You are on page 1of 42

Kinh tế vĩ mô

TS. Nguyễn Đức Bảo – VNU UEB


2

Anh ta thực ra chẳng có ý định nâng cao lợi ích của cộng đồng
và anh ta cũng không biết mình đang cống hiến cho cộng đồng
bao nhiêu.

Anh ta chỉ nghĩ đến sự an toàn cho chính bản thân khi muốn hỗ
trợ nền công nghiệp trong nước hơn là ngành công nghiệp nước
ngoài. Khi hướng ngành sản xuất của anh ta vào việc làm ra
những sản phẩm có giá trị cao nhất, anh ta chỉ có ý định là
mang lại lợi ích nhiều nhất cho bản thân mình. Trong trường
hợp này cũng như trong nhiều trường hợp khác, anh ta được
dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình hướng tới một kết cục nằm
ngoài dự định của anh ta. Cũng chẳng phải vì thế mà điều đó
mang lại mất mát đối với xã hội. Khi theo đuổi lợi ích riêng của
mình, anh ta thực ra đã thúc đẩy lợi ích chung của toàn xã hội
nhiều hơn là khi thực sự có ý định làm như vậy.

–Adam Smith, ‘Của Cải Của Các Dân Tộc’, 1776–

3
Kinh tế vĩ mô trả lời những câu
hỏi nào ?
§ Tại sao chi phí cuộc sống ngày càng gia tăng ?

§ Tại sao hàng triệu người tiếp tục thất nghiệp trong khi đó nền kinh tế vẫn
tăng trưởng?

§ Đâu là nguyên nhân của suy thoái kinh tế? Chính phủ có thể làm gì để giải
quyết tình trạng suy thoái kinh tế?

§ Thâm hụt ngân sách chính phủ là gì?

§ Tại sao một số quốc gia tăng trưởng nhanh hơn so với các quốc gia khác?
Chính sách nào để giúp các quốc gia thoát nghèo

§ Tại sao Hoa Kỳ lại thường xuyên thâm hụt cán cân thương mại?

4
Kinh tế học?

§ Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu những sự lựa
chọn mà các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và toàn xã hội
đưa ra khi họ đối mặt với khan hiếm nhằm tạo ra lượng của cải
lớn nhất phục vụ con người.

§ Kinh tế học nghiên cứu cách thức xã hội giải quyết 3 vấn đề:
Sản xuất cái gì?
Sản xuất như thế nào?
Sản xuất cho ai?

5
Khan
hiếm

Đánh
đổi

Lựa
chọn

Kinh tế
học

Kinh tế học vi Kinh tế học vĩ


mô mô

Thị Nền kinh tế


Hộ gia Doanh
trường
đình nghiệp (tổng thể)
cụ thể

6
Kinh tế học dựa trên đối tượng
nghiên cứu Nghiên cứu hành vi
của hộ gia đình,
doanh nghiệp hoặc
một ngành cụ thể
tương tác với thị
Kinh tế trường trong sự
học vi biến động về giá và
mô sản lượng
Nghiên cứu tổng
thể nền kinh tế với Kinh tế
các biến số: Lạm học vĩ
phát; thất nghiệp; mô
suy thoái; khủng
hoảng kinh tế; Kinh tế học
chính sách tài khoá;
chính sách tiền tệ;
chính sách thu
nhập; lãi suất;
GDP,… 7
Kinh tế học dựa trên
phương pháp nghiên cứu
Kinh tế học
KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG:
sự kiện, nhận định kinh tế được lý giải
khách quan, khoa học

KINH TẾ HỌC CHUẨN TẮC:


sự kiện, nhận định kinh tế được lý giải
bởi quan điểm, nhận định cá nhân

8
Kinh tế học vĩ mô

Nghiên cứu hành vi của các đại lượng vĩ mô (CPI, GDP, tỷ lệ thất
nghiệp, tiền lương, lãi suất, tỷ giá, thâm hụt thương mại, thâm hụt
ngân sách…)

Nghiên cứu “mối quan hệ hàm số” giữa các đại lượng vĩ mô (khi
đại lượng này thay đổi thì các đại lượng khác sẽ thay đổi như thế
nào trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi)
“Ceteris paribus” = “Other things equal”

Nghiên cứu tác động tới tất cả các thành viên trong nền kinh tế

9
Kinh tế học vĩ mô
Nền kinh
tế

Thất Cán cân Tỷ giá hối


Thu nhập Mức giá Lãi suất
nghiệp thương mại đoái

Chính sách
kinh tế vĩ

Tỷ giá hối
Tài khoá Tiền tệ Thu nhập đoái Thương mại

10
Mục tiêu của học phần

◦ Trình độ đạt được của sinh viên sau khoá học (Mức 1, Mức 2,
Mức 3)

◦ Kỹ năng chuyên môn

◦ Kỹ năng bổ trợ

◦ Phẩm chất đạo đức

11
Nội dung chính của học phần

Phần 4
•giới thiệu các
Phần 3 khái niệm cơ
•giải thích các bản về nền kinh
Phần 2 biến động kinh tế mở
•giới thiệu cách tế trong ngắn
Phần 1 thức vận hành hạn thông qua 3
của nền kinh tế mô hình: số
•làm rõ đối nhân Keynes,
tượng và phạm trong dài hạn
IS-LM và AD-AS
vi nghiên cứu
của kinh tế vĩ
mô và cách thức
đo lường các
biến số kinh tế
vĩ mô

12
Nội dung chi tiết

Chương
Chương 9
Chương 8 Cán cân
Chương 7 Thất thanh
6 nghiệp toán và
Chương Mô hình
và lạm hệ thống
Chương 5 Mô hình Tổng tài chính
cầu - phát
Chương 4 Mô hình IS-LM quốc tế
Tổng
Chương 3 Tăng số nhân cung
2 trưởng Keynes
Chương Tiền tệ
kinh tế về xác
1 Mô hình và giá cả định sản
Khái cổ điển lượng
quát về nền
chung kinh tế
về kinh trong
tế vĩ mô dài hạn

13
Học liệu bắt buộc

◦ 1. Mankiw, Gregory. Nguyên lý kinh tế học, tâp II. NXB Thống


kê, 2003.

◦ 2. David Begg, Stanley Fischer & Rudiger Dornbusch. Kinh tế


học vĩ mô. NXB Thống kê, 2008.

◦ 3. Vũ Kim Dũng & Nguyễn Văn Công. Giáo trình Kinh tế học,
tập 2. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012.

14
Kiểm tra đánh giá
Hình thức Mô tả Mục tiêu Tỷ trọng

Chuyên cần Điểm danh trên lớp Đánh giá mức độ 10%
chuyên cần và thái
độ học tập của SV
trên lớp
Bài tập cá nhân Các câu hỏi, bài tập Đánh giá mức độ 10%
gắn với các nội dung hiểu và vận dụng bài
đã học được giao học của SV
trước một tuần
trước thời hạn nộp
Kiểm tra giữa kỳ Bài kiểm tra trắc Kiểm tra, đánh giá 20%
nghiệm hoặc bán khả năng lĩnh hội
trắc nghiệm kiến thức giữa kỳ
của SV
Thi cuối kỳ Thi theo ngân hàng Kiểm tra, đánh giá 60%
đề của Trường khả năng lĩnh hội
kiến thức của SV về
toàn bộ môn học

15
Thông tin về giảng viên

TS. Nguyễn Đức Bảo


§ Khoa Kinh tế Chính trị, Đại học Kinh tế, ĐHQGHN (P. 100, Nhà
E1, ĐHKT)
§ Email: baond@vnu.edu.vn
§ ĐT: 091 163 7288

16
Câu hỏi? Thắc mắc?

17
10 Principles of Economics (Gregory Mankiw)
HOW PEOPLE MAKE DECISIONS
#1: People face tradeoffs
#2: The cost of something is what you give up to get it
#3: Rational people think at the margin
#4: People respond to incentives

HOW PEOPLE INTERACT


#5: Trade can make everyone better off
#6: Markets are usually a good way to organize economic
activity
#7: Governments can sometimes improve market outcomes

HOW THE ECONOMY AS A WHOLE WORKS


#8: A country’s standard of living depends on its ability to
produce goods and services
#9: Prices rise when the government prints too
#10: Society faces a short-run tradeoff between inflation and
unemployment 18
Nguyên lý 1
Con người đối mặt với sự đánh đổi
Nguyên lý 1. Con người đối mặt với sự
đánh đổi
“There ain’t no such thing as a free lunch”

“Chẳng có gì là cho không cả”

§ Quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi một mục tiêu nào
đó để đạt được mục tiêu khác.

§ Ví dụ kinh điển: sự đánh đổi giữa “Súng và Bơ”.

§ Ví dụ đánh đổi của xã hội: giữa Hiệu quả và Bình đẳng.

20
Nguyên lý 2
Chi phí của một thứ chính là cái mà
bạn phải từ bỏ để có được nó
Nguyên lý 2. Chi phí của một thứ chính là
cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó
§ Việc ra quyết định đòi hỏi sự so sánh giữa chi phí và lợi ích của
các phương án khác nhau.

§ Chi phí của một hành động không phải lúc nào cũng rõ ràng.

§ Thời gian có phải một dạng chi phí ?

§ Chi phí cơ hội (Opportunity cost): Chi phí cơ hội của một thứ là
cái mà bạn từ bỏ để có được nó.

22
Nguyên lý 3
Con người hành động hợp lý suy nghĩ
tại điểm cận biên
Nguyên lý 3. Con người hành động hợp lý
suy nghĩ tại điểm cận biên
§ Thay đổi cận biên: những điều chỉnh nhỏ so với kế hoạch hành
động hiện tại.

§ Những người duy lý thường đưa ra quyết định bằng cách so


sánh lợi ích biên và chi phí biên.

§ Một người quyết định hợp lý thực hiện hành động khi và chỉ khi:

Lợi ích biên


của hành động
> Chi phí biên
của hành động

24
Nguyên lý 4
Con người phản ứng với các động cơ
kích thích
Nguyên lý 4. Con người phản ứng với các
động cơ kích thích
§ Con người ra quyết định dựa trên sự so sánh chi phí và ích lợi,
nên hành vi của họ có thể thay đổi khi chi phí, lợi ích hoặc cả hai
thay đổi
=> Con người đáp lại các kích thích

26
Nguyên lý 5
Thương mại có thể làm cho mọi người
đều được lợi
Nguyên lý 5. Thương mại có thể làm cho
mọi người đều được lợi
§ Thương mại giữa hai con người có thể làm cả hai bên cùng được
lợi

§ Cạnh tranh tạo ra lợi ích thương mại => số lượng hàng hoá đa
dạng và phong phú hơn

§ Thương mại cho phép các cá nhân chuyên môn hoá việc họ làm
tốt nhất (tận dụng được năng suất lao động cao).

28
Nguyên lý 6
Thị trường thường là một phương thức
tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
Nguyên lý 6. Thị trường thường là một phương
thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế

§ Nền kinh tế thị trường: phân bổ các nguồn lực thông qua các
quyết định phi tập trung của doanh nghiệp và hộ gia đình trong
quá trình tương tác trên thị trường

§ “Bàn tay vô hình” dẫn dắt nền kinh tế => không có sự hỗn loạn

§ Các chủ thể chỉ quan tâm tới lợi ích của họ => phụng sự cho lợi
ích của toàn xã hội, một lợi ích nằm ngoài dự định

§ Giá cả và tiền lương là công cụ để “bàn tay vô hình” điều khiển


các hoạt động kinh tế

30
Nguyên lý 7
Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được
kết cục thị trường
Nguyên lý 7. Đôi khi chính phủ có thể cải thiện
được kết cục thị trường

§ Thất bại thị trường: thị trường tự nó thất bại trong việc phân bổ
nguồn lực một cách hiệu quả

§ Cần có sự can thiệp của chính phủ


Thất bại thị trường Hành động Chính phủ

Ô nhiễm môi trường Đánh thuế, quy định hạn mức

Độc quyền Xây dựng luật chống độc quyền,


điều tiết giá
Phân hoá giàu nghèo Đánh thuế, xây dựng hệ thống
phúc lợi xã hội, chính sách tiền
lương tối thiểu

32
Nguyên lý 8
Mức sống của một nước phụ thuộc vào
năng lực sản xuất hàng hoá và dịch
vụ của nước đó
Nguyên lý 8. Mức sống của một nước phụ thuộc
vào năng lực sản xuất hàng hoá và dịch vụ của
nước đó
§ Năng suất lao động: lượng giá trị làm ra trong một đơn vị thời
gian nhất định

§ Năng suất lao động cao => Lượng của cải vất chất sản xuất ra
nhiều; Người dân nhiều sự lựa chọn; Người dân có thu nhập cao
hơn

§ Hầu hết mọi khác biệt về mức sống được lý giải bởi sự khác biệt
về năng suất lao động giữa các nước

34
Nguyên lý 9
Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều
tiền
Nguyên lý 9. Giá cả tăng khi chính phủ in quá
nhiều tiền

§ Lạm phát là sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế

§ Nguyên nhân: Sự gia tăng cung tiền

§ Khi chính phủ tạo ra một lượng tiền lớn, giá trị của tiền sẽ giảm

Nếu chính phủ cắt giảm lượng cung tiền ?

36
Nguyên lý 10
Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn
giữa lạm phát và thất nghiệp
Nguyên lý 10. Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn
hạn giữa lạm phát và thất nghiệp

§ Tồn tại sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp (đường Phillips)

§ Ít nhất sự đánh đổi tồn tại trong ngắn hạn (do giá cả cứng nhắc
trong ngắn hạn)

§ Giảm lạm phát => Tăng thất nghiệp

§ Tăng lạm phát => Giảm thất nghiệp

38
10 Nguyên lý cơ bản của kinh tế học
(Gregory Mankiw)

NL1: Con người đối mặt với


sự đánh đổi

Con người NL2: Chi phí của một thứ


chính là cái mà bạn phải từ
ra quyết bỏ để có được nó

định như NL3: Con người hành động


hợp lý suy nghĩ tại điểm cận
thế nào? biên

NL4: Con người phản ứng


với các động cơ kích thích

39
10 Nguyên lý cơ bản của kinh tế học
(Gregory Mankiw)

NL5: Thương mại có thể


Con người làm cho mọi người đều
được lợi
tương tác NL6: Thị trường thường là
với nhau một phương thức tốt để tổ
chức hoạt động kinh tế
như thế
nào? NL7: Đôi khi chính phủ có
thể cải thiện được kết cục
thị trường

40
10 Nguyên lý cơ bản của kinh tế học
(Gregory Mankiw)

NL8: Mức sống của một nước


Nền kinh tế phụ thuộc vào năng lực sản
xuất hàng hoá và dịch vụ của
với tư cách nước đó

là tổng thể NL9: Giá cả tăng khi chính phủ


vận hành in quá nhiều tiền

như thế NL10: Xã hội đối mặt với sự


nào? đánh đổi ngắn hạn giữa lạm
phát và thất nghiệp

41
Câu hỏi? Thắc mắc?

42

You might also like