You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

ThS Nguyễn Huy Khánh

Bộ môn Kinh tế vĩ mô, Khoa Kinh tế quốc tế

Email: khanhnh@ftu.edu.vn
MỤC TIÊU MÔN HỌC

Hiểu được các lý thuyết cơ bản về kinh tế học vĩ mô

Trang bị các kỹ năng tính toán, tư duy, phân tích các tình
huống kinh tế cụ thể

Hiểu về các mục tiêu và các chính sách kinh tế vĩ mô


TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. Giáo trình kinh tế vĩ mô cơ bản – PGS, TS Hoàng Xuân Bình (Chủ biên), NXB KH&KT, năm
2019.
2. Bài tập kinh tế vĩ mô cơ bản và nâng cao – PGS, TS Hoàng Xuân Bình (Chủ biên), NXB KH&KT,
năm 2020
3. Macroeconomics – N.Gregory Mankiw
4. Essentials of Economics – Paul Krugman
5. Contemporary Economics: An Applications Approach (8th Edition) – Robert J. Carbaugh
6. Một số website:

worldbank.org gso.gov.vn
imf.org vietstock.vn
tradingeconomics.com khanacademy.org
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

Điểm chuyên cần: 10%


 Tham gia đầy đủ các buổi học
 Phát biểu ý kiến, xây dựng bài
Bài kiểm tra giữa kỳ: 30%
 Trắc nghiệm và bài tập tính toán
Bài thi cuối kỳ: 60%
 Trắc nghiệm và bài tập tự luận
NỘI DUNG MÔN HỌC
Chương 1: Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô
Chương 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
Chương 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
Chương 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
Chương 5: Tổng cung và tổng cầu
Chương 6: Lạm phát - thất nghiệp
Chương 7: Tăng trưởng kinh tế
Chương 8: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
Chương 9: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
Nội dung chính

1. Tổng quan về kinh tế học vĩ mô

2. Một số khái niệm và quy luật cơ bản trong kinh tế học

3. Giới thiệu hệ thống kinh tế vĩ mô

4. Mục tiêu và các chính sách kinh tế vĩ mô


1. Tổng quan kinh tế học vĩ mô

 Năm 1776, tác phẩm “The Wealth of Nations” của nhà kinh tế học cổ điển người Anh là
Adam Smith (1723 – 1790) đánh dấu sự ra đời của kinh tế học với tư cách là một môn
khoa học xã hội độc lập.
 Quan điểm chủ đạo trong cuốn sách là thị trường tự do (bàn tay vô hình – Invisible
Hands).
 Cuộc Đại khủng hoảng 1929 – 1933 cho thấy khiếm khuyết của cơ chế thị trường tự do.

 Trước những thất bại của thị trường tự do điều tiết nền kinh tế, năm 1936, nhà kinh tế
học người Anh là John Maynard Keynes (1884 – 1946) đưa ra lý thuyết đề cao vai trò
của Chính phủ trong điều tiết nền kinh tế được thể hiện trong tác phẩm “Lý thuyết tổng
quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ”.
1. Tổng quan kinh tế học vĩ mô

 Kinh tế học là gì ?

“Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức mà nên kinh tế sử dụng các nguồn lực khan
hiếm trong nền kinh tế để tiến hành sản xuất và phân phối những hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho
nền kinh tế”

 Nguồn lực khan hiếm:

 3 câu hỏi lớn của nền kinh tế: Sản xuất cái gì, Sản xuất cho ai và Sản xuất như thế nào để đối với
doanh nghiệp là tối ưu hóa lợi nhuận, đối với Chính phủ là tối ưu hóa phúc lợi.

 Phân loại:

 Phạm vi nghiên cứu: Kinh tế vĩ mô và Kinh tế vi mô

 Cách thức tiếp cận: Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học chuẩn tắc
1. Tổng quan kinh tế học vĩ mô
Đối tượng nghiên cứu:

 Tổng sản lượng – Tăng trưởng kinh tế - Chu kỳ kinh tế

 Mức giá chung – Lạm phát

 Thất nghiệp – Phúc lợi xã hội

 Ngân sách chính phủ - Cán cân thanh toán

Câu hỏi: Vấn đề dưới đây thuộc lĩnh vực nghiên cứu của kinh tế vĩ mô hay vi mô?

A. Doanh nghiệp công nghệ có nên đầu tư vào công nghệ sản xuất máy tính hay không ?

B. Ảnh hưởng của việc tăng giá xăng tới doanh thu của ngành vận tải ?

C. Chi phí đầu vào tăng có làm tăng Chỉ số giá tiêu dùng trong thời gian tới ?

D. Năng suất lao động ảnh hưởng ra sao tới Tổng sản phẩm quốc nội?
1. Tổng quan kinh tế học vĩ mô

Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp phân tích cân bằng tổng thể do L.Walras (1834-1910): xem xét sự
cân bằng đồng thời của tất cả các thị trường.

 Phương pháp trừu tượng hóa

 Phương pháp thống kê số lớn, mô hình hóa kinh tế

 Phương pháp toán học (thống kê, hồi quy)


2. Một số khái niệm và quy luật cơ bản trong kinh tế học

• Các tác nhân trong nền kinh tế

Hộ gia
đình

Người
Doanh
nước Nền kinh tế nghiệp
ngoài

Chính
phủ
2. Một số khái niệm và quy luật cơ bản trong kinh tế học

Nền kinh tế truyền thống


Lịch sử Nền kinh tế chỉ huy
phát triển
Nền kinh tế thị trường
Hệ thống
Nền kinh tế hỗn hợp
kinh tế
Nền kinh tế giản đơn
Các tác nhân
Nền kinh tế đóng
trong nền kinh tế
Nền kinh tế mở
2. Một số khái niệm và quy luật cơ bản trong kinh tế học

Sơ đồ vòng chu chuyển vĩ mô của


nền kinh tế giản đơn
THỊ TRƯỜNG
Doanh thu Chi tiêu
HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ
Hàng hóa và Hàng hóa,
* Các doanh nghiệp là người bán
dịch vụ dịch vụ
* Các hộ gia đình là người mua
DOANH NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH
HỘ KINH DOANH NGƯỜI TIÊU DÙNG

* Các doanh nghiệp là người mua


Yếu tố * Các hộ gia đình là người bán Yếu tố
sản xuất sản xuất
THỊ TRƯỜNG
Tiền công, địa tô, YẾU TỐ SẢN XUẤT Thu nhập
lợi nhuận
2. Một số khái niệm và quy luật cơ bản trong kinh tế học

 Đuờng giới hạn khả năng sản xuất (Production Posibilly Frontier – PPF)

Khả năng Máy tính ( nghìn chiếc) Ô tô (nghìn chiếc)


A 1000 0
B 900 10
C 750 20
D 550 30
E 300 40
F 0 50
2. Một số khái niệm và quy luật cơ bản trong kinh tế học

 Đuờng giới hạn khả năng sản xuất (Production Posibilly Frontier – PPF)
Số lượng máy tính

1000 A
900 B
C Điểm không đạt được
750
550 D
Điểm sản xuất hiệu quả
E
300 Đường PPF
Sản xuất kém
hiệu quả
F
Số lượng ô tô
10 20 30 40 50
2. Một số khái niệm và quy luật cơ bản trong kinh tế học

 Chi phí cơ hội: “Chi phí cơ hội của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó”
hay là cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một lựa chọn kinh tế (hoặc những hàng hóa,
dịch vụ cần thiết bị bỏ qua để thu được những hàng hóa và dịch vụ khác)
2. Một số khái niệm và quy luật cơ bản trong kinh tế học

 Quy luật khan hiếm: Một hoạt động của con người, trong đó có hoạt động kinh tế đều
sử dụng các nguồn lực. Các nguồn lực đều khan hiếm, có giới hạn đặc biệt là các
nguồn lực tự nhiên khó hoặc không thể tái sinh.

Sự khan hiếm các nguồn lực có thể do:

+ Dân số tăng dẫn tới nhu cầu sử dụng các nguồn lực tăng

+ Cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu mới, các tác tác nhân trong nền kinh tế phải cải tiến,
thay đổi phương thức hành động vì vậy nhu cầu sử dụng nguồn lực tăng.
2. Một số khái niệm và quy luật cơ bản trong kinh tế học
 Quy luật lợi suất giảm dần: Khối lượng đầu ra có thêm ngày càng giảm đi, khi ta liên
tiếp bỏ thêm những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi vào một số lượng cố
định của một đầu vào khác.
Ví dụ: Một trang trại trồng ngô, nếu bỏ vào đó một lao động thì sẽ có sản lượng là
2000kg ngô; khi tăng thêm một lao động nữa thì sản lượng đạt 3000kg ngô; liên tiếp
tăng thêm một lao động nữa thì sản lượng đạt 3500kg ngô;…
Như vậy, tăng một đơn vị lao động đầu tiên thì sản lượng tăng thêm 1000kg ngô, nhưng
tăng đến đơn vị lao động thứ hai thì sản lượng chỉ tăng thêm 500kg ngô. Đơn vị lao
động đầu vào thứ hai tăng làm tăng thêm đầu ra, nhưng sự tăng lên đầu ra ít hơn đơn vị
lao động thứ nhất. Nếu tăng thêm đơn vị thứ ba thì đầu ra sẽ tăng lên ít hơn nữa.
3. Hệ thống kinh tế vĩ mô
• Theo nhà kinh tế học Paul Samuelson, hệ thống kinh tế vĩ mô đặc trung bởi ba yêu tố đó là đầu
vào, hộp đen và đầu ra.
• Đầu vào hệ thống kinh tế vĩ mỗ: bao gồm các yêu tố tác động vào tình trạng hoạt động của nền
kinh tế theo hướng tốt hoặc xấu. Những yếu tố đầu vào bao gồm các yếu tố ngoại sinh và yếu tố
nội sinh.
• Các yếu tố ngoại sinh: là các yếu tố mang tính chất môi trường có khả năng tác động đến
hiệu quả hoạt động kinh tế của một quốc gia và nằm ngoài kiểm soát của Chính phủ.
• Các yếu tố nội sinh: là các yếu tố có khả năng tác động đến hiệu quả kinh tế của một quốc
gia và nằm trong sự kiểm soát của Chính phủ.
• Hệ thống lưu trữ sự tương tác hoạt động trong nền kinh tế (Hộp đen): hoạt động của hộp
đen sẽ quyết định chất lượng của các biến số đầu ra. Hai lực lượng quyết định sự hoạt động của
hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cầu và tổng cung.
Tổng cầu (Aggregate Demand – AD)

Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà các tác nhân trong nền kinh tế mong muốn
và có khả năng mua trong một thời gian nhất định, tương ứng với mỗi mức giá chung và mức thu
nhập, còn các yếu tố khác cho trước.
Tổng cầu (Aggregate Demand – AD)
P
Các yếu tố ảnh hưởng đến AD
• Mức giá chung (P)
AD1
AD
• Thu nhập (Y)
• Quy mô dân số (N)
P’
• Kỳ vọng (E)

Y’ Y Y1 Y
Tổng cung (Aggregate Supply – AS)

Tổng cung là tổng khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà tất cả các tác nhân trong nền kinh tế có khả
năng và sẵn sàng cung cấp trong một khoảng thời gian nhất định ở các mức giá chung, trong điều
kiện mức chi phí sản xuất, giới hạn khả năng sản xuất cụ thể, các yếu tố kinh tế khác cho trước.
Tổng cung (Aggregate Supply – AS)
P
Các yếu tố ảnh hưởng đến AS
• Mức giá chung (P)
• Chi phí sản xuất
• Giới hạn khả năng sản xuất

Y
4. Mục tiêu và các chính sách kinh tế vĩ mô

 Mục tiêu chung: ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội


 Mục tiêu cụ thể:
 Đạt mức sản lượng cao và tốc độ tăng trưởng nhanh
 Công ăn việc làm nhiều và tỷ lệ thất nghiệp thấp
 Ổn định giá cả và tỷ lệ lạm phát thấp
 Mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại
 Phân phối công bằng trong thu nhập
4. Mục tiêu và các chính sách kinh tế vĩ mô
 Chính sách tài khóa (Fiscal Policy)
CSTK nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của Chính phủ để hướng nền kinh tế vào một mức sản
lượng (Y) và việc làm mong muốn.
Hai công cụ chính: chi tiêu của Chính phủ (G) và thuế (T)
 Chính sách tiền tệ (Monetary Policy)
CSTT là quá trình quản lý cung tiền (Money Supply – MS) của cơ quan quản lý tiền tệ (Ngân hàng
trung ương – NHTW), thường hướng tới một lãi suất mục tiêu (targeting interest rate) để đạt mục
đích ổn định và tăng trưởng.
 Chính sách thu nhập (Income Policy)
 Chính sách kinh tế quốc tế (Trade Policy)

You might also like