You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG www: nuce.edu.vn

CHƯƠNG 5

CÁC HÌNH THÁI THỊ TRƯỜNG VÀ


QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT CỦA
DOANH NGHIỆP
5.1 Tổng quan về các hình thái thị trường

Có nhiều cách phân loại hình thái thị trường.


Theo mức độ và phương thức ảnh hưởng của người bán tới giá cả
hàng hoá trên thị trường, thị trường có thể phân chia thành 3 hình thái:
+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (CTHH)
+ Thị trường độc quyền thuần tuý (ĐQ)
+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (CTKHH)

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 2


1) Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (TTCTHH)
Thị trường CTHH là hình thái thị trường mang tính lý thuyết, có các
đặc trưng chủ yếu sau:
+ Có rất nhiều người bán và rất nhiều người mua.
+ Hàng hoá cung ứng trên thị trường đồng nhất (giống hệt nhau).
+ Không có sự can thiệp về giá của Chính phủ/người có thẩm quyền.
+ Những người tham gia thị trường (cả người bán và người mua) đều
có đủ thông tin về thị trường.
+ Việc tham gia hay rút lui khỏi thị trường của người bán và người mua
đều dễ dàng và tự do.
+ Những người tham gia thị trường đều có thế lực thị trường rất nhỏ,
không cá nhân nào có khả năng tác động làm thay đổi thị trường → những
người tham gia thị trường là những người chấp nhận giá: mua và bán theo
mức giá cân bằng thị trường.
Việc nghiên cứu hình thái TTCTHH, mặc dù mang tính lý thuyết, sẽ
giúp cho việc nghiên cứu tiếp cận thị trường thực tế được dễ dàng hơn.
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 3
2) Thị trường độc quyền thuần tuý (độc quyền 1 người bán, độc quyền
đơn phương, độc quyền bán) - TTĐQ
Thị trường độc quyền thuần túy là hình thái thị trường ít gặp trên thực
tế. Ở thị trường này chỉ có một người bán duy nhất và người bán đó có
sức mạnh thị trường rất lớn.
Đặc điểm của thị trường độc quyền thuần túy (TTĐQ):
+ Có nhiều người mua nhưng có duy nhất 1 người bán. Người
bán gọi là nhà độc quyền bán hay doanh nghiệp độc quyền (DNĐQ).
+ Nhà độc quyền/DNĐQ không có đối thủ cạnh tranh hiện thời
nên có thế lực thị trường rất lớn: doanh nghiệp có thể tự quyết định
mức giá bán và sản lượng hàng hoá cung ứng cho thị trường để có thể
thu được mức lãi tối đa.
+ Đường giá của DNĐQ trùng với đường cầu thị trường.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 4


● Nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện doanh nghiệp độc quyền 1 người
bán:

+ Doanh nghiệp có phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ để sản
xuất 1 loại hàng hoá được luật pháp bảo hộ quyền sở hữu.
+ Doanh nghiệp có độc quyền sở hữu 1 hay 1 số yếu tố sản xuất (tài
nguyên) để sản xuất 1 loại hàng hoá.
+ Doanh nghiệp độc quyền do Nhà nước chỉ định hay quyết định
(Ví dụ: DN cung cấp dịch vụ viễn thông, khai thác khoáng sản quý hiếm,...)
+ Doanh nghiệp đạt được tính kinh tế của quy mô

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 5


3) Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (TTCTKHH)

- Thị trường không phải là thị trường cạnh tranh hoàn hảo hay độc quyền
thuần tuý được gọi chung là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là hình thái thị trường thường
gặp trong thực tế và rất đa dạng.
- Có 2 hình thái thị trường cạnh tranh không hoàn hảo phổ biến:
+ Độc quyền tập đoàn/độc quyền nhóm/thiểu số độc quyền
+ Cạnh tranh độc quyền

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 6


● Thị trường độc quyền tập đoàn
Đặc trưng cơ bản của thị trường độc quyền tập đoàn:
+ Chỉ có 1 số ít người bán → hình thành tập đoàn độc quyền
+ Hàng hoá và dịch vụ trao đổi trên thị trường có 2 loại:
Hàng hoá dịch vụ đồng nhất → Thị trường độc quyền tập đoàn thuần tuý
Hàng hoá dịch vụ không đồng nhất nhưng có khả năng thay thế tốt cho
nhau → Thị trường độc quyền tập đoàn phân biệt
Ví dụ: Thị trường xe máy, ô tô...
+ Việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới tương đối khó khăn
+ Số lượng người bán ít → Doanh nghiệp độc quyền tập đoàn có khả
năng ảnh hưởng lớn tới giá cả → Ảnh hưởng tới người bán khác trên thị trường
→ Các doanh nghiệp độc quyền tập đoàn vừa liên minh với nhau vừa bí mật
cạnh tranh nhau.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 7


● Thị trường cạnh tranh - độc quyền
Đặc trưng cơ bản của thị trường cạnh tranh – độc quyền:
- Có nhiều người bán 1 loại sản phẩm hàng hoá nhất định nhưng
hàng hoá của từng người bán không đồng nhất mà ít nhiều khác nhau.
- Hàng hoá trao đổi trên thị trường tương đồng về tính năng, công
dụng nhưng khác nhau về bao gói sản phẩm, bao gói.
Ví dụ: Thị trường nước mắm, thị trường bánh trung thu, …
- Các doanh nghiệp cạnh tranh - độc quyền thu hút khách hàng chủ
yếu bằng cách tăng dịch vụ khách hàng (như tăng thời gian bảo hành...)
chứ không phải bằng giảm giá.
- Việc gia nhập thị trường của người bán tương đối dễ dàng.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 8


5.2 Quyết định sản xuất của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
hảo (DNCTHH)
1) Đường giá của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo (DNCTHH)
● Khái niệm về đường giá của doanh nghiệp: Đường giá của doanh
nghiệp là đường mô tả mức giá bán hàng hoá/dịch vụ của doanh nghiệp
(P) trong mối quan hệ với khối lượng hàng hoá/dịch vụ tiêu thụ (Q).
P = f(Q)
● Hình dáng đường giá của DNCTHH: DNCTHH là người chấp nhận giá,
bán hàng hóa theo mức giá cân bằng thị trường (PM) → Đường giá của
DNCTHH là đường thẳng song song với trục Q tại mức giá cân bằng thị
trường (PM).

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 9


TTCTHH DNCTHH
P P

Q Q

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 10


2) Doanh thu cận biên của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo:
TR = P.Q  MR = TR’Q
DNCTHH: P = const → MR = (P.Q)’ = P → Đường doanh thu cận biên
(MR) trùng với đường giá (P) của doanh nghiệp.
3) Điều kiện tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo:
Xuất phát từ điều kiện tối đa hoá lợi nhuận tổng quát: MR =MC
mà đối với DNCTHH: MR = P → Điều kiện tối đa hóa lợi nhuân của
DNCTHH là: MC = P → QTƯ
→ Bản chất đường cung cá nhân của DNCTHH là đường chi phí cận
biên → Ứng dụng: Khi biết hàm cung của DNCTHH có thể suy ra đường chi
phí cận biên và ngược lại.
Ví dụ: Một DNCTHH có hàm chi phí cận biên: MC = 50 – 2Q
→ Hàm cung cá nhân của doanh nghiệp là P = 50 – 2Q
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 11
4) Quyết định sản xuất tối đa hoá lợi nhuận của DNCTHH

- Trường hợp 1: P > ATCmin (P = P1)


TR = P1.Q1
TC = ATCQ1.Q1
TGmax = TR – TC = P1.Q1 - ATCQ1.Q1 = (P1 – ATCQ1).Q1 > 0
→ P > ATCmin: Doanh nghiệp CTHH có lãi
- Trường hợp 2: P = ATCmin (P = P2)
TR = P2.Q2
TC = ATCQ2.Q2
TGmax = TR – TC = P2.Q2 - ATCQ2.Q2 = (P2 – ATCQ2).Q2 = 0
→ P = ATCmin là mức giá hoà vốn của doanh nghiệp CTHH

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 12


P
MC

ATC
P1
ATCQ1

Q1 Q

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 13


P MC

ATC

P2

Q2 Q

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 14


- Trường hợp 3: AVCmin < P < ATCmin (P = P3)
TR = P3.Q3
TC = ATCQ3.Q3
TGmax = TR – TC = P3.Q3 - ATCQ3.Q3 = (P3 – ATCQ3).Q3 < 0
→ AVCmin < P < ATCmin: Doanh nghiệp CTHH bị lỗ
Vấn đề: Doanh nghiệp tiếp tục sản xuất sản xuất hay đóng cửa sản xuất?
So sánh TR ~ VC:
+ Nếu TR > VC: DN có thể tiếp tục sản xuất một thời gian vì tổng
doanh thu (TR) còn đủ bù đắp chi phí biến đổi (VC) và một phần chi phí cố
định (FC)
+ Nếu TR ≤ VC: Doanh nghiệp đóng cửa sản xuất
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 15
P
MC

ATC

ATCQ3
AVC

Q3 Q

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 16


- Trường hợp 4: P ≤ AVCmin (P = P4)
TR = P4.Q4
VC = AVCQ4.Q4
TR – VC = P4.Q4 - AVCQ4.Q4 = (P4 – AVCQ4).Q4 = 0
→ DNCTHH nên quyết định đóng cửa sản xuất
→ P = AVCmin là mức giá đóng cửa sản xuất của DNCTHH

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 17


P
MC

ATC

AVC

P4

Q4 Q

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 18


5.3 Quyết định sản xuất của doanh nghiệp độc quyền thuần tuý
(DNĐQ)
1) Đường giá và doanh thu cận biên của DNĐQ
- Đường giá của DNĐQ trùng với đường cầu thị trường
Chú ý :
- DNĐQ không có đường cung vì lượng cung ứng phụ thuộc cầu thị
trường
- Doanh thu cận biên của DNĐQ luôn nhỏ hơn giá bán: MR < P

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 19


P

B/A

Q = - AP + B

Q
B/2 MR B

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 20


2) Quyết định sản xuất tối đa hoá lợi nhuận của DNĐQ
(1) Xác định khối lượng cung ứng độc quyền:
Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận: MR = MC → Qtư = Qđ
Qđ : Khối lượng cung ứng độc quyền
(2) Xác định giá bán độc quyền:
Đường giá của DNĐQ: P = P(Q)  Pđ = P(Qđ)
Pđ : Giá bán độc quyền
(3) Tính toán lợi nhuận độc quyền tối đa:
Tính toán: TR = Pđ.Qđ
TC = ATCQđ.Qđ
TGmax = TR – TC = Pđ.Qđ - ATCQđ.Qđ = (Pđ – ATCQđ).Qđ

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 21


MC
TGmax

ATC

ATCQđ P

Qđ MR B

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 22


3) Sức mạnh độc quyền của DNĐQ – Chỉ số Lerner

Sức mạnh độc quyền của DNĐQ có thể được đánh giá bằng chỉ số
Lerner (ký hiệu là L) do Abba Lerner nêu ra năm 1934:

(0 < L < 1)

P: Giá bán độc quyền (P = Pđ)


MC: Chi phí cận biên ứng với mức sản lượng tối ưu (MC = MC(Qđ)
L càng lớn thể hiện sức mạnh thị trường của DNĐQ càng cao

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 23


M
A
MC

C
PC
B
P
N MR

Qđ Qc B

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 24


• Thặng dư sản xuất (PS) = Giá thực tế - Giá mà doanh nghiệp sẵn sàng bán
• Thăng dư tiêu dùng (CS) = Giá mà người tiêu dùng sẵn sàng mua – Giá
thực tế
• Phúc lợi ròng xã hội (NSB) = Thặng dư sản xuất (PS) + Thăng dư tiêu dùng
(CS)
→ Phần phúc lợi ròng bị mất không do sức mạnh độc quyền của DNĐQ
biểu thị bằng diện tích ∆ABC

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 25


4) Định giá phân biệt
- Để tăng lợi nhuận, DNĐQ thường sử dụng công cụ định giá phân biệt
tức là phân biệt đối xử bằng giá nhằm chuyển thặng dư tiêu dùng sang thặng dư
sản xuất của DN.
- Các hình thức phân biệt giá:
+ Phân biệt giá theo khối lượng tiêu dùng: Đặt giá khác nhau đối với
những nhóm khách hàng tiêu dùng những khối lượng khác nhau (khách hàng
tiêu dùng khối lượng nhỏ đặt giá cao hơn khách hàng tiêu dùng khối lượng lớn)
+ Phân biệt giá theo đường cầu riêng biệt của khách hàng theo nguyên
tắc đảm bảo điều kiện tối đa hoá lợi nhuận đối với từng nhóm khách hàng.
+ Phân biệt giá theo thời gian: Thời gian khác nhau đặt giá khác nhau
+ Một số hình thức phân biệt giá theo thời gian khác như: Bán kèm (bàn
cạo râu của hãng nào đi kèm với dao cạo của hãng ấy), định giá 2 phần (VD:
cước điện thoại gồm cước cố định và cước cuộc gọi, tiền vào công viên gồm có
tiền vé vào cửa và chơi trò nào tính tiền trò ấy…)
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 26
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG www: nuce.edu.vn

BÀI TẬP CHƯƠNG 5


(Các hình thái thị trường và quyết định sản xuất của DN)
(1) Bài tập trắc nghiệm
Chọn 01 phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau:
1) Một DNCTHH có hàm tổng chi phí TC = Q2 + Q + 169, trong đó Q sản lượng
sản xuất (Đơn vị sản phẩm) và TC tính bằng USD. Giá cả thị trường của hàng hóa
là 55 USD/Đơn vị sản phẩm. Lợi nhuận tối đa doanh nghiệp có thể thu được là:
a. 640 USD. b. 460 USD.
c. 560 USD. d. 650 USD.
e. Các phương án trên đều sai.
2) Với DNCTHH nêu ở câu 1, mức giá hòa vốn của doanh nghiệp là:
a. 47 USD/Đơn vị sản phẩm b. 37 USD/Đơn vị sản phẩm .
c. 27 USD/Đơn vị sản phẩm . d. 17 USD/Đơn vị sản phẩm .
e. Các phương án trên đều sai.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 28


3) Một DNĐQ có hàm tổng chi phí TC = Q2 + 2Q + 100, có đường giá là P = 122 – Q
(Q sản lượng sản xuất (Đơn vị sản phẩm) và TC tính bằng USD). Khối lượng cung
ứng độc quyền của doanh nghiệp là:
a. 20 Đơn vị sản phẩm . b. 30 Đơn vị sản phẩm.
c. 40 Đơn vị sản phẩm. d. 50 Đơn vị sản phẩm.
4) Cũng DNĐQ nêu ở câu 3, giá bán độc quyền của doanh nghiệp là:
a. 88 USD/Đơn vị sản phẩm. b. 90 USD/Đơn vị sản phẩm.
c. 92 USD/Đơn vị sản phẩm. d. Các phương án trên đều sai.
5) Cũng DNĐQ nêu ở câu 3, lợi nhuận độc quyền của doanh nghiệp là:
a. 1600 USD b. 1700 USD
c. 1800 USD d. Các phương án trên đều sai.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 29


(2) Bài tập tự luận
1) Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo bán hàng hóa với mức giá thị
trường P = 123. Doanh nghiệp có hàm tổng chi phí: TC = 500 + 3Q + Q2
với Q là số lượng hàng hóa bán (đơn vị sản phẩm), TC tính bằng USD.
Yêu cầu:
1. Xác định các hàm chi phí ngắn hạn của doanh nghiệp: FC, VC, MC,
ATC, AVC và AFC.
2. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cần quyết định sản xuất và tiêu
thu bao nhiêu đơn vị sản phẩm?
3. Xác định tổng lợi nhuận tối đa doanh nghiệp có thể đạt được.
4. Xác định mức giá hòa vốn và mức giá đóng cửa sản xuất của doanh
nghiệp.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 30


2) Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo xác định được hàm tổng chi
phí bình quân là ATC = 2 + 2Q + 75/Q (Q là sản lượng có đơn vị tính là
đơn vị sản phẩm, ATC có đơn vị tính là USD/đơn vị sản phẩm).
Yêu cầu:
1. Xác định hàm tổng chi phí (TC) và hàm chi phí cận biên (MC) của
doanh nghiệp.
2. Xác định mức sản lượng tối ưu của doanh nghiệp và lợi nhuận tối
đa doanh nghiệp có thể đạt được nếu giá thị trường là 30 USD/đơn vị
sản phẩm.
3. Nếu giá thị trường giảm xuống mức 10 USD/đơn vị sản phẩm thì
sản lượng tối ưu và lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp thay đổi thế
nào? Ở mức giá này doanh nghiệp có nên tiếp tục sản xuất hay không?
Vì sao?
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 31
3) Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có chi phí cố định là 100
USD và hàm cung cá nhân là Q = 0,5(P – 1).
Yêu cầu:
1. Xác định các hàm chi phí ngắn hạn: TC, VC, MC, ATC, AVC và AFC
của doanh nghiệp.
2. Xác định mức giá hòa vốn và mức sản lượng hòa vốn của doanh
nghiệp.
3. Xác định mức sản lượng tối ưu và tổng lợi nhuận tối đa doanh
nghiệp có thể thu được nếu giá thị trường là 39 USD/đơn vị sản phẩm.
4. Nếu giá thị trường giảm xuống mức 7 USD/đơn vị sản phẩm thì
doanh nghiệp có nên tiếp tục sản xuất hay nên đóng cửa sản xuất? Vì
sao?

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 32

You might also like