You are on page 1of 6

PHẦN 1: CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày những đặc điểm của cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tại sao nói mỗi hãng
cạnh tranh hoàn hảo là người chấp nhận giá?
2. Tại sao có trường hợp bị lỗ hãng cạnh tranh hoàn hảo vẫn tiếp tục sản xuất?
3. Hãy so sánh quyết định sản xuất của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn và dài hạn.
4. Hãy cho biết các nguyên nhân và đặc điểm của thị trường độc quyền bán.
5. Tại sao hãng độc quyền không có đường cung?
6. Hãy so sánh giữa hai cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền bán.
7. Tại sao nói sức mạnh thị trường của hãng độc quyền phụ thuộc vào mức độ phản ứng của
khách hàng đối với sự thay đổi giá.
8. Tại sao hãng cạnh tranh độc quyền luôn có lợi nhuận kinh tế bằng không và sản xuất với công
suất thừa trong dài hạn?
9. Cho biết những đặc điểm cơ bản của thị trường độc quyền tập đoàn. Tại sao trong thị trường
này giá cả có tính chất cứng nhắc.

PHẦN 2: CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Khi giá bán sản phẩm trên thị trường tụt xuống dưới mức chi phí trung bình tối thiểu thì một
hãng cạnh tranh hoàn hảo cần phải đóng cửa sản xuất ngay.
2. Nhà độc quyền bán luôn có đường cung dốc lên trong ngắn hạn và dài hạn.
3. Quảng cáo không cần thiết trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo.
4. Đường chi phí cận biên (MC) phần nằm trên AVCmin là đường cung ngắn hạn (S) của hãng
trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
5. Tại mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận, hãng độc quyền có chi phí cận biên thấp hơn giá cả
mà hãng sẽ bán.
6. Nếu chi phí cận biên là dương (MC > 0), một hãng độc quyền muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ
không bao giờ sản xuất ở phần ít co giãn của đường cầu.
7. So với cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền sản xuất nhiều hơn nhưng đặt giá cao hơn.
8. Nhà độc quyền bán tập đoàn đạt cân bằng khi doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên.
9. Nếu đường cầu gẫy thì có sự gián đoạn trong doanh thu cận biên ở mức sản lượng hiện thời.
10. Trong cạnh tranh độc quyền đường cầu mà hãng gặp là một đường dốc xuống và vì vậy
doanh thu cận biên nhỏ hơn giá.
11. Hãng cạnh tranh độc quyền thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0 trong dài hạn.
12. Thiệt hại của độc quyền mà xã hội phải chịu (mất không) được minh hoạ bởi sự khác nhau
giữa giá và chi phí cận biên.
13. Sản lượng tối ưu của một hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn đạt được khi ATC là tối
thiểu.
14. Đánh thuế cố định (thu một lần) không làm thay đổi sản lượng độc quyền bán trong ngắn
hạn.
PHẦN 3: CÂU HỎI LỰA CHỌN

1. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo muốn đạt lợi nhuận tối đa cần phải:
a. Cố gắng bán tất cả các sản phẩm đã sản xuất với mức giá cao nhất.
b. Cố gắng sản xuất ở mức sản lượng tại đó chi phí trung bình đạt giá trị cực tiểu.
c. Cố gắng sản xuất và bán ra ở mức sản lượng mà tại đó chi phí cận biên bằng giá cả.
d. Không câu nào đúng.
e. Tất cả đều đúng.
2. Mức sản lượng làm tối đa hoá tổng doanh thu của một hãng độc quyền là mức sản lượng có:
a. MR = MC
b. MR = 0
c. MR > 0
d. MR < 0
e. Tất cả các câu trên đều đúng.
3. Trong ngắn hạn, khi cầu giảm, đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo
a. Giá sẽ tăng, lợi nhuận sẽ giảm
b. Giá và lợi nhuận sẽ giảm
c. Giá sẽ giảm, lợi nhuận không đổi
d. Giá sẽ giảm, lợi nhuận sẽ tăng
e. Giá và lợi nhuận sẽ tăng.
4. Trong ngắn hạn, khi cầu tăng, đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo
a. Giá sẽ giảm, lợi nhuận sẽ tăng
b. Giá sẽ tăng, lợi nhuận sẽ giảm
c. Giá tăng sẽ, lợi nhuận không đổi
d. Giá sẽ giảm, lợi nhuận không đổi
e. Giá và lợi nhuận sẽ tăng
5. Đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo, đường cầu là
a. Đường nằm ngang
b. Đường doanh thu cận biên
c. Đường doanh thu bình quân
d. Tất cả các đường trên
e. Không câu nào đúng
6. Hãng độc quyền không đặt giá quá cao cho sản phẩm của mình vì
a. Hãng muốn bán nhiều sản phẩm nhất
b. Hãng muốn tăng phúc lợi xã hội
c. Hãng sẽ không thu được lợi nhuận tối đa
d. Hãng muốn chiếm thị phần
e. Không điều nào đúng
7. Khi doanh thu cận biên tại một mức sản lượng nào đó là số âm thì
a. Nhà độc quyền phải tăng sản lượng
b. Cầu tại mức sản lượng đó là không co giãn
c. Cầu tại mức sản lượng đó là co giãn
d. Nhà độc quyền phải đóng cửa sản xuất
e. Cầu tại mức sản lượng đó co giãn bằng 1
8. Nếu đường cung dốc lên và đường cầu dốc xuống trong ngắn hạn thì khi đánh thuế trên đơn vị
sản phẩm:
a. Người tiêu dùng chịu hoàn toàn mức tăng thuế
b. Người sản xuất chịu hoàn toàn mức tăng thuế
c. Cả người sản xuất và người tiêu dùng cùng chịu tuỳ thuộc vào mức độ co giãn của
cung và cầu hàng hoá.
d. Người sản xuất chịu một nửa và người tiêu dùng chịu một nửa.
e. Không kết luận được.
9. Hãng cạnh tranh độc quyền có
a. Sản phẩm đồng nhất.
b. Sản phẩm độc quyền.
c. Sản phẩm khác biệt.
d. Sản phẩm không có hàng hoá thay thế.
e. Tất cả đều đúng.
10. Đặc điểm nào dưói đây không phải của cạnh tranh độc quyền
a. Ngành gồm nhiều hãng.
b. Các hãng chọn sản lượng ở mức chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên .
c. Các hãng có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận .
d. Sản phẩm của các hãng trong ngành là giống hệt nhau.
e. Sản phẩm của hãng có hàng hoá thay thế.
11. Hãng cạnh tranh độc quyền trong dài hạn sẽ
a. Sản xuất và thu được lợi nhuận dương.
b. Ngừng sản xuất vì bị lỗ.
c. Sản xuất với công suất dư thừa.
d. Sản xuất sản lượng có ATCmin.
e. Tất cả đều sai.
12. Hãng độc quyền tập đoàn có
a. Cản trở xâm nhập bằng không.
b. Cản trở xâm nhập rất nhỏ.
c. Cản trở xâm nhập đáng kể.
d. Cản trở xâm nhập vô cùng lớn.
e. Tất cả đều đúng.
13. Theo lý thuyết đường cầu gẫy của độc quyền tập đoàn, tại mức sản lượng tương ứng với
điểm gẫy
a. Đường chi phí trung bình của hãng bị gián đoạn.
b. Đường chi phí cận biên bị gián đoạn.
c. Đường doanh thu trung bình bị gián đoạn.
d. Đường doanh thu cận biên bị gián đoạn.
e. Tất cả câu trên đều đúng.
PHẦN 4: BÀI TẬP TỰ ÔN

Bài số 1
Trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 60 người bán và 80 người mua. Mỗi người mua đều có
hàm cầu giống nhau: P = 164 - 20q. Mỗi người sản xuất cũng có hàm tổng chi phí như nhau là: TC =
3q.(q +8)
a. Thiết lập hàm cung và hàm cầu của thị trường.
b. Xác định mức giá cân bằng trên thị trường. Khi có hệ số co giãn của cầu là bao nhiêu?
c. Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất của thị trường ở mức giá cân bằng.
d. Minh hoạ bằng kết quả trên đồ thị.

Bài số 2
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi bình quân là: AVC = 2q+4 ($)
a. Viết phương trình biểu diễn hàm chi phí cận biên của hãng và xác định mức giá mà hãng phải
đóng cửa sản xuất.
b. Khi giá bán của sản phẩm là 24$ thì hãng bị lỗ vốn 150$. Tìm mức giá và sản lượng hoà vốn
của hãng?
c. Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận nếu giá bán trên thị trường là
84$. Tính lợi nhuận cực đại đó.
d. Minh hoạ các kết quả trên bằng đồ thị.
Bài số 3
Một hãng độc quyền bán có hàm cầu về sản phẩm của mình là: P = 1000 - Q ($).
Chi phí bình quân của hãng là không đổi và bằng 300$.
a. Chi phí cận biên của hãng là bao nhiêu?
b. Xác định sản lượng, giá, doanh thu và lợi nhuận của hãng khi theo đuổi mục tiêu tối đa hoá
doanh thu.
c. Xác định sản lượng, giá, doanh thu và lợi nhuận của hãng khi theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận.
d. Tình sức mạnh thị trường và phần mất không của xã hội do độc quyền gây ra.
e. Giả sử hãng phải chịu một mức thuế cố định T = 1500$ thì giá, sản lượng và lợi nhuận cực đại
của hãng sẽ thay đổi thế nào?
f. Nếu Chính phủ đánh thuế t = 100/sản phẩm bán ra thì sản lượng, giá bán và lợi nhuận của nó
sẽ là bao nhiêu?
g. Minh họa các kết quả trên đồ thị

You might also like