You are on page 1of 8

BÀI TẬP

Chương V: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN TOÀN


PHẦN 1:
Câu 1: Các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn đạt được trạng thái cân bằng
ngắn hạn khi:
A. P = MC = MR.
B. P = AVC
C. P = AC.
D. P = AFC
Câu 2: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ chọn lựa mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
khi:
A. Giá bán bằng chi phí biên trong phần đường chi phí biên dốc xuống.
B. Giá bán bằng chi phí biên trong phần đường chi phí biên dốc lên.
C. Giá bán cao hơn chi phí biến đổi trung bình.
D. Giá bán bằng với chi phí biến đổi trung bình.
Câu 3: Doanh thu cận biên của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo:
A. Nhỏ hơn giá vì khi bán nhiều sản phẩm doanh nghiệp phải hạ giá.
B. Bằng giá bán sản phẩm
C. Lớn hơn giá bán sản phẩm
D. Tùy thuộc vào quyết định của từng doanh nghiệp
Câu 4: Điều gì sẽ xảy ra khi một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn giảm giá sản phẩm của
mình xuống thấp hơn giá thị trường?
A. Tất cả các doanh nghiệp khác cũng sẽ giảm giá.
B. Doanh nghiệp sẽ không tối đa hoá được lợi nhuận của mình.
C. Doanh nghiệp sẽ có thị phần lớn hơn và điều này làm cho doanh nghiệp có lợi.
D. Tất cả các doanh nghiệp khác sẽ bị loại ra khỏi ngành.
Câu 5: Đường cung thị trường:
A. Là tổng số lượng các đường cung của các hãng.
B. Là ít co dãn hơn so với các đường cung của tất cả các hãng.
C. Là đường chi phí cận biên của hãng cuối cùng gia nhập thị trường.
D. Luôn luôn là đường nằm ngang.
Câu 6: Điểm đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là điểm mà ở đó:
A. Giá bằng chi phí cận biên.
B. Chi phí cố định trung bình bằng chi phí cận biên.
C. Giá bằng chi phí biến đổi trung bình tối thiểu.
D. Tổng chi phí trung bình bằng chi phí cận biên.

1
Câu 7: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tiếp tục sản xuất mặc dù bị lỗ khi giá bù đắp
được:
A. Chi phí trung bình.
B. Chi phí biến đổi trung bình.
C. Chi phí cận biên.
D. Chi phí cố định trung bình.
Câu 8: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí TC = Q2 + Q + 144. Mức
giá và sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp này là:
A. P = 40, Q = 19.
B. P = 28, Q = 18.
C. P = 25, Q = 12
D. P = 12, Q = 26.
Câu 9: Hàm tổng chi phí của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là TC = Q2 + 2Q+ 150.
Câu phát biểu nào sau đây không đúng?
A. TFC = 150.
B. TVC = 150 + 2Q
C. MC = 2Q + 2
D. AVC = Q + 2
Câu 10: Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng Q* thì:
A. P = AVC
B. P = AC.
C. P > MC.
D. P = MC
Câu 11: Đường cầu nằm ngang của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo hàm ý rằng:
A. Doanh nghiệp là người chấp nhận giá.
B. Doanh nghiệp mua bao nhiêu cũng được theo giá thị trường.
C. Doanh nghiệp có thể bán toàn bộ lượng hàng hóa muốn bán theo giá thị trường.
D. Doanh nghiệp có thể bị lỗ.
Câu 12: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q2 +2Q +225. Mức
sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp này là:
A. Q = 15.
B. Q = 12.
C. Q = 13.
D. Q = 14.
Câu 13: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q2 +2Q +29. Hàm
cung sản phẩm ngắn hạn của doanh nghiệp là:
A. P = 2Q +2
B. P = 2Q +29.
2
C. P = Q2 +2Q
D. P = Q + 2 + 29/Q
Câu 14: Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, một hãng đặt giá cao hơn giá hiện hành:
A. Sẽ mất dần một ít khách hàng của mình.
B. Sẽ mất tất cả khách hàng của mình.
C. Có thể giữ được khách hàng của mình nếu chất lượng hàng hoá của mình cao hơn của
những đối thủ cạnh tranh khác.
D. Sẽ không mất khách hàng nếu giá của nó bằng chi phí cận biên của nó.
Câu 15: Khi giá lớn hơn mức tối thiểu của đường chi phí biến đổi trung bình, quyết định của
hãng trong ngắn hạn sẽ là:
A. Gia nhập thị trường.
B. Rời bỏ thị trường.
C. Tiếp tục sản xuất.
D. Đóng cửa sản xuất nhưng không rời bỏ.
Câu 16: Đường cung của một hãng cạnh tranh trong dài hạn trùng với:
A. Phần đi lên của đường chi phí cận biên, bên trên đường chi phí trung bình.
B. Phần đi lên của đường chi phí trung bình của nó.
C. Toàn bộ đường chi phí trung bình của nó.
D. Toàn bộ phần của đường tổng chi phí khi mà tổng chi phí tăng hoặc giữ nguyên khi sản
lượng tăng.
Câu 17: Doanh nghiệp trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo được đặc trưng bởi tất cả
trừ đặc điểm nào trong các đặc điểm sau?
A. Có thể quyết định giá sản phẩm của mình.
B. Sản xuất sao cho chi phí cận biên bằng giá.
C. Nó có thể bán bao nhiêu tuỳ ý ở mức giá đang thịnh hành.
D. Sản xuất một số dương khối lượng sản phẩm trong ngắn hạn nếu có thể bù đắp được các
chi phí biến đổi.
Câu 18: Nếu hãng ở trong hoàn cảnh cạnh tranh hoàn hảo hoạt động ở mức tổng doanh thu
không đủ để bù đắp tổng chi phí biến đổi thì tốt nhất là phải:
A. Lập kế hoạch đóng cửa sản xuất.
B. Tiếp tục hoạt động nếu ở mức sản lượng đó giá đủ để bù đắp chi phí trung bình.
C. Hãng tăng giá.
D. Hãng giảm giá.
Câu 19: Điểm đóng cửa sản xuất là điểm mà ở đó:
A. Giá bằng chi phí cận biên.
B. Chi phí cố định trung bình bằng chi phí cận biên.
C. Chi phí biến đổi trung bình tối thiểu bằng chi phí cận biên.
D. Tổng chi phí trung bình bằng chi phí cận biên.
3
Câu 20: Hãng nên tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất cho dù bị lỗ trong thị trường cạnh tranh
thuần tuý khi mà giá bù đắp được:
A. Chi phí biến đổi trung bình.
B. Chi phí trung bình.
C. Chi phí cận biên.
D. Chi phí cố định trung bình.
Câu 21: Điểm hòa vốn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là điểm mà ở đó:
A. Giá lớn hơn chi phí cận biên.
B. Chi phí cố định trung bình bằng chi phí cận biên.
C. Giá bằng chi phí trung bình cực tiều
D. Tổng chi phí biến đổi trung bình bằng chi phí cận biên.
Câu 22: Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, đường cầu trước một doanh nghiệp là:
A. Một đường thẳng đứng.
B. Một đường nằm ngang.
C. Một đường dốc xuống.
D. Không câu nào đúng.
Câu 23: Mức sản lượng một hãng sẽ cung ứng để tối đa hoá lợi nhuận khi:
A. Doanh thu cận biên bằng giá.
B. Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên.
C. Lợi nhuận kinh tế bằng không.
D. Lợi nhuận kế toán bằng không.
Câu 24:Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q2 + 7Q + 49. Câu
nào sau đây không đúng:
A. AFC = 49/Q.
B. TVC = Q2 + 7Q.
C. MC = 2Q + 7.
D. TFC = 7Q + 49
PHẦN 2
Câu 1: Điểm hòa vốn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là điểm mà ở đó:
A. Chi phí biên bằng doanh thu biên.
B. Chi phí cố định trung bình bằng chi phí cận biên.
C. Chi phí biến đổi trung bình bằng chi phí cận biên.
D. Chi phí trung bình tối thiểu bằng chi phí cận biên.
Câu 2: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí biến đổi TVC = 2Q2 +
10Q. Mức giá đóng cửa của hãng là:
A. P =10
B. P = 15
C. P = 9
4
D. P = 20
Câu 3: Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn tham gia vào
ngành khi:
A. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0.
B. Lợi nhuận kế toán lớn hơn 0.
C. Chi phí kế toán lớn hơn 0.
D. Lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn 0.
Câu 4: Mức sản lượng tối ưu của một quy mô sản xuất là:
A. Mức sản lượng tương ứng với chi phí biến đổi trung bình tối thiểu (AVCmin).
B. Mức sản lượng tương ứng với chi phí cố định trung bình tối thiểu (AFCmin).
C. Mức sản lượng tương ứng với chi phí trung bình tối thiểu (ACmin).
D. Mức sản lượng tương ứng với chi phí biên tế tối thiểu (MCmin).
Câu 5: Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 10 người mua giống nhau và có 20 người bán
giống nhau. Hàm cầu của mỗi người mua: P = -10q +40 và hàm cung của mỗi người bán: P
= 2q +24. Giá cả và sản lượng cân bằng là:
A. P = 14,5; Q = 25,45.
B. P = 30; Q = 60
C. P = 25; Q = 10
D. P = 40; Q = 160
Câu 6: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí TC = 2Q 2 + 10 Q + 18.
Nếu giá bán sản phẩm là 22 đvt/sp thì hãng hòa vốn, khi đó lợi nhuận của hãng là:
A. Pr = 0
B. Pr =-18
C. Pr = 81
D. Pr = -81
Câu 7: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q2 +2Q +169. Mức
giá hoàn vốn của doanh nghiệp là:
A. P = 28.
B. P = 27.
C. P = 29.
D. P = 30.
Câu 8: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q2 + 2Q +169. Nếu
giá thị trường là 20 đvt/sp thì doanh nghiệp:
A. Đóng cửa sản xuất
B. Tiếp tục sản xuất mặc dù bị lỗ.
C. Đóng cửa sản xuất.
D. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0.

5
Câu 9: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí trung bình (AC) = 50/Q + Q + 4 (USD).
Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm nếu giá thị trường là 30 USD/ đơn vị:
A. Q = 13.
B. Q = 12.
C. Q = 11.
D. Q =10.
Câu 10: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q2 + 7Q + 49. Lợi
nhuận tối đa của doanh nghiệp này là bao nhiêu nếu giá thị trường là 27 USD/sản phẩm:
A. Pr = 15.
B. Pr = 51.
C. Pr = 45.
D. Pr =54.
Câu 11: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng Chi phí TC = Q2 + Q +
121(USD). Nếu giá bán thị trường là 27 USD/sản phẩm thì sản lượng và lợi nhuận của doanh
nghiệp này là:
A. Q = 13, Pr = 48 USD
B. Q = 15, Pr = 44 USD
C. Q = 14; Pr = 47 USD
D. Q = 16; Pr = 39 USD
Câu 12: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q2 + Q +100. Sản lượng và
giá bán hòa vốn của hãng là:
A. Q = 10, P = 10
B. Q = 10, P = 21
C. Q = 21, P = 10
D. Q = 21, Q = 21
PHẦN 3
Câu 1: Thị trường SP X có 20 người mua hàng được chia làm 2 nhóm. Hàm cầu của 10 người
thứ nhất và 10 người thứ hai giống nhau được cho như sau:
P = -1/10.q1 + 1.200
P = -1/20.q2 + 1.300
Thị trường có 10 DN SX SP X điều kiện giống nhau, hàm SX được cho như sau: TC = 1/10.Q2
+ 200.Q + 200.000. Sản lượng của mỗi doanh nghiệp bán ra để tối đa hóa lợi nhuận là:
A. q = 111,42.
B. q = 120.
C. q = 200.
D. q =230 A. 4571,43
Câu 2: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi doanh nghiệp và ngành đều đạt cân bằng
dài hạn thì:
6
A. Lợi nhuận kinh tế của mỗi doanh nghiệp trong ngành bằng 0.
B. Lợi nhuận kế toán của mỗi doanh nghiệp trong ngành bằng 0.
C. Lợi nhuận kinh tế của mỗi doanh nghiệp trong ngành không đổi.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm chi phí biến đổi trung bình AVC = 2Q
+ 10. Nếu giá bán sản phẩm là 22 đvt/sp thì hãng hòa vốn, khi đó chi phí cố định của hãng là;
A. 18.
B. 16.
C. 15.
D. 17
Câu 4: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm chi phí biến đổi trung bình AVC = 2Q
+ 10. Nếu giá bán sản phẩm là 22 đvt/sp thì hãng hòa vốn, khi đó hàm tổng chi phí của hãng
là:
A. TC = Q2 + 10Q + 18.
B. TC = 2Q2 + Q + 18.
C. TC = 2Q2 + 10Q + 18.
D. TC = 2Q2 + 10Q + 8.
BÀI TẬP
Bài 2: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí
TC = 2Q2 + 4Q + 200.
(Q tính bằng sản phẩm, các chỉ tiêu khác tính bằng USD)
a. Viết phương trình biểu diễn các chi phí ngắn hạn: chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi
phí biến đổi trung bình, chi phí cố định trung bình, chi phí trung bình và chi phí biên của
hãng?
b. Nếu giá bán sản phẩm là 64USD, mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
là bao nhiêu?
c. Xác định điểm hoà vốn của doanh nghiệp? Khi đó doanh thu của doanh nghiệp là bao
nhiêu?
Bài 7: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí bình quân AC = 50/Q + Q +4
(USD).
a. Nếu giá thị trường là 30 USD/đơn vị, sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
là bao nhiêu? Tính lợi nhuận tối đa đó?
b. Tìm mức giá và sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp?
c. Tìm mức giá đóng cửa của doanh nghiệp.
Bài 8: Hàm tổng chi phí của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo ngành may mặc là:
TC = Q2 + Q +100

7
(Giá tính bằng USD/bộ quần áo; Q tính bằng triệu bộ quần áo, Tổng chi phí tính bằng USD)
a. Doanh nghiệp sản sẽ sản xuất bao nhiêu bộ quần áo để tối đa hóa lợi nhuận nếu giá thị
trường là 27 USD/bộ quần áo? Tính lợi nhuận tối đa đó.
b. Xác định mức giá và sản lượng hòa vốn?
c. Khi giá thị trường là 9 USD/ bộ quần áo, doanh nghiệp tiếp tục sản xuất hay đóng cửa?
Bài 14: Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm tổng chi phí TC = Q2 + 100Q +
1500 và hàm cầu thị trường của sản phẩm là P = -1/2Q + 1000 (đơn vị tính P là USD, Q là
ngàn sản phẩm).
a. Xác định giá bán và sản lượng để tại đó doanh nghiệp đạt mục tiêu mở rộng thị
trường mà không bị lỗ.
b. Giả sử chính phủ đánh thuế t = 10USD/sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ quyết định sản
xuất ở mức sản lượng và giá bán nào để tối đa hóa lợi nhuận.
c. Nếu doanh nghiệp đề ra mục tiêu đạt lợi nhuận định mức bằng 15% so với chi phí thì
lúc đó sản lượng và giá bán của doanh nghiệp là bao nhiêu?

You might also like