You are on page 1of 579

BÀI 1:

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ


Khoa: Kinh tế cơ sở
Trường Đại học Kinh tế Kỹ Thuật Công nghiệp
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học này, Sinh viên có thể:

1 Trình bày được đối tượng và phạm vi nghiên cứu kinh tế học vĩ mô

Phân tích được các khái niệm, mục tiêu, các công cụ cơ bản nhất của
2 kinh tế vĩ mô

Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô; kinh tế thực chứng và


3 kinh tế chuẩn tắc

4 Nắm được các mục tiêu và chính sách kinh tế vĩ mô cơ bản

Khoa Kinh tế cơ sở
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

Để hoàn thành tốt bài học này, sinh viên cần thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Đọc trước Bài giảng bài 1: Tổng quan về Kinh tế vĩ mô
- Theo dõi video bài giảng của giảng viên
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
- Hoàn thành các bài tập cuối chương
- Nếu có nội dung chưa hiểu, sinh viên có thể hỏi trên hệ thống
học trực tuyến hoặc liên hệ với giảng viên qua địa chỉ email để
được hỗ trợ.

Khoa Kinh tế cơ sở
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP BÀI
Trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm, kinh tế Việt Nam năm 2019 tiếp
tục tăng trưởng nhanh, thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực
và trên thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc
độ tăng 7,02% vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại, căng thẳng thương
mại giữa Mỹ - Trung và vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ
thống thương mại toàn cầu, gây ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin kinh doanh, quyết định
đầu tư và thương mại toàn cầu. Sự biến động khó lường trên thị trường tài chính - tiền tệ
quốc tế, giá dầu diễn biến phức tạp tác động đến tăng trưởng tín dụng, tâm lý và kỳ vọng thị
trường
Đặt câu hỏi:
1. Kinh tế vĩ mô là gì?
2. Mục tiêu và công cụ kinh tế vĩ mô ?
Khoa Kinh tế cơ sở
CẤU TRÚC BÀI HỌC

1.1. Khái quát về kinh tế học

1.2. Kinh tế học vĩ mô

1.3. Mục tiêu và chính sách kinh tế vĩ mô

Khoa Kinh tế cơ sở
NỘI DUNG BÀI HỌC
1.1. Khái quát về kinh tế học

1.1.1 Kinh tế học và 1.1.2 Mười nguyên lý


Kinh tế học vĩ mô của kinh tế học

Khoa Kinh tế cơ sở
1.1.1. Kinh tế học và Kinh tế học vĩ mô
1.1.1.1 Kinh tế học là gì?

Quy luật khan hiếm

Nhu cầu vô hạn


>< Khả năng hữu hạn

Sự lựa chọn
Khoa Kinh tế cơ sở
1.1.1. Kinh tế học và Kinh tế học vĩ mô
1.1.1.1 Kinh tế học là gì?
Ra quyết đinh
Sự lựa chọn trong sự giới hạn Kinh tế học
về nguồn lực

Nền kinh tế: Là


một cơ chế phân
bổ các nguồn lực SX cái gì? SX
như thế nào? Kinh tế học
khan hiếm cho các
mục đích sử dụng SX cho ai?
khác nhau.

Kinh tế học là môn khoa học của sự lựa chọn, nghiên cứu việc nền
kinh tế quản lý các nguồn lực khan hiếm của nóđể sản xuất ra các
hàng hóa và dịch vụ có giá trị và phân phối chúng cho các đối
tượng khác
Khoa Kinh tế cơ sởnhau.
1.1.1. Kinh tế học và Kinh tế học vĩ mô
1.1.1.2 Các phân nhánh của kinh tế học
Các nhà kinh tế nhìn nhận và phân tích nền kinh tế để lý giải cơ chế hoạt động của
nó từ 2 góc độ vi mô và vĩ mô (Microeconomics & Macroeconomics)
• Là môn học nghiên cứu hành vi của các cá nhân và các doanh nghiệp và
cách thức tương tác giữa các tác nhân này trên những thị trường cụ thể.
• VD:
Kinh tế Vi
mô • - Hộ gia đình mua bao nhiêu hàng hóa, cung cấp bao nhiêu giờ lao động
• -DN thuê bao nhiêu lao động và bán bao nhiêu hàng hóa
• Giá cả được hình thành như thế nào

• Là môn học nghiên cứu chung toàn bộ nền kinh tế quốc dân (nghiên cứu
nền kinh tế dưới góc độ tổng thể).
• VD:
Kinh tế Vĩ
mô • Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát.
• Nghiên cứu cán cân thương mại, cán cân vốn, tỷ giá.
• Nghiên cứu chính sách tài khóa, tiền tệ
Khoa Kinh tế cơ sở
1.1.1. Kinh tế học và Kinh tế học vĩ mô
1.1.1.2 Các phân nhánh của kinh tế học
Các nhà kinh tế có thể nhìn nhận và phân tích nền kinh tế từ hai góc độ thực chứng
và chuẩn tắc (Positive Statements vs. Normative Statements)
• Phân tích thực chứng cho biết những gì đang thực sự
diễn ra.
Kinh tế • Nó có thể được chứng minh là đúng hoặc sai
Thực • Nó có thể được kiểm chứng từ thực tế
chứng
• > Trả lời cho câu hỏi: Là bao nhiêu? Như thế nào?

• Phân tích chuẩn tắc cho biết chúng ta nên làm gì.
• Nó phụ thuộc vào giá trị và cảm nhận của mỗi cá nhân.
Kinh tế • Nó rất khó có thể kiểm định được là đúng hay sai.
Chuẩn tắc • > Trả lời cho câu hỏi: Nên làm gì?

Khoa Kinh tế cơ sở
Vĩ mô hay Vi mô ?

1. Quyết định của một hộ gia đình về việc tiết


kiệm bao nhiêu từ thu nhập
2. Ảnh hưởng của các quy định mà chính phủ áp
dụng cho khí thải xe máy
3. Quyết định của một doanh nghiệp về việc thuê
bao nhiêu công nhân
4. Tác động của việc in tiền đến lạm phát
Khoa Kinh tế cơ sở
Thực chứng hay chuẩn tắc?
1. Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp

2. Việc tăng tốc độ in tiền sẽ gây ra lạm phát cao

3. Ngân hàng trung ương cần giảm tốc độ in tiền

4. Xã hội cần khuyến khích những người thất nghiệp tìm việc nhiệt tình
hơn

5. Mức thuế thấp sẽ khuyến khích tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế

Khoa Kinh tế cơ sở
1.1.2. Mười nguyên lý của kinh tế học
1.1.2.1 Con người ra quyết định như thế nào

1 Con người phải đối mặt với sự đánh đổi

Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được thứ đó
2

3 Con người hợp lý suy nghĩ tại điểm cận biên

Con người phản ứng với các kích thích


4
Khoa Kinh tế cơ sở
NGUYÊN LÝ 1
Con người đối mặt với sự đánh đổi
“Chẳng có gì là cho không cả”

 Ra quyết định đòi hỏi


phải đánh đổi mục tiêu
này lấy mục tiêu khác.

Một bữa ăn miễn phí?


Khoa Kinh tế cơ sở
NGUYÊN LÝ 2
Chí phí của một thứ là những gì mà người ta
phải từ bỏ để có được thứ đó
1. Sẽ đi học đại học hay đi làm ?

2. Ở nhà học bài hay đi chơi ?

3. Đến lớp học hay ở nhà ngủ ?

Chi phí cơ hội là giá trị của phương án tốt nhất bị


bỏ qua không được lựa chọn
Khoa Kinh tế cơ sở
NGUYÊN LÝ 3
Con người hành động hợp lý suy nghĩ tại điểm cận biên

 Mọi người phản ứng trước sự thay đổi của


chi phí và lợi ích cận biên.
 Chúng ta tiếp tục thực hiện một hành động
khi lợi ích cận biên lớn hơn chi phí cận biên!

Khoa Kinh tế cơ sở
NGUYÊN LÝ 4
Con người phản ứng với các kích thích
- Con người ra quyết định dựa trên sự so sánh chi phí và lợi ích.
- Khi lợi ích hoặc chi phí hoặc cả hai thay đổi thì hành vi của họ
cũng sẽ thay đổi theo

=> Quyết định lựa chọn phương án thay thế xảy ra khi lợi ích biên của
phương án thay thế lớn hơn chi phí biên của nó

Khoa Kinh tế cơ sở
1.1.2. Mười nguyên lý của kinh tế học
1.1.2.2 Con người tương tác với nhau như thế nào

5 Thương mại làm cho mọi người đều có lợi

Thị trường luôn là phương thức tốt nhất để tổ chức hoạt


6 động kinh tế ( cơ chế bàn tay vô hình)

Khi thị trường thất bại chính phủ có thể can thiệp để nâng
7 cao hiệu quả và công bằng.

Khoa Kinh tế cơ sở
NGUYÊN LÝ 5
Thương mại làm cho mọi người đều có lợi
 Cho phép mỗi nước chuyên môn hóa.
 Đa dạng hoá sản phẩm.
 Làm giảm chi phí do khai thác được hiệu quả kinh tế theo
qui mô.
 Thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường trong nước.
 Thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.

Khoa Kinh tế cơ sở
NGUYÊN LÝ 6
Thị trường luôn là phương thức tốt nhất để tổ chức
hoạt động kinh tế ( cơ chế bàn tay vô hình)
 Khi tương tác với nhau trên thị trường, các hộ gia đình và doanh nghiệp theo đuổi
lợi ích cá nhân hành động như thể được dẫn dắt bởi một "bàn tay vô hình", đưa đến
những kết quả đáng mong muốn cho xã hội. “Adam Smith, Của cải của các dân
tộc, 1776.”
 Các hộ gia đình và doanh nghiệp nhìn vào giá cả để ra quyết định mua
gì, bán gì, họ không nhận thức được chi phí xã hội của hành động của họ.
 Kết quả là giá cả định hướng cho những người ra quyết định đạt được
các kết cục có xu hướng tối đa hóa phúc lợi xã hội

Khoa Kinh tế cơ sở
NGUYÊN LÝ 7
Khi thị trường thất bại chính phủ có thể can thiệp để
nâng cao hiệu quả và công bằng.

 Hiệu quả (efficiency): Nhận được nhiều nhất từ các nguồn


lực khan hiếm.
 Công bằng (equity): Lợi ích có được từ các nguồn lực đó
được phân phối công bằng (fairly) giữa các thành viên trong
xã hội.

Khoa Kinh tế cơ sở
1.1.2. Mười nguyên lý của kinh tế học
1.1.2.3 Nền kinh tế với tư cách một tổng thể vận hành như
thế nào
Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất
8 hàng hoá và dịch vụ của chính nước đó.

9 Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền

Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát
10 và thất nghiệp

Khoa Kinh tế cơ sở CPI


NGUYÊN LÝ 8
Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản
xuất hàng hoá và dịch vụ của chính nước đó.

 Phần lớn sự khác biệt về mức sống là do sự khác biệt về


năng suất giữa các nước.

Khoa Kinh tế cơ sở
NGUYÊN LÝ 9
Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền
 Lạm phát là sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế.
 Một nguyên nhân gây ra lạm phát là sự gia tăng của lượng tiền cung ứng.
 Khi chính phủ phát hành quá nhiều tiền, thì giá trị của đồng tiền giảm.

Khoa Kinh tế cơ sở
NGUYÊN LÝ 10
Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát
và thất nghiệp
 Lạm phát ↑ -> Tăng trưởng↑
 Lạm phát ↑ → Thất nghiệp ↓
 Đây là sự đánh đổi trong ngắn hạn!

Khoa Kinh tế cơ sở
1.2. Kinh tế học vĩ mô

1.2.1 Đối tượng, nội


1.2.2 Phương pháp
dung nghiên cứu môn nghiên cứu môn học
học

1.2.3 Các vấn đề


kinh tế vĩ mô cơ bản

Khoa Kinh tế cơ sở
1.2.1 Đối tượng, nội dung nghiên cứu môn học
1.2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
 Kinh tế vĩ mô là môn khoa học nghiên cứu nền kinh tế dưới giác độ một tổng
thể, Kinh tế vĩ mô tập trung vào các vấn đề:
- Nghiên cứu các mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong xã hội,
- Nghiên cứu các vấn đề to lớn cơ bản của nền kinh tế như tăng trưởng, lạm
phát, thất nghiệp; Cán cân thương mại; Chính sách ổn định và tăng trưởng kinh
tế

Khoa Kinh tế cơ sở
1.2.1 Đối tượng, nội dung nghiên cứu môn học
1.2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
 MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VI MÔ VÀ KINH TẾ VĨ MÔ
 Kinh tế vi mô là cơ sở của kinh tế vĩ mô:
- Cung cấp khuôn khổ lý thuyết cho việc giải thích các vấn đề của kinh tế vĩ mô
Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô trong thực tế:
- Sự phối hợp giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô giúp cho việc thực thi chính sách
hiệu quả.
- Thiếu sự phối hợp có thể dẫn đến giảm sản lượng.
Khác với kinh tế học vi mô, hành vi tối đa hoá lợi nhuận của các hãng kinh doanh
hoặc tối đa hoá dộ thoả dụng của các hộ gia đình được đề cập một cách trực tiếp
thì trong kinh tế vĩ mô, chúng chỉ được ngầm định, ẩn náu sau các phạm trù kinh tế.

Khoa Kinh tế cơ sở
1.2.1 Đối tượng, nội dung nghiên cứu môn học
1.2.1.2 Nội dung nghiên cứu

1.Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô


2. Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân
3. Tổng cầu và tổng cung
4. Tiền tệ và chính sách tiền tệ
5. ảnh hưởng của chính sách tài khóa và tiền tệ đến tổng cầu
6. Lạm phát và thất nghiệp.

Khoa Kinh tế cơ sở
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu môn học

• Xem xét sự cân bằng đồng thời của tất cả các thị trường của các
Phân tích cân hàng hoá và các nhân tố, xem xét đồng thời khả năng cung cấp và
sản lượng của toàn bộ nền kinh tế, từ đó xác định đồng thời giá cả
bằng tổng hợp và sản lượng cân bằng- những yếu tố quyết định tính hiệu quả của
hệ thống kinh tế.

• Người ta sẽ bóc tách các nhân tố không định nghiên cứu ( cố định
Phương pháp các nhân tố này ) để xem xét các mối quan hệ kinh tế giữa những
biến số cơ bản. Mục đích là để giảm bớt những chi tiết phức tạp
tư duy trừu của nền kinh tế, tạo điều kiện tập trung phân tích những hiện
tượng tưượng kinh tế quan trọng nhất, qua đó dễ dàng dự báo và giải
thích biểu hiện của những biến số quan trọng.

Mô hình hoá • Phân tích bằng toán: biểu diễn và biến đổi thông qua các phương
kinh tế, kinh tế trình toán học để đi đến kết luận; biểu diễn bằng đồ thị,…
lượng vĩ mô • - Phân tích bằng thống kê và kinh tế lượng: thống kê giá trị của
các chỉ tiêu kinh tế, hồi quy để định lượng quan hệ giữa các biến.
Khoa Kinh tế cơ sở
1.2.3 Các vấn đề kinh tế vĩ mô cơ bản
Sản lượng quốc gia: là tổng giá trị các hàng hóa – dịch vụ được
sx ra trong 1 nền KT ở 1 thời kỳ nhất định

Chu kỳ kinh doanh: Sự dao động lên xuống của sản lượng thực
tế xung quanh xu hướng tăng lên của sản lượng tiềm năng

Lạm phát: là sự tăng lên liên tục của mức giá chung của nền
kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định

Thất nghiệp: là những người trong độ tuổi lao động, thuộc lực
lượng lao động sẵn sàng làm việc với mức lương XH quy định và có
nỗ lực tìm kiếm việc nhưng không kiếm được việc làm.
Cán cân thanh toán: Báo cáo của một quốc gia về tất cả các giao
dịch hàng hóa, dịch vụ hay tài sản của quốc gia đó với các nước còn lại
của thế giới

Các chính sách kinh tế vĩ mô.


Khoa Kinh tế cơ sở
1.3. Mục tiêu và Chính sách kinh tế vĩ mô

1.3.1 Mục tiêu kinh tế vĩ 1.3.2 Các chính sách


mô kinh tế vĩ mô cơ bản

Khoa Kinh tế cơ sở
1.3.1 Các mục tiêu kinh tế vĩ mô

Mục tiêu tổng quát:


- Sự ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn
hạn: Kiểm soát tổng cầu nhằm làm dịu
hay triệt tiêu được những biến động ngắn
hạn trong nền kinh tế .
- Đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền
vững trong dài hạn : Đối với các nước
chậm phát triển thì chỉ có tăng trưởng
nhanh và bền vững mới tránh được nguy
cơ tụt hậu.
- Thực hiện công bằng xã hội

Khoa Kinh tế cơ sở
1.3.1 Các mục tiêu kinh tế vĩ mô

Mục tiêu cụ thể:


- Đạt sản lượng thực tế cao, tốc độ tăng trưởng
nhanh và bền vững.
- Mục tiêu tạo ra nhiều công ăn - việc làm.
- Mục tiêu ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát.
- Mục tiêu mở rộng kinh tế đối ngoại.
- Mục tiêu phân phối công bằng.

Khoa Kinh tế cơ sở
1.3.2 Các (công cụ) chính sách kinh tế vĩ mô cơ bản

Có bốn tập hợp công cụ chính của chính sách

kinh tế vĩ mô. Mỗi một công cụ - chính sách là

một biến số kinh tế chịu sự quản lý trực tiếp

hay gián tiếp của Chính phủ, thay đổi công cụ

chính sách này sẽ có tác động đến một hoặc

nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô

Khoa Kinh tế cơ sở
1.3.2.1 CÔNG CỤ – CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ
 Hai công cụ
- Chi tiêu chính phủ
- Thuế
 Tác động ngắn hạn
- Thay đổi tổng cầu
- Tác động đến giá cả và sản lượng của nền kinh tế
 Tác động dài hạn
- Thay đổi cơ cấu kinh tế
- Tăng trưởng dài hạn

Khoa Kinh tế cơ sở
1.3.2.2 CÔNG CỤ – CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
 Điều khiển cung tiền thông qua
- Dự trữ bắt buộc
- Thị trường mở
- Lãi suất chiết khấu
 Tác động
- Thay đổi lãi suất
- Thay đổi đầu tư tư nhân, thay đổi tiêu dùng
- Tác động tới GNP ngắn hạn qua đầu tư ngắn hạn
- Tác động tới GNP dài hạn qua đầu tư dài hạn

Khoa Kinh tế cơ sở
1.3.2.3 CÔNG CỤ – CHÍNH SÁCH THU NHẬP

 Thay đổi thu nhập thực tế thông qua các công cụ


- Tiền công
- Giá cả
 Tác động tới tổng cầu, do đó tác động tới thu nhập
và giá cả.

Khoa Kinh tế cơ sở
1.3.2.4 CÔNG CỤ – CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

 Ổn định tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán


 Biện pháp ổn định tỷ giá
 Biện pháp về thuế và phi thuế áp dụng với XNK
 Biện pháp tài chính tiền tệ khác tác động vào đầu tư và xuất nhập khẩu

Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Kinh tế học là môn học nghiên cứu:
A. Xã hội quản lý nguồn lực vô hạn như thế nào?
B. Xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm như thế nào?
C. Cách thức thỏa mãn mọi mong muốn của chúng ta
D. Làm sao giảm được mong muốn của chúng ta cho đến khi mọi mong muốn đều được
thỏa mãn.

Đáp án: B
Xem mục 1.1.1. Kinh tế học và Kinh tế học vĩ mô

Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 2: Kinh tế vĩ mô nghiên cứu
A. Tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ, Mức giá cả chung, lạm phát; tỷ lệ thất nghiệp và
cán cân thanh toán; tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế
B. Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ tăng trưởng
C. Mức giá cả chung và lạm phát
D. Tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ

Đáp án: B
Xem mục 1.2.1 Đối tượng nghiên cứu môn học

Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 3: Vấn đề nào sau đây không phải vấn đề nghiên cứu của kinh tế vĩ mô
A. Ảnh hưởng của tăng cung tiền đối với lạm phát.
B. Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách với tiết kiệm quốc dân.
C. Ảnh hưởng của giá dầu đối với sản xuất ô tô.
D. Ảnh hưởng của công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế.

Đáp án: C
Xem 1.2.1 Đối tượng nghiên cứu môn học

Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 4: Nhận định nào sau đây có tính thực chứng:
A. Chính phủ nên cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp vì nó gây mất ổn định xã hội.
B. Nên cắt giảm tỷ lệ lạm phát vì nó làm giảm thu nhập của người dân.
C. Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
D. Nhà nước nên mở rộng các chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động để
giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp.

Đáp án: C
Vì đây là nhận định khách quan, phản ánh thực tế

Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 5: Mục tiêu nào sau đây không phải mục tiêu của kinh tế vĩ mô:
A. Tạo ra nhiều công ăn việc làm
B. Ổn định tỷ giá hối đoái
C. Tốc độ tăng trưởng lương thực cao.
D. Cân bằng cán cân thanh toán

Đáp án: C
Xem 1.3.1 Mục tiêu kinh tế vĩ mô

Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 6: Chính sách làm thay đổi thu nhập thực tế qua đó tác động tới tổng cầu là:
A. Chính sách tài khóa.
B. Chính sách tiền tệ.
C. Chính sách thu nhập.
D. Chính sách kinh tế đối ngoại

Đáp án: C
Xem 1.3.2.3 Chính sách thu nhập:

Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 7: Kinh tế vĩ mô không giải thích:


A. Tại sao có quốc gia tăng trưởng cao
B. Tại sao có một số quốc gia xuất khẩu gạo
C. Tại sao có một số quốc gia kiểm soát tỷ giá
D. Tại sao một số quốc gia có lạm phát cao

Đáp án: B
Xem 1.2.1 Đối tượng nghiên cứu môn học

Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 8: Giả sử bạn được bố mẹ cho 500 nghìn đồng. Nếu bạn chọn sử dụng 500 nghìn
đồng này để đi xem một buổi biểu diễn ca nhạc, thì chi phí cơ hội của việc xem ca nhạc
này là:
A. Không mất gì cả vì tiền không phải do bạn làm ra.
B. 500 nghìn đồng
C. 500 nghìn đồng cộng chi phí cho việc ăn uống trước khi buổi biểu diễn bắt đầu.
D. 500 nghìn đồng cộng thêm giá trị của khoảng thời gian đi xem biểu diễn ca nhạc.

Đáp án: D
Xem 1.1.2 Mười nguyên lý của kinh tế học ( nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải
từ bỏ để có được nó)
Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 9: Trong phân tích kinh tế vĩ mô, chúng ta quan tâm đến:
A. Sản lượng của từng loại hàng hóa.
B. Tổng sản lượng của nền kinh tế
C. Sự biến động của mức giá từng mặt hàng
D. Sự tăng trưởng của các doanh nghiệp

Đáp án: B
Vì KT vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế ở góc độ tổng thể, nghiên cứu các biến số lớn của nền kinh
tế: KT vĩ mô nghiên cứu tổng sản lượng của nền kinh tế chứ không nghiên cứu sản lượng của
một thị trường cụ thể
Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 10: Mục tiêu nào sau đây KHÔNG phải là mục tiêu kinh tế vĩ mô mà các nước mong
muốn đạt đến?
A. Kiềm chế lạm phát.
B. Tạo ra nhiều công ăn việc làm và công bằng xã hội.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Tăng mặt bằng giá cả để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất.

Đáp án : D
Xem 1.3.1 Các mục tiêu kinh tế vĩ mô

Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Ở NHÀ

Lý thuyết
1. Phân biệt sự khác nhau giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô?
2. Phân biệt kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc?
3. Các mục tiêu chủ yếu của kinh tế vĩ mô?
4. Cho biết các công cụ - chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu

Bài tập:
Giả sử bạn thắng 50 triệu trong trò chơi “ Ai là triệu phú”. Bạn có thể chọn cách tiêu
tiền ngay hoặc gửi tiết kiệm một năm tại ngân hàng với lãi suất 10%/năm. Chi phí cơ
hội của việc tiêu ngay 50 triệu là bao nhiêu?

Khoa Kinh tế cơ sở
TỔNG KẾT BÀI HỌC
• 1.Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức sử dụng các nguồn lực khan hiếm
nhằm thỏa mãn các nhu cầu không có giới hạn của con người một cách tốt nhất. Kinh tế học
bao gồm hai bộ phận là Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô.
• 2. Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của các tế bào kinh tế trong việc ra quyết định. Kinh tế vĩ
mô nghiên cứu nền kinh tế dưới giác độ một tổng thể. Nó nghiên cứu các vấn đề to lớn cơ
bản của nền kinh tế như tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, cán cân thương mại.
• 3. Kinh tế vĩ mô sử dụng các phương pháp nghiên cứu riêng như: phương pháp trừu tượng
hóa, phương pháp cân bằng tổng thể và phương pháp mô hình hóa.
• 4. Các mục tiêu kinh tế vĩ mô được chia thành hai nhóm là mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ
thể. Tùy theo giai đoạn phát triển của mỗi nền kinh tế mà các mục tiêu trên được sắp xếp
theo thứ tự ưu tiên khác nhau.
• 5. Có bốn chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu mà chính phủ có thể sử dụng để can thiệp vào
nền kinh tế đó là: Chính sách tài khóa; Chính sách tiền tệ chính sách thu nhập và chính sách
kinh tế đối ngoại.
Khoa Kinh tế cơ sở
CHUẨN BỊ BÀI SAU

• Hoàn thành câu hỏi, bài tập về nhà cuối bài 1: Tổng quan về Kinh tế học
vĩ mô
• Sinh viên đọc trước tài liệu bài 2: Tổng sản phẩm trong nước
• Nếu có thắc mắc liên hệ với giảng viên
• Tham gia buổi học online tiếp theo đầy đủ, đúng giờ.
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT!

Khoa Kinh tế cơ sở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA KINH TẾ CƠ SỞ

BÀI 2:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC

Khoa: Kinh tế cơ sở
Trường Đại học Kinh tế Kỹ Thuật Công nghiệp
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học này, Sinh viên có thể

Hiểu được khái niệm và ý nghĩa của tổng sản


phẩm trong nước trong phân tích kinh tế vĩ mô

Phân tích và vận dụng được các phương


pháp tính tổng sản phẩm trong nước

Phân biệt được cách tính GDP danh nghĩa và


GDP thực tế

Khoa Kinh tế cơ sở 2
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Để hoàn thành tốt bài học này, sinh viên cần
thực hiện các nhiệm vụ sau:

 Đọc trước Bài giảng bài 2: Tổng sản phẩm trong nước
 Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
 Làm các bài tập cuối chương
 Nếu có nội dung chưa hiểu, sinh viên có thể hỏi trên hệ
thống học trực tuyến hoặc liên hệ với giảng viên qua
email để được hỗ trợ.

Khoa Kinh tế cơ sở 3
CHƯƠNG 2: TỔNG SẢN PHẨM VÀ
THU NHẬP QUỐC DÂN
2.1. TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP)

2.1.1. Khái niệm GDP

2.1.2. Các phương pháp xác định GDP

2.1.3. GDP danh nghĩa, GDP thực tế

2.1.4. Chỉ số điều chỉnh GDP

2.1.5. Chỉ số giá tiêu dùng

2.1.6. Tăng trưởng kinh tế


Khoa Kinh tế cơ sở 4
2.1. KHÁI NIỆM TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC

Tổng sản phẩm trong nứớc


(GDP)

GDP là giá trị thị trường của toàn bộ hàng


hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời
kỳ nhất định (thường là một năm)

Khoa Kinh tế cơ sở 5
2.1.KHÁI NIỆM TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC

Khái niệm
GDP sử dụng đơn vị tiền tệ để tính toán

GDP biểu thị một cách đầy đủ tất cả các hàng hóa
được sản xuất ra trong nền kinh tế

GDP bao gồm cả những hàng hóa hữu hình và


những dịch vụ vô hình

GDP chỉ tính giá trị của hàng hóa, dịch vụ cuối cùng

Khoa Kinh tế cơ sở 6
KHÁI NIỆM TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƢỚC
Hàng hóa, Hàng hóa
dịch vụ cuối dịch vụ trung
cùng gian

Những hàng hóa Những hàng hóa dịch


được đưa tới tay vụ được dùng làm
người tiêu dùng đầu vào để sản xuất
ra các hàng hóa khác
cuối cùng: hàng
và chỉ được sử dụng
tiêu dùng, máy
một lần trong quá
móc, thiết bị.
trình đó.
Khoa Kinh tế cơ sở 7
KHÁI NIỆM TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC

GDP bao gồm mọi hàng hóa


và dịch vụ được sản xuất ra
trong thời kỳ hiện tại.

GDP tính toán giá trị sản xuất


Khái trong phạm vi địa lý của một
niệm nước.

GDP phản ánh giá trị sản xuất


thực hiện trong một khoảng
thời gian cụ thể.
Khoa Kinh tế cơ sở 8
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là:

A Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà một nền kinh tế sản
xuất ra trong một thời kỳ nhất định.
B Giá trị hàng hóa dịch vụ sản xuất ra tại một thời điểm nhất
định, ví dụ 31 tháng 12 năm 2008.
C Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ cuối cùng mà một nền kinh
tế sản xuất ra trên lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ
nhất định.
D Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do các nhân tố
sản xuất thuộc sở hữu của cư dân trong nước sản xuất ra
cả ở trong nước và nước ngoài.

Đáp án: C
Khoa Kinh tế cơ sở 9
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 2 Sản phẩm cuối cùng không bao gồm:

A Xe đạp mà hộ gia đình mua.

B Thép mà nhà máy công cụ mua để sản xuất máy móc.

C Sữa mà một cửa hàng bán lẻ cho người tiêu dùng.

D Nhà máy mới được xây dựng.

Đáp án: B
10
Khoa Kinh tế cơ sở
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP

CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍNH GDP

Hình 2.1: Dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô


11
Khoa Kinh tế cơ sở
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP

• Phương pháp xác định GDP theo luồng sản


1 phẩm cuối cùng (phương pháp chi tiêu)

• Phương pháp tính GDP theo luồng thu nhập


2 ( phương pháp chi phí)

• Phương pháp tính GDP theo giá trị gia tăng


3 ( phương pháp sản xuất )

12
Khoa Kinh tế cơ sở
1. Phương pháp tính GDP theo luồng sản phẩm
cuối cùng

GDP = C + I + G + NX

13
1. Phương pháp tính GDP theo luồng sản phẩm
cuối cùng

 Tiêu dùng của các hộ gia đình (C) là tổng giá trị hàng
hóa, dịch vụ tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình

 Hàng hóa lâu bền ( ôtô…)

 Hàng không lâu bền (thực phẩm…)

 Hàng bán lâu bền ( quần áo…)

 Dịch vụ ( y tế…)

Khoa Kinh tế cơ sở 14
1. Phương pháp tính GDP theo luồng sản phẩm
cuối cùng
Tổng đầu tư (I): là việc giảm
tiêu dùng hiện tại và tăng tiêu
dùng trong tương lai, là quá
trình tích luỹ trong khu vực tư
nhân và nhà nước

Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới

Đầu tư xây dựng: nhà ở, nhà xưởng

Đầu tư hàng tồn kho: chênh lệch tồn kho


cuối kỳ và đầu kỳ.
Khoa Kinh tế cơ sở 15
1. Phương pháp tính GDP theo luồng sản phẩm
cuối cùng
Tổng đầu tư là toàn bộ giá trị
các tư bản cố định chưa khấu
hao những phần đã hao mòn
trong quá trình sản xuất.
I = In + De

In: đầu tư ròng

De: khấu hao

I: tổng đầu tư

Khoa Kinh tế cơ sở 16
1. Phương pháp tính GDP theo luồng sản phẩm
cuối cùng

 Chi tiêu của chính phủ(G)

Những khoản chi tiêu đc tính vào GDP là


chi mua hàng hóa, dịch vụ.

• Chi xây dựng cơ sở hạ tầng: đường xá, cầu


cống...
• Chi trả lương cho bộ máy hành chính sự
nghiệp: quốc phòng, giáo dục.

Khoa Kinh tế cơ sở 17
1. Phương pháp tính GDP theo luồng sản phẩm
cuối cùng

Những khoản chi tiêu không đc tính vào GDP là


chi chuyển nhượng

+ Trợ cấp của chính phủ


+ Lương hưu
+ Thanh toán lợi tức cho khoản vay tư nhân
+ Bù lỗ cho DN quốc doanh

Khoa Kinh tế cơ sở 18
1. Phương pháp tính GDP theo luồng sản phẩm
cuối cùng
Xuất khẩu ròng (NX) là phần chênh lệch giữa
giá trị hàng xuất khẩu và giá trị hàng nhập khẩu

NX = EX - IM

Hàng xuất khẩu (EX): sản


Hàng nhập khẩu (IM):
xuất ra ở trong nước
sản xuất ở nước ngoài
nhưng được bán ra cho
nhưng được mua để tiêu
người tiêu dùng ở nước
dùng nội địa.
ngoài.

Khoa Kinh tế cơ sở 19
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 3 Khoản nào sau đây được coi là đầu tư trong hệ thống
tài khoản thu nhập quốc dân:

A Một người thợ gốm mua một chiếc ôtô tải mới để chở
hàng.
B Mua 100 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

C Mua một ngôi nhà 100 năm tuổi trong khu di tích lịch sử.

D Mua một trái phiếu Chính phủ.

Đáp án: A
20
Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 4: Cho biết: GDP = 4000, C = 2500, G = 250, và NX = 50.


1) Tổng đầu tư của nền kinh tế là:

a. 1200
b. 1060
c. 6800.
d. 1250.

Đáp án: A

21
Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 5: Cho biết: GDP = 4000, C = 2500, G = 250, và NX = 50.


2) Giả sử khấu hao là 140 thì mức đầu tư ròng trong nền
kinh tế là:

a. 1200
b. 1060
c. 6800.
d. 1250.

Đáp án: B

22
Khoa Kinh tế cơ sở
2. Phương pháp tính GDP theo luồng thu nhập

GDP = w + i + r + Pr + De + Tiròng

23
2. Phương pháp tính GDP theo luồng thu nhập

• Tiền lương, tiền công (w): là thu nhập mà người lao


động nhận được từ việc cung cấp sức lao động.

• Lãi suất (chi phí sử dụng vốn) (i): là thu nhập từ vốn
mà người cho vay nhận được khi cho vay.

• Tiền thuê ( r ): là khoản thu nhập có được từ tài sản


cho thuê (đất đai, nhà cửa, các loại tài sản khác).

Khoa Kinh tế cơ sở 24
2. Phương pháp tính GDP theo luồng thu nhập

• Lợi nhuận (Pr): là khoản thu nhập còn lại của


doanh thu tiêu thụ sản phẩm sau khi đã trừ đi
các khoản chi phí sản xuất, được coi là thu
nhập của chủ doanh nghiệp

• Khấu hao (De): là khoản tiền dùng để bù đắp


giá trị hao mòn của tài sản cố định.

Khoa Kinh tế cơ sở 25
2. Phương pháp tính GDP theo luồng thu nhập

Thuế trực thu (Td): người chịu thuế


và người nộp thuế là một, điều tiết
trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản
của người nộp thuế.

Thuế
Thuế gián thu (Ti): người nộp thuế và
người chịu thuế là khác nhau, điều
tiết gián tiếp thu nhập của người chịu
thuế thông qua giá cả HH, DV.
Tiròng = Ti – Tr
Tr: trợ cấp
Khoa Kinh tế cơ sở 26
2. Phương pháp tính GDP theo luồng thu nhập

Mối quan hệ giữa tổng sản phẩm trong nước tính


theo giá thị trường và tính theo chi phí nhân tố :

GDPfc = GDPmp –Tir

GDPmp : tổng sản phẩm trong nước tính theo giá thị trường

GDPfc : tổng sản phẩm trong nước tính theo chi phí nhân tố

27
Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 6 Khoản mục nào sau đây không phải là bộ phận


GDP của Việt Nam:

A Tiền lương trả cho giáo viên.

B Thu nhập từ trợ cấp ốm đau.

C Tiền lương của những người làm trong các tổ chức


từ thiện.

D Tiền lương trả cho lao động của tù nhân.

Đáp án: B
28
Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu Hoạt động nội trợ không được tính vào GDP vì:
7
A Không được coi là hoạt động sản xuất và không tạo ra
luồng tiền tương ứng.

B Không phải là hàng hóa cuối cùng.

C Đó là hàng hóa trung gian.

D Hoạt động này tạo ra giá trị không đáng kể đối với nền
kinh tế.

Đáp án: A
29
Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu Hoạt động nào sau đây có thể làm tăng GDP:
8
A Một người tự sửa máy vi tính của mình.

B Người lái xe taxi đưa vợ ra sân bay.

C Người mẹ đưa con đến nhà trẻ chứ không gửi bà nữa.

D Một người đầu bếp nấu một bữa ăn thịnh soạn để chiêu
đãi họ hàng.

Đáp án: C
30
Khoa Kinh tế cơ sở
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU VĨ MÔ
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 9
Chỉ tiêu ĐV : tỉ đồng
Tổng sản phẩm trong nước tính theo giá thị 493
trường
Thuế đánh vào các khoản chi tiêu 80
Khấu hao 55
Trợ cấp của CP 6
Tổng sản phẩm trong nước tính theo chi phí nhân tố là:
A. 493 tỷ đồng.
B. 445 tỷ đồng.
C. 419 tỷ đồng
D. 420 tỷ đồng.

Đáp án: C Khoa Kinh tế cơ sở 31


3. Phương pháp tính GDP theo giá trị gia tăng

n
GDP  VA j
j 1

• VAj : giá trị gia tăng của công đoạn sản xuất j

• n : Số công đoạn sản xuất trong nền kinh tế.

Khoa Kinh tế cơ sở 32
3. Phương pháp tính GDP theo giá trị gia tăng

Tổng giá trị sản xuất (GO): toàn


bộ giá trị của cải vật chất và dịch
vụ được sản xuất ra trong một
thời kỳ nhất định

VA = GO – IE
Tổng chi phí trung gian (IE): toàn
bộ giá trị các sản phẩm vật chất
và dịch vụ được sử dụng trong
quá trình tạo ra sản phẩm mới
trong một thời kỳ nhất định
Khoa Kinh tế cơ sở 33
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 10:
Công đoạn Doanh Giá trị đầu vào mua
thu từ DN khác
1 Trồng lúa mì 100 0
2 Sản xuất bột mì 160 100
3 Sản xuất bánh mì 310 160
4 Bán lẻ cho người tiêu 500 310
dùng cuối cùng

1) Tổng giá trị trung gian là:


A. 770
B. 570
C. 310
D. 500
Đáp án: B
34
Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 11:
Công đoạn Doanh Giá trị đầu vào mua
thu từ DN khác
1 Trồng lúa mì 100 0
2 Sản xuất bột mì 160 100
3 Sản xuất bánh mì 310 160
4 Bán lẻ cho người tiêu 500 310
dùng cuối cùng

2) Quá trình chuyển từ lúa mì thành bánh mì bán cho người tiêu
dùng cuối cùng làm tăng thu nhập quốc dân
A. 310
B. 300
C. 500
D. 570
Đáp án: C 335
Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 12:
Công đoạn Doanh Giá trị đầu vào mua
thu từ DN khác
1 Trồng lúa mì 100 0
2 Sản xuất bột mì 160 100
3 Sản xuất bánh mì 310 160
4 Bán lẻ cho người tiêu 500 310
dùng cuối cùng
3) Giá trị gia tăng được tạo ra ở công đoạn III là:
A. 50
B. 210
C. 160
D. 150

Đáp án: D
36
Khoa Kinh tế cơ sở
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 13:
Công đoạn Doanh Giá trị đầu vào mua
thu từ DN khác
1 Trồng lúa mì 100 0
2 Sản xuất bột mì 160 100
3 Sản xuất bánh mì 310 160
4 Bán lẻ cho người tiêu 500 310
dùng cuối cùng

4) Trong tổng doanh số bán ra giá trị của bột mì được tính:
A. Một lần
B. Hai lần
C. Ba lần
D. Bốn lần

Đáp án: C
37
Khoa Kinh tế cơ sở
2.1.3. GDP DANH NGHĨA VÀ GDP THỰC TẾ

GDP danh nghĩa (GDPn) đo lường sản lượng nền ktế theo
giá hiện hành (nghiên cứu cho năm nào thì sử dụng giá
của năm đó)

GDP thực tế (GDPr) đo lường sản lượng nền ktế theo giá
năm cơ sở (giá thị trường của 1 năm nào đó được chọn là
năm gốc)
n
  Pi  Q
t t
GDP n
i 1
i

GDP   P  Q
0 t
r i i
i 1
39
Khoa Kinh tế cơ sở
2.1.3. GDP DANH NGHĨA VÀ GDP THỰC TẾ

n
  Pi  Q
t t
GDP n
i 1
i

n
  Pi  Q
0 t
GDP r
i 1
i

Pti : giá của HHDV i kỳ nghiên cứu

P0i : giá của HHDV i kỳ gốc ( cơ sở)

Qti : số lượng HHDV i kỳ nghiên cứu

t: biểu thị cho kỳ nghiên cứu, t=0 là kỳ gốc

i=1,2,…n: biểu thị mặt hàng sx ra trong lãnh thổ quốc gia
Khoa Kinh tế cơ sở 40
GDP BÌNH QUÂN ĐÀU NGƯỜI

GDP (GNP )
GDP/người (GNP/người) =
dân

GDP thực tế bình quân đầu người là thước đo hợp


lý để đánh giá mức sống của người dân 1 nước.

43
Khoa Kinh tế cơ sở
BÀI TẬP VẬN DỤNG

Mặt Giá Lượng


hàng (1000đồng) (sản phẩm )

Năm Năm Năm Năm


cơ sở nghiên cứu cơ sở nghiên cứu
Hàng hóa A 1,0 2,10 70.000 80.000
Hàng hóa B 1,2 1,80 25.000 18.000

Tính GDP danh nghĩa và thực tế của năm nghiên cứu


Khoa Kinh tế cơ sở 41
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Giá Lượng
Mặt (1000đồng) (sản phẩm )
hàng
Năm Năm Năm Năm
cơ sở nghiên cứu cơ sở nghiên cứu
Hàng hóa A 1,0 2,10 70.000 80.000
Hàng hóa B 1,2 1,80 25.000 18.000

a. GDP danh nghĩa của năm nghiên cứu là:


GDPn = 2,10 x 80000 + 1,80 x 18000 = 200400

b. GDP thực tế của năm nghiên cứu là:


GDPr = 1,0 x 80000 + 1,2 x 18000 = 101600

Khoa Kinh tế cơ sở 42
ÔNÔN
TẬP
TẬP

1. Người ta có thể tính chỉ tiêu GDP theo những phương


pháp nào ?
2. Phân biệt hàng hoá trung gian và hàng hoá cuối cùng ?
3. Sự khác nhau giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế ?
4. Hãy thu thập số liệu về GDP của Việt Nam trong thời gian
gần đây và đánh giá về tăng trưởng của Việt Nam trong
giai đoạn đó?

Khoa Kinh tế cơ sở
43
TỔNG KẾT BÀI HỌC

 Tổng sản phẩm trong nước(GDP) là giá trị thị trường của toàn
bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm
vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm)
 GDP tính theo luồng sản phẩm ( chi tiêu)
GDP = C + I + G + ( EX – IM)
 GDP tính theo luồng thu nhập ( chi phí)
GDP = w + i + r + Pr + De +Tiròng
 GDP tính theo tổng giá trị gia tăng ( sản xuất )
n
GDP   VA j
j1

Khoa Kinh tế cơ sở 44
CHUẨN BỊ BÀI SAU

• Hoàn thành câu hỏi ôn tập cuối bài 2


• Sinh viên đọc trước tài liệu bài 3: Mối quan hệ giữa các chỉ
tiêu trong nền kinh tế quốc dân
• Nếu có thắc mắc liên hệ với giảng viên
• Tham gia buổi học online tiếp theo đầy đủ, đúng giờ.

CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT!

45
Khoa Kinh tế cơ sở
CHƯƠNG 2
TỔNG SẢN PHẨM VÀ THU NHẬP
QUỐC DÂN
CHƯƠNG 2
TỔNG SẢN PHẨM VÀ THU NHẬP QUỐC
DÂN
• Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
2.1.

• Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)


2.2

• Một số chỉ tiêu thu nhập khác


2.3.
• Một số đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ
2.4. bản
2
Bài giảng 3
Tăng trưởng kinh tế, CPI và một số đồng
nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản
MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Sau khi học xong bài học này, Sinh viên có thể

Sự khác biệt trong cách tính chỉ số giá


tiêu dùng (CPI) và chỉ số điểu chỉnh
DGDP

Khái niệm và cách tính tổng sản phẩm


quốc dân (GNP)

Mối quan hệ giữa GDP, GNP và một số


chỉ tiêu thu nhập khác

4 Khoa Kinh tế cơ sở
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1 2 3
Đọc Làm câu Nếu thắc
trước Bài hỏi trắc mắc trao đổi
giảng 3, nghiệm, trên LMS
các ví dụ, bài tập hoăc mail
bài tập vận dụng
mẫu

5 Khoa Kinh tế cơ sở
2.1.4. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Tăng trưởng KT là sự
gia tăng quy mô sản Tăng trưởng KT là một
lượng nền kinh tế trong trong những điều kiện
1 thời kỳ nhất định cần của phát triển KT
(thường là 1 năm)

6 Khoa Kinh tế cơ sở
2.1.4. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
t 1
t
GDPr
t
 GDP r
g = t 1 x 100%
GDPr

Trong đó:
t là năm nghiên cứu
t-1 là kỳ trước năm nghiên cứu

7 Khoa Kinh tế cơ sở
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT
NAM (2013-2019)
đơn vị: %
8

6,81 7,08 7,02


7 6,68
5,98 6,21
6 5,42
5

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019


đơn vị: %

Đồ thị 2.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2013-2019
8 Khoa Kinh tế cơ sở
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
2.1.5. CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP
(DGDP - Deflator)

 Chỉ số điều chỉnh DGDP phản ánh sự thay đổi

mức giá hiện hành so với mức giá năm cơ sở


của giỏ HH DV được tính vào GDP.

GDPn
D  100%
GDPr

9 Khoa Kinh tế cơ sở
2.1.5. CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP
(DGDP - Deflator)

 Chỉ số điều chỉnh DGDP là một trong những


thước đo sự thay đổi của mức giá chung→là
cơ sở để tính lạm phát

Tỷ lệ lạm phát :
gp= (Dt - Dt-1 )/ Dt-1 x 100%

10 Khoa Kinh tế cơ sở
BÀI TẬP MẪU
Câu 14. GDP danh nghĩa của năm 1983 bằng 3.305
tỷ đồng và của năm 1982 là 3.073 tỷ đồng. Chỉ số
điều chỉnh GDP bằng 215,3% vào năm 1983 và
206,9% vào năm 1982 và bằng 100% vào năm
1972. Hãy tính:
a. GDP thực tế của năm 1982 và 1983
b.Tốc độ tăng trưởng của GDP năm 1983 so
với 1982
c.Tốc độ tăng giá của năm 1983 so với năm1982
11 Khoa Kinh tế cơ sở
BÀI TẬP MẪU
Câu 14.
Đáp án
a. GDPr (1983) = GDPn 83/ D83

= 3.305/2.153 = 1.535
GDPr (1982) = GDPn 82/ D82
= 3.073/2.069 = 1.485
b. Gt (83/82) = (1.535-1.485)/1.485 = 33.7%
c. Gp = (D83 – D82 )/D82 x 100% = 4.06%
12 Khoa Kinh tế cơ sở
2.2. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
(CPI- Consumer Price Index)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo


lường sự biến động mức giá
trung bình của giỏ HHDV mà
người tiêu dùng điển hình mua

CPI phản ánh xu thế và mức độ


biến động của giá bán lẻ hàng
hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng
trong sinh hoạt của dân cư và
các hộ gia đình.

13 Khoa Kinh tế cơ sở
2.2. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
(CPI- Consumer Price Index)

Pi0 ; Qio : Giá và lượng


kỳ gốc hàng i

Pit: Giá kỳ nghiên cứu


của hàng i
14 Khoa Kinh tế cơ sở
2.2. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
(CPI- Consumer Price Index)

Iip: Chỉ số giá của từng loại


hàng, nhóm hàng trong “giỏ”

di: Tỷ trọng mức tiêu dùng từng


loại hàng, nhóm hàng trong
“giỏ”; phản ánh cơ cấu tiêu
Khoa Kinh tế cơ sở
dùng của XH
15
2.2. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
(CPI- Consumer Price Index)

Mặt hàng Chỉ số giá Tỷ trọng (d)


(I2015/2014 ) (đơn vị %)
A 1.2 30
B 1.4 25
C 0.9 15
D 1.5 30

CPI (2015) = 1.2 x 30% +1.4 x 25% +0.9X


15%+ 1.5x 30%= 1.295
16 Khoa Kinh tế cơ sở
2.2. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
(CPI- Consumer Price Index)

 Ngoài ra CPI còn sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát :

gp= (CPIt - CPIt-1 )/ CPIt-1 x 100%

17 Khoa Kinh tế cơ sở
2.2. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
(CPI- Consumer Price Index)
(Đơn vị: %)
8
6,81 7,08 7,02
7 6,04 6,68
5,98 6,21
6

5
4,74
4,09
4 5,42 3,53 3,54
3
2,79
2

1 0,6
0

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019


GDP CPI
Đồ thị 2.2.Tốc độ tăng GDP và CPI Việt Nam giai đoạn 2013-2019
18 Khoa Kinh tế cơ sở
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
BÀI TẬP MẪU
Câu 15. Lấy năm 2015 làm năm gốc, tính được các chỉ
tiêu trong bảng sau:

Năm 2014 2015 2016


Lúa P Q P Q P Q

1200 10 1500 10 2400 20


Chỉ số
giá
GDPn
GDPr

19 Khoa Kinh tế cơ sở
BÀI TẬP MẪU
Câu 15.
Đáp án
Năm 2014 2015 2016
Lúa P Q P Q P Q

1200 10 1500 10 2400 20


Chỉ số 1200/1500=0.8 1 2400/1500=1.6
giá
GDPn 1200.10=12000 1500.10=15000 2400.20=48000

GDPr 1500.10=15000 1500.10=15000 1500.20=30000


20 Khoa Kinh tế cơ sở
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 16. Một giỏ hàng hóa thị trường gồm 2 loại hàng
hóa tiêu dùng đại diện như sau:
Năm Ngũ cốc Đường
P (nghìn Q (tấn) P (nghìn Q (tấn)
đồng) đồng)
2015 45 3200 11 1800
2016 54 2100 12,5 1650
2017 52 2600 14 1500

Sử dụng năm 2015 làm năm cơ sở


a. Tính GDP danh nghĩa và thực tế của năm 2016, 2017
b. Tính chỉ số giá tiêu dùng của năm 2016, 2017
21 c. Khoa
Tính chỉ
Kinh tế cơ sởsố điều chỉnh GDP của năm 2016, 2017 .
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG
ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT
 Lệch do hàng hóa mới
 Lệch do chất lượng hàng hóa được cải thiện
 Lệch do thay thế

22 Khoa Kinh tế cơ sở
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CPI VÀ DGDP
CPI DGDP
Phản ánh giá cả hàng tiêu dùng Phản ánh giá của tất cả HH
được sx
Phản ánh giá của HH nhập khẩu Phản ảnh giá của HH sx
trong nước
Gắn quyền số cố định cho giá cả Gắn quyền số thay đổi theo
HH khác nhau (chỉ số Laspeyres) thời gian (chỉ số Passche)
Có khuynh hướng phóng đại Có khuynh hướng đánh giá
mức tăng giá cả sinh hoạt: thấp sự tăng giá cả sinh
- Lệch do hàng hóa mới hoạt
- Lệch do chất lượng HH được - Không phản ánh sự giảm
cải thiện sút phúc lợi do thay thế HH
- Lệch
23 do
Khoa thay
Kinh tế cơ sởthế mới
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 17. Nhân tố nào dưới đây sẽ khiến cho CPI
tăng nhiều hơn so với DGDP ?
 A. Tăng giá vở Hồng Hà
 B. Tăng giá xe máy do Bộ quốc phòng mua
 C. Tăng giá máy bay chiến đấu sx trong nước
bán cho Campuchia
 D. Tăng giá xe máy Honda được sx ở Nhật và
bán ở Việt Nam

24 Khoa Kinh tế cơ sở
2.3.MỘT SỐ CHỈ TIÊU THU NHẬP KHÁC

2.3.1. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

2.3.2. GNP danh nghĩa, GNP thực tế

2.3.3. Mối quan hệ giữa GDP, GNP và một số


chỉ tiêu thu nhập khác

25 Khoa Kinh tế cơ sở
2.3.1.TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN
(GNP- Gross National Product)
 GNP là giá trị bằng tiền của toàn bộ HHDV
cuối cùng do công dân 1 nước sản xuất ra
trong 1 thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)

GNP = GDP + NIPA


NIPA (Net Income Property from Aboard)- thu
nhập ròng từ tài sản nước ngoài: phần chênh lệch
giữa thu nhập dân cư trong nước tạo ra ở nước
ngoài và thu nhập của người nước ngoài tạo ra ở
trong nước
26 Khoa Kinh tế cơ sở
2.3.2. GNP DANH NGHĨA VÀ GNP
THỰC TẾ
 GNP danh nghĩa (GNPn) đo lường tổng sản

phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ


theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng
thời kỳ đó.
 GNP thực tế (GNPr) đo lường tổng sản phẩm

quốc dân sản xuất ra trong 1 thời kỳ, theo giá


cả cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc.
27 Khoa Kinh tế cơ sở
2.3.2. GNP DANH NGHĨA VÀ
GNP THỰC TẾ
n n
GNPn   Pi t  Qit GNPr   Pi  Q 0
i
t

i 1 i 1

Trong đó:
 Pti : giá của HHDV kỳ nghiên cứu
 P0i : giá của HHDV kỳ gốc (năm cơ sở)
 Qti : số lượng HHDV kỳ nghiên cứu
 t: biểu thị cho thời kỳ tính toán, t=0 là năm gốc
 i=1,2,…n: biểu thị số lượng mặt hàng do người
dân quốc gia đó tạo ra
28 Khoa Kinh tế cơ sở
2.3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA GDP, GNP
VÀ 1 SỐ CHỈ TIÊU THU NHẬP KHÁC

1. GNP = GDP + NIA (thu nhập ròng từ tài sản


nước ngoài)

2. Tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP- Net


National Product)
NNP= GNP- khấu hao
Hoặc NNP = C + G + NX + Ir (đầu tư ròng)

3. Tổng sản phẩm trong nước ròng (NDP- Net


Domestic Product)
NDP = GDP – Dep (khấu hao)
29 Khoa Kinh tế cơ sở
2.3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA GDP, GNP
VÀ 1 SỐ CHỈ TIÊU THU NHẬP KHÁC

4. Thu nhập quốc dân NI (National Income)


NI= Y (Yiel)= NNP – Teròng = NNPfc
hay = GNP – khấu hao- thuế gián thu
hay = w + i+ r + Pr + NIA

5. Thu nhập khả dụng (Yd )


Yd = Y – T
hay Yd = C + S ( Chi tiêu dùng + Tiết kiệm)
hay Yd = PI- thuế trực thu (Td ròng )- các loại phí
30 Khoa Kinh tế cơ sở
2.3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA GDP, GNP
VÀ 1 SỐ CHỈ TIÊU THU NHẬP KHÁC

6. Thu nhập cá nhân (PI)


PI = NI- lợi nhuận để lại công ty + trợ cấp

7. Thuế ròng
T = (T0 + t.Y)- TR (net tax= Tax- Transfer)

31 Khoa Kinh tế cơ sở
MỐI QUAN HỆ CÁC CHỈ TIÊU

32 Khoa Kinh tế cơ sở
2.4. MỘT SỐ ĐỒNG NHẤT THỨC KINH
TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN
 Một số giả định:
Với YD = GDPmp + NIA - De - Ti - Pr* - Thuế cá nhân + Tr
Nền kinh tế không có khấu hao, không có lợi nhuận
giữ lại tại doanh nghiệp
 Nguồn thu của Chính phủ chủ yếu từ thuế (Tx
bao gồm: Ti, Pr*, thuế cá nhân)
 Thu nhập ròng từ nước ngoài bằng 0 (NIA =0)
hay GDP = GNP
Nếu gọi Yd là thu nhập khả dụng và Y là GDP
Yd = Y - Tax + Tr = Y - (Tax - Tr), Đặt T = Tax - Tr
T: Thuế ròng. Vậy: Yd = Y - T (i)
33 Khoa Kinh tế cơ sở
ĐỒNG NHẤT THỨC THỨ NHẤT
Vì thu nhập khả dụng được dùng vào hai việc là tiêu
dùng (C) và tiết kiệm (S), nên:
Yd = C + S (ii)
Từ (i) và (ii) suy ra: Y = Yd + T = C + S + T (iii)
Mà GDP = Y = C + I + G + X - M (iv)
Suy ra: C + S + T = C + I + G + X - M
Hay:
S+T+M=I+G+X (1)

34 Khoa Kinh tế cơ sở
Xuất khẩu: X

Chi tiêu: G

Đầu tư: I

Hàng hóa và dịch vụ

Doanh nghiệp Hộ gia đình

Ngân hàng
Thu nhập và chi phí
Chính phủ

Tiết kiệm: S
Nước ngoài
Thuế: T

Nhập khẩu: M
35 Khoa Kinh tế cơ sở
ĐỒNG NHẤT THỨC THỨ HAI
Từ (1): S + T + M = I + G + X
Suy ra: (S - I) + (T - G) + (M - X) = 0 (2)
S - I: lượng tiết kiệm thặng dư hay thiếu hụt với đầu
tư tư nhân
T - G: lượng thặng dư hay thâm hụt ngân sách Chính
phủ
M - X: lượng thặng dư hay thâm hụt của nước ngoài
trong việc mua bán trong nước
36 Khoa Kinh tế cơ sở
ĐỒNG NHẤT THỨC THỨ BA
Gọi Cg là phần tiêu dùng của Chính phủ
Gọi Sg là phần tiết kiệm của Chính phủ
Suy ra: Cg + Sg = T (iv)
Chính phủ dùng tiền tiết kiệm để mua hàng đầu tư
(Ig), do đó: Cg + Ig = G (v)
Từ (iv)&(v) suy ra: T - G = Sg - Ig (vi)
Thay (vi) vào (2): (S - I) + (T - G) + (M - X) = 0
<=> (S - I) + (Sg - Ig) + (M - X) = 0
<=> (S + Sg) + (M - X) = I + Ig (3)
37 Khoa Kinh tế cơ sở
BÀI TẬP MẪU
Câu 18. Có số liệu sau được trích từ TK QG một nước
1. Tổng SP quốc dân theo giá thị trường 469,6
2. Thuế đánh vào các khoản chi tiêu 80,0
3. Tiêu hao tư bản 60,8
4. Thu nhập ròng tài sản ở nước ngoài 5,6
5. Trợ cấp cho sản xuất 5,9
Hãy tính:
a. Tổng sản phẩm trong nước theo giá thị trường?
b. Sản phẩm quốc dân ròng theo giá thị trường?
c. Sản phẩm quốc dân ròng theo chi phí nhân tố?
d. Tổng sản phẩm trong nước theo chi phí nhân tố?
Khoanhập
38e. Thu Kinh tế cơquốc
sở dân?
BÀI TẬP MẪU
 Câu 18

Đáp án
a.GDPmp = GNPmp – NIPA= 469.6- 5.6 = 464

b.NNPmp = GNPmp – Dp= 469.6- 60.8 = 408.8

c. NNPfc = NNPmp - Teròng (Te- TR) Hoặc = GNPfc – Dp

= GNPmp – Teròng – Dp = 408.8- 80.0+ 5.9 = 334.7


a.GDPfc = GNPfc – NIPA = GNPmp – Teròng – NIPA=
GDPmp- Teròng = 464- 80.0+ 4.9 = 389.9
b.TNQD = SPQD theo cp nhân tố= NNPfc = 334.7
39 Khoa Kinh tế cơ sở
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 19. Cho biết số liệu sau:

Chỉ tiêu Đvị : tỷ đồng


1. Tổng sản phẩm quốc dân tính theo giá 1000
thị trường
120
2. Thuế đánh vào các khoản chi tiêu
105
3. Khấu hao
4. Thu nhập ròng từ nước ngoài 20
5. Chi chuyển nhượng 15

a. Tính tổng sản phẩm trong nước tính theo giá thị trường ?
b. Tổng sản phẩm quốc dân ròng tính theo giá thị trường ?
c. Tổng sản phẩm trong nước tính theo chi phí nhân tố ?
d. Tổng sản phẩm quốc dân ròng theo chi phí nhân tố là ?
40 Khoa Kinh tế cơ sở
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 20. Cho bảng số liệu sau:
Chỉ tiêu Giá trị
Tiền công, tiền lương 1000
Thu nhập của nông dân 100
Chi tiêu của Chính phủ về hàng hóa, dịch vụ 280
Khấu hao tư bản 260
Tổng đầu tư của tư nhân trong nước 420
Thuế trực thu 160
Thuế gián thu 140
Xuất khẩu 240
Nhập khẩu 140
Chi tiêu cho tiêu dùng 850
a. Tính giá trị của tổng sản phẩm quốc nội
b. Tính giá trị của tổng tiết kiệm
Khoa Kinh tế cơ sở
41
c. Tính thu nhập có thể sử dụng
TỔNG KẾT BÀI HỌC
 GDP danh nghĩa GDP thực tế
n

GDPn   Pi Q
t n

GDP   P Q
t 0 t
i r i i
i t i t

 Chỉ số điều chỉnh GDP


n

P Q
t t

 GDP
i i
D GDP
n
.100  i 1
n
.100
GDP P Q
0 t
r
i i
i 1
n
 Chỉ số giá tiêu dùng  Pi t Qi0
CPI  i 1
n

Khoa Kinh tế cơ sở

i 1
Pi 0Qi0
42
TỔNG KẾT BÀI HỌC
 Tăng trưởng kinh tế
t 1
GDPr  GDPr
t

gt  t 1
GDP r

Tỷ lệ lạm phát :
gp= (CPIt- CPIt-1 )/ CPIt-1 x 100%
Hoặc
gp= (Dt- Dt-1 )/ Dt-1 x 100%

43 Khoa Kinh tế cơ sở
TỔNG KẾT BÀI HỌC
Thu nhập Thu nhập Khấu
tài sản tài sản hao
ròng từ ròng từ TSCĐ
nước ngoài nước
(NIA) ngoài
GNP (NIA)

C Thuế
GDP NNP gián
I thu
(Te)
G Y Thuế trực
thu – Trợ
cấp
(TD– TR)

NX YD
44 Khoa Kinh tế cơ sở
CHUẨN BỊ BÀI SAU
 Hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm, BT vận dụng
trong phần Bài giảng 3 và phần BT cuối chương
2 trong Giáo trình KT vĩ mô
 Đọc trước Bài giảng 4: Tổng cầu và tổng cung
 Nếu có thắc mắc liên hệ qua email
 Tham gia buổi học online tiếp theo đầy đủ, đúng
giờ.

Chúc các bạn


học tốt !

45 Khoa Kinh tế cơ sở
Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI
Sau bài học này sinh viên có thể:

Nắm được các kiến thức về tổng cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu.

Nắm được các kiến thức về tổng cung và các nhân tố ảnh hưởng đến tổng
cung.

Nghiên cứu các đặc điểm của biến động kinh tế trong ngắn hạn và phân tích
biến động của nền kinh tế với tư cách một tổng thể thông qua hai nội dung
chủ yếu là tổng cung và tổng cầu.

Xác định trạng thái cân bằng của nền kinh tế

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
• Để hoàn thành tốt bài học này, sinh viên cần thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Đọc trước Giáo trình Chương 3: Tổng cung và tổng cầu (mục 3.1; 3.2;
3.3; 3.5)
- Theo dõi slide bài giảng của giảng viên
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
- Hoàn thành các bài tập cuối chương
- Nếu có nội dung chưa hiểu, sinh viên có thể tham gia vào phòng họp
trực tuyến được mở vào mỗi tuần ở lớp học hoặc liên hệ với giảng viên
thông qua email để được hỗ trợ.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Cấu trúc của bài học

3.1. Những đặc điểm về biến động kinh tế

3.2. Tổng cầu của nền kinh tế (AD)

3.3. Tổng cung của nền kinh tế (AS)

3.4. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


3.1. Những đặc điểm về biến động
kinh tế
 Các biến động kinh tế diễn ra bất thường và
không thể dự báo.
 Hầu hết các tổng lượng kinh tế vĩ mô biến động
cùng nhau
 Khi sản lượng giảm thất nghiệp sẽ tăng

Để hiểu nền kinh tế trong ngắn hạn


Chúng ta phân tích biến động của
nền kinh tế với tư cách một tổng thể
bằng mô hình tổng cung và tổng
cầu.
Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI
3.2. Tổng cầu của nền kinh tế (AD)
Khái niệm
Tổng cầu (AD) là tổng giá trị hàng hóa và dịch
vụ mà các tác nhân trong nền kinh tế dự kiến
chi tiêu ứng với mỗi mức giá.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu (AD)

1 Thu nhập của công chúng

2
Dự đoán của các doanh nghiệp và người tiêu dùng về tình
hình kinh tế.

3 Thuế và chi tiêu của chính phủ

4 Khối lượng tiền tệ và lãi suất

5 Giá cả hàng hóa

6 Các yếu tố khác như: dân số, thị hiếu, thói quen tiêu dùng

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Các nhân tố cấu thành tổng cầu (AD)

Tiêu dùng

Tổng cầu Đầu tư

AD = C + I + G
Chi tiêu của chính
+ NX phủ

Xuất khẩu
ròng

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Đường tổng cầu là đường biểu thị mối
quan hệ giữa tổng mức cầu và mức giá
P
chung khi các điều kiện khác cho trước.
Đường tổng cầu có độ dốc âm.
Mức
giá
chung
P1
1.Mức giá
giảm…
P2

AD

0 Y1 Y2
Sản lượng
2… lượng cầu về hàng
hóa dịch vụ tăng.
Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI
Gợi ý: Giải thích độ dốc của đường tổng cầu hãy
xem xét ảnh hưởng của mức giá chung đối với các
thành phần của tổng cầu.

Mức giá và tiêu dùng: Hiệu ứng của cải

Mức giá và đầu tư: Hiệu ứng lãi suất

Mức giá và xuất khẩu ròng: Hiệu ứng tỷ giá hối đoái

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


 Hiệu ứng của cải
 P↓ → giá trị tài sản thực của các tài sản tài chính
tăng → C  AD 
 Hiệu ứng lãi suất
 P   Các hộ gia đình giữ tiền ít hơn để mua
lượng hàng hóa như cũ -> cho vay tăng  i 
I  AD 
 Hiệu ứng tỉ giá hối đoái
 P   .... i  tỉ giá hối đoái giảm  Ex 
và IM   NX  AD 
Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI
Sự di chuyển và dịch chuyển của
đường tổng cầu

Di Sự di chuyển dọc theo đường AD phản


chuyển ánh sự thay đổi của tổng cầu do mức
giá chung thay đổi, trong điều kiện các
nhân tố khác là cố định.

Dịch Sự dịch chuyển của đường AD phản


chuyển ánh sự thay đổi vị trí của đường AD do
các yếu tố ngoài mức giá chung thay
đổi.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Các nhân tố làm dịch chuyển đường AD

Thuế (T).

Chi tiêu của chính phủ (G).

Lãi suất (i).

Kỳ vọng.

Tỉ giá hối đoái…

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Sự dịch chuyển đường AD
Tăng
P tổng cầu
C↑
G↑
I↑
C↓
P1 NX↑
G↓
AD2
I↓
NX↓ AD

AD1
Giảm
tổng cầu

0 Y1 Y* Y2 Y
Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI
Hãy lựa chọn ra phương án trả lời đúng nhất

1. Tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ của một nước


không phụ thuộc vào các quyết định của
A. Chính phủ và các hãng sản xuất.
B. Các nhà cung ứng hàng hóa dịch vụ.
C. Các hộ gia đình.
D. Người nước ngoài.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


2. Biến số nào sau đây có thể thay đổi không
gây ra sự dịch chuyển của đường tổng cầu:
A. Mức giá chung.
B. Lãi suất.
C. Thuế suất.
D. Kỳ vọng về lạm phát.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


3. Trên đồ thị, trục ngang biểu diễn sản lượng
và trục hoành biểu diễn mức giá chung. Đường
tổng cầu AD dịch sang trái khi:
A. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng.
B. Mức giá chung tăng lên.
C. Chính phủ tăng thuế.
D. Xuất khẩu tăng.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


4. Khi chính phủ giảm thuế tiêu dùng hàng
nhập khẩu:
A. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
B. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
C. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
D. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


5. Khi chính phủ tăng thuế đánh vào các
nguyên liệu nhập khẩu thì:
A. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
B. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
C. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải.
D. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


6. Một lý do làm cho đường tổng cầu có độ dốc âm

A. Các hãng sẽ tăng lượng cung khi giá cả tăng
B. Dân cư trở nên khá giả hơn khi giá cả giảm và do đó
sẵn sàng mua nhiều hàng hoá hơn
C. Giống với lý do làm cho đường cầu của một hàng
hoá cá biệt có độ dốc âm
D. Mọi người tìm thấy những hàng hoá thay thế khi giá
cả của một loại hàng hoá nào đó đang tiêu dùng tăng

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


3.3 . Tổng cung của nền kinh tế
(AS - Aggregate Supply)

Tổng cung (AS) là tổng lượng hàng hoá dịch


vụ mà các doanh nghiệp có khả năng và sẵn
sàng cung ứng ra thị trường trong một thời kỳ
nhất định, với điều kiện giá cả, khả năng sản
xuất và chi phí cho trước.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung

Các nguồn lực sản xuất

Mức giá chung

Chi phí sản xuất

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Có hai dạng đường tổng cung

ASLR Tổng cung dài


hạn ASLR (Long run)

ASSR Tổng cung ngắn


hạn ASSR ( Short run)

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Tổng cung
Xét trong ngắn hạn
◦ Giá ở một số thị trường (thị trường hàng hóa và thị
trường lao động) chưa kịp điều chỉnh để cân bằng lại
thị trường.
◦ Thông tin mọi người tiếp nhận chưa hoàn hảo và
chính xác nên giá cả trên các thị trường chưa phản ánh
đúng kết cục các bạn tham gia thị trường thực sự
mong muốn.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Đường tổng cung ngắn hạn ASSR

Tổng cung ngắn hạn phụ P ASSR


thuộc:
 Giá các hàng hoá dịch
vụ cuối cùng
P1
 Chi phí sản xuất: giá đầu
vào và các chi phí khác P2
 L, K, R, Tech

Y1 Y2
Y

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Đường tổng cung ngắn hạn ASSR
Đường tổng cung ngắn hạn có độ dốc dương,
P phản ánh quan hệ tỉ lệ thuận giữa lượng cung
và mức giá chung.
ASSR

P1

1. Mức giá giảm P2


2. Làm giảm khối lượng
cung hàng hóa và dịch vụ.

0 Y2 Y1 Sản lượng

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Vì sao đường ASSR có độ dốc dương

 Lý thuyết Thông tin hoàn hảo.

 Lý thuyết nhận thức sai lầm của người công nhân

 Lý thuyết tiền công cứng nhắc

 Lý thuyết giá cả cứng nhắc

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Lý thuyết thông tin không hoàn hảo.
Khi mức giá tăng không được dự tính trước, các DN
chỉ chú ý đến sản phẩm của chính mình nên học
nhận thức được rằng giá sản phẩm của họ đã tăng
mà không để ý tới mức giá chung tăng.
Các DN đã nhầm lẫn khi tin rằng giá tướng đối
của sản phẩm họ tăng → tăng lượng cung hàng
hóa và dịch vụ.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Lý thuyết nhận thức sai lầm của người
công nhân
 Khi mức giá tăng không được dự tính trước,
công nhân không nhận thức được tiền lương
thực tế đang bị giảm, khó khăn trong đời sống
buộc họ phải lao động nhiều hơn, Các hãng biết
chắc chắn rằng họ có lợi hơn nên thuê lao động
nhiều hơn và sx nhiều hơn.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Lý thuyết tiền công cứng nhắc

 Các DN và công nhân đã thỏa thuận về hợp đồng


lao động với mức lương danh nghĩa dựa trên mức
giá kỳ vọng.
 Nếu giá tăng so với mức giá kỳ vọng -> tiền công
thực tế giảm -> Công nhân khó khăn phải lao
động nhiều hơn -> lượng cung tăng.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Lý thuyết giá cả cứng nhắc

 Một số DN sẽ không muốn tăng giá sản phẩm


của mình cho dù mức giá chung tăng và chi phí
sản xuất tăng vì họ muốn giữ khách hàng. Để
bù lại phần lợi nhuận họ sẽ sản xuất nhiều hơn.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Tổng cung

Xét trong dài hạn


◦ Dài hạn trong vĩ mô được hiểu là khoảng thời
gian đủ dài để giá cả trên các thị trường linh hoạt
và thông tin trên thị trường là hoàn hảo để khôi
phục lại sự cân bằng đáng mong muốn của thị
trường.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Đường tổng cung dài hạn ASLR
 Đường tổng cung dài hạn là đường thẳng đứng tại mức
sản lượng tiềm năng.
 Sản lượng tiềm năng (Y*) là mức sản lượng tối ưu
của nền kinh tế, khi các nhân tố sản xuất được sử
dụng một cách đầy đủ và hiệu quả vào quá trình sản
xuất.
 Phụ thuộc vào khối lượng cung ứng các yếu tố sản
xuất: vốn K, lao động L, tài nguyên R và công nghệ
T
 Không phụ thuộc vào giá cả P

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Đường tổng cung dài hạn ASLR

P ASLR

P1 2….không làm ảnh


hưởng đến khối
lượng cung ứng về
P2 hàng hóa và dịch vụ
1. Sự thay đổi trong dài hạn.
của mức giá…

Sản lượng tiềm năng Sản lượng


0
Y*
Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI
Mô hình
P ASSR
ASLR

Y* Y
Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI
Sự di chuyển và dịch chuyển của đường
tổng cung
Sự dịch chuyển của đường tổng cung dài hạn
Đường tổng cung dài hạn dịch chuyển khi L, K, R, T thay đổi.

P ASLR

0
Y1* Y2* Sản lượng

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Sự di chuyển và dịch chuyển của đường tổng cung ngắn hạn

Sự di chuyển dọc đường ASSR phản ánh sự thay đổi của tổng
mức cung do giá cả thay đổi , trong điều kiện các biến số
khác vẫn cố định.
- Sự dịch chuyển của đường ASSR phản ánh sự thay đổi vị trí
của đường AS do các biến số khác ngoài giá thay đổi.
+ L, K, R, T
+ Thay đổi mức giá cả dự kiến trong tương lai
+ Thay đổi giá cả của các nguyên, nhiên liệu đầu vào
+ Thay đổi mức thuế của chính phủ

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Hãy lựa chọn ra phương án trả lời đúng nhất

1. Trên đồ thị, trục ngang biểu diễn sản lượng và


trục hoành biểu diễn mức giá chung. Đường tổng
cung AS dịch sang phải khi:
A. Mức giá chung tăng.
B. Chính phủ tăng thuế.
C. Công nghệ sản xuất có những thay đổi đáng kể.
D. Thu nhập quốc dân thay đổi.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


2. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:
A. Mà tại đó nếu tăng tổng cầu thì lạm phát sẽ
không tăng.
B. Mà tại đó nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp bằng
không (0)
C. Lớn nhất của nền kinh tế.
D. Tối ưu của nền kinh tế trong điều kiện sử dụng
tối ưu các nguồn lực hiện có.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


3. Khi mức giá chung tăng lên, sẽ làm cho
đường AS ngắn hạn:
A. Dịch chuyển sang phải.
B. Di chuyển lên phía trên.
C. Không thay đổi.
D. Dịch chuyển sang trái.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


4. Đường tổng cung thẳng đứng hàm ý rằng:
A. Tăng giá sẽ khuyến khích đổi mới công nghệ
và do vậy thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.
B. Tăng giá sẽ không ảnh hưởng đến mức sản
lượng kinh tế.
C. Tăng giá sẽ cho phép nền kinh tế đạt mức sản
lượng cao hơn.
D. Không thể có được tốc độ tăng của sản lượng
trong ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng trung.
Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI
5. Nguyên nhân nào không làm đường cung
ngắn hạn dịch chuyển lên phía trên:
A. Giảm năng suất lao động
B. Mức giá tăng
C. Tiền lương tăng.
D. Giá nguyên liệu thiết yếu giảm.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


6. Một lý do làm cho đường tổng cung có độ dốc
dương là:
A. Nhu cầu của các tác nhân trong nền kinh tế tăng
khi mặt bằng giá cả tăng
B. Các doanh nghiệp sẽ bán được nhiều sản phẩm
hơn khi giá cả tăng
C. Lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng thúc đẩy
các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn
D. Các hãng kinh doanh sẽ có xu hướng tăng sản
lượng khi giá cả tăng

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


7. Sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ
sẽ làm thay đổi
A. Sẽ làm dịch chuyển cả đường tổng cung ngắn hạn
và tổng cung dài hạn sang trái
B. Đường tổng cung dài hạn sang phải còn đường
tổng cung ngắn hạn không đổi
C. Sẽ làm dịch chuyển cả đường tổng cung ngắn hạn
và dài hạn sang phải
D. Sẽ làm dịch chuyển cả đường tổng cung ngắn hạn
và tổng cầu sang phải

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


3.4. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế

Trạng thái cân bằng vĩ mô ngắn hạn


P
ASSR
Đó là khi lượng tổng cầu
bằng với lượng tổng cung
P0 E1
AD = AS

Mức giá chung cân bằng AD

Po , Sản lượng cân bằng Y0


Y0 Y

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Trạng thái cân bằng vĩ mô dài hạn

 Đó là khi GDP thực tế bằng


ASLR
GDP tiềm năng và bằng tổng P
ASSR
lượng cầu hàng hóa dịch vụ.

 Sản lượng thực tế cân bằng là P* E*

Y* bằng với sản lượng tiềm


AD
năng

 Mức giá cân bằng là P*


Y* Y
Sản lượng
tiềm năng

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Trạng thái cân bằng của nền kinh tế
Trong kinh tế vĩ mô trạng thái cân bằng chỉ phản ảnh xu
thế mà nền kinh tế sẽ tồn tại trong những điều kiện nhất
định
ASLR
P
ASsr Nền kinh tế suy
thoái ( Y<Y*)
E1 Khoảng suy
thoái
P1

AD
Sản lượng
tiềm năng

Y1 Y* Y

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Trạng thái cân bằng của nền kinh tế

Nền kinh tế đạt


ASLR trang thái tối ưu
P (CB dài hạn
ASSR Y=Y*)

Toàn dụng việc


P* E* làm

AD
Sản lượng tiềm
năng

Y* Y

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Trạng thái cân bằng của nền kinh tế

LAS Nền kinh tế


P Khoảng tăng
hưng thịnh
trưởng SAS
(Y>Y*)

E1
P1

AD

Sản lượng Y* Y1 Y
tiềm năng

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Sự thay đổi trạng thái cân bằng kinh tế
vĩ mô

 Cú sốc cầu

 Cú sốc cung

 Sự thay đổi đồng thời AS và AD

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Cú sốc cầu
Các cú sốc từ phía tổng cầu
 Trong ngắn hạn, những nhân tố thay đổi làm
dịch chuyển tổng cầu là nguyên nhân gây ra
những biến động về sản lượng và việc làm.

 Trong dài hạn, tổng cầu dịch chuyển chỉ tác động
đến mức giá mà không làm ảnh hướng đến sản
lượng.
Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI
Tác động khi tổng cầu giảm…

2. Trong ngắn hạn


P P và Y giảm…
ASLR
AS1

P1 A

P2 B

1. Tổng cầu giảm…

AD1
0 Y2 Y1 Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI
AD Sản lượng
Cú sốc cung
Các cú sốc bất lợi từ phía tổng cung
 Các cú sốc xảy ra do sự thay đổi của giá các yếu
tố đầu vào hay sự thay đổi các nguồn lực trong
nền kinh tế.
 Các cú sốc cung bất lợi: Tiền lương tăng, giá dầu
tăng, giá nông sản tăng do mất mùa…-> Tổng
cung tăng
 Các cú sốc cung có lợi: giá dầu giảm, sự cải thiện
công nghệ…-> tổng cung tăng.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Cú sốc cung bất lợi
1. Cú sốc bất lợi cung làm
P ASLR đường AS ngắn hạn dịch
chuyển sang trái…
AS2
AS1

B
P2
A
P1
3…và mức
giá tăng.
AD
0
Y2 Y1 Sản lượng
2. …nguyên nhân làm sản lượng Khoa
giảm…Kinh tế cơ sở - UNETI
Sự thay đổi đồng thời AD-AS

P ASSR
ASLR
ASSR

P0 E0

AD

AD

0 Y* Sản lượng
Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI
Hãy lựa chọn ra phương án trả lời đúng nhất

1 . Trong mô hình AD - AS, sự dịch chuyển AD


sang trái có thể làm cho :
A. Sản lượng tăng và tiền lương thực tế giảm
B. Sản lượng giảm và tiền lương thực tế tăng
C. Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều giảm
D. Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều tăng

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


2 . Trong mô hình AD - AS, sự dịch chuyển AS
sang trái có thể làm cho :
A. Sản lượng tăng và tiền lương thực tế giảm
B. Sản lượng giảm và tiền lương thực tế tăng
C. Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều giảm
D. Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều tăng

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


3. Trong dài hạn với đường tổng cung thẳng
đứng:
A. Thu nhập quốc dân thực tế và mức giá được
quyết định bởi tổng cầu.
B. Thu nhập quốc dân thực tế và mức giá được
quyết định bởi tổng cung dài hạn.
C. Thu nhập quốc dân thực tế được quy định bởi
tổng cầu, còn mức giá được quyết định bởi tổng
cung.
D. Thu nhập quốc dân thực tế được quyết định bởi
tổng cung, còn mức giá được quyết định bởi tổng
cầu.
Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI
Hãy giải thích tác động của các hoạt động sau đến
sản lượng cân bằng của nền kinh tế.

 1. Chính phủ tăng chi tiêu vào hàng hóa dịch vụ.
 2. Chính phủ tăng thuế.
 3. Giá cả của các yếu tố sản xuất tăng lên.
 4. Thu nhập giảm các hộ gia đình gia tăng tiết
kiệm.
 5. Nền kinh tế có hiện tượng lạm phát và đầu tư
giảm.
Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI
CHUẨN BỊ BÀI SAU
 Hoàn thành câu hỏi, bài tập về nhà cuối bài 1:
Tổng quan về Kinh tế học vĩ mô
 Sinh viên đọc trước tài liệu bài 5: Các mô hình
xác định sản lượng cân bằng của Keynes.
 Nếu có thắc mắc liên hệ qua email của giảng viên.
 Tham gia phòng họp trực tuyến đầy đủ, đúng giờ
trên LMS để được giải đáp các thắc mắc về nội
dung tuần học vừa qua.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI
Khoa kinh tế cơ sở - Uneti
Sau bài học này sinh viên có thể:
• Nắm được kiến thức về tổng cầu trong mô hình kinh tế
giản đơn.
• Xác định sản lượng cân bằng trong mô hình kinh tế giản
đơn, nắm được các yếu tố làm thay đổi sản lượng cân
bằng.

Kinh tế cơ sở - UNETI
Để hoàn thành tốt bài học này, sinh viên cần thực hiện các nhiệm
vụ sau:
• Đọc trước Giáo trình Chương 3 – Mục 3.4

• Theo dõi slide bài giảng của giảng viên

• Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

• Hoàn thành các bài tập cuối chương

• Nếu có nội dung chưa hiểu, sinh viên có thể đặt câu hỏi khi tham gia
vào phòng học trực tuyến được mở mỗi tuần trên zoom meeting
hoặc liên hệ với giảng viên thông qua email để được hỗ trợ.

Kinh tế cơ sở - UNETI
Cấu trúc của bài học
3.4. Sự cân bằng của sản lượng và mức giá

3.4.1 Tổng cầu trong mô hình kinh tế giản đơn

3.4.1.1. Hàm tiêu dùng C

3.4.1.2. Hàm đầu tư I

3.4.1.3. Xác định sản lượng cân bằng trong mô hình


kinh tế giản đơn

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Hộ gia
đình

Nền kinh
tế giản đơn
Hãng sản
xuất kinh
doanh
Tổng cầu AD1 = C + I
Cầu về hàng hóa dịch vụ tiêu dùng của hộ
C gia đình

I Cầu về đầu tư của doanh nghiệp


 Tiêu dùng là toàn bộ chi tiêu của dân cư về hàng hóa dịch vụ
cuối cùng
 Tiêu dùng của hộ gia đình phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Thu nhập khả dụng YD
Tài sản của các hộ gia đình gồm: tài sản thực và tài sản tài
chính
Những nhân tố mang tính chất xã hội như: thị hiếu , thói quen
tập quán tiêu dùng…
 Là thu nhập mà các hộ gia đình sẵn sàng dùng cho việc chi
tiêu về hàng hóa dịch vụ (phần thu nhập sau khi trừ thuế)
YD = Y –T
Trong đó:
Y: Thu nhập của nền KTQD
YD: Thu nhập khả dụng
T: Thuế ròng T=TA-TR
TA: Tổng thuế
TR: Trợ cấp
Chú ý: Trong mô hình kinh tế giản đơn, do chưa có sự tham gia
của chính phủ nên T=0. Vậy ta có: YD=Y
 Hàm tiêu dùng phản ánh sự thay đổi của tổng chi tiêu cho tiêu
dùng của các hộ gia đình, chịu sự tác động của thu nhập khả
dụng hiện thời trong điều kiện các biến số khác là cho trước.
C = 𝑪 + MPC × YD
Trong đó:
𝐶 : Tiêu dùng tự định
YD : Thu nhập khả dụng
MPC: Khuynh hướng tiêu dùng cận biên
 MPC biểu thị mối quan hệ giữa sự gia tăng của tiêu dùng với sự
gia tăng của thu nhập khả dụng. Nó cho biết nếu thu nhập khả
dụng tăng thêm một đồng thì tiêu dùng có xu hướng tăng thêm bao
nhiêu đồng.
∆𝑪
MPC = 0<MPC<1
∆𝒀𝑫
Trong nền kinh tế giản đơn có Y = YD
Vậy trong nền kinh tế giản đơn có:
∆𝑪
MPC =
∆𝒀
Trong nền kinh tế giản đơn chưa có sự xuất hiện của
chính phủ => T=0
YD = Y- T với T=0 có Y = YD
Vì vậy Hàm tiêu dùng trong nền kinh tế giản đơn có thể
viết lại là:
C = 𝑪 + MPC × Y
C
Đường phân giác 450 là tập hợp C = YD
tất cả các điểm có C=Y
• Điểm A – điểm vừa đủ Đi vay I

(thu nhập = tiêu dùng) A


C  C  MPC  Y D
• Điểm F, dưới điểm vừa đủ A CA H
F
(Thu nhập < tiêu dùng)
• Điểm I, phía trên điểm vừa C
Tiết kiệm
E
đủ A ( Thu nhập> tiêu dùng)
450
0
YA YD
Tiết kiệm (S) là phần còn lại của thu nhập sau tiêu dùng
Ta có: YD = C + S  S = YD – C
Thay vào hàm tiêu dùng, ta có:
S = YD – (𝐶 + MPC.YD) = -𝐶 + (1 – MPC).YD
Ta có:
∆𝐶 ∆𝑌𝐷 −∆𝐶 ∆𝑆
1 − MPC = 1− = = = MPS
∆𝑌𝐷 ∆𝑌𝐷 ∆ 𝑌𝐷

 S = - 𝑪+ MPS. YD
MPS (Marginal Propensity to Save): Khuynh hướng tiết kiệm biên.
 Khuynh hướng tiết kiệm biên biểu thị dự kiến của các gia đình tăng
tiết kiệm khi thu nhập tăng lên. MPS cho biết, nếu thu nhập tăng lên
1 đơn vị thì các gia đình dự kiến tăng lên bao nhiêu tiết kiệm của
mình.
∆𝑺
MPS = MPC + MPS = 1
∆ 𝒀𝑫
0< MPS <1
450
C

C  C  MPC  YD
A MPC

S  C  MPS  YD
0

YD
MPS
-𝐶
Tại điểm vừa đủ C = YD -> S=0
 1. Nếu chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình tăng từ 400
ngàn đồng lên tới 600 ngàn đồng, khi thu nhập có thể sử
dụng tăng từ 500 ngàn đồng lên 900 ngàn đồng thì xu
hướng tiêu dùng cân biên là bao nhiêu?
 2. Nếu hàm tiết kiệm là S = - 12 + 0,7 Yd . Viết phương
trình hàm tiêu dùng.
Đáp án:
∆𝑪 𝟐𝟎𝟎
1. MPC = = = 0,5
∆𝒀 𝟒𝟎𝟎
2. S = -𝐶 + MPS.YD
MPC+MPS=1 => MPC=0,3
=> C=12+0,3.Yd
 Đầu tư: là phần chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ của các
hãng kinh doanh để thực hiện các hoạt động sản xuất
kinh doanh.
 Ngắn hạn, đầu tư có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và
thu nhập.
 Dài hạn, dầu tư có tác dụng mở rộng năng lực sản
xuất, làm tăng sản lượng tiềm năng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
 Mức cầu về sản lượng do đầu tư mới tạo ra trong tương lai:
Nếu mức cầu về sản phẩm càng lớn thì dự kiến đầu tư của
các hãng càng tăng và ngược lại.
 Chi phí đầu tư: lãi suất, thuế...
- Chi phí đầu tư phụ thuộc vào lãi suất, lãi suất càng cao
thì chi phí sử dụng vốn càng lớn, lợi nhuận giảm và do đó đầu tư
cũng sẽ giảm.
- Thuế được coi là một khoản chi phí của doanh nghiệp,
nếu thuế tăng sẽ làm giảm sản lượng sản xuất, đầu tư giảm.
 Dự đoán của các hãng kinh doanh về mức sản lượng có thể
tiêu thu được trong tương lai.
→ Trong các yếu tố trên thì đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào lãi
suất.
Giả định:
 Chi phí đầu tư là lãi suất và thuế là cho trước.
 Giữa thu nhập hiện thời và dự đoán của các doanh nghiệp
không có mối quan hệ chặt chẽ nào.
 Đầu tư là một lượng không đổi và không phụ thuộc vào thu
nhập hiện tại.
I= 𝑰
Trong đó :
I: Hàm cầu về đầu tư thực tế
𝐼: Đầu tư dự kiến hay đầu tư tự định
I

I
𝑰

0
Y
Tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn
AD1 = C + I
AD1 = 𝐶+MPC. YD + 𝐼
Vì trong mô hình giản đơn không có thuế nên YD =Y
Do đó:
AD1 = 𝐶+ 𝐼 + MPC. Y
MPC: Độ dốc của đường cầu
(𝐶+𝐼): Chi tiêu tự định
AD 450
E AD1=𝑪+𝑰+MPC.Y
ADE

C=𝑪+MPC.Y
𝑪+𝑰
A

𝑪
I=𝑰
𝑰

YA YE1
 Phương pháp đồ thị:
Mức sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó tổng cầu vừa đúng bằng
tổng chi tiêu (thu nhập). Do vậy điểm cân bằng phải nằm trên đường 450( vì
khoảng cách từ mọi điểm trên đường 450 đến hai trục – tổng cầu và thu nhập
là bằng nhau).
=> Điểm cân bằng của nền kinh tế có toạ độ là giao điểm của đường AD1 và
đường 450 ( điểm E1)
AD 450
E1 AD1=𝑪+𝑰+MPC.Y
ADE1

C=𝑪+MPC.Y
𝑪+𝑰
A

𝑪
I=𝑰
𝑰

Y
0 YA YE1

Điểm cân bằng E1


Sản lượng cân bằng YE1
Theo phương pháp hàm số
Có AS=Y
Cân bằng: AD=AS
=> Nền kinh tế cân bằng khi AD = Y
 Trong nền kinh tế giản đơn có: AD1 =AS=Y

𝐶+ 𝐼 + MPC. Y = Y
1
YE1 = × (𝐶 + 𝐼)
1−𝑀𝑃𝐶
1
Đặt m = gọi là số nhân chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn.
1−𝑀𝑃𝐶
Vì 0<MPC<1 nên m >1.
(𝐶+ 𝐼 ) là chi tiêu tự định.
=> YE1 = m×(𝐶+ 𝐼)
Giả sử trong nền kinh tế giản đơn, hàm tiêu dùng có dạng: C = 0.7Y và mức
đầu tư dự kiến I = 45.
a. Viết phương trình đường tổng cầu của nền kinh tế.
b. Mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu?

Đáp án:
a. AD = 0.7Y+45
b. CB  AD =Y
0.7Y+45 = Y YE= 150
 Bài 1: Nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn.
a) Nền kinh tế giản đơn là nền kinh tế chỉ bao gồm 2 tác nhân kinh tế là: các
hộ gia đình và các hãng sản xuất kinh doanh.
b) Nền kinh tế giản đơn là nền kinh tế có T=0.
c) Trong nền kinh tế giản đơn thu nhập khả dụng luôn nhỏ hơn thu nhập
quốc dân.
d) Tổng của xu hương tiêu dùng cận biên và xu hướng tiết kiệm cận biên
luôn lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1 (0<MPC+MPS<1).
e) Điểm cân bằng trong nền kinh tế giản đơn là giao điểm của đường chi
tiêu và đường 45o
Bài 2: Giả sử trong nền kinh tế giản đơn, hàm tiêu dùng có dạng:
C = 0,75YD và mức đầu tư dự kiến I = 125 ( ĐVT: nghìn tỉ đồng)
a. Viết phương trình đường tổng cầu của nền kinh tế.
b. Mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Minh họa trên đồ thị với đường
450.
c. Khi đầu tư tăng thêm 25 thì sản lượng cân bằng của nền kinh tế thay đổi
như thế nào? Biểu thị trên đồ thị.
 Hoàn thành câu hỏi, bài tập về nhà cuối bài 5.
 Sinh viên đọc trước tài liệu Bài 6.
 Nếu có thắc mắc liên hệ qua email của giảng viên
 Tham gia phòng học trực tuyến đầy đủ, đúng giờ trên Zoom
meeting và LMS để được giải đáp các thắc mắc về nội dung
tuần học vừa qua.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI


Khoa kinh tế cơ sở - Uneti

Kinh tế cơ sở - UNETI
Sau bài học này sinh viên có thể:
• Nắm được kiến thức về tổng cầu trong mô hình kinh tế
đóng và mô hình kinh tế mở
• Xác định sản lượng cân bằng trong mô hình kinh tế
đóng và mô hình kinh tế mở, nắm được các yếu tố làm
thay đổi sản lượng cân bằng.
• Xác định các loại số nhân chi tiêu, số nhân thuế.

Kinh tế cơ sở - UNETI
Để hoàn thành tốt bài học này, sinh viên cần thực hiện các nhiệm vụ
sau:
• Đọc trước Giáo trình Chương 3 – Mục 3.4

• Theo dõi slide bài giảng của giảng viên.

• Hoàn thành các bài tập cuối chương.

• Nếu có nội dung chưa hiểu, sinh viên có thể đặt câu hỏi khi tham gia
vào phòng học trực tuyến được mở mỗi tuần trên zoom meeting hoặc
liên hệ với giảng viên thông qua email để được hỗ trợ.

Kinh tế cơ sở - UNETI
Cấu trúc của bài học
3.4. Sự cân bằng của sản lượng và mức giá
3.4.2. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đóng có sự
tham gia của chính phủ

3.4.3. Tổng cầu trong mô hình kinh tế mở

Kinh tế cơ sở - UNETI
Chi tiêu của chính phủ và tổng cầu
Mô hình tổng cầu trong nền kinh tế đóng:
AD 2 = C+ I + G
 G là cầu chi tiêu của chính phủ về hàng hóa dịch vụ.

 Giả định: chi tiêu của chính phủ là một số dự kiến G=𝐺 và
I=𝐼
Khi chưa có thuế: Y=YD nên C= 𝐶+MPC. Y
AD 2 = 𝐶+MPC.Y +𝐼+𝐺
AD2= 𝐶+𝐼+𝐺+MPC. Y

Kinh tế cơ sở - UNETI
Chi tiêu của chính phủ và tổng cầu
Sản lượng cân bằng (khi chưa có thuế)
Thị trường cân bằng khi AD2 = YE2
YE2 = 𝐶+𝐼+𝐺+MPC. YE2
1
YE2 = × (𝐶+𝐼+𝐺)
1−𝑀𝑃𝐶
YE2 = m×(𝐶+𝐼+𝐺)

Kinh tế cơ sở - UNETI
Thuế và tổng cầu
Khi chưa có thuế : Y = YD
Khi có thuế thì: YD = Y – T
Trong mô hình này, ta coi thuế là đại lượng thuế ròng
T = TA – TR
T: thuế ròng TA: Thuế (tổng thu thuế)
TR: Các khoản trợ cấp từ chính phủ cho công chúng.
Thuế ròng cũng là một hàm của thu nhập, nghĩa là khi thu nhập tăng
thì T tăng
Ta có: T = 𝑇 + t.Y
𝑇 : là phần thuế không phụ thuộc thu nhập
t : là tỷ lệ thuế theo thu nhập

Kinh tế cơ sở - UNETI
Khi có thuế:
C= 𝐶+MPC. YD
C= 𝐶+MPC. (Y-T)
Với T = 𝑇 + t.Y
=> C=(𝐶 - MPC.𝑇)+MPC.(1- t)Y
Có AD2 = C+I+G
AD2 = (𝐶 - MPC.𝑇) + MPC.(1- t)Y + 𝐼 + 𝐺
=> AD2 = (𝐶+𝐼+𝐺 - MPC.𝑇) + MPC.(1- t)Y

Kinh tế cơ sở - UNETI
Xác định sản lượng cân bằng
Bằng đồ thị:
 Dựng đường 450
 Dựng đường AD2:
• Cách dựng: trên đồ thị bắt đầu từ điểm E1 (điểm cân bằng của đường AD1
với Y); Chi tiêu của Chính phủ (𝐺) không phụ thuộc thu nhập (Y) tăng lên
sẽ làm cho đường AD1 dịch chuyển lên phía trên. Đồng thời thuế suất tăng
lên làm cho hệ số góc của đường AD2(MPC(1-t)) giảm so với hệ số góc của
đường AD1 (MPC), đường AD2 sẽ thoải hơn đường AD1.
• AD2 sẽ cắt đường 450 tại điểm cân bằng E2 và sản lượng cân bằng là YE2 .

Kinh tế cơ sở - UNETI
Đồ thị tổng cầu trong nền kinh tế đóng
AD 450
AD2
E2
ADE2

𝐶+𝐼+𝐺
E1 AD1=𝑪+𝑰+MPC.Y
ADE1

C=𝑪+MPC.Y
𝐶+𝐼
A

𝐶 I=𝑰

Y
0 YA YE1 YE2

Điểm cân bằng E2


Sản lượng cân
Kinh tế cơ bằng YE2
sở - UNETI
Xác định sản lượng cân bằng
Theo phương pháp đại số
Tại điểm cân bằng ta có : AD2 = YE2
Với AD2 = (𝐶+𝐼+𝐺 - MPC.𝑇) + MPC.(1- t)Y
Có (𝐶+𝐼+𝐺 - MPC.𝑇) + MPC.(1- t)YE2 = YE2
𝑀𝑃𝐶 1
=> YE2 = − .𝑇 + .(𝐶+𝐼+𝐺)
1−𝑀𝑃𝐶(1−𝑡) 1−𝑀𝑃𝐶(1−𝑡)
1
Đặt m’=
1−𝑀𝑃𝐶(1−𝑡)
m’: số nhân chi tiêu trong nền kinh tế đóng.

Kinh tế cơ sở - UNETI
Từ công thức tính sản lượng cân bằng trên ta có 2 trường
hợp xảy ra
TH1: Thuế phụ thuộc thu nhập: t ≠ 0 và 𝑇 = 0
1
Có YE2 = .(𝐶+𝐼+𝐺)
1−𝑀𝑃𝐶(1−𝑡)
TH2: Thuế không phụ thuộc thu nhập: t = 0 và 𝑇 ≠ 0
− 𝑀𝑃𝐶 1
Có: YE2 = .𝑇 + .(𝐶+𝐼+𝐺)
1−𝑀𝑃𝐶 1−𝑀𝑃𝐶

Kinh tế cơ sở - UNETI
Số nhân thuế và số nhân cân bằng ngân sách
−𝑀𝑃𝐶
 Gọi mt = là số nhân về thuế
1−𝑀𝑃𝐶
1
m= là số nhân chi tiêu
1−𝑀𝑃𝐶
 Số nhân cân bằng ngân sách:
m.𝑇+m.𝐺 = 1
Số nhân ngân sách cân bằng cho biết khi Chính phủ thu thêm một lượng
thuế ( ∆𝑇) để chi tiêu thêm (∆𝐺 ) thì sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm
một lượng đúng bằng lượng tăng thêm về thuế hoặc chi tiêu đó:
∆𝑌=∆𝑇=∆𝐺

Kinh tế cơ sở - UNETI
Giả sử nền kinh tế có hàm tiêu dùng như sau:
C = 200 + 0,75 (Y – T)
Đầu tư dự kiến bằng 100; Mua hàng của chính phủ và thuế đều bằng
100
a) Xác định hàm tổng cầu theo thu nhập
b) Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế
c) Nếu mua hàng của chính phủ tăng lên 125, mức thu nhập cân
bằng mới sẽ là bao nhiêu?
d) Mua hàng của chính phủ phải là bao nhiêu để đạt được thu nhập
là 1.600?

Kinh tế cơ sở - UNETI
 C= 200+0,75(Y-100)
 AD = C+I+G
 AD= 200+0,75(Y-100)+100+G
 AD= 225+0,75Y+G
 Nền kinh tế CB  AD=AS
 Có AS=Y => Nền Kt sẽ cân bằng  AD=Y
 => 225+0,75Y+G=Y (*)
 Thay Y=1600 vào (*)
 => 225+0,75x1600+G=1600
 => G=175

Kinh tế cơ sở - UNETI
Tổng cầu trong nền kinh tế mở:
AD3 = C+ I + G + (EX – IM)
Trong đó:
EX: là cầu hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu
IM: Cầu về hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu
Giả định : EX = 𝐸𝑋
IM = MPM. Y
∆𝐼𝑀
MPM = Xu hướng nhập khẩu biên
∆𝑌

Kinh tế cơ sở - UNETI
Ta có: C= 𝐶+MPC.(1-t)Y
Trong nền kinh tế mở ta chỉ xét trường hợp
T= tY (thuế phụ thuộc thu nhập)
I=𝐼
G=𝐺
EX = 𝐸𝑋
IM = MPM. Y
=> AD3 = (𝐶 + 𝐼 + 𝐺 + 𝐸𝑋)+ [MPC(1-t) – MPM]Y

Kinh tế cơ sở - UNETI
Xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở
Tại điểm cân bằng, ta có: AD3 = Y
YE3 = (𝐶 + 𝐼 + 𝐺+𝐸𝑋)+ [MPC(1-t) – MPM].YE3
𝟏
YE3 = (𝑪 + 𝑰 + 𝑮 + 𝑬𝑿)
𝟏−𝑴𝑷𝑪 𝟏−𝒕 +𝑴𝑷𝑴
Trong đó:
1
m’’ = là số nhân chi tiêu trong nền
1−𝑀𝑃𝐶 1−𝑡 +𝑀𝑃𝑀
kinh tế mở

Kinh tế cơ sở - UNETI
Đồ thị hàm tổng cầu trong nền kinh tế mở

450
AD AD3
E3

(𝐶 + 𝐼 + 𝐺+𝐸𝑋) E2 AD2

AD1

𝐶+𝐼+𝐺
E1

𝐶+𝐼

0 YE1 YE2 YE3 Y


Điểm cân bằng E3
Sản lượng cân
Kinh tế cơ bằng YE3
sở - UNETI
Chỉ tiêu Nền kinh tế Nền kinh tế đóng Nền kinh tế mở
giản đơn

Chi tiêu tự định 𝐴1 = 𝐶+𝐼 𝐴2 = 𝐶+𝐼+𝐺 -MPC.𝑇 𝑨𝟑 = 𝐶 + 𝐼 + 𝐺+𝐸𝑋

Hệ số góc
MPC MPC (1-t) MPC ( 1-t) – MPM
của AD

Số nhân chi tiêu 1 1 1


1  MPC 1  MPC (1  t ) 1  MPC (1  t )  MPM

Kinh tế cơ sở - UNETI
Bài 1: Có số liệu của một nền kinh tế giả định như sau:
Hàm tiêu dùng C = 0,7 Yd+500 ; hàm số thuế T = 0,2Y+100 ;
hàm số nhập khẩu IM = 0,26Y+150 ; chi chuyển nhượng của
chính phủ Tr = 120 ; chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm
dịch vụ G = 1500 ; đầu tư I = 550 ; xuất khẩu EX = 1086.
a) Viết phương trình hàm tổng cầu.
b) Thu nhập cân bằng của nền kinh tế này là bao nhiêu?
Đáp án:
a) AD=C+I+G+EX-IM => AD= 3500+0.3Y
b) YE=5000

Kinh tế cơ sở - UNETI
Bài 2: Trong một nền kinh tế mở có số liệu như sau:
C = 30 + 0,8YD; I = 180; EX = 170;
T = 0,2Y; IM = 20 + 0,2Y.
Mức sản lượng tiềm năng Y* = 1000.
a) Hãy tính mức sản lượng cân bằng đảm bảo ngân sách cân bằng ? Hãy
bình luận về trạng thái cân bằng của ngân sách.
b) Giả sử bây giờ chi tiêu chính phủ là G = 230, cho biết mức sản lượng cân
bằng và ngân sách của chính phủ ? Hãy bình luận về chính sách tài khóa
trong trường hợp này.
c) Trong mỗi trường hợp trên hãy xác định cán cân thương mại của nền
kinh tế ?

Kinh tế cơ sở - UNETI
Đáp Án:
a) YE = Y*=1000 => nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tối ưu.
b) YE = 1053,57
B = -19,286
c) Với TH câu a:
NX=-50
NX<0 => Cán cân thương mại thâm hụt
Với TH câu b:
NX= -60,714
NX<0 => Cán cân thương mại thâm hụt

Kinh tế cơ sở - UNETI
Bài 1: Giả sử có số liệu về một nền kinh tế mở như sau: MPC = 0,65;
t = 0,24; MPM = 0,18.
 a. Tính số nhân của nền kinh tế đã cho?
 b. Nếu đầu tư tăng thêm 90 thì sản lượng cân bằng và xuất khẩu ròng
thay đổi như thế nào?
 c. Giả sử xuất khẩu tăng thêm 90, các chỉ tiêu khác không đổi thì sản
lượng cân bằng và xuất khẩu ròng thay đổi như thế nào, so sánh với
kết quả được tính ở câu trên?

Kinh tế cơ sở - UNETI
Bài 2: Cho số liệu của một nền kinh tế mở như sau: (tính theo tỷ
USD)
C = 80 + 0,75YD; I = 400; G = 430;
X = 100 ; IM = 10 + 0,1Y; T = 10 + 0,2Y
 a. Viết phương trình và vẽ đò thị đường tổng cầu trong nền kinh
tế này ?
 b. Tính sản lượng cân bằng của nền kinh tế và xác định ngân
sách của chính phủ ?

Kinh tế cơ sở - UNETI
Bài 3: Giả sử có số liệu của một nền kinh tế giản đơn như sau:
C = 340 + 0,8Y; Đầu tư tư nhân I = 820
 a. Tính sản lượng câ bằng của nền kinh tế và vẽ đồ thị hàm tổng
cầu ?
 b. Mức tiêu dùng và tiết kiệm khi nền kinh tế cân bằng là bao
nhiêu ?
 c. Giả sử đầu tư tăng thêm một lượng là 90, khi đó lượng cân
bằng và mức tiêu dùng của dân cư thay đổi như thế nào

Kinh tế cơ sở - UNETI
Bài 4: Cho các số liệu của một nền kinh tế đóng sau:
 C = 100 + 0,8YD; I = 450; G = 600; T = 15 + 0,25Y
 Tính mức thu nhập cân bằng của nền kinh tế và chi tiêu cho tiêu
dùng của dân cư
 Khi thu nhập cân bằng thì ngân sách của chính phủ như thế nào?
 Số nhân của nền kinh tế này là bao nhiêu? So sánh với số nhân của
nền kinh tế giản đơn (giả sử nền kinh tế giản đơn có hàm tiêu dùng
là C = 100+0,8Y) và giải thích kết quả?

Kinh tế cơ sở - UNETI
 Hoàn thành câu hỏi, bài tập về nhà cuối bài 6.
 Sinh viên đọc trước tài liệu Bài 7.
 Nếu có thắc mắc liên hệ qua email của giảng viên
 Tham gia phòng học trực tuyến đầy đủ, đúng giờ trên Zoom
meeting và LMS để được giải đáp các thắc mắc về nội dung
tuần học vừa qua.

Kinh tế cơ sở - UNETI
CHƯƠNG 4
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Khoa Kinh tế cơ sở
Khoa Kinh tế cơ sở
MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học này, Sinh viên có thể:

1 Hiểu được khái niệm về tiền tệ, chức năng và các hình
thái của tiền tê.

Nắm được khái niệm về cầu tiền và xác định được hàm
2
cầu tiền.

3 Phân tích sự tác động của các nhân tố đến cầu tiền

Khoa Kinh tế cơ sở
4.1. Các chức năng của tiền

• Khái niệm
4.1.1

• Các chức năng của tiền


4.1.2

• Các hình thái của tiền tệ


4.1.3

Khoa Kinh tế cơ sở LOGO


4.1.1. Khái niệm tiền tệ
Tiền là tất cả tài sản trong nền kinh tế có thể sử dụng ngay
để tiến hành các giao dịch.

Khoa Kinh tế cơ sở LOGO


4.1.2. Các chức năng của tiền
 Phương tiện thanh toán
Tiền là một vật được mọi người chấp nhận để đổi lấy
hàng hoá và dịch vụ.
 Phương tiện cất giữ giá trị
Tiền là hình thức để chuyển sức mua từ hiện tại sang
tương lai.
 Đơn vị hạch toán
Tiền là đơn vị chung để đo lường giá trị của tất cả hàng
hóa và dịch vụ.
=> Tiền là bất kỳ cái gì mà thực hiện được 3 chức năng
nói trên. Khoa Kinh tế cơ sở LOGO
4.1.3. Các hình thái của tiền tệ

Tiền Tiền bản Tiền pháp Tiền nợ


hàng hóa vị định tư nhân

Tiền được
Tiền tồn tạo ra nhờ Tiền tiết
tại dưới pháp lệnh
Bản vị kiệm, trái
hình thức của chính
vàng, bản phiếu, cổ
một hàng phủ, mang
vị bạc tính pháp lý phiếu,
hoá có giá
của Nhà séc…
trị cố hữu
nước.

Khoa Kinh tế cơ sở LOGO


Các khối lượng tiền tệ
 Dựa trên tính thanh khoản của phương tiện thanh toán (khả năng
chuyển đổi thành tiền mặt của tài sản)

- Khối tiền tệ M0: Tiền mặt

M0 = Tiền giấy + Tiền xu đang lưu hành

- Khối tiền tệ M1: Tiền giao dịch (Cung tiền)


M1 = M0 + Tiền gửi không kỳ hạn tại NHTM
(tiền gửi ATM, tiền gửi có thể viết sec,…)
- Khối tiền tệ M2: Tiền rộng
M2 = M1 + Tiền gửi có kỳ hạn tại NHTM
(tiền gửi tiết kiệm,….) Khoa Kinh tế cơ sở
LOGO
Hãy cho biết những hoạt động sau làm thay đổi các
khối lượng tiền như thế nào?

1. Anh Nguyễn Văn A chuyển 5 triệu đồng từ tài khoản


ATM sang tài khoản tiết kiệm.

2. Một người chuyển 10 triệu đồng từ tài khoản tiết kiệm


sang tài khoản tiền gửi có thể viết séc.

3. Một người quyết định gửi tiết kiệm 8 triệu đồng tiền mặt.

Khoa Kinh tế cơ sở LOGO


Hãy cho biết những hoạt động sau làm thay đổi các
khối lượng tiền như thế nào?

Hướng dẫn:
1. M1 giảm, M2 không đổi.
2. M1 tăng, M2 không đổi.
3. M0 giảm, M2 không đổi.

Khoa Kinh tế cơ sở LOGO


4.2. Cầu tiền

• Khái niệm về cầu tiền


4.2.1

• Hàm cầu tiền


4.2.2

Khoa Kinh tế cơ sở LOGO


4.2.1. Khái niệm về cầu tiền

Động cơ giao dịch


Mọi người giữ tiền để thực hiện việc Cầu tiền
mua sắm HH&DV là tổng số tiền
mà tất cả các
Động cơ dự phòng
Mọi người giữ tiền để đáp ứng cho tác nhân
những nhu cầu chi tiêu bất ngờ, không trong nền
dự đoán trước được kinh tế có
nhu cầu nắm
Động cơ đầu cơ
Mọi người giữ tiền như một loại của giữ.
cải

Khoa Kinh tế cơ sở LOGO


4.2.2. Hàm cầu tiền

* Hàm cầu tiền:


MDr = kY – hi
MDr: Mức cầu tiền thực tế
Y: Thu nhập quốc dân thực tế
i: Lãi suất
k, h: Hệ số nhạy cảm của cầu tiền với thu nhập và lãi suất

MDr = MDn / P
Cầu tiền thực tế = Cầu tiền danh nghĩa/ Mức giá chung

Khoa Kinh tế cơ sở LOGO


Đường cầu tiền

Theo lý thuyết sự ưa thích thanh khoản của Keynes thì cầu tiền phụ
thuộc vào lãi suất:

- Lãi suất danh nghĩa là chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền

- Lãi suất tăng làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền
tăng  mọi người nắm giữ tiền ít hơn (lãi suất tăng thì cầu
tiền giảm và ngược lại).

=> Đường cầu tiền có độ dốc âm

Khoa Kinh tế cơ sở LOGO


Đường cầu tiền
Đồ thị đường cầu tiền

Lãi suất
i
MD

i1 A

B
i2

M1 M2 Khối lượng tiền M

Khoa Kinh tế cơ sở LOGO


Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu tiền
 Di chuyển trượt dọc đường MD: lãi suất thay đổi, các nhân
tố khác không đổi
Lãi suất giảm từ i1 xuống i2 sẽ gây ra sự di chuyển trượt
dọc đường cầu tiền từ điểm A xuống B

Lãi suất
i
MD

i1 A

B
i2
Khoa Kinh tế cơ sở

M1 M2 Khối lượng tiền MLOGO


Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu tiền
 Dịch chuyển đường MD: Lãi suất không đổi
- Sản lượng (thu nhập) Y thay đổi: tác động tỷ lệ thuận tới
cầu tiền.
Y tăng  MD tăng  Đường cầu tiền dịch chuyển sang phải

Lãi suất
i
MD2
MD1

i
Khoa Kinh tế cơ sở

M1 M2 Khối lượng tiền MLOGO


Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu tiền
 Dịch chuyển đường MD: Lãi suất không đổi
- Mức giá chung (P) thay đổi

P   MDr  MD 
MDn  const P  
MDr  MD 
MDn  const

- Quyết định nắm giữ tiền của các tác nhân, các dịch vụ ngân
hàng và trung gian tài chính… thay đổi

Khoa Kinh tế cơ sở
LOGO
Bài tập củng cố
1. Hãy cho biết những hoạt động sau ảnh hưởng như thế nào
đến cầu tiền. Minh họa bằng đồ thị.
a. Sự gia tăng lượng thẻ tín dụng hiện có làm giảm lượng
tiền mặt mọi người nắm giữ.
Hướng dẫn: MD giảm  Đường cầu tiền dịch chuyển sang trái
 i giảm.
b. Các hộ gia đình quyết định nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để
chi tiêu trong kỳ nghỉ.
Hướng dẫn: MD tăng  Đường cầu tiền dịch chuyển sang phải
 i tăng.
Khoa Kinh tế cơ sở LOGO
Bài tập củng cố
1. Hãy cho biết những hoạt động sau ảnh hưởng như thế nào
đến cầu tiền. Minh họa bằng đồ thị.
c. Một làn sóng lạc quan khuyến khích đầu tư và mở rộng
tổng cầu.
Hướng dẫn: I tăng, AD tăng, Y tăng, MD tăng  Đường cầu
tiền dịch chuyển sang phải  i tăng.

Khoa Kinh tế cơ sở LOGO


Bài tập củng cố
2. Giả sử có số liệu của một thị trường tiền tệ như sau:
k = 0,2; Y = 2500 tỷ USD; h = 10
Yêu cầu: Hãy xác định hàm cầu tiền thực tế.
Hướng dẫn
- Hàm cầu tiền thực tế: MD = kY – hi
=> MD = 500 – 10i

Khoa Kinh tế cơ sở LOGO


Tổng kết bài học

1. Tiền được coi là bất cứ phương tiện nào mà xã hội


chấp nhận dùng làm phương tiện thanh toán và trao đổi. Tiền
có ba chức năng cơ bản: Phương tiện thanh toán; phương tiện
cất trữ; đơn vị hạch toán.
2. Cầu tiền là toàn bộ khối lượng tiền mà mọi người
muốn nắm giữ.
MD = k.Y – h.i

Khoa Kinh tế cơ sở LOGO


Chuẩn bị bài học sau
Sinh viên:
- Hoàn thành bài tập củng cố cuối bài học Chương 4: Thị
trường tiền tệ (tuần 8)
- Đọc trước tài liệu Chương 4: Thị trường tiền tệ (Phần Cung
tiền, Cân bằng thị trường tiền tệ và lãi suất)
- Nếu có thắc mắc liên hệ qua email

Khoa Kinh tế cơ sở LOGO


CHƯƠNG 4
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Khoa Kinh tế cơ sở
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học này, Sinh viên có thể:

1 Hiểu được khái niệm, cách xác định cung tiền, cơ sở


tiền tệ và số nhân tiền.

Nắm được hoạt động của hệ thống ngân hàng VN và


2
vai trò của ngân hàng trong việc tạo tiền cho nền kinh tế

3 Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới cung
tiền

Phân tích được mối quan hệ giữa tiền tệ, lãi suất và
4
tổng cầu

2
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Để hoàn thành tốt bài học này, sinh viên cần thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Đọc trước Bài giảng chương 4: Thị trường tiền
tệ (mục 4.3, 4.4)

- Hoàn thành các bài tập cuối chương

- Nếu có nội dung chưa hiểu, sinh viên có thể hỏi


trên hệ thống học trực tuyến hoặc liên hệ với
giảng viên qua địa chỉ email để được hỗ trợ.

3 LOGO
NỘI DUNG BÀI HỌC

4.3 4.4

Cân bằng
Cung thị trường
tiền tiền tệ và
lãi suất

4 LOGO
4.3. Cung tiền

• Khái niệm và cách đo lường


4.3.1

• Mức cung tiền và số nhân tiền


4.3.2

• Hoạt động của NHTW và NHTM


4.3.3

5 LOGO
4.3.1. Khái niệm và cách đo lường
 Cơ sở tiền tệ (H hoặc MB)
- Khái niệm: Cơ sở tiền tệ (Tiền cơ sở) là số tiền do ngân
hàng trung ương (NHTW) phát hành ra.
H = Tiền giấy + số tiền dự trữ tại các ngân hàng
- Công thức:
H = Cu + R
Trong đó: H: Tiền cơ sở (tiền mạnh)
Cu: Tiền mặt lưu hành
R: tiền dự trữ trong các ngân hàng

6 LOGO
4.3.1. Khái niệm và cách đo lường
 Cung tiền (MS)
- Khái niệm: Mức cung tiền là tổng khối lượng tiền hiện có
trong nền kinh tế

- Công thức:

MS = Cu + D

Trong đó: MS: Mức cung tiền (Khối lượng tiền M1)

Cu: Tiền mặt lưu hành

D: Tổng tiền gửi tại các ngân hàng

7 LOGO
4.3.2. Mức cung tiền và số nhân tiền
 Số nhân tiền (mM)
- Khái niệm: Số nhân tiền là tỷ lệ khuếch đại lượng tiền
cơ sở thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại
và sự kiểm soát của NHTW.

- Công thức:

MS = Cu + D MS Cu + D
mM = =
H Cu + R
H = Cu + R

8 LOGO
4.3.2. Mức cung tiền và số nhân tiền
Chia cả tử và mẫu số cho D và thay các hệ số, ta có:
MS Cu  D Cu / D  D / D MS s+1
mM    mM = =
H Cu  R Cu / D  R / D H s + ra

Trong đó:
+ s: Tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi trong lưu thông
s = Cu/D
+ ra: tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại
+ rb: tỷ lệ dự trữ bắt buộc
+ re: tỷ lệ dự trữ dư thừa
9 ra = rb + re = Ra/D LOGO
4.3.3. Hoạt động của NHTW và NHTM
Hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống ngân hàng 2 cấp, gồm:
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

Các Ngân hàng Thương mại và tổ chức tín dụng

Ngân Ngân Ngân


hàng hàng hàng
thương liên nước
mại nhà doanh ngoài
nước

Ngoài ra: các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính
10 LOGO
4.3.3. Hoạt động của NHTW và NHTM

Chức năng của NHTW

NHTW là NHTW là NHTW là


ngân hàng ngân hàng ngân hàng
của nhà của các
phát hành
nước ngân hàng
tiền tệ
thương mại

11 LOGO
4.3.3. Hoạt động của NHTW và NHTM

Chức năng của NH Thương mại

NHTW là NHTW là Chức năng


trung gian trung gian “tạo tiền”
thanh toán
tín dụng

12 LOGO
4.3.3. Hoạt động của NHTW và NHTM

Hoạt động của NHTW và NHTM


1. NHTW phát hành tiền cơ sở
2. Tiền được gửi vào các NHTM:
- Dự trữ một phần tiền gửi với tỷ lệ nhất định
- NHTM tạo tiền bằng cách cho vay khoản dự trữ dư thừa
và 1 phần số tiền huy động được cho đến khi không còn dự trữ
dư thừa.

13 LOGO
4.3.3. Hoạt động của NHTW và NHTM

NHTW

Tiền cơ sở (H) Dự trữ R = ra * D


Tiền gửi (D) NHTM
Cho vay
D1 L = (1 – ra) * D

Di+1 = Li

14 LOGO
Quá trình “tạo tiền” của ngân hàng thương mại

* Mô hình giản đơn


Giả định

 Không có tiền mặt rò rỉ trong lưu thông (s = 0)

 Các NHTM dự trữ theo đúng tỷ lệ dự trữ bắt buộc

ra = rb

15 LOGO
Quá trình “tạo tiền” của ngân hàng thương mại

Tiền gửi tại NHTM 1: D1 = H


Tiền gửi tại NHTM 2: D2 = L1 = H ( 1- ra)1
Tiền gửi tại NHTM 3: D3 = L2 = H ( 1- ra)2 MS = D1 + D2 + D3 + …
Tiền gửi tại NHTM 4: D4 = L3 = H ( 1- ra)3 = Σ Di
Tiền gửi tại NHTM 5: D5 = L4 = H ( 1- ra)4 = Σ H(1 – ra)i-1
1 1
MS = H * = H*
ra MS = H * mM
1 – (1 – ra)

1 1
mM   Số nhân tiền giản đơn
ra rb
16 LOGO
Công cụ kiểm soát cung tiền của NHTW

1 Nghiệp vụ thị trường mở

2 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

3 Tỷ lệ lãi suất chiết khấu

17 LOGO
Công cụ kiểm soát cung tiền của NHTW
Nghiệp vụ thị trường mở (OMO)

NHTW mua/bán trái phiếu chính phủ cho công chúng


hoặc ngân hàng thương mại trên thị trường mở.

 Bán TPCP: Thu tiền về  H giảm  MS giảm

 Mua TPCP: Bơm tiền vào lưu thông  H tăng  MS


tăng

18 LOGO
Công cụ kiểm soát cung tiền của NHTW
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rb)

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ số giữa lượng tiền dự trữ


bắt buộc trong toàn bộ hệ thống ngân hàng so với tổng
lượng tiền gửi của các ngân hàng thương mại.

 rb tăng  ra tăng  mM giảm  MS giảm

 rb giảm  ra giảm  mM tăng  MS tăng

19 LOGO
Công cụ kiểm soát cung tiền của NHTW
Tỷ lệ lãi suất chiết khấu (rd)

Tỷ lệ lãi suất chiết khấu là tỷ lệ lãi suất NHTW quy


định khi cho NHTM vay vốn kinh doanh trong trường hợp
cứu cánh cuối cùng.

 TLLSCK tăng  ra tăng  mM giảm  MS giảm

 TLLSCK giảm  ra giảm  mM tăng  MS tăng

20 LOGO
Đường cung tiền
- Cung tiền là một biến chính sách và được kiểm soát trực tiếp
bởi NHTW.

- Khối lượng MS không phụ thuộc vào lãi suất.

 Cung tiền được cố định bởi NHTW, do đó về mặt đồ thị MS được


biểu diễn là một đường thẳng đứng

i
MS2 MS MS1

21 M LOGO
Các nhân tố ảnh hưởng tới cung tiền
 Các công cụ kiểm soát cung tiền của NHTW => Thay đổi cung tiền
MS  làm dịch chuyển vị trí của đường MS.

- Đường cung tiền dịch chuyển sang phải khi NHTW:

+ Mua trái phiếu chính phủ.

+ Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và giảm lãi suất chiết khấu.

- Đường cung tiền dịch chuyển sang trái khi NHTW:

+ Bán trái phiếu chính phủ.

+Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.

22 LOGO
Thảo luận
Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20% thì số nhân tiền giản
đơn là bao nhiêu? NHTW mua trái phiếu trị giá 100 tỷ đồng
sẽ mức cung tiền thay đổi như thế nào?

Hướng dẫn

- Số nhân tiền giản đơn

mM = 1/rb = 1/0,2 = 5

- NHTW mua trái phiếu trị giá 100 tỷ đồng : H = 100

=> MS = mM. H = 500

=> Cung tiền tăng thêm 500 tỷ đồng.


23 LOGO
4.4. Cân bằng thị trường tiền tệ và lãi suất

• Cân bằng thị trường tiền tệ


4.4.1

• Lãi suất với tiêu dùng, đầu tư và XKR


4.4.2

• Lãi suất với tổng cầu


4.4.3

24 LOGO
4.4.1. Cân bằng thị trường tiền tệ

- Phương pháp đại số:


Thị trường tiền tệ cân bằng khi
MSr = MDr
MSn/P = kY – h.i

25 LOGO
4.4.1. Cân bằng thị trường tiền tệ
- Phương pháp đồ thị:
Điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ (E) là giao điểm
giữa đường MS và đường MD
i
MS

i1
iE E

i2
MD
M1 ME M2 M
26 LOGO
4.4.2. Lãi suất với tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu

 Lãi suất với tiêu dùng


i  C 
Trong ngắn hạn:

 Lãi suất với đầu tư


Hàm đầu tư: I  I  b.i i  I 

 Lãi suất với xuất khẩu


Lãi suất tăng (đồng nội tệ được đánh giá cao hơn) Tỷ
giá hối đoái tăng  Hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu tăng  NX
giảm i  NX 
27 LOGO
4.4.3. Lãi suất với tổng cầu

 MS tăng  i giảm  C tăng, I tăng, NX tăng  AD tăng 


GNP tăng

 MS = const, G tăng  Y tăng MD tăng  i tăng  C


giảm, I giảm, NX giảm  AD giảm

28 LOGO
4.4.3. Lãi suất với tổng cầu

Hiệu ứng lấn át đầu tư


(tác động “hất ra” của chính sách tài khóa)

Khi chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch
vụ hoặc giảm thuế AD tăng  YE tăng  Cầu tiền
cho giao dịch tăng  i tăng  I tăng  AD giảm 
YE tăng

29 LOGO
Hiệu ứng lấn át đầu tư
(a) Thị trường tiền tệ (b) Sự dịch chuyển của tổng cầu

4. …hiệu ứng lấn át


i xảy ra làm tổng cầu
P giảm.
MS

2. …tăng chi tiêu làm


tăng thu nhập MD
i2 tăng và dịch phải…

AD2
i1
MD2 AD3

MD1 AD1

0 Mo M 0 Y

3.30…lãi suất cân bằng tăng… 1. Chính phủ tăng chi tiêu làm tăng tổngLOGO
cầu…
Bài tập củng cố
1. Hãy cho biết những hoạt động sau ảnh hưởng như thế nào đến
cung tiền, cầu tiền và lãi suất. Minh họa bằng đồ thị.
a. Ngân hàng trung ương mua trái phiếu trong nghiệp vụ thị
trường mở.
i
Hướng dẫn: MS tăng
MS MS’
 Đường cung tiền
dịch chuyển sang phải
iE E
 i giảm.
iE’
E’
MD
ME ME’ M
31 LOGO
Bài tập củng cố
1. Hãy cho biết những hoạt động sau ảnh hưởng như thế nào
đến cung tiền, cầu tiền và lãi suất. Minh họa bằng đồ thị.
b. Sự gia tăng lượng thẻ tín dụng hiện có làm giảm lượng tiền
mặt mọi người nắm giữ.
Hướng dẫn: MD giảm  Đường cầu tiền dịch chuyển sang trái
 i giảm.
c. Ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân
hàng thương mại.
Hướng dẫn: MS tăng  Đường cung tiền dịch chuyển sang
phải  i giảm.
32 LOGO
Bài tập củng cố
1. Hãy cho biết những hoạt động sau ảnh hưởng như thế nào
đến cung tiền, cầu tiền và lãi suất. Minh họa bằng đồ thị.
d. Các hộ gia đình quyết định nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để chi
tiêu trong kỳ nghỉ.
Hướng dẫn: MD tăng  Đường cầu tiền dịch chuyển sang phải
 i tăng.
e. Một làn sóng lạc quan khuyến khích đầu tư và mở rộng tổng
cầu.
Hướng dẫn: I tăng, AD tăng, MD tăng  Đường cầu tiền dịch
chuyển sang phải  i tăng.
33 LOGO
Bài tập củng cố
2. Giả sử có số liệu sau:
- Lượng tiền giao dịch M1 = 81000 tỷ đồng.
- Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi là 0,5.
- Các NHTM thực hiện đúng yêu cầu về dự trữ bắt buộc do
NHTW đề ra.
- Số nhân tiền mở rộng bằng 2.
a. Tính lượng tiền cơ sở ban đầu?
b. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bao nhiêu?
c. Tính lượng tiền mặt trong lưu thông và lượng tiền gửi được tạo ra
trong hệ thống ngân hàng thương mại?
34 LOGO
Bài tập củng cố
2. Hướng dẫn
a.
MS M 1
H   40500
mM mM
b.
s 1 s 1 s 1
mM    rb   s  0,25
s  ra s  rb mM

c.
MS  Cu  D  s.D  D  D  54000

Cu  s.D  27000
35 LOGO
Bài tập củng cố
3. Giả sử có số liệu: (Lãi suất tính bằng %, các chỉ tiêu khác
tính bằng tỷ USD)
Hàm cầu tiền thực tế là: MD = 2700 - 250i
Mức cung tiền thực tế là MS = 1750.
a. Tính mức lãi suất cân bằng của thị trường tiền tệ.
b. Nếu mức cung tiền thực tế bây giờ là MS = 1850 thì lãi suất cân
bằng mới là bao nhiêu? Đầu tư sẽ thay đổi như thế nào?
c. Nếu NHTƯ muốn duy trì mức lãi suất là i = 4,5% thì cần có mức
cung tiền là bao nhiêu?

36 LOGO
Bài tập củng cố
3. Hướng dẫn
a. Thị trường tiền tệ cân bằng: MSr = MDr
=> iE = 3,8%
b. MSr’ = 1850
Thị trường tiền tệ cân bằng: MS’r = MDr
=> i’E = 3,4%
Lãi suất giảm  Đầu tư tăng
c. i’’E = 4,5%
Thị trường tiền tệ cân bằng: MS’’r = MDr
=> MSr’’ = 1575 (tỷ $)
37 LOGO
Tổng kết bài học
1. Cung tiền là tổng số lượng tiền có trong nền kinh tế.
MS = Cu + D
2. Hoạt động của các Ngân hàng thương mại sẽ làm tăng
mức cung tiền trong nền kinh tế thông qua số nhân tiền.
3. Ngân hàng trung ương có chức năng điều tiết mức cung
tiền trong nền kinh tế thông qua các công cụ: Lãi suất chiết khấu, tỷ
lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở.
4. Thị trường tiền tệ cân bằng khi: MSn/P = MD
5. Lãi suất có tác động tới các yếu tố của tổng cầu. Thị
trường tiền tệ có thể tác động tới thị trường hàng hóa thông qua cơ
chế lan truyền.
38 LOGO
Chuẩn bị bài học sau
Sinh viên:
- Hoàn thành bài tập củng cố cuối bài học Chương 4: Thị
trường tiền tệ (tuần 9).
- Làm Bài tập vận dụng 6, 7, 8, 9 cuối Chương 4 – Giáo
trình Kinh tế vĩ mô (Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp).
- Đọc trước tài liệu Chương 5: Ảnh hưởng của chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ đến tổng cầu.
- Nếu có thắc mắc liên hệ qua email

39 LOGO
CHƯƠNG 5: ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH
TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ ĐẾN TỔNG CẦU
1 Chính sách tài khóa

Nội 2 Chính sách tiền tệ


dung
gồm:

3 Phối hợp chính sách tài khóa và


tiền tệ (Mô hình IS-LM) – Bài 8

1
BÀI 10:
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Khoa: Kinh tế cơ sở
Trường Đại học Kinh tế Kỹ Thuật Công nghiệp

2
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học này, Sinh viên có thể:

Trình bày được khái niệm chính sách tài khóa và tác động của chính sách tài
1 khóa với nền kinh tế trong lý thuyết và trong thực tiễn

Phân tích được ảnh hưởng của các công cụ chính sách tài khóa đến thâm hụt
2 ngân sách và tổng cầu của nền kinh tế

Trình bày được khái niệm chính sách tiền tệ và lý thuyết về sự ưa thích thanh
3 khoản

4 Phân tích được ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ đến tổng cầu

3
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Để hoàn thành tốt bài học này, sinh viên cần thực
hiện các nhiệm vụ sau:
-Đọc chương 5: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, Th.s Lê Kim
Anh, Nguyễn Hương Liên, 2016.
-Xem bài giảng: Bài 7: Chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ
-Trả lời các câu hỏi và bài tập vận dụng
-Hoàn thành các bài tập cuối chương 5
-Nếu có nội dung chưa hiểu, sinh viên có thể hỏi trên hệ
thống học trực tuyến hoặc liên hệ với giảng viên qua địa
chỉ email để được hỗ trợ.

4
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP BÀI
Hầu hết các nền kinh tế trên toàn cầu đang rơi vào tình trạng suy thoái, kinh tế Việt Nam
cũng không nằm ngoài tình trạng chung do dịch covid-19 đã lan ra khắp toàn cầu. Lo ngại
dịch bệnh hầu hết các quốc gia đang phải áp dụng các biện pháp phong tỏa và hạn chế
dịch chuyển. Ngày càng nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm dừng kinh doanh, thậm
chí phá sản.
Để giúp phục hồi nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua tình thế khó khăn trong
mùa dịch, chính phủ có thể sử dụng các chính sách gì? Chính phủ có nên giảm thuế hay
giảm /miễn các khoản đóng bảo hiểm, đóng phí? Hay sử dụng các gói tín dụng hỗ trợ
doanh nghiệp? Giãn hay giảm lãi suất các khoản nợ cũ của các doanh nghiệp bị ảnh
hưởng trực tiếp của dịch bệnh?...
Câu hỏi:
1.Các chính sách tài khóa ( Thuế/ Chi tiêu CP) tác động đến AD và nền kinh tế ntn?
2.Chính sách tiền tệ tác động như thế nào?
3.Tại sao cần phối hợp cả chính sách tài khóa và tiền tệ?

5
CẤU TRÚC BÀI HỌC
1. Chính sách tài khóa

2. Ảnh hưởng của chính sách tài khóa


tới AD

3. Chính sách tiền tệ

.4. Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ


tới AD

6
NỘI DUNG BÀI HỌC

5.1. Chính sách tài khóa

5.1.1 Chính sách tài 5.1.2 Chính sách tài


khóa trong lý thuyết và khóa và thâm hụt ngân
trong thực tế sách

7
5.1 CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
5.1.1 Chính sách tài khóa trong lý thuyết và trong
thực tế
Khái niệm: Chính sách tài khóa là việc chính phủ sử
dụng thuế và chi tiêu để điều tiết AD nhằm đưa nền
kinh tế đến trạng thái mong muốn

 Chính sách tài khoá mở rộng (nới lỏng): là


chính sách tăng chi tiêu của Chính phủ hoặc giảm
thuế làm tăng tổng cầu, sản lượng và giá cả.

Chính sách tài khoá thu hẹp (thắt chặt): là chính


sách tăng thuế hoặc giảm chi tiêu của Chính phủ
để hạn chế tổng cầu và chống lạm phát
8
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TRONG LÝ THUYẾT

• Điều chỉnh tự động của nền kinh tế

9
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TRONG LÝ THUYẾT
 Khi nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái

Mục tiêu: Hướng tới ổn định kinh tế trong ngắn hạn.


gia tăng sản lượng và việc làm -> tăng AD

Công cụ: Thuế (T) và chi tiêu Chính phủ (G)

Cơ chế tác động: CP sử dụng chính sách tài


khóa mở rộng

 AD tăng trong điều kiện nguồn lực còn rất nhiều, các hãng sẽ tận
dụng nguồn lực nhàn rồi đưa vào sản xuất  Sản lượng (Y) sẽ
tăng lên và số người thất nghiệp sẽ giảm.

10
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TRONG LÝ THUYẾT
 Khi nền kinh tế đang trong trạng thái phát triển
quá nóng:

Mục tiêu: Chống lạm phát -> giảm AD.

Công cụ: Thuế (T) và chi tiêu Chính phủ (G)

Cơ chế tác động: CP sử dụng chính sách tài


khóa thu hẹp

 AD giảm trong điều kiện nguồn lực được sử dụng ở


mức độ cao  mức giá (P) giảm Sản lượng (Y) giảm 
giảm việc làm  U* tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên  giảm lạm
phát. 11
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TRONG LÝ THUYẾT

• Chủ động điều chỉnh

12
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA 2 CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG

Điều chỉnh bằng


Điều chỉnh tự động
chính sách
• Đơn giản • Cần nghiên cứu
• Quá trình điều kỹ CS
chỉnh lâu • Quá trình điều
• Không trệch chỉnh nhanh
hướng • Có thể sai lầm, đi
xa mục tiêu hơn

13
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TRONG THỰC TẾ

 Dễ bị tác động ý chí chủ quan, phụ thuộc nhiều vào kinh
nghiệm, khả năng của nhà lãnh đạo
 Bản thân nền kinh tế có những yếu tố ổn định tự động (
thuế và trợ cấp)
 Việc xác định liều lượng của chính sách là rất khó
 Độ trễ bên trong do nghiên cứu
 Độ trễ bên ngoài do triển khai

14
CƠ CHẾ TỰ ỔN ĐỊNH
• Cơ chế tự ổn định là những thay đổi trong chính sách tài
khoá nhằm kích thích hay kiềm chế tổng cầu khi cần thiết
mà không cần bất kỳ hành động chủ tâm nào của các nhà
hoạch định chính sách.

1
• Hệ thống thuế lũy tiến

2
• Trợ cấp của chính phủ

15
5.1.2 CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH
Ngân sách nhà nước là bảng tổng hợp các khoản
thu, chi của chính phủ trong khoảng thời gian nhất
định (thường là một năm).
Cán cân ngân sách (B) là hiệu số giữa thu và chi ngân sách.

B = T – G; trong đó T=t.Y

 B>0: Ngân sách thặng dư.


 B=0: Ngân sách cân bằng
 B<0: Ngân sách thâm hụt
Thâm hụt ngân sách là chênh lệch
giữa khoản chi lớn hơn khoản thu
ngân sách
16
PHÂN BIỆT 3 KHÁI NIỆM THÂM HỤT NGÂN SÁCH

• là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong


Thâm hụt một thời kỳ nhất định.
thực tế:

• là thâm hụt tính toán trong trường hợp nếu nền kinh tế
Thâm hụt hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
cơ cấu

• là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu


Thâm hụt kỳ kinh doanh.
chu kỳ

17
Vay nợ trong nước

Vay nợ nước ngoài

Sử dụng dự trữ ngoại tệ

Phát hành tiền.


• :
Bán tài sản công, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà
nước, tư nhân hóa.

CÁC BIỆN PHÁP BÙ ĐẮP THÂM HỤT NGÂN SÁCH

18
CSTK CÙNG CHIỀU VÀ CSTK NGƯỢC CHIỀU

CSTK cùng chiều


• Mục tiêu: Luôn đạt NS cân bằng
• Nếu Y << Y* => B < 0 => để B = 0: G↓ (T↑)
• => Y↓ (càng suy thoái)

CSTK ngược chiều


• Mục tiêu: Luôn đạt mức Y*
• Nếu Y << Y* => B < 0 => để Y = Y*: G↑ (T↓)
• => B << 0 (NS càng thâm hụt)

19
5.2. Ảnh hưởng của chính sách tài
khóa đến tổng cầu

5.2.1 Ảnh hưởng của chi 5.2.2 Ảnh hưởng của


tiêu chính phủ đến AD thuế đến AD

20
• Chính sách tài khoá gồm hai công cụ đó là chi tiêu
chính phủ (G) và thuế (T)
– Trong dài hạn: CSTK tác động đến tiết kiệm,
đầu tư, và tăng trưởng.
– Trong ngắn hạn: CSTK tác động chủ yếu đến AD.
• Tác động của CSTK
– T tăng  chi tiêu của các DN và hộ gia đình giảm 
AD giảm (thuế tác động gián tiếp đến AD).
– G tăng  AD tăng (G tác động trực tiếp đến AD).

21
5.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CSTK ĐẾN TỔNG CẦU AD
5.2.1 Ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ đến tổng cầu
• Khi chính phủ thay đổi chi tiêu G sẽ tác động đến tổng
cầu thông qua hai hiệu ứng:

1 2
Hiệu ứng Hiệu ứng
số nhân lấn át
(multiplier (crowding-
effect) out effect)
22
HIỆU ỨNG SỐ NHÂN

• Tác động của thay đổi chi


tiêu chính phủ và thuế làm
sản lượng thay đổi một lượng
lớn hơn lượng thay đổi chi
tiêu chính phủ và thuế được
gọi là hiệu ứng số nhân
(multiplier effect)

23
HIỆU ỨNG SỐ NHÂN
P
2. …nhưng do có tác động của hiệu ứng
số nhân tổng cầu tiếp tục dịch sang phải.

20 tû
P0

AD3
1. Chính phủ tăng chi tiêu 20
AD2
tỷ, ban đầu tổng cầu tăng 20
tû… AD1

0 Y1 Y2 Y3 Y
24
HIỆU ỨNG LẤN ÁT

G  AD  Y  MD  MD>MS  i  I

AD 

Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô lấn át:


- Sự nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất.
- Sự nhạy cảm của đầu tư với lãi suất.

25
HIỆU ỨNG LẤN ÁT
(a) Thị trường tiền tệ (b) Sự dịch chuyển của tổng cầu

4. …hiệu ứng lấn


i P át xảy ra làm
tổng cầu giảm.
MS

2. …tăng chi tiêu


làm tăng thu
i2
nhập MD tăng và
dịch phải…
i1 AD2
MD2 AD3

MD1 AD1

0 Mo M 0 Y

3. …lãi suất cân bằng tăng… 1. Chính phủ tăng chi tiêu làm tăng tổng
26
cầu…
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ LẤN ÁT
 Các biện pháp của chính sách tài khoá chủ động
gây nên thâm hụt cơ cấu và kéo theo hiện tượng
tháo lui đầu tư.
 Một chính sách tài khóa mở rộng có thể được coi là một
quá trình gồm hai vòng:
- Vòng 1: Tăng G  AD tăng  Y tăng  P tăng.
- Vòng 2: Ở một mức thu nhập quốc dân tăng lên đòi hỏi cầu
về tiền cho giao dịch chi tiêu nhiều hơn trong khi cung về tiền
không thay đổi, do vậy lãi suất danh nghĩa sẽ tăng lên. Khi
lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tư tư nhân và làm giảm AD 
Y giảm, P giảm.
Hiệu ứng của vòng 1 mạnh hơn vòng 2. Kết quả là G tăng 
i tăng  I giảm nhưng AD tăng, Y tăng, P tăng.
27
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ LẤN ÁT

- Điểm mà một chính sách tài khóa mở rộng làm tăng lãi suất
(i) và vì thế làm giảm đầu tư tư nhân (I) được gọi là điểm tháo
lui đầu tư.
- Mức sản lượng giảm xuống do lãi suất tăng lên được gọi là
mức tháo lui đầu tư hoặc quy mô của tháo lui đầu tư.
-> Nghiên cứu tác động thâm hụt ngân sách và tháo lui đầu tư
đưa đến kết luận là: Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

28
5.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CSTK ĐẾN TỔNG CẦU
5.2.2 Ảnh hưởng của Thuế đến tổng cầu

29
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Quá trình nào sau đây mô tả những ảnh hưởng
của chính sách tài khoá mở rộng?
a. Tổng chi tiêu tăng, GDP thực tế tăng, cầu tiền tăng,
lãi suất tăng gây ra hiện tượng tháo lui đầu tư
b. Tổng cầu giảm, GDP thực tế tăng
c. Tổng chi tiêu tăng, GDP thực tế tăng, cầu tiên tăng,
lãi suất giảm, GDP thực tế tiếp tục được mở rộng
d.Tổng chi tiêu tăng, GDP thực tế giảm

30
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 2: Chính sách tiền tệ mở rộng là chính sách do
NHTW thực hiện để:
a. Tăng sản lượng bằng cách giảm thuế hoặc tăng chi
tiêu của chính phủ.
b.Tăng sản lượng bằng cách hạ lãi suất chiết khấu, giảm
tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc mua trái phiếu chính phủ.
c. Tăng sản lượng bằng cách tăng lãi suất chiết khấu,
tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc bán trái phiếu chính
phủ.
d. Tăng sản lượng bằng cách phát hành trái phiếu chính
phủ 31
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 3: Biện pháp tài trợ cho tăng chi tiêu chính
phủ nào dưới đây sẽ làm cung tiền tăng nhiều
nhất?
a. Chính phủ bán trái phiếu cho công chúng.
b. Chính phủ bán trái phiếu cho ngân hàng trung
ương.
c. Chính phủ bán trái phiếu cho ngân hàng
thương mại.
d. Chính phủ tăng thuế.
32
5.3. Chính sách tiền tệ

5.3.1 Khái niệm Chính 5.3.2 Lý thuyết về sự


sách tiền tệ ưa thích thanh khoản

33
5.3 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
5.3.1 Khái niệm chính sách tiền tệ
Chính sách Hoạt động thị trường mở
tiền tệ là việc
NHTƯ sử (Mua/bán trái phiếu)
dụng các công
cụ của mình Thay đổi lãi suất chiết
để tác động
đến cung tiền khấu
nhằm đưa nền
kinh tế đến Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt
trạng thái
mong muốn buộc

34
Chính sách tiền tệ

• Chính sách tiền tệ mở rộng


– Tăng cung tiền và làm tăng GDP thực tế

• Chính sách tiền tệ thắt chặt


– Giảm cung tiền và làm giảm GDP thực tế

35
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Chính sách → thay


thay
tiền tệ là chính đổi lãi
đổi chi
sách thay đổi tiêu đầu
suất tư
cung tiền →

→ thay đổi
→ thay đổi tổng cầu GDP thực
tế.

36
5.3.2 Lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản
Trên thị trường tiền tệ:
- Cung tiền được quyết định bởi NHTƯ, không phụ thuộc vào
lãi suất. -> Đường MS là đường thẳng đứng.
- Cầu tiền: có nhiều yếu tố quyết định lượng cầu về tiền
nhưng cầu tiền phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất (vì lãi suất là
chi phí cơ hội của việc giữ tiền).-> Đường cầu tiền là một
đường dốc xuống
Trạng thái cân bằng của TTTT: i MS
Nếu i > iE => MD < MS
=> dư cung về tiền => tạo sức
ép làm giảm lãi suất. i1
Nếu i <iE => MD > MS iE
E MD
=> dư cầu về tiền => tạo sức i2
ép làm tăng lãi suất
0 M1 ME M2 M
37
5.3.2 Lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản

Theo lý thuyết ưa thích


thanh khoản, nếu lãi MS
suất trên thị trường i
ở mức khác với lãi i1
suất cân bằng, mọi iE E
người sẽ điều chỉnh i2
lại cơ cấu tài sản và
kết quả là lãi suất lại 0 MA ME MB MD
trở về mức lãi suất
cân bằng

38
 Sự nghiêng xuống của đường tổng cầu

i MS 2....làm
tăng cầu
P
về tiền
i2 P2
i1 P1
AD
MD1 MD2 1. Mức
giá chung
M tăng
Y2 Y1 Y
3....làm tăng
lãi suất cân
bằng b) Đường tổng cầu
a) Thị trường tiền
tệ
(1). Mức giá cao hơn làm tăng cầu tiền. (2) Cầu tiền tăng làm
lãi suất tăng. (3)Lãi suất tăng làm giảm lượng cầu về hàng 39
5.4 ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI CUNG TIỀN ĐẾN AD
 Sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ
i MS1 MS2 1. Khi NHTW
tăng cung tiÒn
P
i1

i2
P
AD2
MD
AD1
2. Lãi suất cân M Y1 Y2 Y
bằng giảm 3. Lãi suất cân bằng
giảm làm tăng tổng cầu
Khi NHTW tăng cung tiền( Mua trái phiếu; Giảm tỷ lệ dự trữ bắt
buộc; Giảm lãi suất chiết khấu)=> i => AD  ở bất cứ mức giá
cho trước nào => AD dịch phải.
Ngược lại, MS↓ => i => AD ở bất cứ mức giá cho trước40nào
=> AD dịch trái.
Cơ chế lan chuyền của tiền tệ đến tổng cầu:

i MS1 MS2 i AD 450 AD


2

i1 i1 I AD1
i2 MD i2 I
O M1 M2 M O I1 I2 I O Y1 Y2 Y
TT tiền tệ TT đầu tư

P
E2 AS
E3
i => I => AD => Y (Y1 -> Y2 )
P* E1 AS
AD1 AD2
O Y1 Y Y2 Y
3
41
TT hàng hóa
Cơ chế lan truyền này hết sức đơn giản,
nhưng có nhược điểm là có thể gây ra
phản ứng ngược lại khi AD tăng và Y tăng
 Cầu tiền cho giao dịch sẽ tăng  MD
tăng  i tăng  AD giảm xuống.

Tác động qua lại giữa 2 thị trường sẽ làm giảm


hiệu quả của chính sách tiền tệ đối với tổng
cầu và điều tiết nền kinh tế.
Vì vậy cần có sự phối hợp giữa chính sách tiền
tệ và chính sách tài khóa.

42
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 4: Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một
đồ thị với trục tung là lãi suất và trục hoành là lượng tiền,
sự gia tăng thẻ tín dụng sẽ làm:
a. Lãi suất tăng và đầu tư tăng.
b. Lãi suất tăng và đầu tư giảm.
c. Lãi suất giảm và đầu tư tăng.
d. Lãi suất giảm và đầu tư giảm.

43
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 5: Trên thị trường hàng hóa, ảnh hưởng


ban đầu của sự gia tăng cung tiền là:
a. Làm dịch chuyển đường tổng cầu sang trái.
b. Làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải.
c. Làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.
d. Làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải.

44
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 6: Phân tích nào dưới đây miêu tả rõ nhất cách thức
sự gia tăng của cung tiền làm dịch chuyển đường tổng
cầu?
a. Đường cung tiền dịch chuyển sang bên phải, lãi suất tăng,
đầu tư giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
b. Đường cung tiền dịch chuyển sang bên phải, lãi suất
giảm, đầu tư tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
c. Đường cung tiền dịch chuyển sang bên phải, mức giá
tăng, chi tiêu giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
d. Đường cung tiền dịch chuyển sang bên phải, mức giá
giảm, chi tiêu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
45
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 7: Chính sách tiền tệ mở rộng là chính sách do
NHTW thực hiện để:
a. Tăng sản lượng bằng cách giảm thuế hoặc tăng chi
tiêu của chính phủ.
b.Tăng sản lượng bằng cách hạ lãi suất chiết khấu, giảm
tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc mua trái phiếu chính phủ.
c. Tăng sản lượng bằng cách tăng lãi suất chiết khấu,
tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc bán trái phiếu chính
phủ.
d. Tăng sản lượng bằng cách phát hành trái phiếu chính
phủ
46
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 8: Chính sách tiền tệ hiệu quả hơn khi :
a. Đầu tư nhạy cảm hơn với lãi suất
b. Cầu tiền ít nhạy cảm với sự thay đổi của lãi
suất
c. MPC lớn
d. Tất cả các câu trên

47
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 9: Giả sử đầu tư hoàn toàn không nhạy cảm với
lãi suất. Khi đó
a. Chính sách tài khóa sẽ hoàn toàn không có hiệu quả
trong việc kiểm soát tổng cầu.
b. Chính sách tài khóa sẽ rất hiệu quả trong việc kiểm
soát tổng cầu.
c. Lãi suất không thể giảm bởi chính sách tài khóa hoặc
chính sách tiền tệ.
d. Nền kinh tế không thể kích thích bằng chính sách tài
khóa hoặc chính sách tiền tệ.
48
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 10: Nếu chính phủ tăng chi tiêu đầu tư vào
các công trình công cộng thì:
a. Sản lượng và lãi suất đều tăng
b. Sản lượng tăng , lãi suất không đổi
c. Sản lượng giảm , lãi suất giảm
d. Sản lượng giảm , lãi suất tăng

49
Bài tập vận dụng
Giả sử nền kinh tế đang trong thời kỳ suy
thoái. Hãy giải thích tác động của mỗi chính
sách sau đến tiêu dùng và đầu tư.

a. Sự gia tăng về chi tiêu của Chính phủ


b. Chính sách cắt giảm thuế
c. Sự mở rộng cung ứng tiền tệ.

50
CHUẨN BỊ BÀI SAU

• Hoàn thành câu hỏi, bài tập về nhà cuối bài học.
• Sinh viên đọc trước tài liệu bài sau- Mô hình IS-
LM
• Nếu có thắc mắc liên hệ qua email:
• Tham gia buổi học online tiếp theo đầy đủ, đúng
giờ.

dhgiang@uneti.edu.v
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT! n
BÀI 11:
SỰ PHỐI HỢP CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (MÔ HÌNH IS-LM)

1
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học này, Sinh viên có thể:

Trình bày được khái niệm và tính chất đường IS; Biết cách xây dựng phương
1 trình đường IS và cách vẽ đồ thị đường IS

Trình bày được khái niệm và tính chất đường LM; Biết cách xây dựng phương
2 trình đường LM và vẽ được đồ thị đường LM

Phân tích được các trạng thái của thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ
3 qua mô hình IS_LM

Hiểu được các cách phối hợp của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
4 bằng mô hình IS-LM

2
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Để hoàn thành tốt bài học này, sinh viên cần thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Đọc hết chương 5: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, Th.s Lê Kim Anh, Nguyễn
Hương Liên, 2016.
- Xem bài giảng: Bài 8: Mô hình IS-LM
- Trả lời các câu hỏi và bài tập vận dụng
- Hoàn thành các bài tập cuối chương 5
- Nếu có nội dung chưa hiểu, sinh viên có thể hỏi trên hệ thống học
trực tuyến hoặc liên hệ với giảng viên qua địa chỉ email để được hỗ
trợ.

3
CẤU TRÚC BÀI HỌC
5.4.1. Thị trường hàng hóa và đường IS

5.4.2. Thị trường tiền tệ và đường LM

5.4.3. Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và


chính sách tiền tệ

4
NỘI DUNG BÀI HỌC

5.4.1. Thị trường hàng hóa và đường IS


Khái niệm Tính chất đường IS

Phương trình đường IS Xây dựng đồ thị đường IS

5
Mô hình IS - LM:
(Investment- Saving _Liquiclity of Money)
5.4.1 Thị trường hàng hóa và đường IS
Khái niệm: Đường IS là tổ hợp tất cả các điểm cân
bằng trên thị trường hàng hóa ứng với mỗi mức lãi suất
và thu nhập nhất định.

 Mọi điểm nằm trên đường IS phản ánh thu nhập cân
bằng ứng với mỗi mức lãi suất nhất định

 Mọi điểm nằm trên đường IS phải thoả mãn điều


kiện: Y=AD (chi tiêu thực tế(sản lượng) = chi tiêu
dự kiến)
6
Mô hình IS - LM:
(Investment- Saving _Liquiclity of Money)
5.4.1 Thị trường hàng hóa và đường IS
Phương trình đường IS
Y = C + I + G + EX – IM (*)
Ta có :
C = 𝐶 + MPC( 1- t) Y (1)
I = 𝐼 - b.i (2)
G = 𝐺 (3)
EX = 𝐸𝑋 (4)
IM = MPM. Y + ni (5)
Thay (1), (2), (3), (4), (5) vào Phương trình (*) ta xác
định được phương trình đường IS.
7
Mô hình IS - LM:
(Investment- Saving _Liquiclity of Money)
5.4.1 Thị trường hàng hóa và đường IS
Phương trình đường IS
𝑨 𝟏
𝒊= − 𝒀
𝒃 + 𝒏 𝒎"(𝒃 + 𝒏)

Trong đó: 𝐴 = 𝐶 + 𝐼 + 𝐺 + 𝐸𝑋 1
m '' 
là chi tiêu tự định 1  MPC.(1  t)  MPM

b- hệ số nhạy cảm của đầu tư với lãi suất


n- hệ số nhạy cảm của nhập khẩu với lãi
suất

8
Xây dựng đồ thị đường IS
i
i E3 : dư cầu
TTHH
E1 E4 E4: dư cung TT
i1   HH
i1
i2 i2 E3 E2
I
O IS
O I1 I2 I Y1 Y2 Y
AD 450
 Với lãi suất i1 thì đầu tư là I1, ta
có mức sản lượng cân bằng Y1 AD2
 Lãi suất giảm xuống i2 thì đầu tư E2
tăng lên I2, ta có mức sản lượng AD1
cân bằng Y2. E1
 Các tổ hợp (i1;Y1), (i2;Y2)…cho ta
đường IS
O Y1 Y2 Y
9
-Sự dịch chuyển của Sự dịch chuyển của đường
đường IS khi G>0 IS khi T >0
ad ad
ad2 ad1

ad1 ad2

G

y1 y2 y y2 y1 y
i i

i i
is2 is1
Y Y
is1 is2
y1 y2 y2 y1 10
y y
Tính chất của đường IS:
+ Đường IS có độ dốc âm, độ dốc này phụ thuộc vào
m’’, b, n
+ Đường IS thẳng đứng khi đầu tư và nhập khẩu
hoàn toàn không nhạy cảm với lãi suất
+ Đường IS càng thoải khi đầu tư càng nhạy cảm với
lãi suất, hoặc số nhân chi tiêu càng lớn, hoặc nhập
khẩu càng nhạy cảm với lãi suất
- Đường IS được xây dựng với một chính sách tài
khoá nhất định, nếu chính sách tài khoá thay đổi
đường IS sẽ dịch chuyển .

11
5.4.2. Thị trường tiền tệ và đường LM
Khái niệm Tính chất đường LM

Phương trình đường LM Xây dựng đồ thị đường LM

12
5.4.2 Thị trường tiền tệ và đường LM

- Khái niệm : Đường LM là tổ hợp các mức lãi suất


(i) và thu nhập(Y) sao cho thị trường tiền tệ cân bằng
 Mọi điểm trên đường LM phản ánh lãi suất cân bằng
ứng với mỗi mức thu nhập nhất định.
 Mọi điểm thuộc đường LM phải thoả mãn điều
kiện:
MSr = MDr MSn/P = kY – hi
Trong đó : MSr - cung tiền thực tế. (MSn /P)
MDr – cầu tiền thực tế. (MDn /P)

13
5.4.2 Thị trường tiền tệ và đường LM

Phương trình đường LM


𝟏 𝑴𝑺
𝒊= (𝒌. 𝒀 - )
𝒉 𝑷

 Hệ số góc của đường LM là k/h


Trong đó: k là độ nhạy của cầu tiền với thu nhập
Và h là độ nhạy của cầu tiền với lãi suất
MS là cung tiền danh nghĩa
P là mức giá thị trường

14
Xây dựng đồ thị đường LM
E3 : dư cầu TTTT
E4: dư cung TTTT

i MS
i LM
MS

E2 E4
E
i2 h

E
MD2 2
E1
i1 E3
MD1 O 1
O M Y1 Y2 Y

15
- Tính chất đường LM :

Đường LM có độ dốc dương


Đường LM càng thoải khi cầu tiền càng nhạy cảm với lãi suất và ít nhạy cảm với
thu nhập
Đường LM rất dốc khi cầu tiền ít nhạy cảm với lãi suất và nhạy cảm với thu nhập
 Đường LM thẳng đứng khi cầu tiền không nhạy cảm với lãi suất
 Đường LM được xây dựng trên một chính sách tiền tệ nhất định và với giả thiết là
p = cost. Nếu chính sách tiền tệ thay đổi hoặc mức giá thay đổi đường LM sẽ dịch
chuyển .

16
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 1: Giả sử nền kinh tế đang nằm phía trên bên trái đường LM:
a. Lãi suất sẽ tăng vì có sự dư cầu về tiền
b. Lãi suất sẽ giảm vì có sự dư cung về tiền
c. Lãi suất sẽ tăng vì có sự dư cung về tiền
d. Lãi suất sẽ giảm vì có sự dư cầu về tiền

17
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 2: Nếu đầu tư không nhạy cảm với lãi suất thì:
a. Đường IS sẽ rất dốc.
b. Đường IS sẽ rất thoải
c. Đường IS sẽ thẳng đứng
d. Đường IS sẽ nằm ngang

18
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 3: Ý nghĩa thành lập đường IS là phản ảnh sự tác động của :
a. Lãi suất vào mức sản lượng cân bằng trên thị trường tiền tệ
b. Lãi suất vào mức sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa
c. Sản lượng vào mức lãi suất cân bằng thị trường tiền tệ
d. Sản lượng vào mức lãi suất cân bằng trên thị trường hàng hóa

19
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 4: Ý nghĩa thành lập đường LM là để phản ảnh sự tác động của :
a. Lãi suất vào mức sản lượng cân bằng trên thị trường tiền tệ
b. Lãi suất vào mức sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa
c. Sản lượng vào mức lãi suất cân bằng thị trường tiền tệ
d. Sản lượng vào mức lãi suất cân bằng trên thị trường hàng hóa

20
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 5: Trong điều kiện giả định các yếu tố không đổi , một sự cắt
giảm chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của chính phủ sẽ :
a. Dịch chuyển đường IS sang phải
b. Dich chuyển đường IS sang trái
c. Dịch chuyển đường IS sang trái và đường LM sang phải
d. Dịch chuyển đường LM sang trái và đường IS sang phải

21
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 6: Giả sử do dự kiến về tương lai tốt đẹp nên tiêu dùng của dân
chúng gia tăng khi đó:
a. IS dịch sang phải, sản lượng tăng, lãi suất tăng
b. IS dịch sang trái, sản lượng giảm, lãi suất giảm
c. LM dịch sang phải, sản lượng tăng, lãi suất giảm
d. LM dịch sang trái, sản lượng giảm, lãi suất tăng

22
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 7: Đường IS dốc xuống thể hiện :
a. Mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất và sản lượng cân bằng
b. Mối quan hệ nghịch biến giữa sản lượng và lãi suất cân bằng
c. Mối quan hệ nghịch biếm giữa sản lượng và lãi suất
d. Mối quan hệ nghịch biến giữa sản lượng cân bằng và lãi suất cân
bằng

23
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 8: Đường LM dốc lên thể hiện
a. Khi sản lượng tăng thì lãi suất tăng
b. Khi lãi suất tăng thì sản lượng tăng
c. Khi sản lượng tăng thì lãi suất cân bằng tăng
d. Khi lãi suất tăng thì sản lượng cân bằng tăng

24
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 9: Nếu cầu tiền không nhạy cảm với thu nhập
a. Đường LM sẽ rất dốc
b. Đường LM sẽ rất thoải
c. Đường LM sẽ thẳng đứng
d. đường LM sẽ nằm ngang

25
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 10: Giả sử một nền kinh tế có các đặc trưng sau (đơn vị tỷ đồng ):
Cầu tiền thực tế MDr = 0,2Y – 10i; Cung tiền danh nghĩa MSn = 200;
Mức giá chung P = 1; Tiết kiệm S = - 90 + 0,2YD; Tổng thu về thuế TAX =
130; Trợ cấp TR = 30; Đầu tư I = 150; Chi têu chính phủ G = 100.
Phương trình đường IS và LM là:
a. Y= 1600 ; Y = 1000 + 50i
b. Y = 1300 ; Y = 2000 + 50i
c. Y = 1300 ; Y = 1000 + 50i
d. Y = 1180; Y = 1000 – 50i
26
5.4.3. Chính sách tài khóa và tiền tệ phối hợp

Mô hình IS-LM Chính sách tiền tệ và đường LM

Chính sách tài khóa và đường Sự phối hợp chính sách tài
IS khóa và chính sách tiền tệ

27
5.4.3. Chính sách tài khóa và tiền tệ phối hợp

Mô hình IS-LM
i LM
Điểm TT hàng hoá TT tiền tệ
A
i1 B E Cân bằng Cân bằng
A Cân bằng Dư cung
E
B Dư cung Cân bằng
ie
D C C Cân bằng Dư cầu

i2 D Dư cầu Cân bằng

IS

Y
0 YA YD YE Yc YB 28
5.4.3. Chính sách tài khóa và tiền tệ phối hợp
Chính sách tài khóa và đường IS
Khi nền kinh tế ở
i LM trạng thái cân
bằng E1 (i1 ; Y1 ).
i2 E2
CP tăng chi tiêu G
bằng nguồn bán
E1 E’1 trái phiếu -> LM
i1
không đổi: đường
IS dịch phải từ IS1
IS2
sang IS2
IS1

0 Y1 Y3 Y2 Y 29
Chính sách tài khóa và đường IS

Khi G -> AD


i LM  MD -> i
->I -> AD ->
i2 E2 Y => Hiện
tượng thoái lui
E1 E’1 đầu tư.
i1

IS2

IS1

0 Y1 Y3 Y2 Y 30
Chính sách tài khóa và đường IS
Y= m. G = Y2 – Y1
Lượng Y2 – Y3 gọi là quy
mô của thoái lui đầu tư.
i LM * Thoái lui đầu tư là việc
Chính phủ tăng chi tiêu
i2 E2 (G) làm lấn át đầu tư của
khu vực tư nhân
- Quy mô của thoái lui
E3 đầu tư phụ thuộc vào độ
E1
i1 dốc của đường LM,
đường LM càng thoải thỡ
quy mô của thoái lui đầu
IS2 tư càng nhỏ.

IS1

0 Y1 Y3 Y2 Y 31
Chính sách tiền tệ và đường LM

i
LM1 Khi nền kinh tế ở trạng
thái cân bằng E1 (i1 ; Y1 ).
LM2
Giả sử Y1 < Y*: CP sử
E1 dụng chính sách tiền tệ
i1 mở rộng (tăng MS) -> LM
dich phải -> i: từ i1 – i2.
i2 E2 ->I  -> AD => Y.
=> Cơ chế lan truyền của
i3 tiền tệ đến sản lượng của
E3
IS nền KT

Y
0 Y1 Y* 32
* Nhân tố ảnh hưởng đến CSTT: 3 nhân tố
- Co giãn MD và i: nếu MD và i co giãn nhiều=> ít
hiệu quả vi MS tăng=>MS>MD=> chỉ cần giảm i ít để
cân bằng=> I tăng ít => AD tăng ít.(ngược lại)
-Nhạy cảm của I và i: MS ít hiệu quả khi I và i ít
nhạy cảm (và ngược lại)
-Giá trị của số nhân: I có ảnh hưởng ít tới AD khi
mà số nhân nhỏ ( và ngược lại)

* Kết luận:
- Khi i giảm =>I tăng =>AD tăng, mặc dù G không
đổi.
- Khi dùng CSTK, G tăng=> i tăng => I tư nhân
giảm => cần cân nhắc chọn lựa chính sách. 33
Chính sách tài khóa và tiền tệ phối hợp
i LM i LM1
i LMo o i

E LM E LMo
E
E11 LM1 1 E11
i
E00 i
Eo
ioo IS
ioo
IS11 ISo

IS IS1
ISoo

O Y Y* Y O Y
O Y00 Y* O Y* Y0

 Chính sách TKMR + TTMR  Chính sách TKTH + TTTH


- Điều kiện áp dụng: Nền kinh - Điều kiện áp dụng: Nền kinh
tế suy thoái (Y < Y*) tế phát triển quá nóng ( Y> Y*)
- Không xảy ra thoái lui đầu tư - Không xảy ra thoái lui đầu tư
vì không làm thay đổi lãi suất vì không làm thay đổi lãi suất
34
Chính sách tài khóa và tiền tệ phối hợp

i LM0
i LM1
i0 E0
i1 E1 LM1
LMo
i1
io E0 E1 IS0
IS1
IS1
IS0
O Y* Y
O Y* Y
 Chính sách TKMR + TTTH Chính sách TKTH + TTMR (duy
(duy trì mức Y*, thay đổi thành trì mức Y*, thay đổi thành phần cơ
phần cơ cấu AD) cấu AD)
- Điều kiện áp dụng: Nền kinh tế - Điều kiện áp dụng: Nền kinh tế
đạt sản lượng tiềm năng Y = Y* đạt sản lượng tiềm năng Y = Y*
 i0 tăng lên i1  i0 giảm xuống i1
G tăng – I giảm G giảm – I tăng
35
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 11: Khi Chính phủ tăng chi tiêu và tăng cung tiền chúng ta có thể
dự tính:
a. Tổng cầu tăng nhưng lãi suất không thay đổi
b. Cả lãi suất và tổng cầu đều giảm
c. Tổng cầu và lãi suất đều tăng
d. Tổng cầu tăng, nhưng lãi suất có thể tăng, giảm hoặc không đổi

36
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 12: Giả sử chính phủ muốn giảm đầu tư nhưng không làm thay
đổi sản lượng, theo bạn chính phủ cần sử dụng chính sách nào?
a. Giảm chi tiêu của chính phủ kèm với chính sách tiền tệ mở rộng
b. Giảm thuế đi kèm với chính sách tiền tệ chặt
c. Trợ cấp cho đầu tư đi kèm với chính sách tiền tệ mở rộng
d. Giảm thuế thu nhập đi kèm với chính sách tài khoá mở rộng

37
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 13: Trong mô hình IS-LM, kết hợp nào của chính sách tài khóa và
tiền tệ cho phép đạt được mục tiêu tăng sản lượng nhưng giữ cho
đầu tư không thay đổi.
a. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ thu hẹp.
b. Chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ mở rộng.
c. Chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ thu hẹp.
d. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng.

38
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 14: Trong mô hình IS – LM, khi chính phủ tăng chi tiêu và NHTW
tăng lãi suất chiết khấu
a. Lãi suất tăng, sản lượng giảm
b. Lãi suất giảm, sản lượng tăng
c. Sản lượng tăng, lãi suất không thể xác định rõ
d. Lãi suất tăng, sản lượng không thể xác định rõ

39
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 15: Thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ của một nền kinh tế như
sau:(đơn vị tỷ đồng)
Tiết kiệm : S = - 90 + 0,2 YD; Đầu tư : I = 140 – 5i;
Mua hàng của chính phủ: G = 50;
Tổng thu về thuế :TA = 70; Trợ cấp của chính phủ cho hộ gia đình: TR = 20;
Cầu tiền thực tế: MDr = 0,1 Y; Cung tiền danh nghĩa: MSn = 200; Mức giá: P =2.
Lãi suất và thu nhập cân bằng là:
a. i0 = 8; Y0 = 2000
b. i0 = 8; Y0 = 1000
c. i0 = 32; Y0 = 2000
d. i0 = 16; Y0 = 1000

40
Bài tập vận dụng
Theo mô hình IS – LM điều gì sẽ xảy ra đối với lãi suất, thu nhập, tiêu
dùng và đầu tư khi:
1. Ngân hàng trung ương bán trái phiếu ?
2. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng?
3. Chính phủ tăng thuế suất thuế thu nhập ?
4. Chính phủ tăng chi tiêu (G) và thuế (T)với qui mô như nhau ?

41
Bài tập vận dụng
Theo mô hình IS – LM điều gì sẽ xảy ra đối với lãi suất, thu nhập, tiêu dùng
và đầu tư khi:
i LM2
1. Ngân hàng trung ương bán trái phiếu ?
LM1
Hướng dẫn: MS giảm (CSTT thu hẹp) ,
đường LM dịch trái→ i tăng và Y giảm→ I E2
giảm và C giảm.
i2
E1
i1
Lưu ý: Hàm tiêu dùng C phụ thuộc vào Y
theo phương trình: C=𝐶 + 𝑀𝑃𝐶(𝑌 − 𝑇);
i3
Hàm đầu tư I phụ thuộc vào I theo phương
trình: I=𝐼 − 𝑏. 𝑖; IS

Y
0 Y2 Y1 42
Bài tập vận dụng
Theo mô hình IS – LM điều gì sẽ xảy ra đối với lãi suất, thu nhập, tiêu dùng
và đầu tư khi:
i
2. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc LM
phòng?
Hướng dẫn: G tăng →AD tăng (CSTK mở E2
rộng), đường IS dịch phải→ Y tăng và i
tăng→ C tăng và I giảm. i2

E1
i1
Câu 3,4 các em tự làm vào vở nhé. Chúng ta sẽ
chữa bài trên lớp. IS2

IS1

Y
0 Y1 43
Y2
Bài tập về nhà:
Bài 1: Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được
mô tả như sau:
Tiêu dùng C = 300 + 0,75(Y – T); Đầu tư: I = 325 – 25i;
Chi tiêu của chính phủ: G = 175; Thuế ròng: T = 110;
Cung tiền danh nghĩa MS = 1100
Cầu tiền thực tế MD = Y – 100i; Mức giá P = 3.
Yêu cầu:
a. XĐ phương trình biểu diễn đường IS và LM?
b. Mức thu nhập và lãi suất cân bằng là bao nhiêu?

44
Bài tập về nhà:
Bài 2: Thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ của một nền kinh tế như
sau:(đơn vị tỷ đồng).
• Tiết kiệm : S = - 100 + 0,2 YD;
• Đầu tư : I = 150 – 5i;
• Mua hàng của chính phủ: G = 60;
• Tổng thu về thuế :TA = 80;
• Trợ cấp của chính phủ cho các hộ gia đình: TR = 30;
• Cầu tiền thực tế: MD = 0,2 Y;
• Cung tiền danh nghĩa: MS = 300; Mức giá: P =3.
Hỏi: Lãi suất và thu nhập cân bằng là bao nhiêu?
45
Bài tập về nhà:
Bài 3: Giả sử cho:
Hàm cầu tiền thực tế là: MDr = 300-110 i +30Y;
Hàm cung tiền thực tế là MSr = 500.
Yêu cầu: Hãy viết phương trình đường LM ?

46
TỔNG KẾT CHƯƠNG 5
• 1. Mô hình IS – LM dùng để phân tích ảnh hưởng của các chính sách tài khoá và tiền tệ đến thu nhập, tiêu dùng, lãi suất,
đầu tư. Đường IS biểu thị mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất và sản lượng (thu nhập) hình thành từ trạng thái cân bằng
của thị trường hàng hoá và dịch vụ. Đường LM biểu thị mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa lãi suất và sản lượng (thu nhập) hình
thành từ trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ.
• 2. Trạng thái cân bằng trong mô hình IS – LM –là giao điểm của đường IS – LM- biểu thị trạng thái cân bằng đồng thời trên
cả hai thị trường hàng hoá, dịch vụ và thị trường tiền tệ.
• 3. Chính sách tài khoá là chính sách dùng thuế và chi tiêu công cộng để điều tiết tổng cầu (AD), từ đó điều tiết sản lượng,
việc làm và giá cả. Chính sách tài khoá mở rộng là chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế làm tăng tổng cầu – làm dịch
chuyển đường IS sang phải, làm tăng lãi suất và sản lượng (thu nhập). Ngược lại, chính sách tài khoá thu hẹp làm dịch
chuyển đường IS sang trái, làm giảm lãi suất và thu nhập và giảm tổng cầu.
• 4. Thâm hụt ngân sách là sự chênh lệch giữa chi lớn hơn thu của Chính phủ. Chính sách tài khóa liên quan trực tiếp đến
cán cân ngân sách của chính phủ (B). B = T – G.
• 5. Chính sách tiền tệ là việc NHTƯ sử dụng các công cụ của mình để tác động đến cung tiền nhằm đưa nền kinh tế đến
trạng thái mong muốn. Chính sách tiền tệ mở rộng làm dịch chuyển đường LM xuống phía dưới, làm giảm lãi suất và tăng
thu nhập, làm tăng tổng cầu. Ngược lại chính sách tiền tệ thu hẹp làm dịch chuyển đường LM lên phía trên, làm tăng lãi
suất, giảm thu nhập và giảm tổng cầu.

dhgiang@uneti.edu.vn
CHUẨN BỊ BÀI SAU
• Hoàn thành câu hỏi, bài tập cuối chương 5 trong giáo trình
• Sinh viên đọc trước tài liệu Chương 6: Lạm phát và Thất nghiệp
• Nếu có thắc mắc liên hệ qua email
• Tham gia buổi học online tiếp theo đầy đủ, đúng giờ.

CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT!

dhgiang@uneti.edu.vn
CHƯƠNG 6
LẠM PHÁT – THẤT NGHIỆP

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 1


MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Nắm được khái niệm, cách đo lường và cách phân loại lạm phát

2. Hiểu được tác động của lạm phát đối với nên kinh tế, nguyên nhân của lạm phát
và các biện pháp ngăn ngừa lạm phát.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 2


HƯỚNG DẪN HỌC

Để học tốt bài này sinh viên cần:

• Đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham
khảo hữu ích nhất.

• Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho
môn học này để biết được trình tự học tập.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 3


NỘI DUNG BÀI HỌC

6.1 • Khái niệm và cách đo lường lạm phát


6.2 • Phân loại lạm phát
6.3 • Tác động của lạm phát
6.4 • Nguyên nhân của lạm phát
6.5 • Các biện pháp ngăn ngừa lạm phát
Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 4
LẠM PHÁT

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 5


6.1 Khái niệm
- Lạm phát (inflation) là sự gia tăng liên tục của mức giá trung bình
của nền kinh tế trong một đơn vị thời gian.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 6


Cách đo lường lạm phát
• Tỷ lệ lạm phát được định nghĩa là tốc độ gia tăng của mức giá trung bình. Mức giá trung bình
được biểu thị bằng chỉ số giá.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 7


6.2. Phân loại lạm phát
Căn cứ vào quy mô của lạm phát

- Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số): Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả tăng chậm và tỷ lệ
lạm phát dưới 10% một năm (gp < 10%). Đây là mức lạm phát mà nền kinh tế có thể chấp nhận được và những tác động kém hiệu quả

của nó đối với nền kinh tế là không đáng kể.

- Lạm phát phi mã : xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong một năm. Ở mức lạm phát hai

chữ số thấp (11-12-13%/năm), nói chung những tác động tiêu cực của nó là không đáng kể, nền kinh tế vẫn có thể chấp nhận được.

Nhưng khi tỷ lệ tăng giá ở mức hai chữ số cao thì sẽ gây ra những biến dạng nghiêm trọng trong nền kinh tế.

- Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ nhanh và tỷ lệ lạm phát rất cao ở mức 3 hoặc 4 con số. Khi

nền kinh tế có siêu lạm phát thì nền kinh tế sẽ suy sụp một cách nhanh chóng, thu nhập thực tế của người lao động giảm mạn

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 8


6.2. Phân loại lạm phát
Căn cứ vào độ dài thời gian xảy ra lạm phát:

- Lạm phát kinh niên; là loại lạm phát kéo dài trên ba năm, tỷ lệ
lạm phát 50% một năm.

- Lạm phát nghiêm trọng: là loại lạm phát kéo dài trên 3 năm, tỷ
lệ lạm phát > 50% một năm.

- Siêu lạm phát trầm trọng: siêu lạm phát kéo dài trên một năm,
tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 9


6.2. Phân loại lạm phát
Căn cứ khả năng gây tác hại của lạm phát:

- Lạm phát dự kiến (lạm phát thấy trước): là loại lạm phát mà giá cả tăng
đều với một tỷ lệ tương đối ổn định, mọi người dự kiến khá chính xác sự tăng giá
đều đặn. Lạm phát loại này ít gây ra những tổn hại lớn cho nền kinh tế nhưng gây ra
nhiều phiền toái cho các hoạt động giao dịch kinh tế.

- Lạm phát không dự kiến (lạm phát không thấy trước): tốc độ lạm phát
thay đổi bất ngờ không dự kiến trước được. Loại lạm phát này thường gây ra nhiều
tác hại đối với nền kinh tế.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 10


6.3. Tác động của lạm phát

Lạm phát xảy ra thường có hai đặc điểm sau:

+ Tốc độ tăng giá không đồng đều giữa các loại hàng hoá.

+ Tốc độ tăng giá và tăng lương không đồng thời .

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 11


6.3. Tác động của lạm phát
• Tác hại của lạm phát không được dự kiến trước có thể được đánh giá trên một số lĩnh vực sau:

- Phân phối lại thu nhập một cách ngẫu nhiên giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội

- Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế, đặc biệt khi lạm phát
tăng nhanh cùng sự biến đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối

- Lạm phát cao sẽ làm cho các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ sẽ trở nên trầm trọng hơn
vì lạm phát làm cho tỷ giá hối đoái tăng cao, giá trị của đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn
so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 12


6.3. Tác động của lạm phát

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 13


6.4. Nguyên nhân lạm phát
• Lạm phát do cầu kéo: là loại lạm phát
xảy ra do tổng cầu tăng lên khi sản
lượng của nền kinh tế đã đạt hoặc vượt
quá mức sản lượng tiềm năng
• Tổng cầu tăng  đường AD dịch phải từ
AD0 đến AD1
• Tổng cung chưa kịp tăng hoặc không
tăng được nữa do nguồn lực đã được sử
dụng hết.=> Giá tăng từ P0 đến P1

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 14


6.4. Nguyên nhân lạm phát

• - Lạm phát do chi phí đẩy: là loại lạm phát xảy ra do


những cú sốc cung bất lợi như giá cả đầu vào tăng
hoặc do kết quả của những cuộc đấu tranh đòi tăng
lương gây ra đường tổng cung sẽ dịch trái từ AS0
sang AS1, tổng cung sẽ giảm xuống. Chi phí sản xuất
cao đẩy giá lên cao( từ P0 đến P1), đồng thời khi tổng
cung giảm sẽ làm cho thất nghiệp của nền kinh tế sẽ
tăng lên.
• Trong nền kinh tế vừa có lạm phát cao, vừa có thất nghiệp
nhiều, sản xuất đình trệ người ta gọi đó là hiện tượng lạm
phát đình trệ.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 15


6.4. Nguyên nhân lạm phát
• Lạm phát dự kiến (lạm phát ỳ): là loại lạm
phát xảy ra do mọi người đã dự tính từ
trước và được đưa vào các hợp đồng và
những thoả thuận kinh tế khác.Khi đó giá
cả trong nền kinh tế sẽ tăng theo quán tính.

Tổng cầu (AD) tăng, dịch phải cùng nhịp với


tổng cung (AS) giảm, dịch trái làm cho giá cả
tăng lên một cách từ từ nhưng sản lượng của
nền kinh tế không thay đổi.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 16


6.4. Nguyên nhân lạm phát
• Lạm phát và tiền tệ:

Theo quan điểm của các nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ cho rằng “ lạm phát luôn luôn

là hiện tượng của tiền tệ”

Xuất phát từ phương trình về số lượng của tiền tệ hay lượng tiền trong lưu thông:

M x V = P x YM = (PxY)/V
Với giả thiết V cố định, các nhà kinh tế tiền tệ cho rằng lạm phát chỉ xảy ra khi cung tiền tăng

nhanh hơn tổng sản lượng của nền kinh tế và muốn giảm lạm phát ngân hàng trung ương

cần giảm tốc độ tăng cung tiền.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 17


6.5. Những giải pháp nhằm ngăn ngừa lạm
phát
* Các biện pháp tình thế áp dụng với mục tiêu giảm tức thời cơn sốt lạm phát :
- Ngừng phát hành tiền vào lưu thông: Ngân hàng trung ương có thể sử dụng các biện pháp như
ngừng thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu đối với các tổ chưc tín dụng; dừng việc
mua các chứng khoán ngắn hạn; không phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt như cắt giảm các khoản chi chưa cấp bách từ ngân sách
nhà nước, cân đối lại ngân sách nhà nước.
- Tăng quỹ hàng hoá tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông bằng cách khuyến
khích tự do mậu dich, giảm thuế và các biện pháp cần thiết khác để thu hút hàng hoá từ bên ngoài
vào.
- Đi vay và xin viện trợ từ nước ngoài
- Cải cách tiền tệ. Đây là biện pháp cuối cùng phải xử lý khi tỷ lệ lạm phát lên quá cao mà các biện
pháp trên chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 18


6.5. Những giải pháp nhằm ngăn ngừa lạm
phát
* Các biện pháp chiến lược, là các biện pháp có tác động lâu dài đến sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân.
• Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng lưu thông hàng hoá.
• Kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính , giảm chi
tiêu thường xuyên của ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó làm giảm bôi chi ngân
sách nhà nước.
• Tăng cường công tác quản lý điều hành ngân sách nhà nước .

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 19


Tổng kết bài học
• Lạm phát: Khái niệm Lạm phát; cách đo lường lạm phát; Phân
loại lạm phát; Tác động của lạm phát; Nguyên nhân lạm phát;
Những giải pháp ngăn ngừa lạm phát.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 20


Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Lạm phát chi phí đẩy là do nguyên nhân nào trong các nguyên
nhân sau?
A. Chính phủ tăng thuế giá trị gia tăng lên mức quá cao và mở rộng tiền tệ quá mức cần thiết.
B. Các cú sốc cầu, làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải và sản lượng tăng.
C. Các cú sốc cung, làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.
D. Tiêu dùng của các hộ gia đình tăng nhanh.
Câu 2 .Nếu lãi suất thực tế trước thuế là 5%, tỷ lệ lạm phát là 6% và thuế
suất đánh vào tiền lãi là 2%, thì lãi suất thực tế sau thuế là
A. 2%
B. 1%
C. 5%
D. 6%

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 21


Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 3.Lạm phát thực tế nhỏ hơn lạm phát dự đoán

A. Cả người đi vay và người cho vay đều bị thiệt


B. Người đi vay sẽ có lợi
C. Người cho vay sẽ có lợi
D. Cả người đi vay và người cho vay đều lợi, chính phủ bị thiệt.
Câu 4 .Năm 2018, một nền kinh tế giả định có mức lạm phát 20.2%,
đây là mức:

a. Lạm phát vừa phải


b. Lạm phát phi mã
c. Siêu lạm phát
d. Thiểu phát Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 22
Bài tập vận dụng
• Bài tập 3 : Bảng số liệu sau đây giả định nền kinh tế chỉ có hai loại hàng tiêu
dùng là gạo và thịt lợn

a) Tính chỉ số CPI của các năm 2018, 2019, và 2020.
b) Tính lạm phát năm 2019 và 2020.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 23


CHUẨN BỊ BÀI SAU
• Hoàn thành câu hỏi, bài tập về nhà cuối bài học.
• Sinh viên đọc trước tài liệu CHƯƠNG 7
• Nếu có thắc mắc liên hệ qua email
• Tham gia buổi học online tiếp theo đầy đủ, đúng giờ.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 24


HẾT
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 25


CHƯƠNG 6
LẠM PHÁT – THẤT NGHIỆP

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 1


MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Hiểu được khái niệm và cách đo lường thất nghiệp, trình bày được các tác động
(tích cực và tiêu cực) thất nghiệp trong nền kinh tế

2. Chỉ ra được các giải pháp hạ thấp thất nghiệp của các quốc gia nói chung và
Việt Nam nói riêng, cũng như sự ảnh hưởng tác động giữa lạm phát và thất nghiệp
trong chính sách của chính phủ.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 2


HƯỚNG DẪN HỌC

Để học tốt bài này sinh viên cần:

• Đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham
khảo hữu ích nhất.

• Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho
môn học này để biết được trình tự học tập.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 3


NỘI DUNG BÀI HỌC

• Thất nghiệp
6.2

• Sự đánh đổi giữa lạm phát


6.3 và thât nghiệp

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 4


THẤT NGHIỆP

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 5


Khái niệm
* Lực lượng lao động là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng
lao động, có nguyện vọng và có những cố gắng nhất định để tìm việc làm.

* Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, thuộc lực lượng lao
động sẵn sàng làm việc với mức lương xã hội quyết định, có nỗ lực tìm
kiếm việc nhưng không kiếm được việc làm.

* Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm của số người trong lực lượng lao động bị
thất nghiệp

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 6


Khái niệm

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 7


Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 8
Đo lường

• * Quy tắc đo lường thất nghiệp:


- Người có việc là những người đi làm và được trả công; người không có việc nhưng đang tìm việc làm là
người thất nghiệp.
- Những người không có việc làm nhưng không đi tìm việc là những người ở ngoài lực lượng lao động(
những người đang đi học, trông coi nhà cửa, về hưu, quá đau ốm không đi làm được hoặc thôi không tìm việc nữa)

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 9


Các loại thất nghiệp

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 10


Các loại thất nghiệp
• Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
- Thất nghiệp tạm thời: là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động cần có thời
gian tìm kiếm việc làm. Đây là loại thất nghiệp cố hữu của mọi nền kinh tế, để giảm loại
thất nghiệp này cần có những thông tin đầy đủ về thị trường lao động.
- Thất nghiệp cơ cấu: là loại thất nghiệp phát sinh do sự mất cân đối giữa nhu
cầu sử dụng lao động và cơ cấu của lực lượng lao động. Nguyên nhân chủ yếu của nó là
do công tác đào tạo không ăn khớp với nhu cầu của thị trường lao động. Để giảm loại
thất nghiệp này cần có chính sách đào tạo hợp lý hơn.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 11


Các loại thất nghiệp
• Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
- Thất nghiệp chu kỳ hay còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu: là loại thất nghiệp
phát sinh khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái do tổng cầu quá thấp. Để giảm loại
thất nghiệp này chính phủ cần sử dụng chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng, nhằm
nhanh chóng đưa nền kinh tế trở về mức toàn dụng.
- Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển hay còn gọi là thất nghiệp do các yếu tố
ngoài thị trường: đây là loại thất nghiệp phát sinh do tiền lương được ấn định bởi các
yếu tố ngoài thị trường (do chính phủ quy định mức tiền lương tối thiểu, do áp lực đấu
tranh của công đoàn) ở mức cao hơn mức tiền lương cân bằng của thị trường lao động

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 12


Các loại thất nghiệp
• Phân loại theo tính chất thất nghiệp
- Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động
không chấp nhận những công việc hiện thời với mức tiền lương tương ứng.
Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển
thuộc loại này.
- Thất nghiệp không tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh mặc dù
người lao động sẵn sàng chấp nhận những công việc hiện thời với mức tiền
lương tương ứng. Đây chính là loại thất nghiệp phát sinh do nhu cầu sử dụng
lao động của các doanh nghiệp giảm.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 13


Mối quan hệ
giữa lạm phát và thất nghiệp

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 14


Mối quan hệ lạm phát và thất nghiệp
• Alban William Housego “A. W.” “Bill” Phillips, (1914-1975) là
một nhà kinh tế học người New Zealand, làm việc ở trường
kinh tế học London. Công trình nổi tiếng của ông là đường
Phillips, đưa ra năm 1958.
• Lý thuyết cho ta thấy có sự đánh đổi lạm phát nhiều để có ít
thất nghiệp hơn và ngược lại.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 15


Đường Phillips ngắn hạn

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 16


Đường Phillips ngắn hạn
• Nếu tỷ lệ thất nghiệp thực tế cao tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên thì tỷ lệ lạm phát thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến
và ngược lại.
• Nếu có cú sốc cầu, giả sử tổng cầu tăng nhanh, nền
kinh tế sẽ đi dọc đường Phillips lên phía trên, lạm phát
tăng, thất nghiệp giảm.
• Nếu có cú sốc cung, giả sử chi phí sản xuất tăng cao,
sản lượng và việc làm giảm, nền kinh tế rơi vào thời kì
đình trệ, lạm phát thấp, không có sự đánh đổi giữa lạm
phát và thất nghiệp, lúc này đường Phillips có thể dịch
chuyển ra phía ngoài.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 17


Đường Phillips dài hạn
Trong dài hạn tỷ lệ lạm phát thực tế bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến, nghĩa là gp = gpc. Thay đẳng thức này
vào công thức 6.6 ta sẽ có đường Phillips dài hạn:

0 = - ε (u - u*) (6.6)
Hay là u = u*
Như vậy tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ tự nhiên (xét về mặt dài hạn) cho dù tỷ lệ lạm phát thay
đổi như thế nào. Vậy trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau.

Nếu biểu diễn trên đồ thị thì đường Phillips dài hạn là đường thẳng đứng cắt trục hoành tại điểm tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên .

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 18


Tổng kết bài học
• Thất nghiệp: Thất nghiệp và các loại thất nghiệp; Nguyên nhân
thất nghiệp; Tác động của thất nghiệp; Các giải pháp hạ thấp tỉ
lệ thất nghiệp; Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam.
• Lạm phát: Lạm phát và các loại lạm phát; Nguyên nhân lạm
phát; Tác động của lạm phát; Các giải pháp kiềm chế và kiểm
soát lạm phát; Thực trạng lạm phát ở Việt Nam.
• Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp: Đường Phillips trong
ngắn hạn và dài hạn.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 19


Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Đường Phillips ngắn hạn mô tả sự đánh đổi giữa hai yếu tố
nào trong các yếu tố sau?
A. Mức giá và tỷ lệ thất nghiệp.
B. Lạm phát và thất nghiệp.
C. Lạm phát và tổng cầu.
D. Tăng trưởng và lạm phát.
Câu 2. Đâu là nguyên nhân của thất nghiệp cơ cấu
A. Do chính phủ đóng cửa
B. Sự thay đổi công nghệ
C. Do không có đủ việc làm chung cho cả nền kinh tế
D. Không đủ thông tin để kết luận.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 20


Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 3: Những đối tượng nào được xếp vào lực lượng lao động?
A. Các cá nhân trong độ tuổi lao động.
B. Các cá nhân hiện đang có việc làm.
C. Các cá nhân hiện đang thất nghiệp.
D. Các cá nhân trong độ tuổi lao động đang làm việc và những người đang tích cực tìm việc làm.
Câu 4. Trong trường hợp lạm phát do cầu kéo thì tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ
lạm phát thay đổi như thế nào?
A. Lạm phát và thất nghiệp đều tăng.
B. Thất nghiệp tăng và lạm phát giảm.
C. Lạm phát tăng và thất nghiệp giảm.
D. Cả lạm phát và thất nghiệp đều giảm.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 21


Bài tập vận dụng
• Bài tập 1
Theo nguồn số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, vào thời điểm 01/01/2008, dân
số Việt Nam là 93 triệu người. Số người trưởng thành có việc làm là 44 triệu người.
Số người thất nghiệp là 3 triệu người. Có 4 triệu người trưởng thành không nằm
trong lực lượng lao động. Hãy xác định:
a) Số người thuộc lực lượng lao động.
b) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động.
c) Tỷ lệ thất nghiệp.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 22


Bài tập vận dụng
• Bài tập 2: Trong năm 2019, thị trường lao động của một nước được biểu thị
bằng các số liệu sau:
Dựa vào bảng số liệu hãy tính:
1 Lực lượng lao động đầu năm 40000 40000
2 Số người thất nghiệp đầu năm 3000 3000 a. Số công nhân gia nhập và rời bỏ
3 Số công nhân thất vọng 800 đội quân thất nghiệp trong năm.
4 Số người bị mất việc/sa thải 1000
b.Số người gia nhập và rời bỏ lực
5 Số người về hưu, tam thời rời bỏ lực lượng lao động 200
lượng lao động trong năm.
6 Số người bỏ việc 600
7 Số công nhân mới thuê/gọi lại 1000 c.Mức thay đổi của số người có việc
8 Trở lại/mới tham gia lực lượng lao động 400 trong năm.
9 Số người mới có việc làm (trước đây không bị thất nghiệp 100 d. Lực lượng lao động và số người
thất nghiệp vào cuối năm.
Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 23
CHUẨN BỊ BÀI SAU
• Hoàn thành câu hỏi, bài tập về nhà cuối bài học.
• Sinh viên đọc trước tài liệu CHƯƠNG 7
• Nếu có thắc mắc liên hệ qua email
• Tham gia buổi học online tiếp theo đầy đủ, đúng giờ.

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 24


HẾT
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!

Khoa Kinh tế cơ sở - UNETI 25


BÀI 14:
KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ

Khoa Kinh tế cơ sở
Trường Đại học Kinh tế Kỹ Thuật Công nghiệp
MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học này, Sinh viên có thể:

Phân tích được lý thuyết về lợi thế so sánh và xu hướng tự do hóa


1 thương mại quốc tế, các hạn chế thương mại quốc tế

Phân tích được cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giáhốiđoái
2

Chỉ ra được tác động của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá
3 hối đoái khác nhau và vốn luân chuyển hoàn hảo.
7.1 Nguyên tắc lợi thế so sánh trong thương
mại quốc tế.
• Một quốc gia có nền kinh tế mở khi quốc gia đó
có quan hệ buôn bán trao đổi với nước ngoài.
• Thương mại quốc tế sẽ làm tăng khả năng sản
xuất hoặc tiêu dùng của mỗi quốc gia
• Mức độ mở cửa của mỗi quốc gia được phản
ánh bởi hệ số: EX/GDP hoặcIM/GDP.
7.1.1. LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI

• Theo A.Smith mỗi quốc gia đều có những sản


phẩm khi đem so sánh với sản phẩm của quốc
gia khác sẽ có chi phí sản xuất thấp hơn, ông gọi
đó là lợi thế tuyệt đối. Trong thương mại quốc tế
mỗi quốc gia sẽ bán sản phẩm có chi phí sản
xuất trong nước thấp hơn nước ngoài và mua về
những sản phẩm của nước ngoài có chi phí sản
xuất thấp hơn trong nước và cả hai quốc gia
cùng có lợi
LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI

• Khi một đất nước có thể sản xuất một mặt hàng
(sản phẩm) với chi phí thấp hơn nước khác, thì
nước đó có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất
mặt hàng đó.
• Điều kiện để có được lợi thế tuyệt đối: đất đai, tài
nguyên thiên nhiên, tư bản, kỹ thuật, điều kiện khí
hậu,...
LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI

Hao phí lao động


Sản phẩm Nước A Nước B

X (tivi) 8 10
Y (quần áo) 4 5

• Nước A có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả X và Y


• Tuy nhiên, khi có TMQT, nước B vẫn có lợi trong trao đổi
7.1.2. LỢI THẾ SO SÁNH (TƯƠNG ĐỐI)

• Nhà kinh tế học người Anh – D. Ricardo đặt nền


móng đầu tiên cho lý thuyết này.
• Nếu một đất nước có lợi thế so sánh trong một số
sản phẩm và kém lợi thế so sánh trong một số sản
phẩm khác thì nước đó sẽ có lợi trong chuyên môn
hóa và TMQT.
• TMQT chủ yếu phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ
không phải chỉ phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đối.
7.1.2 LỢI THẾ SO SÁNH (TƯƠNG ĐỐI)

• Một đất nước có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một mặt
hàng nếu nước đó có chi phí sản xuất tương đối (hay chi phí
cơ hội) về mặt hàng đó thấp hơn so với nước khác.
• Nước B có lợi thế so sánh về mặt hàng Y, còn nước A có lợi
thế so sánh về mặt hàng X. Nước B chuyên môn hóa sản
xuất Y và đổi lấy X của nước A.
7.1.2. LỢI THẾ SO SÁNH (TƯƠNG ĐỐI)

• Chi phí tương đối: là chi phí sản xuất một hàng hóa
tính bằng chi phí sản xuất một hàng hóa khác ta
còn gọi là chi phí cơ hội để sản xuất ra một hàng
hóa :
• Chi phí cơ hội của một hàng hóa là số lượng những
hàng hóa khác phải từ bỏ để làm thêm một đơn vị
hàng hàng đó, chi phí cơ hội cho ta biết chi phí
tương đối để làm ra các hàng hóa khác nhau.
7.1.2. LỢI THẾ SO SÁNH (TƯƠNG ĐỐI)
Chẳng hạn, lấy giờ lao động làm chi phí sản xuất cho những sản phẩm
cùng chất lượng tương đương sản xuất ở những nước khác nhau .
Ví dụ : Ở Mỹ sản xuất ra 1 đầu máy video hết 30 giờ lao động, 1 áo
sơ mi hết 5 giờ lao động. Ở Anh sản xuất 1 đầu máy video hết 60 giờ lao
động, 1 áo sơ mi hết 6 giờ lao động. Đem so sánh giữa hai mặt hàng ta
có chi phí tương đối sản xuất ra 1 mặt hàng như sau :
Ở Mỹ : 1 đầu máy video = 6 áo sơ mi
1 áo sơ mi = 1/6 đầu máy video
Ở Anh : 1 đầu máy video = 10 áo sơ mi
1 áo sơ mi = 1/10 đầu máy video
Kết quả so sánh: chi phí tương đối để sản xuất ra đầu máy video ở Mỹ
thấp hơn ở Anh. Còn áo sơ mi thì ở Anh lại thấp hơn ở Mỹ
7.1.2. LỢI THẾ SO SÁNH (TƯƠNG ĐỐI)

 Lý thuyết về lợi thế tương đối vạch ra cơ sở và lợi


ích khi thực hiện chuyên môn hóa và trao đổi quốc
tế: chẳng hạn với năng lực sản xuất cố định và
bằng nhau cho cả nước Anh và Mỹ là 360 giờ lao
động để sản xuất đầu máy video và áo sơ mi .
Bằng việc thực hiện hai phương án kinh tế khác kết
quả cho như sau :
7.1.2. LỢI THẾ SO SÁNH (TƯƠNG ĐỐI)

• * Phương án không có ngoại thương :


• Nước Mỹ sản xuất hoặc 12 đầu máy , hoặc 72 áo sơ mi
• Nước Anh sản xuất hoặc 6 đầu máy , hoặc 60 áo sơ mi
• * Phương án chuyên môn hóa và ngoại thương :
• Nước Mỹ sản xuất 12 đầu máy hoặc trao đổi được 120 áo
sơ mi
• ( theo chi phí của nước Anh )
• Nước Anh sản xuất 60 áo sơ mi hoặc trao đổi được 10 đầu
• (theo chi phí của nước Mỹ )
7.1.2. LỢI THẾ SO SÁNH (TƯƠNG ĐỐI)

Đầu máy Đầu máy

12
10

0 0
72 120 Ao sơ mi 60 Ao sơ mi

H 7.1: Lợi ích của TMQT qua đường giới hạn khả năng sản xuất
7. 1.3 . Các chính sách ngoại thương
a. Thuế quan và hạn ngạch :
• Thuế quan (hay thuế nhập khẩu) : là thuế suất đánh trên giá
trị hàng hóa nhập khẩu.
• Mục đích : hạn chế hay khuyến khích nhập khẩu theo những
mục tiêu nhất định
• Tác dụng : tăng giá nội địa của hàng hóa, nhờ đó hỗ trợ sản
xuất trong nước, nhưng làm thiệt hại cho người tiêu dùng
(tiêu dùng ít hơn, giá cao hơn).
7. 1.3 . Các chính sách ngoại thương

P

D
. S • Trong tự do thương mại (không có
1000$
thuế) giá xe nội địa là giá quốc tế
:20.000 dollar, lượng cung nội địa tại
điểm C trên đường cung tương ứng
24 E F
C G Giá quốc tế cộng QS , lượng cầu tại G tương ứng QD
20
thuế nhập khẩu khoảng cách từ C đến G là lượng
Sản lượng nhập khẩu
sau thuế hàng nhập khẩu .
Giaù quoác teá
Sản lượng nhập khẩu • Khi có thuế, giá xe hơi tăng lên
• 0Kết quả: thuế quan làm giảm
trước thuế nhập khẩu và tiêu 24.000 dollar (do thuế suất 20%),
dùng nhưng
QS QS’làm tăng QD xuất Số
QD’ sản lượng
trong nước và
lượng cung nội địa tăng từ C đến E ,
giá cả hàng hóa .
tương ứng QS’ , lượng cầu giảm từ
G đến F tương ứng QD’, lượng nhập
khẩu là khoảng cách E đến F.
7. 1.3 . Các chính sách ngoại thương

Hạn ngạch hay Quotas :


• Quotas là mức hạn chế về số lượng nhập khẩu tối
đa .
• Khi áp dụng Quotas cho một hàng hóa, lượng hàng
hóa nhập khẩu sẽ ít hơn so với tự do thương mại.
Lượng “cung nhập khẩu” ít đi tác động kinh tế gây
ra giống như thuế quan: giá cả nội địa tăng , nhờ đó
sản xuất nội địa tăng, tiêu dùng giảm xuống.
7. 1.3 . Các chính sách ngoại thương

• Hình vẽ mô tả việc trợ cấp xuất


1.3.2.1. Trợ cấp xuất khẩu khẩu máy tính (20%).
• Trợ cấp xuất khẩu được
thực hiện bằng trợ cấp trực D S
P
tiếp, cho vay với lãi suất thấp A
B
1200 G E
hoặc miễn các loại thuế 1000 C F

Xuất khẩu

0
Qd’ Qd QS QS’ Số lượng
7. 1.3 . Các chính sách ngoại thương

• Trong điều kiện thương mại tự do,


người tiêu dùng có thể mua 1 máy tính
• Hình vẽ mô tả việc trợ cấp xuất khẩu máy theo giá quốc tế 1000 dollar.
tính (20%). • Để phát triển ngành máy tính, nhà
P D S nước ban bố 20% trợ cấp xuất khẩu,
mỗi máy xuất được 1200 dollar. Chính
A B
sách này dẫn tới giá nội địa cũng:1200
1200
G E dollar.
1000
C F • Lượng cầu nội địa giảm từ Qd xuống
Qd’ lượng cung tăng từ QS lên QS’,
xuất khẩu gia tăng

Xuất khẩu

0
Qd’ Qd QS QS’ Số lượng

•Kết quả : sản xuất và sản lượng gia tăng


xuất khẩu tăng nhưng giá cả cũng tăng
và tiêu dùng nội địa giảm.
7. 1.3 . Các chính sách ngoại thương

1.3.2.2.Hàng rào phi thuế quan :


• Hàng rào phi thuế quan là những quy định hành chính phân
biệt đối xử chống lại hàng hóa nước ngoài, bảo vệ hàng hóa
trong nước .
• Đây là những hình thức làm hạn chế nhập khẩu hàng hóa,
khuyến khích dùng hàng hóa nội địa mà trong nước có khả
năng sản xuất. Chẳng hạn như theo quy định của chính
quyền, các công chức trong chính phủ Nga chỉ dùng xe do
Nga sản xuất
7.2 CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
 CCTTQT Là một bản kết toán tổng hợp toàn bộ các luồng buôn
bán hàng hóa và dịch vụ, các luồng chu chuyển vốn và tài sản giữa
các công dân và chính phủ một nước với các nước còn lại trên thế
giới.
• Có hình thức như một tài khoản, gồm bên có và bên nợ.
- Bên có phản ánh tất cả những hoạt động làm tăng thu ngoại tệ
cho quốc gia.
- Bên nợ phản ánh tất cả những hoạt động làm giảm ngoại tệ (chi
ngoại tệ) của quốc gia.
• Có 2 tài khoản cơ bản: thanh toán vãng lai và tư bản
TÀI KHOẢN THANH TOÁN VÃNG LAI
Ghi chép các luồng buôn bán hàng hóa và dịch vụ
cũng như các khoản thu nhập ròng khác từ nước
ngoài, tài khoản này gồm 2 khoản mục lớn:
• Khoản mục hàng hóa (thương mại hữu hình)
• Khoản mục dịch vụ (thương mại vô hình)
Hai khoản mục trên tạo nên Cán cân thương mại
(xuất khẩu ròng).
TÀI KHOẢN THANH TOÁN VÃNG LAI

• Ngoài ra còn bao gồm các khoản mục nhỏ khác là các thu
nhập ròng về tài sản (lãi suất, lợi nhuận, lợi nhuận cổ
phần) của công dân nước đó, cũng như các khoản viện
trợ cho nước ngoài, hoặc công dân của nước ngoài.
• Nếu (NX + thu nhập ròng từ nước ngoài) mang dấu
dương, ta có thặng dư tài khoản vãng lai.
TÀI KHOẢN THANH TOÁN VÃNG LAI

Nợ Có
- Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ - Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
- Thu nhập chi trả cho nước ngoài - Thu nhập nhận từ nước ngoài
- Quà tặng, biếu, viện trợ ra nước - Quà tặng, biếu, viện trợ từ nước
ngoài ngoài gửi về
TÀI KHOẢN TƯ BẢN
• Ghi chép các giao dịch, trong đó tư nhân hoặc
chính phủ cho vay và đi vay và phần lớn thực
hiện dưới dạng mua hay bán tài sản – tài sản tài
chính hoặc tài sản thực.
• Nếu số thu từ việc bán chứng khoán, đất đai, tiền
gửi ngân hàng và các tài sản khác lớn hơn chi
phí để mua các tài sản từ nước ngoài thì tài sản
này dư có.
TÀI KHOẢN TƯ BẢN

Nợ Có

- Vốn ra - Vốn vào trong nước


- Đầu tư ra nước ngoài - Đầu tư nước ngoài vào
- Cho vay - Vay nợ từ nước ngoài
CÁN CÂN THANH TOÁN

• Cán cân thanh toán là tổng các tài khoản vãng lai và tài
khoản tư bản.
+ Tổng bên nợ = Tổng bên có  Cán cân thanh toán cân
bằng
+ Tổng bên nợ > Tổng bên có Cán cân thanh toán thâm hụt
+ Tổng bên nợ < Tổng bên có  Cán cân thanh toán thặng dư
• Nếu hệ thống tỷ giá hối đoái hoàn toàn linh hoạt thì cán cân
thanh toán luôn cân bằng.
• Nếu hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, cán cân thanh toán có
thể không cân bằng.
TỔNG HỢP CÁC TRÌNH BÀY
VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN
1. Tài khoản vãng lai
- Xuất nhập khẩu hàng hóa
- Xuất nhập khẩu dịch vụ
- Viện trợ và thu nhập ròng
2. Tài khoản tư bản
- Tư nhân
- Chính phủ
3. Cán cân thanh toán
- Thặng dư (+)
- Thâm hụt (-)
4. Kết toán chính thức
7.3 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
7.3.1 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Tû gi¸ hèi ®o¸i danh nghÜa
• Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá của một đơn vị tiền tệ
của một nước tính bằng tiền tệ của nước khác.
• Là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua một đơn
vị ngoại tệ.
• Gọi e là tỷ giá của đồng nội tệ tính theo đồng tiền nước
ngoài. Ví dụ: e = 1USD/20000VND
• Gọi E là tỷ giá của đồng ngoại tệ tính theo đồng nội tệ.
Ví dụ: E = 20000VND/1USD
• Như vậy ta có e = 1/E
• Hầu hết các nước đều niêm yết và công bố tỷ giá E
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
• Hầu hết các nước đều niêm yết và công bố tỷ giá E
• Trong kinh tế vĩ mô, chúng ta có quyền sử dụng cả hai
loại tỷ giá khi phân tích và thông thường khi nói tới chính
sách tỷ giá thì người ta thường nhấn mạnh về tỷ giá e.

• Tỷ giá hối đoái thường được xác định trên thị trường
ngoại hối . Cầu về nội tệ phát sinh từ xuất khẩu và việc
người nước ngoài mua tài sản trong nước. Cung nội tệ
phát sinh khi từ việc nhập khẩu và mua tài sản từ
nước ngoài.
 Tû gi¸ hèi ®o¸i thùc tÕ:
• - Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ lệ trao đổi giữa hai mặt hàng
cùng loại của hai nước

• Công thức : ε =e P
P*
• Trong đó:
e- là tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng nội tệ
P- Là mức giá trong nước
P*- là giá quốc tế
Nếu xét cho một loại hàng hoá cụ thể thì P chính là giá
hàng nội tính theo giá nội địa, còn P* chính là giá mặt hàng
cùng loại ở nước ngoài tính theo giá ngoại tệ
 Tû gi¸ hèi ®o¸i thùc tÕ:
Ví dụ: Giả sử một chiếc áo sơ mi sản xuất tại Việt nam với
giá 80.000đ/ chiếc. Cúng chiếc áo sơ mi chất lượng, mẫu mã
như vậy nhưng sản xuất tại Mỹ và bán với giá 20USD/chiếc.
ε
Giả sử e = 1/20.000. Khi đó tỷ giá hối đoái thực tế là:
=1/20000 . 80000/20 = 1/5
Điều này nói lên rằng một chiếc áo sơ mi của Việt nam chỉ
bằng 1/5 chiếc áo sơ mi của Mỹ hoặc 1 chiếc áo sơ mi của
Mỹ có thể đổi lấy 5 chiếc áo sơ mi cùng chất lượng mẫu mã
của Việt nam.
Do mẫu mã, chất lượng như nhau, giá rẻ hơn nên áo sơ mi
của Việt nam có sức cạnh tranh hơn so với hàng của Mỹ
trên thị trường thế giới . Vì vậy hàng Việt nam có thể xuất
khẩu sang Mỹ.
 Tû gi¸ hèi ®o¸i thùc tÕ:
* Khả năng cạnh tranh của hàng nội địa
P 1 1
KNCT = E = e.P =
P* P* 
Vậy nếu tỷ giá hối đoái (e) càng cao thì khả năng cạnh tranh
của hàng nội địa càng giảm, xuất khẩu giảm và nhập khẩu
sẽ tăng giảm xuất khảu ròng , tổng cầu và sản lượng của
nền kinh tế.
7.3.2 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
CẦU TIỀN TRONG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

• Có cầu về tiền của nước A trên thị trường ngoại hối


khi dân cư từ các nước khác mua hàng hóa và dịch
vụ được sản xuất ra tại nước A.
• Đường cầu về một loại tiền là hàm của tỷ giá hối
đoái của nó. Xuất khẩu càng tăng thì cầu đối với
đồng tiền nước đó càng lớn.
• Tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hóa của nước đó
càng trở nên đắt hơn đối với những người nước
ngoài và càng ít hàng hóa được xuất khẩu hơn.
CUNG TIỀN TRONG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

• Tiền của một đất nước được cung ứng ra các thị trường
ngoại tệ quốc tế, khi nhân dân trong nước mua hàng hóa và
dịch vụ được sản xuất ra ở nước khác.
• Một nước nhập khẩu càng nhiều thì đồng tiền của nước đó
sẽ được đưa vào thị trường quốc tế càng nhiều.
• Đường cung tiền là một hàm của tỷ giá hối đoái của nó, dốc
lên về phía phải.
CÂN BẰNG CUNG CẦU TIỀN
TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
• Thị trường ngoại hối của e
đồng Việt Nam so với đồng
USD. Se
• Khi cung của một đồng E
tiền giảm hoặc cầu của e0
một đồng tiền tăng trên thị
trường ngoại hối sẽ làm De
cho tỷ giá hối đoái tăng,
đông tiền nội tệ càng có 0 M0 M
giá.
CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ DỊCH
CHUYỂN CUNG TIỀN - CẦU TIỀN TRÊN THỊ
TRƯỜNG NGOẠI HỐI

• Cán cân thương mại


• Tỷ lệ lạm phát tương đối
• Sự vận động của vốn
• Dự trữ và đầu cơ ngoại tệ
MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

• Lãi suất tăng, đồng nội tệ trở nên có giá trị hơn, tỷ giá hối
đoái của đồng tiền nội tệ tăng lên.
• Một nước nhỏ như Việt Nam thì chính sách lãi suất không
ảnh hưởng đến mức lãi suất chung của thế giới. Lãi suất
trong nước có xu hướng giao động xung quanh mức lãi
suất của thế giới.
Tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ trong một
nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, tư bản vận
động hoàn toàn tự do
Tác động của CSTT Tác động của CSTK
i i
trong ngắn và dài hạn

LM0 LM0

LM1 E1
i1
E0 E2 E0
i* i*
E1
i1
IS1 IS1
IS0
IS0
0 0
Y0 Y1 Y2 Y Y0 Y1 Y
Tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ trong một
nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá linh hoạt, tư bản vận
động hoàn toàn tự do
Tác động của CSTK Tác động của CSTT
i i

LM0 LM0

LM1 LM1
E1

E0 E2 E0 E2
i* i*

i1 E1
IS1 IS0
IS0
0 0
Y0 Y1 Y2 Y Y0 Y1 Y
7.3.3 CÁC CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
• - Hệ thống tỷ giá cố định: là hệ thống tỷ giá trong
đó ngân hàng trung ương công bố và bảo vệ một tỷ
giá cố định.
• - Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi (linh hoạt),
trong đó tỷ giá hối đoái của một nước được quyết
định hoàn toàn bởi các lực lượng cung và cầu trên
thị trường, không có sự can thiệp của ngân hàng
trung ương.
• - Hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý: trong đó sự
can thiệp của Chính phủ và các lực lượng thị
trường tương tác với nhau để quyết địng tỷ giá.
7.4 CÁC CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI

Chính sách thương mại là chính sách của Chính phủ có ảnh
hưởng trực tiếp đến lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu
của một quốc gia.
7.4.1 Thuế nhập khẩu
• Thuế nhập khẩu là hình thức đơn giản nhất trong chính sách
TMQT, đây là hình thức thuế đánh vào các hàng hóa nhập khẩu.
- Thuế đánh theo số lượng: là một số tiền nhất định đánh vào từng
đơn vị hàng nhập khẩu. Ví dụ: 3USD/ thùng dầu.
- Thuế theo giá trị: là loại thuế được coi là một phần giá trị đánh
vào hàng nhập khẩu. Ví dụ: đánh thuế 25% vào việc nhập khẩu
xe tải.
 Trong cả hai trường hợp, thuế quan làm tăng chi phí của việc
đưa hàng hóa đến một nước.
7.4.2 Hạn ngạch nhập khẩu
- Sự hạn chế lượng một mặt hàng sản xuất tại nước ngoài
được bán ở trong nước.

Một dạng của hạn ngạch nhập khẩu là "hạn chế xuất khẩu tự
nguyện"
Ví dụ: Chính phủ Mỹ thường gây sức ép đối với các nhà sản
xuất ô tô của Nhật để giảm lượng xe Nhật bán vào Mỹ
Xem xét hiệu ứng của hạn ngạch nhập khẩu Khi Mỹ áp dụng
đối với ô tô Nhật:
Thị trường vốn vay Đầu tư nước ngoài ròng
r
r AS
NFI

r*
r*
i1

AD
0 0
Lượng vốn vay Đầu tư nước ngoài ròng

ThÞ trêng vèn vay


TGH§ Se
thùc tÕ
Hạn ngạch NK -> EX (NX) -> Cầu về
nội tệ tăng -> giá của nội tệ tăng. E2
2. Sự tăng giá nội tệ -> giảm EX (NX
giảm)  triệt tiêu hiệu ứng trực tiếp của E1 De2
hạn ngạch nhập khẩu
3. Xuất khẩu ròng không thay đổi De1
M
Giải thích tại sao xuất khẩu ròng không thay đổi ?

Khi nội tệ lên giá nhưng không có sự thay đổi của lãi suất thực
nên NFI cũng không đổi.
Khi nội tệ lên giá trên thị trường ngoại hối-> hàng hóa trong
nước tăng giá so với hàng hóa nước ngoài -> khuyến khích
nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu. Những thay đổi này gây tác
động ngược lại với sự tăng lên của xuất khẩu ròng(do nhập
khẩu giảm) khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu. Cuối cùng hạn
ngạch nhập khẩu làm giảm cả xuất khẩu và nhập khẩu. do vậy
xuất khẩu ròng không đổi.
(NX = EX –IM)

 Kết luận: Chính sách thương mại không gây ảnh


hưởng đến cán cân thương mại.
KẾT THÚC MÔN HỌC

• Tổ chức thảo luận


• Tổ chức ôn tập
• Giải đáp thắc mắc của sinh viên
ÔN TẬP KINH TẾ VĨ MÔ
Khoa Kinh tế cơ sở
Trƣờng Đại học Kinh tế Kỹ Thuật Công nghiệp

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
1
Chƣơng 2: TỔNG SẢN PHẨM VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN
2.1. CÁC PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP:

1. Theo luồng chi tiêu các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng

GDP = C + I + G + NX

2. Theo luồng thu nhập

GDP = w + i + r + Pr + Dp + Te ròng

3. Theo phƣơng pháp sản xuất


n
GDP =  VAj
j1

Khoa Kinh tế cơ sở 2
ĐHKTKTCN
2.2. GDP danh nghĩa (GDP n ) và GDP thực tế (GDP r ):
n Trong đó:
 P Q
t

t
GDP n i i
Pti: Giá của các hàng hóa và dịch vụ kỳ
i 1
n
nghiên cứu.
 P Q P0i: Giá cả của các hàng hóa và dịch vụ
t

0
GDP r i
i 1
i
kỳ gốc
Qti: Số lượng của các hàng hóa và dịch
vụ kỳ nghiên cứu
n: Tổng số mặt hàng được sản xuất ra
trong lãnh thổ quốc gia.

2.3. Chỉ số điều chỉnh lạm phát hay chỉ số khấu hao:
(DGDP - Deflator)
GDPn
D  100%
GDPr

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
3
2. 4. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI -Consumer Price Index):
k

 i i
P t
Q 0

CPI  i 1
k

P
i 1
i
0
Qi0

Cách đo lƣờng lạm phát: CPI t  CPI t 1


Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): gp   100%
CPI t 1
(gp:price growth rate )
 Chỉ số điều chỉnh GDP (D: Deflator) Dt  Dt 1
gp   100%
Dt 1

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
4
2.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU GDP, GNP, NNP,
THU NHẬP QUỐC DÂN VÀ THU NHẬP KHẢ DỤNG
GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài (NIPA)
NIPA = Net Income Property from Abroad)
2. Tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP= Net national Product) :
NNP = GNP – Khấu hao
NNP = C + G + NX + đầu tư ròng
3. Tổng sản phẩm trong nước ròng: NDP=GDP-Dep (NDP= Net
Domestic Product)
4. Thu nhập quốc dân (Y): Y=NNPfc =W+i+r+Pr+NIPA
(Y= Yiel= National Income = NI)
Y = NNP – thuế gián thu
Y = GNP – khấu hao – thuế gián thu

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
5
2.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU GDP, GNP, NNP,
THU NHẬP QUỐC DÂN VÀ THU NHẬP KHẢ DỤNG

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
6
2.6. TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
-Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy
mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất
định ( thường là một năm)

GDPrt  GDPrt 1
Ti  GDPrt 1 100%
Trong đó: - GDPrt : Tổng sản phẩm quốc dân thực tế của năm t (năm
nghiên cứu)
- GDPrt-1 : Tổng sản phẩm quốc dân thực tế của năm t-1 (liền
trước năm nghiên cứu)

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
7
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Hãy cho biết những nhận định dƣới đây là Đúng hay Sai? Giải thích?

1. GDP và GNP là những chỉ tiêu hoàn hảo để đánh giá thành tựu kinh tế của
một quốc gia.
2. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có khả năng
sản xuất được trong điều kiện toàn dụng nhân công và không gây lạm phát.
3. Muốn so sánh mức sản xuất của một quốc gia giữa hai năm khác nhau người
ta thường dùng chỉ tiêu GNP hoặc GDP danh nghĩa
4. Tổng sản phẩm trong nước tính theo giá hiện hành là chỉ tiêu phản ánh hoạt
động thực tế của nền kinh tế.
5. Tổng sản phẩm trong nước tính theo chi phí nhân tố bằng tổng sản phẩm
trong nước tính theo giá thị trường trừ thuế gián thu ròng.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
8
BÀI TẬP VẬN DỤNG

BÀI 2.1: Có bảng số liệu sau:

Năm Giá đường Lượng đường Giá cam Lượng cam


( nghìn đồng) (tấn) (nghìn đồng) (tấn)
2001 4 2000 8 1200
2002 5,5 2300 10 1500
2003 6 2100 11 1500

a. Hãy tính GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP cho mỗi
năm. Lấy năm 2001 làm gốc.
b. Hãy tính phần trăm thay đổi của GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số
điều chỉnh GDP trong năm 2002 và 2003 so với năm trước đó.
c. Hãy xem phúc lợi kinh tế năm nào tăng nhiều hơn? Giải thích ?

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
9
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI 2.1: Có bảng số liệu sau:
Năm Giá đường Lượng đường Giá cam Lượng cam
( nghìn đồng) (tấn) (nghìn đồng) (tấn)
2001 4 2000 8 1200
2002 5,5 2300 10 1500
2003 6 2100 11 1500
n
Hƣớng dẫn bài 2.1
GDPn   Pi  Q
t t

i
i 1
a.Áp dụng CT tính GDP danh nghĩa ( GDPn ) và GDP thực tế ( GDPr ) n
  Pi  Q
0 t
ta có: GDP r
i 1
i

GDPn2001 = Pđường2001 . Qđường2001 + Pcam 2001 . Qcam2001 = 17600


Tính tương tự với năm 2002, 2003
Năm 2001 là năm cơ sở nên GDPr2001 = GDPn2001
GDPr2002 = Pđường2001 . Qđường2002 + Pcam 2001 . Qcam2002 = 21200
Tính tương tự với năm 2003
GDPn
D  100%
GDPr
b. % GDPn = (GDPnt – GDPnt-1 )/ GDPnt-1 . 100%
% GDPr = (GDPrt - GDPnt-1 )/ GDPrt-1 .100% ( = tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế)
Dt  Dt 1
%D = tốc độ tăng giá = tỷ lệ lạm phát = g p   100%
Dt 1
c. So sánh tốc độ tăng trưởng KT quaKhoa năm
cácKinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
10
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI 2.2: Có các chỉ tiêu thống kê theo lãnh thổ kinh tế năm 2009 nhƣ sau:

Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị


1. Tổng đầu tư 150 8. Tiêu dùng hộ gia đình 200
2. Đầu tư ròng 50 9. Chi tiêu của Chính phủ 100
3. Tiền lương 230 10. Tiền lãi cho vay 25
4. Tiền thuê đất 35 11. Thuế gián thu 50
5. Lợi nhuận 60 12. Thu nhập tài sản ròng -50
6. Xuất khẩu 100 13. Chỉ số giá năm 2008 1,20
7. Nhập khẩu 50 14. Chỉ số giá năm 2009 1,50

a. Tính GDP danh nghĩa bằng phương pháp chi tiêu và phương pháp thu nhập?
b. Tính GNP danh nghĩa?
c. Tính GNP thực tế và tỷ lệ lạm phát năm 2009?

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
11
Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị
1. Tổng đầu tư 150 8. Tiêu dùng hộ gia đình 200
2. Đầu tư ròng 50 9. Chi tiêu của Chính phủ 100
3. Tiền lương 230 10. Tiền lãi cho vay 25
4. Tiền thuê đất 35 11. Thuế gián thu 50
5. Lợi nhuận 60 12. Thu nhập tài sản ròng -50
6. Xuất khẩu 100 13. Chỉ số giá năm 2008 1,20
7. Nhập khẩu 50 14. Chỉ số giá năm 2009 1,50
Hƣớng dẫn bài 2.2
a. Tính GDP danh nghĩa (= GDP theo giá thị trường) bằng phương pháp chi tiêu và phương
pháp thu nhập?
PP chi tiêu: GDP = C+ I+G+ (EX –IM) = (8)+ (1) + (9)+ (6)-(7)
PP thu nhập: GDP = GDP = w + i + r + Pr + Dp + Te ròng
= (3) +(10) +(4) +(5) + [(1)-(2)] + (11)
Chú ý Teròng = Te – TR ( trong bài này TR = 0 nên Teròng = Te)
b. GNP danh nghĩa = GNP theo giá thị trường = GDP theo giá thị trường + Thu nhập tài sản
ròng từ nước ngoài
c. GNP thực tế = GNP danh nghĩa : chỉ số giá (D)
Dt  Dt 1
Tỷ lệ lạm phát = gp   100%
Dt 1
Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
12
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. GDP thực tế đƣợc tính bằng:

A. GDP danh nghĩa tính theo giá hiện hành.


B. GDP danh nghĩa tính đã trừ đi thuế thu nhập.
C. GDP danh nghĩa tính theo giá thị trường.
D. GDP danh nghĩa tính theo giá cố định của một năm nào đó được lấy
làm gốc.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
13
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

2. Nếu tính theo phƣơng pháp giá trị gia tăng, GDP là:

A. tổng thu nhập gia tăng của các nhân tố sản xuất trong nước.
B. tổng chi phí tăng thêm phát sinh từ việc sử dụng các nhân tố sản xuất như
lao động, vốn, đất đai và năng lực kinh doanh.
C. tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong nền kinh tế.
D. tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ trừ khấu hao.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
14
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

3. Sản phẩm cuối cùng không bao gồm:

A. Xe máy mà người tiêu dùng mua.


B. Thép mà nhà máy sản xuất ô tô mua để sản xuất ô tô.
C. Bánh mì mà một cửa hàng bán lẻ cho người tiêu dùng.
D. Chung cư mới được xây dựng.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
15
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

4. Khoản nào sau đây đƣợc coi là đầu tƣ trong hệ thống tài khoản thu
nhập quốc dân.
A. Một doanh nghiệp lữ hành mua một chiếc ô tô mới để chở khách du lịch
B. Mua cổ phiếu của tập đoàn Vingroup
C. Mua một căn hộ trong chung cư xây dựng năm 2000
D. Mua trái phiếu khi Chính phủ phát hành năm 2018.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
16
Chƣơng 3: TỔNG CẦU VÀ SẢN LƢỢNG CÂN BẰNG
3.1 TỔNG CẦU VÀ SẢN LƢỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH
TẾ GiẢN ĐƠN

Hàm tiêu dùng: C  C  MPC.YD


Hàm tiết kiệm: S  C  MPS.YD
(MPC + MPS = 1)

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
17
Chƣơng 3: TỔNG CẦU VÀ SẢN LƢỢNG CÂN BẰNG

3.1 TỔNG CẦU VÀ SẢN LƢỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH
TẾ GiẢN ĐƠN

AD  C  I  MPC.Y
Trong nền kinh tế giản đơn Y = YD
Sản lƣợng cân bằng trong nền KT giản đơn:
1
YE  (C  I )
1  MPC
Số nhân chi tiêu trong nền KT giản đơn:
1
m
1  MPC
Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
18
Chƣơng 3: TỔNG CẦU VÀ SẢN LƢỢNG CÂN BẰNG
3.1 TỔNG CẦU VÀ SẢN LƢỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH
TẾ ĐÓNG

AD  C  I  G  MPC.(Y  T )
YD = Y - T; T = TA - TR (gọi là thuế ròng)
Thuế ròng là khoản thuế thực thu (TA) của chính phủ sau khi đã loại
trừ các khoản trợ cấp của chính phủ cho công chúng (TR) .

T  T  t Y Nếu T  T thì YD  Y  T
Nếu T = tY thì YD = (1-t)Y
Nếu T  T  tY thì YD = [(1-t)Y - T ]

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
19
3.2 TỔNG CẦU VÀ SẢN LƢỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN
KINH TẾ ĐÓNG
 Trường hợp Chính phủ đánh thuế tự định ( thuế không phụ
thuộc thu nhập: T  T
1 MPC
Y  (C  I  G )  T
E
1  MPC 1  MPC
 Trường hợp chính phủ đánh thuế theo thu nhập:
T = t.Y (t là thuế suất)
1
Y  (C  I  G )
E
1  MPC(1  t)
1
Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở m' 
1  MPC.(1  t)

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
20
3.3 TỔNG CẦU VÀ SẢN LƢỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN
KINH TẾ MỞ
Giả sử IM = MPM. Y; T = t.Y

AD  (C  I  G  EX )  [MPC(1  t)  MPM]Y
Sản lƣợng cân bằng trong nền kinh tế mở:
1
AD = Y  YE = ( CIG)  EX
1  MPC(1  t)  MPM
Tự xây dựng Hàm tổng cầu và sản lượng cân bằng trong trường
hợp IM  IM  MPM.Y và T  T  t  Y

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
21
SO SÁNH BA NỀN KINH TẾ
ChØ tiªu Nền KT Nền KT đóng Nền KT mở
giản đơn
Chi tiêu
A  C  I  G  MPC.T A  C  I  G  EX
tự định A CI
Hệ số góc
AD MPC MPC (1-t) MPC ( 1-t) – MPM
1
Số nhân m
1
m' 
1 m'' 
1  MPC 1  MPC.(1  t) 1  MPC.(1  t)  MPM
chi tiêu

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
22
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Hãy cho biết những nhận định dƣới đây là Đúng hay Sai? Giải thích?

1. Giá cả của nền kinh tế thay đổi dẫn đến sự dịch chuyển của đường tổng cầu
2. Trong nền kinh tế giản đơn có thu nhập khả dụng bằng thu nhập quốc dân.
3. Muốn so sánh mức sản xuất của một quốc gia giữa hai năm khác nhau
người ta thường dùng chỉ tiêu GNP hoặc GDP danh nghĩa
4. Khi chính phủ tăng thuế sẽ làm cho tổng cầu và sản lượng cân bằng tăng.
5. Khi chính phủ tăng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ 500 tỷ, đồng thời tăng
thuế thêm 500 tỷ (trong trường hợp thuế là thuế tự định) sẽ làm cho sản lượng
cân bằng tăng 500 tỷ

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
23
BÀI TẬP VẬN DỤNG

BÀI 3.1: Giả sử trong nền kinh tế giản đơn, hàm tiêu dùng có dạng C = 0,75Y, mức
đầu tư dự kiến bằng I = 60.
a. Hãy vẽ đường tổng cầu của nền kinh tế này và đường 45o.
b. Mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu?

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
24
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI 3.2: Xét một nền kinh tế giản đơn không có Chính phủ và thương mại quốc tế.
Tiêu dùng tự định là 500, và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước
của khu vực tư nhân bằng 200.
a. Xây dựng hàm tiêu dùng.
b. Xây dựng đường tổng chi tiêu ( tổng cầu)
c. Tính mức sản lượng cân bằng.
d. Giả sử các doanh nghiệp trong nền kinh tế rất lạc quan vào triển vọng của thị
trường trong tương lai và tăng đầu tư thêm 50. Hãy tính sự thay đổi cuối cùng
trong mức sản lượng do sự gia tăng đầu tư này gây ra.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
25
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI 3.3: Xét một nền kinh tế đóng với xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và tiêu
dùng tự định của các hộ gia đình là: C = 400 tỷ. Đầu tư trong nước của khu vực tư
nhân bằng 250 tỷ. Chính phủ chi tiêu 300 tỷ và thu thuế bằng 25 phần trăm thu
nhập quốc dân.
a. Xây dựng hàm tiêu dùng.
b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu ( tổng cầu)?
c. Xác định mức sản lượng cân bằng.
d. Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu thêm 100 tỷ nữa. Hãy tính số nhân chi tiêu và sự
thay đổi của mức sản lượng cân bằng.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
26
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Hƣớng dẫn bài 3.3
a. Xây dựng hàm tiêu dùng:
C = 400+ 0,8YD = 400 + 0,8 (Y-T) C  C  MPC.YD
b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu ( tổng cầu)?
Nền kinh tế đóng : AD = C+ I+ G = 400+ 0,8 (Y-T) + 250 + 300
 AD = 400 + 0,8(Y- 0,25Y) + 250+ 300 = 950 + 0,6Y
(Chú ý T = TA – TR trong trường hợp này TR = 0 nên T = TA )
c. Xác định sản lượng cân bằng: ĐKCB trên thị trường HH: AD = Y
 950+ 0,6Y = Y => YE = 2375
d.Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu thêm 100 tỷ nữa. Hãy tính số nhân chi tiêu và sự thay đổi
của mức sản lượng cân bằng.
Cách 1: ∆G = 100 tỷ => AD2 = 1050+ 0,6Y
SL cân bằng mới YE2 = 2625
Sự thay đổi của mức SL cân bằng: ∆Y = 250
Cách 2: ∆Y = m. ∆G = 1/ (1- MPC(1-t) . 100 = 1/(1- 0,6). 100 = 250

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
27
BÀI TẬP VẬN DỤNG

BÀI 3.4: Xét một nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và thuế theo thu
nhập là 15% thu nhập quốc dân. Tiêu dùng tự định là 50 tỷ, đầu tư là 150 tỷ và chi
tiêu chính phủ là 300 tỷ.
a. Xây dựng hàm tiêu dùng.
b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu.
c. Xác định mức sản lượng cân bằng.
d. Ngân sách có cân bằng không?

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
28
BÀI TẬP VẬN DỤNG

BÀI 3.5: Xét một nền kinh tế với các thông số sau đây:( Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng)
Tiết kiệm: C = 20 + 0,7 YD ; Đầu tư: I = 30 ; Chi tiêu của chính phủ: G = 8 ; Thuế T
= 0,1 Y ; Xuất khẩu EX = 4 ; Nhập khẩu Im = 0,2 Y
Yêu cầu :
a. Hãy xác định xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân
b. Xây dựng phương trình hàm tổng cầu
c. Xác định mức sản lượng cân bằng
d. Giả sử chi tiêu của chính phủ tăng thêm 2 nghìn tỷ đồng và thuế cũng tăng một
lượng là 2 nghìn tỷ đồng thì sản lượng cân bằng có thay đổi không? Nếu có hãy
xác định mức thay đổi của sản lượng cân bằng này?

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
29
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Thành tố nào dƣới đây KHÔNG thuộc tổng cầu ( tổng chi tiêu)?

A. Tiêu dùng.
B. Đầu tư.
C. Chi tiêu chính phủ.
D. Chi phí đầu vào trong sản xuất.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
30
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

2. Tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ của một nƣớc không phụ thuộc vào
các quyết định của:

A. Chính phủ và các hãng sản xuất.


B. Các nhà cung ứng hàng hóa dịch vụ.
C. Các hộ gia đình.
D. Người nước ngoài.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
31
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

3. Biến số nào sau đây có thể thay đổi không gây ra sự dịch chuyển của
đƣờng tổng cung:

A. Các chính sách của chính phủ thay đổi.


B. Lãi suất.
C. Giá của các yếu tố đầu vào.
D. Mức giá chung.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
32
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

4. Biến số nào sau đây có thể thay đổi không gây ra sự dịch chuyển của
đƣờng tổng cầu:

A. Mức giá chung.


B. Lãi suất.
C. Thuế suất.
D. Kỳ vọng về lạm phát.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
33
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

5. Khi chính phủ giảm thuế tiêu dùng hàng nhập khẩu:

A. Đường tổng cầu dịchchuyển sang phải


B. Đường tổng cầu dịchchuyển sang trái.
C. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
D. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
34
Chƣơng 4: THỊ TRƢỜNG TiỀN TỆ

4.1 Cung tiền


Tiền cơ sở: MB = H = Cu + R
Trong đó: - H tiền mạnh (High Powered Money)
– MB : tiền cơ sở (Money Base)
- Cu: là tiền mặt lưu hành (Currency)
- R là tiền dự trữ trong các ngân hàng (Reserves)
Mức cung tiền (MS- Money Supply)
- Mức cung tiền = Tiền mặt đang lưu hành + Tiền gửi tại ngân hàng
MS = Cu + D

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
35
Mức cung tiền và số nhân tiền:

mM Số nhân cung tiền


(Money supply multiplier) MS  mM . H
Trong đó: MS  Cu  D
mM 
Tỷ lệ giữa tiền mặt so với tiền gửi H Cu  R
trong lưu thông: s  Cu Cu
D 1 
s 1
Tỷ lệ dự trữ thực tế của NHTM: ra  mM  D 
Cu  R s  r a
D D
 R a
r a
D
=> mM  1  s
s  ra
Dự trữ thực tế = dự trữ bắt buộc + dự trữ vượt
Ra = Rb + Re .

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
36
Chú ý: Khi có hai điều kiện sau đây:
 Tiền mặt không rò rỉ, nghĩa là tiền không đọng lại trong lưu thông
mà quay trở về hệ thống NHTM(toàn bộ lượng tiền được giao dịch
qua NH)
 Dự trữ dư (Re) = 0 nghĩa là ngân hàng kinh doanh rất tốt, cho vay
được hết tiền (dự trữ thực tế bằng đúng dự trữ bắt buộc) khi đó số
nhân tiền có thể viết dưới dạng đơn giản sau: (khi đó s rất nhỏ hoặc
bằng 0 và ra = rb)
1
Số nhân tiền đơn giản:
mM s 
r b
rb - tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Rb- Dự trữ tiền mặt bắt buộc
D - Tiền gửi

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
37
4.2 Hàm cầu tiền:

Phƣơng trình Hàm cầu tiền:


MDr = kY – hi
i
MDr – Mức cầu tiền thực tế
Y – Thu nhập quốc dân thực tế
i1
i – Lãi suất MD
i2
k, h – Độ nhạy của cầu tiền với thu 0
nhập và lãi suất M
Hàm cầu tiền theo lãi suất

MDr = MDn / P
Cầu tiền thực tế = Cầu tiền danh nghĩa/ mức giá

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
38
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Hãy cho biết những nhận định dƣới đây là Đúng hay Sai? Giải thích?

1. NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm giảm sản lượng và việc
làm trong nền kinh tế.
2. NHTƯ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ hạn chế khả năng hoạt động của hệ
thống ngân hàng thương mại do vậy mức cung tiền trong nền kinh tế giảm.
3. Một người quyết định gửi tiết kiệm 20 triệu đồng tiền mặt sẽ không làm thay
đổi khối lượng tiền M0 trong nền kinh tế.
4. Sự gia tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ sẽ lấn át đầu
tư trong nền kinh tế.
5. Ngân hàng trung ương có chức năng kinh doanh tiền tệ.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
39
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI 4.1: Giả sử có số liệu sau:
- Lượng tiền giao dịch M1 = 153000 tỷ đồng.
- Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi là 0,5.
- Các NHTM thực hiện đúng yêu cầu về dự trữ bắt buộc do NHTƯ đề ra.
- Số nhân tiền mở rộng bằng 2.
a. Tính lượng tiền cơ sở ban đầu.
b. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bao nhiêu?
c. Tính lượng tiền mặt trong lưu thông và lượng tiền gửi được tạo ra trong hệ
thống ngân hàng thương mại.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
40
BÀI TẬP VẬN DỤNG

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
41
BÀI TẬP VẬN DỤNG

BÀI 4.2: Thị trường tiền tệ được đặc trưng bởi các thông số sau: MD = kY – hi Với Y
= 600 tỷ đồng; k = 0,2 và h = 5. Mức cung tiền thực tế là MS = 70 tỷ đồng.
a. Viết lại hàm cầu tiền cụ thể và tính lãi suất cân bằng.
b. Giả sử bây giờ thu nhập giảm đi 100 tỷ đồng, lãi suất cân bằng mới là bao
nhiêu?
c. Bây giờ không phải do thu nhập thay đổi mà cung ứng tiền tệ tăng từ 70 tỷ lên
100 tỷ, lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu?

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
42
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Ngân hàng trung ƣơng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm cho:

A. Cung tiền tăng và đường cung tiền dịch chuyển sang phải.
B. số nhân tiền giảm và đường cung tiền dịch chuyển sang trái.
C. Lượng tiền cơ sở tăng.
D. Lượng tiền cơ sở giảm.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
43
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

2. Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất ngân hàng trung ƣơng áp dụng đối
với:

A. Người gửi tiền.


B. Người vay tiền.
C. Công chúng.
D. Ngân hàng thương mại

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
44
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
3. Hoạt động nào sau đây của NHTW có thể làm giảm cung tiền?

A. Bán trái phiếu chính phủ, giảm dự trữ bắt buộc và giảm lãi suất chiết khấu.
B. Mua trái phiếu chính phủ, giảm dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.
C. Mua trái phiếu chính phủ, giảm dự trữ bắt buộc và giảm lãi suất chiết khấu.
D. Bán trái phiếu chính phủ, tăng dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
45
Chƣơng 5: ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ
TIỀN TỆ ĐẾN TỔNG CẦU

HIỆU ỨNG SỐ NHÂN


• Tác động của thay đổi chi tiêu chính 1
Y   G
phủ và thuế làm sản lượng thay đổi 1  MPC  MPM
một lượng lớn hơn lượng thay đổi chi
 MPC
tiêu chính phủ và thuế được gọi là ΔY  ΔT
1  MPC
hiệu ứng số nhân (multiplier effect)

HIỆU ỨNG LẤN ÁT


G  AD  Y  MD  MD>MS  i  I

AD 
Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
46
CƠ CẤU MÔ HÌNH IS - LM

Thu nhập
Thu nhập
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
CUNG TIỀN (MS) SẢN LƯỢNG (Y)
CẦU TIỀN (MD) TỔNG CẦU (AD)

Lãi suất

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA


M,i G, T

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
47
5.1 Thị trƣờng hàng hóa và đƣờng IS
(Y) AD = C + I + G + EX – IM (*)
Giả sử ta có: C  C  MPC(1  t).Y (1)
I  I  bi (2) ; G  G (3) ; EX  EX (4)
IM = MPM. Y + ni (5)
Thay (1), (2), (3), (4), (5) vào Phương trình (*) Ta có :
A -
i= 1
.Y HoÆc Y  A.m''m' ' (b  n).i
bn m' ' (b  n)

Trong đó: A  C  I  G  EX Là chi tiêu tự định


1
m '' 
1  MPC.(1  t)  MPM
b- hệ số nhạy cảm của đầu tư với lãi suất
n- hệ số nhạy cảm của nhập khẩu với lãi suất
Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
48
5.2 Thị trƣờng tiền tệ và đƣờng LM
Phương trình: Mọi điểm thuộc đường LM phải thoả mãn điều kiện:
MSr = MDr MSn /P = kY – hi
Trong đó : MSr - cung tiền thực tế. (MSn /P)
MDr – cầu tiền thực tế. (MDn /P)

 i  1 (k.Y  MS n 1
) Hoặc Y  (h.i  MS n
)
h P k P
Trong đó:- k và h lần lượt là độ nhạy cảm của cầu tiền với thu nhập
và lãi suất.
MSn : là cung tiền danh nghĩa

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
49
5.3 Chính sách tài khóa và tiền tệ phối hợp
i LM1
LMo i
LMo
E1
E0 E1 LM1 Eo
io io
IS1 ISo

ISo IS1

O Y0 Y* O Y
Y* Y0

 Chính sách TKTH + TTTH


 Chính sách TKMR + TTMR
- Điều kiện áp dụng: Nền kinh tế
- Điều kiện áp dụng: Nền kinh
phát triển quá nóng ( Y> Y*)
tế suy thoái (Y < Y*)
- Không xảy ra thoái lui đầu tư
- Không xảy ra thoái lui đầu tư
vì không làm thay đổi lãi suất
vì không làm thay đổi lãi suất
Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
50
5.3 Chính sách tài khóa và tiền tệ phối hợp

i LM0
i LM1
i0 E0
i1 E1 LM1
LMo
i1
io E0 E1 IS0
IS1
IS1
IS0
O Y* Y
O Y* Y
 Chính sách TKMR + TTTH Chính sách TKTH + TTMR (duy
(duy trì mức Y*, thay đổi thành trì mức Y*, thay đổi thành phần cơ
phần cơ cấu AD) cấu AD)
- Điều kiện áp dụng: Nền kinh tế - Điều kiện áp dụng: Nền kinh tế
đạt sản lượng tiềm năng Y = Y* đạt sản lượng tiềm năng Y = Y*
 i0 tăng lên i1  i0 giảm xuống i1
G tăng – I giảm G giảm – I tăng
Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
51
5.3 ChÝnh s¸ch tµi khãa vµ tiÒn tÖ phèi hîp

i LM
Khi cầu tiền không
i1 E1
nhạy cảm với lãi suất->
Chính sách TK không
thể sử dụng để tăng
sản lượng
i0 E0 IS
2
IS
1
0 Y0 Y

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
52
5.3 Chính sách tài khóa và tiền tệ phối hợp

i IS
LM1 Khi đầu tư, nhập khẩu
i1 E1 không nhạy cảm với lãi
LM0 suất-> Chính sách TT
không thể sử dụng để
tăng sản lượng

i0 E0

0 Y0 Y

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
53
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Hãy cho biết những nhận định dƣới đây là Đúng hay Sai? Giải thích?
1. Khi chi tiêu tự định của Chính phủ tăng lên thì đường IS sẽ dịch chuyển
song song sang phải.
2. . Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì chính phủ cần phải điều
chỉnh bằng việc áp dụng phối hợp chính sách tài khóa chặt với chính sách
tiền tệ chặt.
3. Đường IS là đường gồm tập hợp tất cả các điểm biểu thị mối quan hệ liên
kết giữa lãi suất và thu nhập.
4. Trong nền kinh tế để thu nhập tăng, lãi suất giảm chính phủ nên sử dụng
chính sách tài khóa mở rộng.
5. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh thì chính phủ có thể điều chỉnh nền
kinh tế bằng việc sử dụng chính chính tài khóa nới lỏng phối hợp với chính
sách tiền tệ nới lỏng.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
54
BÀI TẬP VẬN DỤNG

BÀI 5.1: Trong nền kinh tế mở có số liệu sau: (Đơn vị: tỷ USD) C = 50 + 0,75YD ;
T = 0,2Y ; I = 140 – 8i ; MD = 0,2Y – 10i ; MS = 137,5 ; G = 200 ; IM = 40 + 0,1Y
EX = 200
a. Hãy viết phương trình của đường IS và đường LM
b. Xác định lãi suất cân bằng và mức thu nhập cân bằng đồng thời của nền kinh
tế. Tình trạng của NS chính phủ tại mức thu nhập cân bằng.
c. Để thực hiện tăng chi tiêu của Chính phủ về hàng hóa và dịch vụ thêm 100 tỷ,
thì mức thu nhập cân bằng và lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Cho biết tác
động của chính sách tài khóa trong trường hợp này và minh họa bằng đồ thị.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
55
BÀI TẬP VẬN DỤNG

BÀI 5.2: Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như
sau: Tiêu dùng : C = 200+0,75YD; Thuế ròng: T = 100; Đầu tư: I = 225-25i; Chi
tiêu của chính phủ : G = 75; Cung tiền thực tế : MS = 500; Cầu tiền thực tế: MD
= Y – 100i
a. Hãy xây dựng phương trình biểu diễn các đường IS và LM?
b. Xác định mức thu nhập và lãi suất cân bằng?
c. Giả sử chi tiêu của chính phủ tăng thêm 50, xác định mức lãi suất và thu nhập
cân bằng mới?
d. Để khắc phục hiện tượng lấn át đầu tư ở câu c, NHTW cần điều chỉnh cung tiền
như thế nào?

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
56
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Hƣớng dẫn bài 5.2
a. Hãy xây dựng phương trình biểu diễn các đường IS và LM?
 PT đường IS: + B1: XD hàm AD = f (i;Y)
Nền kt đóng: AD = C+ I + G = 200+0,75YD+ 225 -25i+ 75
= 200 + 0,75(Y-T) + 225-25i + 75 = 200+ 0,75 (Y- 100) + 225-25i + 75
AD = 425 + 0,75Y-25i
+B2: XĐ ĐKCB trên thị trường HH: AD = Y  425 + 0,75Y-25i = Y
 Y = 1700 - 100i ( PT đƣờng IS)
 Phương trình đường LM: ĐK cân bằng thị trường TT:
Cầu tiền thực tế = Cung tiền thực tế => MDr = MSr
Y-100i = 500=> Y = 500 + 100i (PT đƣờng LM)

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
57
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Hƣớng dẫn bài 5.2
b. Xác định mức thu nhập và lãi suất cân bằng?
PT đƣờng IS: Y = 1700 - 100i (1)
PT đƣờng LM: Y = 500 + 100i (2)
Cân bằng IS – LM: 1700 -125i = 500+ 100i
 iE = 6 (%)
 YE = 1100
c. Giả sử chi tiêu của chính phủ tăng thêm 50, xác định mức lãi suất và thu
nhập cân bằng mới?
∆G = 50=> Thay đổi phương trình đường IS:
XD lại PT đường AD khi G thay đổi, Xđ lại đk cân bằng AD’ = Y
Ta có pt đường IS mới: IS.’: Y = 1900 -100i
Xđ lại cân bằng mới (IS’) = (LM): 1900 -100i = 500+ 100i
 i = 7 (%)
 YE = 1200 Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
58
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Hƣớng dẫn bài 5.2
d. Để khắc phục hiện tượng lấn át đầu tư ở câu c, NHTW cần điều chỉnh cung
tiền như thế nào?
Để khắc phục hiện tượng lấn át đầu tư ở câu c, NHTW cần điều chỉnh giữ cho
lãi suất ko đổi: i = i0 = 6
Khi ∆G = 50, ta có đương IS mới là Y = 1900 -100i nếu i không đổi thì sản
lượng cân bằng mới sẽ là: Y = 1900 -100.6 = 1300.
Như vậy quy mô lấn át ở đây sẽ là 1300-1200 = 100
Khi sản lượng cân bằng Y = 1300 thì cầu tiền thiwcj tế là
MDr = Y -100i = 1300-100.6 = 700
Để thị trường tiền tệ cân bằng MDr = MSr =700
Vậy NHTW cần tăng cung tiền thực tế là:
∆MS = 700-500 = 200 để giữ cho lãi suất không tăng
i=i0 = 6 và không gây ra hiện tượng lấn át đầu tư.
Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
59
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Đƣờng IS cho biết điều gì?

A. Thị trường hàng hóa cân bằng.


B. Thị trường tiền tệ cân bằng.
C. Sản lượng càng tăng, lãi suất càng giảm.
D. Sản lượng càng tăng, lãi suất giữ nguyên.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
60
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

2. Đƣờng cầu tiền sẽ dịch chuyển sang phải nếu:

A. Lãi suất tăng


B. Lãi suất giảm
C. Thu nhập tăng
D. Thu nhập giảm

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
61
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

3. Theo mô hình IS-LM trong nền kinh tế đóng, chính sách tài khóa mở
rộng đƣợc thể hiện bằng sự dịch chuyển nào trên đồ thị đƣờng IS – LM?

A. Sang phải của đường IS.


B. Sang trái của đường IS.
C. Sang phải của đường LM.
D. Sang trái của đường LM.

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
62
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

4. Giả sử chính phủ muốn giảm đầu tƣ nhƣng không làm thay đổi sản
lƣợng, theo bạn chính phủ cần sử dụng chính sách nào?

A. Giảm chi tiêu của chính phủ kèm với chính sách tiền tệ mở rộng
B. Giảm thuế đi kèm với chính sách tiền tệ chặt
C. Trợ cấp cho đầu tư đi kèm với chính sách tiền tệ mở rộng
D. Giảm thuế thu nhập đi kèm với chính sách tài khoá mở rộng

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
63
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

5. Khi ngân hàng trung ƣơng bán trái phiếu cho công chúng sẽ làm:

A. Dịch chuyển đường LM sang trái


B. Di chuyển cả đường IS và LM
C. Dịch chuyển đường LM sang phải
D. Di chuyển trên đường LM

Khoa Kinh tế cơ sở
ĐHKTKTCN
64

You might also like