You are on page 1of 24

KINH TẾ HỌC VI MÔ

Giảng viên: Phạm Đỗ Tường Vy


Email: vypdt@hub.edu.vn

Đánh giá:
- Điểm danh (10%)
- Kiểm tra giữa kì (20%): Bài tập nhóm/bài tập cá nhân (20%)
- Kiểm tra cuối kì (50%): 40 câu trắc nghiệm, 60p, không sử dụng tài liệu.
Giáo trình - Tài liệu tham khảo:

Principles of Microeconomics
N.Gregory Mankiw

Bản dịch: Kinh tế học vi mô – Khoa Kinh tế trường


ĐH Kinh tế TPHCM dịch
Nội dung môn học
Chương 1: Giới thiệu về kinh tế học
Chương 2: Các lực lượng cung và cầu trên thị trường
Chương 3: Độ co giãn và ứng dụng
Chương 4: Cung cầu và chính sách của chính phủ
Chương 5: Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng
Chương 6: Lý thuyết sản xuất và chi phí
Chương 7: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Chương 8: Thị trường độc quyền
Chương 9: Thị trường độc quyền nhóm và cạnh tranh độc quyền
Chương 1:
GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC
Nội dung chương

1. Mười nguyên lý của Kinh tế học

2. Phương pháp nghiên cứu Kinh tế học

3. Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô

4. Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học chuẩn tắc


1. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC
Nguyên lý 1
Nguyên lý 2
CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO
Nguyên lý 3
Nguyên lý 4

Nguyên lý 5
Nguyên lý 6 CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO
Nguyên lý 7

Nguyên lý 8
Nguyên lý 9 NỀN KINH TẾ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO
Nguyên lý 10
1. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi

Vd:
Môi trường trong sạch và thu nhập
Hiệu quả và bình đẳng

→ Con người có thể ra quyết định tốt khi họ hiểu rõ những phương án lựa
chọn mà họ đang có
1. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó

Chi phí cơ hội: tất cả những cái phải mất đi để có được một thứ gì đó.

Vd: Chi phí cơ hội của việc đi học Đại học


1. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC
Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên

Người duy lý: người hành động một cách tốt nhất những gì họ có thể để
đạt được mục tiêu
Sự thay đổi cận biên: sự điều chỉnh nhỏ so với kế hoạch hành động hiện
tại

Người duy lý thường đưa ra quyết định bằng cách so sách lợi ích biên và
chi phí biên
Vd: Giá vé máy bay last minutes
1. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC
Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các động cơ khuyến khích

Động cơ khuyến khích: một yếu tố thôi thúc con người hành động.

Vd:
Giá hàng hóa/dịch vụ
Khen thưởng/bị phạt
1. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi người đều được lợi

Thương mại cho phép các nước chuyên môn hóa vào lĩnh vực mà họ làm tốt
nhất và hưởng thụ nhiều hàng hóa và dịch vụ phong phú hơn.
1. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC
Nguyên lý 6: Thị trường thường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt
động kinh tế

Nền kinh tế thị trường: nền kinh tế phân bổ các nguồn lực thông qua các
quyết định phi tập trung của doanh nghiệp và hộ gia đình trong quá trình
tương tác trên các thị trường hàng hóa và dịch vụ

Adam Smith và bàn tay vô hình


1. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC
Nguyên lý 7: Đôi khi Chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường.

Chính phủ đóng vai trò:


Bảo vệ quyền sở hữu tài sản: bảo vệ khả năng của một cá nhân sở hữu và
thực hiện các quyền kiểm soát nguồn lực khan hiếm.
Thúc đẩy sự hiệu quả hay thúc đẩy sự bình đẳng.

Thất bại thị trường: tình huống mà thị trường tự nó thất bại trong việc phân
bổ nguồn lực một cách hiệu quả
Nguyên nhân: ngoại tác, quyền lực thị trường
1. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất
hàng hóa và dịch vụ của nước đó

Năng suất lao động: số lượng hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra từ 1 đơn vị
lao động.
1. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC
Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi Chính phủ in quá nhiều tiền

Lạm phát: sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế.
Một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát: sự gia tăng lượng tiền trong
nền kinh tế.
1. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC
Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa thất nghiệp
và lạm phát.

Trong dài hạn: mức giá cao hơn chủ yếu là do gia tăng lượng cung tiền.

Trong ngắn hạn: tác động của việc bơm tiền vào nền kinh tế được mô tả:
Tăng lượng tiền trong nền kinh tế → kích thích tổng chi tiêu → kích thích
cầu hàng hóa dịch vụ
Cầu cao hơn → giá tăng đồng thời khuyên khích các công ty thuê thêm lao
động để sản xuất hàng hóa, dịch vụ
Thuê thêm lao động có nghĩa giảm tỉ lệ thất nghiệp
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC

Nhà kinh tế là nhà khoa học

Phương pháp khoa học: Quan sát, lý thuyết, và quan sát nhiều hơn.
Vai trò của các giả định: Đơn giản hóa vấn đề và khiến nó dễ hiểu hơn
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC
Mô hình kinh tế học
Doanh thu THỊ TRƯỜNG HÀNG Chi tiêu
HÓA VÀ DỊCH VỤ
Doanh nghiệp bán
Hàng hóa dịch
Hộ gia đình mua Hàng hóa, dịch vụ Mô hình Sơ đồ
vụ bán ra
DOANH NGHIỆP mua vào HỘ GIA ĐÌNH chu chuyển: cách
- Sản xuất và bán - Mua sắm và tiêu
hàng hóa dịch vụ thụ hàng hóa dịch
thức tổ chức các
- Thuê mướn và sử vụ giao dịch kinh tế
dụng các yếu tố sản - Sở hữu và bán các
xuất yếu tố sản xuất diễn ra giữa hộ gia
đình và doanh
THỊ TRƯỜNG CÁC Lao động, đất đai & nghiệp trong nền
Các yếu tố sản xuất YẾU TỐ SẢN XUẤT vốn kinh tế.
Hộ gia đình bán
Lương, tiền thuê và
Doanh nghiệp mua Thu nhập
lợi nhuận
Mô hình Sơ đồ chu chuyển
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC
Mô hình kinh tế học
Máy tính
Đường giới hạn khả năng sản xuất
PPF - Production Possibility Frontier:
3,000 D những phối hợp của sản lượng đầu
ra TỐI ĐA mà nền kinh tế có thể sản
C xuất khi sử dụng toàn bộ các nguồn
2,200 lực của nền kinh tế.
2,000 A
Nền kinh tế có thể sx ở bất kì tổ
hợp nào nằm trên hay nằm trong
đường giới hạn. Những điểm nằm
B ngoài đường giới hạn là không khả
1,000
thi đối với nguồn lực của nền kinh
tế có sẵn.

0 300 600 700 1,000 Ô tô


2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC
Mô hình kinh tế học
Máy tính

3,000 D
PPF giúp minh họa:

2,200
C - Hiệu quả
2,000 A - Sự đánh đổi
- Chi phí cơ hội
PPF - Tăng trưởng kinh tế
B
1,000

0 300 600 700 1,000 Ô tô


3. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
Kinh tế học vi mô: Nghiên cứu nền kinh tế ở giác độ chi tiết, riêng lẻ. Nó nghiên
cứu cách thức mà các chủ thể đơn lẻ như: người tiêu dùng, công nhân, một doanh
nghiệp/ một hãng… đưa ra các quyết định kinh tế và tác động lẫn nhau trong một
thị trường sản phẩm hay dịch vụ nào đó; đồng thời lý giải sự tương tác giữa các
thực thể kinh tế nhỏ để hình thành những thực thể kinh tế lớn hơn - các thị
trường, ngành.

Kinh tế học vĩ mô: Nghiên cứu nền kinh tế ở giác độ tổng thể, toàn bộ thông qua
các biến số kinh tế như: Tổng sản phẩm quốc gia, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ
lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, cán cân thương mại… Trên cơ sở đó đề ra các chính
sách kinh tế nhằm ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
4. KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG VÀ KINH TẾ HỌC CHUẨN TẮC

Kinh tế học thực chứng (Positive Economics): sử dụng các lý thuyết và mô


hình để mô tả, giải thích và dự báo các hiện tượng kinh tế đã, đang và sẽ xảy
ra như thế nào. Nó mang tính khách quan và khoa học.

Kinh tế học chuẩn tắc (Normative Economics): đưa ra những chỉ dẫn, những
quan điểm cá nhân về cách giải quyết các vấn đề kinh tế. Nó bao hàm sự
đánh giá, cho biết nên như thế nào và nó mang tính chủ quan.

Phát biểu thực chứng: Phát biểu mô tả thế giới


Phát biểu chuẩn tắc: Những phát biểu chỉ ra sự việc nên diễn ra như thế nào
Tại sao các nhà kinh tế bất đồng ý kiến

• Sự khác nhau về đánh giá khoa học


• Sự khác nhau về giá trị
• Nhận thức và thực tiễn

You might also like