You are on page 1of 4

Câu 1.

Thị trường độc quyền phân bổ nguồn lực kém hiệu quả hơn thị trường cạnh tranh là do
 Có chi phí cao hơn thị trường cạnh tranh
 Không có động cơ sử dụng công nghệ mới
 Các hãng khống chế sản lượng nâng giá bán để tối đa hóa lợi nhuận
 Do có sự phân phối lại thu nhập giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng
Câu 2. Kinh tế học được xem là khoa học bởi vì ……..
 Kinh tế học giải thích được hầu hết các sự kiện kinh tế
 Kinh tế học có phương pháp luận khoa học để nghiên cứu các sự kiện kinh tế
 Kinh tế học dự đoán chính xác các sự kiện sắp xảy ra
 Có sự đồng tình của các nhà kinh tế về giải thích các sự kiện kinh tế
Câu 3. Một nhà quản lý doanh nghiệp độc quyền đang bán một lượng hàng hóa Q ra hai thị trường sao cho
doanh thu biên trên mỗi thị trường là bằng nhau. Bằng cách làm như vậy
 Lợi nhuận doanh nghiệp đạt được tối da
 Chi phí doanh nghiệp được tối thiểu
 Doanh thu doanh nghiệp sẽ đạt mức tối da
 Doanh thu và lợi nhuận đạt được tối đa
Câu 4. Tính chất nào sau đây của thị trường cạnh tranh độc quyền không được xem là nguồn gây ra kém
hiệu quả trong phân bổ nguồn lực trên thị trường cạnh tranh độc quyền
 Giá cao hơn chi phí biên
 Đa dạng hóa sản phẩm
 Năng lực thừa
 Quy mô nhỏ hơn quy mô tối ưu
Câu 5. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, phát biểu nào sau đây là thích hợp nhất ?
 Nguồn lực được tự do dịch chuyển giữa các ngành mà không tốn kém
 Mỗi một doanh nghiệp có một chính sách giá riêng
 Mỗi doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm khác nhau
 Mỗi một doanh nghiệp tham gia trên thị trường sẽ cạnh tranh thông qua quảng cáo
Câu 6. Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có thế lực độc quyền bởi vì:
 Chúng tự do gia nhập thị trường
 Sản phẩm của doanh nghiệp khác biệt
 Chúng tự do quảng cáo
 Chúng có quy mô lớn
Câu 7. Đường cung của doanh nghiệp độc quyền là:
 Phần dốc lên của đường chi phí biên
 Một phần đường chi phí biên nằm trên đường chi phí biến đổi trung bình
 Một phần đường chi phí biên nằm trên đường chi phí trung bình
 Doanh nghiệp đồng quyền không có đường cung
Câu 8. Cô Hồng mua một máy vi tính xách tay hiệu TOSHIBA cách đây 2 năm giá 12 triệu đồng nhưng chưa
sử dụng. Hiện nay giá của chiếc máy tính này trên thị trường cạnh tranh chỉ còn 6 triệu đồng, song trên thị
trường đồ cũ thì chỉ có giá 5 triệu đồng. Chi phí cơ h ội hiện thời của chiếc máy vi tính sẽ là
 5 triệu đồng
 12 triệu đồng
 18 triệu đồng
 6 triệu đồng
Câu 9. Nếu chi phí cố định (SFC) tăng, đường chi phí trung bình (SAC)….. và đường chi phí biên (SMC)…..
 Dịch chuyển lên trên, dịch chuyển lên trên
 Dịch chuyển lên trên, không dịch chuyển lên trên
 Không dịch chuyển, không dịch chuyển
 Không dịch chuyển, dịch chuyển lên trên
Câu 10. Hãng sản xuất giày thể thao có mức chi phí trung bình là 150 nghìn đồng mỗi đôi giày. Khi hãng sản
xuất 10 nghìn đôi giày mỗi tháng. Nếu chi phí cố định của hãng là 500 triệu đồng, chi phí biển đổi trung bình
sẽ là
 100 nghìn đồng
 150 nghìn đồng
 50 nghìn đồng
 1 tỷ đồng
Câu 11. Nếu giá thị trường trong ngành cạnh tranh hoàn hảo vượt quá chi phí biến đổi trung bình thấp nhất,
thì tổng doanh thu sẽ luôn vượt quá ……………..
 Tổng chi phí
 Chi phí cố định trung bình
 Tổng chi phí biến đổi
 Tổng chi phí cố định
Câu 12. Trong cân bằng dài hạn trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các hãng hoạt động
 Với quy mô hiệu quả của chúng
 Nhận được lợi nhuận kinh tế bằng 0
 Tại điểm thấp nhất của đường chi phí trung bình dài hạn
 Tất cả đều đúng
Câu 13. Một doanh nghiệp có hàm chi phí biến đổi trung bình AVC = 10 + 5Q và chi phí cố định là 200. Hàm
tổng chi phí của doanh nghiệp sẽ là 
 10Q + 10
 5Q² + 10Q
 5Q + 210
 5Q² + 10Q + 20
Câu 14. Trường hợp nào dưới đây chắc chắn dẫn tới việc tăng sản lượng cân bằng trên thị trường?
 Thu nhập của dân chúng tăng, chi phí sản xuất giảm, giá của sản phẩm thay thế giảm
 Thu nhập của dân chúng giảm, chi phí sản xuất tăng, giá của sản phẩm bổ sung tăng
 Thu nhập của dân chúng giảm, chi phí sản xuất tăng, giá của sản phẩm bổ sung giảm
 Thu nhập của dân chúng tăng, chi phí sản xuất giảm, giá của sản phẩm thay thế tăng
Câu 15. Có hai hàng hóa mà người tiêu dùng phải lựa chọn. Nếu giá cả của hai hàng hóa tăng lên gấp đôi,
đồng thời thu nhập cũng tăng gấp đôi. Điều này sẽ làm cho đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ:
 Dịch chuyển sang phải, song song với đường ngân sách cũ
 Dịch chuyển sang trái, nhưng không song song với đường ngân sách cũ
 Không dịch chuyển
 Dịch chuyển sang trái, song song với đường ngân sách cũ
Câu 16. Điểm phối hợp tối ưu (đạt TUmax) giữa hai sản phẩm X và Y là:
 Tiếp điểm của đường đẳng phí và đường đẳng ích (đường bàng quan)
 Tiếp điểm của đường ngân sách và đường đẳng ích (đường bàng quan)
 Tiếp điểm của đường đẳng phí và đường đẳng lượng
 Tiếp điểm của đường ngân sách và đường đẳng lượng
Câu 17. Nếu hàm tổng phí TC của doanh nghiệp không phụ thuộc vào sản lượng Q, khi ấy doanh nghiệp có:
 FC = TC
 MC = 0
 VC = 0
 Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 18. Nếu cầu về gạo hoàn toàn không co giãn thì việc cắt giảm trợ cấp cho người trồng lúa sẽ làm:
 Giá gạp sẽ tăng và số lượng gạo tiêu thụ sẽ giảm
 Giá gạo tăng
 Không ảnh hưởng gì đến giá gạo vì đó là trợ cấp cho người trồng lúa
 Số lượng gạo tiêu thụ sẽ giảm
Câu 19. Một người tiêu dùng sau khi cân nhắc đã quyết định mua một tivi LCD 32 inch giá 7 triệu đồng thay
vì mua tivi LCD 42 inch có giá 12 triệu đồng. Hành vi này có thể giải thích hợp lý là:
 Mua tivi 32 inch thì tăng dư tiêu dùng sẽ lớn hơn
 Người tiêu dùng thích cả hai. Tuy nhiên do giới hạn của thu nhập và giá cả nên buộc phải mua tivi 32 inch
 Người iêu dùng thích tivi 32 inch hơn
 Người tiêu dùng hành xử phi lý trí
Câu 20. Trong kinh tế học, ngắn hạn là khoản thời gian trong đó ………. và dài hạn là giai đoạn mà ……………
 Tất cả nguồn lực là biến đổi nhưng công nghệ và cố định; công nghệ thay đổi
 Vài nguồn lực là biến đổi; tất cả nguồn lực là thay đổi
 Tất cả nguồn lực là cố định; tất cả nguồn lực là thay đổi
 Vài nguồn lực là cố định; tất cả nguồn lực là thay đổi
Câu 21. Nếu chi phí biên MC là hằng số thì:
 Chí phí trung bình AC giảm dần rồi tăng dần khi sả lượng Q tăng
 Chí phí trung bình AC giảm dấn khi sản lượng Q tăng
 Chí phí trung bình AC tăng dần khi sản lượng Q tăng
 Chí phí trung bình AC là hằng số khi sản lượng Q tăng
Câu 22. Sự chênh lệch giữa giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một đơn vị hàng hóa và giá thực tế khi
mua một đơn vị hàng hóa được gọi là:
 Thặng dư của người tiêu dùng
 Độ co giãn của cầu
 Tổng giá trị nhận được khi tiêu dùng hàng hóa đó
 Thặng dư của nhà sản xuất
Câu 23. Qui luật năng suất biên giảm dần là cách giải thích tốt nhất cho hình dạng của đường:
 Chi phí trung bình dài hạn
 Chi phí biên ngắn hạn và dài hạn
 Chi phí trung bình ngắn hạn
 Tất cả các câu trên đều sai
Câu 24. Một nhà độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất số lượng tại đó:
 Doanh thu biên bằng chi phí biên
 Doanh thu biên bằng giá
 Chi phí biên bằng giá
 Chi phí biên bằng nhu cầu
Câu 25. Sự kém hiệu quả liên quan đến độc quyền là do:
 Không có động cơ đổi mới sản phẩm
 Lợi nhuận của độc quyền
 Các nhà độc quyền có thể định giá cao hơn chi phí biên
 Sản lượng thừa của hàng hóa
Câu 26. So với một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, một thị trường độc quyền thường sẽ tạo ra:
 Giá cao hơn và sản lượng thấp hơn
 Giá cao hơn và sản lượng cao hơn
 Giá thấp hơn và sản lượng thấp hơn
 Giá thấp hơn và sản lượng cao hơn
Câu 27. Đường cung của nhà cung cấp độc quyền:
 Không tồn tại
 Là phần đường chi phí biên trên đường chi phí biến đổi trung bình
 Là phần đường chi phí biên trên đường chi phí trung bình
 Là phần dốc lên của đường chi phí trung bình
Câu 28. Mục đích của luật chống độc quyền (còn gọi là cạnh tranh) là để:
 Tăng sự cạnh tranh trong một ngành công nghiệp bằng cách ngăn ngừa sự sáp nhập và phá vỡ các công ty
lớn
 Điều chỉnh giá được tính bởi độc quyền
 Tăng cường hoạt động sáp nhập để giúp tạo ra sự hiệp lực làm giảm chi phí
 Tạo ra quyền sở hữu công cộng đối với độc quyền tự nhiên
Câu 29. Câu nào sau đây về sự phân biệt về giá cả là không đúng?
 Sự phân biệt giá cả hoàn hảo tạo ra sự tổn thất vô ích
 Phân biệt giá cả có thể nâng cao phúc lợi kinh tế
 Phân biệt giá cả đòi hỏi người bán có thể tách người mua theo mức sẵn sàng trả tiền của họ
 Phân biệt giá cả làm tăng lợi nhuận của một nhà độc quyền
Câu 30. Các nhà quản lý phá vỡ độc quyền tự nhiên thành nhiều công ty nhỏ hơn thì chi phí sản xuất
 Sẽ tăng
 Sẽ giảm
 Sẽ vẫn như cũ
 Có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào độ co giãn của đường cung của nhà cung cấp độc quyền

You might also like