You are on page 1of 70

1

Chương 1.
Những vấn đề cơ bản về
Kinh tế học

2
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
✧ Giải thích sự khan hiếm các nguồn lực sản xuất, đòi hỏi bất kỳ tổ chức kinh tế
nào cũng phải giải quyết ba vấn đề cơ bản: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế
nào và sản xuất cho ai.
✧ Trình bày khái niệm về Kinh tế học, phân biệt giữa Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ
mô, giữa Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học chuẩn tắc.
✧ Mô tả cách thức tổ chức hoạt động kinh tế diễn ra giữa các hộ gia đình và các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thông qua sơ đồ chu chuyển kinh tế

3
MỘT SỐ KHÁI NIỆM

BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG


SẢN XUẤT CỦA NỀN KINH TẾ

THỊ TRƯỜNG & SƠ ĐỒ CHU CHUYỂN

4
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
① Kinh tế học (Economics) là gì?

② Một số nguyên tắc khi ra quyết định

③ Vai trò của nhà kinh tế

④ Mô hình và giả định

5
ADAM SMITH – 1723-1790
(CHA ĐẺ CỦA KINH TẾ HỌC HIỆN ĐẠI)

2 kiệt tác "An Inquiry into the Nature and


Cause of the Wealth of Nations" và
"laissez fair”
Một trong những ý tưởng nổi tiếng của
Adam Smith là ông đã lập luận rằng: “sự
thịnh vượng của một quốc gia là dựa trên
việc chuyên môn hoá trong lao động”

Smith là một người ủng hộ một thị trường


tự do, nơi có tối thiểu sự can thiệp của
chính phủ: ” Bàn tay vô hình” sẽ dẫn dắt
thị trường hiệu quả

6
TẠI SAO CẦN NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC?

Hiểu được thế giới mà chúng ta đang sống, hiểu


1 được cách thức vận hành của nền KT hiện đại

Giúp cho bạn sắc sảo hơn khi tham gia vào
2 nền KT, khi đưa ra các quyết định kinh tế.

3 Giúp cho bạn hiểu biết tốt hơn về các


chính sách kinh tế

7
KHAN HIẾM NGUỒN LỰC >< NHU CẦU VÔ
HẠN CỦA CON NGƯỜI

8
TẠI SAO CẦN NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC?

• Khan hiếm có nghĩa là nguồn lực của xã hội hạn chế


và không thể sản xuất mọi hàng hóa và dịch vụ mà
mọi người mong muốn
Khan hiếm → lựa chọn

• Con người phải lựa chọn nhằm:


✓ Đạt mục tiêu: Tối ưu hoá lợi ích của các cá nhân,
tổ chức và nền kinh tế
✓ Trong ràng buộc là nguồn lực SX có giới hạn

9
TẠI SAO CẦN NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC?

-Đất đai, khoáng sản...


Nguồn lực -Lực lượng lao động Nhu cầu của
sản xuất -Nguồn vốn >< con người
- Trình độ Kỹ thuật SX

Có giới hạn/
khan hiếm Vô hạn

Phải lựa chọn cách sử dụng


hợp lý nguồn lực SX

10
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

✧ Kinh tế học (Economics)

✧Kinh tế vi mô (MicroEconomics)

✧ Kinh tế vĩ mô (MacroEconomics)

✧ KTH thực chứng (Positive Economics)

✧ KTH chuẩn tắc (Normative Economics)


I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1. Kinh tế học là gì?

Kinh tế học là một môn khoa học xã hội:

nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý các nguồn lực
khan hiếm

để sản xuất hàng hoá và dịch vụ

nhằm thoả mãn cao nhất nhu cầu cho các thành viên trong
xã hội

12
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
KINH TẾ HỌC

Kinh tế vi mô Kinh tế vĩ mô
Nghiên cứu nền KT ở giác độ Nghiên cứu nền KT ở giác độ
chi tiết, bộ phận riêng lẽ tổng thể, toàn bộ

Nghiên cứu hành vi của người Nghiên cứu các vấn đề: Sản
tiêu dùng, của người sản xuất lượng quốc gia, việc làm, lạm
phát, tăng trưởng kinh tế, nợ
→ lý giải sự hình thành và vận công v..v…
động của giá cả sản phẩm → đề ra các chính sách kinh tế
trong từng dạng thị trường nhằm ổn định và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế
13
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
KINH TẾ HỌC

Kinh tế học thực chứng Kinh tế học chuẩn tắc

Mô tả, giải thích & dự báo các vấn Đưa ra quan điểm cá nhân về
đề kinh tế đã, đang & sẽ xảy ra cách giải quyết vấn đề kinh tế

Có tính khách quan & khoa học Mang tính chủ quan
VD: Khi xảy ra dịch Covid-19 đầu →Bất đồng quan điểm
tiên 2020
→ Cầu về khẩu trang y tế tăng đột VD: chính phủ nên có CS khám
biến→ giá khẩu trang y tế tăng cao bệnh và phát thuốc miễn phí cho
người nghèo
14
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Phân biệt KTH thực chứng và KTH chuẩn tắc


Vd1:
✧ Khi chính phủ tăng thuế nhập khẩu xăng → Giá xăng trong
nước sẽ tăng.
✧ Nên khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người nghèo.
✧ Nên miễn thuế nông nghiệp để cải thiện cuộc sống nông dân,
góp phần giảm cách biệt mức sống ở nông thôn và thành thị.

15
1. Nhận định nào dưới đây về sự khan hiếm là đúng:

A. Chỉ có một số ít sản phẩm được coi là khan hiếm.


B. 100% các nền kinh tế trên thế giới đều trải qua tình trạng khan hiếm.
C. Sự khan hiếm diễn tả tình trạng Chính phủ hạn chế sản xuất hàng hóa.
D. 70% các nền kinh tế trên thế giới đều trải qua tình trạng khan hiếm.

16
4. Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức:
A. Quản lý doanh nghiệp sao cho có lãi.
B. Lẫn tránh vấn đề khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau và cạn
h tranh nhau.
C. Tạo ra vận may cho cá nhân trên thị trường chứng khoán.
D. Phân bổ nguồn lực khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau.
5. Câu nào sau đây thuộc về kinh tế vĩ mô:
A. Tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nước rất cao.
B. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2008-2015 ở Việt Nam
khoảng 6%.
C. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam khoảng 9% mỗi năm trong giai đoạn 2008-2015.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
6. Kinh tế học vi mô nghiên cứu:
A. Hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường.
B. Các hoạt động diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế.
C. Cách ứng xử của người tiêu dùng để tối đa hóa thỏa mãn.
D. Mức giá chung của một quốc gia.
8. Câu nào sau đây thuộc kinh tế vi mô:
A. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay ở mức cao.
B. Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập vào
ngành sản xuất.
C. Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ là công cụ điều tiết của chính phủ
trong nền kinh tế.
D. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2015 là 0,63%

19
7. Kinh tế học thực chứng nhằm:
A. Mô tả và giải thích các sự kiện, các vấn đề kinh tế một cách khách quan có cơ sở
khoa học.
B. Đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc những quan điểm chủ quan của các cá nhân.
C. Giải thích các hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường.
D. Không có câu nào đúng.

20
9. Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế chuẩn tắc:
A. Mức tăng trưởng GDP ở Việt Nam năm 2015 là 6,68%.
B. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2008 là 22%
C. Giá dầu thế giới đạt kỷ lục vào ngày 11/7/2008 là 147 $/thùng, nhưng đến
ngày 10/8/2016 chỉ còn khoảng 45,72 USD/thùng).
D. Phải có hiệu thuốc miễn phí phục vụ người già và trẻ em

21
15. Trong những vấn đề sau đây, vấn đề nào thuộc kinh tế học chuẩn tắc:

A. Tại sao nền kinh tế Việt Nam bị lạm phát cao vào 2 năm 1987-1988?

B. Tác hại của việc sản xuất, vận chuyển và sử dụng ma túy.

C. Chính phủ nên can thiệp vào nền kinh tế thị trường tới mức độ nào?

D. Đại dịch Covid 19 đã tác động nặng nề đến kinh tế xã hội của hầu hết
các nước trên thế giới .
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Tư duy kinh tế - Con người ra quyết định như thế nào?


I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH

1. Sự đánh đổi
2. Chi phí cơ hội
3. Những thay đổi biên
4. Động cơ khuyến khích
5. Thương mại làm tăng lợi ích cho
mọi người

24
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

2. Một số nguyên tắc khi ra quyết định


2.1. Sự đánh đổi (Trade-off)
“Chẳng có gì là cho không cả!”
“Được cái này, thì mất cái kia!”
“Để có được một điều mà ta thích, thường ta phải từ bỏ một điều khác”

→ Khi thực hiện một quyết định, luôn có sự đánh đổi


✧ Súng & Bơ
✧ Học tập & giải trí
✧ Tiêu dùng & tiết kiệm
✧ Hiệu quả & công bằng
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

2. Một số nguyên tắc khi ra quyết định


2.2. Chi phí cơ hội (Opportunity cost)
✧ Khi ra quyết định → so sánh giữa lợi ích và chi phí của
các phương án khác nhau.
✧ Tất cả những thứ ta phải từ bỏ để có được một thứ mà
ta thích
chi phí
→ Chi phí cơ hội

❑ Chi phí cơ hội là giá trị của một quyết định tốt nhất còn
lại bị mất đi, khi chúng ta lựa chọn quyết định này
lợi ích

✧ Khi đưa ra quyết định, phải biết chi phí cơ hội đi kèm.
✧ Phương án được lựa chọn phải có lợi ích lớn hơn hay ít
nhất bằng chi phí cơ hội.
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

VÍ DỤ VỀ CHI PHÍ CƠ HỘI


Minh vừa tốt nghiệp ra trường, nộp đơn vào 4 CT. Sau khi phỏng vấn,
các CT đưa ra các mức lương ( cột 2). Minh sẽ quyết định ntn?

Công ty Mức lương Từ bỏ Chi phí cơ hội


A 8 triệu 10 tr, 12tr, 15tr
B 10 triệu 8 tr, 12 tr, 15 tr
C 12 triệu 8 tr, 10 tr, 15 tr
D 15 triệu 8 tr, 10 tr, 12 tr

27
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

2. Một số nguyên tắc khi ra quyết định

2.3. Những thay đổi biên (Marginal changes)


✧ Thay đổi biên: sự điều chỉnh nhỏ đối với một hoạt động

✧ Con người duy lý ra quyết định trên cơ sở so sánh giữa lợi ích biên
(Marginal benefit - MB) và chi phí biên (Marginal cost - MC)

✧ Một người có quyết định hợp lý khi: MB ≥ MC

28
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2. Một số nguyên tắc khi ra quyết định
2.3. Những thay đổi biên (Marginal changes)
❑ Ví dụ 1: Chuyến máy bay: 200 chỗ ngồi
Tổng chi phí TC = 300 triệu đồng
→ Giá vé P = 1,5 triệu
Nếu máy bay sắp cất cánh:
- còn 10 chỗ trống
- Giá sẵn lòng trả = 1 triệu/chỗ
→ Hãng có nên đồng ý?
→ So sánh MB & MC
- MB: lợi ích tăng thêm khi chở thêm 1 HK = 1 triệu đồng
- MC: Chi phí tăng thêm khi chở thêm 1 HK = 120 ngàn đồng
=> Lợi nhuận tăng thêm = = ngàn đồng
29
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2. Một số nguyên tắc khi ra quyết định

2.3. Những thay đổi biên (Marginal changes)

❑ Ví dụ 2: Có nên mua iphone 14 với giá 28 triệu?

→ So sánh MB & MC

- Nếu MB > MC → mua hay không mua?

- Nếu MB < MC → ?

30
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

2. Một số nguyên tắc khi ra quyết định


2.4. Động cơ khuyến khích (Incentive)

Động cơ khuyến khích: một yếu tố nào đó thôi thúc cá nhân hành động
(chẳng hạn như khả năng bị trừng phạt hay được khen thưởng).

✧ Con người ra quyết định dựa trên sự so sánh chi phí và lợi ích.

✧ Hành vi sẽ thay đổi khi lợi ích & chi phí thay đổi.

31
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2. Một số nguyên tắc khi ra quyết định
2.4. Động cơ khuyến khích (Incentive)
Ví dụ a:
Khi giá cam tăng
+ Người tiêu dùng: ? -> mua cam ít hơn

+ Người trồng cam: ? -> thuê thêm lao động để trồng thêm
cam, thu hoạch nhiều cam hơn
Ví dụ b:
Nếu giá xăng tăng cao:
+ Người TD ? -> mua xe tiết kiệm xăng

+ Nhà SX ? -> -> sản xuất loại xe tiết kiệm xăng


32
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2. Một số nguyên tắc khi ra quyết định
2.4. Động cơ khuyến khích (Incentive)
Ví dụ c:
Khi có luật mới: Phải đội mũ bảo hiểm khi lái xe
• Nếu mức phạt 5 ngàn/lần vi phạm?
• Nếu mức phạt 200 ngàn/ lần vi phạm?
Ví dụ d:
Luật mới: không được lái xe khi đã uống rượu bia. Nếu vi phạm:
• Xe máy: Mức phạt 2-8 triệu đồng/lần, tước bằng lái 10-24 tháng
• Xe hơi: Mức phạt 6-40 triệu đồng/lần; tước bằng lái 10-24 tháng

33
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2. Một số nguyên tắc khi ra quyết định
2.5.Thương mại làm tăng lợi ích cho mọi người
▪ Thương mại cho phép mỗi người (quốc gia) chuyên môn hóa vào
một lĩnh vực mà mình làm tốt nhất, và đem đi trao đổi với người
(quốc gia) khác.
▪ Thông qua hoạt động thương mại với những người khác (quốc gia
khác) con người có thể:
✓ Mua được những hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn
với chi phí thấp hơn.
✓ Sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn

34
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

2. Một số nguyên tắc khi ra quyết định


2.5.Thương mại làm tăng lợi ích cho mọi người
✧ Chuyên môn hóa SX làm hiệu quả sử dụng nguồn lực SX của các
nước gia tăng

✧ Của cải làm ra dồi dào hơn

✧ Thương mại sẽ khiến cho các bên tham gia đều có lợi

✧ Đời sống người dân các nước sẽ khấm khá hơn, được tiêu dùng
nhiều loại HH&DV đa dạng hơn.

35
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
3. Vai trò của nhà kinh tế
▪ Vai trò của nhà kinh tế:
✓ Là nhà khoa học: cố gắng giải thích thế giới
✓ Là nhà tư vấn chính sách: cố gắng cải thiện thế giới

▪ Là nhà khoa học: xây dựng các lý thuyết, thu thập dữ liệu,sau đó
phân tích những dữ liệu này để khẳng định hay bác bỏ các lý thuyết
đó.
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
4. Mô hình và giả định
Mô hình:
✧ Để đơn giản hóa thực tế, để giúp chúng ta hiểu về chúng được nhiều
hơn.
✧ Tất cả các mô hình đều được xây dựng đi kèm với các giả định.
Giả định:
✧ Để đơn giản hóa một thế giới đầy phức tạp và làm cho nó dễ hiểu hơn
✧ VD: Để nghiên cứu ảnh hưởng của thương mại quốc tế, có thể giả định
thế giới chỉ có 2 quốc gia và mỗi quốc gia chỉ sản xuất 2 loại hàng hóa.
✧ Nhà kinh tế học sử dụng nhiều giả định khác nhau để trả lời những câu
hỏi khác nhau.

37
BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN
XUẤT CỦA NỀN KINH TẾ
① Ba vấn đề cơ bản

② Cách giải quyết 3 vấn đề cơ bản

③ Đường giới hạn khả năng sản xuất

38
II. BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA NỀN KINH TẾ
1. Ba vấn đề cơ bản

Sản xuất sản phẩm gì?


1 Số lượng bao nhiêu?

Sản xuất như thế nào?


2

Sản xuất cho ai?


3

39
II. BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA NỀN KINH TẾ
2. Cách giải quyết 3 vấn đề cơ bản
❖ Có 4 hệ thống kinh tế khác nhau giải quyết 3 vấn đề cơ bản theo
cách khác nhau:

✧ Hệ thống kinh tế truyền thống


✧ Hệ thống kinh tế mệnh lệnh (kế hoạch tập trung)
✧ Hệ thống kinh tế thị trường tự do
✧ Hệ thống kinh tế hỗn hợp

40
II. BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA NỀN KINH TẾ
2. Cách giải quyết 3 vấn đề cơ bản
2a. Hệ thống kinh tế truyền thống

▪ 3 vấn đề cơ bản được giải quyết dựa vào: Phong tục, tập quán,
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

▪ Nhược: Kỹ thuật SX ít được cải tiến, xã hội chậm phát triển

41
II. BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA NỀN KINH TẾ
2. Cách giải quyết 3 vấn đề cơ bản
2b. Hệ thống kinh tế mệnh lệnh (kế hoạch tập trung)
✧ 3 vấn đề cơ bản được Nhà nước giải quyết: thông qua hệ thống chỉ
tiêu kế hoạch pháp lệnh do Ủy ban kế hoạch nhà nước ban hành.
• Ưu:
- Giải quyết được nhu cầu công cộng
- Hạn chế phân hoá giàu nghèo & bất công xã hội
• Nhược:
- Phân phối và sử dụng tài nguyên không hợp lý
- Sản xuất kém hiệu quả.
42
II. BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA NỀN KINH TẾ
2. Cách giải quyết 3 vấn đề cơ bản
2c. Hệ thống kinh tế thị trường (tự do)
▪ 3 vấn đề cơ bản được giải quyết thông ▪ Nhược:
qua quan hệ cung – cầu, thể hiện bằng - Phân hóa giai cấp
hệ thống giá. - Tạo chu kỳ kinh doanh.
▪ Ưu: - Thiếu vốn đầu tư cho hàng hóa công
- Phân phối hợp lý và sử dụng hiệu quả - Tạo ra các ngoại tác
nguồn lực sản xuất - Tạo thế lực độc quyền ngày càng tăng
- Thúc đẩy đổi mới kỹ thuật SX - Thông tin bất cân xứng → gây bất lợi
cho người tiêu dùng.

43
II. BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA NỀN KINH TẾ
2. Cách giải quyết 3 vấn đề cơ bản
2c. Hệ thống kinh tế thị trường (tự do)
▪ Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là công cụ mà qua đó bàn tay vô hình điều
khiển các hoạt động kinh tế.

▪ Nhận định nổi tiếng của Adam Smith:


“Khi tác động qua lại với nhau trên thị trường, các hộ gia đình và doanh nghiệp
hành động như thể họ được dẫn dắt bởi một "bàn tay vô hình", đưa họ tới
những kết cục thị trường đáng mong muốn”.

44
II. BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA NỀN KINH TẾ
2. Cách giải quyết 3 vấn đề cơ bản
2d. Hệ thống kinh tế hỗn hợp
✧ Chính phủ và thị trường cùng giải quyết 3 vấn đề cơ bản.
✧ Phần lớn 3 vấn đề được giải quyết bằng cơ chế thị trường
✧ Chính phủ sẽ can thiệp bằng các chính sách KT để hạn chế
nhược điểm của nền KT thị trường
✧ Nhằm đạt mục tiêu:
- Nền kinh tế hoạt động có hiệu quả
- Thực hiện được công bằng xã hội

45
13. Các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế cần giải quyết là:

A. Sản xuất sản phẩm gì? Số lượng bao nhiêu?

B. Sản xuất bằng phương pháp nào?

C. Sản xuất cho ai?

D. Các câu trên đều đúng.


14. Trong mô hình nền kinh tế thị trường hỗn hợp, các vấn đề cơ bản của
hệ thống kinh tế được giải quyết:

A. Thông qua các kế hoạch của chính phủ.

B. Thông qua thị trường.

C. Thông qua thị trường và các kế hoạch của chính phủ.

D. Thông qua tập tục, truyền thống.

.
16. Trong mô hình nền kinh tế kế hoạch tập trung, các vấn đề cơ bản của
hệ thống kinh tế được giải quyết:

A. Thông qua các kế hoạch của chính phủ.

B. Thông qua thị trường.

C. Thông qua thị trường và các kế hoạch của chính phủ.

D. Thông qua tập tục, truyền thống.

.
17. Trong mô hình nền kinh tế thị trường tự do, các vấn đề cơ bản của hệ
thống kinh tế được giải quyết:

A. Thông qua các kế hoạch của chính phủ.

B. Thông qua thị trường.

C. Thông qua thị trường và các kế hoạch của chính phủ.

D. Thông qua tập tục, truyền thống.

.
II. BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA NỀN KINH TẾ
3. Đường giới hạn khả năng sản xuất, PPF (Production Possibility
Frontier) Giả sử nền kinh tế chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm
Biểu 1.1: Khả năng sản xuất
Phối hợp MÁY TÍNH XE HƠI
(chiếc) ( chiếc)

A 1.000 0
B 900 10
C 750 20
D 550 30
E 300 40
F 0 50
3. Đường giới hạn khả năng sản xuất, PPF
Máy tính Không thể
đạt được
1000 A U
Đường PPF
B
900 C
750
D
SX có hiệu quả
550 I

300 E
SX kém
hiệu quả

0 F Xe hơi
10 20 30 40 50

Từ 10 xe hơi
Hình 1.1 Chi phí
C→D: cơ hội
200 máy tính
51
II. BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA NỀN KINH TẾ
3. Đường giới hạn khả năng sản xuất, PPF
(Production Possibility Frontier)
• Khái niệm:
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF):

Là tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các loại sản phẩm

mà nền kinh tế có thể đạt được

khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực của nền kinh tế.

52
II. BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA NỀN KINH TẾ

Chi phí cơ hội:

• Chi phí cơ hội của sản phẩm A là:

– số lượng sản phẩm B bị mất đi

– để sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm A

• Chi phí cơ hội có quy luật tăng dần

53
3. Đường giới hạn khả năng sản xuất, PPF
Máy tính
Đường PPF
1000 A B
900 C
750
D
550

300 E

0 F Xe hơi
10 20 30 40 50

Chi phí cơ hội có quy luật tăng dần

54
Máy tính Tăng trưởng kinh tế

1000 A B
900 C C’
750
D
550

E
300

F
0
10 20 30 40 •50 Xe hơi

H1.2: Khi nguồn lực SX tăng: K↑,L ↑, Tec↑→đường PPF dịch chuyển
sang phải: nền KT có khả năng SX được nhiều hàng hóa & dv hơn

55
10. Công cụ phân tích nào nêu lên các kết hợp khác nhau giữa 2 hàng
hóa có thể sản xuất ra khi các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả:
A. Đường giới hạn năng lực sản xuất.
B. Đường cầu.
C. Đường đẳng lượng.
D. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

56
11. Khái niệm kinh tế nào sau đây không thể lý giải được bằng đường giới
hạn khả năng sản xuất:
A. Khái niệm chi phí cơ hội
B. Khái niệm cung cầu
C. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần
D. Ý tưởng về sự khan hiếm.

57
12 . Một nền kinh tế tổ chức sản xuất có hiệu quả với nguồn tài nguyên khan
hiếm khi:
A. Gia tăng sản lượng của mặt hàng này buộc phải giảm sản lượng của
mặt hàng kia
B. Không thể gia tăng sản lượng của mặt hàng này mà không cắt giảm
sản lượng của mặt hàng khác.
C. Nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất.
D. Các câu trên đều đúng.
THỊ TRƯỜNG VÀ CHU CHUYỂN KINH TẾ

① Thị trường

② Sơ đồ chu chuyển

59
III. THỊ TRƯỜNG VÀ CHU CHUYỂN KINH TẾ
1.Thị trường

1a. Khái niệm


Là tập hợp những người mua và những người bán tương tác với nhau
để xác định
✧ giá cả
✧ sản lượng của hàng hóa giao dịch

60
III. THỊ TRƯỜNG VÀ CHU CHUYỂN KINH TẾ

1b. Phân loại thị trường

Vị trí địa lý: Tính chất cạnh tranh :

▪ Thị trường trong nước ▪ Thị trường cạnh tranh hoàn toàn
▪ Thị trường nước ngoài ▪ Thị trường cạnh tranh độc quyền
▪ Thị trường độc quyền nhóm
Mục đích sử dụng:
▪ Thị trường độc quyền hoàn toàn
▪ Thị trường các yếu tố sản xuất
▪ Thị trường hàng hoá và dịch vụ

61
III. THỊ TRƯỜNG VÀ CHU CHUYỂN KINH TẾ
2. Sơ đồ chu chuyển
✧ Sơ đồ chu chuyển: một mô hình trực quan về nền kinh tế, cho thấy những
dòng tiền và dòng vật chất chu chuyển trên các thị trường giữa các hộ gia
đình và doanh nghiệp.
✧ 2 nhóm ra quyết định:
✓ Doanh nghiệp
✓ Hộ gia đình
✧ 2 dạng thị trường:
✓ Thị trường hàng hóa
✓ Thị trường yếu tố sản xuất
62
III. THỊ TRƯỜNG VÀ CHU CHUYỂN KINH TẾ

Thị trường
hàng hóa &
dv: Gạo,
vải, film...

HỘ GIA DOANH
ĐÌNH NGHIỆP
Thị trường
các yếu tố
SX: Vốn,
lao động...
III. THỊ TRƯỜNG VÀ CHU CHUYỂN KINH TẾ
$ Chi tiêu $ Doanh thu
THỊ TRƯỜNG HÀNG
Cầu HH&DV HOÁ &DỊCH VỤ Cung HH&DV

HỘ GIA ĐÌNH DOANH NGHIỆP

Cung các YTSX Cầu các YTSX


THỊ TRƯỜNG CÁC
YTSX

$ Thu nhập: tiền lương W,


tiền lãi i, tiền thuê R, lợi nhuận ∏
$ Chi phí các YTSX
64
SƠ ĐỒ CHU CHUYỂN TRONG NÊN KINH TẾ HỖN HỢP
$ Chi tiêu $ Doanh thu
THỊ TRƯỜNG HÀNG
HOÁ &DỊCH VỤ
Cầu HH&DV Cung HH&DV

HỘ GIA ĐÌNH CHÍNH PHỦ DOANH NGHIỆP

Cung các YTSX Cầu các YTSX

THỊ TRƯỜNG CÁC


YTSX
$ Thu nhập: tiền lương W, $ Chi phí các YTSX
tiền lãi i,tiền thuê R, lợi nhuận ∏
1. Khan hiếm và sự lựa chọn, chi phí cơ hội.
2. Kinh tế học ( Economics)
3. Kinh tế vi mô & Kinh tế vĩ mô
4. KTH thực chứng & KTH chuẩn tắc
5. Ba vấn đề cơ bản
6. Các mô hình KT giải quyết 3 vấn đề cơ bản
7. Đường giới hạn khả năng sản xuất
8. Thị trường
9. Sơ đồ chu chuyển kinh tế
Economics: Kinh tế học
Microeconomics: Kinh tế vi mô
Macroeconomics: Kinh tế vĩ mô
Positive Economics: Kinh tế học thực chứng
Normative Economics: Kinh tế học chuẩn tắc
Opportunity Cost: Chi phí cơ hội
Trade- off: Sự đánh đổi
Incentive: Động cơ khuyến khích

67
Marginal changes: Những thay đổi biên
Circular-flow diagram: Sơ đồ chu chuyển
Production Possibility Frontier- PPF: Đường giới hạn khả năng sản xuất
Traditional Economy: Nền kinh tế truyền thống
Command Economy: Nền kinh tế chỉ huy
Market Economy: Nền kinh tế thị trường
Mixed Economy: Nền kinh tế hỗn hợp
Market of products and services: Thị trường hàng hóa và dịch vụ

68
Market of factors: Thị trường các yếu tố sản xuất
Perfect Competition: Thị trường cạnh tranh hoàn toàn
Monopolistic Competition: Thị trường cạnh tranh độc quyền
Oligopoly: Thị trường độc quyền nhóm
Monopoly: Thị trường độc quyền hoàn toàn
Externality: Ngoại tác

69
70

You might also like