You are on page 1of 27

Hai vai trò của nhà kinh tế học là gì? Khác nhau thế nào ?

Mô hình là gì? Các nhà kinh tế học sử dụng mô hình


như thế nào?

Các thành phần của sơ đồ chu chuyển kinh tế là gì?


Sơ đồ này thể hiện các khái niệm nào?
Đường giới hạn khả năng sản xuất liên quan đến chi
phí cơ hội như thế nào? Đường này còn thể hiện khái
niệm nào?
Sự khác nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô? Giữa
thực chứng và chuẩn tắc?
 Vai trò của nhà kinh tế:
- Là nhà khoa học: cố gắng giải thích thế giới
- Là nhà tư vấn chính sách: cố gắng cải thiện thế
giới

3
 Nhà kinh tế là nhà khoa học: sử dụng phương pháp
khoa học xây dựng các lý thuyết mô tả thế giới hoạt
động như thế nào, rồi thu thập dữ liệu, và sau đó phân
tích những dữ liệu này để khẳng định hay bác bỏ các lý
thuyết đó.

4
 Giả định: để đơn giản hóa một thế giới đầy phức tạp và
làm cho nó dễ hiểu hơn
◦ Để nghiên cứu về thương mại quốc tế, chúng ta có thể giả định
rằng cả thế giới chỉ có 2 quốc gia và mỗi quốc gia chỉ sản xuất
2 loại hàng hóa.
◦ Thực tế thì có nhiều quốc gia, mỗi quốc gia sản xuất ra hàng
ngàn loại hàng hóa khác nhau.
 Mô hình: để đơn giản hóa thực tế để giúp chúng ta
hiểu về chúng được nhiều hơn.
◦ Tất cả các mô hình đều được xây dựng đi kèm với các giả
định.

5
 Sơ đồ chu chuyển: Mô hình trực quan của nền kinh tế, thể
hiện dòng tiền luân chuyển thông qua các thị trường, giữa
hộ gia đình và doanh nghiệp.
 Hai chủ thể:
◦ Hộ gia đình (households)
◦ Doanh nghiệp (firms)
 Hai thị trường:
◦ Thị trường hàng hoá và dịch vụ.
◦ Thị trường yếu tố sản xuất.
 Các yếu tố sản xuất: Nguồn lực được sử dụng để sản
xuất hàng hóa và dịch vụ.
◦ Lao động
◦ Đất đai
◦ Vốn (nhà xưởng và máy móc)

7
Mô hình 1: Sơ đồ dòng chu chuyển

Hộ gia đình:
▪ Mua sắm và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ
▪ Sở hữu và bán các yếu tố sản xuất

Doanh
Hộ gia đình
nghiệp

Doanh nghiệp:
▪ Sản xuất và bán hàng hóa và dịch vụ
▪ Thuê mướn và sử dụng các yếu tố sản xuất

8
Mô hình 1: Sơ đồ dòng chu chuyển
Doanh thu Chi tiêu
Thị trường
Bán hàng hóa hàng hóa
Mua hàng hóa
& dịch vụ & dịch vụ & dịch vụ

Doanh nghiệp
Hộ gia đình

Các yếu tố Lao động, đất


sản xuất Thị trường đai, vốn
các yếu tố
Tiền lương, tiền sản xuất Thu nhập
thuê, lợi nhuận
9
 Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production
Possibility Frontier): Đồ thị cho thấy các phối hợp của
đầu ra mà nền kinh tế có thể sản xuất với nguồn lực và
công nghệ sẵn có.
 Ví dụ:
◦ Hai hàng hóa: Ô tô và máy tính
◦ Nguồn lực: lao động (được tính bằng số giờ lao động)
◦ Công nghệ sẵn có
10
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)t

Các khái niệm được đề cập trong mô hình:


• Hiệu quả
• Sự đánh đổi
• Chi phí cơ hội
• Tăng trưởng kinh tế
 PPF có thể là đường thẳng hoặc đường cong lõm về phía
gốc toạ độ
 Tuỳ thuộc vào điều gì xảy ra đối với chi phí cơ hội mà nền
kinh tế dịch chuyển nguồn lực từ ngành này sang ngành
khác.
◦ Nếu chi phí cơ hội không đổi, PPF là đường thẳng
◦ Nếu chi phí cơ hội tăng khi nền kinh tế sản xuất nhiều hơn, PPF có
dạng đường cong lõm về phía gốc toạ độ.
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
Quantity of
Computers
Produced

3,000 C

A
2,200
2,000 B
Production
possibilities
frontier
1,000 D

0 300 600 700 1,000 Quantity of


Cars Produced
Điểm trên PPF (như A – B)
◦ Có thể đạt được
◦ Hiệu quả: toàn bộ nguồn lực sử dụng hiệu quả nhất

Điểm nằm trong PPF (như D)


◦ Có thể đạt được
◦ Không hiệu quả: một vài nguồn lực sử dụng không hiệu quả

Điểm nằm ngoài PPF (như C)


◦ Không thể đạt được
 Nhắc lại: Chi phí cơ hội của một thứ là cái mà bạn phải
từ bỏ để có được nó.
 Di chuyển dọc theo PPF thể hiện dịch chuyển nguồn tài
nguyên từ sản xuất HH này sang sản xuất HH khác.
 Xã hội đối diện với sự đánh đổi: để có 1 HH này nhiều hơn
phải hy sinh một vài HH khác.
 Độ dốc của PPF cho chúng ta biết chi phí cơ hội của 1
hàng hoá so với hàng hoá kia.
Dịch chuyển giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
Quantity of
Computers
Produced

4,000

3,000

2,300 G
2,200
A

0 600 650 1,000 CarsQuantity


Produced
of
Tóm tắt:
 PPF thể hiện các kết hợp giữa 2 loại hàng hoá mà nền
kinh tế có thể sản xuất, với nguồn tài nguyên và kỹ
thuật có sẵn
 PPF thể hiện khái niệm sự đánh đổi và chi phí cơ hội,
hiệu quả và không hiệu quả, thất nghiệp và tăng trưởng
kinh tế
 PPF lõm về phía gốc toạ độ thể hiện khái niệm chi phí
cơ hội tăng dần.
• Kinh tế vi mô Kinh tế vĩ mô
(Microeconomics) (Macroeconomics)
Tập trung nghiên cứu phần cá Quan tâm đến tổng thể nền kinh
nhân của nền kinh tế. tế
Các hộ gia đình, chính phủ, Các hiện tượng kinh tế
doanh nghiệp ra quyết định chung như: tổng sản lượng
như thế nào và họ tác động GDP, tăng trưởng GDP, lạm
qua lại ra sao trên một thị phát, thất nghiệp, quan hệ
trường cụ thể. kinh tế quốc tế…
 Là nhà khoa học, nhà kinh tế học có những phát biểu thực
chứng (positive statements), để mô tả thế giới.
 Là nhà tư vấn chính sách, nhà kinh tế học có những phát
biểu chuẩn tắc (normative statements), chỉ ra thế giới nên
diễn ra như thế nào.
 Phát biểu thực chứng có thể thừa nhận hoặc bác bỏ, còn
phát biểu chuẩn tắc thì không thể
 Chính phủ có thể thuê các nhà kinh tế học để tư vấn chính
sách.
Kinh tế thực chứng & Kinh tế chuẩn tắc
• Các tuyên bố thực chứng mô tả thế giới như nó
vốn có – vì vậy mang tính khách quan.

• Các tuyên bố chuẩn tắc yêu cầu thế giới nên


như thế nào – vì vậy mang tính chủ quan.
 Nhà kinh tế học thường có những ý kiến tư vấn chính
sách mâu thuẫn nhau.
 Họ thường bất đồng về độ tin cậy của các lý thuyết
thực chứng liên quan đến thế giới
 Họ có thể có những quan điểm về giá trị khác nhau, do
đó những quan điểm chuẩn tắc khác nhau về việc thực
thi chính sách
 Có nhiều mệnh đề mà các nhà kinh tế học bất đồng ý
kiến
• Nhà kinh tế là nhà khoa học, họ cố gắng giải thích thế
giới bằng cách sử dụng mô hình với những giả định hợp
lý.
• Hai mô hình đơn giản là Sơ đồ chu chuyển và Đường
giới hạn khả năng sản xuất.
• Kinh tế Vi mô và Kinh tế Vĩ mô.
• Nhà kinh tế học như là nhà tư vấn chính sách, họ đưa ra
những lời khuyên làm thế nào để cải thiện thế giới.
• Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học chuẩn tắc.
 Sơ đồ chu chuyển kinh tế Circular-Flow Diagram
Đường giới hạn khả năng sản xuất Production Possibilities Frontier
 Kinh tế Vi mô Microeconomics
 Kinh tế Vĩ mô Macroeconomics

 Phát biểu thực chứng Positive statement

 Phát biểu chuẩn tắc Normative statement


 Một nền kinh tế có 3 công nhân: Larry, Moe và Curly. Mỗi người
làm việc 10 tiếng mỗi ngày và có thể làm được một trong 2 việc: cắt
cỏ hoặc rửa xe. Trong 1 giờ, Larry có thể cắt được 1 bãi cỏ hoặc rửa
được 1 chiếc xe; Moe có thể cắt được 1 bãi cỏ hoặc rửa được 2
chiếc xe; và Curly có thể cắt được 2 bãi cỏ hoặc rửa được 1 chiếc
xe.
 Tính toán xem trong mỗi trường hợp sau đây có bao nhiêu sản phẩm
dịch vụ được làm ra
◦ Tất cả cùng dành toàn bộ thời gian để cắt cỏ (A)
◦ Tất cả cùng dành toàn bộ thời gian để rửa xe (B)
◦ Tất cả cùng dành cho mỗi công việc một nửa tổng số thời gian (C)
◦ Larry dành một nửa số thời gian cho mỗi công việc, trong khi Moe chỉ
rửa xe và Curly chỉ cắt cỏ (D)

24
 Hãy vẽ đồ thị đường giới hạn khả năng sản xuất cho nền kinh tế này.
Sử dụng kết quả ở phần A chỉ ra những điểm A, B, C, D trên đồ thị.
 Hãy giải thích tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất có hình
dạng như trên đồ thị
 Có điểm phân bổ nào là không hiệu quả? Hãy giải thích.

25
 Những chủ đề sau đây, cái nào liên quan đến kinh tế vi
mô và cái nào liên quan đến kinh tế vĩ mô.
1. Quyết định của Susan xem cần nên tiết kiệm khoảng bao
nhiêu từ nguồn thu nhập.
2. Tác động của việc suy giảm tiết kiệm quốc gia lên tăng trưởng
của nền kinh tế.
3. Tác động của việc tăng giá vi mạch máy tính lên thị trường
máy tính cá nhân.
4. Tác động của việc tăng mua sắm công lên tỉ lệ thất nghiệp.
5. Quyết định giảm thuê mướn nhân công của hãng McDonald
do sự gia tăng mức lương tối thiểu.

26
Những phát biểu sau, phát biểu nào là thực chứng, phát
biểu nào là chuẩn tắc? Khác nhau là gì?
a. Giá tăng khi chính phủ tăng lượng tiền
b. Chính phủ nên in ít tiền hơn.
c. Giảm thuế là cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế
d. Tăng giá bánh có thể là nguyên nhân tăng cầu của người tiêu
dùng về download nhạc

You might also like