP của VN muốn tình GNP thì cần thêm dữ liệu gì?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………...................
...............................................................................................................................................

b. Giá trị này là GDP danh nghĩa hay thực tế của Việt Nam năm 2015? Tại sao.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

c. Muốn biết GDP thực tế của năm 2015 bạn cần biết điều gì? Hãy thu nhập và tính GDP
thực tế của Việt Nam năm 2015.
-15-
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...............
...............................................................................................................................................

d. Các Dự án FID đầu tư vào Việt Nam thì giá trị tạo ra sẽ được tính vào GDP và GNP
như thế nào?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..

e. Tại sao khi tính GDP người ta chỉ tính giá trị sản lượng cuối cùng mà không tính giá
trị sản phẩm trung gian?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

Bài tập 1:

Trong quý I năm 2015, nhà máy sản xuất mua mía từ các hộ nông dân trồng mía với trị
giá 152 tỷ đồng. Sau khi tinh tế thành nguyên vật liệu sản xuất đường bán cho công ty
mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) với giá trị 335 tỷ. Lam Sơn dùng nguyên vật liệu đó
sản xuất đường và bán ra thị trường với giá trị 353 tỷ đồng.

a. Hỏi rằng hoạt động trên làm gia thăng thêm GDP của Việt Nam trong quý I năm 2015
là bao nhiêu.

b. Trong hoạt động trên đâu là sản phẩm trung gian? Tại sao sản phẩm trung gian không
được tính vào GDP.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...............
................................................................................................................................
-16-
Bài tập 2:
Trong năm 2014, các chỉ tiêu thống kê theo lãnh thổ một nước như sau : (ĐVT : Tỷ USD)
Tổng đầu tư: 200 Tiền thuê đất: 90
Tiền lương: 220 Lợi nhuận: 185
Tiền trả lãi vay: 100 Thu nhập yếu tố chuyển vào : 55
Thuế gián thu: 100 Đầu tư ròng : 100
Thu nhập yếu tố chuyển ra : 120 Chi tiêu của Chính phủ: 400
Tiêu dùng hộ gia đình: 300 Xuất khẩu: 145
Nhập khẩu: 250 Chỉ số giá năm 2014 là : 150%

Yêu cầu
a. Viết công thức tính GDP bằng phương pháp chi tiêu và phương pháp thu nhập. Tính
GDP danh nghĩa
b. Tính GNP danh nghĩa theo giá thị trường và GNP thực.
c. Biết GDPdanh nghĩa năm 2013 là 750 và chỉ số giá năm 2013 là 120%. Tính tốc độ
tăng trưởng kinh tế của năm 2014 và đưa ra nhận xét.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...............
...............................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...............
...............................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...............
...............................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...............
..............................................................................................................................................
-17-
CHƯƠNG III
LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG QUỐC GIA

I. CÁC LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG


1. Mô hình cổ điển
Theo các nhà kinh tế học cổ điển trong điều kiện tự do cạnh tranh thì giá cả và
tiền lương hoàn toàn linh hoạt. Do đó, sự biến động là nhanh chóng để lập lại sự cân
bằng giữa tổng cung và tổng cầu.
Theo mô hình cổ điển thì đường tổng cung hoàn toàn thẳng đứng. Như vậy sự
biến động của tổng cầu chỉ tác động làm mức giá chung tăng lên hoặc giảm xuống chứ
hoàn toàn không làm thay đổi sản lượng cân bằng quốc gia.

P
AS

AD1

AD2

0
Y
Từ lý thuyết này các nhà kinh tế cổ điển chủ trương
Yp để cho thị trường tự do cạnh
tranh, thị trường tự điều chỉnh. Theo đó để thị trường hoạt động hiệu quả thì họ đề nghị
Chính phủ không nên can thiệp vào kinh tế.
Tuy nhiên, mô hình cổ điển đã không giải thích được tình trạng thất nghiệp tăng
cao khi kinh tế suy thoái và hiện tượng sụt giảm sản lượng do giá cả và tiền lương chậm
thay đổi.
2. Mô hình của Keynes
Theo mô hình Keyness thì giá cả và tiền lương không linh hoạt. Nguyên nhân do
tiền lương được quy định theo hợp đồng dài hạn và giá cả một số mặt hàng do Chính phủ
quy định, do các doanh nghiệp độc quyền quyết định ...
Theo mô hình Keynes thì đường tổng cung hoàn toàn nằm ngang. Sản lượng cân
bằng có thể được xác định ở dưới mức sản lượng tiềm năng khi tổng cầu sụt giảm.
-18-
P
AS
AD2 AD1

0
Y
Theo mô hình này thì khi sản lượng sụt giảm thìYp thất nghiệp có thể xảy ra, thậm
chí kéo dài một thời gian. Như vậy vai trò Chính phủ là rất quan trọng trong việc kích
thích tổng cầu thông qua các chính sách kinh tế. Từ đó tác động là tăng sản lượng cân
bằng quốc gia và giảm tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế.
Tuy nhiên mô hình Keynes vẫn chưa giải thích được tình trạng kinh tế vừa suy
thoái vừa có lạm phát cao.

II. PHÂN TÍCH TỔNG CẦU

Tổng cầu của nền kinh tế mở được mô tả bằng đẳng thức sau
AD = C + I +G + X - M
Nghiên cứu tổng cầu trước hết bắt đầu bằng việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành
của tổng cầu
1. Thu nhập khả dụng (Yd)
Thu nhập khả dụng là thu nhập cuối cùng mà các hộ gia đình có toàn quyền sử
dụng.
Yd = Y – De – Ti - Pr (nộp + không chia) – Td + Tr
Ta giả định một nền kinh tế giản đơn (không có Chính phủ và xuất nhập khẩu) thì
Yd = Y
Khi có một lượng thu nhập khả dụng thì các hộ gia đình sẽ dùng vào hai việc là
tiêu dùng và tiết kiệm. Nghĩa là:
Yd = C + S
Yd = C + S
2. Hàm số tiêu dùng và hàm số tiết kiệm
a. Hàm số tiêu dùng
Hàm số tiêu dùng phản ánh sự phụ thuộc của lượng tiêu dùng dự kiến vào mức
thu nhập khả dụng của hộ gia đình.
Hàm số tiêu dùng:
C = C 0 + C m . Yd
Trong đó
- C0: Tiêu dùng tối thiểu (tiêu dùng tự định)
- Cm (MPC): Tiêu dùng cận biên
-19-
Cm: Tiêu dùng cận biên cho biết khi Y d tăng thêm 1 đơn vị thì C sẽ tăng C m đơn vị
và ngược lại.
Cm được tính bằng công thức:

b. Hàm số tiết kiệm


Hàm số tiết kiệm phản ánh sự phụ thuộc của lượng tiết kiệm dự kiến vào mức thu
nhập khả dụng của hộ gia đình. E
S = Yd – C
Suy ra S= - C0 + (1 – Cm).Yd
Ta đặt Sm = (1- Cm) và S0 = - C0
Thì hàm số tiết kiệm được viết như sau:
S= S0 +Sm.Yd
Trong đó 0
- S0: Tiết kiệm tối thiểu (tiết kiệm tự định)
- Sm (MPS): Tiết kiệm cận biên Yd
Sm: Tiết kiệm cận biên cho biết khi Y d tăng thêm 1 đơn vị thì S sẽ tăng S m đơn vị
và ngược lại.
Sm được tính bằng công thức:

c. Đồ thị hàm số tiêu dùng và hàm số tiết kiệm


Dạng hàm C và S xuất phát từ một quy luật mà Keynes đã phát hiện ra và đặt tên
là “ Quy luật tâm lý cơ bản của người tiêu dùng”. Nội dung quy luật nói rằng:
Khi thu nhập khả dụng tăng lên thì tiêu dùng và tiết kiệm đều tăng, nhưng tiêu
dùng tăng chậm hơn thu nhập khả dụng, còn tiết kiệm tăng nhanh
-20-

C0

S0

Trong đó: E là điểm trung hòa. Tại điểm E thì C = Yd nên S = 0

3. Hàm số đầu tư
Hàm số đầu tư phản ánh sự phụ thuộc của lượng đầu tư dự kiến vào mức sản
lượng quốc gia.
I = I0 + Im.Y
Trong đó
I0 : Đầu tư tối thiểu (đầu tư tự định)
Im (MPI): đầu tư cận biên

Lưu ý:
- Đầu tư: ảnh hưởng đến tổng cầu trong ngắn hạn và ảnh hưởng đến tổng cung trong
dài hạn.
- Đầu tư: chịu ảnh hưởng của một số nhân tố như thuế, lãi suất, sản lượng quốc gia…
4. Chi tiêu của Chính phủ và Xuất nhập khẩu
a. Chi tiêu của chính phủ
Trong chương trình kinh tế vĩ mô căn bản, chỉ sử dụng hàm số G dưới dạng
G = G0
Nghĩa là chi tiêu của Chính phủ là một hằng số
b. Xuất khẩu và nhập khẩu
- Xuất khẩu: do phục thuộc vào nhu cầu của nước ngoài nên ta coi như một hằng số bất
biến.
X = X0
- Nhập khẩu: là lượng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài và được tiêu thụ
trong nước.
M = M0 + Mm.Y
Trong đó
M0 : Nhập khẩu tối thiểu (nhập khẩu tự định)
Mm (MPM): Nhập khẩu cận biên
-21-
III. MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH ĐIỂM CÂN BẰNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
1. Mô hình xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia trong nền kinh tế giản đơn.
Ta xét nền kinh tế giản đơn gồm hai khu vực là hộ gia đình và doanh nghiệp. Như
vậy:
Tổng cung AS = Y
Tổng cầu: AD = C + I
Điểm cân bằng của nền kinh tế xác định khi
AS = AD
hay Y= C + I

C 0 + I0
Y0 =
1 – C m - Im
trong đó 1
k=
1 – Cm - Im

k: được gọi là số nhân. Số nhân phản ánh mức sản lượng thay đổi khi tổng cầu tự
định thay đổi 1 đơn vị.
k =  Y /  AD0

2. Mô hình xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia trong nền kinh tế mở.
a. Ảnh hưởng của thuế đến tiêu dùng
Ta có tổng sản lượng bằng tổng thu nhập ký hiệu là Y. Thu nhập khả dụng đơn
giản là tổng thu nhập trừ đi thuế ròng.
Yd = Y - T
ta có định dạng cho hàm thu thuế ròng
T = T0 + Tm.Y
trong đó (T0 = Tx0 – Tr0)
Như vậy sau khi có thuế ròng thì tiêu dùng thay đổi như sau
C = C0 + Cm.Yd = C0 + Cm (Y – T) = (C0 – Cm. T0) + Cm(1 – Tm) Y

b. Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở

Ta xét nền kinh tế mở gồm hộ gia đình, doanh nghiệp, Chính phủ và xuất nhập
khẩu. Như vậy:
Tổng cung AS = Y
Tổng cầu: AD = C + I + G + X - M
Điểm cân bằng của nền kinh tế xác định khi
AS = AD
hay Y= C + I + G + X – M
Với các hàm số được giả định như trên thì
C0 – CmT0 + I0 + G0+ X0 –M0
Y0 =
-22-
1 – C m(1-Tm) - Im + Mm

trong đó 1
k=
1 – C m(1-Tm) - Im +Mm AD= C+I+G+X-M

k: được gọi là số nhân trong nền kinh tế mở. Số nhân phản ánh mức sản lượng
thay đổi khi tổng cầu tự định thay đổi 1 đơn vị.
k =  Y /  AD0
c. Đồ thị sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở

AS
C, I, G, X, M

0
E
Y

Ycb Yp

IV. CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ


1. Công cụ của chính sách tài khoá
Chính phủ dùng chính sách tài khoá để điều tiết nền kinh tế phát triển theo ý chí
của mình. Chính phủ thực hiện chính sách tài khoá bằng hai công cụ:
- Thuế
- Chi ngân sách
2. Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện chính sách tài khoá
a. Mục tiêu của chính sách tài khoá
- Giảm sự giao động của chu kỳ kinh doanh
- Duy trì nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng
b. Nguyên tắc thực hiện
- Khi nền kinh tế suy thoái (Y< Yp): áp dụng chính sách tài khoá mở rộng giảm thuế và
tăng chi tiêu.
- Khi nền kinh tế lạm phát (Y> Yp): áp dụng chính sách tài khoá thu hẹp tăng thuế và
giảm chi tiêu.
V. CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG
1. Chính sách gia tăng xuất khẩu
 Mục tiêu: làm tăng sản lượng quốc gia và cải thiện cán cân thương mại.
-23-
 Biện pháp thực hiện : miễn, giảm thuế xuất khẩu và trợ giá hàng xuất khẩu
2. Chính sách hạn chế nhập khẩu
 Mục tiêu: tăng sản lượng quốc gia, tạo việc làm, giảm nhập siêu
 Biện pháp thực hiện: tăng thuế nhập khẩu, áp dụng hạn ngạch nhập khẩu

CHƯƠNG 3
Tình huống 1: Việt Nam có nên có gói kích thích tổng cầu trong bối cảnh hiện nay?

Trong thời gian qua đã có một số ý kiến của các chuyên gia, cơ quan chuyên môn
đề xuất tiếp tục đẩy mạnh chính sách quản lý tổng cầu, cụ thể là phải có các giải pháp để
tăng tổng cầu. Trong đó đặc biệt là Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (UBGSTCQG)
liên tục cho rằng hiện nay các doanh nghiệp rất khó khăn, tồn kho nhiều do tổng cầu đầu
tư và tiêu dùng thấp. Muốn vậy phải sưởi ấm tổng cầu của nền kinh tế. Theo đánh giá
của cơ quan này, tổng cầu thấp đối với cả tiêu dùng và đầu tư. UBGSTCQG dự báo nếu
không có những biện pháp hỗ trợ tổng cầu có hiệu quả thì tăng trưởng trong năm 2014
khả năng chỉ trong khoảng 5,6%-5,7%. (Theo vneconomy.com.vn)
a. Bạn hãy dựa vào kiến thức đã học thiết lập công thức về tổng cầu. (bao gồm những
nhân tố nào).
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
b. Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (UBGSTCQG) đang muốn kích thích những nhân
tố nào trong tổng cầu? Muốn làm tăng tổng cầu bằng những nhân tố này theo bạn nên
làm gì? Tại sao.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……….……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
c. Ngoài những nhân tố nêu trên muốn tăng tổng cầu của nền kinh tế thì cần phải làm
theo bạn.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……….……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
-24-
……………………………………………………………………………………………

Tình huống 2:

Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2015 

a. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước


Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6,28% so
với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,08%; quý II tăng 6,44%. Trong mức tăng
6,28% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,36%, đóng
góp 0,42 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,09%, đóng góp
2,98 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,90%, đóng góp 2,22 điểm phần trăm.
b. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2015 ước tính đạt
406,2 nghìn tỷ đồng, bằng 44,6% dự toán năm, trong đó thu nội địa 298,8 nghìn tỷ
đồng, bằng 46,8%; thu từ dầu thô 32,6 nghìn tỷ đồng, bằng 35%; thu cân đối ngân sách
từ hoạt động xuất, nhập khẩu 73,4 nghìn tỷ đồng, bằng 41,9%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2015 ước tính đạt
501,2 nghìn tỷ đồng, bằng 43,7% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển là 80,8
nghìn tỷ đồng, bằng 41,4%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể là 345,3 nghìn tỷ đồng, bằng 45%; chi trả nợ
và viện trợ 71 nghìn tỷ đồng, bằng 47,4%.
c. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Xuất khẩu hàng hóa
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt
77,7 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng kim ngạch hàng hóa
xuất khẩu 6 tháng, khu vực kinh tế trong nước đạt 22,8 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài đạt 54,9 tỷ USD, và chiếm 70,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, mức cao nhất
từ trước đến nay. Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, một số mặt hàng có kim ngạch
tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 14,7 tỷ USD, tăng
27,1%; hàng dệt may đạt 10,1 tỷ USD, tăng 9%; điện tử máy tính và linh kiện 7,4 tỷ USD,
tăng 60,4%; giày dép đạt 5,9 tỷ USD, tăng 21,9% ...
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu
với 15,7 tỷ USD; tiếp đến là EU đạt 14,8 tỷ USD; ASEAN đạt 9,3 tỷ USD; Trung Quốc
đạt 7,7 tỷ USD; Nhật Bản đạt 6,7 tỷ USD; Hàn Quốc đạt 3,7 tỷ USD.
Nhập khẩu hàng hoá
Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 81,5 tỷ
USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt
32,7 tỷ USD ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 48,8 tỷ USD.
Trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng tăng cao so
với cùng kỳ năm trước: Máy  móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác ước tính đạt 14,1 tỷ
-25-
USD, tăng 37,4%; vải đạt 5,2 tỷ USD, tăng 13%; điện tử máy tính và linh kiện đạt 11,4
tỷ USD, tăng 37,5%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,2 tỷ USD, tăng 31,9%; sắt
thép đạt 3,7 tỷ USD, tăng 10%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 2,6 tỷ USD,
13,1%; sản phẩm chất dẻo đạt 1,8 tỷ USD, tăng 22,4%; kim loại thường khác đạt 1,8 tỷ
USD, tăng 12,2%; ô tô đạt 2,9 tỷ USD, tăng 97,5%, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1,6
tỷ USD, tăng 186%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 6 tháng đầu năm, nhập khẩu từ Trung Quốc
duy trì ở mức cao nhất với 24,4 tỷ USD; Hàn Quốc đạt 13,8 tỷ USD; ASEAN đạt 12 tỷ
USD; Nhật Bản đạt 7,3 tỷ USD; EU đạt 4,5 tỷ USD; Hoa Kỳ đạt 3,8 tỷ USD.

a. Kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã phục hồi chưa theo bạn? Tại sao

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

b. Nói đến ngân sách Chính Phủ là đề cập đến cái gì? Tình hình ngân sách của Chính Phủ
trong sáu tháng đầu năm là như thế nào.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

c. Khoản thu nào chiếm tỷ lệ lớn nhất trong thu ngân sách nhà nước? Là bao nhiêu theo
bạn.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..

d. Khoản chi chiếm tỷ lệ lớn nhất trong chi sách nhà nước? Là bao nhiêu theo bạn.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

e. Nói đến cán cân thương mại là đề cập đến cái gì? Tình hình cán cân thương mại trong
sáu tháng đầu năm là như thế nào.
-26-
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

f. Mặt hàng nào là xuất nhẩu lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu? Điều này cho bạn
thấy điều gì.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

g. Bạn hãy đánh giá tình hình cán cân thương mại của Việt Nam vói các nước Hoa Kỳ;
EU; ASIAN; Nhật Bản; Trung Quốc; Hàn Quốc. Bạn cho nhận xét về kết quả thu được

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

Tình huống 3:
Năm 2012, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế trong nước và quốc
tế cũng như của nhiều nhà doanh nghiệp Việt Nam, là một năm khó khăn về kinh tế
của Việt Nam. Con số doanh nghiệp tư doanh vừa và nhỏ phá sản không ngừng
tăng lên so với năm 2011, số doanh nghiệp còn trụ lại phần lớn hoạt động cầm
chừng theo kiểu chờ thời, giảm bớt lao động, chấp nhận thu hẹp sản xuất, giảm
doanh thu, giảm lợi nhuận. Đa số các doanh nghiệp tư doanh nhỏ không thể tiếp cận
được nguồn vốn ngân hàng, một phần do nhiều ngân hàng thương mại cổ phần gặp khó
-27-
khăn về thanh khoản, phần khác do các ngân hàng lớn thường chỉ nhắm đến mối quan hệ
với các doanh nghiệp thân hữu và các doanh nghiệp lớn.
Các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ do
đầu tư tràn lan và không hiệu quả vào những lĩnh vực như tài chính và bất động sản từ
những năm trước.
Sản xuất kinh doanh nội địa tăng trưởng chậm, tồn kho hàng hóa ứ đọng, tỷ lệ thất
nghiệp gia tăng, hệ thống ngân hàng suy yếu là những đám mây xám che phủ bầu trời
kinh tế năm 2012.
Tuy rằng cũng có những tia nắng le lói làm giảm bớt độ ảm đạm như tốc độ lạm
phát còn một con số, tỷ giá đồng bạc Việt Nam khá ổn định trong suốt năm 2012 so với
đồng USD, thâm hụt cán cân thương mại thấp nhất so với nhiều năm qua và dự trữ ngoại
hối quốc gia được củng cố, nhưng theo nhiều nhà phân tích, các dấu hiệu được coi là tích
cực này cũng chỉ là phó phẩm tự nhiên của một nền kinh tế đang tăng trưởng chậm dần.
Tốc độ lạm phát ở mức 8%, tỷ lệ thất nghiệp lên xấp xỉ 10% và tăng trưởng GDP
chỉ còn 5,3%. Sự cải thiện cán cân thương mại trong năm 2012 là một dấu hiệu tích cực
nhưng không chắc sẽ lâu bền, khi trên thực tế, nó chỉ phản ánh tình hình giảm sút nhập
khẩu do giảm đầu tư tạm thời trong năm 2012 của các tập đoàn kinh tế nhà nước khi họ
phải tập trung giải quyết khủng hoảng nợ. Bằng chứng là dự báo chính thức về nhập siêu
năm 2013, như sẽ thấy dưới đây, vẫn là một con số không hề nhỏ.
Nền kinh tế chúng ta còn có những vấn đề riêng, những chấn thương riêng và hậu
quả của các tổn thương này – đặc biệt là tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng, sự
kém hiệu quả của đầu tư công và một khu vực tư doanh đói vốn nghiêm trọng – sẽ xuất
hiện rõ rệt hơn trong năm 2013 và có thể kéo dài sang những năm tới, khiến nền kinh tế
có thể lún sâu vào tình trạng lạm phát trì trệ, nếu chúng ta không sớm có những liệu pháp
chữa trị kịp thời và một chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn. 
(Theo: doanhnhansaigononline)

a. Kinh tế Việt Nam trong năm 2012 tăng trưởng được bao nhiêu? Theo bạn mức tăng
trưởng là nhanh hay chậm? Vì sao.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

b. Vì sao các doanh nghiệp Việt Nam năm 2012 phá sản lại tăng lên?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
-28-
c. Điểm sáng của kinh tế Việt nam năm 2012 là gì theo bạn?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

d. Khi nền kinh tế đang rơi vào suy giảm Chính Phủ cần thực hiện chính sách tài khóa
như thế nào theo bạn? Giải pháp ở đây là gi?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

d. Nếu kinh tế gặp phải tình tặng lạm phát cao như nam 2008 ( lạm phát 18.9%) thì
Chính Phủ cần thực hiện chính sách tài khóa như thế nào theo bạn? Giải pháp ở đây là
gi?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………….………………………………………………………………………………

Bài tập 1:

Một nền kinh tế được mô tả bởi các hàm số.


C = 50 + 0,9Yd M = 10 + 0,11 Y
T = 100 + 0,1 Y X = 400
G = 500 I = 150 + 0,05 Y
Yp = 4300
Yêu cầu:
a. Tính mức sản lượng cân bằng quốc gia. (Y= 4.000)
-29-
b. Tiêu dùng tự định (C0) và tiêu dùng biên (Cm) là bao nhiêu theo bạn ? Ý nghĩa của
tiêu dùng biên.
c. Tiết kiệm tự định (S0) và tiết kiệm biên (Sm) là bao nhiêu theo bạn ? Ý nghĩa của
tiết kiệm biên.
d. Thuế tự định (T0) và thuế biên (Tm) là bao nhiêu theo bạn ? Tại mức sản lượng cân
bằng tình trạng ngân sách sẽ như thế nào.
e. Nếu sản lượng tăng thêm 1.000 thì tiền thu thuế của nhà nước sẽ tăng được bao
nhiêu.
f. Nhập khẩu tự định (M0) và nhập khẩu biên (Mm) là bao nhiêu theo bạn ? Ý nghĩa
của nhập khẩu biên.
g. Tìm hàm xuất khẩu ròng NX
h. Tại mức sản lượng cân bằng thì cán cân thương mại sẽ như thế nào.
i. Nếu sản lượng tăng thêm 1.000 thì nhập khẩu sẽ tăng được bao nhiêu.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

Bài tập 2:

Cho những thông tin sau đây về một nền kinh tế mở


Cm= 0,25; Tm = 0,1; Im = 0,2; Mm = 0,225
Co= 50, To = 20, Io = 70, G = 250, Xo = 40, Mo = 25
Yp = 550.
Hãy tính
a. Mức sản lượng cân bằng quốc gia ?
b. Tình trạng Ngân sách tại mức sản lượng cân bằng quốc gia ? Tình trạng cán cân
thương mại tại mức sản lượng cân bằng quốc gia ?
-30-
c. Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu thêm 30 và đầu tư doanh nghiệp giảm đi 20. Mức sản
lượng cân bằng quốc gia mới là bao nhiêu ?
d. Muốn đạt mức sản lượng tiềm năng chính phủ phải tăng chi tiêu them bao nhiêu

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………
-31-
CHƯƠNG IV
TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ


1. Khái niệm
Tiền là bất cứ một phương tiện nào được thừa nhận chung để làm trung gian cho
việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và trong việc hoàn trả các món nợ.
2. Chức năng của tiền
a. Chức năng phương tiện trao đổi: ý nghĩa của chức năng này là tiền được sử dụng
như vật trung gian cho việc mua bán hàng hóa. Tiền tệ làm cho việc trao đổi thuận
tiện và nhanh chóng.
b. Chức năng phương tiện cất trữ giá trị: tiền tệ được cất trữ do nó vẫn tiếp tục có giá
trị trong tương lai. Cất trữ một lượng tiền thì trong điều kiện giá cả không thay đổi,
cũng có ý nghĩa là cất trữ một lượng hàng hóa có giá trị tương đương. Tuy nhiên,
trong điều kiện có lạm phát thì tiền tệ bị giảm dần giá trị theo thời gian.
c. Chức năng phương tiện thanh toán: ý nghĩa của chức năng này là khi bạn vay
mượn tiền thì sau này bạn cũng hoàn trả bằng tiền. Chức năng này gắn tiền tệ với tín
dụng.
d. Chức năng làm đơn vị hạch toán (thước đo giá trị): tiền tệ là một đơn vị hạch toán
rất tiện lợi và hiệu quả, qua đó nó được chấp nhận rộng rãi trong mọi giao dịch.
3. Các hình thái của tiền tệ
Theo lịch sử, tiền tệ đã trải qua 3 hình thái : tiền hàng hóa, tiền quy ước và tiền
qua ngân hàng.
a. Tiền hàng hóa
Tiền bằng hàng hóa hay hóa tệ là một loại hàng hóa nào đó được nhóm người hay
một dân tộc, một quốc gia công nhận để làm vật trung gian cho việc mua bán hàng hóa.
Hóa tệ có hai loại : hóa tệ không phải là kim loại và hóa tệ kim loại.
Nguyên tắc chung của hóa tệ là giá trị của tiền bằng với giá trị của vật dùng làm
tiền.
VD nếu một đồng tiền vàng có giá trị ghi trên bề mặt là 1.000.000 VNĐ thì có
nghĩa là số lượng vàng và tiền công đúc của đồng vàng đó có giá trị bằng đúng 1.000.000
VNĐ.
b. Tiền quy ước
Tiền quy ước còn được gọi là chỉ tệ là loại tiền được lưu hành do chỉ thị hay do sự
cho phép của chính phủ. Nó được gọi là tiền quy ước bởi vì giá trị ghi trên mặt đồng tiền
chỉ là giá trị tượng trưng, nó lớn hơn rất nhiều so với giá trị của vật dùng làm tiền.
Các nhà kinh tế Việt Nam còn gọi loại tiền này là tín tệ, nghĩa là tiền tệ do sự tín
nhiệm mà có.
Tiền quy ước cũng có hai dạng: tiền kim loại và tiền giấy. Cả hai dạng cùng được
lưu hành trên thế giới.
Tiền giấy được chia làm hai loại: tiền giấy có khải hoán và tiền giấy bất khải
hoán.
Tiền giấy có khải hoán: có nghĩa là khi có một lượng tiền nào đó bạn có thể đến
nơi mà chính phủ quy định để đổi lấy một lượng bạc hay vàng tương đương. Nếu định
-32-
nghĩa theo vàng thì gọi là chế độ bản vị vàng (kim bản vị), nếu định nghĩa theo bạc thì
gọi là chế độ bản vị bạc (ngân bản vị)
VD: Chính phủ Mỹ vào năm 1775 đã định nghĩa 1 USD bằng 25,92 gram bạc
0,9999; vào năm 1900 định nghĩa bằng 1,504 mg vàng 0,9999.
Khi sử dụng tiền giấy có khải hoán đòi hỏi chính phủ phải có lượng dự trữ vàng
hoặc bạc tương đương với lượng tiền phát hành. Mục đích của chế độ phát hành này là
muốn bảo đảm giá trị của đồng tiền đang lưu hành. Cho đến giữa thập kỷ 1930 thì hầu
hết các quốc gia đều bãi bỏ chế độ tiền giấy có khả hoán. Xét về mặt lý thuyết thì lượng
tiền cần lưu thông phải tương ứng với lượng hàng hóa. Mà lượng hàng hóa sản xuất ra
ngày càng nhiều do đó đòi hỏi phải có một lượng vàng tương đương với lượng tiền là
điều vô lý và không thực tế.
Tiền giấy bất khải hoán: là loại tiền bắt buộc lưu hành, dân chúng không thể
mang tiền đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc. Còn việc phát hành tiền mà gây lạm
phát do bản thân khối lượng tiền phát hành không phù hợp với sức sản xuất của quốc gia,
làm cho đồng tiền bị mất giá.
c. Tiền qua ngân hàng
Tiền qua ngân hàng còn gọi là tiền ký thác hay tiền ký thác không kỳ hạn sử dụng
séc hay tiền ghi nợ. Đó là loại tiền được tạo ra từ tài khoản séc.
Điều cần lưu ý là bản thân những tờ séc không phải là tiền, vì khi nhận tờ séc từ
tay một người nào đó ta không thể dùng nó vào việc mua bán hàng hóa hay thanh toán
nợ nần và bản thân cũng chưa có quyền sở hữu đối với lượng tiền ghi trong đó.
Chỉ khi nào ngân hàng thực hiện một bút toán chuyển tiền vào tài khoản người
nhận thì ta mới có quyền sử dụng số tiền đó vào giao dịch.
Như vậy tiền qua ngân hàng còn được gọi là bút tệ.
Hiện nay, chỉ còn lại hai hình thái là tiền quy ước và tiền qua ngân hàng. Nền kinh
tế ngày càng phát triển, hệ thống ngân hàng càng hoàn thiện thì cai trò của tiền ngân
hàng càng quan trọng.
3. Khối lượng tiền tệ
Quan niệm về khối lượng tiền tệ được đưa ra nhằm nghiên cứu tác động của tiền
đối với hoạt động của nền kinh tế. Để đo lường lượng cung và cầu về tiền tệ trên thị
trường người ta sử dụng khái niệm khối lượng tiền tệ.
a. Theo định nghĩa hẹp trước năm 1980
= CM + DM
Trong đó
CM = Tiền mặt ngoài ngân hàng
DM = Tiền gửi không kỳ hạn sử dụng séc
Tiền mặt ngoài ngân hàng bao gồm lượng tiền giấy và tiền kim loại đang được
mọi người năm giữ trong tay. Tiền gửi không kỳ hạn sử dụng séc là loại tiền qua ngân
hàng.
Khối lượng tiền tệ M1 bao gồm các khoản tiền có thể sử dụng ngay lập tức. Khối
lượng tiền tệ M1 còn được gọi là tiền giao dịch hay tiền theo nghĩa hẹp.
b. Theo quan điểm rộng từ năm 1980 đến nay
M 1 = CM + DM
M2 = M1 + Tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn
-33-
M3 = M2 + Tiền gửi theo các định chế tài chính khác
...
M2 được gọi là chuẩn tệ, tức là gần với tiền chứ không phải là tiền. Bởi vì khi gửi
tiền tiết kiệm không thể dùng sổ tiết kiệm hay một cái gì khác để mua hàng hóa hoặc
thanh toán nợ giống như tiền ký thức không kỳ hạn.
Tuy nhiên trong chương trình kinh tế vĩ mô căn bản thì ta hiểu
= M1

II. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG


1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng
Đầu tiên, trước công nguyên 3500 năm đã có bằng chứng về sự hoạt động dưới
dạng ký thác của nhà thờ. Dân chúng chủ yếu tin tưởng ở nhà thờ và ký gửi tài sản của
mình mà không sợ bị mất.
Đến trước thế kỷ thứ 6 (trước công nguyên) xuất hiện những người cho vay lấy lãi
nhưng dần dần bị mai một do bản thân hoạt động kinh tế xã hội không phát triển và sự
cấm đoán của nhà thờ trong việc cho vay lấy lãi.
Đến thế kỷ 15 – 16 thì việc cấm cho vay lấy lãi đã được bãi bỏ hoàn toàn. Hoạt
động cầm đồ công lập cũng ra đời được cả Chính phủ và nhà thờ ủng hộ.
Thế kỷ 17 -18 nhiều ngân hàng ra đời như Ngân hàng Amsterdam (1609), Ngân
hàng nước Anh (1694), ngân hàng Mỹ (1791) … Các Ngân hàng ra đời với các nghiệp
vụ tương đối hoàn thiện, đồng thời về mặt tổ chức, pháp lý chuẩn mực hơn trước tạo tiền
đề phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại như ngày nay.
Sự ra đời và phát triển của ba ngân hàng nêu trên cho ta một ý nghĩa quan trọng:
- Ngân hàng chính là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ
- Cần thiết phải có sự tách biệt giữa chính phủ và ngân hàng
- Những bài học quan trọng về mối quan hệ giữa các ngân hàng trong một hệ thống
ngân hàng.
2. Hệ thống Ngân hàng hiện đại
Các ngân hàng hiện đại được tổ chức thành hệ thống thống nhất. Trong đó bao
gồm 2 cấp: Ngân hàng trung ương và các ngân hàng trung gian. Mỗi cấp có vai trò, chức
năng, nhiệm vụ và mối quan hệ hoàn toàn không giống nhau.
a. Ngân hàng Trung Ương
Xét về mặt lý thuyết, Ngân hàng trung ương phải là ngân hàng của chính phủ,
nhưng mặt khác nó phải là một định chế độc lập với chính phủ ở một mức độ nhất định.
Ngân hàng Trung ương có các nhiệm vụ cơ bản:
- Bảo đảm cho hệ thống ngân hàng trung gian hoạt động không bị trục trặc, như: định
tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cho Ngân hàng trung gian vay với lãi suất chiết khấu…
- Kiểm soát việc cung ứng tiền tiền trong nền kinh tế và tài trợ khi ngân sách chính phủ
bị thâm hụt.
- Cứu vãn hệ thống ngân hàng khi cần thiết.
b. Ngân hàng trung gian gồm nhiều loại ngân hàng với tên gọi như ngân hàng thương
mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng xuất nhập khẩu …có chức năng kinh doanh tiền tệ và
đầu tư.
3. Hoạt động kinh doanh và dự trữ của Ngân hàng thương mại
-34-
a. Kinh doanh
Với một ngân hàng thương mại nói chung, việc kinh doanh bao gồm nghiệp vụ
cho vay và đầu tư vào các chứng khoán, các loại tài sản khác.
Các ngân hàng không thể dùng hết nguồn tiền có được để cho vay hay đầu tư, bởi
vì hàng ngày còn phải đáp ứng một lượng tiền cho khách àng rút tiền ra, vì vậy đòi hỏi
phải để lại một lượng dự trữ nhất định.
Tổng dự trữ của ngân hàng thương mại gồm 2 phần: dự trữ tùy ý và dự trữ bắt
buộc.
- Dự trữ tùy ý: là khoản tiền mà các ngân hàng trung gian dùng để đáp ứng nhu cầu chi
trả khách hàng hàng ngày.
- Dự trữ bắt buộc: là lượng tiền mặt mà các ngân hàng trung gian bắt buộc phải ký gửi
vào quỹ dự trữ của ngân hàng trung ương.
4. Cách tạo tiền và hủy tiền qua Ngân hàng
Giả định
- Tỷ lệ dữ trữ chung (bao gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ tùy ý) của Ngân
hàng trung gian là d.
- Mọi người có tiền mặt đều gửi hết vào ngân hàng.
- Các Ngân hàng trung gian đều cho vay hết số tiền gửi còn lại sau khi trừ đi phần dự
trữ chung.
Nếu ngân hàng trung gian nhận được một lượng tiền mặt ban đầu là M0 do khách
hàng ký thác thì lượng cung tiền trong nền kinh tế sẽ tăng thêm:

Các ngân hàng trung gian có thể phá hủy tiền khi có khách hàng rút tiền ra khỏi
ngân hàng.
5. Số nhân tiền tệ (kM)
a. Khái niệm
Số nhân tiền tệ (kM) là hệ số phản ánh sự thay đổi trong mức cung tiền tệ khi
lượng tiền mạnh thay đổi một đơn vị.
hoặc
Trong đó:
 : Cung tiền
 H: tiền mạnh hay tiền cơ sở
 KM: số nhân tiền tệ
Với
= M 1 = CM + D M
H = C M + RM
(RM là dự trữ trong hệ thống ngân hàng)
b. Cách tính
kM = (c + 1)/(c + d) với c = CM/DM và d = RM/DM
c. Giới hạn
0 < c; d < 1 => kM > 1
-35-
III. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
1. Hàm cung tiền tệ: SM

Mức cung tiền là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế.
Chúng ta giả định rằng ngân hàng trung ương hoàn toàn quyết định được lượng
tiền tệ cung ứng. Tùy tình hình kinh tế mà ngân hàng trung ương cho tăng hay giảm bớt
tiền, do đó lượng cung tiền không phụ thuộc vào lãi suất. Như vậy, hàm cung tiền theo
lãi suất là một hằm hằng, tức là đường cung SM thẳng đứng.

SM

0
Lượng tiền
M
2.Hàm cầu tiền tệ
Cầu về tiền là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ trong tay. Giữ tiền mặt
phải chấp nhận chi phí cơ hội, tối thiểu cũng bằng tiền lãi có thể nhận được từ số tiền đó.
Như vậy, khi lãi suất tăng lên thì mọi người có khuynh hướng giữ tiền trong tay ít hơn,
tức cầu về tiền giảm xuống.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ gồm có :
- Lãi suất tiền tệ
- Mức giá
- Thu nhập thực tế

LM

0
Lượng tiền
-36-

3. Sự cân bằng của thị trường tiền tệ


Thị trường tiền tệ cân bằng khi cung tiền và cầu tiền bằng nhau. Tại đây mức lãi
suất cân bằng được xác định, tất cả các mức lãi suất khác đều không tồn tại lâu dài,
chúng luôn có khuynh hướng chạy về mức cân bằng.

SM

LM

0
Lượng tiền
M

Lãi suất cân bằng thay đổi khi có sự thay đổi của :
- Lượng cung tiền
- Thu nhập
- Tính chất cạnh tranh của các Ngân hàng trung gian
- Mức giá

IV. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


1. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định nền kinh tế và ổn định giá trị tiền tệ.
- Sản lượng thực tế Y tiệm cận sản lượng tiềm năng.
- Thất nghiệp thực tế gần hằng thất nghiệp tự nhiên.
- Lạm phát vừa phải.
2. Công cụ của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế thông qua việc ngân hàng trung ương
làm thay đổi lượng cung tiền của nền kinh tế. Có 3 công cụ ảnh hưởng đến lượng cung
tiền.
a. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Đây là một công cụ rất hữu hiệu trong việc điều chỉnh lượng tiền tệ cung ứng.
Ngân hàng Trung ương muốn tăng khối lượng tiền tệ thì phải giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
và ngược lại muốn giảm khối lượng tiền tệ thì tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
b. Lãi suất chiết khấu.
-37-
Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất mà ngân hàng trung gian phải trả khi vay tiền
của ngân hàng trung ương.
Lãi suất chiết khấu càng nhỏ hơn so với lãi suất thị trường thì càng kích thích các
ngân hàng trung gian vay tiền của ngân hàng trung ương, như vậy một lượng tiền mạnh
được bơm thêm vào nền kinh tế làm khối lượng tiền tệ tăng lên và ngược lại.
c. Hoạt động thị trường mở (mua, bán các chứng khoán chính phủ)
Hầu hết chính phủ các nước đều vay tiền của dân chúng bằng cách phát hành các
chứng khoán (trái phiếu) của mình. Ngân hàng trung ương lợi dụng những chứng khoán
này để làm tăng hoặc giảm lượng tiền cung ứng.
Muốn tăng cung ứng tiền tệ, chính phủ phải mua vào các chứng khoán của chính
phủ để tung ra thị trường thêm một lượng tiền và ngược lại.
3. Nguyên tắc thực hiện chính sách tiền tệ
a. Khi nền kinh tế suy thoái: thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng
- Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Giảm lãi suất chiết khấu
- Mua vào các loại chứng khoán chính phủ
b. Khi nền kinh tế lạm phát cao: thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp
- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Tăng lãi suất chiết khấu
- Bán ra các loại chứng khoán chính phủ

CHƯƠNG 4
Tình huống 1:
Hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ
Trong 10 tháng năm 2015, NHNN chủ động điều hành thị trường mở để điều tiết
thanh khoản hợp lý, hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ nhưng vẫn cân đối đảm
bảo ổn định thị trường tiền tệ, tạo điều kiện giảm lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng tín dụng và
xử lý nợ xấu. Thực hiện mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, khi cần thiết có
thể kịp thời bán để can thiệp giúp ổn định cung - cầu ngoại tệ trên thị trường.
Thông qua các công cụ trên thị trường mở, thanh khoản của các tổ chức tín dụng
được đảm bảo và dư thừa, hoạt động của các tổ chức tín dụng ổn định, thị trường liên
ngân hàng thông suốt, lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng giảm và ổn định ở
mức thấp, tạo điều kiện giảm lãi suất.
Đồng thời, trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, tiền tệ, ngoại hối, NHNN
duy trì ổn định các mức lãi suất điều hành, lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND và
lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên; điều chỉnh giảm lãi
suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD của cá nhân từ 0,75%/năm xuống 0,25%/năm, của
tổ chức từ 0,25%/năm xuống 0%/năm nhằm ngăn chặn tình trạng găm giữ ngoại tệ, góp
phần thực hiện có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ; điều chỉnh giảm
lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng khoảng 0,5 - 0,6%/năm, xuống còn
-38-
khoảng 6,5 - 6,6%/năm để hỗ trợ tốt hơn một số ngành lĩnh vực đặc thù và các đối tượng
chính sách.
Đầu tháng 10/2015, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm khoảng 0,2 - 0,5%/năm so với
cuối năm trước, góp phần hỗ trợ sản xuất - kinh doanh và nền kinh tế. Hiện, lãi suất huy
động VND phổ biến ở mức 4,5 - 5,4%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, còn kỳ hạn từ
trên 6 tháng dao động trong khoảng 5,4 - 7,2%/năm. Trong khi đó, lãi suất cho vay VND
phổ biến ở mức 6 - 9%/năm đối với kỳ hạn ngắn; 9 - 11%/năm đối với kỳ hạn trung, dài
hạn.
Các chuyên gia ngân hàng cho biết, các giải pháp tín dụng tiếp tục được điều hành
linh hoạt theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, gắn liền
với xử lý nợ xấu, triển khai các chương trình, chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực.
Dòng vốn tín dụng được phân bổ hợp lý, hướng tới các lĩnh vực sản xuất - kinh
doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Đến nay, tín dụng đối với nền kinh
tế tăng 12,09% so với đầu năm và cao hơn so với cùng kỳ các năm 2011 - 2014. Với diễn
biến cải thiện của tổng cầu nền kinh tế, dự kiến đến cuối năm nay, tăng trưởng tín dụng
có khả năng đạt khoảng 17%.
Giải pháp điều hành những tháng cuối năm 2015
Trong những tháng cuối năm, bám sát chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, diễn biến
kinh tế vĩ mô tiền tệ, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt,
phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra,
ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; chỉ đạo thực hiện các
công cụ chính sách tiền tệ nhịp nhàng, phù hợp để ổn định tỷ giá và mặt bằng lãi suất.
Ngoài ra, NHNN khuyến khích các tổ chức tín dụng, ngân hàng tích cực triển khai
các giải pháp thúc đẩy mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, nhất là
các lĩnh vực ưu tiên. NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành triển khai Nghị định
24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nợ
xấu, thực hiện các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu để đưa tỷ lệ nợ
xấu xuống dưới mức 3% vào cuối năm 2015 theo mục tiêu đề ra. Các giải pháp điều
hành tỷ giá đã thể hiện sự chủ động, linh hoạt và ứng phó kịp thời, trung hòa các tác
động bất lợi từ thị trường tài chính quốc tế, bảo đảm lợi ích tổng thể của nền kinh tế.
(theo: tapchitaichinhvn)

a. Theo bạn chức năng chủ yếu của NHNN là gì?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

b. Chính sách tiền tệ của NHNN liên quan tới những hoạt động nào? Bạn hãy chỉ ra công
cụ của chính sách tiền tệ.
-39-
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

c. Trong bài báo trên NHNN sử dụng công cụ nào trong chính sách tiền tệ? NHNN thực
hiện như thế nào?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

d. Tình hình lãi suất của tiền đồng và USD trên thị trường tiền tệ trong thời gian qua là
như thế nào? Tại sao lãi suất USD liên tục giảm trong thời gian qua.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

e. Vì sao NHNN muốn kéo giảm mặt bằng chung lãi suất xuống? Việc làm này giúp gì
cho nền kinh tế Việt Nam không? Nếu có chỉ ra tác động của nó tới GDP.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
-40-
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

f. Tăng trưởng tín dụng dự kiến năm 2015 của Việt Nam là bao nhiêu?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

g. Nếu muốn tăng trưởng tín dụng cao NHNN sẽ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng hay
thu hẹp? Bạn hãy chỉ ra cách thực hiện chính sách tiền tệ để đạt tăng trưởng tín dụng cao.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………
f. Nếu muốn tăng trưởng tín dụng thấp NHNN sẽ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng hay
thu hẹp? Bạn hãy chỉ ra cách thực hiện chính sách tiền tệ để đạt tăng trưởng tín dụng
thấp
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Tình huống 2:
Nhìn lại lạm phát năm 2011
-41-
Ngày 22-12-2011,  khai mạc Hội nghị của Chính phủ với các địa phương về
nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012 ở Trung tâm hội
nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh công
bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 2011 là 18,12%. Diễn biến lạm phát năm 2011 khá
phức tạp,
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nhận định năm 2011, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có
lạm phát, riêng Việt Nam có điểm khác biệt là lạm phát rất cao, có lúc xấp xỉ ở vị trí
quán quân.
 
Với CPI cả năm 2011 tăng 18,12%, Chính phủ đã không hoàn thành một trong các
chỉ tiêu quan trọng mà Quốc hội giao. Trong kỳ họp cuối năm 2010, Quốc hội đã thông
qua chỉ tiêu CPI năm 2011 không quá 7%. Tuy nhiên, trong phiên họp Quốc hội tháng 6-
2011, Chính phủ đề nghị nới lỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%. Nhưng chỉ
tiêu này cuối cùng cũng không đạt được khi CPI cả năm 2011 tăng 18,12%.
(Theo: vneconomy.com.vn)

a. Theo bạn khi lạm phát cao như năm 2011, NHNN nên thực hiện chính sách tiền tệ mở
rộng hay thu hẹp? Tại sao

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….

b. Nếu là thống đốc NHNN bạn sẽ làm gì khi mà lạm phát quá cao?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

c. Khi thực hiện chính sách bạn đề ra như ở ý theo bạn cung tiền trong nền kinh tế sẽ
tăng hay giảm? Vì sao lạm phát khi đó sẽ như thế nào.
-42-
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

Tình huống 3:
Kinh tế VN: Thoát bất ổn vĩ mô, chưa thoát trì trệ
Từ năm 2012, chính sách kinh tế nước ta đã chuyển hướng sang mục tiêu ưu tiên
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, sức mua chung của nền kinh tế suy
giảm tạo nên vòng luẩn quẩn: sức mua giảm - tồn kho tăng - sản xuất giảm - nợ xấu tăng
- tín dụng giảm…

Điều này dẫn tới tăng trưởng GDP bình quân 4 năm 2011-2014 chỉ đạt 5,7%/năm,
khá thấp so với mục tiêu Đại hội XI đề ra bình quân 7-7,5%/năm và thấp hơn mức điều
chỉnh theo theo Nghị quyết của Quốc hội 6,5-7%/năm (tốc độ tăng GDP bình quân giai
đoạn 2006-2010 là 7%/năm). Có thể nói giai đoạn 2011-2014 là thời kỳ nền kinh tế tăng
trưởng dưới tiềm năng và mục tiêu quan trọng nhất của chính sách Nhà nước là ổn định
vĩ mô, khắc phục tình trạng bất ổn kéo dài. (Theo: đầu tư tài chính)

a. Theo bạn khi kinh tế trì trệ rơi vào suy giảm như năm 2012, NHNN nên thực hiện
chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp? Tại sao

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

b. Nếu là thống đốc NHNN bạn sẽ làm gì khi kinh tế rơi vào trì trệ và suy thoái quá cao?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
-43-
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

c. Khi thực hiện chính sách bạn đề ra như ở ý theo bạn cung tiền trong nền kinh tế sẽ
tăng hay giảm? Vì sao và GDP khi đó sẽ như thế nào.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

d. Sau khi nghiên cứu tình huống 2 và 3, bạn rút ra cho mình được bài học gì khi điều
hành chính sách tiền tệ.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
-44-
CHƯƠNG V
LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

I. LẠM PHÁT
1. Khái niệm
Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời
gian nhất định.
Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm gia tăng mức giá chung của thời kỳ này so với
thời kỳ trước.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm được ký hiệu là:

Trong đó Pt : chỉ số giá năm t


Pt – 1: chỉ số giá năm t – 1

Chỉ số giá là chỉ số phản ánh sự thay đổi của giá cả hàng hóa và dịch vụ của một
năm nào đó so với năm gốc. Chỉ số giá dùng để tính tỷ lệ lạm phát có thể là chỉ số giá
tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất hay chỉ số giá của toàn bộ nền kinh tế.
 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được tính theo giá bán lẻ của các mặt hàng tiêu dùng
chính của nền kinh tế như lương thực thực phẩm, quần áo, chất đốt, nhà ở, thuốc chữa
bệnh… Chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng rất rộng rãi vì nó gắn liền với cuộc sống
người tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng thường được sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát của
nền kinh tế.
 Chỉ số giá sản xuất (PPI) được tính theo giá bán buôn của các sản phẩm thuộc ba
nhóm ngành chính là lương thực thực phẩm, chế tạo và khai khoáng.
 Chỉ số giá toàn bộ: có hai loại là
Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP: phản ánh tốc độ tăng giá trung bình của các
loại hàng hóa được tính vào GDP.
Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GNP: phản ánh tốc độ tăng giá trung bình của các
loại hàng hóa được tính vào GNP.
Hai chỉ số này, ngoài việc tính tỷ lệ lạm phát thì còn được sử dụng để điều chỉnh
GDP và GNP danh nghĩa thành GDP và GNP thực tế.
Chỉ tiêu danh nghĩa năm t
Chỉ tiêu thực tế năm t =
Chỉ số điều chỉnh lạm phát

1. Phân loại lạm phát


Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát có thể chia lạm phát làm 3 loại:
- Lạm phát vừa phải: tỷ lệ lạm phát thấp, dưới 10% một năm. Giá cả tương đối ổn định
làm cho dân chúng tin tưởng vào giá trị đồng tiền.
-45-
- Lạm phát phi mã: là loại lạm phát 2 hoặc 3 số. Tức là trong khoảng hơn 10% đến
dưới 1000% một năm. Tiền mất giá nhanh chóng. Trong điều kiện lạm phát cao thì ít
ai nắm giữ tiền mặt mà chuyển sang tích trữ các loại hàng hóa.
- Siêu lạm phát: từ bốn con số trở lên gây ra tình trạng kinh tế khủng hoảng.
3. Nguyên nhân gây ra lạm phát
3.1. Lạm phát do cầu (lạm phát do cầu kéo)
a. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra lạm phát là xuất phát từ sự gia tăng của tổng cầu. Từ đó làm
cho mức sản lượng cân bằng quốc gia tăng và mức giá chung cũng tăng lên.
Việc tổng cầu tăng có thể do các nguyên nhân: tăng chi tiêu hộ gia đình, tăng đầu
tư, chính phủ tăng chi mua hàng hóa…

P AD2

AD1 AS
E2
P2
E1
P1

Y1 Y
0
b. Ảnh hưởng Y2
Lạm phát do cầu làm cho mức giá chung và sản lượng quốc gia cùng tăng lên. Tuy
nhiên lạm phát loại này lại làm tỷ lệ thất nghiệp giảm.
c. Phương pháp khắc phục
Biện pháp giảm lạm phát là phải tác động làm giảm tổng cầu thông qua việc tác
động và làm giảm các yếu tố cấu thành tổng cầu. Tuy nhiên mức giá chung giảm thì sản
lượng quốc gia cũng giảm theo và làm tỷ lệ thất nghiệp tăng.
b. Lạm phát do cung (lạm phát do chi phí đẩy)
a. Nguyên nhân

Lạm phát do cung xảy ra khi chi phí sản xuất tăng từ đó tác động làm giảm tổng
cung, từ đó sản lượng quốc gia giảm xuống và mức giá chung tăng. Như vậy nền kinh tế
vừa có suy thoái vừa lạm phát.
Chi phí sản xuất tăng có thể do tiền lương tăng (nhưng năng suất không tăng),
nguyên vật liệu đầu vào khan hiếm, thuế, thiên tại, lụt lội ….
-46-

P AS2
E2
P2 AS1
E1
P1

AD

Y1
0
Y
Y2

b. Ảnh hưởng
Lạm phát do cung làm cho mức giá chung tăng và sản lượng quốc gia giảm. Bên
cạnh đó tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
c. Phương pháp khắc phục
Biện pháp giảm lạm phát là phải làm tăng tổng cung. Thực hiện thông qua việc
giảm chi phí sản xuất, giảm thuế, cải tiến kỹ thuật, tìm nguyên liệu mới rẻ hơn, nâng cao
hiệu suất sử dụng nhân công… Kết quả mức giá chung giảm, sản lượng quốc gia tăng lên
và tỷ lệ thất nghiệp giảm.
3. Tác động của Lạm phát trong việc phân phối lại thu nhập và tài sản giữa các
thành phần dân cư.
Nếu lạm phát không dự đoán trước và tỷ lệ lạm phát cao sẽ dẫn đến sự phân phối
lại tài sản và thu nhập, có lợi cho người vay nợ, gây thiệt hại cho người cho vay, người
có thu nhập cố định, người hưởng trợ cấp.
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Nếu tiền lương tăng chậm hơn tỷ lệ lạm phát thì người hưởng lương bị thiệt, bởi
tiền lương tăng chậm so với tốc độ tăng giá hàng hóa.
4. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ
Thuyết số lượng tiền tệ cho rằng, sự gia tăng khối lượng tiền sẽ tác động làm mức
giá gia tăng tương ứng.
Thuyết định lượng tiền tệ được diễn tả qua phương trình trao đổi
M . V = P . Y (1)
Trong đó
M : Mức cung tiền danh nghĩa
V: Tốc độ lưu thông tiền tệ
P: Mức giá trung bình
Y: Sản lượng thực tế
Với giả thiết: V là hằng số
Y coi như không đổi ở mức Yp
Phương trình (1) có thể viết lại
-47-
P = M*(V/Y)
Với giả thuyết trên thì V/Y là một hằng số. Như vậy mức giá chung của nền kinh
tế phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ phát hành. Khi M.V tăng quá nhanh so với mức tăng
của Y thì sẽ gây ra lạm phát.
Do đó nguyên tăc phát hành tiền không gây lạm phát là làm cho cung tiền tệ luôn
thay đổi theo một tỷ lệ phù hợp với mức biến động của sản lượng quốc gia. Từ đó mức
giá chung của nền kinh tế cũng ổn định.
II. THẤT NGHIỆP
1. Khái niệm
Lực lượng lao động là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động, đang làm việc hay không có việc làm và đang tìm việc.
Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, chưa
có việc làm và đang tìm việc làm.
SỐ NGƯỜI THẤT NGHIỆP
TỶ LỆ THẤT NGHIỆP = x 100%
LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
Thất nghiệp được chia thành các loại như sau:
- Thất nghiệp tạm thời
- Thất nghiệp cơ cấu
- Thất nghiệp chu kỳ
- Thất nghiệp tự nguyện
- Thất nghiệp không tự nguyện
2. Tác hại của thất nghiệp
Đối với cá nhân người thất nghiệp
Đời sống của họ và gia đình sẽ tồi tệ hơn do mất nguồn thu nhập, kỹ năng chuyên
môn bị sói mòn, mất niềm tin trong cuộc sống, nguy cơ bệnh tật tăng lên đe dọa hạnh
phúc gia đình, con cái phải chịu nhiều thiệt thòi.
Đối với xã hội
Xã hội phải chi phí trợ cấp cho số người thất nghiệp. Phải đương đầu với các loại
tệ nạn xã hội như ma túy, trộm cắp, cờ bạc, rượi chè… do người thất nghiệp gây ra. Phải
chi phí nhiều hơn cho việc sử lý tội phạm như cai nghiện, xét xử, giáo dục cải tạo …
Tổn thất về sản lượng
Thất nghiệp làm cho nền kinh tế hoạt động không hiệu quả. Theo định luật Okun,
cứ 1% thất nghiệp cao hơn thất nghiệp tự nhiên thì tương ứng với 2% sụt giảm của sản
lượng thực tế so với sản lượng tiềm năng.

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

1. Đường cong Phillips ngắn hạn (SP)


Trong ngắn hạn, nếu lạm phát do cầu thì khi Chính phủ tác động vào nền kinh tế
để giảm lạm phát thì sẽ làm sản lượng quốc gia cũng giảm xuống và từ đó tỷ lệ thất
nghiệp sẽ tăng lên.
-48-

If %

Đường cong Phillips ngắn hạn (SP)


If1 A

If2 B

0 U1 U%

U2
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn được gọi là lý thuyết
đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Ta gọi đây là đường cong Phillips ngắn hạn
(SP).

Đối với lạm phát do cung gây ra thì việc giảm lạm phát sẽ không gây ra sự đánh
đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế những chính sách tác động về
phía cung là rất khó thực hiện và mang lại ngay hiệu quả trong ngắn hạn.

2. Đường cong Phillips dài hạn (LP)

Trong dài hạn, đường cong Phiilips là thẳng đứng khi người ta điều chỉnh các yếu
tố hoàn toàn theo lạm phát. Nền kinh tế sẽ quay về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên với bất kể tỷ
lệ lạm phát thế nào. Nghĩa là trong dài hạn không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất
nghiệp.

Đường cong Phillips dài hạn


If % (LP)

C B
If2
SP2
A
If1 SP1

0
U%
U2
UN
-49-

CHƯƠNG 5
 Tình huống 1:
Bài học lạm phát 2008 tại Việt Nam
Lạm phát năm 2007 ở nước ta đã lên hai con số. Tháng 1/2008, giá tăng
2,38%. Giá cả tháng 2 dự kiến còn tăng mạnh hơn. Nếu không có biện pháp kìm
chế hữu hiệu thì lạm phát trong năm nay tiếp tục cao là điều khó tránh.

Lạm phát tác động xấu đến tình hình kinh tế xã hội. Trước hết, nó ảnh hướng đến
đời sống của các từng lớp dân cư, nhất là những người làm công ăn lương, những hộ
nghèo. Lạm phát cũng làm suy giảm tốc độ tăng trưởng, giảm việc làm trong trung và dài
hạn.

Về nguyên nhân lạm phát: lạm phát ở Việt Nam là sự tác động tổ hợp của cả hai
dạng thức lạm phát: lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy.

Lạm phát cầu kéo: Do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp
tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng; thu nhập dân cư,
kể cả thu nhập do xuất khẩu lao động và người thân từ nước ngoài gửi về không được
tính vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng, làm xuất hiện trong một bộ phận dân
cư nhũng nhu cầu mới cao hơn.

Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị
trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo bình quân của nước ta
năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo theo cầu về lương thực trong nước cho
xuất khẩu tăng. Trong khi đó, nguồn cung trong nước do tác động của thiên tai, dịch
bệnh không thể tăng kịp.

Tất cả các yếu tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và
dịch vụ, nhất là lương thực thực phẩm tăng theo. Giá lương thực, thưc phẩm cuối năm
2007 tăng 18,92% so với cuối năm 2006. Đây lại là nhóm hàng chiếm tỷ trọng 42,85%, tỉ
trọng lớn nhất, trong rổ giá hàng hoá được khảo sát.

Lạm phát chi phí đẩy: Giá nguyên liệu, nhiên liệu ( đặc biệt là xăng dầu, các sản phẩm
hoá dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những năm gần đây tăng mạnh. Trong
điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu ( nhập khẩu chiếm đến 90%
GDP ) giá nguyên liệu nhập tăng làm tăng giá thị trường trong nước.

(Theo: vneconomy.com.vn)
-50-
a. Lạm phát là gì theo bạn? Kể tên những loại chỉ số để đo lường lạm phát? Trong các
loại chỉ số đó thì chỉ số nào thường được các nhà kinh tế dùng để đo lạm phát?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

b. Lạm phát tác động tới người làm công an lương cố định như thế nào?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

c. Lạm phát sẽ làm lãi suất huy động tại các Ngân hàng Thương mại tăng hay giảm? Vì
sao? Nó tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

d. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam là do đâu? Hãy chỉ ra ngắn gọn nguyên nhân
gây ra lạm phát

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
-51-
e. Dựa vào kiến thức đã học hãy chỉ ra các biện pháp kìm chế lạm phát trong trường hợp
này?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

f. Theo bạn Việt Nam nên đưa lạm phát về mức nào là hợp lý? Vì sao.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

 Tình huống 2:
1,1 triệu lao động thất nghiệp trong 3 tháng đầu năm
3 tháng đầu năm 2015, số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp
tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 người. Trong khi đó số lao động tốt nghiệp cao
đẳng thất nghiệp tăng từ 79.000 người lên hơn 100.000....
Thống Kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) vừa công bố ngày
2014, cho thấy tỷ lệ lao động chất lượng cao thất nghiệp đang ngày càng tăng.

Cụ thể, trong quý I/2015, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp. So với cùng
kỳ năm trước con số này tăng 114.000 người.

Số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần
178.000 người; lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 79.000 người lên hơn
100.000; lao động không có bằng cấp từ gần 630.000 lên 726.000.

Tỷ lệ trình độ chuyên môn thất nghiệp cao nhất nằm ở nhóm có trình độ cao đẳng
chuyên nghiệp và cao đẳng nghề, tương ứng là 7,2% và gần 6,9%. Tỷ lệ thấp nhất nằm ở
nhóm không có bằng cấp, chứng chỉ là 1,97%. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động
của cả nước là 2,43%, tăng 0,22% so với cùng kỳ năm trước.

Điều tra của Viện Khoa học Lao động và Xã hội cũng cho thấy, số người làm việc
dưới 35 giờ mỗi tuần và có mong muốn làm thêm giờ là 1,13 triệu người, tăng so với
cuối năm 2014, số lao động thiếu việc làm ở nông thôn cao gần gấp đôi so với khu vực
thành thị.
-52-
Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH cho biết, số lao động thất
nghiệp ở nhóm có trình độ đại học, sau đại học và cao đẳng nghề chủ yếu là mới tốt
nghiệp, gia nhập thị trường lao động một cách khó khăn. Tỷ lệ này chưa phải là chỉ số
phản ánh hết được tình trạng lao động của đất nước.

Thứ trưởng Diệp cũng nói rõ, nếu không khai thác được hết thời gian lao động
của con số 98% lao động có việc làm thì bức tranh về nguồn lực lao động sẽ không có gì
khởi sắc. Trái lại, nếu 98% lao động có việc làm chỉ cần sử dụng một nữa thời gian lao
động thì nguồn lực lao động vẫn được khai thác ở mức cao. Do vậy, cần phải xem nhiều
chỉ số khác nhau khi nhín nhận tình trạng nguồn lao động trong nước.

Bên cạnh những con số đáng báo động về lao động thất nghiệp thì bức tranh thị trường
lao động trong 3 tháng đầu năm cũng có những điểm sáng. Số lao động ở khu vực nhà
nước giảm, lao động làm công ăn lương gia tăng.

Dự báo thời gian cuối năm nay bức tranh thị trường lao động trong nước sẽ có
nhiều khởi sắc do Luật việc làm có hiệu lực sẽ tạo khung pháp lý để thị trường lao động
hội nhập sâu rộng vào các nước trong khu vực và quốc tế. Ngoài ra việc Việt Nam sẽ gia
nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng sẽ là cơ hội tạo thêm nhiều việc cho người lao
động trong nước. (Theo: vietnamnet).

a. Thất nghiệp là gì? Có những loại thất nghiệp nào? Cho ví dụ minh họa

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

b. Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH cho biết: “Số lao động thất nghiệp ở
nhóm có trình độ đại học, sau đại học và cao đẳng nghề chủ yếu là mới tốt nghiệp, gia
nhập thị trường lao động một cách khó khăn” Theo bạn những người này là loại thất
nghiệp loại gì? Vì sao
-53-
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

c. Qua thống kế trên ta thấy “Tỷ lệ thấp nhất nằm ở nhóm không có bằng cấp, chứng chỉ
là 1,97%”? Theo bạn những người này là loại thất nghiệp loại gì? Vì sao

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

d. Có khi nào Quốc gia không có thất nghiệp không? Vì sao

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

d. Theo bạn có mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát không? Nếu có thì nó được lý
giải như thế nào.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
-54-
CHƯƠNG VI
PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ

I. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN


1. Thị trường ngoại hối
a. Khái niệm
Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế mà ở đó đồng tiền của quốc gia này có thể
đổi lấy đồng tiền của quốc gia khác.
Tỷ giá hối đoái là mức giá mà tại đó hai đồng tiền của hai quốc gia có thể chuyển đổi
cho nhau. Tỷ giá hối đoái ký hiệu là e
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ số phản ánh lượng nội tệ thu được khi đổi một đơn vị
ngoại tệ hoặc lượng ngoại tệ thu được khi đổi một đơn vị nội tệ.

Lượng nội tệ thu được = Lượng ngoại tệ x e

Quy ước: Khi tỷ giá tăng nghĩa là đồng ngoại tệ tăng giá và đồng nội tệ giảm giá.

b. Tỷ giá hối đoái cân bằng

Cầu ngoại tệ sinh ra từ hai nguồn:


- Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
- Vốn và các khoản chuyển nhượng ra nước ngoài
Cung ngoại tệ sinh ra từ hai nguồn:
- Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
- Vốn và các khoản chuyển nhượng của nước ngoài vào trong nước.
Tỷ giá hối đoái cân bằng là mức tỷ giá mà ở đó lượng cung và lượng cầu ngoại tệ trên
thị trường ngoại hối bằng nhau.
- Khi e tăng: lượng cung ngoại tệ tăng, lượng cầu ngoại tệ giảm.
- Khi e giảm: lượng cung ngoại tệ giảm, lượng cầu ngoại tệ tăng.

e
S

E
ecb

0
Lượng ngoại tệ
-55-
c. Quản lý tỷ giá hối đoái
Có 3 phương thức quản lý tỷ giá hối đoái là:
- Tỷ giá hối đoái cố định là tỷ giá mà chính phủ đồng ý duy trì khả năng chuyển đổi
đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài.
- Tỷ giá hối đoái thả nổi: là tỷ giá được tự do biến động để đạt được mức cân bằng của
thị trường ngoại hối.
- Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý: là kết hợp giữa tỷ giá thả nổi và tỷ giá cố định.
d. Tỷ giá hối đoái thực (er)
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá phản ánh tương quan giá cả hàng hóa của hai nước
được tính theo một trong hai loại tiền của hai nước đó.
GIÁ HÀNG NƯỚC NGOÀI TÍNH BẰNG NỘI TỆ
er =
GIÁ HÀNG TRONG NƯỚC TÍNH BẰNG NỘI TỆ
Giá hàng X sản xuất ở nước ngoài tính bằng ngoại tệ (P0)
er = xe
Giá hàng X sản xuất trong nước tính bằng nội tệ (P)

Giả sử P và P0 không đổi thì khi e tăng thì er cũng tăng. Do đó tác động làm giá
hàng hóa nước ngoài tăng lên tương đối so với giá hàng hóa trong nước. Như vậy làm
hàng hóa trong nước có khả năng cạnh tranh cao hơn so với hàng ngoại nhập và từ đó cải
thiện cán cân thương mại quốc gia.

VD: giả sử nếu e = 15.000 VND/USD


- Một áo sơ mi may sẵn Việt Tiến tại TpHCM bán với giá 100.000 VNĐ/ áo
- Một áo sơ mi may sẵn tại NewYord bán giá 50 USD/áo
Như vậy tỷ giá hối đoái thực tế trong trường hợp này là 7,5

II. CÁN CÂN THANH TOÁN (BOP)

1. Khái niệm
Cán cân thanh toán là một bản ghi chép có hệ thống và đầy đủ tất cả các giao dịch
của dân cư và Chính phủ một nước với dân cư và Chính phủ các các nước khác trong
một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Cán cân thanh toán ký hiệu là: BOP (Balance of Payments)
Cán cân thanh toán bao gồm các hạng mục chính sau:
(1) Tài khoản vãng lai: xuất khẩu, nhập khẩu, thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài,
chuyển nhượng ròng.
(2) Tài khoản vốn : đầu tư ròng, giao dịch tài chính ròng
(3) Sai số thống kê
(4) Cán cân thanh toán = 1 + 2 + 3
(5) Tài trợ chính thức = - 4
2. Nguyên tắc hạch toán
-56-
Khi luồng ngoại tệ đi vào trong nước thì ghi bên Có hay (+) khi luồng ngoại tệ đi
khỏi quốc gia thì ghi bên Nợ hay (-)
Tài khoản vãng lai (CA): khi ghi chép mọi luồng thu nhập đi vào và đi ra khỏi quốc gia.
Với giả định NFFI và NTr là nhỏ thì CA bao gồm:
CA = X – M
Hai nhân tố ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai là sản lượng quốc gia và tỷ giá hối
đoái thực tế.
Tài khoản vốn (K): Ghi chép mọi luồng vốn đi vào và đi ra khỏi lãnh thổ một quốc gia.
Bao gồm tài sản thực và tài sản tài chính.
K = VỐN VÀO - VỐN RA
K = K 0 + Km r
Hai nhân tố ảnh hưởng đến tài khoản vốn là tỷ giá hối đoái danh nghĩa và lãi suất
trong nước.
Sai số thống kê : Giả định bằng 0
Cán cân thanh toán (BOP)
BOP = X – M + K
Nếu : X – M + K = 0 th ì BOP cân bằng
X – M + K < 0 th ì BOP thâm hụt
X – M + K > 0 th ì BOP thặng dư
3. Đường BP
a. Sự hình thành của đường BP
Đường BP hình thành khi cán cân thanh toán cân bằng
(X- M) + K = 0
Hay K+ X = M
Đường BP là tập hợp những phối hợp giữa lãi suất và sản lượng mà ở đó cán cân
thanh toán cân bằng.
b. Phương trình của đường BP
Đường BP hình thành khi cán cân thanh toán cân bằng
K+X=M
Trong đó:
 K = K0 + Km.r
 X = X0
 M = M0 + Mm. Y

Như vậy ta có:


X0 – M0 + K0 Km
Y= + xr
Mm Mm

Do Km/Mm >0 nên đường BP dốc lên


- Km nhỏ : đường BP dốc
- Km lớn: đường BP thoải
- Km = ∞ : đường BP nằm ngang
-57-

BP > 0 BP

BP < 0

0
Y
-58-

c. Sự dịch chuyển của đường BP


- Nếu lượng ngoại tệ đi vào tăng lên, lượng ngoại tệ đi ra giảm xuống thì đường BP
dịch chuyển sang phải.
- Nếu lượng ngoại tệ đi vào giảm xuống, lượng ngoại tệ đi ra tăng lên thì đường BP
dịch chuyển sang trái.

CHƯƠNG 6
 Tình huống 1:
Trong 5 tháng đầu năm, trước những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và
trong nước, đồng USD tăng giá mạnh, giá dầu trên thị trường quốc tế giảm thấp nhất
trong vòng 5 năm, nhập siêu trong nước tăng cao, ảnh hưởng bất lợi tới tỷ giá và thị
trường ngoại hối, do đó, nhằm chủ động dẫn dắt thị trường, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp chủ động trong kế hoạch sản xuất - kinh doanh, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá
bình quân liên ngân hàng 2 lần với tổng mức điều chỉnh là 2% vào ngày 7/1/2015 và
ngày 7/5/2015; đồng thời, điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, điều tiết mặt
bằng lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng phù hợp, kết hợp với bán ngoại tệ vào
những thời điểm cần thiết.
Tuy nhiên, từ đầu tháng 8/2015, trên thị trường quốc tế có những biến động bất
thường với việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc điều chỉnh giảm giá đồng nhân dân tệ
và các thông tin về khả năng Cục Dự trữ liên ban Mỹ tăng lãi suất, các đồng tiền mất giá
mạnh so với đồng USD đã tác động lớn đến tâm lý trên thị trường ngoại tệ trong nước.
Để chủ động dẫn dắt thị trường, ứng phó với tác động bất lợi trên thị trường quốc
tế, NHNN đã có những động thái can thiệp phù hợp và kịp thời, như: Điều chỉnh tăng
biên độ tỷ giá từ mức +/-1% lên +/-2% (ngày 12/8/2015) và từ +/-2% lên +/-3% (ngày
19/8/2015); điều chỉnh tăng 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD từ
mức 21.673 VND/USD lên 21.890 VND/USD (ngày 19/8/2015), giúp tỷ giá VND có dư
địa đủ lớn để linh hoạt trước các diễn biến bất lợi trên thị trường trong nước và quốc tế
không chỉ từ nay đến cuối năm mà cả những tháng đầu năm 2016.

a. Tỷ giá hối đoái là gì? Tỷ giá hối đoái tác động tới những cái gì?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
-59-
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

b. Ngày 19/08/2015 NHNN điều chỉnh tăng 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa
VND và USD từ mức 21.673 VND/USD lên 21.890 VND/USD. Điều này tác động như
thế nào tới cán cân thương mại của Việt Nam? Tại sao.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

c. Theo ban Việt Nam nếu tỷ giá giảm (tức đồng ngoại tệ giảm giá) thì ảnh hưởng thế nào
tới cán cân thương mại cửa Việt Nam? Vì sao.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

 Tình huống 2:
Theo một báo cáo do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây, Việt Nam đón lượng
kiều hối 12,25 tỷ USD trong năm 2015, đứng thứ 11 thế giới.

Báo cáo mang tên "Migration and remittances factbook 2016" của WB về di cư và
kiều hối cho biết, lượng kiều hối mà Việt Nam đón nhận trong năm nay tăng khoảng 0,25
tỷ USD so với năm 2014.  Năm 2014, Việt Nam nhận 12 tỷ USD kiều hối, tương đương
6,4% GDP. Mức kiều hối vào Việt Nam trong năm 2013 và 2012 tương ứng lần lượt là
11 tỷ USD và 10 tỷ USD. Mỹ là nguồn kiều hối gửi về Việt Nam lớn nhất năm nay, theo
báo cáo của WB, với khoảng 7 tỷ USD. Theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt
Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao, hiện có gần 5 triệu người Việt Nam cư trú tại
103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. 
Ngoài ra, trong năm 2015 ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải
ngân được 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% với cùng kỳ năm 2014.
-60-

a. Năm 2015 Việt Nam đón lượng kiều hối là bao nhiêu theo bạn? Quốc gia nào có lượng
kiều hối về Việt Nam nhiều nhất

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

b. Tiền kiều hối sẽ làm tăng tài khoản nào trong cán cân thanh toán? Vì sao

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

c. Bên cạnh kiều hối chảy vào Việt Nam, còn có vốn đầu tư vào Việt Nam, trong năm qua
số vốn đầu tư vào Việt Nam là bao nhiêu? Vốn đầu tư sẽ làm tăng tài khoản nào trong
cán cân thanh toán? Vì sao

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

You might also like