You are on page 1of 3

TS Đỗ Mỹ Trang_ Khoa KTPT

TÀI LIỆU ÔN TẬP CH5 VÀ 6 _ PHẦN I


Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo có nhiều hãng sản xuất với quy mô rất lớn.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản phẩm của các hãng không giống nhau,
người mua có thể phân biệt được hàng hóa của người bán.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thông tin về người bán, người mua, về giá
cả, số lượng, chất lượng đều được biểu lộ rõ ràng trên thị trường.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo người mua không hiểu (biết) thông tin về
sản phẩm, về người bán trên thị trường
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, rào cản thị trường là không có, các hãng có
thể tự do ra vào thị trường mà không có trở ngại nào.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo hãng là người quyết định mức giá bán, cung
của hãng tương đối lớn so với cung trên thị trường.
Hãng cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường, vì vậy khi tham gia vào
thị trường hãng là người chấp nhận giá của thị trường.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo đường cầu về sản phẩm của hãng là đường
nằm ngang do hãng có sức mạnh thị trường tương đối lớn.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo đường cầu của hãng chính là đường doanh
thu cận biên và nhỏ hơn doanh thu bình quân của hãng (P= AR< MR).
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, điều kiện cần để hãng tối đa hóa lợi nhuận
trong ngắn hạn là giá thị trường bằng với chi phí biên của hãng.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hãng sản xuất mức sản lượng để tối đa hóa
lợi nhuận tại đó P = MC
Để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn hãng độc quyền sản xuất ở mức sản lượng
Q* mà tại đó P = MC.
Một số nguyên nhân dẫn đến độc quyền: do kiểm soát các nguồn lực đầu vào sản
xuất, do quy định của chính phủ và do được bảo vệ bản quyền.
Trong thị trường độc quyền, rào cản gia nhập thị trường là tương đối thấp, các
hãng có thể gia nhập và rút lui khỏi thị trường dễ dàng.
TS Đỗ Mỹ Trang_ Khoa KTPT

Hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí như sau: TC = Q2 + Q + 100.
Trong đó Q là sản lượng, P tính bằng $/đơn vị sản phẩm
a. Xác định MC, FC, VC, AFC, AVC, ATC
b. Nếu giá thị trường là 35 thì doanh nghiệp quyết định sản xuất như thế nào để
tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận tối đa đó?
c. Xác định giá và sản lượng hòa vốn của hãng. Khi giá thị trường giảm xuống 5
USD, doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất hay đóng cửa, tại sao?
Cho hàm tổng chi phí của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là TC = Q2 + 3Q +
200. Nếu giá thị trường P = 25 nghìn đồng, thì:
a. Xác định điểm đóng cửa sản xuất của hãng? Tại P = 25 hãng nên tạm thời
đóng cửa sản xuất hay tiếp tục sản xuất?
b. Xác định mức sản lượng tối ưu và lợi nhuận tối đa của hãng tại mức giá thị
trường P =25?
c. Viết phương trình đường cung của hãng
Một hãng sản xuất quạt trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm TC =
Q2 + 2Q + 121 , trong đó Q là sản lượng và TC là tổng chi phí. ĐVT: USD
a. Xác định AFC, AVC, ATC và MC.
b. Hãng sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận nếu giá bán sản phẩm
trên thị trường là 38USD. Tính mức lợi nhuận đó.
c. Xác định mức giá và sản lượng hòa vốn của hãng.
Một hãng độc quyền có MC không đổi là 300USD, MR=1000 – 2Q. Khi hãng
sản xuất 500 sản phẩm thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm là 365USD.
a. Nếu được toàn quyền hành động thì hãng sẽ sản xuất ở mức giá và sản lượng
nào để tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận.
b. Giả sử Chính phủ quy định mức thuế t = 20USD/đvsp, đánh vào hãng độc
quyền. Khi đó giá bán, sản lượng và lợi nhuận của hãng theo đuổi sẽ thay đổi như
thế nào?
Một hãng độc quyền sản xuất với chi phí là:
TC = 100 – 5Q + Q2 và có hàm cầu: PD = 55 – 2Q
a. Xác định giá và sản lượng tối ưu để hãng đạt lợi nhuận tối đa? Tính lợi nhuận
của hãng?
b. Tính phần thặng dư của người tiêu dùng?
TS Đỗ Mỹ Trang_ Khoa KTPT

c. Nếu hãng hành động như người chấp nhận giá và đặt P = MC thì sản lượng sẽ
là bao nhiêu? Lúc đó lợi nhuận được tạo ra là bao nhiêu?

You might also like