You are on page 1of 50

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ KINH


TẾ VĨ MÔ

ThS.GVC Ngô Thị Hồng Giang


MỤC TIÊU
➢ Nắm lại được các khái niệm cơ bản của kinh tế học.

➢ Tìm hiểu một số khái niệm của kinh tế học vĩ mô:


sản lượng tiềm năng, tổng cung, tổng cầu.

➢ Hiểu một số mục tiêu của kinh tế vĩ mô./


NỘI DUNG

1. Các khái niệm chung


2. Sản lượng tiềm năng
3. Tổng cung – tổng cầu
4. Cân bằng AS – AD
5. Mục tiêu ổn định & tăng trưởng kinh tế./
1. CÁC KHÁI NiỆM CHUNG

Nhắc lại khái niệm


Kinh tế học là một môn khoa học xã hội nghiên cứu
sự lựa chọn của con người trong việc sử dụng
những nguồn lực có giới hạn để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của con người.
1. CÁC KHÁI NiỆM CHUNG
Kinh tế vi mô Kinh tế vĩ mô
➢ NC hành vi của từng thành ➢ NC nền kinh tế trên phạm vi
phần, từng đơn vị riêng lẻ tổng thể. Nhấn mạnh đến sự
trong nền kinh tế. tác động qua lại trong toàn bộ
nền kinh tế

➢ Sản lượng: từng doanh ➢ Sản lượng: quốc gia (GDP,


nghiệp, ngành sản xuất… GNP, NDP…)

➢ Giá cả: của từng mặt hàng ➢ Giá cả: mức giá chung của
nền kinh tế.
➢ Đối tượng NC: quyết định của ➢ Đối tượng NC: lạm phát, thất
doanh nghiệp, hộ gia đình, …/ nghiệp, sản lượng.../
1. CÁC KHÁI NiỆM CHUNG
• Lạm phát (inflation) là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế

tăng lên liên tục trong thời gian nhất định.

• Giảm phát (Deflation) là tình trạng mức giá chung của nền kinh

tế giảm xuống liên tục trong thời gian nhất định.

• Tỷ lệ lạm phát (rate of inflation) là tỷ lệ thay đổi của giá cả ở 1

thời điểm nào đó so với thời điểm trước.

• Mức giá chung là mức giá trung bình của nhiều loại hàng hóa

và dịch vụ./
1. CÁC KHÁI NiỆM CHUNG

• Mức giá chung được đo lường bằng chỉ số giá:

• Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh mức giá trung bình ở một thời

điểm nào đó bằng bao nhiêu % so với thời điểm trước (thời

điểm gốc).

• Có 3 loại chỉ số giá: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Chỉ số giá

sản xuất (PPI), và Chỉ số giảm phát GDP (D%)./


3 loại chỉ số giá
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): phản ánh tốc độ thay đổi
giá bán lẻ trung bình của các hàng hóa, dịch vụ tiêu

dùng chính ở một năm nào đó so với năm gốc.


Cách đo lường CPI
▪ Bước 1: Xác định danh mục hh,dv tiêu dùng phổ biến của người dân “giỏ
hàng” (giai đoạn 2021-2025: 752 mặt hàng). Xác định tỷ trọng mức tiêu
dùng tương ứng của mỗi nhóm hh/dv đại diện trong tổng mức chi tiêu cho
đời sống hàng ngày của người dân  gắn quyền số cho mỗi nhóm hh/dv.
▪ Bước 2: Thu thập giá cả của từng nhóm hh/dv
▪ Bước 3: Tính toán chi phí của giỏ hàng.
▪ Bước 4: Chọn năm gốc và tính toán chỉ số
Chi phí của giỏ hàng trong năm hiện tại
CPI = Chi phí của giỏ hàng trong năm gốc
X 100%

▪ Bước 5: Tính toán tỉ lệ lạm phát.


inflation CPIt – CPIt-1
= x 100%
rate (R) CPIt-1
Cách đo lường CPI
Mã Các nhóm hàng và dịch vụ Quyền số (%) Quyền số (%) Quyền số (%)
2009-2014 2015-2020 2021-2025
C Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng 100,00 100,00 100,00
01 I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 39,93 36,12 33,56
011 1. Lương thực 8,18 4,46 3,67
012 2. Thực phẩm 24,35 22,60 21,28
013 3. Ăn uống ngoài gia đình 7,40 9,06 8,61
02 II. Đồ uống và thuốc lá 4,03 3,59 2,73
03 III. May mặc, mũ nón, giày dép 7,28 6,37 5,7
04 IV. Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu 10,01 15,73 18,82
xây dựng
05 V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,65 7,31 6,74
06 VI. Thuốc và dịch vụ y tế 5,61 5,04 5,39
063 Dịch vụ y tế 3,87 4,11
07 VII. Giao thông 8,87 9,37 9,67
08 VIII. Bưu chính viễn thông 2,73 2,89 3,14
09 IX. Giáo dục 5,72 5,99 6,17
092 Dịch vụ giáo dục 5,16 5,45
10 X. Văn hoá, giải trí và du lịch 3,83 4,29 4,55
11 XI. Hàng hoá và dịch vụ khác 3,34 3,30 3,53
3 loại chỉ số giá
▪ Chỉ số giá sản xuất (PPI): phản ánh tốc độ thay đổi giá bán buôn
trung bình của các loại hàng hóa thuộc 3 nhóm chính: Lương thực
thực phẩm, chế tạo và khai khoáng ở một năm nào đó so với năm gốc.
▪ Chỉ số giảm phát GDP (D%): Đo lường biến động của mức giá trung
bình của tất cả các hàng hóa, dịch vụ mà một nền kinh tế sản xuất
được, ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc.

 Trong 3 loại chỉ số giá trên thì chỉ số CPI được sử dụng rộng rãi nhất.

 Vì thế, tỷ lệ lạm phát được tính theo CPI được quan tâm nhiều nhất, vì
nó gắn liền với cuộc sống của người tiêu dùng./
Hai cách tính tỷ lệ lạm phát (R)
CPI T − CPI T -1  CPI T 
Cách 1: RT = .100% =  − 1.100%
CPI T -1  CPI T -1 

D% T − D% T -1  D% T 
Cách 2: RT = .100% =  − 1.100%
D% T -1  D% T -1 

Ưu nhược điểm của 2 cách tính R


Cách 1 Cách 2
▪ Ưu: Tính nhanh ▪ Ưu: Tính chính xác
▪ Nhược: Kết quả không chính ▪ Nhược: Chậm, vì cuối năm
xác vì chỉ dựa trên giỏ hàng mới có số liệu thống kê.
hóa đã chọn.
1. CÁC KHÁI NiỆM CHUNG
Thất nghiệp – Nhân dụng – Lực lượng lao động
• Thất nghiệp (unemployment) là tình trạng những người nằm
trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang tìm việc
nhưng chưa có việc làm.

• Nhân dụng (Employment) là số lượng lao động được sử dụng,


phản ánh lượng lao động đang có việc làm trong nền kinh tế.

• Lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người thất nghiệp
và những người đang có việc làm./
DÂN SỐ

Số người trong độ tuổi lao động Số người ngoài độ tuổi lao động

Có khả năng lao động Không có khả năng lao động

Lực lượng LĐ Ngoài lực lượng LĐ

Thất nghiệp Có việc làm


Công thức đo lường
• Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ lệ % của số người thất nghiệp so với
lực lượng lao động.

Số người thất nghiệp


Tỷ lệ thất nghiệp (%) = x 100%
Lực lượng lao động

• Mức nhân dụng: là tỷ lệ % số người có việc làm với lực


lượng lao động.
Số người có việc làm
Mức nhân dụng (%) = x 100%
Lực lượng lao động
1. CÁC KHÁI NiỆM CHUNG
Các nguồn lực sản xuất gồm:
▪ Lao động
▪ Vốn
▪ Khoa học
▪ Tài nguyên./
1. CÁC KHÁI NiỆM CHUNG
Nhắc lại

▪ Nguồn lực sử dụng trong sản xuất của mỗi quốc gia,
tại mỗi thời điểm là có giới hạn.

▪ Sự giới hạn  khái niệm đường giới hạn khả năng


sản xuất (Production Possibility Frontier: PPF).

➔ Đường PPF biểu hiện trên đồ thị các sự lựa chọn mà


xã hội có thể lựa chọn khi sử dụng hợp lý các nguồn
lực./
1. CÁC KHÁI NiỆM CHUNG
Đường giới hạn khả năng sản xuất - PPF
Ví dụ: Nền kinh tế có 5 lao động phân phối vào 2 ngành: Sản
xuất máy móc & hàng tiêu dùng
Các phương án Số lượng máy Số lượng hàng
sản xuất móc tiêu dùng
A 15 0
B 14 6
C 12 11
D 9 15
E 5 18
F 0 20
1. CÁC KHÁI NiỆM CHUNG
Đường giới hạn khả năng sản xuất - PPF
Đồ thị biểu diễn các phương án sản xuất
Vượt quá khả
Máy móc
năng sản xuất hợp
20 lý của nền kinh tế

A
15
B G
14 Đường giới hạn
C khả năng sản
12
xuất - PPF
H D
9
Nền kinh tế còn
nhiều nguồn lực 5
E
chưa được sử
dụng hợp lý F
0 6 11 15 18 20 Hàng tiêu dùng
2. SẢN LƯỢNG TiỀM NĂNG
Sản lượng toàn dụng/sản lượng hữu nghiệp (Yp hay Qp)

a) Khái niệm
Là mức sản lượng tối ưu mà nền kinh tế có thể đạt
được khi sử dụng hết một cách hợp lý các nguồn lực
của nền kinh tế mà không gây áp lực làm lạm phát
tăng cao./
Lưu ý
▪ Yp không phải là mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể đạt
được.
▪ Ở Yp vẫn còn thất nghiệp → Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (chuẩn) – là
tỷ lệ thất nghiệp luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
Yt = Yp thì Ut = Un
Yt > Yp thì Ut < Un
Yt < Yp thì Ut > Un
▪ Yp có xu hướng tăng lên theo thời gian, vì theo thời gian các nguồn
lực có xu hướng gia tăng./
b) Đồ thị của Yp theo P
Sản lượng tiềm năng không phụ thuộc vào mức giá mà
phụ thuộc vào các nguồn lực của nền kinh tế.
P
(Mức giá)

0
Yp Y
Giá trị sản lượng
c) Cách tính sản lượng tiềm năng
Tập hợp GDP thực theo thời GDP thực
gian trên đồ thị (Yt)
GDP
1 chu kỳ
thực
($)
Dùng phương pháp hồi quy Đỉnh
tuyến tính để tính mức trung
bình của các dao động GDP
thực qua các năm Đỉnh

GDP thực theo


xu hướng (Yp)
GDP thực theo xu hướng →
Đáy
căn cứ vào đường này để
xác định Yp ở các năm
Năm1 Năm2 Năm
Yp < GDP thực
Yp > GDP thực
d) Chu kỳ kinh tế
(Business cycle)

Là hiện tượng sản lượng thực tế dao động lên


xuống theo thời gian, xoay quanh sản lượng
tiềm năng.
3. TỔNG CUNG – TỔNG CẦU
Tổng cung - AS (Aggregate Supply)

Là giá trị của toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất trong nước mà các doanh nghiệp trong nền kinh tế
muốn cung ứng tại mỗi mức giá chung.

Tổng cung gồm có:


Tổng cung ngắn hạn
Tổng cung dài hạn
a) Tổng cung ngắn hạn (SAS)
• Khái niệm: SAS phản ánh mối quan hệ giữa tổng cung và
mức giá trong điều kiện giá các yếu tố đầu vào chưa thay đổi
(tiền lương, tiền thuê mmtb, giá nguyên nhiên vật liệu…)

• Quy luật: Khi P tăng → SAS tăng.

• Đường AS theo P: ➔
a) Tổng cung ngắn hạn (SAS)

Đường SAS theo P: khi P SAS

P, các DN tăng SX để thu


lợi nhiều hơn → SAS

 Khi vượt qua Yp, độ


dốc càng tăng và sau đó
thẳng đứng. 0
Yp Y
a) Tổng cung ngắn hạn (SAS)
P P
SAS SAS

Y Y
b) Tổng cung dài hạn (LAS)

• Khái niệm: LAS phản ánh quan hệ giữa tổng cung và


mức giá trong điều kiện giá các yếu tố đầu vào thay đổi
cùng tỉ lệ với mức giá đầu ra của sản phẩm.

• Lưu ý: Ngắn hạn hay dài hạn không được đánh giá bằng
thời gian mà bằng sự điều chỉnh kinh tế.
b) Tổng cung dài hạn (LAS)

P LAS
LAS của nền kinh tế phụ
thuộc vào năng lực sản
xuất của quốc gia, không
phụ thuộc vào P.

0 Y
Yp
c) Các yếu tố làm thay đổi AS

Mức giá chung thay đổi  Thay đổi AS


 di chuyển dọc trên đường tổng cung.

Nhân tố bên ngoài biến số giá tác động


 dịch chuyển đường tổng cung.
c) Các yếu tố làm thay đổi AS
• Nhân tố làm dịch chuyển cả đường SAS và LAS:

- Nguồn nhân lực

- Trình độ công nghệ

- Nguồn vốn

- Các loại tài nguyên.

 Tác động đồng biến đến LAS và SAS. Vì nó tác

động đến năng lực sản xuất của nền kinh tế.
Sự dịch chuyển đường AS

P SAS SAS’

0
Yp Yp’ Y
c) Các yếu tố làm thay đổi AS

• Nhân tố chỉ tác động đến tổng cung ngắn hạn:

 Tiền lương: khi tiền lương ↑→ chi phí SX↑ → DN↓ sản
lượng muốn cung ứng ở mọi mức giá.

 Giá các yếu tố sản xuất khác ↑→ DN↓ sản lượng muốn
cung ứng ở mọi mức giá.

 Chính sách vĩ mô…


Sự dịch chuyển đường AS
P SAS2
SAS
SAS1

0
Yp Y
TỔNG CẦU
Aggregate Demand (AD)

a) Khái niệm
Tổng cầu (tổng mức cầu) là giá trị của toàn bộ lượng hàng hóa và
dịch vụ nội địa mà hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ, người
nước ngoài muốn mua tại mỗi mức giá chung trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi.
TỔNG CẦU - AD
• Quy luật: là khi P tăng, chi tiêu cho việc mua sắm
hàng hóa/dịch vụ có xu hướng giảm,  giảm AD.

• Đường AD = f(P) phản ánh lượng hàng hóa/dịch vụ


trong nước mà mọi người muốn mua ứng với các
mức giá khác nhau trong nền kinh tế./
Đồ thị AD theo P
P

P1

AD’
P2

AD

Y1 Y2 Y
b) Các nhân tố làm dịch chuyển đường
AD = Tổng chi tiêu của 4 chủ thể
▪ Thu nhập của dân chúng
▪ Lãi suất
▪ Tỷ giá hối đoái
▪ Chi tiêu chính phủ
▪ Thuế và các khoản trợ cấp
▪ Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu
▪ Dân số…./
4. TỔNG CUNG – TỔNG CẦU

• Điều kiện cân bằng: AS = AD

– Mức giá cân bằng P0

– Giá trị sản lượng cân bằng Y0

• Dài hạn: LAS = AD = Yp

• Ngắn hạn: SAS = AD


a) Cân bằng AS-AD trong dài hạn
P
LAS

Xảy ra ngay trên


đường sản lượng
tiềm năng

Pe
AD

0
Yp Y
b) Cân bằng AS-AD trong ngắn hạn
P
AS

Nền kinh tế cân bằng


có lạm phát cao

P2 E2

AD2
P0 E0
P1
Nền kinh tế cân
E1
AD0 bằng toàn dụng
Nền kinh tế cân AD1
bằng khiếm
0 dụng Y1 Yp Y2 Y
5. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
a) Trong ngắn hạn
▪ Tổng quát
– Sự ổn định kinh tế vĩ mô.

– Đảm bảo sự tăng trưởng nhanh.

– Đảm bảo sự công bằng trong xã hội.

▪ Cụ thể
– Ổn định giá cả, việc làm, kiềm chế lạm phát ở mức vừa phải.

– Cân bằng trong phân phối./


a) Trong ngắn hạn
Để ổn định nền kinh tế (hay đạt Yp) khi AS thay đổi
chưa đáng kể

➔ chính sách điều tiết AD rất hiệu quả gồm:


✓Chính sách tài khóa.

✓Chính sách tiền tệ.

✓Chính sách thu nhập.

✓Chính sách ngoại thương.

✓Chính sách ngoại hối./


b) Trong dài hạn
Tăng Yp, gia tăng “sức mạnh” cho nền kinh tế.

➔ CP sẽ dùng các chính sách tác động đến AS:

– Đầu tư cho giáo dục & đào tạo: nhằm gia tăng chất, lượng
cho nguồn nhân lực.

– Đầu tư cho nghiên cứu, khoa học và phát triển công nghệ.

– Thực hiện các chính sách thu hút vốn: giảm thuế…/
BÀI TẬP
1. Đường AS dịch chuyển sang phải khi:
a. Tăng chi tiêu cho quốc phòng
b. Giảm thuế thu nhập
c. Giảm thuế đầu vào của sản xuất
d. Tăng lãi suất.
2. Đường AD dịch chuyển sang phải khi:
a. Tăng chi tiêu cho quốc phòng
b. Giảm thuế thu nhập
c. Giảm thuế đầu vào của sản xuất
d. a,b đều đúng
3. Yếu tố nào sau đây chỉ ảnh hưởng đến đường SAS:
a. Nguồn nhân lực
b. Công nghệ
c. Tiền lương danh nghĩa
d. Phát hiện các loại tài nguyên mới.
BÀI TẬP
4. Khi nền kinh tế hoạt động trên mức toàn dụng:
a. Sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng.
b. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế năm tài khóa cao hơn năm trước.
c. Lạm phát năm tài khóa dưới 10%.
d. Thất nghiệp cao.
5. Tổng cung dài hạn thay đổi khi:
a. Có sự thay đổi về lãi suất.
b. Các nguồn lực sản xuất thay đổi.
c. Chính phủ thay đổi chi tiêu ngân sách.
d. Nhập khẩu máy móc thiết bị tăng.
6. Nếu nền kinh tế có Ut = Un có nghĩa là:
a. Nền kinh tế đang trong tình trạng lạm phát cao.
b. Nền kinh tế không có lạm phát.
c. Sản lượng của nền kinh tế đang đạt mức toàn dụng.
d. Sản lượng của nền kinh tế đang đạt ở mức tối đa.
BÀI TẬP
Bằng lập luận và đồ thị AS-AD hãy giải thích điều gì sẽ xảy ra
với mức giá chung và giá trị sản lượng cân bằng trong ngắn
hạn khi:

a) Thu nhập của dân chúng tăng.

b) Dân chúng gia tăng tiết kiệm.

c) Thiên tai nên mất mùa.

d) Lãi suất giảm.

e) Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng./


BÀI TẬP
Bằng lập luận và đồ thị AS-AD hãy giải thích điều gì sẽ xảy ra với mức giá
chung, giá trị sản lượng cân bằng và tình trạng thất nghiệp của nền kinh
tế trong ngắn hạn. Biết rằng lúc ban đầu nền kinh tế đang nằm ở trạng
thái cân bằng toàn dụng.

a) Thu nhập của dân chúng tăng.

b) Dân chúng gia tăng tiết kiệm.

c) Thiên tai nên mất mùa.

d) Lãi suất giảm.

e) Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng./


BÀI TẬP
• Một phụ nữ 30 tuổi, có con nhỏ, ở nhà chăm sóc gia đình,
chưa nộp đơn xin việc ➔ có phải là người thất nghiệp
không?

• Một thanh niên bị tâm thần, không có việc làm ➔ có phải là


người thất nghiệp không?

• Một phụ nữ 60 tuổi, không có việc làm ➔ có phải là người


thất nghiệp không?

• Một thanh niên đang thực hiện nghĩa vụ quân sự ➔ có phải


là người thất nghiệp không?

You might also like