You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG www: nuce.edu.vn

BÀI GIẢNG

KINH TẾ HỌC VI MÔ
(03 Tín chỉ)

ThS. THIỀU THỊ THANH THÚY


Mobile: 0988.668.631
Email: thuyttt@nuce.edu.vn

HÀ NỘI - 08/2021
(2) Tài liệu học tập:
• Tài liệu học tập chính
[1] TS.Đinh Đăng Quang (2001), Kinh tế học cho kỹ sư kinh tế, Nhà
xuất bản Xây dựng.
[2] Bài giảng của giảng viên
• Tài liệu tham khảo
[1]. Vũ Kim Dũng, Nguyễn Văn Công (2012), Giáo trình kinh tế học
(Tập I), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
[2] David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (2008), Kinh tế
học vi mô, NXB Thống kê.

10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG www: nuce.edu.vn

CHƯƠNG 1

KINH TẾ HỌC VÀ NỀN KINH TẾ


1.1. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
• Khái niệm về Kinh tế học
Kinh tế học = Học thuyết kinh tế quốc dân
- Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài
nguyên khan hiếm để sản xuất ra các hàng hoá cần thiết và phân phối cho các
thành viên của xã hội.
- Kinh tế học nghiên cứu/giải thích các hành vi kinh tế (hành vi lựa chọn) của các
chủ thể kinh tế của nền kinh tế (Hộ gia đình, Doanh nghiệp, Chính phủ) trong
việc quyết định 3 vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế/doanh nghiệp:
(1) : Sản xuất cái gì ?
(2) : Sản xuất như thế nào ?
(3) : Sản xuất cho ai ?
- Kinh tế học là khoa học của sự lựa chọn
10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 4
2tr : hữu hạn
• Ở: ở ghép, ở ký túc xá
• Ăn: mua đồ về nấu
• Học hành: mượn thư viện, mua tài liệu foto
• Nghỉ ngơi, giải trí
• Đi lại: đi bus, đi bộ

10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 5


- Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu cách thức vận
hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng chủ thể
(hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) tham gia vào nền kinh tế nói
riêng
- Kinh tế học gồm 2 bộ phận cấu thành: Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
Kinh tế học = Kinh tế vi mô + Kinh tế vĩ mô
+ Giống nhau: Cả 2 bộ phận này đều phân tích nhằm giải thích các
hành vi kinh tế của các chủ thể kinh tế của nền kinh tế.
+ Khác nhau:
1) Khác nhau về phạm vi nghiên cứu.
2) Khác nhau về mức độ tổng hợp của việc phân tích.

10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 6


KINH TẾ VI MÔ
• Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hành vi kinh tế của từng chủ thể
(doanh nghiêp, hộ gia đình, Chính phủ...) tham gia vào nền kinh tế
VD: Doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi
nhuận, người tiêu dùng sẽ mua bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi ích
tiêu dùng,…
• Mức độ phân tích: Mức độ cụ thể cao, tổng hợp thấp
KINH TẾ VĨ MÔ
• Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc
dân
VD: Nghiên cứu vấn đề tăng trưởng của nền kinh tế, thất nghiệp, lạm phát,
cán cân thương mại, cán cân ngân sách,…
• Mức độ phân tích: Mức độ tổng hợp cao, cụ thể thấp

10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 7


1.2. Kinh tế học chuẩn tắc và kinh tế học thực chứng

Kinh tế học chuẩn tắc và kinh tế học thực chứng là hai hướng tiếp cận
khác nhau xuất phát từ 2 quan điểm khác nhau của quá trình nghiên cứu
kinh tế học.
- Kinh tế học chuẩn tắc:
Đưa ra các chỉ dẫn hoặc các khuyến nghị dựa theo cách đánh giá chủ quan
của người phát biểu (các nhà chính sách).
VD: - Cần phải giữ lạm phát ở mức 1 con số.
- Chính phủ nên nâng mức lương tối thiểu
- Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ người nghèo

10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 8


- Kinh tế học thực chứng:
Giải thích sự hoạt động của nền kinh tế một cách khách quan và khoa học
(cách phát biểu của nhà khoa học).
Mục đích của kinh tế học thực chứng nhằm:
+ Giải thích có căn cứ khoa học sự hoạt động của nền kinh tế
+ Dự đoán nền kinh tế sẽ phản ứng như thế nào trước những thay
đổi của hoàn cảnh (các chính sách kinh tế)
VD: Nếu CP tăng lương cho người lđ 10% thì thất nghiệp tăng 5%

10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 9


1.3. Sự khan hiếm nguồn lực và các nguyên tắc kinh tế
- Nguồn lực khan hiếm:
Nguồn lực hữu hạn >< Nhu cầu vô hạn
(tài nguyên, sức lao động, đất đai)
→ Phải lựa chọn, quyết định sử dụng nguồn lực của nền kinh tế một cách
hiệu quả nhất hay sử dụng một cách tiết kiệm nhất để thoả mãn tốt nhất
các nhu cầu của mọi người trong xã hội.
- Nguyên tắc lựa chọn kinh tế tối ưu:
+ Tối đa hoá lợi ích khi sử dụng một nguồn lực xác định
+ Tối thiểu hoá chi phí nguồn lực đối với những lợi ích xác định

10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 10


Ví dụ:
• Đối với doanh nghiệp:
+ Nguồn lực sản xuất xác định → tối đa hoá sản lượng sản xuất
+ Sản lượng sản xuất xác định → tối thiểu hoá nguồn lực sản xuất sử
dụng (tối thiểu hoá chi phí)
• Đối với người tiêu dùng:
+ Nguồn lực tiêu dùng (ngân sách tiêu dùng) xác định → tối đa hoá
lợi ích tiêu dùng
+ Lợi ích tiêu dùng xác định → tối thiểu hoá nguồn lực tiêu dùng
(ngân sách tiêu dùng)
VD: Đường sắt Cát Linh Hà Đông
600trUSD/13km, hơn 800trUSD/13km

10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 11


1.4 Đường giới hạn khả năng sản xuất và chi phí cơ hội

Giả thiết:
Một nền kinh tế/doanh nghiệp có 1 nguồn lực sản xuất (đất
đai, lao động, …) nhất định có khả năng sản xuất 2 loại sản phẩm
hàng hóa/dịch vụ X và Y.
1) Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF):
Đường PPF là đường đồ thị biểu diễn các phương án sản xuất
có hiệu quả 2 loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ nghĩa là các phương
án sử dụng triệt để các nguồn lực sản xuất hiện có (các đầu vào và
công nghệ sản xuất cho trước) để có thể đạt được mức sản lượng
sản xuất tối đa.
10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 12
Y
PPF (Production
C
Possibility Frontier)

B
YE • E
• F
YF

A
0 XE XF’ A XF X

10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 13


+ Các phương án sản xuất nằm trên đường PPF là các phương án sản
xuất hiệu quả (VD: các phương án A, B, C)
+ Các phương án sản xuất thuộc miền trong đường PPF là các phương án
sản xuất kém hiệu quả (VD: phương án E)
+ Các phương án thuộc miền ngoài đường PPF là các phương án sản xuất
không khả thi (VD: phương án F)
- Chú ý:
+ Khi nguồn lực sản xuất thay đổi thì đường PPF dịch chuyển: nếu bổ
sung nguồn lực hoặc cải tiến công nghệ thì đường PPF dịch chuyển sang
phải và ngược lại nếu nguồn lực sản xuất suy giảm thì đường PPF dịch
chuyển về bên trái.
+ Khi không có nguồn lực sản xuất thì PPF suy biến thành 1 điểm (điểm
0) tại gốc toạ độ.
10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 14
2) Chi phí cơ hội (Opportunity Cost)
- Khái niệm chi phí cơ hội:
Chi phí cơ hội là phần thu nhập bị hy sinh do bỏ qua cơ hội khác.
Ví dụ: Một người có 500 trđ và cất giữ tại nhà. Nếu gửi tiền vào
ngân hàng với lãi suất kỳ hạn 1 tháng là 0,5% thì sau một tháng có khoản
lãi là 2,5 trđ. Như vậy chi phí cơ hội cho việc giữ tiền là số tiền lãi bị bỏ qua
(2,5trđ)
Chú ý:
- Không có các cơ hội khác nhau để lựa chọn thì không nói đến “chi phí cơ
hội”
- Khi có nhiều cơ hội lựa chọn thì chi phí cơ hội là phần thu nhập tốt nhất
bị hy sinh do bỏ qua cơ hội ấy.
10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 15
1.5 Biến số kinh tế
- Khái niệm: Biến số kinh tế là đại lượng mô tả hoặc phản ánh các kết
quả kinh tế, các hiện tượng kinh tế hay các quá trình kinh tế diễn ra
trong nền kinh tế quốc dân.
VD: chỉ số lạm phát (CPI), tỉ lệ thất nghiệp, GDP,...
- Tác dụng:
+ Là công cụ phân tích kinh tế quan trọng giúp phát hiện các
vấn đề kinh tế trong nền kinh tế nhằm tìm hiểu, giải thích chúng.
+ Kiểm nghiệm những lập luận lý thuyết hay những mô hình
mang tính lý thuyết.

10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 16


- Các dạng sắp xếp biến số:
+ Dãy số thời gian: chuỗi các trị số đo của biến số được sắp xếp
theo thứ tự thời gian.
+ Số liệu chéo: giá trị một biến số kinh tế ở một thời điểm theo các
tiêu thức phân tổ thống kê khác nhau.
VD: Số người lao động phân theo độ tuổi, giới tính, trình độ nghề...
+ Chỉ số: mức độ giữa giá trị đo của một biến số kinh tế với một giá
trị gốc nào đó. (I)
- Các loại biến số:
+ Biến số có đơn vị đo không bằng tiền: tỷ lệ lạm phát, thất
nghiệp,…
+ Biến số có đơn vị đo bằng tiền: GDP, doanh thu, chi phí, lợi nhuận,

- Biến số danh nghĩa: biến số kinh tế được đo theo mức giá hiện
hành tại thời điểm đo.
- Biến số thực tế: biến số kinh tế được đo theo mức giá cố định.
10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 17
1.6. Mô hình kinh tế
- Khái niệm: Mô hình kinh tế là mô hình mô tả một thực
tế kinh tế của nền kinh tế hay mô tả các hành vi kinh tế của các
chủ thể kinh tế trong nền kinh tế.
- Tác dụng: Phân tích, lí giải và rút ra những nhận định về
hoạt động kinh tế của nền kinh tế.
- Các loại mô hình kinh tế: thường được biểu diễn dưới 2
dạng:
+ Hàm số
+ Hình ảnh

10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 18


1) Mô hình kinh tế dưới dạng hình ảnh
• Mô hình kinh tế có thể được biểu P
diễn dưới dạng hình ảnh như đồ thị QSx
hay hình vẽ như:
- Đồ thị cung cầu về một hàng
hoá hay dịch vụ X …
QDx
- Mô hình dòng luân chuyển kinh
tế vĩ mô của nền kinh tế đóng giản
đơn hoặc nền kinh tế mở… Q

10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 19


2) Mô hình kinh tế dưới dạng hàm số
Ví dụ:
- Hàm cầu về một hàng hoá X mô tả mối quan hệ giữa
lượng cầu hàng hoá X và các nhân tố ảnh hưởng tới lượng cầu
hàng hoá X
QXD = f(UX, PX, PY, PZ, T, …)
- Hàm cung về một hàng hoá X mô tả mối quan hệ giữa
lượng cung hàng hoá X và các nhân tố ảnh hưởng tới lượng cung
hàng hoá X
QXS = f(PX, CĐV, NX, tx …)
- Hàm tổng cung, tổng cầu, hàm tiêu dùng, hàm đầu tư,…
được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô.
10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 20
Tính đơn giản hoá của mô hình kinh tế
Khi xây dựng mô hình kinh tế thường chủ động bỏ qua
một vài yếu tố, chi tiết của thực tế kinh tế để thuận lợi cho
việc nghiên cứu, phân tích đánh giá đồng thời tập trung vào
những yếu tố chính ảnh hưởng đến thực tế kinh tế.
Ví dụ:
QXD = f (UX , PX , PY , PZ , T ,...)

10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 21


1.7. Các mô hình nền kinh tế

Mô hình nền kinh tế chỉ huy (Kế hoạch hóa tập


trung, quan liêu, bao cấp)

Mô hình nền kinh tế thị trường tự do (Hoạt động


theo các quy luật kinh tế khách quan của TT)

Mô hình nền kinh tế hỗn hợp (Nền kinh tế thị


trường có sự can thiệp của Chính phủ)

10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 22


1) Mô hình nền kinh tế chỉ huy
- Khái niệm:
Mô hình nền kinh tế chỉ huy là mô hình mô tả một nền kinh tế mà
trong đó việc giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản (sản xuất cái gì, sản xuất
cho ai, sản xuất như thế nào) do Nhà nước quyết định theo phương thức
kế hoạch hoá tập trung thống nhất.
- Đặc trưng:
+ Nhà nước can thiệp (chỉ huy) trực tiếp và toàn diện vào các hoạt động
sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong xã hội.
+ Không chấp nhận sự tồn tại của thị trường và sự chi phối của các quy
luật kinh tế khách quan của thị trường
+ Giữa người sản xuất và người tiêu dùng không có mối liên hệ mật thiết.
10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 23
Nhà nước

Doanh nghiệp Hộ gia đình

10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 24


1) Mô hình nền kinh tế chỉ huy
- Ưu điểm:
+ Có khả năng to lớn trong việc giải quyết nhu cầu xã hội
+ Hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và bất công xã hội

- Nhược điểm:
+ Không kích thích sản xuất và tiêu dùng phát triển
+ Bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả
+ Phân phối và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả
+ ...
10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 25
2) Mô hình nền kinh tế thị trường tự do
- Khái niệm:
Mô hình nền kinh tế thị trường tự do là mô hình nền kinh
tế vận hành theo cơ chế thị trường, nghĩa là nền kinh tế hàng
hoá tự điều chỉnh bằng “bàn tay vô hình” hay bằng các quy luật
kinh tế khách quan của thị trường mà không có sự can thiệp của
Chính phủ
- Đặc trưng:
+ Không có sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động kinh
tế của nền kinh tế.
+ Chấp nhận sự tồn tại của thị trường và sự chi phối của các
quy luật kinh tế khách quan của thị trường
10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 26
- Ưu điểm:
+ Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng phát triển
+ Phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
- Nhược điểm:
+ Nhiều vấn đề xã hội không được giải quyết thoả đáng như
ô nhiễm môi trường, phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội,…
VD: Chỉ số Gini
0-1
Bình đẳng – Bất bình đẳng
1993: 0,35, 2001: 0,41
10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 27
3) Mô hình nền kinh tế hỗn hợp
- Khái niệm:
Mô hình nền kinh tế hỗn hợp là mô hình nền kinh tế vận hành theo
cơ chế thị trường có sự can thiệp của Chính phủ.
- Đặc trưng:
+ Tôn trọng vai trò của thị trường: phát triển các quan hệ cung
cầu, cạnh tranh, vai trò của giá cả thị trường...
+ Tăng cường vai trò can thiệp của Nhà nước: Nhà nước can
thiệp vào nền kinh tế bằng luật pháp và bằng các chính sách kinh tế vĩ
mô (Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối
ngoại,…)
+ Các thể chế tư nhân và công cộng cùng kiểm soát nền kinh tế.
Các thành phần kinh tế đều bình đẳng và cùng tồn tại.
10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 28
Bao cấp Cu Ba Việt Nam Mỹ Tự do

10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 29


3) Mô hình nền kinh tế hỗn hợp
Mô hình nền kinh tế hỗn hợp phát huy được những ưu điểm,
hạn chế được những nhược điểm của các mô hình nền kinh tế khác
như:
+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
+ Có khả năng bảo đảm sự tăng trưởng của nền kinh tế.
+ Có khả năng giải quyết các vấn đề xã hội như môi trường sinh
thái, công bằng xã hội, an ninh quốc phòng.
Hiện nay, hầu hết các nước đều tổ chức và quản lý nền kinh tế
theo mô hình nền kinh tế hỗn hợp phù hợp với đặc điểm tình hình
cụ thể của mỗi nước với mức độ can thiệp của Chính phủ khác nhau.

10/5/2021 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 30

You might also like